You are on page 1of 21

Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

KHÍ CỤ ĐIỆN HẠ ÁP

1. Aptomat

Là loại khí cụ điện dùng để đóng, ngắt điện bằng tay nhưng có thể tự ngắt
mạch điện khi có sự cố quá tải hoặc ngắn mạch.
Theo cơ cấu tác động (tự ngắt) người ta chia ra làm ba loại sau:
Áp tô mát nhiệt: tác động nhờ cơ cấu điện - nhiệt, như vậy thời gian tác động
sẽ rất chậm. Loại này thường dùng để bảo vệ quá tải.
Áp tô mát điện từ: tác động nhờ cơ cấu điện - từ như vậy thời gian tác động sẽ
rất nhanh. Loại này thường dùng để bảo vệ ngắn mạch.
Áp tô mát điện từ - nhiệt.
Theo kết cấu người ta chia làm các loại sau:
Áp tô mát 1 cực
Áp tô mát 2 cực
Áp tô mát 3 cực
Theo điện áp sử dụng người ta chia làm các loại sau:
Áp tô mát 1 pha (có cực hoặc không cực)
Áp tô mát 3 pha (có 3 cực)
Theo công dụng người ta chia làm các loại sau:
Áp tô mát dòng cực đại
Áp tô mát điện áp thấp
Áp tô mát chống giật

Trang 1
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

Áp tô mát đa năng…
• Chức năng: là khí cụ điện tự động cắt mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn
mạch, điện áp thấp, công suất ngược…

• Nguyên lý hoạt động: dựa vào chức năng bảo vệ mà người ta chia CB thành
các loại có nguyên lý làm việc khác nhau: Aptomat dòng cực tiểu, Aptomat
dòng cực đại, Aptomat điện áp thấp, Aptomat công suất ngược.

• Đấu nối: Nhìn vào chúng ta có thể thấy các cổng IN và OUT được chia
thành từng cặp đối xứng trên – dưới. Dựa theo sơ đồ thiết kế mà đấu nối cho
phù hợp.

2. Công tắc tơ

• Chức năng: Công tắc tơ là khí cụ đóng cắt hạ áp dùng để khống chế tự động
và điều khiển từ xa các trang bị điện một chiều và xoay chiều có điện áp thấp
tới 500V. Công tắc tơ được tính với số lần đóng cắt lớn trong một giờ.
• Nguyên lý hoạt động: Công tắc tơ đóng mở bằng lực điện từ.
Công tắc tơ là khí cụ đóng cắt hạ áp dùng để khống chế tự động và điều
khiển từ xa các trang bị điện một chiều và xoay chiều có điện áp thấp tới
500V. Công tắc tơ được tính với số lần đóng cắt lớn trong một giờ.

Sơ đồ cấu tạo của công tắc tơ.

