You are on page 1of 111

Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy

Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

CHƯƠNG 1: BƠM CÁNH DẪN

1.1. Khái niệm và phân loại


1.1.1. Bơm

1.1.1.1. Khái niệm


Bơm là má y thủ y lực bien đoi cơ nă ng củ a độ ng cơ thà nh nă ng lượng
vậ n chuyen chat lỏ ng hoặ c tạ o nê n á p suat can thiet trong hệ thong thủ y lực.
Vı́ dụ :
- Vậ n chuyen chat lỏ ng: bơm nước la‐canh, balá t …
- Tạ o nê n á p suat : bơm dau nhờn, bơm thủ y lực trong má y tời …

1.1.1.2. Phân loại


A. Phân loại theo công dụng
- Cho hệ thong tà u thủ y:
+ Bơm balá t: câ n bang on định tà u ...
+ Bơm la‐canh: hú t khô buong má y, ham hà ng
- Dự phò ng, ứng cứu:
+ Bơm cứu hỏ a
+ Bơm cứu đam.
- Phụ c vụ hệ thong lực tà u:
+ Bơm là m má t
+ Bơm dau bô i trơn.
- Phụ c vụ sinh hoạ t, vệ sinh: bơm nước ngọ t …
- Phụ c vụ cho tà u chở hà ng lỏ ng: bơm là m hà ng …
- Phụ c vụ cho tà u chuyê n dù ng: bơm ximăng, bê tông.
B. Phân loại theo nguyên lý trao đổi năng lượng
- Bơm cá nh dan
- Bơm the tı́ch
- Bơm đặ c biệ t khá c.
C. Phân loại theo cột áp lưu lượng
- Cao – trung bı̀nh – thap.
D. Phân loại theo tốc độ
- Cao – trung bı̀nh – thap.
E. Phân loại theo công chất sử dụng
- Nước – dau …
F. Phân loại theo năng lượng sử dụng
- Diesel ‐ Hơi nước ‐ Điệ n.

1
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

1.1.2. Bơm cánh dẫn

1.1.2.1. Khái niệm


Bơm cánh dẫn là các bơm mà cơ năng của động cơ lai sẽ được truyền
cho chất lỏng qua các cánh dẫn trên bánh công tác. Bơm cánh dẫn bao gồm 3
loại cơ bản nhất là bơm li tâm, bơm hướng trục và bơm xoáy.

1.1.2.2. Phân loại


- Bơm ly tâm.
- Bơm hướng trục.
- Bơm xoáy.

1.2. Các thông số cơ bản


1.2.1. Lưu lượng: Lưu lượng là lượng chất lỏng chảy qua máy thuỷ lực trong
một đơn vị thời gian. Lưu lượng có thể được đo theo thể tích, trọng lượng
hoặc khối lượng. Ký hiệu tương ứng là Q, G và M. Ðơn vị chuẩn tương
ứng là m3/s, kg/s và ….

1.2.2. Cột áp: Cột áp của bơm là độ chênh năng lượng đơn vị (là năng lượng
tính cho một đơn vị trọng lượng chất lỏng) của chất lỏng khi chảy qua
bơm, được tính giữa cửa ra và cửa vào của bơm.
p2  p1 v22  v12
HB    h2  h1
 2g
Trong đó:
 p1, p2 là giá trị áp suất đo được tại cửa hút và cửa đẩy của bơm
 h1, h2 là độ cao hình học của hai vị trí đo áp suất p1 và p2
 v1, v2 là giá trị tốc độ dòng tại cửa hút và cửa đẩy

1.2.3. Công suất và hiệu suất của bơm


 Công suất thuỷ lực của bơm là phần công suất thực tế bơm truyền
được cho chất lỏng được chuyển qua bơm, xác định bởi:
N tl   .Q.H p  . H  p.Q  G.H

Khi biết được Q và H hoặc tổng áp suất mà bơm tạo ra được, ta xác định
được công suất thuỷ lực.
 
Ví dụ: Một bơm nước có áp suất định mức p  3 kG / cm 2 , 30 m cột
nước, lưu lượng là 60 m3/h. Vậy công suất thủy lực bằng:

2
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

60
N tl    Q  H  1000(kG / m3 )  (m3 / s )  30(m)
3600
 500(kG.m / s )  9,81 500( N .m / s )  4905W  4,905 KW
Vậy, công thức tổng quát tính công suất theo KW là:
9,81
N tl    (kG / m3 )  Q(m3 / h)  H (m) 
1000  3600 (10)
=2, 725  10   (kG / m )  Q(m / h)  H (m) (KW )
6 3 3

 Công suất trên trục vào của bơm lớn hơn công suất thuỷ lực một
lượng bằng tổng các tổn thất trong bơm và trong quá trình truyền động
từ đầu trục vào bơm đến bánh cánh bơm
N tl
N tr 
b
Thông thường ηb = 0,650,85 và được chia thành 3 dạng sau:
 Hiệu suất lưu lượng ηq=0,85‐0,95;
 Hiệu suất cột áp ηh=0,8‐0,85;
 Hiệu suất cơ giới ηm=0,85‐0,9;
Vậy:  b = q . h . m

 Công suất động cơ điện lai tính theo
N dc = N tr /dc =3.U.I.cos( ) (11)
Trong đó hiệu suất động cơ điện ηđc=0,80,9.

3
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

1.3. Các loại bơm cánh dẫn


1.3.1. Bơm ly tâm

1.3.1.1. Nguyên lý hoạt động

3 4


Hình 1.1: Cấu tạo bơm li tâm
1. Bánh công tác 2. Trục bơm
3. Bộ phận dẫn hướng vào
4. Bộ phận dẫn hướng ra (buồng xoắn ốc)
5. Ống hút 6. Ống đẩy
Trước khi bơm làm việc, cần phải làm cho thân bơm (trong đó có cánh
công tác) và ống hút được điền đầy chất lỏng – thường được gọi là mồi bơm.
Khi bơm làm việc, bánh công tác quay, các phần tử chất lỏng ở trong
bánh công tác dưới ảnh hưởng của lực li tâm sẽ bị dồn từ trong ra ngoài,
chuyển động theo máng dẫn và đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn, đó là quá
trình đẩy. Đồng thời, ở lối vào của bánh công tác có một vùng chân không và
do áp suất trong bể chứa lúc này lớn hơn áp suất ở lối vào của bơm, chất
lỏng ở bể hút liên tục được hút vào trong bơm qua ống hút, đó chính là quá
trình hút của bơm. Quá trình hút và đẩy của bơm là quá trình liên tục, tạo
nên dòng chảy liên tục qua bơm.
Bộ phận dẫn hướng ra thường có dạng xoắn ốc nên còn được gọi là
buồng xoắn ốc, có tác dụng điều hòa chất lỏng từ bánh công tác đi ra ống đẩy
và biến một phần động năng của dòng chảy thành áp năng.

4
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

1.3.1.2. Kết cấu thực của bơm ly tâm


Các bộ phận chính của bơm li tâm bao gồm:
A. Vỏ bơm
- Vỏ bơm thường được đúc bằng đồng, gang hoặc hợp kim… tùy theo
điều kiện làm việc của bơm. Vỏ có thể được đúc thành nhiều phần
rồi sau đó ghép lại với nhau nhờ các bulông liên kết, vỏ có thể được
ghép ngang hay ghép dọc tùy theo vị trí đặt bơm.
- Thân vỏ bơm cũng là nơi lắp đặt các ổ đỡ trục, bộ làm kín trục, định
hướng bánh cánh và nhiều chi tiết khác. Khi tháo lắp, sửa chữa
hoặc bào dưỡng nên chú ý các chốt định vị, dộ dày gioăng và thứ tự
lắp ghép vì những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng
làm việc của bơm.
B. Bánh cánh bơm
- Bánh công tác của bơm li tâm hình tròn gồm nhiều cánh cong hay
thẳng gắn trên mâm tròn xoay.

a b c

Hình 1.2: Các dạng cánh bơm li tâm
a‐ Bánh cánh 2 phía kín b‐ Bánh cánh 1 phía kín
c‐ Bánh cánh 2 phía hở
- Cánh bơm có thể là kiểu một miệng hút hoặc 2 miệng hút, tức là
chất lỏng có thể được hút vào từ một phía hoặc 2 phía của cánh
bơm. Cánh bơm có thể là kiểu hở một phía, hở hai phía hoặc kín cả
2 phía (Hình 1.2). Ngoài ra tùy thuộc vào tốc độ công tác mà ưu tiên
chức năng chính của bơm là cần lưu lượng hay cột áp mà kết cấu
cánh bơm có dạng cong ít hay cong nhiều: cánh cong nhiều và dài
thì bơm chủ yếu để tạo ra cột áp, cánh cong ít và ngắn đồng thời bề
rộng của bánh cánh lớn thì bơm chủ yếu tạo ra sản lượng cao
(Hình1.3).Cánh bơm có thể được đúc bằng nhiều loại vật liệu như
gang, thép cacbon và thép hợp kim, các hợp kim của kim loại màu,
gốm, và nhựa. Tùy theo mục đích sử dụng, tốc độ quay của bơm và
kích thước bơm và loại công chất được bơm người ta sẽ chọn vật
liệu thích hợp để đúc cánh bơm. Cánh của các bơm cỡ nhỏ thường
được chế tạo để làm việc với một loại công chất không gây kích ứng
5
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

ở nhiệt độ thấp và công chất không lẫn tạp chất. Với các bơm cấp
nước cho nồi hơi cao áp thì yêu cầu bơm tương đối lớn và vận tốc
quay của cánh bơm rất cao nên cánh bơm phải được đúc bằng hợp
kim của thép với crome và niken. Nếu bơm được dùng để bơm các
chất lỏng có lẫn tạp chất, bùn, đất thì cánh bơm thường được đúc
bằng thép trắng. Ngoài ra, các bơm dùng trong các ngành công
nghiệp hóa học thì đều có cánh được làm từ các hợp kim đặc biệt,
nhựa và gốm. Bề mặt làm việc của cánh bơm phải càng nhẵn càng
tốt để giảm bớt các tổn thất bên trong bơm khi bơm làm việc.


Hình 1.3: Các dạng cong của cánh bơm li tâm
C. Trục bơm


Hình 1.4: Hình cắt dọc rotor của bơm 3 cấp
- Trục bơm là chi tiết rất quan trọng, nó quay với tốc độ cao và phải
chịu lực đẩy ngang rất lớn. Thường thì trục sẽ được đúc bằng hợp
kim hoặc thép cacbon cứng.Trục có thể được đỡ bằng các bạc đạn
6
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

hoặc bạc thau. Ở các bơm li tâm nhiều cấp, trục thường phải chịu
sự rung lắc rất lớn nhất là khi làm việc gần với vùng vòng quay
công hưởng do vậy khi thiết kế người ta sẽ thiết kế sao cho bơm
phải làm việc với giá trị vòng quay chênh lệch so vùng vòng quay
cộng hưởng ít nhất là 30%
- Cánh sẽ được gắn lên trục tạo thành rotor của bơm, với các bơm
nhỏ thì rotor cần được cân bằng tĩnh còn với các bơm lớn thì rotor
cần được cân bằng cả tĩnh và động. (Hình 1.4)
D. Thiết bị làm kín


Hình 1.5: Vị trí và một số dạng làm kín trong bơm li tâm
1‐ Vỏ bơm 2‐ Vòng làm kín 3‐ Cánh bơm
- Trong bơm li tâm, thiết bị làm kín có nhiệm vụ cách biệt các
khoang công tác với nhau không cho chất lỏng rò rỉ từ khoang cao
áp sang khoang thấp áp. Đồng thời có nhiệm vụ cách biệt phía
trong bơm với môi trường, không cho chất lỏng rò lọt ra ngoài và
không khí lọt vào trong bơm.
- Trên hình 3.5 liệt kê những vị trí lắp ráp các bộ làm kín, chúng có
tác dụng ngăn không cho chất lỏng qua lại nhưng thực tế vẫn luôn
có chất lỏng chảy qua các vị trí này và do vậy làm tổn thất lưu
lượng của bơm. Các chi tiết làm kín bên trong thưởng có mặt cắt là
7
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

hình chữ nhật được lắp cố định vào vỏ bơm và được chế tạo từ kim
loại mềm.
- Trên hình 3.6 thể hiện vị trí lắp thiết bị làm kín trục có nhiệm vụ
ngăn cách khoang công tác của bơm với môi trường bên ngoài. Với
các bơm có áp suất làm việc thấp và kích thước nhỏ, người ta dùng
trết tẩm mỡ để làm vật liệu làm kín (Hình 3.6 a). Còn với các bơm
có áp suất làm việc lớn và kích thước lớn người ta dùng bộ làm kín
kiểm cơ khí hay còn gọi là bạc chà (Hình 1.6b), bộ làm kín kiểu này
chế tạo tương đối phức tạp, tuy nhiên nó cho hiệu quả làm kín cao.
3 4

3 4
5
9
8

7 6 1 2 10

a b

Hình 1.6: Các kiểu thiết bị làm kín trục


a‐ Bộ làm kín trục b‐ Bộ làm kín trục
kiểu Trết kiểu cơ khí
1‐ Trục bơm 2‐ Ống bao trục 3‐ Nắp chặn
4‐ Thân vỏ bơm 5‐ Ống dẫn nước 6‐ Vành lót
7‐ Trết 8‐ Lò xo 9‐ Vành trượt (trà)
10‐ Vành cố định


E. Một số ví dụ về bơm ly tâm

8
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

Hình 1.7: Bơm li tâm 1 miệng hút làm kín trục bằng trết

9
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

Hình 1.8: Hình cắt một bơm li tâm một miệng hút

10
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

Hình 1.9: Bơm li tâm 2 miệng hút (Hình )


11
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

Hình 1.10: Hình cắt bơm li tâm 2 miệng hút

12
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

Hình 1.11: Ví dụ về bơm li tâm nhiều cấp (chỉ vẽ cho 2 cấp)


13
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

1.3.1.3. Lực dọc trục trong bơm ly tâm


Trong quá trình hoạt động của bơm li tâm xuất hiện lực dọc trục tới
vài tấn do chênh lệch áp suất trong khoang công tác của bơm gây ra. Lực này
có xu thế tác động từ phía sau về phía trước dọc theo trục bơm. Không phải
bơm nào cũng có giá trị lực dọc trục lớn, song nếu lực dọc trục không được
khử sẽ gây ra hỏng các ổ đỡ, mòn vỏ, mòn các chi tiết động của bơm. Trên
hình 1.12 là sơ đồ xác định lực dọc trục trong bơm li tâm.

p2 p2 p2

Trước Sau

r2
Q p1 p1 F

r1
a b
Hình 1.12: Sơ đồ xác định lực dọc trục trong bơm li tâm
Khi bơm hoạt động, áp suất tác động vào bánh cánh của bơm tỷ lệ với
bình phương bán kính quay. Song phía trước cánh chỉ bị tác động từ khoảng
ứng với bán kính r1 tới r2, còn phần bên trong bán kính r1 chỉ chịu tác động
bởi áp suất động của dòng hút gây ra. Như vậy trong khoảng từ bán kính r1
đến r2 thì áp lực trước và sau cánh sẽ triệt tiêu nhau, còn phần nằm trong
bán kính r1 thì áp lực phía trước cánh nhỏ hơn rất nhiều so với áp lực phía
sau cánh, sự chênh lệch này làm xuất hiện lực dọc trục tác động từ phía sau
về phía trước, gí trị này càng lón càng không có lợi cho bơm.
Để làm giảm tác động của lực dọc trục, người ta dùng nhiều cách khác
nhau. Trên hình 1.13 là một số cách làm.
 Khoan lỗ trên bánh cánh thông từ trước ra sau trong khoảng bán kính
r1, các lỗ này sẽ thông với khoang hút. Như vậy mặc dù lực dọc trục
được khử nhưng lại xuất hiện tổn thất đáng kể về lưu lượng bơm.
 Sử dụng piston giả (hay còn gọi là đĩa chống lực dọc trục). Piston được
gắn nối tiếp phía sau bánh cánh và cũng được cố định với trục quay.
Phần áp suất phía sau bánh cánh sẽ tác động lên piston và bánh cánh
với áp lực bằng nhau nhưng theo chiều ngược nhau nên lực dọc trục
được khử.
 Chế tạo bánh cánh có hai cửa hút đối xứng nhau. Như vậy áp lực ở hai
phía của bánh cánh sẽ có giá trị như nhau song ngược chiều nhau nên
khử được lực dọc trục.

