You are on page 1of 20

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

CÔNG TY THUỶ ĐIỆN TUYÊN QUANG

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC
(Mã số: QT-03-25)
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-TĐTQ ngày 17 tháng 4 năm 2012)

Tuyên Quang, tháng 4/2012

NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI:


Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 2/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

1. Giám đốc 01
2. Phó giám đốc 01
3. Các đơn vị trong Công ty 07
4. Lưu: VT, KT 02
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÒNG KỸ THUẬT
NGƯỜI LẬP NGƯỜI KIỂM TRA
Chữ ký: Chữ ký:

Họ và tên: Lê Minh Trường Họ và tên: Phạm Văn Chuẩn


Chức vụ: Trưởng ca Chức vụ: Phó phòng
THÀNH PHẦN THAM GIA XEM XÉT:
NGƯỜI DUYỆT:
Chữ ký:

Họ và tên: Dương Thanh Tuyên


Chức vụ: Phó Giám đốc

TÓM TẮT SỬA ĐỔI

LẦN SỬA NGÀY SỬA TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI GHI CHÚ

Ban hành mới


NHỮNG NGƯỜI CẦN BIẾT QUY TRÌNH NÀY:
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 3/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

- Phó giám đốc kỹ thuật.


- Trưởng, phó phòng kỹ thuật.
- Cán bộ phụ trách an toàn Công ty.
- Quản đốc, phó Quản đốc phân xưởng Vận hành.
- Quản đốc, phó Quản đốc phân xưởng Điện tự động.
- Quản đốc, phó Quản đốc phân xưởng Cơ thuỷ lực.
- Các kỹ sư, kỹ thuật viên phần cơ, điện.
- Trưởng ca và các chức danh vận hành liên quan.
- Nhân viên sửa chữa.

PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. NHIỆM VỤ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 4/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

Bộ điều tốc là tổ hợp thiết bị điều khiển dùng để điều chỉnh tần số và điều
khiển tua bin thuỷ lực, đồng thời dùng để điều chỉnh riêng và điều chỉnh theo
nhóm công suất hữu công của tổ máy.
Yêu cầu đối với hệ thống điều tốc:
 Tự động khởi động tổ máy thuỷ lực theo chương trình và vận hành đến tốc
độ đồng bộ hoặc theo tần số lưới tương ứng với độ sai lệch tĩnh đặt trước
trong chế độ tự động điều chỉnh tốc độ.
 Ổn định tốc độ cho tổ máy thuỷ lực ở cả hai chế độ vận hành không tải và
cách ly với lưới.
 Giữ không đổi giá trị đặt trước của công suất tác dụng (chế độ công suất).
 Giới hạn công suất tác dụng của tổ máy.
 Dừng bình thường và dừng sự cố tổ máy.
 Tự giám sát bộ điều khiển và rơle tần số quay.
 Truyền các tín hiệu cảnh báo về sự hoạt động của bộ điều tốc lên mức điều
khiển cao.
II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
1. Điều tốc:
- Kiểu loại điều tốc: BWST-60-3.1
- Tủ cơ khí điều tốc loại: BWT-150-AZ
- Tủ điều tốc loại: WT-BM1_S.L
- Nguồn điện cung cấp: 2 nguồn 220VDC và 220VAC;
- Màn hình loại: Touch panel;
- Áp lực làm việc dầu trong hệ thống điều chỉnh: 6,3Mpa;
- Đường kính piston secvomotor: 500mm;
- Hành trình của secvomotor: 769,5mm;
- Thời gian mở cánh hướng nước từ 0 – 100%: 14s
- Thời gian đóng cánh hướng nước từ 100-0%: 12,5s;
- Dải không tác động theo tần số: 49,5-50,6Hz
- Cột áp cao nhất của buồng xoắn khi xa thải phụ tải: 94m
- Tốc độ cao nhất khi xa thải phụ tải: < 140%;
- Bảo vệ lồng tốc cơ khí: 145%
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 5/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

- Rơle tần số quay:


- Kiểu loại: ZZ-09 S-L Electric;
- Điện áp cung cấp: 220VDC và 220VAC;
- Ngưỡng tốc độ: 5%, 15%, 35%, 90%, 95%, 115%, 140%, 170%;
2. Dầu áp lực:
- Kiểu loại MHY: YZ-8.0-6.3;
- Kiểu loại tủ điều khiển bơm dầu: HYZ-4.0-6.3;
- Nguồn điều khiển: 220VAC và 220VDC;
- Nguồn động lực: 3 pha 0,4KV
- Mác dầu trong hệ thống điều chỉnh: VG46;
- Nhiệt độ dầu của hệ thống điều chỉnh: 18-550C;
- Số lượng bình tích năng: 2
- Thể tích 1 bình áp lực: 4000 lit;
- Áp lực chạy bơm chính: 5,8Mpa
- Áp lực chạy bơm dự phòng: 5,6Mpa
- Áp lực dừng bơm: 6,3Mpa;
- Tín hiệu áp lực MHY cao: 6,5Mpa;
- Tín hiệu áp lực MHY thấp: 5,6Mpa;
- Tín hiệu bảo vệ áp lực MHY thấp sự cố: 5,2Mpa;
- Van an toàn: P tác động 6,6Mpa; P mở hoàn toàn 7Mpa; P đóng
hoàn toàn 5,9Mpa;
- Thời gian dịch chuyển ngăn kéo van xả tải: 2 đến 6s
- Tín hiệu mức dầu bình chứa cao: 39%
- Tín hiệu mức dầu bình chứa thấp: 29%
- Tín hiệu mức dầu bình chứa thấp sự cố: 10%
- Tín hiệu mức dầu bể xả cao: 1650mm;
- Tín hiệu mức dầu bể xả thấp: 500mm;
- Tín hiệu mức dầu bể xả thấp sự cố: 200mm;
- Thể tích dầu trong bình chứa: 2800 lit;
- Dung tích bể xả: 10800 lit;
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 6/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

