You are on page 1of 50

Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Chương I
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA VIỆT NAM

1 Điện năng và các nguồn năng lượng để sản xuất điện năng

Sự phát triển năng lượng của mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
vào tiềm lực khoa học kỹ thuật, tiềm năng kinh tế và mức độ phát triển các ngành
của nền kinh tế

Các nhà máy có nhiệm vụ biến đổi năng lượng thiên nhiên thành điện năng được gọi
là nhà máy điện. năng lượng thiên nhiên dự trữ dưới nhiều dạng khác nhau và có thể
biến đổi thành điện năng. Từ các năng lương dự trữ này có thể cho phép xây dựng
các loại nhà máy điện khác nhau

Trong hệ thống năng lượng, điện được xem là năng lượng sơ cấp nếu sản xuất từ
thủy năng, nguyên tử, địa nhiệt, quang điện, gió thuỷ triều. nhưng nó cũng là năng
lượng thứ cấp nếu sản xuất ở các nhà máy nhiệt điện dùng than dầu hoặc khí thiên
nhiên

Điện năng là một trong nhiều dạng năng lượng dùng trong công nghiệp, đời sống,
thương mại, giao thông…điện năng là một dạng năng lượng sạch dễ truyền tải từ
nguồn đến nơi tiêu thụ . hiệu suất sử dụng cao .

Đặc tính đặc biệt của điện năng là một dạng năng lượng không lưu trữ được nên bắt
buộc phải có sự thích ứng tức thời giữa nguồn sản xuất với nhu cầu luôn thay đổi

Theo tổng công ty điện lực việt nam (EVN) nhu cầu điện thời gian qua đã tăng
trưởng khá cao. Đặc biệt từ năm 2000 tới nay nhu cầu điện đã tăng ở mức cao 14 -15
% dự báo còn duy trỳ ở trong mức độ này trong nhưng năm tới. tổng công suất lắp
đặt của nhà máy điện nước ta là 8.909 MW năm 2003 và 11.340 MW năm 2005

SVTH : Đồng Quang Kiên 1


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Cơ cấu nguồn điện theo công suất đặt (Việt Nam 2003)

Cơ cấu nguồn điện theo công suất đặt (Việt Nam 2005)

Các nguốn năng lương dùng để sản xuất điện năng


Từ năng lượng của nhiên liệu hữu cơ có thể xây dựng nhà máy nhiệt điện
Từ năng lượng của dòng nước có thể xây dựng nhà máy thủy điện
Từ năng lượng gió có thể xây dưng nhà máy điện sưc gió
Từ năng lượng sóng biển có thể xây dựng nhà máy thủy triều
Từ năng lượng mặt trời có thể xây dựng nhà máy điện mặt trời
Từ nguồn nóng trong lòng đất có thể xây dựng nhà máy điện địa nhiệt
Từ năng lượng hạt nhân có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân

SVTH : Đồng Quang Kiên 2


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

2 Tình hình cung - cầu điện năng ở Việt Nam


Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong 20 năm trở lại đây
đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm - tức là gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của
nền kinh tế. Chiến lược công nghiệp hóa và duy trì tốc độ tăng trưởng cao để thực hiện
dân giàu, nước mạnh và tránh nguy cơ tụt hậu sẽ còn tiếp tục đặt lên vai ngành điện
nhiều trọng trách và thách thức to lớn trong những thập niên tới. Để hoàn thành được
những trọng trách này, ngành điện phải có khả năng dự báo nhu cầu về điện năng của
nền kinh tế, trên cơ sở đó hoạch định và phát triển năng lực cung ứng của mình.Việc
ước lượng nhu cầu về điện không hề đơn giản, bởi vì nhu cầu về điện là nhu cầu dẫn
xuất.Chẳng hạn như nhu cầu về điện sinh hoạt tăng cao trong mùa hè là do các hộ gia
đình có nhu cầu điều hòa không khí và nước mát. Tương tự như vậy, các công ty sản
xuất cần điện là do điện có thể được kết hợp với các yếu tố đầu vào khác (như lao động,
nguyên vật liệu v.v.) để sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng. Nói cách khác, chúng ta
không thể ước lượng nhu cầu về điện một cách trực tiếp mà phải thực hiện một cách
gián tiếp thông qua việc ước lượng nhu cầu của các sản phẩm cuối cùng.Nhu cầu này,
đến lượt nó, lại phụ thuộc vào nhiều biến số kinh tế và xã hội khác. Bảng dưới đây cung
cấp dữ liệu lịch sử của một số biến số ảnh hưởng tới nhu cầu về điện ở Việt Nam trong
những năm qua.

SVTH : Đồng Quang Kiên 3


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Bảng 1: Một số biến số ảnh hưởng tới nhu cầu về điện ở Việt
Nam (1990 – 2003)
Chỉ tiêu 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Trung
bìng
Tốc độ tăng dân số (%) 2.2 2.1 2 2 1.9 1.8 1.8 105 104 1.3 1.3 1.2 1.2 1.1 1.6
Tốc độ đô thị hóa (%) 2.9 4 3.9 3.8 3.7 3.6 3.6 3.3 3.1 3 2.9 3.1 3 2.9 3.3
Tốc độ tăng giá trị 1.3 7.7 12.8 12.6 13.4 13.6 14.5 12.6 8.3 7.7 10.1 10.4 9.4 11.2 10.5
công nghiệp (%)
Tốc độ tăng giá trị 1 2.2 6.9 3.3 3.4 4.8 4.4 4.3 3.6 5.2 4.6 3 4.1 3.2 3.8
nông nghiệp ( %)
Tốc độ gia tăng giá trị 10.2 7.7 7.5 8.6 9.6 9.8 8.8 7.2 5 2.3 5.3 6.1 6.5 5.8 7.2
dịch vụ (%)
Tốc độ tăng GDP/ đầu 2.8 3.8 6.5 6 6.8 7.6 7.4 6.5 4.3 3.4 5.4 5.6 5.8 6.1 5.6
người (%)
Tốc độ tăng GDP/ cả 5.1 6 8.6 8.1 8.8 9.5 9.3 8.2 5.8 4.8 6.8 6.9 7 7.2 7.3
nước (%)
Tốc độ tăng sản lượng 11.5 6.1 5.4 9.9 15.3 19.2 15.7 12.9 13.4 8.6 12.7 15.25 17 13 12.6
điện (% )

Một cách khác để nhìn vào khía cạnh cầu về điện năng là phân tách tổng cầu về điện
theo các ngành kinh tế (Hình 1). Ta thấy số liệu ở Bảng 1 và Hình 1 tương thích với
nhau. Nhu cầu về điện năng trong công nghiệp và sinh hoạt hành chính chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong tổng nhu cầu. Năm 2005, điện phục vụ tiêu dùng và công nghiệp chiếm tỷ
trọng rất lớn, lần lượt là 43,81% và 45,91%, trong khi 11% còn lại dành cho nông
nghiệp và các nhu cầu khác. Nhu cầu điện của khu vực công nghiệp tăng cao là hệ quả
trực tiếp của chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, mà một biểu hiện
của nó là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuât công nghiệp trung bình trong hơn 10 năm
qua đạt mức khá cao là 10,5%. Còn ở khu vực tiêu dùng, cùng với mức tăng dân số, tốc
độ đô thị hóa khá cao, và gia tăng thu nhập của người dân, nhu cầu về điện tiêu dùng
cũng tăng với tốc độ rất cao. Kết quả là nhu cầu về điện của toàn nền kinh tế tăng trung
bình gần 13%/năm, và tốc độ tăng của mấy năm trở lại đây thậm chí còn cao hơn mức
trung bình. Theo dự báo, tốc độ tăng chóng mặt này sẽ còn tiếp tục được duy trì trong
nhiều năm tới. Đây thực sự là một thách thức to lớn, buộc ngành điện phải phát triển
vượt bậc để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

SVTH : Đồng Quang Kiên 4


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Bây giờ hãy thử kết hợp những dự báo về nhu cầu điện năng c ủa n ền kinh t ế v ới
năng lực cung ứng của ngành điện. Nếu tốc độ phát triển nhu cầu về điện tiếp t ục
duy trì ở mức rất cao 14-15%/năm như mấy năm trở lại đây thì đến n ăm 2010 cầu
về điện sẽ đạt mức 90.000 GWh, gấp đôi mức cầu của năm 2005. Theo dự báo của
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình ti ếp t ục
được duy trì ở mức 7,1%/năm thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam vào năm
2020 sẽ là khoảng 200.000 GWh, vào năm 2030 là 327.000 GWh. Trong khi đó, ngay
cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện nội địa của
chúng ta cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh (năm 2020) và 208.000 GWh
(năm 2030). Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt điện m ột cách nghiêm
trọng, và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20-30% mỗi năm. Nếu d ự báo này c ủa T ổng
Công ty Điện lực trở thành hiện thực thì hoặc là chúng ta phải nhập khẩu điện với
giá đắt gấp 2-3 lần so với giá sản xuất trong nước, hoặc là hoạt động s ản xu ất c ủa
nền kinh tế sẽ rơi vào đình trệ, còn đời sống của người dân s ẽ b ị ảnh h ưởng

