You are on page 1of 188

Sổ Tay Xây Nhà Đất

Ta Có Thể Tự Xây Ngôi Nhà Của Chính Mình

Mục Lục:

Lời cảm ơn và cảnh báo

GIỚI THIỆU
Cob là gì?
Lý do sử dụng?

THIẾT KÊ NGÔI NHÀ THÂN YÊU!


Những việc cần chuẩn bị
Nghĩ Nhỏ
Nghĩ Tròn
Tận dụng tối đa Khí Hậu
Thiết kế với hệ sưởi ấm thụ động
Những thứ cần tính đến khi thi thiết kế
Xây một hay nhiều tầng
Tiếng ồn
Lên kế hoạch cơi nới mở rộng ngay từ bây giờ
Thiết kế lối vào
Trụ Đỡ
Các loại giấy phép

CHỌN HƯỚNG
Danh sách những thứ cần tính đến khi tìm đất và chọn hướng
nhà.
Chọn hướng bao gồm các yếu tố:
Đặt ngôi nhà ở vị trí phù hợp
Chọn vị trí thật thoải mái và tự nhiên
Sưởi ấm thụ động
Thu thập gỗ
Gió
Tiếng ồn
Mốc giới
Chuẩn bị sẵn sàng!

THU THẬP NGUYÊN VẬT LIỆU

CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC


Hố Thử
Thi Công
Đào mương trên mặt phẳng
Mái dốc taluy (Berm)
Mương tiêu nước

1
NỀN MÓNG
Công Tác Làm Móng
Lập Kế Hoạch
Thiết kế khu vực cửa
Dựng khung cửa
Công tác đầm nén
Độ sâu làm móng?
Độ rộng làm móng?
Độ cao dựng móng?
Moisture barrier between the foundation and the cob?
Đặt ống dẫn nước, và dây điện vào nhà
Móng đá
Chọn đá
Thi công
Dùng vữa hay không dùng?
Một số lựa chọn làm móng khác
Móng đổ bê tông
Concrete blocks mortared together
Đường ray gỗ, lót sỏi
Lốp xe nhồi đất
Bao tải đất và nén chặt
Tóm tắt hệ thống móng và thoát nước

NỀN NHÀ
Thông Tin Sơ Bộ Cần Xem Xét
Làm nền cao hơn măt đất bên ngoài
Thi Công
Đầm nén
San lấp mặt bằng
Lớp nền bên dưới mặt sàn
Lựa chọn lớp nền
Mặt sàn Cob
Công thức
Láng sàn
Phơi khô
Quét dung môi
Chăm sóc
Sửa Chữa
Một số lựa chọn mặt sàn khác.

COB TUYỆT VỜI!


Làm gạch thử
Chi tiết về nguyên liệu làm cob
Cát
Đất sét
Rơm
Dụng cụ
Cách trộn cob
Thi công lên tường
Cobbing bằng chân

2
Cobbing bằng tay
Vát tường và bề rộng chân tường
Công việc cuối ngày
Kiểm soát quá trình khô
Làm kệ và đồ nội thất từ cob
Kệ, quầy bar bếp, và gác xép
Giàn giáo
Mạng điện
Những thứ khác cần lưu tâm
Mối và bọ nhậy
Lập kế hoạch cho các hạng
mục mở rộng
Tường nội thất
Mẹo để thành cobber hạnh
phúc
Bảng liệt kê

CỬA VÀ CỬA SỔ
Vòm
Lanh tô
Lắp cửa và cửa sổ
Những thứ cần lưu tâm
Hệ solar thụ động
Thông gió
Tầm nhìn
Tiếng ồn
Cửa sổ diệu kì
Mẹo an toàn với kính
Dỡ bỏ
Ý tưởng với của kính
Thay thế kính vỡ

MÁI NHÀ
Cấu tạo hệ mái
Dầm
Rui
Gỗ chèn
Giằng
Cột chống
Tấm lợp
Máng xối
Một số kiểu mái
thường thấy
Vòm và mái vòm
Mái chóp
Mái lán
Mái đôi với hàng
cửa sổ
Mái tam giác
Mái có tầng

3
Mái kim tự tháp
Mái cong (Organic)
Thiết kế và lập kế hoạch
Dựng mái trước khi xây tường
Dựng mái sau khi xây tường
Mặt lợp
Các lựa chọn
Cách nhiện
Trần
Vật liệu làm trần

VỮA TRÁT
Mục đích
Trộn vữa trát
Vữa trát đất cơ bản
Phụ gia
Công tác Trát
Các loại vữa trát khác
Alis và Sơn
Một số í tưởng pha màu

HOÀN THIỆN

LỜI SAU CÙNG

SÁCH KHUYẾN ĐỌC

ISBN (paperback) 0-9659082-0-8

Copyright © 1997 by Becky Bee

Mong muốn của tác giả là những thông tin trong cuốn sách nữa được chia
sẻ tới tất cả mọi người. Do vậy các phần của cuốn sách đều có thể được
sao chép và truyền tay mà không cần sự cho phép của tác giả, miễn là các
thông tin đó được chia sẻ miễn phí và ghi nguồn đầy đủ. Không có phần
nào trong cuốn sách này có thể được sao chép vì lợi nhuận mà không được
sự đồng ý của tác giả. Nếu có bất kì yêu cầu nào như vậy vui lòng gửi tới
địa chỉ sau:

GROUNDWORKS P.O. Box 381, Murphy, OR 97533, U.S.A.

Minh họa bởi Becky Bee


Thiết Kế bởi Becky Bee, Alex McMillan, Mitch Spiralstone
Bố Cục bởi Alex McMillan

Thông Tin Đặt Hàng

4
For additional copies of this book send your address and US$19.95 per
book plus: (within the US or Canada) US$4.00 shipping costs for the
first book and US$1.00 for each additional book
(outside the US or Canada) US$10.00 shipping costs for the first book
plus US$2.50 for each additional book
to: GROUNDWORKS P.O. Box 381, Murphy, OR
97533, U.S.A. Contact us for bulk ordering details and
overseas shipping prices.
Cob Builders Handbook Home Page

5
LỜI CẢM ƠN
Chân thành gửi lời cảm ơn tới: Mitch, Alex, Câu lạc bộ The Yellow Pages, Sun Ray,
Bella và Richard, Ianto và Michael, Billie Miracle, Sequoia, Jill, Jean, Evelyn, The
Steens, The Adobeland Galz,

Hội nữ nhà văn miền nam Oregon, và tất cả những con người tuyệt vời đã động viên
và tạo điều kiện xuất bản cuốn sách này.

Hãy vui lòng gửi ý kiến và những ý tưởng của bạn, chúng có thể được thêm vào
trong các ấn bản tiếp theo.

CẢNH BÁO!
Cob ở dưới ngón tay, nằm trong xương và ở sâu trong tim bạn.Xây dựng với Cob ta
sẽ thay đổi sẽ không bao giờ trở lại con người cũ.

Lưu ý: Cob gây nghiện! Becky và tất cả những người đã đóng góp cho cuốn sách
này không chịu trách nghiệm về sức khỏe, hạnh phúc và tài chính, tinh thần và thể
chất do việc sử dụng kiến thức trong sách, những thứ đó Là Của Bạn!

Cũng như những thiệt hại, tổn thất hay thương tích có thể phát sinh. Mỗi dự án và
tình huống là duy nhất. Hãy sử dụng óc phán đoán và hiểu biết lẽ thường cũng
như chăm sóc bản thân và Đất Mẹ.

Chúc Xây Dựng Vui Vẻ.!!!

6
GIỚI THIỆU
Mục đích của cuốn sổ tay này là hướng dẫn bạn tự xây ngôi nhà huyền diệu, thiết
thực và vững chắc với một chí phí rất nhỏ cũng như có một khoảng thời gian tuyệt
vời khi làm việc.

Cob đang ở giai đoạn đầu của việc khám phá lại những tri thức cổ xưa trong thế giới
hiện đại. Những ý tưởng và đổi mới cứ nảy sinh liên tục. Tôi ước có thể nói rằng
mình đã học được nó từ những người của thế hệ trước, nhưng không thể. Tôi đang
chia sẻ những trải nghiệm mới mẻ về cob cũng như những suy nghĩ hiện tại của bản
thân.

Vì Cob giống như một dạng xúc giác, tôi hay dạy về nó thông qua thực hành trực tiếp
tại workshop. Thật dễ dàng để chỉ mọi người cách tạo ra nó. Và khi tôi ngồi xuống
để viết cuốn sách này tôi đã phải tưởng tượng ra biết bao nhiêu ngôn từ phải dùng để
miêu tả lại một điều gì đó ngón tay có thể hiểu được mà không cần dùng lấy một từ!
Cobbing rất dễ. Tất cả những từ ngữ làm một thứ đơn giản trông có vẻ như phức tạp
hơn so với bản chất của nó. Thử đi ! Bạn có thể làm được ! Hãy coi như những từ
trong quyển sách này là một lời gợi nhớ về những tri thức cổ xưa trong bạn.

Ý định của việc viết cuốn sổ tay này là khuyến khích tái sinh Xây Dựng Tự Nhiên.
Nó được thiết kế để bạn cùng với những người tiên phong có thể dễ dàng bước vào
chuyến phiêu lưu lành mạnh này. Cuốn sách được viết cho những người thiếu kinh
nghiệm về xây dựng. Tôi hi vọng đây sẽ là kiểu sách mà bạn muốn giữ và trao lại cho
lớp trẻ để truyền cảm hứng cho chúng xây một ngôi nhà tự nhiên trong tương lai. (Tôi
mong điều đó được tạo ra từ Cob vì nó sẽ tồn tại cả trăm năm.)

Xây dựng với Cob là một thái độ chính trị mạnh mẽ, nó đánh mạnh vào nhu cầu của
hệ thống thế chấp, gỗ, ngành công nghiệp xây dựng và các tập đoàn hóa dầu. Thợ
xây nhà đất có thể dành ít thời gian hơn trong đời để làm việc trả nợ và nhiều thời
gian hơn để sống. Làm nhà với vật liệu tự nhiên nhặt nhạnh từ đất chính là để cải
thiện khả năng sinh tồn của tự bản thân cuộc sống.

Trải qua suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ luôn làm việc cùng nhau, họ dựng nhà, trồng
trọt, nấu nướng và nuôi dạy con cái. Đây chính là chất keo để gắn kết cộng đồng.
Ngày này trong thế giới phương tây hiện đại, hầu hết phụ nữ bị cô lập khỏi người
khác và thường phụ thuộc vào đàn ông hoặc hệ thống nam quyền để có chốn nương
thân. Cobbing là lối thoát cho phụ nữ để trải nhiệm lại ý thức cộng đồng cũng như
được trao quyền để tự tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống.

7
Cuốn sách này được viết bởi tôi, Becky Bee. Tôi đã yêu xây dựng còn lâu hơn quãng
thời gian tôi có thể nhớ được. Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi xây nhà trên cây và làm
pháo đài dưới đất. Lớn lên ở Trung Mỹ và đã dành vài năm tại Châu Phi. Vẻ đẹp cũng
như sự bình an của những ngôi nhà tự nhiên khiến tôi cảm thấy thân thuộc như tổ ấm
của mình. Trong thời gian sống ở New Zealand ở tuổi 18, tôi đã rất háo hức tìm kiếm
cho mình một ngôi nhà Cob ở quê nhà.
Từ rất lâu tôi đã có ý định về một cuộc sống ổn định, vườn tược, ngôi nhà tự xây,
một con lạch nhỏ. Tôi mê cái í tưởng là một phần của tự nhiên

Tôi thích thú xây hàng loạt các kiểu nhà khác nhau: chòi gỗ, chỗ nghỉ chân, lều, lều
thổ dân, tường rơm, gạch đất, nhà sử dụng gỗ tái chế, và nhà Cob. Tôi được giới thiệu
lần đầu với Cob hồi năm 1989 tại một buổi Workshop ( một buổi dạy ngoài trời ) bởi
Bella và Richard Walker ở New Zealand.

Vào năm 1993 tôi tham gia một khóa học về gốm, mê mệt với điêu khắc bằng đất sét
và tìm được chất nghệ sĩ trong mình. Khoảng thời gian đó tôi lại mò đến Cob
Workshop lần này được dẫn dắt bới Ianto Evans và Micheal Smith. Tôi gây được ấn
tượng và đã đi xây dựng với họ trong suốt năm đó. Chúng tôi học được nhiều thứ và
cũng vui ra trò. Cob mang những tình yêu của tôi lại với nhau: Đất sét, con người, sức
khỏe, cái đẹp, nhà và xây dựng! tôi đã nghiên cứu Cob và dạy về nó kể từ đó. Tôi
thích cái cảm giác là một phần của nhóm làm việc cùng nhau để tạo ra một ngôi nhà
đẹp và vững chắc. Tôi rất mừng vì đã tìm ra việc mình yêu thích và nó tạo ra những
điều có ý nghĩa, trong một thế giới nơi có quá nhiều thứ ngược lại.

8
Cob là gì?
Nếu muốn bạn có thể bỏ qua phần giới thiệu và vào thẳng chương thực hành,

Từ điển liệt kê một trong những nhánh nghĩa của Cob là :” Cục “: hay :” Khối “. Một
định nghĩa nữa của từ Cobble là :” làm “. Và từ Cobber nghĩa là :” Bạn Bè “: Vì thế
hãy đi :” Làm “; một ngôi nhà Cob với những người :” Bạn “: của tôi ( So let's cobble
a cob house with our cobbers! ).

Cobbing (đắp đất ) là quá trình mà nếu miêu tả thì gần nhất với đắp bùn. Đất,
Cát, Rơm được trộn lẫn với nhau và xoa đều lên nền móng tạo thành một bức
tường dày chịu tải. Kiểu như nặn một cái nồi khổng lồ để ở vậy.

Nhà đất rất phổ biến ở Châu Phi, Trung Đông , Ấn Độ ,Afghanistan, Châu Á,
Châu Âu, Nam và Trung Mỹ. Nói ngắn gọn 1/3 dân số thế giới hiện đang sống
trong nhà làm từ đất không nung

Có 3 hình thức xây dựng từ đất là: Gạch Đất ( Adobe ), Đất Nện ( Rammed Earth ) và
Cob. Ở Tây Nam nước Mỹ có nhà thờ Taos Pueblo 500 năm tuổi vẫn còn trong tình
trạng tốt, cũng như rất nhiều ngôi nhà và đến thờ khác được làm từ gạch đất. Đất, rơm
và nước - cùng nguyên liệu như cob - được làm thành gạch và phơi khô dưới nắng,
xây thành tường và dùng cob làm vữa. Một số kiến trúc cổ của người Da Đỏ như tàn
tích Casa Grande cũng được làm từ cob. Theo như mô tả lại từ địa phương, chúng
được xây bằng cách “ đắp bùn hoặc xếp gạch “.

Có những bằng chứng rằng kiến trúc cob bắt nguồn từ Châu Âu 800 năm trước. Một
số công trình được xây từ thế kỉ 16, 17 vẫn tồn tại đến ngày nay. Ở Anh, có gần
50,000 ngôi nhà cob vẫn đang được sử dụng. Đa số chúng được xây dựng từ thế kỉ
18 và 19. Không may là với sự ra đời của gạch nung và liên minh chính trị giữa các
nhà sản xuất gạch và thợ xây, các kĩ năng và nghệ thuật làm nhà từ cob đã gần như
chết hẳn ở Châu Ấu cuối thế kỉ trước. Từ năm 1980, Cob bắt đầu hồi sinh trở lại,
mới đầu chỉ là dưới hình thức sửa chữa hoặc mở rộng những công trình sẵn có, với
một vài kiến trúc xây mới. Vào năm 1996 ở Anh, bốn ngôi nhà cob mới đã được thi
công dưới sự phê duyệt của hội động xây dựng.

Mục đích sử dụng?


Vui và mang tính giáo dục! Nó truyền nguồn cảm hứng cho việc làm quen và kết nối
với tự nhiên, bản thân mình và người khác. Xây nhà bằng Cob chắc chắn sẽ làm ta
hạnh phúc. Vật liệu này rất thân thiện với trái đất. Sử dụng nó sẽ giảm thiểu nhu cầu
về gỗ, thép và các vật tư xây dựng độc hại.

9
Để hiểu hơn về Đất Mẹ

Sẽ rất thú vị khi bạn dùng trí óc mình để nhận biết độ ẩm, trọng lực, hơi nóng, mùa
màng, nhiệt độ môi trường và mạch nước trong tự nhiên. Quan sát cách thiên nhiên
tạo dựng hình thái và cái đẹp cũng như các mẫu cấu trúc của bà trong cây cối, xương,
vỏ ốc, bong bóng, mạng nhện, tổ chim vv. Hiểu rõ môi trường quanh ta để đối xử với
nó bằng sự tôn trọng. Quan sát các hành vi của bạn tác động ra sao đối với môi
trường. Thu lượm những thứ cần thiết trong khu vực, nơi nào bạn sẽ gây ra ít tác động
và thiệt hại nhất . Học cái cây nào nên chặt, và vào lúc nào, thời điểm nào trong năm.
Chọn vị trí phù hợp cho căn nhà, Cobbing là một cách hay để hiểu hơn về Đất Mẹ.
Xây dựng với Cob tức là làm tròn nghĩa vụ với tổ tiên loài người, luôn thúc giục và
nhắc nhở rằng bạn thực sự là một phần của thế giới tự nhiên.

Niềm vui khi được phụ trách việc dựng tổ ấm của mình.

Cobbing yêu cầu bạn phải biết mình muốn gì. Quá trình này sẽ cho bạn bức tranh
hoàn chỉnh về bản thân ! ta sẽ trở thành người kiến tạo cảnh quan xung quanh mình
qua mỗi bước của quá trình này: Thiết kế, xây dựng và trang trí !

Cobbing kết nối bạn với những kiến thức đã quên lãng từ lâu của kĩ thuật xây dựng tự
nhiên. Điều đó được cất giữ trong tế bào của bạn và được truyền lại từ tổ tiên. Nó sẽ
làm ta nhớ rằng mình là một đứa con của Đất Mẹ. Bạn sẽ học được cách khai phá
bản thân: trở thành một người nghệ sĩ, hay người truyền cảm hứng sáng tạo, nhà thiết
kế, người tổ chức, người dựng nhà. Biết cách làm quen với trí tuệ và sự thông thái của
bản thân. Cũng như tăng sự tập trung để xử lý thông tin và trả lời các câu hỏi.
Cobbing giúp phát triển sự tự tin trong nhiều khía cạnh của bản thân con người.

Cobbing tốt cho cơ thể Hãy để ý cơ thể bạn trở lên khỏe hơn, chắc hơn và tốt hơn, ta
sẽ tự học được cách di chuyển sao cho nhanh chóng và hiệu quả . Cobbing là một giai
điệu, chậm rãi và đều đặn, giống như một dạng bài tập thể dục len lỏi vào bạn. Tôi đã
được nghe những lời khẳng định rằng Cob chữa được hầu hết mọi thứ từ viêm khớp
cho đến biếng ăn!. Các công trường xây nhà đất thường yên tĩnh và là nơi an toàn cho
mọi người lui tới. Kiến trúc Cob không độc hại và tạo ra không gian lành mạnh cho
người sử dụng.

Cob giúp bạn hiểu bản thân mình trong mối quan hệ giữa người với người.

Rất dễ truyền cảm hứng cho mọi người tham gia vào một dự án xây nhà Cob vì nó rất
hay và thú vị. Con người hạnh phúc hơn khi họ là một phần của nhóm làm ra cái gì đó
đẹp đẽ và hữu ích! Cobbing là đồng sáng tạo và ra quyết định tập thể. Điều đó nhắc
nhở rằng chúng ta vẫn có thể cùng chung sống với nhau như một bộ tộc.
Cobbing cùng nhau giúp tình bạn và sự sẻ chia thêm phần sâu sắc. Những cuộc trao
đổi hào hứng dường như trồi lên từ bùn vậy! Công trường nhà đất luôn trào đón mọi
người ở đủ mọi lứa tuổi cũng như năng lực để cùng tham gia với niềm vui thích.

10
NÓ DỄ LẮM!

Bạn có thể làm được ! Cob rất linh hoạt và có thể sửa chữa được. Nó đòi hỏi sự cống hiến
nhiều hơn là sức mạnh vật lý, sự sẵn lòng thử nghiệm cái mới hơn là kĩ năng,. Xây nhà
với Cob là một con đường dễ dàng để tiến tới một chuyến phiêu lưu lớn hơn!

GIÁ CẢ LẠI PHẢI CHĂNG!


Bạn có từng nghĩ rằng mình có thể phải trả nợ suốt đời? Giờ thì bạn đã có cuốn sách này,
ta sẽ tìm thấy lối thoát! Nếu có nơi để xây, và nếu bạn là người tháo vát, biết cách thu hút
bạn bè hàng xóm cùng xây nhà với mình. thì ngôi nhà Cob của bạn có thể tốn tối thiểu
230.000 đồng cho 30 cm vuông! Một ngôi nhà Cob được thiết kế tốt cũng sẽ tiết kiệm chi
phí năng lượng hơn! Trong khi một ngôi nhà thông thường làm từ bê tông, ván ép, nhựa,
sợi thủy tinh, Vinyl, nhôm, ván lợp composit tốn tối thiểu 1.500.000 cho cùng diện tích
như trên. (Thời giá năm 1996).

RẤT TIỆN NGHI!

Hình dạng cong (Organic) của tường cob tạo cảm giác dễ chịu khi nhìn vào. Đi trong
một ngôi nhà đất uốn cong cảm giác giống như được ôm vào lòng vậy. Nhà đất mát
vào mùa hè, ấm vào mùa đông, và giữ sự thoải mái này suốt cả năm. Nhiệt khối của
tường sẽ làm chậm đi sự thay đổi nhiệt độ. Bên cạnh việc hấp thụ nhiệt từ lửa và mặt trời
rồi tỏa ra vào buổi đêm lạnh. Tường cob cách âm tốt, tạo sự yên tĩnh trong nhà.
ĐỘ BỀN CAO!

Nhà Cob không tan chảy trong mưa. Nó tồn tại cả thế kỉ. Với sự hồi sinh của Cob và
những kĩ thuật xây dựng tự nhiên khác, vài thế hệ tiếp theo có thể lựa chọn không phải
dùng cuộc sống của họ để trả tiền thế chấp. Nhà Cob cũng không yêu cầu bảo trì nhiều.

HOAN HÔ COB!! Nó quá tốt và đó là sự thật!!

11
THIẾT KẾ NGÔI NHÀ THÂN YÊU!
Bạn có thể làm nhà giống như những người khác hoặc tận dụng lợi thế của Cob để
điêu khắc và tạo ra một ngôi nhà độc nhất vô nhị, một mình một kiểu.

Một ngôi nhà đơn giản gồm buồng ngủ và cửa sổ để đón ánh sáng.

12
Những việc cần chuẩn bị
• Đọc hết cuốn sách này 1 hoặc 2 lần để làm quen với các khái niệm của
Cob. Hãy xem qua bảng liệt kê (trang 101) để hình dung ra căn nhà của
mình.
• Đọc sách. tại thư viện bạn sẽ không tìm thấy nhiều tài liệu về cob . Hãy đọc
các loại sách khác về xây dựng với đất, xây dựng tự nhiên, mô hình sống
bền vững, móng nhà và hệ thống thoát nước, kiến trúc tường đá, thiết kế
nhà, hệ solar thụ động , điện và đường ống nước, dựng mái nhà sẽ rất hữu
ích. (Xem các đầu sách khuyến đọc cuối cuốn sách này)
• Tham gia Workshop nếu có thể, chăm hay không bằng tay quen, thực hành
sẽ cho bạn nhiều thông tin, khơi gợi những í tưởng và cho bạn sự tự tin cũng
như nhớ lại những kiến thức của bản thân. Tham gia Workshop là cách tốt
nhất để làm quen với loại vật liệu mà bạn sẽ dùng để xây dựng
• Quan sát, định nghĩa và ghi lại sự khác nhau của những môi trường mà
bạn thấy hấp dẫn. Thăm quan nhưng ngôi nhà mà mình thích. Tìm những
ngôi nhà tự nhiên trong khu vực, sưu tầm í tưởng, phác họa và chụp hình rồi
lưu vào sổ nháp. Bao gồm cả những í tưởng đến với bạn trong lúc đọc cuốn
sách này.
• Học thiết kế từ Mẹ Trái Đất. Dành thời gian trong tự nhiên và để ý cách
mà bà đặt mọi thứ với nhau. Hình dáng nào hấp dẫn với bạn? Màu sắc? Kết
cấu ?
• Đánh giá nguồn lực: bạn có những gì trong tay thời gian, năng lượng, tiền
bạc, nguyên vật liệu, kĩ năng và người giúp sức? Nếu bạn muốn làm
workshop hay dựng nhà tập thể, lên buổi hẹn và bắt đầu giới thiệu. Truyền
cảm hứng cho bạn bè.
• Dùng trí tưởng tượng của mình khi lập bản thiết kế. Hãy giữ trong đầu
những cảm xúc bạn muốn gợi lên trong tổ ấm của mình. Hãy linh hoạt với
bản vẽ. Vì một khi bạn đã dựng được móng, tinh thần của Cob sẽ thiết kế
giúp bạn từ đây trở lên.
• Thiết kế ngôi nhà ở nơi nó thuộc về. Dành nhiều thời gian tại địa điểm
trong quá trình lập bản vẽ. Thiết kế đường đi, chỗ để xe, hệ thống điện,
nguồn nước, vườn, vv cùng lúc, như thế mọi thứ sẽ hoạt động khớp với
nhau. Nhớ thêm mái hiên và khu vực nhà kho vào bản vẽ. Quan trọng
nhất là địa điểm xây nhà phải khô ráo nhất có thể. Hãy thiết kế hệ thống
thoát nước ra khỏi căn nhà (Đọc kỹ chương chọn địa điểm! trang 21).
• Bắt đầu thu thập vật liệu: vật liệu làm mái, cửa ra vào, cửa sổ vv. Những
yếu tố đó sẽ tạo nên cá tính của bản vẽ.
• Sau khi bạn định hình được và có í tưởng rõ ràng hãy làm một cái mô hình
cob nhỏ. Lý tưởng nhất là ở gần khu vực nhà chính sau này. Mô hình này có
thể làm từ đất sét làm gốm hoặc Cob. Bài tập rất có giá trị này sẽ dạy cho
bạn nhiều thứ về bản vẽ của mình. Ta cũng có thể mô phỏng thiết kế của
mình với kích cỡ thực bằng cách sử dụng Rơm kiện (Straw Bale*)
*(Ở các nước phát triển sau khi thu hoạch rơm được ép cố định thành các khối
vuông lớn để tiện xắp sếp các khối đó gọi là Straw Bale).

13
• Hãy dành nhiều thời gian cho việc thiết kế và quá trình xây dựng. Một
ngôi nhà ngập tràn tình yêu được tạo nên từ chính những người yêu việc làm ra
nó.

Nghĩ Nhỏ
Xây một ngôi nhà ( thậm chí là một ngôi nhà nhỏ )cũng là một dự án lớn! Tốt nhất
nên bắt đầu một cái gì đó bạn có thể hoàn thành mà không có quá nhiều áp lực. Ta
luôn có thể cơi nới thêm phòng sau này. Nếu trở nên nghiện cob ta có thể làm việc đó
mỗi năm.
Công trình nhỏ thường yêu cầu gỗ có kích thước nhỏ hơn để hỗ trợ mái nhà. Điều này
giảm thiểu nhu cầu chặt cây và tiết kiệm chi phí.

Một công trình nhỏ được thiết kế tốt là tất cả những gì một người cần. Nó ấm cúng
và dễ dàng sửa chữa. Hãy đo những căn phòng nơi ta đang sống nhờ vậy bạn có thể
áng chừng được kích cỡ không gian.

Nhà nhỏ khuyến khích ta dành nhiều thời gian bên ngoài tự nhiên. Thiết kế không
gian sống ngoài trời xung quanh ngôi nhà bạn. Thêm vào hàng hiên, mái che, để
tiện cho việc sinh hoạt.

Thiết kế ngôi nhà xoay quanh những việc bạn muốn làm trong đó. Viết ra công
việc thường nhật và nghĩ về từng khoảng thời gian trong ngày bạn sẽ làm gì. Lấy thật
nhiều ánh sáng tự nhiên và hơi ấm khi mặt trời chiếu vào từng phần của ngôi nhà. Vẽ
một đồ thị hình tròn để thể hiện các hoạt động trong ngày của bạn. Điều này sẽ cho ta
một bố cục cơ bản để lập bản vẽ. Thử sắp xếp bố cục theo nhiều cách đa dạng, làm
sao cho một không gian có thể sử dụng vào nhiều mục đích?, đồng thời thiết kế lối đi
sao cho thuận tiện nhất.

14
Nhớ thêm vào nhiều chỗ cất đồ (tối thiểu 15 % khu vực nền nhà). Một ngôi nhà
nhỏ sẽ cho cảm giác rộng hơn khi nó gọn gàng và không bừa bãi. Làm thật
nhiều tủ quần áo, kệ để đồ, hốc tường và móc treo. Thiết kế mái hiên che ngoài
để củi và cất dụng cụ.

Người ta gần như không bao giờ đứng ngay sát tường. Vì vậy nó không cần phải
cao như bạn, nếu như làm nhà mái nghiêng và dốc. Hãy sẵn sàng bỏ qua những hình
dung thường thấy khi bạn nghĩ về ngôi nhà của mình. Tường thấp bao nhiêu, công
việc sẽ ít bấy nhiêu, cũng như tiết kiệm năng lượng để sưởi ấm ngôi nhà. Chỉ cần đảm
bảo bạn sẽ không cụng đầu vào mái hiên trong khi đi thơ thẩn bên ngoài là được.

Hãy tính đến việc sử dụng hiệu quả không gian bếp. Các bà nội trợ thường nói rằng
nên đặt bồn rửa, tủ lạnh và bếp thành hình tam giác cho tiện việc bếp núc. Họ biết
chắc mình đang nói về cái gì. Hãy quan sát các nhà bếp xem cái nào tạo sự thoải mái
và hiệu quả? điều gì khiến chúng như vậy? Rồi copy lại. Sắp xếp tham quan bên trong
một du thuyền hoặc nhà thuyền để có vài í tưởng hay về quầy bếp phù hợp cho một
không gian nhỏ.

Xây nội thất từ cob rất dễ. Đồ nội thất được xây cố định với tường sẽ chiếm ít diện
tích hơn so với đồ nội thất có thể di chuyển được và sẽ tạo không gian mở cho sàn
nhà.

15
Nghĩ Tròn
Giờ là cơ hội cho bạn thoát ra khỏi lối mòn, khái niệm về nhà vuông. Hãy quan sát tự
nhiên. Bà ấy hiếm khí sử dụng đường thẳng và những cấu trúc duyên dáng của bà đã
tồn tại qua rất nhiều bài kiểm tra của thời gian.

Những bức tường cong ổn định hơn nhiều so với những bức tường thẳng. Đường
cong càng chặt bao nhiêu, bức tường càng khỏe bấy nhiêu. Một bức tường thẳng cảm
tưởng như muốn đổ về phía trước trong khi tường cong sẽ tự giữ cho nó đứng thẳng.

Nếu bạn buộc phải làm một bức tường dài và thẳng, hãy thêm vào 1 hoặc 2 cái trụ đỡ.
(Xem trang 20). Khi tường cob được làm cong thật chặt chẽ, ta có thể bớt đi vài
inches (1 inches = 2.54cm) độ dày của tường vì đường cong rất là khỏe. Trong khi
nếu xây tường thẳng ta bắt buộc sẽ phải tăng thêm độ dày.

Trong khi hình dung về tường, hãy bắt đầu nghĩ cách đặt mái nhà lên công trình.
Thiết kế mái nhà có thể tinh chỉnh lại trong lúc thi công.
16
Một bức tường sẽ xác định không gian ở hai mặt của nó. Thường thì người ta cảm
thấy thoái mái trong không gian có góc tích cực (Lớn hơn 80 và nhỏ hơn 180 độ )

Điều này sẽ dễ làm hơn nếu như các phòng đều là hình vuông hoặc có góc vuông
trong khi với tường cong sẽ khá đau đầu. Thực ra giải pháp rất đơn giản, hãy xem
cách tự nhiên xử lý tình thế khó xử này bằng việc quan sát bên trong một tổ ong, hay
một cụm bong bóng nằm trên một mặt phẳng. Mỗi một vỏ sáp hay bong bóng tượng
trưng cho một “căn phòng” được tạo ra từ các góc độ tích cực. Đây cũng là ví dụ điển
hình cho việc sử dụng hiệu quả không gian, nếu tăng kích thước của mỗi căn phòng
thì phải tương quan với diện tích bề mặt (hoặc tường).

Một phần của bức tường, xây thành quầy bar/bếp hoặc nội thất là đủ để tạo nên
hình dáng thoải mái cho căn phòng hoặc không gian.

Hãy giữ khái niệm này trong đầu khi bạn thiết kế không gian ngoài trời quanh nhà
cũng như các công trình khác, hàng rào, cây cối và địa hình bên ngoài. Những thứ
đó cũng sẽ định hình lên không gian sống của bạn.

Tận Dụng Khí Hậu


Thiết kế sưởi ấm thụ động ( Passive Solar)

Nếu bạn sống ở khí hậu ôn đới nơi nhìn thấy mặt trời trong những tháng lạnh, hãy sử
dụng nhiệt từ mặt trời để sưởi ấm ngôi nhà. Sử dụng hệ sưởi thụ động đồng nghĩa với
tiết kiệm năng lượng, tiền bạc và nhiên liệu để giữ ấm. Hãy đón ánh mặt trời vào nhà!
đấy là một phần rất quan trọng khi thiết kế ngôi nhà của bạn. (Đọc kĩ các phần về sưởi
ấm thụ động trang 24 - 117 - 120 )

17
Cob là nhiệt khối

Tức là cái khối đặc này (Cob) sẽ giữ nhiệt của mặt trời hoặc lửa trong thời gian dài,
sau đó tỏa ra từ từ vào phòng. Đồng nghĩa với việc mất nhiều thời gian để làm nóng.
Trong hầu hết các kiểu khí hậu nơi con người sinh sống, điều này giúp tạo nhiệt độ dễ
chịu trong nhà. Tính chất tự nhiên của Cob là mát vào mùa hè, ấm vào vào mùa đông.
Nó làm dịu bớt khí hậu trong cả năm và làm tương tự trên quy mô nhỏ hơn trong suốt
chu kỳ ngày và đêm. Cob rất lí tưởng trong khu vực sa mạc khi giữ lại hơi lạnh buổi
tối trong suốt quãng thời gian ban ngày, và lại từ từ giải phóng hơi ấm ban ngày vào
ban đêm. Hãy để ý thời tiết tại khu vực qua các mùa. Mặt trời càng xuất hiện nhiều
trong các tháng lạnh thì thiết kế solar thụ động sẽ càng khả thi.

Nếu sống nơi rất nóng hoặc lạnh cả ngày, bạn có thể muốn cách nhiệt tường bằng
cái gì đó nhiều túi khí và đa năng, có thể điều chỉnh nhiệt bằng cách sưởi hoặc làm
mát bên trong. Trộn nhiều rơm, đá nham thạch, đá vermiculite, xốp Styrofoam vào
các lớp trong và ngoài của tường cob, sẽ tăng thêm giá trị cách nhiệt.

Những thứ cần tính đến khi thiết kế


Một hay nhiều tầng?

 Một ngôi nhà hai tầng sẽ hiệu quả và kinh tế hơn bởi vì phần móng và mái
nhà là phần tốn nhiều năng lượng nhất của công trình. Nếu xây nhà theo
chiều thẳng đứng, ta sẽ cần ít vật liệu hơn để làm móng và mái nhà.
 Hơi nóng sẽ bốc lên cao. Nếu bạn giống tôi, thích ngủ ở nơi mát mẻ và để
tiện đi vệ sinh, hãy làm chỗ ngủ ở tầng trệt. Đường dẫn nước thì tốt nhất
nên lắp đặt dưới tầng một, cho tiện và yên tĩnh.
 Bạn sẽ cần nhiều gỗ ván để làm nền phòng tầng hai. Cầu thang sẽ chiếm
nhiều không gian hơn bạn nghĩ ở tầng dưới.
 Cầu thang và thang có thể gây nguy hiểm và bất tiện cho người già và trẻ
nhỏ. Thêm nữa một ngôi nhà nhiều tầng trông sẽ không ăn nhập với môi
trường. Nó nguy hiểm và khó thi công hơn khi làm việc trên cao. Chân
tường cũng phải làm dày hơn để đỡ cho các tầng trên. Nghĩa là ta sẽ cần
rất nhiều cob, và móng phải dày hơn, kiên cố hơn.

Tiếng Ồn
Tường cob tiêu âm rất hiệu quả, ít cửa sổ cũng vậy. Mong là phía gây ra tiếng ồn
không phải là chỗ đón ánh sáng. Hãy thiết kế sao cho phù hợp.

Lên kế hoạch cơi nới mở rộng ngay từ bây giờ


Nếu bạn lên kế hoạch cơi nới trong tương lai, thì việc thiết kế từng bước rất quan
trọng vì chúng sẽ hỗ trợ cho nhau tốt. Nhớ lấy những hạng mục thêm vào này khi bạn
lập bản vẽ (Xem trang 38). Đảm bảo rằng nước sẽ chảy thẳng từ mái vào máng xối
chứ không vào cái mái nhà khác. Ta có thể tham khảo các mẫu công trình có hình
dạng chữ C, L, S, hoặc U.

18
Thiết kế Mái Che
Mái che cửa sẽ thể hiện con người của gia chủ. Nó tạo sự ấn tượng cho bất kì ai đến
và đi. Khía cạnh quan trọng này rất đáng để đầu tư chất xám lẫn trí tưởng tượng khi
thiết kế ngôi nhà của bạn. ( Xem trang …)

19
Trụ Đỡ
Trụ Đỡ là công trình phụ được thêm vào sau để hỗ trợ cho tường, trong trường hợp
bạn muốn xây tường thẳng hoặc tường mỏng.

Nó có thể ở mặt trong hoặc ngoài bức tường. Và cần có móng riêng.

Các bức tường nội thất xây liền với tường bao ngoài có vai trò tương tựu trụ đỡ. Bất
kì khối cob nào như lò sưởi hay đồ nội thất xây cố định vào tường sẽ hỗ trợ cho các
bức tường chính. Do đồ nội thất khối lượng nhỏ hơn nhiều so với tường chính nên
chúng không cần móng quá sâu và kiên cố.

Tường nội thất sẽ chiếm một diện tích đáng kể cho nên hãy xây mỏng để tiết kiệm
không gian .

Tốt nhất là bạn nên thiết kế luôn trụ đỡ khi thiết kế nhà vì vậy ta có thể thi công
hai cái cùng lúc. Điều này sẽ tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hai cấu trúc cũng như
móng của chúng.

20
CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Người ta hay nói: ba thứ quan trọng về bất động sản là: Vị trí, vị trí và vị trí! Và ngôi
nhà Cob của bạn cũng tương tự!

Dưới đây là danh sách những điều cần cân nhắc tới khi chọn đất:

• Kiếm đất xây nhà là bước đầu tiên và cũng là bước lớn nhất để đến với giấc
mơ :” tổ ấm “: của bạn. Cuốn sách này sẽ cho bạn một vài gợi ý về thứ bạn đang
tìm. Hãy dành thời gian, sử dụng trực giác và sự can đảm. Nếu bạn chọn thuê đất,
hãy bàn bạc rõ ràng cũng như thỏa thuận bằng văn bản pháp lý với chủ đất điều
đó sẽ đảm bảo cho bạn quyền hợp pháp sống trên mảnh đất đó.

• Ai sẽ sống cùng với bạn? Bạn có chắc muốn sống cùng người này không?
Hãy lập các thỏa thuận rõ ràng với đối tác về việc sử dụng đất.

• Cảm xúc cá nhân: bạn có thích nơi này không?, Có thực sự sẵn sàng để tạo
mối ràng buộc với nó?.

• Những hạn chế: Quy tắc xây dựng, hợp đồng, quy hoạch, khoáng sản.

• Các dự án tương lai trong khu vực: Phá rừng, trang trại phi hữu cơ, nhà
máy công suất lớn.

• Lịch sử vùng đất

• Tài chính: giá cả, kế hoạch thanh toán.

• Khí hậu: Khả năng tiếp cận ánh sáng, lượng mưa, gió, nguy cơ thiên tai,
động đất, lụt lội vv

• Ví trí xây nhà đẹp, thoát nước tốt.

• Nguồn nước ổn định phục vụ cho sinh hoạt và công trình thủy lợi.

• Xói mòn: khu vực có nằm trong vùng ngập lũ không? phía trên đồi có bị chặt
phá rừng không?

• Hàng xóm: Khép kín hay ồn ào, ranh giới đất đai.

• Cộng đồng xung quanh: tính đa dạng, văn hóa, trường học

• Cảnh quan

• Mức độ ô nhiễm trong khu vực và đất nơi mình ở.

• Thị trấn lân cận có đáp ứng được các nhu cầu của bạn không: nguồn lực, việc
làm, dịch vụ, tình hình kinh tế nói chung.

21
• Điều kiện đi lại : Đánh giá tài chính và chi phí môi trường cũng như bảo trì
của công tác làm đường nhằm rút ngắn khoảng cách và cải thiện điều kiện di
chuyển đến thị trấn.

Chọn vị trí xây nhà


Có đất trong tay, bạn nên bắt đầu quyết định xem ngôi nhà mình sẽ nằm ở đâu.Quan
sát mảnh đất qua các mùa khác nhau cực kỳ hữu ích nên hãy dành nhiều thời gian
nhất có thể trên khu đất của mình. Để tiện cho việc đi dạo hãy dựng bếp dã chiến,
chỗ nghỉ, võng vv.
Đọc mục thiết kế trong cuốn sách này nếu bạn vẫn đang phân vân với các lựa chọn
của mình. Đồng thời đọc cả về hệ thống thoát nước để giúp bạn chọn được một vị trí
thuận lợi nhất có thể. Các đầu sách về Permaculture cũng rất có ích, nó là một hệ
thống được thiết kế dựa trên rất nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Chọn vị trí bao gồm các tiêu chí sau:

 Tìm nguồn nước và cách để dẫn vào nhà. Bạn sẽ dùng nước từ hệ thống công,
hay từ giếng, sông suối?. Dẫn nước bằng trọng lực hay phải bơm? Lượng nước
quanh năm ra sao?
 Thiết kế hệ thống tự hoại và chất thải. Thường thì hệ thống càng đơn giản
càng tốt. Có rất nhiều sách về chủ đề này từ công trình riêng biệt đến đường
ống dẫn thải trong nhà. (tìm đọc The Humanure Handbook).
 Hình dung đường đi và chỗ để xe. Làm đường là một trong những công việc
mang tính huỷ hoại của con người đối với mẹ Trái Đất.Nó thường là nguyên
nhân dẫn tới xói mòn và sạt lở, do đó hãy lên kế hoạch cẩn thận. Thiết kế
đường rất tốn kém và phức tạp vì vậy hãy dành nhiều thời gian để học về lĩnh
vực này. Đừng quá tin tưởng vào những người bạn thuê làm, hãy để ý con
đường khi trời mưa to, và tự điều chỉnh những nơi cần thiết nhằm tránh xói
mòn.

Bạn có muốn nhìn thấy ô tô đến gần hay nhìn thấy mình không? Ôtô thường
ồn ào, bốc mùi và khá xấu xí. Gợi ý của tôi là nên để bãi đỗ xe càng khuất mắt
càng tốt. Cách tiếp cận và mái che sẽ nói lên con người của gia chủ.

Sẽ rất tiện lợi nếu bạn để vật liệu gần vị trí đang thi công, do vậy hãy làm một
cái đường tạm để vận chuyển.

 Làm lối đi dẫn từ nhà đến vườn, nhà kho vv. Chúng cần được định hướng và
có tính thực tiễn. Khi thiết kế hãy nghĩ đến việc thoát nước cho mặt đường, và
áp dụng biện pháp người ta sử dụng khi làm đường lớn. Nếu không cẩn thận
lối đi sẽ rất dễ trở thành một cái lạch nhỏ.

22
 Phân tích Đất. Đất chỗ nào thì tốt cho cây cối? chỗ nào thì ổn định, khô ráo
tự nhiên để xây dựng và phù hợp để lấy làm cob? Vị trí làm đường hợp lý.
(đọc chương Cob tuyệt vời để có thêm thông tin).
• Tìm nơi để làm vườn và trồng cây ăn quả. Nếu làm vườn ở gần nhà và
nhìn được qua cửa sổ, nó sẽ khiến bạn muốn dành thời gian ở bên ngoài
nhiều hơn. Để đề phòng một số loài vật hay phá phách bạn nên làm hàng rào.
Nếu không thích rào chắn bạn nên đặt khu vườn ở nơi nào đó khuất hàng rào
hoặc đơn giản là làm những cái hàng rào thật đẹp.

Hãy đặt ngôi nhà gần nơi có đất vườn màu mỡ nhất, sẽ đỡ phải mất công cải
tạo.
Trừ khi sống ở vườn địa đàng còn nếu không ta sẽ phải tưới nước cho khu
vườn của mình, hãy nghĩ đến hệ thống dẫn nước khi chọn vị trí làm vườn, cân
nhắc đến việc hứng nước mưa từ mái nhà để tưới tiêu.

Nếu bạn có thể một lái xe phân ủ vào vị trí cần thiết sẽ đỡ vất vả hơn so với
nhiều chuyến xe cút kít, vậy nên hãy làm đường dẫn tới khu vườn nếu
cảm thấy cần thiết.

Đặt ngôi nhà vào nơi nó thuộc về:

Một ngôi nhà hoà hợp với khung cảnh xung quanh sẽ khiến trái tim bạn nhảy múa.
Chọn vị trí và thiết kế sao cho phù hợp là hai việc khá đau đầu . Nên hãy làm quen với
mảnh đất của mình, nó sẽ thổi nguồn cảm hứng vào bản thiết kế của bạn. Hãy quên
hình ảnh về mấy ngôi nhà bình thường đi và để cho trí tưởng tượng của bạn bay xa.
Hãy định hình bản vẽ từ địa điểm đã chọn.

