You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


----------------------

Nguyễn Thị Ngân

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HẤP PHỤ


HƠI BENZEN CỦA THAN HOẠT TÍNH, ZEOLIT A,
ZEOLIT Y, ZEOLIT MOR VÀ ĐỊNH HƢỚNG XỬ LÝ
HƠI BENZEN TRONG MÔI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------

Nguyễn Thị Ngân

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HẤP PHỤ


HƠI BENZEN CỦA THAN HOẠT TÍNH, ZEOLIT A,
ZEOLIT Y, ZEOLIT MOR VÀ ĐỊNH HƢỚNG XỬ LÝ
HƠI BENZEN TRONG MÔI TRƢỜNG

Chuyên ngành: Hóa môi trường


Mã số: 60440120

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Trần Thị Thanh Vân
PGS.TS. Đỗ Quang Trung

Hà Nội, 2017
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Thị
Thanh Vân và thầy giáo PGS.TS. Đỗ Quang Trung đã giao đề tài và nhiệt tình
giúp đỡ em, cho em những kiến thức quí báu trong quá trình nghiên cứu. Em cũng
xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Phòng thí nghiệm Hóa môi trường đã tạo
điều kiện và tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm nghiên cứu.
Cảm ơn các thầy cô trong Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm thực nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn các học viên trong phòng thí nghiệm Hóa môi trường
và nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hương đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu và
làm thực nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Thị Ngân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………...1
Chương 1: TỔNG QUAN …………………………………………..………………3
1.1. Quá trình phát sinh và độc tính của benzen trong không khí ……………….3
1.2. Quá trình vận chuyển và tồn lưu của benzen trong không khí …………..….7
1.3. Các phương pháp xử lý benzen trong không khí …………………………..10
Chương 2: THỰC NGHIỆM ………………………………………………………19
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
…………………………………..………Error! Bookmark not defined.
2.2. Hóa chất, thiết
………………...…………………………………………….Error! Bookmark
not defined.
2.2.1. Hóa chất và vật liệu
…………………………………………………….Error! Bookmark not
defined.
2.2.2. Thiết bị
………..………………………………………………………..Error!
Bookmark not defined.
2.3. Các phương pháp đánh giá tính chất đặc trưng của vật liệu
……………….Error! Bookmark not defined.
2.4. Khảo sát khả năng hấp phụ hơi benzen
…………………..………………...Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Khảo sát điều kiện vận hành thiết bị
………………….………………..Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Khảo sát khả năng hấp phụ hơi benzen của các loại vật liệu
………….Error! Bookmark not defined.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
……………………………………...…Error! Bookmark not defined.
3.1. Đánh giá tính chất đặc trưng của vật liệu
…………………………………..Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Than hoạt tính
………………………………………………………….Error! Bookmark not
defined.
3.1.2. Đặc trưng cấu trúc bề mặt của zeolit
………………………………..…Error! Bookmark not defined.
3.2. Khảo sát khả năng tạo hơi benzen
……………………………….…..…….Error! Bookmark not defined.
3.3. Khảo sát khả năng hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính
………………..Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc theo tầng rỗng đến quá trình loại bỏ
hơi
benzen…………….………………………………………………………..Error
! Bookmark not defined.
3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ benzen của THT
…Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ benzen của THT.
…….Error! Bookmark not defined.
3.4. Khảo sát khả năng hấp phụ hơi benzen của một số loại zeolit (A, Y, MOR)
Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ benzen của zeolit
Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc theo tầng rỗng đến quá trình loại bỏ
hơi benzen
…………….……………………………………………………….Error!
Bookmark not defined.
3.4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ benzen của zeolit
……Error! Bookmark not defined.
3.5. Định hướng ứng dụng xử lý hơi benzen trong môi trường
…………………Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN
………………………………………………………………………..Error!
Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tính chất đặc trưng cấu trúc lỗ xốp của một số loại zeolit ……………..18
Bảng 3.1. Thành phần hoá học bề mặt của các mẫu zeolit
………………………..Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2. Đặc trưng cấu trúc lỗ xốp của zeolit HY, A, MOR
………………..…...Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3: Nồng độ benzen trong dung dịch hấp thụ tại các nhiệt độ khác nhau
..Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.4: Hàm lượng benzen tại 40 0C ở lưu lượng khí khác nhau
………………Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của tốc độ dòng khí đến dung lượng hấp phụ của THT…
.Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ benzen ban đầu đến khả năng hấp phụ benzen
của THT
…………………………………………………………………………..Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ benzen ban đầu đến khả năng hấp phụ benzen
của zeolit
………………………………………………………………………….Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của tốc độ dòng khí đến dung lượng hấp phụ của Z-Y
…..Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của tốc độ dòng khí đến dung lượng hấp phụ của Z-M
….Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sự phát sinh của VOCs vào không khí [1] ……………………………….3
Hình 1.2: Sự phân bố và tích tụ của benzen trong cơ thể …………………………..5
Hình 1.3: Các phương pháp xử lý dung môi hữu cơ ………………………………10
Hình 1.4: Sự di chuyển của các chất bị hấp phụ trên bề mặt riêng của THT ……..15
Hình 1.5: Cấu trúc của zeolit A, Y, MOR …………………………………………16
Hình 1.6: hình ảnh n-hexan trong lỗ trỗng của các zeolit MFI, BEA, STT, CHA ..18
Hình 2.1. Mặt trước của thiết bị
…………………………………………………...Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2: Các bộ phận bên trong thiết bị
………………………………………….Error! Bookmark not defined.
Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị
…………………………………Error! Bookmark not defined.
Hình 2.4: Biểu thị phụ thuộc của đại lượng hấp phụ vào áp suất
…………………Error! Bookmark not defined.
Hình 3.1. Ảnh SEM của mẫu THT
………………………………………………..Error! Bookmark not defined.
Hình 3.2. Phổ hồng ngoại của mẫu THT
………………………………………….Error! Bookmark not defined.
Hình 3.3. Đường hấp phụ - giải hấp phụ nitơ của mẫu THT
……………………..Error! Bookmark not defined.
Hình 3.4: Ảnh SEM của mẫu zeolit HY, MOR, A
………………………………..Error! Bookmark not defined.
Hình 3.5: Phổ IR của mẫu Zeolit A
……………………………………………….Error! Bookmark not defined.
Hình 3.6: Phổ IR của mẫu Zeolit HY
……………………………………………..Error! Bookmark not defined.
Hình 3.7: Phổ IR của mẫu MOR
………………………………………………….Error! Bookmark not defined.
Hình 3.8: Kết quả đo EDX của mẫu zeolit
………………………………………..Error! Bookmark not defined.
Hình 3.9: Đường cong thoát của quá trình hấp phụ hơi benzen của THT ở các tốc độ
dòng khác nhau
……………………………………………………………………Error! Bookmark
not defined.
Hình 3.10: Đường cong tích lũy hơi benzen trên THT ở 40 và 500C
…………….Error! Bookmark not defined.
Hình 3.11: Đường cong thoát của quá trình hấp phụ hơi benzen của Z-Y ở các tốc
độ dòng khác nhau
………………………………………………………………...Error! Bookmark
not defined.
Hình 3.12: Đường cong thoát quá trình hấp phụ hơi benzen của Z-M các tốc độ
dòng khác nhau
……………………………………………………………………Error! Bookmark
not defined.
Hình 3.13: Đường cong tích lũy hơi benzen trên Z-M ở 40 và 500C
……………...Error! Bookmark not defined.
Hình 3.14: Đường cong tích lũy hơi benzen trên Z-Y ở 40 và 500C
……………...Error! Bookmark not defined.
Hình 3.15: Mô hình tương tác của benzen trong zeolit HY
………………………Error! Bookmark not defined.
Hình 3.16: Sơ đồ xử lý VOCs sử dụng than hoạt tính
……………………………Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
THT Than hoạt tính
Z-Y Zeolit HY
Z-A Zeolit A
Z-M Zeolit modernit hay MOR
IR Phổ hồng ngoại
SEM Kính hiển vi điện tử quét
EDX Phổ tán xạ năng lượng tia X
VOCs Dung môi hữu cơ dễ bay hơi (Volatile organic compounds)
MỞ ĐẦU

