You are on page 1of 17

MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống trong thế giới của từ ngữ. Trong tất cả các phương tiện
mà con người dùng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn
được tất cả nhu cầu của con người. Bởi vậy, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan
trọng trong cuộc sống. Mỗi một giây, một phút trôi qua đều có người đang nói,
đang viết, hoặc đang đọc cái gì đó. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào
việc sử dụng ngôn ngữ nhanh chóng và hiệu quả. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành công cụ
giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình cùng con người, từ lúc con người
xuất hiện cho tới tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung và hoàn
thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp
xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay.
Khi đề cập đến một hiện tượng xã hội người ta thường xem xét chúng trên cơ
sở hai phạm trù của một cơ cấu xã hội: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Dĩ
nhiên không thể xếp ngôn ngữ vào cơ sở hạ tầng vì nó không là công cụ sản xuất mà
cũng không là quan hệ sản xuất. Nó chỉ là phương tiện mà con người dùng để giao
tiếp với nhau. Cũng không thể xếp ngôn ngữ vào thiết chế kiến trúc thượng tầng vì
mọi thiết chế của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp luật, thể chế chính trị,
tôn giáo…đều dựa trên cơ sở hạ tầng. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng
tầng cũng thay đổi theo. Trong khi với tư cách là công cụ giao tiếp và tư duy thì
ngôn ngữ không bị biến đổi khi cơ sở hạ tầng thay đổi. Mặt khác, ngôn ngữ không
mang tính giai cấp như hệ thống triết học, luật pháp, chính trị… mang tính giai cấp,
vì tư tưởng của mọi thời đại là tư tưởng thống trị. Nói cách khác, ngôn ngữ không
phải là tài sản riêng của ngôn ngữ nào, nó là tài sản của toàn xã hội.
Con người khác với con vật ở chỗ là con người có ngôn ngữ. Ngôn ngữ của
con người không phải là một hiện tượng tự nhiên, cũng không phải là sự phản xạ có
tính bản năng như phản xạ có điều kiện ở một số sinh vật. Nó cũng không phải là
hiện tượng có tính cá nhân, tuy rằng ngôn ngữ có liên quan tới mỗi cá nhân con
1
người, nhưng lại không lệ thuộc vào cá nhân con người. Ngôn ngữ là sản phẩm của
tập thể, nó tồn tại và phát triển với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì
là sản phẩm của tập thể nên sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào sự tồn tại
phát triển của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ ấy.
Chính vì vậy có thể khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và
là một hiện tượng xã hội đặc biệt”.
Nội dung bài tập được trình bày trong 2 phần chính:
1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt

2
NỘI DUNG
1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Bên ngoài xã hội,
ngôn ngữ không thể phát sinh. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi
hay cá nhân anh mà là của chúng ta. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết
chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền
thống chung của cả cộng đồng.
1.1. Ngôn ngữ chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người
Như được biết, ngôn ngữ do chính con người sáng tạo ra, nó nảy sinh, tồn tại
và phát triển luôn luôn phụ thuộc vào con người và xã hội loài người. Mọi biến
động trong xã hội dù lớn hay nhỏ đều tác động trực tiếp đến ngôn ngữ và làm cho
ngôn ngữ vận động, biến đổi.
Các hoạt động tự nhiên xung quanh con người có thể phân biệt thành hai
loại: các hoạt động tự nhiên và các hoạt động xã hội. Các hoạt động tự nhiên trong
thiên nhiên và trong vũ trụ (như mưa, nắng, lũ lụt, động đất…) có thể phát sinh,
phát triển và tiêu hủy một cách tự nhiên không phụ thuộc vào sự tồn tại hay ý muốn
chủ quan của con người. Các hoạt động xã hội (cưới xin, tôn giáo, nghi lễ,…) có
thể phát sinh, phát triển hay tiêu hủy lại phụ thuộc vào nhu cầu và ý muốn chủ quan
của con người và chỉ có trong xã hội loài người
Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là thị tộc. Đó là tập hợp những người
cùng dòng máu. Một số thị tộc thân thuộc kết hợp với nhau tạo thành bộ lạc. Các
bộ lạc liên kết với nhau thành các bộ tộc hay liên minh bộ lạc. Các dân tộc hiện đại
được hình thành từ các bộ lạc, bộ tộc như thế. Thực ra, sự phát triển từ các thị tộc,
bộ lạc nguyên thuỷ đến các dân tộc ngày nay không theo một con đường thẳng đuột
mà trải qua những chặng đường khúc khuỷu, quanh co, rất phức tạp, trong đó, quá
trình thống nhất và quá trình phân li chằng chéo lẫn nhau. Ngôn ngữ phát sinh và
phát triển cùng với xã hội loài người cho nên nó cũng trả qua những chặng đường
3
khúc khuỷu, quanh co, cũng phải theo quy luật thống nhất và phân li như thế.