Chọn vị trí thật thoải mái và tự nhiên:


Hạn chế động vật hoang dã qua lại. Chọn một nơi thật ấm áp, quan sát ánh sáng mặt
trời, hướng gió. Không khí lạnh sẽ chìm xuống nơi thấp nhất và chảy khắp mặt sàn
giống như nước. Tìm xem không khí lạnh nằm ở đâu, nó sẽ “ chảy “ đến vị trí nào?.
Và để ý yếu tố này thật kĩ qua các mùa trong năm. Hãy đến đó sau những trận bão lớn
và vào những ngày nóng nhất. Cân nhắc bất kì thảm họa nào có thể xảy ra như cháy
rừng hoặc lụt lội và tránh xa những vị trí nào có tính rủi ro cao. Hãy nhớ nếu xây nhà
tại vị trí mà bạn yêu thích, vị trí đó coi như đã mất.

Một nơi khô ráo sẽ tốt cho ngôi nhà bạn.


Giữ cho ngôi nhà khô ráo là một điều tối quan trọng. Hãy chọn những vị trí sẵn có
trong tự nhiên như mỏ đá lộ thiên, đồi dốc nhẹ. Tránh những khu vực thấp vì nó sẽ
giữ lại độ ẩm. Cũng như các vị trí có cây ưa nước như dương xỉ, mộc tặc. Hãy quan
sát mảnh đất thật kĩ khi mưa nặng hạt, và nói chuyện với chủ cũ hoặc hàng xóm xem
chuyện gì khi có mưa lớn và ngập lụt. Vào mùa mưa, đào một cái hố sâu khoảng 60
phân để tại vị trí dự tính xây nhà để kiểm tra độ thoát nước của đất. Nếu hố bị ngập
nước bạn sẽ muốn chọn vị trí khô ráo hơn để dựng nhà. (Đọc chương tiêu thoát nước).

23
Hệ solar thụ động:
Hãy đọc kĩ phần thiết kế solar thụ động ở chương Cửa và Cửa sổ( trang 117-
120). Nếu bạn sống trong khí hậu nhiệt đới, hãy chọn nơi có bóng râm và thoáng gió
để dựng nhà. Đối với khí hậu ôn đới, nơi mùa đông vẫn thấy mặt trời, hãy tận dụng
nó để sưởi ấm căn nhà. Để ước chừng hướng mặt trời chiếu sáng, hãy đứng tại địa
điểm xây nhà đã chọn vào buổi trưa, đối diện với mặt trời và giữ hai cánh tay vuông
góc với nhau.

Chính là khoảng đó, khu vực bạn nhìn thấy giữa hai tay chính là nơi mặt trời chiếu
sáng mạnh nhất. Hãy xem có thứ gì đáng kể chặn mất ánh sáng không? nếu như đó là
ngọn, hoặc dãy núi bạn nên tìm vị trí khác để xây nhà.

Mặt trời di chuyển cao nhất vào mùa hè và thấp nhất vào mùa đông. Do đó nếu bạn
sống càng xa xích đạo vị trí mặt trời sẽ càng thấp trong mùa lạnh. Bạn có thể tìm
chính xác góc của mặt trời theo từng mùa từ biểu đồ trong các đầu sách về Sưởi ấm
thụ động.

Bạn có thể muốn đặt ngôi nhà gần các cây thay lá, hoặc trồng sớm để chúng lớn càng
nhanh càng tốt. Chúng sẽ tỏa bóng râm và làm mát ngôi nhà trong mùa nóng. Đến
mùa đông cây sẽ thay lá và ánh sáng có thể xuyên qua sưởi ấm ngôi nhà. Với cả
nhìn thấy cây ra quả và chín dần ngay ngoài cửa sổ cũng rất thú vị.

24
Nếu đất không chăn thả gia súc thì rừng sẽ mọc trở lại, hãy tính trước vì nó sẽ tạo vị
trí tối và ẩm. Nếu ở trong trường hợp đó bạn nên cắt bỏ những cây con và bụi rậm để
giữ không gian khô thoáng, cũng như ngăn rễ cây làm suy yếu nền móng. Hãy tính
đến các cây thường xanh ở phía mặt trời chiếu sáng. Chúng sẽ lớn và chắn mất ánh
mặt trời quí giá của bạn. Ta có thể cân nhắc chọn vị trí khác hoặc chặt bỏ chúng nếu
đó là nguồn gỗ hoặc củi bạn cần.

Lấy gỗ.
Gỗ có thể dùng để làm đẹp, rui cong, cột nhà, vv .Nếu muốn làm cột nhà hãy lấy gỗ
từ rừng tỉa thưa có kiểm soát hoặc chặt bỏ các cây mọc riêng rẽ. Lột bỏ vỏ ngay sau
khi đốn hạ, cây càng tươi thì càng dễ thao tác, Ta có thể sử dụng một loại dao chuyên
dùng để lột vỏ gỗ gọi là Draw Knife, tuy nhiên dùng rìu hoặc xẻng sắc cạnh cũng rất
tốt. Phơi khô gỗ trong bóng râm và đặt lên các thanh chặn để giữ chúng cách xa mặt
đất. Những cây to có thể xẻ thành gỗ ván, để lợp mái, làm trần nhà hay các công việc
cần sử dụng khác. Nếu không có dụng cụ hãy thuê hoặc nhờ ai đó có đồ nghề xách
tay đến làm giúp bạn. Mua gỗ xẻ tại xưởng họ có thể sẽ tư vấn cho bạn cách vận
chuyển và bảo quản. Khi chọn vị trí xây nhà hãy xem xét các cây mọc xung quanh
thật kĩ. Rễ cây sẽ lớn và làm suy yếu, thậm chí phá hỏng móng nhà, do đó bất kì rễ
cây nào nằm dưới nền móng phải bị loại bỏ.

Wind

Bạn có muốn gió thổi vào nhà không? Hãy chọn một địa điểm phù hợp. Nếu là vùng
lạnh, ta nên chọn các vị trí kín gió như đằng sau cây hoặc địa hình tự nhiên. Nếu
muốn trồng cây chắn gió hãy trồng càng sớm càng tốt. Trường hợp ở vùng nóng, có
thể tận dụng luồn gió để thông hơi.(Đọc phần Thông gió 114).

Tiếng ồn
Khi chọn vị trí hãy để ý đến mức độ tiếng ồn ở các khu vực khác nhau trên đất
của bạn. Ban đêm là thời gian lí tưởng để kiểm tra.

25
Mốc giới

Trước khi tìm vị trí xây nhà, hãy tìm hiểu kĩ mốc giới đất đai với hàng xóm mà bạn
được phép xây dựng, Ở một số nơi sẽ rơi vào khoảng 60m!.

CHUẨN BỊ!
Giờ thì bạn đã lưu các yếu tố kể trên vào trong bộ nhớ của mình. Đã đến lúc đến
công trường và chuẩn bị mọi thứ để bắt tay vào hành động. Xin chúc mừng !!!

• Phát quang bụi rậm và cây cối quanh công trường.

• Tạo lối đi.

• Dẫn nước vào địa điểm.

• Đào công trình phụ hoặc tìm các phương án xử lý chất thải.

• Làm một cái mái lán tạm thời nếu không có nhà nào gần đấy, dựng khu vực
nấu nướng, lều, võng vv.

• Thu thập công cụ và cất giữ ở nơi khô ráo và an toàn.

• Căng mái bạt bao phủ công trường để che mưa nắng. Mái bạt cần được làm
cẩn thận, đảm bảo cho nước không chảy lên tường hay đọng lại ở giữa.
Nếu bạn quyết định dựng mái trước thì ta có thể bỏ qua bước này.

• Nối đường điện nếu cần..

• Thu thập nguyên vật liệu và để gọn một chỗ. Cất ở nơi nào đó tiện lợi đỡ phải
mất công đi lại. Giữ gỗ và rơm khô. Cất gương, kính cẩn thận. (Danh sách
dụng cụ trang 20 - 21 )

• Chọn một địa điểm để lấy nơi mở tiệc hay làm lễ.

• Bắt đầu đào móng và làm hệ thống thoát nước. Yippee!

THU THẬP NGUYÊN VẬT LIỆU


Cả ngàn năm trước con người đã dùng những gì họ có hoặc tìm được để xây tổ ấm
cho mình. Dưới đây là danh sách những thứ bạn có thể muốn trong khi làm nhà.
Càng nhiều mấy thứ này bao nhiêu công việc sẽ ít bị gián đoạn bấy nhiêu.

26
Những thứ cần thiết

 Một cơ thể khỏe mạnh, hoặc khả năng thuyết phục ai đó có cơ thể khỏe
mạnh.

 Quyết đoán, óc linh hoạt

• Bạn bè giúp sức

• Nước và đường dẫn nước: Ống, vòi phun, vòi nước, xô, nguồn nước
• nước uống

• Nơi cất đồ

• Đá để làm móng hay bất cứ thứ gì bạn có thể tận dụng ( Lốp xe, bê tông vỡ,
vữa, ván khuôn nếu muốn đổ móng vv)

• Sỏi, ống nhựa đục lỗ hoặc ngói để làm mương thoát nước.

• Đất, cát, rơm (xem cách trộn cob từ trang 65)

• Xe vận chuyển, tốt nhất là xe tải hoặc chí ít có thêm 1 người giúp đỡ.

• Bạt để trộn cob, xấp xỉ 2m1 x 2m7 hoặc lớn hơn

• Dụng cụ cobbing: bình xịt, gậy hoặc đá để xoa đều các khối cob với nhau,
dao rựa, dao chặt thịt, túi vải lụa hoặc bạt để đậy cob.

• Những tấm gỗ lớn để làm lanh tô , nếu không muốn làm vòm cửa.(trang 101)

• vật dụng làm mái: Gỗ, rui, tấm lợp và vật liệu cách nhiệt (Xem mục dựng
mái trang 119 )

• Cửa sổ, cửa hiện đại thì tốt.

• Cửa, và gỗ để làm khung cửa

• một hoặc hai cái thang chữ a, cao 1m8 hoặc hơn

• Thật nhiều xô nhựa,

27
Những thứ hữu dụng khác:

 Dụng cụ làm mộc: Búa, đinh, cưa, thước vuông, bút chì, thước dây

 Dụng cụ san lấp mặt bằng: Thước thủy, nêm nhọn để gắn thước, thước gỗ dài có
bề dày 5x10 cm, ống nhựa trong để làm ống li vô (Water level, xem trang 53), dây

• Dụng cụ chuyển đất: Xe cút kít, xẻng, cuốc, cuốc chim.

• Ống nước, và đồ điện nếu bạn cần phải có, một ống dẫn xuyên qua tường hoặc
móng.

• Đồ làm bếp tại chỗ nếu không có nơi nhờ vả, chí ít cũng phải có mấy thứ dùng
để pha trà hoặc cà phê.

• bạt lớn làm mái che, (hoặc dựng mái trước)

• dây

• dây thừng căng bạt

• gỗ phế liệu, ván và rơm kiện để làm giàn giáo

• Vật liệu lát: mặt đá phẳng, ngói, gạch

• Đặt một số thứ xinh xinh gần đó trong lúc thi công, nó sẽ khơi dậy chất nghệ sĩ
trong bạn, những thứ hay ho bạn có thể trôn trong tường như: móc, đá, vỏ sò,
ngói, dụng cụ phép thuật, kính và chai lọ màu vv.

• Các khúc gỗ đẹp để treo đồ, móc, rèm cửa hay làm kệ trang trí.

• Đồ nề, trát: Bàn xoa, bay thợ hồ, đất sét màu, bột màu, than củi để lấy màu
đen, phân từ động vật ăn cỏ, đá nhẵn mặt để đánh bóng.

• Vôi xây dựng nếu bạn muốn quét vôi trắng.

28
CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC
Thoát nước là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để đảm bảo tuổi
thọ cho ngôi nhà, do vậy hãy chú ý vấn đề này. Nước rất không tốt cho ngôi nhà
của bạn. (Xem lại trang 16 để chọn vị trí khô ráo)

Mục đích của hệ thống thoát nước đó là đổi hướng dòng chảy ra khỏi công trình.
Tạo một khu vực khô ráo cho căn nhà. Ở một số nơi chỉ cần làm mái dốc taluy là
đủ, còn lại phần lớn cần làm cống ngầm (France drain) hoặc kết hợp cả hai. Chi tiết
xin mời đọc tiếp bên dưới.

Có những ưu điểm nếu ta dựng hệ thống thoát nước trước khi xây nhà. Ví dụ như ta
có thể quan sát cách nó vận hành và điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết cũng như giảm
thiểu nguy cơ ngập lụt trong quá trình thi công. Nhớ phủ mương dẫn bằng ván gỗ đề
phòng tai nạn. Nếu làm tốt việc này thì khi công trình hoàn tất bạn sẽ có thể ngồi
xuống và thư giãn sớm hơn trong ngôi nhà mình. Trường hợp thời tiết ổn định cả
năm, và không có nguy cơ gây lụt lội, hệ thống thoát nước có thể thi công sau khi
hoàn thiện ngôi nhà.

Hố thử
Bước đầu tiên khi thi công hệ thống thoát nước là phải biết khả năng tiêu nước tự nhiên
nơi bạn ở. Vào mùa mưa, đào một vài cái hố ở vị trí dự tính xây nhà và vài cái nữa ở
vị trí cao hơn. Quan sát xem nước có tiêu hết hay ngập đầy bên trong? Điều này sẽ cho
bạn hiểu rõ những gì xảy ra trong lòng đất và lượng nước bạn cần phải điều tiết. Nếu là
đất cát, sỏi thì nước có thể đi qua dễ dàng, ngược lại nếu đất chứa nhiều sét, vì sét nở ra
khi ướt và sẽ ngăn nước thẩm thấu qua.( Làm vài cái rào nhỏ bao quanh các hố thử hoặc
đậy mặt bằng đá phẳng hoặc ván gỗ đề phòng chấn thương mắt cá chân.)

Thi Công
Bạn có thể muốn sử dụng thiết bị vận chuyển đất, nếu cần làm các công trình lớn hoặc ở
đó sẵn có thiết bị chuyên dụng. Nếu chọn thuê thiết bị thì nên để ý thật kĩ vì, các thợ lái
thường không quen và thiếu cẩn thận với mảnh đất của bạn nên có thể gây ra nhiều thiệt
hại trong thời gian ngắn. Đào bằng tay thường chính xác và ít gây thiệt hại hơn.

29
Những ngôi nhà bị ngập mà tôi thấy thường do qui hoạch kém, can thiệp vào
thượng nguồn (xây đập, phá rừng phòng hộ, làm mất ổn định đất), hoặc do xây
dựng nơi thường xuyên ngập lụt.

Đánh dấu nền móng bằng rơm kiện, đá hoặc cọc gỗ. Lùi lại và nhìn toàn cảnh.
Tưởng tượng dòng chảy của nước ngầm và trên bề mặt.

Ở vị trí dốc cao nhất hãy tạo một mương dẫn/hoặc mái dốc taluy vòng quanh ngôi
nhà (xem hình minh hóa trang kế). Hệ thống thoát nước sẽ chuyển hướng dòng
chảy ở các hướng xuống vị trí thấp hơn ngôi nhà.

Đồng thời xem xét các khả năng để tái sử dụng nguồn nước đó (dùng cho ao, tưới
tiêu). Chí ít cũng đảm bảo nó không gây xói mòn, Nếu bạn không sử dụng nước mưa
máng xối, hãy nối ống dẫn xuống mương thoát nước bên dưới.

Thi công hệ thống thoát nước trên mặt phẳng

Tránh xây nhà trên bề mặt phẳng vì rất khó để giữ nó khô ráo. Những chỗ đó phù
hợp để làm vườn hơn. Vì hiển nhiên nước sẽ phải chảy về đâu đó nên nếu bắt buộc
phải xây dựng trên mặt phẳng, bạn sẽ phải tạo một nơi cho nước chảy về. Hãy
đào mương quanh nhà, và dẫn vào một cái hố to chứa đá cuội hoặc đá nham thạch.
Nó sẽ trữ nước và để ngấm từ từ vào lòng đất xung quanh. Bạn nên đặt vị trí của cái
hố này cách xa ngôi nhà, đặt ở vườn và trồng các loài hoa, cây ưa nước ở bên trên là
tốt nhất.

Ở phía đông Nigeria, người ta xử lý đất thấp, phẳng và ướt bằng cách nén đất thành
tảng để nâng nền và dựng nhà trên đó, tránh khỏi chỗ ướt. Nếu áp dụng, hãy nhớ đầm
nén mặt bằng thường xuyên.

Mái dốc taluy (Berm)

Để chuyển hướng dòng chảy trên bề mặt, hãy đổ đất theo hình dáng một con đê dài và
hẹp , đảm bảo các cạnh kéo dài và dẫn xa khỏi công trình như vậy nước sẽ thoát ra
khỏi đê chảy thẳng xuống chân đê. Ta có thể lợi dụng nước từ mái dốc để tưới tiêu.

30
Hố thử sẽ cho bạn thêm chỉ dẫn về cách hoạt động của dòng chảy ngầm. Lý tưởng
nhất là đáy của mương tiêu nước thấp hơn hố móng.(Minh họa trang 49) Mương
càng sâu thì càng tốt và sẽ tốn nhiều sỏi hơn để lấp. Nếu làm mương ở sườn dốc cao,
thì việc đào sâu hơn hố móng sẽ không khả thi. Ta sẽ phải tính toán độ sâu của mương
làm sao để có thể chặn được bất cứ dòng chảy ngầm nào có khả năng dẫn nhà. Hoặc
đơn giản là chọn vị trí khác.

Làm đường dốc

Để tiêu nước hiệu quả, bạn cần đào đất giật cấp ở tất cả các hướng xung quanh
căn nhà. Thực hiện bằng cách đào từ chỗ dốc cao cạnh nhà, cho đến khi tạo được
một sườn dốc thoai thoải , rồi đào mương ở cuối sườn dốc đó. Như vậy ta đã làm ba
việc một lúc. Tạo đường thoát nước, tạo lối đi bộ hoặc làm sân thiên, và lấy đất để
làm nhà. Trong khi đào, hãy để đất ở đâu đó cho tiện sử dụng sau này. (Gợi ý: Để
trong nhà để tiện việc trộn Cob, nhớ chừa chỗ để tiện làm việc và di chuyển)

31
Vị trí làm mương tính từ móng?

Mương thoát nước có thể đặt ngay dưới chân móng, hoặc ở bất cứ vị trí nào trong
khoảng từ 30 đến 300 cm và xa hơn. Nếu bạn muốn để mương hở trong xây dựng, sẽ
tiện hơn nếu đặt nó xa khỏi công trường. Đảm bảo nước sẽ chảy thẳng xuống mương!

Bề rộng của mương đào.

Phải rộng đủ để có thể dùng tay đặt vừa một ống nhựa ruột gà 10 phân và 5 đến 7 phân
sỏi ở hai bên ống.( xem chỉ dẫn trang 31 ) .

Hoàn thiện hệ thống.

Bạn có thể thực hiện việc này trước khi bắt đầu dựng nhà, hoặc chờ cho đến khi chắc
chắn hệ thống hoạt động đúng ý mình sau vài trận mưa lớn. Nếu đất chứa nhiều sét, thì
khi dùng xẻng đào, lưỡi xẻng đã vô tình miết dọc hai bên thành mương làm nó nhẵn và
mịn.Khi cứng lại nó sẽ tạo thành một lớp chống thấm, ngăn nước chảy vào cống. Hạn chế
tình trạng này bằng cách tạo mặt thô hai bên thành.

Đổ 5 phân hoặc hơn sỏi suối 1x2 vào mương. (Đá nghiền tốn nhiều năng lượng, khí đốt
và máy móc cồng kềnh để ra thành phẩm, thêm nữa các mặt phẳng của nó sẽ khít nhau
tạo ra ít không gian, cản trở khả năng dẫn dòng, tuy nhiên nếu chỉ chỉ tìm mua được loại
đó thì méo mó có hơn không ). Tiếp theo, đặt ống 10 phân lên trên. Nếu không thích đồ
nhựa, bạn có thể làm theo kiểu truyền thống bằng cách đặt gạch ngói sát nhau. Như vậy
nước sẽ chảy qua các lỗ và khe hở ở giữa .

32
Mẹo đặt ống dẫn dòng.

Bắt đầu từ vị trí cao nhất trong mương và đặt ống nhựa hoặc gạch ngói nghiêng dần về
hướng dẫn nước. Đây là mẹo để đảm bảo đường ống dẫn dòng đúng hướng.(Cứ mỗi
30cm ta lại hạ dốc xuống 0.6cm). Từ điểm cao nhất, đặt thước dài có kích cỡ 5x10 lên
trên ống nước hoặc ngói. Sau đó gắn thước thủy lên trên. Khi bong bóng trên thước di
chuyển lên phía trên tức là nước sẽ chảy về hướng ngược lại. Cố định vị trí bằng cách
thêm sỏi bên dưới ống nước, rồi sang vị trí tiếp theo cho đến hết. Công tác này sẽ đảm
bảo cho mương không có chỗ trũng và việc tiêu thoát nước diễn ra thuận lợi hợn.

Khi đã cố định đường ống vào đúng vị trí, lấp gần đầy miệng mương với sỏi suối rửa
sạch. Phủ tiếp 7 -8 phân rơm lên trên hoặc 0.3 phân giấy báo cũ chồng lên nhau để lọc
các hạt bụi có thể làm tắc khe hở giữa các viên sỏi hoặc lỗ ống.(minh họa trang 49)

Đường đi hoặc tường vườn có thể xây ngay bên trên cống thoát nước hoặc phủ một lớp
đất mặt và trồng hoa bên trên. Đừng phủ bằng đất sét vì nước sẽ mất nhiều thời gian để đi
xuống cống.

33
MÓNG NHÀ

CÔNG TÁC LÀM MÓNG


CÓ MÓNG THÌ NHÀ MỚI VỮNG

Luôn nhớ những khái niệm này trong đầu khi bạn dựng nhà: vai trò của nền móng là:

• Đỡ trọng lượng của tường và mái nhà (cob rất nặng)

• Tạo nền tảng vững chắc cho ngôi nhà và giảm thiểu tối đa các vận động
địa chất bên dưới công trình.

• Giúp tường Cob tránh xa hơi ẩm


Một khi nền móng được xây dựng nó sẽ quyết định những lựa chọn của bạn cho tất
cả các khía cạnh của ngôi nhà. Đọc cuốn sách này thật kĩ trước khi bạn bắt đầu với nền
móng của mình. Các thư viện và tổ chức trong mạng lưới xây dựng tự nhiên có rất nhiều
tài liệu hướng dẫn làm các kiểu móng khác nhau. Trước khi quyết định, hãy đánh giá lại
những lựa chọn của mình dựa trên các yếu tố nguyên vật liệu, nguồn lực, và thời gian,.

Giành nhiều thời gian cho công tác làm móng!

Vì thế ta sẽ có được một nền móng vững chắc, và nhiều niềm vui hơn trong khi xây dựng.

LẬP KẾ HOẠCH
Sửa chữa cải tạo mặt bằng càng ít càng tốt

Đất thường có xu hướng trượt về phía bị đào xới:


- Nơi bờ đất bị phá
- Những chỗ đất được thêm vào để san lấp mặt bằng (hướng mũi tên).

34
Nếu bạn xây nhà trên đồi dốc, thay vì cắt một khối đất lớn hãy cắt hai hoặc nhiều miếng
nhỏ, và thay đổi độ cao của nền nhà, điều này sẽ giảm thiểu việc đào xới mặt bằng quá
nhiều và lượng công việc bạn phải làm để phòng ngừa sạt lở.
Bạn có thể đổ đất nâng nền ở phía sườn dốc của ngôi nhà:

Nếu ngọn đồi không quá ướt, thì có thể sử dụng kè móng như nền móng. Điều này đòi hỏi
phải thi công thật cẩn thận và kĩ lưỡng để đảm bảo tiêu thoát nước.

Nếu thi công theo kiểu này thì vẫn có thể dựng móng trên nền đất cứng. Nếu là đồi
dốc và phải đổ nhiều đất để san nền, hãy xây một nền móng kiên cố và cao vừa phải
để hỗ trợ cho nền nhà bên trong. Bạn sẽ cần xây kè móng ở dốc cao đằng sau nhà. Nó
sẽ đảm bảo ngọn đồi không bị trượt, sau khi đã lấy mất phần đất đó để san nền.

35
\

Hãy làm kè móng thật nặng và lắp đặt hệ thống thoát nước tốt, nếu có thể thêm vật
liệu chống thấm nữa thì rất tốt, nó sẽ giữ cho tường và nền khô ráo. Xếp nghiêng đá
móng vào mương thoát nước và xây kè bên trên. Đừng đặt cửa ra vào đối diện với kè
móng, vì rất có thể nó sẽ dẫn nước vào nhà.

Khu vực cửa

Bạn nên đọc qua chương về nền nhà ( từ trang 57 ) nó sẽ giúp bạn tự thiết kế móng nhà và
ngạch cửa.
Vị trí cửa phải được quyết định khi thiết kế móng. Độ cao của móng dưới chân
cửa phải thấp và sâu hơn phần móng còn lại. Nếu sống ở nơi có nền đất ổn định, ta
có thể chỉ cần làm móng đơn giản dưới chân cửa, hoặc bên dưới các bức tường nhẹ.
Hãy chọn lựa vật liệu để làm bề mặt ngạch cửa và thi công hợp lí. Nếu dùng đá
móng hãy chọn những viên phẳng, để tạo độ kín khi dán gioăng cửa.

Giữ khô ráo cho ngạch cửa.

• Hạ dốc nền đất bên ngoài tính từ ngạch cửa .

• Mở rộng mái đua hoặc làm thêm mái hiên để che mưa cho khu vực này.

• Ở khí hậu ôn đới hãy xây cửa ra vào ở nơi kín gió, tránh hướng. Ở khí hậu nóng
có thể đặt cửa ở hướng đón gió.

• Nâng khung cửa lên khỏi mặt đất để tránh mục.

• Nếu mặt đất bên ngoài thấp hơn nhiều so với nền nhà bên trong, ta có thể làm bậc
tam cấp hoặc làm 1 con dốc để đi lên.(Trong lúc thi công nên làm dốc để vận
chuyển vật liệu và di chuyển phương tiện )

36
Chọn hướng mở cửa. Nếu bạn sống nơi tuyết rơi nhiều, hãy làm cửa mở vào trong
như vậy sẽ không bị kẹt khi tuyết chất đống bên ngoài). Tuy nhiên cửa mở trong sẽ
tốn không gian hơn.

Dựng khung cửa

Chọn cửa và vật liệu làm khung. Nếu bạn không phải thợ mộc, đây là lúc thích hợp để
mời mấy người bạn làm nghề đến giúp một tay. Khi đã xây móng đến phần chân cửa,
hãy bắt đầu dựng khung làm giằng, kiểm tra độ cân và cố định vào phần móng, .
Việc dựng khung nên được thực hiện trong lúc làm móng và trước khi đắp đất xây
tường, nó sẽ bớt phiền toái hơn sau này. Bạn phải chắc chắn cửa có thể lắp vừa vào
khung. Xây móng gần khung cửa thật cẩn thận, ta có thể trám các kẽ hở giữa khung với
móng bằng cob sau này. Đóng thêm các chốt ở dọc khung cửa để nó gắn chắc vào tường
cob khi bạn xây lên. (xem trang 111 để biết thêm chi tiết về hệ thống chốt )

Nếu làm móng đổ bê tông hãy tiện trôn luôn bu lông vào đó để gắn khung cửa.

37
Sẽ có một số chỗ có nguy cơ bị mục do tiếp xúc với nền đất. Xử lí thật cẩn
thận, hãy nâng khung đặt lên mặt đá phẳng, hoặc gạch. Hãy chắc chắn những
thứ bạn dùng sẽ không làm vướng khi mở cửa.

Lên kế hoạch cơi nới

Nếu bạn muốn cơi nơi mở rộng sau này, hãy làm phần móng cho hạng mục dự
định trong khi xây móng chính.(Bạn không cần phải làm dài chỉ khoảng 30 - 60
phân). Điều này sẽ tạo một mối nối vững chắc giữa hai phần móng.

Làm một ngạch cửa phụ và khung cửa dẫn vào khu vực mở rộng sau này.
Nếu bạn chưa làm cửa ngay, hãy làm ô cửa để lắp bộ cửa có kích cỡ trung bình.
Để mở cho tiện đi lại trong lúc thi công. Sau đó đóng ván đậy lại.(xem trang 100)
38
Những thứ khác cần lưu tâm

• Ở nhưng đoạn tường cong, nó sẽ khỏe tự nhiên. Tường và móng ở những vị


trí này có thể làm mỏng bớt (sẽ tiết kiệm vật liệu và sức lao động), so với
những đoạn tường thẳng.
• Làm móng và tường dày hơn ở chỗ làm cửa ra vào, hoặc các khu vực phải
chịu tải.

• Nếu dự tính làm mái nặng, như gạch ngói hoặc ngói bê tông, hãy đắp tường
dày thêm từ 2.5 đến 5 phân cho chắc.

• Móng của tường nội thất không cần phải quá kiên cố như tường ngoài, vì nó
không cần bảo vệ khỏi độ ẩm và sương giá. Trừ khi tường nội thất dùng để
chịu tải cho gác mái, hoặc mái nhà, chúng có thể mỏng hơn (20-25 phân ở
chân tường, tối thiểu 12 phân ở đỉnh). Nhắc lại khỏi quên, bạn có thể làm
cong tường để tăng độ khỏe.
• Bất cứ trụ đỡ nào cũng cần phải có móng ( xem lại trang 13 về trụ đỡ) Đồ nội
thất xây chết vào tường có thể xây móng cùng lúc với tường chính, và có thể
đóng vai trò như trụ tường nhỏ . Vì nội thất xây trong chịu tải ít hơn tường
ngoài cho nên móng của nó không cần quá kiên cố.

Công tác đầm nén

Bất kể kiểu móng của bạn là gì, luôn phải đầm đất trong hố móng để nén chặt và hạn
chế chuyển động sau này.

Một thanh đầm đơn giản có thể làm từ một cây gỗ nặng ( đường kính 10-12
phân).Đồng thời khoan và đóng một thanh gỗ nhỏ hoặc ống nước xuyên qua làm cán,
hoặc dùng rìu đẽo vào thân gỗ làm chỗ bám tay. Lựa chọn khác là bắt vít một tấm ván
ép ( trên dưới 30 phân vuông) vào đáy thanh đầm. Thanh đầm có thể gắn chuông hoặc
nắp chai để tạo nhịp điệu mỗi lần sử dụng (một cái Tamporine ). Một kiểu đầm đơn
giản nữa làm từ ống kim loại đường kính trên dưới 5 phân chứa gói đất hoặc đá và gắn
nắp chụp, bạn có thể mua nắp chụp hàng rào để sử dụng hoặc hàn một tấm thép 30
phân vuông. Đáy thanh đầm nhỏ bao nhiêu, diện tích phải đầm sẽ lớn bấy nhiêu. Đầm
39
nén là công việc nặng nhọc, làm từng chút một và thay phiên nhau. Nhớ giữ đầu gối
trùng, thanh đầm sát người và thở thật nhiều. Để đỡ mất sức, cứ nhấc thanh đầm lên
rồi để rơi tự do. Có thể bạn không nhìn thấy lợi ích trước mắt, những đây là bước rất
quan trọng để làm ổn định nền đất dưới nhà.

Luôn đầm nén đất trước khi thi công.

Làm móng sâu bao nhiêu?

Hãy hỏi phòng quy hoạch địa phương hoặc nhà thầu xây dựng về các yêu cầu kĩ
thuật chung trong khu vực. Họ sẽ cho bạn thông tin về kiểu đất, độ sâu cần thiết để
tránh khỏi băng giá, khả năng xảy ra động đất. Thường họ sẽ nói rất nhiều, nhưng nó
sẽ cho ta thêm các thông tin hữu ích.

Xúc bỏ lớp đất mặt và để vào khu vực vườn. Đào sâu (tối thiểu 15 phân) đến tầng
đất RẮN bên dưới hoặc đá. Bạn có thể tự nhận ra khi bạn đến tầng đất dưới vì nó
rất khó đào. Đào sâu đến vị trí mà bạn cảm thấy an toàn khỏi hiện tượng đông giá (
Frost Heave). Đổ đất ở vị trí thuận tiện cho việc trộn Cob sau này

Làm thô đáy móng.

Ở những chỗ dốc bạn có thể đào mương theo hình bậc thang để xếp móng lên
trên..

Việc này sẽ ngăn không cho ngôi nhà của bạn trượt xuống phía dưới, Thậm chí ta
có thể làm các bậc thang có góc nhỏ để tăng độ bám vào sườn đồi.

Đào bỏ bất cứ rễ cây nào gần nền móng. Nó sẽ làm phong hóa nền móng, và đẩy các
phần ra. Những rễ cây to đã chết sẽ phân hủy, tạo thành hố rỗng dưới nhà.

Ỡ những nơi mặt đất bị lạnh sâu, hãy đào móng sâu hơn bình thường, mặc dù sẽ tốn
nhiều đá, thời gian và công sức hơn.Nếu bạn thích để lộ phần đá móng, ta có thể đổ
bê tông cốt thép cao bằng mặt đất và đặt đá bên trên. Cố định hàng đá đầu tiên bằng
vữa.

Nếu bạn chọn đào móng bên dưới cửa ra vào sâu hơn phần còn lại, thì ta có thể tạo
ra liên kết móng rất khỏe.

40
Thông thường ta sẽ đổ vài phân sỏi trực tiếp vào dưới móng. Nếu chọn cách này hãy
nhớ đào mương đủ sâu. Đầm đất trước và sau khi đổ sỏi.

Lợi ích khi đổ sỏi dưới móng:

• Hệ thống thoát nước phụ trong trường hợp nước tràn qua hệ thống chính.

• Hạn chế thiệt hại của hiện tượng đông nở ở nơi có thời tiết rất lạnh

• Tạ lớp nền cứng ở nơi đất mềm

• Là hệ thống thoát nước chính ở nơi khô nóng

Làm móng rộng bao nhiêu?

Để ước tính độ dày của tường cob đến độ dày của móng, xem mục đắp tường
(trang 86).

Đào mương rộng bằng với độ dày của móng, tính toán độ dày để tiện làm việc.

Tại vị trí mặt đất tiếp xúc với móng, nhiệt độ của đất sẽ truyền vào móng và từ đó
truyền vào nơi ở của bạn. Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt hãy làm một lớp
cách nhiệt bên ngoài móng bằng những vật liệu có thể chặn sự truyền nhiệt và
không thấm nước.Lối xây dựng hiện đại sử dụng xốp cách nhiệt ( Blue Styrofoam ). Ở
Mỹ người ta gọi là ‘Foamular’.Chúng tôi vẫn chưa tìm ra thứ gì có nguồn gốc tự
nhiên, có thể làm tốt vai trò cách nhiệt bên ngoài nền móng. Sỏi cũng có thể thay thế
tạm thời, nếu bạn muốn làm cách nhiệt (tham khảo trang 55).nhớ chừa chỗ để thi công
và lắp đặt.

Để gia cố móng, hãy làm đáy móng rộng hơn phần trên. Ta có thể thực hiện bằng
cách vát dần các cạnh ở hai mặt tường, hoặc làm 1 hoặc 2 lớp móng chìm rộng hơn 30
phân so với phần móng nổi bên trên.

41
Hình dạng thân cây rộng đáy sẽ củng cố thêm độ vững chắc. Nếu thích kiểu nhà
Hobbit (Người lùn) với mối nối tròn giữa sàn và tường, hãy xây móng chìm thật dày
và làm dốc dần lên trên. Thi công mặt trong, mặt ngoài hoặc cà hai
Làm móng cao bao nhiêu?

Xây móng cao tối thiểu 20 phân so với mặt đất, cao hơn nếu sống ở nơi ẩm ướt, mưa
tạt nhiều hoặc đơn giản là thích. Nếu dựng móng cho nhà hai tầng thì độ cao tối
thiểu là 40 phân. Độ cao trung bình thường là 45 phân tính từ mặt đất. Bạn có thể nói
chuyện với thợ xây tại địa phương để được tư vấn tốt.

Có nên làm một lớp chống thấm giữa móng và Cob?


Vữa, bê tông và đất sẽ hút ẩm từ từ. Người ta thường đưa ra giải pháp hiển nhiên cho
vấn đề này là đặt vật liệu chống thấm ở đâu đó trong tường để ngăn chặn độ ẩm từ
mặt đất. Nói thường dễ hơn làm! Ở những vị trí làm chống thấm sẽ xảy ra tình trạng
chênh lệch nhiệt độ từ đó dẫn đến hiện tượng ngưng tụ hơi nước. Cũng như giới hạn
khả năng hô hấp của tường đất. Nếu hơi ẩm lọt vào trong và không có gì thay đổi.
Lớp chống thấm sẽ làm chậm quá trình bay hơi tự nhiên. Tôi chưa từng thấy bất kì
vấn đề về độ ẩm nào trong những công trình chúng tôi đã xây với móng đá, hãy cảm
ơn hệ thống thoát nước. Tiêu, thoát nước tốt là cách tốt nhất để giữ cho móng, nền và
tường luôn khô ráo. Một điểm trừ nữa của lớp chống thấm là nó làm yếu đi mối liên
kết giữa móng và cob, điều này dẫn đến việc tạo ra hai trường phái trong lĩnh xây
dựng tự nhiên. Một thì kiên quyết cho rằng khả năng hô hấp của tường đất là rất quan
trọng, không bao giờ sử dụng lớp chống thấm. Số khác thì nói nó rất tốt trong việc cản
trở sự hút ẩm giữa tường với nền móng. Kiểu chống thấm tự nhiên tôi hay gặp nhất đó
là gắn các mặt đá phẳng trên móng bê tông hoặc xi măng đất để ngăn nước lọt vào
tường.Nhớ xếp nghiêng đá móng để tạo hình dạng chân chữ V, như vậy Cob sẽ không
bị trượt ra khỏi móng ( Xem minh họa trang 49).

Dẫn nước và điện vào nhà.

Đi đường nước và đường điện rất dễ, có thể tự lắp đặt. Đọc sách ,hỏi bạn bè hoặc
người có kinh nghiệm là đủ.

Để dẫn nước và thoát nước cũng như dẫn điện vào nhà. hãy đặt ống 10 phân
hoặc lớn hơn xuyên qua tường hoặc móng.

36

42
Nếu chôn ống ở giữa phần móng, hãy đảm bảo không để đá đè lên ống, Nếu sống ở
nơi lạnh giá, ống dẫn nước sẽ cần được bảo vệ ở các vị trí lộ ra ngoài để tránh đóng
băng.Uốn đầu ống nước cong xuống ở phía ngoài, vì thế nếu xảy ra rò rỉ nó sẽ chảy ra
ngoài thay vì vào trong. ( Đọc thêm ở trang 99 )

Bạn có thể đặt ống chuyển tiếp trên móng và đắp cob cố định. Dây và ống nước
thì trông khá thô nên ta có thể trôn dưới đáy móng để đỡ lộ.

Bất kì khe hở nào giữa ống chia chuyển tiếp, ống nước và dây điện có thể trám
vào bằng cob hoặc plaster (vữa trát) về sau.

Thùng đựng củi thông với móng.


Một số người đặt thùng đựng củi thông với nền móng. Như vậy họ có thể nhét
củi vào từ bên ngoài chứ không phải khệ nệ mang vác vào nhà nữa. Đào móng
sâu thêm để nối tiếp phần móng còn lại.

Móng Đá
Đá trông rất đẹp và nó sẽ cứ như thế cả nghìn năm sau khi ngôi nhà của bạn đá
hoàn nguyên. Cái móng đơn giản nhất mà tôi từng thấy đó là một tảng đá khổng
lồ và ngôi nhà được xây trực tiếp trên đó. Trừ khi bạn có thứ này, còn không bạn
sẽ phải nhặt những hòn đá nhỏ hơn để xếp móng.

Chọn đá

Lí tưởng nhất là nhặt đá ở xung quanh hoặc gần đấy. Các mỏ đá cũ đã bị cắt xẻ làm
đường là nơi rất tốt để nhặt đá. Tự đi nhặt sẽ chọn được nhiều viên đẹp hơn. Một ngôi
nhà tròn 6m2 sẽ yêu cầu khoảng 8 tấn đá. Nhớ là thu thập vật liệu sẽ ảnh hưởng tới
môi trường, nên hãy có í thức.

Hãy tìm những viên có hai cạnh song song . Những viên đá có hình dáng giống viên
gạch bao nhiêu, thi công sẽ hiệu quả bấy nhiêu. Hãy lấy những viên phù hợp để làm
việc, bỏ lại những viên mềm, nứt, không chắc chắn. Nếu nghi ngờ hãy ném chúng
xuống đất để thử. Chọn đa dạng các kích cỡ và có nhiều cạnh nhỏ.

Đôi lúc sẽ cần chỉnh lại hình dạng của đá. dùng búa để đập bỏ những
cạnh nhô ra không cần thiết, làm nhiều sẽ quen. Tất nhiên là mỗi viên
đều có cá tính riêng, bạn sẽ cảm nhận được điều đó.Nhớ đeo kính bảo
hộ .

43
Nếu không sẵn đá, các mảng bê tông vỡ thay thế cũng rất tốt. Thi công
cũng tiện vì chúng luôn có có hai mặt song song. Nhiều công ti xây
dựng còn sẵn lòng vận chuyển chất thải rắn đến tận nơi. Nếu to quá ta
có thể sử dụng búa tạ để đập thành từng mảng nhỏ. Luôn nhớ đeo kính
và găng bảo hộ.

Nếu không thích làm một việc quá lâu, có thể nhặt đủ đá để xây dựng
trong một thời gian, sau đó quay lại và lấy thêm.

Chọn những viên có thể nhấc một cách thoải mái, và làm thật cẩn thận,
ta sẽ cần cái lưng của mình mỗi ngày trong suốt phần đời còn lại.

Nếu không muốn đi nhặt đá ta có thể liên hệ tới các đại lí vật liệu xây dựng, hoặc làm
hòn non bộ họ luôn có sẵn đá để bán theo khối lượng. Kiểm tra xem nó có phù hợp để
thi công không trước khi ra giá. Họ sẽ vận chuyển cho bạn.

Các gợi ý khi chuyển đá.

Chọn xe rùa kiểu hai bánh để chuyển đá. Đôi khi nó còn gọi là xe làm vườn.
Cái này sẽ tiết kiệm khá nhiều công sức, tôi nghĩ nó rất tuyệt vời. Với chúng
bạn có thể dễ dàng:

lăn đá vào,

Nâng thùng xe lên


44
3)

và kéo đến nơi bạn muốn

4)

rồi đổ.

Nôi Đá (Rock Cradle)

Hồi còn ở Úc, tôi đã tìm hiểu về Nôi đá, một công cụ rất thông minh để bảo vệ lưng
khi vận chuyển những viên đá lớn. Người ta làm chúng từ lưới thép cốt, loại hay
dùng để làm cốt thép bê tông (cắt xấp xỉ 2m7 x 0,6m). Chúng có thể uốn cong thành
hình dạng giống cái nôi và xỏ ống qua để làm tay đòn.

Loại lưới ở Úc làm từ dây thép có đường kính nhỏ và chịu tải tốt hơn loại lưới tôi tìm
được ở gần nhà, tại Oregon. Dù thử cố làm một cái với loại lưới thép cốt có thể tìm
được, nhưng không ăn thua cho lắm. Nếu có bạn là thợ hàn thì ta có thể nhờ họ tư vấn
chọn loại lưới đủ khỏe để làm việc, hoặc có thể thay thế bằng vải bố loại dày.

45
Những hòn đá lớn có thể lăn vào nôi và mỗi người một bên có thể an toàn chia sẻ
trọng lượng của viên đá. Bạn sẽ cần đeo găng tay để thép không làm trầy da. Đối với
những hòn đá lớn hơn nữa có thể dàn đều cho bốn người hoặc hơn do trọng lượng của
nó làm lưới thép tì chặt vào thanh đòn vì thế ta có thể vận chuyển dễ dàng

TRÒ CHƠI VỚI ĐÁ

Trò này trong phòng khách này sẽ dạy bạn rất nhiều thứ về cách sắp xếp các viên đá
với nhau để làm móng sau này. Trò chơi trí não này rất thú vị, phù hợp cho tất cả mọi
người cũng như tạo ra không khí trò chuyện rôm rả. Thu thập các viên đá đẹp, đa
dạng kích cỡ, hình dáng và màu sắc. Nhặt thêm một số viên lồi lõm khác nhau cho đỡ
nhàm chán. Đựng đá vào một cái bát to hoặc khay gỗ, ta có thể sử dụng thảm dày để
che sàn, tránh trầy xước khi chơi
Trước khi bắt đầu lượt chơi, mỗi người sẽ chọn mẫu kiến trúc mình muốn xây: Góc
cạnh, mái vòm, nền móng nhỏ, tháp hoặc đơn giản là xếp hết đá lên. Đến lượt ai
người đó sẽ xếp một viên đá lên, cứ xoay vòng như vậy. Hãy tự ra luật chơi cho riêng
mình.

Ta có thể thay thế đá cũ bằng đá mới bất cứ khi nào ta chọn được loại đá phù hợp để
xếp chồng. Thông qua trò chơi này ta sẽ học được cách chọn đá xây móng, và cách
chúng sắp xếp với nhau.

Hi vọng bạn sẽ thích trò này nhiều như tôi. Cám ơn Robbi và Ashley vì đã dạy tôi trò
chơi tuyệt vời này.

Làm móng đá

Hãy thong thả! xây móng là một trò chơi gép hình rất thú vị. Điều đó còn tùy thuộc
bạn là kiểu người nào. Trước giờ tôi luôn gặp hai kiểu người: những người yêu thích
việc xếp đá và những người ghét nó. Có hôm tôi rất thích nhưng có hôm lại không, vì
vậy hãy dành nhiều hơn một ngày để biết bạn là ai. Nếu bạn rơi vào tuýp người thứ

46
hai, bạn sẽ muốn chọn làm móng kiểu khác hoặc tìm bạn bè hay ai đó thích công việc
này.

Việc dành thời gian chọn đá, sắp xếp hợp lý quan trọng hơn rất nhiều so với việc sử
dụng cơ bắp và thử sai.Cứ thong thả, vội vàng với xếp đá là hai khái niệm trái ngược
nhau. Đá đã ở một chỗ trong một thời gian dài, chúng không thích di chuyển nhiều.
Xếp đá cũng là một hình thức thiền rất tốt.

Nhiều người nói đi giày và găng tay bảo hộ khi làm việc. Sự thực thì nó không giúp
ích nhiều lắm, chỉ cần tránh để ngón tay và ngón chân ở giữa các khe đá hoặc vị trí
sắc nhọn. Nếu xếp đá với người khác hãy để ý thật cẩn thận, hoặc chia nhau vị trí
làm việc.

Luôn nhớ đầm nén!

