You are on page 1of 37

Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Bài 1
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÁC BỘ CẢM BIẾN.

1. Khái niệm cơ bản về các bộ cảm biến


Cảm biến – sensor: xuất phát từ chữ “ sense” nghĩa là giác quan – do đó nó
như các giác quan trong cơ thể con người. Nhờ cảm biến mà mạch điện, hệ
thống điện có thể thu nhân thông tin từ bên ngoài. Từ đó, hệ thống máy móc,
điện tử tự động mới có thể tự động hiển thị thông tin về đại lượng đang cảm
nhận hay điều khiển quá trình định trước có khả năng thay đổi một cách uyển
chuyển theo môi trường hoạt động.
Để dễ hiểu có thể so sánh cảm nhận của cảm biến qua 5 giác quan của
người như sau:
5 giác quan Thay đổi môi trường Thiết bị cảm biến
Thị giác Ánh sáng, hình dạng, kích Cảm biến thu hình, cảm
thước, vị trí xa gần, màu sắc. biến quang.
Xúc giác Áp suất, nhiệt độ, cơn đau, Nhiệt trở, cảm biến tiệm
tiếp xúc, tiệm cận, ẩm, khô. cận, cảm biến độ rung
Vị giác Ngọt, mặn, chua cay, béo. động.
Thính giác Âm rầm bổng, sóng âm, âm Đo lượng đường trong
lượng. máu.
Khứu giác Mùi của các chất khí, chất Cảm biến sóng siêu âm,
lỏng. mi-cro.
Đo độ cồn, thiết bị cảm
nhận khí ga.
Cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lý và các
đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng điện có thể đo và
xử lýđược.
Các đại lượng cần đo (m) thường không có tính chất điện (như nhiệt độ, áp
suất
...) tác động lên cảm biến cho ta một đặc trưng (s) mang tính chất điện (như
điện tích, điện áp, dòng điện hoặc trở kháng) chứa đựng thông tin cho phép xác
định giá trị của đại lượng đo. Đặc trưng (s) là hàm của đại lượng cần đo (m): s
= F(m)
Phạm vi ứng dụng:
 Công nghiệp
 Nghiên cứu khoa học.
 Môi trường, khí tượng.
 Thông tin viễn thông.
 Nông nghiệp.
 Dân dụng
 Giao thông.
 Vũ trụ
 Quân sự

1
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

2. Phân loại cảm biến


Các bộ cảm biến được phân loại theo các đặc trưng cơ bản sau đây:
2.1 Theo nguyên lý chuyển đổi giữa kích thích và đáp ứng:
Hiện tượng vật lý:
- Nhiệt điện
- Quang điện
- Quang từ
- Điện từ
- Quang đàn hồi
- Từ điện
- Nhiệt từ...
Hiện tượng hoá học:
- Biến đổi hoá học
- Biến đổi điện hoá
- Phân tích phổ ...
- Biến đổi sinh hoá
Hiện tượng sinh học :
- Biến đổi vật lý
- Hiệu ứng trên cơ thể sống ...
2.2 Phân loại theo dạng kích thích :
Âm thanh:
- Biên pha, phân cực
- Phổ
- Tốc độ truyền sóng ...
Điện:
- Điện tích, dòng điện
- Điện thế, điện áp
- Điện trường (biên, pha, phân cực, phổ)
- Điện dẫn, hằng số điện môi ...
Từ:
- Từ trường (biên, pha, phân cực, phổ)
- Từ thông, cường độ từ trường
- Độ từ thẩm ...
Quang:
- Biên, pha, phân cực, phổ
- Tốc độ truyền
- Hệ số phát xạ, khúc xạ
- Hệ số hấp thụ, hệ số bức xạ ...
Cơ:
- Vị trí
- Lực, áp suất
- Gia tốc, vận tốc
- Ứng suất, độ cứng
- Mô men:
- Khối lượng, tỉ trọng
- Vận tốc chất lưu, độ nhớt ...

2
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Nhiệt:
- Nhiệt độ
- Thông lượng
- Nhiệt dung, tỉ nhiệt ...
Bức xạ:
- Kiểu
- Năng lượng
- Cường độ ...
2.3 Theo tính năng của bộ cảm biến :
- Độ nhạy
- Độ chính xác
- Độ phân giải
- Độ chọn lọc
- Độ tuyến tính
- Công suất tiêu thụ
- Dải tần
- Độ trễ
- Khả năng quá tải
- Tốc độ đáp ứng
- Độ ổn định
- Tuổi thọ
- Điều kiện môi trường
- Kích thước, trọng lượng
2.4 Phân loại theo phạm vi sử dụng
- Công nghiệp
- Nghiên cứu khoa học
- Môi trường, khí tượng
- Thông tin, viễn thông
- Nông nghiệp
- Dân dụng
- Giao thông
- Vũ trụ
- Quân sự
2.5 Phân loại theo thông số của mô hình mạch điện thay thế :
+ Cảm biến tích cực có đầu ra là nguồn áp hoặc nguồn dòng.
+ Cảm biến thụ động được đặc trưng bằng các thông số R, L, C, M .... tuyến
tính hoặc phi tuyến.
3 Vai trò - ứng dụng của cảm biến
Các bộ cảm biến đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực đo lường
và điều khiển. Chúng cảm nhận và đáp ứng theo các kích thích thường là các
đại lượng không điện, chuyển đổi các đại lượng này thành các đại lượng điện
và truyền các thông tin về hệ thống đo lường điều khiển, giúp chúng ta nhận
dạng đánh giá và điều khiển mọi biến trạng thái của đối tượng.