SVTH : Đồng Quang Kiên 5


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

nghiêm trọng. Không phải đợi đến năm 2010 hay 2020, ngay trong thời điểm hiện
tại chúng ta cũng đã thấy được sự thiếu điện. Năm 2005, lần đầu tiên sau nhi ều
năm trở lại đây, người dân ở hai trung tâm chính trị và kinh tế c ủa đất n ước ch ịu
cảnh cắt điện luôn phiên gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và ảnh h ưởng tiêu c ực
đến đời sống kinh tế.
Một số lựa chọn chính sách của Việt Nam
Đứng trước thách thức thiếu hụt điện (không nằm ngoài xu thế chung của toàn cầu),
chúng ta cần cân nhắc những biện pháp ứng xử thích hợp.
 Trong ng ắn h ạn
việc tiết kiệm điện trong các hoạt động sản suất và sinh hoạt đóng vai trò hết
sức quan trọng. Bên cạnh đó, cũng có thể xem xét phương án t ăng giá đi ện nh ư
đề xuất hiện nay của Bộ Công nghiệp. Việc tăng giá điện một mặt có tác d ụng
điều chỉnh mức cầu về điện năng, mặt khác giúp tăng tích lũy để mở rộng đầu
tư cho ngành điện. Tuy nhiên, vì việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của toàn thể nhân dân và của hoạt động sản xuất kinh doanh nên
giải pháp tăng giá điện cần được cân nhắc một cách thận trọng.
 Trong trung h ạn và dài h ạn
Việt Nam cần có chiến lược đảm bảo an ninh năng l ượng bằng cách m ột m ặt
mở rộng khai thác những nguồn năng lượng truyền thống, mặt khác, thậm chí
còn quan trọng hơn, phát triển các nguồn năng lượng mới, đặc bi ệt là các ngu ồn
năng lượng sạch và có khả năng tái tạo và nguồn năng l ượng truy ền th ống, ch ủ
yếu là thủy điện. Kế hoạch phát triển nguồn năng lượng mới. Theo dự báo của
Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia thì vào năm 2020, nếu theo đúng ti ến độ
thì công suất điện hạt nhân sẽ đạt mức 2000MW, bằng 7% tổng công suất. Cũng
theo dự báo này, khi ấy nhiệt điện khí sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất (38%),sau đó là
đến thủy điện (29%), nhiệt điện than (17%) và nhập khẩu (9%). Ngoài những
nguồn điện năng trên chúng ta cấn phân tích tiềm năng c ủa m ột dạng n ăng
lượng tái tạo và sạch ở Việt Nam, đó là năng lượng gió một cách t ổng quan m ọi
khía cạnh của việc phát triển năng lượng gió một nguồn điện mà trong mấy năm

SVTH : Đồng Quang Kiên 6


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

trở lại đây có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường điện th ế giới, h ơn n ữa
giá thành ngày càng rẻ và rất thân thiện với môi trường.

3 Thuận lợi và khó khăn khi sản xuất điện gió


a) Giá thành của điện gió, liệu có đắt như định kiến?
Cho đến tận những năm 1990, nhiều người vẫn cho rằng giá thành (bao gồm giá lắp
đặt và vận hành) của các trạm điện gió khá cao. Nhưng ngày nay, định kiến này đang
được nhìn nhận và đánh giá lại, đặc biệt khi quan niệm giá thành không ch ỉ bao g ồm
chi phí kinh tế mà còn gồm cả những chi phí ngoài (như chi phí về xã hội do ph ải tái
định cư, hay về môi trườngdo ô nhiễm). Trong khi nguồn năng lượng từ nhiên liệu
hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt đang bị coi là kém ổn định và có xu th ế t ăng
giá, thì cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, giá thành của các trạm điện
gió càng ngày càng rẻ hơn.
So sánh giá thành của điện gió và thủy điện. Nhà máy thủy điện Sơn La với 6 tổ máy,
tổng công suất thiết kế là 2400MW, được dự kiến xây dựng trong 7 năm với t ổng
mức đầu tư là 2,4 tỷ USD. Giá thành khi phát điện (chưa tính đến chi phí môi trường)
là 70 USD/MWh. Như vậy để có được 1 KW công suất cần đầu tư 1.000USD trong 7
năm. Trong khi đó theo thời giá năm 2003 đầu tư cho 1 KW điện gió ở nhi ều n ước
Châu Âu cũng vào khoảng 1.000 USD. Đáng lưu ý là giá thành này gi ảm đều hàng
năm do cải tiến công nghệ. Nếu thời gian sử dụng trung bình của mỗi trạm điện gió
là 20 năm thì chi phí khấu
hao cho một KWh điện gió là
sẽ 14 USD. Cộng thêm chi
phí thường xuyên thì tổng chi
phí quản lý và vận hành sẽ
nằm trong khoảng 48 – 60

SVTH : Đồng Quang Kiên 7


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

USD/MWh tương đương với thủy điện, vốn được coi là nguồn năng lượng rẻ và
hiệu quả.
Hình 3: Giá thành xây lắp trạm điện gió (trục tung)tính theo công suất mỗi trạm
phát (trục hoành). Năm1998, giá thành chưa đến 1000USD/MW. Năm2020, giá s ẽ
giảm xuống chỉ còn 650USD/MW

Theo dự đoán, đến năm 2020 giá thành điện gió sẽ giảm đáng kể, chỉ khoảng
600 USD/KW, khi ấy chi phí quản lý và vận hành sẽ giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 30
USD/MW.Ở Việt Nam cũng đã có một dự án điện gió với công suất 50MW, đó là
nhà máy điện gió Phương Mai ở Bình Định phục vụ cho Khu Kinh tế Nhơn Hội. Tổng
đầu tư giai đoạn 1 cho 50MW điện là 65 triệu USD, và giá bán đi ện d ự ki ến là 45
USD/MW. Tiếc rằng tiến độ xây dựng nhà máy quá chậm chạp (m ặc dù th ời gian d ự
kiến xây lắp chỉ trong khoảng một năm), và vì vậy không th ể đánh giá hi ệu qu ả kinh
tế của dự án một cách chính xác để so sánh với giá thành c ủa các ngu ồn n ăng l ượng
khác hiện có ở Việt Nam.
b) Những lợi ích về môi trường và xã hội của điện gió
Năng lượng gió được đánh giá
là thân thiện nhất với môi trường
và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt
xã hội. Để xây dựng một nhà
máy thủy điện lớn cần phải
nghiên cứu kỹ lưỡng các rủi ro
có thể xảy ra với đập nước.
Ngoài ra, việc di dân cũng như
việc mất các vùng đất canh tác
truyền thống sẽ đặt gánh nặng
lên vai những người dân xung
quanh khu vực đặt nhà máy, và
đây cũng là bài toán khó đối với

SVTH : Đồng Quang Kiên 8


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

các nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, các khu vực để cóthể quy hoạch các đập
nước tại Việt Nam cũng không còn nhiều. Song hành với các nhà máy đi ện h ạt
nhân là nguy cơ gây ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân xung quanh
nhà máy. Hình 4 : bản đồ tiềm năng gió của Việt Nam
Các bài học về rò rỉ hạt nhân cộng thêm chi phí đầu tư cho công nghệ, kĩ thuật quá
lớn khiến càng ngày càng có nhiều sự ngần ngại khi sử dụng loại năng lượng
này.Các nhà máy điện chạy nhiên liệu hóa thạch thì luôn là nhữngthủ phạm gây ô
nhiễm nặng nề, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân. Hơn thế
nguồn nhiên liệu này kém ổn định và giá có xu thế ngày một tăng cao. Khi tính đầy
đủ cả các chi phí ngoài là những chi phí phát sinh bên c ạnh nh ững chi phí s ản xu ất
truyền thống, thì lợi ích của việc sử dụng năng lượng gió càng trở nên rõ r ệt. So
với các nguồn năng lượng gây ô nhiễm (ví dụ như ở nhà máy nhi ệt đi ện Ninh
Bình) hay phải di dời quy mô lớn(các nhà máy thủy điện l ớn), khi s ử d ụng n ăng
lượng gió, người dân không phải chịu thiệt hại do thất thu hoa mầu hay tái định cư,
và họ cũng không phải chịu thêm chi phí y tế và ch ăm sóc s ức kh ỏe do ô nhi ễm.
Ngoài ra với đặc trưng phân tán và nằm sát khu dân c ư, n ăng l ượng gió giúp ti ết
kiệm chi phí truyền tải. Hơn nữa, việc phát triển năng lượng gió ở c ần một l ực
lượng lao động là các kỹ sư kỹ thuật vận hành và giám sát lớn h ơn các lo ại hình
khác, vì vậy giúp tạo thêm nhiều việc làm với kỹ năng cao.