Trang 2
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

Công tắc tơ gồm các tiếp điểm chính và các tiếp điêm phụ.tiếp điểm
công tắc gồm các đầu tiếp xúc tĩnh 6 và các đầu tiếp xúc động 2 gắn trên trục
quay 1 bằng nhựa cách điện.
Tiếp điểm phụ gồm các đầu tiếp xúc tĩnh 5 và các tiếp xúc động 4
cùng gắn trên trục quay 1. Tiếp điểm phụ gồm hai loại:tiếp điểm thường mở,
còn gọi là tiếp điểm thuận, có cùng trạng thái đóng mở như tiếp điểm chính
và tiếp điểm thường đóng, còn gọi là tiếp điểm nghịch, có trạng thái đóng mở
ngược với tiếp điểm chính, tức là khi tiếp điểm chính mở, tiếp điểm nghịch ở
trạng thái đóng và ngược lại.
Công dụng của tiếp điểm phụ là thực hiện các chức năng trong mạch
điều khiển tự động.
Công tắc tơ đóng mở bắng lực điện từ nhờ cuộn hút 8, cũng lõi thép
tĩnh 7 và lõi thép động 3 gắn trên trục quay 1, cuộn dây được mắc vào điện
áp nguồn.
Thông qua các nút bấm điều khiển Đ và C. Khi cuộn dây có điện,lực
điện từ hút lõi thép lõi thép động 3 nhập vào lõi thép tĩnh 7 và trọng lực phần
động sẽ làm lõi 3 rời khỏi lõi 7, phần động trở về vị trí cũ, công tắc tơ bị cắt.
Công tắc tơ có thể điều khiển tại chỗ hay từ xa, nhờ các nút bấm Đ và
C. Đ là nút bấm đóng. Khi bấm nút ấn này, dòng điện khống chế I kc sẽ qua sẽ
hút công tắc tơ, nhờ nút Đ dấu song song với tiếp điểm thuận 5, nên khi bỏ
tay, nút Đ mở ra, mạch điện cuộn hút vẫn liền nhờ tiếp điểm 5. Muốn cắt
công tắc tơ, ta ấn nút bấm C, làm mất dòng điện I kc qua cuộn hút, làm công
tắc tơ bị cắt. Lúc này tiếp điểm phụ 5 mở ra, nên khi ta nút C, mạch điện
cuộn hút vẫn bị cắt. Tiếp điểm phụ 5 đấu song song với nút bấm Đ được gọi
là tiếp điểm tự giữ hay tiếp điểm tự khoá.
Công tắc tơ có lắp các hộp dập hồ quang riêng cho từng cực chính để
tăng cường khả năng đóng cắt. Ngoài tác dụng đóng cắt, công tắc tơ còn có
tác dụng bảo vệ kém điện áp.khi điện áp giảm tới 0.5=0.6Uđm, cuộn hút 8
không đủ lực hút, lõi thép 3 sẽ nhả và công tắc tơ bị cắt.

Trang 3
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

Hiện nay công tắc tơ được chế tạo với dòng làm việc đến 600A có khả
năng đóng cắt tới 20-50 triệu lần, thời gian tác động nhanh (khoảng 0,004-
0,1s).

3. Cầu dao

• Khái niệm: Cầu dao là khí cụ điện đóng ngắt mạch điện bằng tay, hầu hết
cầu dao là khí cụ đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ, với mạch có công
suất lớn cầu dao chỉ để đóng ngắt không tải.
• Chức năng: là khí cụ điện đóng ngắt mạch điện bằng tay, hầu hết cầu dao là
khí cụ đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ, với mạch có công suất lớn cầu
dao chỉ để đóng ngắt không tải.
• Nguyên lý hoạt động: tác động bằng tay đóng cắt các tiếp điểm.
• Cấu tạo:
– Tiếp điểm động (thân dao)
– Tiếp điểm tĩnh (má dao)
– Đế cách điện
– Tay cầm bằng vật liệu cách điện
– Lưỡi dao phụ và lò xo.

4. Rờ le điện từ

• Cấu tạo:
– Bộ phận thu
– Bộ phận trung gian
– Bộ phận chấp hành
• Nguyên lý hoạt động : gần giống như công tắc tơ nhưng dòng đóng cắt
thường nhỏ hơn.

Trang 4
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

• Chức năng: được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động điều khiển, truyền
động điện, bảo vệ mạng lưới điện, thông tin liên lạc. Tham gia trung gian vào
quá trình điều khiển.
• Tuỳ vào chức năng mà nó còn có tên gọi là rờ le điện áp, rờ le trung gian.

5. Công tắc

• Chức năng: là loại khí cụ điện đóng ngắt dòng điện bằng ngoại lực, dùng để
đóng-ngắt, đổi nối không thường xuyên mạch điện có công suất không lớn.
• Cấu tạo: hệ thống tiếp điểm, cơ cấu liên động.
• Nguyên lý hoạt động: ngoại lực thông qua cơ cấu liên động tác động lên hệ
thống tiếp điểm. Công tắc giữ trạng thái sau khi bị tác động.

