You are on page 1of 4

I.

QUY TRÌNH

Đầu tiên chúng ta sẽ được cho 3 kiến nghị, các đội sẽ có một khoảng thời gian để
trao đổi với nhau rồi tự đánh dấu 3 kiến nghị lần lượt là A,B,C với A là kiến nghị
mà đội tự cảm thấy làm tốt nhất, B là kiến nghị thứ 2 không ưu tiên bằng kiến nghị
thứ nhất, tuy nhiên đội tự thấy vẫn có thể tranh biện với nó, còn C là kiến nghị cuối
cùng, tức là kiến nghị mà đội muốn loại bỏ, đội sẽ nghiễm nhiên không phải tranh
biện với kiến nghị này.

Sau đó các đội có thời gian trao đổi nội bộ với nhau, rồi tiến tới căn phòng được
định sẵn được chỉ ra trên Tab ( cho mình biết đội mình là ủng hộ hay phản đối,
phòng mình phòng nào, ai chấm thi), sau đó 2 đội gặp nhau ở phòng, cho nhau biết
vị trí các kiến nghị mà mình ưu tiên, có 3 trường hợp.

TH1 kiến nghị 2 đội tương ứng là A-B, B-A, C-C. Lúc này 2 đội sẽ phải tự tìm
cách thống nhất với nhau chọn kiến nghị nào

TH2: A-C, B-B, C-A. Đồng nghĩa 2 đội sẽ đấu với nhau kiến nghị B.

TH3: Hai đội đã treo đổi với nhau rồi, nhưng chưa nắm rõ được dẫn tới tình huống
đội 1 chuẩn bị cho kiến nghị A còn đội 2 chuẩn bị cho kiến nghị B, lúc này giám
khảo sẽ phải đưa ra một quyết định là cả 2 đội sẽ tranh biện với nhau về kiến nghị
C đồng thời mỗi đội có thêm 10p chuẩn bị.

30P Chuẩn bị ( bao gồm cả thời gian chọn đề thi đấu)


3p đầu suy nghĩ cá nhân.

3p-13p thì dùng để trao đổi mâu thuẫn, ý kiến giữa cả đội.

13-15p thì dùng để thống nhất ý kiến cả đội.

15- 25p để cả đội cùng viết luận điểm ra giấy và triển khai ý.

5p cuối để tổng duyệt.

Lượt nói
Luật AP
LƯU Ý: Khi hết thời gian, giám khảo yêu cầu về thì mình không nên kết thúc câu
của mình là “tôi xin kết thúc bài nói tại đây” hay “tôi cảm ơn”, thay vào đó mình
nên cố nói nốt câu nhằm tạo ra liên kết với hệ thống luận điểm của mình

Người nói 1 nêu ra:

+ Bối cảnh, thực trạng ( 5W1H: Who, Where....).

+ Định nghĩa.( Phải rất khách quan)

+ Phân tích đối tượng (Nên phân tích nghiêng về phía đội mình).

+ Giới hạn (Thời gian, không gian) *Lưu ý rằng đội đối phương hoàn toàn có thể
đứng lên và nói răng giới hạn đó là không công bằng với đội họ.

+ Chính sách + kế hoạch. (Xây dựng theo mô hình 5W1H: Làm gì, ai, bao giờ, ở
đâu, như thế nào) ( Nếu quá chung chung thì đội đối phương sẽ dễ dàng chấp vấn)
(Lưu ý chính sách này thực tế có phù hợp với thực tế, có khả năng làm được hay
không?)

+ Mục tiêu (Yarkstick): Hướng đến những điều gì ( nên nói đến 2, 3 thứ), mỗi đội
sẽ có mục tiêu riêng ( Giám khảo sẽ dựa trên đó để xem đội ủng hộ hay phản đối
đã đảm bảo mục tiêu đội đó đề ra tốt hơn), phải được nói ở người đầu tiên, cả hệ
thống luận điểm luôn luôn phải được liên kết với mục tiêu.

+ Nêu dàn ý: nêu khái quát nội dung các luận điểm, đồng thời nên nêu ra những
luận điểm mạnh trước nếu có thể.

