You are on page 1of 3

SINH LÝ HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

1/Đặc điểm của sợi cơ vân:

 Sợi cơ chậm I (sợi cơ đỏ)


+ Nhiều myoglobin, nhiều ti thể, nhiều mạch máu.
+ Nhiều chất dự trữ năng lượng (lipit)
+ Các men oxy hóa có hoạt tính cao
+ Myosin giúp sợi cơ chậm co chậm, kháng lại sự mệt mỏi.
=>> Cung cấp năng lượng bằng con đường oxy hóa, đặc trưng cho sức bền.
 Sợi cơ nhanh II (Sợi cơ trắng)
+ ít myoglobin, ít ty thể, ít mạch máu.
+ Chứa nhiều glycogen, các men ATP-aza có hoạt tính cao
+ Myosin giúp sợi cơ nhanh co nhanh, kháng lại sự mệt mỏi
+ Nhiều tơ cơ.
=>> Cung cấp năng lượng chủ yếu bằng con đường yếm khí ( glycogen yếm khí tạo ra acid lactid)
đặc trưng cho sức mạnh và sức nhanh.
2/ Nợ oxy sau vận động:
 Khi hoạt động căng thẳng , việc hấp thụ và sử dụng oxy thực tế chỉ bằng 1 phần lượng oxy nhu
cầu- hiệu số giữa nhu cầu oxy của vận động và trong thực tế được hấp thụ được gọi là nợ oxy.
 Trong điều kiện nợ oxy thì các phản ướng yếm khí tái tổng hợp ATP được tăng cường làm tăng
sự tích tụ sản phẩm acid lactid trong cơ thể. Sự đào thải acid lactid chủ yếu bằng 2 con đường:
+ 4/5 lượng acid lactid quay trở lại gan để tái tạo glycogen
+ 1/5 được oxy hóa đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
 Lượng nợ oxy tối đa ở người thường là 5-6 lít, họ có thể chịu đựng được lượng acid lactid tối đa
trong máu khoảng 1-1,5 g/lít. Ở những vđv có trình độ cao, lượng oxy bị nợ có thể đạt khoảng
15-20 lít và lượng acid lactid tối đa là 2-2,5 g/lít.
 Nếu vận động nặng và kéo dài thì phải 1 hoặc 1,5 giờ sau khi ngừng hoạt động mới tanh toán
xong nợ oxy. Đối với các vận động mà trong quá trình tiến hành được trạng thái ổn định thật thì
1 phần lượng oxy bị nợ được trả ngay trong lúc vận động nhờ sự tăng cường các phản ứng hiếu
khí, phần còn lại được trả khi ngừng vận động.
3/ Đặc điểm sinh lý của bài tập có chu kỳ:
 Bài tập có cường độ tối đa: + năng lượng cung cấp: ATP và CP
+ Phân loại bài tập: bài tập có t/chất yếm khí.
+ Nguyên nhân mệt mỏi: hệ thần kinh trung ương rất nhanh mệt
mỏi vì phải hưng phấn với tần số xung động cao và lượng dự trữ năng lượng trong cơ (ATP+CP)
bị phân hủ mạnh chỉ đủ để hoạt động 8-10s.
 Bài tập có cường độ gần tối đa: + năng lượng cung cấp: ATP+CP chiếm 80%, glucid yếm khí
15%, glucid hiếu khí 5%.
+ Phân loại bài tập: bt có tính chất hỗn hợp.
+ Nguyên nhân mệt mỏi: acid lactid tích lũy nhiều gây rối loạn
môi trường bên trong cơ thể và ức chế các trung tâm thần kinh.
 Bài tập có cường độ lớn: + năng lượng cung cấp: ATP+CP chiếm 5-10%, glucid yếm khí 15-20%,
glucid hiếu khí 75-80%.
+ Phân loại bt: bt có tính chất hỗn hợp
+ Nguyên nhân mệt mỏi: cạn nguồn năng lượng dự trữ trong cơ và
trong gan.
 Bài tập có cường độ trung bình: + năng lượng cung cấp: ATP+CP và glucid yếm khí gần 10%,
glucid hiếu khí hơn 90%
+ phân loại bt: bt có tính chất hiếu khí.
+ Nguyên nhân mệt mỏi: sự ức chế thần kinh, thân nhiệt tăng, cetonic
gây rối loạn thần kinh và tế bào cơ, cạn kiệt glycogen
4/ Kỹ năng động tác:
 Cơ sở sinh lý:
 Các giai đoạn hình thành kỹ năng động tác:
+ giai đoạn lan tỏa hưng phấn: là giai đoạn mà quá trình hưng phấn chiếm ưu thế, hưng phấn
dễ khuếch tán sang các vùng thần kinh khác lôi cuốn nhiều nhóm cơ thừa vào hoạt động và vì
chưa phân biệt được kích thích tốt hay xấu, mạnh hay yếu nên gây ra phản xạ không phù hợp,
tiêu hao nhiều năng lượng. Giai đoạn này thường dùng phương pháp phân chia.
+ Giai đoạn tập trung hưng phấn: giai đoạn này có sự tập trung hưng phấn vào những vùng nhất