Nhưng qua mỗi chặng đường, ngôn ngữ cũng được thay đổi về chất. Nhìn lại toàn
bộ quá trình phát triển của ngôn ngữ, có thể thấy những bước như sau: ngôn ngữ bộ
lạc, ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hoá dân tộc và ngôn ngữ
cộng đồng tương lai.
Mỗi bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc, vì các thị tộc trong một bộ lạc có quan hệ
rất chặt chẽ với nhau cho nên không có ngôn ngữ riêng cho từng thị tộc mà cả bộ
lạc có một ngôn ngữ chung. Như vậy, những ngôn ngữ đầu tiên của loài người là
những ngôn ngữ bộ lạc. Trong thực tế thì cứ mỗi bộ lạc có một ngôn ngữ. Ở chỗ
nào có hai bộ lạc đã suy yếu hợp lại với nhau thì rất ít khi trong cùng một bộ lạc
người ta lại nói hai ngôn ngữ rất gần nhau. Do sự phân chia của một bộ lạc đã hình
thành một số bộ lạc độc lập, có họ hàng với nhau. Cùng với sự phân li đó, ngôn ngữ
của các bộ lạc này cũng phát triển những nét riêng độc lập. Đó là những biến thể về
mặt cội nguồn của cùng một ngôn ngữ bộ lạc. Khi hợp nhất một số bộ lạc thành
liên minh bộ lạc, tuy các ngôn ngữ bộ lạc ấy vẫn giữ được tính chất cội nguồn của
mình và có thể phát triển những nét chung trong điều kiện hợp nhất của liên minh
bộ lạc, nhưng dầu sao liên minh bộ lạc cũng chỉ có tính chất "liên minh", thường là
tạm thời cho nên ngôn ngữ riêng của từng bộ lạc vẫn giữ vai trò chủ yếu.
Các bộ lạc, bộ tộc, liên minh bộ lạc đến một lúc nào đó thì tan rã, nhường
bước cho sự ra đời của các dân tộc. Sự xuất hiện và phát triển của các dân tộc gắn
liền với việc mở rộng và tăng cường các mối liên hệ kinh tế, chính trị và nhà nước.
Dân tộc là một khối cộng đồng ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ
sở cộng đồng về ngôn ngữ, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về cấu tạo tâm lí
biểu hiện bằng cộng đồng về văn hoá. Như vậy, dân tộc có thể bao gồm các bộ lạc
hoàn toàn khác nhau, nói tiếng khác nhau (chẳng hạn, dân tộc Ý hiện đại là do
người La Mã, Germanic, Estrcans, Hi Lạp và A-rập hợp thành; dân tộc Pháp là do
người Gô-loa (Gaul), La Mã, Breton, Germanic v.v... hợp thành) và cộng đồng
4
ngôn ngữ là một trong những đặc trưng của dân tộc. Tuy nhiên, sự hình thành của
dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là cả một quá trình, nó tất phải trải qua những bước
quá độ. Trước khi thống nhất thành ngôn ngữ chung của toàn dân tộc đã diễn ra sự
thống nhất ngôn ngữ trong phạm vi từng khu vực. Ngôn ngữ khu vực chính là bước
quá độ trên con đường phát triển ngôn ngữ dân tộc. Nếu thời cộng sản nguyên thuỷ,
mỗi bộ lạc sống tách riêng khỏi bộ lạc khác, giữa các địa phận cư trú riêng của mỗi
bộ lạc là một miền đất đai rộng lớn không thuộc về ai cả, thì sau này do sự phát
triển của kinh tế, sự phát triển của thủ công nghiệp, do sự phân hoá trong nội bộ các
bộ lạc thành giai cấp v.v... mà hình thức cư trú tách biệt đó không còn nữa. Các thị
tộc, bộ lạc ở xen kẽ nhau trong một khu vực. Những mối liên hệ với thị tộc, bộ lạc
dần mất đi, nhường chỗ cho những môi liên hệ mới về kinh tế, chính trị, giữa
những người thuộc các thị tộc, bộ lạc khác nhau cùng sống trong một khu vực. Nhu
cầu đó đòi hỏi phải có ngôn ngữ thống nhất và ngôn ngữ của từng khu vực đã ra
đời. Ngôn ngữ khu vực là phương tiện giao tiếp chung của tất cả mọi người trong
một vùng, không phân biệt thị tộc hay bộ lạc. Nó là tiếng nói trên bộ lạc. Các ngôn
ngữ khu vực nằm trong một quốc gia thống nhất, về kết cấu, có thể rất gần nhau
như các tiếng địa phương ở Nga, có thể rất xa nhau như các tiếng địa phương ở
Đức hay Trung Quốc.