6. Cầu chì

• Chức năng: là loại khí cụ bảo vệ mạch điện, nó tự động cắt mạch điện khi
có sự cố
• Nguyên lý hoạt động: cầu chì sẽ tự hủy làm hở mạch dưới tác động của
nhiệt và lực điện động khi xãy ra sự cố.
• Cầu chì thường làm từ đồng, bạc, kẽm, thiếc,…
• Phân loại:
– Cầu chì hạ áp: loại hở, loại vặn, loại hộp, loại kín không có chất nhồi,
loại kín có chất nhồi.
– Cầu chì cao áp: loại kín có chất nhồi, cầu chì tự rơi (sẽ nói ở phần
sau).

Trang 5
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

KHÍ CỤ ĐIỆN TRUNG ÁP

1. FCO (FUSE CUT OUT)

Chức năng
– Trong trường hợp bình thường FCO nối liền mạch điện. Khi xảy ra sự
cố thì dây chảy bị đứt, đầu trên của cầu chì tự động nhả chốt hãm làm
cho ống cầu chì rơi xuống, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phía
dưới.
– Cấu tạo gồm ống dập lửa, đầu kim loại, dây dẩn mềm, đầu tiếp xúc
• Dây dẩn mềm là dây đồng ,bạc có điện trở suất bé nhiệt độ
nóng chảy cao.
• Đầu tiếp xúc 1 đầu được hảm bằng chốt, đầu kia có khả năng
xoay.
Nguyên lý hoạt động: Ở chế độ định mức dây chảy giử cho tiếp điểm không
bị lò xo kéo ra. Khi ngắn mạch dây chảy bằng đồng đứt trước sau đó đến dây
chảy bằng thép dưới tác dụng của lò xo đầu tiếp điểm và dây dẩn mềm kéo hồ
quang vào ống dập lửa,ống dập lửa sinh ra khí để dập hồ quang nhanh
chóng.thời gian cháy của hồ quang phụ thuộc vào giá trị dòng điện ngắt đ/v
dòng điện lớn t=0.04s dòng nhỏ t=0.3s

LBFCO

Trang 6
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

2. CHỐNG SÉT VAN (LA)


Là khí cụ điện dùng để bảo vệ các thiết bị điện tránh
được hỏng hóc cách điện do quá điện áp dạng xung có
nguồn gốc từ khí quyển tác động vào (thường do sét).
Muốn dẫn được xung điện áp cao xuống đất, một đầu
của thiết bị chống sét được nối với dây tải điện còn đầu
kia được nối đất
Dựa vào cấu tạo người ta chia chống sét van ra các loại
như: chống sét van ống, chống sét van có khe hở và chống sét van không có
khe hở
• Chức năng: Là khí cụ dùng để bảo vệ các thiết bị điện tránh được hỏng hóc
cách điện do quá điện áp cao từ khí quyển (thường là do sét) tác động vào.
• Cấu tạo: LA được chế tạo bằng điện trở phi tuyến ( như SiC), có hoặc không
có khe hở phóng điện. Bộ phận chủ yếu của chông sét van kiểu mới là chồng
điện trở phi tuyến oxit kim loại, có khả năng hấp thụ năng lượng cao.
• Cách đấu nối: Một đầu của thiết bị chống sét được nối với đường dây, đầu
kia nối đất.
• Nguyên lí hoạt động: ở điện áp định mức, không có dòng qua thiết bị chống
sét. Khi có quá điện áp cao, thiết bị chông sét phải nhanh chóng dẫn điện áp
này xuống đất để điện áp cao không chạy và thiết bị điện khác. Sau đó, phải
ngăn được dòng điện do điện áp định mức chạy xuống đất.

