You are on page 1of 13

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU TPH

***

PHƯƠNG ÁN
Commented [A1]: CẦN LÀM RÕ:
SẢN XUẤT KINH DOANH - Tiềm năng thị trường: dự án xác định được thị trường mục
tiêu của sản phẩm/công nghệ, có quy mô đủ lớn.
- Đối thủ cạnh tranh: phân tích đầy đủ về bối cảnh cạnh tranh
và đặc điểm của các đối thủ, có được chiến lược cạnh tranh
hiệu quả, khả thi.
- Phân tích rủi ro và các biện pháp phòng tránh rủi ro: nhận
dạng được và phân tích đầy đủ về các rủi ro mà dự án có thể
gặp phải, cũng như đề ra các biện pháp cụ thể và khả thi để
tránh được hoặc giảm thiểu tác động của các rủi ro này.
- Phương pháp tiếp cận thị trường: phân tích đầy đủ các rào
TÊN DỰ ÁN: cản đối với việc thâm nhập thị trường của sản phẩm, có các
chiến lược tiếp cận thị trường tốt và các kênh phân phối hiệu
quả.
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ LÊN MEN VÀ SẢN XUẤT - Tiềm năng lợi nhuận: dự án có tiềm năng lợi nhuận tốt, phát
triển.
- Kế hoạch tài chính: đầy đủ, rõ ràng, thể hiện được dòng lưu
CÁC CHẤT PHỤ GIA BẢO QUẢN TỪ VI SINH chuyển tiền tệ của dự án/doanh nghiệp, phân tích chi phí,
doanh thu và lợi nhuận.
- Các nguồn tài sản cố định và tài sản trí tuệ: xác định rõ các
TÊN TỔ CHỨC: tài sản, cơ sở vật chất có thể sử dụng hoặc luân chuyển cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU TPH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019


BẢN MÔ TẢ DỰ ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH

I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG:


1. Tên tổ chức: Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu TPH
Cá nhân đại diện : Đào Văn Nguyên
2. Giấy CMND hoặc hộ chiếu:
Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: 0315316896
Đơn vị cấp: Sở kế hoạch đầu tư Tp. HCM
Cấp ngày: 08.10.2018
Quốc tịch (đối với cá nhân): Việt Nam Giới tính (đối với cá nhân): Nam
Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức): Đỗ Trọng Hà
3. Lĩnh vực kinh doanh chính/ Trình độ chuyên môn:
Công nghệ sinh học
4. Địa chỉ trụ sở chính/ hộ khẩu thường trú:
145/18A2 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
5. Địa chỉ khu sản xuất thử nghiệm: Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao Commented [A2]: Tại VU chỉ hỗ trợ không gian để làm khu SX
thử nghiệm.
6. Thông tin liên lạc
Điện thoại: 0973724856
Email: nguyendaok15@gmail.com
7. Vốn điều lệ (đối với tổ chức): 3,600,000,000 VNĐ
8. Mô tả vắn tắt sản phẩm:
Sản phẩm từ công nghệ lên men vi sinh vật ứng dụng vào công nghệ sản xuất
phụ gia vi sinh, thay thế phụ gia hóa học trong quá trình bảo quản, chế biến các
sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm:
- Nước rửa chén chiết xuất từ cà chua
- Chất bảo quản các loại nước trái cây
- Chất tạo màu cho các loại thực phẩm

