You are on page 1of 2

DÀNH CHO CÁC BẠN MỚI BẮT ĐẦU

Các bạn mới bắt đầu tu tập để tụng kinh niệm Phật hay trì chú có thể sẽ gặp một số "trở ngại" nho nhỏ,
nhưng đừng nản lòng và hoang mang. Mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm vượt qua những trở ngại ban
đầu khi mới bắt đầu tập trì chú hay tụng kinh.

1. Tìm ra được ý nghĩa và niềm tin: Các bạn nên tìm hiểu và đọc các bài viết của thầy Hoàng Quý Sơn (là
người thầy hướng dẫn bà con cách tu tập ở đây trên FB của thầy hoặc group làng ta) trước để hiểu nhân
sinh quan của thầy, mục đích của việc tu tập và tu dưỡng dựa trên giá trị của đạo Phật. Nếu các bạn
thấy phù hợp và có ý nghĩa đối với cá nhân mình thì hãy bắt đầu tìm hiểu và học tập. Phải tin rồi mới
học theo, chưa tin chưa làm, như thế việc tu tập của bạn sẽ nhẹ nhàng và tinh tấn hơn nhiều.

2. Học tập và thực hành từng bước: Mới vào làng, bạn có thể cảm thấy quá nhiều thông tin để đọc, có
thể hơi "rối loạn" để hiểu ngay lập tức tất cả các cách hành lễ, trì chú, thậm chí các vấn đề đang được
bàn luận trong nhóm v.v. Để tránh tình trạng này, bạn hãy bắt đầu từng bài một, đừng tham đọc tất cả,
làm tất cả cùng một lúc. Từ từ bạn sẽ có thời gian đọc và đọc kỹ các phần hướng dẫn tu tập của thầy.
Hãy bắt đầu từ việc học cách lạy sám hối, rồi học từng bài trì chú cho đến khi thành thạo cách đọc, rồi
tùy theo việc mình cần, quỹ thời gian hay tuỳ duyên của bạn thích đọc chú nào hơn thì thực hành
thường xuyên. Hãy dùng chức năng tìm kiếm để tìm các bài hướng dẫn đã được đăng trong diễn đàn.
Hãy đọc trước khi đặt câu hỏi để không bị "mắng" nhé. Nếu đọc rồi mà chưa hiểu kỹ hay lơ mơ vấn đề
gì, có thể hỏi mọi người trong làng, hoặc liên hệ các bạn như Gió Mùa Thu hay Hoả Thượng Thiên, thậm
chí hỏi Thầy. Thầy cũng nhiệt tình chỉ bảo lắm khi có thể.

3. Một số "mẹo" để khắc phục các tình trạng sau trong khi trì tụng

• Khát nước, khô cổ, thậm chí khản cả giọng: mới bắt đầu trì tụng, có thể bạn sẽ thấy khát nước.
Nếu cố gắng ko uống thì tốt hơn, nhưng vẫn có thể chuẩn bị cốc nước đá lạnh bên cạnh khi
không thể tiếp tục.
• Buồn ngủ (hay hôn trầm): thường đọc đến gần cuối, bạn có thể rơi vào trạng thái buồn ngủ
hoặc hôn trầm. Mồm vẫn đọc nhưng tai ko nghe thấy gì, hoặc mồm đọc theo quán tính mà ko
biết có đọc đúng ko. Mình thường hớp 1 ngụm nưóc đá lạnh, thế là tỉnh. Hoặc mình mở
youtube rồi tụng theo. Mình hay để youtube bài tụng có chữ trên laptop hoặc ipad, nhưng
pause (ko chạy) để có màn hình chữ và nhìn đó đọc hơn là nhìn vào giấy. Việc này giúp mình tập
trung tốt hơn, tránh đọc nhầm lẫn và đỡ buồn ngủ hơn.
• Thiếu tập trung và phân tán ý nghĩ: Mình mở youtube có bài chú và đọc theo. Các thầy đọc rất
nhanh và khoẻ, mình đọc theo rất mệt và phải tập trung cao độ mới theo kịp. Hoặc mình mở bài
chú có chữ trên màn hình và nhìn vào đó đọc, vậy mắt mình luôn có một điểm để nhìn vào, giúp
khả năng tập trung tốt hơn. Khi bạn đọc thạo rồi, cố gắng đọc nhanh một hơi dài nhất có thể -
việc này cũng buộc bạn phải tập trung cao độ để đọc nhanh mà chính xác. Chỉ cần bạn phân tán
là se đọc sai và đọc chậm lại ngay.
• Mỏi người hay tê chân: Bạn có thể thay đổi tư thế ngồi miễn là nghiêm trang ngay ngắn. Cố
gắng ngồi thẳng lưng. Mình bị đau chân nên mình kê cái bàn nhỏ để laptop bài tụng youtube có
chữ, rồi ngồi lên cái nghế thấp ngay ngắn.
• Đếm nhầm: Nhiều bạn bày cho mấy cái app để đánh số lần đọc. Mình thấy khá là bị phân tán.
Mình dùng chuỗi tràng hạt (hay bán ở chùa). Chuỗi tràng hạt có 108 hạt, cứ xong 1 lần là mình
lần tay 1 hạt đến khi hết chuỗi là xong. Rất dễ và tập trung tốt. Dùng tràng hạt có lợi là bạn đọc
và đếm theo tùy tốc độ của mình.
• Đọc nhầm: mới bắt đầu trì tụng, nhất là phần trì chú thường là phiên âm tiếng Phạn, nên rất
khó đọc trơn tru chính xác. Mình đã tập đọc thật trơn tru các câu trước khi trì chú. Chỉ sau 3
ngày, mình đã đọc trơn tru các phần chú, và sau 1 tuần mình có thể đọc nhanh gần như thuộc
lòng. Chắc chỉ 2-3 tuần là mình có thể nhắm mắt mà trì chú được (hi vọng thế)

You might also like