You are on page 1of 8

Câu hỏi cho đồ án rơle

(chỉ mang tính tham khảo)

1. Tại sao trong tính toán ngắn mạch lại chia ra chế độ max, min.
Chế độ max để tính được dòng ngắn mạch cực đại chạy qua các BI. Dùng để:
- Chỉnh định cài đặt thông số cho rơle
- Kiểm tra độ an toàn hàm khi có sự cố bên ngoài vùng bảo vệ
Chế độ min dùng để tính được dòng ngắn mạch nhỏ nhất qua các BI. Dùng để:
- Kiểm tra độ nhạy của bảo vệ khi sự cố có dòng nhỏ nhất.

2.Tại sao trong tính toán ngắn mạch dùng đơn vị tương đối:
- Dùng đơn vị tương đối sẽ làm quá trình tính toán đơn giản hơn.
- Sẽ dễ dàng kiểm soát số liệu hơn
- Các thiết bị thường cho thông số theo hệ đơn vị tương đối, do vậy có thể dùng được luôn
các thông số này không cần qui đổi.

3. Tại sao phía 10,5 kV không tính toán các sự cố chạm đất.
Phía 10,5 kV là lưới trung tính cách đất, do đó dòng chạm đất chỉ là dòng điện dung có trị số
rất nhỏ nên không cần tính toán với các sự cố chạm đất.
Mặt khác với lưới trung tính cách điện, khi xảy ra sự cố chạm đất thì vectơ điện áp dây không
đổi nên vẫn có thể cho phép tiếp tục vận hành, không cần cắt ngay sự cố.

4. Các cơ sở để lựa chọn sơ đồ phương thức bảo vệ cho MBA


- Do cấu tạo, chủng loại máy biến áp, công suất, điện áp
- Do chế độ vận hành, chế độ trung tính
- Do kinh nghiệm vận hành và các hư hỏng thường có của MBA.
- Theo qui định của ngành điện…

5. Bảo vệ quá tải hoạt động theo nguyên lý nào:


Bảo vệ quá tải sử dụng dòng điện các phía qua máy biến áp để tính toán độ tăng nhiệt độ của
máy biến áp .
Khi bảo vệ quá tải hoạt động:
- Cảnh báo để sa thải phụ tải, khởi động làm mát…
- Cắt máy biến áp nếu mức độ quá tải quá ngưỡng cho phép

6. Bảo vệ theo nhiệt độ hoạt động


- Đo trực tiếp nhiệt độ tại các vùng nóng nhất: tại cuộn dây máy biến áp và lớp dầu phía trên
thùng máy biến áp
Khi bảo vệ hoạt động
- Khởi động hệ thống làm mát
- Phát tín hiệu cảnh báo
- Cắt máy biến áp nếu mức độ quá tải quá ngưỡng cho phép

7. Tại sao phía 10,5 kV không đặt các bo vệ chống chạm đất như phía 22 và 110 kV:
Phía 10,5 kV là lưới trung tính cách đất, do đó dòng chạm đất chỉ là dòng điện dung có trị số
nhỏ. Còn lưới 22, 110 kV là lưới trung tính trực tiếp nối đất, dòng chạm đất chính là dòng
ngắn mạch, có trị số lớn, nguy hiểm cho thiết bị.
Để phát hiện chạm đất phía 10,5kV: dùng bảo vệ làm việc theo điện áp thứ tự không
- Bình thường: tổng điện áp ba pha bằng không nên bảo vệ không hoạt động
- Khi có sự cố chạm đất, vec tơ điện áp pha bị thay đổi (pha chạm đất có điện áp bằng không,
hai pha còn lại điện áp tăng tới điện áp dây)  tổng điện áp ba pha khác không  bảo vệ sẽ
hoạt động
Bảo vệ quá điện áp thứ tự không Uo> nếu hoạt động:
- Phát tính hiện cnh báo có sự cố chạm đất trên lưới cho người vận hành tìm và loại trừ đúng
lộ đường dây sự cố
- Trong thực tế: để phát hiện chạm đất nhân viên vận hành sẽ cắt lần lượt từng lộ đường dây
đi ra từ thanh góp 10,5kV, đến khi nào bảo vệ báo chạm đất hết hoạt động thì đó chính là lộ
bị chạm đất.
- Về lý thuyết: để phát hiện lộ chạm đất có thể trang bị thêm bảo vệ quá dòng TTK có hướng

8. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh 50 (I>>) có thể dùng làm bảo vệ chính cho MBA (hoặc các
đối tuợng khác được không):
Không thể dùng bảo vệ quá dòng cắt nhanh làm bảo vệ chính vì:
Dòng khởi động của bảo vệ 50 được chỉnh định lớn hơn dòng ngắn mạch max cuối vùng bảo
vệ  do đó bảo vệ sẽ không tác động với các sự cố cuối vùng (thuộc vùng chết)  không sử
dụng làm bảo vệ chính được
9. Khi ngắn mạch một số vòng dây trong máy biến áp thì bảo vệ nào sẽ tác động.
Khi ngắn mạch một số vòng dây trong cuộn dây thì dòng điện chạy quẩn trong các vòng bị
chạm chập lớn, tuy nhiên dòng điện đo ở phía đầu vào cuộn dây (nơi đặt BI) có thể nhỏ.
- Nếu dòng điện đo được đủ lớn thì bảo vệ so lệch sẽ tác động
- Nếu dòng đo được quá nhỏ thì bảo vệ quá dòng, bảo vệ so lệch không đủ nhạy để tác động.
Tuy nhiên, do dòng chạy quẩn giữa các vòng dây chạm chập lớn nên có thể làm cho dầu tại
khu vực bị sự cố sẽ nóng cục bộ, sinh ra lượng bọt khí lớn. Lượng khí này thoát lên thùng dầu
phụ qua rơle khí và khi đó rơle khí sẽ tác động

10. Nhiệm vụ rơle khí (63) trong MBA: để phát hiện các sự cố bên trong máy biến áp.
- Mức dầu tụt thấp
- Quá tải
- Chạm chập vòng dây
- Ngắn mạch giữa các pha…

11. Bảo vệ chống hư hỏg máy cắt hoạt động theo nguyên tắc nào:
Khi rơle bảo vệ chính tác động cắt máy cắt sẽ đồng thời khởi động chức năng giám sát sự
hoạt động của máy cắt (chức năng 50BF).
Chức năng 50BF khi được kích hoạt sẽ đếm thời gian, nếu đếm hết thời gian cắt máy cắt (do
nhà sản xuất máy cắt cung cấp số liệu này) mà dòng điện vẫn còn chạy qua  máy cắt đã
không cắt được  hỏng máy cắt  chức năng 50 BF sẽ gửi tín hiệu cắt liên động lên máy cắt
cấp trên
Ví dụ, nếu MC phía 22 kV bị hỏng, chức năng 50 BF sẽ tác động:
Nếu là máy cắt đường dây 22kV: 50BF sẽ đưa tín hiệu cắt máy cắt nguồn cấp cho thanh cái
22 kV
Nếu hỏng máy cắt đầu cực MBA: cắt các máy cắt cấp nguồn cho MBA.

12. Tại sao sử dụng bảo vệ so lệch làm bảo vệ chính cho MBA.
Bảo vệ so lệch là loại bảo vệ tuyệt đối, không cần phối hợp với các bảo vệ khác  có thể đặt
thời gian tác động bằng không  thời gian tác động nhanh
Bảo vệ so lệch có độ nhạy cao với các sự cố trong vùng, làm việc tin cậy không cắt nhầm với
các sự cố ngoài do có cơ chế hãm

Với máy biến áp quan trọng, công suất lớn, cấp điện áp cao: dùng 2 bảo vệ so lệch để dự
phòng cho nhau và hai bảo vệ so lệch này của hai hãng khác nhau để hạn chế nhược điểm của
mỗi nhà sản xuất. Sử dụng tín hiệu dòng điện từ 2 cuộn thứ cấp khác nhau của máy biến
dòng.
13. Giải thích về ý nghĩa của từng đoạn đặc tính làm việc của rơle so lệch kỹ thuật số loại có
hãm. Giá trị cài đặt dựa theo yếu tố gì:

Đoạn a: ngưỡng khởi động ngưỡng thấp, không có hãm (đặc tính nằm ngang)
Độ lớn của dòng do lệch ngưỡng thấp chọn cao hơn dòng không cân bằng xuất hiện ở chế độ
làm việc bình thường. Dòng không cân bằng này sinh ra do sai số BI, do việc chuyển đổi đầu
phân áp máy biến áp. Thường chọn giá trị đặt từ (0,2÷0,5) IdđBI
Đoạn b: khi máy biến áp bị quá tải, các BI làm việc với sai số lớn hơn, làm tằng dòng không
cân bằng và bảo vệ so lệch có thể tác động sai, do đó cần hãm bảo vệ  đoạn đặc tính b có
độ dốc (tương đương với việc bảo vệ có hãm)
Đoạn c: khi sự cố xảy ra ngoài vùng bảo vệ so lệch của máy biến áp, dòng qua máy biến áp
có thể rất lớn, sai số BI tăng mạnh và bảo vệ có thể tác động nhầm. Do đây là trường hợp sự
cố ngoài nên không cần tác động  phải hãm bảo vệ với mức độ hãm lớn hơn  đoạn c có
độ dốc lớn hơn (tác động hãm mạnh hơn)
Đoạn d: khi sự cố rơi vào trong vùng bảo vệ của bảo vệ so lệch  bảo vệ cần tác động không
hãm để nâng cao độ nhạy  đoạn đặc tính d không có hãm, bảo vệ sẽ tác động ngay.