II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG


1. Mô hình và cơ cấu tổ chức:
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

2
Ban giám đốc

Phòng R&D Phòng kinh doanh Phòng sản xuất


và marketing

Dự án A Kỹ sư Nhân viên Nhân


viên

Dự án B Kỹ sư Nhân viên Nhân viên

b) Mô tả sơ lược chức năng các phòng, ban


Với mô hình công ty như trên thể hiện các cấp độ báo cáo cả theo chiều dọc và
chiều ngang. Ban giám đốc người quyết định mọi hoạt động của công ty trong
khi đó Nhân viên có thể là một mắt xích trong một nhóm chức năng (ví dụ như
kỹ thuât) nhưng cũng có thể làm việc trong một đội nhóm hỗ trợ phát triển sản
phẩm mới (ví dụ như kỹ sư). Mô hình này có thể có những nhân viên ở những
nhóm khác nhau làm việc với nhau để phát triển một dòng sản phẩm mới.
Với sản phẩm mà công ty dự định kinh doanh như đã trình bày ở trên, bộ phận
kinh doanh sẽ phân tích đánh gia thị trường cũng như dự toán quản lý kinh phí
của dự án. Trong khi đó, đội ngũ kỹ sư sẽ thực hiện phần hoàn thiện sản phẩm,
sản xuất thử đến sản xuất đại trà để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
c) Nguồn nhân lực
Cơ cấu cán bộ, nhân viên và người lao động khác (trình độ, tuổi, chuyên môn,
kinh nghiệm, ngoại ngữ…)
Tổng hợp nhân sự của Công ty:
Trình độ
Số
STT Bộ phận Cao
người Sau đại học Đại học Khác
đẳng
1 Ban giám đố c 3 2 1
2 Kỹ thuât 7 7
3 Kinh doanh và 5 5
Marketing
4 Nhân viên sản xuất 25 15
2. Tình hình tài chính và tài sản
a) Diện tích nhà làm việc, các cơ sở sản xuất thực nghiệm và dịch vụ (nếu có):

3
(bao gồm diện tích đất sử dụng để làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch,
xây dựng cơ sở nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, kèm theo văn bản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất hoặc thuê nhà
xưởng).
- Văn phòng: 50m2
- Nhà xưởng: 150m2 Commented [A3]: Xem lại thực tế yêu cầu đối với không gian
dành cho khu sản xuất thử nghiệm
b) Danh mục tài sản cố định:

Thành tiền
STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng
(VNĐ)
1 Máy đo độ PH Cái 1
2 Máy đo tỷ trọng Cái 1
3 Máy lắc Cái 1
4 Máy lọc nước Cái 1
5 Máy nghiền thực vật Cái 1
6 Cân Cái 1
7 Tủ sấy Cái 1
8 Kính hiển vi sinh học Cái 1
9 Tủ bảo quản mẫu Cái 1
10 Máy lắc ống nghiệm Cái 1
11 Bình tam giác Cái 1
12 Ống nghiệm có nắp nhựa Cái 50
13 Chai thủy tinh có công tơ hút Cái 20
2,600,000,000
14 Pipet Cái 1
15 Cân phòng thí nghiệm Cái 1
16 Bàn thí nghiệm áp tường Cái 1
17 Bể rửa siêu âm Cái 1
18 Bàn thí nghiệm trung tâm Cái 1
19 Máy lắc trộn trục quay Cái 1
Ống đong 1 lit --- 0,500ml và
20 200ml Cái 1
21 Cốc đong 5 lit --- 2 lit và 1 lit Cái 1
22 Bể thử mùi hương liệu Cái 1
23 Giá phơi dụng cụ thủy tinh Cái 1
Thiết bị lên men dịch táo mèo và
24 cà chua Cái 1
Thiết bị lên men dịch vỏ thanh
25 long đỏ Cái 1
26 Tủ cấy an toàn sinh học Cái 1
4
c) Danh mục tài sản lưu động:
Bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; Công nợ; Các khoản phải thu; Đầu tư
ngắn hạn; Hàng tồn kho; Chi phí trả trước.
- Tiề n mặt: 1,000,000,000 VNĐ
- Chi phı́ trả trước: 20,000,000 VNĐ/1 tháng
III. DỰ ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Kết quả nghiên cứu
a) Dự án đã hoàn thành các nội dung theo thuyết minh ban đầu, bao gồm:
Nội dung 1: Lên men acid acetic từ táo mèo và cà chua, ứng dụng làm chất phụ gia,
chất bảo quản cho tương ớt và nước rửa chén ...
Nội dung 2: Lên men acid acetic từ vỏ thanh long đỏ, ứng dụng làm chất phụ gia, chất
bảo quản cho thực phẩm, nông sản ...
b) Dự kiến quy mô sản xuất/cung ứng sản phẩm/dịch vụ: Anh xem lại phần này
- Quy mô: 1,000 lit/tháng trong năm đầu tiên và tăng gấp đôi sau mỗi năm.
- Cung ứng sản phẩm: 1,000 lit/1 tháng trong giai đoạn đầu, giai đoạn ổn định tối thiểu
2,000 lit/1 tháng
- Dịch vụ: Sản phẩm được bảo hành 1 năm.
c) Đánh giá khả năng sản xuất: Có thể sản xuấ t lên 5,000 lit/1 tháng tùy theo nhu cầ u
thi ̣trường hoăc đơn đăt ha
̣ ̀ ng.
2. Căn cứ lập dự án
Giá bán sản
STT Tên sản phẩm, hàng hóa Tiêu chuẩn sản phẩm phẩm dự
kiến
1 Lên men acid acetic từ táo Đạt các tiêu chuẩn về An toàn 1,000,000
mèo và cà chua, ứng dụng vệ sinh, thực phẩm, GMP VNĐ/1 lit
là tương ớt và nước rửa
chén
2 Lên men acid acetic từ vỏ Đạt các tiêu chuẩn về An toàn 1,000,000
thanh long đỏ làm phụ gia, vệ sinh, thực phẩm, GMP VNĐ/1 lit
chất bảo quản thực phẩm

