You are on page 1of 33

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG

KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP


NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU


TRỊ BỆNH HÔ HẤP TRÊN HEO NÁI VÀ HEO
THỊT TẠI CỬA HÀNG HUỲNH MINH, TP.
SÓC TRĂNG NĂM 2010

Sinh Viên Thực hiện


NGUYỄN LÂM NHỰT MINH
MSSV: 08ST04H022
LỚP: CNTY K2/08

Tháng 8/2010
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG
KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP


NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU


TRỊ BỆNH HÔ HẤP TRÊN HEO NÁI VÀ HEO
THỊT TẠI CỬA HÀNG HUỲNH MINH, TP.
SÓC TRĂNG NĂM 2010

Giáo Viên Hướng dẫn Sinh viên thực hiện


ThS . LÂM THANH BÌNH NGUYỄN LÂM NHỰT MINH
MSSV : 08ST04H022
LỚP : CNTY K2

Tháng 8/2010
Chuyên đề kèm theo đây, với tựa là “Tìm Hiểu Biện Pháp Phòng Và Điều Trị Một
Số Bệnh Hô Hấp Trên Heo Tại cửa hàng Huỳnh Minh, TP.Sóc Trăng năm 2010”
do NGUYỄN LÂM NHỰT MINH thực hiện, báo cáo và đã được Hội đồng chấm
chuyên đề thông qua.

ThS. Lâm Thanh Bình

Ủy viên, Thư ký

KS. Nguyễn Như Tấn Phước KS. Lê Thị Thu Phương

Phản biện 1 Phản Biện 2

Sóc Trăng, ngày tháng năm 2010

BS. Tiền Ngọc Hân

Chủ tịch Hội đồng

i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học khóa chăn nuôi thú y tại Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc
Trăng được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Nuôi Trồng Thủy Sản
và Phát triển Nông Thôn cũng như các thầy cô trong Trường Cao Đẳng Cộng Đồng
Sóc Trăng và thời gian thực tập tại cửa hàng thuốc thú y HUỲNH MINH đã giúp cho
em có được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn trong thực tế
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng
đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em trong thời gian học vừa qua.
Sau em xin cảm ơn đến cô chú và các anh chị em nhân viên tại cửa hàng thuốc thú y
Huỳnh Minh đã tạo điều kiện cho em đến thực tập và học hỏi trong thời gian qua.
Cuối lời em xinh kính chúc quý thầy cô trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng và cô
chú, các anh chị em nhân viên tại cửa hàng thuốc thú y Huỳnh Minh dồi dào sức khoẻ.
hạnh phúc trong cuộc sống và gặt hái được nhiều thành công trong công việc

Em xin chân thành cảm ơn

ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................

iii
MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................... iii
MỤC LỤC............................................................................................................................ iv
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................................. 2
2.1. Tình trạng bệnh lý của phổi heo ............................................................................. 2
2.1.1. Viêm teo xoang mũi ........................................................................................... 2
2.1.2. Viêm phổi .......................................................................................................... 2
2.1.2.1. Viêm cuống phổi và phổi thể cata (Catarrhal bronchopneumonia)............... 2
2.1.2.2. Viêm phổi hoại tử hay viêm phổi có sợi (Fibrin) tơ huyết ........................... 2
2.1.2.3. Viêm phổi có mũ ........................................................................................ 3
2.1.3. Viêm màng phổi................................................................................................. 3
2.2. Một số bệnh hô hấp thường gặp ở heo .................................................................... 3
2.2.1. Bệnh hô hấp mãn tính do Mycoplasma (suyễn lợn)............................................. 3
2.2.2. Bệnh viêm phổi màng phổi (APP) ...................................................................... 4
2.2.3. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis) ................................................................... 5
2.2.4. Hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản (PRRS) ........................................................ 6
2.2.5. Bệnh hô hấp phức hợp (PRDC) .......................................................................... 7
2.3. Những nguyên tắc tổng quát của việc chủng phòng ................................................ 8
2.3.1. Các loại miễn dịch cơ bản................................................................................... 8
2.3.2. Chọn cách tạo ra miễn dịch thích hợp ................................................................. 8
2.3.3. Thất bại của việc tiêm phòng .............................................................................. 9
2.3.4. Bệnh xuất hiên một thời gian ngắn sau khi tiêm phòng ....................................... 9
2.3.5. Những biến đổi trong vaccine ........................................................................... 10
2.3.6. Những yếu tố về ký chủ tham gia vào việc thất bại trong chủng phòng ............. 10
2.3.7. Tiếp xúc với quá nhiều mầm bệnh .................................................................... 11
2.3.8. Hiệu quả của vaccine........................................................................................ 11
2.5. Trị bệnh ............................................................................................................... 11
2.5.1. Phân loại và nguyên tắc sử dụng kháng sinh ..................................................... 11
2.5.1.1. Phân loại................................................................................................... 11
2.5.1.2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh................................................................. 12
2.5.1.3. Chọn lựa kháng sinh ................................................................................. 13
2.5.1.4. Sự phối hợp kháng sinh ............................................................................ 13
2.5.1.5. Các nguyên tắc phối hợp kháng sinh ......................................................... 13
2.5.1.6. Những thất bại trong điểu trị bằng kháng sinh........................................... 13
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 14
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 14
3.1. Phương tiện nghiên cứu........................................................................................ 14
3.1.1. Dụng cụ............................................................................................................ 14
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 14
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu. .......................................................................... 14
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 14
3.2.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 14
3.2.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 14
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 15
KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................................................... 15
iv
4.1. Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo tại cơ sở.................................................... 15
4.2. Ghi chú: ............................................................................................................... 17
4.3. Một số thuốc phòng và trị bệnh sử dụng trong chuyên đề ..................................... 17
4.4. Kết quả thu được trong thời gian thực tập............................................................. 19
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 21
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 21
Hình ảnh tham khảo............................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 26

v
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang thực hiện công tác công cuộc đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước. Nhưng bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng giữ vai trò quan trọng để phát
triển kinh tế. Vì thế nhà nước ta quan tâm nhiều về vấn đề này nên hiện nay có rất
nhiều chính sách hổ trợ cho ngành chăn nuôi nói riêng và các ngành nông nghiệp nói
chung như: hổ trợ vay vốn ưu đãi cho người chăn nuôi hay các chương trình xóa đói
giảm nghèo hổ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho những người nông dân nghèo không
có đất canh tác…
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì tình hình chăn nuôi ở các tỉnh Đồng Bằng sông
Cửu Long nói chung và Thành Phố Sóc Trăng nói riêng cũng gặp không ít khó khăn
do thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn …Vào mùa mưa thì những bệnh hô hấp trên
heo diễn ra rất phổ biến ngay cả trên heo nái, heo con và heo thịt làm thiệt hại về kinh
tế rất cao cho người chăn nuôi
Chuyên đề “Tìm Hiểu Biện Pháp Phòng Và Điều Trị Bệnh Hô Hấp Trên Heo Tại
cửa hàng Huỳnh Minh, TP.Sóc Trăng năm 2010” được tiến hành nhằm mục đích
phòng và điều trị một số bệnh trên đường hô hấp và hạn chế dịch bệnh xảy ra trên
heo

