You are on page 1of 9

5/17/2019 BÁO CÁO ĐỀ TÀI

CÔNG NGHỆ
PHẦN MỀM

Đoàn Quang Huy – N17DCAT033


Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
<60>.<D16CQCN01>.<N17DCAT033>
- Họ tên: ĐOÀN QUANG HUY Ký tên:
- Học viện: Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông
- Môn: Nhập môn công nghệ phần mềm
- Tên Chủ đề (CNPM mới): Công nhệ thực tế tăng cường AR (Augmented Reality)
Nguồn:
 https://thinkmobiles.com/blog/what-is-augmented-reality/
 https://www.researchgate.net/publication/263162856_Augmented_RealityAchieve
ments_and_Vision
 Sách Augmented reality technologies, systems and applications (tác giả: J.
Carmigniani, B. Furht, M. Anisetti, P. Ceravolo, E. Damiani and M.Ivkovic -
https://link.springer.com/article/10.1007%2Fs11042-010-0660-6)
 App Google Translate từ Google
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.translate&
hl=vi (Android)
https://itunes.apple.com/vn/app/google-translate/id414706506?mt=8 (iOS)
NGÀY NỘP: 17/05/2019
- Nội dung: Giới thiệu về AR, các thiết bị AR, những ứng dụng, lĩnh vực liên quan, cách
dùng app Google Translate
I. Augmented Reality (AR) Là Gì ?
Là công nghệ phát triển từ VR (Virtual Reality), cho phép tăng cường các giác quan nhận
thức với môi trường thực tế thông qua góc nhìn trực tiếp hoặc gián tiếp đối với chúng
Nhờ vậy, AR sẽ giúp chúng ta tạo ra một thế giới pha trộn giữa thực và ảo thông qua các
hình ảnh ảo được tạo ra qua camera, giúp chúng ta có thể nhìn thấy những thông tin vốn
không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Mục tiêu của AR là làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn, bằng cách
đưa ra những thông tin hữu ích, gắn nó vào thế giới quan xung quanh thông qua máy
móc, con người có thể thấy được nó như đang xem một cuốn video sống động.Một mục
tiêu khác của AR là phát triển cái nhìn sâu sắc và giao tiếp với thế giới thực.

II. Lịch Sử:


Thuật ngữ AR xuất hiện đầu tiên vào năm 1950 khi một người quay phim tên là Morton
Heilig tin rằng điện ảnh là một nghệ thuật mà người xem có khả năng tương tác với phim
đang chiếu trên màn hình.
Đến năm 1962, ông bắt đầu phát triển ý tưởng của mình, mà vào năm 1955 ông gọi là
“Điện ảnh của tương lai” có tên là Sensorama, tồn tại trước khi máy tính kỹ thuật số ra
đời. Sau đó, Ivan Sutherland nghĩ ra một thiết bị đội trên đầu với ý tưởng nó giúp hiển thị
thông tin những vật trước mắt vào năm 1966.
Đến năm 1968, ông phát triển bản nguyên mẫu làm việc của hệ thống AR đầu tiên.
Hệ thống AR đầu tiên mà cho phép người sử dụng chìm đắm trong những trải nghiệm
thực tế hỗn hợp được phát minh vào đầu những năm 1990, bắt đầu với hệ thống Virtual
Fixtures được phát triển tại Armstrong Labs của không quân Mỹ vào năm 1992 .
Năm 1997, Ronald Azuma khảo sát và viết một bài khảo sát về AR trong đó ông định
nghĩa AR có nghĩa là ghép thực và ảo vào làm một được ghi lại trong không gian 3 chiều
và tương tác trong thời gian thực.
Năm 2000, Bruce Thomas đã tạo ra trò chơi AR trên di động đầu tiên và giới thiệu nó
trong Hội nghị chuyên đề quốc tế về Wearable Computers.
Năm 2007, các ứng dụng trong lĩnh vực ý tế mới bắt đầu phát triển
Sau đó, nhiều ứng dụng AR hơn được thiết kế, và nổi bật trong số đó là ứng dụng
Wikitude AR Travel Guide được tạo ra vào năm 2008. Cũng trong năm 2008, Gartner Inc
dự đoán AR sẽ là một trong 10 công nghệ khó làm ứng dụng nhất trong giai đoạn 2008-
2012.
III. Cách Augmented Reality Hoạt Động:
Những dữ liệu (hình ảnh, chuyển động, videos, hình 3D…) có thể được sử dụng và con
người sẽ thấy được cả hình ảnh nhân tạo và hình ảnh thực. Bên cạnh đó, người dùng nhận
thức được mình đang trong thế giới thực được cải tiến bởi máy tính, không giống như
VR.
AR có thể hiển thị trên nhiều thiết bị: màn hình, kính, thiết bị cầm tay, điện thoại,… Nó
bao gồm các công nghệ như S.L.A.M. (simultaneous localization and mapping ), depth
tracking (là một dạng cảm biến tính toán khoảng cách tới vật thể):
A. Chụp cảnh: dùng các camera và cảm biến, có 2 loại thiết bị chụp cảnh:
- Thiết bị xem qua video: giống như là các thiết bị chụp cảnh theo một cách khác so với
các thiết bị dùng để ảo hóa thực tế tăng cường (ví dụ như camera, điện thoại thông minh).
- Xem thông qua thiết bị: là những thiết bị chụp ảnh thực và gửi ảnh đó ra ngoài với
thông tin tăng cường (ví dụ máy hiển thị mang trên đầu: head-mounted display có tên là
Google Glass của Google)
B. Nhận dạng cảnh:
 Marker-based AR (Thực tế tăng cường dựa vào điểm đánh dấu): còn có tên gọi
khác là Nhận diện hình ảnh bởi vì nó yêu cầu một vật đặc biệt và 1 camera để quét
nó. Nó có thể là nhiều thứ, từ mã QR cho đến những ký tự đặc biệt. Thiết bị AR
tính toán vị trí và hướng của điểm đánh dấu để thiết lập vị trí của nội dung cần
hiển thị, điểm đánh dấu sẽ bắt đầu tạo ra những hình ảnh số cho người dùng có thể
xem và do đó hình ảnh trong một tạp chí sẽ có thể chuyển thành hình ảnh 3D