2.1. Mô tả chi tiết sản phẩm của dự án


Ngày nay, với việc phát triển khoa học kỹ thuật tăng nhanh. Có rất nhiều nhà
khoa học chú ý và tập trung vào nghiên cứu các sản phẩm lên men, tìm kiếm và khai
thác cây thảo mộc nhằm tạo tác nhân kháng khuẩn trong tự nhiên.
Và chúng tôi,
Với mong muốn, nhằm tạo ra các chất phụ gia, bảo quản phục vụ cho việc bảo quản
nông sản sau thu hoạch, các sản phẩm chế biến khác - có nguồn gốc từ thực vật và vi
sinh vật, nhằm thay thế dần các chất phụ gia có nguồn gốc hóa học. Sáng chế này cũng

5
như dự án này là xác định tiềm năng kháng khuẩn của các chiết xuất từ các loại trái
cây.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi hướng tới mục đích đánh giá các hoạt chất trong
dung dịch chiết xuất sau khi lên men có hiệu quả kháng khuẩn và chống lão hóa ( hoạt
chất Anthocyanin có trong vỏ thanh long đỏ) khi chuyển thành acid acetic.Và cung cấp
cái nhìn sâu sắc trên phương diện khoa học để xác định thêm các nguyên tắc kháng
khuẩn của dịch chiết táo mèo lên men. Chất bảo quản thực phẩm ức chế hoạt động của
vi khuẩn, ngăn ngừa thực phẩm hư hỏng, do đó kéo dài thời hạn sử dụng của thực
phẩm. Chất bảo quản được sử dụng để duy trì chất lượng ban đầu và giá trị dinh dưỡng
của thực phẩm.
2.2. Phân tích thị trường
Căn cứ Báo cáo khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường để phân tích, đánh giá:
a) Sản phẩm tương đương trên thị trường: Không có
b) Quy mô thị trường. Commented [A4]: Có thể tìm kiếm báo cáo kết quả cụ thể của
cơ quan, đơn vị kèm biểu đồ để tăng tính thuyết phục
Trong sản xuất thực phẩm, không thể thiếu phụ gia nên để đảm bảo độ an toàn,
không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hiện pháp luật Việt Nam đã có quy
định về điều kiện kinh doanh, sản xuất và sử dụng đối với các loại hóa chất, phụ
gia này.
Tuy nhiên, thị trường sản xuất, buôn bán các chất phụ gia ở Việt Nam lại gần
như đang thả nổi, chưa kể nguồn khổng lồ nhập lậu từ Trung Quốc.
Theo khảo sát tại thị trường Hà Nội, để mua các loại phụ gia như hàn the làm
giò chả, các chất bảo quản bún - bánh phở (giúp giòn và để được lâu hơn), rồi
các chất tạo màu khi làm bánh, nước chấm, bột ớt… thì chỉ cần ra các chợ lớn
như Đồng Xuân, chợ Hôm - Đức Viên, chợ Hàng Da hoặc phố cổ Hàng Buồm…
thì muốn mua bao nhiêu cũng có. Tại phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm - Hà Nội),
phụ gia bán cho các chủ cơ sở chuyên làm bánh trung thu, thạch, nước cam;
phẩm màu để quay thịt heo, vịt, làm thịt bò khô… được đóng trong can, chai lọ,
bịch ni lông… mà không hề có bất cứ nhãn mác in ấn rõ ràng về nguồn gốc xuất
xứ nào, ngoại trừ những dòng chữ viết tay nguệch ngoạc. Chỉ cần bỏ ra 20.000 -
25.000 đồng là có thể mua được một gói phụ gia để làm ra hàng trăm lít rượu,
nước cam, tương ớt...
Thậm chí hiện nay, phụ gia còn được rao bán công khai trên mạng, nhìn hoa cả
mắt, không biết đâu là thật - giả. Trong trường hợp là phụ gia thật, nếu chủ cơ sở
sản xuất thực phẩm vì hám lợi, cố tình sử dụng quá liều lượng cũng sẽ âm thầm
giết chết người tiêu dùng. Tại chợ Thành Công, Hà Nội, không quá khó khăn để
mua được một gói đường hóa học dạng viên của Trung Quốc, giá chỉ từ 20.000
đồng/lạng dù đây là phụ gia bị cấm dùng trong thực phẩm nhưng vì lợi nhuận
mà nhiều người vẫn nhập về để bán.
Những kho phụ gia thực phẩm đang bày bán ở Hà Nội, chỉ một phần được sản
xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu từ Trung Quốc qua Lạng Sơn và Móng
Cái, thậm chí còn đưa sâu vào tận TPHCM. Tại chợ Đông Kinh ở TP Lạng Sơn,