Các kho chứa vũ khí thiết bị kỹ thuật quân sự, các kho, bồn chứa nhiên liệu ,
hóa chất, các kho, xưởng chuyên sửa chữa và sản xuất các loại vũ khí, khí tài, thiết
bị kỹ thuật, thường phải sử dụng nhiều loại dung môi độc hại có nhiều khả năng gây
cháy, nổ, cũng như dễ phân tán các tác nhân này ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng
trực tiếp đến hệ sinh thái và sức khỏe của người lao động. Ví dụ như đối với các
kho chứa của nhóm ngành sản xuất, sửa chữa thiết bị quang học, điện tử có dây
chuyền công nghệ, sản phẩm đa dạng, trong đó các công đoạn gây phát sinh ô nhiễm
thường là: tẩy màng sơn, xử lý bề mặt các thiết bị quang học, rửa, sấy các linh kiện,
chi tiết điện. Các khí thải phát sinh chứa chủ yếu tác tác nhân hữu cơ như: axeton,
etylen, benzen, toluen, xylen, butylaxetat,….[24, 26, 34]. Trong khi đó, các kho hầu
hết chỉ sử dụng các hệ thống thông gió mà chưa sử dụng các hệ thống hút và thu
gom xử lý khí sẽ gây ô nhiễm không khí xung quanh.
Theo các kết quả nghiên cứu công bố thì xử lý không khí ô nhiễm bởi dung
môi hữu cơ dễ bay hơi bằng phương pháp hấp phụ trên than hoạt tính, than hoạt tính
biến tính, zeolit hoặc các loại vật liệu trên cơ sở zeolit đã và đang được nhiều phòng
thí nghiệm trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Dung lượng hấp phụ của các vật liệu
đối với dung môi hữu cơ nói riêng, cũng như các khí gây ô nhiễm nói chung ngoài
việc phụ thuộc trực tiếp vào bản chất của vật liệu hấp phụ (kích thước hạt, diện tích
bề mặt riêng, thể tích lỗ xốp,…) còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ, hơi
ẩm, tốc độ dòng khí, nồng độ của các khí.
Hiện nay, sử dụng các vật liệu than hoạt tính, zeolit đã có kết quả khả quan và
được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, tuy nhiên khi sử dụng các vật liệu này để
hấp phụ trên cột vẫn còn nhiều hạn chế như: quá trình hấp phụ trên cột thường bị
ảnh hưởng nhiều bởi sự chuyển khối, sự tụt giảm áp suất nền cao ảnh hưởng trực
tiếp đến tốc độ hấp phụ và hiệu quả tiếp xúc của chất bị hấp phụ với vật liệu hấp
phụ. Do đó, đây luôn là chủ đề nghiên cứu hấp dẫn để phát triển vật liệu mới có khả
năng làm tăng tốc độ chuyền nhiệt/ chuyển khối và tốc độ hấp thụ [5, 21]. Vì vậy,

1
nội dung đề tài “Nghiên cứu xác định điều kiện hấp phụ hơi benzen của than hoạt
tính, Zeolit - A, zeolit - Y, zeolit - MOR và định hướng xử lý hơi benzen trong môi
trường” với mục đích xây dựng định hướng để ứng dụng một số vật liệu hấp phụ
nhằm xử lý hơi benzen gây ô nhiễm môi trường không khí.

2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Quá trình phát sinh và độc tính của benzen trong không khí
Nguồn phát sinh benzen trong không khí
Benzen là một trong những dung môi hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) được dùng
phổ biến nhất hiện nay và được biết đến là một trong những tác nhân chính trong
các loại dung môi hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, việc kiểm
soát và hạn chế các nguồn phát sinh này gặp nhiều khó khăn do quá trình phát sinh
các dung môi xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả nguồn tự nhiên và
nguồn nhân tạo.

Hình 1.1: Sự phát sinh của VOCs vào không khí [26]
Quá trình nhân tạo: từ các quá trình công nghiệp chế biến than đá, dầu mỏ,
công nghiệp chế tạo sơn keo, giao thông, khói thuốc lá,….
Quá trình tự nhiên: cháy rừng, hoạt động của núi lửa,..
Theo kết quả khảo sát tại Mỹ năm 1993: cho thấy có tới 96,2% lượng benzen
phát thải vào không khí là từ các quá trình sản xuất công nghiệp và các ngành nghề
sản xuất hàng tiêu dùng.