định trên võ não làm hạn chế các động tác thừa đồng thời có sự tham gia của các dạng ức chế
phân biệt, ức chế trì hoãn nên các kỹ thuật động tác bắt đầu được hoàn thiện, tiêu hao ít năng
lượng.
+ Giai đoạn tự động hóa: ở giai đoạn này có sự ổn định hưng phấn do đó không làm xuất hiện
các động tác thừa. Lúc này các động tác đã được cũng cố vững chắc, thuần thục và trở nên tự
động hóa. VĐV không cần quan tâm đến các động tac riêng lẻ, mà chỉ tập trung vào việc thực
hiện chuến thuật và ết hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
5/ Tố chất mạnh:
- Sức mạnh là khả năng khắc phục 1 trọng tải hoặc chống đỡ 1 lực cản bên ngoài nhờ sự căng hoặc
co duỗi của cơ vân trong quá trình thực hiện 1 động tác.
- Có 2 dạng sức mạnh:
+ sức mạnh tốc độ: là khả năng sinh ra lực trong các động tác nhanh do sự co duỗi của cơ vân để
làm di chuyển 1 khối lượng với tốc độ nhanh nhất. VD: đẩy tạ, nhảy xa.
+ sức manh tĩnh: là khả năng sinh ra lực trong các động tacschaamj hoặc tĩnh do sự căng cơ để giữ
1 khối lượng ở 1 độ cao nào đó. VD: VẬT, CỬ TẠ.
- Ngoài ra, để đo sức mạnh của những người có trọng lượng khác nhau thì được chia làm 2 dạng
sức mạnh:
+ sức mạnh tuyệt đối: là sức mạnh lớn nhất đo được khi thực hiện 1 động tác cụ thể nào đó, được
đo bằng trọng tải cực đại mà cơ thể có thể khắc phục.
+ sức mạnh tương đối: là sức mạnh tuyệt đối của 1 kg trọng lượng cơ thể.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tố chất mạnh:
 các yếu tố trong cơ:
+ số lượng sợi cơ, tỷ lệ cao giữa các sợi cơ nhanh và cơ chậm trong mỗi cơ vân, yếu tố này chủ
yếu do di truyền. Tuy nhiên sự tập luyện sức mạnh thường xuyên có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ IIB
so với IIA.
+ Sự phì đại cơ do tăng độ dày của các sợi cơ cũng góp phần làm tăng sức mạnh tương đối của
cơ. Sự phì đại cơ do tăng số tơ cơ sẽ làm tăng sức mạnh tĩnh, còn phì đại cơ tương do tăng nhiều
glycogen, ATP, CP dự trữ thì sẽ tăng sức mạnh tốc độ. Các yếu tố này phụ thuộc vào tập luyện và
dinh dưỡng.
 Các yếu tố thần kinh:
+ sự tập trung thần kinh lúc đang vận động làm tăng số đơn vị vận động tham gia vào động tác.
Sự tập luyện thường xuyên với trọng tải lớn cho phép huy động số lượng lớn đơn vị vận động.
+ sự hưng phấn thần kinh làm cho các nơ ron vận động phát xung động với tần số cao.hệ thần
kinh giao cảm hưng phấn tiết ra nhiều adrenalin làm tăng lương glucoz trong máu, do đó làm
tăng năng lượng cơ góp phần làm tăng tố chất mạnh.
 Yếu tố kĩ thuật:
Thực hiện động tác đúng kĩ thuật để tạo ra điều kiện cơ học và chiều dài ban đầu tối ưu cho sự
co cơ cũng làm tăng tố chất mạnh.
6/ tố chất nhanh:
- Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất.
- Có 3 dạng sức nhanh: tốc độ phản ứng nhanh, tốc độ co cơ nhanh, tốc độ lặp lại động tác nhanh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tố chất nhanh:
+ tốc độ phản ứng: ( chạy ngắn, bơi ngắn,,.) cơ sở sinh lý là tính linh hoạt của hệ thần kinh và tốc
độ dẫn truyền xung động từ cơ quan tiếp nhận vào trung khu rồi tiếp đó dẫn ra đến các cơ vân.
Yếu tố này chủ yếu do di truyền.
+ tốc độ co cơ: chủ yếu là do khả năng dự trữ ATP, CP và glycogen, do sự tham gia hoạt động của
nhiều nhóm cơ. Ngoài ra, còn do tỷ lệ các sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm nhất là sợi IIA có khả năng
tốc độ cao hơn.
+ tốc độ lặp lại động tác nhanh: (chạy,bơi, đua xe đạp,,,) cơ sở sinh lý là có sự thay đổi nhanh
giữa hưng phấn và ức chế, nghĩa là các nơ ron vận động phát xung động với tần số cao và các đơn
vị và thả lỏng nhanh, nhờ đó sự lặp đi lặp lại của động tác trở thành tự động hóa.

You might also like