You are on page 1of 19

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2013


Dự thảo ĐỀ ÁN
ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH
TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP
---------------

Phần một
CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN HTX VÀ CÁC HÌNH
THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN


1. Tính cấp thiết.
Phát triển kinh tế tập thể là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta.
Chỉ tính trong mười năm qua (2002 – 2012), Trung ương Đảng và Chính phủ đã có
nhiều chủ trương chính sách về phát triển kinh tế tập thể, nhất là Hợp tác xã. Dấu
mốc quan trọng nhất là Nghị quyết 13, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
tập thể”. Tiếp đó là Luật Hợp tác xã 2003; Nghị định số 88/2005/NĐ-CP về “một
số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; Nghị định số
151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác”. Cũng trong mười năm
qua, hầu hết các hợp tác xã (cũ) trong nông nghiệp đã chuyển sang hoạt động theo
luật, nhiều hợp tác xã mới được hình thành, số lượng các hợp tác xã có xu hướng
năm sau tăng hơn năm trước. Tuy nhiên, sự phát triển về chất của hợp tác xã rất
chậm, phổ biến vẫn là quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo và lạc
hậu, năng lực ngũ cán bộ quản lý điều hành còn hạn chế, hiệu quả sản xuất – kinh
doanh thấp, lợi ích mang lại cho xã viên không nhiều, …
Để khắc phục những tồn tại nêu trên; phát huy vai trò của HTX và các hình
thức kinh tế hợp tác trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại,
công nghiệp hóa; xây dưng nông thôn mới, việc xây dựng xây dựng đề án đổi mới,
phát triển HTX và các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn là
hét sức cần thiết..
2. Căn cứ pháp lý.
- Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- Luật Hợp tác xã ban hành tháng 11 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2013.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới.
II. HIỆN TRẠNG HTX VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG
NÔNG NGHIỆP
Đến cuối năm 2011 trong ngành nông nghiệp có 9725 HTX, so với năm
2002 tăng 2258 HTX. Trong đó HTX nông nghiệp chiếm 93,8%; 0,45% HTX lâm
nghiệp, 5 % HTX thuỷ sản (105 HTX khai thác, 388 HTX nuôi trồng); 0,75%
HTX diêm nghiệp. Sau năm 2002, số thành lập mới là 3345 HTX, số giải thể là
1087 HTX. Các HTX chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
chiếm tỉ lệ 90% tổng số HTX cũ; các HTX thành lập mới tập trung chủ yếu ở các
tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên và lĩnh vực thuỷ sản.
Đến cuối năm 2011 cả nước có 140.297 THT với khoảng 2,3 triệu thành
viên tham gia, THT đã phát triển và rộng khắp trong các lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản .
1. Hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi…)
a) Về hợp tác xã
+ Hầu hết các HTX mới thực hiện cung ứng được một số dịch vụ thiết yếu cho
xã viên
Cả nước có 97% số HTX làm dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; dịch vụ
thuỷ lợi 80%; dịch vụ giống cây trồng 53%; ; dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón
30%; dịch vụ thú y 21%; dịch vụ làm đất 20%; dịch vụ điện 11%; số HTX thực hiện
tiêu thụ sản phẩm mới chiếm 9% ; chế biến sản phẩm 0,6%; cung cấp vốn cho xã
viên (TDNB) 11%; phát triển ngành nghề nông thôn 3,6% tổng số HTX.
+ Khoảng 3% tổng số hợp tác xã thực hiện được tổ chức sản xuất gắn với
dịch vụ: Cuối năm 2011 cả nước đã có 216 HTX nông nghiệp chuyên ngành, như:
HTX trồng hoa cây cảnh; sản xuất tiêu thụ rau an toàn; sản xuất, tiêu thụ trái cây;
chăn nuôi tiêu thụ lợn; HTX nuôi trồng thuỷ sản; HTX sản xuất giống cây lâm
nghiệp.v.v…. Điển hình như HTX thị trấn Ninh Hòa – tỉnh Khánh Hòa đầu tư xây
dựng cơ sở sản xuất giống lúa 34 ha chuyên sản xuất giống, 02 máy sấy, hệ thống
sàng lọc giống; mỗi năm cung cấp cho nông dân tứ 300 đến 400 tấn lúa giống tốt.
+ Một số hợp tác xã đã tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản: Mô hình
liên kết 4 nhà theo Quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đang được
thực hiện ở nhiều địa phương, ngành hàng như rau củ, lúa giống, thủy sản, mía
2
đường,…: nhiều HTX cùng với các doanh nghiệp thực hiện liên kết “4 nhà” vận
động nhân dân và tổ chức sản xuất theo hợp đồng, được doanh nghiệp bao tiêu sản
phẩm.
Thông qua hình thức liên kết này, các HTX ở tỉnh An Giang mà điển hình là
HTX Bình Mỹ, HTX Hưng Phát - Đào Hữu Cảnh - Phú Châu; HTX nông nghiệp
Hoà Thuận; HTX Đức Thành; HTX Hiệp Phú đã ký hợp đồng với các công ty
trong và ngoài tỉnh, tiến hành sản xuất, tiêu thụ hàng nghìn tấn lương thực và rau
màu thực phẩm cho các hộ xã viên. HTX Xuân Hương, Đa phú, Anh Đào (tỉnh
Lâm Đồng) qua liên kết HTX đã giúp xã viên trên địa bàn tiêu thụ sản phẩm ổn
định qua các siêu thị, chợ đầu mối tại các tỉnh.
+ Về kết quả hoạt động của hợp tác xã:
Theo báo cáo của 51 tỉnh, thành phố năm 2011 tổng doanh thu của 8587
HTX nông nghiệp đạt 8.174 tỷ đồng, bình quân khoảng 952 triệu đồng/hợp tác xã;
trong đó 5400 hợp tác xã hoạt động có lãi (chiếm 62,8%) với lãi trung bình đạt 77
triệu đồng/hợp tác xã; 984 hợp tác xã hoạt động bị lỗ (chiếm 11,5%); lỗ bình 55
triệu đồng. Cả nước có 2997 HTX khá chiếm 33%, 4089 HTX (45%) trung bình và
1999 HTX (22%) số HTX yếu kém. Vốn hoạt động bình quân một hợp tác xã nông
nghiệp đạt 996 triệu đồng.
