You are on page 1of 104

1

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn hai năm theo học tại lớp Cao học chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và
Công nghiệp – Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, tôi đã được
phân công làm luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Tính Toán Tải trọng gió lên nhà Cao tầng theo Tiêu chuẩn EUROCODE”
Đối với một kỹ sư thiết kế, việc tìm hiểu vận dụng tiêu chuẩn vào tính toán là
một việc rất khó khăn, đặc biệt là vận dụng và nghiên cứu tiêu chuẩn nước ngoài. Tuy
nhiên, trong suốt thời gian thực hiện luận văn, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ, quan
tâm và chỉ bảo tận tình của các thầy (cô) giáo, các chuyên gia của Viện Khoa học
Công nghệ Xây dựng, các bạn bè đồng nghiệp. Vì vậy tôi đã có tinh thần và kiến thức
để hoàn thành tốt và đúng thời hạn luận văn của mình.
Có được kết quả này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn
chính PGS.TS Lê Thanh Huấn - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn, đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học -
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây
dựng cùng các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Do năng lực và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi
sai sót, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô và đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Mạnh Cường
2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Khoa sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Tên tôi là: Nguyễn Mạnh Cường, là học viên lớp cao học chuyên ngành
Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp khóa 2008-2011 của Khoa Sau Đại học -
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Tôi được Khoa sau đại học – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho phép
làm luận văn tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn chính của PGS.TS. Lê thanh Huấn
với đề tài:
"Tính toán tải trọng gió lên nhà cao tầng theo tiêu chuẩn EUROCODE"
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội trong trong luận này là do tôi làm và hoàn
toàn không có sự sao chép. Nếu sai tôi xin chịu sự xử lý theo qui chế đào tạo của
nhà trường.
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2011
Người viết cam đoan

Nguyễn Mạnh Cường


3
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
* Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu................................................................................... 2
* Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2
* Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: GIÓ, TẢI TRỌNG GIÓ, MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VỀ TÍNH
TOÁN TẢI TRỌNG GIÓ ..................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về gió ........................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm, nguyên nhân hình thành, phân loại .......................................... 4
1.1.2. Tính chất, đặc điểm của gió ........................................................................ 7
1.2. Tác động của gió vào công trình và các biện pháp giảm thiểu .................. 8
1.2.1. Tác động của gió vào công trình ................................................................. 8
1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động của gió vào công trình ........................ 9
1.3. Một số hệ thống tiêu chuẩn về tính toán tải trọng do gió ......................... 13
1.3.1. Tiêu chuẩn Việt Nam ................................................................................ 13
1.3.2. Tiêu chuẩn Trung Quốc ............................................................................ 18
1.3.3. Tiêu chuẩn Anh ......................................................................................... 19
1.4. Tiêu chuẩn EUROCODE .......................................................................... 21
1.4.1. Tổng quan về tiêu chuẩn EUROCODE. ................................................... 21
1.4.2. Tóm lược EN 1991-1-4 ............................................................................. 22
1.4.3. Các đề tài đã nghiên cứu ứng dụng tiêu chuẩn vào Việt Nam ................. 22
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG DO GIÓ VÀO NHÀ CAO TẦNG
THEO TIÊU CHUẨN EUROCODE .................................................................. 24
2.1. Các tính huống thiết kế đặc biệt................................................................ 24
2.2. Mô hình hoá các tác động của gió ............................................................ 24
2.2.1. Tính chất của gió ....................................................................................... 24
2.2.2. Đặc trưng tác động của gió ....................................................................... 24
2.2.3. Giá trị đặc trưng ........................................................................................ 24
2.2.4. Các mô hình .............................................................................................. 25
2.3. Vận tốc và áp lực gió ................................................................................ 25
2.3.1. Cơ sở tính toán .......................................................................................... 25
2.3.2. Giá trị vận tốc gió cơ bản .......................................................................... 25
4
2.3.3. Vận tốc gió hiệu dụng theo độ cao ........................................................... 27
2.3.4. Hệ số thay đổi vận tốc gió theo độ cao và dạng địa hình ......................... 28
2.3.5. Hệ số áp lực theo độ cao ........................................................................... 32
2.4. Tác động của gió ....................................................................................... 34
2.4.1. Áp lực gió lên bề mặt công trình .............................................................. 34
2.4.2. Tải trọng gió .............................................................................................. 35
2.5. Các hệ số kết cấu: CsCd ............................................................................. 36
2.5.1. Khái niệm chung ....................................................................................... 36
2.5.2. Một số trường hợp xác định nhanh CsCd .................................................. 36
2.5.3. Trình tự tính toán ...................................................................................... 41
2.5.4. Hệ số B2, R2, kp ......................................................................................... 42
2.6. Áp lực và hệ số khí động .......................................................................... 44
2.6.1. Lựa chọn các hệ số khí động học .............................................................. 44
2.6.2. Hệ số khí động cho các công trình ............................................................ 44
2.6.3. Lực ma sát ................................................................................................. 56
2.6.4. Tính toán các bộ phận kết cấu hình chữ nhật ........................................... 57
2.6.5. Tính toán các bộ phận kết cấu hình lăng trụ ............................................. 59
2.6.6. Tính toán các bộ phận kết cấu hình trụ ..................................................... 60
2.6.7. Xác định giá trị λ..................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG DO GIÓ THEO TIÊU
CHUẨN EUROCODE VÀ THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ....................... 66
3.1. Giới thiệu công trình tính toán .................................................................. 66
3.2. Tính toán tải trọng gió tác dụng vào công trình theo tiêu chuẩn
EUROCODE ....................................................................................................... 68
3.3. Tính toán tải trọng do gió tác dụng vào công trình theo tiêu chuẩn Việt
Nam ................................................................................................................... 77
3.4. So sánh kết quả tính toán .......................................................................... 82
3.4.1. So sánh tải trọng gió tác dụng vào công trình .......................................... 82
3.4.2. So sánh chuyển vị ngang của công trình do tác động của gió .................. 83
3.5. Nhận xét đánh giá ..................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 85
 Kết luận ..................................................................................................... 85
 Kiến nghị ................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 87
PHỤ LỤC A: PHÂN VÙNG ÁP LỰC GIÓ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
THEO ĐỊA DANH.............................................................................................. 88
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số bão và áp thấp nhiệt đới trung bình trên biển Đông trong thời kỳ
1928 đến 1944 và 1947 đến 1980 ......................................................................... 6
Bảng 1.2: Áp lực gió theo bản đồ phân vùng áp lực gió lãnh thổ Việt Nam ..... 14
Bảng 2.1: Giá trị vận tốc gió tính trung bình trong 3 giây với chu kỳ lặp 20 năm
theo bản đồ phân vùng áp lực gió trên lãnh thổ Việt Nam ................................. 26
Bảng 2.2: Giá trị vận tốc gió cơ bản vb tương ứng với các vùng áp lực gió ...... 27
trên lãnh thổ Việt Nam ........................................................................................ 27
Bảng 2.3: Loại địa hình và các thông số địa hình .............................................. 29
Bảng 2.4: Giá trị Cr(z) theo chiều cao và các dạng địa hình ............................... 31
Bảng 2.5: Giá trị Ce(z) theo chiều cao và các dạng địa hình .............................. 32
Bảng 2.6: Áp lực gió tiêu chuẩn (qp) theo các vùng áp lực gió trên lãnh thổ Việt
Nam ................................................................................................................... 33
Bảng 2.7: Hệ số áp lực ngoài dọc các bức tường công trình hình chữ nhật ....... 46
Bảng 2.8: Hệ số áp lực bên ngoài cho mái phẳng ............................................... 49
Bảng 2.9: Hệ số áp lực bên ngoài cho mái dốc một chiều .................................. 51
Bảng 2.10: Hệ số áp lực bên ngoài cho mái dốc 2 phía ...................................... 53
Bảng 2.11: Hệ số áp lực bên ngoài cho mái dốc nhiều phía ............................... 54
Bảng 2.12: Hệ số ma sát cho các loại cấu kiện ................................................... 56
Bảng 2.13: Hệ số lực cho các loại lăng trụ ......................................................... 59
Bảng 2.14: Hệ số độ nhám tương ứng với các bề mặt ........................................ 61
Bảng 2.15: Giá trị độ mảnh với các công trình có mặt bằng hình trụ, đa giác,
hình tròn, cấu trúc mạng tinh thể ........................................................................ 63
6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Lợi dụng địa hình để giảm bớt tác hại gió, làm thay đổi tốc độ và
hướng gió............................................................................................................. 10
Hình 1.2: Trồng cây và rào giậu để giảm bớt tốc độ gió .................................... 10
Hình 1.3: Hình dáng công trình đơn giản để bớt cản gió .................................... 11
Hình 1.4: Mái nghiêng 30o – 45o để giảm bớt tốc mái do áp lực âm .................. 11
Hình 1.5: Mái hiên rời giảm sự chìa ra của mái .................................................. 11
Hình 1.6: Kích thước các lỗ cửa ở các tường đối diện xấp xỉ bằng nhau ........... 12
Hình 1.7: Đảm bảo cánh cửa đóng vừa lỗ cửa .................................................... 12
Hình 1.8: Bản đồ phân vùng áp lực gió lãnh thổ Việt Nam ................................ 14
Hình 2.1: Đồ thị chuyển vận tốc trung bình trong các khoảng thời gian ............ 27
Hình 2.2: Minh họa các dạng địa hình ................................................................ 29
Hình 2.3: Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của địa hình ......................................... 31
Hình 2.4: Giá trị của Ce(z) theo chiều cao và dạng địa hình ............................... 33
Hình 2.5: Áp lực trên bề mặt ............................................................................... 34
Hình 2.5a: CsCd cho kết cấu nhà thép nhiều tầng có mặt bằng hình chữ nhật với
các bức tường thẳng đứng bao ngoài, độ cứng và khối lượng phân bố đều, tần số
xác định theo công thức (2.22) ............................................................................ 37
Hình 2.5b: CsCd cho kết cấu nhà bê tông cốt thép nhiều tầng có mặt bằng hình
chữ nhật với các bức tường thẳng đứng bao ngoài, độ cứng và khối lượng phân
bố đều, tần số xác định theo công thức (2.22) .................................................... 37
Hình 2.5c: CsCd cho kết cấu dạng trụ tròn bằng thép không có lớp đệm (tần số
dao động riêng xác định theo công thức (2.23)) với 1=1000 và Ws/Wt=1.0 .... 38
Hình 2.5d: CsCd cho kết cấu dạng trụ tròn bằng bê tông cốt thép không có lớp
đệm (tần số dao động riêng xác định theo công thức (2.23)) với 1=700 và
Ws/Wt=1.0 ........................................................................................................... 38
Hình 2.5e: CsCd cho kết cấu dạng trụ tròn bằng thép có lớp đệm (tần số dao động
riêng xác định theo công thức (2.23)) với 1=1000 và Ws/Wt=1.0 ..................... 39
Hình 2.6: Các thông số hình học của kết cấu dạng trụ tròn ................................ 40
Hình 2.7: Các hình dạng cấu trúc thuộc phạm vi áp dụng công thức (2.24) ...... 42
Hình 2.8: Đồ thị xác định giá trị áp lực gió ngoài, Cpe, cho công trình với diện
tích chịu tải nằm trong khoảng từ 1m2 đến 10m2 ................................................ 45
Hình 2.9: Chiều cao tham chiếu theo h , b và đường profile của áp lực gió ..... 46
Hình 2.10: Sơ đồ Phân khu cho nhà hình chữ nhật ............................................. 47
Hình 2.11: Sơ đồ Phân khu cho mái phẳng ......................................................... 48
Hình 2.12: Sơ đồ Phân khu cho mái dốc một chiều ............................................ 50
Hình 2.13: Sơ đồ Phân khu cho mái dốc 2 phía .................................................. 52
Hình 2.14: Sơ đồ Phân khu cho mái dốc 4 phía .................................................. 54
Hình 2.15: Hệ số áp lực bên ngoài cho mái vòm với mặt bằng hình chữ nhật ... 55
7
Hình 2.16: Hệ số áp lực bên ngoài cho chỏm cầu với mặt bằng hình tròn ......... 56
Hình 2.17: Diện tích tham chiếu chịu ma sát do gió ........................................... 57
Hình 2.18: Hệ số lực, Cf,0, với các cấu kiện mặt cắt hình chữ nhất sắc nét ........ 58
Hình 2.19: Hệ số r cho mặt cắt hình vuông có vo tròn góc .............................. 58
Hình 2.20: Mặt cắt tiết diện đa giác .................................................................... 59
Hình 2.21: Biểu đồ phân phối áp lực trên các vị trí trụ tròn ............................... 61
Hình 2.22: Biểu đồ hệ số lực cho kết cấu dạng trụ ............................................. 62
Hình 2.23: Biểu đồ nội suy giá trị λ .................................................................. 64
Hình 2.24: Mô tả định nghĩa hệ số độ kín bề mặt ............................................... 64
Hình 2.25: Sơ đồ khối quy trình tính toán tải trọng gió lên công trình .............. 65
8
9
1

MỞ ĐẦU
* Đặt vấn đề
Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, các công trình xây
dựng trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển với cấp tiến
về chiều cao cũng như độ phức tạp. Khi chiều cao của công trình càng tăng thì
mức độ phức tạp khi tính toán thiết kế cũng gia tăng theo. Đặc biệt là việc xác
định phản ứng của công trình trước các yếu tố tác động của điều kiện bên ngoài
như tải trọng do gió, động đất, tải trọng nổ,… Để giải quyết điều này việc tiến
hành nghiên cứu, cập nhật và biên soạn hệ thống các tiêu chuẩn thiết kế mới là
vấn đề cấp thiết.
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống các tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu công
trình xây dựng nói chung được hình thành qua nhiều năm, chủ yếu dựa trên sự
chuyển dịch từ các tiêu chuẩn của Nga (Liên Xô cũ), Anh, Mỹ, ISO, Trung
Quốc, Úc… Khi thiết kế một công trình, các tiêu chuẩn đưa vào sử dụng đòi hỏi
sự liên quan chặt chẽ với nhau về tải trọng, vật liệu khi đưa vào trong tính toán
nghĩa là hệ thống tiêu chuẩn phải có tính đồng bộ cao. Việc song song tồn tại
nhiều loại tiêu chuẩn theo các nước khác nhau đang phá vỡ tính đồng bộ đó.
Để xây dựng đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam theo hướng
đổi mới và hội nhập, Bộ Xây dựng đang có chủ trương sẽ đổi mới thay thế dần
các tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chuẩn cũ. Theo phương hướng đó, trong thời
gian gần đây Bộ đã cho ban hành tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005 “Kết cấu
bêtông và bêtông cốt thép” (theo tiêu chuẩn SNIP 2.03.01-84*) và tiêu chuẩn
TCXDVN 375:2006 “Thiết kế công trình chịu động đất” (theo tiêu chuẩn Châu
âu EN 1998).
Việc ban hành các tiêu chuẩn mới, mặc dù theo chủ trương thay thế dần
dần hệ thống tiêu chuẩn cũ nhưng việc tồn tại đồng thời các tiêu chuẩn theo các
hệ thống tiêu chuẩn thuộc các nước khác nhau đã gây ra những khó khăn nhất
định trọng việc sử dụng, áp dụng trong thực tế. Đặc biệt là đối với tiêu chuẩn
TCXDVN 375:2006. Tiêu chuẩn này được biên soạn dựa trên cơ sở chấp nhận
EN 1998 có bổ sung thay thế các phần mang tính đặc thù của Việt Nam. Tuy
nhiên, nội dung của tiêu chuẩn là xây dựng các qui định, hướng dẫn bổ sung cho
việc thiết kế các công trình trong vùng chịu động đất. Việc tính toán thiết kế các
công trình vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế trong hệ thống tiêu chuẩn
của Châu Âu (EN) như: EN 1991-1; EN 1992-1-1; EN 1993-1-1; EN 1994-1-
1…
2

Do đó, khi thiết kế kết cấu nhà cao tầng có kể đến tải trọng động đất theo
tiêu chuẩn TCXDN 375:2006, tải trọng do gió tác động vào công trình cũng nên
tính toán theo tiêu chuẩn tương ứng là EN 1991-1-4.
Các tiêu chuẩn nằm trong hệ thống tiêu chuẩn chung Châu Âu EN được
xây dựng trên nguyên tắc đó là đưa ra các giả thiết, những chỉ dẫn tính toán
chung kèm theo các qui định kỹ thuật rất chặt chẽ, rõ ràng. Trên cơ sở đó mỗi
nước phải có những nghiên cứu phù hợp với những điều kiện thực tế riêng của
mình như tiêu chuẩn BS EN 1991-1-4:2005 của Anh, tiêu chuẩn NF EN 1991-1-
4:2005 của Pháp… Vì vậy, để áp dụng EN 1991-1-4:2004 vào Việt Nam cũng
phải dựa trên nguyên tắc đó và cần có sự nghiên cứu đưa ra chỉ dẫn tính toán để
các kỹ sư có thể sử dụng mà không bị bỡ ngỡ.
Việc nghiên cứu EN 1991-1-4:2004 và đưa ra chỉ dẫn tính toán chi tiết là
rất cần thiết. Nhưng đây là một vấn đề phức tạp, để hiểu và vận dụng cho đúng
là rất khó không chỉ đối với các kỹ sư thiết kế mà còn đối với cả các nhà khoa
học nên cần có thời gian đầu tư nghiên cứu. Vì vậy, tác giả chọn đề tài luận văn:
“Tính toán tải trọng gió lên nhà cao tầng theo tiêu chuẩn EUROCODE” làm nội
dung nghiên cứu. Hướng nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ về vấn đề vận dụng
tiêu chuẩn EUROCODE để tính toán tải trọng gió vào công trình mà điển hình
là nhà cao tầng với các điều kiện tự nhiên đặc thù của Việt Nam.
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu EN 1991-1-4:2004 để đưa ra quy trình tính toán tải trọng gió
tác dụng lên kết cấu nhà cao tầng theo phương gió thổi.
Nghiên cứu các công thức chuyển đổi và điều chỉnh cần thiết khác khi áp
dụng tiêu chuẩn vào tính toán công trình tại Việt Nam.
Đánh giá, nhận xét kết quả tính toán tải trọng gió tác dụng lên công trình
tính theo tiêu chuẩn EUROCODE và tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành (TCVN
2727:1995) thông qua một ví dụ cụ thể.
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: Tải trọng gió tác dụng lên nhà cao tầng theo
phương gió thổi tính toán theo quan điểm của tiêu chuẩn EUROCODE
* Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu các khái niệm về gió bão, nguyên nhân hình thành gió và các số
liệu thống kê về gió bão ở Việt Nam.
3

Tìm hiểu một số giải pháp làm giảm thiểu tác hại của gió bão
Tìm hiểu tiêu chuẩn về tính toán tải trọng gió tác dụng vào công trình của
một số nước trên thế giới.
Tìm hiểu tiêu chuẩn EN 1991-1-4 và đưa ra quy trình toán toán tải trọng
gió tác dụng lên nhà cao tầng xây dựng ở Việt Nam theo quan điểm của tiêu
chuẩn EUROCODE với các bổ sung thay thế phù hợp với điều kiện khí hậu đặc
thù của Việt Nam.
Ví dụ thực tế áp dụng tính toán tải trọng gió lên công trình nhà cao tầng
tính theo tiêu chuẩn EUROCODE và theo tiêu chuẩn Việt Nam để có cái nhìn
tổng quát.
4

CHƯƠNG 1: GIÓ, TẢI TRỌNG GIÓ, MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VỀ TÍNH


