You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU POLYME VÀ COMPOZIT


======***======

ĐỒ ÁN KỸ SƯ

Đề tài: Nghiên cứu chế tạo vật liệu SMC trên cơ sở nhựa
polyeste không no gia cường vải cacbon

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Hậu

MSSV : 20141483

Khóa : K59

HÀ NỘI-2019
Đồ án kỹ sư

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................3

PHẦN 1. TỔNG QUAN ..........................................................................................4

1.1. Vật liệu Composite ........................................................................................4

1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................4

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................4

1.1.3. Ưu điểm .................................................................................................4

1.2. PHÂN LOẠI COMPOSITE ..........................................................................5

1.2.1 Phân loại theo hình dạng .......................................................................5

1.2.2 Phân loại theo bản chất, thành phần ......................................................5

1.3. Tính chất chung và ứng dụng của vật liệu compozit .....................................6

1.4. Vật liệu composite trên cơ sở polyeste không no gia cường sợi cacbon ......6

1.4.1. Polyme nền : polyeste không no ...........................................................7

1.4.2. Sợi cacbon gia cường : ........................................................................16

1.5 Chế tạo vật liệu composite ...........................................................................18

1.5.1. Cơ chế gia cường của vật liệu composite ...........................................18

1.5.2. Công nghệ chế tạo vật liệu composite ................................................20

PHẦN 2 : THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................21

2.1. Tổng hợp polyeste không no .......................................................................21

2.1.1. Nguyên liệu .........................................................................................21

2.1.2. Phương pháp tổng hợp ........................................................................22

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vật liệu Composite ............................................23

2.2.1. Ảnh hưởng tỉ lệ sợi/vật liệu của các dạng vải khác nhau ....................23

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 1


Trang
Đồ án kỹ sư

2.2.2. Ảnh hưởng của loại vải .......................................................................23

2.2.3. Ảnh hưởng của cách sắp xếp vải .........................................................23

2.2.4. Ảnh hưởng của sự phân bố của vải thô ...............................................24

2.3. Tính toán số liệu ..........................................................................................24

2.3.1 Chỉ số axit ............................................................................................24

2.3.2. Xác định độ nhớt của nhựa nền ...........................................................25

2.3.3. Xác định hàm lượng gel ......................................................................25

2.3.4. Độ bền kéo ..........................................................................................26

2.3.5. Độ bền va đập......................................................................................26

PHẦN 3 : ỨNG DỤNG VẬT LIỆU POLYME COMPOSITE .........................27

3.1. Chế tạo tàu thuyền .......................................................................................27

3.2. Chế tạo một số sản phẩm gia dụng ..............................................................27

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................28

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 2


Trang
Đồ án kỹ sư

MỞ ĐẦU

Vật liệu polyme compozit đuợc sử dụng để chế tạo những sản phẩm từ đơn
giản như thùng chứa nước, tấm lợp…đến những sản phẩm chi tiết kết cấu phức tạp.
chịu tải trọng lớn và có những yêu cầu đặc biệt như các chi tiết trong thân máy bay,
tàu vũ trụ…

Những công trình nghiên cứu về vật liệu mới đang ngày càng được ứng dụng
rộng rãi trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Điển hình là ra đời và phát triển
của vật liệu mới – vật liệu polyme compozit. Vật liệu polyme composite do có tính
chất ưu việt như nhẹ, bền, dễ gia công, có nhiều tính chất cơ lý hóa học nổi trội, giá
cả chấp nhận được nên đang dần thay thế các vật liệu truyền thống như sắt, thép,
gỗ,…

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 3


Trang
Đồ án kỹ sư

PHẦN 1. TỔNG QUAN


1.1. Vật liệu Compozit

1.1.1. Khái niệm

Vật liệu Compozit là vật liệu được chế tạo tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu
khác nhau nhằm mục đích tạo ra một vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn hẳn vật
liệu ban đầu. Vật liệu Compozit được cấu tạo từ các thành phần cốt nhằm đảm
bảo cho Composite có được các đặc tính cơ học cần thiết và vật liệu nền đảm bảo cho
các thành phần của Compozit liên kết, làm việc hài hoà với nhau.