+ Giống người 1 nhưng thêm phản biện. Nếu cảm thấy định nghĩa đội kia là không
công bằng, không khác quan, thì có thể phản biện và chất vấn, đồng thời trình bày
một định nghĩa khác khách quan hơn.

+ Với bên phản đối: có thể đưa ra hướng mới (không nhất thiết phải đưa chính sách
mới hoàn toàn).

Người nói 2:

Người thứ 3:

+ Phân tích được những mâu thuẫn đã nêu ra trong trận đấu. Có thể đưa ra xung
đột theo chủ đề: Về trẻ em, về phụ nữ, về môi trường,... Có thể đưa ra xung đột
bằng cách đặt ra các câu hỏi: Ví dụ đội nào đảm bảo cho trẻ em tốt hơn, đội nào đã
bảo vệ môi trường tốt hơn,...

+ Giải quyết, thuyết phục tại sao đội bạn đã thắng những xung đột, mâu thuẫn đó.

+ Phản biện những gì đội kia đã nói.

+ Không đưa ra luận điểm hay dẫn chứng mới, chỉ được mở rộng hệ thống luận
điểm của mình. Nếu luận điểm mà bạn nói nghe có vẻ mới hay nó thực sự mới thì
phải chỉ rõ với giám khảo là người 1,2 đã nói và tôi xin nói về vấn đề này, tại sao
nó lại liên quan, giúp giám khảo hiểu rằng chỉ là muốn làm rõ luận điểm lúc đầu
hơn.

+ Được hiểu là một giám khảo sẽ lắng nghe toàn bộ câu chuyện, thiên vị về bên
mình. Tại sao đội mình làm tốt hơn.

Phản hồi:

Nghiêng về phía mình hơn, không được nêu ra gì mới, chỉ nêu ra những gì đội
mình đã làm.

Vẫn phải phân tích lại xung đột, phân tích đội mình đã làm gì, không nên tập trung
quá đội đối thủ, đây là cơ hội để đưa ra cái nhìn bao quát cho giám khảo, đội kia đã
nói cái này, nhưng đội chúng tôi đã chứng mình được hết cái này, nên đội chúng
tôi đã lấy được cái xung đột đó.

B1: Chỉ ra những điều mà đội mình đã làm được, những điều mà đội đối phương
chưa làm được, đây là lí do giám khảo nên cho điểm chúng tôi trên hệ thống luận
điểm này.

Đội đối phương chưa chứng minh được điều này nhưng đội tôi đã làm được hay
đội đối phương đã chứng minh được điều này nhưng đội chúng tôi đã làm tốt hơn.

B2: Vẽ ra bối cảnh tốt nhất hoặc tệ nhất ( Với chính sách này, luận điểm, lí lẽ
xuyên suốt cả bài điều tốt nhất mỗi đội làm điều này làm là gì, cho dù đội đối
phương tốt nhưng đội tôi tốt hơn, thứ hai là khi đã thi hành chính này, trường hợp
tệ nhất của đội đối phương tệ, gây hậu quả nhiều hơn).
Xây dựng luận điểm
- Tinh thần:
+ ĐN.
+ Trận tranh biện này, có những gì chúng ta cần phải đánh đổi (Trade- off).
- Bối cảnh:
- Trách nhiệm chứng minh (Cần chứng minh điều gì để tối đa hoá luận điểm
của mình).
- Luận điểm: C-R-E-T
- Phản biện: N-M-E-T
+ N: không đúng.
+ M: tại sao lại không đúng
+ E: kể cả khi nó đúng, thì nó sẽ vẫn không đúng ở điểm nào
+T: vì vậy luận điểm này đã bị chúng tôi phản biện rồi.

Policy (Chính sách) tốt:


+ Độ cụ thể.
+ Tính khả thi
+ Tính hợp lý, phù hợp
Tài liệu tranh biện.
+ Spiderum: Mục quan điểm tranh luận.
+ Quora
+ Idebate.ong
+ The quardian.
+ CNN
+ BBC

You might also like