You are on page 1of 22

Trường ĐHBK Hà Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm:

Nội Khoa Điện MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG


Bộ môn Điều khiển Tự NGHIỆP
động

1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Mục đích

Giúp sinh viên làm quen với hệ thống truyền thông công nghiệp, có khả năng phân tích và
tích hợp truyền thông cho một hệ thống tự động hóa công nghiệp hiện đại. Một số kiến thức
và kỹ năng chính cần đạt được:
 Khả năng phân tích cấu trúc, chức năng và nguyên lý hoạt động của hệ thống
truyền thông công nghiệp
 Phương pháp cấu hình và tích hợp truyền thông cho các thiết bị tryền thông công
nghiệp
 Thiết kế giao diện người máy và vận hành hệ thống qua hệ thống truyền thông

1.2 Yêu cầu thực hành

 Sinh viên trước khi đến thực hành phải đọc và chuẩn bị trước theo tài liệu hướng
dẫn thực hành để trình bày cho cán bộ hướng dẫn thực hành. Nếu không đạt sẽ
không được vào thực hành.
 Khi vào thực hành tuyệt đối tuân thủ theo nội qui của phòng và sự hướng dẫn của
cán bộ hướng dẫn. Sinh viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu gây ra sai hỏng,
sự cố do không tuân thủ nội qui hướng dẫn thực hành.
 Sinh viên phải nộp báo cáo thực hành cho cán bộ hướng dẫn chậm nhất là một
tuần kể từ khi kết thúc tất cả các bài thực hành.
 Báo cáo có thể viết bằng tay hoặc in máy, trình bày rõ ràng sạch sẽ, thể hiện được
nội dung chính như theo tài liệu hướng dẫn yêu cầu. Bản photo sẽ không được
chấp nhận.

1.3 Mô tả bài thực hành

Bài tập thực hành sẽ giúp minh họa và trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, thực tế một
cách trực quan về hệ thống truyền thông công nghiệp hiện đại được xây dựng với thiết bị do
tập đoàn Rockwell Automation tài trợ. Với những kiến thức lý thuyết về nguyên lý logic hoạt
động một cách hệ thống được trang bị trên lớp, sinh viên có thể tiếp cận và bước đầu làm
quen thực hành với những nhiệm vụ thực tế cơ bản thường gặp trên hệ thống thực. Bài thực
hành sẽ được chia làm 2 phần chính:
• Phần 1: Tìm hiểu và làm quen với hệ thống tự động hóa Rockwell Automation bao
gồm các khái niệm cơ bản, công cụ phát triển và minh họa với các ví dụ đơn giản và
các chuẩn truyền thông như DeviceNet, ControlNet..
• Phần 2: Trên cơ sở những kiến thức đã được học và làm quen, sinh viên sẽ thực hành
những kỹ năng cơ bản như, cấu hình mạng, cấu hình dữ liệu và xây dựng tích hợp ứng
dụng truyền thông công nghiệp với các chuẩn hỗ trợ.

1
Nội dung thực hành sẽ được chia thành 2 buổi và sẽ được thực hiện trong 90 phút.

2
2. NỘI DUNG BÀI THỰC HÀNH

2.1 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CÔNG NGHIỆP

2.1.1 Mục đích thực hành


Bài thực hành giúp học viên làm quen với mô hình mạng công nghiệp nói chung và hệ thống
mạng truyền thông công nghiệp của hãng Allen – Bradley nói riêng. Bài thí nghiệm, giúp học
viên biết cách cấu hình và cách sử dụng các dịch vụ của một vài mạng truyền thông tiêu biểu
đang được sử dụng trong thực tiễn. Từ đó học viên có cơ hội tiếp cận trực quan về mô hình hệ
thống điều khiển công nghiệp.

2.1.2 Mô tả hệ thống
Hình 1 dưới đây minh họa một hệ thống điều khiển và giám sát tiêu biểu gồm 3 cấp:
• Cấp trường: Các thiết bị chấp hành, các thiết bị được nối mạng với nhau thông qua
mạng DeviceNet.
• Cấp điều khiển: Gồm các PLC được kết nối với nhau thông qua mạng ControlNet.
• Cấp điều khiển và giám sát: Gồm các PC, PanelView; các thiết bị này được kết nối
với nhau và kết nối mạng với cấp điều khiển thông qua mạng EtherNet.