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Vật liệu Compozit đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống, khoảng 5.000 năm
trước Công nguyên người cổ đại đã biết vận dụng vật liệu composite vào cuộc sống
( ví dụ: sử dụng bột đá trộn với đất sét để đảm bảo sự dãn nở trong quá trình nung
đồ gốm). Người Ai Cập đã biết vận dụng vật liệu Compozit từ khoảng 3.000 năm
trước Công nguyên, sản phẩm điển hình là vỏ thuyền làm bằng lau, sậy tẩm pitum
về sau này các thuyền đan bằng tre chát mùn cưa và nhựa thông hay các vách tường
đan tre chát bùn với rơm, dạ là những sản phẩm Compozit được áp dụng rộng rãi
trong đời sống xã hội. Sự phát triển của vật liệu compozit đã được khẳng định và
mang tính đột biến vào những năm 1930 khi mà stayer và Thomat đã nghiên cứu,
ứng dụng thành công sợi thuỷ tinh; Fillis và Foster dùng gia cường cho Polyeste
không no và giải pháp này đã được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế
tạo máy bay, tàu chiến phục vụ cho đại chiến thế giới lần thức hai. Năm 1950
bước đột phá quan trọng trong ngành vật liệu Compozit đó là sự xuất hiện nhựa
Epoxy và các sợi gia cường như Polyeste, nylon,… Từ năm 1970 đến nay vật liệu
compozit nền chất dẻo đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các ngành công
nghiệp và dân dụng, y tế, thể thao, quân sự vv…

1.1.3. Ưu điểm

Tính ưu việt của vật liệu Compozit là khả năng chế tạo từ vật liệu này thành
các kết cấu sản phẩm theo những yêu cầu kỹ thuật khác nhau mà ta mong muốn, các

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 4


Trang
Đồ án kỹ sư

thành phần cốt của Compozit có độ cứng, độ bền cơ học cao, vật liệu nền luôn đảm
bảo cho các thành phần liên kết hài hoà tạo nên các kết cấu có khả năng chịu nhiệt và
chịu sự ăn mòn của vật liệu trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường Một trong
các ứng dụng có hiệu quả nhất đó là Compozit polyme, đây là vật liệu có nhiều tính
ưu việt và có khả năng áp dụng rộng rãi, tính chất nổi bật là nhẹ, độ bền cao, chịu môi
trường, rễ lắp đặt, có độ bền riêng và các đặc trưng đàn hồi cao, bền vững với môi
trường ăn mòn hoá học, độ dẫn nhiệt, dẫn điện thấp. Khi chế tạo ở một nhiệt độ và áp
suất nhất định dễ triển khả được các thủ pháp công nghệ, thuận lợi cho quá trình sản
xuất.

1.2. PHÂN LOẠI COMPOZIT

Vật liệu compozit được phân loại theo hình dạng và theo bản chất của vật
liệu thành phần.

1.2.1 Phân loại theo hình dạng

a. Vật liệu compozit độn dạng sợi:

Khi vật liệu tăng cường có dạng sợi, ta gọi đó là composite độn dạng sợi, chất
độn dạng sợi gia cường tăng cơ lý tính cho polyme nền.

b. Vật liệu compozit độn dạng hạt :

Khi vật liệu tăng cường có dạng hạt, các tiểu phân hạt độn phân tán vào
polyme nền. Hạt khác sợi ở chỗ nó không có kích thước ưu tiên.

1.2.2 Phân loại theo bản chất, thành phần

• Compozit nền hữu cơ (nhựa, hạt) cùng với vật liệu cốt có dạng : sợi hữu cơ
(polyamide, kevlar…), Sợi khoáng (thủy tinh, carbon…), sợi kim loại (Bo, nhôm…)

• Composite nền kim loại: nền kim loại (hợp kim Titan, hợp kim Al,…) cùng
với độn dạng hạt: sợi ki loại (Bo), sợi khoáng (Si, C)…

• Compozit nền khoáng (gốm) với vật liệu cốt dạng: sợi kim loại (Bo), hạt
kim loại (chất gốm), hạt gốm (cacbua, Nitơ)…

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 5


Trang
Đồ án kỹ sư

1.3. Tính chất chung và ứng dụng của vật liệu compozit

Tính ư u việt của vật liệu compozit là khả năng chế tạo từ vật liệu này
thành các kết cấu sản phẩm theo những yêu cầu kỹ thuật khác nhau mà ta mong muốn,
các thành phần cốt của vật liệu compozit có độ cứng, độ bền cơ học cao, vật liệu nền
luôn đảm bảo cho các thành phần liên kết hài hoà tạo nên các kết cấu có khả năng
chịu nhiệt và chịu sự ăn mòn của vật liệu trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Một trong các ứng dụng có hiệu quả nhất đó là compozit nền polyme, đây là vật liệu
có nhiều đặc tinh ư u việt và có khả năng áp dụng rộng rãi, tính chất nổi bật là nhẹ,
độ bền cao, chịu môi trường, rễ lắp đặt, có độ bền riêng và các đặc trưng đàn hồi
cao, bền vững với môi trường ăn mòn hoá học,…. Khi chế tạo ở một nhiệt độ và
áp suất nhất định dễ triển khai được các thủ pháp công nghệ, thuận lợi cho quá trình
sản xuất. Những năm gần đây, nhờ nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng
những hệ nhựa nền mới, vật liệu gia cường mới, và phương pháp gia công mới
mà phạm vi ứng dụng và sản lượng tiêu thụ của loại vật liệu này không ngừng tăng
lên. Ngoài những lĩnh vực ứng dụng truyền thống, vật liệu polyme compozit đang
được nghiên cứu ứng dụng trong những lĩnh vực rất mới như vật liệu y sinh, vật
liệu nano, pin mặt trời....