- Thể tích dầu trong bể xả: 8000 lit;


- Lưu lượng bơm dầu áp lực định mức: 10lit/s;
- Công suất động cơ bơm dầu: 90KW;
- Dòng định mức động cơ bơm: 87A
3. Bơm dầu rò rỉ:
- Kiể loại hệ thống vét dầu: JSL-0.3
- Dung tích bể vét dầu: 400 lit;
- Lưu lượng bơm vét dầu: 35 lit/phút;
- Cột áp đầu đẩy bơm vét: 1,6 đến 2,5Mpa (có thể điều chỉnh được);
- Động cơ bơm vét dầu: 380V-3KW;
- Thời gian tối đa chạy bơm vét: 3 phút;
- Mức dầu chạy bơm vét: 700mm
- Mức dầu dừng bơm vét: 300mm
- Tín hiệu mức dầu bể vét cao: 850mm

PHẦN II
PHẦN VẬN HÀNH
I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG:
Điều 1: Vận hành hệ thống điều tốc chỉ được giao cho nhân viên vận hành đã
được học tập và sát hạch đạt yêu cấu về quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ
thống điều tốc và được phân công nhiệm vụ.
Điều 2: Trong khi áp dụng quy trình này cần phải áp dụng các quy trình, quy
phạm liên quan và quy định của nhà chế tạo.
Điều 3: Dừng vận hành hệ thống điều tốc khi có:
- Cháy ở gần hệ thống điều tốc;
- Dầu phụt ra tại các van, các khớp nối, mặt bíc, gioăng chèn, các đường
ống;
- Có hiện tượng không trơn trượt (chuyển động giật cục) của các thiết bị cơ
khí thuỷ lực trong tủ điều tốc khi điều chỉnh cánh hướng;
- Hư hỏng trong hệ thông điều tốc nhưng chưa được khắc phục.
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 7/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

Điều 4: Cấm tiến hành các công việc sau khi điều tốc đang vận hành:
- Tự ý thay đổi các thông số chỉnh định trong màn hình “parametrr setting”
và “Testing”
- Thử các chức năng mà chưa hiểu rõ
- Sửa chữa thí nghiệm hiệu chỉnh khi các thiết bị của hệ thống điều tốc chưa
được cô lập.
Điều 5: Biện pháp an toàn đẻ sửa chữa hệ thống truyền động thủy lực điều tốc:
- Tổ máy đã dừng hoàn toàn.
- Cánh hướng đã đóng hết và chốt vành điều chỉnh đã chốt.
Điều 6: Kiểm tra, đưa vào vận hành sau sửa chữa:
- Hệ thống điều tốc hiệu chỉnh đạt yêu cầu.
- Kết thúc tất cả các công việc trên hệ thống, phiếu lệnh công tác đã khõa,
các đội công tác đã rút hết.
- Các phân xưởng đăng kí đưa hệ thống vào làm việc.
- Được sự đồng ý của Phó giám đốc kĩ thuật.
Điều 7: Chỉ cho phép khởi động hệ thống điều tốc khi
- Đã kiểm tra đủ điều kiện đưa hệ thống điều tốc vào làm việc;
- Tuyến năng lượng đã được nạp đầy nước, cửa van hạ lưu và cửa nhận nước
ở vị trí trên cùng.
- Chốt vành điều chỉnh mở, không còn áp lực khí phanh các guốc phanh đã
nhả.
- Hệ thống dầu áp lực của tổ máy đã sẵn sàng làm việc, cả 2 bơm dầu hoạt
động tốt, các thông số ở giá trị cho phép.
- Tua bin và các thiết bị phụ trợ sẵn sàng làm việc (theo quy trình vận hành
và xử lý sự cố tua bin thuỷ lực).
- Máy phát và các thiết bị phụ trợ sẵn sàng làm việc (theo quy trình vận hành
và xử lý sự cố máy phát thuỷ lực).
Điều 8: Đối với thiết bị dầu áp lực:
1. Áp lực và mức dầu trong bình dầu áp lực phải ở trong phạm vi cho phép,
dầu phải được kiểm định chất lượng.
2. Không được thay đổi giá trị cài đặt của Rơle đồng hồ áp lực.
3. Tất cả các van phải ở đúng vị trí (Phương thức) các đầu nối không rò rỉ.
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 8/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