Trang 7
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

3. RECLOSER
a. Khái niệm
- Recloser là một thiết bị đóng cắt tự động hoạt
động tin cậy và kinh tế dùng cho lưới phân phối
đến cấp điện áp 38kV. Kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp
đặt, vận hành.
Đối với lưới phân phối Recloser là thiết bị hợp bộ
gồm các bộ phận sau:
+ Bảo vệ quá dòng
+ TĐL
+ Thiết bị đóng cắt
+ Điều khiển bằng tay
b. Vị trí đặt
- Recloser có thể đặt bất kỳ nơi nào trên hệ thống mà thông số định mức của nó thỏa
mãn các đòi hỏi của hệ thống. Những vị trí hợp lý có thể là:
- Đặt tại trạm như thiết bị bảo vệ chính của hệ thống
- Đặt trên đường dây trục chính nhưng cách xa trạm để phân đoạn các đường dây
dài, như vậy ngăn chặn sự ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khi có sự cố cách xa
nguồn.
- Đặt trên các nhánh rẽ của đường dây trục chính nhằm bảo vệ đường dây trục chính
khỏi bị ảnh hưởng do các sự cố trên nhánh rẽ.
• Chức năng: Dùng để đóng cắt dòng điện khi có sự cố xảy ra. Sau khi cắt
mạch recloser có khả năng tự đóng mạch lại sau 1 thời gian đã chỉnh định
trước.Chức năng này rất thuận lợi đối vơi những sự cố thoáng qua.Đây là ưu
điểm vượt trội của nó so với máy căt thông thường
• Nguyên lí hoạt động: Khi có sự cố xảy ra recloser tac động ngắt mạch, Sau
1 thời gian chinh định thì recloser đóng mạch lại nhưng nếu sự cố vẫn chưa

Trang 8
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

được khắc phục recloser lại tiếp tục ngắt mạch lần nửa. Số lần ngắt mạch phụ
thuộc vào loại máy cắt và nhà sản xuất.

4. MÁY CẮT KHÍ SF6


Chức năng: để đóng cắt mạch khi có
dòng phụ tải và cả khi có dòng ngắn
mạch, sử dụng để đóng mở đường dây
trên không, các nhánh cáp máy biến áp,
cuộn kháng điện và tụ điện. Chúng được
sử dụng cho thanh góp sao cho điện năng
có thể được truyền từ một thanh góp này
sang một thanh góp khác.
Cấu tạo
– Hệ thống tiếp điểm
– Hệ thống dập hồ quang
– Vỏ
Nguyên lí hoạt động: Khi ngắt điện 2 tiếp điểm rời nhau sinh ra hồ quang, hồ
quang mang năng lượng lớn làm khí trong buồng nén bị đốt nóng áp suất tăng
cao dẩn đến các van trên mở ra và van dưới đóng lại. Lúc này áp lực khí trong
buồng nén chính thổi hồ quang làm hồ quang bị tắt nhanh chóng.

Trang 9
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

5. MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP (BU)


Chức năng: Là thiết bị dùng để biến
điện áp cao về điện áp thấp tiêu chuẩn, an
toàn, dùng để đo lường và bảo vệ rơ-le.
Chỉ số điện áp tiêu chuẩn thường là
100V.
Cấu tạo
– Vỏ máy
– Cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp
Nguyên lí hoạt động: BU không khác gì
máy biến áp điện lực, chỉ khác ở cấp chính xác.
Các thông số chính trong máy biến điện áp
- Điện áp định mức của cuộn dây sơ cấp , chính là điện áp định mức của TU.
- Hệ số biến điện áp định mức :
U1âm
- Điện áp định mức sơ cấp
K =
U 2 âm U1đm của BU được tiêu chuẩn hóa
âm

theo điện áp định mức của mạng điện.


- Điện áp sơ cấp đo được nhờ BU thông qua điện áp thứ cấp được xác định
gần đúng bằng:
U1đm  KđmU2

Trang 10
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

- Thường để thuận tiện các thang đo của đồng hồ nối vào BU người ta chia
theo trị số KđmU2.

- Một đại lượng đặc trưng khác của BU là tỉ số vòng dây giữa cuộn sơ cấp và
cuộn thứ cấp:
Kw = W1/W2
Sai số điện áp tương đối
- Do có tổn thất công suất trong BU nên: K đm U2 ≠ U1 cả về góc pha lẩn độ
lớn. Hiệu số các điện áp sơ và thứ cấp sau khi đã quy đổi về thứ cấp được gọi là sai
số của BU. Sai số về độ lớn của BU được xác định như sau:
U = KđmU2-U1
U có thể âm hoặc dương và thực tế thường tính theo phần trăm như sau:
K đm .U 2  U 1
U% = U1
.100%