1.4. Vật liệu composite trên cơ sở polyeste không no gia cường sợi cacbon

Vật liệu composite trên cơ sở nhựa nhiệt rắn cho các tính chất cơ lý hóa
hơn hẳn các họ nhựa nhiệt dẻo, đồng thời quá trình gia công, chế tạo đơn giản
hơn, chi phí đầu tư thấp hơn. Do đó nhựa nhiệt rắn thường được dử dụng nhiều
hơn.

Chất độn dạng sợi được sử dụng nhiều hơn dạng hạt bởi vì tính gia cường
cơ học cao hơn.

Do đó ở đây chỉ đề cập đến polyme nền là nhựa nhiệt rắn, đại diện là
polyeste không no và chất độn là sợi cacbon.

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 6


Trang
Đồ án kỹ sư

1.4.1. Polyme nền : polyeste không no

Trong các loại nhựa nhiệt rắn thì epoxy và polyme thường hay được sử
dụng nhất, vì chúng có độ nhớt thấp, đóng rắn được ở nhiệt độ phòng và áp suất
khí quyển.

Nhựa epoxy mặc dù tính năng cơ lý có cao hơn polyeste không no, nhưng
giá thành cao hơn rất nhều, do đó dẫn đến tỉ số tính năng cơ lý/giá cả thấp hơn
nhựa polyeste không no cho nên ít được sử dụng hơn, thường chỉ sử dụng cho
những mục đích đặc biệt.

Còn nhựa polyeste không no với tác nhân khâu mạch ngang là styren,
đồng thời là dung môi , do đó có những đặc điểm sau :

- Để điều chỉnh độ nhớt thích hợp cho quá trình gia công
- Đóng rắn nhiệt độ thường, áp suất thường, dễ dàng điều chỉnh
- Dễ dàng chỉnh cấu trúc nhựa ban đầu để tạo tính chất sản phẩm theo ý
muốn.
- Giá thành hạ
- Tính thấm ướt chất độn cao

1.4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

So với các sản phẩm thương mại hiện nay như nhựa phenol hay alkyt thì PEKN
được biết đến muộn hơn. Các công trình nghiên cứu đầu tiên về PEKN được thực
hiện bởi Bradley, Kropa và Johnson vào những năm 1930. Tuy nhiên kết quả nghiên
cứu còn gặp nhiều hạn chế do thời gian khâu mạch còn tương đối dài. Cùng khoảng
thời gian đó thì Carleton Ellis đã tìm ra cách tổng hợp PEKN từ phản ứng của glycol
và anhydrit maleic và có thể sử dụng các chất peroxit cho thời gian đóng rắn nhanh
hơn. Năm 1937, Ellis phát hiện ra rằng một số monome không no như vinyl axetat
hay styren giúp giảm thời than khâu mạch và giảm độ nhớt tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình gia công, từ đây phạm vi ứng dụng của nhựa PEKN mới thực sự được
mở rộng . Năm 1941, nhựa PEKN bắt đầu được đưa vào thương mại hóa và có những
ứng dựng mang tính công nghiệp. Từ năm 1945, sau khi kết thúc chiến tranh thế giới
thứ 2, PEKN được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như chế tạo tàu thuyền,

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 7


Trang
Đồ án kỹ sư

xây dựng dân dụng, giao thông vận tải, thiết bị điện tử…sản lượng nhựa PEKN không
ngừng tăng cao và cho đến nay đã đạt đến hàng triệu tấn mỗi năm. Hiện nay có 2
công ty lớn cung cấp nhựa PEKN đó là Dainippon Ink & Chemical, Ashland and
Alpha-Owens Corning, hai công ty này chiếm tới 36% sản lượng PEKN khắp vùng
Tây Âu và Bắc Mỹ. Trong công nghiệp vật liệu PC, nhựa PEKN là loại nhựa nền phổ
biến nhất, chiếm 95% sản lượng nhựa nhiệt rắn. Đây là loại nhựa lâu đời và có giá
thành tương đối rẻ. Ở Việt Nam, đây cũng là loại nhựa nền được ứng dụng đầu tiên
và rộng rãi nhất hiện nay.

1.4.1.2 Tổng hợp nhựa PEKN

a. Nguyên liệu tổng hợp PEKN

Nhựa PEKN là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa các polyaxit hay các
anhydrit của chúng với các polyol. Liên kết đôi của anhydrit không no tạo điều kiện
cho nhựa PEKN có khả năng khâu mạch tiếp theo để tao nhựa nhiệt rắn. Nhựa
PEKN tạo thành ở dạng rắn nhưng thường được sử dụng ở dạng dung dịch với styren
(30- 40%). Styren vừa là dung môi vừa là tác nhân khâu mạch. Nhựa PEKN có thể
gia công ở nhiệt độ thường không cần áp suất và đây là một ưu điểm lớn trong công
nghiệp.

