You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


----------o0o----------

QUY ĐỊNH
TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN
(DÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)

Hưng Yên, năm 2019

1
1. MỤC TIÊU
Đồ án khóa luận tốt nghiệp và Đồ án môn học là những mốc nội dung rất quan
trọng trong suốt thời gian sinh viên học tập tại Trường đại học. Trong quá trình thực
hiện các đồ án này sinh viên chưa có sự thống nhất về nội dung trình bày cũng như
định dạng văn bản và bản vẽ kỹ thuật. Do vậy Khoa Cơ khí Động lực đưa ra quy định
chung về trình bày đồ án nhằm giúp tất cả các sinh viên trong toàn Khoa có sự thống
nhất về việc trình bày đồ án.

2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.1. Đề cương chi tiết đồ án tốt nghiệp
Lý do thực hiện đề tài: Nêu rõ tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của
đề tài. Trong mục này học viên phải chứng tỏ được sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
lựa chọn.
Mục tiêu nghiên cứu: Trình bày mục tiêu chung, các nhiệm vụ cần thực hiện
và các câu hỏi nghiên cứu sẽ được trả lời qua đồ án tốt nghiệp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trình bày đối tượng chính được nghiên
cứu; đối tượng nghiên cứu là tổng thể những khía cạnh được sinh viên lựa chọn phù
hợp với ngành, hoàn cảnh nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Trong mục này học viên dự kiến các phương pháp
sẽ được áp dụng để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho đồ án.
Nội dung:
- Chương 1:
- Chương 2:
- Chương 3:
- Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo: Trình bày danh mục các tài liệu được tham khảo khi viết
đề cương gồm các tài liệu tham khảo tiếng Việt và tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài.
Phụ lục (Nếu có)
2.2. Hình thức trình bày đồ án tốt nghiệp
2.2.1. Thứ tự trình bày, số lượng trang viết và số lượng bản in của đồ án tốt nghiệp
Bản đồ án tốt nghiệp được trình bày theo thứ tự gồm:
 Bìa đồ án
 Trang phụ bìa (bìa lót)
 Tờ giao đề tài
 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
 Nhận xét của giáo viên phản biện

2
 Mục lục
 Danh mục các từ viết tắt
 Danh mục bảng biểu và hình vẽ
 Phần mở đầu
 Các chương nội dung
 Kết luận và khuyến nghị
 Danh mục tài liệu tham khảo
 Phụ lục (nếu có).
Số lượng bản in: 03 bản (01 bản bìa mạ chữ vàng, 02 bản bìa giấy bóng kính, 01
bản in vào USB (tập trung cả lớp) gồm: thuyết minh đề tài, báo cáo tóm tắt và các file
video khác có liên quan).
2.2.2 Quy định về hệ soạn thảo, định dạng trang văn bản và tài liệu tham khảo
- Đồ án sử dụng phông chữ Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo MS Winword.
- Đồ án được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm), độ dài phần chính từ
50 trang trở lên không kể Phụ lục.
- Định dạng trang văn bản
 Trang văn bản: Khổ A4 cỡ 210mm X 297mm
 Lề trên: 20 mm
 Lề dưới: 20 mm
 Lề trái: 30 mm
 Lề phải: 20 mm
 Dãn dòng 1,3 line
- Định dạng đoạn văn thường
 Font: Times New Roman
 Cỡ chữ: 13
 Kiểu chữ: thường
 Dãn dòng: 1,3 line (before 3pt, after 3pt).
 Đầu dòng thứ nhất: lùi vào 1 Tab
 Căn lề: đều hai bên lề
- Định dạng tên chương và các tiểu mục
+ Tên chương:
 Font: Times New Roman
 Cỡ chữ: 16
 Kiểu chữ: in hoa, nét đậm
 Dãn dòng: 1,3 line (before 6pt, after 6pt).
 Căn lề: giữa

3
 Có đánh số theo quy định
+ Tên tiểu mục:
 Font: Times New Roman
 Cỡ chữ: 13
 Kiểu chữ: Nhóm tiểu mục 2 chữ số (VD: 1.1...): nét đậm
 Nhóm tiểu mục 3 và 4 chữ số (VD: 1.1.1 và 1.1.1.1) nét nghiêng, đậm
 Dãn dòng: 1,3 line (before 6pt, after 6pt).
 Căn lề: trái
 Có đánh số theo quy định: Các tiểu mục của đồ án được trình bày và đánh số
thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ
4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải
có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục
2.1.2 tiếp theo. Trong đồ án, các hình vẽ phải được đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ
chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản đồ án.
- Định dạng tên bảng biểu và hình vẽ
+ Tên bảng biểu:
 Font: Times New Roman
 Cỡ chữ: 13
 Kiểu chữ: nét đậm
 Dãn dòng: 1,3 line (before 3pt, after 3pt).
 Căn lề: trái
 Có đánh số theo chương (VD: Bảng đầu tiên chương 1 là Bảng 1.1.)
 Tên bảng biểu đặt phía trên bảng
+ Tên hình vẽ:
 Font: Times New Roman
 Cỡ chữ: 13
 Kiểu chữ: nét đậm
 Dãn dòng: 1,3 line (before 3pt, after 3pt).
 Căn lề: giữa
 Có đánh số theo chương (VD: Hình đầu tiên chương 1 là Hình 1.1.)
 Tên hình vẽ đặt phía dưới hình vẽ
+ Cách đánh số trang
Số trang phần chính của đồ án và các phần Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ
lục bắt đầu được đánh số 1 từ Phần mở đầu.
 Font: Times New Roman
 Cỡ chữ: 13