Đáy luôn là nơi dành cho những viên to và nặng nhất. tìm vị trí hợp lí và xếp thật
khít và vừa vặn chúng với nhau. Luôn nhớ rằng ta đang tạo lớp nền để cho một lớp đá
khác nằm lên. Và nhớ làm đáy rộng hơn phần trên. Chuyển đá là việc khá nặng
nhọc và hại lưng, do vậy hãy làm chậm mà chắc.Đặt đá dọc theo đáy mương dẫn (
xem trang 50 để biết có nên dùng vữa hay không )

Dùng đá để che kín các khe hở của lớp đá trước

Nhìn từ trên xuống

Đá có suy nghĩ riêng. Chúng dường như biết mình muốn nằm ở vị trí nào. Đừng đôi
co với chúng: bạn sẽ luôn là kẻ thua cuộc. Hãy đảm bảo rằng mỗi viên đá đều hài lòng
với vị trí của chúng. Nếu nó lung lay, hãy xê dịch một chút cho vững hoặc dùng
những viên đá nhỏ như một cái nêm để cố định lại .Những viên đá có 3 cạnh thường
cố định tốt hơn những viên có 4. Cứ mỗi một đoạn tường ta lại xếp ngang móng một
viên đá dài để gia cố. Cứ thế xếp từng viên đá thật khít nhau. Đổ đá nhỏ vào những
khe rỗng bên trong: chúng sẽ cố định những viên đá lớn.

Sự kiên nhẫn và thực hành rất quan trọng vào thời điểm này. Nhớ đứng lên thường
xuyên và thư giãn lưng bằng cách ngửa về phía sau để đẩy các đĩa đệm cột sống vào
vị trí cũ. Uống thật nhiều nước ! cố quá thì quá cố đó. Hãy cứ thong thả. Cảnh báo !
đối với những ai yêu thích trò xếp hình thì việc này rất gây nghiện.

Khi móng đã cao hơn mặt đất, kết cấu của nó sẽ định hình vĩnh viễn. Đứng lùi
lại và nhìn ngắm tác phẩm của mình. Nếu bạn muốn tường nội thất dựng thẳng
47
đứng xuống nền nhà, thì khi dựng móng hãy xếp đá sao cho thật phẳng, và thẳng
hàng với mặt tường. Ở mặt ngoài tuỳ thuộc bạn muốn nền móng dốc thoai thoải (vát
5 cm mỗi 90 cm) hay dốc đứng mà thi công sao cho phù hợp.

Nếu bạn muốn để lộ đá, hãy chọn những viên đẹp nhất, và sử dụng gần lối ra vào
hoặc khu vực hiên nhà. Đặc sắc hơn bạn có thể khảm nổi chúng lên tường. Hãy dùng
đến chất nghệ sĩ trong bạn.

Tiếp tục xếp đá đến độ cao bạn muốn. Phần đỉnh của móng cần để thô cho Cob có chỗ
bám dính. Tốt nhất là đặt một hàng đá nhỏ và góc cạnh lên mặt trên cùng của
móng. Nếu dùng vữa, hãy đảm bảo rằng không có bất cứ chỗ nào trên đỉnh móng có
thể làm đọng nước.

48
Dùng vữa hay không dùng vữa?
Mục đích của việc dùng vữa là để hạn chế các viên đá di chuyển.

Các lựa chọn


Không vữa
Nếu bạn có đá tốt và biết cách sắp xếp, ta có thể không cần dùng vữa. Rất nhiều ngôi
nhà cob lâu đời ở Anh được xây trên những móng đá khô được xếp chồng lên nhau.
Ta có thể trát cob vào các khe hở giữa những viên đá từ bên ngoài để ngăn gió lùa và
côn trùng.

Vữa cob
Các ngôi nhà cổ của người Anasazi (Tây Nam Mỹ) được xây bằng cob hoặc vữa đất,
cùng với đó là kĩ thuật xếp đá bậc thầy. Một số chỗ người ta còn cho thêm một chút
vôi vào vữa đất.

Vữa vôi
Rất nhiều di chỉ cổ và tường thành Châu Âu sử dụng vữa vôi để liên kết các viên đá.
Cơ bản là chộn vôi với cát. Bạn có thể tìm hiểu thêm về vữa vôi. Tôi chưa dùng nó
bao giờ nên không thể giúp gì nhiều.

Vữa bê tông
Phiên bản hiện đại của vữa đất hay vữa vôi cơ bản. Gồm cát, vôi, xi măng và
nước.

Bê tông cốt thép, lát đá ngoài.


Thư viện sẽ có sách hướng dẫn thi công kiểu tường đá (rởm) hiện đại này.

Trộn vữa bê tông


Công thức như sau: 1 phần vữa xi măng trộn sẵn cho 3 đến 4 phần cát và nước.
(Ta có thể tự chế bằng cách dùng 2 phần xi măng portland với 1 phần vôi xây dựng
thay cho loại trộn sẵn). Dùng 3 phần cát theo hướng dẫn, 4 phần nếu muốn trát vữa
dài hơn một chút. Các sản phẩm từ xi măng không tốt cho môi trường, vì thế dùng
càng ít càng tốt. Chú ý: Xi măng gây bỏng da và mắt ! nên hãy đeo găng và kính
bảo hộ.

Khi trộn vữa, hãy trộn nhiều mẻ nhỏ và dùng ngay. Trộn nguyên liệu khô trước, sau
đó thêm nước. Vữa sẽ bắt đầu ninh kết lại ngay khi xi măng ngấm nước. Dùng xe cút
kít với cuốc hoặc bay để trộn vữa, hoặc ta có thể trộn trên một tấm bạt, hoặc nhựa
bằng cách sàng vật liệu qua lại.

49
Ta có thể sử dụng vữa ướt hoặc khô. Khi trộn vữa ướt, hãy để ý vì nó sẽ chuyển từ
thiếu nước sang thừa nước rất nhanh. Hãy pha nước từ từ cho đến khi hỗn hợp tạo
chóp cứng. Nếu nó quá ướt, thêm một ít cát vào để chữa cháy. Khi dùng vữa khô, tưới
ẩm nguyên vật liệu vừa phải. Trộn đều và nó đã sẵn sàng để sử dụng!

Dụng cụ cần thiết

--bay
--Xe cút kít, xe kéo hoặc bạt ni lông để trộn --
găng tay
--nước
--Vòi phun, để tưới ẩm vữa đang ninh kết
--Cuốc để trộn, có một loại cuốc chuyên dụng để trộn vữa, có lỗ ở
trên lưỡi
--chổi rơm
--bàn chải sắt
--Bạt hay cái gì đó để đậy vữa

Nhét vữa vào đá


Đổ vữa vào các khe hở giữa các viên đá, dùng bay hoặc cái que nhỏ để lắc bên trong
cho đến khi vữa đổ đầy khe. Ta có thể nhét thêm các viên sỏi nhỏ vào. Làm thao tác
này mỗi khi xếp thêm một lớp đá lên. Làm sạch dụng cụ, găng và xe rùa trước khi vữa
đóng cứng lại trên chúng.
Với hỗn hợp khô, tưới ẩm vừa phải nguyên liệu và tưới đẫm bề mặt đá trước khi
lắc vữa vào vị trí. Nếu sử dụng vữa khô, ta nên làm thêm hỗn hợp vữa ướt để trát
vào các khe hở mặt ngoài vì vữa khô hay bong ra ngoài trước khi cứng lại

Ninh kết vữa

Che đậy vữa mới bằng bạt hoặc túi vải ẩm. Nếu trát vữa vào buổi sáng, ta có thể thi
công lại vào buổi chiều hoặc ngày hôm sau, cũng như chỉnh sửa lại cái mối nối hay bề
mặt đá. Ta có thể dùng chổi rơm ướt để chỉnh sửa lại bề mặt, nếu vữa đã quá cứng hãy
sử dụng chổi sắt.Để như thế trong vòng 1 tuần hoặc hơn. Xịt nước hằng ngày để nó
không bị khô lại quá nhanh. Điều này rất quan trọng để đảm bảo độ bền của vữa. Khi
50
ta gắn đá vào khu vực móng đã trát vữa, hãy thật nhẹ nhàng vì vậy ta sẽ không làm
ảnh hưởng đến phần việc đã thi công hôm trước.

Các Kiểu Móng Khác


Bất kể bạn chọn kiểu móng gì đi chăng nữa, luôn nhớ đầm nén nền đất bên dưới
nó và đặt đường ống để dẫn điện và nước.
Đổ bê tông
Hãy suy nghĩ kĩ về việc dùng nhiều xi măng! Sản phẩm này phải mất công khai
thác, vận chuyển và chất đốt ở nhiệt độ rất cao. Nó đòi hỏi sử dụng nguyên liệu
hóa thạch và thường tạo ra các chất thải độc hại. Bê tông góp phần không nhỏ
trong việc làm suy giảm tầng ozone và ô nhiễm không khí.

Thông thường người ta sẽ làm cốt thép khi đổ móng bê tông. Sách vở sẽ có nhiều
thông tin về cách thi công kiểu móng này.

Nhớ lắp bu lông neo móng để gắn khung cửa. Hãy lưu ý các điểm tiếp xúc giữa
gỗ và bê tông vì có thể gây mục ruỗng. Gỗ đã qua xử lý hóa chất có thể chống
mối mọt lâu hơn so với gỗ chưa xử lý. Một số thợ xây thường đặt một lớp chống
thấm giữa bê tông và gỗ.

Tỉ lệ bê tông đổ móng thông thường là 1 phần xi măng portland, 2 phần cát và 3


phần sỏi. Ta có thể tự trộn hoặc mua và thuê người vận chuyển đến công trường. Bê
tông ướt sẽ không kết dính với bê tông khô vì vậy chỉ nên đổ một lần thôi.Gắn các
hòn đá có góc cạnh lên trên trước khi hỗn hợp ninh kết, tạo bề mặt thô để đắp đất.

Giữ cho bê tông ninh kết từ từ bằng việc giữ ẩm và che đậy một đến hai tuần trước
khi tiến hành đắp cob xây tường.

Xi măng đất

Xi măng đất hay còn gọi là 'xi măng nhà nghèo'. Xi măng đất yếu hơn bê tông, nhưng
sẽ là chọn lựa tốt cho những khu vực ít đá và có điều kiện đi lại khó khăn, hoặc cho
những ai không thích dùng nhiều xi măng.

Tùy vào chất đất của khu vực bạn (đất cát pha là tốt nhất) cứ 9 phần đất cho một phần
xi măng cộng nước. Khuấy đều và sử dụng ngay lập tức. Làm thứ vài mẻ với tỉ lệ xi
măng khác nhau và đa dạng các loại đất cho đến khi tìm được hỗn hợp vừa ý. Nhớ
gắn đá góc cạnh để tạo mặt bám cho cob.

Xi măng đất cũng có thể dùng để làm nền hoặc làm thành tấm phẳng để lát sân vườn,
hoặc lát nền.

Ván khuôn đổ bê tông, hoặc xi măng đất

51
Bất kì loại móng đổ bê tông nào cũng cần khuôn để chứa hỗn hợp cho đến khi nó
cứng lại và định hình. Đọc sách để lấy thêm thông tin.

Loại khuôn thông thường là từ gỗ. Nếu xây nhà tròn, thì sử dụng ván gỗ gần như bất
khả thi. Hãy lấy mấy tấm sắt vụn, phế liệu kim loại hoặc rơm kiện rồi đóng cọc cố
định xuống mặt đất, rất đơn giản và kinh tế.
Buộc các cọc với nhau thật chắc chắn để bê tông không đẩy khuôn đúc rời ra.

Lót mặt trong kiện rơm bằng bìa các tông hoặc bất cứ thứ gì có sẵn, để ngăn bê tông
dính vào. Rơm sẽ dùng cho làm tường sau này.

Để uốn cong rơm kiện hãy đặt nó nghiêng 45 độ và đè vào giữa và uốn cho đến khi có
được hình dạng mong muốn.

Gạch bê tông không nung có dùng vữa.

Thư viện sẽ có tài liệu về kĩ thuật dựng móng thông thường này.
52
Kiểu đường ray gỗ lót sỏi

Bất kì kiểu móng nào, hãy nhớ là luôn đầm nén thật kĩ và tạo hệ thống thoát nước
quanh nhà. Dầu Creosote (chất bảo quản gỗ) rất độc hại. Vì thế ta chỉ nên dùng cho
tường ngoài, nhà kho hoặc đồ nội thất

Lốp xe nhồi đất

Ta nên dựng móng kiểu này bên trên mương thoát nước đã đầm nén kĩ và đổ sỏi,
để tránh ẩm ướt. Nén đất vào lốp xe thật chặt bằng búa tạ. Xếp các lốp xe sao le
nhau tương tự như xếp gạch vậy. Để biết thêm chi tiết tìm đọc cuốn ” Earth
Ships “

Bao tải đựng đất và nén chặt

Các bao tải đựng hạt giống hoặc phân bón là thứ lí tưởng để làm gạch đất nện. Nếu
dựng nhà ở nơi khô hạn , kiểu móng này có thể thi công ngay trên nền đất đã đầm
nén. Nếu không tốt nhất nó chỉ nên sử dụng như một sự bổ sung cho móng đá hoặc
bê tông. Hoặc thi công bên trên mương chứa sỏi, vì đất trong bao có thể bị hút ẩm.
Những bao đất để lâu ngày cũng tương tự.Các đầu túi được cố định bằng cách gấp lại
và đóng đinh, hoặc đặt gối đầu lên nhau và đầm nén kĩ. Đóng cọc nhọn vào các bao
này, các đầu cọc nhô ra sẽ là chỗ để đắp vào. Vỏ bao phân hủy rất nhanh dưới ánh
mặt trời, vì thế hãy trát vữa đất lên chúng càng sớm càng tốt. Bạn sẽ phải ngạc nhiên
trước sự bám dính tuyệt vời của vữa đất lên bao nhựa.

53
Nếu thi công theo kiểu này bạn có thể tìm mua một cuộn bao liền nhau chưa bị cắt
rời.
Kiểu thi công với bao tải này là kỹ thuật được phát triển bởi Nader Khalili. để biết
thêm chi tiết hãy liên lạc đến địa chỉ sau: 0376 Shangri-La Avenue, Hesperia, CA,
USA 92345.

Khi trôn ống dẫn hãy kê đá đè lên nhau, không


chèn vào ống.

Tóm tắt lại hệ thống móng và thoát nước

54
NỀN
Cám ơn Athena, Bill và Robert về những kiến thức và chỉ dẫn về nền đất! Những
cuốn sách về nền đất và nền hiên nhà có thể sẽ cho bạn những ý tưởng thông minh để
làm nền. Nhớ rằng, ta có thể dùng nhiều kiểu nền khác nhau ở các khu vực trong nhà.

Thông Tin Sơ Bộ
Kiểm tra nhiệt độ lòng đất

Nhiệt độ trong lòng đất, dưới khu vực đóng băng là nhiệt độ trung bình cả năm
(Nhiệt độ trong lòng đất là cố định quanh năm). Hãy tìm hiểu xem nó là loại nhiệt độ
gì? nếu nó khiến bạn cảm thấy thoải mái và muốn truyền đến nền nhà. Trường hợp
ngược lại, ta có thể tìm vị trí khác khả quan hơn, hoặc xem xét làm cách nhiệt cho
nền. Để biết thêm, hãy liên lạc với những người cụ thể tại địa phương để hiểu thêm
các tiêu chuẩn cách nhiệt trong khu vực.

Nếu làm cách nhiệt dưới nền nhà, nhiệt được hấp thụ bởi nền sẽ phản xạ lại nhanh
hơn, trái lại bạn sẽ mất đi mối liên kết với nhiệt độ lòng đất. Thường sẽ có thông tin
về độ dày tối ưu cho lớp cách nhiệt tùy thuộc vào điều kiện khí hậu nơi bạn ở.

Khi dựng nhà, ta sẽ tạo ra một khu vực được bảo vệ khỏi nhiệt độ ở bên ngoài phía
dưới công trình. Vì thế sưởi ấm hay làm mát hoặc ánh mặt trời chiếu qua cửa sổ đều
ảnh hưởng đến khu vực này. Nếu sống trong khí hậu cực đoan, bạn có thể muốn
làm cách nhiệt quanh chu vi nền móng xuống khu vực đóng băng để ngăn
truyền nhiệt từ lớp đất lạnh và ẩm ướt bên dưới. Thi công bằng cách trôn một lớp
xốp chống thấm đặc biệt Styrofoarm, (còn gọi là Formula ) ở giữa phần móng và
mặt đất xung quanh ngôi nhà. (5 phân kí hiệu R10, 7.5 phân kí hiệu R15). Xốp cách
nhiệt cần được bảo vệ khỏi tia cực tím từ mặt trời.
55
Hãy hỏi các thợ xây hoặc bộ phận xây dựng tại địa phương để biết độ sâu, và số
lượng vật liệu cách nhiệt cần cho đới khí hậu nơi bạn ở.

Giữ nhiệt thụ động bằng nền nhà

Nền nhà là một trong những khu vực tốt nhất để giữ hơi ấm từ mặt trời, vì đó là
nơi các tia mặt trời chiếu vào nhiều nhất qua cửa sổ. Đó là lý do vì sao nên làm nền
nhà bằng vật liệu nhiệt khối. Tức là bằng những thứ đặc và nặng như đất, gạch
hoặc đá.

Khi tôi sống trong một ngôi nhà cũ bằng tấm bê tông không cách nhiệt ở khí hậu ôn
đới, tôi rất ấn tượng với sự thoải mái mà nó mang lại. Mùa hè, ngôi nhà đó mát hơn
tất cả các ngôi nhà của bạn bè tôi. Còn mùa đông, nền nhà khá lạnh nhưng nó không
cần sưởi ấm quá nhiều như tôi đã dự tính. Tôi chỉ cần đặt thảm tại những chỗ phải đi
chân trần thế là vừa đủ ấm. Ở những phòng mặt trời chiếu trực tiếp vào nền, tôi để
trống luôn do vậy nó có thể hấp thụ hơi ấm từ mặt trời

Điểm lạnh

Không khí lạnh giống như nước. Nó sẽ chìm xuống vị trí thấp nhất ở nền nhà. Nếu ta
thiết kế nền nhà có điểm thấp, luồng không khí lạnh nhất sẽ chảy qua sàn nơi đi chân
trần và xuống các vị trí thấp hơn. Thiết kế các điểm lạnh và trũng ở phía mát của ngôi
nhà. Vì đây sẽ là nơi lạnh nhất, nó rất lí tưởng để trữ thực phẩm lạnh nếu sống ở nơi
không có điện, hoặc không có tủ lạnh.
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên lẫn thích thú, chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt một
chút ta sẽ nhận ra cuộc sống dễ dàng thế nào khi không có tủ lạnh. Nếu sống ở nơi rất
nóng, ta nên làm điểm chìm ở phòng khách hoặc khu vực sinh hoạt, phòng ngủ.

Giật cấp chia không gian là một cách đơn giản để xử lí vị trí dốc. Đạ dạng các cấp
nền sẽ phân chia và định hình không gian cũng như tạo điểm nhấn cho căn phòng.
Các bậc thang phải cao tối thiểu 10 cm tối đa 22 cm để tránh bị quẹt ngón chân. Ta có
thể tạo hình uốn lượn hoặc vuông thành sắc cạnh, nhớ lấy điều này khi làm móng.
Trong quá trình thi công, hãy tạo một con dốc tạm thời tại vị trí giật cấp sau này, sẽ
tiện để vận chuyển vật liệu xây dựng, bậc thang có thể thi công sau khi ta hoàn thiện
tường.

Nền tại khu vực ngạch cửa

Ngạch cửa sẽ hạn chế những lựa chọn về độ cao nền ở lối vào. Khi thiết kế móng
và ngạch cửa, ước lượng trước độ cao của nền sẽ giúp ích nhiều. Lí tưởng nhất là
ngạch cửa có cùng độ cao với mặt sàn.
Nền có thể thi công trức tiếp trên mặt đất. Đọc tiếp để tính độ dày cần thiết cho
nền nhà.

56
Làm nền cao hơn mặt đất bên ngoài

Cần đảm bảo nền nhà hoàn thiện phải cao hơn tối thiểu 5 phân so với mặt đất bên
ngoài. Hãy đào dốc mặt đất bên ngoài rồi lấy đất đó để làm tường, phải làm dốc ở tất
cả các hướng.

Thi công
Đầm nén mặt đất
Nên quyết định độ cao lẫn kiểu nền nhà càng sớm càng tốt, tốt nhất là lúc thiết kế
hoặc trước khi thi công để ta có thể làm nền thô trước khi xây tường. Như vậy ta có
thể đào hoặc đổ thêm đất đến độ cao xấp xỉ. Nếu không làm trước sau này đất bị nén
trong lúc mọi người đi lại đến khi thi công nền sẽ rất mất công và bất tiện.

Hãy cạo bỏ lớp đất bề mặt để dùng làm vườn sau này. Bất kì lớp đất tầng dưới nào
được đào lên đều có thể dùng để làm cob. Nền nhà sẽ được đầm nén gián tiếp trong
quá trình xây dựng bởi sự di chuyển của con người vì thế nếu muốn nâng nền hãy
tranh thủ trước hoặc trong lúc xây dựng càng sớm càng tốt , một công đôi việc.

Đầm lần lượt từng lớp một. Bạn không thể đầm nén quá lâu. Nếu cần ta có thể thuê
hoặc mướn máy đầm điện để tiết kiệm công sức.

57
Đo độ phẳng sàn

Để ước tính độ phẳng của mặt sàn, dùng thước dài, thước dây hoặc thước thủy. Nếu
dùng thước dài hãy đặt nó lên một thanh gỗ thẳng 5x10 giống như lúc đo độ dốc của
mương thoát nước. (Minh họa trang 27).

Tự làm và cách sử dụng ống nước livô (Water Level)

Gắn ống nhựa dẻo trong suốt đường kính khoảng 2 phân vào một cái xô, thùng hoặc
bình chứa cũ. Lắp một cái van hoặc kẹp để có thể chủ động dòng chảy của nước từ
bình vào ống. Đặt bình chứa ở vị trí cao và ổn định ở khu vực nền . Đổ nước vào
bình, nếu cần có thể pha màu vào cho dễ nhìn. Giữ đầu còn lại của ống cao hơn
bình chứa và mở van cho nước chảy vào. Nước ở trong ống sẽ luôn luôn ở vị trí cân
bằng với vạch nước ở trong bình, do vậy ta có thể tính toán độ cao của nền nhà
bằng cách đo mực nước trong ống ở các vị trí xung quanh khu vực nền. Còn có
nhiều kiểu thước livô khác, dùng loại nào cũng được.

Đánh dấu độ cao ước lượng

Biết được độ cao của nền sẽ giúp ta tính toán độ cao của bàn, cửa sổ, ghế ngồi vv khi
thi công. Đánh dấu vào cọc cắm trong khu vực nền nhà. Nếu ta dự tính giật cấp, hãy
đánh dấu chi tiết hơn ở từng khu vực hoặc đánh dấu trực tiếp vào móng nhà bằng
vạch phấn hoặc bút chì. Cắm cọc ở vị trí nào đó tránh xa khỏi đường di chuyển để
tránh vấp chân. Hãy đứng quan sát từ cả trong lẫn ngoài thật kĩ trước khi nâng hoặc
giật cấp nền nhà.

Vật liệu nền bên dưới mặt sàn

(Minh họa trang )

Mục đích làm nền bên dưới mặt sàn

• Thông thường nền cần phải lấp kín do đó nó phải cao hơn mặt đấtbên
ngoài tối thiểu từ 5 đến 7.5 phân để giữ khô ráo. Ta có thể đổ thêm vật liệu
để nâng nền, nếu vật liệu lót làm nền cao hơn móng và làm mép sàn chồng

58
lên tường thì cũng không có vấn đề gì miễn là bạn dự tính trước điều này
khi lắp cửa và xây đồ nội thất bên trong.
• Nền sẽ giúp sàn nhà hô hấp, qua đó giữ nó khô ráo . Không khí giữa các
hạt trong đó sẽ ngăn cản hoạt động của các mao mạch nước có thể rò rỉ
xuống bên dưới.
• Nền làm từ các vật liệu bền và linh hoạt sẽ giảm áp lực lên sàn nhà khi
mặt đất chuyển động.

• Sử dụng ít cách nhiệt sẽ rút ngắn thời gian phải hấp thụ nhiệt để phản xạ
vào nhà.

Về lớp chống thấm giữa mặt đất với nền.

Nguyên tắc chung đối với xây dựng tự nhiên là tránh sử dụng vật liệu chống thấm nếu
có thể. Với hệ thống thoát nước được thiết kế hợp lí, nền đủ sỏi, nền nhà của bạn sẽ
không cần lớp chống thấm.

Thử nền

Ta có thể làm thử nền trong chậu cây nhựa rộng 10 đến 12 phân. Lấp đầy bằng các
vật liệu bạn có sẵn và đầm nén mỗi lớp. Sau đó lấy ra khỏi khuôn. Quan sát xem kiểu
nền nào cứng nhất. Bất kể bạn chọn kiểu nền nào luôn nhớ , đầm nén, đầm nén và
đầm nén.

Lựa chọn kiểu nền


Mặt đất làm nền:

Mặt đất có thể làm nền được, chỉ cần một hệ thống thoát nước tốt xung quanh ngôi
nhà để giữ nó luôn khô ráo. Một số loại đất khá ổn định và tiêu nước rất tốt do đó
việc làm nền có thể không cần thiết. Nhớ rằng mặt sàn hoàn thiện phải cao hơn mặt
đất bên ngoài.

Sỏi làm nền:

Cái này rất hợp để làm nền ta có thể mua ở cửa hàng vật tư xây dựng, cứ hỏi sỏi nền
đường là họ biết. Thứ này được sử dụng bên dưới mặt đường để giữ ổn định và tiêu

59
nước. Nó là đá được nghiền thành nhiều kích cỡ khác nhau, thường là từ 2 phân
xuống thành dạng bột ( Ở Mỹ thường gọi là :” ¾ minus “: )

Đổ 10 phân (hoặc hơn) vật liệu này, đầm và nén tốt ta sẽ có một lớp nền rất rẻ
và ổn định cho sàn nhà. Một số người còn lọc và sắp xếp các lớp sỏi có kích cỡ
khác nhau, bắt đầu với lớp sỏi to nhất và bé dần.
Ta có thể thay thế bằng sỏi suối, sỏi nghiền hoặc đá phiến đều được

Nhớ là phải đầm nén kĩ đấy. Nếu bạn sống nơi có mực nước ngầm cao, ta cần làm nền
dày hơn nữa (25 phân hoặc hơn), một lớp nền sỏi to và một lớp sỏi nền đường. Sỏi sẽ
ngăn nước ngấm vào sàn. Nếu nền dày ta cũng phải tính đến làm trần nhà cao hơn

Đất cát pha, hoặc đất bùn làm nền

Lớp này thường đổ dày từ 5 đến 7 phân rồi đầm nén kĩ, đôi khi được sử dụng làm
nền hoặc đổ lên trên lớp sỏi. Nó cần vừa đủ đất sét ở trong để có độ kết dính khi khô
mặt. Nếu làm mặt sàn bằng đá phẳng hoặc gạch, thì sử dụng cát hoặc đất bùn làm lớp
đệm sẽ rất tốt.
Ta có thể đặt ống nước bên dưới mặt sàn để sưởi ấm. Nước nóng đi qua các cuộn
ống này sẽ sưởi ấm mặt sàn và không gian trong nhà. Tôi chưa làm sàn với ống sưởi
bao giờ, bạn có thể tìm thông tin về lắp đặt ống sưởi trong tấm sàn bê tông, sau đó
áp dụng các kiến thức này vào các vật liệu tự nhiên. Nếu thi công, ta có thể đặt nó
vào lớp này với điều kiện không thêm lớp mặt ở bên trên, nó sẽ làm giảm hiệu quả
của ống sưởi.

Lựa chọn lớp mặt

Một số thợ xây tự nhiên hay đặt 7.5 đến 10 phân rơm trộn đất sét (light clay/ straw)
đã đầm nén (xem trang 143 để xem cách làm) lên lớp sỏi trước khi đổ lớp đất pha cát
lên. Lớp này đóng vai trò ngăn đất lọt vào các kẽ hở của lớp sỏi bên dưới và thêm
một ít cách nhiệt. Ta có thể đầm nén trước hoặc gián tiếp khi đầm lớp đất cát pha.
Nó sẽ xẹp xuống khoảng 2.5 phân. Rơm hoặc giấy báo cũ có thể đóng vai trò như lớp
màn chắn tương tự như lớp phủ của mương thoát nước. Do đó khi ta láng lớp mặt sàn
đất trực tiếp lên lớp nền, ta sẽ không cần phải sợ đất lọt vào khe hở của lớp sỏi nền
nữa.

Một số giải pháp khác cho lớp nền cách nhiệt là trộn đất sét nhão với đá vermiculite,
đá trân châu hoặc đá nham thạch.

60
Mặt sàn đất (cob)
Sàn Cob nguyên khối là kiểu sàn bền nhất trong các kiểu sàn đất. Nó có thể thi
công lên trên bất cứ kiểu nền nào.

Ta có thể thi công một lớp 1.9 phân hoặc hai lớp 1.25 và 1.9 hỗn hợp cob ( thêm một
số phụ gia tùy chọn), dàn mỏng đến khi có thể láng được. Trộn nước vừa phải không
quá khô cũng không quá ướt, vừa đủ để thi công. Độ ẩm càng ít, sàn càng nhanh khô
và không bị nứt. Luôn làm ướt bay khi thi công mặt sàn, sẽ dễ láng mịn bề mặt.

Dụng cụ cần thiết

• Xẻng
• Xe rùa hoặc bạt để trộn
• thước tầm 120cm gắn lên thước gỗ dài 5x10
• thước thủy
• Phấn
• bút chì
• bay các loại
• xô thùng
• ván gỗ để kê đầu gối lúc làm việc và bảo vệ mặt sàn

Công thức mặt sàn

Về cơ bản mặt sàn có cùng nguyên liệu y như làm tường, đôi lúc còn tăng thêm tỉ lệ
cát tùy thuộc vào tỉ lệ hỗn hợp ban đầu. (xem trang 72 để biết tỉ lệ trộn cob). Chỉ khác
là các nguyên liệu được rây thật mịn.

Nếu dùng rơm hãy băm hoặc bào thật vụn. Rơm bào vụn và dùng số lượng ít sẽ đỡ
bị lộ lên mặt sàn. Lưu ý rơm có thể bào rất nhỏ. (Xem trang 153).Nếu ta có nguồn đất
sét dồi dào và thiếu cát, hãy dùng nhiều rơm thay thế. Một số thợ xây nhà đất còn
không dùng tí rơm nào cho mặt sàn. Làm thử vài mẻ để chọn công thức phù hợp.

Phụ gia

Đọc qua phần phụ gia cho vữa trát đất (trang …..) áp dụng nó cho mặt sàn.

Keo. Cho thêm một chút keo Elmer's giúp làm cứng bề mặt.

Vỏ hạt mã đề. Đây là phụ gia tuyệt vời cho sàn đất! Nếu để ý ta sẽ thấy mặt sân
tennis giống kiểu bê tông ”mềm “? chính vỏ hạt mã đề (Psyllium) cho chúng tính
chất mềm, dẻo như vậy. Điều này tạo cảm giác thoải mái cho chân và hạn chế vỡ bát
đĩa . Dùng một chút là đủ, nhiều quá sẽ rất khó thi công. Làm thử vải mẻ với tỉ lệ vỏ
hạt khác nhau cho đến khi tìm được công thức tốt nhất. Với một căn phòng tròn
đường kính 3,6m, ta sẽ cần khoảng 450g vỏ hạt mã đề (Psyllium)

phân bò. Một nguyên liệu làm sàn đất rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Nó sử
dụng như là chất xơ trong công thức.

61
máu bò. Máu cũng là một nguyên liệu phổ biến ở các công thức cũ. Nó giúp làm
cho mặt sàn cứng hơn rất nhiều. Ngày nay ta có thể mua các gói bột máu (Blood
Meal) ở các vườn ươm cây giống. Dùng cho lớp trên cùng.

Tro gỗ. Đây là một phụ gia tôi đã đọc được trong các tài liệu cũ, nhưng chưa có cơ
hội thử nghiệm
dầu. Một chút dầu có thể thêm vào lớp sàn trên cùng hoặc quét lên mặt sàn hoàn
thiện. Nếu quét thì không cần pha dầu vào hỗn hợp.

Bột mì. Kết hợp rất tốt với vữa trát đất, phụ gia làm từ bột mì nhão này làm cứng bề
mặt.

Làm thử để chọn công thức phù hợp

Thử nhiều công thức khác nhau trước khi lựa chọn. Hãy làm một vài mẫu nền nhỏ cơ
bản rồi trát lên đó. Một hình tròn 60 phân là đẹp. Để các mẫu thử khô, tránh ánh nắng
trực tiếp và mưa rào. Quan sát xem chúng thế nào? Bước lên trên để kiểm tra mức độ
liên kết. Khi đã chọn được một số mẫu nhất định, hãy làm thử một mẻ lớn với công
thức đó để kiểm tra lại cho thật chắc chắn. Ta có thể thử luôn các chất trám tự chế lên
đó (trang....)

Mỗi mẻ hãy thay đổi tỉ lệ giữa cát và đất sét, cho đến khi bạn có được một hỗn hợp
không nứt, và kết dính tốt khi bạn di chuyển trên nó. Nứt có nghĩa là nhiều đất sét
quá, còn quá nhiều cát sẽ khiến sàn bong ra khi bạn đi lại. Nếu làm nhiều lớp, ta có
thể làm lớp dưới chứa 75-85% cát và đá vụn.

Láng sàn
Tốt nhất với mỗi lớp ta nên láng kín hết trong vòng 1 ngày. Ta có thể trộn hỗn hợp
đủ dùng cho toàn bộ mặt bằng trước đó 1 đến 2 ngày và giữ cho nó ở trạng thái ninh
kết. Với mặt bằng lớn, hãy thi công từ sáng sớm như vậy ta sẽ có đủ thời gian để làm
nếu cần.

Đảm bảo rằng lớp nền cho mặt sàn phải sạch hết mức có thể, và đã được đầm nén kĩ.
Mặt khác, vật liệu khô bên dưới sẽ hút nước ra khỏi mặt sàn rất nhanh, dẫn đến nhiều
khả năng bị nứt. Xịt nước giữ ẩm cho bề mặt, vừa đủ để nó ngậm nước những không
bị sũng.

Bắt đầu láng ở khu vực cách xa cửa ra vào nhất và làm dần ra đến cửa. Như vậy
ta có thể thoát ra ngoài mà không dẫm lên mặt sàn vừa thi công. Oops!

Cứ làm như vậy đến hết mặt sàn, đổ 1,25 đến 2.5 phân vật liệu ở khu vực có thể với
tới được(60 phân trở lên). Láng phần mép dốc về phía bạn (khoảng 45 độ) khía vài
đường tạo bề mặt thô tăng độ bám dính cho mẻ vật liệu tiếp theo. Xịt nước lên phần
mép dốc khi ta chuẩn bị thêm mẻ vật liệu mới vào, cứ làm lần lượt như vậy cho đến
khi xong việc.

62
Các vị trí tiếp giáp mặt sàn với nền móng hoặc tường, là các vị trí khó. Vì tường
khô sẽ nhanh chóng hút độ ẩm khỏi mặt sàn tại các vị trí này.

Làm nó co lại khi khô, tạo thành các khoảng trống tại đó. Ta có thể xử lí vấn đề này
bằng cách lấy một ít hỗn hợp mặt sàn và để nó khô đi một chút, hoặc trộn với các vật
liệu khô cho đến khi nó khô vừa phải nhưng vẫn giữ độ dẻo dai. Vắt chặt hỗn hợp rồi
vê thành hình cái xúc xích và nhét vào các lỗ hổng giữa mặt sàn và tường. Sau đó
láng lại cho mịn. Hỗn hợp khô sẽ hạn chế sự co lại của vật liệu. (Cảm ơn Athena!
một í kiến tuyệt vời).

Sau khi lớp đầu tiên cứng lại như gốm phơi ráo, ta có thể láng lớp tiếp theo. Khi
lớp cuối cuối cùng cũng cứng đến mức độ tương tự, hãy láng lại một lượt với bình
xịt nước và bay nếu muốn một bề mặt bóng và mịn.
Khi thi công hãy đứng trên một tấm gỗ ván để hạn chế dấu chân.

Nếu lỡ dùng quá nhiều đất sét làm mặt trên bị nứt, ta có thể láng thêm một lớp thật
mỏng, nhớ đầm nén trước khi thi công lớp tiếp theo.

Láng lớp mới lên lớp cũ

Đôi lúc ta chợt nhận ra rằng mình không thể hoàn thành công việc trong thời gian đã
định, hoặc ta muốn liên kết mặt sàn mới bên cạnh mặt sàn cũ. Những điểm tiếp xúc
này thường yếu. Nếu dự định sẽ láng thêm lớp, hãy chắc chắn rằng phần mép phải
dốc và đã làm trầy. Nghĩa là dùng bay khía vài đường vì thế bề mặt sẽ thô hơn tạo
điều kiện cho lớp vật liệu mới bám chặt vào, tưới đẫm phần mép dốc và láng phần
nền mới.

Giữ lại một ít hỗn hợp khô ban đầu để sửa chữa lại sau này

Tạo phẳng mặt sàn

Mặt sàn không cần phải phẳng tuyệt đối. Gồ ghề một chút tạo cảm giác tự nhiên và
gần gũi hơn. Bạn có thấy bất cứ cái gì (ngoại trừ nước) trong tự nhiên phẳng tuyệt đối
chưa?

Dùng phấn hoặc bút chì đánh dấu độ cao mặt sàn trên tường hoặc móng để làm mốc
khi láng sàn.

Ta có thể dùng thước gỗ dài kích cỡ 5x10 có gắn thước thủy bên trên , và kéo gạt cho
bằng phẳng. Hoặc đặt hai đường mốc song song và kê thước 5x10 lên. Các đường
mốc này nên được loại bỏ càng sớm càng tốt để trám kín các khe hở.

63
Dưới đây là một mẹo nhỏ để đề phòng bạn láng quá dày. Lúc ta thi công lớp nền hoặc
láng mặt, hãy đóng một hàng đinh (loại có đầu mũ to) xuống mặt đất sao cho phần
đầu sẽ thấp hơn một chút so với mặt sàn hoàn thiện. Đóng một cái xuống trước và đo
sang các đầu mũ khác cho cần. Đặt chúng cách nhau bằng một cái thước dài nhất bạn
có. Như vậy nó sẽ đóng vai trò làm mốc khi ta thi công. Lớp cuối cùng có thể phủ kín
phần đầu đinh. Có thể sử dụng một ít hỗn hợp vữa láng để thay thế đinh mốc. Hãy để
cho nó khô một chút trước khi cắm xuống sàn, để không bị biến dạng.

Phơi khô nền đất


Sau khi láng, hãy để nó khô hoàn toàn. Cái này sẽ mất khoảng vài tuần, tùy thuộc vào
tình trạng khí hậu. Tốt nhất nên tránh xa khỏi khu vực này. Bảo vệ bề khỏi ánh nắng
và khí lạnh trực tiếp. Phủ một lớp rơm lên trên sẽ hỗ trợ rất tốt. Nó sẽ làm chậm lại
quá trình bay hơi do vậy ta nên loại bỏ lớp rơm khi thời tiết không quá nóng hoặc
lạnh. Nếu sống ở nơi khô hạn, tốt nhất nên che đậy bằng bạt hoặc rơm qua ngày để
nó khô chậm lại, hạn chế nứt.

Nếu có bắt buộc phải đi trên mặt sàn đang thi công hoặc chưa khô, hãy lót mấy
tâm ván gỗ để hạn chế dấu chân trên sàn nhà.

Đây sẽ là thời điểm tốt để kiếm củi, dựng máng xối, xem lại hệ thống thoát nước,
hoàn tất hiên nhà, trồng cây ăn quả, thăm bạn bè và gia đình, hoặc ngồi xuống và đọc
sách.

Trám nền
Chất trám cho nền đất cần được ngấm vào nền nhiều hơn là tạo một lớp cứng (dễ
nứt) trên mặt sàn.

Công thức chất trám

Công thức cơ bản là dầu lanh nung (boiled linseed oil ) (nếu có ác cảm với dầu lanh,
ta có thể sử dụng các loại dầu khác, dầu dừa chẳng hạn?) và dung môi ( nhựa thông,
rượu khoáng hoặc dung môi nguồn gốc tự nhiên (citrus solvent).Dung môi làm loãng
dầu và giúp nó dễ ngấm vào nền hơn. Dung môi này dùng lên gạch đá cũng rất đẹp.
Thử đi!

CHÚ Ý!! Dầu và dung môi rất dễ cháy và bắt lửa. Hãy thận cẩn thận!
Lớp quét đầu tiên có thể sử dụng dầu nguyên chất, vì lúc này sàn nhà sẽ rất xốp. Sau
lớp đầu tiên, ta pha dung môi vào dầu để giúp nó ngấm tốt hơn. Lớp thứ 2 sẽ rơi vào 3
phần dầu, 1 phần dung môi. Lớp thứ 3 sẽ là 1 phần dầu, 1 phần dung môi. Lớp thứ 4
là 1 phần dầu, 3 phần dung môi. (Hỗn hợp cuối cùng này có thể sử dụng bất cứ khi
nào bạn muốn làm sàn nhà sáng hơn, khoảng 1 đến 2 lần một năm)

64
Thi công

Để sàn se mặt trước khi quét

Đun nóng hỗn hợp trong một cái nồi có thành cao thật cẩn thận. Tắt lửa trước khi
hỗn hợp sôi đến điểm bốc khói. Và quét nó lên mặt sàn khi vẫn còn nóng, nếu bề
mặt sàn ấm thì nó sẽ thẩm thấu tốt hơn.

Dùng chổi lăn sơn hoặc chổi quét to. Chổi quét dùng cho các chỗ góc cạnh giống
như ta vẽ màu nước vậy. Chờ cho khô rồi ta có thể quét lớp tiếp theo. Chỉ cần sử
dụng vừa đủ vật liệu mà sàn có thể hấp thụ, không cần hơn. Nếu thấy tạo vũng trên
bề mặt hãy lau đi.

Nếu muốn một bề mặt thật bóng, thử đun nóng sáp ong với một ít dung môi và dầu.
Cái này có tác dụng như sơn dầu cho bề mặt. Thử trên sàn hoặc chỗ nào đó khuất
mắt trước khi sử dụng.

Lưu ý đối với sàn đất


Kiểu sàn này mềm hơn bất cứ loại sàn nào bạn đã từng sử dụng và nó sẽ cần ta
nhẹ nhàng khi sinh hoạt. Bọc chân ghê hoặc chân bàn lại để không tạo ma sát. Bỏ
giày cao gót ở cửa và không kéo, đẩy đồ nội thất trực tiếp trên bề mặt. Bù lại thì sàn
đất rất êm dịu và thoải mái cho chân.

Sửa chữa

Nếu sàn nhà xuất hiện tiếng vọng bên trong, hoặc vết nứt bắt đầu lớn dần, thì tốt nhất
nên giải quyết ngay càng sớm càng tốt. Không các lỗ rỗng sẽ ngày một lớn hơn nếu
cứ đi lại bên trên. Giống câu thành ngữ :”Một mũi khâu đúng lúc, sẽ tiết kiệm chín
mũi “: ( "a stitch in time saves nine."). Khoét cái hố ra để làm đáy to hơn miệng.

Tưới ẩm và bịt lỗ lại với hỗn hợp vật liệu đã giữ lại từ trước. Quét dung môi khi vết
sửa đã khô.

Đối với các khu vực cần hoạt động mạnh, ta có thể lót thảm dày hoặc lát gạch đá cho
bền.

Một số loại mặt sàn khác


đá tấm

Ta có thể thi công bên trên một lớp đất bùn hoặc đất pha cát.Xếp cạnh nhau không
cần dùng vữa. Nếu dùng, ta có thể sử dụng cob, xi măng đất để bịt các khe hở giữa
chúng (Xem lại phần vữa ở chương làm Móng trang...... )
65
Gạch

Gạch mua mới có giá thành cao. Nên nếu kiếm được gạch cũ sẽ rất tốt vì nó giờ đã
phổ biến và cứng hơn nhiều so với trước đây, chúc may mắn! Gạch có thể sử dụng
vữa hoặc không. Chúng có thể xếp hơi cong với nhau để thể hiện các đường chuyển
động, rất phù hợp với kiểu tường cong của nhà Cob hơn là xếp song song như bình
thường.

Đất sét đặc

Một số kiểu sàn làm dày hơn và sử dụng nhiều đất sét. Kiểu sàn này thường trộn ướt
hơn và đổ trực tiếp vào trong nhà. Nếu nó đủ ướt, nó sẽ tự phẳng mà không cần láng
nhiều, giống như nước. Một số người trộn vật liệu ngay trong nhà, bỏ nguyên liệu
vào, thêm nước và thi công tại chỗ, cứ như mở tiệc bùn vậy.

Kiểu sàn này được để cho nứt tự nhiên sau đó trám các vết nứt lại bằng các loại vữa
màu khác nhau làm giống như vân đá. Những chỗ đã se lại có thể xắt ra thành gạch
hoặc các hình dạng khác để kiểm soát vị trí vết nứt, các vết nứt đó sau sẽ được lấp lại.
Vữa có thể láng xuống hoặc dùng bình đổ vào vị trí

Kiểu sàn này thường dày cỡ 10 phân, và có thể đổ hết một lần hoặc chia thành hai
lớp 5 phân. Sàn kiểu này sẽ khô khá lâu, vì vậy nếu sống ở nơi độ ẩm cao bạn cần
phải cân nhắc lại lựa chọn của mình.

Đất nện

Sàn nhà có thể được làm từ đất nện. Các nguyên liệu làm cob (không rơm) trộn đều
và phủ xuống lớp nền lúc vẫn còn khô (hoặc hơi ẩm). Đầm nén thật kĩ với thanh đầm
phẳng. Một thanh đầm tốt có thẻ làm từ một tấm thép hoặc gỗ 30 phân vuông hàn
chặt với ống thép, hoặc khoan vào cán gỗ. Tôi khuyên bạn nên đầm thử vào một cái
chậu cây lớn. Một ưu điểm của kiểu sàn này là nó khô rất nhanh. Bù lại nó không bền
như sàn cob, chỉ phù hợp để lát gạch hoặc lót thảm lên

Xi măng đất

( Xem lại mục xi măng đất ở phần làm móng trang..... ). Làm thử khi ta trộn cob, pha
thêm một lượng xi măng vào nguyên liệu khô. Thông thường sàn xi măng đất sẽ dày
khoảng 10 phân, đầm và phơi khô mẫu thử. Xem nó có nứt không? Có chắc chắn để
đi lại hay không. Bề mặt của nó có thể cắt, hoặc in để giả gạch hoặc tạo hình. Các
đường cắt giữa chúng có thể phủ các loại xi măng đất khác màu để giả làm vữa. Xi
măng đất cũng có thể dùng làm gạch lát, ta có thể dùng để lát tầng hầm hoặc hiên nhà.