3
Theo kết quả thống kê của Viện môi trường: Kết quả thống kê năm 1984, thì
có tổng cộng benzen phát thải vào không khí 17500 tấn/năm. Trung bình mỗi năm
các ngành công nghiệp sơn, keo, công nghiệp hóa chất nói chung phát thải benzen
vào môi trường không khí 5300 tấn/năm . Từ các quá trình sử dụng than cốc là 1700
tấn/năm, công nghệ tinh chế than đá là 4600 tấn/năm.
Theo các kết quả nghiên cứu thì hiện nay vẫn còn có những nguồn phát thải
tiềm tàng benzen vào không khí mà chưa thể xác định rõ. Đặc biệt là sự phát sinh
của benzen từ các quá trình trung gian như quá trình đốt rác, vật liệu xây dựng,…
Sự phát sinh của benzen tại các kho chứa
Đối với các nhóm ngành sản xuất, sửa chữa có sử dụng đến các dung môi ,
hóa chất có thành phần chứa benzen như sản xuất thiết bị quang học, điện tử, nhóm
này có dây chuyền công nghệ, sản phẩm đa dạng, trong đó các công đoạn gây phát
sinh ô nhiễm thường tại các kho chứa, xưởng sản xuất bao gồm: công đoạn tẩy màng
sơn, xử lý bề mặt các thiết bị quang học, rửa, sấy các linh kiện, chi tiết điện sẽ phát
sinh rất nhiều các tác nhân hữu cơ có hại cho môi trường. Trong đó, thành phần của
khí thải phát sinh chứa chủ yếu tác tác nhân hữu cơ: axeton, etylen, benzen, toluen,
xylen, butylaxetat,….
Theo kết quả thống kê quá trình bay hơi của benzen tại các kho chứa, trạm
cung cấp xăng dầu tương đối lớn tương đương với quá trình phát thải của một số
ngành công nghiệp có sử dụng đến benzen. Cụ thể như từ các thiết bị máy móc, các
trạm cung cấp xăng dầu, sự bốc hơi của các thùng chứa ở các xe tải lớn là 4800
tấn/năm; benzen bay hơi từ các thùng chứa vào khoảng 620 đến 1290 tấn/năm,…
Độc tính của benzen
Đối với các cơ thể sống có thể bị nhiễm benzen bằng nhiều con đường, cách
thức khác nhau. Có thể là do tiếp xúc với những khu vực có chất thải chứa nguồn
benzen như nhà máy, xí nghiệp. Ngoài ra, do đặc tính công việc, nghề nghiệp thì
một số đối tượng cũng bị phơi nhiễm với benzen. Benzen được hấp thu vào cơ thể
thông qua con đường hô hấp, đường miệng qua ăn uống các nguồn thực phẩm, nước
có nhiễm benzen và qua tiếp xúc thông qua da. Khi cơ thể bị nhiễm benzen có thể

4
gây ra những triệu trứng nghiêm trọng như ảnh hưởng đền hệ thống miễm dịch, hệ
thần kinh, đến sự sinh sản và sinh trưởng, gây độc đối với bộ gen và là một trong
những tác nhân gây ung thư.
Benzen được đưa vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau trong đó con
đường vào cơ thể nhanh nhất của benzen là qua hô hấp để vào phổi. Benzen sau khi
hấp thụ vào cơ thể được phân tán khắp cơ thể bằng con đường máu, hoặc benzen có
thể tích tụ trong mỡ và bám vào các màng mỏng trong các mô tế bào.

Hình 1.2: Sự phân bố và tích tụ của benzen trong cơ thể


Sau khi được hấp thu vào cơ thể benzen không tồn tại lâu ở trong tế bào mà
chuyển hóa thành những dạng khác nhau như phenol, catechol và hydroquinol
những dạng này không tập trung cao ở các mô mỡ mà lại tập trung cao trong máu,
tủy xương và nước tiểu. Benzen hầu như có những ảnh hưởng đến đặc tính sinh lý
của toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp
sau khi hít phải benzen có trong môi trường, benzen còn tác động đến các quá trình
khác trong cơ thể như quá trình nội tiết, quá trình trao đổi chất.

5
Các tác động chính của benzen bao gồm [24, 34]:
Tác động đối với hệ hô hấp: khi hít phải nồng độ benzen từ 60ppm trở lên thì
benzen sẽ tương tác với các tế bào, mô trong cơ thể gây nên trạng thái khó thở, nhịp
thở không đều, màng nhầy mũi bị kích thích, cổ họng bị đau rát. Nếu tiếp tục hít thở
trong môi trường có benzen thì dẫn đến các triệu chứng như xuất huyết phổi, phù
phổi, viêm phế quản, viêm cuống phổi, viêm thanh quản,… Ngoài ra, Benzen khi
vào cơ thể qua con đường hô hấp có thể đến tim tương tác với tế bào ở tâm thất gây
tổn hại tim và nguy hiểm đến tính mạng.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh khi
nhiễm độc benzen như: say sẩm mặt mày, cơ thể uể oải, chóng mặt, đau đầu, co
giật, mê sảng và rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu cơ thể bị nhiễm ở liều cao có thể
gây ức chế thần kinh sẽ dẫn đến tử vong ngay tức khắc do benzen làm tắc nghẽn
mạch máu não. Trong một số trường hợp, benzen có thể gây ức chế hệ thần kinh và
dẫn đến tử vong tức thì mà không có triệu chứng biểu hiện trước. Tuy nhiên, trên
thực tế tác động của benzen đối với hệ thần kinh hết sức phức tạp và cực kì nguy
hiểm. Mức độ liều gây độc của benzen đối với hệ thần kinh trong khoảng 20-
70mg/l, thông thường với nồng độ từ 20-30 mg/l nạn nhân bắt đầu có triệu chứng
nôn mửa, say sẩm và lên đến 70mg/l thì dẫn đến tử vong.
Ảnh hưởng của benzen đến hệ miễn dịch: khi nhiễm đôc benzene, nó sẽ làm
rối loạn các cơ chế miễn dịch trong cơ thể. Trước tiên benzen sẽ thâm nhập vào dịch
sống của hệ miễn dịch làm suy giảm huyết thanh miễn dịch globulin, đồng thời
ngăn cản việc sản xuất globulin trong tế bào. Mặt khác chúng sẽ gây ra những phản
ứng giữa bạch cầu và agglutinin có trong máu. Sau đó, benzen sẽ gây ra những rối
loạn của tế bào miễn dịch (tế bào bạch cầu) làm suy yếu hệ miễn dịch.
Gây ung thư: khi điều kiện làm việc phải tiếp xúc thường xuyên với benzen thì
có nguy cơ dẫn đến các bệnh ung thư về máu và ung thư bàng quang. Ung thư máu
là do benzen làm biến đổi cấu trúc và hình dạng của huyết cầu tố sinh ra ở tủy
sương, tác động lên các tế bào máu limena và tế bào máu lympo. Khi bị ung thứ
máu thì thường xuất hiện các triệu trứng như xuất huyết kinh niên, choáng váng.