1.2. Ngôn ngữ phục vụ cho toàn thể xã hội
Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ
là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con người. Sở dĩ
ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình
cùng con người, từ lúc con người xuất hiện cho đến tận ngày nay. Phương tiện giao
tiếp ấy được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo
những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Ngày
nay, hầu như không còn ngôn ngữ nào là chưa có ảnh hưởng của nền văn hoá ngoại

5
lai. Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua
những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài.
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính bẩm sinh, di truyền. Nó là kết
quả của một quá trình bắt chước, học hỏi với những người xung quanh. Những đứa trẻ
mà bố mẹ là người Việt nhưng chúng lớn lên ở Nga, Pháp, Mỹ thì chúng sẽ nói thứ
một trong các thứ tiếng trên. Muốn nói được tiếng Việt người lớn phải dạy cho chúng.
Những đứa trẻ vì một lý do nào đó, nếu sống cách biệt với xã hội loài người thì mãi
mãi chúng không bao giờ biết ngôn ngữ nào dù chúng vẫn có khả năng bẩm sinh như
ăn, thở, đi, đứng…Vì thế ngôn ngữ không phải là hiện tượng bẩm sinh, di truyền.
Để đáp ứng được các nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và
thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn
ngữ. Có những hệ thống tín hiệu có thể vượt qua các biên giới quốc gia, các ranh
giới của thể chế chính trị để phục vụ loài người (Ví dụ: hệ thống kí hiệu hoá học,
toán học)... Nhưng người dùng chúng lại rất chọn lọc (Ví dụ: ít nhất phải có trình
độ học vấn nhất định, hoặc phải là những nhà chuyên môn có trình độ cao). Tính
chọn lọc cao như vậy là xa lạ với ngôn ngữ từng tộc người (ngôn ngữ tự nhiên
không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn... mà phục vụ
cộng đồng một cách vô tư). Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy của con người.
Ngôn ngữ và tư duy không có mối quan hệ song song. Ngôn ngữ càng không phải
là tư duy và ngược lại tư duy cũng không phải là ngôn ngữ. Mối quan hệ chặt chẽ
giữa ngôn ngữ với tư duy là ở chỗ tư duy dung ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ.
Chính nhờ điều này tư duy của con người khác về chất so với tư duy của con vật:
Con người có tư duy trừu tượng. Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư
duy trừu tượng và khái quát được. Mối quan hệ không tách rời của tư duy và ngôn
ngữ thể hiện trong ý nghĩa của các từ. Mỗi từ đều có quan hệ với một lớp sự vật,
hiện tượng đó. Khi gọi tên các sự vật, từ tựa như thay thế chúng và nhờ đó tạo ra
những điều kiện vật chất cho những hành động hay thao tác đặc biệt đối với các vật
6
ấy kể cả khi các vật ấy vắng mặt (tức là thao tác với các vật thay thế, với ký hiệu từ
ngữ hay là với ngôn ngữ). Tuy nhiên từ không chỉ gọi tên sự vật, nhờ vật tư duy
ngôn ngữ trừu tượng hóa được những thuộc tính không bản chất của sự vật và khái
quát hóa được những thuộc tính bản chất của nó. Không có ngôn ngữ thì không thể
có tư duy khái quát - logic được.
Ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử - xã hội nảy sinh trong quá trình hoạt động
thực tiễn của con người. Trong cuộc sống nhờ có ngôn ngữ mà con người có khả
năng thực hiện quá trình giao tiếp để trao đổi ý nghĩ, tình cảm kinh nghiệm của
mình với người khác, ngôn ngữ có vai trò hết sức to lớn trong quá trình tâm lí của
con người nhất là đối với nhận thức… Vì vậy việc rèn luyên ngôn ngữ là điều hết
sức quan trọng đối với quá trình phát triển của tâm lí con người.
1.3. Ngôn ngữ mang bản sắc của từng cộng đồng
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân, không phải của riêng một người
nào. Ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong phạm vi một cộng đồng và phục
vụ cả cộng đồng do đó ngôn ngữ mang bản sắc, phong cách của từng dân tộc. Mỗi
cá nhân có thể có phong cách ngôn ngữ riêng, có thể có những sáng tạo, đóng góp
vào sự phát triển chung của ngôn ngữ như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí
Minh… Nhưng sự sáng tạo đó phải dựa trên cơ sở quy ước của xã hội, không thể tự
mình thay đổi ngôn ngữ của xã hội, càng không thể có ngôn ngữ riêng của cá nhân.
Mỗi một vùng miền hay một cộng đồng có những đặc điểm khác nhau về ngôn
ngữ. Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa
phương khác nhau về kinh tế, văn hóa sẽ khác nhau. Ở Việt Nam chủ yếu có ba
vùng phương ngữ chính: phương ngữ bắc (Bắc Bộ), phương ngữ trung (Bắc Trung
Bộ), phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các phương ngữ này khác
nhau chủ yếu ở ngữ âm, rồi đến từ vựng, cuối cùng là một chút khác biệt ngữ pháp.
Mỗi một dân tộc, cộng đồng người khác nhau thì ngôn ngữ cũng khác nhau
thể hiện bản sắc của từng cộng đồng người trong dân tộc đó.
7
2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ
là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con người. Sở dĩ
ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình
cùng con người, từ lúc con người xuất hiện cho đến tận ngày nay. Phương tiện giao
tiếp ấy được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo
những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Ngày
nay, hầu như không còn ngôn ngữ nào là chưa có ảnh hưởng của nền văn hoá ngoại
lai. Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua
những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài. Chính vì vậy,
chúng ta không thể nói về độ thuần khiết , độ trong sáng của một ngôn ngữ xét theo
nguồn gốc, xét theo nguyên lai.
Có thể thấy rằng, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó không
thuộc cơ sở hạ tầng cũng không thuộc kiến trúc thượng tầng nào cũng không phải
công cụ sản xuất. Điều này được chứng minh thông qua bản chất bản chất xã hội
của ngôn ngữ.
2.1. Ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương thức giao tiếp
Trước hết, ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp giữa
mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp cho người ta
hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động
của con người. Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì
ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả nhu cầu của con người. Sở
dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng vì nó hành trình cùng con
người từ lúc con người xuất hiện cho tới tận ngày nay. Chúng ta biết rằng, để đáp
ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ
thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Có những hệ thống
tín hiệu có thể vượt qua các biên giới quốc gia, các ranh giới của thể chế chính trị
8
để phục vụ loài người, ví dụ như hệ thống ký hiệu Toán học, Hoá học…. Nhưng
người dùng chúng lại rất chọn lọc, ít nhất phải có trình độ học vấn nhất định hoặc
phải là những nhà chuyên môn có trình độ cao. Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ
với từng dân tộc người. Bởi ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác,
địa vị xã hội, trình độ học vấn… mà nó phục vụ cộng đồng một cách vô tư. Như
vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải được hiểu là một phương tiện không
kén người dùng và có thể chuyển tải được tất cả các nội dung thông tin khác nhau
mà người nói có nhu cầu. Từ việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói đến những
nhu cầu tinh tế về tình cảm, nhu cầu trao đổi các kinh nghiệm thiên nhiên hoặc
truyền bá tri thức .… Trong khi đó các phương tiện khác chỉ đáp ứng một phần nào
đó rất nhỏ những nhu cầu bộc lộ và giao tiếp của con người. Tóm lại, ngôn ngữ là
một phương tiện giao tiếp vạn năng vì về mặt số lượng, nó phục vụ đông đảo các
thành viên trong cộng đồng. Về mặt chất lượng, nó giúp các thành viên trong cộng
đồng bộc lộ hết nhu cầu giao tiếp. Do đó ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp
giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp
cho chúng ta hiểu biết lẫn nhau, từ đó cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi
lĩnh vực hoạt động của con người.