Ta có thể sử dụng máy cày mini để thi công xi măng đất (thậm chí là đường) nếu ta
có sẵn đất cát pha. Cày sâu khoảng 12 cm, sau đó tính lượng xi măng cần thiết cho
mỗi mét vuông (từ 6 - 10 %) rồi rải lên mặt đất và trộn đều lên với máy cày mini.
Phun nước tưới ẩm rồi cày lại một lượt. Tỉ lệ đúng là khi ta nắm một viên đất và nó
dính lại với nhau, khi bẻ đôi không bị vỡ vụn là đạt. Tiếp tục dàn đều ra và đầm nén
kĩ, nhớ để nó ninh kết lại từ từ.

66
Gạch lát

Gạch lát làm sàn nhà rất tuyệt. Tuy ở một vài nơi giá thành lại cao, ta có thể tận
dụng gạch lát cũ hoặc gạch vỡ để làm sàn khảm (Mosaic floor). Các hình dạng uốn
lượn rất phù hợp với tường cong. Ta có thể tự làm gạch từ xi măng đất, đất sét
nung, bê tông thậm chí là gỗ.

gỗ

Để làm gác xép, hoặc làm sàn tầng hai, ta chỉ đơn gian là trôn các thanh dầm đỡ
vào tường.

Ta nên làm sàn trong lúc thi công. Như vậy, các cạnh của ván gỗ sẽ được trôn vào
tường, sẽ tiện hơn nhiều so với việc ngồi cắt gọt các đầu tấm ván. Mặt sàn này sẽ
đóng vai trò như giàn giáo trong khi bạn xây tường tầng hai.
Để ý cẩn thận để hạn chế hư hỏng trong quá trình xây dựng.
Tôi chưa bao giờ lát sàn gỗ trên nền đất. Với tôi thì nó khá lãng phí và làm mất đi cơ
hội sở hữu lớp sàn tích nhiệt.
Nếu vẫn muốn lát sàn gỗ ta cần lưu ý các vấn đề sau:
• Dầm sàn hoặc dầm mái có thể trôn trực tiếp vào móng hoặc tườngDầm sàn
hoặc dầm mái có thể trôn trực tiếp vào móng hoặc tường
• Sàn gỗ cần nhiều cửa thông gió bên dưới. Hãy làm sàn cao vừa đủ đế không
khí có thể lọt vào bên dưới, lắp nhiều lỗ thông hơi, bọc lưới kín để ngăn côn
trùng.
• Làm cao vừa đủ để có thể chui vào sửa chữa đường ống, dây dẫn hoặc đặt bẫy
chuột
• Không gian bên dưới sàn sẽ là nơi rất tốt để bảo quản đồ ăn hoặc rượu vang vì
nó rất mát..

67
• Nhớ làm tường cao thêm để bù lại chiều cao đã mất do nâng sàn.
• Tôi đã từng thấy sàn gỗ đặt trực tiếp lên tấm sàn bê tông có trôn dây sưởi.
Nhiệt độ từ dây sưởi sẽ giữ cho sàn khô ráo để giữ cho sàn gỗ không bị mục.
Ta có thể áp dụng điều này với sàn đất làm thành tấm.

COB TUYỆT VỜI!


Tôi khuyến khích bạn đọc qua chương này một lần trước khi thử đắp đất.

Cob hoạt động thế nào ?

Đất thường chứa cát và sét, là những nguyên liệu chính của cob. Bản chất của
Cob là vữa cát trộn đất sét, được gia cố với rơm. Hãy tưởng tượng cob là một sự
thu nhỏ của vữa, cốt thép và tường đá. Các hạt cát nhỏ, giống như các viên đá, tạo độ
vững chắc. Đất sét đóng vai trò là vữa và rơm sẽ đảm nhiệm vai trò làm cốt thép
(thép trợ lực).

Ta đang sử dụng một vật liệu bán lỏng sẽ hóa thành “ đá “

68
CÔNG THỨC COB
50%-85% cát
50%-15% sét
rơm
nước

Công thức cho cob rất linh hoạt. Rất nhiều biến thể có thể thay thế và
áp dụng tốt

Các vật liệu rất đa dạng tính chất, nên hãy làm vài mẫu gạch để thử
cho đến khi tìm được công thức phù hợp.

Tỉ lệ rơm khá khó định lượng, tôi hay cho nhiều nhất có thể, đến khi
mỗi sợi rơm được bọc bởi hỗn hợp đất trộn. Lúc này ta nên ngừng nếu
không vật liệu sẽ bị rời ra thành từng mảng. Tùy vào công thức của bạn
càng nhiều đất sét bao nhiêu thêm nhiều rơm bấy nhiêu. Ta sẽ tự áng
chừng được.

Thử đất

Đất được cấu thành từ các hạt có kích cỡ khác nhau: đá nhỏ, cát, bùn, sét và vật chất
hữu cơ. Để tìm loại đất phù hợp cho việc xây dựng, đầu tiên cào bỏ lớp vật chất hữu
cơ trên bề mặt. Sử dụng lớp đất này để bón vườn. Kiểm tra lớp đất bên dưới, ta có thể
nói lên rât nhiều điều bằng việc cảm nhận và quan sát đất. Bạn có nhận ra các hạt cát
và đất sét nhão không?

Lấy 1 hoặc hai cốc đất ở các vị trí và độ sâu khác nhau. (Chất đất thường khác nhau
khá nhiều đôi khi chỉ cách nhau vài feet (1 feet = 30cm). Lọc bỏ đá hoặc sỏi, rồi cho
mỗi mẫu thử vào một lọ thủy tinh. Dán nhãn, ghi lại độ sâu và vị trí lấy đất. Đổ nước
ngập ¾ lọ. Lắc đều, ý tôi là rất đều, lắc nhiệt tình vào! rồi để cho lắng. Nếu đất có
cát, bùn, và sét bên trong, ta sẽ thu được ba lớp riêng biệt.

Cát nặng nhất nên sẽ chìm xuống đáy ngay lập tức. Bùn, phù sa sẽ lắng sau, chậm
hơn, và sét trôi lơ lửng trong nước một thời gian rồi lắng xuống trên cùng.

69
Điều này sẽ cho bạn cái nhìn sơ lược về tỉ lệ cát, bùn, và sét ở mỗi vị trí trong
khu vực. Nếu đất của bạn chỉ có một hoặc hai thành phần, nó sẽ khá phức tạp
để phân tích các lớp. Hãy dựa vào cảm nhận của bản thân. Làm thử vài bình với
các loại đất khác nhau cho đến khi có được 3 lớp. Sau đó ta sẽ có được cảm
nhận về cát, bùn và sét.

Bắt đầu bằng việc làm gạch mẫu chỉ với đất vườn. Nếu cần phải thêm vật liệu,
hãy tính toán làm sao để độn đất vườn nhiều nhất có thể. Quá nhiều sét trong hỗn
hợp cob sẽ làm nó co lại và nứt khi khô. Quá nhiều cát trong hỗn hợp làm vật liệu
trở nên vụn, rất khó thao tác,khi nó khô đi cát sẽ bong ra khi ta chạm vào tường.
Nếu rơi vào tình trạng này, nghĩa là ta đã độn quá nhiều. Tùy thuộc vào vật liệu
bạn có, công thức sẽ cần tối đa là 50% sét và 50% cát hoặc tối thiểu 15% sét và
85% cát là được.

Làm Gạch Mẫu


Để tìm ra tỉ lệ trộn tốt nhất với đất của mình, hãy làm vài viên gạch mẫu. Thử thật
nhiều công thức và các sự kết hợp với nhau, nhớ đánh dấu thật cẩn thận, để lựa ra cái
tốt nhất sau này.

Làm vài viên từ đất gần nhà hoặc ở đất vị trí đào móng. Nếu may mắn, ta có thể tìm
thấy mẫu đất phù hợp để trộn cob mà không cần phải pha thêm sét hay cát.Sau khi đã
phân tích đất với lọ thủy tinh, ta sẽ biết được mình cần phải pha thêm gì vào các mẫu
gạch khác. Hãy độn thêm cát cho đến khi công thức không thể chứa thêm được.
Như vậy ta sẽ nhận ra rằng hỗn hợp sẽ không liên kết tốt với nhau và rất khó
tạo hình. Cát sẽ rơi ra khi ta chà xát vào viên gạch đã khô.Kinh nghiệm đến từ những
cuộc kiểm tra như vậy, tương tự hãy thêm thật nhiều đất sét, ta sẽ thấy gạch nứt ra
khi khô. Làm khoảng 3 mẫu của hỗn hợp cát/sét trộn, thay đổi tỉ lệ rơm cho đến khi
tự ước lượng được .

70
Một cách để kiểm tra mức độ co, là trôn một cái que song song với chiều dài viên
gạch. Cob sẽ co lại nhưng que gỗ thì không. Ta có thể ghi công thức lên thanh gỗ đó
bằng bút dạ.

Khi gạch đã khô hoàn toàn, hãy quan sát chúng. Loại bỏ những viên có vết nứt lớn
vì chúng chứa quá nhiều sét. Cát có rụng ra khi bạn chà xát gạch không ? Nếu có, thì
nó chứa quá nhiều cát. Đập vỡ những viên còn lại. Ta có thể thả rơi chúng từ độ cao
khoảng 30 - 60 phân để thử độ bền. Những viên khó vỡ nhất sẽ là công thức tốt nhất.
Để ra ngoài trời mưa hoặc tự mô phỏng và quan sát xem viên nào có mức độ đàn hồi
cao. Phân tích tỉ lệ rơm của những viên bền nhất. Như vậy là ta đã có một công thức
nền tốt. Rất nhiều biến thể có thể áp dụng tốt, nên đừng quá cầu toàn về tất cả
những thứ này. Bạn có thể muốn độn thêm đất vườn vào công thức để có thể tận
dụng tối đa lượng đất sẵn có.

Nếu muốn chắc ăn hãy xây tường vườn, điêu khắc tượng trang trí, hoặc làm ghế
băng, và quan sát xem độ cứng khi nó khô và độ bền trước thời tiết. Nhớ là tường sẽ
được bảo vệ khỏi mưa gió bằng mái nhà.

Chi tiết về nguyên vật liệu trộn cob


CÁT

Các hạt cát sẽ là khối xây dựng chính của cob. Lý tưởng nhất, là mỗi hạt có các
góc cạnh thô, như vậy chúng sẽ khóa vào nhau, giúp cob liên kết. Nếu các hạt cát
tròn và mịn như cát ở bãi biển, chúng sẽ trượt lên nhau nhiều hơn.

Cát đa dạng kích cỡ khi trộn cob sản phẩm sẽ chắc và khỏe hơn. Tôi cho rằng một ít
sỏi nhỏ và đá vụn cũng sẽ gia cố cho cob. Đừng quá cầu kì về vấn đề này. Nếu còn
nghi ngờ, hãy làm gạch mẫu để kiểm tra.

Nếu đất gần nhà chứa ít cát, hãy tìm xung quanh khu đất của bạn. Đất có thể chứa rất
nhiều thậm chỉ cách vài feet. Thông thường dòng chảy của sông suối, cũ hoặc mới
cũng sẽ để lại cát ở đâu đó.

Nếu phải mua cát, đến các đại lý vật liệu xây dựng và hỏi mua loại cát thô đổ bê
tông hoặc cát lấp. Ở đâu cũng rẻ. Với chút phụ phí, họ có thể chuyển đến tận nhà

71
bằng xe tải. Nếu không thể lái thẳng tới vị trí xây nhà, hãy đổ vật liệu ở vị trí thuận
tiện và dùng xe rùa để vận chuyển tiếp.
Để tính toán lượng cát cho thi công khá là phức tạp. Nó phụ thuộc vào kích cỡ
ngôi nhà, độ dày của tường, số lượng và kích cỡ cửa sổ và cửa ra vào. Và lượng
cát bạn phải dụng để trộn vật liệu.

Nếu ta dự định làm sàn đất, cát sẽ là nguyên liệu chính. Ta có thể ước tính sơ bộ
về khối lượng. Nếu ta chủ động được cát, việc tính toán sẽ không quá quan trọng.
Còn nếu phải mua hãy hỏi mua số lượng tối thiểu. Ta có thể lấy thêm sau này nếu
cần, nếu thừa thì để dành làm phong cảnh, vườn hoặc các dự án trong tương lai.

ĐẤT SÉT

Nhiệm vụ có đất sét là liên kết mọi thứ lại với nhau. Đất sét là một trong những
vật liệu huyền bí của Đất Mẹ. Các truyền thuyết của rất nhiều nền văn hóa đề cập đến
việc con người được tạo ra từ đất sét.

Đất sét được cấu thành từ các hạt tiểu cầu rất nhỏ, và được liên kết với nhau bởi sự
ma sát bề mặt giữa chúng. Các hạt đủ nhỏ để giữ trạng thái huyền phù trong một thời
gian ngắn. Đất sét nở ra khi gặp ướt và co lại khi khô. Một số loại đất sét còn thay
đổi kích thước đáng kể hơn khi gặp tình trạng trên cũng như khác nhau về độ dính và
khả năng liên kết. Đa phần các loại đất tôi đã gặp, từ miền Đông Úc, Tây New
Zealand, và Tây bắc Mỹ, đều có pha nhiều sét bên trong do đó tôi không cần phải
trộn thêm vào.

Nếu loại đất của bạn là đất cát pha thì nó cần phải pha thêm đất sét, việc tìm kiếm
và pha trộn sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức, nên hãy tìm xem công thức nào
cần càng ít đất sét càng tốt. Ta không cần quá nhiều, đặc biệt nếu tìm được loại đất
sét dẻo và dính và giảm lượng rơm thêm vào.

Chỗ kiếm đất sét


Thông thường đào càng sâu, ta sẽ càng tìm được nhiều. Ở hay bên bờ sông hoặc suối
thường là nơi để tìm đất sét lắng vì nước đã rửa trôi các tầng đất thấp. Hoặc tìm ở hai
bên vệ đường, nơi đất đã bị xẻ, sẽ có khả năng tìm được một mỏ tốt.

Đất sét dùng để làm gạch, ngói ta có thể mua với giá rất rẻ tại xưởng.

Nếu pha đất sét vào đất, hãy trộn đất sét với nước trước, hoặc phơi khô bóp vụn
thành dạng bột trước khi sử dụng.

Pha đất sét ướt


Ngâm đất sét qua đêm ( tối thiểu ). Việc này sẽ giúp hỗn hợp trộn đều với nước, và
làm đất sét vụn hơn. Nếu đất của bạn pha nhiều sét và không định dùng để xây
tường, ta có lấy để pha thêm vào hỗn hợp trộn tăng lượng đất sét bên trong.Sử dụng
cùng một phương pháp như khi ta làm phân tích đất trong lọ thủy tinh: Cho đất vào

72
một cái thùng rác to, hoặc hố, đổ nước và khuấy thật đều bằng cuốc hoặc dùng
chân để trộn.

Có thể làm một cái hố trộn đơn giản bằng cách xếp kiện rơm thành hình vuông và lót
bạt ở bên trong. Đất sét sẽ trôi lơ lửng trong nước và lắng xuống đáy. Ta có thể múc
loại sét nguyên chất này và pha vào hỗn hợp trộn. Đổ qua một tấm lưới lọc để tránh
vón cục. Khi pha đất sét ướt, ta có thể pha loãng nó ra cho đến khi thành dạng sệt như
” súp “ cho dễ trộn. Nếu hỗn hợp khô quá có thể pha thêm một chút nước.

Bột đất sét khô

Nếu muốn trộn đất sét khô vào cát, ta cần bóp vụn nó trước rồi trộn với cát khô,
sau đó mới thêm nước. Đây là công việc khá bụi bặm và hại phổi, vì thế hãy mặt nạ
bảo hộ. Các tấm đất sét khô có thể đập vụn bằng thanh đầm hoặc dẫm bằng ủng hay
bào qua một tấm lưới mắt cáo. Nếu dùng xe oto để nghiền đất sét hãy kéo cửa sổ lên
để tránh bụi. Nếu tính trước, ta có thể phơi đất sét ngoài trời từ 1 đến 2 năm, như thế
mưa, nắng và không khí lạnh sẽ giúp bẻ vụn nó một cách tự nhiên..

Bùn

Trong hỗn hợp có thể lẫn chút bùn cũng được, nhưng đừng quá nhiều, nó sẽ làm vật
liệu yếu hơn. Nếu đó là tất cả những gì bạn có, hãy làm vài công trình nhỏ để thử vật
liệu trước như tường vườn, ghế, bất cứ cái gì bạn muốn. Các phân tử bùn lớn hơn, và
sạn hơn so với đất sét. Một cách để xác định vật liệu là bùn hay đất sét đó là nặn một
quả bóng đất và dùng dao cắt đôi. Nếu là đất sét, mặt cắt sẽ sáng bóng - còn nếu mờ
đục, đó là bùn. Chất hữu cơ phát triển tốt trong bùn. Nếu chỗ nào có thực vật tươi tốt,
có thể nơi đó chứa nhiều bùn, nếu lấy để trộn cob thì rất phí. Nên dùng để làm vườn
thì tốt hơn. Ta có thể tìm thấy một lớp đất sét bên dưới lớp bùn.

73
RƠM

Rơm tăng cường độ bền cho cob

Nếu đất chứa nhiều sét, và ít cát, ta có thể xử lý bằng việc thêm thật nhiều rơm.
Và ngược lại, hỗn hợp chứa nhiều cát sẽ không thể cho rơm nhiều được.

Rơm là phần còn lại của các loại cây thân cỏ hoặc ngũ cốc sau khi đã tuốt bỏ hạt, và
lá. Cái này rất rẻ và thường được đóng kiện để tiện vận chuyển và sử dụng. Rơm
càng tươi thì càng khỏe, vì vậy hãy tránh rơm cũ, loại đã bắt đầu phân hủy. Hãy giữ
rơm thật khô cho đến lúc bạn sử dụng. Đừng dùng cỏ khô loại hay cho gia súc ăn ,
vì nó sẽ mục.

Một số người cho rằng độ dài nhất định sẽ tốt hơn , nhưng tôi chỉ đơn giản là lấy từ
kiện ra rồi ném vào, chẳng cần đo đếm gì và vẫn dùng tốt. Rơm sẽ hút một lượng
nước trong hỗn hợp cob, và làm nó khô đi một chút,

Hãy lấy tối thiểu 10 kiện rơm để làm một cái nhà tranh nhỏ, hoặc cho mỗi phòng lớn.
Càng nhiều thì càng tốt.

Các kiện rơm thừa ở công trường sẽ rất được việc. Nó có thể làm giàn giáo, thang, hố
ngâm đất sét, ghế, tựa lưng, bàn, thậm chí là giường. Cuối cùng nó còn dùng để phủ
vườn hoặc kiểm soát sói mòn.

Nếu là tuýp người tham vọng, bạn có thể tự tìm cây thân cỏ hoặc thử nghiệm với các
loại sợi thực vật khác

Nước

Tôi luôn sử dụng nước sạch để trộn cob. Tôi cũng đã thử nhưng ý tưởng dưới đây,
chúng có thể áp dụng được.

• Một số người nói dùng nước mưa là tốt nhất


• Ta có thể ngâm phân trong nước và dùng nước đó để trộn cob
• Một số công thức cũ nói rằng để tăng độ bền cho cob hãy pha một chút vữa
vôi (Lime putty) và nước (3%). ( Xem trang.....về vữa vôi)

Bạt

Lần đầu tiên làm cob, tôi đã dùng cái chĩa để trộn.Trộn cob trên bạt thì dễ hơn rất
nhiều vừa dễ đảo nguyên liệu và không hại lưng, thế nên hãy chọn nhãn hiệu tốt.
Bất cứ tấm bạt nào làm từ vật liệu bền, chắc đều được. (2x2,7m hoặc lớn hơn).
Những tấm vải bạt nhựa cũng tốt. Nó nhẹ và không bị bám bẩn, mặc dù dùng về lâu
dài nó sẽ bị rã ra, tuy nhiên ta có thể tận dụng nó như là chất xơ tăng cường thêm vào
Cob nhằm tránh xả thải nhựa vào trong môi trường. Mấy tấm mái hiên di động cũ của
xe dã ngoại cũng có thể dùng được, và bền hơn vải bạt. Các tiệm sửa xe dã ngoại rất
thích cho không chúng, để đỡ phải vứt đi.

74
Dụng cụ cobbing

dụng cụ:

• Que và đá vừa lòng bàn tay


• Xẻng và thuổng
• Quốc chim
• Bạt
• Dao rựa
• Bình xịt nước (Lấy đinh đục nắp chai nước nếu không có bình xịt)
• Ống nước, vòi phun
• Xe rùa
• Thước 90 phân, một cái nêm nhọn và băng dính (xem trang...)
• thật nhiều xô
• Dây dọi hoặc vật nặng buộc vào dây để xác định phương thẳng đứng.
• chổi rơm
• thang

75
Hướng dẫn trộn cob
Cob được trộn bằng sự kết hợp giữa đảo và nén. Theo kinh nghiệm của tôi,
cách tốt nhất để đạt được điều này là dùng chân và bạt. Dọn quang một số vị trí
xung quanh làm khu vực trộn. Tốt nhất nên gần nền móng, ta sẽ tiết kiệm sức lực để
vận chuyển vật liệu đến vị trí thi công. Bên trong công trình cũng là vị trí rất tốt. Bố
trí đủ không gian để tiện di chuyển cũng như vận dụng trí óc để tiết kiệm công sức.
Nếu ta nhập nguyên liệu hãy chất đống ở những nơi hợp lý để tiện sắp xếp. Ví dụ,
nếu để cát cách công trình khoảng 2 bước chân (nhưng không tràn ra lối đi) ta sẽ tiết
kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong quá trình thi công.
Nếu cần pha cát hoặc đất sét vào đất, ta có thể tính bằng một xẻng đầy, hoặc một
xô đầy cho đến khi ta có thể tự áng chừng bằng mắt và cảm giác,

Đổ đất vào bạt,


dùng đầm hoặc giày để đập vỡ các cục đất lớn.
Thêm cát
Khi pha cát, xúc cát vào bạt và trộn đều với đất tơi xốp. Ta có thể đảo nguyên liệu
bằng cách kéo các góc bạt vào nhau.

Thêm đất sét


Nếu đất của bạn là loại đất cát pha, ta cần phải thêm sét, ta có thể pha đất sét lỏng
hoặc bột đất sét khô vào cát . Đeo mặt nạ khi pha trộn đất sét khô vào vật liệu.

Đảo và nhào
Đảo và nhào tốt là một bước quan trọng giúp biến các nguyên liệu thành cob

Để đảo, đứng trên mép bạt và nhấc góc bạt bên phía đối diện. Kéo nó về phía
mình, hỗn hợp sẽ tự lật ngược lại. Đừng kéo mép bạt dưới chân hay tự lật vật liệu
bằng tay, rất hại lưng, ta càng kéo bạt nhiều bao nhiêu công việc sẽ nhanh cóng thuận
lợi bấy nhiêu.

76
Sau đó thêm nước. cho đến khi thành một khối bột. Dùng chân để nhào, và cảm
nhận vật liệu, vì một vài nguyên do chưa giải thích được, chân trần trộn cob nhanh
hơn so với đi giày. Đừng bỏ cuộc, chân bạn sẽ quay trở lại với tự nhiên và cứng lên
nhanh chóng.

Thường xuyên đảo hỗn hợp bằng cách kéo bạt, trong khi đang nhào. Không cần
nhào quá nhiều, ta sẽ nhận thấy độ dẻo dai của hỗn hợp thay đổi khi ta dẫm lên nó.
Nếu đất chứa nhiều đá sắc cạnh bên trong, ta có thể nhặt bỏ ra hoặc đi giày nếu muốn
nhét nó vào cob. Giày đế mềm trơn là tốt nhất vì cob không bám vào đc. Một cách
khác là sàng đất qua một tấm lưới mắt nhỏ. Công việc này khá nặng nhọc và hại phổi.
Hãy đeo mặt nạ bảo hộ, hít bụi nhiều không tốt cho bạn! Lưu ý các cục đất không lọt
qua được lưới sàng là các cục đất cứng chứa nhiều sét. Ta có thể ấn nó xuống,
hoặc đập vụn rồi sàng. Có thể ngâm qua đêm, rồi lọc ướt. Giữ lại sỏi lọc được cho hệ
thống thoát nước, hoặc cho vào cob sau khi đã trộn xong.
Khi hỗn hợp đã liên kết lại với nhau thành một khối lớn , đó là lúc trộn rơm.

77
Trộn rơm

Khi trộn rơm vào hỗn hợp, nó sẽ khô đi một chút. Nên nếu thấy mẻ này khô quá thì
nên cho ít rơm thôi hoặc phải cho thêm nước. Ta sẽ nhanh chóng có được cảm giác
về độ "chín" của vật liệu sau này. Nhớ rằng những tri thức cổ này đã được in dấu
vào trong tế bào của bạn. Nên hãy tin vào bản thân mình và trải nghiệm.

Dẫm phẳng mẻ cob ra. Ôm một nắm rơm và rải đều lên trên hỗn hợp. Dẫm lên cho
rơm dính vào cob rồi kéo góc bạt để cuốn lại giống như làm bánh quế cuộn. Lại dẫm
phẳng nó ra, trộn thêm rơm và lại cuốn lại. Làm như vậy ba đến bốn lần cho đến khi
ta có đủ rơm trong hỗn hợp. Quá nhiều rơm sẽ làm cho vật liệu rời ra. Hãy làm một
mẻ nhỏ và trộn thật nhiều rơm để xem nó sẽ như thế nào.

Cob quá khô?

Một hỗn hợp quá khô sẽ bị bở, kết dính kém, không bám rơm. Cho nước và đảo cho
đến khi hỗn hợp giống như một khối bột bánh quy. Quá nhiều cát hay rơm cũng là
nguyên nhân làm hỗn hợp bị bở.

Cob quá ướt?

Khi thi công với vật liệu thừa nước, ta sẽ thấy rằng nó khó định hình vì không thể tự
giữ được trọng lượng, và bắt đầu lồi ra ở hai bên tường. Thuật ngữ chuyên môn gọi
tình trạng này là "ooging" (Cob càng ướt bao nhiêu, tình trạng này sẽ xảy ra sớm bấy
nhiêu). Chữa cháy bằng cách pha thêm một ít cát, đất hoặc rơm rồi nhào lại. Nếu ta
pha thêm một lượng lớn vật liệu khô, hãy dùng tỉ lệ đất, cát giống công thức ban đầu.
Hoặc cũng có thể dẫm phẳng nó ra để tăng bề mặt tiếp xúc với không khí cho khô
nhanh, để nghỉ như vậy vài giờ hoặc qua đêm.

Ninh kết vật liệu

Vì trộn cob ướt rất tiện và nhanh, nên ta có thể làm theo cách này, rồi để hỗn
hợp nghỉ từ một đến hai hôm trước khi sử dụng. Khi để nghỉ có một quá trình huyền
bí nào đó đã diễn ra làm vật liệu trở nên đàn hồi và rất dễ sử dụng. Làm nhiều sẽ cho

78
ta áng chừng được lượng nước cần dùng, độ khô sau khi để nghỉ. Nếu ướt quá hãy đậy
mặt và để nghỉ lâu hơn.

Một khi đã quen việc, ta có thể dành nguyên ngày để trộn cob. Sáng hôm sau chỉ việc
đắp đất lên tường, rất tiện và thoải mái nhất là lúc sáng sớm.

Công tác ninh kết không quá cần thiết. Ta cứ trộn và thi công trực tiếp cũng
được. Tôi khuyến khích bạn hãy thử cho một mẻ cob nghỉ để thấy những lợi ích
nó mang lại.

Tránh che đậy hỗn hợp quá lâu, sẽ làm rơm bị mục và lên mùi cũng như làm giảm
bớt chất lượng khi thi công. Để xử lý vật liệu đã lên mùi, rất đơn giản ta cứ đắp
thẳng lên tường, mùi hôi sẽ biến mất khi tường khô.

Những cách trộn cob khác

Ngày xưa ở Châu âu, gia súc hay được sử dụng để trộn cob. Nguyên liệu được xúc
thành bãi xung quanh một cái cột. Ngựa hoặc bò được buộc với cây cột kia, và cứ đi
vòng quanh như vậy để nhào.

Bây giờ mọi người dùng nhiều máy móc hơn để trộn những mẻ lớn cũng như đẩy
nhanh tiến độ. Lưu ý: Nếu để cob ướt một chỗ quá lâu sẽ làm mục rơm. Cho nên tốt
nhất chỉ trộn mẻ lớn khi ta chắc chắn sẽ sử dụng hết chỗ đó trong thời gian ngắn. Một
cách khác đó là chỉ trộn đất và cát, rồi thêm rơm vào phần vật liệu mà ta áng chừng
sẽ sử dụng hết trong vòng một tuần hoặc hơn.

Máy trộn vữa cũng có thể sử dụng để trộn cob nếu ta chịu được khói và tiếng ồn.
Đối với cách trộn này, đất, cát được trộn trước, sau đó mới thêm rơm. Trộn máy cần
nhiều nước hơn bình thường, để máy hoạt động tốt mà không bị quá tải. Điều đó có
nghĩa vật liệu trộn máy phải để nghỉ một đến hai ngày cho khô bớt trước khi sử
dụng. Rơm có thể thêm vào bằng tay.

Máy kéo hoặc các phương tiện bốn bánh có thể giúp trộn cob nhanh hơn. Tôi đã
nhìn ra một phương pháp được hình thành do vô tình bởi những người hay lái xe
đường lầy. Đơn giản là chất đống đất và cát rồi lái xe qua lại, rơm cho vào sau cùng
khi các nguyên liệu đã được trộn đều , rồi tiếp tục chèn bánh xe qua hỗn hợp đến khi
hoàn thiện.

Xe trọng tải lớn có thể sử dụng để trộn những mẻ lớn. Máy xúc cũng rất hay! Nó có
thể vừa gom vừa trộn nguyên liệu. Cob trộn xong dùng gầu xúc và nâng lên tường. Ta
có thể đứng trong đó và thi công luôn đỡ phải khệ nệ mang vác vật liệu lên tường.

79
Đắp cob lên tường

Kéo tấm bạt đựng cob đến vị trí thi công. Chỗ nào cũng được, nếu móng thấp hai
người có thể lăn vật liệu lên trên. Còn nếu quá cao ta có thể làm dốc để kéo lên, hoặc
nhấc lên bằng tay hay dùng xô xúc đổ lên móng.

Nếu quên chưa đặt ống để dẫn nước và đi dây điện thì đây là thời điểm thích hợp để
làm việc đó!

Cobbing bằng chân

Thi thoảng còn gọi là ‘Pise’ (đánh vần là ‘Pee say‘)

Đây là phương pháp để nhét cob vào móng bằng cách dẫm lên nó. Nó sẽ ấn cob vào
các khe hở giữa đá móng.
80
Cứ tiếp tục thêm cob và nén chúng lại bằng trọng lượng của mình. Khi hai bên
tường bắt đầu lồi ra, hãy gọi bạn bè dùng chân để định hình lại.

Nếu hai bên bắt đầu lồi ra quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành gọi đó là ”ooging’,
ta nê dừng lại. Hãy để cob cứng lại một đến hai ngày cho đến khi nó có thể đỡ được
trọng lượng của bạn.Nếu thích đắp đất bằng chân, và có khả năng thăng bằng tốt, ta
có thể làm như vậy cho đến hết độ cao của tường. Hãy làm tường đủ dày, như thế ta
có thể chỉnh sửa lại bằng cách cắt bỏ những chỗ thô, lồi ra bằng dao rựa hoặc xuổng,
trước khi tường cứng lại hoàn toàn.

Cobbing bằng tay


Đắp đất bằng tay thì nhẹ nhàng và dễ kiểm soát hơn, dùng tay sẽ cho phép ta xây cao
hơn một chút trước khi cob bị ooging vì tường không phải đỡ trong lượng của bạn.

81
Để lấy cob ra khỏi bạt và tiện sử dụng, cuộn tròn khối vật liệu trong bạt. Rồi cắt vê
thành từng viên vừa tay và đắp lên tường, dùng tay và gậy để xoa đều chúng với
nhau.

Ngón cái là công cụ rất tuyệt để làm việc, nhưng sẽ nhanh mỏi, chưa kể móng tay sẽ
đầy đất cát vì phải ấn vào vật liệu. Thi thoảng hãy thay thế bằng đá hoặc que để ngón
cái được nghỉ. Ta cũng có thể dùng lòng bàn tay và đốt ngón tay. Một tay đắp đất, tay
kia xoa nắn vật liệu cho đều từ trên xuống dưới.

Để tiết kiệm sức lực hãy luôn dồn trọng lượng thân trên xuống hai tay, lợi dụng
trọng lực để giúp ta nén và xoa đều cob với nhau.

Quan trọng nhất trong xây nhà cob là phải làm nó nguyên khối, vì vậy hãy
tránh tạo ra các liên kết yếu giữa các ‘lớp’. Khi đắp thêm cob, ta cần phải tưới
ẩm lớp cũ, làm vật liệu mềm đi để có thể đắp thêm lớp mới.

Không làm nhẵn bề mặt cob quá kĩ , nó sẽ làm chậm quá trình khô của tường

Khi ta đắp đất, mục đích chính là tạo bề mặt để đắp lớp cob tiếp theo lên,
hãy hình thành thói quen tạo mặt phẳng ở hai bên bờ tường chứ không phải tròn,
như vậy lớp cob tiếp theo sẽ có chỗ bám thay vì trượt ra hai bên.

82
Vát tường và tính độ rộng chân tường

Làm chân tường rộng hơn phần đỉnh. Tôi thường làm mặt tường trong thẳng đứng
từ trên xuông dưới. Cái này do sở thích từng người. Nếu bạn muốn làm tường cong ,
hãy làm nghiêng trong khoảng 30cm đầu tiên rồi sau đó xây thẳng lên, bắt chiếc
giống hình dạng thân cây hoặc tường hang động.

Trọng lượng của tường đất sẽ nhẹ dần đi khi xây lên cao, vì thế không cần phải đắp
quá dày ở trên đỉnh. Ta có thể cắt vát tường ngoài, cắt bỏ một lượng cob là cần thiết
để làm ngôi nhà trông thanh thoát hơn. Hình dáng góc cạnh là một hình dạng ổn định
, hãy vát đi 5 cm cho mỗi 90 cm chiều cao.

83
Trung bình, tường sẽ cần 22 đến 25 phân rộng trên đỉnh, và gọt vát 5 phân cho mỗi 90
cm chiều cao. Nếu tường cao 2,7m, hãy lấy 22 phân ở đỉnh và cộng thêm 15 phân (5
cm gọt vát + với 90cm làm tròn 100), ta sẽ có 37 phân. Cộng thêm 2,5 hoặc 5 phân
cho chắc chắn. Như vậy ta sẽ làm chân tường rộng 39,5 phân.Nếu làm nhà hai tầng, ta
vẫn sử dụng công thức tính tương tự. Việc đo đếm này rất quan trọng để tính bề
rộng cho móng.

Cắt một cái nêm bằng xốp hoặc gỗ dày 5cm dài 90cm và gắn vào một cạnh của
thước thủy. Kê cạnh nêm vào mặt tường ngoài để vát cũng như cắt bỏ những chỗ lồi
lõm tạo mặt phẳng mong muốn(vát thế nào để bóng nước về vị trí cân bằng là được).
Dùng cạnh còn lại của thước thủy để làm tường thẳng đứng bên trong.

Chú ý mặt tường ngoài khi thi công.

Khi xây dựng, mục đích của ta là tạo ra một mặt phẳng thẳng đứng ở hai bên
tường. Vì vậy khi làm việc, hãy để mắt quan sát cả hai mặt của bức tường. Cob có
suy nghĩ riêng của nó cho nên sẽ rất khó để xây tường thẳng theo ý muốn nếu chỉ
dùng mắt áng chứng. Nếu không chú ý đo đạc thường xuyên, ta sẽ dễ dàng xây lệch
hoặc quá dày so với tiêu chuẩn cũng như lãng phí sức lực.
Chúng ta thường có xu hướng đẩy tường ra khỏi người khi đắp thêm lớp cob mới lên
tường, thành ra đôi khi nó làm bức tường bị méo sang phía đối diện.Vì thế hãy đắp
đất cùng bạn bè, sẽ rất hữu ích, một người bên trong và một người bên ngoài làm việc

84
đối diện nhau. Như vậy ta có thể tập trung quan sát mặt phẳng nơi mình đang làm
việc.
Khi thi công đến chỗ tường cong, hãy làm ở mặt ngoài bởi vì ở các vị trí đó cob có
xu hướng ngả ra ngoài khi tường cao lên.

Ooging

Khi ta đắp một lượng lớn cob cùng lúc, nó sẽ có dấu hiệu xệ hoặc lồi ra ở hai bên
tường do trọng lượng lớn. Nếu gặp tình trạng này, dừng thi công tại vị trí đó và
chuyển sang thi công khu vực khác của công trình. Trường hợp ta có nhiều người
giúp dẫn đến tình trạng toàn bộ tường bị xệ, hãy cho dừng công việc và dành thời
gian còn lại trong ngày để trộn một mẻ cob lớn, để nghỉ đến ngày mai.Trừ khi ta sống
trong vùng khí hậu rất ẩm ướt, còn không thì sang ngày hôm sau tường sẽ khô lại,
vừa đủ để cho phép ta cắt bỏ những chỗ xệ, hoặc lồi ra để tiếp tục công việc.

Đắp dày hai bên và cắt tỉa sau

Việc cắt tỉa cob rất thuận tiện cũng như làm liên kết chắc chắn hơn so với việc
đắp thêm vào một bề mặt đã khô hoặc thậm chí là khô một phần. Vì vậy tốt
nhất là đắp tường dày và lồi ra một chút thay vì quá mỏng và lõm.

Dùng thước để đo và cắt tỉa tường để có được hình dạng mong muốn. Làm việc này
vào buổi sáng trước khi đắp đất. Dao rựa, dao chặt thịt hoặc thuổng là những công cụ
rất tốt để tạo hình bờ tường. Cắt tỉa cob sẽ làm mòn dụng cụ, tuy nhiên chúng không
quá ảnh hưởng quá nhiều đến công việc. Dùng thước tầm 5x10 để gạt và xoa phẳng
bề mặt.Khi cắt tỉa hãy thỉnh thoảng đứng lùi lại nhìn lại từ xa để đánh giá.

Những phần cob bị cắt bỏ ta hãy làm ướt và nhào lại một chút rồi tái sử dụng. Hoặc
trộn chung với mẻ cob mới.

85
Một cách khác là xây toàn bộ ngôi nhà, cứ để hai mặt tường thô không chỉnh sửa. Sau
khi hoàn tất, hãy tưới ướt nó thật đẫm và đục khoét nó thành hình dạng mong muốn .
Cuốc hoặc xẻng là công cụ đắc lực bên cạnh dao rựa.
Công việc cần làm cuối ngày

Cuối ngày làm việc, hãy nhớ không để lại bất kì chỗ lõm nào ở hai bên tường, và
đục lỗ trên đỉnh để nhanh khô. Những cái lỗ này ngoài việc tăng diện tích tiếp xúc
với không khi, còn đóng vai trò là ổ khóa để lớp cob mới bám vào. Khi tiếp túc công
việc hãy tưới ướt sơ bề mặt và ấn mẻ cob mới xuống những cái lỗ này.
Việc đục lỗ được thực hiện cuối ngày làm việc, kiếm một cái que to cỡ ngón tay rồi
đục thành hàng cách nhau 7 đến 10 phân, đặc biệt là dọc theo hai bên mép tường.

86
Đến khi tiếp tục công việc, ta có thể phun nước ngập các lỗ nếu lớp cob cũ đã khô. Dùng
vòi phun là tiện nhất hoặc cầm theo bình xịt nước cho những khu vực nhỏ.

Kiểm soát độ khô

Giữ cho độ ẩm luôn ở mức đồng đều là cách hiệu quả để liên kết lớp cob cũ và mới. Tức
là việc ta phải làm chính là giữ ẩm phần trên của tường để tiếp tục thi công, trong khi
để cho phần dưới khô lại nhằm đỡ trọng lượng của lớp vật liệu mới.

Che đậy bờ tường bằng rơm ướt, túi vải, hoặc bạt và lên giường đi ngủ.

Nếu thấy sắp có mưa to, ta nên che đậy tường bằng bạt, túi vải, cũng có thể phủ một lớp
rơm khô bên dưới lớp bạt. Nếu có dông thì nên chằng buộc cẩn thận. Mưa sẽ không ảnh
hưởng nhiều tới tường, nhưng sẽ làm nó lâu khô hơn.

Không nên để tường mới xây phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc gió mạnh. nó sẽ
làm tường khô quá nhanh dẫn đến tình trạng nứt trên bề mặt. Khắc phục bằng cách tạo
bóng râm, hoặc che đậy. Nếu xây dựng nơi nhiệt độ tụt xuống mức đóng băng vào ban
đêm, chất rơm hoặc rơm kiện ở hai bên và trên bờ tường để ngăn tình trạng nứt. Có thể
dùng các túi ngủ cũ hoặc bất cứ thứ gì có thể cách nhiệt. Ban ngày thì bỏ lớp che đậy ra
để phơi tường.

Nếu tính nghỉ làm một hai hôm, hãy dừng thi công khi thấy vẫn còn đủ sức để trộn vài
mẻ cob nữa. Như vậy sáng hôm sau ta sẽ có sẵn vật liệu cũng như cảm hứng để bắt đầu
ngày làm việc. Vì vật liệu để nghỉ qua đêm nên ta có thể pha nhiều nước trộn cho nhanh
và tiện thao tác.

Tôi cũng thích dọn dẹp chỗ làm cho nên khi quay trở lại công trường cảm giác rất thoải
mái hơn nữa tôi có thể tìm thấy dụng cụ của mình.
Đơn giản vậy thôi! Hãy cứ xây và điêu khắc ngôi nhà của bạn!

87
Nếu Cob khô cứng lại trước khi ta tiếp tục công việc?

Không sao cả. Cứ đổ ngập nước vào các lỗ trên bờ tường, liên tục như vậy cho đến
khi vật liệu ngậm nước trở lại. Đắp lớp đầu tiên thật cẩn thận, dùng que để ấn vật liệu
vào. Một mẹo khác để vá các lớp lại với nhau là dùng rơm, ấn một nhúm rơm xuyên
qua lớp cob mới vào các lỗ trên bờ tường.

Nếu tính nghỉ thi công công trình đã hoàn thiện một phần một khoảng thời gian
dài, dưới đây sẽ là vài chỉ dẫn để tiện làm việc sau này.

• Làm bờ tường thô, nhiều chỗ lồi lõm và đục lỗ

• Đục lỗ rộng và sâu.

• Che bờ tường bằng túi vải ướt, cứ để mưa rơi trực tiếp lên tường.
• Cắm que nhỏ dài từ 20 phân lên bờ tường, cắm sâu 10 phân, để lộ phần còn
lại. Cách nhau khoảng 30 phân và cắm chéo góc. Những cái que này sẽ được
trôn vào trong lớp cob mới khi ta quay trở lại làm việc.

Khi cắm rơm vào tường ta nên để chừa một ít rơm lộ ra ngoài để giúp đan lớp cob
mới vào với lớp cũ.

Chỉnh sửa tường đã khô cứng

Vữa trát (Plaster) phủ ngoài để tăng tính thẩm mĩ cho cob, giúp che đậy vết lõm nhỏ
và làm mịn các đường viền tổng thể của bức tường. Nhưng nếu muốn chỉnh sửa các
hạng mục lớn hơn và đắp thêm cob mới, hãy bắt đầu bằng việc tưới ướt cob khô thật
nhiều. Khoan, khắc, hoặc đục lỗ bằng búa nhổ đinh tạo bề mặt nhám. Ta có thể đóng
mấy cái đinh cũ vào tường để hỗ trợ cho lớp cob thêm vào

88
Phá dỡ tường khô

Nếu muốn lắp thêm cửa hoặc cửa sổ, hay thay đổi thứ gì đó vào tường, đầu tiên phải
lấy thanh dầm đỡ ra. Ta sẽ phải nể trước độ vững chắc của cob và dành thời gian để
lên kế hoạch cần thận. Dùng đục cầm tay cỡ 2 phân để đục khoét vị trí cần mở rộng.
Tưới ướt tường liên tục . Dùng rìu để chặt bỏ những phần còn sót lại. Hãy nhớ lấp lại
các ô cửa không thích thì dễ dàng hơn nhiều so với phá dỡ nó.

Làm kệ và đồ nội thất từ Cob

Cob là một thứ kì diệu. Nó rất khoẻ vì thế ta có thể đục khoét tường để làm kệ hoặc
đắp thêm cob làm ghế băng dài. (cái này gọi là bệ đỡ bao lơn ‘cantilever’). Các công
trình xây trong như vậy có thể tận dụng để chứa đồ, làm chỗ ngồi và lợi ích quan
trọng nhất là tiết kiệm không gian. Ta có thể tự làm cho mình một chỗ ngồi bên cửa
sổ rất đẹp bằng cách làm bệ đỡ chìa ra dưới chân cửa sổ lớn.
Khi xây nội thất trong nhà hãy tính đến chiều cao hoàn thiện của sàn, để làm chỗ ngồi
cho thoải mái. Ta có thể lấy số đo và góc của những kiểu ghế, mình thích để sử dụng.
Nếu muốn làm kệ hãy chỗ ngồi rộng, ta nên tăng thêm độ dày cho tường hoặc móng
bên dưới bệ đỡ trước khi thi công. Ta sẽ tiết kiệm được thời gian vì xây bệ đỡ khá
mất thời gian và cần sự tỉ mỉ.

Hỗn hợp cob để làm mút chìa cần nhiều rơm và đất sét. Đắp từng đoạn một, tạo bề
mặt thô nhám. Và để nó khô một chút trước khi xây thêm.

89
Thật cẩn thận để đảm bảo lớp mới bám chắc vào lớp cũ. Làm bệ đỡ cần sự kiên nhẫn và
một chút kinh nghiệm. Thi thoảng nó có thể rụng ra. Nhưng đừng hoảng, hãy cứ làm tiếp
chỉ cần đắp ít hơn và chậm hơn. Ta có thể cắm que nhỏ hoặc rơm vào, để lộ một phần ở
những vị trí đắp cob kế tiếp. Nó sẽ đỡ một phần trọng lượng cho đến khi cob cứng lại và
tăng sức căng cho vật liệu.