 Polyaxit

Để tổng hợp PEKN, người ta sử dụng các diaxit, thường là axit/anhydryt


phtalic và các dẫn xuất của nó. Tính chất của các sản phẩm nhựa PEKN có thể
thay đổi linh hoạt nhờ vào việc lựa chọn các axit/anhydryt thích hợp.

Dưới đây là bảng tổng hợp một số loại axit/anhydryt thường được sử dụng để
tổng hợp nhựa PEKN cũng như tính chất đặc trưng của các sản phẩm nhựa tương
ứng.

Bảng 1.1. Một số loại axit/anhydryt thường được sử dụng để tổng hợp nhựa PEKN

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 8


Trang
Đồ án kỹ sư

Công thức Tên Tính chất

Anhydrit phtalic Nhựa vàng sáng, trong. Tính


chất trung bình

Anhydrit Nhựa vàng sáng, trong. Chịu


isophtalic ăn mòn. Cơ tính cao

Axit terephtalic Nhựa đục nhưng sáng. Chịu


nước, hơi ẩm ở 100°C. Chịu
nhiệt tốt
Anhydrit Không bị biến màu, cơ lý cao,
tetrahydro phtalic độ bền mỏi cao nhưng kém hút
ẩm

Anhydrit endic Không bị biến màu, cơ lý cao,


chịu mỏi, chịu ẩm tốt, độ ổn
định nhiệt cao

Ngoài các axit/anhydryt kể trên thì trong quá trình tổng hợp PEKN, người ta
còn bổ sung thêm các axit/anhydryt không no. Việc lựa chọn loại axit/anhydryt không
no và hàm lượng của nó cũng ảnh hưởng lớn đến tính chất của nhựa. Thông thường
thì anhydryt maleic được sử dụng nhiều hơn cả do giá thành tương đối rẻ và quá trình
tổng hợp tạo ra ít nước. Trong những trường hợp đòi hỏi tính chất đặc biệt có thể sử
dụng một số hợp chất khác như axit fumaric, axit metacrylic, axit acrylic, axit
itaconic. Hàm lượng axit không no sẽ quyết định hàm lượng nối đôi trong nhựa, tỷ lệ
axit no/axit không no trong khoảng từ 1/2 đến 2. Lượng nối đôi trong nhựa càng cao
thì nhựa đóng rắn càng nhanh tăng độ cứng của sản phẩm compozit cuối cùng. Vì
vậy, cần lựa chọn tỷ lệ cho phù hợp, trong phần lớn các trường hợp tỷ lệ này là 1:1.

 Polyol

Nguyên liệu quan trọng thứ hai để tổng hợp PEKN là polyol, thường là các
diol. Giống như polyaxit, polyol cũng có nhiều loại tùy thuộc vào yêu cầu sản phẩm
mà lựa chọn nguyên liệu cho phù hợp. Có thể là tăng cường cơ tính hoặc tăng độ bền
thủy phân, khả năng chịu hóa chất…

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 9


Trang
Đồ án kỹ sư

Bảng 1.2. Một số diol để tổng hợp PEKN và tính chất sản phẩm nhựa tương ứng

Etylen glycol (EG) Chịu nén tốt, độ bền cao


Propylen glycol (PG) Độ đàn hồi và độ bền uốn
cao

Butylen glycol Mềm dẻo, chịu ăn mòn

Dietylen glycol (DEG) Mềm dẻo, độ giãn dài


lớn. Chịu va đập tốt

Bisphenol A Chịu kiềm rất tốt. Ổn


định nhiệt

1.4.1.3. Phương pháp tổng hợp nhựa PEKN

Giữa các diaxit hay anhydit và các diol xảy ra phản ứng este hóa tạo thành
nhựa PEKN

Quá trình tổng hợp PEKN có thể xảy ra theo 1 hoặc 2 giai đoạn

Phương pháp 1 giai đoạn tức là đun nóng hỗn hợp ở nhiệt độ cao. Ưu điểm
của là thời gian phản ứng giảm còn nhược điểm là tổn thất nguyên liệu nhiều. Vì vậy
phương pháp này ít được sử dụng.

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 10


Trang
Đồ án kỹ sư

Phương pháp hai giai đoạn: Giai đoạn đầu: đun nóng hỗn hợp ở nhiệt độ thấp
98-120˚C phần lớn là tạo ra các monoeste, giữ ở một khoảng thời gian thích hợp. Giai
đoạn sau: nâng nhiệt độ lên đến 260-280˚C và giữ ở nhiệt độ này đến khi chỉ số axit
còn 1-25 thì ngừng phản ứng. Cuối cùng làm lạnh đến nhiệt độ 150- 180˚C, nếu dùng
polyeste lỏng thì đem đóng thùng còn polyeste rắn thì rót ra băng tải kim loại, làm
nguội, đem đập, nghiền, sàng.