4. Chế độ vận hành hai bơm MHY đặt ở chhé độ tự động;


5. Các bơm dầu và động cơ bơm bình thường. Nhiệt độ các ổ và vỏ động
cơ ở mức cho phép. Nối đất chắc chắn.
6. Tất cả các thông số cho tủ điều khiển phải được cài đặt.
7. Bể dầu xả phải được kiểm định chất lượng dầu, mức dầu bình thường.
8. Không có rò rỉ dầu lớn tại tất cả các vị trí.
Đối với bộ điều tốc:
1. Van phân phối ổn định, dao động góc quay không quá 300, Secvomotor
không có rung chấn bất thường.
2. Nguồn cung cấp đảm bảo, điện áp bình thường.
3. Các giá trị cài đặt phải đúng. Cột nước phải báo và chỉ thị đúng theo
thực tế.
4. Hành trình của Sécvômôtơ và độ mở thực tế cánh hướng phải tương
ứng.
5. Tất cả các đèn chỉ thị, tín hiệu và đồng hồ phải chỉ thị đúng.
II. THAO TÁC TRONG VẬN HÀNH:
Điều 9: Kiểm tra, chuẩn bị và vận hành lần đầu thiết bị dầu áp lực.
1. Kiểm tra chất lượng dầu ở trong thùng dầu xả. Mức dầu trong điều kiện
bình thường;
2. Đóng van 1D56, 1D57 để cô lập dầu hệ thống điều tốc. Mở các van đầu
vào hút bơm 1 và bơm 2, 1D51, 1D52, 1D53, 1D54, 1D55. Đóng các van
xả dầu ở bình dầu áp lực. Kiểm tra dầu không bị rò dầu, xử lý chúng nếu
có;
3. Kiểm tra cách điện của hai động cơ, kiểm tra đối xứng của nguồn ba pha
xoay chiều, kiểm tra thứ tự pha và kiểm tra nối đất của động cơ với vỏ;
4. Đóng áptomat cung cấp nguồn xoay chiều ba pha. Giải trừ nút ấn dừng
khẩn cấp;
5. Kiểm tra hệ thống khí cao áp đã sẵn sàng và trong điều kiện vận hành
bình thường;
6. Chuyển khoá của van bi bằng tay van 1, 2, 3, 4 từ van cung cấp khí
được điều khiển bằng tay và tự động về vị trí đóng;
7. Kiểm tra, khẳng định tủ điều khiển MHY đã được đóng điện, PLC đã
được khởi động, đèn RUN sáng;
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 9/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

8. Chuyển khoá để chạy bơm 1 và 2 về vị trí “Bằng tay” và khởi động


động cơ bơm dầu tạo áp lực;
9. Giám sát áp lực dầu và mức dầu để ngừng bơm dầu áp lực khi mức dầu
ở bộ chỉ thị đạt tới từ 20 đến 30cm;
10.Mở van cấp khí tự động.
Điều 10: Nạp dầu hệ thống điều tốc của tổ máy sau sửa chữa.
1. Kiểm tra phai cửa nhận nước đóng và áp lực ở đường ống áp lực bằng
không.
2. Kiểm tra tất cả các đường ống dầu đã nối. Van xả dầu ở secvômôtơ
đóng.
3. Kiểm tra không có người làm việc ở khu vực cánh hướng. Không có củi
rác giữa các cánh hướng.
4. Kiểm tra không có người ở dưới nắp tuabin trong buồng tuabin.
5. Điều tốc đặt ở chế độ bằng tay.
6. Van điều khiển dầu áp lực mở, chốt secvômôtơ mở.
7. Mở van dầu áp lực, mới đầu chỉ mở từ từ và mở hoàn toàn cho đến khi
tiếng kêu nạp dầu không còn nữa. Đóng mở secvômôtơ vài lần để đẩy
khí bên trong ra, sau đó chốt secvômôtơ.
8. Kiểm tra tất cả các vị trí có liên quan không bị rò dầu.
Điều 11: Trạng thái sẵn sàng của bộ điều tốc:
- Kiển tra các điều kiện cho phép đưa điều tốc vào làm việc như điều 9.
- Các tủ điều tốc được cấp nguồn, các bộ PLC sẵn sàng hoạt động, các đèn
Standby, lock out, DC power, AC power trên tủ điện điều tốc sáng.
- Không có tín hiệu sự cố từ bộ điều tốc trên các bảng điều khiển.
Điều 12: Các chế độ làm việc của bộ điều tốc:
1. Chế độ “tự động từ xa”: là chế độ làm việc bình thường của hệ thống
điều tốc. Khoá chế độ trên mặt tủ điện đặt ở REMOTE (SA1) và SA2
đặt ở ELEC. Bộ điều tốc sẽ làm việc theo sự chỉ huy từ hệ thống điều
khiển DCS.
2. Chế độ tự động tại chỗ: là chế độ điều khiển trực tiếp trên thiết bị (cấp
5-DCS). Khoá chế độ trên mặt tủ điện đặt ở LOCAL (SA1) và SA2 đặt
ở ELEC.
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 10/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