TOÁN TẢI TRỌNG GIÓ
1.1. Tổng quan về gió [4,6,7]
1.1.1. Khái niệm, nguyên nhân hình thành, phân loại
Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động của
không khí. Nguyên nhân hình thành gió là do bề mặt trái đất tiếp nhận sự chiếu
sáng, đốt nóng của mặt trời không đều, sẽ có nhiệt độ không đều. Sự chênh lệch
nhiệt độ giữa các vị trí gây nên sự chênh lệch về khí áp, ở nơi có nhiệt độ gia
tăng, không khí nóng lên (hạ áp) và bị không khí lạnh (áp suất lớn) ở xung
quanh dồn vào, đẩy lên cao, tạo thành dòng thăng. Dòng thăng này làm hạ khí
áp tại nơi đó, không khí lạnh ở vùng xung quanh di chuyển theo chiều nằm
ngang đến thay thế cho lượng không khí đã bị bay lên vì nóng, tạo thành gió
ngang. Quy luật tự nhiên là không khí thường xuyên chuyển động theo cả chiều
nằm ngang và thẳng đứng. Không khí di chuyển theo chiều nằm ngang càng
mạnh thì gió thổi càng lớn.
Bão là một xoáy khí có đường kính lớn (tới vài trăm km). Nguyên nhân
hình thành bão là do trên các đại dương nhiệt đới, ở vùng gần xích đạo, mặt biển
bị đốt nóng (trên 170), nước bốc hơi mạnh và tạo thành vùng khí áp rất thấp,
không khí lạnh hơn ở xung quanh lùa tới, bị đốt nóng và bay lên. Quá trình này
tiếp diễn liên tục, hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh và ngưng tụ lại, nhiệt lượng toả
ra do ngưng hơi rất lớn, lại làm cho hơi nước bốc lên mạnh hơn. Đó là tiềm năng
nuôi dưỡng và phát triển bão. Khối khí lạnh từ bán cầu tràn về phía xích đạo,
trái đất lại đang quay quanh trục của nó. Điều này làm cho dòng khí xoáy mãnh
liệt hơn, và cơn bão được hình thành. Trong quá trình phát triển chu kì của mỗi
cơn bão được phân chia thành các giai đoạn như sau:
- Nhiễu động nhiệt đới: giai đoạn hình thành, khi khí hậu không ổn định
và nhiễu loạn
- Xoáy tụ nhiệt đới: bắt đầu một chuyển động khép kín qua các đại
dương (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và cùng chiều kim
đồng hồ ở Nam bán cầu). Năng lượng của nó được thu từ hơi nước
biển ấm có nhiệt độ cao hơn 170C
- Áp thấp nhiệt đới: là xoáy tụ nhiệt đới mạnh và rộng hơn, với vận tốc
gió trung bình đến 17m/s
- Bão nhiệt đới: là áp thấp nhiệt đới mạnh và rộng hơn, với vận tốc gió
trung bình đến 33m/s
5

- Bão lớn (cuồng phong): là bão nhiệt đới rất mạnh, với vận tốc gió
trung bình lớn hơn 33m/s, trong đó có những cơn gió mạnh vận tốc
còn lớn hơn nhiều
- Giai đoạn bão tan: khi vận tốc gió giảm, đồng thời với việc gia tăng áp
lực khí quyển
Lốc là một hiện tượng khí tượng đặc biệt. Một vùng khí quyển hẹp có áp
suất đột ngột giảm, nảy sinh sự đối lưu của các dòng khí ở các vùng xung quanh,
tạo nên dòng xoáy có đường kính từ vài chục mét đến vài km, di chuyển ngang
trong khoảng vài chục ki-lô-mét. Sức gió ở vùng xa tâm thì nhỏ nhưng càng vào
trong xoáy càng mạnh lên, ở giữa thì hình thành một cái lõi (vòi rồng). Lốc
thường xuất hiện bất ngờ, có thể ở bất kỳ nơi nào (đồng bằng, trung du, miền
núi) chứ không nhất thiết là ở biển như bão, nhưng vận tốc gió thì rất mạnh và
đột ngột lên tới 70 đến 80m/s (252 đến 288km/h). Với sức mạnh như vậy, lốc
như một vòi rồng hút theo mọi thứ mà nó gặp trên đường đi: đất, nước, vật liệu,
xe cộ, người, mọi đồ vật… Trừ các công trình được xây dựng đặc biệt, nói
chung các công trình xây dựng thông thường không chịu được lốc.
Bão và lốc khác nhau ở điều kiện hình thành, sức mạnh và đặc tính tác
dụng nhưng bản chất của gió bão và gió lốc thì giống nhau: đều là gió mạnh và
có đầy đủ các đặc tính tác dụng của gió. Do vậy tác dụng của gió bão và gió lốc
lên công trình là như nhau nên trong thực tế người ta thường gọi chung đó là tác
dụng của gió.
Gió đặc trưng bởi hướng và vận tốc. Chiều di chuyển của dòng khí tạo
thành hướng gió: gọi theo tên nơi xuất phát có 16 hướng gió tương ứng với 16
phương vị địa lý.
Vận tốc gió là vận tốc di chuyển của dòng khí qua một điểm nhất định. Có
thể biểu thị vận tốc gió theo các đơn vị khác nhau như ngành hàng hải và hàng
không tính bằng hải lý/giờ. Khi dùng đơn vị SI vận tốc gió tính bằng đơn vị m/s
hoặc km/h.
Trên địa cầu có ba loại gió chính là: gió Tín Phong, gió Tây Ôn Đới, gió
Đông Cực. Gió Tín Phong thổi từ đai cao áp 30 độ B-N đến đai áp thấp 0 độ
(xích đạo), gió Tây ôn Đới thổi từ đai cao áp 60 độ B-N về 90 độ B-N, còn gió
Đông Cực thổi từ đai cao áp 90 độ B-N đến Vòng Cực B-N.
Do sự vận động tự quay của trái đất, gió Tín Phong và gió Tây Ôn Đới
không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu
Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam (nếu nhìn xuôi theo chiều gió thổi) theo
6

Lực Coriolis. Tín Phong và gió Tây Ôn Đới tạo thành hai hoàn lưu khí quyển
quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất. Gió có nhiều cường độ khác nhau, từ
mạnh đến yếu. Nó có thể có vận tốc từ trên 1km/h cho đến gió trong tâm các cơn
bão có vận tốc khoảng 300km/h.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á. trải dài trên 15 vĩ tuyến của
vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc. Bờ biển Việt Nam tiếp cận biển Đông, một bộ
phận của ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương. Khi mới về bão và áp thấp nhiệt đới
ảnh hưởng đến Việt Nam, trước hết phải nói đến những hoạt động của chúng
trên biển Đông.
 Tần số bão trên biển Đông
Trung bình mỗi năm có 12 cơn bão và Áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển
Đông, năm nhiều nhất có tới 18 cơn bão (1961, 1964, 1973, 1974), năm ít nhất
cũng có 4 cơn bão (1969).
Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông bao gồm những cơn hình
thành tại chỗ và những cơn di chuyển từ Thái Bình Dương vào. Trung bình
trong 100 cơn bão hoạt động trên biển Đông có khoảng 45 cơn bão sinh ra tại
đây và 55 cơn bão từ Thái Bình Dương di chuyển vào.
Bảng 1.1: Số bão và áp thấp nhiệt đới trung bình trên biển Đông trong thời kỳ
1928 đến 1944 và 1947 đến 1980 (Nguồn bảng 2 chương II [6])

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Áp Tổng số 2 0 1 2 2 16 18 38 21 11 9 3
thấp Trung bình 0.04 0.02 0.04 0.04 0.31 0.35 0.74 0.42 0.22 0.18 0.06

Tổng số 3 1 2 6 27 23 76 71 103 80 65 31


Bão
Trung bình 0.06 0.02 0.04 0.12 0.53 0.45 1.48 1.39 2.01 1.56 1.27 0.60

Bão Tổng số 5 1 3 8 29 39 94 109 124 91 74 34


và áp
thấp Trung bình 0.1 0.02 0.06 0.16 0.57 0.76 1.83 2.13 2.43 1.78 1.45 0.66

Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông nhiều nhất vào tháng 8
và tháng 9; ít nhất vào tháng 2, tháng 3. Song không có tháng nào là không có
bão.
Nếu quy định mùa bão gồm những tháng có số bão trung bình đạt từ 8%
số bão trung bình hàng năm trở lên thì mùa bão ở biển Đông diễn ra từ tháng 7
đến tháng 11, nghĩa là muộn hơn mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương.
7

 Hướng di chuyển và dạng đường đi trung bình của bão trên biển Đông
Hướng di chuyển trung bình của bão trên biển Đông tương đối đơn giản:
ở nửa phía Nam biển Đông, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, đổ bộ vào
khu vực Trung Trung Bộ hoặc Nam Trung Bộ; trong khi ở nửa phía Bắc, bão di
chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây - Bắc đến Tây – Bắc đổ bộ vào bờ biển Bắc
Trung Bộ, bờ biển Bắc Bộ hoặc bờ biển phía Đông Nam lục địa Trung Quốc.
Một chi tiết đáng quan tâm là hướng bão trung bình ở khu vực phía Nam đảo
Hải Nam hơi lệch trái so với các điểm xung quanh.
 Mật độ bão và mùa bão ở Việt Nam
Mật độ bão ở mỗi khu vực là tổng mật độ bão và áp thấp nhiệt đới của các
tỉnh, trong đó mật độ bão của mỗi tỉnh là tỷ số giữa số cơn bão và áp thấp nhiệt
đới trung bình năm với chiều dài bờ biển tính bằng kinh tuyến. Việt Nam được
phân làm 4 khu vực:
- Khu vực 1: từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có trị số mật độ bão và áp
thấp nhiệt đới trung bình là 0.97, trong đó Hải Phòng có mật độ rất
cao (1.70), ngược lại Thái Bình có mật độ rất thấp (0.30)
- Khu vực 2: từ Nghệ An đến Quảng Bình có mật độ bão và áp thấp
nhiệt đới trung bình là 0.57, chỉ kém khu vực 1 trong đó Hà Tĩnh thấp
nhất (0.40), Quảng Bình cao nhất (0.72)
- Khu vực 3: từ Quảng Trị đến Ninh Thuận có mật độ bão và áp thấp
nhiệt đới trung bình là 0.40, thấp hơn các khu vực phía Bắc, trong đó
Khánh Hòa thấp nhất (0.30), Ninh Thuận cao nhất (0.67)
- Khu vực 4: từ Bình Thuận vào Nam Bộ có mật độ bão và áp thấp nhiệt
đới trung bình là 0.07, thấp nhất trong cả nước
Mùa bão ở Việt Nam là từ tháng 6 đến tháng 11. Khu vực 1 có mùa bão từ
tháng 6 đến tháng 9, bão nhiều nhất là trong tháng 8. Khu vực 2 có mùa bão từ
tháng 7 đến tháng 10, bão nhiều nhất là trong tháng 10. Khu vực 3 có mùa bão
diễn ra phức tạp: từ tháng 3 đến tháng 6 có bão lác đác, sang tháng 7, tháng 8 ít
hẳn đi và đến tháng 10, tháng 11 bão nhiều lên và kéo dài cho đến tháng 12.
Khu vực 4, bão và áp thấp nhiệt đới chủ yếu xảy ra trong hai tháng 10 và 11.
1.1.2. Tính chất, đặc điểm của gió
Gió được hình thành là do sự khác biệt về nhiệt độ của khí quyển, do sự
tự quay của Trái Đất, và do sự nóng lên không đồng đều của các lục địa và đại
dương.
8

Gió có thể di chuyển rất nhẹ nhàng ở mức khó có thể cảm nhận được hoặc
nó có thể thổi quá mạnh và nhanh chóng. Tốc độ đi và phạm vi ảnh hưởng của
gió là không đồng nhất giữa các khu vực, nó phụ thuộc vào vị trí địa lý và điều
kiện địa hình.
Gió có một đặc điểm rất quan trọng là ảnh hưởng đến các vật xung quanh:
- Gió tác động đến sự vận động của biển như: hiện tượng tạo sóng (sóng
là một trong sự vận động của biển)
- Một số loài cây cũng phát tán quả và hạt nhờ gió như: hoa bồ công
anh, hạt trâm bầu...
Gió thường có lợi cho con người. Nó có thể làm quay các cánh quạt của
các cối xay gió giúp chúng ta tạo ra nguồn điện, đẩy thuyền buồm, thả diều…
Nó là một trong những nguồn năng lượng sạch. Nhưng đôi khi gió lại có hại cho
đời sống của con người. Đó là trong các cơn bão, gió có vận tốc cao dễ làm ngã
đổ cây cối, cột đèn, làm tốc mái nhà… gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ sở
vật chất, sức khỏe và tính mạng của con người.
Thời điểm xuất hiện và tốc độ gió là không tuân theo quy luật, gió có thể
xuất hiện tại một thời điểm và hướng bất kỳ với tốc độ mạnh yếu khác nhau.
1.2. Tác động của gió vào công trình và các biện pháp giảm thiểu
1.2.1. Tác động của gió vào công trình [4,5]
Gió thổi gây áp lực lên mọi vật cản trên đường đi của nó, gọi là áp lực
gió. Áp lực này tỷ lệ với bình phương vận tốc gió. Theo thời gian, vận tốc gió
luôn luôn thay đổi gây nên sự mạch động của gió. Vì thế gió bão gây áp lực lớn
lên công trình, rất nguy hiểm và có sức phá hoại rất lớn.
Khi gió thổi vượt qua một công trình thì tất cả các vùng của công trình đó
đều chịu một áp lực nhất định. Phía đón gió xuất hiện áp lực trội đập trực tiếp
vào mặt đón; ở phía sau công trình, phía khuất gió và ở bên hông (mặt bên) công
trình xuất hiện áp lực âm do gió hút.
Trạng thái biến đổi của dòng thổi qua công trình phụ thuộc chủ yếu vào tỷ
lệ các kích thước của các mặt để tạo thành hình khối, vào thể loại và trạng thái
bề mặt công trình. Trạng thái dòng thổi còn phụ thuộc vị trí tương đối của công
trình so với các công trình lân cận và cảnh quan khu vực (bờ cao, sườn dốc, núi
đồi, thung lũng…). Trạng thái này ảnh hưởng đến góc tới của dòng thổi, làm
thay đổi cả định tính, định lượng của áp lực gió lên công trình.
9

Dưới tác dụng của tải trọng gió, các công trình cao, mềm, độ thanh mảnh
lớn sẽ có dao động. Tuỳ theo phân bố độ cứng của công trình mà dao động này
có thể theo phương bất kỳ trong không gian. Thông thường chúng được phân
tích thành hai phương chính: phương dọc và phương ngang luồng gió, trong đó
dao động theo phương dọc luồng gió là chủ yếu. Với các công trình thấp, dao
động này là không đáng kể; nhưng với các công trình cao khi dao động sẽ phát
sinh lực quán tính làm tăng thêm tác dụng của tải trọng gió.
Tác dụng của gió lên công trình bị chi phối chủ yếu bởi vận tốc và hướng
thổi của nó. Vì vậy mọi tham số làm biến đổi hai yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng
đến trị số và hướng của tác dụng. Các thông số này có thể chia làm 3 nhóm
chính sau đây:
- Nhóm các thông số đặc trưng cho tính ngẫu nhiên của tải trọng: vận
tốc, độ cao, xung áp lực động
- Nhóm các thông số đặc trưng cho địa hình: Độ nhám môi trường mà
gió đi qua, loại địa hình, mức độ che chắn
- Nhóm thông số đặc trưng của bản thân công trình: hình khối công
trình và hình dạng bề mặt đón gió; các yếu tố ảnh hưởng của dao dộng
riêng (chu kỳ, tần số, giá trị, khối lượng và cách phân bố khối lượng,
dạng và độ tắt dần của dao động)
1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động của gió vào công trình [5]
Các giải pháp kỹ thuật nhằm phòng ngừa và giảm nhẹ các thiệt hại do tác
động của gió bão và lốc xoáy gây ra cho công trình xây dựng trong các vùng bị
ảnh hưởng của thiên tai. Các giải pháp kỹ thuật cho nhà bao gồm các mặt từ quy
hoạch, kiến trúc, kết cấu, vật liệu đến thi công.
 Các giải pháp quy hoạch
- Khi chọn địa điểm xây dựng, nên chú ý lợi dụng địa hình, địa vật để
chắn gió bão cho công trình. Làm nhà tập trung thành từng khu vực,
bố trí các nhà nằm so-le với nhau để giảm thiểu ảnh huởng của gió
bão. Trồng cây thành rào lũy, xây tường chắn để làm đổi hướng hoặc
cản bớt tác dụng của gió.
- Cần tránh làm nhà tại các nơi trống trải, giữa cánh đồng, ven làng, ven
sông, ven biển, trên đồi cao hoặc giữa 2 sườn đồi, sườn núi. Tránh bố
trí các nhà thẳng hàng, dễ tạo túi gió hoặc luồng xoáy nguy hiểm
10

Hình 1.1: Lợi dụng địa hình để giảm bớt tác hại gió, làm thay đổi tốc độ và
hướng gió [5]

Hình 1.2: Trồng cây và rào giậu để giảm bớt tốc độ gió [5]

 Các giải pháp kiến trúc


- Kích thước nhà phải hợp lý, tránh nhà mảnh và dài. Đơn giản nhất là
mặt bằng hình vuông và hình chữ nhật có chiều dài không lớn hơn 2,5
lần chiều rộng
- Hình dáng ngôi nhà cần giản đơn, tránh lồi ra lõm vào. Bố trí mặt
bằng các bộ phận cần hợp lý, tránh mặt bằng có thể tạo túi hứng gió
như mặt bằng hình chữ L, chữ T và chữ U…
- Độ dốc mái cao (30o – 45o), để giảm bớt tốc mái do áp lực âm. Tránh
những hình dạng mái nhà có thể tạo dòng rối cục bộ. Mái góc, mái
viền tránh chìa quá rộng. Nên sử dụng mái hiên rời nhằm giảm sự chìa
ra của mái
- Cửa trước cửa sau, kích thước xấp xỉ bằng nhau. Cửa đóng khít, vừa,
đủ then, đủ chốt, ngăn ngừa gió lay
11

Hình 1.3: Hình dáng công trình đơn giản để bớt cản gió [5]

Hình 1.4: Mái nghiêng 30o – 45o để giảm bớt tốc mái do áp lực âm [5]

Hình 1.5: Mái hiên rời giảm sự chìa ra của mái [5]
12

Hình 1.6: Kích thước các lỗ cửa ở các tường đối diện xấp xỉ bằng nhau [5]

Hình 1.7: Đảm bảo cánh cửa đóng vừa lỗ cửa [5]

 Các giải pháp kết cấu công trình


* Giải pháp chung:
- Làm đổi hướng hoặc cản bớt tác dụng của gió
- Chống đổ ngang, đổ dọc, đổ xiên
- Chống tốc một phần hoặc bay cả mái
- Chống đổ do xoắn
- Chống đổ do mất ổn định tổng thể
* Các yêu cầu kỹ thuật chung:
- Về tổng thể phải có liên kết chặt chẽ, liên tục cho các kết cấu từ mái
tới móng theo cả 2 phương: phương ngang và phương thẳng đứng
- Ưu tiên hệ kết cấu gồm cột và dầm tạo ra một lưới không gian có độ
cứng tốt. Hệ kết cấu càng đơn giản, càng rõ ràng càng tốt
13

- Nên dùng cột chống đứng bên trong nhà và những vùng mở rộng
- Kiểm tra các nhịp lớn và các phần công-sơn
- Khoảng cách giữa các thanh xà gồ, kèo trên khung mái phải hợp lý
- Tăng cường kết cấu xung quanh những phòng quan trọng, đòi hỏi an
toàn nhất, có thể làm chỗ trú ẩn cho những người đang có mặt trong
khi xẩy ra thiên tai
* Các giải pháp nhằm làm giảm giá trị thành phần tĩnh của tải trọng gió:
- Giảm mức độ phức tạp của mặt đón gió, nhằm giảm hệ số khí động Cx
cho các mặt ngoài. Khi mặt ngoài nhiều ô-văng, lô-gia, ban-công…
Các lồi lõm thô ráp này sẽ gây hiện tượng gió lồng, gió xoáy tại các
góc chuyển hướng, áp lực gió sẽ tăng đột biến
- Vị trí công trình cao không nên đặt ở nơi có độ dốc quá lớn, địa hình
sườn dốc sẽ làm hệ số K tăng lên. Trong điều kiện có thể nên chọn vị
trí bằng phẳng hơn hoặc thoải hơn
* Các giải pháp nhằm làm giảm giá trị thành phần động của tải trọng gió:
- Hữu hiệu nhất là tìm cách làm giảm khối lượng và phân bố khối lượng
hợp lí để giảm giá trị lực quán tính sinh ra khi dao động
- Giảm trọng lượng kết cấu: chọn vật liệu có cường độ cao, khả năng
chịu lực lớn (thép, bê tông mác cao…)
- Giảm trọng lượng vật liệu kiến trúc: tường ngăn, tường bao, gạch lát,
cửa, cầu thang, các vật liệu kiến trúc khác, dùng tường mỏng hơn, sử
dụng vật liệu tường nhẹ hơn…
- Lựa chọn hình dáng công trình hợp lý: sao cho diện tích mặt đón gió
và khối lượng càng lên cao càng giảm dần. Công trình thon dần, sẽ có
mặt đón gió giảm dần, giá trị của thành phần tĩnh của tải gió càng lên
cao càng nhỏ. Đồng thời biên độ và hệ số động lực trong bài toán dao
động riêng cũng nhỏ hơn, dao động tắt nhanh hơn và vì vậy thành
phần động sẽ bé hơn
1.3. Một số hệ thống tiêu chuẩn về tính toán tải trọng do gió
1.3.1. Tiêu chuẩn Việt Nam [2]
Tiêu chuẩn hiện hành về tính toán tải trọng gió ở Việt Nam đang được áp
dụng là tiêu chuẩn TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết
kế. Theo đó, tải trọng do gió được phân làm hai thành phần là thành phần tĩnh và
14

thành phần động.