1.4.1.4 Phản ứng đóng rắn PEKN

Dưới tác dụng khởi đầu- xúc tiến hay các tia giàu năng lượng (γ, UV) sẽ
xảy ra phản ứng trùng hợp giữa các nối đôi trong mạch PEKN và styren tạo
thành polyme có cấu trúc không gian theo phản ứng:

Liên kết ngang có x trung bình khoảng 1.5- 2.5 phân tử styren.

Phản ứng trùng hợp giữa các chất có liên kết đôi thường tiến hành theo cơ chế
trùng hợp gốc dưới tác dụng của các chất khởi đầu và để nâng cao tốc độ phản ứng
phải dựa vào các chất xúc tiến.

Hệ chất khởi đầu- chất xúc tiến là một hệ oxy hóa khử theo cơ chế:

ROOH + Co2+ → RO• + OH‾ + Co3+

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 11


Trang
Đồ án kỹ sư

ROOH + Co3+ → ROO• + Co2+ + H+

RH + Co3+ → Co2+ + R• + H+

RH + O2 + R• → ROOH + R•

Các chất khởi đầu (còn gọi là chất xúc tác) có hai loại chất khởi đầu cho
đóng rắn nóng và đóng rắn nguội.

Bảng 1.3 Bảng các chất khởi đầu thông dụng

Metyletylketonperoxyt

Xyclohexanonperoxyt

Benzoylperoxyt

Để đóng rắn nguội thường dùng metyletylketonperoxyt (MEKPO) hay


xyclohexanonperoxyt, thông dụng nhất là MEKPO. Lượng dùng rất ít 1-2%
trọng lượng nhựa. Các chất ở nhiệt độ cao là benzoylperoxyt dùng ở hàm lượng
1-2% dưới dạng bột nhão 55% trong crezylphotphat. Nhiệt độ đóng rắn nóng
thích hợp 100 - 110˚C.

Các chất xúc tiến:

+ Coban octoat: là dung dịch 6% coban, màu xanh lơ, được dùng phối hợp với
chất khởi đầu nêu trên.

+ Coban naphtenat: cũng là dung dịch 6% coban, sử dụng như coban octoat.

Ngoài ra do PEKN sau khi tổng hợp thường tồn tại ở dạng đậm đặc hoặc rắn
(ở nhiệt độ phòng) nên người ta thường thêm vào các monome: styren,
metylmetacrylat (MMA), vinyl, triallil xianuarat,… vừa có tác dụng pha loãng vừa là
tác nhân khâu mạch.

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 12


Trang
Đồ án kỹ sư

Trong đó styren được sử dụng nhiều nhất do có nhiều tính chất ưu việt:

-Có độ nhớt thấp.

-Tương hợp với polyeste, khả năng đồng trùng hợp cao, tự trùng hợp thấp.

- Đóng rắn nhanh.

- Sản phẩm chịu thời tiết tốt, có lý tính cao, cách điện tốt

- Khả năng tự bốc cháy thấp.

Hình 1.1. Sơ đồ mô tả nhựa PEKN sau khi đóng rắn

Sau khi đóng rắn, nhựa PEKN trở nên cứng và có khả năng chịu lực cao.
Cần phải chuẩn bị hỗn hợp nhựa trước khi sử dụng. Nhựa và các phụ gia
khác phải được phân tán đều trước khi cho xúc tác vào. Phải khuấy đều và cẩn
thận để lọa bỏ bọt khí trong nhựa ảnh hưởng tới quá trình gia công.

Trong quá trình đóng rắn nhựa thường có hiện tượng co ngót khoảng 4-
8% gây biến dạng tạo những biến dạng cho vật liệu do vậy trước khi gia công ta
cần cho thêm chất chống co ngót.

Cần lưu ý ở nhiệt độ bình thường, quá trình đóng rắn xảy ra không hoàn
toàn, do đó để nâng cao tính chất của vật liệu PC, sau khi đóng rắn ở nhiệt độ
thường cần đóng rắn nóng tiếp 3-4 giờ ở nhiệt độ 80- 100˚C.

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 13


Trang
Đồ án kỹ sư

1.4.1.5. Tính chất và ứng dụng của nhựa PEKN

a) Tính chất

Tính chất của nhựa PEKN phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu ban
đầu và điều kiện tổng hợp. Ở trạng thái không đóng rắn nhựa có thể có độ nhớt
thấp, trung bình hoặc cao, dễ thao tác với sợi cốt, có khả năng đóng rắn trong dải
nhiệt độ rộng và không cần dùng thêm áp lực. Ở trạng thái đóng rắn các polyeste
này là vật liệu rắn, trong suốt hoặc không. Vật liệu trong suốt cho 92% ánh sáng
truyền qua. Khi tiếp xúc với ánh sang có bước sóng ngắn thì nhựa sẽ bị vàng.
Trong môi trường không khí, compozit từ PEKN có thể làm việc trong khoảng
nhiệt độ 35-75˚C.