14
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

 Trong các trường hợp vẫn tồn tại lực dọc trục trong bơm li tâm mà
không được thiết kế các chi tiết để khử lực dọc trục thì ta phải chọn chế
độ khai thác thích hợp hoặc lắp ráp các ổ đỡ chặn nhằm củng cố trình
trạng công tác của bơm.
3
2

1 1
a b
Hình 1.13: Các phương pháp khử lực dọc trục
a‐ Khoan lỗ trên bánh cánh b‐ Dùng piston giả
1‐ Trục bơm 2‐ Bánh cánh 3‐ Vỏ bơm 4‐ Piston giả 5‐ Lỗ khoan

1.3.1.4. Một số chú ý trong quá trình khai thác bơm ly tâm
1. Chọn bơm đúng yêu cầu kỹ thuật dựa vào đường đặc tính của hệ thống
và đường đặc tính của bơm, trong đó đặc biệt chú ý đường đặc tính cơ
bản (H–Q ).
2. Nên lắp đặt đầy đủ các thiết bị và đồng hồ đo áp suất, đo chân không,
đo điện. Có thể lắp thêm van một chiều trên đường hút và đường đẩy
để dễ dàng mồi bơm và khởi động bơm.
3. Trước khi cho bơm làm việc ta phải mồi bơm
4. Trước khi khởi động bơm cần phải kiểm tra dầu mỡ trong các ổ đỡ của
bơm và động cơ, các mối ghép trục…
5. Khi khởi động bơm, ta để cho động cơ quay ổn định rồi mới từ từ mở
van đẩy
6. Trong khi bơm làm việc cần theo dõi đồng hồ đo, chú ý nghe xem có
tiếng động gì lạ không để kịp thời phát hiện những hiện tượng bất
thường để khắc phục kịp thời

1.3.1.5. Các trục trặc thường xảy ra đối với bơm li tâm
STT Hiện tượng Nguyên nhân
1‐ Bơm không được mồi triệt để
Sau khi khởi động bơm không 2‐ Bơm hút lẫn không khí
1
cấp được chất lỏng 3‐ Độ cao đặt bơm quá lớn
4‐ Van đẩy vẫn đóng
15
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

5‐ Bơm quay không đúng chiều


6‐ Tốc độ quay quá thấp
7‐ Cánh bơm bị tắc hoặc bầu lọc quá bẩn
1‐ Có lẫn không khí trong bơm
Bơm hoạt động với lưu lượng
2 2‐ Ống hút quá bẩn
không đủ
3‐ Phin lọc bẩn hoặc cánh bơm bị tắc
1‐ Tốc độ bơm quá lớn
Bơm tiêu thụ công suất lớn hơn 2‐ Ma sát cơ khí giữa các chi tiết trong
3
định mức bơm
3‐ Bơm lắp đặt không chính xác
1‐ Trục được lắp đặt không tốt
2‐ Bôi trơn kém
4 Ổ đỡ, vòng bi của bơm quá nóng
3‐ Bạc hoặc ổ bi quá chặt
4‐ Làm mát ổ đỡ không tốt
1‐ Bơm lắp đặt sai qui cách
2‐ Mất cân bằng động của bánh cánh
5 Bơm làm việc quá rung 3‐ Cánh bị tắc bẩn
4‐ Bánh cánh quá mòn
5‐ Trục bơm bị cong vênh
1‐ Bơm lẫn không khí
Bơm làm việc có tiếng ồn không
6 2‐ Bơm làm việc trong vùng xâm thực
bình thường
3‐ Bơm lắp đặt sai qui cách

1.3.1.6. Ưu điểm của bơm li tâm


Bơm li tâm là loại bơm cánh dẫn được dùng phổ biến nhất vì nó có
nhiều ưu điểm:
 Bơm được nhiều loại chất lỏng
 Phạm vi sử dụng rộng rãi và năng suất cao: cột áp từ 10 đến hàng ngàn
mét, lưu lượng từ 270.000 m3/h
 Kết cấu nhỏ gọn, chắc chắn, làm việc tin cậy
 Hiệu suất của bơm tương đối cao  = 0,65  0,90
Giá thành tương đối rẻ

1.3.2. Bơm hướng trục


Bơm hướng trục có lưu lượng lớn, cột áp thấp, tính tự hút kém, khi bơm
làm việc nhất thiết phải mồi nên người ta thường đặt bơm thấp hơn so với
mực chất lỏng hút của bơm. Kết cấu bơm đơn giản nhưng thể tích chiếm chỗ
lớn hơn nhiều so với bơm li tâm
16
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

1.3.2.1. Đặc điểm kết cấu

Hình 1.26: Bơm hướng trục


1‐ Vỏ bơm
6‐ Ổ làm kín trục
2‐ Chân bệ bơm
7‐ Vỏ ổ đỡ
3‐ Củ cánh bơm
8‐ Ổ đỡ
4‐ Vành cánh
9‐ Thanh giằng
hướng
10‐ Ống bao
5‐ Ống bao trục
Trên hình 1.26 là hình vẽ kết cấu 1 bơm hướng trục điển hình. Chân
bơm số 2 sẽ được đỡ bằng các thanh giằng 9, trên chân bơm người ta lắp vỏ
bơm 1, trong vỏ bơm có các cánh dẫn hướng số 4. Trên đầu trục có phần
nón cụt được dùng để ép của cánh số 3 vào. Để giữ cố định không cho cánh
xoay tương đối với trục, củ cánh 3 và đầu côn trên trục được ghép với nhau
bằng mối ghép then và sau đó được hãm chặt lại nhờ vào đai ốc hãm.
Vòng cánh hướng sẽ được gắn lên vỏ bơm nhờ các bulông hãm. Ổ đỡ
đầu dưới trục được lắp bên trong ống bao 10 và các cánh hướng sẽ là giá đỡ
vững chắc cho toàn bộ cụm ổ đỡ này.
Như vậy, rotor của bơm bao gồm các bộ phận: trục bơm, ống bao 5,
cánh bơm, khớp nối trục và ổ đỡ chặn. Toàn bộ rotor được “treo” nhờ vào ổ
đỡ chặn đặt bên trong vỏ 7, nhờ vậy mà toàn bộ tãi 3 trọng dọc trục được

17
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

truyền tới vỏ bơm. Bên trong vỏ số 7 cũng có một ổ đỡ cho trục bơm và toàn
bộ phần ổ đỡ này được đặt bên trên ổ làm kín trục bơm 6. Phần ổ đỡ phía
trên được bôi trơn bằng mỡ còn ỗ đỡ phía dưới được bôi trơn bằng nước.
Hầu hết các bộ phận trong bơm đều được đúc bằng thép, chúng có thể
được đúc rời thành từng phần sau đó được ghép lại với nhau bằng bulông
hoặc bằng cách hàn cứng lại.
Trong một số loại bơm đặc biệt có nhu cầu diều chỉnh sản lượng, người
ta có thể dùng một cơ cấu lắp bên trong lòng trục bơm và nó được gắn chặt
vào một guốc trượt để làm thay đổi góc nghiêng của cánh bơm, nhờ vậy mà
ta có thể điều chỉnh được sản lượng của bơm.

1.3.2.2. Nguyên lý hoạt động

D2=D1

cm cm
2 2 Mép ra

c w
1 1 u
cm cm

D1 Mép vào

Hình 1.27: Chất lỏng chuyển động qua bơm hướng trục
Khác với bơm li tâm, chất lỏng chuyển động qua bơm hướng trục
không thẳng góc với trục mà chuyển động trong các mặt trụ đồng tâm với
trục bơm, nghĩa là vận tốc vòng ở lối ra và lối vào của bánh công tác bằng
nhau u1  u2  u . Xét một phần tử chất lỏng bị bánh dẫn đẩy khi quay tròn
(Hình 1.27). Vì mặt nghiêng (cong) của cánh dẫn nên phần tử chất lỏng sẽ
chuyển động theo quỹ đạo xoắn ốc dọc theo trục. Để giảm bớt tổn thất năng
lượng của dòng “xoắn ốc”, người ta lắp thêm bộ phận dẫn hướng để khử
thành phần chuyển động quay của dòng chảy. Như vậy khi chất lỏng chảy
qua bộ phận dẫn hướng, dòng chảy sẽ được nắn thẳng lại và có hướng song
song với trục bơm, do vậy góc độ bố trí và biên dạng cánh dẫn phải được
thiết kế sao cho phù hợp với dòng chảy sau bánh công tác.

18
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

u1

c1u

w1 c1m c1

u2

c2u

w2 c2m c2

Hình 1.28: Tam giác vận tốc của bơm hướng trục

1.3.3. Bơm xoáy

1.3.3.1. Kết cấu và nguyên lý hoạt động


Trên hình 1.29 là sơ đồ kết cấu của mộp kiểu bơm xoáy. Trong bơm có
các bộ phận chính sau: bánh công tác 4 gắn liền với trục quay, đặt trong vỏ
bơm 6. Cửa hút nối thông với cửa đẩy bằng rãnh 5 bao quanh bánh cánh,
vách ngăn số 3 có nhiệm vụ ngăn cách giữa cửa hút và cửa đẩy.

19
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

1
2

6
5

Hình 1.29: Bơm xoáy


1‐ Cửa hút 2‐ Cửa đẩy 3‐ Vách ngăn giữa cửa đẩy và cửa hút
4‐ Bánh công tác 5‐ Rãnh bao quanh cánh dẫn 6‐ Vỏ bơm
Nguyên lý làm việc của bơm như sau: giả sử họng hút của bơm đuợc
điền đầy chất lỏng, khi bánh công tác quay với tốc độ lớn, chất lỏng quay
theo và chịu lực li tâm rất lớn, chất lỏng đi ra ngoài biên của cánh quạt. Do
rãnh chứa chất lỏng bao quanh có hình lòng máng mà buộc chất lỏng lại phải
quay trở lại bánh cánh tạo thành môt chuyển động xoáy dọc theo rãnh cánh.
Khi trở lại gặp bánh cánh, chất lỏng lại được trao đổi năng lượng một lần
nữa và lặp lại quá trình chuyển động như cũ. Cứ diễn biến qua lại như vậy
nhiều lần trong quá trình chất lỏng đi từ cửa vào 1 tới cửa ra 2. Như vậy, quỹ
đạo chuyển động của chất lỏng qua bơm có dạng xoắn nhiều vòng ứng với số
lần trao đổi năng lượng với cánh.

1.3.3.2. Đặc điểm của bơm xoáy


 Nguyên lý làm việc của bơm xoáy cũng tương tự như bơm li tâm, chỉ
khác là trong một vòng quay của bánh công tác, mỗi phần tử chất lỏng
nhiều lần nhận được cơ năng của cánh dẫn truyền cho. Do vậy, cột áp
của bơm xoáy cao hơn của bơm li tâm rất nhiều. Với cùng một kích
thước và số vòng quay làm việc của bánh công tác thì côt áp của bơm
20
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

xoáy lớn hơn của bơm ly tâm khoảng 3÷7 lần. Kết cấu bơm xoáy nhỏ
gọn và tạo được cột áp lớn là ưu điểm nổi bật của bơm xoáy
 Chuyển động của chất lỏng qua bơm là chuyển động xoáy có vận tốc
tăng dần, nên vận tốc của dòng chảy thay đổi rất nhiều từ họng hút đến
họng đẩy. Do vậy, tổn thất cột áp của dòng chảy qua bơm lớn nên hiệu
suất của bơm thấp,   0, 25  0, 45 . Hiệu suất của bơm sẽ càng thấp
nếubơm chất lỏng có độ nhớt cao.
 Bơm xoáy có khả năng tự hút, có thể làm việc như một bơm chân
không. Vì ống hút và ống đẩy đều ở phía trên nên chỉ cần mồi bơm một
lần (trong lần làm việc dầu tiên). Do ưu điểm này nên bơm xoáy thường
được ghép với bơm li tâm để tạo nên khả năng tự hút của bơm
 Bơm xoáy có thể làm việc với chất lỏng có tính bốc hơi nhiều hoặc hỗn
hợp chất lỏng và chất khí. Nhưng không nên dùng bơm xoáy để bơm
chất lỏng có chứa nhiều hạt cứng, vì như vậy cánh dẫn của bánh công
tác sẽ rất chóng mòn, làm giảm tuổi thọ của bơm
 Sản lượng của bơm xoáy tương đối đều.