 Thành phần tĩnh
Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió ở độ cao z so với mốc
chuẩn được xác định theo công thức (1.1)
W = Wo * k * c (1.1)
Trong đó :
- Wo: giá trị áp lực gió theo bản đồ phân vùng
- k: hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao và dạng địa
hình xác định theo Bảng 5 [2]
- c: hệ số khí động, xác định theo Bảng 6 [2]
- Hệ số tin cậy của tải trọng gió lấy bằng 1.2
Giá trị áp lực gió Wo được xác định theo Bảng 4 [2] theo đó lãnh thổ Việt
Nam được phân ra làm 05 vùng áp lực gió như trong Bảng 1.2. Chi tiết phân
vùng áp lực gió trên lãnh thổ Việt Nam theo các địa danh xem trong Phụ lục A.
Bảng 1.2: Áp lực gió theo bản đồ phân vùng áp lực gió lãnh thổ Việt Nam
(Nguồn bảng 4 [2])

Vùng áp lực gió I II III IV V


W0 (daN/m2) 65 95 125 155 185
Hình 1.8: Bản đồ phân vùng áp lực gió lãnh thổ Việt Nam
15

Đối với nhà và các công trình được xây dựng tại các vùng có địa hình
phức tạp (hẻm núi, giữa các núi song song, các cửa đèo…), giá trị áp lực gió W o
được xác định theo công thức (1.2)
W0 = 0.0613*v02 (1.2)
Trong đó vo là vận tốc gió ở độ cao 10m so với mốc chuẩn (vận tốc trung
bình trong khoảng thời gian 3 giây, bị vượt trung bình 1 lần trong vòng 20 năm)
tương ứng với dạng địa hình B tính theo đơn vị m/s.
 Thành phần động
Theo [2], khi xác định áp lực mặt trong Wi cũng như khi tính toán nhà
nhiều tầng có chiều cao dưới 40m, hoặc nhà công nghiệp 1 tầng cao dưới 3.6m
với tỷ số độ cao trên nhịp nhỏ hơn 1.5, xây dựng ở địa hình dạng A và B (địa
hình trống trải và tương đối trống trải theo điều 6.5 [2]) thì không cần tính đến
16

thành phần động của tải trọng gió.


Thành phần động của tải trọng gió được xác định theo các phương tương
ứng với phương tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió. Thành phần động
của tải trọng gió tác dụng lên công trình là do lực xung của vận tốc gió và quán
tính công trình gây ra. Giá trị của lực này được xác định trên cơ sở thành phần
tĩnh của tải trọng gió nhân với các hệ số có kể đến ảnh hưởng lực do xung của
vận tốc gió và quán tính của công trình.
Giá trị tiêu chuẩn thành phần động của tải trọng gió Wp ở độ cao z được
xác định như sau:
* Đối với công trình và các bộ phận kết cấu có tần số dao động riêng cơ
bản f1 (Hz) lớn hơn giá trị giới hạn của tần số dao động riêng fL quy định trong
điều 6.14 [2] được xác định theo công thức:
Wp = W *  * (1.3)
Trong đó:
- W: Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió ở độ cao tính
toán được xác định theo Điều 6.3 [2]
- : Hệ số áp lực của tải trọng gió ở độ cao z lấy theo bảng 8 [2]
- : Hệ số tương quan không gian áp lực động của tải trọng gió xác định
theo điều 6.15 [2]
* Đối với công trình (và các bộ phận kết cấu của nó) có sơ đồ tính toán là
hệ một bậc tự do (khung ngang nhà công nghiệp một tầng, tháp nước…) khi
f1<fL xác định theo công thức (1.4)
Wp = W *  *  * (1.4)
Trong đó:
- : Hệ số động lực được xác định bằng đồ thị ở Hình 2 [2], phụ thuộc
vào thông số và độ giảm lôga của dao động

 * wo
 (1.5)
940 * f1

* Các nhà có mặt bằng đối xứng f1 < fL < f2 với f2 là tần số dao động riêng
thứ hai của công trình, xác định theo công thức (1.6)
Wp = m *  *  * y (1.6)
Trong đó:
17

- m: là khối lượng phần công trình mà có độ cao z
- y: là dịch chuyển ngang của công trình ở độ cao z ứng với dạng dao
động riêng thứ nhất
-  Hệ số được xác định bằng cách chia công trình thành r phần, trong
phạm vi mỗi phần tải trọng gió không đổi, giá trị xác định theo (1.7)
r

y k * W pk
  k 1
r
(1.7)
y
k 1
2
k * Mk

Trong đó:
- Mk: Khối lượng phần thứ k của công trình
- yk: Dịch chuyển ngang của trọng tâm phần thứ k ứng với dạng dao
động riêng thứ nhất
* Đối với nhà nhiều tầng có độ cứng, khối lượng và bề rộng mặt đón gió
không đổi theo chiều cao, cho phép xác định giá trị tiêu chuẩn thành phần động
của tải trọng gió ở độ cao z theo công thức (1.8)
z
W p  1.4 * *  * W ph (1.8)
h
* Các công trình có fS < fL cần tính toán động lực có kể dến s dạng giao
động đầu tiên, s được xác định từ điều kiện:
fS < fL < fS+1
 Phân chia dạng địa hình
Xem xét quá trình phát triển của tiêu chuẩn tải trọng và tác động của Việt
Nam, phiên bản TCVN 2737 : 1984 được biên soạn dựa theo [17] với chỉ hai
dạng địa hình A và B, trong đó địa hình A là địa hình chuẩn. Đến phiên bản
TCVN 2737 : 1990, tuy vẫn dựa trên phương pháp tính toán như [17] (sử dụng
vận tốc gió trung bình trong 2 phút) nhưng có sự thay đổi về cách phân loại
dạng địa hình, địa hình được phân thành 3 dạng A, B, C trong đó B là dạng địa
hình chuẩn dựa theo tiêu chuẩn của Úc AS 1170.2-1983. Đến phiên bản TCVN
2737:1995, cách phân loại dạng địa hình này vẫn được giữ lại, lãnh thổ Việt
Nam được chia ra làm 3 dạng địa hình như sau:
- Dạng địa hình A là địa hình trống trải, không có hoặc có ít vật cản cao
quá 1.5m (bờ biển thoáng, mặt sông, hồ lớn, đồng muối, cánh đồng
không có cây cao…)
18

- Dạng địa hình B (được chọn là dạng địa hình chuẩn) là địa hình tương
đối trống trải, có một số vật cản thưa thớt cao không quá 10m (vùng
ngoại ô ít nhà, thị trấn, làng mạc, rừng thưa hoặc rừng non, vùng trồng
cây thưa…)
- Dạng địa hình C là địa hình bị che chắn mạnh, có nhiều vật cản sát
nhau, cao từ 10m trở lên (trong thành phố, vùng rừng rậm…)
Công trình được xem là thuộc dạng địa hình nào nếu tính chất dạng địa
hình đó không thay đổi trong khoảng cách 30h khi h < 60m và 2km khi h > 60m
tính từ mặt đón gió của công trình, h là chiều cao công trình.
1.3.2. Tiêu chuẩn Trung Quốc [14]
Tiêu chuẩn hiện hành về tính toán tải trọng gió ở Trung Quốc đang được
áp dụng là tiêu chuẩn GB 50009-2001: Load code for the design of building
structures (phiên bản tiếng Anh). Theo đó, tải trọng do gió cũng được phân làm
hai thành phần là thành phần tĩnh và thành phần động.
 Thành phần tĩnh
Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió trong tiêu chuẩn GB
50009-2001 tính theo công thức:
Wk = βz * µs * µz * W0 (1.9)
Trong đó:
- Wk: giá trị áp lực đặc trưng của gió
- βz: hệ số ảnh hưởng động của gió ở độ cao z, khi chỉ xét đến thành
phần tĩnh βz = 1
- µs: hệ số hình dạng của tải trọng gió
- µz: hệ số áp lực gió theo chiều cao
- Wo: giá trị áp lực gió tham chiếu (được xác định theo bản đồ phân
vùng và bảng địa danh của Trung Quốc)
Về áp lực gió tiêu chuẩn trong GB 50009-2001 được xác định dựa trên cơ
sở vận tốc gió lấy trung bình trong 10 phút, ở độ cao 10m, bị vượt trung bình
một lần trong vòng 50 năm.
 Thành phần động
Thành phần động của tải trọng gió được xác định theo các phương tương
ứng với phương tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió.
19

Giá trị của lực này được xác định trên cơ sở thành phần tĩnh của tải trọng
gió nhân với hệ số ảnh hưởng động của tải trọng gió (βz-1). Hệ số này được xác
định căn cứ vào quy mô, đặc điểm của công trình.
 Phân chia dạng địa hình
Về các dạng địa hình, GB 50009-2001 chia làm 4 dạng như sau (Điều
7.2.1):
- Dạng địa hình A là dạng địa hình gần biển, các hòn đảo trên biển, bờ
biển, bờ hồ và sa mạc
- Dạng địa hình B (được chọn là dạng địa hình chuẩn) là dạng địa hình
vùng ngoại ô, khu đô thị của thành phố với những cánh đồng, làng
mạc, đồi và nhà cửa
- Dạng địa hình C là dạng địa hình tại các thành phố với nhiều công
trình tập trung
- Dạng địa hình D là dạng địa hình tại các thành phố với nhiều công
trình tập trung và các nhà cao tầng
1.3.3. Tiêu chuẩn Anh [10]
Tiêu chuẩn hiện hành về tính toán tải trọng gió ở Anh đang được áp dụng
là tiêu chuẩn BS 6399 : Part 2 : 1997: Loading for Buildings – Code of Practice
for Wind loads. Theo đó, tải trọng do gió cũng được xét tới hai thành phần là
thành phần tĩnh và thành phần động. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn là với các
công trình có chiều cao dưới 300m (H < 300m) và hệ số điều chỉnh động dưới
0.25 (Cr < 0.25).
Vận tốc cơ bản của gió (vb) trong tiêu chuẩn được xác định là vận tốc vận
tốc gió lấy trung bình trong 10 phút, ở độ cao 10m, bị vượt trung bình một lần
trong vòng 50 năm.
Vận tốc gió theo hướng (vs) được xác định từ thông qua giá trị vb theo
công thức sau:
vs = vb * S a * S d * S s * S p (1.10)
Trong đó:
- vb: giá trị vận tốc gió cơ bản
- Sa: hệ số độ cao
- Sd: hệ số phụ thuộc vào hướng
20

- Ss: hệ số phụ thuộc vào mùa


- Sp: hệ số kể đến yếu tố xác xuất
Vận tốc tính toán của gió (ve) được xác định theo công thức sau:
ve = vs * S b (1.11)
Trong đó:
- vs: giá trị vận tốc gió theo hướng
- Sb: hệ số phụ thuộc dạng địa hình
Áp lực gió tính toán được xác định theo công thức:
qs = 1/2 *  * ve2 (1.12)
Áp lực gió tác dụng vào mặt ngoài công trình được xác định theo công
thức sau:
pe = qs * Cpe * Ca (1.13)
Áp lực gió tác dụng vào mặt trong công trình được xác định theo công
thức sau:
pi = qs * Cpi * Ca (1.14)
Trong đó:
- Cpe: hệ số khí động bề mặt bên ngoài công trình
- Cpi: hệ số khí động bề mặt bên trong công trình
- Ca: hệ số kể đến diện tích bề mặt
Lực gió tác dụng vào bề mặt công trình được xác định theo công thức:
P=p*A (1.15)
Trong đó:
- p: áp lực gió tác dụng vào bề mặt
- A: diện tích bề mặt chắn
Lực gió tác dụng vào công trình được xác định theo công thức
P = 0.85(Pfront - Prear) * (1 + Cr) (1.16)
 Thành phần động
Thành phần động của tải trọng gió được xác định theo các phương tương
ứng với phương tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió.
21

Giá trị của lực này được xác định trên cơ sở thành phần tĩnh của tải trọng
gió nhân với hệ số ảnh hưởng động của tải trọng gió (1+Cr). Hệ số Cr này được
xác định bằng cách tra đồ thị (hình 3 [10]) căn cứ vào quy mô, đặc điểm của
công trình (H và kb). Theo đó Cr nhận các giá trị từ 0.0 đến 0.4 với công trình
cao từ 1.0m đến 1000m. Tuy nhiên phạm vi áp dụng chỉ khống chế với công
trình có chiều cao H < 300m nên Cr được lấy giá trị nhỏ hơn 0.25.
 Phân chia dạng địa hình
Về các dạng địa hình, BS 6399 : Part 2 : 1997 phân chia địa hình làm 04
dạng A, B, C và D.
1.4. Tiêu chuẩn EUROCODE [12]
1.4.1. Tổng quan về tiêu chuẩn EUROCODE.
Năm 1975, Ủy ban Cộng đồng Châu Âu quyết định về một chương trình
hành động trong lĩnh vực xây dựng. Mục tiêu của chương trình là việc loại bỏ
những trở ngại kỹ thuật thương mại và hài hoà các đặc tính kỹ thuật.
Trong chương trình hành động này, Ủy ban đã có sáng kiến thành lập một bộ
tiêu chuẩn về việc thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng. Trong giai đoạn
đầu tiên, bộ tiêu chuẩn này sẽ được sử dụng như là một tài liệu chung để tính
toán thay thế cho các tiêu chuẩn riêng của từng quốc gia thành viên và cuối cùng
sẽ thay thế các tiêu chuẩn riêng đó và trở thành tiêu chuẩn chính thức của tất cả
các nước tham gia.
Sau 15 năm, Ủy ban Cộng đồng Châu Âu với sự giúp đỡ của một Ban chỉ
đạo với Đại diện các nước thành viên đã cho ra đời các phiên bản đầu tiên vào
đầu những năm 80 của thế kỷ trước.
Đến nay, hệ thống tiêu chuẩn EN đã được nghiên cứu và ban hành chính
thức bao gồm 9 phần dưới dây:
- EN 1990 Eurocode : Basis of Structural Design
- EN 1991 Eurocode 1: Actions on structures
- EN 1992 Eurocode 2: Design of concrete structures
- EN 1993 Eurocode 3: Design of steel structures
- EN 1994 Eurocode 4: Design of composite steel and concrete
structures
- EN 1995 Eurocode 5: Design of timber structures
22

- EN 1996 Eurocode 6: Design of masonry structures


- EN 1997 Eurocode 7: Geotechnical design
- EN 1998 Eurocode 8: Design of structures for earthquake resistance
- EN 1999 Eurocode 9: Design of aluminium structures
Hệ thống tiêu chuẩn EN ngày nay đã được ứng dụng rỗng rãi không chỉ
trong phạm vi các nước thành viên Ủy ban cộng đồng châu âu mà còn được
chuyển dịch vào áp dụng ở nhiều nước thuộc châu Âu và các châu lục khác trên
thế giới.
1.4.2. Tóm lược EN 1991-1-4
EN 1991-1-4 là phần 1-4 của tiêu chuẩn EN 1991-1 (Actions on structures
– General actions). EN 1991-1-4 cung cấp các thông tin chỉ dẫn về việc thiết kế
kết cấu công trình với tải trọng do gió. Hiện nay, ở Châu Âu, EN 1991-1-4 đang
được sử dụng kết hợp với hệ thống tiêu chuẩn EN 1990 và các phần của EN
1990 và EN 1992 đến 1999 để thiết kế kết cấu công trình.
Cấu trúc của EN 1991-1-4 được chia làm 09 chương:
- Chương 1: Các quy định chung
- Chương 2: Các tình huống thiết kế
- Chương 3: Mô phỏng tác động của gió
- Chương 4: Vận tốc gió và vận tốc áp lực
- Chương 5: Tác động của gió
- Chương 6: Các yếu tố kết cấu CsCd
- Chương 7: Áp lực và hệ số lực
- Chương 8: Tác động của tải trọng gió lên kết cấu cầu
- Chương 9: Các phụ lục từ A đến F
Phạm vi áp dụng của EN 1991-1-4 là áp dụng cho tính toán với các công
trình có chiều cao dưới 200m và với kết cấu cầu có nhịp không lớn hơn 200m.
1.4.3. Các đề tài đã nghiên cứu ứng dụng tiêu chuẩn vào Việt Nam
Ở Việt Nam các luận văn cũng như các đề tài nghiên cứu về tiêu chuẩn
“Tải trọng và tác động” của các nước trên thế giới còn rất hạn chế, đặc biệt là
chỉ dẫn về tính toán tải trọng do gió. Việc nghiện cứu vận dụng tiêu chuẩn tính
toán tải trọng do gió theo tiêu chuẩn Trung Quốc (GB), Mỹ, Anh (BS) và một số
23

nước châu âu khác đã được Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng
chuyển dịch và một số tác giả khác nghiện cứu. Hệ thống tiêu chuẩn
EUROCODE đang được Bộ Xây dựng chủ trương nghiên cứu để áp dụng vào
Việt Nam. Bản EUROCODE 8 (Design of structures for earthquake resistance)
đã được chuyển dịch và chính thức đưa vào áp dụng trong hệ thông tiêu chuẩn
Việt Nam hiện hành từ năm 2006. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tiêu chuẩn EN
1991 - 1 - 4 cũng đã được Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng tập trung nghiên
cứu. Tuy nhiên, việc ban hành tiêu chuẩn cũng như đưa ra một chỉ dẫn tính toán
chi tiết vẫn chưa được thực hiện.
24