Sai số góc của TU


- U cũng có thể âm hoặc dương. Nếu K đmU2 vượt trước U1 thì sai số góc được gọi
là dương, ngược lại sai số góc là âm. Trong nhiều trường hợp để thuận tiện ngừơi ta
dùng số U phức để biểu diễn sai số của BU:

K đm .U 2  U 1
U = U1
= Uk+jUk

Công suất định mức của TU


- Phụ tải của TU là công suất biểu kiến ở mạch thứ cấp với giả thiết là điện áp
thứ cấp là định mức và được xác định như sau:
U 2 2 đm
S= (VA) (7)
Z
U 2 2 đm
Trong đó: Z = ; r = Zcos 2
S
- Phụ tải định mức của TU là phụ tải lớn nhất mà không làm cho sai số BU vượt
quá trị số cho phép.

Trang 11
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

- Khi mắc càng nhiều thiết bị vào BU sẻ làm giảm tổng trở Z và tăng phụ tải S
dẫn đến sai số tăng lên cho nên không được tùy tiện mắc thêm dụng cụ vào mạch
thứ cấp của BU.

6. BIẾN DÒNG (BI)

Chức năng: là thiết bị điện dùng để biến đổi dòng


điện có trị số lớn và điện áp cao xuống dòng có trị
số tiêu chuẩn 5A hoặc 1A, điện áp an toàn để cung
cấp cho mạch đo lường, điều khiển và bảo vệ.
Cấu tạo
– Vỏ
– Các cuộn dây (cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp)
– Điện trở đầu ra
Nguyên lí hoạt động:
- Ở mạch điện xoay chiều, nguyên lý làm việc của biến dòng tương tự như
máy biến áp.
- Điện áp đưa vào cuộn sơ cấp, qua cuộn thứ cấp điện áp giảm xuống, do 2
đầu ra cuộn thứ được nối với nhau bằng điện trở.

Trang 12
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

Sơ đồ nối dây của máy biến dòng


a. Sơ đồ BI nối từng pha riêng rẻ
Sơ đồ dùng để cung cấp nguồn cho các thiết
bị đo lường một pha hay các thiết bị bảo vệ
rơle một pha.

Chiều dài tính tóan của dây dẫn là ltt= 2.l


(l là chiều dài từ chổ đặc BI đến chổ đặt
dụng cụ đo). Dựa vào chiều dài tính toán
ta tính được Zdd
Sơ đồ nối BI theo kiểu sao khuyết
Sơ đồ này dùng để cung cấp nguồn cho
các thiết bị đo lường trong mạch ba pha và
cung cấp cho thiết bị bảo vệ rơle chống dòng
ngắn mạch nhiều pha.

Khi phụ tải ở các pha đối xứng hay không đối
xứng thì dòng trong dây trở về:

I0 = Ia + Ic = I.ej60

Sụt áp trong dây dẫn:

l l l
Ua0 = .( I a  I c ) = .I a (1  e j 60 ) = 3 ( I a e j 30 )
s s s
Do đó chiều dài tính toán: Itt = 3.l
a. Sơ đồ BI nối theo kiểu sao hoàn toàn
Sơ đồ này dùng để cung cấp nguồn cho các thiết
bị đo lường ba pha hay cung cấp cho các thiết bị
bảo vệ rơle chống ngắn mạch nhiều pha.
Khi phụ tải nối vào ba pha đối xứng thì dòng
trong dây dẫn trở về:
Io = Ia + Ib + Ic = 0
Do đo chiều dài tính toán: ltt = l
* Chọn máy biến dòng
Chọn theo các điều kiện sau:
- Theo vị trí: Trong nhà hoặc ngoài trời.
- Cấp chính xác: Tùy theo mục đích sử dụng (đối với công tơ cấp chính xác
0,5)
- Điện áp: UđmBI ≥ UHT
- Dòng điện: IđmBI ≥ Icb/1,2
Vì BI cho phép quá tải lâu dài 20% so với dòng định mức.
- Phụ tải của BI:

Trang 13
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

Sau khi chọn được BI theo các điều kiện trên, dựa vào sơ đồ nối dây của BI và
các dụng cụ nối vào BI ta kiểm tra điều kiện phụ tải: Z 2BI ≤ Z2đmBI nhằm đảm bảo sai
số nằm trong giới hạn cho phép. Trong đó Z2 là phụ tải tính tóan
Z2 = Zdc +Zdd
Zdc là tổng trở tất cả các dụng cụ nối vào mạch thứ cấp được xác định theo sơ đồ
nối dây của các dụng cụ nối vào BI.
Zdd chính là tổng trở dây dẫn mạch thứ cấp. Vì dây dẫn có tiết diện bé nên có thể
bỏ qua điện kháng, ta có:
Zdd  Rdd ≤ Z2dm + Zdụng cụ
l tt l tt
Rdd =  . S ≥ 
s Z 2 dm  Z dc
Để đảm bảo độ bền cơ học các dây dẫn mạch thứ cấp phải thỏa mãn điều kiện:
SCu ≥ 1,5 mm2; SAl ≥ 2,5 mm2.
Nhưng khi cung cấp cho công tơ thì yêu cầu: SCu ≥ 1,5 mm2; SAl ≥ 4 mm2
* Điều kiện kiểm tra:
+ Kiểm tra ổn định động: 2 .k d .I 1dm  i xk
Trong đó: kd là bội số ổn định động của BI.
I1đm là dòng định mức sơ cấp của BI.
Riêng đối với BI kiểu sứ đỡ, điều kiện ổn định động: Fcp ≥ Ftt
Trong đó: Fcp và Ftt là lực tác dụng cho phép và lực tác dụng tính toán trên đằu
sứ của BI.
Fcp do nhà chế tạo cho sẵn ứng với khoảng cách a giữa các pha và khoảng cách l
từ đầu sứ BI đến đầu sứ gần nhất.
Nếu không xét đến dao động thì:
1 (3 / 2) 1
Ftt = .1,76i xk . .10  2 (Kg)
2 a
Nếu xét đến dao động thì:
P (3 / 2) 1
Ftt = .1,76i xk . .10  2 (Kg)
2 a
(1/2 do đầu sứ BI chỉ chịu ½ lực so với dây dẫn, P là hệ số xét đến dao động)
+ Kiểm tra ổn định nhiệt:
(knhđm . Inhđm)2 . tnh ≥ BN = I2∞.ttđ
Với knhđm là bội số ổn định nhiệt định mức ứng với thời gian ổn định nhiệt t nh. Khi
BI có dòng định mức I1đm ≥ 1000A thì không cần kiểm tra ổn định nhiệt.

Trang 14
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

7. DAO CÁCH LY

 Dao cách ly khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện cao áp không có dòng
điện hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng định mức nhiều lần và tạo nên khoảng
cách an toàn có thể nhìn thấy được.
 Dao cách ly có thể đóng cắt dòng điện dung của đường dây hoặc cắt không
tải của MBA.
35KV l ≤ 30 km
110KV l ≤ 20 km
20KV l không hạn chế
 Trong lưới điện, dao cách ly thường đặt trước thiết bị bảo vệ như máy cắt,
cầu chì.

 Ở một số dao cách ly thường có dao nối đất đi kèm, khi dao cách ly mở, dao
nối đất liên động, nối phần mạch cách ly để phóng điện áp dư còn tồn tại
trong mạch cắt, đảm bảo an toàn.
 Dao cách ly thường được thao tác bằng tay hoặc bằng điện cơ (động cơ
điện). Dao cách ly được chế tạo cho tất các cấp điện áp.
Dao cách ly được phân loại :
 Theo môi trưòng lắp đặt ta có :
 Dao cách ly lắp đặt trong nhà.
 Dao cách ly lắp đặt ngoài trời.

Trang 15
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

 Theo kết cấu ta có :


 Dao cách ly một pha
 Dao cách ly ba pha.