Polyeste sau đóng rắn bền axit, chịu được môi trường axit HCl 15%,
HNO3 7%. dung dich muối axit và trung tính, các dung môi có cực, chịu sương
muối, tia tử ngoại nhưng không bền kiềm, xeton, anilin, CS2….

Nhược điểm của polyeste không no là có độ co ngót lớn, khả năng chịu
nhiệt cũng như độ bền va đập không cao.

PEKN không chịu được nhiệt độ cao, dễ bốc cháy do vậy khi gia công
ta cần phải cho các phụ gia chống cháy vào như phụ gia hữu cơ, vô cơ (paraffin)
có chứa clo, PVC, hợp chất có chứa polyplast.

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 14


Trang
Đồ án kỹ sư

Bảng 1.4. Tính chất của nhựa PEKN

b) Ứng dụng của nhựa PEKN

Nhựa PEKN được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như:

- Làm keo dính và xi măng (trộn cùng với oxyt silic và dioxyt silic).

- Phủ bảo vệ: tạo ra lớp phủ dày 200-400 mm nên cứng vững bề mặt, bền cơ
cao, bền nhiệt, bền vững với sự thay đổi của thời tiết, bền nước, rượu, xăng dầu, axit
lỏng, kiềm và một loạt các nhân tố hoạt hóa khác. Màng phủ có thể phủ lên tất cả các
loại vật liệu. chỉ có điều lớp phủ mỏng nên styren bay hơi rất nhanh, mất nhiệt do
phản ứng tạo ra. Vậy cần đưa một lượng lớn chất để tăng nhanh quá trình đồng trùng
hợp styren và PEKN, và ngăn cản tác động của oxy trong không khí vào quá trình
làm khô.

- Làm vật liệu ép.

- Làm vật liệu phân lớp.

- Quan trọng hơn cả là nhựa PEKN có vai trò rất quan trọng đóng vai trò là
nhựa nền trong công nghiệp chế tạo vật liệu polyme compozit. Sản phẩm compozit
đi từ nhựa PEKN được ứng dụng rất nhiều vào công nghiệp chủ chốt như công nghệ
đóng tàu, ô tô, máy bay, xây dựng dân dụng…

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 15


Trang
Đồ án kỹ sư

1.4.2. Sợi cacbon gia cường :

Sợi cacbon là những sợi có đường kính khoảng 5 micrômet và có thành phần
chủ yếu là các nguyên tử carbon. Sợi cacbon được cấu tạo từ 90% là nguyên tử cacbon
C có khối lượng nguyên tử là 12g/mol nhẹ hơn 5 lần so với nguyên tử kim loại sắt.

Giống như kim cương và than chì cùng được cấu tạo từ 100% là nguyên tố C
nhưng cấu trúc mạng tinh thể khác nhau dẫn đến tính chất vật lý khác nhau.

Sợi carbon có một số lợi thế bao gồm độ cứng cao, độ bền kéo cao, trọng lượng
thấp, kháng hóa chất cao, chịu được nhiệt độ cao và giãn nở nhiệt thấp. Những đặc
tính này đã làm cho sợi carbon rất phổ biến trong ngành hàng không vũ trụ, kỹ thuật
dân dụng, quân sự và thể thao, cùng với các môn thể thao cạnh tranh khác. Tuy nhiên,
đã hơn 50 năm trôi qua, sợi cacbon vẫn là một loại vật liệu hết sức lạ lẫm với đời
sống con người bởi giá thành của nó rất đắt khi so sánh với các loại sợi tương tự,
chẳng hạn như sợi thủy tinh hoặc sợi nhựa.

Hình 1.2. Cấu trúc bên trong của sợi cacbon

Để có thể tạo ra loại cacbon dùng để sản xuất sợi cacbon, cần phải tiêu hao
một nửa lượng nguyên liệu ban đầu dẫn đến sản phẩm cuối theo đó sẽ có giá gấp đôi
so với nguyên liệu đầu. Ngoài ra chi phí sản xuất, khấu hao máy móc, nhân công cũng
góp phần vào làm cho giá thành sợi cacbon khá cao. Chính vì vậy việc “bình dân hóa”
loại nguyên liệu này cũng cần phải một khoảng thời gian dài.