Hình 1: Hệ thống điều khiển công nghiệp

2.1.3 Nhiệm vụ thí nghiệm


A. Nhiệm vụ chuẩn bị ở nhà

• Tìm hiểu cấu hình mạng và nguyên tắc hoạt động của các hệ thống mạng:
DeviceNet/ ControlNet/ EtherNet dựa trên tài liệu tham khảo.
• Nêu các đặc điểm kỹ thuật cơ bản của hệ thống mạng EtherNet/ ControlNet/
DeviceNet? So sánh các đặc điểm này giữa các hệ thống mạng?
3
• Thế nào là đặt cấu hình mạng? Tại sao phải đặt cấu hình mạng? Nêu phương pháp đặt
cấu hình cho một hệ thống mạng nói chung và lấy ví dụ mạng EtherNet hoặc
DeviceNet/ ControlNet với các thiết bị tại PTN Rockwell Automation .
• Trình bày cơ chế trao đổi dữ liệu trong mạng EtherNet/ ControlNet/ DeviceNet.

• Nhận xét về tính năng và phạm vi ứng dụng của EtherNet/ ControlNet/ DeviceNet.

B. Nhiệm vụ tại phòng thực hành


Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây:
• Dựa vào mô hình hệ thống điều khiển công nghiệp trên bạn hãy xác định từng thiết bị
cụ thể tại mỗi cấp: Model, các module truyền thông, module I/O, các chuẩn giao tiếp,
cable kết nối giữa các thiết bị …?
• Tìm hiểu kết nối giữa các PC và PCL; giữa PLC và các thiết bị trong từng cấp, và giữa
các cấp với nhau? Tìm hiểu cách đấu dây nối mạng giữa các thiết bị trong mạng và giữa
các mạng với nhau.
• Tìm hiểu các phần mềm phục vụ cho việc kết nối, lập trình điều khiển, điều khiển và
giám sát trên PC: Mục đích sử dụng, chức năng, nhiệm vụ, trong hệ thống điều khiển
công nghiệp. Phần mềm RSLinx, RSView32, RSLogix5000, RSLogix Emulate5000,
RSNetWorx, Panel Builder32.
Phần 1: Sử dụng phần mềm RSLinx để đặt cấu hình mạng EtherNet:
Giao diện chính khi khởi động phần mềm RSLinx như hình dưới đây:

Thiết lập giao tiếp truyền thông EtherNet/IP với bộ điều khiển (PLC)
Phần mềm RSLinx là phần mềm kết nối giữa bộ điều khiển RSLogix và phần mềm
RSLogix 5000. Để truyền thông với bộ điều khiển, ta phải cấu hình phần mềm RSLinx phù
hợp với loại cổng truyền thông hiện có:

4
Địa chỉ EtherNet (MAC): địa chỉ được gán cho một mô đun trong hệ thống:
+ Mô đun này luôn lưu giữ địa chỉ EtherNet của nó.
+ Xác định địa chỉ EtherNet của thiết bị trên nhãn.
+ Dạng của địa chỉ EtherNet: xx:xx:xx:xx:xx:xx
Địa chỉ IP: Địa chỉ ấn định cho một mô đun truyền thông trên mạng Ethernet cụ thể.
BOOTP: Cấu hình một thiết bị để yêu cầu một địa chỉ IP trên một mạng EtherNet từ máy chủ
BOOTP.
BOOTP Server: chương trình phần mềm nhận các yêu cầu BOOTP từ thiết bị EtherNet và
ấn định địa chỉ IP.