3
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Bài 2
CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
I. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1.Đại cương:
1.1. Thang đo nhiệt độ:
Thang Kelvin : ( Thomson Kelvin – 1852) : Thang nhiệt độ động học tuyệt
đối, đơn vị nhiệt độ là oK. Trong thang đo này, người ta gán cho nhiệt độ của
điểm cân bằng ba trạng thái nước – nước đá – hơi một giá trị số bằng 273,15
o
K.
Thang Celsius ( Andreas Celsius 1742) : Thang nhiệt độ bách phân, đơn vị
nhiệt độ là oC và một độ Celsius bằng 1 độ Kelvin
Nhiệt độ Celsius xác định qua nhiệt độ Kelvin theo biểu thức:

Thang Fahrenheit ( Fahrenheit – 1706) : Đơn vị nhiệt độ là oF. Trong thang
đo này, nhiệt độ của điểm nước đá tan là 32oF và điểm nước sôi là 212 oF.
Quan hệ giữa nhiệt độ Fahrenheit và nhiệt Celssius:

1.2 Nhiệt độ cần đo và nhiệt độ được đo:


Giả sử môi trường đo có nhiệt độ thực bằng Tx, nhưng khi đo ta chỉ nhận
được
nhiệt độ Tc là nhiệt độ của phần tử cảm nhận của cảm biến. Nhiệt độ Tx gọi là
nhiệt độ cần đo, nhiệt độ Tc gọi là nhiệt độ đo được. Điều kiện để đo đúng
nhiệt độ là phải có sự cân bằng nhiệt giữa môi trường đo và cảm biến. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhiệt độ cảm biến không bao giờ đạt tới nhiệt độ
môi trường Tx, do đó tồn tại một chênh lệch nhiệt độ Tx - Tc nhất định. Độ
chính xác của phép đo phụ thuộc vào hiệu số Tx - Tc , hiệu số này càng bé, độ
chính xác của phép đo càng cao. Muốn vậy khi đo cần phải:
- Tăng cườnng sự trao đổi nhiệt giữa bộ cảm biến và môi trường đo.
- Giảm sự trao đổi nhiệt giữa bộ cảm biến và môi trường bên ngoài.
Chúng ta hãy khảo sát trường hợp đo bằng cảm biến tiếp xúc. Lượng nhiệt
truyền từ môi trường vào bộ cảm biến xác định theo công thức:
dQ = αA(Tx − Tc )dt
Với: α - hệ số dẫn nhiệt.
A - diện tích bề mặt trao đổi nhiệt.
T - thời gian trao đổi nhiệt.
Lượng nhiệt cảm biến hấp thụ:
dQ = mCdTc
Với: m - khối lượng cảm biến.

4
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

C - nhiệt dung của cảm biến.


Nêu bỏ qua tổn thất nhiệt của cảm biến ra môi trường ngoài và giá đỡ, ta
có:
αA Tx − Tc dt = mCdTc

Trao đổi nhiệt của cảm biến.

Để tăng cường trao đổi nhiệt giữa môi trường có nhiệt độ cần đo và cảm
biến ta phải dùng cảm biến có phần tử cảm nhận có tỉ nhiệt thấp, hệ số dẫn
nhiệt cao, để hạn chế tổn thất nhiệt từ cảm biến ra ngoài thì các tiếp điểm dẫn
từ phần tử cảm nhận ra mạch đo bên ngoài phải có hệ số dẫn nhiệt thấp.

2. Nhiệt điện trở với Platin và Nickel:


2.1. Điện trở kim loại thay đổi theo nhiệt độ ( Nhiệt trở PTR và NTR)
Dựa vào hệ số nhiệt điện trở, có thể phân điện trở nhiệt thành điện trở có hệ
số nhiệt điện trở dương PTR (Positive Thermic Resistor) và điện trở có hệ số
nhiệt điện trở âm (Negative Thermic Resistor).
- Nhiệt điện trở có hệ số nhiệt điện trở âm NTR. Giá trị điện trở giảm khi
nhiệt độ tăng.
- Nhiệt điện trở có hệ số nhiệt điện trở dương PTR. Giá trị điện trở tăng
khi nhiệt độ tăng.

5
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Hình 2.1: Đường đặc tuyến làm việc của PTR


Đường đặc tuyến của PTR chia làm 3 vùng:
- Vùng nhiệt độ thấp <TA: giống NTC
- Vùng hệ số nhiệt tăng chậm ( TA, TN)
- Vùng làm việc >TN
2.2 Điện trở kim loại với Platin và Nickel (Điện trở nhiệt kim loại RTD)
2.2.1 Cấu tạo đầu dò nhiệt RTD
RTD được sản xuất từ các vật liệu có nhiệt điện trở dương, phổ biến nhất là đồng,
nickel, hợp kim sắt- nickel, Vonfram, bạch kim. Tuy nhiên, bạch kim được xem là
chính xác nhất, ổn định nhất và có thể đo nhiệt độ lên đến 1200oF. Phạm vi nhiệt độ
làm việc của nó cũng cao hơn Nickel, đồng, hợp kim sắt – nikel. Ngoài ra sự thay đổi
trở kháng theo nhiệt độ của nó tuyến tính nhất
Tên vật liệu Phạm vi nhiệt độ làm việc
Bạch kim -450 �F đến 1200 � F
Nickel -150 �F đến 600 � F
Đồng -100 �F đến 300 � F
Hơp kim sắt/ nickel 32 �F đến 400 � F
Bảng 2.1: Vật liệu chế tạo RTD
Các vật liệu đồng, nickel, hợp kim sắt/nickel cũng được dùng để làm RTD, nhưng
hầu hết chúng đều có giá thành thấp và được sử dụng trong các ứng dụng không đòi
hỏi yêu cầu cao.
* Đặt tính của platin và nickel:
- Platin :