1
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tình trạng bệnh lý của phổi heo
Phần lớn heo có thể mắc bệnh hô hấp trong suốt cuộc đời của chúng. Có 3 tình trạng
bệnh lý
Viêm teo xoang mũi (Atrophic Rhinitis)
Viêm phổi (Pneumonia)
Viêm màng phổi (Pleuritis)
2.1.1. Viêm teo xoang mũi
Viêm chảy nước mũi của niêm mạc mũi (có thể niêm mạc xoang mũi bị hư hại) có thể
dẩn đến vẹo mũi
Nguyên nhân
Virus giả dại (Aujesky disease Virus)
Mycoplasma hyorhinis
Pasteurella multocida (Toxigenic strains)
2.1.2. Viêm phổi
Có 3 thể
2.1.2.1. Viêm cuống phổi và phổi thể cata (Catarrhal bronchopneumonia)
Do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumonia xảy ra ở mọi lứa tuổi
Xảy ra ở những tiểu thùy phái trước và phía bụng của phổi (Craniovenetrally). Vùng
cứng màu tím bị nhục hóa (Menty) giống như thịt nhưng không cứng lắm, thường có
ranh giới tiểu thùy rõ và phần bệnh lõm xuống
2.1.2.2. Viêm phổi hoại tử hay viêm phổi có sợi (Fibrin) tơ huyết
Thường xảy ra ở phía lưng và ở phía sau phổi (Dorsocaudal), phần bệnh sưng cao hơn
phần không bệnh và được giới hạn bởi tiểu thùy
Cũng còn gọi là pleuropneumonia vì có liên quan đến màng phổi
Trong trường hợp cấp tính. Mặt màng phổi bị viêm và chúa đầy dịch tơ huyết
(Fibrinous)
Trong trường hợp quá cấp tính hay mãn tính (Subacute or chronic cases) mặt màng
phổi có những mô thở và có thể dính vào lồng ngực
Do Actinobacillus pleuropnemonia

2
2.1.2.3. Viêm phổi có mũ
Có thể ở bất cứ nơi nào trong phổi
Do vi khuẩn từ trong máu đến phổi. Có bọc mũ trong phổi do vi khuẩn sanh mũ hay do
ký sinh trùng (thường tập trung ở phần trên và phần sau của phổi)
Đối với viêm phổi và viêm cuống phổi thể cata thì lâu lành 2-3 tháng
Nhưng viêm phổi loại hoại tử và tơ huyết mau lành hơn 2-3 tuần
2.1.3. Viêm màng phổi
Lá thành và lá tạng của màng phổi dính vào nhau
Viêm màng phổi có thể liên kết với viêm màng ngoài tim thường lâu lành 2-3 tháng
hay có khi một năm
Có thể do Hemophilus suis hay Mycoplasma hyrohinis
2.2. Một số bệnh hô hấp thường gặp ở heo
2.2.1. Bệnh hô hấp mãn tính do Mycoplasma (suyễn lợn)
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae có kích thước rất nhỏ, ký
sinh nội bào
Cơ chế truyền bệnh
Bệnh xảy ra chủ yếu giai đoạn sau cai sữa. Mầm bệnh có nhiều trong phổi, hạch phổi
và chất tiết đường hô hấp
Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp, làm tổn thương tế bào biểu mô và lông
rung khí quản, phế quản, tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 1 – 3 tuần lể. Thường diển ra ở 3 thể chính
Thể mãn tính
Bệnh thường gặp ở dạng mãn tính thường bệnh số cao nhưng tử số thấp
Ho nhiều, ho khan, kéo dài trong nhiều tuần, không có dấu hiệu sốt
Ho nhiều khi vận động, khi ăn, thay đổi thời tiết và lúc nửa đêm về sáng
Heo rất khó thở, heo thường ngồi như chó để thở
Thể mang trùng
Xảy ra trên heo nái hay heo đực mang mầm bệnh, khi thay đổi thời tiết mới thấy heo
ho. Tuy nhiên nó sẽ là nguồn bệnh và sẽ lây sang heo con khi heo nái sinh ra
Thể phức hợp

3
Xãy ra ở heo khi đã mắc bệnh viêm phổi địa phương mà không trị đúng thuốc, đúng
phương pháp hay không trị bệnh sau đó một thời gian heo ghép thêm bệnh tụ huyết
trùng hoặc bệnh viêm phổi màng phổi (APP)…Heo có triệu chứng ho nhiều, sốt cao,
bỏ ăn, khó thở và chết nhanh
Bệnh tích
Viêm nhục hóa rìa phổi dạng đối xứng ở thùy đỉnh và thùy tim. Ống hô hấp có thể có
chất nhầy, hạch lâm ba ở phế quản và phổi có thể sưng
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại, thực hiện vệ sinh an toàn sinh học
Dùng vaccine phòng Mycoplasma hyopneumoniae theo lịch trình của nhà sản xuất
Trộn thuốc vào thức ăn hoặc nước uống cho nái trước và sau khi đẻ và trong 10 – 21
ngày sau khi cai sữa
Trị bệnh
Dùng một trong các loại thuốc sau
VIAFLOR LA. 1ml/20kg thể trọng, chích 2 lần/ ngày
VIAGENTAMOX. 1ml/10kg thể trọng, chích 1 lần/ ngày
VIA.DOXYL LA. 1ml/10kg thể trọng, chích 2 lần / ngày
Điều trị liên tục 3 – 5 ngày
2.2.2. Bệnh viêm phổi màng phổi (APP)
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây nên, bệnh ngày càng phổ biến
trên heo nuôi công nghiệp với tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ chết cao
Triệu chứng
Thể quá cấp
Heo sốt cao, bệnh diễn ra nhanh và chết rất nhanh chỉ từ 6- 12 giờ sau khi có dấu hiệu
bệnh. Đôi khi không có dấu hiệu của bệnh
Thể cấp tính
Sốt cao 41 – 41,50C, kèm theo khó thở, thở khò khè, tai và các vùng da mỏng tím bầm
thành từng mảng. Mắt đỏ có ghèn, nước mũi đục có khi lẫn máu, thỉnh thoảng có một
số con ho, heo ăn ít hoặc bỏ ăn, nằm lỳ một chổ và chết sau 3 -5 ngày
Thể mãn tính
Heo sốt nhẹ, ăn ít hoặc bỏ ăn, heo ho khan, thở thể bụng, da xanh nhạt, lông xù, tăng
trọng kém, mắt lúc nào cũng có ghèn