 Theo kiểu truyền động ta có :


 Dao cách ly kiểu chém.
 Dao cách ly kiểu trụ quay
 Dao cách ly kiểu treo
 Dao cách ly kiểu khung truyền.
 Điều kiện chọn :
UđmDCL  Uđmmạng
IđmDCL  Icb
 Điều kiện kiểm tra :
Kiểm tra ổn định động: Iôđđđm  Ixk
hay iôđđđm  ixk
Kiểm tra ổn định nhiệt
 Các tiếp điểm cần phải làm việc đảm bảo khi có dòng điện định mức lâu dài
chạy qua và có khả năng làm việc tốt ở nơi có điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt
 Các tiếp điểm và các phần có dòng điện chạy qua phải đảm bảo ổn định động
và ổn định nhiệt.
 Dao cách ly và bộ truyền động phải đảm bảo tin cậy, cần giữ vững ở vị trí
đóng khi có dòng điện ngắn mạch chạy qua, khi ở vị trí cắt cần phải cố định
chắc chắn
 Dao cách ly phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các tiếp điểm khi cắt để
tránh hiện tượng phóng điện khi điện áp tăng cao
 Cơ cấu cơ khí của dao cách ly phải được nối liên động với máy cắt để dao
cách ly chỉ được đóng cắt sau khi máy cắt đã cắt (Dao cách ly bố trí ở hai
đầu máy cắt)

 Kết cấu đơn giản thuận tiện trong vận hành và sửa chữa

Trang 16
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

SƠ ĐỒ TRẠM BIẾN ÁP

Trang 17
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

Trang 18
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

Trang 19
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP


ĐIỀU KHIỂN CỬA GARA XE TỰ ĐỘNG

Mạch điều khiển:

Nguyên lý hoạt động:

Đóng aptomat nguồn, ấn nút ON1, cảm biến phát hiện có xe vào tiếp điểm
đóng lại, cuộn hút công tắc tơ K 1 có điện đóng tiếp điểm động lực K 11 động cơ chạy
theo chiều thuận mở cửa cho xe vào. Nguồn điện của mạch được duy trì bằng tiếp
điểm RL của rơle trung gian. Mạch điện qua công tắc tơ K 2 bị hở do khi ấn ON1 thì
tiếp điểm thường đóng liên động với nút ấn này bị hở, K13 có nhiệm vụ khống chế
không cho K2 hoạt động khi K1 đang hoạt động. Khi cửa cuốn đập vào vấu của công
tắc hành trình làm cho tiếp điểm LS11 của công tắc hành trình LS1 mở, đồng thời lúc
này LS12 đóng lại cấp nguồn cho công tắc tơ K2 hoạt động (khi xe thoát khỏi kiểm
soát của sensor 1 và sensor 2), động cơ ngay lập tức được đảo chiều quay, cửa đóng
lại. Tiếp điểm K22 có nhiệm vụ duy trì nguồn cho công tắc tơ K 2 vì khi cửa cuốn
đóng lại các tiếp điểm của LS1 đều trở lại trạng thái ban đầu, K 23 có nhiệm vụ khống
chế không cho K1 hoạt động khi K2 đang hoạt động. Động cơ quay theo chiều
ngược lại làm cho cửa cuốn đập vào vấu của công tắc hành trình LS 2 làm cho tiếp

Trang 20
Báo Cáo Khí Cụ Điện CBHD:Phan Trọng Nghĩa

điểm LS21 mở ra cuộn hút công tắc tơ K 2 mất nguồn, đồng thời LS22 đóng lại cấp
nguồn cho K1 hoạt động (cảm biến phát hiện xe ra tiếp điểm đóng lại), động cơ
quay chiều thuận mở cửa cho xe ra, tiếp điểm RL của rơle trung gian có nhiệm vụ
duy trì nguồn cho công tắc tơ K1 khi cửa cuốn không còn đập vào vấu của công tắc
hành trình LS2 nữa. Chu trình chuyển động này sẽ được lặp lại một cách tuần hoàn.
Ấn nút OFF cuộn hút công tắc tơ K 1 hoặc K2 mất nguồn mở các tiếp điểm
thường đóng ở mạch động lực ra, động cơ mất nguồn ngừng hoạt động.
Khi xe vào ra đếm số lượng xe, nếu gara đủ 100 xe thì counter tác động hở
mạch đóng cửa không cho xe vào gara nữa.

Mạch động lực:

Trang 21

You might also like