2.2. Ngôn ngữ thực hiện ý thức xã hội
Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội. Chính vì thể hiện ý thức xã hội nên ngôn
ngữ mới có thể làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người. Ngôn ngữ đã ký hiệu
hoá các tư tưởng của con người, hệt như mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được
biểu hiện trong lý thuyết của tín hiệu học hiện đại. Trong mối quan hệ này, tư
tưởng và tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái biểu hiện. Chính nhờ có
ngôn ngữ mà thực tại được phân cắt ra thành các khái niệm. Nếu không có ngôn
ngữ thì con người không có phương tiện để phân cắt thực tại ra thành các khái
niệm. Trong tiến trình phát triển nhận thức của loài người, đầu tiên các từ có nội
dung nghèo nàn, mờ nhạt nhưng nhờ có ảnh hưởng của tiến trình văn hoá nhân loại
9
mà các từ được cấp thêm nét nghĩa tinh tế hơn cho phù hợp với tư duy của con
người về sự vật mà từ phản ánh. Trong tiến trình này, từ chỉ còn là một cái vỏ, nơi
đổ đầy tư duy của chúng ta về một sự vật cụ thể. Ngôn ngữ nói chung thể hiện ý
thức của xã hội loài người nhưng mỗi hệ thống ngôn ngữ cụ thể lại phản ánh bản
sắc của cộng đồng nói ngôn ngữ đó như các phong tục tập quán, thói quen của cả
một cộng đồng.
2.3. Ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hóa và là một bộ phận cấu
thành quan trọng của văn hóa
Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hoá. Ngôn ngữ được coi
là tấm gương để phản ánh văn hoá. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người mới có thể
xây dựng và duy trì văn hoá của mình. Sở dĩ như vậy là vì văn hoá được duy trì nhờ
truyền thống, mà cơ chế truyền thống hoạt động được là nhờ có ngôn ngữ làm công
cụ lưu trữ và truyền đạt thông tin. Ngôn ngữ còn giúp chúng ta tạo dựng một nhận
thức về thế giới. Ngôn ngữ của một quốc gia có thể hướng sự chú ý của các thành
viên vào một số đặc trưng nhất định của thế giới.
Điều này có thể thấy minh hoạ rõ ràng cho hiện tượng này là hầu hết các
ngôn ngữ châu Âu chỉ có một từ về tuyết, nhưng ngôn ngữ của người Eskimo lại
không có một thuật ngữ chung về tuyết. Thay vào đó, họ có tới 24 từ mô tả các
trạng thái khác nhau của tuyết (chẳng hạn như tuyết bột, tuyết rơi, tuyết ướt…),
bởi vì việc phân biệt các dạng tuyết rất quan trọng với đời sống của người Eskimo.
Hay trong tiếng Anh chỉ có 1 từ sun để chỉ nắng, nhưng trong từ điển Lạc Việt có
tới 18 từ chỉ các sắc thái nắng khác nhau như nắng quái, nắng sớm, nắng xiên
khoai…, vì việc miêu tả chính xác các mức độ nắng khác nhau rất quan trọng cho
nông nghiệp ở Việt Nam.
Vì ngôn ngữ hình thành nên cách con người nhận thức về thế giới nên nó
cũng có tác dụng định hình đặc điểm văn hoá. Ở những nước có nhiều ngôn ngữ
người ta cũng thấy có nhiều nền văn hoá.