+ Về tổ chức bộ máy:
Đối với các HTX, chủ yếu tổ chức theo mô hình kiêm nhiệm vừa quản lý vừa
điều hành. Quy mô từ thấp đến cao. Có HTX chỉ có tối thiểu 7 xã viên nhưng cũng
có những HTX quy mô toàn xã với trên 4.000 xã viên. Bộ máy tổ chức cũng phải
bố trí phù hợp với quy mô phục vụ và các hoạt động dịch vụ. Các HTX vẫn phải
đảm bảo mô hình tổ chức đã quy định theo Luật Hợp tác xã (bao gồm Ban quản trị,
Ban kiểm soát và kế toán). Đối với các hoạt động giản đơn thường phân công 1-2
người đảm nhiệm. Những hoạt động phức tạp có tổ chức các tổ dịch vụ có từ 3 đến
hàng chục thành viên. Các tổ dịch vụ có thể tổ chức theo từng khâu hoặc tổng hợp
theo địa bàn thôn, xóm. Trong trường hợp tổ chức theo địa bàn thôn, xóm, trưởng
thôn thường đóng vai trò tổ trưởng và tổ dịch vụ có trách nhiệm triển khai tất cả
các hoạt động trên địa bàn thôn, xóm. Những HTX có số lượng xã viên lớn thường
tổ chức thành các đội xã viên theo địa bàn thôn, xóm.
Năm 2011, cả nước 9725 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 105 hợp tác xã
(bằng 1%) được tổ chức hoạt động và quản lý theo mô hình 2 bộ máy; còn lại 99 %
hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức hoạt động và quản lý theo mô hình 1 bộ máy.
Tỷ lệ HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có thuê chủ nhiệm là 1,67%.
b. Tổ hợp tác
Phong trào xây dựng tổ hợp tác tiếp tục phát triển. Theo báo cáo của 63 tỉnh,
thành phố năm 2011, cả nước có 136.097 tăng 31% so với năm 2002 và đã thu hút
3
với khoảng 2,1 triệu thành viên tham gia. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi
tập trung nhiều tổ hợp tác và là loại hình kinh tế hợp tác chính ở những địa phương
này. Doanh thu trung bình của một THT khoảng 12,06 triệu đồng/năm 1. Mười năm
qua, THT trong nông ngiệp liên tục phát triển nhanh, nhất là ở giai đoạn 2006 –
2012, bình quân 3,3%/năm
2. Đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực
lâm nghiệp
a) Về hợp tác xã: Năm 2011, cả nước có 59 hợp tác xã lâm nghiệp với 5.786
xã viên. Số vốn hoạt động bình quân một hợp tác xã lâm nghiệp năm 2008 là 754
triệu đồng. Trong đó, vốn điều lệ bình quân là 771,92 triệu đồng
Theo kết quả điều tra, khảo sát tình hình kinh tế hợp tác do Tổng cục Lâm
nghiệp triển khai năm 2012, hợp tác xã lâm nghiệp hình thành và phát triển tại các
địa phương có sự phân hóa và khác nhau rất rõ rệt: hầu hết các tỉnh phía Nam
không tồn tại HTX lâm nghiệp; các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có diện tích
rừng nhỏ hoặc rừng chủ yếu sử dụng cho mục đích đặc dụng và phòng hộ nên diện
tích đất lâm nghiệp và các hoạt động lâm nghiệp chủ yếu do các tổ chức, đơn vị
của nhà nước quản lý; các tỉnh có hợp tác xã lâm nghiệp chủ yếu ở vùng Đông Bắc
Bộ và Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ như (Lai Châu 15 HTX, Cao Bằng, 7 HTX, Hà
Giang 9 HTX, Thanh Hóa 23 HTX, Yên Bái 32 HTX, Cà Mau 8 HTX. Hầu hết là
các HTX nông – lâm nghiệp tổng hợp có các hoạt động chủ yếu là sản xuất, cung
ứng giống cây tròng lâm nghiệp, thu mua và chế biến lâm sản.
b) Về tổ hợp tác: Trong lĩnh vực lâm nghiệp, mô hình tổ hợp tác tương đối
phổ biến. Các tổ chức kinh tế hợp tác được thành lập do những cá nhân, hộ gia
đình có đất lâm nghiệp tự liên kết với nhau để trồng và bảo vệ rừng; hoặc các hộ
có cùng hoạt động góp vốn để thu mua và chế biến lâm sản. Lợi ích của các thành
viên tham gia tổ hợp tác thể hiện thông qua các hoạt động cùng đóng góp tiền để
mua giống cây trồng, vật liệu đầu vào khi trồng rừng, khai thác và lưu thông lâm
sản nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuê máy móc phục vụ sản xuất, nhân công
bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại và cháy rừng.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, hầu hết các THT trong lĩnh vực lâm
nghiệp hiện nay đều có quy mô sản xuất, kinh doanh rất nhỏ, ít vốn (dưới 1 tỷ
đồng), trình độ quản lý thấp, hoạt động theo thời vụ, địa bàn hoạt động hẹp và thị
trường tiêu thụ không ổn định. Hầu hết các THT chưa nhận được sự hỗ trợ từ chính
quyền địa phương.
Ngoài ra, trong lĩnh vực lâm nghiệp còn hình thành các tổ tự nguyện về lâm
nghiệp cộng đồng: Đây là các THT được thành lập dựa trên sự hỗ trợ của các dự án
hỗ trợ giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dưới sự phối hợp của chính quyền địa
phương (Dự án FLICH) tại một số tỉnh trên cả nước đã thí điểm giao đất, giao rừng
1

4
cho cộng đồng quản lý. Hầu hết các hoạt động của THT này là quản lý bảo vệ rừng
và trồng mới rừng theo kế hoạch hỗ trợ của dự án và sự hướng dẫn của chính
quyền địa phương.
Các thành viên trong THT là đại diện hộ dân sinh sống trong cộng đồng, giá
trị hưởng lợi trực tiếp của các thành viên là nguồn gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ, tuy
nhiên mức độ hưởng lợi của người dân còn ít do hầu hết diện tích rừng cộng đồng
được giao là rừng tự nhiên, nghèo kiệt hoặc diện tích rừng trồng còn non chưa đến
tuổi khai thác.
3. Đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực
thủy sản (chưa có báo cáo của Tổng cục Thủy sản)
Hiện có 493 hợp tác xã trong lĩnh vực thủy sản với 76.285 xã viên (trong đó
105 HTX khai thác với số xã viên bình quân là 54 xã viên; 388 HTX nuôi trồng có
số xã viên bình quân đạt 182 xã viên). Vốn điều lệ bình quân một hợp tác xã thủy
sản đạt 2.168 triệu đồng.
b) Về tổ hợp tác: Tổ hợp tác phát triển cả trong khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.