Kết nối thiết bị EtherNet/IP với máy tính qua cáp Ethernet

Gán địa chỉ IP cho bộ điều khiển hay mô đun truyền thông
Nếu không có kết nối nối tiếp với bộ điều khiển
1. Khởi động phần mềm Server BOOTP
Start →program→Rockwell software→BOOTP-DHCP Server→BOOTP-DHCP Server Hay

5
Start→Program→Rockwell software→RSLinx tools→BOOTP-DHCP server

Khi bạn đóng phần mềm BOOTP server, bạn sẽ được nhắc save lại những thay đổi.
+ Nếu bạn muốn ghi lại địa chỉ IP mà bạn ấn định cho thiết bị, hãy save sự thay đổi lại.
+ Thiết bị sẽ lưu giữ địa chỉ IP cho dù bạn có lưu lại những thay đổi ấy hay không.
Nếu bạn có kết nối nối tiếp với bộ điều khiển

Phần 2: Sử dụng phần mềm RSLogix 5000 để cấu hình địa chỉ IP cho bộ điều khiển

Các bước thực hiện: Cài đặt bộ điều khiển có sử dụng địa chỉ IP.
- Kết nối bộ điều khiển với máy tính thông qua cáp RS-232.
- Khởi động phần mềm RSLogix 5000.
- Trong mục Controller Organizer, chọn properties ở phần EtherNet port.

6
- Chọn tab Port Configuration
- Nhập địa chỉ IP
- Ấn Apply
- Ấn OK
Phần 3: Sử dụng phần mềm RSNetWorx cấu hình mạng DeviceNet khi offline:
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi thực hiện - Bước 5: Cấu hình máy Scanner
- Bước 2: Tạo một file cho mạng - Bước 6: Lưu
- Bước 3: Ngắt mạng - Bước 7: Báo cáo RSNetWorx
- Bước 4: Cấu hình từng thiết bị - Bước 8: Download cấu hình từ mạng
Thực hiện cụ thể các bước:
Bước 1: chuẩn bị trước khi thực hiện
Giả thiết danh sách các thiết bị đặt vào mạng và địa chỉ như bảng dưới đây:

7
Bước 2: Tạo ra một file cho mạng: Phần mềm RSNetWors sẽ lưu trữ thông tin về cấu hình
của mỗi thiết bị trên 1 file ở máy tính: - Tạo một file cấu hình DeviceNet

- Đặt tên File lưu trữ cấu hình mạng:

Bước 3: Ngắt kết nối mạng

Để cài đặt cấu hình, sử dụng phần mềm RSNetworx để xây dựng những hình vẽ đồ họa về
mạng. Để thực hiện điều này, chúng ta hoàn thành các bước sau cho mỗi thiết bị:

Bước 4: Cấu hình cho từng thiết bị:

8
Thông thường, mỗi thiết bị sẽ có những thông số để thể hiện đặc tính cho thiết bị đó.

Để cấu hình offline cho thiết bị, ta thực hiện 2 bước:


• Định rõ địa chỉ của từng thiết bị

• Cấu hình thông số cho thiết bị

9
Bước 5: Cấu hình máy Scanner
Mục đích để truyền thông các thiết bị trong mạng. chúng ta cài đặt danh sách quét các thiết bị
trong máy Scanner. Sau đó ta định nghĩa vùng nhớ cho dữ liệu của từng thiết bị.
Thực hiện
- Upload cấu hình hiện tại của máy Scanner

- Xác định đặc tính của máy Scanner

1
- Thiết lập Alignment Option [Alignment Option mà ta lựa chọn áp dụng cho cả đầu vào và đầu
ra]

- Gắn cho mỗi thiết bị [thực hiện bằng tay] một vùng nhớ

10
Chú ý: nếu ta sử dụng Automap on Add thì ta bỏ qua phần này vì khi đó mỗi thiết bị đã được

gán một vùng nhớ.


Thực hiện gán địa chỉ bằng tay cho thiết bị:

- Download cấu hình cho máy Scanner

1. Upload và lưu Netword file


Một khi bạn đã cấu hình xong hệ thống, upload toàn bộ hệ thống và lưu file. Sự cất trữ này
cấu hình từng thiết bị trong file offline.

11
2. Thực hiện một báo cáo NSNetWordx.
Nội dung của bài báo cáo:
- Thiết bị trong mạng.
- Địa chỉ vùng nhớ của mỗi thiết bị trong máy Scanner.
- Cấu hình mõi thiết bị.