1.3.3.3. Ghép bơm ly tâm với bơm xoáy


Trên hình 1.30 thể hiện kết cấu của một bơm ghép ly tâm‐xoáy thông
dụng. Các bộ phận chính của bơm gồm có: ống hút 1, thân bơm 2, hộp đẩy 3,
bộ phận làm kín 4 và các chi tiết quay. Phần quay của bơm bao gồm bánh
công tác ly tâm 5, bánh công tác xoáy 6 và trục 7. Trong thân bơm 2 có rãnh
xoắn ốc a (phía bánh công tác li tâm) thông với rãnh chứa chất lỏng hình
lòng máng b (phía bánh công tác xoáy). Rãnh b lại thông với hộp đẩy 3 bằng
hai lỗ c và d.
Trong trường hợp ống hút đã chứa đầy chất lỏng trước khi bơm làm
việc, khi trục bơm quay, bánh công tác ly tâm 5 hút và đẩy chất lỏng từ ống
hút 1 đến rãnh xoắn ốc a, ở đó một phần động năng của dòng chảy được
biến thành áp năng. Sau đó chất lỏng chảy vào rãnh công tác lòng máng b,
được các cánh dẫn của bánh công tác 6 tạo thành dòng xoáy, truyền thêm cơ
năng và đẩy ra hộp đẩy 3. Như vậy cột áp của dòng chảy sau khi ra khỏi bơm
bằng tổng cột áp do hai bánh công tác tạo ra.
Trường hợp trong bơm không có chất lỏng, ta phải đổ vào bơm một
lượng chất lỏng cần thiết tối thiểu ban đầu không nhất thiết phải đầy bơm.
Khi bơm làm việc, chất lỏng trong bơm được chuyển lên hộp đẩy 3. Sau khi
chất lỏng đã được chuyển lên hộp đẩy 3, có một phần nhỏ theo lỗ d quay trở
lại rãnh b. Trong khi đó bánh công tác li tâm vẫn quay, hút không khí từ ống
hút nén vào rãnh b, cùng với chất lỏng từ lỗ d về tạo thành hỗn hợp chất
lỏng – không khí lại từ rãnh b theo lỗ c đi lên hộp đẩy. Trong hộp đẩy 3,
không khí nhẹ hơn sẽ tự tách khỏi hỗn hợp bay lên trên, ra ngoài còn chất
lỏng lại theo lỗ d về lại rãnh b lặp lại quá trình như cũ. Cứ như vậy không khí
ở ống hút được hút dần cho đến khi ở họng hút của bơm tạo được độ chân
không cần thiết thì chất lỏng từ bể chứa sẽ chảy vào bơm.
21
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

Như vậy bơm xoáy có khả năng “tự mồi”, chỉ cần trong bơm có đủ
lượng chất lỏng nhất định để làm kín, ngăn cách không cho không khí từ hộp
đẩy quay trở lại họng hút của bơm. Lượng chất lỏng này bao giờ cũng có sẵn
trong bơm sau mỗi lần bơm làm việc vì ống hút và ống đẩy đều bố trí ở phía
trên, ta chỉ cần đổ vào bơm trong lần chạy đầu tiên.




Hình 1.30: Bơm ghép ly tâm‐xoáy




22
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

1.4. Các loại bơm đặc biệt


Nhóm các bơm đặc biệt bao gồm các kiểu bơm làm việc không theo nguyên lý
của bơm cánh dẫn và cũng không theo nguyên lý bơm thể tích. Có hai loại bơm đặc
biệt là: bơm phun tia và bơm chân không vòng nước.

1.4.1. Bơm phun tia


Khác với các lọai bơm đã giới thiệu, bơm phun tia không có động cơ lai,
không có phần động (bánh công tác, rotor, các chi tiết chuyển động). Bơm
dùng năng lượng của dòng tia chất lỏng có cột áp cao hòa trộn với công chất
cần bơm và truyền năng lượng cho nó.Chất lỏng của dòng tia được gọi là chất
lỏng công tác. Chất lỏng công tác có thể cùng loại hoặc khác loại với chất lỏng
cần bơm. Bơm được dùng rất nhiều trên tàu thủy, và thường là để tạo chân
không cho một số thiết bị như: bầu ngưng, bầu chưng cất….

1.4.1.1. Kết cấu và nguyên lý hoạt động của bơm phun tia
Kết cấu bơm phun tia rất đơn giản bao gồm: ống dẫn chất lỏng công tác 1,
nối với ống phun 2, ống hòa trộn 3, ống loe 4 và ống dẫn chất lỏng cần bơm
5.

Hình 1.31: Bơm phun tia


1‐ Ống dẫn chất lỏng công tác 2‐ Ống phun 3‐ Ống loe
4‐ Ống dẫn chất lỏng cần bơm 5‐ Khoang hòa trộn
Dòng chất lỏng công tác có cột áp cao theo ống dẫn 1 qua ống phun 2 tạo
thành dòng tia có động năng lớn phun vào khoang hòa trộn 5. Các phần tử
chất lỏng cần bơm trong khoang 5 được dòng tia cuốn đi theo hòa trộn với
chất lỏng công tác, và trong quá trình đó chúng tiếp nhận năng lượng của
các phần tử chất lỏng công tác. Áp suất trong khoang hòa trộn giảm mạnh,
chất lỏng cần bơm được hút từ ống hút chảy vào trong bơm. Hỗn hợp hai
chất lỏng hoàn thành quá trình trao đổi năng lượng torng khoang hòa trộn 5
rồi chảy vào ống loe 3, ở đó một phần động năng của dòng chảy biến thành
áp năng và chảy vào ống đẩy.
Chất lỏng công tác rất đa dạng, có thể là: nước, hơi hoặc khí nén. Chất lỏng
công tác phải có một cột áp nhất định.
23
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

1.4.1.2. Ứng dụng của bơm phun tia


Do không có chi tiết động, kết cấu đơn giản nên chất lỏng được bơm có
thể rất đa dạng, nó có thể lẫn chất bẩn, lẫn khí và thậm chí ở nhiệt độ tương
đối cao
Độ chân không của bơm rất cao, có thể đạt được 97%, nên bơm phun tia
được sử dụng vào việc hút chân không cho một số thiết bị như bình chưng
cất nước ngọt hoặc mồi cho hệ thống bơm li tâm.
Bơm phun tia còn được dùng trong các việc khác như:
 Bơm chất thải vệ sinh
 Bơm hút khô lacanh và một số nơi xa và khó trên tàu
Hòa trộn hóa chất với nước trong hệ thống cứu hỏa bằng hóa chất trên
tàu

1.4.1.3. Kết cấu một bơm phun tia thực

Hình 1.32: Kết cấu bơm phun tia


1‐ Ống phun 2‐ Khoang hút 3‐ Ống dẫn chất lỏng cần bơm
4‐ Ống hòa trộn 5‐ Ống loe

1.4.2. Bơm chân không vòng nước

1.4.2.1. Kết cấu và nguyên lý hoạt động


Bơm gồm có một vỏ hình trụ tròn 1, trong đó có rotor 2. Trên rotor có gắn
cố định các cánh gạt theo phương hướng kính. Tâm của vỏ và rotor đặt lệch
nhau một khoảng e (Hình 1.33). Trong vỏ 1 có chứa nước ngập cánh của
rotor. Khi rotor quay, các cánh sẽ gạt nước quay theo. Ứng với số vòng quay
đủ lớn, lực li tâm đủ lớn, nước sẽ văng ra và tạo thành một vòng nước trong
vỏ. Lượng nước có trong bơm phải chính xác vừa đủ để có thể tạo thành
vòng nước có vành trong vòng nước tiếp xúc với vòng ngoài của rotor. Như
vậy sẽ có các khoảng trống hình mặt trăng khuyết được tạo ra giữa vòng
nước và rotor. Ở mặt bên của vỏ bơm có miệng hút a thống với ống hút và
miệng đẩy b thống với ống đẩy. Hình dạng và vị trí của miệng hút và miệng

24
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

đẩy được thể hiện trên hình. Chú ý là miệng hút có diện tích lớn hơn miệng
đẩy. Khi bơm làm việc thì vòng nước phải choán toàn bộ mặt cắt AB.

e

Hình 1.33: Nguyên lý bơm chân không vòng nước

Khi cánh gạt quay theo chiều mũi tên từ mặt cắt AB đến CD, thể tích chứa
không khí giữa rotor và vòng nước tăng dần, áp suất trong vùng đó giảm,
không khí bị hút vào bơm qua miệng hút. Từ mặt cắt CD đến AB, thể tích
chứa không khí giữa vòng nước và rotor giảm dần, không khí bị cánh gạt
nén lại với áp suất cao hơn ở họng hút và bị đẩy ra qua miệng đẩy tới ống
đẩy.
Trong quá trình rotor quay như vậy, áp suất ở miệng hút của bơm giảm
dần tạo nên độ chân không ngày càng cao trong ống hút. Vòng nước có tác
dụng làm kín ngăn không cho không khí ở miệng đẩy quay ngược về miệng
hút. Tuy nhiên, trong thực tế khe hở giữa rotor và nắp đầu bơm khoảng 0,05
 0,1 (mm), do vậy mà có sự rò lọt của chất khí ngược từ miệng đẩy về
miệng hút.

1.4.2.2. Ứng dụng của bơm chân không vòng nước


Bơm chân không vòng nước thường được dùng để tạo chân không trong
ống hút của bơm ly tâm khi mồi bơm hoặc trong các thiết bị khác.
Bơm có thể tạo được độ chân không vào khoảng 95  98%.

25
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 1: Bơm Cánh Dẫn

1.4.2.3. Kết cấu một bơm chân không vòng nước thực tế

Hình 1.34: Kết cấu bơm chân không vòng nước thực


Hình 1.35: Kết cấu bơm chân không vòng nước thực
1‐ Vỏ bơm 2,3‐ Mặt ốp đầu bơm 4‐ Rotor 5‐ Cánh gạt
6‐ Ống hút 7‐ Miệng hút 8‐ Miệng đẩy 9‐ Ống đẩy

26
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

CHƯƠNG 2: MÁY THỦY LỰC THỂ TÍCH

2.1. Khái niệm và phân loại


2.1.1. Khái niệm
- Máy thủy lực thể tích là các thiết bị máy móc (máy thủy lực) trao đổi
năng lượng với chất lỏng theo nguyên lý nén chất lỏng trong các thể tích kín.
- Máy thủy lực thể tích bao gồm các loại bơm và động cơ thủy lực thể
tích.
+ Bơm thể tích đẩy chất lỏng bằng áp suất thủy tĩnh,
+ Động cơ thủy lực thể tích thì biến áp năng của chất lỏng thành cơ
năng của nó.

2.1.2. Phân loại

2.1.2.1. Theo công dụng


- Bơm nước và các loại chất lỏng khác,
- Bơm và động cơ dầu trong các hệ thống truyền động.

2.1.2.2. Theo kết cấu và dạng chuyển động


- Loại pittông (có chuyển động tịnh tiến),
- Loại pittông rôto (vừa có chuyển động tịnh tiến và vừa có chuyển
động quay – pittông quay và tịnh tiến),
- Loại rôto (có chuyển động quay).

2.2. Máy thủy lực thể tích pittông


2.2.1. Bơm piston
Bơm piston biến đổi cơ năng của động cơ lai thành năng lượng của dòng chất
lỏng nhờ piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xilanh. Nó thường được dùng
trong các hệ thống ballast, bơm dầu nhờn….
Ta có thể phân loại như sau:
 Theo cách bố trí các xilanh: bơm đứng, bơm nằm
 Theo kết cấu: bơm piston trụ, bơm piston cánh
 Theo phương pháp dẫn động: bơm được dẫn động trực tiếp hoặc qua
hộp truyền động
 Theo số khoang công tác trong các xilanh, theo so xilanh: Bơm tác dụng
đơn, tác dụng kép….

27
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.2.1.1. Đặc điểm kết cấu


7 5

B2 B1
8 9
1
3
C2 10 C1
2
S=2R

4
6
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý bơm piston tác dụng đơn
1‐ Piston 2‐ Xilanh 3‐ Hộp van 4‐ Van hút 5‐ Van đẩy
6‐ Ống hút 7‐ Ống đẩy 8‐ Thanh truyền 9‐ Tay quay 10‐ Trục quay

Piston gắn với tay quay và thanh truyền, bầu( hộp) van gắn liền với xilanh,
trong đó chứa van hút và van đẩy là 2 van một chiều.
Tỷ số S/D phụ thuộc vào số vòng quay, nếu số vòng quay càng lớn thì tỷ số
S/D càng bé để giảm bớt sức cản.
Tốc độ chất lỏng trên đường ống hút từ 12 m/s và trên đường ống đẩy từ
1,52,5 m/s.
Người ta làm kín bằng các bộ làm kín ở cả trên cán và cả trên piston. Ngoài
ra còn trích dầu có áp suất cao về làm kín.

2.2.1.2. Nguyên lý hoạt động


Nếu ta cho trục quay nhờ động cơ thì nhóm tay quay và thanh truyền sẽ làm
cho piston 1 chuyển động tịnh tiến trong xilanh 2. Nếu piston chuyển động từ
phải qua trái thì sẽ làm cho thể tích công tác tạo bởi xilanh và piston nhỏ dần,
như vậy sẽ gây tăng áp suất. Chất lỏng bị nén sẽ thoát ra ngoài theo cách bố trí
của van 5 và cửa thoát 7. Quá trình sẽ kết thúc khi piston lên đến điểm cuối
hành trình. Khi piston thực hiện quá trình chuyển động ngược lại từ trái sang
phải thì diễn biến về áp suất ngược lại. Lúc này thể tích công tác mở rộng dần,
làm giảm áp suất và thu hút chất lỏng nhờ cách bố trí van 4 và qua cửa hút 6.
quá trình hút kết thúc tại điểm ngoài cùng bên tay phải của hành trình piston
trong xilanh và sau đó lại tiếp tục quá trình nén như đã nêu. Ứng với mỗi một
vòng quay trục lai (trục khuỷu) thì loại bơm piston đơn này hút một lần và đẩy
cũng được một lần.

28
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Trường hợp nếu ban đầu chưa có chất lỏng mà chỉ có không khí trong
khoang công tác của bơm thì chất khí cũng được hút và đầy ra như các quá
trình đã được miêu tả ở trên cho đến khi lượng khí trong hệ thống ống hút
giảm đi đến một áp suất thích hợp, lúc đó chất lỏng được hút và điền đầy,
chiếm chỗ phần chân không, sau đó là quá trình bơm chất lỏng diễn ra.