6
Ngoài ra, benzen còn ảnh hưởng các các cơ quan khác trong cơ thể như: xưng
huyết thận, tổn thương mô thận; gan, làm khô mắt, suy giảm thị lực, viêm giác mạc;
xưng huyết đường ruột, ảnh hưởng cơ quan sinh dục gây suy giảm khả năng sinh
sản ở nam giới, ảnh hưởng đến thai nhi hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai,...
1.2. Quá trình vận chuyển và tồn lƣu của benzen trong không khí
Quá trình tồn lưu của các chất hữu cơ nói chúng và benzen nói riêng được
phát thải vào không khí từ nguồn tự nhiên hay nhân tạo đều phụ thuộc vào đặc tính
vật lý và hóa học riêng biệt của từng chất. Benzen trong khí quyển chủ yếu tồn tại ở
dạng hơi. Do tính bay hơi mạnh nên benzen tích tụ kém trong đất.
Áp suất hơi bão hòa của benzen được tính theo công thực thực nghiệm sau:

Trong đó: các hằng số thực nghiệm A, B và C được cho tại bảng sau:
A B C Tmin (0C) Tmax (0C)
6,87987 1196,76 211,161 8 80
7,2009 1415,8 348,028 80 250
Trong nước, tại 20 0C, 1atm benzen hòa tan 1780ppm, trong khi đó độ hòa
tan trong không khí là 5.5x10-3 atm.m3/mol vì vậy benzen dễ dàng bay hơi vào
nước, cụ thể benzen bay hơi 50% ở độ sâu 1m mất 4,81 giờ.
Đối với các dung môi hữu cơ dễ bay hơi nói chung và benzen nói riêng thì
trong quá trình vận chuyển của benzen trong khí quyển xảy ra các quá trình bao
gồm [4]:
- Oxi hóa quang hóa bởi gốc OH trong tầng đối lưu.
- Sự quang phân trong tầng đối lưu và tầng bình lưu.
- Sự lắng, kết tủa trên bề mặt trái đất.
- Phản ứng với các tác nhân như nguyên tử clo, gốc NO3 trong bóng tối và
ozon.
Trong tầng đối lưu thì các quá trình hóa học của các hợp chất vòng thơm như
benzen, dẫn xuất thế alkyl của benzen như toluene, etylbenzen, xylen và

7
trimetylbenzen xảy ra phản ứng với các gốc OH, NO3, trong đó các phản ứng với
gốc OH chiếm ưu thế hơn so với phản ứng với gốc NO3[25].
Phản ứng của gốc OH với benzen trong tầng đối lưu sẽ tạo thành một
hydroxycyclohexadienyl hoặc là một alkyl thế của hydroxycyclohexadienyl hoặc là
một sản phẩm cộng của gốc OH vào vòng thơm. Phản ứng dưới tác dụng của gốc
OH thì nhóm OH thay thế nguyên tố H của liên kết C-H của nhóm alkyl thế đối với
dẫn xuất của benzen và thay thế H của liên kết C-H của vòng thơm đối với tác nhân
là benzen. Ví dụ phản ứng của gốc OH với toluen:

Sản phẩm cộng của gốc OH vào vòng thơm như OH-benzen và OH-toluen
không bền, dễ phân hủy, thời gian sống của các sản phẩm này từ 0,2 đến 0,3 giây ở
nhiệt độ 325K. Thông thường thì lượng nguyên tố H thực hiện phản ứng thế đối với
gốc OH trong benzen và dẫn xuất của nó chiếm 10%.
Các sản phẩm sau khi phản ứng với nhóm OH dưới tác dụng của các tác
nhân O2, NO, NO2 lại tiếp tục phản ứng để tạo ra các gốc thế alkyl của benzyl như
phương trình phản ứng sau:

Hoặc tạo ra sản phẩm andehit theo phản ứng sau:

8
Trong đó, sản phẩm benzyl nitrat được tạo thành từ phản ứng của NO với
gốc benzyl peroxyl ở nhiệt độ thường và áp suất khí quyển chiếm 10 đến 12%.

Khi xảy ra các hiện tượng lắng đọng lên trên bề mặt nước, thực vật, bề mặt
chất rắn gọi chung là quá trình lắng đọng khô. Quá trình lắng đọng khô bao gồm hai
quá trình là quá trình vận chuyển của các chất hóa học (các tác nhân gây ô nhiễm
như dung môi hữu cơ) lên trên bề mặt bị lắng đọng trong phạm vi lớp biên của
không khí và quá trình hấp phụ hoặc phản ứng của các tác nhân này trên bề mặt với
các nguyên tố trên bề mặt đó. Tuy nhiên, quá trình lắng động khô ít quan trọng đối
với đa số các hợp chất hữu cơ. Ví dụ như metan khi nhiễm vào trong đất thì thời
gian sống của nó là 160 năm.
Sự vận chuyển của các chất khí khi xảy ra kết tủa gọi là quá trình lắng đọng
ướt, kết quả là các chất kết hợp với nhau để kết tủa lại và cuối cùng theo quá trình
mưa mà đi xuống các bề mặt rắn, nước. Vì vậy, khi các dung môi hữu cơ thải ra môi

9
trường với hàm lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người cũng như các
hệ động thực vật, nguồn nước, đất,…
1.3. Các phƣơng pháp xử lý benzen trong không khí
Có rất nhiều phương pháp để xử lý dung môi hữu cơ dễ bay hơi hay là
benzen, tuy nhiên quá trình này được chia làm hai loại chính là phân hủy (phương
pháp oxi hóa, lọc sinh học) và thu hồi sau đó sử dụng phương pháp hấp phụ, hấp
thụ, ngưng tụ hoặc phân tách qua màng, các phương pháp xử lý dung môi hữu cơ
được cho tại hình sau:

Phƣơng pháp xử lý
VOCs

Phân hủy Thu


hồi

Oxi Sinh Ngưng Hấp Hấp Phân


hóa học tụ phụ thụ tách
qua
màng

Oxi Oxi hóa


hóa bởi xúc RF Hấp phụ Hấp phụ trên
bởi tác R trên cơ sở cơ sở than hoạt
nhiệt zeolit tính

Hình 1.3: Các phương pháp xử lý dung môi hữu cơ


* Phương pháp phân huỷ: Trong phương pháp phân hủy thì phương pháp oxi
hóa bằng xúc tác hoặc oxi hóa nhiệt (thiêu đốt), hoặc oxi hóa nhiệt kết hợp với xúc