Bảng 2: Tiềm năng về năng lượng gió của Đông Nam Á (ở độ


cao 65m)

SVTH : Đồng Quang Kiên 9


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Tại các nước Châu Âu, các nhà máy điện gió không c ần đầu t ư vào đất đai để xây
dựng các trạm tourbin mà thuê ngay đất của nông dân. Giá thuê đất (khoảng 20% giá
thành vận hành thường xuyên) giúp mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho nông
dân, trong khi diện tích canh tác bị ảnh hưởng không nhiều.Cuối cùng, năng l ượng
gió giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, là một điều kiện quan trọng để tránh
phụ thuộc vào một hay một số ít
nguồn năng lượng chủ yếu và
chính điều này giúp phân tán rủi
ro và tăng cường an ninh năng
lượng.
Tiềm năng điện gió của
Việt Nam
Nằm trong khu vực cận nhiệt
đới gió mùa với bờ biển dài,
Việt Nam có một thuận lợi cơ
bản để phát triển năng lượng
gió. So sánh tốc độ gió trung
bình trong vùng Biển Đông Việt
Nam và các vùng biển lân cận

SVTH : Đồng Quang Kiên 10


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

cho thấy gió tại Biển Đông khá mạnh và thay đổi nhiều theo mùa. Trong ch ương
trình đánh giá về Năng lượng cho Châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có m ột khảo sát
chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó có Vi ệt Nam (B ảng 2).
Như vậy Ngân hàng Thế giới đã làm hộ Việt Nam một việc quan tr ọng, trong khi
Việt Nam còn chưa có nghiên cứu nào đáng kể. Theo tính toán c ủa nghiên c ứu này,
trong bốn nước được khảo sát thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất và hơn h ẳn
các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia. Trong khi Việt Nam có t ới 8,6%
diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ tốt đến
Hình 5: Gió mạnh vào tháng 12đến tháng 2 năm sau là sự bổ sung hữu ích cho các
tháng thiếu nước của các thủy điện

rất tốt để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Campuchia là 0,2%,
ở Lào là 2,9%, và ở Thái-lan cũng chỉ là 0,2%.
Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200
lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo c ủa ngành
điện vào năm 2020. Tất nhiên, để chuyển từ tiềm năng lý thuyết thành tiềm năng
có thể khai thác, đến tiềm năng kỹ thuật, và cuối cùng, thành tiềm năng kinh t ế là
cả một câu chuyện dài; nhưng điều đó không ngăn cản việc chúng ta xem xét m ột
cách thấu đáo tiềm năng to lớn về năng lượng gió ở Việt Nam. N ếu xét tiêu chu ẩn
để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế ở những khu
vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích nông thôn có th ể phát tri ển đi ện
gió loại nhỏ. Nếu so sánh con số nàyvới các nước láng giềng thì Campuchia có 6%,
Lào có 13% và Thái Lan là 9% diện tích nông thôn có th ể phát tri ển n ăng l ượng gió.
Đây quả thật là một ưu đãi dành cho Việt Nam mà chúng ta còn thờ ơ ch ưa ngh ĩ đến
cách tận dụng.

SVTH : Đồng Quang Kiên 11


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

c) Đề xuất một khu vực xây dựng điện gió cho Việt Nam
Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không tr ải đều trên toàn
bộ lãnh thổ. Với ảnh hưởng của gió mùa thì chế độ gió cũng khác nhau. N ếu ở phía
bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với mùa gió đông bắc, trong đó
các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, và Quảng Trị. Ở phần
phía nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với mùa gió tây nam, và các vùng ti ềm
năng nhất thuộc cao
nguyên Tây Nguyên,
các tỉnh ven biển đồng
bằng sông Cửu Long,
và đặc biệt là khu vực
ven biển của hai tỉnh
Bình Thuận, Ninh
Thuận.Theo nghiên
cứu của ngân hàng thế
giới, trên lãnh thổ Việt
Nam, hai vùng giàu

SVTH : Đồng Quang Kiên 12


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi
cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió vùng này
không những có vận tốc trung bình lớn, mà còn có một thuận lợi khác, đó là số lượng
các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định. Đây là những điều kiện rất thuận
lợi để phát triển năng lượng gió. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và
đông nam lên đến 98% với vận tốc trungbình 6-7 m/s tức là vận tốc có thể xây dựng
các trạm điện gió công suất 3 -3,5 MW.
Hình 6: Khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận,Tây Nguyên được đánh giá là có ti ềm
năng

Thực tế là người dân khu vực Ninh Thuận cũng đã tự chế tạo một số máy phát điện
gió cỡ nhỏ nhằm mục đích thắp sáng. Ở cả hai khu vực này dân cư thưa thớt, th ời
tiết khô nóng, khắc nghiệt và là những vùng dân tộc đặc biệt khó khăn c ủa Vi ệt
Nam.Mặc dù có nhiều thuận lợi như đã nêu trên, nhưng chúng ta cần phải lưu ý một
số điểm đặc thù của năng lượng gió để có thể phát triển nó một cách có hi ệu qu ả
nhất. Nhược điểm lớn nhất của năng lượng gió là sự phụ thuộc vào đi ều ki ện thời
tiết và chế độ gió. Vì vậy khi thiết kế, cần nghiên cứu hết s ức chi ti ết v ề ch ế độ
gió, địa hình cũng như loại gió không có các dòng rối (có ảnh hưởng không tốt đến
máy phát). Cũng vì những lý do có tính phụ thuộc vào điều kiện môi tr ường nh ư
trên, năng lượng gió tuy ngày càng phổ biến và quan trọng nhưng không thể là nguồn
năng lượng chủ lực. Tuy nhiên, khả năng kết hợp giữa điện gió và th ủy đi ện tích
năng lại mở ra cơ hội cho Việt Nam, một mặt đa dạng hóa được nguồn năng lượng
trong đó kết hợp những nguồn năng truyền thống với những nguồn lượng tái tạo
sạch với chi phí hợp lý mặt khác khai thác được thế mạnh, đồng thời hạn chế c ủa
mỗi nguồn nănglượng, và tận dụng các nguồn nănglượng này trong mối quan hệ bổ
sung lẫn nhau. Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng các trạm đi ện gió s ẽ gây ô
nhiễm tiếng ồn trong khi vận hành, cũng như có thể phá vỡ cảnh quan tự nhiên và có
thể ảnh hưởng đến tín hiệu của các sóng vô tuyến nếu các yếu tố về kỹ thuật không

SVTH : Đồng Quang Kiên 13


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

được quan tâm đúng mức. Do vậy, khi xây dựng các khu điện gió cần tính toán
khoảng cách hợp lý đến các khu dân cư, khu du lịch để không gây nh ững tác động
tiêu cực.

Chương II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Khái niệm cơ bản về năng lượng gió

a)Các đặc trưng cơ bản về gió

Gió là sự dịch chuyển tuần hoàn của không khí trong khí quyển do bức xạ Mặt trời
chiếu xuống bề mặt trái đất không đồng đều làm cho bầu khí quyển, nước và không khí
nóng không đều nhau. Một nửa bề mặt của Trái Đất, mặt ban đêm, bị che khuất không
nhận được bức xạ của Mặt Trời và thêm vào đó là bức xạ Mặt Trời ở các vùng gần xích
đạo nhiều hơn là ở các cực, do đó có sự khác nhau về nhiệt độ và vì thế là khác nhau về
áp suất mà không khí giữa xích đạo và 2 cực cũng như không khí giữa mặt ban ngày và
mặt ban đêm của Trái Đất di động tạo thành gió. Trái Đất xoay tròn cũng góp phần vào
việc làm xoáy không khí và vì trục quay của Trái Đất nghiêng đi (so với mặt phẳng do
quỹ đạo Trái Đất tạo thành khi quay quanh Mặt Trời) nên cũng tạo thành các dòng
không khí theo mùa Do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Coriolis được tạo thành từ sự quay
quanh trục của Trái Đất nên không khí đi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp không
chuyển động thắng mà tạo thành các cơn gió xoáy có chiều xoáy khác nhau giữa Bắc

SVTH : Đồng Quang Kiên 14


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

bán cầu và Nam bán cầu. Nếu nhìn từ vũ trụ thì trên Bắc bán cầu không khí di chuyển
vào một vùng áp thấp ngược với chiều kim đồng hồ và ra khỏi một vùng áp cao theo
chiều kim đồng hồ. Trên Nam bán cầu thì chiều hướng ngược lại. Ngoài các yếu tố có
tính toàn cầu trên gió cũng bị ảnh hưởng bởi địa hình tại từng địa phương. Do nước và
đất có nhiệt dung khác nhau nên ban ngày đất nóng lên nhanh hơn nước, tạo nên khác
biệt về áp suất và vì thế có gió thổi từ biển hay hồ vào đất liền. Vào ban đêm đất liền
nguội đi nhanh hơn nước và hiệu ứng này xảy ra theo chiều ngược lại. trong những điều
kiện thuận lợi nhất định có thể sử dụng nguồn năng lượng này để phục vụ nền kinh tế
quốc dân. Các trạm năng lượng gió thướng sử dụng gió trên độ cao tới (20 – 70)m so
với bề mặt trái đất. chúng ta sẽ xét đặc tính của gió ở lớp khí quyển này

Trên các độ cao lớn (8 -12)km gọi là tầng đối lưu, có gió thường xuyên hơn và gọi là
dòng chảy luồng. gió này có vận tốc lớn (25- 80m/s) tiềm năng năng lựong của chúng
lớn hơn nhiều. đặc tính gió ở tầng này khác nhiều so với gió trên mặt đất. song sử dụng
gió ở tầng này gặp khó khăn lớn gió là một quá trình địa lý rất phức tạp và chỉ có thể dự
báo sự biến đổi với một xác suất nhất định

b)Vật lý học về năng lượng gió

Năng lượng gió là động năng của không khí chuyển động với vận tốc v. Khôi lượng đi
qua một mặt phẳng hình tròn vuông góc với chiều gió trong thời gian t là:

ρ : là tỷ trọng của không khí V : là thể tích khối lương không khí đi qua mặt cắt ngang
hình tròn diện tích A, bán kinh r trong thời gian t.