12
2.2 BÀI 2: XÂY DỰNG GIAO DIỆN GIÁM SÁT THU THẬP SỐ
LIỆU CHO HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐƠN GIẢN

2.2.1 Mục đích thí nghiệm


Giúp học viên tìm hiểu các phần mềm, khả năng tích hợp và thiết kế giao diện điều
khiển và giám sát trên PC cho một hệ thống điều khiển đơn giản, thông qua việc sử dụng
phần mềm RSLogix 5000 và RS Linx.

2.2.2 Nhiệm vụ thực hành


Kết nối RSLogix 5000 với PLC. Sử dụng phần mềm RSLogix 5000 để lập trình cho
PLC của hãng Rockwell, tạo kết nối giữa RSLogix 5000 và PLC tại phòng thí nghiệm thông
qua cổng Ethernet I/P, sử dụng RSLinx để cấu hình kết nối. (Cách kết nối như đã trình bày ở
bài thí nghiệm số 1).

Tạo một chương trình trong RSLogix 5000:

 Khởi động RSLogix 5000.

 Ta chọn “File”-> “New” sẽ hiện ra cửa sổ “New Controller”.

 Type: Loại PLC cần lập trình.

 Revision: Phiên bản phần mềm.

 Name: Tên của chương trình. VD: My_Project_1.

 Descripton: Mô tả chương trình.

13
 Chassis Type: Loại khung của PLC.

 Slot: Vị trí của bộ điều khiển trên khung.

 Create In: Thư mục chứa chương trình.

!!!Lưu ý khi đặt tên: Trong một chương trình Logix 5000, có thể định nghĩa tên cho các phần tử của chương
trình như là bộ điều khiển, địa chỉ dữ liệu (tags), thủ tục, mô đun vào ra I/O,…Tên chỉ được phép chứa các chữ cái,
chữ số và gạch dưới, phải mở đầu bằng chữ cái hay gạch dưới, tối đa 40 ký tự và không có các gạch dưới liên tục
hay kế tiếp nhau,…

Khai báo xong các thông số ta ấn “OK”, như vậy ta đã tạo ra một chương trình
My_Project_1 có đuôi “.ADC” trong thư mục C:\RSLogix 5000\Project.

Cấu hình bộ điều khiển: vào “Edit” -> “Controller properties” sẽ hiện ra cửa sổ ở dưới
đây, lúc dầu là các thông tin mặc định của bộ điều khiển ta có thể thay đổi các thông tin theo
mong muốn.

 General: chứa đựng các thông tin ban đầu của bộ điều khiển.

 Date/Time: cấu hình múi giờ và trạng thái thời gian của bộ điều khiển.

 Serial Port: Cấu hình thông số các cổng nối tiếp của bộ điều khiển.

 System Protocol: Cấu hình các thức giao tiếp giữa các cổng nối tiếp ở
dạng DF1 point to point, DF1 Master hay DF1 Slave.

 File: xem lại các thông tin của chương trình .

Tạo và cấu hình module vào ra I/O: Kick chuột phải vào “I/O Configuration” -> “New
Module” : ta tìm và add các module vào ra của PLC bắt đầu là các module truyền thông , các
module “Digital I/O”, “Analog I/O”, các module khác và các module đặc biệt.
14
Ví dụ: Với PLC CompactLogix 1769-L32E ta add module truyền thông 1769-SDN/B:

 Click vào “communication” -> chọn “1769-SDN/B” ấn “OK”.

 Ta đặt tên cho module ví dụ: Truyền_thông, phiên bản (Revision) ta chọn là 2,
Slot 1( vị trí của module trong khung , hay vị trí của module trên PLC).

 Chọn xong ấn “OK”.

 Tiếp tục ấn “OK”.

 Tiếp theo ta add các module “Digital


DC Input 1769-IQ32”, “Digital
Output 1769-OB32”, “Analog Input
1769- IF4” và “Analog Output 1769-
OF2”.

Lập trình bằng giản đồ thang (Ladder)

 Ta vào “Tasks”-> “Main Task”->


“MainPrograme”->
“MainRoutine” xuất hiện cửa sổ
sau:
15
2.2.3 Chuẩn bị thực hành

a/ Kiểm tra hoạt động của bộ chuyển đổi I/P: Kết nối các thiết bị trong mô hình theo sơ đồ
sau:

Hình 2.1. Sơ đồ kiểm tra hoạt động của bộ chuyển đổi I/P

• Điều chỉnh R1 để cho áp suất đạt 25 psi trên G1.