4
 Kiểu chữ: thường (VD: 1, 2, ..)
 Dãn dòng: 1 line
 Căn lề giữa
Số trang phần mục lục, các danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục
hình vẽ, lời cảm ơn, lời cam đoan:
 Font: Times New Roman
 Cỡ chữ: 13
 Kiểu chữ: La mã (VD: i, ii, ..)
 Dãn dòng: 1 line
 Căn lề giữa
- Đánh số thứ tự công thức theo chương.
Phải sử dụng đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam, nếu dùng đơn vị khác thì
phải viết cả giá trị chuyển đổi và đặt trong dấu ngoặc đơn ().
- Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo được đánh số thứ tự trong ngoặc [ ] và phải ghi đầy đủ các
thông tin sau:
Đối với tài liệu tham khảo là sách
Mẫu chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ:[1] Phạm Thị Thu Hà (2014), Giáo trình Quản lý dự án, Nhà xuất bản
Bách khoa, Hà Nội.
Đối với tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên tạp chí khoa học.
Mẫu chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), ‘tên bài báo’, tên tạp chí, số phát
hành, khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí.
Ví dụ: [1] Trần Minh Yến (2011), ‘Vấn đề lao động, việc làm và thu nhập của
nông dân nước ta hiện nay’, Nghiên cứu Kinh tế, số 2 (393), tr. 55-64.
Đối với tài liệu tham khảo là bài báo, tài liệu trên trang thông tin điện tử:
Mẫu chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), ‘tên bài báo’, tên tổ chức xuất bản,
<liên kết đến ấn phẩm/ bài báo trên website>, ngày tháng năm truy cập.
Ví dụ: [1] World Bank (2002), World Development Indicators Online,
http://publications.worldbank/WDI/, ngày 17/7/2002. Danh mục tài liệu tham khảo.
2.2.3 Quy định về trình bày bản vẽ
Các bản vẽ thể hiện các phần nội dung của đồ án được trình bày theo mẫu
khung bản vẽ của Khoa:
2.3 Mẫu bìa đê tài và khung bản vẽ
2.3.1 Mẫu bìa đề tài
- Mẫu bìa ngoài:

5
Sinh viên: ........................

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN (14)

(13)
Ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (24)

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ (13)


CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ (13)

(13)
TÊN ĐỀ TÀI (13)
Khóa học: ......................

....................................................................

Sinh viên thực hiện: (13) ....................................


Giảng viên hướng dẫn: (13) ....................................
(13)

Hưng Yên
20...
(13)
Hưng Yên, năm ... (14)

Chú ý: Căn lề trang: Trái 3,5cm; Phải 2cm; Trên 2,5cm; Dưới 2,5cm 6
- Mẫu bìa lót:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN


KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC (14)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (24)

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ (13)

TÊN ĐỀ TÀI: (13)

……………………………………………………………

Giảng viên hướng dẫn:(13) ………………………..


Sinh viên thực hiện: (13) ………………………..

Hưng Yên, năm ……… (14)

7
2.3.2 Mẫu khung bản vẽ

Ghi chú: Nộp quyển thuyết minh bản cứng và bản mềm theo thông báo cụ thể của bộ môn
Công nghệ ô tô
Ngày…….Tháng…….Năm……
Khoa c¬ khÝ ®éng lùc

8
3. ĐỒ ÁN MÔN HỌC
3.1. Bố cục của đồ án
3.1.1. Bố cục của đồ án bao gồm các phần như sau:
- Trang bìa cứng và bìa lót (theo mẫu).
- Trang đề tài.
- Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
- Mục lục.
- Danh mục bảng, biểu.
- Danh mục hình vẽ, đồ thị.
- Ký hiệu các chữ viết tắt.
- Lời nói đầu.
- Nội dung của đồ án bao gồm các phần:
+ Đặt vấn đề.
+ Nội dung cụ thể.
+ Kết luận.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục (nếu có).
3.1.2. Số lượng bản cần in
01 bản bìa giấy bóng kính, 01 bản in vào USB (tập trung cả lớp) gồm: thuyết
minh đề tài; bản vẽ Ao, A3; tài liệu tham khảo).
3.2. Trình bày trang in
3.1.1. Khổ giấy A4 (210x297).
3.1.2. Căn trang:
- Trái 30 mm.
- Phải 20 mm.
- Trên, dưới 20 mm.
3.1.3. Cỡ chữ: Times New Roman 13.
3.1.4. Giãn dòng : Multiple 1.3
3.1.5. Các đề mục và định dạng văn bản:
- Tên chương dùng loại chữ in hoa Time New Roman cỡ 14, nét đậm (Bold), dãn
dòng (before 6pt, after 6pt).
- Các mục lớn (VD: 1.1; 1.2;....) dùng loại chữ Time New Roman cỡ 14, nét đậm
(Bold), dãn dòng (before 6pt, after 6pt).