Trong thực tế, các giá trị cài đặt của đoạn a,b,c thường dựa theo khuyến cáo của nhà sản
xuất.

14. Nếu tăng hay giảm độ dốc đặc tính thì khả năng làm việc của rơle thay đổi thế nào
Khi tăng độ dốc đặc tính vùng hãm mở rộng, vùng tác động thu hẹp  tăng độ an toàn
hãm, giảm độ nhạy tác động.
Khi giảm độ dốc đặc tính, kết quả ngược lại
15. Các yếu tố gây nên dòng điện không cân bằng lớn khi dùng bảo vệ so lệch cho MBA:
- Do sai lệch về tỷ số biến của BI các phía
- Do sai số của BI
- Do sai khác tổ đấu dây các phía máy biến áp
- Do việc điều chỉnh đầu phân áp…

16. Khi đóng máy biến áp không thì thì rơle so lệch có tác động hay không? Tại sao?
Khi đóng máy biến áp không tải, dòng từ hóa xung kích có trị số lớn và chỉ có từ phía nguồn
đến MBA, các phía khác không có, do đó nếu không có biện pháp hãm thì rơle so lệch sẽ tác
động nhầm
Để rơle không tác động, thì trong rơle có chức năng phân tích phổ dòng điện, nếu kết quả
phân tích phổ có thành phần dòng điện tần số 100Hz (sóng hài bậc 2) với biên độ đủ lớn 
là hiện tượng đóng máy biến áp không tải  đưa tín hiệu khó bảo vệ so lệch  gọi là chức
năng hãm theo sóng hài.

17. Khi có sự cố tại một điểm nào đó trên thanh góp 22 kV hoặc 10,5 kV thì bảo vệ nào
tác động.
Trình tự nói chung để xác định bảo vệ nào sẽ tác động:
a. Xét xem điểm sự cố nằm trongvùng bảo vệ của bảo vệ so lệch hay nằm ngoài vùng

Nếu nằm trong vùng: bảo vệ so lệch sẽ tác động ngay


Ngoài ra: còn có các bảo vệ quá dòng dự phòng (I>) các bảo vệ quá dòng dự
phòng sẽ khởi động
Nếu là sự cố chạm đất: có thêm bảo vệ quá dòng thứ tự không (I0>) khởi động

Nếu nằm ngoài vùng: bảo vệ so lệch không tác động


Khi đó nhìn đến các bảo vệ quá dòng lân cận gần nhất, bảo vệ nào gần nhất sẽ
phải tác động
Nếu là sự cố chạm đất: sẽ có thêm bảo vệ quá dòng thứ tự không lân cận gần
nhất khởi động
Nếu sự cố thuộc phía thanh góp 10,5kV hoặc các lộ đường dây đi ra từ thanh góp
10,5kV: phía này có trung tính cách điện nên
Nếu sự cố giả thiết là sự cố chạm đất: các bảo vệ quá dòng, bảo vệ so lệch
không hoạt động. Chỉ có bảo vệ báo chạm đất (59 hay U0>) hoạt động báo tín
hiệu
HBSL
87T 87N
115 kV 2
23 kV
1 BI01 BI02

BI1 BI2

63
4 50 5 51
3
5 51 6 51N

6 51N HBQD 9 50BF


7 50N
51 50BF
HBQD
8 49
9 50BF 5 9 BI3

HBQD

10,5 kV 59

Nếu là sự cố pha-pha: sẽ có bảo vệ quá dòng I> hoạt động

Ví dụ
Khi có sự cố trên thanh góp 23,5kV hoặc 10,5kV bảo vệ quá dòng của MBA phía 23,
10,5 sẽ tác động cắt máy cắt cấp nguồn cho thanh góp. Đồng thời bảo vệ MC phân đoạn
tác động cắt MC phân đoạn thanh góp.