 Markerless AR (Thực tế tăng cường không cần điểm đánh dấu): Còn được biết
đến là thực tế ảo tăng cường dựa vào vị trí hoặc toạ độ, nó sử dụng GPS, la bàn,
con quay hổi chuyển và cảm biến gia tốc để cung cấp dữ liệu dựa vào toạ độ của
người dùng. Dữ liệu này sẽ quyết định những gì mà nội dung AR mà bạn có thể
tìm thấy ở một khu vực cụ thể. Với năng lực của smartphone, dạng AR này thường
cung cấp bản đồ và phương hướng, thông tin địa điểm gần đó
 Projection-based AR (Thực tế tăng cường dựa vào trình chiếu): Trình chiếu tổng
hợp những hình ảnh lên một bề mặt vật lý, và trong một vài trường hợp cho phép
tương tác với nó. Đây là holograms mà chúng ta đã được xem trong những bộ
phim khoa học viễn tưởng như Star Wars. Nó nhận biết sự tương tác của người sử
dụng với sự biến đổi của hình chiếu.
 Superimposition-based AR (Thực tế tăng cường dựa vào sự chồng hình): Thay thế
hình ảnh thực bằng hình ảnh tăng cường một phần hoặc toàn bộ

C. Xử lý cảnh:
Sau khi tính toán vị trí của một dấu hiệu cụ thể trong không gian thực theo các thông tin
bên trong và bên ngoài máy ảnh, hệ thống sẽ cho ra một mô hình ảo tương ứng với mỗi
điểm đánh dấu trong không gian ba chiều.
D. Trực quan cảnh:
Cuối cùng, hệ thống xuất ra một hình ảnh kết hợp đối tượng 3 chiều dự kiến và không
gian thực, thể hiện hình ảnh hỗn hợp giữa thực và ảo trong trường hợp dùng marker,
trong trường hợp không dùng marker thì sẽ thể hiện thông tin kỹ thuật số lên cảnh trước
mắt.

IV. Các Thiết Bị Thực Tế Tăng Cường:


- Thiết bị di động: các apps game, giải trí, thể thao …
- Thiết bị AR đặc biệt : Head-up displays (HUD). Đầu tiên được giới thiệu để huấn luyện
trong quận đội, nay được sử dụng trong hàng không, công nghiệp ô tô, thể thao…
- Kính AR (Kính thông minh): Google Glass, Meta 2 Glass,…
- Kính áp tròng AR (Kính áp tròng thông minh): mang thực tế ảo tăng cường thêm một
bước tiến xa hơn, các hãng như Samsung và Sony đã giới thiệu các kính áp tròng AR.
- Màn hình võng mạc ảo (Virtual retinal displays – VRD): tạo ra những hình ảnh bằng
cách chiếu tia laser vào mắt người.