Trong đó, trong lĩnh vực khai thác chủ yếu là các tổ hợp tác (với tên gọi phổ biến
là "Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển")
Hiện cả nước có 4.200 tổ, đội sản xuất trên các vùng biển xa bờ với trên
25.200 tàu thuyền tham gia, chủ yếu các tàu cá làm nghề câu, rê, vây, kéo...; các
địa phương hình thành được nhiều tổ đội như: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng
Nam, Bình Định, Bến Tre đặc biệt tại Đà Nẵng các tổ, đối khai thác ở vùng biển
ven bờ đã kết hợp được với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Loại hình tổ hợp tác đang hoạt động ở một số địa phương được thành lập theo
nguyên tắc 3 cùng: cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng, dân chủ, có sự hợp tác thực sự của các thành viên cùng có lợi.
Bên cạnh đó có các quy chế quản lý thông tin liên lạc giữa các tổ đội khai thác xa
bờ, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, chỉ đạo và tổ chức quản lý sản xuất trên biển có
hiệu quả. Quy mô tổ thường từ 3 – 10 tàu chuyên đánh cá hoặc có bố trí tàu làm
dịch vụ.
Các tổ đều hình thành được quỹ hỗ trợ chung với nhiều tên gọi khác nhau
(quỹ phòng chống rủi ro; quỹ khai thác và hỗ trợ rủi ro;…), nguồn hình thành do
các tổ viên đóng góp. Mức quỹ bình quân khoảng 50 triệu đồng/tổ. Mục đích của
việc hình thành quỹ để hỗ trợ, giúp đỡ nhau phục hồi sản xuất khi bị rủi ro do thiên
tai, gặp khó khăn, hoạn nạn bất khả kháng.
4. Đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực
diêm nghiệp
Hiện có 60 Hợp tác xã diêm nghiệp với 17.958 hộ và 33.121, tập trung chủ
yếu ở miền Bắc (Nam Định: 18 HTX; Nghệ An: 14 HTX; Hải Phòng: 7 HTX;
5
Thanh Hóa: 6 HTX), miền Trung và miền Nam chỉ có 15 HTX, nhiều địa phương
không có HTX diêm nghiệp. Tổng nguồn vốn của các HTX là hơn 48,54 tỷ đồng
và doanh thu năm 2011 là 565,622 tỷ đồng.
Hoạt động của các hợp tác xã diêm nghiệp chủ yếu gồm: tổ chức chỉ đạo xẫ
viên nạo vét hệ thống kênh mương, chỉnh trang ruộng muối (tu sửa thiết bị ô nề,
thống, chạt…); cung ứng vật tư (vôi, nứa, cát…); dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất (chuyển vị trí chạt lọc ra giữa ruộng, trải bạt ô kết tinh); một số
HTX đã thực hiện được việc tìm kiếm thị trường ký kết hợp đồng với công ty kinh
doanh muối để tiêu thụ muối cho diêm dân.
5. Đánh giá chung
5.1. Kết quả đạt được
a. Đối với Hợp tác xã.
- Về số lượng
Đến cuối năm 2011 trong ngành nông nghiệp có 9085 HTX, so với năm
2002 tăng 1618 HTX (18%). Nhìn chung HTX phát triển ổn định theo chiều
hướng tang ; thành lập mới sau 2002 là 2338 HTX. Các HTX cũ (HTX chuyển đổi
theo Luật 1997) chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ chiếm tỉ lệ
90% tổng số HTX cũ; các HTX thành lập mới có ở hầu khắp các tỉnh, thành phố
trong cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên và lĩnh vực
thuỷ sản. Tổng số xã viên HTX nông nghiệp cả nước khoảng 6,7 triệu. Bình quân 1
HTX nông nghiệp có 743 xã viên; lĩnh vực thuỷ sản 20-30 xã viên. Tỷ lệ hộ nông
dân tham gia HTX nông nghiệp hiện nay khoảng 55%.
- Về chất lượng hoạt động của HTX
+ HTX đã tổ chức các hoạt động dịch vụ, hướng dẫn xã viên, nông dân sản
xuất, tiếp thu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
theo hướng sản xuất hàng hoá; góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý.
Cả nước có 80% số HTX làm dịch vụ thuỷ lợi; 30% số HTX làm dịch vụ
cung ứng vật tư, phân bón; 97% số HTX làm dịch vụ chuyển giao tiến tiến bộ kỹ
thuật; 11% số HTX nông nghiệp làm dịch vụ điện; dịch vụ giống cây trồng 53%;
dịch vụ làm đất bằng máy 20%; dịch vụ thú y 21%.
Thông qua hoạt động dịch vụ; đặc biệt chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đưa
những giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hợp tác xã đã góp phần
thực hiện được kế hoạch sản xuất của địa phương; rõ nét nhất trong sản xuất sản
xuất lúa gạo, nuôi trồng thuỷ sản. Cả nước có khoảng 70% số HTX thực hiện
hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất, nhất là các HTX vùng đồng bằng Sông
Hồng, Duyên Hải miền Trung và Nam Bộ. Ở hầu hết các địa phương xuất hiện

6
nhiều mô hình HTX thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả.
+ Đã xuất hiện các mô hình hợp tác mới, như HTX chuyên ngành, liên hiệp
hợp tác xã, liên kết giữa HTX với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.
Cuối năm 2011 cả nước đã có 216 HTX nông nghiệp chuyên ngành, như:
HTX trồng hoa cây cảnh; sản xuất tiêu thụ rau an toàn; sản xuất, tiêu thụ trái cây;
chăn nuôi tiêu thụ lợn; HTX nuôi trồng thuỷ sản; HTX sản xuất giống cây lâm
nghiệp.v.v…; 22 Liên hiệp HTX. HTX chuyên ngành có ở các địa phương; tập
trung nhiêu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ và vùng ngoại ô
của các thành phố.
Mô hình liên kết 4 nhà theo Quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ đang được thực hiện ở nhiều địa phương, như: tỉnh Đồng Nai, Sóc Trăng, Cần
Thơ, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh, TP Vũng Tàu, tỉnh Nam Định, Ninh Bình, .
Hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng liên
doanh, liên kết đối với HTX đang còn mới mẻ và còn có nhiều khó khăn nhưng đã
được nhiều HTX hưởng ứng, vì đây là phương thức làm ăn mới trong cơ chế thị
trường và thực sự là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hoá, và phát triển HTX.