9
- Các tiểu mục 3 chữ số, 4 chữ số (VD: 1.2.1; 1.2.1.1), sử dụng loại chữ Time
New Roman 13, nét đậm (Bold), in nghiêng, dãn dòng (before 3pt, after 3pt).
- Các đề mục không quá 4 chữ số (nếu quá 4 chữ số thì đánh thứ tự theo: a,b,c...)
- Đánh số đề mục theo mẫu.
- Không có header, footer.
- Page Number đặt ở dưới, góc phải trang giấy.
- Đầu mỗi đoạn văn lùi vào 1 Tab.
- Đánh số bảng biểu, hình ảnh và cụng thức phải gắn với số chương, kiểu và cỡ
chữ của đầu đề bảng biểu là Times New Roman cỡ 13, viết nghiêng, căn giữa
trang giấy. Đồ thị, bảng biểu và hình ảnh lấy từ nguồn khác phải trích dẫn đầy đủ.
- Đánh số thứ tự công thức theo chương.
- Phải sử dụng đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam, nếu dùng đơn vị khác thì
phải viết cả giá trị chuyển đổi và đặt trong dấu ngoặc đơn ().
- Thứ tự ghi tài liệu tham khảo (Tên tác giả - Tên tài liệu- Nhà xuất bản - Năm
xuất bản). Đánh số thứ tự tài liệu tham khảo trong ngoặc vuông [].
- Trong khi viết báo cáo, nếu nội dung liên quan đến tài liệu tham khảo thì sau
nội dung đó phải viết số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo trong ngoặc vuông
[].
3.3. Khối lượng kiến thức
Số trang tối thiểu trong 1 đồ án là 35 trang không kể phụ lục.

10
3.4. Mẫu bìa và khung bản vẽ
3.4.1. Mẫu bìa
- Mẫu bìa ngoài

11
- Mẫu bìa lót

12
3.4.1. Mẫu khung bản vẽ
- Bản vẽ Ao

13
- Bản vẽ A3

Ngày…….Tháng…….Năm……
Khoa c¬ khÝ ®éng lùc

14
PHỤ LỤC
Ví dụ chung cho cả hai đồ án về trình bày trang in:

Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


1.1. Hệ thống bôi trơn
1.1.1. Tác dụng
Hệ thống bôi trơn có tác dụng đưa dầu nhờn tới các bề mặt ma sát giữa các chi
tiết để đạt được mục đích:
- Giảm bớt động lực học của máy, vì khi động cơ làm việc các bộ phận chuyển
động với tốc độ nhanh, lực ma sát lớn, lực này làm cản trở chuyển động, tiêu hao động
lực của máy. Dầu bôi trơn sẽ có tác dụng làm giảm sự ma sát trong các chi tiết chuyển
động.
- Giảm bớt sự mài mòn của các chi tiết, kéo dài tuổi thọ của động cơ.
- Làm mát máy khi động cơ làm việc: Do ma sát giữa các chi tiết sẽ làm tăng
nhiệt độ, dầu bôi trơn có tác dụng làm giảm nhiệt độ đó.
1.1.2. Phân loại
Động cơ đốt trong sử dụng nhiều loại hệ thống bôi trơn khác nhau. Tuỳ thuộc vào
từng loại động cơ, điều kiện làm việc... mà trang bị hệ thống bôi trơn cho động cơ phù
hợp. Sau đây là một số hệ thống bôi trơn thường gặp trong các động cơ thông thường.
- Bôi trơn bằng vung té.
- Bôi trơn bằng dầu pha trong nhiên liệu.
- Bôi trơn cưỡng bức.
Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ta lại chia ra làm 2 loại:
 Hệ thống bôi trơn cưỡng bức cacte ướt.

Hình 1.1: Cấu tạo chung của hệ thống bôi trơn


 Hệ thống bôi trơn cưỡng bức cacte khô.

15
1.1.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1.1.3.1. Cấu tạo
Trên hình bên là cấu tạo của hệ thống bôi trơn kiểu cưỡng bức cacte ướt.
Cấu tạo gồm có: Cacte dầu1 có tác dụng để chứa dầu bôi trơn, phao hút dầu 2.
Phao hút dầu 2 có lưới chắn để lọc sơ bộ những tạp chất có kích thước lớn.
1.1.3.2. Thông số kỹ thuật
Bảng 1.1: Thông số kỹ thuật của hệ thống bôi trơn
TT Tên thông số Thông số kỹ thuật

1 Áp suất dầu ở số vòng quay không tải của động cơ >0,3 kg/cm2

2 Áp suất dầu ở số vòng quay 3000 v/ph 2,5÷5 kg/cm2

1.1.3.2. Nguyên lý làm việc


…………………………………………………………………………………………

16

You might also like