6
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

+ Có thể chế tạo với độ tinh khiết rất cao (99,999%) do đó tăng độ chính xác
của các tính chất điện.
+ Có tính trơ về mặt hoá học và tính ổn định cấu trúc tinh thể cao do đó đảm
bảo
tính ổn định cao về các đặc tính dẫn điện trong quá trình sử dụng.
+ Hệ số nhiệt điện trở ở 0oC bằng 3,9.10-3/oC.
+ Điện trở ở 100oC lớn gấp 1,385 lần so với ở 0oC.
+ Dải nhiệt độ làm việc khá rộng từ -200oC ÷ 1000oC.
- Nikel:
+ Có độ nhạy nhiệt cao, bằng 4,7.10-3/oC.
+ Điện trở ở 100oC lớn gấp 1,617 lần so với ở 0oC.
+ Dễ bị oxy hoá khi ở nhiệt độ cao làm giảm tính ổn định.
+ Dải nhiệt độ làm việc thấp hơn 250oC.
2.2.2 Phân loại đầu dò nhiệt RTD
Có 2 loại cơ bản:
a. Loại dây nối (Wire wound Element) :
Đây là loại thiết kế đơn giản nhất. Sợi dây cảm biến ( làm bằng bạch kim) được
quấn xung quanh 1 cái lõi hoặc trục. Lõi có thể là tròn hoặc phẳng, nhưng quan trọng
là phải cách điện được. Người ta cách điện bằng cách đặt lõi và dây quấn trong 1 cái
ống bằng sứ hoặc kiếng. Dây cảm biến được nối ra ngoài bằng những sợi dây lớn hơn.

Hình 2.2: RTD loại dây nối


b. Loại màng mỏng (Thin Film Element) :
Người ta phủ 1 lớp bạch kim mỏng (dày khoảng 10-7 mm đến 10-6mm) lên 1 cái
đế bằng sứ. Ưu điểm của loại này là giá thành thấp và khối lượng tác dụng nhiệt thấp,
làm cho chúng đáp ứng nhanh và dễ dàng đặt vào các vỏ nhỏ. Nhưng nó không làm
việc ổn định như loại Wire wound.

Hình 2.3: RTD loại màng mỏng


2.23 Cách nối dây đo

7
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Cấu hình dây có ba loại


a. Loại 2 dây :
Đây là loại cấu hình dây đơn giản nhất và độ chính xác cũng thấp nhất. Điện trở
của dây mắc nối tiếp với phần tử cảm biến làm ảnh hưởng đến độ chính xác. Dây nối
càng dài càng ảnh hưởng càng lớn. Sơ đồ mạch cầu 2 dây được minh họa trong sơ đồ
sau:

Hình 2.4: RTD cấu hình 2 dây


Trong sơ đồ mạch loại 2 dây, dòng điện đi qua phần tử cảm biến. Khi nhiệt độ của
cảm biến tăng, điện trở sẽ gia tăng. Kết quả là điện áp tăng (V=I.R). Trở kháng thực
làm cho điện áp tăng chính là tổng trở của phần tử cảm biến và trở kháng của dây nối.
Vì vậy để sử dụng được loại này thì dây nối cần phải ngắn.
b. Loại 3 dây :
Có 3 sợi dây nối từ RTD thay vì 2 dây. L1 và L3 dẫn dòng đo, L2 có vai trò như
dây chiết áp. Lý tưởng thì điện trở của dây L1 và L3 không có. Trở kháng của R3 thì
bằng với trở kháng của phần tử cảm biến Rt.

Hình 2.5: RTD cấu hình 3 dây


c. Loại 4 dây:
Loại này khắc phục được lỗi do trở kháng của điểm nối gây ra. Dòng điện đi từ
nguồn dòng đến L1 rồi đến dây L4; Dây L2 và L3 đo áp rơi trên RTD. Với nguồn
dòng cố định thì phép đo chính xác hơn. Loại cấu hình này có giá thành cao hơn so
với cấu hình 2 hay 3 dây, tuy nhiên nếu đòi hỏi chính xác cao thì nên lựa chọn loại cấu
hình này ( trong phòng thí nghiệm, ít dùng trong công nghiệp)

8
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Hình 2.6: RTD Cấu hình 4 dây


2.24 Ứng dụng
Sử dụng phổ biến nhất là RTD cấu hình 3 dây. RTD có nhiều ứng dụng, đo được
nhiệt độ của chất lỏng, bề mặt vật, các dòng khí. RTD là loại thiết bị thụ động, khi sử
dụng cần có nguồn cung cấp.

Trong công nghiệp, RTD thường được sử dụng kết hợp với các bộ hiển thị nhiệt
độ (Controller) của các hãng Autonics, Honeywell,… ; các bộ chuyển đổi
(transmitter) hoặc được nối trực tiếp vào các module AI (của Siemens chẳng hạn).
Nếu sử dụng các bộ hiển thị hay module thì không cần có nguồn cung cấp riêng vì các
thiết bị này đã cung cấp nguồn cho RTD.

9
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Hình 2.8: Bộ điều khiển nhiệt độ (Controller) của Honeywell

3. Cảm biến nhiệt bán dẫn:


3.1 Cảm biến nhiệt bán dẫn với vật liệu silic (Si):
3.1.1 Cấu tạo:
Làm từ các loại chất bán dẫn thường là Silic tinh khiết hoặc đơn tinh.
3.1.2 Nguyên lý:
Sự phân cực của các chất bán dẫn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
Silic tinh khiết hoặc đơn tinh thể silic có hệ số nhiệt điện trở âm.Sự thay đổi
điện trở suất theo nhiệt độ của Si phụ thuộc vào nồng độ pha tạp ( dẫn tới số
diện tích tự do) và vào nhiệt độ. Do vậy, có thể phân ra 2 miền nhiệt độ. Dưới
1200C, hệ số nhiệt độ của điện trở suất dương nghĩa là điện trở suất tăng theo
nhiệt độ. Do độ tuyến tính hạn chế mà dải nhiệt độ ứng dụng của điện trở Si là:
- 50 đến 1200 C.
Trên khoảng 1200 C, hệ số nhiệt điện trở của Si là âm và độ tuyến tính kém
hơn. Trong vùng nhiệt độ trên 1200C thì hệ số nhiệt điện trở không phụ thuộc
vào mức độ pha tạp.
3.1.3 Ưu – nhược điểm
- Ưu điểm: Rẽ tiền, dễ chế tạo, độ nhạy cao, chống nhiễu tốt, mạch xử lý
đơn giản.
- Nhược điểm: Không chịu nhiệt độ cao, kém bền.
3.1.4 Ứng dụng:
Đo nhiệt độ không khí, dùng trong các thiết bị đo, bảo vệ các mạch điện tử.
3.2 IC cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt bán dẫn là những loại cảm biến được chế tạo từ những chất
bán dẫn. Có các loại như Diode, Transistor, IC. Nguyên lý của chúng là dựa
trên mức độ phân cực của các lớp P-N tuyến tính với nhiệt độ môi trường.
Ngày nay với sự phát triển của ngành công nghệ bán dẫn đã cho ra đời rất