10
tác được sử dụng nhiều nhất:
Phương pháp thiêu đốt được áp dụng khá phổ biến và thường được áp dụng
trong một số trường hợp sau: thành phần lớn có trong khí thải là những chất có mùi
khó chịu và có thể cháy được, hoặc có thể kết hợp với oxi ở điều kiện thích hợp để
thành chất ít độc hại hơn.
* Phương pháp thu hồi.
Đối với quá trình thu hồi để xử lý thường dùng các phương pháp sau:
+ Phương pháp hấp thụ.
+ Phương pháp ngưng tụ kết hợp với sinh hóa.
+ Phương pháp hấp phụ, hoặc hấp phụ kết hợp với oxi hóa khử.
Trong đó:
- Phương pháp hấp phụ:
Hấp phụ là một trong phương pháp được sử dụng nhiều hiện nay để xử lý ô
nhiễm môi trường không khí gây ra bởi các dung môi hữu cơ. Đặc biệt là phương
pháp sử dụng hiệu quả đối với các quá trình sản xuất không liên tục, các dung môi
phát sinh không quá lớn và các chất cần xử lý có giá trị thu hồi cao.
Trong quá trình xử lý bằng phương pháp hấp phụ thì việc lựa chọn loại vật
liệu hấp phụ có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình xử lý.
Vật liệu hấp phụ thường được sử dụng có kích thước vài chục đến hàng trăm
µm, trong một số trường hợp có thể lên đến vài chục mm. Các vật liệu này có diện
tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp lớn, đường kính mao quản của vật liệu chỉ lớn
hơn ít lần hoặc tương đương với đường kính động học của chất bị hấp phụ. Bên
cạnh tính chất đặc trưng cấu trúc bề mặt, mỗi loại vật liệu hấp phụ còn có những
đặc tính riêng biệt phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng. Chính đặc điểm
đường kính mao quản và bản chất hóa học của vật liệu hấp phụ quyết định đến tính
chất hấp phụ chọn lọc của vật liệu nghiên cứu. Hiện nay, các loại vật liệu được lựa
chọn để hấp phụ các dung môi hữu cơ bao gồm: than hoạt tính, zeolit, zeolit biến
tính, γ-Al2O3, bentonit, silicagel,...

11
Phương pháp oxi hóa
Xử lý benzen hay VOCs bằng phương pháp oxi hóa bằng nhiệt hoặc oxi hóa
bằng xúc tác là một trong các phương pháp phân hủy để xử lý các dung môi hữu cơ
dễ bay hơi được dùng nhiều nhất hiện nay. Đặc biệt khi lưu lượng khí thải thay đổi
trong giới hạn cho phép không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả xử lý khi áp dụng
phương pháp này. Ngoài ra, phương pháp này còn có hiệu quả cao đối với việc xử
lý các chất ô nhiễm mà các phương pháp khác xử lý không hiệu quả. Tuy nhiên, quá
trình xử lý bằng phương pháp oxi hóa nhiệt hoặc oxi hóa bằng xúc tác thường đòi
hỏi chi phí cao cho thiết bị, thường thì phải bổ sung thêm các nhiên liệu và xúc tác
cho quá trình thiêu đốt để đảm bảo sự oxi hóa hoàn toàn các chất cần xử lý. Ngoài
ra, phương pháp này có thể phát sinh quá trình ô nhiễm thứ cấp khó kiểm soát do
quá trình đốt cháy không hoàn toàn.
Các tác nhân thường được sử dụng làm chất xúc tác trong xử lý VOCs như:
các kim loại quý, các oxi kim loại chuyển tiếp, oxit hỗn hợp peroskit hay spinen,…
hoặc các tác nhân này được mang trên các chất nền như C hoạt tính, zeolit, nhôm
oxit,…
Tahir và Koh đã nghiên cứu dãy oxit của các kim loại (Mn, Co, Cu, Ce, Ni)
trên nền SnO2 làm chất xúc tác để oxi hóa VOCs [28]. Các oxit được nghiên cứu
cho thấy hầu hết chúng đều có hoạt tính xúc tác. Khi nghiên cứu mức độ ổn định
xúc tác này, kết quả cho thấy hệ xúc tác MnOx/SnO2 đã thể hiện mức ổn định cao
khi so sánh với những xúc tác oxit kim loại khác. Sự ảnh hưởng của cấu trúc tinh
thể và tọa độ các cation trong xúc tác oxit hỗn hợp trên cơ sở Ni-Mn để oxi hóa
hyđrocacbon đã được nghiên cứu bởi Mehandjiev và các cộng sự [8]. Họ cho rằng
dạng oxit hỗn hợp perovskit NiMnO3 đã thể hiện hoạt tính oxi hóa etyl axetat và
benzen cao hơn khi được so sánh với dạng oxit hỗn hợp spinen NixMn3-xO4.
B. Silva và cộng sự (2011), nghiên cứu chế tạo vật liệu Cr-Zeolit Y ứng dụng
làm xúc tác oxi hóa VOCs: vật liệu được chế tạo chứa 0.9 % Cr được lựa chọn để
oxi hóa một số tác nhân VOCs bao gồm etyl axetat, etanol, toluen. Từ kết quả thử
nghiệm cho thấy khi có mặt Cr có hoạt tính cao hơn so với khi chỉ có vật liệu nền

12
zeolit, quá trình oxi hóa đến sản phẩm cuối cùng là CO2[8].
Phương pháp hấp phụ
Xử lý VOCs hay benzen bằng phương pháp hấp phụ thường được sử dụng
đối với dung lượng dòng khí thải chất thải nhỏ, yêu cầu khắt khe đối với quá trình
xử lý, không phát sinh các chất gây ô nhiễm thứ cấp. Đối với phương pháp này việc
lựa chọn chất hấp phụ phù hợp đối với tác nhân cần xử lý là rất quan trọng, quyết
định đến hiệu quả xử lý và công nghệ xử lý. Hiện nay, một số chất hấp phụ thường
được sử dụng trong công nghiệp cũng như trong đời sống như: than hoạt tính,
zeolit, một số loại khoáng sét, nhôm oxit, silicagel, và các loại vật liệu này được
biến tính; trong đó than hoạt tính và zeolit được sử dụng nhiều nhất trong công
nghiệp.
Ứng dụng của than hoạt tính và zeolit trong hấp phụ hơi benzen
Hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính
Than hoạt tính với sự sắp xếp ngẫu nhiên của các vi tinh thể và với liên kết
ngang bền giữa chúng, làm cho than hoạt tính có một cấu trúc lỗ xốp khá phát triển.
Vì vậy, chúng được ứng dụng nhiều làm vật liệu xử lý môi trường, đặc biệt là được
sử dụng làm vật liệu hấp phụ các loại hơi và khí độc hại có trong không khí [5, 6,
18, 20, 21, 36, 40].
Một số đặc trưng về cấu trúc xốp của than hoạt tính:
Than hoạt tính vi lỗ xốp được tạo ra khi mức độ đốt cháy (burn-off) nhỏ hơn
50% và than hoạt tính lỗ macro khi mức độ đốt cháy là lớn hơn 75% . Khi mức độ
đốt cháy trong khoảng 50 - 75% sản phẩm có hỗn hợp cấu trúc lỗ xốp chứa tất cả
các loại lỗ.Nói chung than hoạt tính có bề mặt riêng phát triển và thường được đặc
trưng bằng cấu trúc nhiều đường mao dẫn phân tán, tạo nên từ các lỗ với kích thước
và hình dạng khác nhau. Người ta khó có thể đưa ra thông tin chính xác về hình
dạng của lỗ xốp. Có vài phương pháp được sử dụng để xác định hình dạng của lỗ,
các phương pháp này đã xác định than thường có dạng mao dẫn mở cả hai đầu hoặc
có một đầu kín, thông thường có dạng rãnh, dạng chữ V và nhiều dạng khác.
Các lỗ được chia thành 3 nhóm, lỗ nhỏ, lỗ trung và lỗ lớn.