Nếu dùng vật gì đó để chống bệ đỡ tạm thời trong khi đợi khô, như xô, hoặc rơm kiện, hãy
nhớ gỡ bỏ nó ra trong ngày, nếu không nó sẽ bị kẹt khi cob khô và co lại.

Ta luôn có thể phá bỏ nếu cảm thấy không thích sau này. Đồ nội thất có thể thi công sau
khi ngôi nhà hoàn thiện, nhưng sẽ dễ dàng và chắc chắn hơn nếu nó được thi công cùng
lúc với quá trình xây dựng.

90
Lò sưởi

Lò sưởi có thể đắp bằng cob, nó rất đẹp và lãng mạn, mà lại tiết kiệm nhiên liệu.Cuốn
The Earthbuilders Encyclopedia có hẳn bản vẽ và rất nhiều mẹo cho lò sưởi xây bằng
gạch đất. Ta có thể dễ dàng áp dụng cho cob. Xem cách đầu sách khuyến đọc bên dưới.

Bọc Cob xung quanh bếp lò

Tôi khuyến khích tìm đọc sách về chủ đề này để hiểu những khái niệm cơ bản về tính
hiệu quả của bếp lò. Bếp lò kim loại (metal wood stove) và ống khói có thể dùng cob để
bọc lại chỉ chừa chỗ để nhét củi. Cách nhiệt giữa kim loại nóng và cob bằng đá
vermiculite hoặc tro sẽ rất tốt. Lớp cách nhiệt sẽ đảm bảo cho lửa cháy mạnh hơn, qua đó
gia tăng hiệu suất. Sau khi nhiệt đi qua lớp cách nhiệt, nó sẽ được cob giữ lại, và tỏa lại
vào nhà sau khi tắt lửa. Bếp lò cũng có thể dùng để làm ấm ghế ngồi. Ở một số quốc gia,
bếp lò và ống khói được làm từ cob. Xem các sách khuyến đọc bên dưới về chủ đề này.

Chạm khắc phù điêu trên tường

Cob là công cụ thích hợp để chạm khắc, nó cực kì mềm dẻo!. Ta có thể chạm khắc phù
điêu bên cạnh việc thi công. Hoặc làm thành các hốc, lỗ mang tính nghệ thuật trên tường.
Hay như đắp một khối cob lớn lồi ra ở cạnh tường, đợi khô một chút rồi chạm khắc thành
hình dáng mong muốn.Nếu muốn gắn một bức điêu khắc lên tường, nhớ làm thô bề mặt
liên kết,tưới ướt và đóng thêm một ít đinh chĩa nhiều hướng để cố định lớp cob mới.
Với những khối điêu khắc lớn hãy dùng đinh to hơn. Và nên độn một phần bột giấy
báo với một phần cob để giảm bớt khối lượng.
Sau một thời gian mà thấy chán thì đừng lo vì một đặc điểm tuyệt vời nữa của cob là ta có
thể phá dỡ và sửa đổi vô thời hạn.

91
Quầy bếp, kệ để đồ, sàn gác xép

Tất cả đồ đạc làm từ gỗ như Kệ, giá,mặt bàn, tủ đựng bát đĩa hay dầm đỡ gác xép đều
có thể trôn vào cob khi ta xây tường. Sẽ dễ dàng hơn nếu ta khoét cob nương theo
hình dáng của gỗ hơn là mất thời gian ngồi đục đẽo về sau, vừa tiết kiệm lại tránh
được nhiều phiền hà. Bọc đồ gỗ bằng vải hoặc nilon khi ta thi công để giữ sạch. Ta có
thể sử dụng mặt bàn, gác xép, kệ như là giàn giáo phục vụ công việc. Đảm bảo là cob
đã khô cứng, đủ để đỡ trọng lượng của của tấm gỗ nhô ra cộng với trọng lượng của
bạn trước khi đứng trên đó. Nếu quyết định gắn mặt bàn hay gác mái sau này, ta có
thể chừa ra một đoạn gờ tường từ (5 đến 7 cm) để kê lên sau này.
Để đỡ những thứ nhỏ như bàn bếp hoặc giá để đồ, hãy đắp phần tường dưới gờ dày
hơn một chút. Còn những thứ lớn hơn như gác mái, ta nên đắp dày toàn bộ tường.Bạn
có thể cắt bàn bếp cho vừa với gờ tường. Trám các kẽ hở bằng cob hoặc vữa trát.
Bàn bếp cần nhiều có thêm chân để đỡ phần mép bàn chìa ra. Có thể làm từ gỗ hoặc
đắp bằng cob. Chúng cũng thể hỗ trợ làm ngăn cất đồ bên dưới mặt bàn. Để gắn cửa
tủ bếp, hãy trôn vào trong một miếng gỗ để lắp bản lề. Và nhớ thêm một thứ gì đó để
cố định gỗ vào cob.

Đối với nhà hai tầng, ta có thể tiết kiệm không gian bằng cách chôn các tấm gỗ vào
tường để làm cầu thang. Cob rất khỏe nên có thể cố định các tấm gỗ dễ dàng. Kiểu
92
cầu thang này đã được sử dụng hàng thế kỉ, nhưng không an toàn cho trẻ em, vì vậy
nó sẽ không được duyệt cho bất cứ bản vẽ thiết kế nào.

Khoét hốc

Hốc là không gian chìm được khoét vào trong tường ta có thể dùng làm bàn thờ, đựng
sách hoặc mđốt nến. Có thể làm trong lúc xây nhà, sẽ rất vui. Nếu đã xây xong tường
rồi thì làm sau cũng được mặc dù sẽ tiện hơn nhiều nếu cob vẫn còn ướt.

Khi ta chôn chai lọ màu ở đằng sau hốc thì khi đốt nến, hoặc chiếu sáng bên trong, ta
có thể nhìn thấy ánh sáng màu tỏa ra khi nhìn từ bên ngoài.

Phía trên hốc ta cần dựng lanh tô hoặc làm vòm cửa. Nếu khoét hốc nhỏ hơn 30cm, có
thể bỏ qua điều này và thoải mái làm theo í thích.

93
Tường sau hốc càng mỏng thì cách nhiệt càng kém, cho nên nếu sống ở những nơi
lạnh giá , ta nên bỏ í tưởng này đi. Còn không ta hãy làm giá sách, sách cách nhiệt tốt
nên ta có thể tận dụng điều này, nhớ giữ cho các kệ gần nhau và luôn đầy sách.

GIÀN GIÁO
Ta sẽ cần một vật để đứng thi công khi tường đã xây cao. Dùng rơm kiện hoặc kê ván
lên trên. Chỉ nên chồng tối đa hai khối rơm kiện, chồng ba thì rất bấp bênh, khó làm
việc. Đặt rơm sát tường sẽ làm chậm quá trình khô cho nên thi thoảng hãy di chuyển
vị trí để cho thoáng khí.

Ta có thể đứng trên bậu cửa sổ, bệ đỡ, hoặc nội thất xây trong đã khô. Cũng có thể
ngồi dang chân trên tường, kiểu như cưỡi ngựa vậy.

Khi tường đã cao hơn, ta có thể trôn gỗ vào tường để đứng, cả trong và ngoài, hãy
trôn sâu tối thiếu 30 cm tính từ đoạn chìa ra.

94
95
Độ cao từ 1,2 đến 1,5 m là nơi thích hợp để dựng giàn giáo đầu tiên, điều này còn phụ
thuộc vào chiều cao của tường và sự nhanh nhẹn của bạn, ta cần dựng thêm các cột
chống với khoảng cách từ 60 đến 90cm. Để an toàn, kê ván lát lên các thanh sườn
ngang trôn tường và cố định chắc chắn.(Xem minh họa) Ta có thể dùng thang hoặc
rơm kiện để trèo lên. Vật liệu đựng trong xô để bên cạnh cho tiện sử dụng.

Khi tường đã hoàn thiệt, các thanh sườn ngang có thể để lại trong tường để đỡ tủ bếp.
Ở nhiều quốc gia, các thanh sườn ngang này thường bỏ lại trên tường như một cái
thang trang trí, và cũng để sau này tiện sửa chữa tường ngoài.

Nếu muốn gỡ bỏ, hãy cưa đứt và trát vữa phủ ngoài. Hoặc có thể dùng búa để đập cho
khúc gỗ trồi ra sau đó dùng cob bít lại lỗ hổng.

Đối với những vị trí không đủ chỗ để trôn sườn ngang như cửa sổ chẳng hạn. Ta có
thể dựng giàn giáo đơn giản bằng cách sử dụng hai cái thang chữ A rồi đặt ván lát
xuyên các nấc thang (không phải trên mặt thang đâu nhé!). Chỉnh sao cho thật cân.

Mạng điện trong nhà


Nếu vẫn quên chưa lắp đường ống dưới móng để luồn dây điện và dẫn nước, thì hãy
lắp đặt bên trên bờ móng và đắp đất cố định. Trường hợp chưa quyết định được chính
xác đường đi của ống dẫn, hãy lắp thừa một cái, về sau ống dẫn không dùng có thể
bịt lại bằng cob.( Đọc lại chương làm Móng trang.......... )

Cob chống cháy toàn diện, vì thế dây điện có thể trôn trực tiếp vào tường. hoặc ta
luồn vào ống dẫn rồi trôn vào trong lúc xây dựng. Trôn sâu tối thiểu 2,5 cm, nhớ
đánh dấu lại để tránh cắt phải khi chỉnh sửa, cắt gọt và để cho dễ tìm.

Để gắn ổ điện vào cob, hãy đóng một cái hộp gỗ to hơn ổ điện một chút, bắt vít đằng
sau, và đóng vào vị trí. Nếu muốn giải quyết vấn đề điện đóm sau, hãy chừa lại một
có hốc nhỏ, sau này chỉ cần gắn ổ vào là xong.

Một cách khác là khoét rãnh nhỏ vào tường. Đi dây vào rãnh sau khi đã xây xong
tường , cuối cùng là đắp cob và trát vữa bề mặt.

96
Những vấn đề khác cần lưu tâm
Mối và bọ nhậy
Tôi không biết nhiều về mối, nhưng đã nghe qua khi ở Úc. Vấn đề là mối có thể đục
xuyên qua cob và vào làm tổ ở khung cửa hoặc mái nhà. Một giải pháp là đặt lưới
mối xuyên qua tường và một dải thiếc hàn xuống hai bên, để nhô ra 2cm cả hai mặt
trong và ngoài.

Lưới mối là loại lưới kiên cố, có sẵn tại những nơi mối hoành hành. Mắt lưới rất nhỏ
nên mối không thể chui qua nhưng vẫn đảm bảo được khả năng hô hấp của tường.
Dải thiếc cứng sẽ giúp chủ nhà dễ quan sát những chỗ mối đang làm tổ và gỡ bỏ sớm
ngăn chúng leo lên tường.

Hồi ở Úc, tôi đã nói chuyện với một người bạn cũ, đã sống trong nhà gạch đất
(adobe) tự xây được 12 năm. Cô ấy kể lại rằng mình gặp vấn đề với bọ nhậy, chúng ở
trong tường, và đục lỗ lên sách vở và quần áo . Hiện tại cô vẫn chưa tìm ra giải pháp
nào mà không sử dụng hóa chất độc hại. Nếu bạn có sáng kiến nào về vấn đề này, hãy
gửi thông tin cho chúng tôi để có thể bổ sung vào các ấn bản tiếp theo. Cảm ơn.!

Lên kế hoạch cho các hạng mục trong tương lai

Lập kế hoạch sớm sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức. Nếu đã dự định cơi nới mở
rộng, hãy dựng móng phụ gắn liền với móng chính. Như vậy chúng sẽ gắn chặt với
nhau và chắc chắn hơn. Dựng sẵn khung cửa dẫn vào không gian mới, về sau chỉ cần
lắp cửa là xong. Đóng ván đậy lại khoảng trống, bao giờ thi công hãy dỡ ra.

97
Khi đắp tường nối, đóng cọc và đục lỗ bề mặt. Ở những vị trí được che mưa ta có thể làm
thành hình bậc thang như trong mình họa.

Tường nội thất


Tường nội thất sẽ chiếm nhiều diện tích. Vì vậy hãy đắp mỏng thôi, trừ khi đó là tường
chịu tải hoặc cách âm. Tường nội thất đều có thể được hỗ trợ bởi tường chính tại vị trí
tiếp xúc. Ở một số nơi còn sử dụng cột trụ hoặc gỗ tấm để hỗ trợ tường hoặc làm vách
ngăn, cột trụ có thể được trôn bên dưới sàn hoặc kê lên một vật gì đó cách xa mặt đất.
Ngoài ra nó còn dùng để đỡ mái, và gác xép.

Nhà tranh vách đất (Wattle and daub) là tên một kĩ thuật xây dựng được sử dụng ở rất
nhiều quốc gia qua hàng thế kỉ. Tường được làm bằng các que gỗ đan lại với nhau như
một tấm lưới, rồi trát một lớp Cob mỏng ở hai mặt. Ta có thể áp dụng đặc điểm này để
làm tường nội thất. Tường mỏng hơn sẽ tiết kiệm nhiều không gian hơn, hoặc không
cứ giữ nguyên các tấm tre đan, bản thân chúng đã là vách ngăn rất đẹp rồi.
Tường nội thất có thể làm làm từ gỗ đan, lưới kim loại bọc bằng một lớp giấy báo
nhúng vào đất sét loãng (clay slip) xem trang 147 để biết chi tiết.
Có thể sử dụng khung tường gỗ 5x10 làm tường nội thất. Vì nó rất thẳng và phẳng, tuy
nhiên cần một chút sáng tạo để làm chúng trông hợp với tường cong. Gỗ dán và thạch cao
sẽ cần trát vữa đất để ăn nhập với tường cob.
Tường cob mỏng cách âm cũng rất tốt, tạo sự riêng tư giữa các phòng. Nếu tường nội thất
không phải đỡ dầm mái, nó có thể xây mỏng cỡ 12 phân trên đỉnh, vát thêm 2.5 phân cho
mỗi 90 phân chiều cao. Hãy làm thử cho chắc trước khi quyết định.
Nếu dùng tường để đỡ mái hoặc gác mái, hãy đắp dày thêm ở vị trí tiếp xúc với thanh
dầm.

98
CHỈ DẪN ĐỂ THÀNH THỢ XÂY HẠNH PHÚC

Đắp đất vui nhất là làm cùng bạn bè ! Đều đặn dành những ngày cuối tuần để xây nhà
cob, tổ chức tiệc potluck* đó sẽ là cách hay để làm quen với hàng xóm, cũng như gặp gỡ
và vui chơi với bạn bè bên cạnh việc dựng nhà cho bản thân.

Sức khỏe là quan trọng, vậy nên hãy uống thật nhiều nước trong khi làm việc. Vì người
ta thường không chú ý đến điều này, nên rất dễ mất nước. Khuyến khích mọi người uống
nước bằng cách để ở nơi dễ lấy cũng như nhắc nhở trong lúc làm việc.

Hãy học theo người Anh, làm trà sáng và trà chiều gần công trường. Nghỉ ngơi cùng
với một chút đồ ăn vặt sẽ không làm ai phải than thở cả.

Dành thời gian làm nghệ sĩ. Đây là dịp hiếm có để ta có thể sử dụng tất cả trí tưởng
tượng lẫn óc sáng tạo của mình. Ta có thể trôn dụng cụ phép thuật vào tường, làm lễ. Hãy
để sự linh thiêng và cái đẹp bước chân vào cuộc sống của bạn.

Cob bảo quản đồ vật rất tốt, cho nên thử trôn một cái hộp thời gian vào đó cũng rất vui,
bên trong đựng mấy thứ để lâu được như (tiền xu, đĩa máy tính, gốm sứ , nhựa). Nó sẽ
chứa đựng câu truyện về thời đại của chúng ta, để các nhà khảo cổ mấy trăm năm sau có
thể biết thêm về bạn, một bí ẩn mới/ thợ xây cổ đại.

Hát hò, chơi nhạc cụ và đắp đất đi với nhau rất hợp. Công việc sẽ nhanh hơn và sự
mệt nhọc như biến mất! Con người có thể đạt đến trạng thái như nhập định khi kết hợp cả
ba thứ này lại. Hãy tự tận hưởng nó cùng bè bạn!.

Có một cuốn album về quá trình làm nhà sẽ rất hay. Nó có thể cho vào cùng với sổ lưu
niệm, hoặc làm thành một cuốn riêng để đồng sự và khách viếng thăm có thể kí tên và để
lại lời nhắn.

Nếu muốn đắp đất khi trời lạnh, hay mang găng tay len nhúng nhựa.có thể đeo thêm
một lớp lót nỉ bên trong để giữ ấm. Nếu cần đi giày, hãy chọn loại có đế trơn, như thế cho
đỡ dính bẩn.

99
Bản liệt kê
Trang tiếp theo là bản liệt kê. Hãy đọc qua để lấy í tưởng, điều này sẽ giúp bạn không
bỏ sót những việc cần thiết khi thi công. Tốt nhất nên đem in và photo nó ra và đóng
quyển. Mang theo bên mình khi làm việc, như thế cho tiện kiểm tra thường xuyên.

BẢN LIỆT KÊ
CHỌN HƯỚNG

đường vận
chuyển
thiết kế nhà
thu thập vật liệu và dụng
cụ
dẫn nước vào công
trường
dựng nhà tạm trú trong thời gian thi công
biện pháp tiêu nước, chiều cao của sàn
dựng cống
thoát nước
đào hố tự hoại
làm mô hình
cob

MÓNG

đào móng xuống lớp đất cứng, qua lớp đóng băng, nhớ thêm phần móng cho
trụ đỡ, lò sưởi (tuỳ chọn)
biện pháp cách nhiệt móng (tuỳ chọn)
lắp ống để dẫn nước,dây điện và làm van chặn lửa (fire vent) (làm đầu ống
bên ngoài nghiêng xuống để tránh chảy ngược)
làm ngạch cửa
Dựng khung cửa, cọc và que chống
Đóng chốt khung để gắn vào cob
Xây móng

TƯỜNG 60 cm ĐẦU TIÊN

100
nối ống dẫn nếu quên chưa đặt dưới móng
Thiết kế mạng điện
xây tường
đắp bếp lò và lò sưởi, trôn ống khói vào trong tường (nếu muốn)

đắp bệ đỡ làm ghế băng (thường cách sàn 35 cm)


lắp một lỗ thông hơn thấp để lấy không khí mát từ khu vực lạnh trong nhà
Xây mối nối cho các hạng mục mở rộng sau này
Dựng và cố định các cột gỗ làm giá sách kịch trần (nếu có)
Gắn gỗ ván vào tường để làm (nếu có)
Chạn để bát đĩa
cầu thang
Ghế dựa tường
Chỗ để củi mở
Lắp đặt ổ cắm
Uốn ngả lưng ghế để tạo sự thoải mái
san lấp mặt bằng khu vực nền trước khi thi công
Tính góc vát tường trong khi thi công
làm ghế ngồi bên cửa sổ

60 PHÂN TIẾP THEO

key in window sills and windows on sun-facing wall


Trôn giá đỡ cho tủ bếp hoặc đắp bệ đỡ bằng cob
khoét hốc
làm gờ để kê mặt bàn bếp, hoặc trôn trực tiếp vào tường, thêm vào các cột chống
nếu cần
Lắp cửa sổ đóng mở được (chốt cố định vào cob)
trôn sườn ngang làm giàn giáo ở vị trí 1 đến 1,2m, cố định chắc chắn
Liên kết mối nối cho các hạng mục mở rộng
vát tường

TỪ 1,2M TRỞ LÊN

dựng lanh tô hoặc làm vòm cho cửa sổ


điêu khắc tường hoặc làm tường dày hơn để thao tác sao này.

101
làm thêm nhiều hốc và kệ để đồ
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng
kết hợp với gỗ để làm
giá đỡ chén đĩa
treo tranh, ảnh
giá treo quần áo, mũ, áo khoác
móc treo đồ bếp (pot racks)
làm thanh treo rèm
Dựng cột để đỡ mái, mái hiên và kho để củi vv.
Nếu làm gác mái, hãy tạo gờ tường để trôn dầm đỡ.
đặt cửa thông hơi đóng mở được ở vị trí cao nhất trên tường

MÁI NHÀ

Trôn rui và chốt cố định


Dựng dầm mái và chốt rui
gắn trần nhà hoặc làm gờ để kê các tấm trần lên.
Trôn thêm các ống bọc lưới vào cob, giữa các thanh rui để thông khí
khoang cách nhiệt
cách nhiệt mái
dựng và lợp mái
treo máng xối (rất quan trọng!)
lắp ống khói, đèn trang trí, giếng trời

TRÁT VỮA

Nếu dùng vôi, hãy trộn vữa vôi (lime putty) và để nghỉ tối thiểu
hai tuần
thử nghiệm và phân tích một vài công thức vữa trát khác
điêu khắc, tạo hình
tường
tưới ẩm tường
trát (multiple layers if desired)
khảm gốm trang trí lên bàn bếp hoặc, bậu cửa.
sơn tường hoặc quét vôi trắng (tùy chọn)
bọc nilon cho đồ gỗ

HOÀN THIỆN
102
Lắp cửa và cửa sổ
móc nối ống nước
kiểm tra mạng điện
kệ, quầy bếp, cửa chớp, rèm, tủ chạn.

SÀN NHÀ

Nếu quên hệ thống thoát nước, hãy thi


công ngay bây giờ
thử nghiệm vật liệu nền
san lấp mặt bằng nếu chưa làm
làm bậc thang ở những chỗ giật cấp
đầm nén
với nền đất, đóng đinh mốc; láng, đợi khô, láng lớp tiếp theo, đợi khô, quét
dầu và/ hoặc sáp ong.

DỌN VÀO NHÀ MỚI VÀ TRANG TRÍ

tạo dựng cảnh quan và lối đi bên ngoài


làm giàn trồng cây
ghế ngồi
bếp ngoài
trời
làm vườn

103
CỬA SỔ VÀ CỬA RA VÀO
Phần đất xung quanh lỗ cửa sẽ hỗ trợ phần
tường bên trên.
Bạn cần đảm bảo trọng lượng bên trên được chuyển xuống các trụ đất hai bên
cạnh cửa , qua lớp cob và xuống đến nền móng bên dưới.

104
Các trụ đất giữa các ô cửa cần phải chắc chắn, và khoảng trống phía trên cần
được bắc ngang một thanh gỗ lớn (lanh tô) hoặc làm vòm cob.

Khi bạn có kế hoạch thay thế các cửa, hãy đảm bảo có đủ lượng cob giữa các cửa có
thể nâng đỡ được chính nó cũng như mọi thứ bên trên-không để một lực nặng nào
dồn hết lên cửa sổ và cửa ra vào.Một khoảng cob chừng hơn 30 cm (1 foot) là hợp lý
trong gần như mọi trường hợp.Ít hơn thì phù hợp cho những bức tường thấp chừng
1,5-1,m và do đó có thể giảm sức nặng của mái nhà đến mức tối thiểu.

Vòm

105
Khung vòm rất chắc chắn. Vòm càng cong thì càng chắc. Cần có đủ cob
trong vòm để đỡ được sức nặng bên trên.

Vòm có thể làm trên kính thông thường hoặc khung cửa sổ. Nếu có
phần kính nào trong khung vòm mà bạn không muốn thấy khi hoàn
thiện, ta có thể giấu nó trong lớp cob. Ta còn có thể làm khung vòm với
cửa sổ kéo nữa. Cách làm vòm trên cửa ra vào hình chữ nhật là đặt một
cái cửa sổ phía trên khung cửa, rồi làm vòm trên cửa sổ đó. Đây là cách
tốt để điều chuyển trọng lực trên nếu bạn không có lanh tô.
Tạo hình bằng cách nặn tay từng chút một. Làm như vậy với tất cả phần
cob còn lại. Đắp đến đâu đục lỗ đến đó để tạo liên kết các phần cob sau.
Đợi đất cứng vừa đủ trước khi tiếp tục, đảm bảo cob được tưới ẩm và
phần đất mới dính vào phần đất cũ. Nếu bạn sống ở vùng khí hậu
khô,bạn có thể làm vòm vào buổi sáng, để khô một khoảng,sau đó tiếp
tục đắp thêm vào buổi chiều. Bạn không cần phải làm quá hoàn hảo, khi
vòm đã xong, bạn có thể chỉnh sửa hình dạng của nó nó với bình xịt nước
và một con dao. Cẩn thận với phần kính nhé! Nếu định trát vữa, nhớ cần
trát dày thêm phần vữa ở quanh cửa sổ.
Với cửa sổ nhỏ ( độ rộng dưới 40cm),bạn có thể tạo hình thoải mái
hơn mà không cần làm vòm hay lanh tô bên trên.

LANH TÔ

"Lintel" hay lanh tô chỉ những thanh gỗ lớn đặt ngang bên trên cửa sổ
hoặc cửa ra vào.Nó rất cần thiết để làm phân tán trọng lượng ở trên
xuống hai bên cạnh cửa. Đôi khi nó còn được gọi là đà ngang..thường
được làm từ những thanh gỗ xẻ hoặc nguyên khúc. Một cái lanh tô gỗ xẻ
có thể được xem như một khung cửa trên thứ hai nếu bạn đặt nó cẩn
thận.
106
Khi mọi người cắt những thanh lớn,họ thường giữ lại những mẩu thừa
mà không biết làm gì.Thật tốt khi có thể tìm cho chúng một cuộc sống
mới.

Nếu không có gỗ thì dùng thanh kim loại lớn hoặc đường ray cũ cũng
khá ổn.

Kích thước của lanh tô

Lanh tô cần được làm từ loại gỗ to, chắc khỏe – dày tối thiểu 10 phân đối
với gỗ xẻ, 15 phân đối với gỗ tròn. Càng to càng tốt. Hình dáng thô của
những khúc gỗ lớn rất hợp với sự dày dặn, vững chãi của tường cob. Độ
dày của thanh đà còn phụ thuộc vào bề rộng của tường và trọng lượng
bên trên nó.

Bề rộng

Vì thanh đà để đỡ tường bên trên ô cửa, nó sẽ cần bề rộng tương đương


với bức tường. Ta có thể sử dụng một khúc nguyên như thế, hoặc nhiều
khúc nhỏ đặt sát nhau

107
Thanh đà có thể đặt thụt vào một chút so với tường, và đắp cob lồi lên một tẹo. Ta
có thể chọn đắp lồi lên ở mặt trong hoặc mặt ngoài, nếu không thích nhìn thấy.

Nếu dùng thanh đà vuông thì khi đắp đất sẽ dễ hơn, nhưng dùng gỗ tròn cũng được
không vấn đề gì, nó còn tạo vẻ cổ kính cho căn nhà nữa. Nếu quyết định dùng gỗ tròn
làm đà ngang, ta có thể trám khe hở giữa lanh tô và khung cửa bằng cob.
Chiều dài

Thanh đà cần có chiều dài đủ để bắc ngang qua ô cửa và gác lên hai đầu trụ cửa.
Câu hỏi thường thấy trong xây dựng tụ nhiên là: Hai đầu lanh tô cần trôn sâu bao
nhiêu vào cob? Cái này phụ thuộc vào một số điều kiện: Độ khỏe lanh tô, kích cỡ
cửa, và trọng lượng lanh tô phải đỡ. Tôi chưa bao giờ thử nghiệm tới mức thất bại
để xem nó ra sao, nhưng rất bất ngờ khi nhận ra chỉ cần trôn 12 đến 15 phân vào
cob là đủ. Hãy dùng óc phán đoán và trực giác của bạn.

Lắp cửa và cửa sổ

Mẹo và chỉ dẫn xem trang 36-37

Làm bậu cửa sổ bên dưới và đắp đất hai bên cửa cao lên khoảng 15 đến 30
phân (cao hơn đối với cửa to). Nó sẽ giúp giữ cho cửa đứng thẳng khi ta dựng
nó lên. Trộn vật liệu và để nó gần chỗ làm việc .
Đặt kính, hoặc khung cửa vào, kiểm tra độ thẳng đứng và cân. Sau đó cố định
cửa sổ bằng cob. Kiểm tra thường xuyên khi cob vẫn còn dẻo để đảm bảo cửa
sổ ở nguyên vị trí. Quá trình đắp đất có thể vô ý làm xê dịch vị trí.

108
Khi làm bậu cửa, hãy làm thật bằng phẳng. Kiểm tra bằng cách đặt thước nằm
ngang lên khung cửa, hoặc kính, một tay giữ cửa và một tay chèn cob vào bên
dưới cho đến khi cân.
Khi lắp cửa sổ, phải đảm bảo nó đứng thẳng nữa – trừ khi bạn không muốn. Ta có
thể sửa lại bậu cửa một khi cửa sổ đã được cố định vào vị trí.
Vị trí đặt cửa trong tường

Vì tường rất dày, nên ta cần phải chọn vị trí đặt cửa bên trong của nó.

Đặt cửa sát mép ngoài sẽ tạo bậu cửa lớn bên trong. Đây sẽ làm kệ hoặc ghế ngồi
rất tuyệt, tạo thêm không gian cho ngôi nhà. Bạn cũng có thể muốn làm một cái kệ
lớn ở bên ngoài.

Cửa sổ có thể đặt chéo góc tường tạo cái nhìn mới lạ.
Nếu cửa sổ đủ lớn để làm chỗ ngồi, ta có tận dụng cơ hội này để tạo một không
gian tuyệt vời để thư giãn! Làm bệ đỡ chìa ra tạo hình cái ghế. Ta có thể muốn
nâng bậu cửa cao hơn ghế 15 đến 45 phân để làm chỗ tựa lưng. Nó giúp bảo vệ
kính một chút và nâng cửa sổ cao lên.
109
Hãy nhớ rằng ta sẽ phải vát tướng, do đó hãy đảm bảo rằng cạnh trên cửa sổ
vẫn sẽ nằm bên trong tường sau khi vát.

Trường hợp ta quên mất phải làm như vậy và để hở bên trên ta có thể trát phẳng
chỗ đó, tạo hình giống như cái chân mày. Nó sẽ tạo vẻ đáng yêu và độc đáo cho
căn nhà.

Cửa kính gắn trực tiếp vào cob


Đối với cửa sổ không mở được, ta chỉ đơn giản là gắn nó vào cob. Thậm chí ta có
thể tận dụng mảnh kính vỡ

110
Nhớ dán băng dính các cạnh sắc lại để tránh đứt tay. Trôn kính vào cob tối thiểu
1,25cm ở tất cả các cạnh. Cob sẽ co lại khi nó khô.

Trong lúc làm việc, hãy luôn kiểm tra độ thẳng đứng của kính bằng thước. Nếu
không muốn kính phản chiếu ánh sáng từ xa, hãy nghiêng nó hướng xuống đất một
chút.
Với cửa sổ lớn ta phải làm vòm ở trên đầu cửa sổ như bình thường, hoặc sử dụnglanh
tô để đỡ trọng lượng của cob và có thể là của cả mái nhà bên trên. Ta có thể tạo hình
hai cạnh và chân cửa sổ theo bất cứ hình gì bạn thích. Đây chính là cơ hội tuyệt vời
để làm nghệ sĩ.
Với cửa sổ nhỏ, (dưới 45 phân rộng) ta có thể thoái mái tạo hình hơn mà
không cần phải làm vòm hoặc đà ngang,
Khung cửa
Thông gió rất quan trọng đối với hệ kiểm soát nhiệt độ tự nhiên, và không khí
trong lành rất cần thiết cho con người. Đọc hệ solar thụ động và thông gió trong
chương này. Cửa sổ mở được và cửa ra vào cũng là một cách thông hơi cho căn nhà.
Để đóng mở. chúng cần có bản lề, chốt hoặc trượt trên khung gỗ hay kim loại được
gắn trong cob. Làm khung yêu cầu kĩ thuật mộc cơ bản. Hãy hỏi bạn bè làm thợ mộc
hoặc đọc tài liệu hướng dẫn lắp đặt cửa sổ sẽ giúp ích.

Nếu tái sử dụng cửa sổ cũ, hãy sửa chữa lại trước khi lắp đặt. Đánh giấy ráp. Sơn,
thay và lắp kính mới, đặt nằm trên giá kê cho dễ làm. Làm như vậy ngôi nhà sẽ trông
rất ngầu trong lúc xây dựng, khi có ai đó hiếu kì đến xem mấy ông người rừng làm
việc!
Nếu muốn lắp khung cửa bằng gỗ trơn, vinyl,hoặc aluminum vào tường đất, có khả
năng là nó sẽ bị đẩy ra khỏi tường. Nếu khung có lắp cửa nặng, hoặc cửa sổ có cánh,
thì trong quá trình sử dụng nó sẽ làm lỏng dần liên kết giữa khung cửa với tường. Để
xử lý vấn đề này, hãy thêm hai thanh nẹp gỗ 5x5cm hoặc xấp xỉ, đặt dọc theo hai
cạnh khung cửa. Đây được coi như là hệ chốt và nó sẽ cố định vị trí của khung, mẹo
111
là hãy đóng các thanh nẹp vào một thanh gỗ làm giống như một cái thang nhỏ, rồi
mới gắn vào khung. Như thế hệ chốt sẽ khỏe lên rất nhiều.

Dùng loại gỗ nào đó chống được mối mọt. Cứ hỏi các bác thợ xây tại địa phương là
biết. Đừng quá tỉ mẩn với mấy thanh nẹp chốt khung vì ta sẽ không nhìn thấy chúng
một khi đã trôn vào cob. Bắt vít nó vào sẽ chắc hơn so với đóng đinh. Đễ giữ khung
vuông không bị biến dạng khi làm đắp đất, hãy làm một hoặc hai thanh giằng chéo
rồi cố định vào khung.

Một cách nữa để cố định khung cửa vào cob là đóng đinh hoặc bắt vít hờ vào khung
sau đó trôn vào cob. Ta có thể tận dụng đinh gỉ hoặc cũ.
Khi cob khô, nó có thể sẽ co lại một chút ở hai bên khung cửa. Như thế không sao cả,
ta có thể dùng vữa trát trám lại sau này.
Hãy luôn nhớ kiểm tra độ thẳng và cân khi ta đặt vào vị trí cũng như lúc đắp đất.

Cửa sổ và cửa ra vào là những nơi chịu tác động nhiều nhất cửa thời tiết. Một
cách để giúp bảo vệ khu vực này đó là đắp chân mày bằng cob nhô ra để che cửa .

112
Hoặc là làm ô văng, trôn hai thanh rui vào tường bên trên cửa. Sau đó làm mái phía
trên. Đơn giản hơn ta cũng có thể gắn ngói gỗ, gạch ngói trực tiếp vào tường.

Đáy khung cửa

Khi ghé thăm các tàn tích của Thổ Dân Da Đỏ, tôi để ý rằng gỗ được trôn trong
tường đất cả thế kỉ trước mà vẫn tốt. Miễn là tường khô, khung cửa gỗ có thể để
được bảo quản trong một thời gian dài.

Ẩm ướt là nguyên nhân làm gỗ bị mục, và mời gọi côn trùng đến. Đáy khung cửa
là phần dễ ướt nhất. Hãy chú ý để giữ chúng khô ráo nhất có thể. Tối thiểu lượng gỗ
ở đáy và đừng trôn quá nhiều vào cob. Để khi bị ướt những phần gỗ lộ ra sẽ khô
nhanh hơn. Mối mọt là nguy cơ tiềm ẩn đối với gỗ trôn trong cob.( Xem phần nói về
mối, trang 100)

Bậu cửa ngoài trời

Cob dưới chân cửa sổ là nơi có thể bị ướt nhiều hơn so với phần còn lại của công
trình. Ta có thể muốn bảo vệ khu vực này bằng cách xêp đá phẳng, gỗ hoặc gạch lên.
Ta có thể làm bậu cửa nghiêng xuống dưới đất một chút và nhô chìa ra che tường bên
dưới. Nó sẽ giữ vai trò như một cái ô văng nhỏ làm nước không nhỏ giọt lên tường.

113
Nếu nâng khung cửa lên khỏi bậu, và đặt lên gờ tường nhỏ, hoặc gạch, đá.
Thì đáy khung cửa sẽ luôn khô ráo.
Xử lý khi tường co lại quanh khung cửa.

Cob co lại khi khô. Điều này có nghĩa là sẽ xảy ra khả năng cửa bị vỡ dưới áp lực và
khối lượng co vào. Tôi đã lắp rất nhiều cửa sổ trực tiếp vào cob thành công mà không
xảy ra vấn đề gì. Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây để phòng ngừa bất kì áp
lực bất thường nào tác động lên khung và cửa sổ. Cẩn tắc vô ưu.
Những việc cần làm:

• Để cob hai cạnh bên khô một chút trước khi xây tiếp lên. Vì xây nhà với
cob là một quá trình lâu dài, tường tại vị trí này thường khô đi rất nhanh, làm
chúng co vào trước cả khi ta xây lên đến mép trên cửa sổ. Nếu có đông người
giúp sức và làm nhanh quá, tường có thể bị ướt từ đáy cửa sổ trở lên. Do đó
hãy dừng tay tại đây, để cob hai bên khô tối thiểu trong vòng một hoặc hai
tuần trước khi xây lên. Tường hai bên cửa càng cao, thì khả năng nó co vào
khi khô càng nhiều. Nếu hỗn hợp cob có nhiều sét bên trong, nó sẽ co lại
nhiều hơn so với hỗn hợp chứa nhiều cát, cũng như phải tính toán bố trí
không gian thật hợp lý.
• Lưu ý không chỉnh lại kính trong khi xây lên hai bên thành cửa. Luôn kiểm
tra độ thẳng đứng và cân bằng khi thi công tại vị trí này. Hãy ý thức được
rằng nếu ta ấn cob ướt gần kính, ta có thể làm méo hình dạng, khiến nó dễ
nứt hơn khi cob khô.

• Để chừa một không gian ở giữa cửa sổ và cấu kiện bên trên nó ( lanh tô hoặc
vòm cob). Nó sẽ ngăn trọng lượng công trình đè lên cửa sổ nếu như cob co
lại.
• Đối với lanh tô: Không gian giữa lanh tô và cửa sổ có thể che phủ bằng cách
nhồi vật liệu cách nhiệt vào nó và đóng thanh gỗ mỏng hoặc gỗ ốp tường vào
mặt trong và ngoài. Nếu ta để cob thật khô rồi mới xây tiếp hay vật liệu chứa

114
nhiều cát, thì làm khe hở này không quá cần thiết. Còn nếu cob ướt, thì ta nên
để khe hở rộng khoảng 0,6 cm hoặc hơn. Hãy dùng óc phán đoán của bản
thân.

Đôi với vòm: Để tạo khe hở bên trên cửa kính,dán một miếng bọt biển (thảm trải sàn
cũng rất tốt) hoặc một nhúm rơm hay quần áo cũ lên mép trên cùng của cửa hoặc
khung cửa. Trôn nó vào cob khi ta đắp vòm. Vật liệu mềm sẽ nén lại khi cob khô.

10
9

115
Những thứ cần cân nhắc trước khi lắp cửa
Tính toán để khai thác tối đa hệ solar thụ động.
Đọc về hệ solar thụ động ở trang 12. Đã có rất nhiều sách và tài liệu về thiết kế này. Hãy
tự tìm hiểu thêm để có cái nhìn sâu rộng hơn. Việc áp dụng nguyên lý của nó phụ thuộc
rất nhiều vào kiểu khí hậu và vĩ độ của ngôi nhà. Hãy hỏi bộ phận xây dựng tại địa
phương và các tổ chức xây dựng tự nhiên để có những thông tin riêng biệt phù hợp với
khu vực của bạn. Ở đây tôi sẽ minh họa giản thể, áp dụng chủ yếu cho khí hậu ôn đới.
Kính là một thứ kì diệu. Nó để cho bức xạ mặt trời đi qua để sưởi ấm bề mặt trong
nhà. Các vật liệu nặng và đặc, như cob hoặc đá là nhiệt khối tốt. Chúng hấp thụ nhiệt và
tỏa ra từ từ. Hãy chọn vị trí đặt cửa sổ để đón thật nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp lên nền
nhà ( Xem lại trang ….)

116
Mùa đông, khi mặt trời nằm gần đường chân trời, nó sẽ chiếu sáng sâu hơn vào nhà bạn.
Đặc điểm này sẽ giúp sưởi ấm nền nhà và cob trong những tháng mùa đông. Phần mái
nhà chìa ra sẽ bảo vệ cửa sổ khỏi ánh mặt trời từ trên cao khi hè đến.
Đặt cửa sổ lùi một chút vào tường cũng là một cách để lấy ánh nắng mùa đông và che
chắn khỏi ánh nắng mùa hè. Chạy chiều dài căn nhà theo hướng đông/tây nếu sống ở nơi
cần nhận nhiều ánh sáng, hoặc chếch lên 20 độ về hướng đông để lấy ánh sáng bình
minh.

Đây là quy tắc ngón tay cái cho khí hậu ôn đới. Đặt khoảng 70% tổng số kính hướng về
phía mặt trời ở vị trí cao nhất.(Đó sẽ là hướng nam ở Bắc Bán Cầu và ngược lại ), 20% về
hướng đông để lấy ánh mặt trời làm ấm ngôi nhà nhanh hơn sau buổi đêm lạnh. Khoảng
5% về hướng lạnh của căn nhà, 5% còn lại về hướng tây vì ta sẽ không muốn ánh mặt trời
mùa hè chiếu vào sau khi đã làm nóng ngôi nhà cả ngày. Hãy kiếm tra thời tiết khu vực
và điều chỉnh quy tắc này sao cho phù hợp
Kính không có giá trị cách nhiệt cao và sẽ làm thất thoát một lượng nhiệt độ nhất định.
Quá nhiều kính sẽ làm nhiệt độ trong nhà trở nên cực đoan. Bộ phân xây dựng địa
phương có thể sẽ cho bạn vài lời khuyên về lượng kính cần thiết cho hệ solar thụ động để
sưởi ấm trong khu vực. Nó sẽ tỉ lệ với phần trăm khu vực nền nhà, ví dụ: Lắp càng nhiều
kính vào tường đối điện với mặt trời sẽ tương đương với 15% diện tích nền của bạn.
Các loại kính khác nhau có mức độ cách nhiệt khác nhau. Hãy gọi cho cửa hàng cung cấp
tại địa phương để biết thêm thông tin và giá cả. Nếu sống ở khí hậu ôn đới, bản vẽ sẽ yêu
cầu lắp cửa kính hai lớp hút chân không với giá trị cách nhiệt tối thiểu là R4. Nếu mua
cửa kính hai lớp, tôi khuyến khích mua tại các hãng có uy tín. Để tránh rò rỉ hay các lỗi
lặt vặt khác.

Cửa kính hai lớp tự chế ? Ngày trước, người ta hay dựng cửa chống bão vào những mùa
có thời tiết cực đoan. Đây là một ngăn riêng biệt có thể tháo ra để vệ sinh. Nếu là kính
hút chân không, sẽ gây nên hiện tượng ngưng tụ hơi nước ở giữa. Vì thế nên làm các lớp
có thể tháo lắp được để tiện lau chùi sau này khi thời tiết ẩm và nồm. Tấm kính chống
bão của cửa sổ sẽ cách nhiệt không tốt bằng cửa kính hút chân không.Tất nhiên còn phụ
thuộc vào độ kín của cửa. Vì Cửa kính một lớp rất rẻ, nên ta có thể sử dụng chúng nếu
không muốn mua cửa kính hai lớp hoặc lo lắng về yêu cầu bản vẽ.
Kiểm soát nhiệt độ thụ động trong nhà rất đơn giản, chỉ cần mở cửa sổ và cửa khi nhiệt
độ bên ngoài dễ chịu, và đóng lại khi nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh,. Đây là một trong
những cách tiện lợi để kiểm soát nhiệt độ trong nhà, đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi liên tục
theo chu kỳ đêm/ngày.

117
Che cửa sổ bằng rèm chống nắng, cửa chớp hoặc rèm nhựa trong để ngăn hơi lạnh đi vào
và hơi ấm bên trong thoát ra. Nếu bạn muốn tránh ánh mặt trời mùa hè, hãy tạo bóng
râm bên ngoài để che nắng. Dùng vật liệu phản xạ nhiệt là tốt nhất. Móc và que rèm có
thể xây trực tiếp vào cob, cả trong và ngoài.

Bít kín các khe hở xung quanh cửa sổ và cửa nơi hơi nóng hoặc lạnh có thể lọt vào. Để
làm keo trám khe cửa tự nhiên, nhúng dây vào sáp (sáp ong đàn hồi hơn) và nhét vào
kẽ hở bạn muốn trám. Các mảnh săm xe cũng có thể sử dụng. Những khe hở lớn hơn có
thể trám bằng cob.

Một lợi thế khác của thiết kế solar thụ động là ánh sáng tự nhiên rất tích cực và tốt cho
mắt. Để lấy nhiều ánh sáng hơn, hãy đặt cửa cao trên tường trừ trường hợp bị chặn
bởi mái hiên hoặc cây. Đặt cửa sổ ở những vị trí cần lấy ánh sáng, như bàn làm việc, bồn
rửa bát, quầy bếp vv.

Không có gì đẹp bằng ánh sáng tự nhiên từ phía trên. Giếng trời lấy được nhiều ánh sáng
tự nhiên hơn cửa sổ tường. Tuy nhiên có vài nhược điểm sau. Khi hơi nóng bay lên,
giếng trời sẽ để lọt hơi ấm ra ngoài vào những ngày đông, và làm ngôi nhà nóng hơn vào
mùa hè. Ta có thể mua loại kính hai hoặc ba lớp để cách nhiệt tốt hơn. Lên kế hoạch che
chắn cho giếng trời vào mùa hè hoặc làm nó có thể đóng mở được để thoát hơi. Chúng
yêu cầu thi công thật cẩn thận để tránh dột .
Làm sao để gắn nhiều cửa kính ở phía nắng mà vẫn hỗ trợ được mái nhà.

Ta sẽ cần các trụ tường dày tối thiểu 25 phân, giữa các cửa sổ để hỗ trợ cấu trúc bên
trên. Tại hướng đón nắng của căn nhà, các cột này sẽ chắn mất khá nhiều ánh sáng
cần thiết để sưởi ấm vào mùa đông.
118
Để khắc phục vấn đề này, hãy dùng cửa sổ kích cỡ lớn và vát chéo góc cột đất như
hình dưới.Nó sẽ đón nhiều ánh sáng hơn khi mặt trời chiếu vào góc cửa sổ.