Vì thế động năng E (kin) và công suất P của gió là:

SVTH : Đồng Quang Kiên 15


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Điều đáng chú ý là công suất gió tăng theo lũy thừa 3 của vận tốc gió và vì thế vận tốc
gió là một trong những yếu tố quyết định khi muốn sử dụng năng lượng gió. Công suất
gió có thể được sử dụng, thí dụ như thông qua một tuốc bin gió để phát điện, nhỏ hơn
rất nhiều so với năng lượng của luồng gió vì vận tốc của gió ở phía sau một tuốc bin
không thể giảm xuống bằng không. Trên lý thuyết chỉ có thể lấy tối đa là 59,3% năng
lượng tồn tại trong luồng gió. Trị giá của tỷ lệ giữa công suất lấy ra được từ gió và công
suất tồn tại trong gió được gọi là hệ số Betz Có thể giải thích một cách dễ hiểu như sau:
Khi năng lượng được lấy ra khỏi luồng gió, gió sẽ chậm lại. Nhưng vì khối lượng dòng
chảy không khí đi vào và ra một tuốc bin gió phải không đổi nên luồng gió đi ra với vận
tốc chậm hơn phải mở rộng tiết diện mặt cắt ngang. Chính vì lý do này mà biến đổi
hoàn toàn năng lượng gió thành năng lượng quay thông qua một tuốc bin gió là điều
không thể được. Trường hợp này đồng nghĩa với việc là lượng không khí phía sau một
tuốc bin gió phải đứng yên.

2 Lý thuyết động cơ gió

a)Các loại động cơ gió

Động cơ gió biến đổi năng lượng gió thành cơ năng. Bộ phận chính của động cơ gió là
bánh công tác gió. Theo kết cấu bánh công tác gió và vị trí của nó trong dòng khí, động
cơ gió được chia làm 3 loại

1 Động cơ gió loại cánh dạng khí động

Động cơ gió loại cánh dạng khí động có 2 loại cánh: loại ít cánh (quay nhanh) với số
cánh từ 2 – 4 và loại nhiều cánh (quay chậm) với số cánh tới 24. hệ số sử dụng năng
lượng gió của loại dộng cơ gió này có giá trị trong khoảng 0.24 – 0.3

SVTH : Đồng Quang Kiên 16


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

a)loại ít cánh b) nhiều cánh

2 động cơ gió loại roto cánh thẳng trục đứng


loại này có bánh công tác trục đứng với các lá cánh phẳng chuyển động theo hướng gió.
Trong cùng một thòi điểm chỉ có một phần các lá cánh nằm về một phía của trục quay
làm việc, chuyển động cùng với hứong gió. Các lá cánh nằm ở phía ngược lại ở thời
điểm này chuyển động ngược hướng gió.
Loại động cơ gió này có nhược điểm cơ bản
Cánh của bánh công tác chuyển độnh theo hướng gió gây ra sự chậm trễ của động cơ
gió náy. Vì các lá cánh không thể chuyển động nhanh hơn tốc độ gío. Tỉ số vận tốc vòng
điểm nút cánh so với vận tốc gió không vượt quá 0.5 do vậy động cơ gió có tỉ trọng lớn.
bề mặt chiếm chỗ của bánh công tác gió loại roto cánh phẳng trục đứng gần như bị che
hoàn toàn trong khi đó ở các loại động cơ gió loại khí động (động cơ gió ít cánh loại
quay nhanh) bề mặt chiếm chỗ chỉ 5 – 10% vì vậy động cơ quay nhanh có tỉ trọng nhỏ

SVTH : Đồng Quang Kiên 17


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Hệ số sử dụng năng lượng gió của động cơ gió có roto cánh thảng trục đứng rất nhỏ
( 0.1 – 0.18)

động cơ gió
loại roto cánh thẳng trục
đứng

SVTH : Đồng Quang Kiên 18


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

động cơ gió loại roto cánh thẳng trục đứng


3 động cơ gió loai roto cách tròn trục đúng ( động cơ gió savonius)
Động cơ gió loại này do một kỹ sư người Phần Lan là J. savonius sáng chế năm 1920.
động cơ gió cấu tạo bởi 2 nửa hình trụ ( như một thùng phuy bổ đôi) ghép lại so le với
nhau và quay quanh trục thẳng đứng. kiểu này có két cấu đơn giản dễ chế tạo, nhưng tốc
độ chậm (độ cao tốc 0.9 – 1) tỉ trọng lớn. Mômen khởi động động cơ lớn nhưng hiệu
suất thấp có thể dung động cơ gió loại này quay máy phát điện tốc độ thấp

SVTH : Đồng Quang Kiên 19


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

a) động cơ gió savonius b)động cơ gió savonius kiểu cải tiến

4 động cơ gió trục đứng Darieus


Động cơ gió loại náy do kỹ sư người Pháp là Darieus sang chế năm 1925 với 2 dạng
cáng thẳng và cánh cong loại động cơ gió này đang được đặc biệt quan tân nghiên cứu
ở Pháp vá Canada. Ưu điểm nổi bật của động cơ gió Darieus là kết cấu gọn nhẹ, với
cánh có biên dạng khí động học nên có hiệu suất cao khoảng 35% (thấp hơn động cơ
gió dạng cánh khí động loại ít cánh nhưng cao hơn loại nhiều cánh) động cơ gió loại
này vẫn trong giai đoạn nghiên cứu để hoàn thiện nên chưa được ứng dụng rộng rãi
bằng loại động cơ cánh khí động

SVTH : Đồng Quang Kiên 20


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

a) động cơ gió Darieus cánh cong b)động cơ gió Darieus cánh thẳng
3 Nguyên lý làm việc của động cơ gió
a) Nguyên lý làm việc của bánh công tác động cơ gió dạng cánh
Nếu bánh công tác gió được đặt sao cho trục của nó trùng với hướng gió thì trên các
cánh sẽ xuất hiện lực thủy động R với lực thành phần Y và tạo ra Mômen quay Mq trên
trục bánh công tác gió trong mặt phẳng quay của nó
Khi bánh công tác gió quay, trên mỗi phần tử của cánh đều có dòng khí chạy vào, vận
tốc của nó là tổng của vận tốc hướng gió vuông góc với mặt phẳng quay và vận tốc
vòng của các phần tử khí trong mặt phẳng quay của bánh công tác gió

SVTH : Đồng Quang Kiên 21


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Vị trí làm việc vủa bánh


công tác gió trong dòng khí tam giác vận tốc và lực tác dụng lên
cánh

Các vận tốc vòng này trong các tiết diện khác nhau có gía trị khác nhau và nó tưng ứng
với bán kính tiết diện. tam giác vận tốc khí chảy vào lá cánh và lực tác dụng lên cánh cho
trên hình. Dòng khí trước bánh công tác gió chuyển động chậm lại và chảy vào cánh với
vận tốc khác. Ngoài ra do chuyển động của lá cánh trong 1 mặt phẳng mỗi phần tử của lá
cánh sẽ gặp các dòng khí với vận tốc  r
Vận tốc V1 và  r cộng hình học với nhau cho vận tốc cộng W. dòng khí chảy vào lá
cánh với vận tốc W hướng tạo thánh góc va  với dây cung của prôphin. Vận tốc này
được gọi là vận tốc tương đối, giá trị của nó xác định bằng công thức
W = V12  (r ) 2
Dòng khí chảy vào các phần tố lá cánh với vận tốc tương đối W tạo ra lực R. lực này có
thể phân tích thành lực năng Y và lực cản X
Lực X làm tăng lực bên P b và tạo thành lực cản X’ trong mặt phẳng bánh công tác. Lực
này sẽ càng nhỏ nếu chọn được prôphin khí động tốt. thành phần lực Y’ tác dụng trong
mặt phẳng làm quay bánh công tác
Góc giữa dây
cung prôphin cánh
và mặt phẳng quay
của nó gọi là đặt
cánh và kí hiêu là 

SVTH : Đồng Quang Kiên 22


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Tam giác vận tốc dòng khí chảy vào lưới cánh trụ
Mỗi lưới trụ có một góc đặt cánh  . Dùng nhiều mặt trụ đồng tâm cắt bánh công tác
hướng trục ta sẽ tạo ra nhiều lưới cánh trụ. Do vận tốc tương đối của sòng khí khác
nhau theo chiều dài cánh, nên góc pha của các prophin cánh ở tiết diện khác nhau sẽ
khác nhau. Trong khí động ta biết là giá trị góc va  = 2 - 80 tùy thuộc prophin, lực
nâng của cánh có giá trị lớn nhất. Góc va  của cánh thẳng thay đổi theo sự thay đổi
của vận tốc vòng. Vì thế để nhận được góc va  tốt nhất theo chiều dài cánh cần phải
giảm góc đặt cánh  của mỗi tiết diện theo độ dài của cánh tính từ tâm bánh công tác.
Trong trương hợp đó có thể đạt dược mục đích để cho dòng chảy vào mỗi tiết diện cánh
với góc va  đều nhau và có lợi nhất. Cánh chế tạo với góc đặt  thay đổi có dạng
cong hai chiều ( vặn vỏ đỗ). Như vậy dạng cánh có lợi nhật là dạng cong 2 chiều hay
cong không gian

b) nguyên lý làm việc của hệ thống tự điều chỉnh theo hướng gió
đối với động cơ gió trục ngang không thể thiếu được hệ thống tự động điều chỉnh theo
hướng gió giữ cho mặt phẳng cánh quạt luôn vuông góc với hướng gió, đảm bảo cho