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 16


Trang
Đồ án kỹ sư

Hình 1.3. Vải cacbon gia cường

Tính chất sợi cacbon

 Cấu trúc tinh thể, gồm những lớp cacbon dạng lục diện.
 Có thể được sản xuất từ PAN (phổ biến nhất), rayon hoặc nhựa (Pitch),
loại nguyên liệu ảnh hưởng nhiều nhất đến cấu trúc và tính chất của sợi
cacbon.
 Nhẹ, khả năng ổn định kích thước cao, khá dòn.
 Duy trì tính chất trong môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ cao, tiếp xúc với
dung môi và các chất lỏng, môi trường ẩm ướt).
 Composite nền polyme có độ cứng và độ bền cao, nhẹ.
 Composite sợi cacbon/nền cacbon chịu nhiệt cao, dùng làm đĩa phanh, chi
tiết lò nhiệt, ống gió, vật liệu phủ chống oxy hóa, composite nền nhựa
(Epoxy) dùng trong ngành hàng không, vũ trụ.
 Giá thành cao.

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 17


Trang
Đồ án kỹ sư

Bảng 1.5. Tính chất của các loại sợi cacbon

1.5 Chế tạo vật liệu composite

1.5.1. Cơ chế gia cường của vật liệu composite

1.1.5.1 Lý thuyết kết dính trên bề mặt nhựa-sợi

Vai trò của chất độn dạng hạt cũng như dạng sợi là những điểm chịu ứng suất
tập trung do nhựa truyền đến khi có ngoại lực tác dụng. Vì chất độn thường có tính
năng cơ lý cao hơn nhựa rất nhiều, do đó tính năng cơ lý của vật liệu được cải thiện
hơn nhiều. Đó là cơ chế gia cường của vật liệu composite.

Vấn đề đặt ra ở đây là phải có sự truyền tải ứng suất từ nhựa lên độn cho
tốt, điều đó được quyết định bởi sự tương tác giữa bề mặt chất độn và nhựa . Mà
ở đó thành phần và cấu trúc bề mặt chất độn và thành phần và bản chất của nhựa
lại là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến tương tác đó.

Ngoài ra còn có thể kể đến hình dạng, kích thước, chất độn. Đối với chất
độn dạng sợi, sự truyền tải ứng suất xẩy ra dễ dàng hơn so với chất độn dạng
hạt.

Bởi vì ứng suất do nhựa truyền tới tại một điểm bất kỳ trên chiều dài sợi sẽ
được phân bố đều trên khoảng chiều dài tới hạn, do đó tại mỗi điểm sẽ phải chịu ứng
suất nhỏ hơn rất nhiều so với chất độn dạng hạt khi cùng chịu chung một tác dụng
như vậy. Do đó vật liệu độn dạng sợi sẽ cho tính năng cơ lý hóa cao hơn dạng hạt. Ở
đây chúng ta chỉ xét đến chất độn dạng sợi

- Nhựa và sợi là vật liệu đàn hồi

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 18


Trang
Đồ án kỹ sư

- Bề mặt tiếp xúc là một lớp vô cùng bé

- Liên kết xảy ra hoàn toàn ở trên bề mặt tiếp xúc

- Vật liêu tăng cường là vật liệu đẳng hướng , đồng nhất về lực tác dụng

- Sợi được tách ra ở dạng sơ cấp

Phân tích các liên kết dựa trên lý thuyết kết dính ta nhận thấy giữa sợi và
nhựa có những lực liên kết sau :

- Lực hấp phụ và thấm ướt

- Lực tĩnh điện

- Liên kết cơ học

- Liên kết hóa học

1.1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính năng gia cường

a) Bản chất polymer nền

- Bản chất hóa học , phân bố các nhóm chức , độ phân nhánh, độ phân cưc,…

- Độ đa phân tán và khối lượng phân tử

- Trạng thái pha : vô định hình hay tinh thể

- Điều kiện đóng rắn

Polyeste có độ phân cực trung bìn, thường không phân nhánh và các nhóm
phân cực nằm ở 2 đầu mạch , độ kêt tinh thấp , do đó khả năng tương tác với sợi
cũng khá tốt.

b) tính chất bề mặt sợi

Bề mặt sợi ảnh hưởng lớn đến tính chất sản phẩm thông qua việc ảnh
hưởng đến sự liên kết giữa sợi – nhựa.

Bề mặt sợi thủy tinh gồm các oxyt phân bố ngẫu nhiên các oxit Fe2O3 ,
AL2O3 và SiO2 không hút ẩm và các oxit khác thì hút ẩm và tạo bề mặt bị
hydrat hóa.

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 19


Trang
Đồ án kỹ sư

1.5.2. Công nghệ chế tạo vật liệu composite

Tùy thuộc vào yêu cầu, tính chất sản phẩm, đòi hỏi một đơn pha chế và
công nghệ gia công thích hợp.