18. Trong trường hợp độ nhạy của các bảo vệ quá dòng 51 không đảm bảo thì sử
dụng giải pháp nào
Sử dụng thêm bảo vệ quá dòng thành phần thứ tự nghịch (I2, 46). Vì bảo vệ này có thể
đặt với ngường rất thấp nên có độ nhạy cao.

19. Tại sao các bảo vệ quá dòng thứ tự không (I0>) thường được chỉnh định với
dòng khởi động rất nhỏ (ví dụ ~0,3 IdđBI).
Trong chế độ vận hành bình thường, dòng thứ tự không rất nhỏ, xuất hiện do sai số giữa
các BI. Do đó có thể đặt ngưỡng rất thấp mà vẫn đảm bảo bảo vệ hoạt động an toàn
không tác động nhầm ở chế độ bình thường.
20. Tại sao phải phối hợp thời gian làm việc của các bo vệ:
Để đảm bảo cắt chọn lọc phần tử bị sự cố

21. Tại sao trong các rơle bảo vệ so lệch (ví dụ rơle 7UT6xx) thường có đầy đủ tính
năng bảo vệ quá dòng điện rồi mà ta vẫn cần sử dụng riêng các rơle quá dòng?
Sử dụng các rơle quá dòng độc lập với rơle so lệch nhằm dự phòng cho trường hợp rơle
so lệch bị hỏng không tác động. Nếu chỉ sử dụng rle so lệch thì khi bản thân rơle hỏng sẽ
làm mất hết các chức năng bảo vệ có thể sự cố lan tràn.

22. Nếu rơle so lệch được sử dụng với đặc tính chỉ 2 đoạn gấp khúc thôi thì có ảnh
hưởng gì đến sự làm việc của hệ thống bảo vệ không?
Nếu đoạn đặc tính của bảo vệ chỉ gồm hai đoạn thay vì 4 đoạn a, b, c, d thì tính linh động
của bảo vệ sẽ giảm đi.

24. Sơ đồ thay thế thứ tự không khi tính toán ngắn mạch được thành lập như thế
nào?
Nguyên tắc: xuất phát từ điểm ngắn mạch, đi về hai phía. Với máy biến áp thì nếu gặp
cuộn đấu tam giác, dòng TTK chạy quẩn không ra ngoài, với cuộn đấu Y thì dòng TTK
không chạy vào  sơ đồ hở mạch tại cuộn Y. Nếu gặp cuộn Y0 thì dòng TTK đi qua
được  sẽ có điện kháng cuộn Y0 trong sơ đồ thay thế.

25. Thế nào là bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập và phụ thuộc.
Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập: khi bảo vệ đã khởi động thì thời gian làm
việc của bảo vệ là không đổi, bằng với giá trị đặt và không phụ thuộc vào độ lớn dòng
ngắn mạch
Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc: khi bảo vệ đã khởi động thì thời gian
làm việc của bảo vệ thay đổi tùy theo độ lớn dòng ngắn mạch. Dòng điện lớn thời gian
làm việc sẽ ngắn và ngược lại.
26. Trong đồ án, các bảo vệ quá dòng dùng đặc tính nào? Tại sao?
Trong đồ án sử dụng đặc tính thời gian độc lập
Lý do: để đơn giản quá trình phối hợp thời gian giữa các bảo vệ vì đây chỉ là các bảo vệ
dự phòng
27. Tại sao phải loại bỏ thành phần dòng điện thứ tự không khi thực hiện bảo vệ so
lệch MBA.
Việc loại bỏ dòng TTK chỉ thực hiện với phía cuộn dây máy biến áp có trung tính nối đất
trực tiếp (Y0)
Lý do: với cuộn dây đấu Y0, khi có sự cố chạm đất ngoài vùng vẫn có thành phần dòng
điện TTK móc vòng vào trong cuộn Y0 này và bảo vệ so lệch có thể tác động nhầm.

28. Tại sao bảo vệ 87N lại có tên là bảo vệ so lệch chống chạm đất hạn chế.
Bảo vệ này chỉ áp dụng và chỉ bảo vệ được các cuộn dây có trung tính nối đất trực tiếp
(Y0) chứ không bảo vệ được toàn bộ các cuộn dây của máy biến áp.

29. Bảo vệ quá dòng điện thứ tự không (I0>) hoạt động dựa trên dòng điện pha hay
là tổng các dòng điện pha?
Bảo vệ quá dòng TTK hoạt động với tổng dòng 3 pha.

---------------------------------------------------------

You might also like