SVTH : Đồng Quang Kiên 23


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

động cơ gió nhận được năng lượng tối đa. Hệ thống tự động điều chỉnh hướng gió có
nhiều kiểu khác nhau
1) định hướng bằng đuôi lái.
Loại này thường dùng cho động cơ gió công suât nhỏ dưới 15 kW ưu điểm cấu tạo đơn
giản độ nhạy cao

2) định hướng bằng 1 cánh quạt phụ


Cánh quạt phụ nhỏ có trục ngang vuông góc với trục quay của cánh quạt chính của
động cơ gió. Cánh quạt phụ thường lắp bên cánh về phía sau động cơ gió

SVTH : Đồng Quang Kiên 24


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

3)định hướng gió nhờ truyền động điện


Định hướng gió nhờ truyền động điện hay dùng cho các động cơ gió có công suất trung
bình và lớn. ở nhừng máy này ta không nhìn thấy đuôi lái. Trên thân đông cơ gió có

SVTH : Đồng Quang Kiên 25


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

động cơ điện làm quay toàn bộ động cơ gió khi hướng gió thay đổi, nhờ động cơ điện
này các cánh động cơ gió luôn hướng đúng hướng gió

c) nguyên lý làm việc của hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ quay của cánh quạt
để tránh động cơ gió khỏi bị hư hỏng trước cơn gió mạnh hoặc bão, 1 vấn đề kỹ thuật
rất quan trong cần phải giải giải quyết đối với động cơ gió là tự làm giảm tốc độ của
bánh khi tốc độ vượt quá tốc độ thiết kế. Có nhiều hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ
quay nhưng phổ biến là
hệ thống tự động thay đổi góc đặt cánh (nhờ lực ly tâm với động cơ gió nhỏ hoặc truyền
động điện cơ khí với động cơ gió lớn) thường dùng cho động cơ gió phát điện ít cánh.
Trong trường hợp này các cánh sẽ tự động xoay quanh trục tâm quay của chúng một
góc nhỏ theo hướng giảm
góc tấn 

SVTH : Đồng Quang Kiên 26


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Hệ thống từ điều chỉnh bằng đuôi lái

Hệ thống tự động điều chỉnh đưa toàn bộ cánh ra khỏi hướng gió khi có gió mạnh

SVTH : Đồng Quang Kiên 27


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

hệ thống phanh khí động chỉ dùng trong động cơ gió phát điện 2 cánh khi gió quá
mạnh, do lực ly tâm hai càng phanh khia động bung ra cản bớt tốc độ quay của bánh
cánh.

Hệ thống tự động đưa bánh cánh ra khỏi hướng gío theo 2 nguyên lý hoạt động
Sử dụng cánh phụ, thường dùng cho động cơ gió nhiều cánh
Đặt lệch tâm trục quay của bánh cánh với trục quay của phần tháp động cơ gió
d)Đặc tính khí động của động cơ gió

SVTH : Đồng Quang Kiên 28


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Đặc tính khí động của động cơ gió cho thấy sự phụ thuộc của Mômen tương đối M vào
hệ số sử dụng năng lượng gió và độ cao tốc Z. Hình dạng của nó phụ thuộc vào số lá
cánh, chiều rộng, góc nghiêng và dạng prophin khí động của cánh
Các thông số chính để xây dựng đường đặc tính là
MH
MH = V 2 Mômen quay danh nghĩa tương đối tạo bởi cánh công tác động cơ
R 3 
2
gió ứng với độ cao tốc danh nghĩa ZH
R
ZH = Độ cao tốc tương ứng với nó    max
V

M0 Mômen ban đầu tương đối tạo bởi bánh công tác khi khới động, tức là khi Z = 0
Mmax Độ cao tốc đồng bộ tương ứng M0 = 0
M max
Tỉ số MH
Gọi là sự quá tải của bánh công tác

Từ việc khảo sát các đường đặc tính của bánh công tác động cơ gió có độ cao tốc khác
nhau và các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm có thể rút ra các kết luận sau
1 Số cánh càng lớn, chiều rộng cánh và góc nghiêng cáng lớn thì độ cao tốc của
bánh công tác và đại lượng Z 0 càng nhỏ, giá trị M0 càng lớn còn đường cong
M(Z) có dộ dốc càng lớn
2 Ở các bánh công tác có độ cao tốc lớn hơn đại lượng MH nhỏ hơn một số lần
còn Z0 lớn hơn bình thường 2 - 2.5 lần
3 Cống suất bánh công tác động cơ gió với những điều kiện khác nhau ít phụ
thuộc vào số cánh và hệ số điền đầy k 3 = S/F đó là tỉ số diện tích lá cánh với bề
mặt công tác chiếm chỗ. Các yếu tố ảnh hưởng chính tới công suất là hình
dạng, kích thước và dạng prôphin của lá cánh, vị trí của chúng trong dòng khí
và đường kính bánh công tác
4 Giảm Mômen ban đầu tương đối xảy ra nhanh hơn so với sự tăng lên của độ cao tốc
khi ZH tăng lên 2 lần thì M0 giảm 6 – 7 lần. trong đó sự tăng tốc xác định bởi tỉ số
M0/MH ở bánh công tác loại 6 cánh tăng 3.3 lần so với bánh công tác loại 2 cánh
5 Đối với sơ đồ khí đông cho trước tần số quay của bánh công tác tỉ lệ thuận với độ

SVTH : Đồng Quang Kiên 29


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

cao tốc của nó, vận tốc gió tỉ lệ nghịch với đướng kính
sự thay đổi một số các thông số của khí động tương đối không thứ nguyên của bánh
công tác biểu thị dưới dạng thập phân so với các giá trị của các thông số tương tự
của bánh công tác loại 2 cánh với Z H = 7 với kí hiệu i = 2. Với các loại bánh công
tác trừ loại 18 cánh, giá trị M 0 lớn sử dụng bánh công tác quay chậm ( Z H nhỏ) sẽ tốt
hơn
thêm vào đó gradien của tỉ số M0/M0i=2 lớn hơn so với độ giảm ZH . song khi giảm
ZH từ 5 xuống 2.7 lần M H chỉ tăng gấp 2 lần. như vậy phương diện giá trị Mômen
danh nghĩa, sử dụng bánh công tác quay chậm ( ZH nhỏ ) sẽ không tối ưu
trong nhiều trường hợp (làm việc với máy phát điện) trong điều kiện như nhau, công
sinh ra của động cơ gió quay nhanh và quay chậm gần như nhau
khi chọn và tính toán sơ đồ động cơ gió cần phải tính các đặc tính khí động của
bánh công tác và đặc tính tải của máy công tác
khi kết hợp với máy phát điện có tần số quay lớn, Mômen cản ban đầu nhỏ và tăng
điều hòa thì dùng bánh công tác quay nhanh hiệu quả hơn
trong những năm gần đây nhờ sử dụng những prophin khí động tốt và các sơ đồ tự
điều khiển khác nhau làm tăng hiệu quả sử dụng bánh công tác quay nhanh, làm
tăng Mômen khởi động, tăng công suất, giảm độ quay không đều … điều đó làm
tăng hiệu quả kinh tế của tổ máy đông cơ gió

f)tính toán sơ bộ kích thước , biên dạng cánh và công suất động cơ gió

SVTH : Đồng Quang Kiên 30


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

+ tính toán sơ bộ kích thước


công suất động cơ gió được tính theo vận tốc gió và đường kính bánh công tác theo
công thức
V 3 D 2
N= kW
2080

trong đó V vận tốc gió tính theo (m/s)


D đường kính bánh công tác gió m
Hệ số năng lượng gió
  0.35-0.38 đối với loại động cơ gió quay vòng thấp (nhiều cánh) chất lương tốt

bình thường có thể chọn   0.3


  0.45 – 0.48 đối với loại động cơ gió quay cao ( ít cánh) chất lượng tốt . bình
thường có thể chọn   0.4
Để tính năng lượng điện ở đầu ra của máy phát điện gió cần phải tính đến hiệu suất máy
phát điện tức là phải tính tới tổn thất sinh ra trong máy như tổn thất khí động, tổn thất
cơ khí, tổn thất từ trong máy phát …. Hiệu suất máy phát công suất nhỏ tùy từng loại có
thể có giá trị trong khoảng 0.6 - 0.8 hiệu suất động cơ gió từ 0.7 đến 0.8
Từ biểu thức tính công suất ở trên ta xác định được đường kính bánh công tác gió
2080.N
D= m
V 3 . .