13
- Lỗ nhỏ (Micropores) có kích thước cỡ phân tử, bán kính hiệu dụng nhỏ
hơn 2nm. Sự hấp phụ trong các lỗ này xảy ra theo cơ chế lấp đầy thể tích lỗ, và
không xảy ra sự ngưng tụ mao quản. Năng lượng hấp phụ trong các lỗ này lớn hơn
rất nhiều so với lỗ trung hay bề mặt không xốp vì sự nhân đôi của lực hấp phụ từ
các vách đối diện nhau của vi lỗ. Nói chung chúng có thể tích lỗ từ 0.15 - 0.7cm3/g.
Diện tích bề mặt riêng của lỗ nhỏ chiếm 95% tổng diện tích bề mặt của than hoạt
tính. Dubinin còn đề xuất thêm rằng cấu trúc vi lỗ có thể chia nhỏ thành 2 cấu trúc
vi lỗ bao gồm các vi lỗ đặc trưng với bán kính hiệu dụng nhỏ hơn 0.6 - 0.7nm và
siêu vi lỗ với bán kính hiệu dụng từ 0.7 đến 1.6nm. Cấu trúc vi lỗ của than hoạt tính
được xác định rõ hơn bằng hấp phụ khí, hơi và công nghệ tia X.
- Lỗ trung (Mesopore) hay còn gọi là lỗ vận chuyển có bán kính hiệu dụng
từ 2 đến 50 nm, thể tích của chúng thường từ 0.1 đến 0.2cm3/g. Diện tích bề mặt
của lỗ này chiếm không quá 5% tổng diện tích bề mặt của than. Tuy nhiên, bằng
phương pháp đặc biệt người ta có thể tạo ra than hoạt tính có lỗ trung lớn hơn, thể
tích của lỗ trung đạt được từ 0.2 - 0.65cm3/g và diện tích bề mặt của chúng đạt
200m2/g. Các lỗ này đặc trưng bằng sự ngưng tụ mao quản của chất hấp phụ với sự
tạo thành mặt khum của chất lỏng bị hấp phụ.
- Lỗ lớn (Macropore) không có nhiều ý nghĩa trong quá trình hấp phụ của
than hoạt tính bởi vì chúng có diện tích bề mặt rất nhỏ và không vượt quá 0.5m2/g.
Chúng có bán kính hiệu dụng lớn hơn 50nm và thường trong khoảng 500- 2000nm
với thể tích lỗ từ 0.2 - 0.4cm3/g. Chúng hoạt động như một kênh cho chất bị hấp
phụ vào trong lỗ nhỏ và lỗ trung. Các lỗ lớn không được lấp đầy bằng sự ngưng tụ
mao quản.
Trong đó, lỗ nhỏ chiếm 1 diện tích bề mặt và thể tích lớn do đó đóng góp lớn
vào khả năng hấp phụ của than hoạt tính, miễn là kích thước phân tử của chất bị hấp
phụ không quá lớn để đi vào lỗ nhỏ. Lỗ nhỏ được lấp đầy ở áp suất hơi tương đối
thấp trước khi bắt đầu ngưng tụ mao quản. Mặt khác, lỗ trung được lấp đầy ở áp
suất hơi tương đối cao với sự xảy ra ngưng tụ mao quản. Lỗ lớn có thể cho phân tử
chất bị hấp phụ di chuyển nhanh tới lỗ nhỏ hơn [4].

14
Hình 1.4: Sự di chuyển của các chất bị hấp phụ trên bề mặt riêng của THT
Bên cạnh cấu trúc tinh thể và cấu trúc lỗ xốp, than hoạt tính cũng có cấu trúc
hóa học. Khả năng hấp phụ của than hoạt tính được quyết định bởi cấu trúc vật lý và
lỗ xốp của chúng nhưng cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi cấu trúc hóa học. Thành phần
quyết định của lực hấp phụ lên bề mặt than là thành phần không tập trung của lực
Van der Walls.
Hiện nay, ngoài việc trực tiếp sử dụng than hoạt tính để hấp phụ dung môi hữu
cơ thì vật liệu than hoạt tính biến tính đang được nghiên cứu và ứng dụng nhằm loại
bỏ nhược điểm của vật liệu than hoạt tính thông thường và nâng cao dung lượng
hấp phụ, hay tăng khả năng hấp phụ chọn lọc của vật liệu:
Takuji Yamamoto, Sho Kataoka, Takao Ohmori (2010), nghiên cứu đặc tính
của cacbon cryogel kích thước micro (CC microspheres) ứng dụng trong hấp phụ
VOC thu được: cacbon với cấu trúc lỗ xốp, đường kính lỗ mao quản trung bình
trong khoảng từ 2 nm đến 50 nm và kích thước lỗ nhỏ với đường kính nhỏ hơn 2
nm; với kết quả thử nghiệm dung lượng hấp phụ toluen của vật liệu CC
microspheres cao hơn với cacbon hoạt tính thông thường [35].
Feng Dong Yu và cộng sự năm 2002, nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật
liệu cacbon dưới dạng cấu trúc khối (Activated carbon monolith - ACMs), với các
thử nghiệm hấp phụ ở 200C, 400C, 600C, 1000C, 1400C đối với toluen, 1-butanol,
etyl axetat; các dữ liệu thử nghiệm thu được nghiên cứu theo mô hình hấp langmuir,