10
Ví dụ, ở Canađa có hai nền văn hoá: nền văn hoá tiếng Anh và nền văn hoá
tiếng Pháp. Sự căng thẳng giữa hai nền văn hoá có phần tăng lên và bộ phân dân
nói tiếng Pháp đã từng đòi tách ra khỏi Canađa – quốc gia do người nói tiếng Anh
hiện chiếm đa số. Người ta có thể thấy hiện tượng tương tự ở nhiều nước khác nhau
trên thế giới như ở Bỉ, ở Tây Ban Nha… Tuy nhiên, không phải lúc nào sự khác
biệt về ngôn ngữ cũng dẫn đến sự khác biệt về văn hoá (ví dụ có đến bốn ngôn ngữ
được sử dụng ở Thụy Sỹ), nhưng nhìn chung thì điều này có xu hướng xảy ra .
Ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá và là một bộ phận cấu thành quan
trọng của văn hoá; khả năng giao tiếp của con người tuỳ thuộc vào kiến thức ngôn
ngữ, kỹ năng giao tiếp và kiến thức văn hoá. Khi chúng ta học bất kỳ một ngoại
ngữ nào thì chúng ta thường không chú ý ngay dến sự khác nhau giữa ngôn ngữ
này và ngôn ngữ mẹ đẻ của mình mà chúng ta thường bị ấn tượng và được trợ giúp
nhiều bởi đặc trưng giữa hai ngôn ngữ. Con người dù họ nói bất cứ ngôn ngữ nào
và họ sống ở bất cứ nơi đâu thì họ cũng có một số điểm chung về sinh vật học và
văn hoá. Có thể nói văn hoá là một dạng tồn tại có gia công, bởi nó chịu sự tác
động của con người trong quá trình sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để đáp ứng nhu cầu
xây dựng và phát triển văn hoá. Nói cách khác ngôn ngữ có khả năng hình thành
văn hoá. Với bất kỳ một quốc gia nào, một dân tộc nào, một nền văn hoá nào, thì
ngôn ngữ cũng là một phần quan trọng. Thêm vào đó, nếu trong quá trình giao tiếp,
nếu chúng ta có một vốn kiến thức kiến thức về ngôn ngữ phong phú, có kỹ năng
giao tiếp và kiến thức về văn hoá sâu rộng thì khả năng giao tiếp của chúng ta sẽ
được nâng cao. Ngược lại, nếu thiếu một trong ba yếu tố này, chúng ta sẽ không thể
tự tin khi giao tiếp. Tất nhiên nhận định này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối vì
vốn kiến thức của con người thì có hạn. Có thể chúng ta hiểu biết về lĩnh vực này
nhưng lại không am hiểu về lĩnh vực khác.
Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá
của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa
11
đến tận ngày nay. Có thể nói, ngày nay không con ngôn ngữ nào chưa ảnh hưởng của
nên văn hoá ngoại lai. Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã
từng trải qua những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài.
2.4. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của xã hội
Sự biến đổi và phát triển của các ngôn ngữ luôn luôn diễn ra trên cả hai mặt
cấu trúc và chức năng. Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng
đồng tương lai là quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt chức năng. Sự phát
triển về mặt cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi của hệ thống ngữ âm,
thành phần hình thái học, từ vựng - ngữ nghĩa và cơ cấu ngữ pháp của nó.
Nếu như sự phát triển của ngôn ngữ bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh thì
nguyên nhân làm cho nó biến đổi và phát triển cũng rất đa dạng và phong phú.
Người ta đã từng giải thích sự phát triển của ngôn ngữ là do sự tiến bộ của bộ máy
phát âm, do ảnh hưởng của điều kiện địa lí và khí hậu, do ảnh hưởng của tâm lí dân
tộc, do đòi hỏi phải tiết kiệm hơi sức hao phí cho bộ máy phát âm, do chơi chữ, do
đặc điểm của trẻ em học nói v.v... Chúng ta không phủ nhận tác dụng của các yếu tố
kể trên đối với sự phát triển của ngôn ngữ, nhưng đó chưa phải là nguyên nhân chủ
yếu, quyết định phương hướng và cách thức phát triển của ngôn ngữ. Với tư cách
là hiện tượng xã hội đặc biệt, sự phát triển của ngôn ngữ phải do những điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hoá và các điều kiện xã hội khác quy định. Người ta chỉ có thể
hiểu được một ngôn ngữ và quy luật phát triển của nó khi nào người ta nghiên cứu
nó theo sát lịch sử của xã hội, lịch sử của nhân dân có ngôn ngữ đó, sáng lập và bảo
tồn, sử dụng ngôn ngữ đó. Sản xuất phát triển, các giai cấp xuất hiện, chữ viết ra đời,
các quốc gia hình thành cần giao dịch thư từ có quy thức ít nhiều cho việc hành
chính; nền thương nghiệp trưởng thành càng cần giao dịch thư từ có quy tắc hơn nữa,
báo chí ấn loát xuất hiện, văn học tiến lên, tất cả những điều đó đã đưa lại những
biến đổi lớn lao trong sự phát triển của ngôn ngữ. Ảnh hưởng đến sự phát triển của
12
ngôn ngữ còn phải kể đến những nhân tố khách quan như: hình thức cộng đồng tộc
người, dân số, trình độ học vấn; hình thức thể chế nhà nước; môi trường tộc người;
tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; mối liên hệ kinh tế, chính trị, văn hoá; thế tương
quan giữa trình độ phát triển của một dân tộc với các dân tộc láng giềng; truyền
thống văn hoá, mức độ phân chia thành các tiếng địa phương.