từ những quầy bán rong ở cổng chợ đến các kios nằm trong chợ, khi chúng tôi
tới khảo sát, thấy bày la liệt các loại hóa chất, phụ gia do Trung Quốc sản xuất,
6
còn nguyên chữ Trung Quốc. Tìm hiểu thì được biết, có những chất Việt Nam
cấm nên các đầu nậu xách tay, nhập lậu vào nội địa để bán, vì nhu cầu rất lớn
nên bán chạy và có lãi.
Tại cửa khẩu Móng Cái, từ lâu nơi đây đã được coi là điểm nóng về nhập lậu,
trung chuyển các loại phụ gia, hóa chất vào Việt Nam. Trong những năm qua,
các lực lượng chức năng của TP Móng Cái và tỉnh Quảng Ninh đã thu giữ và xử
lý hàng ngàn tấn chất phụ gia thực phẩm Trung Quốc không rõ nguồn gốc tuồn
vào nội địa. Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong đó có những chất phụ
gia mới, nhiều chất phụ gia, hương liệu có độ độc cao, chuyên dùng để tẩm ướp
thực phẩm đã phân hủy thành thực phẩm tươi sống, tẩy mùi thối, giữ màu; các
loại hương liệu dùng để sản xuất nước mắm, nước chấm, pha chế đồ uống giải
khát và đồ uống có cồn. Thậm chí xuất hiện cả bột tăng cân cho trẻ em, không
hạn sử dụng. Có vụ, cơ quan chức năng bắt được hàng ngàn gói gia vị để nấu lẩu
nhập lậu từ Trung Quốc.
Thực ra những lô phụ gia độc hại bị bắt giữ chỉ là phần nổi của tảng băng, đã có
rất nhiều loại phụ gia tràn sâu vào nội địa, sau đó bày bán công khai. Việc xử lý
khó khăn bởi có những loại phụ gia có trọng lượng nhỏ, không màu, không mùi.
Thậm chí, một số loại như chất tạo ngọt, bảo quản, chất béo tổng hợp, làm tăng
mùi vị… sau khi nhập vào nội địa đã bị đổi tên, nên cơ quan chức năng phải
giám định, mất nhiều thời gian và tốn kém mới có thể xử lý được đối tượng vi
phạm.
Việt Nam hiện đang cho phép sử dụng 23 nhóm phụ gia thực phẩm, bao gồm
337 chất (bao gồm cả hương liệu). Tuy nhiên, chỉ 5%-10% sản lượng được sản
xuất tại Việt Nam, còn lại là nhập khẩu, trong đó có 30% phụ gia thực phẩm có
nguồn gốc từ Trung Quốc. Những chất phụ gia nhập lậu, bày bán trôi nổi đang
là thủ phạm đe dọa tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng. Trước tình trạng sử
dụng tràn lan hóa chất, phụ gia trong việc chế biến thực phẩm, bác sĩ Nguyễn
Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết,
hiện nay có nhiều hóa chất, phụ gia với độc tính khác nhau đối với cơ thể, mỗi
chất có một biểu hiện khác nhau. Song thực tế đã có nhiều bệnh nhân bị ngộ độc
cấp tính do sử dụng thực phẩm chứa phụ gia độc hại. Còn theo Viện Kiểm
nghiệm thực phẩm quốc gia, qua giám sát các vụ ngộ độc thực phẩm thì có
nhiều nguyên nhân khác nhau gây ngộ độc, trong đó nguyên nhân do vi sinh vật
chiếm hơn 33%, nguyên nhân do độc tố 25,2%, hóa chất 10,4% và 31% không
rõ nguyên nhân. Tuy nhiên đáng lo ngại là việc sử dụng phụ gia không đúng quy
định gây nguy hại cho sức khỏe ở nước ta còn phổ biến, rất khó kiểm soát.
TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm, nhận định, nói chất
phụ gia không độc thì không đúng, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng. Chính vì thế, các
nhà nghiên cứu phải tìm cách hạn chế lượng chất đi vào cơ thể, bởi không phải
được dùng là dùng vô tội vạ. Người tiêu dùng cũng nên ý thức rõ và tránh sử
dụng liên tục bất kỳ loại thực phẩm nào chứa phụ gia trong thời gian dài.
Ở phía Nam, đại diện các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm lớn trên địa bàn
TPHCM (chợ Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức)… đều khẳng định sản phẩm về
chợ đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quá trình kiểm tra, giám sát chất lượng. Tuy