4
Bệnh tích
Phổi có nhiều ổ hoại tử ở các thùy bên dưới phía trong, vùng phổi viêm cứng màu
xẫm. Viêm màng phổi xoang ngực có dịch màu hồng, ở thể mãn tính có thể có bọc mũ
có trường hợp viêm phổi dính vào màng ngực hay xương sườn
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại khô ráo thoáng mát, đảm bảo mật độ hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng
đảm bảo khẩu phần ăn cho từng loại heo
Dùng vaccine phòng bệnh theo định kỳ
Định kỳ sát trùng chuồng trại, trước khi nhập heo và sau khi xuất chuồng
Điều trị
Dùng một trong các loại thuốc sau
VIAFLOR LA. 1ml/20kg thể trọng, chích 2 lần/ ngày
VIAGENTAMOX. 1ml/10kg thể trọng, chích 1 lần/ ngày
2.2.3. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis)
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn pasteurella Multocida gây ra
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh thường 1-3 ngày và có khi chỉ vài giờ, bệnh thường diễn ra 3 thể:
Thể quá cấp tính
Thường phát ra ở thời kỳ đầu của ổ dịch. Sốt cao 420C, thở khó, chạy hoảng loạn, kêu
la và lăn ra chết
Thể cấp tính
Heo sốt cao (40,5-410C), ăn ít hoặc bỏ ăn. Chãy nước mũi đôi khi có mũ hoặc máu,
heo rối loạn hô hấp, khó thở, ho khan, ho thành hồi. Trên các vùng da mỏng nổi lên
từng đốm xuất huyết sau vài giờ chuyển sang màu tím. Hầu sưng thủy thủng, heo chết
do nhiễm trùng máu cùng với viêm phổi nặng
Thể mãn tính
Bệnh kéo dài 3-6 tuần. Thể này thường kéo theo thể cấp tính nhưng nhẹ hơn chủ yếu là
rối loạn hô hấp: heo khó thở, ho từng hồi, chảy nước mắt nước mũi. Bệnh kéo dài sau
5-6 tuần chết vì cơ thể suy nhược
Bệnh tích
Rất giống bệnh tích do Mycoplasma hyopneumonia
Phổi có nhiều vùng bị gan hóa. Viêm bao tim tích nước có khi xuất huyết điểm
5
Trường hợp nặng có thể viêm màng phổi và bọc mũ
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, bồi dưỡng chăm sóc tốt đặc biệt là lúc giao mùa
Tiêm vaccine tụ huyết trùng cho heo theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Điều trị
Phát hiên kịp thời, cách ly con bệnh, trộn thuốc cho ăn hoặc tiêm cho toàn đàn
Dùng một trong các loại thuốc sau
VIAFLOR LA. 1ml/20kg thể trọng, chích 2 lần/ ngày
VIAGENTAMOX. 1ml/10kg thể trọng, chích 1 lần/ ngày
VIA.DOXYL LA. 1ml/10kg thể trọng, chích 2 lần / ngày
2.2.4. Hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản (PRRS)
Nguyên nhân
Do virus thuộc họ togaviridae
Đường truyền lây
Lây từ heo bệnh sang heo khỏe hoặc do nhập heo bệnh về trại
Lây qua dẫn tinh nhân tạo, hoặc đực giống mắc bệnh
Chất chứa mầm bệnh: nước bọt, dịch mũ, tinh dịch, phân, nước tiểu, hạch, phổi
Heo mẹ mang trùng lây sang heo con qua nhau thai
Heo bài thải virus ra môi trường ngoài kéo dài 1-2 tháng. Phát tán theo không khí xa
tới 3-5km
Triệu chứng
Nái hậu bị: chậm động dục và tỷ lệ đậu thai thấp
Nái mang thai: Thai khô, chết thai, sảy thai, có thể đến 50% toàn đàn. Một số nái có
biểu hiện sốt, da đỏ ửng, khó thở do viêm phổi, kém ăn tai tím sau đó chuyển thành
màu xanh
Nái đẻ và nuôi con: Biếng ăn lười uống nước, mất sữa, viêm vú, đẻ sớm 2-3 ngày, da
đổi màu
Heo con theo mẹ: Bỏ bú, xù lông, chết nhanh trong tuần đầu
Heo cai sữa: Biểu hiện hô hấp nặng, thở bụng, tiêu chảy, xù lông, tỉ lệ chết cao
Bệnh đặc biệt trầm trọng khi kết hợp với Mycoplasma gây nên bệnh hô hấp phức hợp
(PRDC) trên heo sau cai sữa và heo thịt
Bệnh tích
6
Hạch sưng, tích nước, bao tim tích nước. Viêm phổi kẻ, phổi có mũ, có những điểm tụ
huyết, viêm phổi dính sườn
Phòng bệnh
Sát trùng chuồng trại định kỳ
Tiêm phòng bằng vaccine nhưng hiệu quả không cao
Điều trị
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. khi phát hiện bệnh cần cách ly con vật mắc
bệnh, tiêu độc sát trùng chuồng trại.Tiêm kháng sinh Genta-Tylo 1ml/10kg thể trọng
hoặc Marbovitryl 1ml/10-15kg thể trọng và Ketovet 1ml/16kg thể trọng để phòng bội
nhiễm
Nên kết hợp một số vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng cơ thể, giúp bệnh mau bình
phục như Vime C Electrolyte, Vimevit Electrolyte, Aminovit…
2.2.5. Bệnh hô hấp phức hợp (PRDC)
Nguyên nhân
Tiên phát: Do Mycoplasma hyopneumoniae, Influenza (virus cúm), PRRS
Thứ phát: Do vi khuẩn Pasteurella multocida, Haemophilus pneumoniae,
Actinobacillus pleuropneumonia…
Cơ chế truyền bệnh
Bệnh thường xãy ra ở giai đoạn trước và sau khi cai sữa. Mầm bệnh có nhiều ở phổi,
phủ tạng, dịch tiết đường hô hấp, dịch mũi
Đầu tiên Mycoplasma hyopneumoniae tấn công gây tổn thương lông rung niêm mạc
khí quản và suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho các vi khuẩn phụ nhiễm tấn công
Pasteurella multocida type D gây viêm teo mũi truyền nhiễm
Haemophilus pneumoniae gây viêm đa xoang, đa khớp có sợi firbin
Actinobacillus pleuropneumonia gây viêm phổi đốm, phổi bị tụ huyết, dính sườn
Streptococcus suis gây viêm đa xoang, đa khớp, viêm phổi mũ
Salmonella cholerasuis gây bệnh viêm phổi xung huyết
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh ngắn 5-7 ngày, bệnh xảy ra ở dạng cấp tính. Heo sốt cao suy yếu,
bỏ ăn, ốm nhanh. Ho, thở khó, thở bụng, ngồi thở kiểu chó
Bệnh tích
Phổi bị nhục hóa, xẹp, có nhiều đốm xuất huyết, cứng màu đỏ sẫm, đôi khi có mũ,
viêm dính sườn

