You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Thanh Ngân

Lớp: RHM2018
MSSV: 1855010032
STT:32

Đề bài: Bài học mà em biết từ một câu chuyện em biết về chủ tịch Hồ Chí Minh

Bài làm
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là sau chiến thắng Điện Biên Phủ,
quân ta đã bắt sống hàng nghìn tù binh, trong đó có rất nhiều thương binh Pháp. Trong
khi số lượng thương binh của quân ta cũng rất lớn, thuốc men thì thiếu thốn, điều kiện
thời tiết vùng núi Tây Bắc thì khắc nghiệt, làm cho tình trạng ốm đau, bệnh tật của cả
hai phía đều trầm trọng. Vậy mà, Bác Hồ vẫn chỉ đạo bộ đội và quân y phải quan tâm,
ưu tiên dành những phương tiện, thuốc men tốt nhất trong điều kiện lúc bấy giờ để cứu
chữa thương binh Pháp với tinh thần “Lương y như từ mẫu”, “Lương y kiêm từ mẫu”,
không phân biệt đối xử giữa bộ đội Việt Nam hay binh lính Pháp. Chính những điều này
đã làm lay động tới nhân dân Pháp, Chính phủ Pháp và toàn thể nhân dân yêu chuộng
hoà bình trên toàn thế giới; làm cho chiến thắng Điện Biên Phủ thực đúng với ý nghĩa
và tầm vóc “vang dội năm châu, chấn động địa cầu”… Bác Hồ vẫn luôn đau đáu nỗi
niềm hướng về đồng bào miền Nam ruột thịt; về cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm anh
dũng chiến đấu và hy sinh cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền
Nam, thống nhất nước nhà, những ngày đầu giành thắng lợi, dù bận trăm công nghìn
việc, vừa lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thi đua lao động sản xuất xây dựng
và kiến thiết nước nhà, vừa ra sức xây dựng và củng cố lực lượng để tiếp tục trường
kỳ kháng chiến cứu nước, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ vẫn dành sự quan
tâm đặc biệt tới ngành Y tế.
Năm 1965, khi biết mình đã tuổi cao sức yếu, Bác Hồ đã bắt đầu viết bản Di chúc để lại
cho dân tộc Việt Nam. Những năm sau đó cho tới khi Bác qua đời (2/9/1969), Bác còn
bổ sung nhiều nội dung quan trọng vào bản Di chúc. Đáng chú ý là bản Di chúc Bác bổ
sung ngày 19/5/1968. Trong Bản Di chúc này, Bác đã dặn dò thêm nhiều điểm quan
trọng, trong đó “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Về phần này, tuy Bác nói là
“cần phải viết thêm mấy điểm không đi sâu vào chi tiết” nhưng những gì Bác dặn dò lại
rất chu đáo, trong đó nhấn mạnh đại ý là sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân
dân đã hoàn toàn thắng lợi thì phải hết sức chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần
của người dân, nhất là đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu
của mình cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Gần cuối bản Di chúc, Người nhắc phải
“phát triển công tác vệ sinh, y tế…”.
Phân tích những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đấu tranh cách
mạng giải phóng dân tộc và những điều dặn dò trong Di chúc Bác để lại cho con cháu
trước lúc đi xa cho thấy tư tưởng của Người thấm đượm tính nhân văn, bác ái, cao cả
và bao dung. Quan điểm về y đức của Bác Hồ bắt nguồn từ truyền thống nhân ái
“thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam, đó cũng là tư tưởng nhân
văn cao cả và đạo đức cách mạng, biểu hiện trước hết ở tình thương yêu con người
sâu sắc mà Người đã khái quát thành một triết lý sống đối với đạo đức nói chung và
đạo đức ngành Y tế nói riêng. Ngày nay, trong xu thế phát triển và hội nhập, tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những lời cặn trong Di chúc của Bác về công tác y tế và
sức khoẻ càng trở thành kim chỉ Nam giúp Đảng ta xây dựng và hoàn thiện những
quan điểm cơ bản có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển một nền y học Việt Nam
tiên tiến và hiện đại. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y đức vẫn còn sống mãi và
là bài học quý báu, là ngọn đèn soi đường, chỉ lối cho những người làm công tác y tế
nước nhà.
Tư tưởng HCM về y đức đã được ngành y tế nước ta từng thởi điểm cụ thể hóa và trở
thành nền tảng đạo lý của mọi thầy thuốc, là cốt lõi tư tưởng của mọi hoạt động xây
đựng và phát triển ngành y tế. Mấy chục năm qua tuân theo lời dạy về y đức của HCM,
nhiều tấm gương làm việc quên mình xả thân vì người bệnh, vì sự nghiệp bảo vệ
chăm sóc sức khỏe nhân dân như các giào sư bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất
Tùng, … đã trở thành niềm tự hào của ngành y tế được nhân dân quý trọng và ngưỡng
mộ. Hơn lúc nào hết, những người thầy thuốc và mọi cán bộ nhân viên y tế phải chủ
động rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng y đức theo tư tưởng Hồ Chí
Minh góp phần bảo đảm tốt nhất chất lượng khám chũa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân
dân, xứng đáng vs truyền thống thầy thuốc như mẹ hiền, xứng đáng vs lòng tin cậy của
Đảng, nhà nước và nhân dân. Là một thầy thuốc, phải tự rèn luyện trau dồi phẩm chất
đạo đức lối sống, phong cách của một thầy thuốc, không ngừng học tập nâng cao trình
độ về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Người thầy
thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền.
Là sinh viên năm nhất trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, em sẽ luôn nỗ lực, cố
gắng hết mình, không ngại gian khổ, luôn đặt việc học lên hàng đầu. Ở những năm đầu
tiên khi mới bước vào trường y, em sẽ tập trung học tập từ ban đầu, không để lơ làng,
phải nắm chắc các môn cơ sở, là nền tảng, nền móng cho các kiến thức chuyên sâu,
chuyên khoa sau này. Em sẽ luôn ý thức rằng mình sẽ là người nắm trong tay sinh
mệnh của người khác, đó là trách nhiệm lớn lao, khiến đốc thúc em trao dồi hơn kiến
thức của mình. Và nhiệm vụ của mỗi sinh viên chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu,
động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt,
học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến
nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc, khi đi lâm sàng, khám bệnh.
Y đức thực hiện nhiệm vụ là tòa án lương tâm, trách nhiệm xã hội và từ đó thực hiện
chức năng tự đánh giá hành vi đạo đức của con người. Nghề y là một nghề cao quý,
được xã hội tôn vinh, những người thầy thuốc phải không ngừng học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, rèn luyện y đức mới thực hiện được lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Y đức không chỉ là những hành động như thái độ niềm nở với người bệnh, mà còn đòi
hỏi người thầy thuốc phải khiêm tốn, đối xử tốt với đồng nghiệp, giỏi về chuyên môn,
không lợi dụng nghề nghiệp để kiếm lời. Lương tâm nghề nghiệp trong sáng là cơ sở
để hình thành những đức tính cần có của người thầy thuốc. Lương tâm người thầy
thuốc còn là cơ sở để hình thành sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau của người bệnh, từ
đó hình thành quy chuẩn của đạo đức trong nghiệp vụ. Bác Hồ là một tấm gương sáng
chói, điển hình để em học tập, noi theo. Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia
đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng
nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã
hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh,
hiện đại hay không?

You might also like