You are on page 1of 2

Steve Jobs là một nhà lãnh đạo khác thường.

Phong cách quản lý của ông không xuất


phát từ bất kỳ sách vở đại học nào hay ông cũng không được biết đến bởi phương pháp
xây dựng nghệ thuật lãnh đạo hay tìm kiếm sự đồng thuận cụ thể nào.

Ông là một người có khả năng giữ nhân tài xuất sắc nhưng được biết đến là người thường
đưa ra những chỉ trích nặng nề.

Nhưng chính những điều lạ lùng này kết hợp cùng tài năng của ông thể hiện rõ tầm nhìn
của Steve Jobs với nhân viên, nhà đầu tư cũng như khách hàng của Apple. Để hiểu rõ hơn
phong cách làm quản lý của Steve Jobs cần lật lại hành trình biến Apple thành ông vua
làng công nghệ thế giới của ông.

Từng là một sinh viên nhưng rồi bỏ học đại học để làm việc tại Atari và du lịch tới Ấn Độ
trước khi nhìn thấy cơ hội kinh doanh với thị trường máy tính. Năm 1976 Steve Jobs lập
ra Apple cùng bạn thân thời trung học là Steve Wozniak.

Họ bắt đầu công ty có vốn đầu tư 1.300 USD và đưa Apple vào trong danh sách Fortune
500 của năm 1983. Năm đó tuyển dụng cựu giám đốc điều hành Pepsi John Sculley đảm
nhiệm vị trí điều hành và bị tước bỏ tất cả các quyền lực vào năm 1985 bằng việc sa thải.
Theo tác giả Steven Levy, điều này là do máy tính Macintosh không bán chạy như mong
đợi cũng như phong cách quản lý khó chịu của Jobs.

Bài học đắt giá


Trong thời gian ông rời khỏi Apple, Jobs bị cuốn vào những thách thức mới. Ông mua
Pixar, biến nó từ một nhà hoạt hình nhỏ bé thành kẻ đứng đầu ngành với những bộ phim
ăn khách như Toy Story. Ông cũng lập ra công ty máy tính NeXT mà sau này được mua
lại bởi Apple.

Biên tập viên của tạp chí Mac The Magazine Matthew Powell nói rằng cú sốc năm 1985
đã dạy Jobs bài học về kỷ luật và kiên nhẫn.

"Tại NeXT và Pixar ông là người chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho bất kỳ ai dù là
thành công hay thất bại đều là những quyết định của Steve Jobs”, Powell nói.

"Tôi nghĩ rằng đó là một phần quan trọng trong nghệ thuật quản lý của Steve Jobs. Tại
Apple, ông liên tục đối đầu lại với các đối tác hoặc cấp trên để có được những gì mình
muốn, thường đổ lỗi cho người khác khi mọi việc không diễn ra như ý và đôi khi dành
lấy vinh quang mà đúng ra thuộc về những người khác ".

Tiến sĩ Croker đến từ đại học Melbourne tin rằng việc ra đi năm 1985 cũng là cú hích đẩy
ông tới thành công khi quay lại Apple lần thứ hai.

"Bất cứ ai đã bị đuổi ra khỏi nơi mình tự tin đều có thái độ rằng tôi sẽ cho họ thấy", ông
nói. "Họ sẽ rất tập trung. Đó là một động lực vô cùng mạnh mẽ cho sự thành công trong
những năm sau đó."

Kiểm soát từ nhỏ đến lớn


Jobs dùng khả năng kiểm soát của mình trên mọi khía cạnh của doanh nghiệp để
tìm kiếm sự hoàn hảo. The New York Times từng viết rằng trong suốt một năm, ông đã
ném 2 nguyên mẫu của iPhone vào sọt rác trước khi chấp nhận thiết kế thứ ba. Toy Story
mất tới 4 năm để thực hiện nhưng vẫn được Jobs hỗ trợ mặc dù công ty đang gặp khó
khăn về tài chính.

Một cuộc điều tra về văn hóa làm việc của Apple do tạp chí Fortune công bố thấy rằng
kiểm soát của Jobs thậm chí mở rộng tới cả thiết kế của xe buýt công ty và các món ăn
phục vụ tại căng tin.

Trong cuộc phỏng vấn với những cựu nhân viên Apple Fortune thấy rằng Jobs
khuyến khích một văn hoá trách nhiệm nghiêm ngặt ở tất cả các cấp của tổ
chức bằng cách gặp gỡ mỗi thứ 2 hàng tuần với các giám đốc điều hành để thiết lập một
giai điệu chung cho cả tuần. Vận hành bởi lịch trình nghiêm ngặt, những cuộc họp này
tổng hợp đánh giá lại mọi sản phẩm đơn lẻ đang được phát triển.

"Chúng tôi không có nhiều quy trình tại Apple, nhưng đó là cách chúng tôi thực hiện điều
chúng tôi làm tất cả đều ở cùng một trang”, Jobs từng trả lời phỏng vấn Fortune.

Những nhân viên được tuyển dụng vào công ty cũng như các chuyên gia được đưa vào
nhiệm vụ cụ thể để phát huy thế mạnh và khả năng của họ. "Mọi người tham gia và ở lại
vì họ tin vào sứ mệnh của công ty, ngay cả khi họ không phải là cá nhân hạnh phúc”, một
chuyên gia săn đầu người chia sẻ với Fortune.

You might also like