7
Bao tim tích nước, tràn dịch màng phổi và xoang bụng, viêm khớp
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại khô ráo thoáng mát, đảm bảo mật độ hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng
đảm bảo khẩu phần ăn cho từng loại heo
Dùng vaccine phòng bệnh theo định kỳ
Định kỳ sát trùng chuồng trại, trước khi nhập heo và sau khi xuất chuồng
Điều trị
Dùng một trong các loại thuốc sau
VIAFLOR LA. 1ml/20kg thể trọng, chích 2 lần/ ngày
VIAGENTAMOX. 1ml/10kg thể trọng, chích 1 lần/ ngày
Kết hợp với thuốc tăng cường sức đề kháng, hạ sốt VIAGINE+C, Viarmasol-1000
2.3. Những nguyên tắc tổng quát của việc chủng phòng
Hơn 100 năm qua, các nhà khoa học biết rằng gia súc có thể miễn dịch đối với một
bệnh nếu được đưa vào cơ thể yếu tố gây nhiễm (vi khuẩn, virus…) đã chết hoặc bị
làm yếu đi do đó không gây bệnh. Với khái niệm trên người ta chế ra nhiều loại
vaccine rất có hiệu quả
Tuy nhiên, đối với một số bệnh, gia súc có thể đáp ứng miễn dịch nhưng vẫn mắc
bệnh. Đối với những bệnh này thì một mình kháng thể trong máu không đủ bảo vệ gia
súc hay vaccine kháng thể chống lại những kháng nguyên quan trọng của mầm bệnh
2.3.1. Các loại miễn dịch cơ bản
Miễn dịch tự nhiên : Hàng phòng vệ đầu tiên có ở tất cả gia súc
Miễn dịch thể dịch : Do kháng thể trong máu
Miễn dịch qua trung gian tế bào : Do nhiều bạch cầu với sự điều khiển của lâm ba cầu
Miễn dịch tiết dịch : Do Ig A quan trọng tạo miễn dịch ở các mặt niêm mạc như ruột
(ống tiêu hóa), đường hô hấp, tuyến vú và đường sinh sản
Rất rỏ ràng mỗi bệnh đòi hỏi loại miễn dịch thích hợp cho nó để bảo vệ cơ thể : Vì vậy
loại vaccine (chết hoặc nhược độc) đường đưa vaccine vào cơ thể và chất phụ trội sẽ
tạo ra các loại miễn dịch khác nhau
2.3.2. Chọn cách tạo ra miễn dịch thích hợp
Miễn dịch thể dịch và qua trung gian tế bào kháng thể do IgG và IgM trong máu có thể
giúp kiểm soát bằng cách :
Kết dính mầm bệnh và làm cho dể bị thực bào bắt
Kết dính và trung hòa toxin

8
Bám vào mầm bệnh và làm cho mầm bệnh không bám vào tế bào được
Bám vào mầm bệnh và kích thích hoạt động của bổ thể
Opson hóa mầm bệnh và làm cho mầm bệnh dễ bị thực bào bắt
Kích thích miễn dịch qua trung gian tế bào
Tuy nhiên một mình kháng thể này chưa chắc đã có đủ để giết mầm bệnh nhiều mầm
bệnh đề kháng lại miễn dịch này
Miễn dịch tiết dịch : Do IgA quan trọng đối với những mầm bệnh xâm nhập qua niêm
mạc loại vaccine và đường cấp vaccine quan trọng trong việc tạo ra loại miễn dịch
thích hợp
Chích dưới da hay trong thịt của một loại vaccine chết thường tạo ra IgG và IgH trong
máu. Tuy nhiên tạo ra rất ít IgA ở niêm mạc
Vaccine chết cũng không công hiệu trong việc tạo ra miễn dịch qua trung gian tế bào
Việc tạo ra miễn dịch qua trung gian của tế bào thường đòi hỏi vaccine nhược độc còn
sống có khả năng sinh sản trong cơ thể gia súc hay vaccine chết với chất phụ trợ có
hiệu quả cao
Vaccine chết thường tạo ra IgG rất công hiệu để chống lại các bệnh nhiễm toàn thân
Đường cấp thuốc quan trọng khi ta muốn tạo ra miễn dịch tại bề mặt niêm mạc. trong
trường hợp này phải cho vaccine tiếp xúc với niêm mạc (cho ăn hay uống vaccine,
phun sương hay qua đường tuyến vú)
Nếu heo nái nhiễm mầm bệnh ở đường tiêu hóa, nó sẽ đáp ứng để tạo ra miễn dịch tiết
dịch IgA không chỉ ở ống tiêu hóa của nó mà còn ở tuyến vú. Nái chuyển kháng thể
này cho heo con khi heo con bú. Do đó IgA ở sữa heo mẹ có thể bảo vệ heo con chống
lại mầm bệnh hiện diện ở ruột non heo mẹ
2.3.3. Thất bại của việc tiêm phòng
Có nhiều lý do gia súc mắc bệnh mặc dù đã được tiêm phòng
Gia súc ờ thời kỳ nung bệnh
Có một việc gì xảy ra làm vaccine mất hiệu lực
Tình trạng sinh lý gia súc làm cho nó không đáp ứng hay giảm đáp ứng lại vaccine
Ký chủ có thể tiếp xúc với quá nhiều mầm bệnh
Bằng cách biết các nguyên nhân trên, người thú y có thể giảm thiểu những thất bại của
việc tiêm phòng
2.3.4. Bệnh xuất hiên một thời gian ngắn sau khi tiêm phòng
Gia súc bị nhiễm mầm bệnh gần thời gian tiêm phòng có thể phát hiện với các triệu
chứng một thời gian ngắn sau khi tiêm phòng có thể cho ta nghĩ là do virus của
9
vaccine gây ra. Vaccine sống nhược độc virus phải an toàn nghĩa là không làm cho
virus trở laị tình trạng gây bệnh
Tuy nhiên, vaccine nhược độc còn sống có thể gây bệnh nếu gia súc bị ức chế sinh
kháng thể
2.3.5. Những biến đổi trong vaccine
Bảo quản và cấp vaccine không đúng cách sẽ dẫn đến thất bại trong việc chủng phòng
vaccine sống nhược độc bằng vi khuẩn hay virus chỉ có hiệu lực khi chúng còn sống
và có thể sinh sản ở bên trong cơ thể heo
Nếu vaccine không được dự trữ trong tủ lạnh hay để ngay ánh sáng mặt trời cũng làm
mất tác dụng của vaccine và ngay cả bảo quản đúng cách, sức sống của vaccine cũng
mất dần theo thời gian. Vì vậy không nên sử dụng vaccine quá hạn
Hóa chất sát trùng còn sót lại trên ống tiêm hay kim tiêm có thể làm chết vaccine
Dùng nước pha không đúng hay trộn nhiều loại vaccine trong một ống chích có thể
làm chết vaccine
Nước pha đối với một loại vaccine này có thể làm chết vaccine khác. Vì vậy tốt nhất là
không nên pha trộn nhiều loại vaccine trong cùng một ống tiêm
2.3.6. Những yếu tố về ký chủ tham gia vào việc thất bại trong chủng phòng
Ở heo con kháng thể mẹ qua sữa đầu là nguyên nhân làm cho việc chủng phòng thất
bại. Những kháng thể này có thể trung hòa kháng nguyên trong vaccine và làm cho nó
mất hiệu lực trước khi tạo ra miễn dịch
Đối với heo con có một thời gian nguy hiểm là lúc kháng thể mẹ hết nhung heo con
chưa tạo được kháng thể chủ động
Thường đối với heo có thể chủng phòng một lần tạo ra miễn dịch chủ động nhưng thời
điểm tiêm phòng rất quan trọng, thời điểm này làm thế nào để không kéo dài thời gian
nguy hiểm. Muốn tiêm phòng sớm thì phải dùng vaccine sống, nhưng độ nhược độc ít
hoặc vacine chết nhưng khối lượng sinh kháng thể cao.Vì mầm bệnh có độc lực mạnh
có thể phá vỡ miễn dịch thụ động sớm, nên nếu heo con sơ sinh nhốt đông quá hay vệ
sinh quá kém có thể bị mắc bệnh khi mầm bệnh xâm nhập
Ở heo lớn : Heo bị stess, kém dinh dưỡng, mắc bệnh khác trong lúc tiêm phòng hoặc
hệ thống sinh kháng thể chua trưởng thành hay quá già có thể làm cho tiêm phòng thất
bại
Nếu những yếu tố sinh miễn dịch kể trên xảy ra ngay lúc tiêm phòng, vaccine sẽ không
tạo ra được miễn dịch, heo có thể mắc bệnh
Nếu những yếu tố ức chế sinh miễn dịch xảy ra một thời gian sau khi tiêm phòng, heo
có thể mắc bệnh do giảm miễn dịch mặc dù đáp ứng rất tốt ngay khi tiêm phòng. Đây
là trường hợp trị bệnh bằng thuốc ức chế sinh miễn dịch (Glucocorticoids)
10
2.3.7. Tiếp xúc với quá nhiều mầm bệnh
Hầu hết vaccine không thể tạo ra một sự miễn dịch hoàn toàn nhưng tạo ra một sự gia
tăng trong sức đề kháng đối với mầm bệnh. Vì vậy nếu heo tiếp xúc với quá nhiều
mầm bệnh như là vệ sinh quá kém nhốt quá chặt, mầm bệnh quá nhiều, làm suy yếu hệ
thống sinh miễn dịch và gia súc có thể mắc bệnh mặc dù đã được tiêm phòng
2.3.8. Hiệu quả của vaccine
Vaccine cần phải an toàn và có hiệu quả từ hiệu quả chỉ có tính cách tương đối. Có
nghĩa là vaccine không thể tạo ra một sự miễn dịch hoàn toàn trong tất cả các điều kiện
chăn nuôi
Trong sản xuất vaccine được thử nghiệm trên gia súc hoàn toàn khỏe trong những điều
kiện môi trường tốt
Vaccine có thể kém hiệu quả nếu được dùng cho gia súc bị stress, bị nung những bệnh
khác hay nhiễm quá nhiều mầm bệnh
Vaccine không thể tạo ra một sự miễn dịch hoàn toàn mà chỉ gia tăng sức kháng bệnh
với điều kiện vệ sinh phải tốt
2.5. Trị bệnh
Trị ngay lập tức heo có bệnh và heo chung ngăn chuồng
Có triệu chứng viêm phổi phải tiêm thuốc vì heo thường bỏ ăn
Heo bệnh phải trị liên tục 2 – 3 ngày
Heo tiếp xúc với heo có triệu chứng phải trị trong thức ăn, nước uống 4 – 7 ngày
Thường heo có triệu chứng ho khoảng một tuần sau khi chuyển chuồng. Cho heo uống
thuốc 4 – 7 ngày trước khi triệu chứng xuất hiện
Đối với heo sau cai sữa và heo lứa có thể trị 5 ngày rồi lập lại sau 2 – 3 tuần hay trị 2
ngày mỗi tuần
2.5.1. Phân loại và nguyên tắc sử dụng kháng sinh
2.5.1.1. Phân loại