Một cách khác để tối đa hóa ánh sáng nhận được là đặt hai cửa sổ lớn cạnh nhau với
một cột chống ở giữa, và lanh tô dài bắc ngang qua hai cửa sổ, kê lên trụ cửa.

Cửa sổ lồi rất đẹp và dễ làm. Dựng móng theo hình dạng lồi mà bạn muốn. Và đắp các trụ
tường ở giữa để làm vòm hoặc đỡ lanh tô bên trên. Hoặc thay thế bằng các cột gỗ chống
chắc khỏe. Cửa sổ lồi tạo không gian rất lãng mạn, quá phù hợp để làm ghế cạnh cửa.

Nếu muốn lắp một hàng cửa kính dài ở phía đón nắng, hãy dựng khung dầm và cột chống
thay cho trụ tường đất từ dưới lên đến mái. Hãy trao đổi với bạn bè hoặc ai đó làm mộc
có óc sáng tạo, hay tìm đọc tài liệu chuyên ngành để có thêm sự trợ giúp cần thiết. Ở vị
trí tiếp xúc giữa gỗ với cob, hãy sử dụng hệ chốt khỏe và kiên cố hơn bình thường.
Tường Trombe

Tường trombe là tường cob với một bức tường kính phía trước, để bẫy nhiệt đô. Ta có thể
xây tường kính về hướng mặt trời cách tường 10 phân trở đi, hoặc đủ xa để làm hành lang
hoặc phòng đón nắng. Làm vách ngăn giữa tường kính và tường nhà bằng cob hoặc gỗ.
Những tia nắng thấp vào mùa đông sẽ xuyên qua kính làm nóng tường cob cả ngày, rồi
tỏa lại vào trong nhà ban đêm. Tường tối màu sẽ nóng nhanh hơn tường sáng màu.

Một lựa chon khác là lắp van trên đỉnh và dưới chân tường nhà để lưu thông không khí
đã được làm nóng ở gian ngoài vào gian trong. Với hệ thống này, ta cần phải lắp van
chống chảy ngược để ngăn không khí nóng từ gian trong chảy ngược lại tường trombe.

119
.

Tìm hiểu thêm về tường trombe trong các đầu sách về thiết kế solar thụ động.

Nếu bức tường trombe lớn sẽ chắn mất hướng sáng của căn nhà, ta hãy lắp kính lên nó
như vậy ta có thể nhìn ra ngoài và tận hưởng ánh sáng tự nhiên. Nếu làm cửa kính đóng
mở được, hãy làm mở vào trong để tiện vệ sinh cả mặt trong và mặt ngoài. Tạo bóng râm
hoặc trồng các loại cây thay lá, atisô, cà chua, hoặc cái gì đó để chắn ánh nắng mùa hè.

Thông hơi

Quan sát ánh sáng mặt trời, gió và khí hậu thật kĩ càng tại vị trí xây dựng trước khi
chọn nơi đặt cửa sổ.Không khí trong lành rất quí giá! Cửa sổ mở được sẽ đưa không khí
vào nhà. Khi chọn vị trí đặt cửa , hãy nghĩ về cách không khí luân chuyển. Để ý xem
hướng gió hay thổi vào nếu muốn tận dụng luồng gió để thông hơi. Nóng thì bay lên,
lạnh thì xuống thấp. Để làm mát vào mùa hè, đặt van ở vị trí cao trên tường để khí nóng
thoát ra, và một cái dưới thấp ở hướng lạnh để lấy không khí mát vào thay thế.

120
Một cái van đơn giản có thể làm từ một cái xô cắt đáy. Hoặc bất kì loại ống nào. Bọc
đầu bằng một lớp lưới bền ở mặt ngoài để ngăn côn trùng. Tôi từng thấy họ dùng vải
sáng màu để bọc đầu ống thống hơi cho đẹp và đuổi muỗi. Khi không cần sử dụng nữa ta
có thể lấy nắp đóng lại hoặc nhét chăn hay vật gì đó vào bên trong. Bạn có thể tận dụng
nó để làm chỗ cất đồ luôn.

Ta cũng nên làm lưới chắn côn trùng cho cửa sổ luôn. Tôi thích loại có thể tháo lắp
được, vì tôi không cần chúng vào mùa đông, thêm nữa là tôi thích được nhìn ra ngoài
mà không bị vật gì đó cản trở tầm nhìn.

Hãy làm lỗ thông khí rộng hơn ở những nơi hay ẩm như bếp hoặc nhà tắm. Chúng sẽ
giữ khô ráo cho căn phòng. Đặt thêm một cái phía trên bếp để đẩy mùi thức ăn và dầu
mỡ ra ngoài.

Làm chốt cửa thật chắc chắn để tránh va đập khi có gió mạnh, khiến cửa bị rò rỉ hay
hỏng hóc về sau.

Ở khu vực nhiều gió căn nhà của bạn sẽ làm gián đoạn luồng gió, tạo lốc xoáy lên phía
khuất gió của ngôi nhà. Chọn vị trí để trổ cửa mà không muốn bị bụi thổi vào khá là
phức tạp. Hãy nói chuyện với hàng xóm về vấn đề này và tham khảo thiết kế nhà của họ
có thể sẽ giúp ích.

121
Tầm nhìn
Hãy tưởng tượng cuộc sống trong nhà chi tiết hết mức có thể. Nơi bạn sẽ ngồi ăn, làm
việc? Chỗ đứng rửa bát? Bạn muốn nhìn thấy gì khi sinh hoạt trong căn nhà? Vị trí nào
cần ánh sáng tự nhiên? Muốn nhìn thấy cái gì từ chỗ ngủ?

Nhớ rằng, cửa sổ cho phép chúng ta nhìn từ cả hai phía trong và ngoài. Khi có khách
đến, bạn muốn họ nhìn thấy gì? Nếu có hàng xóm ở gần, hãy nghĩ về vị trí cửa sổ của họ
để lựa chỗ trổ cửa phù hợp cho trao đổi, hoặc giữ riêng tư cá nhân.

Khi ta xây tường lên đến độ cao chân cửa, hãy nhờ một người bạn cầm cửa sổ đứng ở
các vị trí khác nhau để xem xem vị trí nào là tốt nhất. Lắp cửa là công việc gây hứng
thú nhất, nên người ta hay có khuynh hướng lắp quá thấp là vì vậy. Quan sát độ cao làm
cửa ở các căn nhà hoàn thiện sẽ giúp ta “hiểu” được cái mình muốn. Đứng và ngồi
trong nhà trong khi nhờ ai đó giữ cửa để kiểm tra độ cao cho chuẩn. Cân nhắc đến vấn
đề này thật kĩ càng trước khi chọn vị trí.

Thử hình dung căn nhà hoàn thiện. Nhìn vào nó từ bên ngoài cũng như bên trong trước
khi ra quyết định. Ta nên nhờ thêm người khác giữ các cửa còn lại, để có thể xem chúng
liên kết với nhau ra sao.

Tiếng ồn

Tường cob cách âm rất tốt. Cửa sổ sẽ làm cho tiếng ồn ra vào nhiều hơn so với tường.
Nếu sống gần nơi ồn ào, ta nên tối thiểu lượng cửa sổ ở hướng phát ra âm thanh.

Cửa sổ diệu kì

Ở các thế kỉ trước, con người thường dùng vị trí cửa sổ để đánh dấu một ngày nhất định
trong năm. Ta có thể đặt cửa sổ ở nơi mặt trời sẽ chiếu qua nó vào ngày sinh nhật bạn,
ngày chí, và vào các tiết xuân phân, thu phân. Hoặc chiếu lên các vị trí đặc biệt ở tường
đối diện. Việc này khá khó để biết chính xác, trừ khi ta bắt đúng thời điểm trong khi xây
dựng. Có ai biết làm cách nào mà cha ông ta ngày trước lại biết rõ như vậy không ?

Một số chỉ dẫn an toàn với gương kính

Nếu có thể kiếm được, hãy sử dụng kính an toàn cho những vị trí dễ bị tác động như:
giếng trời, cửa sổ lớn, và cửa ra vào.( Kính an toàn là kính dùng trong ô tô, nó có
nhiều lớp do đó khi vỡ nó sẽ vỡ thành các mảnh vụn nhỏ chứ không phải các miếng
kinh lớn gây nguy hiểm). Dựng đứng các tấm kính khi vận chuyển và bảo quản. Để ở
nơi an toàn, tránh nơi có gió thổi hay người qua lại.

Không nên coi thường vết cắt do kính. Hãy đeo găng và giày bảo hộ khi thao tác với
nó. Tuyệt đối không mang vác gương kính sau khi uống đố uống có cồn!

Chú ý khi vận chuyển và cất giữ kính vỡ. Nếu vẫn còn mảnh kính vỡ gắn trên khung, thì
hãy gỡ hết ra trước khi di chuyển để đảm bảo an toàn. Khi gắn gương vỡ vào cob, dán
băng dính xung quanh cạnh sắc và đeo găng tay. Hãy có ý thức bảo vệ đôi tay trong khi
đắp cob lên tường xung quanh gương kính. Đứt tay mà đi đắp đất thì mất cả vui.

Khi đã cắm một miếng kính lớn vào tường, cắm vài que gỗ nhõ hoặc băng dính màu lên
gương để đánh dấu cho bạn và người khác biết để đề phòng tai nạn có thể xảy ra.

122
Tháo dỡ cửa sổ

Lắp nhiều cửa sổ thì dễ xử lý hơn, do đó hãy hào phóng một chút. Vì ta có thể đắp đất để
lấp lại ô cửa rất dễ dàng trong khi sẽ rất tốn công sức để đục tường làm lại.

Thay gương vỡ

Nếu một trong các cửa kính trôn trong cob bị vỡ, ta phải đục rộng tường ra, gắn gương
mới vào và đắp cob vào. Cob dính vào nhau rất tốt. Đọc lại phần hướng dẫn đắp cob mới
vào cob cũ (trang 91).

Một số í tưởng làm cửa sổ


Cửa sổ bằng chai lọ thủy tinh

Chai lọ có thể trôn vào cob để làm mấy cái cửa sổ mini vui mắt. Chúng cách nhiệt tốt hơn
so với cửa kính một lớp vì bản thân chúng đã có sẵn hai lớp rồi. Chai lọ màu nào sẽ tạo ra
ánh sáng màu đó khi mặt trời chiếu vào. Khi ta đứng bên ngoài vào buổi tối, ánh sáng từ
trong nhà sẽ tạo cảm giác ấm cúng khi chiếu qua kính màu.

Nếu chai lọ không màu, chúng sẽ phản chiếu nhiều ánh sáng hơn nếu tường có màu tối.
Ta có thể sơn trắng, hoặc dán băng dính rộng ở các mặt tiếp xúc với tường. Ánh sáng sẽ
xuyên thẳng qua những phần để lộ còn lại.

Nếu trôn các chai lọ cổ hẹp (như chai rượu vang) vào tường, thì đất bao quanh cổ chai sẽ
chặn lại rất nhiều ánh sáng. Ta hãy cắt đáy một cái lọ và lắp vào đó, chỉ cần vậy thôi là
vấn đề đã được giải quyết.

Với một chút trí tưởng tượng và thật nhiều chai lọ màu, mảnh gương, gạt tàn, mấy
thứ linh tinh từ cửa hàng đồ cũ, ta có thể tự làm kính màu ghép rất đẹp hoặc làm cửa sổ
cob cũng hay. Chai lọ đặt cùng chiều với tường, sau đó vát bớt hai mặt tường để lấy
nhiều ánh sáng.
Nhìn từ trên

ánh sáng đi qua

123
Những cái lọ thủy tinh to và xô nhựa có thể trôn vào tường để hở miệng, ta có thể sử
dụng nó như chỗ chứa đồ. Cho vật dụng vào xong đậy nắp lại.

Gương ô tô
Kính chắn gió và cửa sau của ô tô khá rẻ tiền hoặc miễn phí, có thể tận dụng rất tốt để
trôn vào cob làm cửa sổ. Tất cả các loại kính ô tô đều làm từ tác tấm kính an toàn dày.
Bạn thậm chí còn có thể trôn hẳn cả cái cửa ôtô vào tường đất, chỉ để lộ phần kính và tay
xoay, thế là ta đã có một cái sổ mở được.

MÁI NHÀ
Các hướng dẫn và tài liệu về mái nhà đã có sẵn rất nhiều, vì thế tôi sẽ hướng dẫn rất cơ
bản và nói thêm về độ lệch tâm khi dựng mái nhà trên công trình bằng cob. Cũng như mô
tả ngắn gọn về một vài hệ thống mái “ dị “.
Mái thường là phần tốn kém của căn nhà. Nó nghĩa là phải xẻ, vận chuyển, và độc hại vv.
Ta nên cân nhắc đến sự tác động lên môi trường của các nguyên vật liệu, và sử dụng tối
đa vật liệu tái chế.

Dù là kiểu nhà gì đi chăng nữa, thì mái nhà luôn đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng
đến tuổi thọ của công trình, và thường là điểm yếu cần sửa chửa và bảo dưỡng. Trọng
lượng của mái nhà sẽ dồn lên bất cứ vật gì bên dưới, rồi xuống tường, đến móng và mặt
đất. Nó rất đáng để dành thời gian, sự tập trung và vật liệu tốt.

Một phần quan trọng trong thiết kế mái là tính xem nước sẽ chảy về đâu, hãy suy
nghĩ thật kĩ càng!

Cấu tạo hệ mái

124
Dầm
dầm là phần lớn nhất của mái (làm từ gỗ hoặc thép) để đỡ rui, phần còn lại của mái và
trọng lượng chính chúng.

Dầm có thể bắc ngang công trình hoặc đặt song song với tường, ở trên và dưới mái dốc

Với những ngôi nhà nhỏ, nếu rui đủ lớn để bắc qua công trình, ta sẽ không cần phải
làm dầm.

Rui không dầm

125
Để tiết kiệm gỗ, hãy dùng dầm chữ I

Cái này có thể mua hoặc tự làm


Rui

Rui được đặt dốc cùng chiều với mái. Các tấm lợp thường được gắn bên trên chúng
Rui có thể đặt trực tiếp lên tường hoặc dầm. Nhiệm vụ của chúng là đỡ trọng lượng của
chính mình và vật liệu bên trên. Và cần đặt gần nhau để hạn chế các tấm lợp bị chùng
xuống ở giữa.

Rui thường được tạo thành một khoang ở giữa để cách nhiệt, và thiết lập chiều cao của
không gian đó.

Rafters often form the sides of the space for insulation, establishing the height of that
space. It's a good idea to have lots of insulation, so the rafters should be as deep as
possible if they are to house the insulation.

Đôi khi trần được khoan bắt vít vào rui. Nếu tấm trần được gắn ở mặt dưới thì khi ở trên
mái hãy đứng trên các thanh rui để đảm bảo an toàn, và tránh gây ảnh hưởng tới hệ
mái.

Nếu sử dụng gỗ tròn làm rui và trung thành với tấm lợp chữ nhật và trần bằng gỗ hay
thạch cao. Thì hãy chọn cột thật thẳng và xếp thẳng hàng để có thể đóng đinh các tấm lợp
vào đó.

Ta có thể gắn ván che (fascia) vào hai đầu của rui. Những tấm ván này có thể dùng để
phục vụ những mục đích sau:

• cho đẹp

• bảo vệ đầu rui

• treo máng xối

• cố định các thanh rui ngoài cùng

126
Gỗ chèn

Chúng là những đoạn ngắn (thường làm từ gỗ và có cùng kích thước với rui)
đặt giữa các thanh rui để cố định vị trí và hạn hiện tượng xoắn. Gỗ chèn được sắp xếp sao
cho chúng có thể cung cấp bề mặt đóng đinh cho các tấm lợp.

Nếu dùng gỗ chèn với trần có khoang cách nhiệt, chúng cần phải được khoan lỗ ở giữa
để thông hơi. Nhớ khoan trước khi lắp đặt.

Giằng

Giằng chéo sẽ gia cố cho các góc thêm khỏe hơn. Nếu muốn kéo dài dầm hoặc rui ta có
thể tính trôn giằng chéo vào cob trước để hỗ trợ cho phần nhô ra này.

127
Cột chống

Nếu dựng cột chống mái nhà trước khi đắp tường, thì ta phải quyết định xem những
cột này sẽ đặt ở mặt trong hay mặt ngoài tường, tránh tuyệt đối bọc trong cob. Khi
trôn cột trong tường, nó sẽ tạo điểm yếu cho các vết nứt hình thành khi tường khô.
(minh họa trang 134). Ta có thể trôn cột vào tường thấp (60 đến 90 phân) là được.
Quan trọng là phải có hệ thông thoát nước tốt bên dưới các cột này. Nếu sống ở nơi
nhiều mối, nên tối thiểu việc trôn các đồ, vật dụng gỗ vào tường.

Kê chân cột cách xa mặt đất để tránh ẩm. Nếu muốn trôn xuống đất, hãy đốt cháy
chân cột để tránh mối mọt.

Nên dựng cột lùi sâu vào một chút so với đầu thanh dầm để tránh bị ngấm nước cũng
như không cho động vật leo lên mái. Một thang giằng chéo từ cột tới dầm sẽ làm liên
kết trở nên vững chắc hơn và giữ cho cột chống đứng thẳng.

Nếu dùng cột để đỡ dầm, thì hiệu quả nhất là đặt dầm trực tiếp lên đầu cột, hơn là gắn
chúng vào hai bên thành và phụ thuộc vào bu lông, đinh vít để cố định chúng.

Tấm lợp

Tấm lợp nói chung là bất cứ thứ gì ta dùng để phủ lên các thanh rui nhằm hỗ trợ cho
bề mặt của mái nhà. Các tấm gỗ ván, gỗ ép là những thứ hay dùng để lợp mái. Tấm
ghép mộng cũng thường được sử dụng (xem trang 136 để biết thêm chi tiết về vật
liệu lợp mái )

123

128
Tấm lợp sẽ gia cố và có vai trò tương tự như thanh giằng đối với cấu trúc mái.
Thông thường người ta sẽ làm khoang thông hơi ở giữa tấm lợp và vật liệu
cách nhiệt.

Tấm lợp có thể đặt ngang bằng với đoạn cuối của rui, sau đó gắn ván che lên phần
mép của tấm lợp.

Máng xối

Mục đích sử dụng:

• Để ngăn nước mưa hắt vào tường. Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng rửa
trôi lớp tường ngoài ở những ngôi nhà cob lâu năm.

• Dẫn nước mưa chảy trực tiếp xuống lòng đất, tránh việc phân bố không đồng đều

• Tích trữ để sử dụng vào mục đích khác..

Treo máng xối càng sớm càng tốt. Nếu trì hoãn công việc này, tuổi thọ của căn nhà sẽ
giảm đi đáng kể.

Lượng nước tích trữ được là rất lớn. Hãy làm máng xối đủ lớn để chịu được khối
lượng nước và suy nghĩ xem sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào. Bên cạnh
việc là một nguồn tài nguyên quí. nước cũng gây xói mòn khi tràn ra đường ống.

Nên nới rộng bề mặt mái, hoặc làm các tấm lợp nhô ra ngoài máng xối tối
thiểu hai phân, điều này rất quan trọng.

Vì nước mưa phải được hứng trực tiếp vào máng xối, không để tình trạng nước
rỉ qua giữa máng và công trình.

124
129
Tính toán độ dốc để đảm bảo nước sẽ chảy về phía đường ống, tối thiểu là 0.6
phân cho mỗi 6 mét chiều dài máng.

Nếu làm mái cong (Organic shaped) , thì việc treo máng xối theo rìa mái sẽ khá phức
tạp. Vì vậy khi thiết kế mái hãy tính trước về vấn đề này. Thử xin tư vấn từ những
người bán vật tư xây dựng tại địa phương, có thể sẽ giúp ích.
Ta có thể tự làm máng xối bằng gỗ, bọc vải sơn bên trong.(trang ...). Hoặc thử với tre
già chẻ đôi hoặc với ngói,vvv.

Một vài kiểu mái thông dụng


Bạn có thể áp dụng bất cứ kiểu mái nào dưới đây hoặc kết hợp chúng với
nhau.

Vòm và mái vòm

Ở nhiều nước mái nhà thường được làm thành vòm từ đất không nung. Tôi chưa thi
công các ngôi nhà kiểu này với kích thước thật bao giờ, và cũng không biết ai có
kinh nghiệm để hỏi. Trọng lượng lớn của mái vòm sẽ dồn hết lên các phần tường bên
dưới chúng. Do đó chân tường cần xây thật dày hoặc gia cố thêm bằng trụ đỡ.

Mái đất thường được xây ở những vùng khí hậu ít mưa. Với những nơi mưa nhiều, thì
cần phải quét một lớp chất chống thấm để bảo vệ bề mặt khỏi bị rửa trôi, hay ngấm
nước dẫn đến sập mái. Hãy lựa chọn vật liệu chống thấm sao cho vẫn giữ được khả
năng hô hấp của vật liệu để đưa độ ẩm trong nhà ra ngoài.
Giới xây dựng tự nhiên sẽ rất vui mừng nếu có ai đó tận dụng hoàn hảo vật liệu này.
Xây một công trình hoàn toàn bằng đất, dùng ít gỗ và vật liệu chế tạo sẽ rất gây hứng
thú. ( Xem chương Vữa Trát, mục Adobe Protector, trang....).

130
Bất cứ cấu trúc mái nào dưới đây đều có thể làm từ gỗ tròn, ván xẻ, tre, hoặc
khung thép chịu lực.

Mái chóp nhọn

Mái kiểu này rất hợp với những ngôi nhà hình tròn. Cấu trúc hình nón sẽ chia đều
trọng lượng lên xung quanh bờ tường. Tuy nhiên phần giao nhau ở giữa mái có thể
gây ít nhiều khó khăn.

Các lựa chọn:

Khoan, cố định các thanh rui vào thứ gì đó chắc chắn như sắt hoặc ván ép.

Đặt các thanh rui gối lên nhau ở chóp mái và cố định chúng.

Một cái đai căng (tension ring), chạy bên dưới các thanh rui sẽ chịu sức căng từ vị trí
các thanh rui tiếp xúc trên đỉnh và giảm thiểu áp lực dồn lên tường. Một đai căng
đơn giản có thể làm bằng cách chạy cáp qua các lỗ khoan trên rui, hoặc gắn vào dấu
khắc ở cuối thanh rui.

Những đoạn rui nhô ra ngoài tường sẽ tạo thành mái hiên. Tấm lợp và trần cần được
cắt góc để che phủ khoảng trống giữa các thanh rui. Sắp xếp các thanh rui đều nhau
như thế các góc độ của mái nhà cũng sẽ giống nhau. Nếu muốn lợp mái lá ta có thể
đan giống như đan rổ để buộc vật liệu.

126

131
Mái lán

Mái lán là kiểu mái một mặt phẳng, là kiểu mái truyền thống đơn giản nhất. Nếu ta
chưa bao giờ dựng mái nhà trước đấy và không có bạn bè là thợ mộc lành nghề, thì
mái lán sẽ là lựa chọn tốt.

Mái đôi với hàng cửa sổ

Đơn giản là hai mặt mái lán có độ cao khác nhau. Đây là một thiết kế có tính thực
tiễn cao, dùng để lấy ánh sáng tự nhiên và giữ nhiệt thụ động. Kính ở vị trí giữa
hai mái có thể bố trí hợp lí để ánh sáng có thể chiếu vào những vị trí lạnh và tối
trong nhà.

Mái tam giác

Thiết kế mái tam giác gồm hai mặt phẳng tiếp xúc nhau tại nóc nhà. Kiểu mái này
sẽ cho phép ta làm thêm gác mái. Gác mái có thể sử dụng để chia phòng, cất đồ
hoặc chứa vật liệu cách nhiệt cồng kềnh như rơm kiện

132
Ta có thể mua bộ rui đúc sẵn với giằng cho mái tam giác. Hay còn gọi là kèo. để
tiết kiệm thời gian và sức lực. Hoặc tự làm cũng được, ta có thể dựng trên mặt đất
hoặc trực tiếp vào vị trí trên mái. Hãy đến các tiệm mộc tại địa phương và tìm hiểu
thêm về kèo, những thứ sẵn có và giá cả của chúng.

Mái tam giác kết hợp với mái lán một hoặc hai bên sẽ trông rất đẹp. phù hợp với
những công trình xây từng phần.

Mái có tầng

Đối với gác xép hay nhà hai tầng, ta có thể tạo thêm góc cho mái tam giác. Đây gọi là mái
hai mảng. Bằng việc thêm độ dốc vào hai bên mái, ta có thể làm tường thấp hơn mà vẫn
có đủ không gian cho các tầng bên trên.

128
133
Mái kim tự tháp

Kiểu mái này hơi phức tạp vì cần tính và cắt góc. Đọc tài liệu sẽ giúp ích cho bạn.
Mái kiểu này đặc biệt phù hợp với các ngôi nhà xây bằng rơm kiện, vì chúng phân bố
đều trọng lượng mái ra toàn bộ tường.

Mái cong (Organic shaped)

Hình dáng cong tự nhiên của các ngôi nhà cob rất thích hợp cho cấu trúc mái này. Bù
lại nó sẽ khó hơn nhiều so với kiểu mái truyền thống một hoặc hai mặt phẳng. Nếu
bạn yêu thích, có đầu óc linh hoạt và thời gian thì hãy làm mái kiểu này.

Tự nhiên sẽ cũng cấp cho ta những khúc gỗ cong, xoắn ốc và cành cây để khơi gợi
cảm hứng cho thiết kế. Ta sẽ cần một số tấm lợp và mái lợp có tính đàn hồi dễ uốn.
Những cành cây nhỏ gắn vào mái lợp rất phù hợp với hình dạng organic. Ta cũng có
thể lợp từng phần nhỏ bằng gỗ ván, cắt sao cho vừa khoảng trống giữa các rui.

Đối với tấm lợp cho dạng mái này, hãy lấy một hoặc hai cây xẻ thành các tấm ván
mỏng 1,25 cm. Các tấm ván sẽ dễ uốn hơn nếu xẻ khi gỗ còn tươi. Đầu và đuôi ván
ta có thể cắt hoặc giữ nguyên để lấy hình dáng tự nhiên của thân cây.

Bắt đầu từ chỗ thấp nhất, uốn các tấm ván nương theo các thanh rui và khoan cố
định vào đó. Các tấm ván có thể xếp cạnh nhau hoặc đặt gối đầu khoảng 2,5 đến
1,25 phân.

Cứ liên tục như vậy cho đến khi hoàn thiện..

129

134
Thiết kế và lập kế hoạch
Đọc hết chương này một đến hai lần. Đến thư viện và tìm các đầu sách cùng chủ
đề. Mái càng đơn giản bao nhiêu công việc sẽ giản đơn bấy nhiêu.

Mái sẽ góp phần quan trọng trong việc thể hiện cá tính của ngôi nhà. Hãy ghi chú lại
kiểu mái nào hấp dẫn đối với bạn.

Cân nhắc đến trọng lượng các thành phần cấu tạo của mái, mái càng nặng sẽ cần
đến các cấu trúc hỗ trợ khỏe và chắc chắn hơn.

Những khuyết điểm thông thường ở những ngôi nhà cob cổ là trọng lượng của mái nhà
dồn lên tường gây nên tình trạng cong vênh và nứt. Mái càng dốc, lực đẩy dồn lên tường
sẽ càng lớn.

Ta chỉ cần dựng xà ngang là có thể giải quyết nguy cơ tiềm ẩn này.Với xà ngang, mái
nhà sẽ trở thành một thể thống nhất, trọng lượng sẽ dồn xuống tường theo chiều thẳng
đứng.

135
Nhà nhỏ thì ta cũng sẽ bớt phải bận tâm về hệ giằng, do trọng lượng mái thấp, nhà
nhỏ với tường dày cũng sẽ chắc chắn hơn. Đối với những căn nhà mái lán nhỏ, nếu các
thanh rui ngắn hơn 4,5 m ta có thể không cần làm giằng.

Độ dài an toan của rui hoặc dầm phụ thuộc vào kích thước gỗ, và trọng lượng
mái. Ta có thể xem bản vẽ kỹ thuật để biết kích thước gỗ phù hợp cho căn nhà của
mình

Mái càng dốc, nước chảy càng nhanh. Độ dốc của mái phụ thuộc vào bề mặt vật
liệu. Độ dốc trong kĩ thuật lợp truyền thống yêu cầu tối thiểu: 3 -12, 4 -12. Những
con số này có nghĩa là cứ mỗi 12 feet, mái nhà kéo theo chiều ngang, nó phải nâng
lên 3 hoặc 4 feet. (1 feet = 30cm)

Đảm bảo mái đủ độ dốc để thoát nước. Bề mặt càng phẳng thì càng hạn chế tình trạng
dột.
Những chỗ trũng và giáp mái là những vị trí hay xảy ra vấn đề. Giáp mái là nơi hai
mái nhà đối diện giáp nhau làm một khối lượng nước lớn chảy xuống đây. Ở những nơi
khí hậu lạnh giá, tuyết sẽ tích tụ dần ,đóng đá, tan chảy rồi lại đóng đá. Đây thường là vị
trí gây rò rỉ ,do vậy hãy thật chú ý đến chỗ này khi thi công. Rác cũng có xu hướng tích tụ
lại đây, nên lâu lâu hãy quét dọn lại một lần.

Khi thiết kế mái, hãy tính đến lớp cách nhiệt. Lớp cách nhiệt có thể đặt giữa khung
mái, hoặc bên trên đối với mái lá. Với những thiết kế có gác mái, thì lớp cách nhiệt
thường đặt ở trên trần nhà,tách biệt với mái. Với thiết kế này gác mái cần phải có không
gian đủ lớn để chứa các vật liệu cách nhiệt cồng kềnh.

136
Nếu làm kiểu trần mở (không gác mái), thì ta có thể tận dụng độ dày của rui để tạo
khoang cách nhiệt và thông gió. Trần phải được gắn chắc vào rui và đủ khỏe để giữ được
lớp cách nhiệt.

Nếu sống ở khí hậu nhiệt đới, ta có thể đưa nhiệt độ ra ngoài bằng cách lắp van thông
gió (có thể điều chỉnh) trên mái.
Cấu trúc mái là phần dễ cháy nhất trong nhà đất. Một số loại vật liệu làm mái dễ bắt
lửa hơn so với những loại khác vì vậy hãy tính đến nguy cơ xảy ra hỏa hoạn trong khu
vực, từ đó chọn vật liệu cho phù hợp.

Nếu tính đến việc dùng pin năng lượng mặt trời, thì mái nhà sẽ là vị trí tốt để đặt
chúng. Đọc sách về quang năng để tìm góc tối ưu nhất cho việc thu ánh sáng mặt trời tại
vĩ độ nơi bạn ở, theo đó ta có thể dựng mái hoặc một phần mái theo góc đó để lắp đặt.

Đối với nơi tuyết rơi nhiều, hãy học hỏi các thiết kế ở những nước lạnh giá qua thư viện
hoặc từ thực tiễn tại địa phương. Quan sát tình trạng mái nhà khi tuyết rơi dày. Hãy tính
đến vị trí tuyết sẽ rơi xuống sau khi trượt khỏi mái. Sẽ rất phiền nếu nó chất đống
ngay trước cửa sổ đón nắng, hoặc cửa ra vào.

Tuyết sẽ tạo thành một lớp cách nhiệt trên mái nhưng đồng thời cũng dồn một trọng
lượng lớn lên khung mái. Nếu muốn giữ lượng tuyết trên mái để chống lạnh, hãy dựng
khung mái thật chắc chắn. Còn không hãy làm mái dốc cao có bề mặt kim loại nhẵn để
tuyết trượt xuống nhanh hơn.

Mái hiên sẽ tạo không gian sống cũng như là kho chứa đồ lí tưởng cho nơi ở của
bạn. Mỗi nhà nên cần tối thiểu một cái. Đối với mái hiên chìa ra từ nhà chính, ta có
thể chôn rui thẳng vào tường trong lúc thi công. Dựng cột và khung dầm để đỡ đoạn
rui chìa ra.

137
Một cách nữa để làm mái hiên đó là sử dụng dầm dài. Dựng cột đỡ dầm và thêm
nhiều rui ở giữa các đoạn dầm nhô ra.

Nếu sống tại nơi mưa nhiều, ta nên dựng thêm máng xối ở mái hiên này.

Ở những vị trí tiếp xúc giữa ống khối, hay giếng trời với mái nhà, rất dễ xảy ra rò
rỉ. Do đó nên đặt những điểm này ở vị trí cao trên mái dốc, nước sẽ không lưu lại đó
quá lâu. Mái nhà càng bằng phẳng, càng dễ gây rò rỉ. Vì vậy phải thật tỉ mỉ trong
quá trình dán lớp chống thấm ở những vị trí này. Một cuốn sách dạy mộc tốt cũng
sẽ cho bạn những chỉ dẫn hữu ích cho vấn đề này.

Nếu chọn dựng mái gỗ, nó sẽ cần những kĩ năng nghề mộc cơ bản. Đây là thời điểm
tốt để gọi cho mấy người bạn làm mộc.

Nếu lên kế hoạch cơi nới mở rộng về sau, thiết kế mái sẽ rất quan trọng để
chúng có thể bổ sung cho nhau tốt. Khi thiết kế mái nhà chính hãy hình dung đến
hạng mục mở rộng sau này. Đảm bảo rằng nước sẽ chảy ra khỏi mái chứ không chảy
lên mái nhà khác. Ta có thể chọn cách dựng toàn bộ phần mái nhà trước sau đó mới
xây tường của hạng mục mở rộng khi có thời gian.(đọc tiếp để biết thêm chi tiết)

Lợp mái sẽ dễ dàng và vui hơn khi có hội. một số người thì chuyển vật liệu, ba đến
bốn người đứng bên trên sắp xếp dầm, rui và tiến hành lợp mái. Hãy để ý tránh làm
rơi vật dụng xuống bên dưới. Cũng như cẩn thận khi thi công trên mái .Mái dốc
rất khó và nguy hiểm khi đứng làm việc bên trên. Chú ý khi lên xuống tránh vấp ngã.
Hãy nghỉ tay và xuống khỏi mái nhà trước khi cảm thấy mệt lả. Đối với những mái
nhà có độ dốc cao, hãy buộc dây bảo hộ khi làm việc.

Dựng mái trước khi xây tường

Ta có thể dựng mái nhà trước, thậm trí trước cả khi dựng móng. Dưới đây là những
lợi ích của kĩ thuật này:
Có chỗ che mưa che nắng trong khi thi công phần còn lại của căn nhà.
Dựng cột đỡ mái có thể tự làm với kĩ năng nghề mộc thông thường. Nếu bị giới hạn
thời gian hay nguồn lực và muốn thuê thợ, thì nên tìm người biết cách dựng khung cột,
sẽ dễ hơn là tìm người biết dựng mái trên nhà đất.
138
Vì gỗ cứng còn cob lại dẻo, sẽ đơn giản hơn nếu ta đắp cob nương theo mái hơn
là làm cho mái vừa vặn với hình dạng cong của tường, làm tương tự như vậy với
trần nhà. Cob có thể lấp đầy những khoảng trống giữa tường và mái.

Đa số các quận, hạt sẽ sẵn lòng cấp cho bạn giấy phép khung cột, đặc biệt đối với các
công trình nông nghiệp. Họ thường không mấy quan tâm đến loại vật liệu ta sử dụng
để lấp vào giữa. Hiện tại, hầu hết các văn phòng xây dựng dường như biết rất ít về
cob.

Ta có thể dựng cột tạm hoặc cố định để đỡ mái. Sau khi đã đắp tường lên đủ cao để
chống mái, và chịu tải những cây cột này có thể gỡ bỏ ra. Đối với cột chống cố định,
ta có thể dùng cho các hạng mục ngoài trời như chống mái hiên hay sử dụng trong nhà
như một phần của tường nội thất hoặc chống dầm. Tính toán để cột không bị trôn kín
trong tường - nó sẽ tạo điểm yếu trong cob. Do vậy thay vì trôn toàn bộ ta có thể trôn
một phần cột vào cob. Tôi đã thử trôn 75 cm tính từ chân cột, đắp vật liệu thật dày tại

139
ví trí đó, như vậy cob sẽ không bị nứt. Tường cob có thể bao quanh cột, hoặc bọc
một bên cột theo chiều thẳng đứng. Nhớ đắp cob dày xấp xỉ với phần tường còn lại.
Dựng mái sau khi xây tường
Ta nên hoàn thiện tường và dựng khung mái cùng lúc sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn.
Thay vì làm xong tường rồi mới đặt mái lên.

Các thanh dầm hoặc rui chịu tải có thể trôn trên bờ tường. Cũng giống như khung cửa
sổ, ta hãy làm các chốt khóa để cố định chúng vào cob. Một cách khác để gắn chặt
mái vào công trình là trôn một khúc gỗ ở giữa nền móng và mái. Sử dụng dây cáp để
nối khúc gỗ với mái nhà.

Khi trôn khúc gỗ nối vào cob, hãy nghĩ đển các lực tác động vào điểm giao nhau của
tường với mái. Mỗi phần của hệ mái cần phải cố định chặt vào nhau, đặc biệt ở khu

vực có gió mạnh. Gió sẽ tốc mái lên trong khi trọng lực sẽ kéo nó trượt ra khỏi kết
cấu.

Gắn rui
140
Ta có thể gắn thẳng rui vào tường. Xếp rui sao cho thẳng hàng thì việc lợp mái sẽ tiện
và dễ dàng hơn, các tấm lợp sẽ nằm ngay ngắn trên rui để đóng đinh cố định. Tính
khoảng cách giữa các thanh rui, sao cho đều nhau từ trên xuống dưới, trước khi cố
định vào tường.

Nếu căn nhà của bạn có hình dạng bất đối xứng, Organic và muốn lợp mái phẳng. Ta
nên căn chỉnh các thanh rui thẳng hàng với nhau bằng dây dẫn hoặc đặt trên xà
ngang.

Đắp tường cao gần tới vị trí đặt rui. Căng dây, hoặc bắc xà ngang qua công trình, đặt
vuông góc với rui. Đo lại dây hoặc xà cho cân. Ta có thể đỡ dây dẫn, xà ngang bằng
trụ tường hoặc dựng khung cột tạm thời. Cố định và căn chỉnh các thanh rui dựa trên
các thanh xà ngang này, từ đó ta có thể biết được độ cao phải xây mà vẫn đảm bảo
được độ phẳng của mái.
Dây hoặc xà ngang

Đối với các thanh xà để căn rui, ta có thể giữ lại để đỡ rui giống như dầm. Còn nếu nó
ngắn quá, ta có thể để đó cho đẹp hoặc gỡ ra sau bằng cách cưa bỏ và trát vữa lên các
đầu cụt.

Nếu dùng gỗ tròn để làm rui, hãy chọn những cái đều nhau. Để tiện và dễ dàng hơn
cho việc lợp mái bên trên cũng như gắn trần bên dưới.

Với những mái nhà dạng Organic, ta có thể đắp tường theo hình dáng mái, hoặc sử
dụng xà căn có dáng cong để đặt rui lên.

141
Rui làm cũng có thể làm cong, hoặc để thẳng cho dễ thi công các tấm lợp cứng bên
trên.

Các thanh rui cần phải xếp thẳng hàng với mép tấm lợp và trần, vì thế hãy
dành thời gian để tính toán và sắp xếp sao cho hợp lý.

Gắn dầm

Các thanh dầm cố định có thể trôn trên các bờ tường dài để hỗ trợ rui. Có thể sử
dụng chúng để thay thế cho dây và xà căn.

Làm tường cong với dầm thẳng không vấn đề gì. Đối với những đoạn tường không
thẳng hàng với dầm, ta chỉ đơn giản là đắp cob lên để đặt rui.

Trôn thêm một hoặc hai thanh dầm ở giữa để đỡ rui nếu thấy cần thiết . Xếp các
thanh dầm song song và đều nhau sao cho cân đối. Nếu lợp mái bằng, kiểm tra xem
các thanh dầm đã cân chưa trước khi cố định chúng vào tường.

Dầm có thể kéo dài ra ngoài tường để đỡ các thanh rui nằm ở vị trí này, cũng
như bảo vệ tường của căn nhà.

Do đó cần các thanh dầm to và chắc để đảm nhiệm vai trò này. Làm giằng chéo nếu
thấy cần thiết.

Cách chuyển các thanh dầm lớn lên tường.

Khi chuyển các thanh dầm lớn, hãy chuẩn bị sẵn vị trí để đặt trước khi kéo nó lên
tường! Nếu làm giằng, hãy mang sẵn vật liệu và dụng cụ cầm tay.

Có lẽ cách dễ nhất để đưa dầm nặng lên tường là kiếm một đám bạn rồi vác lên. Ta có
thể làm theo hai bước: nhấc nó lên giàn giáo hoặc gác xép, rồi từ đó nhấc lên tường.
Nếu không đủ người, ta có thể làm dốc bằng cách kê cột dựa vào tường và kéo dầm
nặng lên tường bằng dây thừng. Cẩn thận nhé!

13
7

142
Mái lợp
Mặt lợp là lớp sử dụng các chất, hoặc vật liệu chống thấm.

Rất nhiều các mặt lợp hiện đại - như nhựa, asphalt, thiếc - là bẫy ngăn ẩm. Chúng
ngăn độ ẩm từ bên ngoài lọt vào nhưng đồng thời cũng giữ lại lượng ẩm sinh ra bên
trong nhà. Những vị trí đặt lớp chống ẩm là nơi hơi nước ngưng tụ lại khiến phát sinh
các vấn đề. Xử lý vấn đề này bằng cách lưu thông không khí tại khu vực giữa tấm lợp
và lớp chống ẩm. Cách mở lỗ thông hơi tại khu vực này hãy đọc phần cách nhiệt
(trang ....)

Khi thi công mặt lợp, luôn bắt đầu từ vị trí thấp nhất rồi làm từ đó trở lên.

Tại phần mép thấp của mặt lợp, nước thỉnh thoảng sẽ đọng lại. Sau đó rỉ quanh mép
và bắt đầu chảy ngược lại dọc theo đáy mái, và làm ướt cấu trúc bên dưới.

Có nhiều cách để phòng ngừa tình trạng này. Ta có thể sử dụng tấm che khe nối để
dẫn dòng nước ra khỏi mái.

Nước rỉ quanh đáy mái và rơi xuống tấm che khe nối

Mái càng dốc, thì nước sẽ càng chảy ráo chứ không đọng giọt.

Nếu muốn trữ nước mưa cho sinh hoạt, hãy chọn loại mái lợp ít sử dụng phụ gia
độc hại. Ta có thể muốn đưa nước đi qua hệ thông lọc.

Các loại mái lợp


Mái lá

Mái lá làm từ lau sậy, ngũ cốc hoặc cây thân cỏ buộc vào khung gỗ bên dưới bằng
dây, hoặc dùng dây kẽm gai cố định vào tấm lợp. Những loại cây sống trong nước là
tốt nhất để lợp vì chúng chống thấm tự nhiên và bền lâu. Một số tộc thổ dân Da Đỏ
ở Tây Bắc Mỹ lợp nhà bằng vỏ cây tuyết tùng.

143
Chỉ có phần đuôi của mái là lộ ra. Nước sẽ chảy từ trên đỉnh xuống cho đến khi chảy
ráo khỏi mép mái. Ngoại trừ phần này, còn lại đa số phần thân cỏ không bao giờ bị
ướt. Mái rạ cần độ dốc tối thiểu từ 10 đến 30 độ để đảm bảo nước chảy liên tục. Lớp
mái trên cùng cần chú ý cẩn thận, và sẽ phải thay thế thường xuyên hơn các lớp bên
dưới.

Ở các nước phương Đông, Châu phi, và Mỹ Latinh mái rạ vẫn rất phổ biến, nhưng ở
thế giới phương tây lợp rạ không còn là thứ nghệ thuật phổ thông nữa. Vẫn còn một
số ít người ở Châu Âu còn thực hành nó, trong khi ở Mỹ thì đếm trên đầu ngón tay.
Giống như bất cứ loại hình nghệ thuật nào, cách học tốt nhất là xem ai đó làm, rồi tự
làm theo. Tôi ngờ rằng lợp rạ sẽ phục hưng trở lại và sẽ dễ dàng hơn để tim một ai đó
dạy ta cách làm.

Nỗi sợ thông thường về mái rạ là dễ cháy. Bằng cách làm trần thạch cao hoặc gỗ
cứng bên dưới, mối nguy từ lửa sẽ giảm bớt phần nào vì, không khí để duy trì sự
cháy gần như đã bị chặn lại. Với lớp vật liệu cứng bên dưới, ta phải buộc chặt mái rạ
vào khung.

Ưu : Mái rạ, tranh là vật liệu mái lợp tuyệt vời. Nó cách nhiệt tốt cũng như chống
thấm. Trọng lượng nhẹ, do đó không cần nhiều gỗ để hỗ trợ. Mái rạ rất hợp với Cob.
Và nó có khả năng hô hấp! Một mái rạ tốt có tuổi thọ lên đến 60 năm nếu bảo dưỡng
đúng cách. Ngạc nhiên là, mái rạ đã được sử dụng rất thành công bởi những người
sống tại các nơi có khí hậu rất ẩm ướt.

Nhược : Hầu như không phải ai cũng biết lợp mái rạ, những người biết thì lại muốn
giữ cho riêng mình. Vậy nên sẽ khá đắt đỏ nếu thuê ai đó làm cho bạn. Nó đòi hỏi
thời gian. Tốn nhiều vật liệu, thứ không phải lúc nào cũng có. Nếu để quên hạt giống
trên đống vật liệu, chim chóc và chuột có thể kéo đến phá, làm hỏng vật liệu. Và rất
khó để hứng nước mưa, do vậy ta phải cần máng xối thật rộng. Nếu máng xối không
thể hứng hết nước từ mái, lót xuống dướt đất một ít sỏi hoặc trồng các loại cây foliage
để hút lượng nước thừa có thể hắt lên tường ở những vị trí nước rơi xuống đất. Mái rạ
dễ bắt lửa, do đó bản vẽ khó có thể được duyệt cũng như được bảo hiểm cho nó.

144
Đá phiến

Một số ngôi nhà cổ ở Châu Âu được lợp bằng các tấm đá mỏng. Một số vùng ở
Anh vẫn còn có thợ làm đá phiến.

Ưu: Mái đá rất đẹp. Loại vật liệu này sẽ tồn tại vĩnh viễn (theo thời gian của con
người) chừng nào vẫn còn khung mái hỗ trợ. Đá không bắt lửa và không gian giữa
các phiến đá vẫn cho phép mái trao đổi không khí với bên ngoài.