Xã hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng phải
đa dạng phong phú hơn để phù hợp và kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội.
Nhìn lại quá trình phát triển của xã hội loài người chúng ta thấy, tổ chức xã hội đầu
tiên của loài người là thị tộc. Đó là tập hợp những người cùng dòng máu. Một số
thị tộc thân thuộc kết hợp với nhau tạo thành bộ lạc. Các bộ lạc liên kết với nhau
tạo thành các bộ tộc hay liên minh các bộ lạc. Các dân tộc hiện đại được hình thành
từ các bộ lạc, dân tộc như thế. Thực ra sự phát triển từ các thị tộc bộ lạc nguyên
thuỷ đến các dân tộc ngày nay không theo một con đường thẳng đuột mà trải qua
những chặng đường quanh co khúc khuỷu, rất phức tạp. Trong đó quá trình thống
nhất và phân ly chằng chéo lẫn nhau. Ngôn ngữ phát sinh và phát triển cùng với xã
họi loài người cho nên nó cũng trải qua những chặng đường khúc khuỷu, quanh co,
cũng phải theo quy luật thống nhất và phân ly như thế, qua mỗi chặng đường, ngôn
ngữ cũng được thay đổi về chất. Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển của ngôn ngữ
có thể thấy những bước sau: Ngôn ngữ bộ lạc, Ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ dân
tộc, ngôn ngữ văn hoá dân tộc và ngôn ngữ cộng đồng tương lai.
Như vậy có thể thấy sự biến đổi và phát triển của các ngôn ngữ luôn diễn ra
trên cả hai mặt cấu trúc và chức năng. Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến
ngôn ngữ cộng đồng tương lai là quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt chức
năng. Sự phát triển về mặt cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi của hệ
thống ngữ âm, thành phần hình thái học, từ vựng, ngữ nghĩa, và cơ cấu ngữ pháp
của nó. Nếu như sự phát triển của ngôn ngữ bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh
thì nguyên nhân làm cho nó biến đổi và phát triển cũng đa dạng và phong phú.
13
Người ta đã từng lý giải sự phát triển của ngôn ngữ là do sự phát triển của bộ máy
phát âm, do ảnh hưởng củ điều kiện địa lý và khí hậu, do ảnh hưởng của tâm lý dân
tộc, do đòi hỏi phải tiết kiệm hơi sức hao phí cho bộ máy phát âm, do chơi chữ, do
đặc điểm của trẻ em học nói… chúng ta không phủ nhận tác dụng của các yếu tố kể
trên đối với sự phát triển của ngôn ngữ, nhưng đó chưa phải là nguyên nhân chủ
yếu, quyết định phương hướng và cách thức phát triển của ngôn ngữ.
Với tư cách là hiện tượng xã hội đặc biệt, sự phát triển của ngôn ngữ phải do
những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá và các điều kiện xã hội khác quy định.