3. Chế độ bằng tay tại tủ điện là chế độ điều khiển trực tiếp trên thiết bị
(cấp 5-DCS). Khoá chế độ trên mặt tủ điện đặt ở LOCAL (SA1) và
SA2 đặt ở ELEC.
4. Chế độ làm việc bằng tay tại tủ cơ khí: (SA1: LOCAL, SA2: MECH-
MAN) chỉ được thực hiện khi khởi động thử tổ máy hoặc xử lý sự cố.
Điều 13: Khởi động tổ máy bằng tay (quay máy):
1. Kiểm tra tổ máy đã đủ điều kiện sẵn sàng khởi động, trên tủ điện điều tốc
đặt khoá SA1 về LOCAL, đặt khoá SA2 về MECH-MAN, nhấn nút Falt
revert;
2. Mở cửa tủ cơ khí điều tốc, xoay nhẹ vô lăng trên nắp động cơ van phân
phối ngược chiều kim đồng hồ để từ từ mở cánh hướng đến độ mở khởi
động theo cột áp;
3. Giữ tay tại vô lăng, theo dõi tốc độ tổ máy, khi tốc độ tăng đến 60% tốc độ
định mức, từ từ xoay vô lăng theo chiều ngược lại (chiều kim đồng hồ) để
đặt độ mở cánh hướng về độ mở không tải;
4. Theo dõi đồng hồ tốc độ để khi tốc độ tổ máy đạt đến 90% thì tiến hành gia
giảm (điều chỉnh) độ mở phù hợp nhằm giữ ổn định tốc độ định mức 100%.
Điều 14: Dừng tổ máy bằng tay:
1. Kiểm tra tổ máy đã giảm tải về không, máy cắt đã cắt, kích từ đã dập, trên
tủ điện điều tốc đèn Breaker đã tắt, đặt khoá SA1 về LOCAL, đặt khoá
SA2 về MECH-MAN,
2. Mở cửa tủ cơ khí điều tốc, xoay vô lăng trên nắp động cơ van phân phối
thuận chiều kim đồng hồ để đóng cánh hướng về không;
3. Theo dõi sự giảm tốc độ của tổ máy, tiến hành phanh máy bằng tay khi tốc
độ giảm còn 17%
4. Đóng nước kỹ thuật khi tổ máy đã dừng hẳn, chốt vành điều chỉnh, đóng
các van dầu 1D56 và 1D57 nếu cần thiết.
Điều 15: Xả nước sơ bộ buồng xoắn:
1. Kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cơ khí thuỷ lực,
Phanh tổ máy đã tác động, chốt vành điều chỉnh đã mở (đèn lock out sáng);
2. Trên tủ điện điều tốc đặt khoá SA1 về LOCAL, đặt khoá SA2 về MECH-
MAN, nhấn nút vàng Falt revert;
3. Mở cửa tủ cơ khí điều tốc, từ từ xoay vô lăng trên nắp động cơ van phân
phối thuận ngược chiều kim đồng hồ để mở cánh hướng ở 3-5% (nhả tay
khi đã đạt độ mở yêu cầu);
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 11/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

4. Theo dõi áp lực nước trong buồng xoắn, khi nước đã cạn thực hiện việc
đóng/mở cánh hướng bằng tay theo yêu cầu của đội sửa chữa.
Điều 16: Chuyển điều tốc từ chế độ bằng tay sang chế độ tự động hoặc ngược lại:
Khi chuyển đổi, vị trí khoá tương ứng với các chế độ đã nêu tại điều 13, tuy
nhiên muốn chuyển đổi khi máy đang vận hành cần lưu ý những điều sau:
1. Trước khi chuyển khoá SA1 từ REMOTE sang LOCAL cần kiểm tra những
cài đặt trên màn hình, đưa giới hạn độ mở về trùng với độ mở thực tế;
2. Trước khi chuyển khoá SA2 từ MECH-MAN sang ELEC cần kiểm tra
những cài đặt trên màn hình, đưa giới hạn độ mở về trùng với độ mở thực
tế, khoá SA1 nên đặt tại vị trí REMOTE.
Điều 17: Kiểm tra khởi động tổ máy trong chế độ tự động:
1. Kiểm tra tổ máy đã đủ điều kiện sẵn sàng khởi động, khoá SA1 trên tủ điện
điều tốc đặt tại REMOTE, khoá đặt SA2 đặt tại ELEC, các đèn Standby,
lock out, DC power, AC power trên tủ điện điều tốc sáng;
2. Chuyển màn hình về chế độ chụp sóng để tiện theo dõi tiến trình khởi động
tổ máy;
3. Theo dõi lệnh khởi động tổ máy từ DCS, đèn Start sáng, giới hạn độ mở
nhảy đến giá trị độ mở khởi động theo cột áp, độ mở cánh hướng tăng dần
không quá giá trị giới hạn độ mở, tốc độ tổ máy tăng dần đến định mức. Tại
thời điểm mồi từ (tốc độ 95%), đèn Start tắt, tổ máy kết thúc quá trình khởi
động. Điều tốc làm việc trong chế độ ổn định tốc độ.
4. Theo dõi đồng hồ tần số lưới và tần số máy phát, khi hoà tổ máy đèn
breaker sáng, điều tốc tự chuyển sang chế độ điều khiển độ mở, giới hạn độ
mở nhảy đến 110%;
5. Chuyển bộ điều tốc về chế độ định trước theo phương thức vận hành.
Điều 18: Kiểm tra dừng tổ máy trong chế độ tự động:
1. Kiểm tra bộ điều tốc đang làm việc bình thường, khoá SA1 trên tủ điện điều
tốc đặt tại REMOTE, khoá đặt SA2 đặt tại ELEC, các đèn breaker (nếu tổ
máy đang phát), lock out, DC power, AC power trên tủ điện điều tốc sáng;
2. Chuyển màn hình về chế độ chụp sóng để tiện theo dõi tiến trình dừng tổ
máy;
3. Theo dõi lệnh dừng từ DCS, đèn stop sáng, đèn breaker tắt (có thể tắt trước
lệnh dừng), giới hạn độ mở nhảy về giá trị -10%, độ mở cánh hướng giảm
dần về 0%, tốc độ tổ máy giảm dần;
4. Sau khoảng 3 phút kể từ khi đèn stop tắt, theo dõi tốc độ tổ máy giảm về
20% (nếu tốc độ còn cao, cần xem xét các chốt cánh hướng), theo dõi sự
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 12/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