2.2.1.3. Tính sản lượng của bơm Piston


a. Lưu lượng trung bình của bơm piston Qtb
Ta xác định lưu lượng trung bình của một bơm piston đơn từ đó suy ra
lưu lượng trung bình của bơm nhiều hiệu lực.
Lưu lượng trung bình tính theo lý thuyết, tức là không có bất cứ sự mất
mát rò rỉ nào của chất lỏng, được tính bằng công thức sau:
 .D 2
Qtb  .S.n
4
Trong đó: D‐ Đường kính piston
S‐ Hành trình piston trong xilanh
n‐ Số vòng quay trong một đơn vị thời gian
Nếu bơm piston có i hiệu lực (tức là có i xilanh công tác cùng lai trên một
trục động cơ), ta có công thức tính sản lượng như sau:
 .D 2
Qtb  .S.n.i
4
Nhưng trong thực tế luôn tồn tại sự rò rỉ của chất lỏng, do vậy ta phải tính
tới hiệu suất sản lượng Q, như vậy ta có công thức tính sản lượng như sau:
 .D 2
Qtb  .S.n.i.Q
4
Hệ số Q là hiệu suất lưu lượng, nó phụ thuộc vào các nguyên nhân:
 Bộ phận làm kín của bơm và ở các van không thể bảo đảm tuyệt đối khi
bơm làm việc
 Sự đóng mở chậm của van hút và van đẩy trong quá trình hút và đẩy kế
tiếp nhau
 không khí lọt vào bơm
Q  0,85  0,90 đối với bơm cỡ nhỏ, có đường kính piston D  150mm
Q  0,90  0,95 đối với bơm cỡ vừa, có đường kính piston
D  150  300mm
Q  0,95  0,98 đối với bơm cỡ lớn có đường kính piston D  300mm
b. Lưu lượng tức thời của bơm piston
29
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Xét sự biến thiên về sản lượng ta thấy:


Q  A.v
 .D 2
Với: A ‐ Thiết diện và được tính bằng: A   const
4
v ‐ Vận tốc tức thời của piston cũng chính là vận tốc của chất
lỏng trong xilanh
Vậy sự biến đổi lưu lượng của bơm phụ thuộc vào sự biến đổi của vận tốc
piston. Khảo sát chuyển động của piston trong bơm được truyền dẫn bằng
cơ cấu thanh truyền và tay quay như trên hình 4.1, ta gọi:
 ‐ là góc quay của tay quay
R ‐ là bán kính quay (chiều dài tay quay)
l ‐ là chiều dài của thanh truyền
x ‐ khoảng cách từ mặt làm việc của piston đến vị trí giới hạn B2
Nếu chiều dài thanh truyền lớn hơn chiều dài của tay quay nhiều, thường
R
lớn hơn 10 lần (  0,1 ), khi đó có thể xem như:
l
x C2T  R  R cos   x  R(1  cos )
Trong đó:   t (‐ vận tốc góc; t‐ thời gian)
Vậy vận tốc tức thời của piston là:
dx d
v  R sin    R sin 
dt dt
Vậy lưu lượng tức thời của bơm piston tác dụng đơn được tính bằng:
Q  A R sin 
Ta tiến hành vẽ đồ thị biểu diễn Q(t) của bơm piston:

30
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Q [ m3/s]
v [ m/s]

Qmax
Q = v.A

vmax
v = f( t)

3
2 t
2
0
 
2


Hình 2.2: Đồ thị biến thiên sản lượng tức thời của bơm
Nhìn trên đồ thị ta thấy, tốc độ piston đạt giá trị lớn nhất lại /2 và 3/2
và chính vì thế sản lượng cũng đạt giá trị lớn nhất tại các vị trí đó. Ngược lại,
nó có giá trị bằng 0 tại  và 2. Các quá trình lắp lại có chu kỳ. Song ta đều
biết rằng cứ 1 vòng quay (2) thì bơm chỉ có 1 lần hút và 1 lần đây, do vậy
sản lượng trong 1 vòng quay được tính và xác định trong 1 nửa vòng, còn
nửa vòng còn lại hoàn toàn bằng 0.

Q [ m3/s]


Hình 2.3: Đồ thị sản lượng tức thời của bơm piston tác dụng đơn
Như vậy chỉ có phần gạch chéo trên hình 2.3 là phần tương ứng với lúc
bơm cấp chất lỏng và biến thiên của sản lượng của bơm là theo hàm số sin.
Bằng cách suy luận tương tự như trên ta có thể vẽ được biểu đồ lưu lượng
tức thời của bơm piston có tác dụng kép như trên hình 2.4

31
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

3
2

Q
Q = f(t)
Qmax

Không Có cán
cán

Hình 2.4: Đồ thị sản lượng tức thời của bơm piston tác dụng kép
1,4 – Van hút 2,3 – Van đẩy
Qua các biểu đồ lưu lượng của bơm piston tác dụng đơn và kép ta thấy
lưu lượng của bơm dao động trong phạm vi lớn. Để có lưu lượng đều hơn,
người ta dùng bơm piston nhiều hiệu lực. Thường thì ít khi người ta chế tạo
bơm nhiều hơn 4 hiệu lực.
Dưới đây sẽ là biểu đồ lưu lượng của bơm 3 hiệu lực có các tay quay bố trí
lệch nhau 120o cùng lai trên một trục. Nó được ghép từ 3 biểu đồ của bơm 1
 .D 2  .D 2
hiệu lực. Tổng hợp đồ thị cho thấy: Qmax  R. , song Qtb  2.R.3.n
4 4

32
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Qmin

Qmax
Q

Hình 2.5: Đồ thị sản lượng tức thời của bơm piston 3 hiệu lực
Tiếp theo sẽ là biểu đồ biến thiên lưu lượng của bơm 4 hiệu lực. Thực
chất bơm 4 hiệu lực được ghép từ 2 bơm tác dụng kép có tay quay đặt lệch
nhau 90o.

0

Hình 2.6: Đồ thị sản lượng tức thời của bơm piston 4 hiệu lực
Để đánh giá mức độ không đồng đều của lưu lượng bơm piston, người ta
dùng hệ số không đồng đều, nó được ký hiệu là  và được tính bằng công
thức:
Qmax

Qtb
Ta có thể tính cho từng loại bơm như sau:
 .D 2
.R.
Qmax 2. .n
 Bơm 1 hiệu lực:    42 2. . n  
Qtb  .D  2.n
.2.R.n 60
4

33
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

 .D 2
.R.
Q 4 2. .n 
 Bơm 2 hiệu lực:   max  2. .n  
Qtb  .D 2  4.n 2
2. .2.R.n 60
4
 .D 2
.R.
Q 4 2. .n 
 Bơm 3 hiệu lực:   max  2. . n  
Qtb  .D 2  6.n 3
3. .2.R.n 60
4
Cứ theo cách tính như vậy ta có thể tính hệ số không đồng đều cho các
bơm nhiều hiệu lực hơn.

2.2.1.4. Các phương pháp làm đều sản lượng của bơm piston
Đối với bơm piston, mức độ không đồng đều về sản lượng được đánh giá
bằng hệ số . Hệ số  càng lớn chứng rỏ rằng mức độ dao động về sản lượng
càng cao.. Dao động này sẽ gây cho hệ thống đường ống và bơm bị rung vì va
đập thủy lực đồng thời giảm độ bền của hệ thống.
Để khắc phục tình trạng trên, người ta áp dụng các phương pháp sau:
 Sử dụng bơm nhiều hiệu lực (đã phân tích ở trên)
 Dùng bơm vi sai
 Sử dụng bình điều hòa không khí

2.2.1.5. Bơm vi sai cho ống đẩy

1
2

Hình 2.7: Bơm vi sai làm đều sản lượng ống đẩy
1‐ Piston 2‐ Cán piston 3‐ Van đẩy
4‐ Van hút 5‐ Ống hút 6‐ Ống đẩy
Trên hình 2.7 là sơ đồ bơm vi sai làm đều sản lượng cho ống đẩy. Với cách
bố trí như trên hình, khi piston 1 thực hiện hành trình đẩy từ phải sang trái
34
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

thì chất lỏng được đẩy qua van đẩy 3. Do kết cấu của bơm mà một phần chất
lỏng được nạp vào khoang phía bên phải của piston, phần còn lại được đẩy
vào ống đẩy đi tới nơi tiêu thụ. Vì vậy, khi piston thực hiện hành trình hút
chất lỏng qua van 4 vào bơm đồng thời cũng là lúc phần chất lỏng còn lại ở
phía bên phải của piston sẽ bị đẩy tiếp ra ngoài. Nếu thể tích chứa phụ phía
ngoài của piston bằng 1/2 thể tích công tác của bơm thì bơm vi sai lúc đó
làm việc tương đương như bơm piston 2 hiệu lực (lệch nhau 180o) mà có
lưu lượng trung bình như nhau. Dưới đây là biểu đồ biến thiên lưu lượng
của bơm.

Hình 2.8: Đồ thị sản lượng của bơm piston đơn (hình a) và bơm vi sai (hình b)

2.2.1.6. Bơm vi sai cho ống hút

2
1

Hình 24.9: Bơm vi sai cho ống hút


Nguyên tắc hoạt động của bơm vi sai cho ống hút tương tự như bơm vi sai
cho ống đẩy. Ở kiểu bơm này dòng chảy tại ống hút sẽ ổn định hơn, giảm
được tôn thất năng lượng trên đường ống hút.

35
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.2.1.7. Bình điều hòa không khí lắp cho ống đẩy
Điều kiện của hệ thống bình điều hòa bằng không khí: bình được lắp cho
ống đẩy theo sơ đồ trên hình 2.10, bình phải là loại chịu nén và phải kín, có
chứa một lượng không khí nhất định.
Khi chất lỏng được đẩy ra khỏi xilanh với một quán tính nhất định và có
một trị số áp suất nào đó. Áp suất chất lỏng và quán tính sẽ nén không khí
trong bình lại và chiếm chỗ phần nào trong bình. Phần chất lỏng còn lại đi ra
ngoài theo ống đẩy cấp đi sử dụng. Khi piston quay lại hành trình hút, lúc
này phần chất lỏng chiếm chỗ không khí trong bình được tích trữ năng
lượng nhờ không khí nén (lượng chất lỏng từ vị trí 1 đế vị trí 2 trong bình)
được đẩy tiếp ra ngoài. Như vậy trong cả hai nửa chu kỳ, kỳ nào bơm cũng
cấp được chất lỏng qua ống đẩy. Trên hình 4.10 là đồ thị biến thiên sản
lượng trong ống đẩy khi bơm không có bình điều hòa (đường cong a) a) và
khi có bình điều hòa (đuờng cong b).

2
2
1 1

4
3
5 6

Hình 2.10: Bình điều hòa bằng không khí cho ống đẩy

Q a

36
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 4.11: Đồ thị biến thiên lưu lượng cho bơm có bình điều hòa ống đẩy
Mức độ điều hòa sản lượng phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật và khả năng
tích trữ năng lượng nhờ khí nén của bình điều hòa tại bơm. Phần ống đẩy
được điều hòa được tính từ bình điều hòa trở đi, phần ống ngắn từ bình điều
hòa về bơm, sự không đồng đều về sản lượng không giải quyết được.

2.2.1.8. Bình điều hòa bằng không khí lắp cho ống hút

2
1


Hình 2.12: Bình điều hòa bằng không khí cho ống hút
Với sơ đồ lắp đặt như trên hình 2.11, trong quá trình hút của bơm, một
phần chất lỏng được tích lũy lại trong bình điều hòa. Nếu kích thước bình
điều hòa đủ lớn thì dao động mức chất lỏng trong bình sẽ nhỏ. Hơn nữa trên
mặt thoáng của chất lỏng trong bình luôn có không khí và có áp suất chân
không. Vì thế mà chất lỏng chảy từ bể hút lên bình một cách liên tục và có
thể xem như dòng chảy ổn định. Chuyển động không ổn định của dòng chảy
chỉ xuất hiện ở đoạn từ bình chứa đến mặt piston. Do đó lực quán tính trong
ống hút chỉ còn xuất hiện ở một đoạn ngắn từ bình điều hòa đến bơm, giảm
được tổn thất năng lượng trong ống hút. Bình điều hòa càng đặt gần sát bơm
càng có lợi. Việc đặt bình điều hòa trên ống hút cho phép:
 Tăng thêm được chiều cao hút của bơm
 Tăng số vòng quay làm việc của bơm
Giảm được dao động áp suất của bơm trong quá trình hút

37
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.2.1.9. Cấu tạo bơm piston


Bơm piston có các chi tiết chính sau: Piston, xilanh, hộp van và các van,
các thiết bị làm kín
a. Piston
Piston là cơ cấu hợp với xilanh tạo ra chân không trong xilanh và đẩy chất
lỏng ra ngoài để sử dụng. Piston chịu lực đẩy và hút chất lỏng, để tăng độ kín
và hạn chế rò rỉ chất lỏng giữa các khoang công tác có áp suất khác nhau,
người ta lắp thêm các secmen. Có trường hợp piston chỉ có rãnh mà không
đặt secmen. Tùy vào loại chất lỏng có tính phá hủy, ăn mòn kim loại, điều
kiện nhiệt độ và áp suất công tác, tốc độ và mục đích sử dụng khác nhau mà
piston đòi hỏi chế tạo kiểu cách hay vật liệu khác nhau.
Thông thường có hai loại piston: hình trụ và hình đĩa. Hình trụ làm việc ở
chế độ áp suất trung bình và cao, còn piston dạng đĩa chỉ làm việc ở áp suất
trung bình và thấp. Trong 1 số trường hợp mặt ngoài thân piston cần được
gia công làm bóng bề mặt.

a b c
Hình 4.13: Các kiểu piston của bơm
a‐ Piston hinh trụ có secmen b‐ Piston đĩa có cubben kín c‐ Piston trụ
b. Xilanh
Xilanh bơm có dạng hình trụ, đuợc làm bóng bề mặt công tác. Chất lượng
độ bóng bề mặt, loại vật liệu tùy thuộc vào điều kiện áp suất và nhiệt độ
công tác. Kích thước (độ dài và đường kính xilanh) phụ thuộc vào áp suất
công tác và tốc độ làm việc của bơm. Người ta có thể sử dụng ngay vỏ bơm
để gia công thành xilanh công tác của bơm hoặc đúc các áo sơ mi xilanh rời
rồi sau đó ép lên vỏ bơm để tạo thành khoang xilanh công tác của bơm.
c. Hộp van và van
Hộp van và van là một tổ hợp các chi tiết được lắp nối với xilanh công tác
của bơm, cho phép chất lỏng chuyển động theo chiều đã sắp đặt.

38
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Yêu cầu đối với hộp van:


 Kết cấu chắc chắn và làm việc tin cậy
 Có kích thước tối thiểu
 Có quán tính nâng hạ van nhỏ
 Tổn thất thủy lực qua van nhỏ nhất
 Tiện lợi khi tháo lắp
 Chịu mài mòn và không bị phá hủy bởi môi chất
 Tuổi thọ cao
Cấu tạo van đa dạng như hình nấm, bi cầu, cánh cửa, …. Chúng được chế
tạo bởi các vật liệu khác nhau có thể bằng kim loại bọc da, cao su, vải hoặc
chất dẻo…. Trên hình 2.14 là một số ví dụ về cấu tạo van của bơm piston.