11
Bảng 1: Phân loại kháng sinh

Nhóm kìm khuẩn Nhóm sát khuẩn

Tetracyclin Beta –lactamin


Tetracyclin Ampicillin
Oxytetracyclin Penicillin
Chlotetracyclin Amoxcillin
Doxycyclin Cephalosporin

Macrolid Aminosid
Erythromycin Streptomycin
Spiramycin Gentamycin
Tylosin Kanamycin
Tiamulin Neomycin
Josamycin Spectinomycin

Phenicol Quinolon
Chloramphenicol Flumequin
Thiamphenicol Norfloxacin
Florfenicol Enrofloxacin
Ciprofloxacin
Marbofloxacin

Diaminopyrimidin Polypeptid
Trimethoprim Colistin
Ormethoprim Bacitracin
Pyrimethamin Polymycin

Lincomycin

Sulfamid

2.5.1.2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh


Tấn công thật mạnh
Đánh thật mạnh. Liều tấn công (vd: Heo khoảng 30kg bị phổi dùng Tiamulin 4ml…)

12
Không dùng liều nhỏ tăng dần
Phải duy trì điều trị trong một thời gian sau khi hạ sốt
Không thay đổi kháng sinh mỗi ngày
2.5.1.3. Chọn lựa kháng sinh
Việc chọn lựa kháng sinh ngày càng trở nên khó hơn do sự ra đời của nhiều loại kháng
sinh và do hoạt lực rông của mỗi kháng sinh đối với một số lớn vi sinh vật
Để có cơ sở chọn loại kháng sinh thích hợp, ta nên dựa vào: Kết quả chuẩn đoán mầm
bệnh, tính nhạy cảm của một hay nhiều vi khẩn gây bệnh đối với một kháng sinh (dựa
vào kháng sinh đồ hoặc những hiểu biết về thống kê dịch tễ)
Khả năng đi tới ổ bệnh của kháng sinh (dựa vào hiểu biết về tác động dược lý)
Cơ địa của thú (có mang, bệnh gan, thận, thú non)
2.5.1.4. Sự phối hợp kháng sinh
Mục đích
Kháng sinh được phối hợp nhau trong các trường hợp:
Mở rộng phổ kháng khuẩn
Điều trị mà chưa xác định được vi khuẩn gây bệnh
Cho những trường hợp nhiễm trùng kết hợp
Cần tác động hiệp lực
Bệnh nặng cần phải điều trị ngay không phải chờ kết quả xét nghiệm
Chỉ phối hợp tối đa 2 loại kháng sinh với nhau
VD: Tiamulin + oxytetracyline
2.5.1.5. Các nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Cùng nhóm lớn có tác dụng hiệp đồng
Khác nhóm lớn có tác dụng đối kháng
Không phối hợp kháng sinh cùng nhóm nhỏ
Không phối hợp kháng sinh cùng gây độc trên một cơ quan
2.5.1.6. Những thất bại trong điểu trị bằng kháng sinh
Không nắm kỷ nguyên tắc sử dụng kháng sinh, không dùng đúng kháng sinh điều trị,
không tính đúng liều cấp thuốc sai đường.
Do định vị của vi trùng trong cơ thể: Kháng sinh không đi tới, can thiệp trể.
Do bản chất ổ nhiễm trùng