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG DO GIÓ VÀO NHÀ CAO TẦNG
THEO TIÊU CHUẨN EUROCODE
2.1. Các tính huống thiết kế đặc biệt [12]
Các tác động có liên quan do gió được xác định cho từng tình huống thiết
kế cụ thể được xác định theo EN 1990-3-2.
Theo EN 1990-3-2 các tác động kể đến khác (như: tải trọng do tuyết, tải
trọng do giao thông, băng) sẽ được điều chỉnh các hiệu ứng do gió nên được đưa
vào các chỉ dẫn riêng. Xem thêm EN 1991-1-3, EN 1991-2 và ISO FDIS12494.
Theo EN 1990-3-2, những thay đổi tới kết cấu trong các giai đoạn sử
dụng (sự khác biệt về hình dạng, ảnh hưởng của đặc tính động…), có thể thay
đổi các hiệu ứng do gió, nên được đưa vào thành các chỉ dẫn riêng. Xem thêm
trong EN 1991-1-6.
Trong khi thiết kế các cửa sổ và cửa ra vào được giả định là đóng. Trong
trường hợp các cửa được mở khi chịu ảnh hưởng của bão phải được coi là một
tình huống thiết kế ngẫu nhiên. Xem thêm EN 1990-3-2.
Ảnh hưởng mỏi do tác động của gió cần được xem xét cho các cấu trúc
nhạy cảm (số chu kỳ tải có thể được lấy từ phụ lục B, C và E của EN 1991-1-4).
2.2. Mô hình hoá các tác động của gió
2.2.1. Tính chất của gió [12]
Gió hoạt động thay đổi theo thời gian và tác động trực tiếp như những áp
lực trên bề mặt bên ngoài của các cấu trúc che chắn (kín) do độ nhám của bề mặt
bên ngoài, đồng thời cũng có tác động gián tiếp vào các bề mặt bên trong. Nó
cũng có thể tác động trực tiếp trên bề mặt bên trong của cấu trúc mở. Áp lực tác
động lên diện của bề mặt tạo thành lực thông thường tác động vào bề mặt của
kết cấu hoặc các thành phần riêng rẽ cho từng bộ phận. Ngoài ra, khi bề mặt kết
cấu rộng lớn ảnh hưởng theo phương tiếp tuyến của tải trọng gió được tạo ra bởi
thành phần ma sát giữa dòng gió và bề mặt có thể là đáng kể.
2.2.2. Đặc trưng tác động của gió [12]
Các tác động của gió được đặc trưng bởi một tập hợp của các áp lực đơn
hoặc lực tương đương với lực tác động cực hạn của gió hỗn loạn.
Ngoại trừ trường hợp có ghi chú riêng, tác động của gió nên được phân
loại là các tác động thay đổi.
2.2.3. Giá trị đặc trưng [12]
25

Những tác động do gió khi tính bằng cách sử dụng EN 1991-1-4 là những
giá trị đặc trưng được xác định từ các giá trị cơ bản của vận tốc gió, áp suất vận
tốc. Theo EN 1990-4-1.2 các giá trị cơ bản là những giá trị đặc trưng có xác suất
hàng năm (exceedence) 0.02, tương đương với một thời gian trở lại (chu kỳ lặp)
là 50 năm.
Chú ý: Tất cả các hệ số hoặc mô hình để tính toán tác động gió từ những
giá trị cơ bản, được chọn sao cho xác suất của hành động gió tính không vượt
quá quy định của các giá trị cơ bản.
2.2.4. Các mô hình [12]
Các tác động của gió lên kết cấu (tức là phản ứng của cấu trúc), phụ thuộc
vào hình dạng, kích thước và tính chất động của cấu trúc. Phần này bao gồm các
phản ứng động do gió chuyển động hỗn loạn cộng hưởng với một hình thức rung
động cơ bản cùng gió. Các phản ứng của các cấu trúc nên được tính từ áp lực
vận tốc cao điểm.
Phản ứng Aeroelastic cần được xem xét cho các cấu trúc linh hoạt, chẳng
hạn như dây cáp, cột buồm, ống khói và cầu.
2.3. Vận tốc và áp lực gió
2.3.1. Cơ sở tính toán [12]
Gió là hơi hỗn loạn, tức là tốc độ và hướng biến động. Do đó, trong
Eurocode gió được xem xét như một áp lực hoặc lực bán tĩnh. Việc tính toán tác
động do gió bao gồm các bước sau:
- Lựa chọn tốc độ gió tham chiếu, được xác định trên cơ sở xác suất của
một bản đồ thời tiết. Bảng phân vùng gió của một quốc gia được xác
định bởi chính quyền quốc gia. Vận tốc gió hiệu dụng theo độ cao vm
phải được xác định từ vận tốc gió cơ bản vb phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết của khu vực.
- Tính toán các hệ số thay đổi vận tốc, áp lực theo chiều cao, tùy thuộc
vào các đặc tính (địa hình, độ nhám) và độ cao trên mặt đất.
- Tính toán các hệ số áp lực hoặc lực lên các loại công trình: (công trình
hình chữ nhật, panels, đa giác, dạng giàn, dạng chỏm cầu…).
2.3.2. Giá trị vận tốc gió cơ bản [12]
Giá trị vận tốc gió cơ bản được xác định thông qua giá trị vận tốc độ gió
tiêu chuẩn tham chiếu vb,0, là giá trị vận tốc gió đo được trung bình trong 10
26

phút không phân biệt hướng gió và thời gian của năm với xác suất vượt một lần
trong 50 năm ở độ cao 10 kể từ mặt đất ở khu vực có dạng địa hình trống trải có
thảm thực vật thấp như cỏ và không bị cản bởi nhà cửa, cây cối…
Giá trị vận tốc gió cơ bản được xác định theo công thức (2.1)
vb = Cdir * Cseason * vb,o (2.1)
Trong đó:
- vb: giá trị vận tốc gió cơ bản được định nghĩa là đại lượng phụ thuộc
vào hướng gió và thời điểm trong năm
- Cdir: hệ số kể đến ảnh hưởng của hướng, xem Ghi chú 1
- Cseason: hệ số kể đến yếu tố theo mùa, xem Ghi chú 2
- vb,0: giá trị vận tốc gió cơ bản theo phụ lục quốc gia
Ghi chú 1: giá trị của các yếu tố hướng, Cdir, cho các hướng gió khác nhau có
thể tìm thấy trong các phụ lục Quốc gia, trong trường hợp không có lấy giá trị
bằng 1.
Ghi chú 2: giá trị của các yếu tố hướng, Cseason, cho các hướng gió khác nhau có
thể tìm thấy trong các phụ lục Quốc gia, trong trường hợp không có lấy giá trị
bằng 1.
Theo [2], lãnh thổ Việt Nam được chia ra làm 5 vùng áp lực gió (từ vùng
I đến vùng V). Vận tốc gió tính trung bình trong 3 giây với chu kỳ lặp 20 năm
như trong Bảng 2.1
Bảng 2.1: Giá trị vận tốc gió tính trung bình trong 3 giây với chu kỳ lặp 20 năm
theo bản đồ phân vùng áp lực gió trên lãnh thổ Việt Nam

Vùng áp lực I II III


IV V
gió trên bản đồ IA IB IIA IIB IIIA IIIB
Vận tốc (m/s) 29.95 32.56 36.80 39.37 42.36 45.16 50.28 54.94

Giá trị vận tốc cơ bản vb được xác định thông qua vân tốc gió của tiêu
chuẩn Việt Nam bằng cách chuyển đổi từ vận tốc gió trung bình trong 3 giây
sang vận tốc gió trung bình trong 10 phút và vận tốc gió với chu kỳ lăp 20 năm
sang chu kỳ lặp 50 năm.
Quy đổi vận tốc gió trung bình trong 3 giây sang vận tốc gió trung bình
trong 10 phút được tra theo đồ thị Hình 2.1
27

Hình 2.1: Đồ thị chuyển vận tốc trung bình trong các khoảng thời gian
(Nguồn hình 2.3.10 [13])

v600 1.065
 = 0.698 (2.2)
v3 1.525

Quy đổi vận tốc gió với chu kỳ lăp 20 năm sang vận tốc gió với chu lỳ lặp
trong 50 năm được được xác định theo công thức (2.3) – Theo (4.2)[12]
v50y = 1.2 v20y (2.3)

Vận tốc gió tính trung bình trong thời gian 10 phút với chu kỳ lặp 50 năm
được liên hệ với vận tốc gió trung bình trong 3 giây với chu kỳ lặp 20 năm theo
biểu thức (2.4)
v(50y, 600) = 0.698* 1.2 *v(20y,3) (2.4)

Giá trị vận tốc cơ bản vb tương ứng với các vùng áp lực gió trên lãnh thổ
Việt Nam được cho trong Bảng 2.2
Bảng 2.2: Giá trị vận tốc gió cơ bản vb tương ứng với các vùng áp lực gió
trên lãnh thổ Việt Nam

Vùng áp lực gió I II III


IV V
trên bản đồ IA IB IIA IIB IIIA IIIB

Vận tốc vb (m/s) 22.90 24.90 28.14 30.10 32.39 34.53 38.45 42.01

2.3.3. Vận tốc gió hiệu dụng theo độ cao [12]
Các vận tốc gió hiệu dụng vm(z) ở độ cao z trên một địa hình phụ thuộc
28

vào độ nhám (gồ ghề) địa hình và vận tốc gió cơ bản (vb) được xác định theo
biểu thức (2.5)
vm(z) = Cr(z) * C0(z) * vb (2.5)
Trong đó
- Cr(z): là hệ số thay đổi vận tốc gió theo độ cao và dạng địa hình, xác
định theo mục 2.3.4
- C0(z): là hệ số orography, lấy bằng 1.0 ngoại trừ trường hợp có các ghi
chú khác
Ghi chú: Ảnh hưởng của cấu trúc lân cận tới vận tốc gió nên được xem xét
2.3.4. Hệ số thay đổi vận tốc gió theo độ cao và dạng địa hình [12]
Hệ số thay đổi vận tốc gió theo độ cao và dạng địa hình, Cr(z), là hệ số
đặc trưng cho sự thay thổi của vận tốc hiệu dụng gió trên bề mặt kết cấu do:
- Độ cao trên mặt đất
- Độ nhám mặt đất phía trước hướng gió theo phương gió được xem xét
Giá trị Cr(z) ở độ cao z được cho bởi biểu thức sau trên cơ sở của một
hàm số logarit:
 z 
Cr(z) = kr * ln   với trường hợp zmin  z zmax (2.6)
 zo 

Cr(z) = Cr(zmin) với trường hợp z zmin (2.7)


Trong đó:
- z0: là chiều dài nhám
- kr: là yếu tố địa hình phụ thuộc vào chiều dài nhám z0, được xác định
theo biểu thức (2.8)
0.07
 z0 
kr = 0.19 *  
 (2.8)
 z o , II 
Trong đó:
- z0,II = 0.05m
- zmax : là giá trị chiều cao lớn nhất, được lấy giá trị là 200m, ngoại trừ
có ghi chú khác
- zmin : là giá trị chiều cao nhỏ nhất được lấy theo Bảng 2.3
29

Bảng 2.3: Loại địa hình và các thông số địa hình (Nguồn bảng 4.1[12])

Dạng địa hình zo, m zmin, m


0 - Ở biển hoặc khu vực giáp ranh với biển 0.003 1
I - Ở hồ hoặc khu vực nằm ngang với thảm thực vật chịu
0.01 1
che chắn là không đáng kể
II - Khu vực với thảm thực vật thấp như: cỏ và bị cô lập
(Cây, các tòa nhà) với sự cách ly ít nhất là 20 lần độ cao 0.05 2
chướng ngại vật
III - Khu vực được bao bọc bởi các thảm thực vật hoặc
công trình với khoảng cách ly lớn nhấtl à 20 lần độ cao 0.3 5
chướng ngại vật, như làng mặc, vùng ngoại ô
IV - Khu vực trong đó ít nhất 15% bề mặt của công trình
được bao phủ và che chắn bởi các công trình với độ cao 1.0 10
trung bình trên 15m
Các dạng địa hình được minh họa như trong các hình vẽ dưới đây (Hình 2.2)

Hình 2.2: Minh họa các dạng địa hình (Nguồn phụ lục A.1[12])

Dạng địa hình Hình ảnh minh họa

0 - Ở biển hoặc khu vực giáp ranh với


biển

I - Ở hồ hoặc khu vực nằm ngang với


thảm thực vật chịu che chắn là không
đáng kể
30

Dạng địa hình Hình ảnh minh họa

II - Khu vực với thảm thực vật thấp


như: cỏ và bị cô lập (Cây, các tòa nhà)
với sự cách ly ít nhất là 20 lần độ cao
chướng ngại vật

III - Khu vực được bao bọc bởi các


thảm thực vật hoặc công trình với
khoảng cách ly lớn nhấtl à 20 lần độ
cao chướng ngại vật, như làng mặc,
vùng ngoại ô

IV - Khu vực trong đó ít nhất 15% bề


mặt của công trình được bao phủ và
che chắn bởi các công trình với độ cao
trung bình trên 15m

Các địa hình gồ ghề sẽ được sử dụng cho một hướng gió nhất định phụ
thuộc vào độ nhám mặt đất và khoảng cách với địa hình gồ ghề thống nhất trong
một khu vực xung quanh góc hướng gió. Khu vực với độ nhám sai lệch nhỏ
(chênh lệch ít hơn 10% so với độ nhám của khu vực được xem xét) có thể được
bỏ qua, xem Hình 2.3
31

Hình 2.3: Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của địa hình
(Nguồn hình 4.1[12])

Trong trường hợp phải lựa chọn giữa hai hoặc nhiều loại địa hình trong
định nghĩa của một khu vực nhất định thì nên lựa chọn loại địa hình có độ dài
nhám thấp nhất.
Với các công trình nhà cao tầng có zmin  z zmax, hệ số giá trị Cr(z) được
tổng hợp như trong Bảng 2.4
Bảng 2.4: Giá trị Cr(z) theo chiều cao và các dạng địa hình

Dạng địa hình


0 I II III IV
Độ cao z(m)
3 1.08 0.97 0.78 0.61 0.54
5 1.16 1.05 0.87 0.61 0.54
10 1.27 1.17 1.01 0.76 0.54
15 1.33 1.24 1.08 0.84 0.63
20 1.37 1.29 1.14 0.90 0.70
30 1.44 1.36 1.22 0.99 0.80
40 1.48 1.41 1.27 1.05 0.86
50 1.52 1.45 1.31 1.10 0.92
60 1.55 1.48 1.35 1.14 0.96
80 1.59 1.53 1.40 1.20 1.03
100 1.63 1.56 1.44 1.25 1.08
32

Dạng địa hình


0 I II III IV
Độ cao z(m)
120 1.65 1.59 1.48 1.29 1.12
150 1.69 1.63 1.52 1.34 1.17
180 1.72 1.66 1.56 1.38 1.22
200 1.73 1.68 1.58 1.40 1.24

2.3.5. Hệ số áp lực theo độ cao [12]


Áp lực gió theo độ cao qp(z) ở độ cao z được xác định theo công thức:
qp(z) = [1+7*Iv(z)]/2**vm2(z) = Ce(z) * qp (2.9)
Trong đó:
- : là tỷ trọng khí quyển,  = 1.25 kg/m3
- qp: là giá trị áp lực gió tiêu chuẩn được xác định theo công thức:
qp = 1/2 *  * vb2 (2.10)
- Ce(z): là hệ số mở rộng được xác định theo công thức:
Ce(z) = Cr2(z) * [( 1 + 7*Iv(z)] (2.11)
- Iv(z): là một hàm đặc trưng rối được định nghĩa bằng biểu thức sau:
v ki
Iv(z) =  với trường hợp zmin  z zmax (2.12)
Vm ( z ) ln( z / z 0 )

Iv(z) = Iv(zmin) với trường hợp z zmin (2.13)


(ki: lấy giá trị bằng 1)
Với các công trình nhà cao tầng có zmin  z zmax, Ce(z) được tổng hợp
như trong Bảng 2.5
Bảng 2.5: Giá trị Ce(z) theo chiều cao và các dạng địa hình

Dạng địa hình


0 I II III IV
Độ cao Z(m)
3 2.34 2.09 1.64 1.28 1.18
5 2.60 2.37 1.93 1.28 1.18
10 2.98 2.77 2.35 1.71 1.18
15 3.22 3.02 2.62 1.98 1.44
20 3.39 3.20 2.81 2.18 1.64
30 3.64 3.46 3.09 2.48 1.94
33

Dạng địa hình


0 I II III IV
Độ cao Z(m)
40 3.82 3.66 3.30 2.70 2.17
50 3.96 3.81 3.47 2.88 2.34
60 4.08 3.94 3.61 3.02 2.49
80 4.27 4.14 3.83 3.26 2.74
100 4.42 4.30 4.01 3.45 2.93
120 4.54 4.44 4.15 3.61 3.10
150 4.69 4.60 4.34 3.81 3.30
180 4.82 4.74 4.49 3.98 3.48
200 4.90 4.82 4.58 4.07 3.58

Đồ thị biểu diễn giá trị của Ce(z) theo chiều cao và dạng địa hình được thể
hiện trong Hình 2.4
Hình 2.4: Giá trị của Ce(z) theo chiều cao và dạng địa hình

Giá trị áp lực gió tiêu chuẩn tương ứng với các vùng áp lực gió trên lãnh
thổ Việt Nam được cho trong Bảng 2.6
Bảng 2.6: Áp lực gió tiêu chuẩn (qp) theo các vùng áp lực gió trên lãnh thổ Việt
Nam

Vùng áp lực I II III


IV V
gió trên bản đồ IA IB IIA IIB IIIA IIIB
qp (daN/m2) 32.78 38.75 49.48 56.63 65.57 74.51 92.39 110.28
34

2.4. Tác động của gió


2.4.1. Áp lực gió lên bề mặt công trình [12]

Áp lực gió tác dụng vào bề mặt bên ngoài công trình, We, được xác định
theo biểu thức (2.14)
We = qp(ze) * Cpe (2.14)
Trong đó :
- qp(ze): là giá trị áp lực gió theo độ cao
- Cpe : là hệ số áp lực gió cho các mặt bên ngoài
- ze: là chiều cao tham chiếu cho áp lực bên ngoài xem trong Mục 2.6

Áp lực gió tác dụng vào bề mặt bên trong công trình, Wi, được xác định
theo biểu thức (2.15)
Wi = qp(zi) * Cpi (2.15)
Trong đó :
- qp(zi): là giá trị áp lực gió theo độ cao
- Cpi : là hệ số áp lực gió cho các mặt bên trong
- zi: là chiều cao tham chiếu cho áp lực bên ngoài xem trong Mục 2.6
Áp lực dòng gió lên tường, mái hoặc các cấu kiện là do sự chênh lệch về
áp lực bề mặt với mặt đối diện với quy ước về dấu thông thường, áp lực hướng
vào bề mặt kết cấu mang dấu dương và hướng ra mang dấu âm. Minh họa được
thể hiện trong Hình 2.5
Hình 2.5: Áp lực trên bề mặt (Nguồn hình 5.1[12])
35

2.4.2. Tải trọng gió [12]


(1) Tải trọng gió tác dụng lên toàn bộ bề mặt kết cấu hoặc các bộ phận kết cấu
được xác định theo:
- Tính toán lực bằng cách sử dụng các hệ số lực, xem (2)
- Tính toán lực bằng từ các giá trị áp lực, xem (3)
(2) Tải trọng gió tác dụng vào kết cấu hoặc bộ phận của kết cấu khi sử dụng các
hệ số lực được xác định theo công thức (2.16)
Fw = CsCd * Cf * qp(ze) * Aref (2.16)
Hoặc trên cơ sở tổng hợp các lực thành phần theo công thức (2.17):
Fw = CsCd * C
element
f * qp(ze) * Aref (2.17)