10
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

nhiều loại cảm biến nhiệt với sự tích hợp của nhiều ưu điểm: Độ chính xác cao,
chống nhiễu tốt, hoạt động ổn định, mạch điện xử lý đơn giản, rẽ tiền,….
- Ta dễ dàng bắt gặp các cảm biến loại này dưới dạng diode ( hình dáng
tương tự Pt100), các loại IC như: LM35, LM335, LM45.
Nguyên lý của chúng là nhiệt độ thay đổi sẽ cho ra điện áp thay đổi. Điện
áp này được phân áp từ một điện áp chuẩn có trong mạch.

IC cảm biến nhiệt LM35 Cảm biến nhiệt dạng


Diode
Gần đây có cho ra đời IC cảm biến nhiệt cao cấp, chúng hổ trợ luôn cả chuẩn
truyền thông I2C ( DS18B20 ) mở ra một xu hướng mới trong “ thế giới cảm
biến”.

IC cảm biến nhiệt DS18B20


Lưu ý khi sử dụng:
- Vì được chế tạo từ các thành phần bán dẫn nên cảm biến nhiệt Bán Dẫn
kém bền, không chịu nhiệt độ cao. Nếu vượt ngưỡng bảo vệ có thể làm hỏng
cảm biến.
- Cảm biến bán dẫn mỗi loại chỉ tuyến tính trong một giới hạn nào đó, ngoài
dải này cảm biến sẽ mất tác dụng. Hết sức quan tâm đến tầm đo của loại cảm
biến này để đạt được sự chính xác.
- Loại cảm biến này kém chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt: Ẩm cao,
hóa chất có tính ăn mòn, rung sốc va chạm mạnh.

11
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

4. Thực hành ứng dụng các loại cảm biến nhiệt độ:
A.Giới thiệu Module cảm biến nhiệt độ:

Binh gia nhiet

Bo dieu khien - hien thi nhiet do

TEMPERATURE
BATH
Fan M1 M2 Mixer
E5CZ

HEATER

Control output

Alarm output
POWER SUPPLY

Thông số kỹ thuật


 Module bình gia nhiệt
- Thể tích bình: 2.6l
- Đường kính bình: Ø150 mm
- Kiểu gia nhiệt: 2 chiều lạnh và nóng, cho phép điều chỉnh ΔT = 65 độ C,
cho phép điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường.
- Làm mát: kiểu đối lưu cưỡng bức sử dụng quạt gió
- Công suất quạt làm mát: 3.5W
- Công suất bộ gia nhiệt: 300W
- Các đầu vào / ra
+ Tín hiệu của cảm biến nhiệt độ
+ Tín hiệu điều khiển bộ gia nhiệt
+ Tín hiệu điều khiển quạt làm mát
- Thông số cảm biến nhiệt độ
+ Dải đo của cảm biến: 0 ~ 400 độ C

12
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

+ Kiểu cảm biến: PT-100


 Module bộ hiển thị - điều khiển nhiệt độ
- Điện áp hoạt động: AC220V,50Hz
- Kiểu hiển thị: Led 7 thanh
- Các tham số hiển thị đươc:
+ Nhiệt độ hiện thời
+ Nhiệt độ đặt xuống bộ điều khiển (nhiệt độ mong muốn của người sử
dụng)
- Các loại cảm biến có thể tương thích được:
+ Can nhiệt: K, J, R, E, T, N, W
+ Điện trở nhiệt: Pt100, JIS Pt100
- Công suất đầu ra bộ gia nhiệt: 400W
- Công suất đầu ra điều khiển quạt làm mát: 60W
- Kiểu điều khiển: On/Off, P, PI, PD, PID
Các đầu vào ra
- A, B, C: Đầu ra cảm biến nhiệt độ.
- 3, 4, 5: Đầu vào bộ điều khiển nhiệt độ TZN4S.
- 1, 2, 6, 7, 8: Tiếp điểm điều khiển (đã đấu nối bên trong)
- Cool/Heat: Đảo chiều tấm gia nhiệt
- Sv2: Điều khiển động cơ khuấy.
- VR: Điều chỉnh tốc độ động cơ khuấy
- Heat, Stop, Cool: Led hiển thị trạng thái.
Nguyên lý hoạt động
Khi cấp nguồn cho modul tấm gia nhiệt sẽ làm tăng nhiệt độ trong bình.
Cảm biến nhiệt độ sẽ đưa ra nhiên độ hiển thị trên bộ điều khiển nhiệt độ
TZN4S. Có thể điều chỉnh tốc độ động cơ khuấy bằng biến trở VR, điều chỉnh
nhiệt độ trong bình bằng cách đảo chiều tấm gia nhiệt.
Giới thiệu bộ điều khiển nhiệt độ TZN4S