7
vậy, lãnh đạo các chợ này cũng thừa nhận rằng, khâu trung chuyển từ chợ đầu
mối đến các chợ lẻ chính là điểm sơ hở, khó giám sát nhất, vì đâu biết bà con sẽ
tẩm ướp, trà trộn những gì vào thực phẩm. Chính vì thế mới có chuyện, các chợ
truyền thống có tiếng ở TPHCM như chợ Bến Thành (quận 1), chợ An Đông
(quận 5), chợ Bình Tây (quận 6)… phải liên tục thông tin, tuyên truyền, khuyến
cáo bà con kinh doanh trung thực, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhưng thỉnh
thoảng vẫn phát hiện sai phạm. Một cán bộ Cục Quản lý thị trường TPHCM cho
rằng, trên thực tế các cơ quan chuyên trách chỉ tập trung kiểm tra những nhà
hàng, quán ăn tên tuổi, nhưng lại buông lỏng giám sát các nhà hàng, quán ăn nhỏ
lẻ, trong khi đây mới là nơi dễ để xảy ra sai phạm.
Qua những thông tin trên, ta có thể thấy thị trường chất phụ gia và bảo quản
thực phẩm vô cùng lớn và rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên lại khó kiểm soát. Đó
cũng là thời cơ cũng là thách thức cho nhóm sản phẩm của chúng tôi vốn không
dùng chất hóa học mà chiết xuất từ các hoạt chất thiên nhiên.
c) Số lượng và quy mô của đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay thị trường trong nước không có đối thủ cạnh tranh
2.3 Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm đối với thị trường
Như những đánh giá ở trên, hiện nay phần lớn các chất bảo quản hay phụ gia
dùng trong chế biến thực phẩm đều có xuất phát không rõ ràng, và có nguồn gốc
từ các chất hóa học công nghiệp. Như vậy, với công nghệ chiết xuất các hoạt
chất từ tự nhiên để sản xuất ra các chất phụ gia, chất bảo quản, đảm bảo được
các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cũng như sản phẩm trong lĩnh vực công
nghệ thực phẩm; sản phẩm của chúng tôi có lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn, có
thể trở thành đối tác lớn của các công ty chế biến thực phẩm trong và ngoài
nước.
3. Phương án sản xuất, kinh doanh
3.1 Các điều kiện để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
a) Nguyên vật liệu cho sản xuất
- Nguyên liệu được thu mua theo kiểu liên kết nhà vườn, trang trại đã áp dụng quy
trình trồng, chăm sóc – hạn chế tối thiểu phân hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu
hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng, sử dụng phân hoai mục, phân vi sinh, phân hữu
cơ và kiểm soát sâu bệnh bằng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc thực vật. Nhằm
hạn chế tới mức thấp nhất các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình chế biến thành
sản phẩm. Đề cao chất lượng sản phẩm, an toàn và tạo một môi trường bên vững.
- Lập ra các nhóm, hộ sản xuất theo quy trình định sẵn của công ty, nhằm chủ động
nguyên liệu và đảm bảo được nguồn nguyên liệu an toàn cho sản xuất. Không gây ảnh
hưởng hay tác động xấu tới môi trường.