Trong đó:
- CsCd: là hệ số phụ thuộc vào đặc điểm kết cấu, xem Mục 2.5
- Cf: là hệ số áp lực cho toàn bộ kết cấu hoặc các bộ phận kết cấu, xem
Mục 2.6
- Aref: là diện tích tham chiếu của kết cấu hoặc các bộ phận kết cấu
(3) Tải trọng gió, Fw, tác động lên kết cấu hoặc bộ phận của kết cấu có thể được
xác định bằng cách tổng hợp các lực thành phần Fw,e, Fw,i và Ffr tính từ áp lực
bên ngoài và bên trong bằng cách sử dụng biểu thức (2.18), (2.19)
và các lực ma sát do ma sát của dòng gió thổi song song với các bề mặt bên
ngoài, được tính bằng cách sử dụng biểu thức (2.20)
- Lực bên ngoài:
Fw,e = CsCd * W
surfaces
e * Aref (2.18)

- Lực bên trong:


Fw,i = CsCd * W
surfaces
i * Aref (2.19)

- Lực ma sát:
Ffr = Cfr * qp(ze) * Afr (2.20)
Trong đó:
- CsCd: là hệ số phụ thuộc vào đặc điểm kết cấu, xem Mục 2.5
- We: là áp lực bên ngoài lên bề mặt kết cấu ở độ cao ze
36

- Wi: là áp lực bên trong lên bề mặt kết cấu ở độ cao ze
- Aref: là diện tích tham chiếu của kết cấu hoặc các bộ phận kết cấu
- Cfr: là hệ số ma sát, xem mục 2.6.2
- Afr: là diện tích bề mặt ngoài song song với hướng gió, xem Mục 2.6.2
(4) Các hiệu ứng của lực ma sát do gió lên bề mặt có thể không cần xét tới khi
tổng diện tích bề mặt của tất cả các mặt song song với hướng gió nhỏ hơn hoặc
bằng 1/4 lần tổng diện tích của tất cả các bề mặt bên ngoài vuông góc với hướng
gió (bền mặt chắn gió).
2.5. Các hệ số kết cấu: CsCd
2.5.1. Khái niệm chung [12]
Các hệ số kết cấu CsCd được đưa vào để tính toán tác động của tải trọng
gió có kể đến ảnh hưởng của thành phần động do sự chuyển động của kết cấu.
Lưu ý: Các yếu tố cấu trúc CsCd có thể tách thành một yếu tố kích thước Cs và
một yếu tố động năng Cd.
2.5.2. Một số trường hợp xác định nhanh CsCd [12]
a) Đối với các tòa nhà có chiều cao dưới 15 m giá trị của CsCd có thể được
lấy bằng 1.
b) Đối với kết cấu bao che và mái có tần số dao động riêng lớn hơn 5Hz,
giá trị CsCd có thể được lấy bằng 1.
c) Đối với các tòa nhà có cấu trúc dạng tường khung và chiều cao nhỏ hơn
100 m đồng thời có chiều cao nhỏ hơn 4 lần so với độ sâu đón gió (chiều dài
mặt bên), giá trị của CsCd có thể được lấy bằng 1.
d) Đối với các kết cấu trụ với mặt cắt tròn có chiều cao nhỏ hơn 60 m và
6.5 lần đường kính, giá trị CsCd có thể được lấy bằng 1.
e) Ngoài ra, đối với trường hợp a), b), c) và d) ở trên, giá trị CsCd cũng có
có thể được xác định theo Mục 2.5.3.
f) Đối với công trình xây dựng dân dụng (trừ kết cấu cầu), trụ tròn và các
tòa nhà ngoài những giới hạn được đưa ra trong c) và d) trên đây, CsCd nên được
xác định theo Mục 2.5.3 hoặc lấy từ các đồ thị sau:
37

Hình 2.5a: CsCd cho kết cấu nhà thép nhiều tầng có mặt bằng hình chữ
nhật với các bức tường thẳng đứng bao ngoài, độ cứng và khối lượng phân
bố đều, tần số xác định theo công thức (2.22) (Nguồn hình D.1[12])

Chú ý: Đối với giá trị vượt quá 1.1 trình tự và chi tiết được đưa ra trong 2.5.2. Giá trị
nhỏ nhất của CsCd được lấy bằng 0.85

Hình 2.5b: CsCd cho kết cấu nhà bê tông cốt thép nhiều tầng có mặt bằng hình
chữ nhật với các bức tường thẳng đứng bao ngoài, độ cứng và khối lượng phân
bố đều, tần số xác định theo công thức (2.22)
(Nguồn hình D.2[12])

Chú ý Đối với giá trị vượt quá 1.1 trình tự và chi tiết được đưa ra trong 2.5.2. Giá trị
nhỏ nhất của CsCd được lấy bằng 0.85
38

Hình 2.5c: CsCd cho kết cấu dạng trụ tròn bằng thép không có lớp đệm (tần
số dao động riêng xác định theo công thức (2.23)) với 1=1000 và Ws/Wt=1.0
(Nguồn hình D.3 – Phụ lục D[12])

Chú ý Đối với giá trị vượt quá 1.1 trình tự và chi tiết được đưa ra trong 2.5.2. Giá trị
nhỏ nhất của CsCd được lấy bằng 0.85

Hình 2.5d: CsCd cho kết cấu dạng trụ tròn bằng bê tông cốt thép không có
lớp đệm (tần số dao động riêng xác định theo công thức (2.23)) với 1=700
và Ws/Wt=1.0 (Nguồn hình D.4 – Phụ lục D[12])

Chú ý Đối với giá trị vượt quá 1.1 trình tự và chi tiết được đưa ra trong 2.5.2. Giá trị
nhỏ nhất của CsCd được lấy bằng 0.85
39

Hình 2.5e: CsCd cho kết cấu dạng trụ tròn bằng thép có lớp đệm (tần số dao động
riêng xác định theo công thức (2.23)) với 1=1000 và Ws/Wt=1.0
(Nguồn hình D.5 – Phụ lục D[12])

Chú ý Đối với giá trị vượt quá 1.1 trình tự và chi tiết được đưa ra trong 2.5.2. Giá trị
nhỏ nhất của CsCd được lấy bằng 0.85

Chú thích 1: tần số dao động riêng của các yếu tố mặt tiền và mái nhà có thể
được tính bằng cách sử dụng Phụ lục F (kính mở rộng nhỏ hơn hơn 3m thường
dẫn đến các tần số tự nhiên lớn hơn 5 Hz).
Chú thích 2: Các giá trị trong hình từ Hình 2.5a đến Hình 2.5e cho giá trị của
CsCd cho các loại hình kết cấu. Khi tính toán chi tiết các giá trị nên tính toán
tuân thủ theo Mục 2.5.3.
Tần số dao động riêng của công trình được xác định theo một số cách
thông thường sau:
(1) Đối với thanh công – xôn có khối lượng tập chung ở đầu, tần số dao động
riêng được xác định đơn giản theo công thức (2.21)
1 g
n1 = (2.21)
2 x1

Trong đó:
- g: là gia tốc trọng trường, g = 9.81m/s2
- x1: là chuyển vị lớn nhất do trọng lượng bản thân theo hướng dao
động, m
40

(2) Tần số dao động uốn cơ bản n1 của các tòa nhà nhiều tầng với chiều cao lớn
hơn 50m được tính theo công thức (2.22)
46
n1 = (2.22)
h

Trong đó:
- h: là chiều cao công trình, m
(3) Tần số dao động uốn cơ bản n1 của công trình dạng trụ tròn được tính theo
công thức (2.23)
1 * b Ws
n1 = 2
(2.23)
h
eff Wt

(Với heff = h1 + h2/3)


Trong đó:
- b: là đường kính trên đỉnh trụ
- heff: là chiều cao hiệu quả của trụ (xem Hình 2.6)
- Ws: là trọng lượng của cấu kiện tạo ra độ cứng của kết cấu
- Wt: là tổng trọng lượng của kết cấu
- 1: hệ số dao động, lấy giá trị 1000 với kết cấu bằng thép và 700 với
kết cấu bằng bê tông cốt thép
Hình 2.6: Các thông số hình học của kết cấu dạng trụ tròn
(Nguồn hình F.1 – Phụ lục F[12])
41

2.5.3. Trình tự tính toán [12]


(1) Trình tự chi tiết để tính toán các yếu tố cấu trúc CsCd được đưa ra trong biểu
thức (2.24). Công thức này có thể sử dụng nếu các điều kiện được đưa ra trong
(2) thỏa mãn.

1  2 * k p * I v ( ze ) * B 2  R 2
CsCd = (2.24)
1  7 * I v ( ze )

Trong đó:
- ze: là chiều cao tham chiếu, xem Hình 2.7. Với các dạng công trình
không có trong hình, giá trị có thể lấy bằng chiều cao của công trình
- kp: là hệ số đỉnh được định nghĩa là tỷ lệ lớn nhất của phần dao động
đáp ứng độ lệch chuẩn
- Iv: là giá trị độ bất ổn định, xem 2.3.5
- B2: là hệ số xét đến điều kiện địa hình
- R2: là hệ số xét đến yếu tố phản ứng động (yếu tố cộng hưởng)
Ghi chú 1: Yếu tố kích thước Cs được đưa vào để giảm tác động gió vào công
trình do sự xuất hiện không đồng thời của áp lực gió cao đỉnh điểm trên bề mặt
và có thể thu được từ biểu thức (2.25)
1  7 * I v ( ze ) * B 2
Cs = (2.25)
1  7 * I v ( ze )

Ghi chú 2: Yếu tố mạch động Cd được đưa vào để tăng tác động gió vào công
trình do tính tác động ngày càng tăng từ các rung động do sự ảnh hưởng rối
trong cộng hưởng với cấu trúc và có thể thu được từ biểu thức (2.26)
1  2 * k p * I v ( ze ) * B 2  R 2
Cd = (2.26)
1  7 * I v ( ze ) * B 2

Ghi chú 3: Trình tự để để xác định kp, B và R có thể được đưa ra trong Phụ lục
quốc gia. Trình tự tính toán thông thường được đưa ra Mục 2.5.4.
(2) Công thức (2.24) chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
- Kết cấu ứng với một trong các dạng liên kết thể hiện trong Hình 2.7
- Chỉ có các dao động cơ bản đầu tiên theo phương gió là quan trọng
Ghi chú: Sự đóng góp trong sự phản ứng từ các dạng dao động thứ hai
hoặc cao hơn theo hướng gió là không đáng kể
42

Hình 2.7: Các hình dạng cấu trúc thuộc phạm vi áp dụng công thức (2.24)
(Nguồn hình 6.1[12])

2.5.4. Hệ số B2, R2, kp [12]


* Hệ số địa hình B2
Hệ số địa hình B2 được xác định theo công thức (2.27)
1
B2 = 0.63
(2.27)
 bh 
1  0.9 *  
 L( z e ) 
Trong đó:
- b, h là chiều rộng và chiều cao của kết cấu
- L(ze) là tỷ lệ chiều dài độ rối ở độ cao tham chiếu ze, được xác định
theo biểu thức (2.28) và (2.29). Trong trường hợp tính thiên về an toàn
có thể lấy B2=1

z 
L(Ze) = Lt *  e  với ze  zmin (2.28)
 zt 

L(Ze) = L(Zmin) với ze < zmin (2.29)


Trong đó:
- Lt = 200m
- zt = 300m
- α = 0.67 + 0.05 ln(z0) (2.30)
43

* Hệ số phản ứng động R2


Hệ số phản ứng động R2 được sử dụng để kể đến sự bất ổn trong cộng
hưởng với sự xem xét các ảnh hưởng động, giá trị được xác định theo công thức
(2.31)
2
R2 = * SL(Ze, n1,x) * Rh(h) * Rb(b) (2.31)
2

Trong đó:
- SL: là hàm mật độ phổ được định nghĩa theo công thức (2.32a)
6.8 f L ( Z , n)
SL(Z, n) = (2.32a)
(1  10.2 f L ( Z , n)) 5 / 3

- : là hệ số giảm lôga của dao động, giá trị của  được xác định theo
công thức (2.32b)
 = s + a (2.32b)
Trong đó:
- s: Hệ số kết cấu (s lấy giá trị bằng 0.05 với kết cấu bằng thép,
lấy bằng 0.1 với kết cấu bê tông cốt thép, lấy bằng 0.08 với kết
cấu liên hợp bê tông cốt thép, lấy gái trị bằng 0.03 với kết cấu
tháp bê tông cốt thép và trụ tròn).
- a: Hệ số khí quyển được xác định theo công thức (2.32c)
C f *  * vm ( z e )
a = (2.32c)
2 * n1*  e

- Cf: Hệ số lực (xem Mục 2.6.4 và 2.6.5)


- ρ: là tỷ trọng khí quyển, ρ = 1.25 daN/m3
- vm(ze): Vận tốc gió ở độ cao tham chiếu ze
- µe: là khối lượng tương đương trên một đơn vị diện tích
- Rh, Rb là hàm khí động được xác định theo công thức (2.33) và (2.34):
1 1
Rh =  (1  e 2h ) ; Rh = 1.00 với trường hợp h = 0 (2.33)
h 2 2
h

1 1
Rb =  (1  e 2b ) ; Rb = 1.00 với trường hợp b = 0 (2.34)
b 2 2
b

Trong đó:
44

4 .6 h
- h = * fL(ze, n1,x) (2.35)
L( z e )

4.6b
- b = * fL(ze, n1,x) (2.36)
L( z e )

n1, x * L( z e )
- fL(ze, n1,x) = (2.37)
vm ( z e )

* Hệ số kp
Hệ số đỉnh kp được xác định theo công thức (2.38)
0.6
kp = 2 ln(600 )  và kp  3 (2.38)
2 ln(600 )

Trong đó:
- : hệ số kể đến việc vượt tần số được xác định theo công thức (2.39)

R2
 = n1,x * và   0.08Hz (2.39)
B2  R2

2.6. Áp lực và hệ số khí động


2.6.1. Lựa chọn các hệ số khí động học [12]
Hệ số áp lực bên ngoài cung cấp các ảnh hưởng của gió trên bề mặt bên
ngoài của tòa nhà; hệ số áp lực bên trong cung cấp cho các ảnh hưởng của gió
trên bề mặt bên trong của tòa nhà.
Các hệ số áp lực bên ngoài được chia thành các hệ số tổng thể và hệ số
cục bộ. Hệ số cục bộ cung cấp cho các hệ số áp lực cho bề mặt có diện tích 1m2.
Hệ số cục bộ có thể được sử dụng cho việc thiết kế các cấu kiện nhỏ và tổ hợp.
Hệ số tổng thể được sử dụng để tính toán cho các diện che chắn có diện tích bề
mặt là 10m2. Hệ số này cũng có thể được sử dụng cho các khu vực có diện tích
lớn hơn 10m2.
2.6.2. Hệ số khí động cho các công trình [12]
* Tổng quát:
Hệ số áp lực bên ngoài Cpe cho các tòa nhà và các bộ phận của các tòa nhà
phụ thuộc vào diện tích chịu áp lực, A, là phần diện tích được tính toán với tác
động của gió. Các hệ số áp lực bên ngoài được đưa ra cho diện chịu áp lực là
1m2 và 10m2 với các giá trị tương ứng là Cpe,1, đối với hệ số cục bộ, và Cpe,10,
với hệ số tổng thể.
45

Chú thích 1: giá trị Cpe,1 được sử dụng trong thiết kế các cấu kiện nhỏ với diện
tích mỗi cấu kiện là 1m2 hoặc nhỏ hơn như là cấu kiện mái. Giá trị Cpe,10 được
sử dụng trong việc thiết kế các kết cấu chịu tải tổng thể của các tòa nhà.
Chú thích 2: với các diện tích che chắn lớn hơn 1m2 và nhỏ hơn 10m2 giá trị Cpe
được tính toán nội suy thông qua các giá trị Cpe,1 và Cpe,10.
Hình 2.8: Đồ thị xác định giá trị áp lực gió ngoài, Cpe, cho công trình với diện
tích chịu tải nằm trong khoảng từ 1m2 đến 10m2
(Nguồn hình 7.2[12])

Khi 1m2 < A < 10m2, giá trị Cpe được xác định theo công thức (2.40)

Cpe = Cpe,1 – (Cpe,1 – Cpe,10)lgA (2.40)


* Công trình hình hộp chữ nhật
Chiều cao tham chiếu, ze, cho bức tường chắn gió của các tòa nhà hình
chữ nhật (khu vực D, xem Hình 2.10) phụ thuộc vào tỉ lệ h/b và luôn là phần
trên cao của các bộ phận khác nhau của các bức tường. Vị trí được đưa ra trong
Hình 2.9 theo ba trường hợp sau đây:
- Công trình có chiều cao h nhỏ hơn b nên được coi chung là một phần
- Công trình có chiều cao h lớn hơn b, nhưng nhỏ hơn 2b, có thể được
coi là hai phần bao gồm: một phần dưới mở rộng lên từ mặt đất bởi
một chiều cao tương đương với b và một phần trên bao gồm phần còn
lại
- Công trình có chiều cao h lớn hơn 2b có thể được coi là gồm nhiều
phần bao gồm: một phần dưới mở rộng lên từ mặt đất bởi một chiều
cao tương đương với b; một phần trên mở rộng từ trên xuống dưới bởi
46

một chiều cao tương đương với b và một khu vực giữa, khu vực giữa
có thể được chia thành các dải nằm ngang với chiều cao hstrip như
trong Hình 2.9
Hình 2.9: Chiều cao tham chiếu theo h , b và đường profile của áp lực gió
(Nguồn hình 7.4[12])

Hệ số áp lực bên ngoài Cpe,1 và Cpe,10 cho các khu vực A, B, C, D và E
được lấy theo Bảng 2.7
Bảng 2.7: Hệ số áp lực ngoài dọc các bức tường công trình hình chữ nhật
(Nguồn bảng 7.1[12])

Vùng A B C D E
h/d cpe,10 cpe,1 cpe,10 cpe,1 cpe,10 cpe,1 cpe,10 cpe,1 cpe,10 cpe,1
5 -1.2 -1.4 -0.8 -1.1 -0.5 +0.8 +1.0 -0.7
1 -1.2 -1.4 -0.8 -1.1 -0.5 +0.8 +1.0 -0.5
0.25 -1.2 -1.4 -0.8 -1.1 -0.5 +0.7 +1.0 -0.3
47

Ghi chú: Đối với các tòa nhà có h/d>5, tổng tải trọng gió được xác định dựa vào
các quy định được đưa ra trong Mục 2.6.4, mục 2.6.5. Với các giá trị trung gian
có thể xác định Cpe bằng cách nội suy tuyến tính. Các giá trị trong bảng sử dụng
được trong các bức tường của tòa nhà có mái nghiêng.
Hình 2.10: Sơ đồ Phân khu cho nhà hình chữ nhật
(Nguồn hình 7.5[12])

* Hệ số khí động cho mái phẳng


(1) mái phẳng được xác định là có độ dốc (α) -50 <α <50
(2) mái nhà phải được chia thành các khu như trong Hình 2.11.
48

(3) Chiều cao tham chiếu cho mái bằng và mái nhà với mái hiên vo tròn góc
được lấy bằng chiều cao h. Chiều cao tham chiếu cho các mái bằng có lan can
được lấy bằng h + hp, xem Hình 2.11.
(4) hệ số áp lực cho từng khu vực được quy định trong Bảng 2.8.
(5) Hệ số áp lực trên lan can nên được xác định như với các bức tường đứng độc
lập.
Hình 2.11: Sơ đồ Phân khu cho mái phẳng
(Nguồn hình 7.6[12])
49

Hệ số áp lực bên ngoài Cpe,1 và Cpe,10 cho các khu vực F, G, H và I được
lấy theo Bảng 2.8
Bảng 2.8: Hệ số áp lực bên ngoài cho mái phẳng
(Nguồn bảng 7.2[12])