Nhược: Mái kiểu này cần nhiều hỗ trợ hơn vì hiển nhiên là nó rất nặng. Và gần
như bất khả thi khì tìm người dạy cách dựng mái đá, do đó bạn phải tự mày mò
thôi. Chưa kể tìm đá phù hợp cũng đã mệt rồi.

Mái ngói

Nếu là người tham vọng, có nguồn cung đất sét tốt, lò nung, nhiên liệu dồi
dào, ta có thể tự làm ngói.

Ưu: Các khe hở giữa các viên ngói giữ không khí lưu thông tốt. Ngói cũng không độc
hại, bền lâu mà không phải bảo trì nhiều. Không bắt lửa.

Nhược: Nếu mua thì giá thành đắt. Tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu để nung. Mái
ngói nặng nên cần phải có khung mái vững chắc để đỡ.

Ngói composite

145
Có rất nhiều loại ngói thương mại làm từ các hợp chất khác nhau từ nhựa, polyme, xi
măng và sợi thủy tinh. Chúng đắt,nhiều màu sắc và độc hại ở nhiều mức độ. Hãy
nghiên cứu và tìm hiểu những thứ sẵn có trong khu vực.

Ngói cao su

Ngói cao su làm từ lốp xe (đã cắt bỏ đi hai mặt bên) cắt ra thành sáu miếng. Tôi đã
từng quan sát qui trình sản xuất, nó trông như thế này. Một cái cưa lọng với lưỡi sắc
được dùng để cắt bỏ hai mặt bên của lốp, sau đó lốp được đè xuống thật chắc chắn rồi
dùng cưa đĩa cắt thành những miếng ngói. Quá trình thải ra nhiều khói bẩn. Cắt xong,
ngói cao su được đặt nằm giống như ngói và khoan cố định vào tấm lợp gỗ với vít
không gỉ.

Ưu: Tái chế lốp cũ là một biện pháp khả dĩ. Chúng bền lâu, cách nhiệt ổn, trọng
lượng nhẹ hơn khi so sánh với các vật liệu lợp khác.

Nhược: Quá trình sản xuất độc hại, bẩn thỉu, nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vẫn có một số
người sản xuất chúng nên có một số lo ngại về vấn đề đốt lốp cao su. Chúng có thể
thải ra nhiều loại khí độc.

Mái cỏ (sod)

Từ điển định nghĩa sod là một khoảnh đất được bao phủ bởi cỏ và liên kết với nhau
bằng rễ chùm. Nó không liên quan gì đến mái cỏ. Tôi cho là mái kiểu này đã quá cổ
lỗ để cho vào từ điển

Cơ bản chỉ là cho đất lên mái và để cây cỏ mọc trên đó.

Ta cần một lớp chống thấm giữa lớp đất và mái. Truyền thống là sử dụng một lớp vỏ
cây. Còn bây giờ mọi người hay dùng các lớp bạt nhựa. Lúc thi công cần phải cẩn
thận để tránh bị thủng. Vì nhựa được bảo vệ bởi lớp cỏ bên trên khỏi ánh mặt trời, nó
sẽ bền rất lâu. Cái mái cỏ bạt nhựa lâu nhất mà tôi biết đã có tuổi thọ 15 năm mà vẫn
còn dùng tốt.

Có các loại nhựa, cao su đặc biệt và các sản phẩm nhựa đường có thể sử dụng làm
lớp lót, và bền hơn so với nhựa cũ thông thường. Đây có lẽ là lớp màng an toàn nhất
146
để sử dụng cho mái có độ dốc thấp, vì ta có thể đặt hàng nguyên tấm. Hoặc dùng một
tấm vải sơn cũng được ( xem trang kế). Một sản phẩm khác có thể sử dụng là
'torchdown'. Nó giống một tấm cao su nhựa đường tan chảy trên tấm lợp khi ta đốt nó
bằng đuốc. Nhưng siêu đắt, giá rơi vào tầm 50$ cho 30cm vuông.

Mái phải dốc vừa phải, đủ để nước chảy ráo, cũng như nông một chút để giữ đất cho
đến khi rễ lớn và đóng khối lại. Làm một tấm ván gắn dưới mái để ngăn không cho cỏ
rơi ra khỏi mép. Ta có thể chạy các tấm ván thành hàng và tạo lỗ thoát nước xuyên
qua nó và tấm lợp, xuống đến máng xối. Bạn có thể muốn nghiêng mái một chút để
dẫn nước đến góc của mỗi cánh mái.

Có nhiều cách để làm mái cỏ như cắt một mảng cỏ dưới đất và xếp lên trên mái.
Hoặc xúc một lớp đất mặt lên trên và ném ít hạt giống vào đó. Lớp đất chỉ cần dày
khoảng 7,5 cm là được.

Cách khác để làm mái cỏ là xếp rơm kiện lên trên lớp màng chống thấm. Buộc cố định
các kiện rơm với nhau quanh mép mái. Sau đó ta có thể cắt bỏ các dây nối cố định và để
cho rơm mục dần theo thời gian, các hạt giống từ rơm và gió mang đến sẽ tự nảy mầm.
Hoặc ta có thể rải thêm ít phân để đẩy nhanh quá trình phân hủy và tự gieo hạt.

Mọi người thường mơ mộng về hoa và rau trồng trên mái, nhưng mọi thứ thường
không đi theo hướng ấy. Làm vườn trên mái là một ý tưởng kì cục. Cây sẽ nhanh héo
vì không đủ đất. Tưới nước thì sẽ làm nặng mái và giảm khả năng cách nhiệt. Nên tốt
nhất là trồng những cây chịu hạn để không phải tưới nước nhiều.

Ưu: Mái cỏ rất xinh và ăn hợp với nhà cob. Nó giúp thay thế cho khu vực sinh thái
mà ngôi nhà đã lấy mất, cũng như ngụy trang rất tốt nếu nhìn từ trên cao. Dễ làm dễ
bảo trì. Kiểu mái này còn rẻ hơn nếu dùng lớp lót nhựa. Chống nóng tốt vào mùa hè,
và một chút cách nhiệt vào mùa đông. Mái cỏ có thể làm dốc thoải nếu thi công lớp
lót kĩ càng.

Nhược: Lớp màng chống thấm rất bẩn về sau. Lót chất lượng cao lại đắt. Cỏ, nhất là
cỏ ướt, rất nặng nên cần khung mái tốt để đỡ. Mái cỏ ướt làm giảm đáng kể khả năng
cách nhiệt. Nếu sống ở khí hậu lạnh, ta có thể muốn thêm lớp cách nhiệt cũng như
vật liệu phản xạ nhiệt trên trần đế giữ ấm.

147
Mái lợp gỗ (Shake roof)

Ưu: Nếu tự làm được thì rất rẻ. Ngoài ra còn có những công cụ chuyên dụng cho
công việc này. Tấm gỗ lợp trông rất đẹp và tự nhiên, phù hợp với cob. Cũng có thể
dùng cho mái cong.

Nhược: Nếu phải mua thì chúng khá đắt, và ta cũng không biết được mức độ chặt phá
người ta đã gây ra khi lấy gỗ. Dễ cháy,cần phải đặt dốc vừa phải để thoát nước không
thì vật liệu sẽ mục.

Vải và vải sơn dầu cho mặt lợp

Đây là một í tưởng tôi đã đọc được và dự tính sang năm làm thử. Nghe có vẻ rất dễ và
giá thành rẻ. Tôi học được phương pháp này từ một bài đăng viết bởi Rev. J. D.
Hooker trong tạp chí Backwoods Home.

Bắt đầu ở chỗ mái thấp nhất, đặt một dải vải hay vải sơn dầu (càng rộng càng tốt ) dọc
theo mái, vít cố định phía trên lớp vải. Kéo góc vải bọc quanh mép mái. Sau đó đóng
đính bên dưới với nẹp gỗ nhỏ. Ta có thể nới rộng ra một chút để lót máng xối tự chế.
Sơn vải bằng sơn ngoại thất (mua hoặc tự làm). ( Xem công thức ở trang ….). Khi
quét lớp sơn đầu, hãy quét dày một chút để nó thấm qua vải và dính vào tấm lợp.

Xếp tấm vải tiếp theo gối đầu lên tấm trước khoảng 20 phân, đóng đinh cố định dọc
theo mép vải đã đè lên. Bọc vải vòng quanh mép mái và cố định bên dưới. Sơn vải và
tiếp tục như vậy cho đến khi mái được bọc kín. Thường những chỗ dốc, vải sẽ không
bám dính được hết, chỉ trừ những đoạn vải cuối bọc lại.

Sau khi bọc toàn bộ mái, hãy đi thêm toàn bộ 2 lượt sơn ngoại thất nữa, mỗi lớp
sơn phải để khô hoàn toàn trước khi đi lớp tiếp theo.

Khi thấy mái bắt đầu phai màu, ta có thể đi một lớp sơn mới. Nếu sử dụng sơn chất
lượng tốt, thì sẽ không cần phải bảo dưỡng nhiều. Sơn rẻ tiền thường phải quét lại
một đến hai lần mỗi năm, trong khi sơn tốt phải mười năm hoặc hơn, mới cần quét lại

Ưu: Rẻ, nếu ta xin được vải và sơn (hoặc tự làm lấy). Chúng nhẹ, bền, dễ bảo dưỡng.
Thi công dễ dàng, nhất là đối với các dạng mái Organic và mái chóp.

148
Nhược: Sơn hay dầu lanh trong sơn tự chế có thể độc. Bên cạnh đó vải và sơn chất
lượng tốt có giá thành cao.

Kim loại, thiếc

Một số lưu ý khi thi công mái kim loại: Cạnh sắc, dễ làm đứt tay. Hãy đeo găng và
không để vật liệu rơi vào người hay đồ vật bên dưới! Chú ý gió thổi! Không cẩn thận
nó sẽ làm tấm lợp kim loại biến thành máy chém biết bay đấy. Để vật chặn lên khi cất
giữ, và không thi công khi có gió mạnh.

Ưu: Thi công tiện lợi và nhanh chóng. Nó khỏe và giúp nối các thanh rui với nhau.
Điều này cho phép ta có thể bỏ bớt tấm lợp. Đôi lúc ta có thể xin các tấm cắt thừa
từ những công trình lớn hoặc mua lại với giá rẻ bèo.(Mép cắt rất sắc, hãy cẩn
thận). Mái lợp kim loại chống cháy, và an toàn hơn để trữ nước mưa so với mái
nhựa asphalt. Có thể tái chế. Không bám tuyết và có thể uốn, xoắn làm mái cong.

Nhược: Sản xuất thép gây hại cho môi trường, giá thành cao hơn so với mái lợp
Asphalt. Nhanh gỉ nếu sống gần biển.

Mái lợp Asphalt

Một lớp giấy dầu thường được lót giữa tấm lợp và mái lợp để tránh rò rỉ. Mái lợp
Asphalt được làm từ sợi thủy tinh và các vật liệu nhân tạo khả nghi khác

Ưu: Dễ thi công và tương đối rẻ. Co dãn tốt (nếu không quá lạnh) với mái nhà
Organic

Nhược: Quá trình sản xuất độc hại và thải nhiều khí độc. Và độc hơn nữa khi cháy.
Tùy từng loại mà tuổi thọ được đảm bảo từ 25 đến 40 năm – sau đó chúng sẽ thành
một mỡ hỗn độn bẩn thỉu khi dọn chúng khỏi mái nhà vi chúng không thể tái chế hay
phân hủy sinh học.

Mái lợp cuộn và giấy dầu

Cơ bản là mái lợp asphalt nhưng làm thành dạng cuộn. Nó cũng cần giấy dầu chống
thấm bên dưới.

Ưu: Thi công đơn giản và giá thành rẻ. Dùng được trên mái dốc thấp.

149
Nhược: Nó bị rã ra nhanh hơn so với mái lợp, nhưng vẫn không thể tái chế hay phân
hủy, quá trình sản xuất độc hại và thải khí độc ra môi trường. Vì ở dạng cuộn nên rất
nặng và khó khăn khi kéo lên mái.

asphalt

Đây là mặt mái thông thường ở những toà nhà thương mại. Ta có thể thuê thợ
và máy nấu nhựa đường để lợp mái.

Ưu: Nhựa đường nóng và sỏi rất tốt cho nhà mái bằng.

Nhược: Độc, mùi khó chịu.Dễ cháy và bắt buộc phải thuê người làm.

Một kiểu mái cổ:

Tôi biết đến í tưởng này thông qua một bài viết của E.Crocker về mái đất truyền
thống của người Da Đỏ ở Tây Nam Mỹ. Nó khác xa các khái niệm mà chúng tôi từng
biết. Mái dốc thoải làm từ các lớp đất sét khác nhau ( lớp thấm nước, lớp không thấm
nước) đặt trên khung gỗ, cành cây. Có vẻ như mục đích là để nước ngấm qua lớp đất
sét thấm nước và giữ lại ở lớp sét không thấm, để giữ nó khô trong khi trời mưa. Tôi
chưa thử kiểu mái này những tôi cho rằng đây là í tưởng đáng để nghiên cứu sâu hơn.

Cách nhiệt
Lớp cách nhiệt có thể là bất cứ thứ gì tạo được không gian chứa không khí.
Cách nhiệt tốt làm căn hộ trở nên thoải mái hơn. Ở đa số kiểu khí hậu, cách
nhiệt mái rất quan trọng.

Nhiệt độ trong nhà luôn tìm cách để cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Một lớp cách
nhiệt mái dày sẽ giữ hơi ấm trong nhà khi trời trở lạnh, cũng như làm mát ngôi nhà
khi vào hè. Do đó hãy làm cách nhiệt cho mái nhà của bạn!

Cách nhiệt bao nhiêu là đủ ?

Hỏi thợ xây địa phương để được gợi í tùy vào địa lí khu vực. Họ có thể nói với
bạn mấy thứ kiểu như :” giá trị R là 35 “:?! giá trị R là đơn vị cơ bản trong việc
tính toán để tìm ra lượng cách nhiệt cung cấp trên mỗi phân tử vật liệu. Con số
càng lớn tỉ lệ thuận với khả năng :” Kháng truyền nhiệt “:. Các bên cung cấp vật

150
tư xây dựng có thể cho biết giá trị R của các loại vật liệu cách nhiệt mà họ bán.
Bạn sẽ phải tìm hiểu thêm để ước tính giá trị R của các vật liệu cách nhiệt thông
thường. Nếu còn nghi ngờ thì cứ theo nguyên tắc càng nhiều càng tốt.

Tạo khoang cách nhiệt và thông gió

(Xem lại trang.....)

Ở vị trí đặt lớp chống thấm, khi nhiệt độ chênh lệch ở hai phía sẽ xảy ra tình trạng
đọng nước! Nếu sử dụng tấm lợp như là lớp cách ẩm, thì dù sử dụng biện pháp
cách nhiệt nào, vẫn nên tạo lỗ thông gió cho nó. Thiết kế khoang cách nhiệt sâu
hơn khoảng 5 đến 7,5 cm so với thiết kế ban đầu. Không gian mở rộng phía trên này
là để cho không khí đi qua và làm bay hơi lượng nước ngưng tụ tại đó. Trên và dưới
của không gian này cần được mở lỗ thông hơi xuyên qua tường. Thi công như sau,
trôn ống dài 7,5 cm xuyên qua tường. Bọc hai đầu bằng màn lưới để ngăn côn trùng.
Mép lưới có thể cố định tạm thời bằng dây chun, sau đó đắp đất cho cao bằng miệng
ống.

151
Đặt các lỗ thông giữa mỗi rui, để thông gió đều các khoang.

Để làm thông hơi bên trên đầu hồi, ta có thể mua các quả cầu thông gió có bán ở
các cửa hàng vật tư xây dựng. Hoặc tự làm, rất dễ. Để hở một đoạn phía trên
chóp, giữa hai cánh và đỉnh của sống mái. Nó sẽ tạo van mở dọc theo chiều dài
mái nhà. Móc một tấm lưới dài và chắc chắn dọc theo đó để ngăn côn trùng.
Dựng một mái phụ (nhô ra khoảng 20 đến 25 cm) dọc theo van mở, hoặc mua
mái che chuyên dụng để ngăn mưa tạt.

Nếu làm trần phẳng để lấy chỗ làm gác mái, hãy làm những cái van thông hơi lớn từ
gác mái ra ngoài trời.

Chuột rất thích làm tổ ở gác mái hay khoang cách nhiệt nếu chúng lọt được vào. Mấy
chỗ này ấm, an toàn khỏi thú săn mồi và là nguồn cung cấp vật liệu làm tổ lí tưởng.
Biện pháp phòng chống đầu tiên đơn giản là bịt kín và không để lại bất cứ lối vào
nào! Cob rất dày và cứng do đó động vật sẽ rất ngại đào tường nhà bạn. Hãy dùng
các loại lưới thật kiên cố để bọc đầu các van mở thông hơi trên mái, cũng như không
để lại bất kì kẽ hở nào tại vị trí tiếp xúc giữa gỗ và cob hay gỗ với gỗ.

Lựa chọn cách nhiệt


Mái rạ Không khí ở giữa và trong các ống của thân cỏ, lau sậy làm mái lợp rạ tự nó
đã là vật liệu cách nhiệt tuyệt vời. Mái rạ thông thường dày khoảng 30cm. Ở khí hậu
lạnh ta có thể muốn đặt thêm lớp cách nhiệt dày bên dưới chúng.

152
Cỏ Đất, cây cỏ, và rễ chùm của chúng bổ sung khả năng cách nhiệt cho mái cỏ. Tuy
nhiên ta nên kết hợp cùng với một vài biện pháp cách nhiệt và vật liệu phản xạ khác,
vì khi cỏ ướt nó làm giảm đáng kể giá trị cách nhiệt vốn có.

Rơm Nếu dùng rơm hãy chắc chắn đó là rơm chứ không phải cỏ khô mà gia súc hay
ăn. Nguồn dinh dưỡng từ cỏ và sẽ mời gọi côn trùng, động vật và dễ mốc hơn rơm.
Rơm kiện đặt sát nhau trong gác mái sẽ tạo thành lớp cách nhiệt rất tốt. Chúng không
quá nặng, và chỉ yêu cầu khung mái gỗ hoặc thép vừa phải để đỡ lấy trọng lượng đó.
Giá thành rẻ. Nếu rơm này được nuôi trồng tự nhiên, khô ráo không nấm mốc, nó sẽ
không độc hại. Rơm kiện sẽ cháy âm ỉ nếu gặp một lượng nhiệt nhất định, nhưng sẽ
không cháy nếu không có đủ oxi.
Rơm rối cũng được, nhưng nhược điểm lớn của nó là dễ cháy.

Đất sét trộn rơm (Light-clay straw) Một cách để chống cháy cho rơm rất hay đó
là nhúng nó và đất sét nhão. Pha nước với đất sét nguyên chất vào một cái xô hay
chậu thật to. Khuấy đều cho đến khi đất sét tan vào trạng thái huyền phù trong nước –
trạng thái mà nhìn như kem lỏng. Cát, đá vụn sẽ chìm xuống đáy. Đổ hỗn hợp nhão
này qua lưới mắt nhỏ để lọc và tránh vón cục. Đây gọi là đất sét nhão. Vãi rơm lên bạt
và đổ đất sét nhão lên đó. Dùng tỉ lệ ngang nhau đối với rơm và đất sét. Hai người giữ
hai đầu bạt và hất đảo cho đến khi mỗi sợi rơm được bọc bởi sét. Đợi khô một chút,
sau đó rải vào khoang cách nhiệt. Chất dày tối thiểu 25cm đối với kiểu cách nhiệt này.
Nó sẽ cho ta khoảng 2 đến 3 R cho mỗi lớp 2,5 cm. Nhớ để chừa kẽ hở (tối thiểu 5
phân, hoặc hơn thì tốt) bên trên lớp vật liệu để làm thông gió.

Len Len cuộn có cùng giá trị R với sợi thủy tinh. Tôi tưởng tượng rằng, trong một
tương lai không xa, mua len cách nhiệt công nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi người ta đã
chán sống chung với sợi thủy tinh độc hại và sợi hóa học. Tấm len cách nhiệt được
sản xuất tại New Zealand nhưng Mỹ lại yêu cầu phải xử lý hóa chất mới được nhập
khẩu. Để khử trùng chăng? Nếu vậy, liệu bạn có sẵn lòng sống chung với nó ? Hãy
nghĩ đến việc tự làm các bạn ạ. Các trang trại nuôi cừu thường hay có len bẩn và rất
sẵn lòng cho không. Làm sạch lông cừu rất quan trọng, để phòng ngừa côn trùng. Ta
sẽ cần phải chải lông cho nó bông xù lên nhằm tạo các khoang rỗng gia tăng khả
năng cách nhiệt. Làm sạch và chải một lượng lông lớn là công việc nặng nhọc. Ta có
thể rải len rối vào khoang cách nhiệt hoặc đựng vào bao tải hoặc ống.

Vỏ cây nút chai ( Cork Tree ) Vỏ loại cây này có thể thu hoạch được mà không cần
phải đốn hạ. Vỏ cork thành phẩm đến dưới hai dạng, hạt và tấm ép. Vỏ cork chưa qua
153
xử lý có vẻ như là vật liệu không độc phù hợp để làm cách nhiệt. Tuy có thể khó tìm
và giá thành sẽ đắt.

Đá Vermiculite Vermiculite là các mảnh mica tự nhiên đã gia công cho phồng lên.
Nó thường được dùng cho đất vườn hay làm bê tông cách điện. Giá cũng đắt tương
đối nếu mua số lượng đủ dùng cho toàn bộ mái. Nếu không bị dị ứng, thì nó khá là
đáng tiền mua. Bụi gì đi chăng nữa cũng rất hại phổi, do vậy luôn đeo mặt nạ bảo hộ
khi thi công. Đá Vermiculite không cháy. Nó sẽ hấp thụ hơi ẩm, tạo thành một mớ
hỗn độn trước khi ta nhận ra có vết rò rỉ!

Đá Nham thạch (Pumice) Loại đá núi nửa này đầy các lỗ khí bên trong nên nhẹ
hơn nước. Tôi chưa dùng cái này bao giờ, nhưng nếu bạn sống gần mỏ đá nham thạch
ta có thể thử nghiệm đối với mái nhà của mình.

Gỗ Mùn cưa và gỗ vụn đã được sử dụng hàng thế kỉ để làm cách nhiệt. Ta có thể
nhận ra vài vấn đề như: Cháy, mục, sâu bọ vv. Gần đây, một số chất bảo quản ít độc
đã được phát triển tại Châu Âu để hạn chế phần nào những vấn đề trên và sẽ sớm
được bày bán rộng rãi.

Rong Biển Hồi còn ở Úc tôi được nghe rằng các loại rong biển có bóng nổi được
sử dụng làm trần cách nhiệt trong rất nhiều ngôi nhà cổ tại đây.

Cotton Vải cotton là sự lựa chọn khả thi, mặc dù ngành sản xuất vải cotton rất gây
hại cho môi trường. Hãy cho chúng tôi biết nếu bạn tìm ra cách nào đó để tái chế
quần áo.

Bột giấy (đã qua xử lý hóa chất, thổi trong cellulose) Ở miền Nam Oregon, đa số
các mái nhà trong các phân khu mới được cách nhiệt bằng giấy báo nghiền đã qua xử lý
(có thể độc) chống cháy. Sau đó được thổi vào trong khoang cách nhiệt hoặc gác mái
bằng máy thổi công suất lớn. Nếu sử dụng giấy không qua xử lý, hãy ý thức được mức độ
bắt lửa của nó.

Hộp sữa đậu nành Vài người bạn ở New Mexico cách nhiệt mái nhà đất của bọ
bằng hộp sữa đậu nành. Họ cắt đôi chúng ra, rửa sạch, rồi gim lại với nhau. Chúng
đươc xếp vào khoang cách nhiệt, mặt cắt úp xuông dưới. Họ báo lại rằng, nó hiệu quả
ngang với cách nhiệt sợi thủy tinh (dày khoảng 30cm) của nhà kế bên. Ta có thể học
theo bằng cách sử dụng thùng các tông.

Các tông Nhà của bà tôi được xây nào những năm 1920. Mặc dù cách nhiệt không tốt
lắm, nhưng vẫn đủ ấm vào mùa đông dù chỉ có một lò sưởi. Đến năm 1995, nhà bị vỡ

154
mất một phần do cây đổ trong bão. Ơn trời là bà tôi không sao! Khi quan sát xe ủi dỡ
những phần đổ vỡ còn lại, tôi để í thấy rất nhiều phần của ngôi nhà được làm từ các
lớp các tông dán keo vào với nhau. Không có thấy bất kì lỗ chuột đào nào bên trong
mặc dù đã trải qua 60 đến 70 năm!! Có lẽ do keo dán sử dụng trong các tông có độc.

Sợi thủy tinh Làm cách nhiệt từ sợi thủy tinh rất kinh, ngứa, các sợi mảnh có thể kẹt
lại trong phổi suốt đời! Chúng làm ngứa da, và dính vào mắt mũi. Một số công ty
thông minh giờ bán cách nhiệt sợi thủy tinh này trong túi Poly, bản thân loại túi này
cũng có chứa sợi, để bảo vệ người sử dụng.

Sợi thủy tinh thổi trong Có những cái máy to dùng để thổi sợi. Cái này hay sử
dụng đối với những nhà có gác mái. Sợi thủy tinh đã đủ tệ rồi, giờ bạn nghĩ sao nếu
cho nó bay tứ tung trong không khí?.

Màng xốp hơi Giá thành cao và cần lót nhiều lớp mới đủ để cách nhiệt mái. Lí do tôi
gợi í vật liệu này là nó rất linh hoạt, do đó có thể thi công tốt trên mái Organic. Nó
chiếm ít không gian hơn so với giá trị cách nhiệt nó mang lại, và còn có tác dụng phản
xạ nhiệt nữa. Ta có thể sử dụng nó như một lớp phụ để kết hợp với các biện pháp cách
nhiệt khác. Như dán dưới đáy tấm lợp hoặc sau trần nhà. Lót phía sau cửa sổ hay
giếng trời giữ nhiệt rất hiệu quả, nhất là trong những đêm lạnh.Màng xốp hơi còn
được dùng để bọc ống nước để tránh đóng băng đường ống.

Xốp cứng (Rigid Foam) Đây là sản phẩm có bán sẵn và làm từ xốp Urethane.
Tương tự như xốp styrofoam. Cái này rất độc khi đốt lên và cũng không tốt nếu sống
gần nó về lâu dài. Giá thành khá cao, được cái ưu điểm là cách nhiệt rất tốt mà không
tốn quá nhiều không gian.

Bất cứ thứ gì có không khí bên trong Hãy dùng óc tưởng tượng của mình! Ví dụ
như các hộp đựng film máy ảnh có nắp? Nếu tìm được vật liệu tự nhiên hoặc tái
chế không độc hại có thể áp dụng vào thực tiễn, tên tuổi của bạn sẽ đi vào sử sách
của giới xây dựng tự nhiên! Nếu bạn không phiền xin hãy gửi thông tin cho tôi nhé!

Một lớp phản xạ để giảm khối lượng cách nhiệt. Những thứ sáng màu sẽ phản xạ
một phần nhiệt trở lại. Đặt mặt sáng màu về hướng mà ta muốn phản xạ lại. Tức là úp
mặt sáng màu xuống đối diện với phòng bạn để giữ nhiệt ở vùng lạnh, ngửa lên để
phản lại nhiệt mặt trời trong khí hậu nóng, hoặc cả hai.

155
Vị trí đặt lớp này nằm giữa nguồn nhiệt và vật liệu cách nhiệt. nhiệt sẽ bị phản lại bất
kể là vật gì đằng sau lớp phản xạ. Màng xốp hơi và giấy bạc có bán tại các đại lý có
thể dùng làm lớp phản xạ nhiệt. Hoặc ta có thể tận dụng vỏ hộp sữa đậu nành, sữa
gạo, lộn ngược mặt trong ra, ấn bẹp xuống, rửa sạch và gim cố định vào vị trí. Ở vài
nước, sữa không cần phải bảo quản trong các loại hộp đó. Đây là cách xử lý hay đối
với các sản phẩm khó tái chế như vậy. Một cách nữa đơn giản hơn là sơn trắng mái
nhà.

Trần nhà
Xem minh họa trang 123 và 132

Làm trần để cho đẹp và cũng có thể sử dụng để đỡ lớp cách nhiệt. Ở các ngôi nhà có
gác mái, trần dùng để ngăn không gian với các phòng bên dưới. Nếu dùng vật liệu
cách nhiệt độc hại, thì hãy chọn tấm trần thật hợp lý để bảo vệ sức khỏe.

Thi công
Nếu lớp cách nhiệt được lót trên khung mái, thì hãy đặt lớp cách nhiệt vào vị trí và
dựng trần lên ( hoặc bất cứ thứ gì có thể đỡ lớp cách nhiệt ) trước khi lợp mái.
Hãy hoàn thiện việc này trước khi mùa mưa tới. Với kiểu thi công này ta có thể đứng
trên các thanh rui để lót tấm cách nhiệt vào vị trí, thay vì phải đứng loay hoay trên
thang. Làm theo thứ tự này tuy có thể kéo dài ngày hoàn thiện mái, nhưng bù lại ta sẽ
tiết kiệm được thời gian, công sức, và đỡ mỏi cỏ. Hãy sử dụng óc phán đoán và kĩ
năng dự báo thời tiết của mình.

Nếu ta thi công tấm lợp và mái lợp trước, ta sẽ phải tập thể dục tay và cổ rất nhiều khi
lót tấm cách nhiệt từ bên dưới, nó đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn để giữ mọi thứ
không bị đổ. Nểu sử dụng tấm trần, ta có thể thi công luôn một lần cho xong, bắt đầu
từ chỗ thấp nhất của dốc mái ,sau đó lót vật liệu cách nhiệt vào. Ta có thể dùng que,
chốt gỗ,nan gỗ, bao tải, lưới mắt gà để đỡ lớp cách nhiệt. Những thứ đó có thể sử
dụng như khung trần về lâu dài hoặc tạm thời cho đến khi ta tìm được loại trần tốt
hơn.

Nếu trần dùng để đỡ lớp cách nhiệt, ta nên chọn vật liệu thật chắc chắn, và gắn cố
định vào mặt dưới rui.

156
Dùng đinh hoặc đinh vít để cố định trần với rui. Làm việc với tư thế này rất mệt. Do
vậy hãy làm trước một số việc dưới đất, ( như sơn, khoan lỗ, bắt vít tạm), rồi mới
tiến hành dựng trần – ta sẽ bảo vệ được cổ, cơ tay và mắt.

Che đậy khung đỡ cách nhiệt bằng cái gì đó đẹp, như vải, sậy, mây đan hoặc trát vữa.
Nếu chọn trát vữa, hãy đảm bảo rằng khung đỡ cách nhiệt có thể giữ được lớp trát.
Trần nhà hay dính bẩn, do vậy ta thi thoảng ta nên sơn lại hoặc thay thế tấm trần.

Nếu ta dùng cột gỗ hay các thanh dầm nhỏ để đỡ trần, ta có thể để lộ các thanh dầm,
và làm trần bên trên. Bạn sẽ cần dựng hệ rui làm sao để tạo được khoang cách nhiệt
và đỡ mái. Thi công theo cách này sẽ chắc chắn và tiện lợi hơn vì trần được đặt bên
trên thay vì phải cố định từ bên dưới. Nếu ta có nguồn gỗ tự nhiên dồi dào, ta có thể
thi công hệ mái theo cách này.

Ta có thể làm một cái gờ ở cob để kê mép trần trong khi ta cố định nó vào rui.

Vật liệu làm trần

Vật liệu được chọn cần phải khỏe để đỡ lớp cách nhiệt.

• Ván

• Ván ghép
• Gỗ ép
• tấm thạch cao sheet-rock
• dải gỗ
• nan gỗ
• dây cáp

• lưới mắt gà (Một số người không thích sống cùng với kim loại bao quanh
vì chúng thay đổi từ trường tự nhiên.)
• latias: Cành cây nhỏ, thân lau, sậy hoặc tre đặt nằm cạnh nhau gác lên xà nhà.
Ta có thể trát một lớp cob lên mặt trên của chúng để ngăn bụi từ lớp cách
nhiệt, hoặc cả mặt dưới nếu thích nhìn bề mặt trơn láng hơn.

157
Vật liệu làm trần sử dụng chủ yếu cho yếu tố thẩm mỹ, và để che
khung đỡ lớp cách nhiệt.

Hãy sáng tạo Dưới đây là một số gợi ý.

Vữa trát

vữa trát dùng để che và ngăn bụi từ lớp cách nhiệt lọt vào phòng.

Nếu trát trần, ta cần một mặt thô và chắc để vữa trát có thể bám cũng như đỡ khối
lượng của nó. Ví dụ: lưới thép, các thanh gỗ nhỏ đóng đinh trên rui, gỗ đan, tấm gỗ
lợp mỏng khoan lỗ, bảng pegboard.(xem hình trang 101.) Chúng có thể đóng đinh,
buộc hoặc gim vào rui.

Một số loại nguyên liệu làm vữa trát có chứa nhiều không khí bên trong hơn so với
các loại khác. Đá Vermiculite, đá nham thạch, và rơm tạo những túi khỉ nhỏ bên trong
, điều này sẽ tăng một lượng nhỏ giá trị cách nhiệt. Ta có thể cho những thứ này vào
vữa trát trần nếu thấy cần thiết. Làm thử vài mẫu để xem công thức nào có độ bám
dính tốt nhất.

Thạch cao sheet-rock tự chế

Í tưởng này vẫn con trong giai đoạn thử nghiệm.Về cơ bản chỉ là vữa trát với lõi vải.
Ta có thể sử dụng vải (đồ cũ càng tốt) nhúng vào đất sét loãng hoặc thạch cao ướt.
Tùy thuộc vào vật liệu cách nhiệt bạn sử dụng, thạch cao tự chế trọng lượng nhẹ này
có thể dán trực tiếp vào đó. Pha thêm chút keo dán vào thạch cao hoặc đất sét loãng sẽ
158
rất tốt. Hoặc có thể cố định chúng bằng nẹp gỗ rồi đóng đinh xuyên vào rui. Một cách
khác là dán vải lên trước rồi quét đất sét nhão hoặc sơn tự chế lên. Hãy thử nghiệm
cho đến khi tìm được thứ phù hợp với mình.

Một cách khác là dùng các lớp tạp chí hoặc giấy báo cũ thay cho vải. Cũng nhúng vào
đất sét loãng dán chồng lên nhau.Tôi mới chỉ thấy cách này qua thử nghiệm chứ chưa
đi vào thực tiễn, nhưng nó đáng để làm thử với trần hoặc tường nội thất.

Gỗ dán veneers

Ta có thể để lộ, trát vữa, sơn, hoặc phủ giấy dán tường lên. Bạn có thể mày mò tự làm
giấy dán tường hoặc giấy bồi.

Vải

Ta có thể dùng vải cố định vào rui để che lớp cách nhiệt. Vật liệu này rất nhẹ, đẹp và
hợp với trần nhà cong. Bù lại nó cần thay mới, giặt hoặc sơn lại trong vòng vài năm
khi đã bẩn và ố màu.

Ta nên để mắt đến hệ mái nhằm đảm bảo nó hoạt động tốt. (không rò rỉ, cách nhiệt
tốt, không có chuột phá phách) Do vậy nên làm trần bằng loại vật liệu có thể tháo gỡ
để tiện kiểm tra.

Phên đan bằng lau sậy

Ta có thể mua các cuộn lau sậy hoặc tre nứa bó lại bằng dây thép. Chúng hay
dùng làm phên che cửa sổ hoặc hàng rào. Nhìn rất đẹp, làm trần tự nhiên hơn
và có thể cố định bằng gỗ nẹp hoặc gim.

Tre, Cành cây, lau sậy

Những thứ này có thể đóng đinh hoặc buộc vào rui, hoặc bó lại với nhau sau đó mới
cố định vào. Có thể trát phủ ngoài.
Gỗ
Các tấm gỗ làm trần chỉ cần dài vừa đủ để bắc ngang từ rui này sang rui kia, do vậy ta
có thể tận dụng các mảnh gỗ thừa từ tiệm mộc hoặc công trường gần đó. Ta có thể
chạy một thanh nẹp dài ở các vị trí giao nhau giữa các tấm gỗ để che đi các khe hở
giữa chúng.

159
VỮA TRÁT

Mục đích của công tác trát

1) Đối với tường ngoài, vữa trát bảo vệ cob khỏi bị xói mòn bởi gió, mưa, nắng và
tuyết. Công tác trát vữa tường ngoài chỉ cần thiết nếu ta sống ở nơi có gió to và mưa
tạt, hoặc tuyết chất đống bên cạnh căn nhà.

2) Tạo bề mặt nhẵn mịn cho tường

3) Giảm thiểu bụi

4) Trát vữa là lí do tuyệt vời để tố chức tiệc! Tôi cứ thắc mắc câu “getting plastered”
(lấy vữa) từ đâu mà ra? Khi trát ta trau chuốt từng cm của căn nhà mới hoặc chăm
sóc lại mỗi cm của căn nhà cũ yêu dấu.

160
Ranh giới giữa cob, vữa trát, alis, sơn và vôi quét là không tồn tại. Có chăng chỉ
là hàm lượng nước và kích thước của các phân tử. Khi bạn nhìn thấy từ Alis, từ đó
dùng để nói đến một lớp trát mỏng hay là l sơn dày. Đối với các công trình tự nhiên,
sử dụng lớp trát có khả năng hô hấp và tuần hoàn là rất quan trọng. Lớp trát kiểu này
sẽ hấp thu và giải phóng độ ẩm, làm cho tường khô đi rất nhanh. Hơi nước phải được
thoát ra khỏi không gian nội thất và các vật liệu xây dựng, nơi chúng có thể gây ra
thiệt hại.

Một quy tắc chung của xây dựng tự nhiên là: chủ nào tớ này. Một lớp vữa trát
làm từ đất là hoàn hảo cho nhà cob. Vôi cũng được dùng ở khắp nơi trên thế giới
để làm vữa trát hoặc sơn để bảo vệ cũng như làm đẹp tường đất.

Thạch cao xi măng, hay xi măng tô tường thường mang tính phá hủy đối với nhà đất.
Lớp trát xi măng cứng gần như luôn bị nứt vì tính chất cứng làm chúng trở nên giòn.
Các vết nứt sẽ để hơi ẩm lọt vào, làm ướt và thường rửa trôi cấu trúc đất dưới vết nứt.
Lớp trát xi măng hô hấp kém và làm chậm quá trình bay hơi nước của lớp cob bên
dưới. Rất nhiều ngôi nhà đất cổ được ‘trùng tu’ lại bằng xi măng giờ đã phải làm lại.
Tất các các lớp xi măng phải được loại bỏ, sửa chữa thiệt hại, và trát lại vật liệu phù
hợp và có tính hút ẩm.

Trộn Vữa Trát

Vữa trát có thể trộn trong bạt tương tự như trộn cob. Nếu muốn trộn một mẻ lớn, ta
có thể trộn trong một cái hố đào. (xem trang ….. để biết thêm về hố trộn làm bằng
rơm kiện). Mẻ nhỏ hơn có thể trộn trong xe rùa, xô hoặc chậu. Máy trộn xi măng
cũng áp dụng được với vữa trát đất, nếu bạn chịu được tiếng ồn!

161
(bay thợ hồ)
(bàn xoa) (bay nhỏ)

Dụng cụ cần thiết

• Dao cạo tường


• Bàn xoa (xem trang.... )
• Tay
• Xẻn

Lưới rây mịn


• Bạt
• Xô, chậu
• Xe rùa
• Hố trộn xếp bằng rơm kiện
• Vỏ hộp sữa chua hoặc phô mai
• Đá nhẵn mặt để đánh bóng
• bình xịt
• Chổi rơm
• Bay các loại

Ta có thể dùng bay nhỏ để trộn, trát hoặc láng thạch cao đều được.
Bay thợ hồ (swimming pool trowel) phù hợp để thi công trên một khoảng lớn đặc
biệt là láng sàn

Vữa trát đất cơ bản


Đến lúc này hẳn bạn đã trở nên quen thuộc với đất và trộn cob, vậy thì trộn vữa đất sẽ
đơn giản thôi. Vữa trát cơ bản đơn giản chỉ là một phiên bản của cob đã được rây
mịn, và ướt hơn bình thường.Nguyên liệu và tỉ lệ tương tự như cob: cát, đất sét, và
rơm (hoặc các loại sợi khác). Hãy dùng loại đất sét nguyên chất nhất bạn có để trộn
vữa. Cho tất cả qua một lưới sàng, khi trộn thì cho nhiều nước. Chỉ vậy thôi! Đó là
hỗn hợp vữa trát có thể sử dụng để hoàn thiện tường cob.
Rây nguyên liệu

162
Nếu ta có nhiều hạt lớn, sỏi, hoặc vụn hữu cơ trong đất và cát, ta phải sàng bỏ nó đi. Ta
có thể làm lưới sàng tự chế bằng cách đóng lưới mắt gà vào khung gỗ. Nên làm nhiều lớp
có các kích cỡ mắt lưới khác nhau. Nếu tính trát nhiều lớp thì các lớp trát bên dưới có thể
để kích cỡ hạt lớn (tương đương mắt lưới 0,3cm). Vì chỉ có lớp trát ngoài cùng là nhìn
thấy được. Nếu muốn nó mịn hơn nữa, ta có thể sàng toàn bộ nguyên liệu qua một lớp
lưới chắn cửa sổ thông thường hoặc loại nhỏ hơn.

Đặt lưới lên xe rùa hoặc xô chậu và sàng vào đó, hay kê lên rơm kiện hoặc tường rồi
sàng vào bạt. Đất có thể sàng khô sau khi đã nghiền vụn các cục đất lớn bằng giày
hay thanh đầm nếu thấy cần thiết. Hoặc trộn các nguyên liệu với nước,ngâm từ một
đến hai ngày, rồi đổ nó qua lưới, dùng tay hay đã nhẵn để miết cho vật liệu xuống hết.
Sàng ướt như vậy ta có thể giảm tối đa lượng bụi phải hít vào khi làm việc.

Bào rơm

Rơm làm thạch cao cũng cần rây hoặc bào vụn. Bụi rơm có thể gây rát cho mắt và
phổi. Hãy đeo mặt nạ và kính bảo hộ khi thi công. Rơm khô (không ẩm) thì làm việc
rất tiện, vì thế hãy phơi nó dưới ánh mặt trời trước sau đó bào vụn

Bào rơm bằng cách chồng lưới 0.3 phân lên lưới 0.6cm, rồi đặt lên xe rùa, xô chậu,
và dùng tay bào. Mắt lưới càng nhỏ, rơm càng mịn.ta có thể dùng xe cắt cỏ đi tới
đi lui để cắt vụn rơm hoặc máy xạc cỏ cầm tay, bỏ rơm vào một thùng phuy kim
loại rồi cho chạy máy. Các phương pháp khác bao gồm: máy xay sinh tố cũ, cưa
máy, dao điện, máy khoan với đầu chổi đánh rỉ, keo, dao sắc và thớt.

163
Đối với lớp trát đầu tiên (hay gọi là lớp trát thô), sẽ được bao phủ sau này, ta có thể
tận dụng rơm rơi vãi trên đất ở khu vực trộn cob, rơm này đã được nghiền vụn bới
chân người hay do thao tác kéo bạt qua lại. Tôi hay chủ ý vứt rất nhiều rơm xuống
để tranh thủ nghiền cho công tác trát vữa sau này. Ta có thể dùng rơm nghiền thô này
cho lớp trát phủ cũng được nếu ta thích nhìn kết cấu thô và sáng (các mảnh rơm phản
chiếu ánh sáng). Làm thử một mẻ để xem có vừa ý không.

Đối với lớp trát phủ, ta có thể thay thế rơm bào vụn bằng phân bò tươi hoặc
khô. Do hệ tiêu hóa của động vật ăn cỏ đã làm hộ công việc nghiền chất xơ cho ta
rồi. Phân bò khô cần phải ‘nghiền’ qua lưới sàng để bóp vụn hết ra. Còn phân tươi
ta có thể dùng trực tiếp luôn.

Phụ gia cho vữa đất

Mục đích

Phụ gia cho vữa đất không quá cần thiết, công thức cơ bản là đủ rồi. Phụ gia thêm vào
nhằm các mục đích dưới đây.

• Dễ thi công hơn.

• Tăng cường chống thấm, hạn chế rửa trôi.

• Tăng độ kết dính với vữa trát và tường.

• Làm bên hơn, đẹp hơn.

• Hạn chế nứt.

• Tạo hiệu ứng bề mặt.

Làm thử nhiều mẻ.

Thử nghiệm với các loại phụ gia khác nhau. Ta có thể pha một hoặc nhiều loại vào
công thức vữa đất cơ bản. Sau đó trát mỗi loại lên một khoảng tường riêng.(Xem

164
trang …... đến biết thêm chi tiết). Trát mỏng là tốt nhất – chỉ cần dày khoảng 0.9 cm
là đủ. Ta có thể đánh dấu chúng bằng cách viết nguyên liệu trực tiếp lên mặt trát,
đừng lo những dấu vết này có thể trát đè lên dễ dàng. Để cho lớp trát khô và quan sát.
Mẫu nào dễ thi công nhất? độ thẩm mỹ? các vết nứt? Tương tự như cob, nếu thạch
cao nứt, pha thêm chất xơ hoặc cát.

Phụ gia khả thi

Chi Hương Bồ: Là chất xơ gia cố, giống như nỉ. Nó có thể làm phụ gia hoặc thay thế
rơm, hạn chế rửa trôi, tạo hiệu ứng, chống nứt. Lông có thể lấy từ bất cứ loại cây nào
có hạt bông. Ta có thể thu hoạch mấy thứ này nhanh và số lượng lớn từ cây cỏ nến.

Đây là một trong những phụ gia yêu thích mà tôi hay pha vào vữa đất cơ bản. Các sợi
nhỏ li ti làm cho hỗn hợp bền hơn rất nhiều. Một kiểu lông khác có thể tìm thấy ở
màng lọc máy sấy tóc nhà bạn.

Lông, tóc: Tương tự như trên gia cố, hạn chế và giảm thiểu rửa trôi, nứt, thêm hiệu
ứng – đặc biệt nếu cắt từ người hoặc động vật. Sử dụng làm chất bổ sung hoặc thay
thế rơm.
165
Sợi tóc, lông rất bền. Do đó nên cắt ngắn (1,25cm hoặc ngắn hơn). Nhược điểm của
cái này là hơi khó trộn, bề mặt hoàn thiện tạo cảm giác lông lá. Thử tí cho vui, cái
này sẽ làm cuộc sống của mấy ông khảo cổ trong tương lai thú vị hơn chút đỉnh. Tóc
là vật liệu hoàn hảo để pha vào vữa vôi , vì nó kháng lại tính chất ‘ăn da’ của vôi.