Năm 2011 số HTX hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ bị lỗ chiếm tỉ lệ
6,5%, lỗ bình quân 10,2 triệu đồng/HTX; so với năm 2002 số HTX bị lỗ giảm
4,2%; Lỗ bình quân 1 HTX giảm 50%. Cả nước có 2997 HTX khá chiếm 33%,
4089 HTX (45%) trung bình và 1999 HTX (22%) số HTX yếu kém.
+ Ở mức độ khác nhau, HTX nông nghiệp đã thể hiện được vai trò trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn
mới.
+ HTX nông nghiệp là tổ chức chính trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện
"dồn điền, đổi thửa", quy hoạch, phân vùng sản xuất ở trên địa bàn hợp tác xã.
Nhiều HTX nhất là ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, khu 4 cũ và các xã đồng
bằng thuộc Trung Du, Miền núi phía Bắc, Duyên Hải Miền Trung, HTX nông
nghiệp thực sự là tổ chức chính tham mưu chính quyền địa phương và tổ chức triển
khai "Dồn điền, đổi thửa" thông qua các hoạt động như: cải tạo, quy hoạch lại
đồng ruộng, xây dựng phương án, tổ chức vận động bà con xã viên, nông dân thực
hiện phương án… . Hiện nay, cả nước thi đua thực hiện phong trào “cả nước chung
sức xây dựng nông thôn mới” HTX được coi là tổ chức chính tham mưu và thực
hiện việc tổ chức sản xuất trong nông thôn. Điển hình tỉnh Thái Bình các HTX
nông nghiệp là lực lượng chính giúp địa phương thực hiện “dồn điền đổi thửa”
theo hướng “liền vùng, cùng trà, khác chủ”, quy hoạch, phân vùng sản xuất tạo ra
những vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

7
+ HTX đã cùng chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn;
đặc biệt xây dựng, nâng cấp hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn; phát
triển cộng đồng, xây dựng nông thôn mới.
Chung cả nước có khoảng 53,3% số hợp tác xã trích quỹ tích luỹ tham gia
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là kiên cố hoá kênh mương, nâng cấp
đường điện; bình quân HTX đóng góp 12,5% giá trị công trình.
b. Đối với Tổ hợp tác:
Phong trào xây dựng tổ hợp tác tiếp tục phát triển. Theo báo cáo của 63 tỉnh,
thành phố năm 2011, cả nước có 140.297 tăng 39% so với năm 2002 và đã thu hút
với khoảng 2,3 triệu thành viên tham gia. Trong tổng số tổ hợp tác, có khoảng 59%
số tổ hoạt động trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp, 41% số tổ hoạt động trong
lĩnh vực phi nông nghiệp. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung nhiều
tổ hợp tác và là loại hình kinh tế hợp tác chính ở những địa phương này.
Từ nhu cầu phát triển kinh tế hộ và điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi địa bàn
nên tổ hợp tác được thành lập với hình thức tổ chức, quy mô và nội dung hoạt động
rất đa dạng và phong phú. Hoạt động của tổ hợp tác chủ yếu hướng vào mục đích
giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống như: trao đổi kinh nghiệm sản
xuất, hỗ trợ nhau về giống mới, kỹ thuật mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; cung cấp thông
tin và tiêu thụ sản phẩm; động viên và cùng nhau xây dựng kênh mương, bờ bao
chống lũ; tổ chức bơm nước, làm đất; xây dựng quỹ tương trợ giúp nhau vốn sản
xuất. Trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản nội dung hoạt động của tổ hỗ trợ nhau vốn
sản xuất, về lao động, cứu nạn khi gặp rủi ro, cung cấp thông tin về ngư trường,
nguồn lợi; xua đuổi những tàu thuyền lạ xâm phạm vùng biển nước ta.
Nét nổi bật của tổ hợp tác là:
- Cơ chế tổ chức và quản lý từng bước được hoàn thiện và chặt chẽ hơn, số
tổ hợp tác có tài sản dùng chung, thành viên tham gia góp vốn, góp sức; thực hiện
phân phối lãi theo vốn góp; có quy chế nội dung hoạt động có 600 tổ chiếm
khoảng 8% tổng số tổ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nhiều HTX
thành lập mới từ những tổ hợp tác này.
- Tổ hợp tác đã đáp ứng và khắc phục được một số mặt yếu kém của kinh tế
hộ như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; tăng sức cạnh tranh
thị trường. Do đó, tổ hợp tác đã góp phần nâng cao năng lực của kinh tế hộ; giúp
các hộ sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, lao động, vật tư và tiền vốn; tiếp nhận
những thông tin, tiến bộ khoa học - kỹ thuật góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất,
kinh doanh của kinh tế hộ.
- Tổ hợp tác đã phát huy tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ nhau trong
sản xuất, đời sống, nhiều tổ thực sự đã giúp tăng thu nhập cho các hộ thành viên,
8
thông qua hợp tác, góp phần xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác
thuỷ sản còn bảo vệ an ninh trên biển ; đồng thời còn là cầu nối giữa chính quyền
địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội với người nông dân trong công tác tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
5.2. Những hạn chế, khó khăn trong phát triển kinh tế tập thể và
nguyên nhân
a Những hạn chế, khó khăn
- Đối với HTX nông nghiệp:
+ Năng lực quản lý của Ban quản trị và Chủ nhiệm HTX còn hạn chế,
không ổn định làm việc lâu dài trong HTX.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ HTX có tâm huyết và làm việc vì lợi ích của
HTX và cộng đồng. Tuy vậy, nhìn chung trình độ học vấn của cán bộ quản lý
HTX còn thấp. Chung cả nước hiện nay có tới 28% Chủ nhiệm HTX có trình độ
văn hoá cấp 1; 37% cấp 2. Chủ nhiệm HTX có trình độ đại học mới chiếm tỉ lệ
12% tổng số; Kế toán trưởng 9%.
Tình trạng cán bộ chủ chốt HTX chuyển sang làm công tác chính quyền để
có chế độ ổn định hơn diễn ra khá phổ biến. Tổng hợp tình hình đại hội xã viên
nhiệm kỳ vào năm 2011 của 138 HTX tỉnh Bắc Ninh cho thấy có 59 HTX (chiếm
42,8%) thay đổi Chủ nhiệm; 42 HTX (chiếm 30,4%) thay đổi Trưởng Ban kiểm
soát; 34 HTX (chiếm 24,6%) thay đổi Kế toán trưởng.
Thù lao cán bộ quản lý thấp cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất
lượng công tác quản lý HTX. Nhiều HTX khó thu hút được cán bộ trẻ có năng lực,
được đào tạo chuyên môn về làm việc cho HTX.
