You are on page 1of 4

Chính sự đồng cảnh ấy đã khiến họ xích lại gần nhau, để từ những người xa lạ, họ tập hợp lại trong

hàng ngũ
cách mạng và trở thành quen biết, thân thiết với nhau:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Những hình ảnh thơ rất thực nhưng cũng đầy sức gợi. Câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” là câu thơ giàu
ý nghĩa. Điệp từ “bên” cùng nghệ thuật sóng đôi có tác dụng khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người
lính. Họ cùng chung nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc “súng bên sung”, cùng chung lí tưởng, suy nghĩ “đầu
sát bên đầu”. Dù gian khổ đến đâu, dù nguy hiểm, sóng gió đến nhường nào, các anh vẫn trung thành với con
đường của mình đã chọn. Đọc câu thơ, ta không nhận ra “anh” và“tôi” nữa mà họ đã trở thành “những anh”,
“những tôi” nhòa đi sau những khẩu súng,những mái đầu.

-> Thì ra cuộc kháng chiến chống Pháp đã trở thành cuộc “gặp gỡ” của bao người yêu nước. Mới đây thôi, họ đã
“Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Giờ đây họ lại sát cánh bên nhau thề
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chính lí tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ với nhau trong hàng ngũ
quân đội cách mạng.

-Ở nơi chiến trường đầy khói bom thuốc súng, người chiến sĩ phải chống chọi với cái rét:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Cái rét ở rừng già Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải
trong những năm chinh chiến ấy:

Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế

Gió qua rừng đèo Khế gió sang.( Tố Hữu –“Lên Tây Bắc”)

-Nhưng câu thơ của Chính Hữu nói đến cái rét gợi cho người đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội,
nghĩa đồng bào. Cái hay của nhà thơ là đã biết đem “đêm rét chung chăn” vào bài thơ, sưởi ấm mối tình đồng
chí lên thành mức độ tri kỉ. Những người lính đến với nhau nhẹ nhàng, bình dị, vừa có cái chung của lí tưởng
lớn, vừa có cái riêng của một đôi bạn ý hợp tâm đầu. Và cứ giản dị như thế, những con người cùng chung gian
khó ấy trở thành đồng chí của nhau:

Đồng chí!

-Câu thơ chỉ có hai tiếng và kết thúc bằng dấu chấm than tạo một nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, lời
khẳng định. Đồng thời như một chiếc bản lề khép mở sự lí giải cội nguồn của tình đồng chí ở sáu câu thơ trước
với những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí trong những câu thơ tiếp theo của bài thơ.

=> Nếu coi bài thơ như một cơ thể sống thì hai tiếng “Đồng chí” như một trái tim hồng nuôi sống cả bài thơ. Nó
có sức vang dội và ngân nga mãi trong lòng người đọc.

=> Tám mươi năm nô lệ nay mới được gọi nhau là đồng chí sung sướng và kiêu hãnh biết bao! Từ nay tình cảm
gì cũng phải nâng lên thành tình đồng chí, phải đo bằng tình đồng chí. Tình cảm cao đẹp này đã trở thành nguồn
cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này

.=> Chính Hữu đã có lời nhận xét: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu
thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế
cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ
thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng. Đó là ý nghĩa
thiêng liêng của tình đồng chí bấy giờ”.

Tình đồng chí của người lính còn được biểu hiện thật đẹp trong tâm tư, trong đời sống chiến đấu.Đồng chí trước
hết là sự thấu hiểu và sẻ chia những tâm tư , nỗi lòng củanhau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày


Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Ra đi vì nghĩa lớn, các anh để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở. Từ những câu thơ
nói về gia cảnh, ta bắt gặpmột sự thay đổi lớnlao trong quan niệm của người ra lính: ruộng nương tạm gửibạn
thân cày, gian nhà không mặc cho gió lung lay. Họ đã tạm gạt những trăntrở, riêng tư để kiên quyết ra đi khi
mụcđích rõ ràng, lý tưởng đã chọn lựa.Song, dù dứt khoát, mạnh mẽ lên đườngthì những người nông dân mặc
áo lính hiền lành, chân chất ấy vẫn rấtnặng lòng với quê hương. Hình ảnh hoán dụ mang tính chất nhân hóa
“Giếng nướcgốc đa nhớ người ra lính” càng tô đậm sự gắn bó, yêu thương của người lính đốivới quê nhà.
“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay chính là tấm lòng củangười ra đi không nguôi nhớ về quê hương. Ba
câu thơ với “ruộng nương”, “giannhà”, “gốc đa”... hình ảnh nào cũng thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, ăm
ắpnỗi nhớ vơi đầy. Phải chăng, tình nhà, tình quê là điểm tựa tinh thần tạo nênsức mạnh để cỗ vũ những người
lính?

=-Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự nguyện:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đanhớ người ra lính

-Từ bao đời nay, ai cũng biết rằng ruộng nương và nhà cửa là những tài sản quý giá nhất đối
với người nông dân vì họ phải tốn biết bao mồ hôi nước mắt mới có được. Cho nên họ vô
cùng gắn bó sâu nặng, gìn giữ, trân trọng với những thứ của cải ấy.Vậy mà họ lại dễ dàng gạt
bỏ lại sau lưng, lên đường theo tiếng gọi của quê hương, đất nước. Từ “mặc kệ” mộc mạc
như cách nói của người dân quê vang lên, ẩn chứa một thái độ ra đi kiên quyết, dứt khoát,
mạnh mẽ vào chốn sa trường vì họ hiểu rằng: nước nhà chưa yên, thì gia đình họ, cuộc sống
ở chốn làng quê cũng không thể yên được. Bỏ lại chuyện riêng tư như người trí thức thành
thị “xếp bút nghiên lên đường”, họ sẵn sàng hi sinh cho dân tộc. Ai ngờ những người nông
dân quê mùa, hiền lành như hạt lúa, củ khoai, cả đời chỉ biết cầm cày gieo lên mầm xanh,
nhân lên sự sống cho quê hương đất nước lại dễ dàng từ bỏ xóm làng đến thế! Các anh đã
biết đặt tình cảm chung lên tình cảm cá nhân, đặt tình yêu nước lên trên tình cảm gia đình. Hai
tiếng “mặc kệ” không phải hiểu theo nghĩa phó mặc mà trong ngôn ngữ giản dị của người lính
là “Cứ chờ đó, cách mạng thành công mọi chuyện sẽ làm lại sau”. Đó mới chính là ngôn ngữ,
là ý tưởng mà họ muốn thể hiện trong hành động “dứt áo” ra đi củamình.

-Vì thế quê hương luôn khiến họ trào dâng nỗi nhớ:

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

-Đã bao lần ta bắt gặp hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình trong ca dao xưa nhưng vẫn thật
mới mẻ trong thơ Chính Hữu.Biện pháp nghệ thuật hoán dụ “Giếng nướcgốc đa” gợi ta nhớ
tới nơi hò hẹn của những người dân quê, nhắc đến những kỉ niệm một thời gắn bó trên mảnh
đất quê hương. Song hai hình ảnh này còn được nhân hóa. Nói “Giếng nước gốc đa nhớ
người ra lính” hay chính là tấm lòng củangười ra đi không nguôinhớ về quê hương.“Giếng
nước gốc đá” cồn cào đến chừng nào! Đời sống tình cảm của họ với làng quê da diết vô
cùng. Bao tình cảm sâu nặng như đều dồn tụ trong tiếng “nhớ” giản dị ấy!

=> Song, góc nhớ thương đó không làm cho các anh mềm lòng, mất đi ý chí cứu nước mà nó
thôi thúc, động viên người lính nông dân bền gan vững chí, cầm chắc tay súng lập công. Bởi
lẽ nước nhà sớm độc lập thì các anh mới sớm được trở về với quê hương, xóm làng..