tác động của phanh tổ máy để can thiệp kịp thời (nếu sau khoảng 30s tổ
máy chưa dừng hẳn cần xem xét đến nguồn khí phanh và guốc phanh).
Điều 19: Điều chỉnh công suất tổ máy đang nối lưới:
1. Từ hệ thống DCS: công suất tổ máy nằm trong vùng điều chỉnh có phối hợp
với các tổ máy khác để tối ưu, chế độ PSS ON cũng được đưa vào làm việc.
Khi có biến động của lưới, tổ máy sẽ tự động điều chỉnh sao cho điểm làm
việc của máy phát không nằm ngoài đặc tính làm việc của máy phát;
2. Từ nhân viên vận hành tại phòng điều khiển trung tâm: Tuỳ theo chế độ hiện
thời của bộ điều tốc, đặt setpoint về độ mở hoặc công suất theo yêu cầu,
kiểm tra sự đáp ứng của điều tốc theo điểm đặt và sự tham gia ổn định hệ
thống. Lưu ý không điều chỉnh công suất của tổ máy nằm ngoài đường đặc
tính làm việc máy phát và nên hạn chế làm việc lâu dài ở công suất
<40MW;
3. Từ nhân viên vận hành tại chỗ:
a) Tại tủ điện điều tốc: Xoay khoá SA1 tại tủ điện điều tốc về vị trí
LOCAL, đặt setpoint trên màn hình hoặc lắc khoá tăng/giảm trên mặt tủ.
Trong trường hợp này bộ điều tốc vẫn tham gia hỗ trợ ổn định hệ thống;
b) Tại tủ cơ khí điều tốc (bằng tay): Trên tủ điện điều tốc, đặt khoá SA1 về
LOCAL, khoá SA2 về MECH-MAN. Xoay vô lăng trên nắp van phân
phối trong tủ điều tốc để đạt tới độ mở yêu cầu. Trong trường hợp này
bộ điều tốc không tham gia hỗ trợ ổn định hệ thống.
Điều 20: Dừng khẩn cấp tổ máy: Bộ điều tốc nhận lệnh tự động bảo vệ cơ khí
thuỷ lực tổ máy theo 2 cấp. Cấp một tiến hành dừng bình thường bởi ngăn kéo
phân phối chính. Khi diễn biến sự cố phức tạp hoặc bản thân bộ điều tốc không
kiểm soát được sự cố, bảo vệ cấp 2 tự động làm việc thông qua ngăn kéo sự
cố. Thao tác dừng sự cố theo chủ ý của nhân viên vận hành được tiến hành
bằng cách ấn nút EMERGENCY STOP trên mặt tủ điện điều tốc hoặc ấn nút
cơ khí dừng khẩn cấp trong tủ cơ khí điều tốc.
Điều 21: Chuyển tổ máy từ phát sang bù: Theo dõi khi nhận được lệnh chuyển bù
tổ máy từ hệ thống DCS, tại tủ điều tốc đèn CONDENNCE bật sáng, cánh
hướng từ từ khép về 0%, trên màn hình chỉ thị giới hạn độ mở bằng -10%,
công suất tổ máy tiến về xấp xỉ -1MW là thành công. Chủ động thao tác bằng
tay tại hệ thống điều tốc để chuyển tổ máy vào chế độ bù là thực hiện được
bằng cách cưỡng bức đóng cánh hướng nhưng không nên áp dụng vì khi sự cố
tổ máy không tự động đẩy được khí ra ngoài.
Điều 22: Chuyển tổ máy từ bù sang phát: Theo dõi khi nhận lệnh chuyển phát từ
DCS, tại tủ điều tốc đèn CONDENNCE tắt, trên màn hình chỉ thị giới hạn độ
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 13/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

mở bằng giá trị setpoint (thường =110%), cánh hướng mở đến độ mở định
trước (setpoint), công suất tổ máy tương ứng với giá trị độ mở. Trong trường
hợp setpoint của giới hạn độ mở đặt nhỏ hơn setpoint độ mở cánh hướng thì
muốn tăng công suất phải tăng setpoint của giới hạn độ mở. Không cho phép
cưỡng bức chuyển phát bằng tay tại tủ điện hoặc tủ cơ khí điều tốc.
Điều 23: Dừng máy từ chế độ bù:
1. Dừng bình thường từ xa: Theo dõi khi nhận lệnh dừng từ DCS, tại tủ điều
tốc đèn CONDENNCE tắt, đèn STOP sáng; trên màn hình chỉ thị giới hạn
độ mở nhảy từ giá trị -10% lên đến giá trị độ mở không tải (thường 12%),
cánh hướng mở đến độ mở không tải; tiếp đó đèn BREAKER tắt, tiến trình
dừng máy bình thường như đã nêu tại điều 17;
2. Dừng máy từ bảo vệ điện: Tương tự như mục 1 điều 24nhưng có khác ở chỗ
máy cắt tác động trước tiên, 3 đèn CONDENNCE, STOP và BREAKER
cùng chuyển trạng thái;
3. Dừng máy từ bảo vệ cơ khí thuỷ lực cấp 1: Tương tự như mục 1 điều 24 đã
nêu;
4. Dừng máy bằng tay tại tủ cơ khí điều tốc (chỉ dùng trong trường hợp khần
cấp): Rút giắc điện động cơ bước, xoay vô lăng để mở cánh hướng nước lên
12%, sau đó nhấn công tắc dừng khẩn cấp tại thân van phân phối chính.
Kiểm tra dừng máy theo điều 13.
Điều 24: Trình tự đưa điều tốc ra khỏi vận hành: Lưu ý không cắt điện tủ điều
khiển, hạn chế việc thao tác gây mất điện PLC.
1. Dừng máy, chốt vành điều chỉnh (từ DCS hoặc bằng tay) khi cánh hướng
đóng hoàn toàn;
2. Nhấn nút EMERGENCY STOP trên tủ điện điều tốc hoặc nút dừng khẩn
cấp trên thân van phân phối trong tủ cơ khí điều tốc;
3. Đóng các van dầu 1D56 và 1D57.
Điều 25: Trình tự đưa điều tốc vào vận hành sau sửa chữa hiệu chỉnh:
1. Kiểm tra việc tuân thủ đầy đủ các điều kiện trong phần quy định chung;
2. Mở các van dầu 1D56 và 1D57;
3. Kiểm tra, khẳng định tủ điện điều tốc đã sẵn sàng, các đèn Stop, lock in,
DC power, AC power trên tủ điện điều tốc sáng;
4. Nhấn nút giải trừ ngăn kéo sự cố FAULT REVERT trên tủ điện điều tốc,
theo dõi các setpoint trên màn hình đã đặt đúng phương thức;
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 14/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