+ Hạn chế về vốn:
Tổng số vốn bình quân 1 HTX có 816 triệu đồng trong đó vốn lưu động chỉ
chiếm 31%. Nhiều HTX quy mô thôn, bản hoặc 10-20 xã viên, vốn hoạt động của
HTX chỉ có từ vài chục triệu đến 300-400 triệu đồng; không ít HTX không còn
vốn để hoạt động. HTX chưa có tích lũy, nhiều HTX cũng chưa thực hiện được
dịch vụ tín dụng nội bộ, chưa huy động được vốn từ chính các xã viên HTX. Trong
điều kiện đó, HTX lại gặp khó khăn trong vay vốn tín dụng Ngân hàng và các tổ
chức tín dụng khác. Thiếu vốn nên các HTX không thể phát triển các hoạt động
sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho xã viên; bỏ qua các cơ hội kinh doanh và chưa
thực hiện được các dự án đầu tư mới cũng như đầu tư chiều sâu để hiện đại hóa các
hoạt động kinh doanh của mình.
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX chưa thiết thực, chưa gắn với
thị trường để tăng nhanh thu nhập cho xã viên, tích lũy cho HTX:
Hầu hết các HTX mới chỉ thực hiện được một số dịch vụ đầu vào của sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thuỷ sản, diêm nghiệp, chưa mở rộng sang các dịch
9
vụ khác theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế của xã viên. Số hợp tác xã tham gia
thị trường, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho xã viên mới chiếm tỉ lệ 11%. Một số
HTX đã mạnh dạn mở mang hoạt động chế biến nông sản và tiêu thụ, nhưng mới
là chế biến thô với công nghệ cũ, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao,
các HTX chưa chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình nên chưa
tự chiếm lĩnh được thị trường.
Hoạt dộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các HTX vẫn mang tính ngắn
hạn, chưa HTX nào có được phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ
dài hạn cho mình, do đó các hoạt động kinh tế của HTX thiếu ổn định, bị động, lợi
ích mang lại cho xã viên cũng như tích lũy cho HTX không đáng kể.
+ Có sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, trình độ công nghệ thấp:
Cơ sở vật chất của HTX nghèo nàn, ngoài hệ thống thuỷ lợi, chỉ có nhà kho
và một số máy móc nhỏ.
Cả nước có 38% HTX chưa có trụ sở riêng mà phải mượn tạm phòng làm
việc trong trụ sở UBND xã hoặc nhờ địa điểm đình, chùa, nhà riêng của cán bộ
HTX hoặc thuê để làm việc. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 80% trong số 911
HTX chưa có trụ sở làm việc.
Trong khi đó nhiều tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và có khả năng
sinh lợi cao như các cửa hàng vật tư, cơ sở dịch vụ, ao hồ nuôi trồng thuỷ sản,…
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể làm tài sản thế
chấp để vay vốn.
Số HTX có hoạt động bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hoặc phát triển
ngành nghề nông thôn thì công nghệ cũ kỹ, lạc hậu và phụ thuộc nhiều lao động
chân tay và theo kinh nghiệm, mang tính chất gia đình. Điều này dẫn đến năng suất
lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém và giá thành cao, sức cạnh tranh thấp và
thường không đáp ứng được những hợp đồng lớn.
+ Thiếu các mối liên doanh, liên kết với các HTX khác, các loại hình tổ
chức kinh tế khác và với các đơn vị nghiên cứu:
Phần lớn các HTX chưa tạo được các mối liên doanh, liên kết với các đơn vị
khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đa số các HTX
vẫn làm ăn khép kín không có sự hợp tác với bên ngoài. Nguyên nhân chính là do
cơ chế cũ chưa được khắc phục, môi trường hoạt động của HTX chưa được thuận
lợi. Các hợp tác xã chưa đầu tư công sức vận động, tìm kiếm và tạo dựng các mối
liên kết mà vẫn còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Đối với Tổ hợp tác:
+ Quy mô tổ hợp tác còn nhỏ, vốn, tài sản ít, nội dung hợp tác mới ở khâu
kỹ thuật và dịch vụ “đầu vào” cho sản xuất, chưa mở rộng sang thương mại và dịch
vụ sản phẩm “đầu ra”, hoạt động đơn điệu thiếu bền vững.
10
+ Phát triển tổ hợp tác còn mang tính tự phát, tổ chức thiếu chặt chẽ nên gặp
nhiều khó khăn trong giao dịch kinh tế, thụ hưởng các chính sách của Nhà nước
và giải quyết, xử lý các tranh chấp trong nội bộ tổ, giữa tổ hợp tác với các thành
phần kinh tế khác.
+ Hầu hết cán bộ tổ hợp tác chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về quản lý kinh
doanh, nên việc chỉ đạo tổ phát triển sản xuất, kinh doanh còn rất hạn chế.
b. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
+ Kinh tế hộ và kinh tế trang trại đã đi vào sản xuất hang hóa nhưng quy mô
nhỏ;, sản xuất của hộ nông dân ở nhiều nơi còn mang tính tự cấp, tự túc, nên nhu
cầu hợp tác chưa cao.
+ Những tồn tại do lịch sử để lại cho HTX sau chuyển đổi, đặc biệt là công
nợ trong HTX; ảnh hưởng của cách nghĩ, cách làm của mô hình HTX cũ đối với
cán bộ, xã viên HTX còn khá nặng nề và phức tạp.
+ HTX, tổ hợp tác hoạt động với hai mục đích: kinh tế và xã hội, nên rất khó
cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Về nhận thức
Nhìn chung về tư tưởng, nhận thức vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên,
kể cả cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức được mô hình hợp tác xã mới cũng như bước
đi, cách làm mới để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, hợp
tác xã; chưa thực sự tin vào việc khắc phục tình trạng yếu kém của hợp tác xã; còn
mặc cảm hợp tác xã kiểu cũ. Vì vậy, có sự lúng túng trong việc chỉ đạo đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Nhiều nơi chính quyền cấp xã còn can
thiệp sâu vào công việc nội bộ của HTX; cấp Uỷ đảng, Chính quyền cấp xã đã
trực tiếp tham gia điều hành HTX, coi HTX như là một cơ quan của xã, nên đã làm
mất đi tính tự chủ của HTX. Một bộ phận nông dân còn hoài nghi về mô hình hợp
tác xã kiểu mới.
- Nguyên nhân nội tại quan trọng nhất là đa số các HTX nông nghiệp chưa
thực sự đổi mới về tổ chức, quản lý và hoạt động theo đúng các nguyên tắc và giá
trị của HTX nên thiếu động lực để phát triển.