15
freundlich, Langmuir - , freundlich và phương trình Toth kết quả dữ liệu thu được
phù hợp với hai mô hình là Langmuir - freundlich và phương trình Toth [11].
Hấp phụ hơi benzen của zeolit
Zeolit có cấu trúc tinh thể, có bộ khung được tạo thành bởi mạng lưới không
gian ba chiều của các tứ diện TO4 (Si hoặc Al), là đơn vị cấu trúc cơ bản của zeolit.
Các đơn vị cấu trúc thứ cấp SBU, được tạo thành do sự liên kết tứ diện TO4
theo một trật tự xác định và tuân theo quy tắc thực nghiệm Lowenstein. Các đơn vị
cấu trúc thứ cấp SBU có thể là các vòng oxy gồm vòng 4, 6, 8, 10, 12… cạnh hoặc
các vòng kép 4x2, 6x2, 8x2,.. tùy theo cách ghép nối các SBU theo kiều này hay
kiểu kia mà sẽ tạo ra các loại zeolit khác nhau. Trong đó, zeolit A, Y, MOR có cấu
trúc như sau:
Zeolit A với công thức chung có dạng: (Na12[(AlO2)12(SiO2)12].27H2O). Zeolit
A được tạo thành bởi các sodalit liên kết với nhau qua mặt 4 cạnh tạo thành một cấu
trúc hoàn chỉnh.
Zeolit Y với công thức tế bào cơ sở: Na56[(AlO2)56(SiO2)136].260H2O; Zeolit Y
được tạo thành bởi các sodalit liên kết với nhau qua mặt 6 cạnh.
Zeolit modenit (MOR) với công thức ở dạng hydroat: Na8Al8Si4O.O96.24H2O

Hình 1.5: Cấu trúc của zeolit A, Y, MOR

16
Trong zeolit các sodalit ghép nối với nhau tạo thành một khoang rỗng các
cửa sổ to, nhỏ khác nhau, nhờ đó mà Zeolit có cấu trúc “xốp”. Tập hợp không gian
rỗng tuân theo một quy luật nhất định sẽ cấu tạo cấu trúc kênh của Zeolit. Bản chất
của hệ mao quản trong Zeolit dehydrat hoá là rất quan trọng, nó xác định tính chất
vật lý và hoá học của Zeolit. Trong các Zeolit có 3 loại hệ thống mao quản: hệ
thống mao quản 1 chiều, 2 chiều và 3 chiều.
Hệ thống mao quản 3 chiều, có các mao quản cùng chiều, đường kính của
các mao quản bằng nhau và không phụ thuộc vào hướng…như đối với zeolit A, Y.
Zeolit Y: Khi tạo thành tế bào của tinh thể zeolit Y, các đơn vị sodalit liên
kết với nhau qua 4 mặt và 6 thành phần, cầu liên kết nối 2 đơn vị sodalit với nhau
được gọi là lăng trụ lục giác. Như vậy, trong 8 mặt và 6 thành phần có 4 mặt tham
gia liên kết còn lại 4 mặt và 6 thành phần là những mặt tự do, theo cách đó 8 đơn vị
sodalit và 16 lăng trụ lục giác tạo thành 1 hốc lớn đường kính 13 A0. Như vậy, trong
mỗi tế bào nguyên tố có 8 hốc lớn và 16 lăng trụ lục giác , hốc lớn thông với 4 hốc
lớn lân cận qua 4 cửa sổ, 12 thành phần có đường kính từ 8÷9 A0 [14].
Zeolit MOR: mạng lưới tinh thể zeolit modenit gồm hai hệ thống kênh giao
nhau:Kênh lớn được hình thành bởi 12 vòng oxi kích thước 7,2 x 6,5 A0; kênh nhỏ
được hình thành từ vòng gồm 8 oxi kích thước 5,7 x 2,9 A0.
Hiện nay, rất nhiều loại zeolit, zeolit biến tính được ứng dụng trong xử lý
VOCs nói chung, cũng như benzen nói riêng trong môi trường không khí như: zeolit
Y, MFI, STT, CHA, BEA,… Sự hấp phụ trực tiếp một phân tử khí của zeolit được
minh họa tại mô hình dưới đây:

17
Quá trình hấp phụ n-hexan của một số loại zeolit:

Hình 1.6: hình ảnh n-hexan trong lỗ trỗng của các zeolit MFI, BEA, STT, CHA
Bảng 1.1, hình 1.7 cho biết tính chất đặc trưng và dung lượng hấp phụ của
một số zeolit đối với các tác nhân n-hexan, axeton, p-xylen cụ thể sau [1]:
Bảng 1.1: Tính chất đặc trưng cấu trúc lỗ xốp của một số loại zeolit
Zeolit
STT CHA MFI *BEA
Thông số
Diện tích bề mặt
526 803 377 490
riêng (m2/g)
Thể tích lỗ (cm3/g) 0,22 0,29 0,18 0,19
3,7x5,3 5,1x5,5 6,4x7,6
Kích thước lỗ, Å 3,98x3,98
2,4x3,5 5,3x5,6 5,6x5,2
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả A.F. Coeron và cộng sự thì động học hấp
phụ đối với 03 loại dung môi trên được cho bởi hình sau:

18
a
b
Hình 1.7: Động học hấp phụ của n-
hexan, p-xylen, axeton trong các zeolit:
a) Zeolit STT
b) Zeolit BEA
c) Zeolit CHA

Mô hình vị trí các phân tử benzen được hấp phụ trong đơn vị cấu trúc của zeoli HY [15]:

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
[1]. A.F-Coseron and et, “Adsorption of volatile organic compounds in pure silica
CHA, BEA, MFI and STT-type zeolites”, Microporous and mesoporous materials
173 (2013) 147-154.
[2]. Abdul Halim Abdul Karim Mohammed, Ibtehal Kareem Shakir, Karim Khalifa
Esgair, “The use of prepared zeolite Y from Iraqi kaolin for fluid catalytic cracking
of vacuum gas oil”, Journal of Engineering, V19, No.10, (2013).
[3]. Abdulrahman Bahrami, Hosien Mahjub, Marzieh Sadeghian, Farideh
Golbabaei, “Determination of Benzene, Toluene and Xylene concentrations in Air
using HPLC developed method compared to Gas chromatography”, International
Journal of Occupational Hygiene, Vol.3, No.1, 12, 2011.
[4]. Austin Shepherd, Activated carbon adsorption for treatment of VOC emissions,
Boston Massachusetts, 2001.
[5]. B. Silva and et (2011), “Reutilization of Cr-Y zeolite obtained by biosorption in
the catalytic oxidation of volatile organic compounds”, Journal of Hazardous
materials, 192, PP. 545-553.
[6]. C.L. Chuang, P.C. Chiang, E.E. Chang (2003), “Modeling VOCs adsorption
onto activated carbon”, Chemosphere, PP.17.
[7]. Chaiwat Rongsayamanont, Khaornak Sopajaree, “Modification of synthetic
zeolite pellets from Lignite Fly Ash B: Treatability study, World of coal ash,
Covington Kentucky-USA, 2007.
[8]. D. Mehandjiev, A. Naydenov, G. Ivanov (2001), “Ozone decomposition,
benzene and CO oxidation over NiMnO3- ilmenite and NiMn2O4-spinel catalysts”,
Applied Catalysis A: General 206, PP. 13-18.
[9]. Dombrowski, Jürgen Hoffmann, Johanna Fruwert, Infrared spectroscopic
investigation of Hydroxy-group siting in H Faujasites, J. Chem. Soc., Faraday
10]. Fabien Jousse, Scott M. Auerbach, Daniel P. Vercauteren, “Adsorption sites