5. Mở chốt vành điều chỉnh bằng tay, theo dõi đèn Lock in, Lock out, Standby
chuyển trạng thái;
6. Kiểm tra, giải trừ tất cả các tín hiệu hư hỏng liên quan (menu INCIDENT
REPORT trên màn hình sờ).
III. XỬ LÝ SỰ CỐ:
Điều 26: Tất cả những hư hỏng phát sinh trong quá trình vận hành mà không nêu
cụ thể trong quy trình này, dẫn đến tín hiệu cảnh báo hoặc bảo vệ tác động, ...
thì trực ban vận hành phải nhanh chóng xác định nguyên nhân sự cố, mức độ
ảnh hưởng của sự cố để áp dụng mọi biện pháp xử lý theo phạm vi, trách
nhiệm và quyền hạn của mình.
Điều 27: Tất cả những hư hỏng phát sinh trong quá trình vận hành như tín hiệu
cảnh báo sai, thiết bị tự động không làm việc theo nguyên lý, hoặc bảo vệ tác
động nhầm, ... thì trực ban vận hành phải ghi rõ tình trạng trong sổ nhật ký và
khiếm khuyết. Khi có yêu cầu của kỹ sư chính, có thể tự xử lý với sự trợ giúp
của đội sửa chữa từ xa. Mọi cá nhân và đơn vị liên quan không được phép từ
chối cung cấp các thông tin cần thiết để phục vụ công tác sửa chữa và xử lý sự
cố.
Điều 28: Chủ động ngừng sự cố tổ máy: Trong quá trình tổ máy làm việc, trường
hợp xảy ra có hại hoặc nguy hiểm cho tổ máy đang làm việc người vận hành có
thể ngừng khẩn cấp. Có 2 cách để ngừng khẩn cấp tổ máy, đó là ngừng bằng
tay và ngừng tự động thông qua thiết bị bảo vệ tác động sau khi sự cố xảy ra.
Nhân viên vận hành cần theo dõi (độc lập với các thiết bị giám sát tự động)
các nguyên nhân chính dẫn đến ngừng tổ máy:
- Nhiệt độ các ổ quá cao.
- Áp lực dầu trong hệ thống dầu MHY giảm đến mức sự cố.
- Sự cố phần điện bên trong máy phát.
- Trường hợp máy bị lồng tốc và hư hỏng bộ điều điều chỉnh của bộ điều
tốc.
- Tổ máy làm việc với tiếng kêu bất thường, độ rung hoặc các nguy hiểm
khác đối với con người và thiết bị.
Điều 29: Trường hợp mức dầu bình MHY thấp
 Hiện tượng: Có tín hiệu báo mức dầu MHY tổ máy ... trên phòng điều khiển
trung tâm và tủ điều khiển tại chỗ.
 Nguyên nhân:
1. Tín hiệu báo nhầm
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 15/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

2. Kẹt van nạp khí tự động;


3. Mạch điều khiển bổ xung khí làm việc sai.
 Cách khắc phục: Xác minh hiện trường, nếu báo nhầm gọi tổ Tự động xử lý.
Nếu mức dầu thấp dưới 29% (giá trị đặt), tiến hành theo các bước sau:
1. Kiểm tra sự làm việc của van tự động theo 2 tiêu chí: cuộn hút điện từ và
lưu lượng khí qua van;
2. Nếu cuộn hút làm việc khi mức dầu thấp, tiếp tục các thao tác trong
bước 4 đến 8 và gọi tổ Tự động xử lý;
3. Nếu cuộn hút không làm việc mà van bị rò, tiếp tục các thao tác trong
bước 4 đến 8, gọi PX Cơ thuỷ lực xử lý;
4. Đóng van chặn nạp khí tự động;
5. Mở van 3 hoặc van xả khí ở bình dầu áp lực để xả khí;
6. Đặt bơm dầu làm việc ở chế độ tự động;
7. Điều chỉnh mức dầu tới giá trị yêu cầu;
8. Đóng van 3 và van xả khí ở bình dầu áp lực;
9. Mở van chặn cấp khí tự động sau khi hư hỏng đã được xử lý.
Điều 30: Trường hợp mức dầu bình MHY tăng cao
 Hiện tượng: Có tín hiệu báo mức dầu MHY tổ máy tăng cao trên phòng
điều khiển trung tâm và tủ điều khiển tại chỗ.
 Nguyên nhân:
1. Tín hiệu báo nhầm
2. Thất thoát khí trong bình MHY;
3. Mạch điều khiển bổ xung khí làm việc sai.
 Cách khắc phục: Xác minh hiện trường, nếu báo nhầm gọi tổ Tự động xử lý.
Nếu báo đúng, tiến hành theo các bước sau:
1. Kiểm tra sự rò rỉ của van xả khí, van an toàn trên đỉnh bình chứa; của
các mặt bích nối cửa thăm, đồng hồ chỉ thị, ...;
2. Kiểm tra sự thông suốt và áp lực nguồn cấp khí tự động;
3. Xác minh việc mở van nạp khí tự động khi mức dầu đạt 35%, nếu sai gọi
tổ Tự động xử lý.
Điều 31: Mức dầu không bình thường ở bể xả MHY.
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 16/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