V. Ứng Dụng:
- Giáo dục: mô hình có thể tương tác cho mục đích học tập và huấn luyện, từ toán học
đến hoá học, sách điện tử
- Y tế/ Chăm sóc sức khoẻ: giúp chuẩn đoán, theo dõi, luyên tập, học giải phẫu, hỗ trợ
các thông tin cần thiết cho quá trình phẫu thuật, chuyên gia phẫu thuật sẽ nhìn thấy các
mô, các đối tượng bên trong các cơ quan của bệnh nhân thông qua một kính đeo bên trên
- Thương mại: hỗ trợ người tiêu dùng và nhà bán lẻ trong việc mua bán hàng hóa trong
các cửa hàng siêu thị thông qua một ứng dụng dùng công nghệ AR, các thông tin liên
quan đến sản phẩm sẽ được hiển thị ngay trên màn hình thiết bị. Lĩnh vực thương mại
kinh doanh các sản phẩm quần áo thời trang, các ứng dụng e-commerce được xem như là
một ứng dụng có nhiều lợi ích nhất khi sử dụng công nghệ AR. Đặc biệt, trong các cửa
hàng buôn bán quần áo, các ứng dụng này sẽ hỗ trợ người dùng dự đoán được kích cỡ,
màu sắc các loại quần áo đó có tương thích với dáng người của họ hay không, thậm chí
nó có thể dựa trên khuôn mặt của khách hàng để đưa ra sự gợi ý, đề xuất chọn lựa các
kiểu quần áo phù hợp mà cửa hàng này đang bày bán.
- Quân đội: định hướng và đánh dấu vật thể theo thời gian thực
- Mỹ thuật, âm nhạc, nghệ thuật thị giác
- Du lịch:
Ứng dụng Wikitude được đánh giá là một trong những ứng dụng AR tốt nhất trong 3 năm
liền 2009, 2010 và 2011. Với WikiTude, người dùng sử dụng camera để truy cập, xem
lướt qua những thông tin và địa điểm xung quanh như điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn,
hay những thông tin về những máy ATM xung quanh. Wikitude là một ứng dụng không
tồi khi bạn đi du lịch.
Thông tin cần biết, trợ giúp người dùng khi lái xe trên đường: ứng dụng iOnRoad
Augmented Driving, trên nền tảng Android, iOS, khi sử dụng ứng dụng này, các lái xe có
thể được chỉ dẫn đường đi an toàn ngay trên chính màn hình phía trước xe, dự báo
khoảng cách với xe ở phía trước để tránh va chạm thông qua thiết bị camera, GPS và các
bộ cảm biến, để đưa ra các lời cảnh báo bằng giọng nói. Ứng dụng này được đánh giá là
ứng dụng AR tốt nhất trong năm 2011.
- Truyền thông: làm nổi bật sự kiện trực tiếp bằng cách phủ lên thêm nội dung
- Thiết kế công nghiệp: dùng xây dựng, tính toán hoặc thiết kế, Nhưng ứng dụng này chỉ
tập trung vào một số công cụ máy móc nhất định. Do đó, việc thiết kế các dữ liệu liên
quan đến công nghệ này còn hạn chế.
- Giải trí: ứng dụng phổ biến nhất hiện nay là dành cho chơi game (PokemonGo, Ingress)
VI. Ưu Và Nhược Điểm
Ưu điểm:
AR có ưu điểm là đưa thêm được nhiều thứ ảo vào thế giới thật. Vậy thì việc sản xuất sẽ
trở nên thuận tiện hơn rất nhiều nếu như nhìn vào máy móc, thiết bị nào cũng có thể thấy
được đầy đủ các thông tin chi tiết, trạng thái ra sao, cần phải nâng cấp như thế nào…. Rất
tiện lợi, tiết kiệm được thời gian, tăng độ chính xác cho công việc.
Nhược điểm:

Hiện tại số lượng thiết bị AR bán ra không nhiều. Hiện tại phiên bản AR thương mại chỉ
có mỗi điện thoại. Kính Hololens thậm chí còn chưa bán ra. Lượng thiết bị AR hiện tại chỉ
có mỗi iPhone và một vài thiết bị Android. Apple và Google đã hỗ trợ các hệ điều hành
của họ các bộ Kit để lập trình viên có thể lập trình.

VII. Xu Hướng Tương Lai Của Augmented Reality:


Thực tế tăng cường vẫn còn trong giai đoạn đầu phát triển, do đó, các ứng dụng tiềm
năng sắp tới của công nghệ này sẽ không ngừng ra đời.
Thực tế tăng cường đang nhận được sự quan tâm nhiều hơn bởi tính ứng dụng của nó đa
dạng. Không những thế, phần cứng cho nó cũng đơn giản. Một chiếc điện thoại thông
minh hay máy tính bảng có camera và cảm biến nhận dạng tốt là đủ.
"Smartphone chứ không phải những thứ phức tạp như HoloLens mới chính là tương lai
của thực tế tăng cường", một chuyên gia nói với Cnet.
Hiện tại, các hãng công nghệ lớn trên toàn cầu đã nhận thấy tiềm năng của thực tế tăng
cường. Apple, Google, Microsoft, HTC... đều đang tập trung cả nền tảng phần cứng lẫn
phần mềm cho thực tế tăng cường đã cho thấy điều đó.

VIII. Demo Cách Sử Dụng App Translate (Android / iOS)

Hiện tại chưa hỗ trợ Augmented Reality cho tiếng Việt tuy nhiên trong tương lai sẽ có.
Chúng ta sẽ dùng những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, cách sử dụng cực kỳ đơn
giản.

Ứng dụng có sẵn trên 2 kho ứng dụng lớn là Google Play và App Store, tải về, chọn ngôn
ngữ cần dịch, nhấn vào nút Máy ảnh và đưa máy ảnh đến đoạn văn bản cần dịch.

You might also like