Hình 2.14: Một số dạng van của bơm piston


a‐ Van hình nấm b‐ Van bi cầu c‐ Van bản lề

39
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.15: Một số dạng van của bơm piston thực tế


1‐ Đế van 2, 3‐ Mặt tiếp xúc được rà kín 4‐ Nấm van
5‐ Ti dẫn hướng 6‐ Lò xo xoắn ốc




d. Thiết bị làm kín
Trên hình 2.16 là các thiết bị làm kín cán piston của bơm, chúng được làm
từ vải, sợi bông, amiăng, da, cao su…..
Để tăng độ kín khít và độ bền, bộ làm kín có thể được chế tạo từ nhiều loại
vật liệu, trong có lõi là các sợi kim loại hoặc lắp đặt phụ trợ thêm bằng lò
xo…
Khi chọn loại vật liệu làm kín ta chú ý đến yêu cầu có liên quan đến các
vấn đề sau:
 Nhiệt độ và áp suất công tác
 Loại chất lỏng được bơm
 Tốc độ chuyển động tịnh tiến
Điều kiện bôi trơn


Hình 2.16: Một số dạng làm kín cán piston của bơm
a‐ Ổ làm kín dùng trết b‐ Ổ làm kín dùng các vòng gạt dầu bằng cao su

40
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


Hình 2.17: Ổ làm kín dùng da thuộc
e. Một số kết cấu bơm piston thực
Hình 2.18: Một số kết cấu bơm piston

41
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Bơm piston tác dụng đơn có sản lượng nhỏ


1‐ Vỏ bơm 2‐ Xilanh 3‐ Sơmi 4‐ Piston trụ 5‐ Hộp làm kín
7‐ Van tràn 8‐ Hộp van 9‐ Van hút 0‐ Van đẩy 11‐ Ống hút
12‐Ống đẩy 13‐ Vít xả air

42
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


1‐ Piston 2‐ Cán piston 3‐ Bàn trượt 4‐ Xilanh

5‐ Giá đỡ chính 6‐ Van xả 7‐ Nắp đậy

43
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.2.1.10. Các chú ý trong khi khai thác bơm piston


Khi khai thác cần thực hiện đầy đủ tất cả các yêu cầu và hướng dẫn sử
dụng của nhà chế tạo. Đồng thời tùy thuộc vào tình trạng kỹ thuật hiện tại và
yêu cầu khai thác của tàu mà đặt ra phương án khai thác tốt nhất. Nhìn
chung, ta cần phải chú ý những vấn đề sau để nâng cao hiệu quả kinh tế khai
thác trang thiết bị:
 Trước khi khởi động ta phải via thử vài vòng bằng tay xem bơm có bị
kẹt không
 Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn ở các vị trí cần thiết
 Kiểm tra và mở, đóng các van cần thiết cho mục đích sử dụng thật chính
xác
 Kiểm tra thiết bị làm mát nhóm truyền động của bơm (nếu có)
 Xem xét kỹ tình hình bên ngoài, chắc chắn rằng không có gì cản trở
bơm làm việc
 Định kỳ kiểm tra van an tòan, tránh kẹt các van
Sau khi tiến hành các công việc kiểm tra trên xong, ta cho bơm làm việc.
Trong thời gian bơm làm việc ta cần theo dõi:
 Các chỉ số làm việc của bơm
 Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn
 Nếu bơm làm việc với bình điều hòa thì phải định kỳ xả bớt không khí
nén đến mức độ thích hợp
 Kiểm tra nhiệt độ thân bơm, ổ đỡ
Khi xuất hiện các dầu hiệu không bình thường ta phải tìm nguyên nhân và
khắc phục.

2.2.1.11. Các trục trặc có thường xảy ra với bơm piston


Nếu không có tài liệu hướng dẫn cụ thể, định kỳ 500  1000 giờ làm việc
của bơm ta phải kiểm tra, nếu cần thiết phải sửa chữa thay mới các van,
thiết bị làm kín và secmen của piston. Sau 3000  4000 giờ làm việc phải
tháo, đo đạc để xác định khối lượng sửa chữa.
STT Hiện tượng Nguyên nhân

1. Van hút chưa mở


Bơm không cấp được chất 2. Có vật cản trong ống hút
1
lỏng 3. Lưới lọc phía hút quá bẩn
4. Van hút bị kênh hoặc treo

Bơm làm việc với sản lượng


2 1. Các van hút, đẩy mở chưa hết
thấp
44
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2. Các van không đóng kín được


3. Tắc lưới lọc hoặc ống hút
4. Rò lọt không khí vào bơm
5. Secmen kém, rò lọt chất lỏng nhiều
6. Hư hỏng các lò xo ở hộp van
7.Van an toàn không kín
8. Các chi tiết của bơm lắp không đúng kỹ thuật
9. Piston quá mòn
10. Vòng quay của bơm không đủ
1. Thiếu bôi trơn hệ truyền động
2. Lắp ráp hộp giảm tốc không đúng qui cách
3. Vòng quay của bơm quá cao
Bơm làm việc với công suất
3 4. Kẹt các chi tiết động
cao hơn bình thường
5. Các bulông ép thiết bị làm kín quá căng
6. Ổ đỡ lắp ráp không đúng kỹ thuật
7. Tắc nghẽn ống đẩy

2.2.2. Động cơ thủy lực pittông

2.2.2.1. Xylanh lực


Xilanh lực có chuyển động tịnh tiến, được dùng rất nhiều trong truyền
động thuỷ lực. Ví dụ, chúng được dùng trong các hệ thống máy lái thuỷ lực,
các cơ cấu nâng hạ nắp hầm hàng, các cơ cấu phanh hãm v.v.
Hình 2.19 cho thấy cấu tạo của một xilanh lực điển hình. Trên piston có
các vòng làm kín (cúp ben) bằng vật liệu dẻo, phi kim loại như cao su tổng
hợp, teflon v.v. Cán piston cũng cần được làm kín và có các phớt gạt bụi bẩn.

45
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.19: Cấu tạo một xilanh lực điển hình

46
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.2.2.2. Xilanh cánh gạt hạn chế (Xilanh mômen)


Xilanh cánh gạt hạn chế có rotor quay không hết vòng tròn. Góc quay lớn
nhất với loại một cánh là 280o, áp suất làm việc tới khoảng 300 bar. Nếu có
hai cánh gạt đối xứng, góc qua max chỉ còn 1000, áp suất làm việc khoảng
60bar. Hình 2.20 và 2.21 cho thấy cấu tạo của một số xilanh cánh gạt điển
hình.


Hình 2.20: Cấu tạo một xilanh lực điển hình

47
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.21: Ảnh chụp một xilanh cánh gạt 2 cánh đối xứng cắt trích.

48
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.3. Máy thủy lực thể tích rôto


2.3.1. Bơm bánh răng
Bơm bánh răng được dùng phổ biến nhất trong các hệ thống truyền động
thủy lực vì nó có nhiều ưu điểm: kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, làm việc tin cậy,
tuổi thọ cao…. Chúng thường được dùng để bơm các chất lỏng có độ nhớt cao
như dầu thủy lực, dầu nhờn…

Hình 2.35: Kết cấu và nguyên lý làm việc của bơm bánh răng
1‐Bánh răng chủ động 2‐Bánh răng bị động 3‐Vỏ bơm

2.3.1.1. Đặc điểm kết cấu


 Bơm có từ 2 bánh răng trở lên ăn khớp với nhau, có thể ăn khớp ngoài
hoặc ăn khớp trong.
 Loại bơm dùng 2 bánh răng ăn khớp ngoài với nhau là đơn giản nhất
Số răng của bánh răng bơm thường gặp là Z = 28.

2.3.1.2. Nguyên lý hoạt động (Hình 2.35)


Bánh răng chủ động 1, gắn liền trên trục lai, ăn khớp với bánh răng bị
động 2, cả hai bánh răng đều được đặt trong vỏ 3. Khoảng trống A trong vỏ
49
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

bơm được gọi là họng hút của bơm, khoảng trống B là họng đẩy. Khi bơm
làm việc, bánh răng chủ động quay (theo chiều trên hình vẽ) kéo bánh răng
bị động quay, ở phía khoang A là vị trí các bánh răng ra khớp, thể tích tăng
nên áp suất sẽ giảm, chất lỏng được nạp vào khoang A và được các răng
chuyển di theo cung của vỏ bao đến họng B, tại đây là vị trí các bánh răng vào
khớp nên thể tích chứa chất lỏng giảm, áp suất tăng lên, chất lỏng bị chèn ép
và được đẩy ra ngoài.

2.3.1.3. Sản lượng bơm bánh rang


 Sản lượng lý thuyết của bơm bánh răng:
Qlt  V .Z .n.2  2 n.m.Z .B

Trong đó: V – Thể tích một rãnh răng


Z – Số răng của bánh răng chủ động
B – Bề dầy của bánh răng
m – Modun của các cắp bánh răng ăn khớp
n – Số vòng quay của bánh răng chủ động
 Trong thực tế, một phần chất lỏng quay ngược trở lại cửa hút, vậy sản
lượng thực tế là:
Qt  Qlt .Q  V .Z .n.2.Q  2 .n.m.Z .B.Q

Với Q – Hiệu suất lưu lượng của bơm

2.3.1.4. Một số đặc điểm của bơm bánh rang


Trị số áp suất sẽ tăng dần theo từng rãnh răng từ cửa hút đến cửa đẩy. Do
vậy tổng hợp lực do áp suất đó gây nên sẽ có giá trị lớn và có phương hướng
kính. Ngoài lực tác động do áp suất này ta còn cần phải tính đến lực lai truyền
động giữa bánh răng chủ động và các bánh răng bị động trong quá trình tính
toán chọn ổ đỡ cho bơm.
Hiện tượng nén chất lỏng ở đỉnh răng tại vị trí ăn khớp, đây là một điểm
rất đặc biệt. Do luôn tồn tại khe hở giữa đỉnh bánh răng này và rãnh bánh răng
kia nên chất lỏng không thoát ra được. Như ta đã biết chất lỏng không chịu nén
nên nếu như chất lỏng không thoát ra được chúng sẽ tồn tại như một vật rắn,
cản trở truyền động, gây tác động lớn lên các ổ đỡ và có thể phá hỏng các bánh
răng. Để giải thoát chất lỏng bị nén ở đỉnh răng ta dùng một số cách sau:
 Chế tạo răng chéo hoặc răng chữ V
 Khoan lỗ từ đỉnh và từ rãnh răng của bánh răng bị động về tâm để dẫn
chất lỏng ra ngoài khỏi khoang kín
 Phay những rãnh tích hợp tại vỏ nắp của bơm

50
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


Hình 2.36: Hiện tượng chất lỏng bị kẹt ở đỉnh răng

Bơm bánh răng chỉ thích hợp với loại chất lỏng có độ nhớt vừa và có tính
bôi trơn tốt. Do đặc điểm ăn khớp nên buộc phải bôi trơn trong quá trình bơm
làm việc vận chuyển chất lỏng và nếu bơm chất lỏng có động nhớt thấp như
nước sẽ có tổn thất lưu lượng lớn hoặc bơm chất lỏng có độ nhớt cao sẽ xuất
hiện tổn thất thủy lực lớn. Trong thực tế, bơm bánh răng chỉ thích hợp dùng để
bơm dầu, đặc biệt là dầu nhớt
Bơm bánh răng có kết cấu đơn giản, kích thước gọn nên rất bền và chịu
quá tải tốt
Bơm có khả năng tạo áp suất khá cao 20  30kg/cm2, và có sản lượng đều
hơn nhiều so với bơm piston
Do khe hở giữa phần động và phần tĩnh khá nhỏ và đặc điểm lai truyền
bằng bánh răng nên bơm rất nhạy cảm với các vật bẩn, do vậy ta cần phải quan
tâm đến các phin lọc và loại chất lỏng công tác.
Có khả năng hoạt động như một động cơ thủy lực
Bơm bánh răng có thể hoạt động với nhiều giá trị vòng quay khác nhau
song vẫn bị giới hạn bởi nếu vòng quay bơm quá cao thì các răng của bơm sẽ
tạo lực li tâm cho chất lỏng tại cửa hút và có xu thế cản trở dòng chất lỏng nạp
vào cửa hút

2.3.1.5. Một số kiểu bơm bánh răng


a. Kết cấu bơm bánh răng ăn khớp ngoài
51
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


Hình 2.37: Bơm bánh răng ăn khớp ngoài
1‐ Trục chủ động 2‐ Trục bị động 3‐ Các bánh răng 4‐ Chân bệ
5‐ Thân bơm 6‐ Mặt ốp đầu 7‐ Lá căn 8‐ Bulông
9‐ Vật liệu làm kín 10‐ Hộp làm kín trục



b. Bơm 3 bánh răng
Khi cần tăng lưu lượng, giảm kích thước ta sử dụng bơm 3 bánh răng.
Bánh răng chủ động bố trí ở giữa thướng có số răng lớn hơn số răng của
52
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

bánh răng bị động từ một đến 3 răng nhằm làm cho lưu lượng của hai bơm
lệch pha để giảm dao động lưu lượng và áp suất. (Hình 2.38)

Hình 2.38: Bơm 3 bánh răng


c. Bơm bánh răng nhiều cấp
Khi cần áp suất chất lỏng cao, người ta dùng bơm nhiều cấp. Trên hình
2.39 giới thiệu bơm bánh răng 3 cấp. Vì trong mỗi cấp của bơm đều có tồn
thất lưu lượng (do rò rỉ) nên trong bơm nhiều cấp thường bố trí cấp trước có
lưu lượng lớn hơn cấp sau. Để đề phòng trường hợp thừa lưu lượng giữa cấp
trước và cấp sau, người ta bố trí các van tràn giữa các cấp để tự điều chỉnh
lưu lượng và áp suất làm việc

53
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.39: Bơm 3 cấp


d. Bơm bánh răng ăn khớp trong
Trong trường hợp cần bơm bánh răng có độ cứng vững lơn, kích thước
thật nhỏ gọn, người ta dùng bơm bánh răng ăn khớp trong. Những loại bơm
này chỉ dùng trong các trường hợp đặc biệt vì có kết cấu phức tạp, gia công
khó khăn và đặt tiền. Trên hình 2.40 giới thiệu kết cấu một bơm bánh răng
ăn khớp trong, lưỡi chắn hình lưỡi liềm bố trí giữa hai bánh răng để ngăn
cách giữa khoang hút và khoang đẩy.

54
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


Hình 2.40: Bơm bánh răng ăn khớp trong

55
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.3.2. Động cơ bánh răng


Động cơ bánh răng thường có áp suất làm việc giới hạn ở 140 bar với
vòng quay khá lớn, khoảng 2400 vòng/phút, lưu lượng khoảng 150 gpm. Hình
2.41 và 2.42 giới thiệu nguyên lý làm việc và hình cắt trích một động cơ bánh
răng điển hình.