-Đọc bài thơ, chúng ta còn cảm phục người lính nông dân ở tinh thần vượt khó, vượt khổ:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai


Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

-Địa bàn chiến đấu của người lính thời kì lúc bấy giờ ở nơi rừng thiêng nước độc, chướng khí
âm u nên hầu như người lính nào cũng bị mắc căn bệnh sốt rét ác tính. Căn bệnh quái ác này
làm cho họ tóc rụng da xanh, gầy còm yếu ớt, thậm chí tử vong nữa. Ai đã từng nói: “Đánh
trận tử vọng ít, sót rét tử vong nhiều”.

-Nhưng đó không phải là gian khổ duy nhất mà người lính phải trải qua. Họ còn phải chịu
đựng cái lạnh giá, trong khi quân phục lại không đủ đầy: người línhthường xuyên phải mặc
“áo rách”, “quần vá” và “chân không giày”. Vậy mà họ vẫn không một lời kêu ca, không một
tiếng phàn nàn, một lời than thở...

=> Từ một dân tộc nô lệ với gậy tầm vong giáo mác, chúng ta vùng lên chọi lại xe tăng đại bác
của kẻ thù. Trong cuộc chiến đấu một mất một còn này, anh bộ đội là người trực tiếp chịu
đựng biết bao gian khổ. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, đọc lại những vần thơ của Chính Hữu mấy ai
mà không cầm được nước mắt, mấy ai không thán phục sức chịu đựng phi thường của các
anh. (Tình đồng chí còn là sự “đồng cam cộng khổ”, sự sẻ chia những gian lao, thiếu thốn của cuộc
đời chiến sĩ:“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vừngtrán ướt mồ hôi/Áo anh rách
vai/Quần tôi có vài mảnhvá/Miệng cười buốt giá/Chân không giày”Bằng những câu thơ tả thực, nhà
thơ đưa người đọc trở lạivới những hiện thực gian khổ của buổi đầu kháng chiến. “Anh” với “tôi”
cùngnhau chịu đứng những cơn sốt rét, cùng nhau sẻ chia những trang phục ít ỏi: “áorách”,”quần
vá”,”chân không giày”.Ý thơ của Chính Hữu gợi nhớ những câu thơcủa Hồng Nguyên cũng viết về
người lính trong kháng chiến qua bài “Nhớ”:“Lột sắt đường tàu/Rèn thêm đao kiếm/Áo vải chân
không/Đi lùng giặc đánh”)

-Viết về hiện thực cuộc sống của người lính nông dân, Chính Hữu không phải định kể khổ để
làm bài thơ trở nên bi thảm, lòng người bi quan mà chỉ để ngợi ca người lính: họ biết đồng
cam cộng khổ:

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Câu thơ giản dị, nhẹ nhàng, đậm chất lính. Hai tiếng “Thương nhau” đặt lên đầu câu khiến cho
nhịp thơ như lắng lại. “Thương” chứ không phải là “yêu”. Trong “Thương” không chỉ có tình
yêu mà còn có cả sự cảm thông, xót xa cho nhau. Chính trong tâm thế đó, người lính tìm đến
nhau trong cái nắm tay tình nghĩa.

+ Đó là cái nắm tay thân mật, thắm thiết, siết chặt tình đồng chí keo sơn, truyền cho nhau hơi
ấm để giúp đồng đội vượt qua cái giá lạnh nơi núi rừng cũng là cái nắm tay truyền ý chí chiến
đấu, truyền ngọn lửa tình cách mạng. Cái bắt tay âm thầm lặng lẽ không ồn ào, không cần lời
nói hoa mĩ, họtrao nhau hơiấm từ lòng bàn tay, hơi ấm từ trái tim, vì họ đã hiểu rõ lòng nhau,
vì họ “thương nhau”. Hơi ấm lan tỏa cả hai người, làm hai người nở một nụ cười, dù là “buốt
giá”.

+ Đây là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh bất diệt của người lính Việt Nam trong kháng chiến.
Những người nông dân vốn chỉ lo “côi cút làm ăn” ( Nguyễn Đình Chiểu), quanh năm gắn bó
với ruộng đồng, con trâu...Nhưng tình yêu quê hương lên tiếng giục giã họ cất bước lên
đường.Những gian khổ là nhiều, những hi sinh là không ít, nhưng tình yêu Tổ quốc và tình
đồng chí thiêng liêng cao đẹp đã tiếp thêm sức mạnh để người lính vượt qua những khó khăn
thử thách đó, để họ vững tay súng, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

PHÂN TÍCHĐOẠN THƠ CUỐI...