Về xã viên HTX: Hầu hết số xã viên của các HTX chuyển đổi khi tham gia
HTX không có đơn gia nhập HTX, khoảng 95% số HTX xã viên không góp vốn.
Đến nay, nhiều nơi, việc kết nạp xã viên mới vẫn tiến hành không đúng theo quy
định của Luật Hợp tác xã; Tình trạng xã viên cả làng, cả xã còn khá phổ biến. Vì
vậy dẫn đến xã viên không ý thức đầy đủ được quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong
HTX.

11
Về tổ chức bộ máy quản lý HTX: đặc biệt chưa tách bạch rõ chức năng quản
lý với chức năng điều hành HTX. HTX cũng chưa đưa ra được cơ chế, chế tài điều
chỉnh quan hệ hợp tác giữa xã viên với xã viên, xã viên với HTX có hiệu quả để xã
viên thực sự làm chủ HTX, thu hút sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của xã viên
vào các hoạt động cũng như công tác kiểm tra, giám sát HTX.
Về tài sản HTX: tình trạng không rõ ràng về quyền sở hữu tài sản trong
HTX, như: tài sản thuộc sở hữu xã viên, tài sản thuộc sở hữu tập thể, tài sản được
chia, tài sản không được chia, nhất là các tài sản gắn với đất … mà tất cả là của
chung.
Về phân phối trong HTX: hầu hết các HTX không thực hiện phân phối theo
quy định của Luật, nhất là phân phối theo mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên.
Năm 2011 với tổng số 2923 có lãi; số HTX phân phối lãi theo mức độ sử dụng dịch
vụ của xã viên chiếm tỉ lệ 3,2%; theo vốn góp xã viên 30%. Do mức lãi đạt được
còn ít và thực tế xã viên cũng không góp vốn vào HTX nên nhiều HTX đưa lãi thu
được bổ sung vào vốn quỹ chung của HTX. Thực trạng trên đã triệt tiêu động lực
xã viên sử dụng dịch vụ của HTX.
- Chậm sửa đổi, hoàn thiện môi trường thể chế, chính sách phát triển kinh tế
tập thể, HTX; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX kém hiệu quả.
Luật HTX năm 2003 đã tạo khung pháp lý cho việc thành lập và hoạt động
của HTX. Qua gần 10 năm thực hiện nhiều quy định trong Luật còn chưa rõ thể
hiện bản chất, giá trị, tổ chức, quản lý, nội dung động của HTX trong lĩnh vực
nông nghiệp nhưng chậm được sửa đổi hoặc hướng dẫn nên trong tổ chức thực
hiện còn phụ thuộc vào nhận thức của cán bộ quản lý HTX và cán bộ quản lý nhà
nước về lĩnh vực này, dẫn đến không ít trường hợp hiểu sai, vận dụng chệch, hạn
chế tiềm năng phát triển HTX, như: coi HTX như doanh nghiệp , nên hoạt động
của HTX lấy mục tiêu lợi nhuận cho HTX làm chính, xa rời các hoạt động dịch vụ
phát triển kinh tế hộ xã viên; chỉ phân phối lãi theo vốn góp; không kết nạp xã
viên mới hoặc coi HTX là tổ chức kinh tế hợp tác đơn thuần.
Việc thể chế hóa các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể còn chậm và
chưa đồng bộ về thời gian. Một số chính sách và văn bản hướng dẫn có tính khả thi
chưa cao và chưa quan tâm đầy đủ đến yếu tố chất lượng hiệu quả và khả năng hội
nhập của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã. Một số chính sách, quy định
hướng dẫn thi hành chính sách chưa phù hợp thực tế với lĩnh vực kinh tế tập thể,
hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, như Chính sách đất đai, chính sách thuế, tín
dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX. Vì vậy, việc thực thi chính sách chưa được
triển khai thực hiện tốt.
- Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến huyện ở
nhiều địa phương chưa được củng cố cả về số lượng và chất lượng cán bộ cũng

12
như các điều kiện đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
này.
5. Bài học Kinh nghiệm
Từ kinh nghiêm phát triển HTX của các các nước trong khu vực, các mô
hình hợp tác xã tổ chức hoạt động có hiệu quả, một số bài học kinh nghiệm rút ra:
a. Kinh tê tập thể (Tổ hợp tác, HTX) được thành lập phải xuất phát từ nhu
cầu của hộ nông dân. HTX trước hết phải hướng vào giải quyết các nhu cầu của
các thành viên, sau đó có thể làm dịch vụ cho bên ngoài HTX để thu lợi nhuận,
tăng thu nhập. Có như vậy mới bảo đảm tính bền vững của HTX.
b. HTX và các hình thức kinh tế hợp tác có nhiều cấp độ khác nhau, việc lựa
chọn mô hình nào là tuỳ thuộc trình độ sản xuất, điều kiện kinh tế, xã hội, và tập
quán của nhân dân. Nhìn chung chỉ phát triển được HTX ở những nơi có sản xuất
nông nghiệp hàng hoá, có nhu cầu hợp tác cao.
c. Về bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của HTX: phải có hội đồng
quản trị là những người có uy tín vạch ra kế hoạch hoạt động và quyết sách những
vấn đề lớn theo quy định của Luật, Điều lệ của HTX, Đại hội xã viên thông qua.
Hội đồng quản trị có thể thuê giám đốc hoặc Chủ nhiệm HTX là người giỏi kinh
doanh để điều hành hoạt động thường nhật của HTX và chịu trách nhiệm về kết
quả điều hành. Cần có cơ chế lựa chọn chủ nhiệm là người có đủ năng lực.
d. Phát triển HTX trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; nền
kinh tế thị trường là yếu tố khách quan. Tuy nhiên do đặc thù của HTX nông
nghiệp nên việc thành lập cũng như quá trình phát triển HTX phải có sự hỗ trợ của
Nhà nước.
e. Phải có đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước đồng bộ từ Trung ương đến
tỉnh, huyện thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra; có trách nhiệm hỗ trợ HTX về
pháp lý, tôn trọng quyền độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động của HTX nông
nghiệp, không can thiệp hành chính vào HTX khi HTX thực hiện đầy đủ các quy
định của pháp luật.