13
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/4/2010 đến ngày 20/6/2010.
Địa điểm nghiên cứu: Tại địa chỉ 41 Nguyễn Hùng Phước Phường 1 Thành Phố Sóc
Trăng.
3.1.1. Dụng cụ
Sổ ghi chép những triệu chứng, bệnh tích và liệu trình dùng thuốc kháng sinh, ống
tiêm và kim tiêm.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị thực tập tiến hành tìm hiểu ghi chép các triệu
chứng do người chăn nuôi cung cấp, ghi chép các bệnh tích sau khi mổ, ghi chép các
loại thuốc điều trị thông qua chủ cơ sở.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị một số bệnh hô hấp thường
gặp
3.2.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng theo dõi trong thời gian thực tập là trên heo nái và heo thịt.
3.2.4. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu các biện pháp phòng và điều trị một số bệnh hô hấp xảy ra trên heo

14
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo tại cơ sở
. Bảng 2: Quy trình tiêm phòng cho heo nái (tham khảo)

Thời gian Ngừa bệnh Loại vaccine Liều lượng

Mang 70 – 90 ngày của thai kỳ Dịch tả Pest – vac 2 ml/con


thai
4 tuần trước khi sanh Giả dại Suvaxyn Herdfend 2 ml/con
(vaccine chết) PrV

2 tuần trước khi sanh E.coli Procine Pili Shield 2 ml/con

Nuôi 3 ngày sau khi sanh Viêm phổi Suvaxyn Respifend 2 ml/con
con MH

2 tuần sau khi sanh Khô , sảy thai Parvo Shield L5E 5 ml/con

3 tuần sau khi sanh LMLM FMD 2 ml/con

PRRS BSL-PS100 2 ml/con

15
Bảng 3: quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị
Trước khi phối giống, mỗi mũi cách nhau 1 tuần

Ngừa bệnh Loại vaccine Liều lượng

Dịch tả Pest – vac 2ml/con


Khô thai, sảy thai Parvo Shield L5E 5ml/con
LMLM FMD 2ml/con
Viêm phổi Suvaxyn Respifend MH 2ml/con
Giả dại (vaccine chết) Suvaxyn Herdfend PrV 2ml/con
PRRS BSL-PS100 2ml/con

Bảng 4: Quy trình tiêm phòng cho heo con và heo thịt

Thời gian Ngừa bệnh Loại vaccine Liều lượng

3 ngày Viêm phổi (lần 1) Suvaxyn Respifend MH 2ml/con

7 ngày E.coli (lần 1) Procine Pili Shield 0.5ml/con

21 ngày Viêm phổi (lần 2) Suvaxyn Respifend MH 2ml/con

E.coli (lần 2) Procine Pili Shield 1ml/con

28 ngày Dịch tả (lần 1) Pest – vac 2ml/con

35 ngày Giả dại (vaccine chết) Suvaxyn Herdfend PrV 2ml/con

Viêm màng phổi + THT Parapleuro Shield-P (lần 2ml/con


1)

50 ngày Viêm màng phổi + THT Parapleuro Shield-P (lần 2ml/con


1)

60 ngày LMLM (lần 1) FMD 2ml/con

Dịch tả (lần 2) Pest – vac 2ml/con

90 ngày LMLM (lần 2) FMD 2ml/con

16
Bảng 5: Quy trình tiêm phòng cho heo nọc
Tái chủng 6 tháng một lần các bệnh sau

Ngừa bệnh Loại vaccine Liều lượng

Dịch tả Pest – vac 2ml/con


Khô thai, sảy thai Parvo Shield L5E 5ml/con
LMLM FMD 2ml/con
Giả dại (vaccine chết) Suvaxyn Herdfend PrV 2ml/con
PRRS BSL-PS100 2ml/con

4.2. Ghi chú:


Chủng vaccine cho heo theo đúng lịch trình, đúng cách, đúng liều lượng theo nhà sản
xuất
Tùy đặc điểm dịch tể của từng vùng mà có thể điều chỉnh lịch tiêm phòng cho phù
hợp
4.3. Một số thuốc phòng và trị bệnh sử dụng trong chuyên đề
Bảng 6: Vaccine phòng bệnh

Tên thương mại Hãng sản xuất Thành phần Công dụng &Liều dùng
Suvaxyn FORT DODGE Vaccine vô hoạt chứa Tiêm bắp2ml/ con
Respifend MH Mycoplasma Phòng bệnh viêm phổi
Hyopneumoniae có bổ do Mycoplasma
sung chất Thymerosal để Hyopneumoniae
bảo quản

PARAPLEURO NOVARITS Vaccine vi khuẩn vô hoạt Tiêm bắp2ml/ con


SHIELD®P phòng ngừa các bệnh mà Phòng bệnh viêm màng
nguyên nhân do: phổi, tụ huyết trùng, bệnh
Actinobacillus dung huyết
pleuropneumoniae
Heamophilus parasuis
Pasteurella multocida

BSL-PS 100 BESTAR Vaccine nhược độc đông Tiêm bắp2ml/ con
khô Phòng ngừa hội chứng
rối loạn hô hấp sinh sản

17
Bảng 7: Kháng sinh và thuốc hổ trợ điều trị

Tên thương mại Hãng sản xuất Thành phần Công dụng Liều dùng
TYLO. PC EAGLE Tylo Tatrate Điều trị và phòng ngừa Tiêm bắp
VET.TECH Thiamphenicol các bệnh xãy ra trên hệ thịt:
Prednisolone thống hô hấp, dạ dày 1ml/10kg
Acetate ruột, hội chứng MMA thể trọng
Viêm phổi, viêm phế
quản, tụ huyết trùng,
viêm vú-viêm tử cung,
nhiễm trùng máu

TIOTILIN® NOVARITS Tiamulin Base Điều trị và phòng ngừa Tiêm bắp
với các vi khuẩn gây thịt: 1-
bệnh trên đường hô 1ml/10kg
hấp như: Mycoplasma, thể trọng
Actinobacillus,
Pasteurella, Viêm
khớp, Hồng lỵ…

VIA.DOXYL LA VIỆT ANH Doxycycline Điều trị và phòng ngừa Tiêm bắp
các bệnh: Viêm phổi 1ml/15kg
cấp tính và mãn tính, thể trọng
Viêm phế quản, Viêm
màng phổi
EUCAMPHOR SONG VÂN Eucalyptol Sát trùng đường hô Tiêm bắp
Camphor hấp, kích thích hô hấp 2ml/10-
Galacol và tim mạch, giảm ho 15kg
trợ tim

DEXAZONE THỊNH Á Dexamethazone Chống viêm do nhiễm Tiêm bắp,


trùng. Phối hợp với hoặc dưới
kháng sinh điều trị các da:
bệnh viêm nhiễm như: 1ml/10-
Sưng khớp, Viêm 15kg
phổi….
Chống dị ứng

