You are on page 1of 2

#2 - NGƯỜI LỚN HỌC TIẾNG ANH?

Về mặt sinh học, bộ não có hàng tỷ tế bào thần kinh. Qua thời gian, khi con người trưởng thành và
già đi, những tế bào thần kinh cũng chết dần và không thể phục hồi được. Tuy nhiên, chết bớt đi
một số thì cũng chả sao, con người vẫn có khả năng học và nhớ tốt.

Nhưng tại sao có một thực tế là “người lớn” thường gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Anh? Những
khó khó khăn này không chỉ ở việc phát âm, mà còn ở khả năng ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp.

Bỏ qua những yếu tố như năng khiếu hay môi trường học tập phi bản ngữ, tôi lý giải vấn đề này
theo quan sát như sau:

Một đứa trẻ thông thường thường, từ tiểu học đến phổ thông, học khá chăm chỉ và nhớ lâu là do chỉ
có việc học mà thôi, và đứa trẻ nào cũng sợ điểm thấp trong lớp, rớt phổ thông và rớt đại học. Dù có
ham chơi, nhưng đại bộ phận vẫn sợ, nỗi sợ trẻ con. Vì sợ, nên nếu chú tâm một chút thì sẽ học tốt.
Lúc đó trong đầu cũng không nghĩ tới chuyện dùng tiền để mua điểm, mua bằng, để đánh đổi.

Vì có nỗi sợ như vậy, nên việc học và nhớ kiến thức khá dễ dàng. Dĩ nhiên, ai có tố chất hơn thì sẽ
học giỏi hơn. Nói chung, khi bộ não còn “sạch sẽ thơ ngây” thì học bất cứ điều gì cũng dễ. Trong
Phật giáo có ý này rất hay, dịch sang tiếng Anh là: “Learn with a beginner’s mind”. Tạm hiểu là học
với cái đầu của một đứa trẻ. (“Beginner’s mind” trong ngữ cảnh này, phải hiểu là cái đầu của một
đứa trẻ.)

Sau này, học đại học, rớt thì cũng sợ, nhưng sợ ít thôi.
Chính cái “sợ ít” đó làm giảm đi động lực học tập. Chưa kể, sinh viên càng lúc càng phân càng bị
phân tâm, không phải do học nhiều môn, mà là bị phân tâm bởi những những thứ linh tinh, lộn xộn
bên ngoài nhà trường.

Đến khi đi làm việc, với đầu óc toan tính đủ kiểu, tham vọng đủ loại cộng với việc đem những kinh
nghiệm “vớ vẩn” trong lĩnh vực của mình mà mình cho là hay để áp dụng lung tung trong việc học
những thứ khác. Cho nên, không riêng gì tiếng Anh, người lớn học thêm cái gì cũng khó.

Việc học không tập trung, lại dựa vào những kinh nghiệm cũ kĩ sai lầm và không đủ động lực học
tập làm cho việc học không hiệu quả gì rõ rang. Bạn vẫn thành công trong lĩnh vực của bạn, nhưng
để học thêm cái gì đó thì rất khó. Không biết cách tạm cất lại cái tư duy cũ thì không thể học cái
mới được.

Càng học lên cao, càng lớn, học càng chậm, không phải do bộ não, mà là do bộn bề lo toang, quá
nhiều toan tính, ôm đồm nhiều thứ, và ôm chặt cái kinh nghiệm cũ kĩ của bản thân nên việc học
tiếng Anh rất chậm. Lúc này, muốn học tốt tiếng Anh thì phải đánh đổi. Phải chấp nhận làm lại từ
đâu từ đầu, học một cách hồn nhiên (beginner’s mind). Được như vậy, không cần bí quyết gì nhiều,
bạn vẫn tự học được. Nếu bạn thấy cái lợi từ việc học tiếng Anh không đủ lớn thì không cần đánh
đổi.

Cho nên, người lớn học tiếng Anh, học được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu. Đừng kì vọng nhiều về
sự tiến bộ. Nếu có một phương pháp “thần kì, siêu tốc, 24 giờ, 36 tiếng, dễ dàng” nào đó cho người
lớn, thì đó là phương pháp lừa gạt mà thôi. Phương pháp tốt nhất nằm ở chính bản thân của người
học.

You might also like