 Hiện tượng: Tín hiệu trên trung tâm và tủ tại chỗ báo mức dầu bể xả không
bình thường.
 Nguyên nhân:
1. Tín hiệu báo nhầm
2. Tràn nước vào hệ thống dầu;
3. Rò rỉ trong hệ thống dầu.
 Cách khắc phục:
1. Xác minh hiện trường, nếu báo nhầm gọi tổ Tự động xử lý. Nếu báo
đúng, tiến hành kiểm tra và xử lý theo các bước sau:
2. Kiểm tra các thùng dầu rò rỉ xem bơm vét dầu có làm việc tốt hay
không?
3. Kiểm tra nguồn khí cấp tự động có được xả ẩm tốt không, nước có tràn
vào bể vét hay không;
4. Kiểm tra hệ thống dầu có liên quan như secvômôtơ xem có bị rò dầu
không. Kiểm tra các van xả dầu đóng kín hay không;
5. Kiểm tra mức dầu, áp lực dầu ở bình áp lực để điều chỉnh nếu cần thiết;
6. Nếu có dấu hiệu lẫn nước trong dầu, hoặc tín hiệu trên rơle phát hiện
dầu lẫn nước báo, cần báo ngay tổ Sửa chữa điện lấy mẫu hoá nghiệm và
báo cáo Phó giám đốc kỹ thuật.
Điều 32: Trường hợp áp lực bình MHY giảm thấp
 Hiện tượng: Có tín hiệu báo áp lực bình MHY tổ máy giảm thấp và tín hiệu
chạy bơm dự phòng trên phòng điều khiển trung tâm và tủ điều khiển tại
chỗ.
 Nguyên nhân:
1. Tín hiệu báo nhầm hoặc mạch điều khiển làm việc sai;
2. Rò lớn trong hệ thống dầu MHY;
3. Hư hỏng van xả tải.
 Cách khắc phục: Xác minh hiện trường (lưu ý thời điểm khi áp lực tụt gần
mức chạy bơm chính mà có sự điều chỉnh lớn về độ mở cánh hướng), nếu
báo nhầm gọi tổ Tự động xử lý. Nếu báo đúng, tiến hành theo các bước sau:
1. Kiểm tra, xử lý sự rò rỉ lớn của các mặt bích, ống nối mềm, ống thuỷ;
2. Mở van tắt trên bể xả để xả dầu áp lực bình MHY, kiểm tra việc chạy
bơm chính, bơm dự phòng và sự tác động của các van xả tải. Trong
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 17/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

trường hợp hỏng cả 2 cuộn hút van xả tải, đội sửa chữa chưa đến kịp,
nhân viên vận hành cần trực theo dõi tại hiện trường để tác động bằng
tay vào ty van xả tải trong giai đoạn cuộn hút đóng điện.
Điều 33: Trường hợp áp lực bình MHY tăng cao
 Hiện tượng: Có tín hiệu báo áp lực bình MHY tổ máy tăng cao trên phòng
điều khiển trung tâm và tủ điều khiển tại chỗ.
 Nguyên nhân:
1. Tín hiệu báo nhầm;
2. Hư hỏng khởi động mềm;
3. Tay van của cảm biến áp lực bình chứa bị khoá hoặc mạch điều khiển bị
trôi trị số tác động;
 Cách khắc phục: Xác minh hiện trường, nếu báo nhầm gọi tổ Tự động xử lý.
Nếu báo đúng, tiến hành theo các bước sau:
1. Kiểm tra sự tương ứng trạng thái đầu ra từ PLC với lệnh dừng trên khởi
động mềm. Cắt Q2 nếu lỗi do khởi động mềm;
2. Kiểm tra, khẳng định không có tắc ngẽn trên đường dầu vào cảm biến áp
lực bình chứa, van tay đã mở;
3. Kiểm tra sự tương ứng trạng thái đầu ra từ PLC (lệnh dừng bơm) với trị
số áp lực trên màn hình và đồng hồ trên bình chứa. Về trị số, luôn phải
lấy đồng hồ chỉ thị trực tiếp trên bình chứa làm chuẩn.
Điều 34: Điều tốc không ổn định
 Hiện tượng: Công suất hoặc tần số dao động.
 Nguyên nhân:
1. Tổ máy làm việc cách ly với lưới;
2. Dầu trong hệ thống bị cặn bẩn;
3. Các thông số hiệu chỉnh bị thay đổi;
 Cách khắc phục: Lần lượt chuyển các chế độ làm việc để tìm nguyên nhân
và báo đội sửa chữa phù hợp.
1. Chuyển điều tốc sang chế độ LOCAL. Nếu không dao động nữa gọi Thợ
sửa chữa DCS;
2. Chuyển điều tốc sang chế độ MECH-MAN. Nếu không dao động nữa
gọi tổ Tự động sửa chữa. Trong thời gian chờ đội sửa chữa nhân viên
vận hành cần trực tại chỗ tại tủ cơ khí điều tốc để xử lý kịp thời;
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 18/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