b) Công nghệ chiết xuất và lên men.

8
c) Hiệu quả của dự án
c.1. Hiệu quả kinh tế
- Làm gia tăng kinh tế cho các hộ sản xuất tham gia vào mô hình của công ty
- Ổn định quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất, góp phần làm bà con yên tâm để sản
xuất ...
c.2. Tác động tới xã hội
- Gia tăng việc làm cho người lao động
- Tổ chức đào tạo, giáo dục chuyển giao công nghệ trồng và chăm sóc cây trồng theo
hướng bền vững, từ tự tạo ra nguồn dinh dưỡng cho cây, tự tạo ra khả năng phòng –
kháng sâu bệnh cho cây, nâng cao năng suất cây trồng
- Không tạo ra rác thải nguy hại tới con người và môi trường sinh thái. Với tiêu chí
Sản xuất an toàn – Sản phẩm chất lượng – Không chất thải ...
d) Vốn và khả năng huy động vốn:
Tổng vốn:............3,600,000,000 VND..................trong đó:
- Vốn cố định (A):..........2,600,000,000 VND....... bao gồm: trang thiết bị, tài sản
cố định
- Vốn lưu động (B): ........1,000,000,000 VND....... bao gồm: tiền các thành
viên góp thêm, tiền đầu tư nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm.
e) Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Việc nghiên cứu và sản xuất các sản phầm này này không gây tác động xấu cho
môi trường.
- Các phụ phẩm của quá trình sơ chế, phân loại được ủ thành phân hữu cơ vi
sinh dạng lỏng hoặc dạng mùn
- Quá trình sản xuất không tạo khói bụi
- Sử dụng ít lao động
- Bã thải được tận dụng làm phân bón, cung cấp ngược lại cho trang trại trồng
3.2 Phương án sản xuất, kinh doanh:
3.2.1. Chiến lược phát triển và triển khai đưa sản phẩm ra thị trường
a) Chiến lược về chất lượng sản phẩm Commented [A5]: Nên thể hiện theo lô trình mốc thời gian cụ
thể: 1 năm, 2 năm

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Sản xuất theo Đa dạng hóa Thương mại Mở rộng sản Chiếm lĩnh thị
đơn đặt hàng sản phẩm hóa sản phẩm xuất trường