* Hệ số khí động cho mái dốc một chiều


(1) mái nhà phải được chia thành các khu như trong Hình 2.12.
(2) Chiều cao tham chiếu được lấy bằng chiều cao h.
(3) hệ số áp lực cho từng khu vực được quy định trong Bảng 2.9.
50

Hình 2.12: Sơ đồ Phân khu cho mái dốc một chiều
(Nguồn hình 7.7[12])

Hệ số áp lực bên ngoài Cpe,1 và Cpe,10 cho các khu vực F, G, H được lấy
theo Bảng 2.9
51

Bảng 2.9: Hệ số áp lực bên ngoài cho mái dốc một chiều
(Nguồn bảng 7.3[12])

* Hệ số khí động cho mái dốc hai phía


(1) Mái nhà phải được chia thành các khu như trong Hình 2.13.
(2) Chiều cao tham chiếu được lấy bằng chiều cao h.
(3) Hệ số áp lực cho từng khu vực được quy định trong Bảng 2.10.
52

Hình 2.13: Sơ đồ Phân khu cho mái dốc 2 phía


(Nguồn hình 7.8[12])
53

Bảng 2.10: Hệ số áp lực bên ngoài cho mái dốc 2 phía


(Nguồn bảng 7.4[12])

* Hệ số khí động cho mái dốc bốn phía


(1) Mái nhà phải được chia thành các khu như trong Hình 2.14.
(2) Chiều cao tham chiếu được lấy bằng chiều cao h.
54

(3) Hệ số áp lực cho từng khu vực được quy định trong Bảng 2.11.
Hình 2.14: Sơ đồ Phân khu cho mái dốc 4 phía
(Nguồn hình 7.9[12])

Bảng 2.11: Hệ số áp lực bên ngoài cho mái dốc nhiều phía
(Nguồn bảng 7.5[12])
55

* Hệ số khí động cho mái vòm và chỏm cầu


Hệ số áp lực ngoài cho từng khu vực được quy định trong Hình 2.15 và
Hình 2.16, chiều cao tham chiếu được lấy là ze=h+f. Trong trường hợp tỷ số f/d
thỏa mãn 0.2  f/d  0.3 và h/d  0.5, hệ số khí động được xác định như với
trường hợp mái phẳng.
Hình 2.15: Hệ số áp lực bên ngoài cho mái vòm với mặt bằng hình chữ nhật
(Nguồn hình 7.11[12])
56

Hình 2.16: Hệ số áp lực bên ngoài cho chỏm cầu với mặt bằng hình tròn
(Nguồn hình 7.12[12])

2.6.3. Lực ma sát [12]


(1) Lực ma sát do gió nên được xem xét cho các trường hợp quy định tại Mục
2.4.2(3).
(2) Các hệ số ma sát Cfr, cho bề mặt tường và mái nhà được đưa ra trong Bảng
2.12.
(3) Diện tích tham chiếu Afr được đưa ra trong Hình 2.17. Lực ma sát nên được
tính toán trên một phần của bề mặt bên ngoài song song với gió, với chiều dài
lấy bằng giá trị nhỏ nhất của 2b hoặc 4h.
(4) Chiều cao tham chiếu ze lấy bằng chiều cao kết cấu bên trên mặt đất, xem
Hình 2.17.
Bảng 2.12: Hệ số ma sát cho các loại cấu kiện
(Nguồn bảng 7.10[12])

Bề mặt Hệ số ma sát Cfr


Mịn (thép, bê tông mịn) 0.01
Thô (bê tông thô) 0.02
Rất thô (gợn, gân, gấp nếp) 0.04
57

Hình 2.17: Diện tích tham chiếu chịu ma sát do gió


(Nguồn hình 7.22[12])

2.6.4. Tính toán các bộ phận kết cấu hình chữ nhật [12]
(1) Hệ số lực của các bộ phận kết cấu có tiết diện là hình chữ nhất được xác định
theo công thức (2.41)
Cf = Cf,0 * r * λ (2.41)
Trong đó:
- Cf,0: là hệ số lực với tiết diện hình chữ nhật sắc cạnh, giá trị cho trong
Hình 2.18
- r: hệ số kể đến sự giảm lực tác dụng do góc được bo tròn, phụ thuộc
vào hệ số Reynolds (xem Ghi chú 1)
- λ : hệ số được xác định theo Mục 2.6.7
58

Hình 2.18: Hệ số lực, Cf,0, với các cấu kiện mặt cắt hình chữ nhất sắc nét
(Nguồn hình 7.23[12])

Ghi chú 1: r có thể được đưa ra trong phụ lục Quốc gia, trong trường hợp khác
có thể tính gần đúng theo cách tra đồ thị Hình 2.19.
Ghi chú 2: Đồ thị Hình 2.19 được sử dụng trong trường hợp h/d>5.0
Hình 2.19: Hệ số r cho mặt cắt hình vuông có vo tròn góc
(Nguồn hình 7.24[12])

(2) Chiều cao tham chiếu ze được lấy là chiều cao lớn nhất của công trình tính từ
mặt đất.
(3) Với các kết cấu mỏng (dạng tấm), hệ số Cf nên tăng lên thêm 25%
59

2.6.5. Tính toán các bộ phận kết cấu hình lăng trụ [12]
(1) Hệ số lực của các bộ phận kết cấu có mặt cắt là hình đa giác được xác định
theo công thức (2.42)
Cf = Cf,0 * λ (2.42)
Trong đó:
- λ : hệ số được xác định theo Mục 2.6.7
- Cf,0: là hệ số lực, giá trị cho trong Bảng 2.13
Bảng 2.13: Hệ số lực cho các loại lăng trụ
(Nguồn bảng 7.11[12])

(Hệ số Reynolds được xác định với v = vm)


Hình 2.20: Mặt cắt tiết diện đa giác
(Nguồn hình 7.26[12])
60

(2) Diện tích hiệu dụng Aref được xác định theo công thức (2.43)
Aref = l * b (2.43)
Trong đó:
- l: chiều cao của cấu kiện đang được xét
(3) Chiều cao tham chiếu ze được lấy là chiều cao lớn nhất của công trình tính
từ mặt đất.
2.6.6. Tính toán các bộ phận kết cấu hình trụ [12]
* Hệ số áp lực ngoài

(1) Hệ số áp lực bên ngoài của các bộ phận kết cấu hình trụ được xác định thông
qua hệ số Reynolds được định nghĩa theo công thức (2.44)
b * v( z e )
Re = (2.44)

Trong đó:
- b: đường kính thân trụ
- : là hệ số nhớt động học của không khí ( = 15*10-6m2/s)
- v(ze): vận tốc gió tại độ cao ze
(2) Hệ số áp lực ngoài Cpe của cấu trúc hình trụ được tính theo công thức (2.45):
Cpe = Cp,0 * λα (2.45)
Trong đó:
- Cp,0 : hệ số áp lực bên ngoài với dòng gió tự do
- λα: hệ số điều chỉnh
(3) Hệ số áp lực bên ngoài Cp,o được xác định theo đồ thị Hình 2.21 theo các giá
trị Re và góc α.
(4) Hệ số điều chỉnh λα được xác định theo công thức (2.46)
λα = 1 với 0o  α  αmin
     min 
λα = λ + (1-λ)cos    
 với αmin α  αA (2.46)
 2   A   min 

λα = λ với αA α 180o


61

Trong đó:
- αA: góc chia, xem Hình 2.21
- λ : hệ số được xác định theo Mục 2.6.7
Hình 2.21: Biểu đồ phân phối áp lực trên các vị trí trụ tròn
(Nguồn hình 7.27[12])

Chú thích 1: Giá trị trung gian có thể được xác định bằng cách nội suy tuyến
tính.
Chú thích 2: Hình trên là dựa trên một kết cấu có tỷ số độ nhám trên đường
kính (k/b) nhỏ hơn 5*10-4. Giá trị độ nhám k được đưa ra trong Bảng 2.14
Bảng 2.14: Hệ số độ nhám tương ứng với các bề mặt
(Nguồn bảng 7.13[12])

(5) Diện tích hiệu dụng Aref được xác định theo công thức (2.47)
62

Aref = l * b (2.47)
Trong đó:
- l: chiều cao của cấu kiện đang được xét
(6) Chiều cao tham chiếu ze được lấy là chiều cao lớn nhất của công trình tính
từ mặt đất.
* Hệ số lực

(1) Hệ số lực cho kết cấu dạng trụ tròn được xác định theo công thức (2.48)
Cf = Cf,0 * λ (2.48)
Trong đó:
- λ : hệ số được xác định theo Mục 2.6.7
- Cf,0: là hệ số lực, giá trị cho trong Hình 2.22
Chú thích 1: Hình 2.22 chỉ sử dụng với kết cấu có h/d>5
Chú thích 2: Hình 2.22 được xây dựng theo hệ số Reynolds với giá trị vận tốc
2q p
xác định theo công thức v=

Hình 2.22: Biểu đồ hệ số lực cho kết cấu dạng trụ


(Nguồn hình 7.28[12])

(2) Giá trị độ nhám bề mặt k được xác định theo Bảng 2.14.
63

(3) Diện tích hiệu dụng Aref được xác định theo công thức (2.49)
Aref = l * b (2.49)
Trong đó:
- l: chiều cao của cấu kiện đang được xét
(4) Chiều cao tham chiếu ze được lấy là chiều cao lớn nhất của công trình tính từ
mặt đất.
2.6.7. Xác định giá trị λ [12]
(1) Giá trị hệ số điều chỉnh λ được xác định thông qua giá trị độ mảnh λ.
(2) Các giá trị độ mảnh được xác định theo kích thước và cấu trúc và vị trí của
công trình. Giá trị độ mảnh của công trình được cho trong Bảng 2.15.
Bảng 2.15: Giá trị độ mảnh với các công trình có mặt bằng hình trụ, đa
giác, hình tròn, cấu trúc mạng tinh thể
(Nguồn bảng 7.16[12])
64

Hệ số điều chỉnh λ được tra từ đồ thị Hình 2.23
Hình 2.23: Biểu đồ nội suy giá trị λ
(Nguồn hình 7.36[12])

(3) Hệ số độ kín bề mặt  được xác định theo công thức (2.50), xem hình minh
họa (Hình 2.24).
 = A/Ac (2.50)
Trong đó:
- A: tổng diện tích chắn của các cấu kiện
- Ac: diện tích bao ngoài
Hình 2.24: Mô tả định nghĩa hệ số độ kín bề mặt
(Nguồn hình 7.37[12])
65

Quy trình tính toán tải trọng do gió tác dụng vào công trình được thể hiện
trong sơ đồ khối Hình 2.25
Hình 2.25: Sơ đồ khối quy trình tính toán tải trọng gió lên công trình
66

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG DO GIÓ THEO TIÊU


CHUẨN EUROCODE VÀ THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu công trình tính toán
Để minh họa trình tự tính toán tải trọng gió vào công trình và có kết quả để
so sánh với việc tính toán tải trọng gió vào công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam
hiện hành, thực hiện chỉ dẫn tính toán chi tiết cho một công trình theo cả tiêu
chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn EUROCODE. Công trình được lựa chọn để tính
toán là: Tòa nhà hỗn 25 tầng thuộc dự án: Khu nhà ở hỗn hợp và một phần làm
nhà ở để bán cho cán bộ chiến sỹ thuộc Cục cảnh sát điều tra về tội phạm tham
nhũng (C37 – Bộ Công an) với các thông tin như sau:
a) Vị trí xây dựng công trình: Đường Lê Văn Lương kéo dài thuộc địa phận
xã Trung Văn – huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội.
b) Quy mô công trình: gồm 02 tầng hầm và 27 tầng thân.
c) Hình dạng công trình: hình chữ nhật
d) Diện tích mặt bằng các tầng: điển hình rộng 25.1m; dài 72.5m.
e) Giải pháp kết cấu phần móng:
Thiết kế lựa chọn giải pháp móng đài cọc bê tông cốt thép. Cọc sử dụng là
cọc khoan nhồi có hai loại đường kính là D1200mm (sử dụng cho 02 khối cao
tầng) và cọc D800mm sử dụng cho khối thấp tầng. Cọc được thiết kế hạ vào lớp
đất số 6 (lớp cuội sỏi), chiều dài cọc dự kiến 44.5m. Sức chịu tải của cọc
D1200mm dự kiến là 800 tấn / cọc; sức chịu tải của cọc D800mm dự kiến là 370
tấn / cọc. Thí nghiệm nén tĩnh 03 cọc D1200mm, tải trọng thí nghiệm
1600tấn/cọc.
Đài móng sử dụng gồm hai loại chiều cao là 2800mm (cho các đài móng
khối cao tầng) và 2200mm cho các đài móng khối thấp tầng.
Các đài móng được thiết kế kết nối với nhau bởi hệ thống giằng móng và
sàn tầng hầm. Giằng móng sử dụng có 3 loại tiết diện là: 800x1500mm,
800x2000mm và 1500x2000mm. Sàn tầng hầm 2, vách ngoài dày 400mm.
f) Giải pháp kết cấu phần thân:
Giải pháp kết cấu lựa chọn sử dụng cho phần thân là hệ kết cấu khung
vách bê tông cốt thép (cột, vách, dầm, sàn) đổ toàn khối.
Tiết diện cột sử dụng tại tầng hầm là 700x1600mm, tại các tầng 1 đến 3 là
700x1500, từ tầng 4 đến kỹ thuật là: 700x1400, tầng 6 đến 9 là 600x1400, từ
67

tầng 10 đến 15 là 600x1300, từ tầng 16 đến 20 là 600x1200mm, từ tầng 21 đến
mái là 600x1000mm.
Vách thang máy sử dụng có chiều dày 350mm, vách thang bộ có chiều
dày 300mm.
Dầm sử dụng tại tầng hầm có các tiết diện 1000x500mm, 600x500mm,
250x500mm và 220x500mm.
Dầm sử dụng tại các tầng còn lại có các tiết diện chính: 1000x500mm,
600x600mm, 350x700mm, 300x950mm, 220x500mm, 220x400mm…
Sàn tầng hầm 1 và tầng 1 có chiều dày 200mm, sàn các tầng từ tầng 1 đến
tầng mái có chiều dày 120mm.
g) Vật liệu sử dụng:
* Bê tông:
- Bê tông cọc, đài, giằng móng, sàn tầng hầm 2, giằng tường, lanh tô và
thang bộ sử dụng bê tông cấp độ bền B22.5 (tương đương mác 300) có
cường độ tính toán về nén, Rn = 130 (daN/cm2); cường độ tính toán về
kéo, Rk = 10 (daN/cm2)
- Bê tông cột, vách, dầm sàn sử dụng bê tông cấp độ bền 30 (tương đương
mác 400) có cường độ tính toán về nén, Rn = 170 (daN/cm2); cường độ
tính toán về kéo, Rk = 12 (daN/cm2)
- Bê tông lót sử dụng có cấp độ bền B15 (mác 200)
* Cốt thép:
- Với cốt thép <10 dùng loại AI có cường độ tính toán Ra = 2300
(daN/cm2)
- Với cốt thép 1016 dùng loại AII có cường độ tính toán Ra = 2800
(daN/cm2)
- Với cốt thép 18 dùng loại AIII có cường độ tính toán Ra = 3650
(daN/cm2)
- Cốt thép hình sử dụng thép CT3
* Tường xây:
- Sử dụng tường xây gạch, vữa ximăng mác 75.
- Gạch xây sử dụng loại gạch chỉ và gạch lỗ. Khối xây 110 sử dụng gạch
68

chỉ; khối xây 220 sử dụng gạch lỗ, hàng quay ngang sử dụng gạch chỉ.
3.2. Tính toán tải trọng gió tác dụng vào công trình theo tiêu chuẩn
EUROCODE
* Xác định vận tốc gió cơ bản
Công trình lấy làm ví dụ được xây dựng tại Hà Nội thuộc vùng áp lực gió
IIB có vận tốc gió cơ bản được xác định theo Bảng 2.2, vb = 30.1m/s.
* Xác định hệ số vận tốc gió theo độ cao
Vị trí xây dựng công trình trên đường Lê Văn Lương kéo dài thuộc dạng
địa hình II, là khu vực có chiều dài nhám z0 = 0.05m, zmin = 2.00m.
0.07

kr = 0.19 * 
0.05 
 = 0.19
 0.05 

Hệ số vận tốc gió theo độ cao được xác định theo công thức:

Cr(z) = 0.19 * ln 
z 
 với z > 2.00m
 0.05 

Cr(z) = 0.19 * ln 
2 
 với z ≤ 2.00m
 0.05 

* Xác định áp lực gió theo độ cao


Áp lực gió tiêu chuẩn ứng với khu vực IIB (theo phân vùng Việt Nam)
được xác định theo Bảng 2.6:
qp = 56.63 daN/m2
Hệ số áp lực gió theo chiều cao:
1
Ce(z) = Cr2(z) * [( 1 + 7* ] với z > 2.00m
ln( z / 0.05)
1
Ce(z) = Cr2(2) * [( 1 + 7* ] với z ≤ 2.00m
ln( 2 / 0.05)
Công trình có dạng hình trụ, mặt bằng hình chữ nhật nên hệ số áp lực gió
theo chiều cao sẽ được điều chỉnh lại theo Hình 2.9. Cụ thể như sau:
- Theo phương dọc (phương x): b = 25.1m, h = 97.25m (h > 2b) nên hệ số áp lực
gió theo chiều cao sẽ được xác định như sau:
1
+ Với z ≤ 25.1m, Ce(z) = Ce(25.1) = Cr2(25.1) * [( 1 + 7* ]
ln( 25.1 / 0.05)
1
+ Với z > 50.2m, Ce(z) = Ce(97.25) = Cr2(97.25)*[( 1 + 7* ]
ln(97.25 / 0.05)
69

+ Với 25.1< z ≤ 97.25m, Ce(z) được xác định bằng cách nội suy.
- Theo phương ngang (phương y): b = 71.6m, h = 97.25m (h > b) nên hệ số áp
lực gió theo chiều cao sẽ được xác định như sau:
1
+ Với z ≤ 71.6m, Ce(z) = Ce(71.6) = Cr2(71.6) * [( 1 + 7* ]
ln(71.6 / 0.05)
1
+ Với z > 71.6m, Ce(z) = Ce(97.25) = Cr2(97.25)*[( 1 + 7* ]
ln(97.25 / 0.05)

Áp lực gió theo độ cao được xác định theo công thức:
qp(z) = 56.63 * Ce(z)
* Xác định hệ số lực Cf:
+ Hệ số Cf,0: Hệ số lực Cf,0 được xác định theo Hình 2.18, cụ thể như sau:
- Theo phương dọc (phương x): d = 71.6m, b = 25.1m
d/b = 2.852 => Cf,0 = 1.465
- Theo phương ngang (phương y): d =25.1m, b = 71.6m
d/b = 0.350 => Cf,0 = 2.120
+ Hệ số r:
Hệ số r được xác định bằng cách tra đồ thị Hình 2.19, công trình có mặt
bằng hình chữ nhất sắc cạnh => r =1.0
+ Hệ số λ:
- Độ mảnh theo phương dọc nhà: λ = MIN(0.7*97.25/25.1 và 70) = 2.6491, tra
đồ thị Hình 2.23 với  = 1 => λ = 0.64
- Độ mảnh theo phương ngang nhà: λ = MIN(0.7*97.25/71.6 và 70) = 0.9506,
tra đồ thị Hình 2.23 với  = 1 => λ = 0.62
+ Hệ số Cf:
- Theo phương dọc (phương x):
Cf = 1.456 * 1.0 * 0.64 = 0.932
- Theo phương ngang (phương y):
Cf = 2.120 * 1.0 * 0.60 = 1.272
* Xác định chiều cao tham chiếu ze, L(ze), Iv(ze):
Công trình có mặt bằng hình chữ nhật tương ứng với hình đầu tiên trong
70