Phân của động vật ăn cỏ: Tăng cường độ bền, độ dính, chống nứt, chống thấm, hạn
chế rửa trôi và tạo hiệu ứng

Phụ gia hoàn hảo cho vữa đất. Một số công thức có hơn nửa lượng phân trong đó.
Phân làm vữa đất rất rất bền và dễ trát. Phân càng tươi bao nhiêu thì càng tốt bấy
nhiêu. Lưu ý việc này phải tương đương với mức độ chịu mùi của bạn. Nhưng cũng
không tệ đến mức đó đâu. Vì mùi sẽ biến mất hoàn toàn khi lớp trát đã khô. Nếu sử
dụng phân khô, sẽ rất khó để bẻ nó ra. Nó đã biến thành dạng cục cứng rồi. Ta phải
nghiền nó bằng lưới mắt 1,25 cm trước khi trộn vào hỗn hợp trát.

Tôi cho rằng phân bò tốt hơn phân ngựa, nhưng đừng cứng nhắc quá, hãy dùng phân
ngựa nếu đó là tất cả những gì bạn có. Phân lạc đà Lama hoặc alpaca thì ít mùi hơn bò
và rất dễ lấy vì loài động vật này chỉ đi vệ sinh tại một khu vực nhất định. Tôi được
nghe nói phân lợn rất được yêu thích tại Phần Lan. Phân hươu và chuột túi cũng có
thể là phụ gia tốt.

Một anh bạn kể cho tôi truyện anh ấy nghe được từ một người Namibia (Một
nước ở phía nam Châu Phi) về cách mà bộ lạc của anh ấy trát nhà vòm đất ra
sao. Họ lấy phân bò tươi, vê tròn như quả bóng to bằng cái đầu người và phơi
dưới nắng để ninh kết đúng chính xác bảy ngày. Sau đó họ đập vỡ và dùng cái
đó để trát nhà. Đây được cho là loại vữa trát chống thấm rất tốt.

Công thức vữa trát tường của người Châu Phi

1 phần phân

1 phần đất sét – Có thể chọn loại đất sét màu đẹp
Thêm nước cho đến khi đạt độ quánh vừa ý

Bột hồ: (Cám ơn Carol Crews đã chia sẻ í tưởng tuyệt vời này!) Cho thêm bột hồ làm
lớp trát nội thất chắc hơn và ít bám bụi. Nó tăng độ bám dính và dễ thi công. Có thể
dùng cho lớp trát hoặc sơn tự nhiên.

166
Trộn bột hồ như sau. Trong lọ thủy tinh, cho vào một phần nước lạnh và một phần bột
mì, và lắc đều cho đến khi tan, không còn vón cọc. Sau đó đổ vào nước đang sôi, đun
và quấy cho đến khi hỗn hợp đặc lại.
Ta có thể dùng bột mì trắng rẻ tiền hoặc bất cứ loại nào bạn có. Trộn thử vài mẻ vữa
với tỉ lệ bột hồ khác nhau, Bắt đầu bằng một phần bột hồ cho 5 phần vữa đất. Từ
đó tăng hoặc giảm dần lượng hồ. Tôi chỉ dùng bột hồ cho lớp trát nột thất. Không
chắc ngoại thất nó sẽ như thế nào.
Trong một lần hướng dẫn thực hành tại workshop và chúng tôi hết mất bột mì. Chỉ
còn lại một ít yến mạch nấu ăn sáng còn thừa, thế là chúng tôi đem xay rồi trộn vào
làm thạch cao. Không ngờ là nó áp dụng tốt đến thế.
Nước ép xương rồng: Tăng độ bám dính và chống thấm.
Cái này thường được sử dụng ở nhưng nơi xương rồng mọc nhiều. Ở mỗi địa phương
lại có một vài loại cây có nước nhầy có thể sử dụng tương tự như nước xương rồng.
Kiểm tra xem những loài nào được sử dụng tại địa phương, sơ chế ra sao, và tỉ lệ
nước dùng cho lớp trát. Xương rồng thường lột vỏ, bỏ gai, cắt thành miếng, luộc rồi
vắt lấy nước. Chất keo pha thêm này sẽ thay thế cho một lượng nước nhất định. Thử
nghiệm với tỉ lệ như sau. 1/2 xô to cho một xe cút kít vữa .

Vỏ hạt mã đề xay: tạo hứng thú làm việc, tăng độ liên kết, chống thấm, và hạn
chế rửa trôi.

Mua lẻ tại các cửa hàng thực phâm chức năng. Nó hay dùng để làm sạch đại tràng.
Ta chỉ cần dùng một lượng nhỏ. Bắt đầu bằng việc trộn khoảng 30g – 35g cho
một xô vữa loại 20l. Hỗn hợp có pha vỏ hạt mã đề sẽ giống như kiểu trộn thêm cao
su vào. Nếu cho quá nhiều, thạch cao sẽ dính lại với nhau như quả bóng và không
dính lên thứ khác nữa. Vỏ hạt mã đề là phụ gia tuyệt vời để làm nền đất.

167
Hồ dán Elmers và các loại keo công nghiệp khác: Tăng độ bám dính và chống thấm
Đây là phụ gia rất tốt đối với vữa trát có gắn ngói hoặc đồ trang trí nặng. Thử 60-
65g (hoặc hơn) trên một xô 20l.

Một số nhóm đã thử thí nghiệm sử dụng các hỗn hợp có pha các loại keo và nguyên liệu
tự nhiên khác nhau. Vẫn còn phải thử rất nhiều trước khi ta có thể biết được những loại
nào có thể sử dụng, hàm lượng, và chất lượng vật liệu, cũng như đảm bảo khả năng hô
hấp của lớp trát để giữ tường đất khỏe mạnh. Nhìn chung là chúng rất cứng và chống
thấm tốt.

Pha màu: cho đẹp.

Ta có thể muốn thu thập các loại đất sét có màu đặc biệt, để làm lớp trát phủ hoặc
làm sơn. Lớp phủ ngoài cùng có thể thay thế cho sơn luôn. Có thể dùng đất sét
làm gốm như chất tạo màu cho lớp phủ.

Nếu sử dụng bột màu khô, pha đều chúng với nước trước khi trộn.(Xem thêm tại
mục sơn,trang 163-167.)

Tổ mối : Nếu sống tại nơi có nhiều mối làm tổ, hãy tìm một cái tổ rỗng và phá nó đi,
dùng những phần đó để trộn vữa. Tôi đã gặp vài người dùng phương pháp này tại Úc. Họ
báo lại rằng vữa làm kiểu này chống chịu thời tiết rất tốt và rất khuyến khích sử dụng

Giấy bồi: Nghiền vụn giấy ra, cái này sẽ tăng thêm một chút cách nhiệt, giúp vữa liên kết tốt
hơn, các sợi nhỏ li ti thêm vào sẽ gia cố độ vững chắc và hạn chế bị rửa trôi.

Tương tự như các phụ gia khác hãy làm nhiều mẻ thử nghiệm với các tỉ lệ khác nhau.
Một trong những thí nghiệm của chúng tôi là, chỉ sử dụng giấy từ danh bạ điện thoại trộn
với nước làm lớp trát ngoại thất, và khá bất ngờ là nó bám tường tốt đến thế. Pha thêm
chút đất sét cùng với bột hồ còn tốt hơn nữa.

Mica hoặc Nhũ: Nhìn đẹp, bắt sáng. Mica hoặc Nhũ cho thêm vào lớp phủ hoàn thiện
tăng độ thẩm mĩ và một chút lấp lánh. Nguyên liệu này có thể phun lên thạch cao sau khi
đã trát lên tường, nó sẽ bám nhẹ lên bề mặt. Mica là một loại đá vảy sáng bóng tự nhiên,
sẵn có ở vùng tây nam Mỹ và một vài nơi khác. Nó giống như các tiểu cầu bằng cát và có
thể làm tăng độ bền chắc của vật liệu.

Đá vermiculite, nham thạch, hoặc trộn nhiều rơm: Tăng giá trị cách nhiệt cho thạch
cao bằng cách pha thêm các vật liệu có thể tạo bóng khí bên trong hỗn hợp. Ý tưởng này

168
cần được thử nghiệm. Nếu muốn bạn có thể thử làm theo tỉ lệ sau 1 phần vật liệu cho 10
phần vữa. Hãy thử xem ta có thể độn thêm bao nhiêu vật liệu trước khi hỗn hợp trở nên
quá vụn. Ta nên pha thêm một chút các phụ gia kết dính để giúp vật liệu liên kết tốt hơn.

Vữa để nghỉ: : Giống như cob, tất cả các loại vữa trát đều được hưởng lợi nếu ta để nghỉ
trong một khoảng thời gian. Chúng dường như dễ thi công và bám dính hơn. Trộn một mẻ
ướt và để nghỉ một vài ngày hoặc hơn. Yum yum!!

Công Tác Trát

Thời điểm thi công

Trát nội thất thường tiến hành sau khi hoàn thiện mái và trần, và trước khi láng
nền.(Trong trường hợp trát lại để sửa chữa, hãy che phủ sàn, nội thất vv để tránh bẩn).
Lớp trát ngoại thất có thể thi công sau khi ta dọn vào nhà hoặc để không như vậy.

Không trát vữa khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng, trước khi lớp trát kịp khô. Nếu
mặt trời chiếu trực tiếp lên tường đó là lúc ta làm việc, bố trí bóng râm. Và không trát
khi có gió khô hanh thổi. Lý tưởng nhất, là để lớp trát khô từ từ. Điều này cực kì
quan trọng nếu vữa của bạn có sử dụng vôi bên trong.(Xem trang 162 để biết thêm về
vữa trát vôi.)

Trát bao nhiêu lớp?

Ba là con số điển hình cho lớp trát lên các kiến trúc bằng đất. Tôi chưa bao giờ trát
hơn hai lớp lên nhà cob. Có lẽ là do tôi rất cẩn thận khi đắp tường cho nên không có
nhiều chỗ phải sửa hay trám lại.

Một số người thích để tường thô không trát. Ta có thể quét vôi trắng hoặc một lớp Alis
, nếu muốn làm bề mặt thô. Hãy cắt bỏ các cọng rơm thừa cho nhẵn mặt tường trước
khi quét vôi trắng.

Trường hợp muốn để tường thô không trát, quan sát mức độ rửa trôi của tường vào mùa
mưa. Nếu phát hiện bất kì chỗ nào bị mòn đi, ta cần trát hoặc sơn lại với vôi để bảo vệ
cob, hoặc dựng hiên, bậc thềm ở hướng nhà bị thời tiết tác động.

Ta có thể trát lớp mới khi cảm thấy cần thiết. Nhớ phải làm ẩm bề mặt tường trước khi thi
công. Nếu trát tường nội thất quá thường xuyên, căn nhà sẽ ngập trong vữa Nếu rơi vào

169
trường hợp này bạn là một ví dụ điển hình của việc nghiện trát vữa. Làm ơn hãy viết một
bài hát về nó và hát tại hội nghị Xây Dựng Tự Nhiên lần tới trong khu vực.

Chuẩn bị mặt bằng trát

Một số thợ xây tự nhiên nói rằng để tường cob khô hoàn toàn trước khi trát. Theo lý
thuyết là do tường có thể bị co và làm nứt lớp trát. Cũng như việc lớp trát sẽ làm chậm
quá trình khô của tường. Một số cuốn sách cũ nói rằng nên trát nội thất trước, dọn vào ở,
rồi trát ngoại thất khi xuân tới.

Tường cob cần nhiều thời gian để có thể khô hoàn toàn. Nếu không đợi được, ta có thể
trát khi tường đã khô một phần. Tôi đã làm thử và thấy không có vấn đề gì như nứt…Ta
luôn có thể trát sửa lại vết nứt về sau.

Độ ẩm của tường và độ ẩm của vữa càng tương đương bao nhiêu, lớp trát sẽ càng bám
dính bấy nhiêu. Làm ẩm bề mặt thật kĩ. Ta có thể xịt chúng mỗi 5 phút trong khi chuẩn bị
dụng cụ để trát. Đây là cơ hội cuối cùng để ta để thay đổi hình dạng bề mặt bức tường.
Dùng xẻng hoặc dao rựa để cắt những chỗ lồi lõm. Các lớp trát có thể dùng để trám lại.
Bất cứ khe hỡ ở vị trí tiếp xúc giữa cob với khung gỗ có có thể trám lại bằng vữa trát.

Đối với các đoạn rơm thừa dính ngoài tường. Đa số chúng sẽ bị gấp lại khi ta trát và sẽ
giúp thạch cao dám dính tốt hơn. Với những cọng cứng đầu đâm xuyên qua lớp trát ta có
thể cắt bỏ bằng kéo.

Để mang vật liệu từ vị trí trộn đến nơi làm việc ta có thể dùng: xe rùa, cho vào bạt rồi
kéo, chậu nhựa, bàn xoa. Bàn xoa tự chế có thể làm bằng một tấm gỗ ván nhỏ, có gắn tay
cầm bên dưới.

Phương pháp thi công

• bằng tay

• bay
• Một miếng nhựa cắt từ hộp sữa chua (cái này dùng để đánh bóng và láng mịn
luôn).

• Miếng bọt biển hoặc da cừu

• Chổi quét to (tạo lớp trát phủ mỏng hoặc, quét vôi trắng,)

170
Hãy thử trát bằng các phương pháp trên đây. Bạn sẽ thường thích một kiểu nhất định và
chỉ dùng nó về sau. Giữ dụng cụ và tay ướt để vữa không dính vào. Yêu cầu chung là
trát một lớp mỏng ( cỡ 1cm hoặc mỏng hơn) ở mỗi lần trát.

Trải ra giống như phết kem lên tường

Lớp trát hoàn thiện có thể đánh bóng để tạo độ mịn, cũng như làm cứng và nén bề mặt.
Quá trình đánh bóng sẽ sắp xếp lại các phân tử đất sét làm nó bền chắc hơn rất nhiều.
Việc này có thể thay thế cho lớp Alis ngoài cùng. Nếu muốn bức tường trắng mịn, đánh
bóng lớp trát rồi quét vôi trắng lên.

Đánh bóng khi lớp trát đó khô một phần. Ta sẽ nhanh chóng cảm nhận được mức độ khô
tối ưu nhất để đánh bóng. Hãy chú ý quá trình này. Công tác đánh bóng có thể thực hiện
sớm sau khi hoàn thiện lớp trát.

Nếu lỡ để khô quá, ta có thể xịt nước nhẹ nhàng làm ẩm rồi đánh bóng. Đây là lúc để
sử dụng miếng nhựa cắt từ vỏ hộp sữa chua hoặc phô mai. Cắt một tấm hình tròn hoặc
oval từ thành hộp sữa, cỡ 10 phân tròn.

171
Bạn sẽ cần một lượng kha khá cái này vì nó sẽ mòn dần đi trong quá trình sử dụng.
Vật này vừa có thể dùng để trát lẫn đánh bóng. Đặc biêt hữu dụng để đánh bóng các
khu vực sẽ phải chịu nhiều tác động, như xung quanh thiết bị chiếu sáng, trong bếp, đồ
nội thất bằng cob.

Một viên đá nhẵn cũng là công cụ đánh bóng tốt. Nó sẽ tạo kết cấu rất đẹp trên tường.

Trát sửa

Sau vài năm ta nên trát lại một lần, lúc này sửa chữa các chỗ mòn rất dễ dàng. Vữa mới
bám rất tốt vào lớp cũ. Làm ướt bề mặt trước khi trát lại. Trải vải hoặc ni lông để tránh
dây bẩn ra bàn và sàn nhà.

Bắt đầu ở những chỗ khuất tầm mắt như đằng sau tủ chén, vv . Vì là lớp đầu tiên nên
nếu có sai sót gì cũng có thể giấu đi được. Thực hành nhiều sẽ lên tay nghề, hãy nhớ lấy
điều đó!. Lớp trát đầu tiên sẽ được che đi do vậy đừng quá cầu toàn. Cho đến khi ta trát
lớp hoàn thiện thì lúc này kĩ năng của bạn đã tốt hơn rất nhiều rồi.

Múc thạch cao lên bàn xoa, kê bàn xoa vào tường, và dùng bay đẩy khối vật liệu
lên tường.

172
Vị trí bắt đầu

Một số người bắt đầu trát từ đáy lên đến đỉnh. Tôi thì thuộc kiểu người từ trên đỉnh
xuống, vì tôi không thích chẳng may làm đổ hay chạm vào phần việc đã hoàn thành bên
dưới. Logic của việc trát từ dưới lên là khi trát các lớp lên tường chúng sẽ gối đầu nhau
giống như mái lợp, tạo điều kiện cho nước chảy ráo thay vì vào các khe hở nhỏ có thể
hình thành ở các vị trí tiếp xúc giữa hai lớp trát.

Độ dày mỗi lớp trát?

Lớp đầu tiên cần đủ dày để trám kín các vết lõm, và mỏng vừa phải để làm bằng các
điểm cao. Nếu vết lõm sâu hơn 1,25 phân ta cần trám lại hai lớp 1,25 phân hoặc nhiều
hơn.

Quy định độ dày lớp trát thường là: các hạt trong hỗn hợp nhỏ bao nhiêu, các lớp sẽ
mỏng bấy nhiêu. Lớp trát càng mỏng càng khó bị nứt. Hãy chọn những chỗ tường
khuất mắt để thử nghiệm độ dày khác nhau.

Không thao tác quá nhiều khi thạch cao vẫn còn ướt. Nó sẽ lôi những thứ dính trong
hỗn hợp lên bề mặt. Nếu đã tính trát nhiều lớp, thì đừng quá chú ý đến vẻ ngoài. Thực tế
cho thấy để bề mặt thô thì lớp trát sau sẽ bám dính tốt hơn. Nếu muốn làm bằng bề mặt,
hãy dùng cạnh của tấm ván gạt qua lớp trát đã khô một phần.

Luôn nhớ làm ướt toàn bộ tường trước khi trát lớp tiếp theo. Lớp trát hoàn thiện cần
phải hết sức cẩn thận vì đây là lớp ta nhìn thấy. Khi hoàn tất công tác trát trong ngày, hãy
cố gắng để mép cạnh của lớp trát cuối cùng ở đâu đó không quá lộ. Đây có thể là đường
nối kết thúc ngày làm việc hôm nay và để bắt đầu ngày làm việc mới.

Ta có thể làm hình điêu khắc nổi lên tường bằng vữa trát. Hãy thử khi ta trát tường.
Đừng lo bạn luôn có thể cắt bỏ sau này nếu không thích. Điêu khắc quanh cửa ra vào và
cửa sổ trông rất xinh.

Chổi rơm

Là dụng cụ cầm tay khi trát tường. Ta dùng nó để quét bỏ những thứ còn bám dính trên
tường hoặc để thi công lớp trát phủ ngoài. Đựng nó trong xô nước mang bên người để
tiện vẩy nước tưới ẩm tường khô. Sau khi trát xong, trong lúc lớp trát vẫn còn mới, dùng
chổi quét qua để tạo độ nhẵn mịn và kết cấu đẹp. Ngoài ra nó còn dùng cho những chỗ
tường cao quá đầu.
173
Gắn đồ trang trí vào vữa trát.

Trát tường là một nghệ thuật. Ta có thể sắp xếp những viên ngói đẹp, đá, cành cây va
các mảnh vụn vào lớp trát. Một số người còn quét thêm chút keo dán lên tường cho
dính.

Đối với mặt tường ngoài, ta có thể đính những viên đá nhỏ, vỏ sò hay gạch mosaic dọc
theo đáy và cao từ 45 đến 75cm. Nó sẽ giúp bảo vệ tường khỏi mưa tạt, hay nước từ
dưới đất hắt lên. Đây là cơ hội tuyệt vời cho chất nghệ sĩ trong bạn tạo vẻ thanh lịch
cũng như thổi hồn vào căn nhà.

Ta có thể tạo các kết cấu khác, bằng cách in hoặc cắt khoét vữa trát ướt. Cứ thử đi! Ta
luôn có thể trám lại nếu không ưng ý.

Đánh bóng

Để loại bỏ các chỗ lồi không mong muốn, dùng bọt biển hoặc giẻ lau ướt đánh lại một
lượt khi bề mặt trát đã khô đi một phần bên cạnh việc mài mòn các khu vực nhô cao.(Vải
bố cũng rất tốt). Để xoa phẳng một mảng lớn, lấy thước dài 5x10 hoặc bay gỗ và xoa tròn
lên bề mặt.

Dùng vữa đất lên các kiểu tường khác

174
Bao đất
Trát càng sớm càng tốt vì bao tải sẽ vụn ra rất nhanh dưới ánh mặt trời. Ta sẽ phải
ngạc nhiên khi thấy vữa trát bám rất tốt trên nó. Ở những vị trí khó như ở các khe
giữa hình thành do bao tải chìa ra, ta cứ trát như bình thường, rồi đợi khô. Lớp sau sẽ
dính vào lớp trước tạo thành mối nối đến khu vực tiếp theo

Tường đá, gạch


Thạch cao tự nhiên áp dụng tốt lên bất kì bề mặt tự nhiên nào.

Rơm kiện

Ta cũng có thể dùng vữa đất lên rơm kiện. Xịt nước làm ẩm một chút trước khi trát.
Khi vữa đất đạt độ sánh nhất định, nó sẽ dính rất tốt vào rơm, đặc biệt nếu dùng tay.
Ta sẽ không cần phải dùng lưới để tạo mặt bám như trần nhà, cứ trát thẳng lên rơm.
Trát hai đến ba lớp thạch cao lên rơm và hoàn thiện nó tương tự như làm với tường
cob. Vữa đất hô hấp rất tốt nó sẽ giữ cho rơm không bị mục .

Vì vôi ăn da và sẽ phân hủy vật chất hữu cơ, nên tốt hơn hết là không sử dụng nó trực tiếp
lên rơm. Nếu muốn dùng vữa trát vôi, ta nên trát một lớp vữa đất lên trước, rồi mới trát
vôi. Hoặc trát toàn bộ bằng vữa đất, rồi quét vôi ve lên.

Các lớp trát dày trên tường rơm giúp hỗ trợ cấu trúc và tạo nhiệt khối.

Các loại Vữa Trát khác


Thạch cao

Tôi có rất ít kinh nghiệm với thạch cao. Và mới chỉ sử dụng một ở workshop, nhưng sau
khi hít phải khói từ nó, tôi cảm thấy mệt và đau đầu. Chắc vì vậy và do tôi thích vữa đất
hơn nên tôi không phải nhọc công học thêm bất cứ thứ gì về thạch cao. Tôi sẽ nói thêm
những gì tôi biết. Thạch cao là một trong những thành phần chính trong vữa ở paris và
một số người dị ứng với nó. Thạch cao chúng ta hay dùng đựng trong bao tải và phân
phối bởi các cửa hàng vật tư xây dựng. Làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì, trộn nó với
cát và nước. Nó sẽ cứng lại từ từ và có thể trộn cùng với vữa đất.Hướng dẫn nói rằng chỉ
sử dụng cho tường nội thất.

Vữa trát vôi

(không phải vôi làm vườn nhé)


175
Lưu ý: vôi làm bỏng da và mắt! hãy đeo kính và găng bảo hộ.

Vôi trộn với cát và nước là loại vữa trát hay được sử dụng trong các ngôi nhà cob truyền
thông ở Châu Âu và là vữa xây đối với các căn nhà bằng đá. Nó cũng được dùng trong
vữa trát và vữa xây của tộc người Anasazi cổ và các bộ tộc Da Đỏ khác.

Ở Mỹ, vôi giờ không còn hợp thời nữa, do vậy người ta không còn đến các lò vôi địa
phương để lấy vôi hay cửa hàng vật tư xây dựng để lấy vữa vôi nữa. Người Mỹ giờ sử
dụng vôi bột khô. Đây là sản phẩm kém chất lượng do vôi đã để khô lâu ngày. Nếu chỉ
kiểm được cái đó, ta có thể muốn dùng vữa đất và chỉ dùng vữa vôi bột để làm sơn.

Trộn vữa vôi

Nếu chỉ kiếm được vôi bột, trộn nó với nước cho đến khi đặc sánh giống kem chua để làm
vữa vôi. Cho vôi vào nước từ từ và quấy đều. Ngâm vài tuần trước khi sử dụng. Hỗn hợp
này có thể trộn vào vữa trát hoặc vữa xây. Trong lúc ngâm, một phản ứng hóa học quan
trọng đã xảy ra. Và một khi được trộn với nước, chất lượng của vôi sẽ không bị giảm đi
và cố thể bảo quản ướt vô thời hạn.

Công thức cho vữa trát vôi

1 phần vữa vôi


3 phần cát có cỡ hạt khác nhau

1/3 đến 1/2 phần sợi (truyền thống ở Anh là dùng lông bò)
Luôn nhớ bảo vệ da và mắt! trộn đều vữa vôi với cát (có thể dùng máy trộn xi măng),
đậy kín và để nghỉ hai tuần. Sau đó lấy một lượng đủ dùng trong ngày rồi trộn sợi
vào. Vôi ăn da và ăn mòn các chất hữu cơ. Lông,tóc là loại sợi hoàn hảo để dùng với
vôi vì nó rất khó bị ăn mòn. Dây nhựa polypropylene cắt vụn cũng rất tốt.

Vữa trát vôi đòi hỏi phải có tay nghề một chút so với vữa đất. Hãy tập ở các chỗ tường
khuất mắt. Làm ướt trước khi trát. Thi công từ 2 hoặc 3 lớp mỏng, Luôn luôn làm ẩm lớp
cũ trước khi trát lớp mới lên. Cách hiệu quả để trát lớp đầu tiên bám dính vào tường là
dùng mặt sau của mấy cái xẻng nhỏ vỗ nhẹ lên. Khi vữa se lại, dùng một miếng gỗ để xoa
phẳng. Tôi đã thử những chưa bao giờ thành thạo được với cái này, cả nữa là không thích
bị ăn da, nên tôi chỉ đơn giản là trát nó lên bằng bay thôi. Làm mỏng hết sức có thể. Và
đứng quá tỉ mẩn với nó khi đã trát lên

176
Chờ cho nó se lại một chút, đến mức có thể chạm tay vào được trước khi trát lớp tiếp
theo. Dùng bàn xoa hoặc một mảnh gỗ xoa đều bề mặt mỗi lớp trát. Gạch chéo vào lớp
trát cũ vài đường lúc vẫn còn ướt để tạo mặt thô tăng độ bám dính cho lớp trát tiếp theo.

Vôi giống với bê tông, nó cần ninh kết từ từ. Trong sách tham khảo của Anh về vữa trát
vôi, người ta gợi ý treo một tấm vải bố ướt cách tường mới trát xong vài phân trong vòng
một tuần hoặc hơn. Để tạo bóng râm che chắn khỏi ánh nắng mặt trời. Đừng trát vào
những ngày khô hanh, nhiều gió.

Vữa vôi làm bề mặt tạo cảm giác ‘cứng’ gần giống như vữa trát xi măng.

Về việc dùng vôi làm phụ gia cho vữa đất

Vôi pha vào vữa đất làm nó cứng hơn, màu nhạt hơn. Trộn vôi cũng làm vữa đất ăn da
tay, do vậy hãy nhớ đeo găng và kính bảo hộ. Nếu pha vữa vôi vào, hãy làm thử vài mẻ
với tỉ lệ khác nhau. Trát lên tường, đợi khô và quan sát xem hỗn hợp nào phù hợp nhất.
Tìm vết nứt. Nếu pha vôi, hãy để nó khô càng chậm càng tốt. Làm ẩm tường trước khi thi
công. Những ngày có độ ẩm cao rất tốt để làm chậm lại quá trình khô.

Alis và Sơn

Alis (đánh vần là “a-lease” trọng âm rơi vào âm lease) là thuật ngữ đề cập đến một
lớp trát mỏng hay một lớp sơn dày.

Các nguyên liệu trong cob, vữa đất, alis, sơn tự nhiên và vôi quét tường rất giống nhau.
Khác chăng chỉ là lượng nước và kích thước phân tử bên trong

Không sử dụng các loại sơn bít kín và cản trở hô hấp lên tường đất! (Hoặc lên
bất cứ kiểu tường nào xây từ vật liệu tự nhiên.) Sơn Acrylics và các chất nhũ tương
có trong hầu hết các loại sơn hiện đại sẽ làm mất đi khả năng quan trọng này của
một ngôi nhà tự nhiên! Hơi ẩm không thoát ra được sẽ gây hại lên công trình về lâu
về dài.

Nếu sơn tường sáng màu, sẽ làm căn nhà cảm giác rộng hơn, và nó sẽ phản chiểu
ánh sáng mặt trời khiến bên trong sáng hơn. Đây luôn là lựa chọn khó khăn với tôi
vì tôi cũng thích gam màu ấm cúng tự nhiên vữa đất hay alis.

177
Vôi ve quét tường cơ bản

Mặc đồ và đeo kính bảo hộ.Vì vôi rất kiềm, nó sẽ khử trùng và đuổi côn trùng.

Trộn đều nước với vữa vôi cho đến khi thành dạng sữa. Công thức chỉ có vậy!(Xem lại
trang 162 về cách làm vữa vôi bằng vôi bột)

Cái này để được rất lâu, do vậy cứ làm đủ để quét tường, thừa thì cất đi sau này
dùng.

Làm ướt tường trước khi quét. Hãy đợi nước vôi lắng xuống rồi lấy nước trên mặt để
xịt tường. Sau đó lại đổ thêm nước vào để bù lượng nước vừa lấy. Trước lúc quét,
khuấy đều rồi đổ nó qua một lưới lọc mịn.

Ta cũng có thể pha một chút vôi vào nước (2-3 %) để làm ướt tường. Dùng chổi lớn
để quét. Lớp quét trông rất mỏng, như kiểu bạn quét nước lên tường vậy. Đừng lo!
Nó sẽ đục màu hơn khi khô.

Quét nhiều lớp ( tối thiểu là 3, nhiều hơn thì tốt) mỏng sẽ bền hơn so với quét
một vài lớp dày. Để cho mỗi lớp khô tối thiểu một ngày trước khi quét lớp tiếp
theo. Dùng bình xịt phun sương để làm ẩm tường trước khi quét lớp kế tiếp.

Vôi quét tường có màu trắng đục. Bạn có thể muốn pha thêm màu để làm nhạt màu
đi. Nếu pha màu, thì nó cần phải tương thích với tính kiềm rất mạnh của vôi. Có

178
lần tôi làm đổ mất một ít trái việt quất ra đất, tiếc của nên tôi thử nghiệm bằng cách
vắt ít nước đổ vào nước vôi quét tường. Kết quả rất thú vị! Màu tím đỏ tươi nhanh
chóng chuyển sang màu ngọc lam, rồi từ từ sang màu xanh lá cây, sau đó sang màu
súp đậu và cuối cùng sau khoảng một tuần nó lắng xuống thành màu nâu nhạt tự
nhiên. Nó làm màu trắng đục nhạt đi và trông có cảm giác bền màu.Tôi cất nó trong
bóng râm cả năm như vậy ( xem trang 166 về pha màu)

Sau vài năm, nếu tường bắt đầu ố màu, ta có thể quét vôi lại để tút tát bề mặt

179
Công thức sơn tự nhiên cơ bản hoặc alis

• 2 phần cát mịn

• 2 phần đất sét mịn


• 1 phần bột hồ (bột trắng là tốt nhất)
• Vụn rơm hoặc phân bò
• nước

Vì có bột mì, hỗn hợp này sẽ nhanh hỏng, chỉ để được vài ngày. Nếu muốn kéo dài thời
hạn sử dụng thêm một chút thì nên bảo quản ở chỗ lạnh. Ta có thể trộn tất cả nguyên liệu
trừ bột hồ, bao giờ sử dụng hẵng trộn vào.

Cát,đát sét và rơm hoặc phân bò cần rây qua lưới mắt nhỏ cho thật mịn để chất lượng sơn
tốt hơn. Ta có thể ra cửa hàng bán dụng cụ làm bếp tìm loại lưới rây mắt nhỏ nhất mua về
sử dụng, cũng rất tốt.

Làm thử vài mẻ với các tỉ lệ khác nhau, vì đất sét mỗi nơi mỗi khác. Sau đó thử thêm
bột hồ vào

Cho nước vừa phải cho đến khi hỗn hợp sánh mịn giống như sữa lắc. Thay đổi lượng
nước cho đến khi tìm được công thức phù hợp với mình.

Để làm sơn sáng màu, ta có thể tìm đất sét nhạt màu trong khu vực để sử dụng. Nếu
không, có thể dùng đất sét Cao lanh. Mua dạng bột ở các xưởng gốm với giá rẻ. Ngoài ra
còn có những loại đất sét làm gốm nhạt màu khác. Hãy tìm ở địa phương.

(Read the section in this chapter about adding color, page 166.)

Pha thêm một ít nhũ hoặc mica vào sơn để nó lấp lánh một chút trên tường. Nếu có
nguồn mica tốt, ta có thể thay thế ¾ lượng cát trong công thức bằng mica. Nếu không có
nhiều,vẩy nó lên sơn ướt và ấn nhẹ cho dính.

Thi công

Đợi cho lớp trát khô, làm ướt lại tường. Bắt đầu sơn từ trên xuống như thế ta sẽ không
làm nhỏ giọt lên phần tường hoàn thiện. Alis có thể thi công bằng cọ vẽ, một miếng da
cừu, miếng cắt từ hộp sữa chua, bọt biển, hoặc bằng tay. Đừng chà xát quá nhiều khi thi
công. Hãy chờ cho nó khô lại như gốm, rồi đánh bóng.( xem lại trang 160)
180
Phụ gia cho vôi quét tường và sơn đất để tạo bề mặt dễ lau chùi.

Dầu: Dầu hạt lanh thô, hoặc dầu thực vật có thể cho vào lớp phủ sau cùng, hoặc cho vào
sơn để làm nó chống thấm. Cho một ít là được. Nhiều dầu quá có thể làm độ ẩm không
thoát ra được, khiến tường bị đọng nước. Mỗi xô sơn hãy thử cho một thìa tbs (1tbs =
15ml).
Ta có thể thử pha dầu thơm vào như thế ta có thể ngửi thấy khi sơn tường. Cái này cực
kì hữu dụng khi thi công vữa sử dụng phân bò hoặc đã lên men. Giống phân bò, mùi dầu
thơm cũng sẽ bay hết khi lớp trát khô.

Mỡ: Ngày xưa, mỡ động vật được pha vào vôi quét tường để chống thấm bề mặt. Tôi
chưa thử cách này nhưng đoán là nước vôi sẽ phải đun nóng để mỡ chảy ra và trộn
đều lên.

Hồ dán: Pha một ít hồ trắng sẽ làm bề mặt cứng hơn. Một chút là đủ, tầm 35ml cho
một xô vật liệu.

trứng: Bạn có thể làm thử bằng cách thêm trứng vào sơn. Tôi đã thử sơn trứng đánh
tan lên lớp sơn đã khô, nó làm lớp sơn không bị lem nhem khi ta lau chùi bằng khăn
ướt.

Sữa: Sữa là nguyên liệu thường thấy trong sơn ngày xưa. Ta có thể muốn dùng sữa thay
cho nước trong công thức để bề mặt chống thấm tốt hơn, Lưu ý là sơn sữa thì không để
được lâu.

adobe protector
Carol Crews xây một nhà vòm đất ở New Mexico. Cô ấy sơn mái vòm bằng một sản
phẩm tên là “adobe protector;. Nhà sản xuất nói nguyên liệu là bí mật. Carol bảo rằng nó
rất tốt, làm bề mặt không thấm nước nhưng vẫn giữ được khả năng hô hấp của căn nhà.
Sản phẩm này đòi hỏi phải sơn lại mỗi năm và giá thành cao. “ Adobe protector” là sản
phẩm của hãng El Rey Stucco ở Mỹ. Gọi số 1-800-621-1801 để biết thêm chi tiết.

Trộn sơn đất với vôi quét tường?

Trộn đất sét với vôi có vẻ rắc rối. Theo kinh nghiệm của tôi, có lúc nó rất bụi, lúc thì lại
rất tốt, tôi không rõ tại sao. Bạn nên làm thử vải mẻ để xem nó có phù hợp với đất sét
của bạn hay không.

Công thức sơn tự nhiên cứng: không dùng trên cob

Công thức này dùng cho trần vải( xem trang 140) hoặc sơn lên gỗ. Nó chống thấm quá tốt
nên không được sử dụng trên cob. Quấy thật cẩn thận: 1 phần vôi xây dựng đổ từ từ vào 8
phần sữa, sau đó trộn thêm 2 phần dầu lanh nung. Đổ qua rây lọc và sử dụng trong vòng vài
ngày.

Hướng dẫn pha màu


Ta có thể pha màu vào lớp trát hoàn thiện, hoặc pha vào alis, sơn đất.
181
Nếu pha màu vào vôi, phải chọn loại tương ứng với tính kiềm mạnh của nó.

Vì rất khó để pha chuẩn hai màu như nhau, hãy làm một mẻ lớn đủ dùng cho toàn bộ
ngôi nhà.

Hãy phiêu lưu! Đa phần chúng ta chỉ sơn một màu nhất định, tuy nhiên đa dạng sắc độ
và màu sắc sẽ tạo cái nhìn tự nhiên hơn. Trải một lớp bột màu khô lên mặt sơn ướt rồi
dùng chổi quét sẽ tạo hiệu ứng khác thường, giống như mặt đá vậy. Hãy đi loanh quanh
và thử nghiệm mọi thứ nảy đến với bạn. Đừng lo lắng ta luôn có thể thay đổi hay sơn đè
lên nếu chán.

Để pha màu vào hỗn hợp, ta có thể dùng đất sét màu thay cho đất sét trong công thức. Số
lượng đất sét màu là Đất Mẹ tạo ra thật đáng kinh ngạc.Ta hãy thử tìm xem. Tôi nhận ra
việc pha đất sét vào nước vôi ve làm lớp sơn bị bụi. Nó dính ra ngón tay khi bạn trà xát bề
mặt đã khô, do vậy tốt nhất nên dùng một số chất màu khác cho vôi ve. Hoặc có lẽ là một số
loại đất sét thích hợp.
Ta có thể mua bột màu tự nhiên để pha vào hỗn hợp. Những thứ này được được cô đặc vì
vậy ta chỉ cần một chút xíu vì nó ra màu rất nhiều! Cho từng chút một, cho đến khi ngả màu
ưng ý. Trộn bột màu với nước bằng cách cho vào lọ thủy tinh rồi lắc trước khi đổ vào sơn.
Một số loại màu tự nhiên có làm sẵn thành dạng hồ.

Phấn rất rẻ, có sẵn, và đa dạng màu sắc mà ta có thể dùng. Thường thì nó màu xanh
dương sáng, dạng bột, có sẵn ở các cửa hàng phần cứng máy tính.
Tôi chưa từng thử nó, nhưng tôi nghe được rằng ta có thể sử dụng thuốc nhuộm công
nghiệp mặc dù có thể độc hại, và quá trình sản xuất thuốc nhuộm chắc chắn gây ô
nghiễm nguồn Đất quý giá của chúng ta. Hàm lượng sử dụng chỉ cần rất ít thôi. Tôi nghĩ
ngoài kia sẽ có bán thuốc nhuộm tự nhiên. Hoặc ta có thể kiếm sách về nhuộm tự nhiên
và thử nghiệm với lớp sơn của bạn.
Thuốc tẩy quần áo cũng có thể sử dụng được. Nó tạo màu xanh nước biển rất đẹp cho
sơn.

HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH


• Hoàn thiện hệ thống thoát nước
• Treo máng xối và lắp ống dẫn để trữ nước hoặc đến vị trí nào đó sẽ không gây
ảnh hưởng .
• Lắp cửa. Cửa sổ.
• Hoàn thiện đường ống nước, dây điện, nhiên liệu. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng,
bồn rửa.
• Làm tủ, chạn bếp chìm, và các công việc liên quan khác

Bây giờ bạn có thể dọn vào!! Xoa bóp lưng và tận hưởng niềm vui!
Sửa chữa lại đường đi nếu thấy cần thiết trước khi mùa đông tới.
Mái, nền nhà kho bên ngoài.
Khi bạn đi qua nhà chính, hãy làm một cái mái hiên và nhà kho liên kết với căn nhà.
Nơi này để ta cất giữ dụng cụ và vật liệu, những thứ đó sẽ giữ cho nền khô ráo.
Nếu làm tường cob ngoài trời, nó cần phải được bảo vệ khỏi mưa.( xem minh họa )
182
Xung quanh nhà
Đặt vỏ cây, sỏi, hoặc cây cảnh dọc theo ngôi nhà để ngăn nước hắt lên tường, nó sẽ rửa
trôi phần chân tường về lâu về dài. Cũng như bất kì kiểu nhà nào, sẽ không phải í hay nếu
để vòi tưới phun lên tường.
Các loại đất chứa sét sẽ thay đổi rất nhiều mỗi khi gặp nước, hoặc khô hạn. Nếu sống
trong khí hậu ẩm/khô với loại đất sét đặc, ta có thể làm vườn ngay bên cạnh nhà. Vì ta sẽ
tưới nước cho nó vào mùa khô trong năm, nên đất xung quanh ngôi nhà sẽ không bị co
lại quá mức, vì thế sẽ không làm mặt đất bên dưới ngôi nhà di chuyển quá nhiều.
Nếu chưa trồng các loại cây leo thay lá và cây cối quanh nhà, hãy làm sớm nhất có thể.
Thực vật sẽ tạo cảm giác rất tuyệt cho bất cứ ngôi nhà nào. Một cây nho hoặc dây leo
được uốn tạo hình quanh cửa sổ hoặc cửa, là một cách rất hay để che mát khi hè đến.
Hãy bắt đầu mơ mộng về khu vườn của bạn và chuyến phiêu lưu kế tiếp.

LỜI SAU CÙNG


Ngôi nhà đất của bạn sẽ thu hút những người hiếu kì từ mọi nơi. Trong lúc xây dựng, đây
sẽ là sự giúp đỡ rất tuyệt. Một khi đã dọn vào ở, bạn có lẽ sẽ phát mệt với những con mắt
dòm ngó của khách viếng thăm. Để xử lý vấn đề này hãy lên lịch cụ thể để tiếp đón khách
khứa. Nếu không ngại, hãy chia sẻ về ngôi nhà của bạn và truyền cảm hứng cho người
khác để xây dựng với cob.
Nếu bạn đọc đến đây sau khi đã hoàn thành ngôi nhà, tôi muốn nhân cơ hội này để chúc
mừng bạn! Vì đã tạo ra một trong những quyền con người cơ bản nhất (chốn nương thân)
cho chính bạn. Tôi sẽ rất vui nếu được nghe bạn kể về chuyến phiêu lưu với căn nhà
của mình, và xem các bức ảnh chụp thành quả. Nếu bạn muốn đóng góp í tưởng và đổi
mới, hãy cứ làm đi. Có thể họ sẽ thêm vào trong các ấn bản tiếp theo của cuốn sổ tay này

183
GROUNDWORKS
PO Box 381 Murphy OR 97533
U.S.A. Write to:
GROUNDWORKS
PO Box 381 Murphy OR 97533 U.S.A.

174
184
SÁCH KHUYẾN ĐỌC
A Pattern Language, Christopher Alexander
et al. Oxford University Press, 1977. African Canvas: The Art of West African
Women, Margaret Courtney-Clarke
Rizzoli, New York. Build it with Bales A Step-by-Step Guide
to Straw-bale Construction, S.O.
MacDonald and Matts Myhrman, 1994,
1037 E. Linden St, Tucson AZ 85719,
USA.
Building with Stone, Charles McRaven, Storey Communications, Inc. Pownal, VT.
By Nature's Design, Pat Murphy & William Neill, San Francisco Chronicle Books,
1993.
Earthen Floors, Athena and Bill Steen, The Canelo Project, HC1 Box 324, Elgin, AZ
85611.
Mooseprints, Robert Laporte, Natural House Building Center, Santa Fe, N.M.
Mud and Man: A History of Earth Building in Australia, Ted Howard, 1992,
Earthbuild Publications, Melbourne, Australia.
Mud Brick and Earth Building the Chinese Way, Ron Edwards and Lin Wei-Hao,
1984, The Rams Skull Press,12 Fairyland Rd, Kuranda, Qld 4872, Australia.
Mud Space and Spirit, Gray/McCrae/ McCall, Capra Press, Santa Barbara, CA
93101.1976.
Non-Toxic Natural and Earthwise, Debra Lynn Dadd 1993.
Painted Prayers, Women's Art in Village India, Stephen P. Huyler: Rizzoli
International Publications Inc. N.Y
Permaculture, Bill Mollison, Tagari Publications: PO Box 1, Tyalgum, Australia,
2484.
Places of the Soul: Architecture and Environmental Design as Healing Art, Chris Day
Aquarian Press/ Harper Collins, 1160 Battery, San Francisco, CA 94111.
Shelter, Shelter Publications, 1973, send US $20 + $3 shipping to Home
Book Service, PO Box 650, Bolinas, CA 94924.
Spectacular Vernacular: The Adobe Tradition, Jean-Louis Boupgeois and Carollee
Pelos, Aperture Foundation, 20 East 23rd St., N.Y, N.Y. 10010.
The Book of Masonry Stoves/Rediscovering an Old Way of Warming, David Lyle,
Brick House Publishing Co. Inc., Andover, MA 1984.
The Cobber's Companion, Michael Smith, P.O. Box 123, Cottage Grove, OR 97424.
The Earth Building Encyclopedia, (fireplace blue-print) Joseph M. Tibbits, 1989,
Southwest Solaradobe School, Bosque, N.M.
The Efficient House Sourcebook, Robert Sardinsky and The Rocky Mountain Institute
RMI, 1992, 1739 Snowmass Crk. Rd, Snowmass, CO 81654.
The Harris Directory: Recycled Content Building Materials, B.J Harris Stafford-
Harris Inc. 508 Jose St.#913, Santa Fe, NM 87501.
The Humanure Handbook; A Guide to Composting Human Manure, J.C.
Jenkins, Chelsea Green Publishing, 205 Gates Briggs Building,White River
Junction, VT. USA.
The Owner Built Home, Ken Kern, 1972, Charles Scribner's Sons, New York.

175

185
Periodicals
Building with Nature, PO Box 4417, Santa
Rosa, CA 95402. Environmental Building News, RR1 PO Box
161, Brattleboro, VT 05301. The Last Straw, PO Box 42000, Tucson, AZ
85733 (Straw bale construction).

186
176

187

You might also like