9
Trong năm đầ u tiên, sản phẩm chủ yế u được tiêu thụ cho các đơn đặt hàng, là
những khách hàng gắn bó với chúng tôi từ những ngày đầu bắt đầu dự án. Sản
phẩm vốn đã hoàn thiện, sẽ liên tục được cải tiến nhằ m đáp ứng những nhu cầ u
thực tế , đa dàng từ các khách hàng thông qua hoạt động nghiên cứu của đội ngũ
kỹ sư của công ty.
Những năm tiếp theo, sản phẩ m sau khi đã được ghi nhận từ các khách hàng đặc
biệt được cấp các chứng nhận về chất lượng cũng như các quyền sở hữu trí tuệ
thì được phổ biế n rộng rãi hơn ngoài thị trường trong đó các khu vực nhắ m đế n
các công ty sản xuất, chế biến thực phẩm vốn nổi tiếng ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong quá trı̀nh phát triể n chấ t lượng sản phẩ m, công ty sẽ đầ u tư
nghiên cứu những sản phẩm khác từ công nghệ độc quyền của mình nhằ m đa
dạng hóa sản phẩ m đáp ứng được nhiề u đố i tượng tiêu dùng, khách hàng cả
trong và ngoài nước.
b) Chiến lược về giá (nếu có)
Trong giai đoạn đầ u, giá sẽ ở mức hỗ trợ cho các khách hàng vốn gắn bó từ lâu,
tuy nhiên những năm về sau, giá thành sẽ do thị trường quyết định sau khi đã
được thương mại hóa và được các công ty lớn tiếp cận, sử dụng. Giá cụ thể của
sản phẩ m được trı̀nh bày trong bảng kế hoạch kinh doanh.
Cố gắng hạ giá thành do sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, nhân công, lao
động nguồn nguyên liệu sẵn có
c) Chiến lược marketing
Hiện nay trên địa bàn thành phố nói riêng và cả nước nói chung, phân khúc thị
trường của sản phẩm này vẫn đang hỗn loại, khó kiểm soát do vấn đề kiểm định
chất lượng.
Với tình hình đó, công ty sẽ tiếp cận thị trường thông qua sản phẩm của các
công ty uy tín, vốn là đối tác từ lâu của công ty. Cùng lúc đó, công ty cũng hoàn
thiện những bước đăng ký các chứng nhận cần thiết cho sản phẩm về chất
lượng,… nhằm trở thành một nhãn hàng uy tín, chất lượng trên thị trường.
Sau khi đã đầy đủ các giấy tờ chứng nhận cũng như đã được ghi nhận từ các
công ty sử dụng sản phẩm, chúng tôi sẽ đẩy mạnh marketing, phổ biến rộng rãi
sản phẩm ra ngoài thị trường, đặc biệt hướng đến những thường hiệu lớn. Để
làm được điề u này, công ty sẽ liên kết cùng phát triển sản phẩ m với các công ty
sản xuấ t ể vừa hoàn thiện, đa dạng hóa sản phẩ m vừa tiếp cận thị trường một
cách nhanh chóng.
d) Các ảnh hưởng, rủi ro đối với hoạt động sản xuất: Thiên tai, sự biến động của
nền kinh tế và chiến lược quản lý rủi ro.
Với những phân tıć h về nhu cầ u của sản phẩ m này, rủi ro có thể gặp phải có thể
là sự cạnh tranh của các dòng sản phẩ m không rõ xuất xứ trên thị trường. Để
vượt qua những khó khăn này, cầ n sự hỗ trợ nhiều mặt về quảng bá sản phẩ m
cũng như các chı́nh sách liên quan đến kiểm soát chất lượng của sản phẩm trên
thị trường. Thật vậy, nhu cầu về các chất phụ gia và bảo quản (dạng organic)
10
ngày càng tăng c̣ ao, nhất là ở những thành phố lớn (sức mua lớn) như Tp. Hồ
Chí Minh, Hà Nội. Đôi khi giá thành chưa phải là ưu tiên hàng đầu mà là chất
lượng đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
3.2.2 Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong 3 năm đầu tiên
a) Doanh thu dự tính:
(đơn vị: 1000 VNĐ)