Hình 2.7, Chiều cao tham chiếu ze được xác định theo công thức:
ze = 0.6 * h = 0.6 * 97.25 = 58.35m
 
z   58.35 
L(Ze) = Lt *  e  = 200*  
 zt   300 

với α = 0.67 + 0.05 ln(z0) =0.67 + 0.05 ln(0.05) = 0.5202


0.5202
 58.35 
=> L(Ze) = 200*   = 85.333m
 300 
1
Iv(ze) = = 0.142
ln(58.35 / 0.05)

* Xác định hệ số địa hình (B2)


- Theo phương x (phương dọc nhà): b = 25.1m, h = 97.25m
1
B2 (x) = = 0.4696
 25.1  97.25 
0.63

1  0.9 *  
 85.333 
- Theo phương y (phương ngang nhà): b = 71.6m, h = 97.25m
1
B2 (y) = = 0.4196
 71.6  97.25 
0.63

1  0.9 *  
 85.333 
* Xác định hệ số phản ứng động (R2)
+ Vận tốc gió tại độ cao ze, vm(ze):

vm(ze) = 0.19 * ln  58.35  * 30.1 = 40.39 (m/s)


 0.05 

+ fL(Ze,n1x):
- Theo phương dọc (phương x), tần số dao động thu được từ kết quả tính toán
dao động bằng phần mềm n1x = 0.2974(Hz):
fL(ze,n1x) = 0.2974*85.333/40.39 = 0.628
- Theo phương ngang nhà (phương y), tần số dao động thu được từ kết quả tính
toán dao động bằng phần mềm n1x = 0.3057(Hz):
fL(ze,n1y) = 0.3057*85.333/40.39 = 0.646
+ Hàm mật độ phổ, SL:
71

- Theo phương dọc (phương x):


SL(z,n) = 6.8*0.628/(1+10.2*0.628)5/3 = 0.152
- Theo phương ngang (phương y):
SL(z,n) = 6.8*0.646/(1+10.2*0.646)5/3 = 0.150
+ Hệ số h, b:
- Theo phương dọc (phương x):
h = 4.6*97.25*0.628/85.333 = 3.294
b = 4.6*25.1*0.628/85.333 = 0.850
- Theo phương ngang (phương y):
h = 4.6*97.25*0.646/85.333 = 3.386
b = 4.6*71.6*0.646/85.333 = 2.493
+ Hàm khí động Rh, Rb:
- Theo phương dọc (phương x):
1 1
Rh =  2
(1  e 2*3.294 ) = 0.252
3.294 2 * 3.294

1 1
Rb =  2
(1  e 2*0.850 ) = 0.611
0.850 2 * 0.850
- Theo phương ngang (phương y):
1 1
Rh =  2
(1  e 2*3.387) = 0.252
3.387 2 * 3.387

1 1  2*2.490
Rb =  (1  e ) = 0.321
2.490 2 * 2.490 2
+ Hệ số giảm lôga dao động δ:
Công trình thuộc dạng kết cấu nhà bê tông cốt thép => δs = 0.10. Khối
lượng cho một đơn vị diện tích, µe = 1000 (daN/m2)
- Theo phương dọc (phương x):
0.932 *1.25 * 40.39
δ (x) = 0.10 + = 0.179
2 * 0.297*1000

- Theo phương ngang (phương y):


72

1.272 *1.25 * 40.39


δ (y) = 0.10 + = 0.205
2 * 0.306*1000

+ Hệ số phản ứng động R2:


- Theo phương dọc (phương x):

2
2
R = * 0.152 * 0.258 * 0.611 = 0.685
2 * 0.179
- Theo phương ngang (phương y):

2
R2 = * 0.150 * 0.252 * 0.321 = 0.282
2 * 0.205
* Xác định hệ số kp:
+ Hệ số vượt tần số :
- Theo phương dọc (phương x):

0.685
 = 0.297 * = 0.227
0.4696  0.685
- Theo phương ngang (phương y):

0.282
 = 0.3057 * = 0.196
0.4196  0.282
+ Hệ số kp:
- Theo phương dọc (phương x):
0.6
kp = 2 ln(600 * 0.227 )  = 3.327
2 ln(600 * 0.227 )

- Theo phương ngang (phương y):


0.6
kp = 2 ln(600 * 0.196 )  = 3.282
2 ln(600 * 0.196 )

* Xác định hệ số CsCd:


- Theo phương dọc (phương x):

1  7 * 0.142 * 0.4696
Cs = = 0.843
1  7 * 0.142
73

1  2 * 3.327 * 0.142 * 0.4696  0.685


Cd = = 1.365
1  7 * 0.142 * 0.4696
- Theo phương ngang (phương y):

1  7 * 0.142 * 0.4196
Cs = = 0.825
1  7 * 0.142

1  2 * 3.282 * 0.142 * 0.4196  0.598


Cd = = 1.260
1  7 * 0.142 * 0.4196
* Xác định lực gió tác động vào mặt ngoài công trình
Lực gió tác dụng vào mặt ngoài công trình được xác định theo công thức:
Fw,e = CsCd * C
element
f * qp(ze) * Aref

Lưu ý: Trong ví dụ này tải trọng do gió được tính thông qua hệ số lực nên
không phải tính lực do ma sát của gió và bề mặt hông của công trình. Trong
trường hợp xác định theo hệ số áp lực bề mặt thì cần tính thêm lực ma sát này.
Kết quả tính toán chi tiết tải trọng gió tác dụng lên công trình theo tiêu
chuẩn EUROCODE được thể hiện trong phụ lục tính toán dưới đây:
74
75
76
77

3.3. Tính toán tải trọng do gió tác dụng vào công trình theo tiêu chuẩn Việt
Nam
Trình tự và kết quả tính toán chi tiết tải trọng gió tác dụng lên công trình
theo tiêu chuẩn Việt Nam được thể hiện trong phụ lục tính toán dưới đây:
78
79
80
81
82

3.4. So sánh kết quả tính toán


3.4.1. So sánh tải trọng gió tác dụng vào công trình
Kết quả tính toán và so sánh tải trọng do gió tác động vào công trình theo
tiêu chuẩn EUROCODE và tiêu chuẩn Việt Nam được thể hiện trong bảng sau:
Tải gió theo EUROCODE Tải gió theo
Tỷ số EURO/VN
STT Tầng Cao độ (daN) VIỆT NAM (daN)
PhươngX PhươngY PhươngX PhươngY PhươngX PhươngY
1 Ham 1 -3.00 0 0 0 0 0.00 0.00
2 Tang 1 0.75 3454 15112 2481 8150 1.392 1.854
3 Tang 2 5.25 20727 90670 16616 47887 1.247 1.893
4 Tang 3 9.15 17963 78580 16547 47348 1.086 1.660
5 Tang 4 13.05 17963 78580 18370 51863 0.978 1.515
6 Tang 5 16.95 17963 78580 19781 55950 0.908 1.404
7 Tang KT 20.85 17963 78580 20966 58763 0.857 1.337
8 Tang 6 23.65 12897 56417 16843 46949 0.766 1.202
9 Tang 7 26.95 15187 66491 20224 56098 0.751 1.185
10 Tang 8 30.25 15601 66491 21241 58340 0.734 1.140
11 Tang 9 33.55 15975 66491 21989 60738 0.727 1.095
12 Tang 10 36.85 16318 66491 22836 62472 0.715 1.064
13 Tang 11 40.15 16634 66491 23508 64544 0.708 1.030
14 Tang 12 43.45 16928 66491 24345 66500 0.695 1.000
15 Tang 13 46.75 17202 66491 24954 67808 0.689 0.981
16 Tang 14 50.05 17459 66491 25547 69492 0.683 0.957
17 Tang 15 53.35 17702 66491 26337 71231 0.672 0.933
18 Tang 16 56.65 17931 66491 26852 72146 0.668 0.922
19 Tang 17 59.95 18148 66491 27423 73796 0.662 0.901
20 Tang 18 63.25 18355 66491 28005 75493 0.655 0.881
21 Tang 19 66.55 18552 66491 28597 77260 0.649 0.861
22 Tang 20 69.85 18740 66491 29042 78214 0.645 0.850
23 Tang 21 73.15 20032 66491 29647 80164 0.676 0.829
24 Tang 22 76.45 20032 70382 30042 81697 0.667 0.861
25 Tang 23 79.75 20032 70382 30665 83857 0.653 0.839
26 Tang 24 83.05 20032 70382 31070 85583 0.645 0.822
27 Tang 25 86.35 20032 70382 31696 87942 0.632 0.800
28 Tang 26 89.65 20032 70382 31912 89302 0.628 0.788
29 Tang 27 92.65 18210 63983 31545 88870 0.577 0.720
30 Tang 28 97.25 27951 98208 38913 111290 0.718 0.882
Lực cắt đáy
516015 1987984 717994 1979746 0.719 1.004
(daN)
Mômen tại sàn T1
27148661 99668253 40395539 111164668 0.672 0.897
(daN.m)
83

3.4.2. So sánh chuyển vị ngang của công trình do tác động của gió
Kết quả tính toán và so sánh chuyển vị ngang của công trình do tác động
của tải trọng gió tại cốt cao độ các tầng được thể hiện trong bảng sau:

Chuyển vị ngang theo Chuyển vị ngang theo


Tỷ số EURO/VN
STT Tầng Cao độ EUROCODE (m) VIỆT NAM (m)

PhươngX PhươngY PhươngX PhươngY PhươngX PhươngY


1 Ham 1 -3.00
2 Tang 1 0.75 0.000 0.001 0.001 0.002 0.600 0.893
3 Tang 2 5.25 0.001 0.004 0.002 0.004 0.700 0.949
4 Tang 3 9.15 0.003 0.006 0.004 0.007 0.703 0.913
5 Tang 4 13.05 0.004 0.009 0.006 0.010 0.672 0.913
6 Tang 5 16.95 0.005 0.013 0.008 0.014 0.675 0.904
7 Tang KT 20.85 0.007 0.017 0.010 0.019 0.680 0.897
8 Tang 6 23.65 0.008 0.020 0.012 0.022 0.669 0.891
9 Tang 7 26.95 0.009 0.023 0.014 0.026 0.662 0.889
10 Tang 8 30.25 0.011 0.027 0.016 0.031 0.656 0.880
11 Tang 9 33.55 0.012 0.031 0.019 0.036 0.649 0.874
12 Tang 10 36.85 0.013 0.035 0.021 0.040 0.646 0.872
13 Tang 11 40.15 0.015 0.039 0.023 0.045 0.639 0.865
14 Tang 12 43.45 0.016 0.044 0.025 0.051 0.636 0.862
15 Tang 13 46.75 0.017 0.048 0.027 0.056 0.633 0.858
16 Tang 14 50.05 0.018 0.052 0.029 0.051 0.631 1.027
17 Tang 15 53.35 0.019 0.056 0.031 0.066 0.630 0.853
18 Tang 16 56.65 0.020 0.060 0.032 0.071 0.628 0.849
19 Tang 17 59.95 0.021 0.065 0.034 0.076 0.625 0.845
20 Tang 18 63.25 0.022 0.069 0.036 0.081 0.625 0.843
21 Tang 19 66.55 0.023 0.073 0.037 0.086 0.622 0.842
22 Tang 20 69.85 0.024 0.077 0.039 0.091 0.623 0.839
23 Tang 21 73.15 0.025 0.081 0.040 0.096 0.623 0.837
24 Tang 22 76.45 0.026 0.084 0.041 0.101 0.623 0.835
25 Tang 23 79.75 0.027 0.088 0.043 0.106 0.621 0.834
26 Tang 24 83.05 0.027 0.092 0.044 0.110 0.621 0.832
27 Tang 25 86.35 0.028 0.095 0.045 0.115 0.621 0.831
28 Tang 26 89.65 0.029 0.099 0.046 0.119 0.621 0.830
29 Tang 27 92.65 0.029 0.102 0.047 0.123 0.621 0.828
30 Tang 28 97.25 0.030 0.107 0.048 0.129 0.623 0.826

3.5. Nhận xét đánh giá


Qua quá trình tính toán chi tiết tải trọng gió tác dụng vào công trình trong
ví dụ trên trên cho thấy:
- Tiêu chuẩn EUROCODE lấy vận tốc gió cơ bản là giá trị vận trung bình
trong 10 giây với chu kỳ lặp là 50 năm, tiêu chuẩn Việt Nam lấy vận tốc
84

gió cơ bản là giá trị vận tốc gió trung bình trong 3 giây với chu kỳ lặp là
20 năm. Do đó, với cùng một vị trí công trình (cùng điều kiện tự nhiên),
vận tốc gió cơ bản và áp lực gió cơ bản tính toán theo tiêu chuẩn
EUROCODE nhỏ hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam.
- Tiêu chuẩn EUROCODE xác định hệ số thay đổi áp lực gió theo độ cao
và dạng địa hình trên cơ sở hàm logarit và có xét thêm đến ảnh hưởng rối
của dòng gió. Trong khi tiêu chuẩn Việt Nam xác định hệ số này bằng
một hàm số mũ chỉ phụ thuộc độ cao và dạng địa hình. Ngoài ra, khi tính
toán tải trọng do gió lên công trình theo EUROCODE, tùy thuộc vào kích
thước công trình thay đổi áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình sẽ được
điều chỉnh lại theo phân đoạn chiều cao công trình dựa vào các giá trị
chiều cao tham chiếu (phụ thuộc hình dáng công trình). Vì thế, phân bố
tải trọng gió lên công trình theo chiều cao khi tính theo tiêu chuẩn
EUROCODE sẽ khác với tính theo tiêu chuẩn Việt Nam. Trong ví dụ
trên, tỷ lệ sai khác về lực cắt đáy giữa tiêu chuẩn EUROCODE và tiêu
chuẩn Việt Nam theo phương ngang là 0.792/1.000, theo phương dọc là
1.004/1.000 trong khi tỷ lệ sai khác về mômen theo phương ngang là
0.672/1.000, theo phương dọc là 0.897/1.000 cho thấy tải trọng gió tính
theo tiêu chuẩn EUROCODE ảnh hưởng ở phần dưới công trình nhiều
hơn so với tính theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Tiêu chuẩn Việt Nam tách biệt riêng thành phần tĩnh và thành phần động
của tải trọng gió. Ảnh hưởng của thành phần động được xác định trên cơ
sở thành phần tĩnh nhân với các hệ số có kể đến ảnh hưởng xung của vận
tốc gió và lực quán tính của công trình. Tiêu chuẩn EUROCODE, ảnh
hưởng của thành phần động được xác định cùng với thành phần tĩnh bằng
cách đưa vào công thức tính toán hệ số ảnh hưởng động phụ thuộc vào
dạng địa hình và đặc trưng phản ứng động của kết cấu.
- Kết quả tính toán trong ví dụ trên cho thấy tải trọng gió tác dụng vào công
trình theo tiêu chuẩn EUROCODE và tiêu chuẩn Việt Nam có sự sai khác
nhau. Mức sai khác về kết quả tính toán của hai tiêu chuẩn theo phương
dọc và phương ngang nhà là khác nhau (phương dọc nhà sai khác nhiều
hơn so với phương ngang). Điều này cho thấy, tải trọng gió tính theo tiêu
chuẩn EUROCODE phụ thuộc nhiều tới tỷ lệ kích thước của công trình.
- Nhìn chung, quy trình để tính toán tải trọng gió lên công trình theo tiêu
chuẩn EUROCODE có phần phức tạp hơn tính toán theo tiêu chuẩn Việt
Nam.
85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


 Kết luận
- Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động của
không khí. Gió bão gây áp lực lớn lên công trình, rất nguy hiểm và có sức
phá hoại rất lớn. Khi thiết kế công trình cần nghiên cứu tới các giải pháp để
làm giảm thiểu ảnh hưởng do tác động của gió như: giải pháp quy hoạch,
giải pháp kiến trúc, giải pháp kết cấu…
- Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, trải dài trên 15 vĩ tuyến của
vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc. Bờ biển Việt Nam tiếp cận biển Đông, một
bộ phận của ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương. Trung bình mỗi năm có 12
cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, năm nhiều nhất có
tới 18 cơn với mức độ tàn phá lớn. Vì thế, tác dụng do gió bão lên công
trình là không thể không kể tới.
- Tiêu chuẩn EN 1991-1-4 là một phần trong Bộ tiêu chuẩn EUROCODE
được biên soạn để chỉ dẫn chung về tính toán tải trọng do gió tác dụng lên
công trình cho các nước thuộc liên minh Châu Âu. Ở Việt Nam, Bộ tiêu
chuẩn EUROCODE cũng được Bộ Xây dựng cho phép áp dụng. Tuy nhiên
khi áp dụng tính toán đòi hỏi cần phải có những điều chỉnh để phù hợp với
điều kiện đặc thù của khu vực xây dựng công trình. Trong nội dung
Chương II của luận văn, tác giả đã trình bày chi tiết quy trình và các vấn đề
cần lưu ý khi vận dụng EN 1991-1-4 vào tính toán tải trọng gió tác dụng
lên một công trình xây dựng tại Việt Nam. So với tiêu chuẩn TCVN
2737:1995, tiêu chuẩn EN 1991-1-4 có một số khác biệt lớn cần đặc biệt
lưu ý khi tính toán như sau:
1. Khi tính toán theo EUROCODE, vận tốc gió cơ bản và áp lực gió cơ
bản tra từ phụ lục quốc gia Việt Nam cần phải chuyển đổi từ vận tốc gió
trung bình trong 3 giây với chu kỳ lặp là 20 năm thành vận tốc gió trung
bình trong 10 giây với chu kỳ lặp là 50 năm.
2. Về phân dạng địa hình, tiêu chuẩn EUROCODE phân địa hình ra làm
05 dạng ký hiệu từ O đến IV, tiêu chuẩn Việt Nam chỉ phân ra làm 03
dạng ký hiệu từ A đến C.
3. Tiêu chuẩn EUROCODE xác định hệ số thay đổi áp lực gió theo độ cao
và dạng địa hình trên cơ sở hàm logarit (tiêu chuẩn Việt Nam xác định
theo hàm số mũ) và có xét đến cả ảnh hưởng rối của dòng gió. Ngoài ra,
khi tính toán tải trọng do gió lên công trình theo EUROCODE, tùy
86

thuộc vào kích thước công trình hệ số này lại một lần nữa được điều
chỉnh lại theo phân đoạn chiều cao công trình dựa vào các giá trị chiều
cao tham chiếu.
4. Cách xác định hệ số áp lực (hệ số lực) theo tiêu chuẩn EUROCODE có
phần tỷ mỉ và chi tiết hơn. Tiêu chuẩn Việt Nam xác định chủ yếu dựa
theo dạng hình học công trình, tiêu chuẩn EUROCODE còn chú trọng
đến tỷ lệ kích thước của công trình nên phù hợp hơn với kết cấu nhà cao
tầng.
5. Tiêu chuẩn Việt Nam tách biệt riêng thành phần tĩnh và thành phần
động của tải trọng gió. Tiêu chuẩn EUROCODE cũng chia tác động của
gió thành hai thành phần tĩnh và động nhưng ảnh hưởng của thành phần
động được xác định cùng với thành phần tĩnh bằng cách đưa vào công
thức tính toán hệ số ảnh hưởng động phụ thuộc vào dạng địa hình và đặc
trưng phản ứng động của kết cấu.
- Quy trình để tính toán tải trọng gió lên công trình theo tiêu chuẩn
EUROCODE có phần phức tạp hơn tính toán theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Tuy nhiên, việc tính toán này có thể được đơn giản hoá bằng cách lập bảng
tính trên phần mềm EXCEL theo sơ đồ khối Hình 2.25 của luận văn này.
 Kiến nghị
- Tiêu chuẩn EUROCODE và tiêu chuẩn Việt Nam có sự khác biệt nhau về
cách thức xử lý số liệu và quan điểm tính toán nên kết quả tính toán tải
trọng do gió tác dụng vào công trình theo hai tiêu chuẩn này sẽ có sự sai
khác. Vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn EUROCODE vào tính toán tải trọng
gió tác dụng vào công trình để phục vụ tính toán các cấu kiện và bộ phận
kết cấu công trình cùng với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành cần phải
được nghiên cứu, cân nhắc kỹ để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống các
tiêu chuẩn.
- Để có đánh giá cụ thể và chi tiết hơn, tác giả kiến nghị nên tính toán chi tiết
cho ví dụ khác nhau để so sánh kết quả tính toán thu được; cùng với đó nên
tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn để vận dụng tính toán đến ảnh hưởng của tải
trọng do gió tác dụng vào công trình theo phương vuông góc với hướng gió
thổi.
87