Trong đó : công suất N tính bằng kW, vận tốc tính bằng m/s
Vần tốc quay của động cơ gió được xác định theo biểu thức
R
Z=
V

Trong đó : Z độ cao tốc đặc trưng cho độ quay nhanh của bánh công tác gió
R bán kính bánh công tác gió (m)
V vận tốc gió m/s

Độ cao tốc của động cơ gió có giá trị như sau


Loại 2 cánh Z = 4 - 6

SVTH : Đồng Quang Kiên 31


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Loại 3 cánh Z = 3 - 5
Loại nhiều cánh Z = 2 - 3
Từ biểu thức tính Z ta có
ZV
 rad/s
R

Từ đó ta có
30
n= vòng/phút

Thay  vào biểu thức n ta tính được
30 ZV
n= vòng/phút
R
Dựa theo các biểu thức tính toán ở trên ta xác định được kích thước và số vòng quay
của động cơ gió đảm bảo công suất yêu cầu hoặc nguợc lại
Chọn số cánh
Với động cơ gió phát điện yêu cầu tốc độ cao, hiệu suất cao nhưng không đòi hỏi
Mômen khởi động lớn, nên dùng ít cánh, thường là từ 2 dến 3 cánh với prôphin dạng
khí đông học, loại 2 cánh có tốc độ và hiệu suất cao hơn nhưng khó cân bằng hơn và
Momen khởi động nhỏ hơn.
+ Tính toán biên dạng cánh
Biên dạng cánh có ảnh hưởng quyết định đến hiệu suất cánh. Có nhiều loại biên dạng
cánh khí động học chất lượng cao đã được nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu nổi
tiếng về thủy khí động học trên thế giới như viện SAGY của Liên Xô trước đây (biên
dạng ESPERO) hoặc viện nghiên cứu vũ trụ NASA của Mỹ (biên dạng NACA) dùng
cho động cơ gió phát điện hoặc dạng cánh cong. Biên dạng cánh ứng với các tiết diện từ
sát bầu cánh tới gần mút ngòai của cánh được chọn căn cứ vào biên dạng mẫu được cho
trong cẩm nang biên dạng cánh khí trên cơ sở tính toán các thông số hình học như chiều
dài prôphin, góc đặt cánh, góc va… và thông số động học như hệ số lực nâng và lực cản
của cánh.
4) ứng dụng của năng lựợng gió
Thiết bị điện dùng cho máy phát điện gió

SVTH : Đồng Quang Kiên 32


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Độ phức tạp của các thiết bị bị điện trong máy phát điện gió phụ thuộc nhiều vào công
suất của chúng. Với công suất từ 1 – 3 MW gần như toàn bộ thiết bị điện, cơ khí, thủy
lực đều đặt trên đỉnh cột kể cả hệ thống thông tin và hệ thống điều khiển
Máy phát công suất lớn thường là máy tự kích, điện áp ra xoay chiều 3 pha. Máy phát
công suất nhỏ một vài kW thường dùng cho máy phát nam châm vĩnh cửu điiện áp xoay
chiều 1 pha. qua thời gian sử dụng, từ trường của nam châm vĩnh cửu sẽ bị yếu cần phải
nạp hoặc thay thế nam châm mới
ở các máy phát tự kích, từ trường khi bắt đàu làm việc là từ dư. Khi phát điện 1 phần
dòng điện phát ra sẽ được nắm thành dòng 1 chiều và đưa về kích thích từ trường roto.
Vì lý do đó người ta gọi chúng là những máy phát tự kích. Với các máy phát tự kích từ
trường luôn luôn được bổ sung nên không có hiện tượng từ trường bị yếu đi
để tích trữ năng lượng điện khi không có gió hoặc gió yếu người ta sử dụng các bộ nắn
dòng xuống 12 hoặc 24 volt để nạp accu. Người ta cũng chế tạo riêng các máy phát điện
gió nạp accu. Đó là máy phát 1 chiều điện áp thấp 12 hoặc 24 volt
như trên cho chúng ta biết gió có đặc điểm là vận tốc không ổn định và hướng gió luôn
thay đổi. cho nên việc chỉnh hướng quay và điều chỉnh tốc độ quay của cánh quạt là hết
sức quan trọng

SVTH : Đồng Quang Kiên 33


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Chương III
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN GIÓ CÔNG SUẤT NHỎ
1 Các bộ phận cơ bản của hệ thống điện gió công suất nhỏ
Hệ thống điện gió gia đình thường bao gồm một rotor, một máy phát gắn vào khung,
một đuôi (thường có), một tháp, dây dẫn và hệ thống cân bằng bao gồm: thiết bị điều
khiển, máy đổi điện hoặc ắc quy (pin). Nhờ các cánh quạt, rotor thu năng lượng động
lực của gió và chuyển vào trong cơ cấu truyền động để truyền động máy phát.

a) Tuabin gío

SVTH : Đồng Quang Kiên 34


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Hầu hết tuabin ngày nay được chế tạo hướng gió trục ngang với 2 hoặc 3 cánh, cánh
thường làm bằng vật liệu composite như sợi thủy tinh. Lượng điện được tạo ra tùy thuộc
vào đường kính của rotor. Khung tuabin là cấu trúc trên đó gắn rotor, máy phát, đuôi
tuabin. Đuôi tuabin giữ cho quạt gió luôn hướng về hướng gió nhiều nhất.

b) Tháp đỡ
Vì tốc độ gió tăng ở trên cao, nên tuabin được gắn trên tháp cao giúp cho tuabin sản
xuất được nhiều điện. Tháp cũng đưa tuabin lên cao trên các luồng xoáy không khí có
thể có gần mặt đất do các vật cản trở không khí như đồi núi, nhà, cây cối. Một nguyên
tắc chung là lắp đặt một tuabin gió trên tháp với đáy của cánh rotor cách các vật cản trở
tối thiểu 9m, nằm trong phạm vi đường kính khoảng 90m của tháp. Số tiền đầu tư tương
đối ít trong việc tăng chiều cao của tháp có thế đem lại lợi ích lớn trong sản xuất điện.
Ví dụ, để tăng chiều cao tháp từ 18m lên 33m cho máy phát 10kW sẽ tăng tổng chi phí
cho hệ thống 10%, nhưng có thể tăng lượng điện sản xuất 29%. Có 2 loại tháp cơ bản:
loại tự đứng và loại giăng cáp.

SVTH : Đồng Quang Kiên 35


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Tháp tự đứng Tháp giăng cáp


Hầu hết hệ thống điện gió cho hộ gia đình thường sử dụng loại giăng cáp. Tháp loại
giăng cáp có giá rẻ hơn, có thể bao gồm các phần giàn khung, ống (ống lớn hoặc nhỏ
tùy thiết kế) và cáp. Các hệ thống treo dễ lắp đặt hơn hệ thống tự đứng. Tuy nhiên do
bán kính treo phải bằng ½ hoặc ¾ chiều cao tháp, nên hệ thống treo cần đủ chỗ trống để
lắp đặt. Mặc dù loại tháp có thể nghiêng xuống được có giá đắt hơn, nhưng chúng giúp
cho khách hàng dễ bảo trì trong trường hợp các tuabin nhẹ, thường là 5kW hoặc nhỏ
hơn. Hệ thống tháp có thể nghiêng xuống được cũng có thể hạ tháp xuống mặt đất khi
thời tiết xấu như bão. Tháp nhôm dễ bị gãy và nên tránh sử dụng. Hầu hết các nhà sản
xuất tuabin đều cung cấp gói hệ thống năng lượng gió bao gồm cả tháp.

SVTH : Đồng Quang Kiên 36


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Không khuyến khích gắn tuabin trên nóc mái nhà. Tất cả các tuabin đều rung và chuyển
lực rung đến kết cấu mà tuabin gắn vào. Điều này có thể tạo ra tiếng ồn và ảnh hưởng
đến kết cấu nhà và mái nhà có thể tạo ra luồng xoáy lớn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của
tuabin.
c) Bộ điều khiển sạc bình accu
Bộ phận này có nhiệm vụ chính là nạp điện cho hệ thống bình ắc quy và kiễm soát tình
trạng quá tải khi hệ thống bình ắc quy đầy. Nếu trường hợp quá tải xảy ra, bộ điều khiển
này tự động chuyển lượng điện năng thừa này sang bộ phận xả điện .

SVTH : Đồng Quang Kiên 37


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Sơ đồ mạch

d) Bộ phận xả điện
Bộ phận này có nhiệm vụ tiêu thụ lượng điện năng thừa từ bộ điều khiển sạc bình ắc
quy. Nó thực chất là một thiết bị điện trở đốt nóng trong không khí hay đun sôi nước .

SVTH : Đồng Quang Kiên 38


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

e) Hệ thống bình accu


Gồm nhiều bình ắc quy khô nối tiếp nhau dùng để dự trử nguồn điện 1 chiều . Mỗi khi
tuabin gió không hoạt động hay hoạt động yếu, hệ thống này sẽ cung cấp điện cho bộ
phận chuyển đổi điện 1 chiều (DC) ra điện xoay chiều (AC) . Bình ắc quy thường dùng
loại ắc quy khô dễ bảo quãn, bảo trì, an toàn hơn mặc dầu giá trị bình nhiều hơn ắc quy
nước .Số bình ắc quy phụ thuộc vào bộ chuyển đổi điện DC ra AC . Dung lượng bình ắc
quy thông dụng là 200Ah .

