You are on page 1of 2

Động từ "giáo dục" trong tiếng Anh là "educate".

Tra cứu trong từ điển Merriam-Webster thì thấy có vài nghĩa đáng chú ý:

 to train by formal instruction and supervised practice especially in a skill, trade, or


profession
 to develop mentally, morally, or aesthetically especially by instruction
 to provide with information
 to persuade or condition to feel, believe, or act in a desired way

Tạm dịch: "giáo dục" là để [1] đào tạo kĩ năng làm việc [2] phát triển về mặt tinh thần, tạo đức,
mỹ học [3] cung cấp thông tin [4] thuyết phục, làm cho người khác cảm thấy, tin tưởng và cư xử
theo khuôn khổ.

Tra cứu trong từ điển Longman thì biết động từ "educate" gốc Latin là phân từ của "educare",
nghĩa là “to bring up". Trong "edu" phải có "care". Tương tự trong tiếng Việt, một số người nói
"dạy" và "dỗ".

Cách đây vài năm, tôi có viết một bài ngắn về "giáo dục". Lĩnh vực này được tranh luận từ xưa đến
nay, trong mỗi văn hóa khác nhau có cách nhìn nhận khác nhau, mỗi con người khác nhau lại có
cách nhìn nhận khác nhau. Cũng như nhiều chủ đề khác, có người xem nó quan trọng, có người
xem nó không ra gì. Trong 10 người nhận được sự "giáo dục" như nhau, thì có người đề cao, có
người xem là bình thường, có người khinh thường, thậm chí có người chửi rủa. Mỗi người đều có
số phận khác nhau, từ nền tảng gia đình, tố chất, tính cách, vận may v.v. cho nên quan điểm khác
nhau cũng là chuyện bình thường.

Có người nói, ai làm sao thì mình làm vậy, đến trường thì vẫn phải đến trường cho giống xã hội,
chứ thật ra cần quái gì học nhiều; có anh ủng hộ, thấy cũng chẳng cần học gì nhiều; có anh thì nói,
vậy sao được, học tập rất quan trọng v.v. Anh làm kiến trúc nhìn kiểu khác, anh làm nghề bất động
sản nhìn một kiểu, anh giáo viên thì có góc nhìn giáo viên, anh làm vận tải thì có góc nhìn của vận
tải v.v.

Quan điểm rất khác, nhưng thật ra, nếu nhìn nhận tổng thể, thì cũng có thể lý giải phần nào.

Nhìn tổng suốt chiều dài lịch sử, có thể nhận ra làm để tồn tại và sống được trong tập thể, cộng
đồng và xã hội thì một cá nhân cần biết 1 trong 2 thứ [hoặc có khi là cả 2].

Thứ nhất, tạm gọi là quy tắc [hoặc quy luật] để sống trong cộng đồng, từ cách thức sinh hoạt cá
nhân, cho tới lễ nghi, cách cư xử, tôn ti trật tự v.v.. Ví dụ, một người phải biết cách tự chăm sóc bản
thân, biết cách cư xử với người ngang hàng, người có vai vế lớn hơn, hiểu được trách nhiệm đối với
bản thân và những người chung quanh, biết cách tư duy, biết suy nghĩ v.v.

Nho giáo (sáng lập bởi Khổng Tử) gọi những cái vừa nêu trên trong 5 chữ, đó là nhân - lễ - nghĩa -
trí - tín. Nói chung, trước tiên phải học để cho giống con người [bình thường].

Thứ hai, tạm gọi là kĩ năng [và nghề nghiệp] để làm việc, tạo ra của cải, tự nuôi sống bản thân, gia
đình; và sau đó là phục vụ cộng đồng [và xã hội]. Ví dụ, một người phải biết cách xây nhà, một
người biết cách trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, xây dựng v.v.. có hàng vạn kĩ năng nghề
nghiệp.
Học hai cái nêu trên, dù là học cùng lúc, hay học cái trước - cái sau, có thể gọi chung là "giáo dục"
[hoặc gọi là "giáo dục và đào tạo" cũng được].

Ban đầu thì giáo dục rất đơn giản, không cần chia môn, chia lớp, chia trường, hay định danh (gọi
tên), cũng không quan trọng việc thi cử, điểm số và xếp hạng. Người đi trước (thầy/ cô) biết bao
nhiêu thì dạy lại cho người đi sau bấy nhiêu, dạy hết những thứ mình biết thì xem là dạy xong.
Người học [cảm] thấy đã học đủ [để sử dụng] thì là học xong.

Qua thời gian, con người ngày càng đông, mọi chuyện được sắp xếp quy củ hơn, các ngôi trường
được thành lập, chia thành từng cấp lớp dựa theo lứa tuổi, nội dung "giáo dục" chi tiết hơn, phân
chia cụ thể theo từng môn, nhóm môn, từng chuyên ngành v.v.. Người dạy được chọn lọc hơn, bắt
đầu hình thành hệ thống chứng chỉ và bằng cấp. Hệ thống giáo dục được định hình, từ mẫu giáo,
tiểu học, trung học, rồi trường dạy nghề và trường đại học. Đại học chưa đủ thì bày ra sau đại học.
Thạc sĩ rồi tiến sĩ, rồi bày ra cái sau tiến sĩ, cấp thêm một cái chứng chỉ v.v.

Hệ thống giáo dục phát triển theo chiều dọc (từ thấp lên cao) rồi phát triển theo chiều ngang (ngày
càng bành trướng), mục tiêu cuối cùng vẫn là học để biết [cách] làm [con] người và biết [cách] lao
động.

Khi hệ thống giáo dục ngày càng phát triển thì nó đã vượt ra ngoài mục đích là tạo ra con người vừa
biết [cách] làm [con] người, vừa biết [cách] lao động, giáo dục bắt đầu bị lợi dụng để trở thành [1]
công cụ tuyên truyền và [2] cỗ máy kinh doanh.

Chính vì điều đó, nó cùng với sực truyền thông [đủ] mạnh phải tìm mọi cách tác động vào suy nghĩ,
niềm tin và hành động của từng người, làm cho con người tin tưởng [gần như tuyệt đối] vào những
sản phẩm, dịch vụ và giá trị mà cỗ máy giáo dục tạo ra.

Vì áp lực tồn tại và phát triển, thay vì chỉ cần tập trung vào những thứ cốt lõi để biết [cách] làm
[con] người và biết [cách] lao động, cỗ máy giáo dục đại chúng bắt đầu thêm những thứ rất thừa;
không thật sự cần thiết cho mỗi cá nhân. Học ở xứ ta hay học ở xứ Tây thì cũng vậy, rất nhiều cái
thừa thãi, vấn đề là mức độ thừa thãi cao hay thấp mà thôi.

Cho nên, ai nói cần quái gì giáo dục, thì không hẳn người đó nói là bỏ hết, mà ý ở đây là chỉ học
đúng cái cốt lõi là được. Còn ai xem sự giáo dục là cao cả thì mời học hết mọi chi tiết.

Tham khảo bài viết

 #122 – “HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI”


 #91 – TẢN MẠN VỀ “KHOA HỌC”
 #57 – “TINH HOA” & “ĐẠI CHÚNG”
 #39 – “DẠY”, “HỌC” & “GIÁO DỤC”

You might also like