3. Chuyển bộ lọc dầu và gọi phân xưởng Cơ thuỷ lực xử lý.


Điều 35: Hư hỏng phần nguồn cấp (làm giảm tính dự phòng nguồn)
 Hiện tượng: Có tín hiệu hư hỏng nguồn trong hệ thống (điều tốc hoặc
MHY) trên phòng điều khiển trung tâm và trên mặt tủ bảng tại chỗ.
 Nguyên nhân:
1. Mất nguồn cấp tới tủ bảng tại chỗ;
2. Hư hỏng môđun đổi nguồn;
3. Nhảy áptomat (xác suất aptomat xoay chiều cao hơn);
 Cách khắc phục:
1. Kiểm tra, phục hồi điện áp tại má trên các aptomat nguồn;
2. Xác minh tình trạng của các môđun nguồn thông qua các đèn led sáng.
Nếu không sáng, báo ngay tổ Tự động xử lý;
3. Kiểm tra tình trạng của máy biến áp cách ly, môđun hoà nguồn, môđun
nếu không có gì bất thường cho phép đóng lại aptomat nguồn 1 lần.
Điều 36: Hư hỏng trong quá trình chuyển chế độ
a) Chuyển phát sang bù
 Hiện tượng: Có lệnh chuyển bù nhưng điều tốc không đóng hoàn toàn cánh
hướng.
 Nguyên nhân:
1. Chưa thoả mãn các điều kiện bù;
2. Chế độ đặt trên bộ điều tốc chưa đúng phương thức.
3. Hư hỏng hệ thống điều khiển;
 Cách khắc phục:
1. Kiểm tra lại các điều kiện sẵn sàng chuyển bù trên DCS;
2. Kiểm tra lại chế độ của bộ điều tốc phải là điều khiển tự động từ xa
3. Xác minh đèn CONDENCE trên tủ điện điều tốc, ra lệnh chuyển phát và
thông báo cho tổ Tự động xử lý.
b) Chuyển Bù sang phát
 Hiện tượng: Có lệnh chuyển bù sang phát nhưng điều tốc không mở cánh
hướng.
 Nguyên nhân:
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 19/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

1. Chế độ đặt trên bộ điều tốc chưa đúng phương thức;


2. Hư hỏng hệ thống điều khiển.
 Cách khắc phục:
1. Kiểm tra lại chế độ của bộ điều tốc phải là điều khiển tự động từ xa;
2. Xác minh đèn CONDENCE trên tủ điện điều tốc tắt. Kiểm tra các
setpoint trên màn hình. Nếu đúng phương thức và giá trị, tiến hành điều
khiển (mở cánh hướng) bằng tay và thông báo cho tổ Tự động xử lý.
Điều 37: Không tự động hạn chế công suất
 Hiện tượng: Có tín hiệu quá tải máy phát trên phòng điều khiển trung tâm.
 Nguyên nhân:
1. Tín hiệu báo sai;
2. Chế độ đặt cột áp trên bộ điều tốc chưa đúng phương thức.
3. Trôi trị số cột áp trên bộ tự động đo lường mức nước thượng hạ lưu;
 Cách khắc phục:
1. Xác minh hiện trường, nếu báo nhầm gọi tổ Tự động xử lý;
2. Kiểm tra lại chế độ cập nhật cột áp, nếu bằng tay thì nhập đúng giá trị
cột áp hiện hành;
3. Kiểm tra hệ thống thiết bị đo lường thuỷ khí (nguồn cho bộ biến đổi, tay
van đường ống đo lường, đường khí, ...). Nếu do trôi trị số, gọi tổ Tự
động xử lý.
Điều 38: Ngừng sự cố do áp lực dầu giảm thấp và cách sử lý
1. Rơle tín hiệu XJ sẽ gửi tín hiệu áp lực dầu giảm thấp sự cố.
2. Áp lực dầu thấp hơn hoặc giảm tới giá trị (5,2) Mpa.
3. Kiểm tra mức dầu tại bình dầu áp lực. Tín hiệu báo lỗi có thể bị sai hoặc
áp lực dầu có thể đã trở lại giá trị bình thường. Trong trường hợp này, tổ
máy có thể khởi động trở lại sau khi Rơle được giải trừ.
4. Nếu như áp lực dầu tại bình thực sự giảm thấp, giám sát tình trạng đóng
các cánh hướng một cách cẩn thận. Nếu áp lực dầu giảm quá thấp
(≤2,34)Mpa mà không đủ để đóng cánh hướng nước, nhanh chóng
ngừng tổ máy bằng cách hạ cửa van nhận nước.
5. Nếu áp lực dầu giảm thấp do xuất hiện nguyên nhân rò rỉ trên đường ống
của hệ thống dầu điều tốc hoặc tại bể dầu áp lực, phải dừng tổ máy ngay
Lần ban hành: 01
CÔNG TY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Mã số: QT-03-25
Ngày ban hành: 17/4/2012

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ Trang: 20/20 Ngày có hiệu lực: 17/4/2012
HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

lập tức. Xả dầu từ bình dầu áp lực xuống bể xả sau khi tổ máy dừng và
chốt.
Điều 39: Ngừng khẩn cấp do van ngăn kéo sự cố và cách xử lý
1. Có tín hiệu sự cố tác động.
2. Tổ máy chuyển sang tiến trình dừng sự cố (bảo vệ cấp 1).
3. Nếu hệ thống bảo vệ không kiểm soát được việc dừng sự cố thì dừng tổ
máy theo phương thức ngừng khẩn cấp bằng ngăn kéo sự cố (bảo vệ cấp
2).
4. Ngay sau khi tổ máy ngừng và các má phanh đã nhả, giải trừ tín hiệu
rơle.

You might also like