16
• Để tín hiệu ra từ bộ nguồn 38-200 ở mức nhỏ nhất (4mA) thì áp suất trên G2 là 3 psi
ứng với van khí nén mở hoàn toàn.

• Điều chỉnh tín hiệu ra từ 38-200 lên mức cao nhất (20mA) thì áp suất trên G2 là 15 psi
tương ứng với van khí nén đóng hoàn toàn.

b/ Kiểm tra hoạt động của cảm biến áp suất

• Kết nối các thiết bị theo sơ đồ sau:

Hình 2.2. Sơ đồ kiểm tra hoạt động của cảm biến áp suất

• Mở van V2 và V4.

• Khóa R2 chưa cấp khí vào mô hình. Ta điều chỉnh để có được 4 mA trên đồng hồ đo
tương ứng là 0 psi trên G5.

• Sau đó ta mở và điều chỉnh R2 đến khi được áp suất 10 psi trên G5, ta điều chỉnh để
có được 20 mA trên đồng hồ đo.
17
• Sau khi ta điều chỉnh xong thì lúc đó tín hiệu phản hồi từ cảm biến 4÷20 mA sẽ tương
ứng với dải áp suất 0÷10 psi.

2.2.4 Thu thập số liệu quá trình điều khiển áp suất sử dụng phần
mềm RS Logix 5000

a/ Chương trình (viết dưới dạng giản đồ thang)

Hình 2.3. Chương trình nhận dạng

b/ Tiến hành thu thập số liệu

• Kết nối các thiết bị theo sơ đồ sau:

18
Hình 2.4. Sơ đồ thí nghiệm

• Khởi động RSlinx kết nối PC với PLC dùng để nhận dạng.

• Khởi động RS logix 5000 tạo chương trình điều khiển và nạp chương trình vào PLC.

• Tạo “trend” để vẽ đồ thị theo các bước sau:

 Kick vào “trend” chọn “New Trend”.

 Đặt tên dự án và chọn chu kỳ trích mẫu.

 Chọn biến cần vẽ đồ thị.

 Chọn màu hiển thị biến cần vẽ.

 Chỉnh thông số trục tọa độ.

19
 Click vào “Apply” -> “OK”. Kick vào “Run” nếu muốn vẽ đồ thị và click
vào “Stop” nếu muốn ngừng vẽ.

• Mở van V1, V3 và V4.

• Điều chỉnh R1 và R2 để cho áp suất 25 psi trên G1 và 10 psi trên G2.

• Để van khí nén ở chế độ khóa hoàn toàn.

• Sau đó ta tăng dần độ mở van khí nén cứ 10% một lần, ứng với mỗi lần thí nghiệm ta
thu lấy đồ thị. Từ mỗi đồ thị thu được ta tính toán các tham số và ghi vào bảng sau:

Độ mở van(%) k T(s)

10

20

100

Trung bình

Trình bày kết quả thí nghiệm thu được:

20
Đồ thị nhận dạng với độ mở van:
a) 30%
b) 50%
c) 70%

Lưu ý:

 Vì van khí nén là van tác động ngược nên trong quá trình thí nghiệm ta đã có sự
quy đổi như sau: Độ mở van = 100% - Độ mở van thực.

 Vì van khí nén là phi tuyến nên khi ta thí nghiệm ở các giá trị độ mở van khác
nhau sẽ cho ta các giá trị k và T khác nhau. Chính vì vậy, ta sẽ lấy giá trị ktb và
Ttb để thiết kế bộ điều khiển.

3. Tài liệu tham khảo

[1] Lưu Hồng Việt: Bài giảng Mạng truyền thông công nghiệp.
[2] Hoàng Minh Sơn: "Mạng truyền thông công nghiệp" NXB Khoa học kỹ thuật 2005.
[3] Các tài liệu tham khảo từ trang web: http://www.rockwellautomation.com/

21

You might also like