Hình 2.41: Nguyên lý tạo mômen của động cơ bánh răng ăn khớp ngoài.

Hình 2.42: Ảnh chụp một động cơ bánh răng điển hình
56
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.3.3. Bơm cánh gạt

e

Hình 2.43: Nguyên lý hoạt động của bơm cánh gạt
1‐ Vỏ bơm 2‐ Rotor 3‐ Cánh gạt 4‐ Lò xo

2.3.3.1. Kết cấu và nguyên lý hoạt động


Trên hình 2.43 trình bày sơ đồ nguyên lý hoạt động của bơm cánh gạt đơn
giản nhất. Bơm gồm có một vỏ hình trụ 1 trong đó có rotor 2. Tâm của rotor và
vỏ được đặt lệch nhau một khoảng e. Trên rotor có các rãnh để chứa các bản
phẳng 3. Khi rotor quay, các bản phẳng này trượt trong các rãnh của rotor và
gạt chất lỏng đi nên chúng được gọi là các cánh gạt. Phần không gian được giới
hạn bởi vỏ bơm và rotor được gọi là thể tích làm việc. Nhờ vào lực đẩy của các
lò xo 4, các cánh gạt 3 luôn tỳ sát vào thành vỏ bơm.
Giả sử khi bơm làm việc, rotor quay theo chiều mũi tên, thể tích chứa chất
lỏng từ A đến C tăng dần, áp suất giảm nhờ vậy chất lỏng được hút vào chứa
đầy trong họng hút của bơm. Từ điểm C đến điểm B, thể tích khoang công tác
giảm dần, áp suất chất lỏng tăng dần lên và chất lỏng được đẩy vào ống đẩy.
Để chất lỏng không chảy ngược từ họng đẩy về họng hút và không bị
“chẹt” trong các thể tích làm việc kín thì các cánh gạt phải được bố trí sao cho
khi cánh gạt này bắt đầu gạt chất lỏng (ở vị trí I) thì cánh gạt kia cũng cửa thôi
không gạt chất lỏng nữa (vị trí II).
Như vậy ta thấy lưu lượng của bơm không đều, nó nhỏ nhất khi cánh
gạt bắt đầu vào vị trí làm việc I, lớn nhất khi cánh gạt ở vị trí C.

57
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.3.3.2. Tính sản lượng bơm cánh gạt 1 hiệu lực


Lưu lượng riêng của bơm trong 1 vòng quay:
q  2.B.e.  2. .R  i.s 
Trong đó: B – Bề rộng của cánh gạt trong vỏ bơm
R – Bán kính mặt làm việc của vỏ bơm
i – Số cánh gạt
s – Bề dày của 1 cánh gạt
e – Độ lệch tâm
Sản lượng của bơm được tính theo công thức:
Q  q.n.Q  2.B.e.n.  2. .R  i.s  .Q
Trong đó: n – Số vòng quay của bơm
Q – Hiệu suất lưu lượng của bơm

2.3.3.3. Điều chỉnh sản lượng


Bơm cánh gạt có ưu điểm là có thể điều chỉnh được sản lượng khi số vòng
quay làm việc không đổi.
Nhìn trên hình 2.44 ta thấy, lưu lượng của bơm cánh gạt có thể được điều
chỉnh bằng cách thay đổi trị số của độ lệch tâm e. Ngoài ra nếu thay đổi dấu của
e thì còn có thể đảo chiều làm việc của bơm. Khi vị trí tương đối của rotor trong
vỏ bơm như trên hình 4.31a thì chất lỏng sẽ được chuyển từ A đến B với
e  emax thì Q  Qmax . Khi đểy vỏ bơm sang phải, e giảm dần, lưu lượng giảm cho
đến khi e  0 thì Q  0 và nếu tiếp tục đẩy vỏ bơm sang phải thì e đổi dấu,
chiều chuyển động của chất lỏng thay đổi từ B sang A.

Hình 2.44: Điều chỉnh sản lượng bơm cánh gạt

58
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.3.3.4. Một số kiểm bơm cánh gạt


a. Bơm nhiều cánh gạt
Để cho bơm có lưu lượng đầu, ít dao động người ta dùng bơm nhiều
cánh gạt, thường thì số cánh gạt trong bơm có từ 4 đến 12 cánh

 
2 2

A B

59
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


Hình 2.45: Bơm nhiều cánh gạt
Trên hình 2.45 là sơ đồ kết cấu của bơm 6 và 8 cánh gạt. Gờ chắn AB,
CD ngăn không cho chất lỏng từ buồng đẩy chảy ngược về buồng hút.
Để chất lỏng không bị nghẹt, gờ chắn AB phải có chiều dài thích hợp
sao cho khi một cánh bắt đầu vào vị trí A thì cánh gạt trước nó phải
vừa đến vị trí B. Nghĩa là cung AB chứa góc  ở tâm bằng góc giữa 2
cánh gạt hướng tâm và cung AB được đặt ở chính tâm trên vỏ.

2.3.3.5. Bơm nhiều hiệu lực


Bơm tác động kép giúp tăng lưu lượng bơm gấp đôi và cân bằng tốt các
lực hướng kính trên thân rotor. Loại bơm kép được giới thiệu trên hình 2.46

60
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.46: Bơm cánh gạt tác động kép

2.3.4. Động cơ cánh gạt


Các động cơ cánh gạt có áp suất làm việc giới hạn ở khoảng 140bar, lưu lượng
khoảng 250 gpm và vòng quay max khoảng 4000 v/phút. Có nhiều kiểu khác nhau.
Kiểu kép hoạc nhiều hiệu lực có khả năng cân bằng các lực huớng kính và linh động
trong điều chỉnh thể tích công tác, nhờ đó có thể điều chỉnh được tốc độ động cơ
mềm hơn. Hình 1.47 cho thấy nguyên lý tạo mômen quay cho động cơ cánh gạt, loại
đơn và loại kép. Hình 2.48 cho thấy cấu tạo của một động cơ cánh gạt điển hình.

61
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.47: Nguyên lý hoạt động của động cơ cánh gạt đơn và kép

62
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.48: Cấu tạo của một động cơ cánh gạt có lò xo đẩy cánh

2.3.5. Bơm trục vít

2.3.5.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động


Bơm có từ 2 đến 3 trục vít ăn khớp với nhau, đặt trong vỏ cố định có lõi
dẫn chất lỏng vào và ra. Khe hở giữa các trục vít và vỏ máy nhỏ. Trục vít có biên
dạng ren chữ nhật, hình thang hoặc xiclôit. Trục vít chủ động có chiều ren phải,
ăn khớp với trục vít bị động có chiều ren trái
63
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Trên hình 2.49 giới thiệu kết cấu một bơm hai trục ví ren chữ nhật. Trục
vít chủ động 1 có ren hình chữ nhật, chiều ren phải, ăn khớp với trục vít bị động
2 có chiều ren trái. Ở phía cuối hai trục vít có lắp hai bánh răng 3 cũng ăn khớp
với nhau. Các trục vít được định vị bằng các ổ đỡ đặt trong vỏ bơm 4. Vỏ bơm
có họng hút A và họng đẩy B. Khe hở giữa các trục vít và vỏ bơm rất nhỏ.
Nguyên lý hoạt động của bơm như sau: Giả sử ta có một đai ốc ăn khớp
với ren trục vít, nếu giữ cho đai ốc không quay khi trục vít quay thì đai ốc sẽ
chuyển động tịnh tiến dọc theo trục vít. Ta hình dung nếu xung quanh ren trục
vít chứa đầy chất lỏng, tạo thành một “đai ốc chất lỏng” ăn khớp với ren trục
vít. Nếu có một tấm chắn (hình 2.49b) giữ cho “đai ốc chất lỏng” không quay
theo trục vít khi trục vít quay thì khối chất lỏng giữa các mặt ren sẽ chuyển
động tịnh tiến dọc theo trục vít. Sự vận chuyển chất lỏng trong bơm trục vít
cũng theo nguyên tắc như vậy. Khi hai trục vít ăn khớp với nhau, rãnh ren trên
trục vít này ăn khớp với thân ren trên trục vít kia, có tác dụng như một tấm
chắn không cho chất lỏng trong rãnh ren quay theo trục mà chỉ tịnh tiến từ
họng hút đến họng đẩy.

Hình 2.49: Kết cấu, nguyên lý bơm 2 trục vít


Chất lỏng tại họng hút A điền đầy vào rãnh ren ở vị trí a, khi trục vít
quay một vòng, thân ren b của trục vít kia ăn khớp với rãnh ren a và đẩy khối
chất lỏng trong đó từ vị trí a đến vị trí a’ và từ a’, khi trục vít quay một vòng
nữa thì chất lỏng lại được đẩy tới a’’. Cứ như thế chất lỏng được chuyển từ
họng hút đến họng đẩy. Bơm hai trục vít ren vuông hoặc ren hình thang khảo
sát ở trên có nhược điểm là khó bảo đảm kín thể tích làm việc (thể tích giới
hạn giữa các mặt ren và vỏ bơm) nên tổn thất lưu lượng và thủy lực lớn do
vậy hiệu suất bơm tương đối thấp

64
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.3.5.2. Sản lượng bơm trục vít


Mỗi vòng quay, trục vít chuyển được một khối chất lỏng có thể tích bằng
thể tích rãnh ren trong một bước răng t. Nếu gọi A là diện tích mặt cắt ngang
của rãnh ren thì ta có lưu lượng riêng lý thuyết của bơm trục vít là: qlt  A.t
nq n. A.t
Lưu lượng lý thuyết của bơm trong một giây là: Ql  
60 60
Với n – Số vòng quay của bơm trong một phút
n. A.t
Lưu lượng thực tế trong một giây của bơm: Qtt  Q .Ql  .Q
60
Với Q – Hiệu suất lưu lượng của bơm (Q= 0,750,85)

2.3.5.3. Một số đặc điểm của bơm trục vít


Trong những năm gần đây người ta thuờng sử dụng bơm trục vít trong
công nghiệp nhất là trong các hệ thống truyền động thủy lực vì bơm trục vít có
rất nhiều ưu điểm:
 Lưu lượng điều hòa, ít dao động hơn lưu lượng của bơm bánh răng.
 Hiệu suất tương đối cao (6070%)
 Kết cấu nhỏ gọn, chắc chắn, làm việc tin cậy, không ồn
 Có thể làm việc với số vòng quay lớn (15003000v/p) và áp suất cao
(150200at)
 Lực dọc trục lớn, phụ thuộc vào áp suất đẩy và công suất lai truyền
Thích hợp dùng để bơm chất lỏng sạch, có tính bôi trơn tốt, có thể là
dầu đốt hoặc dầu nhờn

2.3.5.4. Một số dạng bơm trục vít


a. Bơm dùng trục vít có hai phần ren ngược chiều nhau nhằm cân
bằng lực dọc trục
Khi bơm làm việc phát sinh tải trong dọc trục tác dụng lên các ổ đỡ làm
giảm tuổi thọ của bơm. Để giảm tải trọng người ta dùng bơm trục vít có hai
phần ren vít ngược chiều nhau. Như vậy khi bơm làm việc lực dọc trục sinh
ra ở hai phía của trục vít sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau.

65
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.50: Bơm dùng trục vít có hai phần ren ngược chiều

Hình 2.51: Bơm 2 trục vít

66
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

b. Bơm nhiều trục vít


Ở kiểu bơm này, thể tích làm việc kín hơn vì diện tích làm kín giữa các
mặt ren khi ăn khớp với nhau được nhiều hơn, hiệu suất lưu lượng lớn
hơn


Hình 2.52: Bơm 3 trục vít

67
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


Hình 2.53: Bơm 3 trục vít

68
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.4. Máy thủy lực thể tích pittông rôto


2.4.1. Bơm piston rotor hướng kính


Hình 2.22: Nguyên lý hoạt động của bơm piston rotor hướng kính

69
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.4.1.1. Cấu tạo


 Gồm rotor hình trụ, các piston, vành trượt và vỏ bơm.
 Rotor được một động cơ sơ cấp lai cho quay tròn.
 Xilanh là các lỗ trụ hướng tâm khoan trên thân rotor.
 Các piston, thường có số lẻ, 9 hoặc 11, được lắp vào các xilanh này.
 Rotor được đặt lệch tâm so với vành trượt tròn, có lượng lệch tâm “e”.

2.4.1.2. Nguyên lý hoạt động


 Khi rotor quay, dưới tác động của lực ly tâm, các piston văng ra tỳ sát
lên vành trượt qua các guốc truợt.
 Mặt phẳng đi qua hai đường tâm rotor và vành trượt tạo ra phân cách
giữa hành trình hút và đẩy của các piston.
 Ví dụ như trên hình 2.22, Rotor quay theo chiều kim đồng hồ, thì quá
trình hút xảy ra khi các piston đi vào vùng nửa dưới hình, chúng có xu
hướng đi ra khỏi xilanh, có chân không trong các xilanh đó và tạo thành
hành trình hút chất lỏng vào bơm. Quá trình đẩy xảy ra khi các piston đi
vào vùng nửa trên của hình, các piston bị vành trượt ép vào trong
xilanh, thể tích xilanh giảm và đầu bị ép ra khỏi xilanh vào cửa đẩy.
 Nếu độ lệch tâm e = 0 thì bơm không có hành trình hút và đẩy.
Độ lệch tâm đổi chiều thì bơm đổi chiều cấp chất lỏng.

2.4.1.3. Lưu lượng bơm rotor piston hướng kính


Lưu lượng của bơm được tính như sau:
d2 d2
q .2e.i  .e.i QT  q.n
4 2
Trong đó: d = đường kính piston
e = độ lệch tâm
n = vòng quay /phút của trục rotor
i = số piston.

70
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


Hình 2.23: Sản lượng bơm piston rotor hướng kính

71
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

2.4.2. Bơm roto piston hướng trục

2.4.2.1. Kết cấu và nguyên lý hoạt động


Hình 2.24 giới thiệu nguyên lý hoạt đông của một bơm rotor piston
hướng trục có đường tâm gãy. Trục quay và khối xialnh được liên kết với
nhau qua khớp các‐đăng và chúng quay cùng nhau bởi một động cơ sơ cấp
lai. Đường tâm khối xilanh và trục quay gãy nhau một góc “θ”. Trên khối
xialnh có các lỗ xilanh khoan dọc trục, trong đó có lồng các piston. Cán piston
có một đầu ăn khớp cầu vào đĩa khớp trên trục dẫn động. Mặt phẳng đi qua
hai đường tâm trục và khối xilanh tạo ra phân cách giữa vùng hút và đẩy.
Xem các buóc hình thành hành trình hút đẩy trên hình 2.24.