SVTH : Đồng Quang Kiên 39


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

f) Hệ thống hiển thị


Thiết bị này đo đạc và hiển thị tình trạng gió, sản lượng điện đã và đang cung cấp, được
sử dụng thể hiện trên mặt hiển thị .
Mặt hiển thị sủ dụng các led 7 đoạn

SVTH : Đồng Quang Kiên 40


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

g) Tủ điện một chiều


Đây là thiết bị bảo vệ dòng điện 1 chiều cung cấp từ tuabin gió đến bộ chuyển đổi điện
1 chiều (DC) ra điện xoay chiều (AC) . Thiết bị bảo vệ này cho phép tự động ngắt kết
nối dòng điện từ hệ thống bình ắc quy khi có sự cố về điện .
h) Bộ biến đổi điện DC - AC
Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện 1 chiều từ hệ thống bình ắc quy sang
điện xoay chiều dưới dạng sóng sin chuẩn thông thường như điện lưới 220V hay 110V
tuỳ theo từng quốc gia. Bộ chuyển đổi này phải có công suất phù hợp hệ thống tuabin
gió tương ứng

SVTH : Đồng Quang Kiên 41


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

i) Hệ thống phát điện dự phòng


Máy này chỉ dùng phòng khi sức gió tại khu vực yếu hay không có trong thời gian dài,
trong tình huống khí hậu xấu nhất . Máy có thể dùng biogas, dầu diesel, xăng tuỳ theo
cấu tạo.
j) Bảng điện xoay chiều
Tất cả các thiết bị điện dân dụng đều kết nối vào hệ thống tuabin gió thông qua bảng
điện xoay chiều này . Trong bảng điện này bao gồm các cầu chì bảo vệ tự động nhằm
bảo vệ hệ thống điện xoay chiều với bộ phận chuyển đổi điện DC ra AC .
2 Lắp đặt và sử dụng hệ thống điện gió công suất nhỏ
a) chọn lựa nơi lắp đặt tối ưu cho tuabin gió
Bạn có thể có các nguồn gió khác nhau trong cùng một khu đất. Hơn nữa để đo hoặc tìm
ra tốc độ gió hằng năm, bạn cần biết về hướng gió chính của khu vực bạn. Nếu bạn sống
ở khu vực có địa hình phức tạp, phải cẩn thận khi chọn nơi lắp đặt. Ví dụ, nếu bạn lắp
đặt tuabin gió ở trên đỉnh hoặc phía bên có gió của quả đồi, bạn sẽ có nhiều gió thường
xuyên hơn so với bạn lắp đặt ở chân đồi hoặc ở phía bên chắn gió của quả đồi trong
cùng một khu đất. Ngoài vấn đề kiến tạo địa chất, bạn cần xem xét các vật cản trở hiện

SVTH : Đồng Quang Kiên 42


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

hữu như cây cối, nhà cửa, bạn cần có kế hoạch cho các vật cản trong tương lai như các
tòa nhà và cây cối mới mà nó chưa phát triển hết độ cao. Tuabin của bạn cần lắp đặt
phía bên chiều chó gió của tòa nhà hoặc cây nối và cần cao hơn vật cản 90m, nằm trong
khoảng 90m. Bạn cũng cần có đủ khoảng trống để nâng lên và hạ tuabin xuống để bảo
trì, và nếu tháp của bạn là loại giăng cáp, bạn cần có khoảng trống cho dây giăng. Hệ
thống cấp điện của bạn là độc lập hay nối với mạng điện, bạn cũng cần phải cân nhắc
chiều dài dây dẫn nối tuabin và tải (nhà, ắc quy, bơm nước…). Một lượng điện đáng kể
có thể bị hao hụt do điện trở dây dẫn – dây càng dài, hao hụt càng lớn. Sử dụng nhiều
dây và dây lớn hơn sẽ tăng chi phí lắp đặt. Tổn hao đường dây lớn hơn khi bạn dùng
dòng DC thay vì dùng dòng xoay chiều AC. Do đó, nếu bạn chạy dây dài, thì cần
chuyển từ dòng DC sang AC.
Hệ thống điện gió quy mô nhỏ có thể nối với hệ thống điện lưới. Một tuabin gió nối với
mạng lưới điện của bạn có thể giảm tiêu thụ điện của bạn cho các tiện ích như thắp
sáng, sử dụng thiết bị điện và sưởi bằng điện. Nếu tuabin không cấp đủ lượng điện cần

SVTH : Đồng Quang Kiên 43


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

thiết, dịch vụ sẽ hạn chế. Khi hệ thống gió sản xuất nhiều điện hơn, lượng điện dư ra sẽ
được gửi đến hoặc bán cho dịch vụ
b) sử dụng hiệu quả hệ thống điện gió
Mặc dù các tuabin gió quy mô nhỏ là các thiết bị rất ổn định, nhưng vẫn cần bảo trì
hang năm. Bu-lông và các mối nối điện phải được kiểm tra và siết chặt nếu cần thiết.
Các thiết bị sẽ được kiểm tra độ ăn mòn và dây treo xem có đủ lực căng không. Hơn
nữa, bạn phải kiểm tra và thay thế bất kỳ hư hỏng nào của gờ trước cánh quạt. Sau 10
năm, cánh hoặc bạc đạn có thể cần được thay thế, nhưng nếu được bảo trì và lắp đặt hợp
lý thiết bị có thể vận hành đến 20 năm hoặc hơn.
Duy trì lượng dung dich cho phép cho ắc-quy. Nếu lượng dung dịch bị thiêu bạn chỉ cần
đổ thêm nước tinh khiết, không nên dùng dung dịch acxit vì khi đó sẽ làm thay đổi nồng
độ acxit trong bình, do đó điện áp trong bình có thể bị suy giảm.
3 Hệ thống điện gió cho hộ gia đình
Thiết bị phát điện dùng sức gió kết hợp năng lượng mặt trời
- Lọai máy phát: 3 pha, cầu nắn điện, kích từ bằng nam châm vĩnh cửu.
- Công suất định mức: 1000W
- Điện áp 28 VDC, sau cầu chỉnh lưu.
- Tốc độ gió khởi động: 3 m/s
- Tốc độ gió định mức: 12 m/s
- Vận tốc quay định mức: 600 vòng/phút
- Cánh quạt Composite, 03 cánh, đường kính làm việc: 2,2m
- Kỹ thuật điều chỉnh tốc độ: thay đổi góc nghiêng cánh theo lực ly tâm
- Kích thước máy: 180 x 180 x 420 (cm)
- Trọng lượng: 36 Kg
- Bộ quay – dẫn điện: 20Kg
* Tủ điện: lắp thiết bị điều khiển và đặt các bình Acquy 150 Ah/12VDC
* Pin mặt trời: 4 tấm- công suất mỗi tấm: 50Wp – 14VDC

SVTH : Đồng Quang Kiên 44


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Giá bán thiết bị 45.000.000 VND/cụm thiết bị

Chương IV

SVTH : Đồng Quang Kiên 45


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

TỔNG KẾT
1)Ưu và nhược điểm của hệ thống điện gió
a) Ưu điểm
Ưu điểm dễ thấy nhất của điện gió là không tiêu tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi
trường như các nhà máy nhiệt điện, dễ chọn địa điểm và tiết kiệm đất xây dựng, khác
hẳn với các nhà máy thủy điện chỉ có thể xây dựng gần dòng nước mạnh với những
điều kiện đặc biệt và cần diện tích rất lớn cho hồ chứa nước.Các trạm điện gió có thể
đặt gần nơi tiêu thụ điện, như vậy sẽ tránh được chi phí cho việc xây dựng đường dây
tải điện.
Trước đây, khi công nghệ điện gió còn ít được ứng dụng, việc xây dựng một trạm điện
gió rất tốn kém, chi phí cho thiết bị và xây lắp đều rất đắt nên chỉ được áp dụng trong
một số trường hợp thật cần thiết. Ngày nay điện gió đã trở nên rất phổ biến, thiết bị
được sản xuất hàng loạt, công nghệ lắp ráp đã hoàn thiện nên chi phí cho việc hoàn
thành một trạm điện gió hiện nay chỉ bằng ¼ so với năm 1986.
Điện gió đã trở thành một trong những giải pháp năng lượng quan trọng ở nhiều nước,
và cũng rất phù hợp với điều kiện Việt nam.
Chi phí để xây dựng một trạm điện gió gồm :
 Chi phí cho máy phát điện và các cánh đón gió chiếm phần chủ yếu. Có nhiều
hãng sản xuất các thiết bị này, nhưng với giá bán và chất lượng kỹ thuật rất khác
nhau.
 Chi phí cho bộ ổn áp và hòa mạng, tự động đưa dòng điện về điện áp và tần suất
với mạng điện quốc gia.
 Chi phí cho ắc-quy, bộ nạp và thiết bị đổi điện từ ắc-quy trở lại điện xoay chiều.
Các bộ phận này chỉ cần cho các trạm hoạt động độc lập.
Chi phí cho phần tháp hoặc trụ đỡ tùy thuộc chiều cao trụ, trọng lượng thiết bị và các
điều kiện địa chất công trình. Phần tháp có thể sản xuất tại Việt Nam để giảm chi
phí. Với các trạm phong điện đặt trên nóc nhà cao thì chi phí này hầu như không
đáng kể.