ánh trăng như xua tan cái lạnh giá của đêm sương muối, trăng toả sáng làm ngời ngời lòng người,
trăng như cùng tham gia, cùng chứng kiến cho tình đồng chí đồng đội thiêng liêng của những ngươì
linh. Trăng truyền thêm sức mạnh cho họ, tắm gội tâm hồn họ thanh cao hơn, trong sạch hơn, trăng
cũng là bạn, là đồng chí của anh bộ đội Cụ Hồ.
Đầu súng trăng treo- hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát. Súng và trưng kết hợp nhau; súng tượng
trưng cho chiến đấu- trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc. Súng là con người, trăng là đất nước
quê hương của bốn nghìn năm văn hiến. Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường- Trăng
là hình ảnh người thi sĩ. Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói
lên lí tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia. Họ chiến đấu cho sự thanh bình,
chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi. Ta hãy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya
rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nòng súng
chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng. Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó
tượng trưng cho tư thế lạ quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.
Cái thân của câu thơ “Đầu súng trăng treo” nằm ở từ “treo”, ta thử thay bằng từ mọc thì thật thà quá,
làm sao còn nét lãng mạn? Và hãy thay một lần nữa bằng từ “lên” cũng không phù hợp, vì nó là hiện
tượng tự nhiên: trăng tròn rồi khuyết, trăng lên trăng lặn sẽ không còn cái bất ngờ màu nhiệm nữa. Chỉ
có trăng “treo”. Phải, chỉ có “Đầu súng trăng treo” mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ
mộng của một đêm trăng “đứng chờ giặc tới”, chẳng thơ mộng chút nào. Ta nên hiểu bài thơ dường
như được sáng tác ở thời điểm hiện tại “đêm nay” trong một không gian mà mặt đất là “rừng hoang
sương muối” lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây
từng phút. Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thành vầng trăng.
Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không gian ba chiều. ở đây, từ điểm nhìn
xa, cả vầng trăng và súng đều tồn tại trên một mặt phẳng và trong hội hoạ nó mang tính biểu tượng
cao. Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” và Phạm Tiến Duật
thì “Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa” hay Hoàng Hữu “Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa. Ai
bỏ quên ở phía chân trời…”. Nhưng có lẽ cô kết nhất, hay nhất vẫn là “Đầu súng trăng treo”.
Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hun lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm tựa
đề cho tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn
trong bài thơ cách mạng. Lãng mạng nhưng không thoát li, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm
của mình. Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình. Trước cái đẹp mà con
người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt. Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu
thế lịch sử của dân tộc. Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam nhưng chưa có sự kết
hợp kì diệu nào bằng hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu.
Nếu như Elsa Trioslet – nữ văn sĩ Pháp có nói “Nhà văn là người cho máu” thì tôi hãnh diện nói với
văn sĩ rằng: Chính Hữu đã cho máu để tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc kháng chiến
của chúng ta. Và bạn ơi! Bạn hãy thả cùng tôi những chú chim trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca
khúc Hoà Bình vì hình ảnh đầu súng trăng treo mà nhà thơ đã gởi vào đó bao nhiêu khát vọng nay đã
thành hiện thưc

Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã đóng góp cho nền thơ kháng chiến chống Pháp một bài
thơ xuất sắc về người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Bằng những chi tiết, những
hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một
cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến
đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc. “Đồng chí” cũng thể hiện rõ phong cách thơ độc
đáo của Chính Hữu: ít lời để gợi nhiều ý, ngòi bút biết tinh lọc, cô đúc trong từng chi tiết,
từng hình ảnh để vừa cụ thể, vừa giàu tính khái quát, câu thơ chắc gọn bên ngoài lại ẩn
chứa một tâm hồn thiết tha, da diết từ bên trong.

You might also like