1. Giải thích model:

13
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

1- Mục:
TZN: Điều khiển nhiệt độ PID
2- Số chữ số:
4 số
3- Kích thước:
S: W48× H48mm (Loại có đế kết nối)
SP: W48× H48mm (Loại có chân cắm tròn)
ST: W48× H48mm (Loại có đế kết nối)
4- Ngõ ra phụ:
1: Ngõ ra Event1
2: Ngõ ra Event1 + Event2
R: Ngõ ra Event1 + Transmission (PV4-20mADC)
5- Nguồn cấp:
2: 24VAC/24-48VDC
4: 100-240VAC 50/60Hz
6- Ngõ ra điều khiển:
R: Ngõ ra rơle
S: Ngõ ra SSR
C: Ngõ ra dòng (4-20mADC)
2. Thông số kỹ thuật

Nguồn cung cấp 100-240VAC 50/60Hz


Công suất tiêu thụ 5VA
Cách thức hiển thị Hiển thị bằng LED 7 thanh (Giá trị xử lý (PV):
màu đỏ, giá trị cài đặt (SV): màu xanh.
Kích thước chữ PV: W7.8×H11mm
SV: W5.8×H8mm
Ngõ Can nhiệt K (CA), J(IC), R(PR), E(CR), T(CC), S(PR),
vào N(NN), W(TT) <sai số điện trở lớn nhất trên
đường dây 100Ω cho mỗi dây>
RTD Pt100Ω, JIS Pt100Ω, loại 3 dây <sai số điện trở
lớn nhất trên đường dây 5Ω cho mỗi dây>
Analog 1-5VDC, 0-10VDC, 4-29mADC
Ngõ ra Relay 250VAC 3A 1c
SSR 12VDC ±3V 30mA max
Dòng 4-20mADC tải max 600 Ω
Phụ Event1: Rơle 250VAC 1A
Loại điều khiển Điều khiển ON/OFF, P, PI, PD, PIDF, PIDS
Hiển thị chính xác F.S ±0.3% hoặc 3oC
Thời gian lấy mẫu 0.5 giây
Thời gian cài đặt 1~999 giây
LBA
Cài đặt cạnh xung Cạnh lên, cạnh xuống 1~99 phút
3. Định dạng mặt trước và các phím chức năng

14
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

1: PV: Hiển thị giá trị xử lý (màu đỏ)


2: SV: Hiển thị giá trị cài đặt (màu xanh)
3: Chỉ thị họat động của SV2
4: AT: chỉ thị hoạt động tự động
5: Phím AT: chỉ thị chế độ tự động
6: Phím cài đặt
7: EV1: Chỉ thị ngõ ra Event1
8: OUT: Chỉ thị ngõ ra chính
9: MD: phím Mode
4. Sơ đồ kết nối

5. Kích thước

6. Cài đặt
15
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Ấn phím thông số được chọn sẽ nhấp nháy, ấn phím để chọn
chế độ sau đó ấn phím dữ liệu sẽ được thay đổi. Sau khi ấn nó sẽ trở
lại chế độ RUN, nếu không ấn nó sẽ tự động RUN sau 60s.

Trong đó:
: đầu vào cảm biến, lựa chọn 19 loại
: Event1, lựa chọn 9 loại
: Đầu ra cảnh báo, lựa chọn 4 loại
: Tự động bật turn1 hoặc turn2
: Chọn PIDF hoặc PIDS
: Chọn chức năng heat hoặc cool
: Đơn vị nhiệt độ oC hoặc oF

16
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

: Đặt giá trị giới hạn cao


: Đặt giá trị giới hạn thấp
: Lựa chọn vị trí điểm thập phân cho đầu vào analog
: Cho phép đặt ON hoặc OFF của chức năng Ramp
: Dữ liệu không thể thay đổi kihi phím khóa là ON

7. Thay đổi giá trị cài đặt

1. Trong trường hợp thay đổi giá trị cài đặt ở trạng thái RUN, ấn phím
số tại SV sẽ nhấp nháy.

17
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n


2. Ấn phím số tại SV sẽ lần lượt nhấp nháy.

3. Ấn phím hoặc tại số nhấp nháy để thay đổi giá trị cài đặt.
4. Ấn phím khi hoàn thành cài đặt. Nó sẽ ngừng nhấp nháy và sau đó
trở lại chế độ RUN.
B. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:
Bước 1: Cài đặt thông số cho bộ hiển thị.
Bước 2: Đấu nối giữa lò nhiệt và module cảm biến nhiệt độ.
Bước 3: Cấp nguồn cho mudule lò nhiệt và cảm biến nhiệt độ. Chú ý: tránh
điện giật, chập điện…
Bước 4: Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ trên màn hình, quan sát các loại đèn
báo( ổ định), đèn báo quá nhiệt, đèn báo thấp nhiệt, các đèn báo: Alm1, out1,
out2( chế độ làm nóng/ lạnh) và theo dõi các đèn báo Alm1, Alm2,out1( chế độ
điều khiển tiêu chuẩn) trên mặt hiển thị của mudule cảm biến nhiệt độ

18
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Bài 3: CẢM BIẾN TIỆM CẬN VÀ MỘT SỐ LOẠI CẢM


BIẾN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ KHOẢNG CÁCH KHÁC.

1. CẢM BIẾN TIỆM CẬN:


1.1.ĐẠI CƯƠNG
1.1.1. Đặc điểm:
Phát hiện vật không cần tiếp xúc.
Tốc độ đáp ứng cao.
Đầu sensor nhỏ có thể lắp ở nhiều nơi.
Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
1.1.2.Một số định nghĩa: ( các thuật ngữ thường dùng)

+. Thời GianCác
ĐápThuật Ngữ Thường
Ứng (Response Sử Dụng
Time):
+ Vật Chuẩn (Standard Object):
Tiệm
Cảm

Trong dải hoạt động


Biến

Cận
ho

độ
ng
ạt
ãi
D

Ngoài dải hoạt động


Vật liệu
Hình dạng
biến
cảm
mặt
Bề

Kích thước
Biến
Cảm
Vật

Tốc độ
v..v..v..