Hình 2.24: Nguyên lý hoạt động của bơm piston rotor hướng trục có đường tâm gãy
Dạng thứ hai khá thông dụng của bơm rotor piston hướng trục có
khối xilanh trùng tâm với trục quay. Các cán piston được ăn khớp
trượt với một đĩa nghiêng. Tất cả các chi tiết này quay cùng nhau, do
72
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

một động cơ sơ cấp lai. Xem hình 2.25. Một đĩa trượt có các rãnh
hứng tĩnh được ép sát vào một đầu khối xilanh nhờ một lò xo.

Hình 2.25: Bơm piston rotor hướng trục có đường tâm gãy có xilanh trợ động thay đổi
hành trình có ích

73
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.26: Cấu tạo và ảnh chụp một bơm piston rotor hướng trục thẳng tâm

2.4.2.2. Lưu lượng bơm này xác định theo công thức sau.
Lưu lượng của bơm được tính bằng công thức:
q  i. A.S  i. A.D.tan( ); QT  q.n  D. A.n.i.tan( );

Trong đó: i = số piston; A= diện tích piston; S = hành trình của piston
D = đường kính vòng khớp trượt trên đĩa nghiêng;
γ = góc nghiêng hay góc gãy tâm;
n = vòng quay / phút của trục quay.

74
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Sự thay đổi thể tích công tác của bơm rotor piston hướng trục phụ
thuộc và góc gãy θ được trình bày trên hình 2.25. Nếu đĩa nghiêng có thể
thay đổi được độ nghiêng thì lưu lượng bơm thay đổi và có thể đảo chiều cấp
chất lỏng. Hình 2.26 cho thấy cấu trúc của một bơm thẳng tâm có xilanh trợ
động thay đổi lưu lượng.

75
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


Hình 2.27: Thể tích công tác của bơm piston rotor hướng trục phụ thuộc vào góc
nghiêng γ của đĩa piston bơm

76
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


Hình 2.28: Bơm piston rotor hướng trục thẳng tâm có sản lượng biến thiên

2.4.3. Động cơ rotor piston


Các động cơ rotor bao gồm động cơ rotor piston hướng trục và hướng kính.
Hình 2.29 giải thích nguyên lý tạo mômen làm quay trục động cơ piston rotor
hướng trục thẳng tâm. Góc nghiêng của đĩa nghiêng hoặc góc gãy tâm trục thường
nằm trong khoảng từ 7,5‐300. Góc nghiêng quá nhỏ sẽ làm động cơ không phát
huy được mômen; Góc quá lớn có thể làm kẹt và gãy piston. Áp suất công tác của
loại động cơ này rất cao, khoảng 300bar, vòng quay max tới 12000 vòng/phút,
lưu lượng tới 450gpm.
Nếu ta đổi cjiều cấp chất lỏng, các động cơ rotor piston có thể đảo chiều
quay nhanh chóng. Hình 2.30 cho thấy nguyên lý tạo mômen và hình 2.31 cho
biết cấu tạo của động cơ rotor piston gãy tâm cố định.

77
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.29: Hai kiểu cấu tạo của động cơ rotor thẳng tâm.

78
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích


Hình 2.30: Động cơ rotor piston hướng trục gãy tâm có sản lượng không đổi.

79
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.31: Nguyên lý tạo mômen của động cơ piston rotor hướng trục gãy tâm.

Hình 2.32: Cấu tạo của động cơ piston rotor hướng kính của hãng HAGGLUNDS

2.4.3.1. Động cơ thuỷ lực hình sao

80
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 2: Máy Thủy Lực Thể Tích

Hình 2.33: Cấu tạo một động cơ hình sao điển hình
Động cơ thuỷ lực hình sao là một dạng đặc biệt của động cơ rotor piston
hướng kính. Thông thường chúng có vòng quay thấp và tạo ra được mômen cực
lớn mà không cần đến các hộp giảm tốc. Vòng quay có thể thay đổi mềm từ 0‐300
v/p. Động cơ có thể tự hãm bằng dầu rất tốt, áp suất làm việc khoảng 200bar,
mômen lớn nhất khoảng 1,108,000 in.lb, hiệu suất tới 95%.
Hình 2.33 cho thấy cấu tạo của một động cơ hình sao. Hình 2.34 là hình dáng
của van phân phối cân bằng và nhóm piston lực. Tránh lắp nhầm van phân phối vì
có thể gây đảo chiều quay của động cơ.


Hình 2.34: Hình dáng và cấu tạo van phân phối cân bằng và nhóm piston











81
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG

3.1. Khái quát chung


Trong buồng máy tàu thủy người ta cần tới rất nhiều loại van, ống và các phụ
kiện khác để bố trí các hệ thống phục vụ cho việc vận chuyển công chất có nhiệt độ
và áp suất khác nhau tới các nơi tiêu thụ hoặc các trang thiết bị, máy móc. Trong
chương này chúng ta sẽ tìm hiểu tên gọi và kết cấu sơ bộ của các thiết bị có thể có
trong hệ thống đường ống.

3.2. Ống
Để có thể chạy được đường ống trong buồng máy thì cần phải có các đoạn
ống thẳng dài, các đoạn ống cong (co góc). Các đoạn ống rời sẽ được nối liền lại
với nhau bằng cách hàn chặt lại, bằng các đoạn măng‐xông (dùng với ống cỡ nhỏ)
hoặc chúng sẽ được lắp mặt bích ở 2 đầu rồi sau đó được bắt vào nhau qua các
mặt bích này và được làm kín nhờ các gioăng làm kín tương ứng. Tùy theo điều
kiện làm việc của chất lỏng mà người ta sẽ chọn ống làm bằng vật liệu thích hợp,
bảng 3.1 liệt kê một số loại ống điển hình.
Bảng 3.1: Hệ thống – Vật liệu làm ống
Hệ thống Vật liệu làm ống
Hệ thống hơi thải Thép cacbon BS 3601
Hệ thống nước biển tuần hoàn Hợp kim đồng‐nhôm
Hệ thống nước rửa boong Thép cacbon BS 3601 có mạ kẽm
Hệ thống la canh, ballast Thép cacbon BS 3601 có mạ kẽm
Hệ thống khí nén điều khiển Đồng
Hệ thống gió khởi động Thép cacbon BS 3602
Trong các hệ thồng dùng ống tráng kẽm, sau khi hàn các mối nối ống chúng
ta phải tráng kẽm lại. Các đoạn ống sẽ được gông chặt vào các vách, giá đỡ cứng
bằng các kẹp ống (quai nhê) để hạn chế không cho ống rung động quá lớn bảo
đảm độ bền của hệ thống đường ống. Các ống dẫn hơi nước hoặc ống trong các hệ
thống mà nhiệt độ thường xuyên thay đổi, ống có thể co giãn, người dùng các giá
đỡ ống có lò xo cho phép ống có thể dịch chuyển một lượng nhất định hoặc người
ta sẽ dùng các mối nối ống có thể giãn nở được để nối ống lại với nhau.

3.3. Van
Trong hệ thống đường ống người ta cần phải lắp thêm các van để có thể điều
chỉnh, đóng/mở dòng chảy của công chất. Dưới đây sẽ là một số dạng van cơ bản
và chức năng của chúng.

82
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

3.3.1. Van xả (van tay gạt)


Van tay gạt thường được lắp cho các đoạn ống có đường kính nhỏ. Khi ta
gạt tay van, lõi giữa của van sẽ xoay theo tới vị trí ngắt dòng chảy của công chất
qua van. Trên hình 3.2 trình bày một van tay gạt điển hình.

Hình 3.2: Van tay gạt

3.3.2. Van cầu

Hình 3.3: Van Cầu



83
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

Kết cấu van cầu gồm thân van có hình dạng chỏm cầu, trên đó có lắp đế
van, đế van có thể được đậy kín bằng một nấm van (Hình 3.3). Thân van sẽ
được đúc thêm 2 mặt bích ở hai đầu để ta có thể lắp van vào hệ thống đường
ống. Dòng công chất sẽ lưu thông qua đế van. Thông thường người ta sẽ bố trí
sao cho công chất đi từ phía dưới đế van lên khoang phía trên, tức là khi van
đóng lại thì khoang phía trên này sẽ không phải chịu áp lực do công chất tác
động lên. Bên trong van còn có ti van gắn liền với nấm van, ti van này sẽ nối dài
lên trên và được gắn thêm tay vặn van để ta có thể đóng mở van. Trên ti van có
một phần ren vặn vừa với phần ren trên nắp chụp của van, như vậy khi ta xoay
tay vặn van thì ti van sẽ được nâng lên hoặc hạ xuống qua đó làm cho nấm van
hở ra hoặc đóng kín cửa van lại. Tại vị trí mà ti van đi qua nắp chụp ở ngay sát
với thân van người ta ép trết để làm kín, ngăn không cho công chất rò lên phía
nắp chụp van. Bề mặt tiếp xúc của đế van và nấm có thể là mặt phẳng hoặc mặt
nón cụt và được phủ một lớp hợp kim cứng. Để van có thể đóng kín thì khi tháo
lắp van chúng ta phải rà kín mặt tiếp xúc giữa hai chi tiết này. Van cầu thường
có 2 dạng: dạng thứ nhất là 2 mặt bích của van song song nhau và dạng thứ 2 là
2 mặt bích của van vuông góc với nhau.

Hình 3.4: Van một chiều có nấm van dạng cửa có bản lề
84
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

Trên hệ thống đường ống cũng rất cần đến van một chiều, van một chiều
có tác dụng chỉ cho công chất chảy theo một chiều nhất định, không thể chảy
ngược lại. Thường thì kiểu van này không có ti van, nấm van sẽ được bố trí sao
cho tự đóng mở dưới tác động của công chất, nấm van có thể dạng cửa có bản lề
(Hình 3.4) hoặc kiểm nấm trượt tự do (Hình 3.5). Ở kiểu nấm van trượt tự do,
để nấm van có thể đóng vào đúng vị trí trên nấm van phải có phần dẫn hướng
hoặc các cánh dẫn hướng. Một số van một chiều nhỏ, để tăng khả năng phục hồi
vị trí đóng kín của nấm van, người ta lắp thêm lò xo, hoặc một số van có thể có
thêm ti van nối ra tay van để chúng ta có thể đóng cưỡng bức van lại.

Hình 3.5: Van một chiều có nấm van trượt tự do

3.3.3. Van cửa sập


Van cửa sập trong hệ thống thướng được đóng hoặc mở hết cỡ, nó không
phù hợp cho các mục đích cần điều chỉnh lưu lượng công chất. Khi mở van,
cánh cửa van sẽ được nâng hết cỡ lên, hoàn toàn không còn che đế van nữa nên
công chất sẽ chảy qua toàn bộ diện tích đế van (Hình 3.6). Phần dưới của ti van
được tiện ren để vặn vào phần ren bên trong cánh cửa của van, như vậy khi ta
xoay tay van sẽ làm cho ti van quay, qua đó cánh cửa van có thể được nâng lên
hoặc hạ xuống tương ứng mở hoặc đóng kín đế van. Cánh cửa van có thể là
dạng tấm phẳng hoặc có dạng hình nêm. Với các van cửa sập lớn thì phần đế
van sẽ được đúc rời sau đó ép vào thân van, phần mặt tiếp xúc trên cánh cửa
van cũng được chế tạo rời rồi sau đó lắp vào cánh cửa của van, 2 bộ phận này
có thể thay thế được.

85
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

Hình 3.6: Van cửa sập



3.3.4. Van bướm

Hình 3.7: Van buớm


Van bướm bao gồm một đĩa tròn quay ngang qua tiết diện của vòng thân
van, vòng thân van có đường kính trong bằng với đường kính của ống lắp van.
86
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

Van này có ưu điểm là đóng mở rất nhanh (vì chỉ cần xoay đĩa van đi ¾ vòng)
và cho phép công chất chảy tràn qua toàn bộ tiết diện cửa van. Đường kính long
trong van có từ 6mm đến 100mm. Trên hình 3.7 là kết cấu 1 van bướm điển
hình có cắt trích. Do kết cấu van đơn giản và có thể đóng hoặc mở từ xa nên
kiểu van này được sử dụng rất nhiều trong hệ thống nước làm mát, hệ thống
ballast…

3.3.5. Van an toàn


Nười ta sử dụng van an toàn để ngăn không cho áp suất trong hệ thống
đường ống tăng quá cao. Nấm van được ép chặt vào đế van dưới tác động của lò
xo (Hình 2.8). Khi vặn vít điều chỉnh, lực nén của lò xo sẽ thay đổi do vậy làm
thay đổi giá trị áp suất mở van. Nếu áp suất trong đường ống vượt quá mức đặt
trước, áp lực do công chất tác động lên đế van sẽ lớn hơn áp lực do lò xo tạo ra,
đế van sẽ được đẩy lên trên và công chất tràn qua cửa van về đường hồi.

Hình 3.8: Van an toàn




87
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

3.3.6. Van giảm áp


Trong một số hệ thống, người ta cần dùng tới hơi hoặc gió nén với áp suất
nhỏ hơn áp suất hơi do nồi hơi sinh ra hoặc áp suất gió nén trong chai gió, để
có thể làm làm được việc đó ta cần dùng tới các van giảm áp. Van giảm áp sẽ
giúp chúng ta giảm áp suất công chất xuống mức nhất định nào đó và duy trì ổn
định ngay tại giá trị áp suất đó.
Trên hình 3.9 là kết cấu một van giảm áp tác động gián tiếp (2 cấp). Kiểu
van này cho phép tạo được áp suất chính xác, ổn định trên đường ống. Trong
van người ta dùng thêm một ti điều khiển để điều chỉnh lượng công chất ở
khoang trên piston van làm cho piston dịch chuyển lên hoặc xuống qua đó mới
điều chỉnh nấm van chính phía dưới.