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] TCVN 2737 : 1990: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
[2] TCVN 2737 : 1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế
[3] TCXD 229 : 1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo tiêu
chuẩn TCVN 2737 : 1995
[4] Bộ Xây dựng (1999), Những kiến thức cơ bản về gió bão và tác động của nó lên
công trình, NXB Xây dựng Hà Nội
[5] Bộ Xây dựng (2007), Đề tài phòng chống giảm thiểu thiên tai do gió bão cho
đồng bào Miền Trung, NXB Khoa học kỹ thuật
[6] GS.TS, Nguyễn Đức Ngữ (1998), Bão và phòng chống bão, NXB Khoa học và
Kỹ thuật Hà Nội.
[7] GS.TS. Nguyễn Văn phó, Một số bài giảng về tác dụng của gió lên công trình
xây dựng, Bài giảng cao học công trình - Đại học Xây dựng
[8] AS 1170.2-1989: Standard Australia, Minimum design loads on structures, Part
2: Wind Loads, Standard Australia, North Sydney, 1989
[9] ASCE 7-2005: Minimum Design Loads for Buildings and Other Structures.
[10] BS – 6399 – Part 2: Loading for Buildings – Code of Practice for Wind loads.
[11] Bryan Stafford Smith, Alex Coull, Tall Building Structures: Analysis and
Design, Jonh Wiley & Son, INC
[12] Eurocode 1: Actions on structures - General Actions - Part 1-4: Wind Actions
[13] Emil Simiu and Robert H.Scalan. Wind effects on Structure
[14] GB 50009-2001: Load code for the design of building structures (phiên bản tiếng
Anh).
[15] John D.Holmes (2003). Wind Loading of Structure.
[16] Nikolai A. Popov. The wind load codification in Russia and some estimates of a
gust load accuracy provided by different codes.
[17] SNiP II-6-74 – Loads and Effects.
[18] Trần Ngọc Cường (2011), So sánh đánh giá thành phần tĩnh của tải trọng gió
giữa Tiêu chuẩn TCVN 2737:1995 (Việt Nam) VÀ GB 50009 – 2001 (Trung
Quốc), Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học Cán bộ trẻ Viện KHCN Xây dựng
lần thứ XI.
[19] Trần Ngọc Sơn (2006), Etudier la méthode de calcul la charge du vent par le
vietnamien standard et par l’eurocode, Le programme interuniversitaire belco
vietnamien de coopération en Sciences appliquées financé par le CGRI
[20] Vũ Như Hoán (1998), Thiên tai ven biển và cách phòng chống. Nhà xuất bản KH
và KT.
88

PHỤ LỤC A: PHÂN VÙNG ÁP LỰC GIÓ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
THEO ĐỊA DANH (Theo Phụ lục E [2])

Địa danh Vùng Địa danh Vùng


1. Thủ Đô Hà Nội:
- Nội thành II.B - Thoai Son I.A
- Dong Anh II.B - Tri Ton I.A
- Gia Lam II.B 5. Bà Rịa-Vũng Tàu:
- Soc Son II.B - Vung Tau II.A
- Thanh Tri II.B - Chau Thanh II.A
- Tu Liem II.B - Con Dao III.A
2. Hồ Chí Minh: - Long Dat II.A
- Nội thành II.A - Xuyen Moc II.A
- Binh Chanh II.A 6. Bắc Thái:
- Can Gio II.A - Thai Nguyen II.B
- Cu Chi II.A - Bac Can I.A
- Hoc Mon II.A - Song Cong II.B
- Nha Be II.A - Cho Don I.A
- Thu Duc II.A - Bach Thong I.A
3. Hải Phòng: - Dai Tu II.A
- Nội thành IV.B - Dinh Hoa I.A
- Do Son IV.B - Dong Hy I.A
- Kien An IV.B - Na Ri I.A
- An Hai IV.B - Pho Yen II.B
- An Lao IV.B - Phu Binh II.B
- Cat Hai IV.B - Phu Luong I.A
- Bach Long Vi V.B - Vo Nhai I.A
- Kien Thuy IV.B 7. Bến Tre:
- Thuy Nguyen III.B - Ben Tre II.A
- Tien Lang IV.B - Ba Tri II.A
- Vinh Bao IV.B - Binh Dai II.A
4. An Giang: - Chau Thanh II.A
- Long Xuyen I.A - Cho Lach II.A
- Chau Doc I.A - Giong Trom II.A
- An Phu I.A - Mo Cay II.A
- Chau Thanh I.A - Thanh Phu II.A
- Chau Phu I.A 8. Bình Định:
- Cho Moi I.A - Qui Nhon III.B
- Cho Moi I.A - An Nhon III.B
- Phu Tan I.A - An Lao II.B (I.A)
- Tan Chau I.A - Hoai An II.B
- Tinh Bien I.A - Hoai Nhon III.B
89

Địa danh Vùng Địa danh Vùng


- Phu Cat III.B 12. Đắc Lắc:
- Phu My III.B - Buon Ma Thuat I.A
- Tay Son II.B (I.A) - Cu Giut I.A
- Tuy Phuoc III.B - Cu M’ga I.A
- Van Canh II.B - Dac Min I.A
- Vinh Thanh I.A - Dac Nong I.A
9. Bình Thuận: - Dac Rlap I.A
- Phan Thiet II.A - E Ca I.A
- Bac Binh II.A (I.A) - E H’leo I.A
- Duc Linh I.A - E Sup I.A
- Ham Tan II.A - Krong Ana I.A
- Ham Thuan (South) II.A - Krong Bong I.A
- Ham Thuan (North) I.A (II.A) - Krong Buc I.A
- Phu Qui III.A - Krong Nang I.A
- Tanh Linh I.A - Krong No I.A
- Tuy Phong II.A - Krong Pac I.A
10. Cao Bằng: - Lac I.A
- Cao Bang I.A - Mo Drac I.A
- Ba Be I.A 13. Đồng Nai:
- Bao Lac I.A - Bien Hoa I.A
- Ha Quang I.A - Vinh An I.A
- Ha Lang I.A - Dinh Quan I.A
- Hoa An I.A - Long Khanh I.A (II.A)
- Ngan Son I.A - Long Thanh II.A
- Nguyen Binh I.A - Tan Phu I.A
- Quang Hoa I.A - Thong Nhat I.A
- Thach An I.A - Xuan Loc I.A
- Thong Nong I.A 14. Đồng Tháp
- Tra Linh I.A - Cao Lanh I.A
- Trung Khanh I.A - Cao Lanh I.A
11. Cần Thơ: - Chau Thanh II.A
- Can Tho II.A - Hong Ngu I.A
- Chau Thanh II.A - Lai Vung I.A
- Long My II.A - Tam Nong I.A
- O mon II.A (I.A) - Tan Hong I.A
- Phung Hiep II.A - Thanh Binh I.A
- Thot Not I.A - Thanh Hung I.A
- Vi Thanh II.A - Thap Muoi I.A
90

Địa danh Vùng Địa danh Vùng


15. Gia Lai: 18. Hà Tây:
- Play Cu I.A - Ha Dong II.B
- A Dun Pa I.A - Son Tay II.B
- An Khe I.A - Ba Vi II.B
- Chu Pa I.A - Chuong My II.B
- Chu Prong I.A - Dan Phuong II.B
- Chu Se I.A - Hoai Duc II.B
- Duc Co I.A - My Duc II.B
- K Bang I.A - Phu Xuyen II.B
- Krong Chro I.A - Phuc Tho II.B
- Krong Pa I.A - Quoc Oai II.B
- Mang Giang I.A - Thach That II.B
16. Hà Bắc: - Thanh Oai II.B
- Bac Giang II.B - Thuong Tin II.B
- Bac Ninh II.B - Ung Hoa II.B
- Gia Luong II.B 19. Hà Tĩnh:
- Hiep Hoa II.B - Ha Tinh IV.B
- Lang Giang II.B - Hong Linh IV.B
- Luc Nam II.B - Cam Loc IV.B
- Luc Ngan II.B - Cam Xuyen IIIB(IVB)
- Que Vo II.B - Duc Tho II.B
- Son Dong II.B - Huong Khe I.A (II.B)
- Tan Yen II.B - Huong Son I.A (II.B)
- Tien Son II.B - Ky Anh IIIB(IVB)
- Thuan Thanh II.B - Nghi Xuan IV.B
- Viet Yen II.B - Thach Ha IV.B
- Yen Dung II.B 20. Hải Hưng:
- Yen Phong II.B - Hai Duong III.B
- Yen The I.A - Hung Yen III.B
17. Hà Giang: - Cam Binh III.B
- Ha Giang I.A - Chau Giang II.B
- Bac Me I.A - Kim Mon II.B
- Bac Quang I.A - Kim Thi III.B
- Dong Van I.A - My Van II.B
- Hoang Su Phi I.A - Chi Linh II.B
- Meo Vac I.A - Nam Thanh III.B
- Quan Ba I.A - Ninh Thanh III.B
- Vi Xuyen I.A - Phu Tien III.B
- Xin Man I.A - Tu Loc III.B
- Yen Min I.A
91

Địa danh Vùng Địa danh Vùng


21. Hoà Bình: 25. Lai Châu:
- Hoa Binh I.A - Dien Bien Phu I.A
- Da Bac I.A - Lai Chau I.A
- Kim Boi II.B - Dien Bien I.A
- Ky Son I.A - Muong lay I.A
- Lac Thuy II.B - Muong Te I.A
- Lac Son II.B - Phong Tho I.A
- Luong Son II.B - Tua Chua I.A
- Mai Chau I.A - Tuan Giao I.A
- Tan Lac I.A - Sin Ho I.A
- Yen Thuy II.B 26. Lâm Đồng:
22. Khánh Hòa: - Da Lat I.A
- Nha Trang II.A - Bao Loc I.A
- Cam Ranh II.A - Cat Tien I.A
- Dien Khanh II.A - Di Linh I.A
- Khanh Son I.A - Da Hoai I.A
- Khanh Vinh I.A - Da Te I.A
- Ninh Hoa II.A - Don Duong I.A
- Truong Sa III.B - Duc Trong I.A
23. Kiên Giang: - Lac Duong I.A
- Rach Gia I.A - Lam Ha I.A
- An Bien I.A 27. Lạng Sơn:
- An Minh I.A - Lang Son I.A
- Chau Thanh I.A - Bac Son I.A
- Giong Rieng II.A - Binh Gia I.A
- Go Quao II.A - Cao Loc I.A
- Ha Tien I.A - Chi Lang I.A
- Hon Dat I.A - Dinh Lap I.A
- Kien Hai II.A - Huu Lung I.A
- Phu Quoc III.A - Loc Binh I.A
- Tan Hiep I.A - Trang Dinh I.A
24. Kon Tum - Van Lang I.A
- Kon Tum I.A - Van Quan I.A
- Dac Glay I.A 28. Lào Cai:
- Vinh Thuan II.A - Lao Cai I.A
- Dac To I.A - Bac Ha I.A
- Kon Plong I.A - Bao Thang I.A
- Ngoc Hoi I.A - Bao Yen I.A
- Sa Thay I.A - Bat Xat I.A
92

Địa danh Vùng Địa danh Vùng


- Muong Khuong I.A - Nghia Hung IV.B
- Sa Pa I.A - Thanh Liem III.B
- Than Uyen I.A - Vu Ban IV.B
- Van Ban I.A - Xuan Thuy IV.B
29. Long An: - Y Yen IV.B
- Tan An II.A 32. Nghệ An:
- Ben Luc II.A - Vinh III.B
- Can Duoc II.A - Anh Son I.A
- Can Giuoc II.A - Con Cuong I.A
- Chau Thanh I.A - Dien Chau III.B
- Duc Hoa I.A - Do Luong II.B
- Duc Hue I.A - Hung Nguyen III.B
- Moc Hoa I.A - Ky Son I.A
- Tan Thanh I.A - Nam Dan II.B
- Tan Tru II.A - Nghi Loc III.B
- Thach Hoa I.A - Nghia Dan II.B
- Thu Thua II.A - Que Phong I.A
- Vinh Hung I.A - Qui Chau I.A
30. Minh Hải: - Qui Hop I.A
- Bac Lieu II.A - Quynh Luu III.B
- Ca Mau II.A - Tan Ky I.A
- Cai Nuoc II.A - Thanh Chuong II.B
- Dam Doi II.A - Tuong Duong I.A
- Gia Rai II.A - Yen Thanh II.B
- Hong Dan II.A 33. Ninh Bình:
- Ngoc Hien II.A - Ninh Binh IV.B
- Thoi Binh II.A - Tam Diep IV.B
- Tran Van Thoi II.A - Gia Vien III.B
- U Minh II.A - Hoa Lu III.B
- Vinh Loi II.A - Hoang Long III.B
31. Nam Hà: - Kim Son IV.B
- Nam Dinh IV.B - Tam Diep IV.B
- Ha Nam III.B 34. Ninh Thuận:
- Binh Luc IIIB(IVB) - Phan Rang - Thap
- Duy Tien III.B Cham II.A
- Hai Hau IV.B - Ninh Hai II.A
- Kim Bang III.B - Ninh Phuoc II.A
- Ly Nhan III.B - Ninh Son I.A
- Nam Ninh IV.B
93

Địa danh Vùng Địa danh Vùng


35. Phú Yên: - Minh Long II.B
- Tuy Hoa III.B - Mo Duc III.B
- Dong Xuan II.B - Nghia Hanh II.B
- Song Cau III.B - Son Ha I.A
- Song Hinh I.A - Son Tinh II.B
- Son Hoa I.A - Tra Bong I.A
- Tuy An III.B - Tu Nghia II.B
- Tuy Hoa II.B (III.B) 39. Quảng Ninh:
36. Quảng Bình: - Cam Pha III.B
- Dong Hoi III.B - Hon Gai III.B
- Bo Trach I.A (II.B) - Uong Bi II.B
- Le Thuy IA(II.B,III - Ba Che II.B
- Minh Hoa B) - Binh Lieu II.B
- Quang Ninh I.A - Cam Pha IV.B
- Quang Trach III.B - Dong Trieu II.B
- Tuyen Hoa II.B - Hai Ninh III.B
37. Quảng Nam - Đà II.B - Hoanh Bo II.B
Nẵng: - Quang Ha III.B
- Da Nang II.B - Tien Yen II.B
- Tam Ky II.B - Yen Hung IV.B
- Hoi An III.B 40. Quảng Trị:
- Duy Xuyen II.B - Dong Ha II.B
- Dai Loc II.B - Quang Tri II.B
- Dien Ban II.B - Cam Lo II.B
- Giang I.A - Gio Linh II.B
- Hien I.A - Hai Lang II.B
- Hiep Duc II.B - Huong Hoa I.A
- Hoang Sa V.B - Trieu Phong III.B
- Hoa Vang II.B - Vinh Linh II.B
- Nui Thanh III.B 41. Sóc Trăng:
- Phuoc Son I.A - Soc Trang II.A
- Que Son II.B - Ke Sach II.A
- Tien Phuoc II.B - Long Phu II.A
- Thang Binh III.B - My Tu II.A
- Tra My I.A - My Xuyen II.A
38. Quảng Ngãi: - Thanh Tri II.A
- Quang Ngai III.B - Vinh Chau II.A
- Ba To I.A 42. Sông Bé
- Binh Son III.B - Thu Dau Mot I.A
- Duc Pho III.B
94

Địa danh Vùng Địa danh Vùng


- Ben Cat I.A 46. Thanh Hóa:
- Binh Long I.A - Thanh Hoa III.B
- Bu Dang I.A - Bim Son IV.B
- Dong Phu I.A - Sam Son IV.B
- Loc Ninh I.A - Ba Thuoc II.B
- Phuoc Long I.A - Cam Thuy II.B
- Tan Uyen I.A - Dong Son III.B
- Thuan An I.A - Ha Trung III.B
43. Sơn La: - Hau Loc IV.B
- Son La I.A - Hoang Hoa IV.B
- Bac Yen I.A - Lang Chanh II.B
- Mai Son I.A - Nga Son IV.B
- Moc Chau I.A - Ngoc Lac II.B
- Muong La I.A - Nong Cong III.B
- Phu Yen I.A - Nhu Xuan II.B
- Quynh Nhai I.A - Quan Hoa I.A
- Thuan Chau I.A - Quang Xuong III.B
- Song Ma I.A - Tinh Gia III.B
- Yen Chau I.A - Thach Thanh III.B
44. Tây Ninh: - Trieu Yen III.B
- Tay Ninh I.A - Tho Xuan II.B
- Ben Cau I.A - Thuong Xuan II.B
- Chau Thanh I.A - Trieu Son II.B
- Duong Minh Chau I.A - Vinh Loc III.B
- Go Dau I.A 47. Thừa Thiên Huế:
- Hoa Thanh I.A - Hue II.B
- Tan Bien I.A - A Luoi I.A
- Tan Chau I.A - Huong Tra II.B
- Trang Bang I.A - Huong Thuy II.B
45. Thái Bình: - Nam Dong I.A
- Thai Binh IV.B - Phong Dien III.B
- Dong Hung IV.B - Phu Loc II.B
- Kien Xuong IV.B - Phu Vang III.B
- Hung Ha IV.B - Quang Dien III.B
- Quynh Phu IV.B 48. Tiền Giang:
- Thai Thuy IV.B - My Tho II.A
- Tien Hai IV.B - Go Cong II.A
- Vu Thu IV.B - Cai Lay II.A
95

Địa danh Vùng Địa danh Vùng


- Cai Be II.A - Song Thao I.A
- Chau Thanh II.A - Tam Dao II.B
- Cho Gao II.A - Tam Thanh II.B
- Go Cong Dong II.A - Thanh Hoa I.A
- Go Cong Tay II.A - Thanh Son I.A
49. Trà Vinh: - Vinh Lac II.B
- Tra Vinh II.A - Yen Lap I.A
- Cang Long II.A 53. Yên Bái:
- Cau Ke II.A - Yen Bai I.A
- Cau Ngang II.A - Luc Yen I.A
- Chau Thanh II.A - Mu Cang Chai I.A
- Duyen Hai II.A - Tram Tau I.A
- Tieu Can II.A - Tran Yen I.A
- Tra Cu II.A - Van Chan I.A
50. Tuyên Quang: - Van Yen I.A
- Tuyen Quang I.A - Yen Binh I.A
- Chiem Hoa I.A
- Ham Yen I.A
- Na Hang I.A
- Son Duong I.A
- Yen Son I.A
51. Vĩnh Long:
- Vinh Long II.A
- Binh Minh II.A
- Long Ho II.A
- Mang Thit II.A
- Tam Binh II.A
- Tra On II.A
- Vung Liem II.A
52. Vĩnh Phú:
- Viet Tri II.A
- Phu Tho II.A
- Vinh Yen II.B
- Doan Hung I.A
- Me Linh II.B
- Lap Thach II.A
- Phong Chau II.A

You might also like