Thời gian đáp ứng (Response Time):


t1 : Khoảng thời gian từ lúc đối tượng chuẩn chuyển động đi vào vùng
Vậthiện
phát Chuẩncủa(Standard
sensor tới Object):
khi đầu ra sensor bật ON.
t2 : Khoảng thời gian từ lúcchuẩn
Một vật được xem là vật nếu hình
đối tượng dạng,
chuẩn vật liệu,
chuyển độngkích
đi racỡ,
khỏi
v.v.v... của vật phải phù hợp để phát huy được các đặt
vùng phát hiện của sensor tới khi đầu ra sensor tắt về OFF. tính kỹ thuật
của sensor.

19
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

+. Tần Số Đáp Ứng (Response Frequency):

Cảm Biến
Tiệm Cận

Khoảng
cách cảm
Bề mặt biến
cảm biến

Vật cảm
biến

Tần số đáp ứng f (Response Frequency):


Số lần tác động lặp lại khi vật cảm biến đi vào vùng hoạt động của
sensor.

1.2. CẢM BIẾN TIỆM CẬN ĐIỆN CẢM


1.2.1 Cấu trúc của cảm biến tiệm cận điện cảm:

Hình 6.13 Cấu tạo cảm biến tiệm cận điện cảm
Một bộ cảm biến tiệm cận điện cảm gồm có 4 khối chính:
- Cuộn dây và lõi ferit.
- Mạch dao động.
- Mạch phát hiện.
- Mạch đầu ra.
1.2.2. Nguyên lý hoạt động:

20
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Hình 6-14: Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận điện cảm
Mạch dao động tạo dao động điện từ, từ trường biến thiên từ lõi sắt sẽ tác
động với vật kim loại đặt trước nó.
Khi có đối tượng lại gần, xuất hiện dòng điện cảm ứng chống lại sự thay đổi
dòng điện, giảm biên độ tín hiệu dao động.
Bộ phát hiện sẽ phát hiện sự thay đổi tín hiệu và tác động để mạch ra lên
mức ON.
1.2.3..Phân loại:
Loại Có Bảo Vệ (Shielded):

Vật Từ trường được tập trung trước


Cảm
Biến Sensor mặt sensor nên ít bị nhiễu bởi
kim loại xung quanh, tuy nhiên
khoảng cách đo ngắn đi.
Shielded

Loại Không Có Bảo Vệ (Un-Shielded):

Không có bảo vệ từ trường xung Sensor


quanh mặt sensor nên khoảng
cách đo dài hơn, tuy nhiên dễ bị
nhiễu của kim loại xung quanh. Un-
Shielded
Vật Cảm Biến

21
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm phát hiện của cảm biến tiệm
cận điện cảm.
a. Vật Liệu Đối Tượng (Material):
Khoảng cách Đầu
phát hiện Sensor
Đầu
Sensor

Vậ Vậ
t t
Kim loại không chứa sắt (nhôm, đồng, …) Kim loại có từ tính (sắt, SUS, …)
)
m
m
( Iron
Khoảng cách phát hiện của sensor phụ ến
bi
thuộc rất nhiều vào vật liệu của vật cảm m

biến.
cả
ch SUS
Các vật liệu có từ tính hoặc kim loại có cá
Bras
g
chứa sắt sẽ có khoảng cách phát hiện xa ản
s
Aluminum
hơn các vật liệu không từ tính hoặc ho
K Copper
không chứa sắt.
Độ dẫn của vật

b. Kích Cỡ Của Đối Tượng (Size):

Khoảng cách
phát hiện
Đầu
Sensor

Đầu
Sensor

Vậ Vậ
t t
Kích thước vật lớn Kích thước vật nhỏ

Nếu vật cảm biến nhỏ hơn vật thử chuẩn (test object), khoảng cách
phát hiện của sensor sẽ giảm.

22
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

c. Bề Dày Của Đối Tượng (Size):

Với vật cảm biến thuộc nhóm kim loại có từ tính (sắt, niken,
SUS, …), bề dày vật phải lớn hơn hoặc bằng 1mm.

Khoảng cách
cảm biến
Đầu
Sensor

Độ dày
vật
Vật

Với vật cảm biến không thuộc nhóm kim loại có từ tính, bề
dày của vật càng mỏng thì khoảng cách phát hiện càng xa

1.2.5. Ưu, nhược điểm của cảm biến tiệm cận điện cảm:
Ưu điểm:
- Phát hiện vật không cần phải tiếp xúc.
- Không gây nhiễu cho các sóng điện từ, sóng siêu âm.
- Tốc độ đáp ứng nhanh.
- Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
- Đầu cảm biến nhỏ, có thể lắp đặt ở nhiều nơi.
Nhược điểm:
- Khoảng phát hiện vật còn hơi nhỏ.
- Chỉ phát hiện được các vật bằng kim loại.
* Giới thiệu các đầu cảm biến tiệm cận điện cảm trong thực tế

23
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

1.2.6. Một số ứng dụng của cảm biến tiệm cận điện cảm:
Ứng dụng: phát hiện việc đóng nắp nhôm các chai bia

- Phát hiện các lá kim loại trên giấy bọc socola sau khi đóng gói

24
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

1.3.CẢM BIẾN TIỆM CẬN ĐIỆN DUNG


Cảm biến tiệm cận điện dung tương tự như cảm biến điện cảm, điểm khác
nhau chính đó là cảm biến tiệm cận điện cảm sinh ra vùng tĩnh điện thay vì
vùng từ điện như cảm biến tiện cận điện cảm.
1.3.1. Cấu trúc của cảm biến tiệm cận điện dung:

Hình Cấu tạo cảm biến tiệm cận điện dung


Cảm biến tiệm cận điện dung gồm bốn bộ phận chính :
- Cảm biến(các bản cực cách điện).
- Mạch dao động.`
- Bộ phát hiện.
- Mạch đầu ra.
1.3.2.Nguyên lý của cảm biến tiệm cận điện dung:
Trong cảm biến tiệm cận điện dung có bộ phận làm thay đổi điện dung C
của các bản cực.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của cảm biến điện dung dựa trên việc đánh giá
sự thay đổi điện dung của tụ điện.Bất kì vật nào đi qua trong vùng nhạy của
cảm biến điện dung thì điện dung của tụ điện tăng lên.Sự thay đổi điện dung
này phụ thuộc vào khoảng cách,kích thước và hằng số điện môi của vật liệu.
Bên trong có mạch dùng nguồn DC tạo dao động cho cảm biến dòng, cảm
biến dòng sẽ đưa ra một dòng điện tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 tấm cực
1.3.3. Ưu, nhược điểm của cảm biến tiệm cận điện dung:
Ưu điểm:
- Đối tượng phát hiện có thể là chất lỏng,vật liệu phi kim
- Tốc độ chuyển mạch tương đối nhanh
- Có thể phát hiện các đối tượng có kích thước nhỏ.
- Phạm vi cảm nhận lớn.
- Đầu cảm biến nhỏ, có thể lắp đặt ở nhiều nơi.
Nhược điểm
- Chịu ảnh hưởng của bụi và độ ẩm

* Giới thiệu các đầu cảm biến tiệm cận điện dung trong thực tế

25
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

1.3.4. Một số ứng dụng của cảm biến tiệm cận điện dung
Ứng dụng : dùng để phát hiện sữa trong hộp giấy.

- Phát hiện được bề mặt chất lỏng, không bị ảnh hưởng bởi màu sắc
chất lỏng và khi ống bị bẩn

26
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

bọt

Điều chỉnh độ nhạy

Chất lỏng
Dây ra

E2KQ-X10ME1
Monitor photodiode

1.4. CẢM BIẾN TIỆM CẬN SIÊU ÂM


1.4.1 . Cấu trúc:

1.4.2.Nguên lý hoạt động:


Sử dụng bộ chuyển đổi đóng vai trò vừa là bộ phát vừa là bộ thu sóng âm.
Bộ chuyển đổi có thể đặt trên đỉnh của bình chứa. Sóng âm dạng xung phát ra
từ bộ chuyển đổi đến bề mặt chất lưu sẽ bị phản xạ trở lại và được bộ chuyển
đổi thu nhận để biến thành tín hiệu điện. Khoảng thời gian từ thời điểm phát
xung đến thời điểm thu sóng phản xạ sẽ tỉ lệ với khoảng cách từ bộ chuyển đổi
đến bề mặt chất lưu. Như vậy, qua có thể để đánh giá được mức của chất lưu
trong bình chứa.
1.4.3. Ưu điểm của cảm biến tiệm cận siêu âm:
 Vùng cảm biến rộng khoảng cách phát hiện vật thể có thể lên đến vài m.
 Có thể dùng để xác định các vật thể có màu sắc và vật liệu khó phân
biệt.

27
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

 Có thể phát hiện được vật thể trong suốt ( vật liệu thủy tinh ).
 Có thể làm việc trong một môi trường dơ và bụi.
1.4.4. Nhược điểm của cảm biến tiệm cận siêu âm:
 Cảm biến siêu âm có giá thành rất cao, không kinh tế.
 Cảm ứng siêu âm phản ứng tín hiệu chậm hơn các dạng cảm biến khác.
 Tần số chuyển mạch từ 1 đến 125 HZ.

1.4.5. Một số ứng dụng của cảm biến tiệm cận siêu âm:
CẢM BIẾN SIÊU ÂM

Đầu ra analog: 4  20mA/ 0  10V


Nối connector ra (M12)
Độ phân giải : 0.172 mm
Nguồn vào: 10  30VDC

28
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Đo mực chất lỏng trong bồn Đo độ chùng của vật

Đo độ cao của 1 đống đồ Đo số lượng giấy bị cuốn

1.5 CẤU HÌNH NGÕ RA CỦA CẢM BIẾN TIỆM CẬN


Ngõ ra dạng Transistor NPN và Transistor PNP:
Cảm biến ba dây:

BN(1)
+24V DC
PNP normally closed
PNP normally
BK(4)
L open
BU(3)
0V

BN(1)
+24V DC
BK(4) PNP normally closed
L
BU(3)
0V

BN(1)
+24V DC
BK(4)
29 NPN normally open
L
BU(3)
0V
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Cảm biến bốn dây

PNP có một thường đóng và


một thường mở

NPN có một thường đóng và một


thường mở

1.6 CÁCH KẾT NỐI CÁC CẢM BIẾN TIỆM CẬN VỚI NHAU
Kết nối 2 cảm biến hai dây mắc song song

+
24VD
C

B
N(1) B
N(1)
B
U(3) B
U(3)

U
V

0V

30
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Kết nối 2 cảm biến 3 dây mắc song song

+
24V
DC

B
N(
1 ) B
N(
1)
B
K(
4) B
K(
4)
B
U(
3 ) B
U(
3)
V

0V

Kết nối 2 cảm biến hai dây mắc nối tiếp

+24V DC

BN(1)
V
BU(3)
1

V BN(1)
V
BU(3)
2

0 V

Kết nối 2 cảm biến ba dây mắc nối tiếp

+2
4VDC

B
N (1) V
B
K (4
) 1
B
U (3)

V B
N (1)
B
K (4
) V V
2
B
U (3)

0V

31
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

2. MỘT SỐ LOẠI CẢM BIẾN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ


KHOẢNG CÁCH KHÁC
2.1. Xác định vị trí và khoảng cách dùng biến trở.