88
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

Hình 3.9: Van giảm áp

89
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

3.4. Tổn thất trện hệ thống đường ống


Cột áp tổng mà bơm cần có xác định từ nhiều yêu cầu sau
 Cột áp, hoặc áp suất cần có, tại nơi tiêu thụ. Ví như, áp suất trong hệ cứu
hoả xác định từ yêu cầu của đăng kiểm về áp suất nước cần có sau van
nối tới vòi rồng. Áp suất này thường ở khoảng 2,6 kG/cm2. Áp suất tại
bơm bằng áp suất này cộng với tổng tổn thất thuỷ lực trên đường ống
dẫn tới nơi tiêu thụ.
 Tổn thất cột áp trên đường ống dẫn có thể tra theo bảng thực nghiệm
(Hình 3.10) của hãng chế tạo bơm nổi tiếng IMO như sau.
 Tổn thất dọc đường ống có thể xác định được khi biết đường
kính trong của ống, độ nhớt và tốc độ chảy của chất lỏng lưu
chuyển trong ống. Với mỗi loại đường kính ống ta có một đồ thị
tra tổn thất thuỷ lực. Khi biết độ nhớt ta chọn được đường cong
dốc lên trên đồ thị, áp lưu lượng định mức vào trục tung, từ đó
kẻ một đường ngang cho gặp đường cong có chỉ báo độ nhớt tại
một điểm. Từ điểm đó dóng thẳng xuống trục hoành ta có được
chỉ số tổn thất áp suất của mỗi 100 mét chiều dài ống tính theo
số mét cột chất lỏng.
Ví dụ: Một đường ống có đường kính trong ID=50mm, chuyển
nước có độ nhớt khoảng 1 mm2/s (cSt), lưu lượng chảy là 400 lít/min.
Tổn thất áp suất dọc đường, tra bảng, sẽ là khoảng 20m cột
nước/100m chiều dài ống
 Tổn thất cục bộ tại các van, các đoạn ống cong... được tính theo
bảng B‐4110. Mỗi chi tiết như vậy có tổn thất áp suất tương
đương với tổn thất áp suất của một số mét ống là tích số của một
hệ số với đường kính ống tính theo milimet. Tương tự, ta xác
định được tổn thất cục bộ của các đoạn còn lại, từ đó tính được
cột áp mà bơm cần có, tương ứng với lưu lượng và loại chất lỏng
có độ nhớt đã chọn.

90
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

Hình 3.10: Đồ thị tra tìm tổn thất thuỷ lực đường ống, IMO

91
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống

Bảng B‐4110: Tổn thất ma sát thuỷ lực tại các van và đoạn nối ống, tính theo
chiều dài ống tương đương.

92
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 3: Hệ thống đường ống



Ví dụ: Một van đĩa cầu (globe valve) có tổn thất cục bộ tại van
tương đương  500  1000   d . Vậy, nếu ta chọn hệ số ở khoảng giữa là
 750  d  thì tổn thất áp suất tại van tương đương với tổn thất áp suất
của 750  d  750  50(mm )  37.5 mét ống. Tổn thất áp suất tại van tính
bằng số mét cột chất lỏng sẽ là:
20 (m coät chaát loûng)
37,5 (m oáng)  = 7,5 (m coät chaát loûng) 0,75 (kG/cm 2 )
100 (m oáng)

93
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG PHỤC VỤ TÀU THỦY

4.1. Hệ thống hút khô lacanh (Bilge System)


4.1.1. Nhiệm vụ
- Tiếp nhận các chất lỏng rò lọt dưới buồng máy như nước, dầu, dầu
nhờn hoặc từ hầm hàng như nước mưa, nuớc vệ sinh rồi sau đó lọc sạch
và thải ra ngoài.
- Yêu cầu phải có các thiết bị lọc.

4.1.2. Yêu cầu


- Hệ thống la canh phải được bố trí sao cho có thể hút được từ bất kỳ
giếng la canh nào, mỗi giếng la canh thường có bố trí van một chiều (do
đó chỉ có thể hút ra mà không thể bơm vào).
- Trong hệ thống phải bố trí các két dầu bẩn với dung tích phù hợp với
cấp tàu.
- Với tàu hàng trên 400 tấn thì phải trang bị máy phân li dầu nước để
đảm bảo nước xả ra ngoài mạn có hàm lượng dầu nhỏ hơn
15/1.000.000 (15 ppm).
- Phải bố trí đường ống dầu sao cho có thể xả dầu lên bờ, lên máy đốt rác.
- Với mỗi thao tác của bơm la canh đều phải ghi vào nhật ký dầu theo
Marpol 73/78.
Việc vận hành máy phân ly dầu nước phải đặc biệt tuân theo qui trình của
nhà chế tạo.

94
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

4.1.3. Sơ đồ: (hình 4.1)



Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống la canh (Bilge sytem)

4.2. Hệ thống nước dằn (Ballast system)


4.2.1. Nhiệm vụ
- Hệ thống nước dằn là hệ thống bao gồm các két, bơm phục vụ cho công
tác dằn tàu khi tàu chạy không hàng.
Các két dằn được bố trí trong lớp đáy đôi. Dung tích các két phải phù hợp,
một số két có thể dằn bằng nhiên liệu.

4.2.2. Yêu cầu


Hệ thống có thể hút từ bất cứ két nào đổ ra mạn hoặc từ bất kỳ một két
sang két khác và ngược lại có thể hút từ biển vào.

95
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

4.2.3. Sơ đồ: (Hình 12.2)

Hình 4.2: Sơ đồ nguyên lý hệ thống nước dằn (Ballast sytem)

96
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

Hình 4.3: Sơ đồ kết hợp hệ thống la canh ‐ ballast (Bilge and Ballast sytem)

97
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

4.3. Hệ thống nước sinh hoạt


4.3.1. Nhiệm vụ
Hệ thống nước sinh hoạt có nhiệm vụ cung cấp nước ngọt phục vụ thuyền
viên ăn, uống, vệ sinh cá nhân và cung cấp nước biển cho các hệ thống vệ sinh,
toilet.

4.3.2. Yêu cầu


- Cấp nước liên tục được tới hết các tầng trong cabin ăn ở của thuyền
viên
- Nước phải được xử lý sạch sẽ và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh

4.3.3. Sơ đồ: (Hình 4.4)


Cả hai hệ thống cấp nước ngọt và nước biển đều hoạt động theo cùng
nguyên tắc cơ bản. Nước được bơm cấp vào bình kín, sau đó người ta nạp khí
nén vào bình, chính áp lực khí nén đã tạo được cột áp cho nước để nước có thể
chảy tới các nơi tiêu thụ trên tàu. Bơm cấp sẽ tự động khởi động nếu mức nước
trong bình hạ xuống thấp, áp suất giảm, thông qua một rơle cảm biến áp suất
trong bình. Trên một số tàu người ta có thể bố trí các bầu hâm nước ngọt sinh
hoạt nhằm cung cấp nước nóng sinh hoạt cho thuyền viên khi trời lạnh.
Trên tàu thường người ta dùng kết hợp thêm nước được sản sinh ra từ
máy chưng cất nước ngọt, nhưng loại nước này không thỏa mãn được các tiêu
chuẩn về vệ sinh nên người ta phải đưa lượng nước này qua thiết bị xử lý nước.
Trên hình 4.5 là thiết bị xử lý nước, nước sẽ được khử trùng bằng clo nhờ cho
vào một số các viên hypochlorite. Lượng clo cần cho dư ra để bảo đảm nước
được khử trùng hoàn toàn. Sau đó lượng clo còn dư lại trong nước sẽ được tách
hết ra bằng than hoạt tính. Than hoạt tính cũng khử được hết màu, vị và mùi có
trong nước.

98
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

Hình 4.4: Hệ thống nước sinh hoạt.

99
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

Hình 4.5: Thiết bị xử lý nước.

4.4. Hệ thống cứu hoả. (Fire System)


4.4.1. Nhiệm vụ
- Hệ thống cứu hỏa bằng nước biển được bố trí cho tất cả các tàu, có cung
cấp nước biển với lưu lượng và áp suất cần thiết đến mọi nơi trên tàu
để chữa cháy kịp thời khi hỏa hoạn xảy ra.

4.4.2. Yêu cầu


- Hệ thống phải được trang bị bơm nước biển với lưu lượng, cột áp cần
thiết và hệ thống ống và van có thể đưa nước đến mọi nơi trên tàu
(buồng lái, cabin, các boong).
- Đảm bảo áp suất tại nơi cao nhất phải lớn hơn 6 kG/cm2.
- Mặt bích nối phải đúng tiêu chuẩn quốc tế.
- Phải có bơm cứu hỏa sự cố và có bơm dùng chung có thể dùng được cho
bơm cứu hỏa..

100
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

Sơ đồ:

Hình 12.6: Sơ đồ hệ thống cứu hỏa bằng nước biển.

101
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

Hình 4.7: Sơ đồ hệ thống cứu hỏa bằng bọt (Foam)

102
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

Hình 4.8: Sơ đồ hệ thống cứu hỏa bằng CO2

103
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

Hình 4.9: Các loại bình cứu hỏa bằng bọt (Foam)

104
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

Hình 12.10: Bình cứu hỏa bằng CO2

105
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

Hình 12.11: Bình cứu hỏa bằng bột (Powder)

4.5. Hệ thống không khí nén. (Compressed Air System)


4.5.1. Nhiệm vụ
- Cung cấp không khí nén áp xuất cao (30÷50 atm) để khởi động ME, GE,
quay các mô tơ nâng hạ xuồng cứu sinh...
- Cung cấp khí nén áp suất thấp (5÷9 atm) cho các hệ thống tự động điều
khiển, hệ thống còi, hệ thống gió vệ sinh (van thông biển, sửachữa...)

106
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

4.5.2. Yêu cầu


- Phải đảm bảo cho động cơ khởi động, đảo chiều, khởi động các GF bất
cứ thời điểm nào.
- Trên chai gió, các máy nén phải lắp đặt các van an toàn.
Các chai gió phải có van xả nước, sau máy nén có thiết bị tách dầu, nước.

4.5.3. Sơ đồ hệ thống không khí nén


Hai máy nén (1) khởi động tự động, duy trì áp lực khí trong chai gió (2)
không thay đổi, bảo đảm đủ áp suất yêu cầu .
Máy phụ được cung cấp không khí nén trực tiếp từ chai gió (2) để khởi
động cơ.
Van giảm áp (7) cung cấp khí giảm áp cho hệ thống điều khiển máy chính
(Manơ) và không khí cho hệ thống sự cố...
Gió khởi động GE cũng được cung cấp từ hai chai gió (2), qua van giảm áp
(4) phù hợp với khởi động cơ.
Máy nén sự cố (5) với một chai gió khởi động được lắp đặt để khởi động
khẩn cấp GE.
Bầu tách nước, dầu (6) hạn chế độ ẩm trong khí nén.
Đường (7) dẫn tới thiết bị kiểm tra vòi phun.
Trạm giảm áp (3) cung cấp cho:
o Hệ thống thổi khí các van thông mạn
o Sửa chữa
o Vệ sinh
o Gió còi
o Xuồng cứu sinh (nếu dùng moto khí nén)
o Hệ thống nước ngọt sinh hoạt (bình tích năng)

107
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy


Hình 4.12: Sơ đồ hệ thống khí nén.

108
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

4.6. Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt


Luật quốc tế ngăn cấm không cho thải nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý từ tàu
xuống biển khi tàu vào gần bờ. Nước thải sinh hoạt chỉ được thải từ tàu xuống biển
khi tàu chạy cách bờ một khoảng cách qui định an toàn được đặt ra cho các vùng biển
và để đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn thì trên tất cả các tàu mới cần phải lắp đặt thiết
bị xử lý nước thải.
Trong nước thải sinh hoạt có chứa rất nhiều các tạp chất mà mắt thường không thể
nhìn thấy được, để có thể phân hủy được các thành phần có trong nước thải sinh hoạt
thì cần một lượng lớn ôxy. Nếu thải quá nhiều nước thải xuống biển thì có thể suy
giảm hàm lượng ôxy trong nước xuống tới mức làm các loài sinh vật biển chết vì thiếu
ôxy. Các loài vi khuẩn có trong nước thải chưa xử lý sẽ sản sinh ra khí H2S, làm xuất
hiện mùi thối.
Có hai kiểu thiết bị xử lý nước thải thường dung trên tàu là thiết bị xử lý kiểu
hóa học hoặc thiết bị xử lý kiểu vi sinh .

4.6.1. Công dụng


Xử lý cá c chat thả i sinh hoạ t trê n tà u theo trước khi xả ra ngoà i

4.6.2. Yêu cầu


Đả m bả o cá c yê u cau ve chong ô nhiem mô i trường

4.6.3. Sơ đồ

109
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

110
Tài Liệu Môn Máy Phụ 01 Khoa Máy Tàu Thủy
Chương 4: Hệ Thống Phục Vụ Tàu Thủy

4.6.3.1. Xử lý kiểu hóa học


- Thiết bị này sẽ tán nhỏ các thành phần có lẫn trong nước thải, xử lý và
sau đó lưu trữ lại trong các két rồi sau đó thải ra khi tàu chạy xa khỏi
bờ hoặc chuyển lên các trạm tiếp nhận khi tàu ở bờ.

- Khi tàu đang hoạt động ở các vùng biển hạn chế việc xả nước thải, nước
thải trên tàu sẽ được thu gom và tích trữ lại. Lượng nước trong nước
thải sẽ được giảm bớt nhờ việc xả hết nước thải từ bồn tắm, máy giặt
quần áo trực tiếp ra biển (chỉ xả ở nơi cho phép). Nước thải từ hệ thống
toilet thì được xử lý và dùng làm nước xả toilet. Lượng nước này cần
được xử lý sao cho thỏa mãn các yêu cầu về mùi vị và màu sắc.

4.6.3.2. Xử lý kiểu vi sinh


- Có nhiều loại thiết bị xử lý kiểu vi sinh được sử dụng trên tàu nhưng
hầu hết chúng đều là việc nhờ quá trình ôxi hóa. Về cơ bản, đây là quá
trình ôxi hóa nước thải bằng cách sục khí hoặc khuấy bề mặt. Bằng cách
làm này, các vi khuẩn hiếu khí sẽ phát triển rất nhanh và phân hủy các
chất thải bên trong nước thải và biến chúng thành bùn vô hại. Loại bùn
này có thể thải ra ngoài mà không gây hại tới môi trường.

- Để có thể tồn tại, các vi khuẩn hiếu khí này cần không khí và thức ăn.
Thức ăn của chúng là các chất thải từ cơ thể người và nhà bếp. Nếu
nguồn thức ăn bị mất đi, ví dụ khi tha tắt thiết bị hoặc không cho nước
thải chảy qua thiết bị, các vi khuẩn này sẽ chết và thiết bị sẽ không thể
hoạt động hiệu quả cho tới khi mà các vi khuẩn mối được tạo ra. Để tạo
ra đủ lượng vi khuẩn mới, ta phải cho máy chãy trong vòng từ 7 đến 14
ngày. Còn nếu nguồn ôxi bị mất đi, các vi khuẩn hiếu khí này sẽ chết
nhưng một loạt các vi khuẩn kỵ khí sẽ được sinh ra, chúng vẫn có khả
năng phân hủy các chất thải thành bùn trung tính nhưng quá trình này
lại sản sinh ra một lượng đáng kế các chất độc hại như: hyđrô sunphua
(H2S), cácbon điôxít (CO2) và khí mêtan (CH4). Trong thực tế có một số
loại thiết bị xử lý nước thải làm việc theo nguyên tắc này nhưng chúng
không được dùng trên tàu.

111

You might also like