Phẩn II
QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Sự phát triển của kinh tế thị trường thời gian qua đã hình thành các loại hình
tổ chức sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể (HTX và tổ THT) và
kinh tế cá thể hộ gia đình. Các Doanh nghiệp với tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu của các cổ đông và tạo ra sản phẩm cho xã hội có hiệu quả, hoạt động rất năng
động để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh, với mục tiêu thu được lợi
nhuận cao nhất. Bên cạnh đó đang tồn tại số đông dân cư và người lao động sống
chủ yếu bằng nghề nông ở trong khu vực nông thôn. Đây là lực lượng đông đảo về
13
số lượng, nhưng tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh thấp, dễ bị tổn thương trong
nền kinh tế thị trường. Họ luôn bị cạnh tranh, chèn ép. Vì vậy, để có thể tồn tại và
phát triển, họ phải tập hợp nhau lại trên các nguyên tắc tự nguyên, hợp tác để giúp
đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, lưu thông, đối phó lại với áp lực thị trường,
bảo vệ lợi ích của chính mình. Trong thực tiễn đã có hàng chục ngàn tổ hợp tác và
hàng trăm HTX được hình thành và hoạt động rất đa dạng trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội đã khẳng đinh vai trò của kinh tế tập thể trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Trên cơ sở nhận thức đúng về vị trí, vai trò kinh tế tập thể, trong quan điểm
chỉ đạo cần thống nhất “Trình độ sản xuất tới đâu thì mô hình tổ chức sản xuất
tương ứng tới đó”, không nên đặt chỉ tiêu phát triển số lượng HTX, không gò ép,
miễn cưỡng trong phát triển kinh tế tập thể, nhà nước chỉ tạo môi trường và hỗ trợ
để tự thân các HTX, tổ hợp tác phát triển. Tiếp tục củng cố, đổi mới HTX cả về tổ
chức, quản lý và hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới, tạo ra động lực mới trong
từng HTX. HTX nông nghiệp không chỉ là tổ chức kinh tế hợp tác tự nguyện mà
còn là đơn vị kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Đổi mới tổ chức quản
lý HTX theo hướng chuyển mạnh hoạt động sang hạch toán kinh doanh với hai
mục tiêu đem lại lợi ích cho xã viên (thúc đẩy kinh tế hộ phát triển) và không
ngừng tích luỹ cho kinh tế tập thể.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX và
các hình thức kinh tế hợp tác phù hợp với từng lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư, diêm nghiệp nhằm tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế nông thôn
gắn với xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đến năm 2020
- Phấn đấu có 50% số xã có các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả ở nông thôn
(QĐ491)
- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển các
loại hình kinh tế tập thể trong nông thôn (HTX, THT...).
- Hình thành đồng bộ hệ thống bộ máy tổ chức quản lý nhà nước từ Trung ương
đến địa phương.
Mục tiêu đến năm 2015
- Phấn đấu có 20% số xã có các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả ở nông thôn
(QĐ491 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xây dựng nông thôn mới)
- Hoàn thiện cơ bản hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển các loại
hình kinh tế tập thể trong nông thôn (HTX, THT...).
14
- Hình thành một số mô hình tổ chức kinh tế hợp tác hiệu quả ở một số địa phương
1. Phạm vi áp dụng
HTX, các hình thức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản,
lâm nghiệp, diêm nghiệp
2. Đối tượng
Đối tượng của Đề án bao gồm hợp tác xã và tổ hợp tác ; các cơ quan, đơn vị
có liên quan
3. Thời gian
Từ năm 2013 đến tháng 12/2020
Phần ba
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
1. Nhóm giải pháp về chính sách
a. Tiếp tục thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định 88/2005/NĐ-CP
trên cơ sở sửa đổi, bổ sung những vướng mắc:
- Về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX
Hướng dẫn cụ thể việc giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với HTX, các
thủ tục, các loại giấy tờ cần thiết và thời hạn xét duyệt áp dụng cho từng loại đất cụ
thể mà HTX đang quản lý sử dụng.
-. Chính sách thuế
Cần có hướng dẫn cụ thể thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với HTX nông nghiệp như quy định tại Nghị định 88 và Nghị định 164
theo hướng để những dịch vụ như: dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch
vụ khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, tiêu thụ sản
phẩm….không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đề nghị miễn giảm thuế đối
với dịch vụ ra ngoài của HTX theo hướng ít nhất tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh
giữa thương lái và HTX trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân
c. Về tài chính, tín dụng.
Về hướng dẫn dịch vụ tín dụng nội bộ của các HTX: Cần khuyến khích và
hỗ trợ các HTX nông nghiệp phát triển dịch vụ tín dụng nội bộ. Đề nghị nghiên
cứu sửa đổi bổ xung Thông tư 06/2004/TT-NHNN và Thông tư 04/2007/TT-
NHNN theo hướng cho phép các HTX mở rộng giới hạn huy động tiền tiết kiệm
nhàn rỗi của xã viên lên gấp 2 lần vốn điều lệ của HTX nông nghiệp (thay vì bằng
30% vốn điều lệ bằng tiền). Không hạn chế việc HTX sử dụng nguồn vốn tự có
của HTX cho dịch vụ tín dụng nội bộ.
d. Chính sách tín dụng đối với các HTX nông nghiệp:

15
Bổ sung các hướng dẫn, quy định để có nhiều HTX nông nghiệp có nhu cầu
có thể được vay vốn, giảm bớt tình trạng cán bộ HTX phải dùng tài sản riêng của
gia đình để thế chấp vay vốn cho HTX. Chính phủ hỗ trợ các địa phương xây dựng
quỹ tín dụng ưu đãi cho HTX nông nghiệp. Các HTX được vay vốn ở quỹ này với
lãi suất ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
Bổ sung thêm 3 loại chính sách thiết thực đối với hợp tác xã như sau:
+ Được giao đất, cho thuê đất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của
hợp tác xã
+ Được hỗ trợ khi gặp thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại nặng cho các thành
viên hợp tác xã hoặc tài sản chung của hợp tác xã
+ Được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ hoạt động quản lý và
sản xuất – kinh doanh của hợp tác xã
2. Nhóm giải pháp về tổ chức: Đổi mới quản lý nhà nước của ngành đối
với khu vực kinh tế hợp tác.
Kiến nghị Chính phủ một số vấn đề nhằm chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực và
chất lượng bộ máy quản lý nhà nước với lĩnh vực kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp.
Phân định rõ chức năng của Bộ Nông nghiệp và PTNT với các Bộ khác và
Liên minh HTX trung ương về kinh tế tập thể, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan
này ở cả các cấp trung ương và địa phương.