VITAMIN C THỊNH Á Vitamin C Tăng sức đề kháng cho Tiêm bắp


gia súc, gia cầm, thịt: 1-
chống stress 1ml/10kg
thể trọng

18
4.4. Kết quả thu được trong thời gian thực tập
Ca 1:
Ngày 2/5/2010 ghi nhận một trường hợp heo bệnh, triệu chứng do người dân cung cấp
như sau: Số lượng 5 con bình quân mỗi con 30kg. Ho, mình đỏ lấm tấm phần cổ, phần
dưới bụng và chảy nước mũi.
Điều trị:
Với những triệu chứng trên nghi ngờ là bị tụ huyết trùng và đưa ra liệu trình điều trị 3
ngày ngày tiêm 2 lần và thuốc trộn ăn trong 5 ngày.
Thuốc tiêm:
Chia làm 2 mũi tiêm
Mũi thứ nhất: Tiotilin (3ml) + Dexamethasol(2ml)
Mũi thứ hai: Ecamphor (3ml) + VitaminC (3ml)
Thuốc trộn:
Anagil-C +Electrolyte+Bcomplex-C.
Kết quả:
Sau khi điều trị 3 ngày thì các triệu chứng không còn người dân lấy tiếp thuốc về trộn
Ca 2:
Ngày 10/5/2010 có một trường hợp heo nái đang giai đoạn mang thai có những biểu
hiện triệu chứng như sau:
Heo nóng đỏ mình (lúc đỏ lúc không) bỏ ăn, nước tiểu vàng, thở mệt. Số lượng 2 con
nặng khoảng 200kg.
Điều trị:
Với những triệu chứng trên nghi ngờ là bệnh hô hấp và đưa ra liệu trình điều trị 5 ngày
và người dân chỉ lấy 2 ngày bớt thì ra lấy tiếp.
Thuốc tiêm:
Chia làm 2 mũi
Mũi thứ nhất: Tylo (10ml) + Dexamethasol (2ml)
Mũi thứ hai: Anagil-C (5ml) + Urotropin (20ml).
Kết quả:
Sau khi điều trị 2 ngày thì heo vẩn không bớt nghi ngờ là hội chứng PRRS khuyên
người dân báo với cán bộ thú y địa phương

19
Ca 3:
Vào ngày 19/05/2010 tại đơn vị thực tập có tiếp nhận điều trị cho một hộ nông dân ở
khu vực chông chác thuộc phường 5 thành phố Sóc Trăng. Khi đến nơi thì thấy một
con heo đã chết đàn heo được 12 con bình quân mỗi con 25kg. Anh thạch chênh cho
biết heo được tiêm phòng Mycoplasma vào tuần trước, heo chỉ mới ho khoảng 2 ngày
vào ban đêm ăn uống vẩn bình thường, riêng con chết vào buổi sáng anh cho ăn và
quét dọn chuồng thấy nó nằm 1 chổ không ăn uống.
Sau khi quan sát bên ngoài chuồng nuôi không thấy biểu hiện triệu chứng gì, khi vào
bên trong có 2 con chạy được khoảng 7-8 bước đứng lại thở, ho và chảy nước mũi.
Sau khi mổ thì thấy có một số bệnh tích sau: Phổi viêm có những chấm màu đỏ bắt
đầu lan dần ra về phía trên, phần đỉnh không thấy bị viêm.

Hình 1, 2: Phổi viêm có những chấm đỏ


Qua các triệu chứng và bệnh tích nghi ngờ đàn heo bị viêm phổi
Nguyên nhân: Heo được tiêm phòng lúc đàn heo không thật sự khỏe mạnh và chế độ
nuôi dưỡng kém (chuồng heo không có bóng đèn sưỡi ấm, không che chắn và bị dột,
nền chuồng đọng nước).
Điều trị
Thuốc tiêm:
Tiêm toàn đàn liên tục 3 ngày
VIA.DOXYL LA.+ Dexamethasol. 5ml/1con tiêm 2 lần/ngày
Riêng 2 con ho và chảy nước mũi
Tiêm thêm Eucamphor. 5ml/1con tiêm 2 lần trên ngày
Thuốc uống:
Viarmasol-1000. (1g/l nước) + Bcomplec-C (2g/1l nước) cho uống liên tục 5 ngày
Sau khi điều trị 3 ngày thì heo ăn uống bình thường, không còn ho và chảy nước mủi

20
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Phần đông người chăn nuôi nhỏ, lẽ hiện nay vẫn chưa có ý thức tiêm phòng, chưa nắm
rõ lịch trình tiêm phòng và chỉ tiêm phòng khi trong khu vực đó đã nhiễm bệnh. Bên
cạnh việc tiêm phòng thì các khâu chăm sóc nuôi dưỡng chưa được quan tâm nhiều
nên khi vào mùa mưa hay thời tiết thay đổi dịch bệnh lại xảy ra thường xuyên hơn
Qua thời gian thực tập đã giúp cho em có một số kiến thức về quy trình phòng bệnh và
phương pháp chuẩn đoán và điều trị một số bệnh trên heo và tìm hiểu thêm một số loại
thuốc kháng sinh mới trên thị trường để có nhiều phương án điều trị tốt hơn.
5.2. Kiến nghị
Nên sử dụng thêm nhiều loại kháng sinh mới trên thị trường để so sánh kết quả điều trị

21
Hình ảnh tham khảo

Mycoplasma hyopneumoniae
Bacterin

FORT DODGE
®

SUVAXYN RESPIFEND® MH

Liều lượng và cách sử dụng:


Heo con: chích bắp thịt (IM) liều 2ml lúc 7-10 ngày tuổi và tiêm nhắc lại liều 2ml lúc 3
tuần sau đó
Heo thịt:chích (IM) liều 2ml ở thời điểm khởi đầu giai đoạn vỗ béo và tái chủng 2-3 tuần
sau đó
Nái tơ và nái rạ:nái chưa chủng ngừa hoặc không rỏ đã chủng chưa, chủng mũi đầu tiên lúc
6 tháng tuổi hoặc trước khi chuyển nái vào khu sinh sản và tiêm nhắc lại 2-3 tuần sau đó.Cứ
mỗi 6 tháng tái chủng 1 lần với liều 2ml

Thành phần vaccine:


Vaccine vô hoạt chứa Mycoplasma Hyopneumoniae có bổ sung chất Thymerosal để bảo
quản
Chỉ định:
Chỉ tiêm vaccine cho heo khỏe mạnh giúp làm giảm và khống chế triệu chứng lâm sàn trên
heo nguyên nhân do bởi Mycoplasma Hyopneumoniae
Vaccine giúp giảm bớt các bệnh tích gây ra ở phổi và vùng phổi nếu để bệnh tích nặng là cơ
hội để các vi khuẩn khác nhu Pasteurella và Actinobacillus xâm nhập làm cho bệnh trở nên
trầm trọng thêm