SVTH : Đồng Quang Kiên 46


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

 Chi phí cho việc vận chuyển tới nơi xây dựng và công việc lắp đặt trạm. Chi phí
này ở Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với các nước khác, đặc biệt nếu xây dựng ở
vùng ven biển, ven sông hoặc dọc theo các tuyến đường sắt.
b) Nhược điểm
 Chi phí lắp đặt ban đầu cao
 Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
 Tính không ổn định do lượng gió phụ thuộc theo mùa
2) Kết luận, hướng phát triển
a) Những tín hiệu vui toàn cầu
Điện từ năng lượng gió chiếm khoảng 1.5% tổng sản lượng điện toàn cầu. Ở Mỹ, năng
lượng gió đóng góp khoảng 42% công suất bổ sung mới (đứng thứ hai chỉ sau khí gas tự
nhiên trong cuộc chạy đua 4 năm) và ở Châu Âu, con số này xấp xỉ 36%. Trên khắp thế
giới, hiện có khoảng 80 quốc gia đang khai thác nguồn năng lượng này với mục đích
thương mại.
Đẩy mạnh lắp đặt các trạm thu gió, Mỹ vượt qua Đức để giữ vị trí đứng đầu về khai thác
và sử dụng điện năng sản xuất từ gió. Công suất điện năng từ gió của Mỹ tăng 8 358
Mg, tương đương với 50%, lên 25 170 Mg vào cuối năm 2008. Trên thực tế, công suất
này có thể tăng gấp đôi hoặc hơn thế nếu không gặp trở ngại do việc giảm thuế tín dụng
sản xuất bị trì hoãn.
Texas là bang có sản lượng điện năng sản xuất từ gió lớn nhất, với công suất lớn gấp
hơn hai lần công suất của bang có sản lượng đứng thứ hai và chỉ thấp hơn công suất của
5 quốc gia trên thế giới.
Khoảng 1/3 lượng điện năng sản xuất từ gió trên thế giới được tạo ra từ Châu Á. Trung
quốc đứng thứ 2 chỉ sau Mỹ, với khoảng 6 300 Mg sản xuất trong năm 2008 và dự định
sẽ tăng gấp đôi sản lượng trong vòng 4 năm tới. Tháng 4 năm 2008, chính phủ Trung
quốc đã nâng mục tiêu đến năm 2010 cho ngành công nghiệp điện năng này từ 5 000 lên
10 000 Mg, song mục tiêu đó cũng nhanh chóng bị bứt phá vào cuối năm 2008 khi sản
lượng điện tạo ra ước tính đạt 12 200 Mg.

SVTH : Đồng Quang Kiên 47


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

Do phát triển thị trường đang là ưu tiên hàng đầu của nước này, Trung quốc phải tiếp tục
đối mặt với các vấn đề tổ chức phân vùng phát triển năng lượng gió. Hiệp hội Công
nghiệp Năng lượng Tái tạo của Trung Quốc dự đoán đến năm 2015, công suất điện sản
xuất từ gió có thể đạt tới 50 000 Mg.
Năm 2008, với công suất 1800 Mg, Ấn Độ đứng thứ 3 trên thế giới về sản lượng điện
sản xuất từ gió. Nước này cũng đang giữ vị trí thứ 5 về tích lũy năng lượng chỉ sau Mỹ,
Đức, Tây Ban Nha và Trung Quốc với tổng số 9 645 Mg. 44% tổng sản lượng điện năng
gió được sản xuất từ Tamil Nadu, 1 bang miền Nam Ấn Độ. Những bang có sản lượng
thấp hơn đang bước đầu áp dụng những thay đổi trong chính sách để tạo điều kiện cho
ngành công nghiệp năng lượng gió phát triển xa hơn.
Tổng sản lượng điện năng gió của Châu Âu cuối năm 2008 là 65 946 Mg, tương đương
với 55% tổng công suất của toàn thế giới. Lần đầu tiên, năng lượng gió trở thành đại
diện hàng đầu cho nguồn năng lượng mới ở Châu Âu, vượt xa cả khí gas tự nhiên (với
sản lượng 6,939 Mg) và than đá (với sản lượng 763 Mg). Cuối năm 2008, năng lượng
gió chiếm 8% công suất năng lượng của Liên minh Châu Âu (EU), đủ để sản xuất ra
4.2% lượng điện cần thiết cho khu vực, trong điều kiện gió bình thường.
Với 1 665 Mg điện năng gió được sản xuất vào năm 2008, Đức tiếp tục dẫn đầu khu vực
trong ngành công nghiệp năng lượng này mặc dù sản lượng có giảm nhẹ (< 1%) so với
năm 2007. Năng lượng gió đáp ứng khoảng 40% nhu cầu về điện của 3 bang ở Đức và
7.5% lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc. Viện Năng lượng Gió Đức dự đoán năng lượng
gió sẽ đáp ứng khoảng 31% nhu cầu về điện của quốc gia vào năm 2030 dù hiện tại tốc
độ phát triển của ngành công nghiệp năng lượng này có phần chững lại. Rất nhiều bãi
biển lộng gió ở Đức đã được lắp đặt tuabins và nước này dự định sẽ tiếp tục lắp đặt các
hệ thống như vậy tại vùng biển ngoài khơi phía Nam.
Tây Ban Nha đứng hàng thứ tư về số lượng các hệ thống lắp đặt mới trong năm 2008.
Với sản lượng khoảng 16 740 Mg, Tây Ban Nha hiện đứng thứ 3 sau Mỹ và Đức về sản
lượng năng lượng sản xuất từ gió. Năng lượng gió tạo ra hơn 11% lượng điện của Tây
Ban Nha vào năm ngoái và đã giúp hạ giá thành điện năng tiêu thụ trong nước.
Một nghiên cứu gần đây đã khẳng định, công nghiệp năng lượng gió có đóng góp lớn

SVTH : Đồng Quang Kiên 48


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

nhất vào tổng sản phẩm nội địa, hơn tất cả các ngành công nghiệp khác. Tây Ban Nha
và Đan Mạch – trong một thời gian dài là các thị trường chủ yếu ở Châu Âu – trong
năm 2008 chỉ đóng góp khoảng gần 40% vào tổng sản lượng, so với 60% của năm
2007. Ngoài ra, còn một số nước Châu Âu khác cũng có đóng góp không nhỏ như Italy
(1 010 Mg), Pháp (950 Mg), Anh (836 Mg) và Bồ Đào Nha (712Mg).
Năm 2008, Australia sản xuất được 482 Mg điện từ gió, tăng 58% so với năm 2007. Ở
Châu Mỹ Latin, Brazil là quốc gia duy nhất đóng góp một lượng đáng kể năng lượng
gió, với 94 Mg được tạo ra vào năm 2008. 3 nước Ai-cập, Morocco và Tunisia đóng góp
tổng số 99 Mg, Iran là 17 Mg. Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa vào vận hành turbine gió lớn nhất vào
thời điểm hiện tại, với công suất hơn 42 Mg và chính thức gia nhập các quốc gia sản
xuất năng lượng gió.
Hầu hết năng lượng gió được sản xuất ở vùng bờ biển, nhưng ngày càng nhiều turbine
được vận hành ở xa bờ, đặc biệt là ở Châu Âu. Cuối năm 2008, có 9 quốc gia trong EU
đưa các trang trại sản xuất năng lượng gió xa bờ vào hoạt động, tăng 4 quốc gia so với
hồi đầu năm. Ước tính có khoảng 357 Mg đã được tạo ra vào năm ngoái, nâng tổng sản
lượng năng lượng sản xuất xa bờ ở châu Âu lên 1 486 Mg. Ước tính các các dự án xa bờ
đang được lắp đặt hoặc đang trong giai đoạn lập kế hoạch và dự định hoàn thành vào
năm 2015 sẽ mang lại công suất khoảng hơn 30,822 Mg nữa.
Chi phí của việc lắp đặt 1 tuabin gió trên thị trường thế giới vào khoảng 47.5 tỉ USD
vào năm 2008, tăng khoảng 42% so với năm 2007. Nhìn chung, ngành năng lượng gió
đã tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 400 000 người. Tuy nhiên, rất nhiều người làm
việc trong lĩnh vực này đang có nguy cơ bị thất nghiệp, đặc biệt là ở Mỹ, do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Đầu năm 2009, chi phí cho những dự án mới, đơn đặt hàng
turbin và các bộ phận khác đã giảm đáng kể.
b) Năng lượng gió và cái nhìn lạc quan vào tương lai
Mặc dù kỳ vọng trước mắt về ngành công nghiệp này không mấy sáng sủa, triển vọng
phát triển trung và dài hạn trong tương lai rất sáng lạn. Giá tuabin được trông đợi giảm
do cuộc suy thoái kinh tế đã giúp giảm chi phí cho nguyên liệu và lắp đặt. Cùng với một

SVTH : Đồng Quang Kiên 49


Đồ án kỹ thuật điện GVHD : Nguyễn Văn Dũng

số điều kiện thuận lợi không nhỏ khác, công nghiệp năng lượng gió vẫn tiếp tục được
đầu tư phát triển với ít nhất 3 dự án lớn ở bờ biển phía bắc Châu Âu.
Chương trình vực dậy nền kinh tế ở Mỹ và một số quốc gia khác đang tập trung chủ yếu
vào năng lượng gió và những nguồn năng lượng có thể tái tạo khác. Chính phủ Trung
quốc cũng đã phản ứng với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu bằng việc xác định phát triển
năng lượng gió là mục tiêu then chốt hàng đầu của nền kinh tế.
Hội đồng Năng lượng Gió Quốc tế dự đoán 332000 Mg năng lượng gió sẽ được tạo ra
vào năm 2013. Còn BTM Consult, một công ty nghiên cứu thị trường của Đan Mạch dự
đoán điện năng từ gió sẽ chiếm khoảng 6% lượng điện được tạo ra trên thế giới vào năm
2017.

SVTH : Đồng Quang Kiên 50

You might also like