2.1. Các cơ quan liên quan trong Bộ Nông nghiệp và PTNT
a. Thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (đã
thực hiện theo Quyết định số 1986/QĐ-BNN-KTHT ngày 18/8/2011 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Ban chỉ đạo đổi mới kinh tế
hợp tác trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp).
b. Cục Kinh tế hợp tác và PTNT
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT có Phòng Kinh tế hợp tác với 10 cán bộ
chuyên theo dõi về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chịu trách nhiệm:
(i)Đầu mối giúp Bộ theo dõi tổng hợp tình hình kinh tế hợp tác trong ngành.
c. Các Tổng cục, Cục khác (Tổng cục thủy sản; Tổng cục lâm nghiệp; Tổng
cục thủy lơi; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm
thủy sản và Nghề muối) bố trí 01 Phòng kiêm nhiệm trong đó có 3 cán bộ chuyên
theo dõi về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực được phân công, cụ thể:
- Tổng Cục thủy lợi chịu trách nhiệm về: (i) Lĩnh vực HTX thủy lợi; THT
dùng nước;
- Tổng Cục lâm nghiệp chịu trách nhiệm về: (i) Lĩnh vực lâm nghiệp;...
16
- Tổng Cục thủy sản chịu trách nhiệm về: (i) Lĩnh vực thủy sản;…
- Cục Trồng trọt chịu trách nhiệm về: (i) Lĩnh vực trồng trọt (trồng, chế biến
và tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt; …..
- Cục Chăn nuôi chịu trách nhiệm về: (i) Lĩnh vực chăn nuôi (chăn nuôi, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi); ….
- Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối chịu trách
nhiệm về các HTX và tổ hợp tác diêm nghiệp; …..
2.2. Cấp tỉnh
a. Phân định chức năng các Sở, ngành liên quan trong tỉnh
Quan hệ Sở NN-PTNT với Sở KH-ĐT; Sở Tài chính; Ngân hàng nhà nước tỉnh; Liên minh HTX tỉnh
về quản lý nhà nước đối với HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp (Điều 25 Nghị định 177; Luật kế toán,
kiểm toán; Luật các tổ chức tín dụng)
TT Nội dung công việc Cơ quan chủ Cơ quan phối
trì hợp
1 Triển khai, hướng dẫn thực hiện chiến Sở NN-PTNT Sở KH-ĐT
lược, kế hoạch về HTXNN
A Luật HTX Sở NN-PTNT Sở KH-ĐT
B Luật kế toán, kiểm toán
- Hướng dẫn công tác kế toán HTX Sở Tài chính
(Thông tư ….)
- Hướng dẫn quản lý tài chính HTX
(Thông tư …)
C Luật các tổ chức tín dụng Ngân hàng nhà
(Hoạt động tín dụng nội bộ- Thông tư nước tỉnh
……)
2 Thực hiện chương trình đào tạo, tập Sở NN-PTNT Liên minh HTX
huấn cán bộ quản lý HTX
3 Phối hợp với Mặt trận tổ quốc, Liên Sở NN-PTNT
minh HTX, Hội nông dân về tuyên
truyền và thực hiện dự án HTX
4 Đăng ký kinh doanh HTX (Nghị định Sở KH-ĐT
87/2005/NĐ-CP)
5 Hỗ trợ HTX về chia tách, giải thể, phá
sản
6 Khiếu nại tố cáo

17
b. Củng cố bộ máy tổ chức thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT
- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do
Giám đốc Sở làm Trưởng ban; Chi Cục trưởng Chi Cục PTNT làm Phó ban thường
trực và lãnh đạo các chi cục: thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp, …. Là thành viên.
- Củng cố Chi Cục phát triển nông thôn theo hướng có phòng chuyên về
kinh tế hợp tác với 7 cán bộ. Các chi cục chuyên ngành có phòng hoặc tổ chuyên
về kinh tế hợp tác với 3 cán bộ chuyên.
- Phân định chức năng, nhiệm vụ các chi cục trực thuộc Sở theo hướng Chi
Cục Phát triển nông thôn phụ trách tổng hợp chung, các chi cục chuyên ngành phụ
trách từng lĩnh vực như phân công giữa các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
d. Cấp huyện
Mỗi huyện phải bố trí it nhất 3 cán bộ thuộc Phòng nông nghiệp huyện
chuyên theo dõi về kinh tế hợp tác.
e. Cấp xã
Mỗi xã phải phân công một cán bộ lãnh đạo UBND xã và 1 cán bộ kiêm nhiệm
theo dõi, hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiêp của xã.
3. Kinh phí thực hiện Đề án
Nguồn vốn thực hiện Đề án được huy động từ: ngân sách nhà nước; nguồn
vốn nước ngoài; các hợp tác xã;và cá nhân.
4. Một số hoạt động cấp bách cần tập trung triển khai sau khi có Luật
HTX mới.
Luật Hợp tác xã đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012. Một số công
việc triển khai như sau:
a. Xây dựng kế hoạch phổ biến tuyên truyền Luật trong tất cả các hợp tác
xã nông nghiệp trong toàn quốc trước hết là với đội ngũ cán bộ chủ chốt các hợp
tác xã nông nghiệp
b. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi các hợp tác xã hiện hành theo Luật mới
c. Tiếp tục hoàn thiện Bộ tài liệu về hợp tác xã nông nghiệp phù hợp Luật
mới.
d. Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã và cán bộ quản lý
nhà nước lĩnh vực hợp tác xã nông nghiệp cho các tỉnh, huyện
e. Phối hợp với các tỉnh: xây dựng mỗi tỉnh 1 – 2 mô hình hợp tác xã
kinh doanh tổng hợp đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới (tổ chức bộ máy;
xác định nội dung hoạt động phù hợp; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế
biến; tổ chức liên kết với doanh nghiệp – khoa học trong sản xuất – chế biến – tiêu
thụ…) nhằm rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo phát triển hợp tác xã đồng thời

18
là mô hình để đào tạo cán bộ cơ sở phục vụ cho phát triển nông nghiệp – xây dựng
nông thôn mới.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các
đơn vị trong Bộ thực hiện Đề án; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giám
sát đánh giá việc thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ liên quan
- Tổng cục Thủy sản, Thủy lợi, Cục Chăn nuôi; Trồng trọt; Chế biến Thương
mại NLTS và Nghề muối có trách nhiệm chủ trì thực hiện các nội dung của Đề án
có liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; cụ thể hoá thành các
mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm..
- Giao Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính căn cứ vào nhiệm vụ, hoạt động trong
chương trình hành động, thu xếp, bố trí ngân sách để triển khai thực hiện../.

19

You might also like