Lộ trình Sản lượng (lit) Đơn giá Doanh thu


Năm thứ 1 12,000 1,000 12,000,000
Năm thứ 2 24,000 1,100 26,400,000
Năm thứ 3 36,000 1,200 43,200,000
b) Chi phí dự kiến hoạt động hàng năm: Commented [A6]: Xem lại chi phí hoạt động, có vẻ thiếu x 1.000
trong mỗi mục chi phí
(đơn vị: 1000 VNĐ)
STT Khoản, mục Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3

1 Phát triển sản phẩm 2,000,000 4,000,000 8,000,000


2 Marketing & Sale 1,000,000 2,500,000 5,000,000
3 Văn phòng + khác 500,000 1,000,000 1,500,000
4 Chi phí R&D 500,000 1,000,000 2,000,000
Tổng cộng 4,000,000 8,500,000 16,500,000
c) Lợi nhuận dự kiến
Tổng doanh thu của công ty cho 3 năm:
(đơn vị 1,000 VNĐ)
STT Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3
1 Bán sản phẩm (lit) 12,000 24,000 36,000
TỔNG CỘNG 12,000,000 26,400,000 43,200,000

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh


(ĐVT : 1,000 VN đồng)
STT Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3
1 Doanh thu thuần 12,000,000 26,400,000 43,200,000
2 Phát triển sản phẩm 2,000,000 4,000,000 8,000,000
3 Marketing 1,000,000 2,500,000 5,000,000
4 Văn phòng + khác 500,000 1,000,000 1,500,000

11
5 Chi phí R&D 500,000 1,000,000 2,000,000
8 Thuế TNDN 20,000 50,000 100,000
9 Lợi nhuận trước thuế
7,080,000 17,850,000 26,600,000
10 Lợi nhuận sau thuế 5,664,000 14,280,000 21,280,000

d) Phương án tiếp cận thị trường.


Như đã trình bày trong phương án sản xuất, trong năm đầu tiên khi sản phẩm
mới hình thanh từ kết quả R&D và sản xuất thử nghiệm, chưa có tên tuổi trên thị
trường, công ty sẽ chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của những khách hàng quen
biết (có thể quy mô nhỏ). Dân dần khi sản phẩm có chất lượng ổn định cũng như
đã đạt được các chuẩn về đảm bảo chất lượng cũng như an toàn thực phẩm, sẽ
được giới thiệu cho các công ty lớn, có uy tín trên thường trường.
Từ những đơn hàng nhỏ với các công ty, nhà máy lớn, sản xuất sẽ được mở rộng
và R&D sẽ được mở rộng. Và trong 3-4 năm sau khi bắt đầu dự án, sản phẩm có
thể được thương mại hóa ra thị trường với số lượng sản phẩm đa dạng, phong
phú và chất lượng cao.
e) Phương án nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
Để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, công ty sẽ hợp tác với một hãng chế
biến lương thực thực phẩm, cũng như bảo quản nông phẩm sau thu hoạch có uy
tín để phát triển những sản phẩm có nhu cầu thiết thực cho thị trường.
f) Hiệu quả kinh tế xã hội:
Bên cạnh lợi nhuận thu đươ ̣c từ bán sản phẩ m, chúng tôi hy vọng đẩy mạnh phát
triển một thị trường chất bảo quản, phụ gia có nguồn gốc từ tự nhiên thay thế
cho những sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường, dễ gây hại cho sức
khỏe của người dùng.
Song song với việc đó, việc hợp tác nghiên cứu với các trường đại học, các công
ty lớn trong lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm sẽ tạo ra ngày càng nhiều
sản phẩm nhằm phục vụ tối đa nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
Tp.HCM, ngày tháng năm……
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

Đỗ Trọng Hà Commented [A7]: Thống nhất tên trong các tài liệu

12
13

You might also like