Người ta chỉ có thể hiểu được một ngôn ngữ và quy luật phát triển của nó khi nào
người ta nghiên cứu nó theo sát lịch sử của xã hội, lịch sử của nhân dân có ngôn
ngữ đó, sáng lập và bảo tồn ngôn ngữ đó. Sản xuất phát triển, các giai cấp xuất
hiện, chữ viết ra đời, các quốc gia hình thành cần giao dịch có thư từ có quy thức ít
nhiều cho việc hành chính. Nền thương nghiệp trưởng thành càng cần giao dịch thư
từ có quy tắc hơn nữa. Báo chí xuất hiện, văn học tiến lên, tất cả điều đó đã đưa lại
những sự biến đỏi lơn lao trong quá trình phát triển của ngôn ngữ. Ngoài ra, ảnh
hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ còn phải kể đến những nhân tố khách quan
như: hình thức cộng đồng dân tộc người, dân số, trình độ học vấn, hình thức thể chế
nhà nước, môi trường tộc người, tốc độ phát triển kinh tế xã hội, mối liên hệ kinh tế
chính trị văn hoá, thế tương quan giữa trình độ phát triển của một dân tộc với nước
láng giềng, truyền thống văn hoá, mức độ phân chia thành tiếng các địa phương.
Những yêu cầu của xã hội đặt ra sẽ được đáp ứng thông qua việc giải quyết những
mâu thuẫn trong nội bộ của ngôn ngữ.
Tóm lại bản chất xã hội của ngôn ngữ là: ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư
cách là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong xã
hội, phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công tác
chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội,
chính vì thể hiện ý thức xã hội nên ngôn ngữ mới có thể làm phương tiện giao tiếp
14
giữa mọi người. Ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá và là một bộ phận cấu
thành quan trọng của văn hoá; khả năng giao tiếp của con người tuỳ thuộc vào kiến
thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và kiến thức văn hoá. Sự tồn tại và phát triển của
ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội ngày càng đa dạng
phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng phải đa dạng phong phú hơn để phù
hợp và kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội.

15
KẾT LUẬN
Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bởi nó bảo
đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với
nhau. Ngôn ngữ cũng giúp tăng cường hợp tác, xây dựng xã hội tri thức toàn diện,
bảo tồn các di sản văn hóa và tạo điều kiện tiếp cận với một nền giáo dục có chất
lượng cho mọi người. Mỗi tiếng nói đều là nguồn ngữ nghĩa độc đáo để hiểu, viết và
mô tả thực tế thế giới. Tiếng mẹ đẻ cùng với sự đa dạng của ngôn ngữ có ý nghĩa
quan trọng để xác định bản sắc của các cá nhân như là nguồn sáng tạo và phương
tiện để biểu hiện văn hóa, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của xã hội.
Khẳng định ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội cũng có nghĩa là thừa nhận
ngôn ngữ tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan của mình, không phụ thuộc
vào ý chí, nguyện vọng của mỗi cá nhân. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn
luôn tiếp thu các yếu tố mới như từ mới, nghĩa mới để trở nên phong phú và hoàn
thiện hơn. Khi một nhu cầu nào đó của xã hội nảy sinh, ngôn ngữ thường mách bảo
cho con người một phương tiện ngôn ngữ nào đó có thể dùng một cách mới mẻ trong
lời nói. Vì vậy những cách mới thường đồng thời xuất hiện ở nhiều nơi trong lời nói.
Ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội đặc biệt vì nó không thuộc cơ sở hạ tầng
cũng không thuộc kiến trúc thượng tầng nào cũng không phải công cụ sản xuất.
Ngôn ngữ không phải do cơ sở hạ tầng nào đẻ ra, mà là phương tiện giao tiếp của
xã hội, được hình thành và bảo vệ qua từng thời đại. Ngôn ngữ biến đổi liên tục
không đếm xỉa đến tình trạng của cơ sở hạ tầng nhưng nó không tạo ra một ngôn
ngữ mới mà chỉ hoàn thiện cái đã có mà thôi. Ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp
giữa mọi người, phục vụ xã hội, làm phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, làm
phương tiện giúp con người hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác
chung trên mọi lĩnh vực hoạt động.
Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc và vì vậy cũng là
quốc gia có nhiều ngôn ngữ. Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và
16
phát triển đất nước, việc bảo tồn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt cũng như
các ngôn ngữ dân tộc khác luôn được xem là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Nam.
Tiếng Việt như là một ngôn ngữ luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội Việt Nam,
chịu tác động to lớn và mạnh mẽ của các tiến trình phát triển của Việt Nam.

17

You might also like