Hình . Điện thế kế điện trở


Mục đích của việc đo và phát hiện mức chất lưu là xác định mức độ hoặc khối
lượng chất lưu có trong bình chứa.
a. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động: Gồm một điện trở cố định Rn và một
tiếp xúc điểm có thể di chuyển gắn với chuyển động cần đo. Vị trí con chạy tỉ lệ với
giá trị điện trở tại đầu ra của tiếp xúc điểm.
 Dịch chuyển thẳng

Hình: Dạng điện thế kế điện trở dịch chuyển thẳng

 Dịch chuyển quay

Hình: Dạng điện thế kế điện trở dịch chuyển quay

b. Đặc tính:

32
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Hình 6.6: Sự thay đổi của điện thế kế phụ thuộc vào vị trí con chạy
 Giá trị điện trở từ 1KΩ đến 100KΩ, đôi khi lên đến MΩ.
 Độ phân giải : thông thường đạt cỡ 10µm.
 Tuổi thọ của con chạy : 106 lần với dạng xoay và 107 – 108 với dạng dịch
chuyển.
 Độ tuyến tính:ở đầu đường chạy hoặc cuối đường chạy, độ tuyến tính kém
Yêu cầu con chạy: con chạy phải đảm bảo tiếp xúc điện tốt, nghĩa là không
gây nên suất điện động tiếp xúc, điện trở tiếp xúc phải nhỏ và ổn định.

2. 2. Xác định vị trí, khoảng cách bằng cảm biến điện dung.

Nguyên lý làm việc : thay đổi giá trị điện dung dưới tác động dịch chuyển làm thay
đổi vị trí của 2 bản cực.

Điện dung sẽ phụ thuộc vào tiết diên, khoảng cách 2 bản cực và điện môi gữa 2 bản
cực

C(x) không tuyến tính theo độ dịch chuyển


Độ nhạy:

33
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Độ biến thiên điện dung bằng với độ biến thiên của sự dịch chuyển nhưng ngược
chiều.
2.3. Xác định vị trí, khoảng cách bằng tự cảm.

XV tác động làm phần ứng 3 dịch chuyển  khe hở không khí thay đổi  thay đổi từ
trở của lõi theo  điện cảm và tổng trở của cảm biến cũng thay đổi theo.

 Cảm biến sự dịch chuyển dùng hổ cảm (tự nghiên cứu).


Cấu tạo của cảm biến dùng hỗ cảm tương tự cảm biến điện cảm chỉ khác một
chỗ có thêm một cuộn dây đo.
Khi chiều dài khe hở không khí (hình a) hoặc tiết diện khe không khí thay đổi
(hình b) hoặc tổn hao do dòng điện xoáy thay đổi (hình c) sẽ làm cho từ thông của
mạch từ biến thiên, kéo theo suất điện động e trong cuộn thay đổi.

34
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Sức điện động cảm ứng trong cuộn dây đo W2:

35
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

3.THỰC HÀNH:
 THỰC HÀNH CẢM BIẾN TIỆM CẬN ĐIỆN CẢM VÀ ĐIỆN DUNG
Sử dụng cảm biến điện cảm và điện dung trong mạch điều khiển
Điện – khí nén:
A. Công tác chuẩn bị:
1. Nghiên cứu sơ đồ mạch:
a) Mạch điện sử dụng công tắc hành trình:

b) Mạch điện – khí nén dùng cảm biến để giới hạn hành trình của piston:

+24V 1 2 5

A1

k
PB K1
K1

Y
1 3
K2
A1

K1 K2 Y

0V

2 1
5

36
Kỹỹ thuậậậ t cậả m biếế n

Nguyên lý hoạt động: Nhấn nút nhấn PB, cuộn dây của van điện từ có điện
làm piston A duỗi ra, cuối hành trình thì tác động lên A1 làm van điện từ mất
điện nên nòng van tự phục hồi làm cho piston A thụt vào.
2. Lựa chọn thiết bị:
- Bộ nguồn 24V.
- Bộ công tắc.
- Bộ rơle trung gian.
- Van điện từ 3/2.
- Xy lanh tác động đơn.
- Công tắc hành trình.
- Cảm biến điện cảm và điện dung.
3.Vật tư:
- Ống dẫn khí.
- Dây điện.
B. Trình tự thực hiện:
1- Lựa chọn thiết bị, kiểm tra thiết bị:
Kiểm tra van điên từ, rơ le trung gian ( đã học ở phần Điện khí nén).
Kiểm tra cảm biến điện dung: cấp nguồn cho cảm biến và cho cảm biến
nhận biết kim loại, phi kim nếu ngỏ ra cảm biến được nối với đèn, đèn sáng là
cảm biến tốt.
Kiểm ra cảm biến điện cảm cũng tương tự, nhưng cảm biến điện cảm chỉ
phát hiện kim loại.
2- Bố trí thiết bị:
Lắp thiết bị phải chắc chắn, các thiết bị lắp đặt gọn đẹp, công tác hành trình
và cảm biến mắc sao cho hợp lý, đấu dây và sửa chữa đượcdễ dàng.
3-.Đấu mạch điện – khí nén:
- Lắp mạch động lực:
- Lắp mạch điều khiển dùng công tắc hành trình.
4. Kiểm tra mạch:
5. Cấp nguồn cho mạch vận hành.
Sau khi mạch điện khí nén dùng công tắc hành trình hoạt động tốt, ta thay
công tắc hành trình bằng cảm biến để giới hạn hành trình của piston. Từ đó so
sánh tác dụng của công tắc hành trình bằng cơ và cảm biến.
Sau khi mạch sử dụng cảm biến hoạt động tốt ta không cho cảm biến
nhận biết đầu piston mà cho cảm biến nhận biết các vật liệu khác nhau ( kim
loại , phi kim), các kim loại khác nhau ( có từ tính hoạt không có từ tính) và
các vật có kích cở khác nhau( lớn nhỏ, dày mỏng). từ đó rút ra kết luận về khả
năng nhận biết của cảm biến tiệm cận điện cảm và điện dung.

37

You might also like