20
and diffusion rates of benzene in HY zeolite by force field based simulations”,
J. Phys. Chem. B, 104, 2360-2370, 2000.
[11]. Feng Dong Yu, Ling Ai Luo, Georges Grevillot, “Adsorption isotherms of
VOCs onto an activated carbon monolith experimental measurement and correlation
with different models”, J. Chem. Eng. Data 2002, 47,467-473.
[12]. Frédéric Delage, Pascaline Pré, Pierre Le Cloirec, “Effects of moisture on
warming of activatied carbon bed during VOC adsorption”, J. Environ. Eng 125,
1160, 1999.
[13]. G. Vitale, L.M. Bull, B.M. Powell, A.K. Cheetham, “A neutron diffraction
study of the acid form of zeolite Y and its complex with Benzene”, J. Chem.Soc.,
Chem. Com, 1995, 2253-2254.
[14]. H. Robsin, Verified synthesis of zeolitic materials, Elsevier Science B.V, 69-
71 (2001).
[15]. Huimin Zheng, Liang Zhao, Qing Yang, Jinsen Gao, Baojian Shen, Chunming
Xu, “Influence of Framework Protons on the adsorption sites of the Benzene/HY
system”, Ind. Eng. Chem. Res. 2014, 53,13610-13617.
[17]. Huimin Zheng, Liang Zhao, Qing Yang, Shanqing Dang, “Insight into the
adsorption mechanism of Benzene in HY zeolites: the effect of loading”, RSC
Advances, 1-27, 2016.
[18]. Isabel A.A.C. Esteves, Marta S.S. Lopes, Pedro M.C. Nunes, José P.B. Mota
(2008), “Adsorption of natural gas and biogass components on activated carbon”
Saparation and purification technology, 62, PP. 281.
[19]. Jons S. Gulliver (2012), Transport and Fate of chemical in the environment.
Springer.
[20]. M.A. Lillo-Ródenas, D.Cazorla-Amorós, A. Linares-Solano, “Behaviour of
activated carbons with different pore size distributions and suface oxygen groups
for benzene and toluen adsorption at low concentrations”, Carbon 43, 1758, 2005.
[21]. Marsh Harry, Fransisco Rodriguez – Reinoson (2006), “Activated carbon”,
Elsevier Spain.

21
[22]. Mirjam Czjzek, Hervé Jobic, “Direct determination of proton positions in D-Y
and H-Y zeolite samples by neutron powder diffraction”, J. Phys. Chem, 1992, 96,
1535-1540.
[23]. Mohamed Mkhtar Mohame, Tarek M. Salama, “Effect of mordenite
dealumination on the structure of encapsulated molybdenum catalysts”, Journal of
Colloid and Interface science 249, 104-112, (2002).
[24]. Principles of toxicology (2000), Environmental and industrial applications,
Jonh Wiley & Sons.
[25]. R.Koch, R. Knispel, M. Elend, M. Siese and C. Zetzsch (2007), “Consecutive
reactions of aromatic –OH adducts with NO, NO2 and O2: benzene, naphthalene,
toluene, m- and p-xylene, hexamethylbenzene, phenol, m-cresol and aniline”.
Atmospheric chemistry and physic.
[26]. Ralf Koppmann (2007), Volatile organic compounds in the atmosphere,
Blackwell Publishing.
[27]. Ransal R.C, Goyal M, Activated carbon adsroption, Taylor & Francis Group,
USA, 2005.
[28]. Saad F. Tahir, Carolyn A. Koh (1997), “Catalytic oxidation of ethane over
supported metal oxide catalysts”, Chemosphere, Vol.34, No.8, PP. 1787-1793.
[29]. Shuai Ban - Utrecht University, Utrecht, Netherlands, Computer Simulation of
zeolites: Adsorption, diffusion and dealumination, 2009.
[30]. Siricharn S. Jiraponghan, Juliusz Warzwoda, David E. Budil, Albert Sacco Jr,
“Simulation of benzene adsorption in zeolited HY using supercage – based
docking”, Microporous and Mesoporous Materials 94, 2006, 358-363.
[34]. Suleeporn Sangrajang (2008), Toxicological review of benzene: cancer aspect,
Thai cancer journal.
[35]. Takuji Yamamoto, Sho Kataoka, Takao Ohmori, “Characterization of carbon
cryogel microspheres as adsorbents for VOC”, Journal of Hazardous Materials 177
(2010) 331-335.

22
[36]. Wen-His Cheng (2008), “Adsorption characteristics of granular activated
carbon and SPME indication of VOCs breakthrough”, Aerosol and Quality
research, Vol.8, N0.2, PP.178.
[37]. William F. Naylor, Dennis O. Rester, “Determining activated carbon
performance”, Pollution Engneering, 1995, 28-29.
[38]. Wtodzimierz Mozgawa, Magdalena Król, Katarzyna Barczyk, “FT-IR studies
of zeolites from different structural groups”, CHEMIK, 65, 7, 667-674, (2011).
[39]. Yuan Gao, Li LI, Jianjun Zhang, Wenjuan Shu and Liqiong Gao,
“Simultaneous determination of triacetin, acetic ether, butyl acetate and amorolfine
hydrochloride in amorolfine liniment by HPLC”, Pak.J. Pharm. Sci, Vol 25, No.2,
389, 2012.
Tiếng Việt
[40]. Trần Quang Sáng, Đỗ Ngọc Khuê, Lê Huy Du (2011), “Nghiên cứu ảnh
hưởng của kích thước hạt đến khả năng hấp phụ than hoạt tính dạng bột”, Tạp chí
Hóa học, T.49(3),tr. 336.
[41]. Huỳnh Thị Ngọc Trinh, Nguyễn Thị Yến Nhị, “Nghiên cứu cấu trúc và tính
hấp phụ amonium trong nước của Than Trà Bắc”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, số
6, 2012.

23

You might also like