Lưu ý:
Lắc kỷ lọ vaccine trước khi sử dụng
Lọ vaccine đã mở phải sử dụng hết
Không chích vaccine cho thú trong vòng 21 ngày trước khi giết mổ
Phản ứng quá mẫn sau khi chích ngừa có thể xảy ra nhưng rất hiếm.Nếu có sử dụng
Epinephrine

22
THUỐC TIÊM

Giảm ho – Trợ tim – Long đờm – Dễ thở Thành phần:


Thành phần: Dexamethasol ………………..200mg
Eucalyptol............................................10mg Dung môi vđ………………….100ml
Camphor ..............................................50mg Công dụng:
Galacol ................................................48mg Chống viêm do nhiễm trùng. Phối hợp
Liều lượng: với kháng sinh điều trị các bệnh viêm
Trâu bò ngựa: 5ml/50kg thể trọng ngày tiêm 2-3 nhiễm như: Sưng khớp, Viêm phổi….
lần Chống dị ứng
Heo, bê chó, thú nhỏ 2ml/10-15kg thể trọng Liều dùng:
ngày tiêm 1-2 lần Chích bắp hoặc dưới da
CTY TNHH TM – SX THUỐC THÚ Y
Trâu, bò, ngựa: 1ml/30-40kg thể trọng
SONG VÂN Dê, cừu, heo: 1ml/15-20kg thể trọng
Chó, mèo, gia cầm: 1ml/7-10kg thể trọng
CTY TNHH TM – SX THUỐC THÚ Y
Thịnh Á

Đặc tính và thành phần của vaccine


Actinobacillus PARAPLEURO SHIELD®P là vaccine
Pleuropneumonia vô hoạt dùng cho heo khỏe mạnh để
Haemophilus parasuis phòng ngừa các bệnh mà nguyên nhân
Pasteurella multocida do: Actinobacillus Pleuropneumonia các
Bacterin type 1, 5, 7; Haemophilus parasuis và
Pasteurella multocida
PARAPLEURO SHIELD®P PARAPLEURO SHIELD®P chứa chất
phụ gia là Hydroxide nhôm. Ngoài ra còn
chứa Penicillin, Streptomycine làm chất
NOVARITS bảo quản

Liều lượng và cách sử dụng


Heo 5 tuần trở lên chích bắp thịt liều 2ml/con. Tái chủng sau 2-3 tuần
Lưu ý:
Bảo quản ở nhiệt độ 2-70C. Tránh đông đá, lắc kỹ lọ vaccine trước khi sử dụng
Không chủng ngừa cho heo trong vòng 21 ngày trước khi giết mổ
Sử dụng hết vaccine khi đã khui lọ, hủy toàn bộ lọ vaccine dư thừa
Phản ứng bất lợi ít khi xảy ra, nếu có sử dụng Epinephrine

23
Thành phần:
Analgin …………………25.000mg Thành phần:
Vitamin C……………….10.000mg Trong mỗi ml chứa:
Dung môi vđ…………….100ml Tylosin Tatrate………………57.5mg
Công dụng: Thiamphenicol ……………...200mg
Đặc trị hạ sốt giảm đau nhanh, giảm Prednisolone Acetate………...5mg
sưng phù nề ở vết thương Công dụng:
Phối hợp với kháng sinh điều trị và tăng Điều trị và phòng ngừa các bệnh xãy
sức đề kháng của thú ở các bệnh nhiễm ra trên hệ thống hô hấp, dạ dày ruột,
trùng, cảm cúm hội chứng MMA
Phòng và trị hội chứng stress Viêm phổi, viêm phế quản, tụ huyết
Liều dùng: trùng, viêm vú-viêm tử cung, nhiễm
Chích bắp hoặc dưới da trùng máu
Gia súc nhỏ: 1ml/10kg thể trọng Liều dùng:
Gia súc lớn: 1ml/15kg thể trọng Tiêm bắp thịt
Trâu, bò: 3 -6ml/100kg thể trọng
Bê, nghé, heo: 1ml/10kg thể trọng

Viarmasol – 1000
VITAMIN + ACID AMIN +KHOÁNG CHẤT
ASIFAC
Thành phần
Vitamin 10 000 000UI Công dụng: Bổ
Vitamin 350 000UI sung dinh
Vitamin 3 500mg dưỡng, dùng
Vitamin 1 250mg trong các
Vitamin 850mg trường hợp suy
Vitamin 750mg Thành phần:
dinh dưỡng Vitamin C………………….10.000mg
Vitamin 8 750mg Cách dùng: gia
Acid Folic 400mg Dung môi vừa đủ…………..100ml
cầm sử dụng Công dụng:
Methionine 16 000mg 10g/lít nước . Tăng sức đề kháng cho gia súc, gia
Biotine 5mg Heo con 5- cầm, chống stress
Calci 6 250mg 15g/con/ngày.
Mangan 140mg Trị các chứng xuất huyết, chảy máu
Heo nái Liều dùng:
Sắt 2 140mg 1g/10kg thể Trâu, bò, ngựa: 50 – 100ml/ngày
Kali 3 740mg trọng
Natri 2 520mg Heo, dê, cừu: 5 -10ml/ngày
Kẽm 130mg
Lactose vđ 1 000g
Cobalt 220mg
CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y
VIỆT ANH

24
Labo
B- COMPLEX-C
THACOPHAR Thành phần
B1 ....................................... 1 000mg
B2 ....................................... 2 000mg
Công dụng: bổ sung sinh tố nhóm B và C cho gia súc B6 ....................................... 1 000mg
Gia cầm. PP ....................................... 2 000mg
Tăng khả năng đẻ trứng của gà vịt cút C ..................................... 10 000mg
Phòng stress khi thời tiết thay đổi B5 ....................................... 1 000mg
Giúp tăng trọng nhanh Tricalciphosphat và hương liệu vđ 1kg
Cách dùng 500gr trộn 250kg thức ăn
CÔNG TY TNHH LÊ TRUNG hoặc 200 lít nước.
XN DƯỢC THÚ Y THÀNH CÔNG

Nước biển khô tan hoàn toàn trong nước


Thành phần:
Natri bicarbonat………………………………………………50g
Natri clorid……………………………………………………25.5g
Kali clorid…………………………………………………….5g
Dextrose ………………………………………………………18g
TDVD…………………………………………………………100g
Công dụng:
Điều trị hiện tượng mất nước, và mất căn bằng chất điện giải trong cơ thể gia súc, gia cầm do bệnh
tiêu chảy, sốt cao gây ra
Phòng ngừa stress do tiêm phòng, chuyển chuồng, thay đổi thức ăn hoặc thời tiết nóng bức
Cách dùng:
Điều trị hiện tượng mất nước, mất chất điện giải: 2.5g/l nước dùng liên tục 4 – 5 ngày
Phòng ngừa stress: 1.5g/l nước dùng liên tục

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y “Tài liệu tập huấn về
bệnh heo”, Tháng 7-1995.
Nguyễn Phước Tương “ Thuốc và biệt dược thú y”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

26

You might also like