Công nghệ chế tạo vật liệu composite rất phong phú, đa dạng, có thể tiến
hành theo các phương pháp sau :

 Gia công bằng áp suất thường:


+ Gia công bằng tay : Dùng cọ hay con lăn quét nhựa lên khuôn đã phủ
chống dính sau đó đặt vải lên, rồi quét nhựa, dùng con lăn lăn đuổi bọt khí.
Lần lượt đắp đến đạt bề dày yêu cầu.
+ Phun nhựa – sợi : Sợi thô được cắt ngắn phun vào cùng lúc với nhựa
tuần tự cho đến khi đạt bề mặt dày, dùng con lăn đuổi bọt khí và ép chặt.
+ Cuộn sợi : Cuộn sợi được kéo qua bể cho thấm nhựa trước sau đó
được cuộn phủ lên bề mặt khuôn, dùng để sản xuất ống dẫn, thùng chứa nhỏ.
+ Túi chân không, túi áp suất, nồi hấp.
+ Ly tâm : Xếp sợi đã tẩm nhựa vào khuôn tròn, sau đó quay ly tâm,
lực ly tâm sẽ tạo hình sản phẩm.
 Gia công dưới áp suất:
+ Đúc ép nóng : Nhựa, sợi hay độn được trộn đều cho vào khuôn đúc
dưới áp suất và nhiệt độ cao.
+ Đúc ép nguội : Giống đúc ép nóng nhưng tiến hành ở nhiệt độ thường.
+ Đùn kéo : Chất độn trộn với nhựa nạp liên tục và kéo qua lõi có gia
nhiệt, nhựa đóng rắn 1 phần hay hoàn toàn khi qua lõi tạo hình.
+ Đúc tiêm : Độn cho vào khuôn, sau đó nhựa lỏng tiêm vào khuôn, sau
đó gia nhiệt để đóng rắn. Cũng có thể trộn nhựa và đóng rắn, cùng độn trộn
đều rồi tiêm vào khuôn đồng thời phản ứng đóng rắn xảy ra.

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 20


Trang
Đồ án kỹ sư

PHẦN 2 : THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP


2.1. Tổng hợp polyeste không no

Phản ứng tổng hợp polyeste như sau :

2.1.1. Nguyên liệu

2.1.1.1. Glycol

- Ethylenglycol : C2H6O2

Có M= 62,07 , T(sôi)= 197,6°C, là chất lỏng, không mầu, mùi, dễ hút ẩm. Cho
nhựa có khuynh hướng kết tinh mạnh, cấu trúc đối xứng, giá thành rẻ , nhưng trường
hợp này với styren kém, dòn.

- Propylenglycol : C3H8O2

Có M = 76,09 T(sôi) = 197,6°C, là chất lỏng, không màu không mùi, dễ hút
ẩm, cho nhựa tạo tinh thể (nhờ nhóm methyl), tương hợp hoàn toàn với styren, cho
nhựa mềm dẻo, giá thành đắt hơn.

- Dethylen glycol : C4H10O3

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 21


Trang
Đồ án kỹ sư

Có M = 106,14 T(sôi) = 245,8°C, cho nhựa không kết tinh, mềm dẻo, chịu uốn
tốt , trường hợp tốt với styren, nhưng hút ẩm nhiều hơn, thường sử dụng chung với
các glycol khác.

2.1.1.2 Diacid

- Anhydric maleic : C4H2O3

Có M = 98,06 T(nc) = 52,8°C, T(s) = 199,9°C, dạng bột kết tinh, tinh thể hình
khối, không màu, mùi hắc, dễ thăng hoa, dễ hút ẩm, khả năng phản ứng cao, cho sản
phẩm M lớn, dễ tham gia phản ứng đồng trùng hợp.

- Anhydric phthalic : C8H4O3

Có M = 148,11 T(nc) = 130°C, T(s) = 284,5°C, ở dạng tinh thể trắng, hình
thoi, dễ thăng hoa, khó tan trong nước. Dùng để điều chỉnh mật độ nối đôi trong nhựa,
tăng khả năng tương hợp styren, tăng độ bền cơ lý hóa cho sản phẩm.

- Dầu thực vật và dẫn suất :

Dầu thầu dầu : trong đó > 85% là acid ricinoeic có nhóm hydroxyl có khả năng
tham gia phản ứng este hóa.

- Monomer khâu mạch ngang : styren được sử dụng dạng tinh khiết là chất
lỏng, trong suốt, không tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ, gây kích thích
mắt, mũi, ngộ độc thần kinh, khả năng đồng trùng hợp cao với polyeste không no.

2.1.2. Phương pháp tổng hợp

Phương pháp tổng hợp ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của polyeste không no,
độ điều hòa mạch, phân tử lượng, độ nhớt, do đó đòi hỏi phải xây dựng một phương
pháp tổng hợp.

Một số các ảnh hưởng của nguyên liệu :

- Ảnh hưởng của AM/AP : khi tỷ lệ AM tăng cấu trúc mạch chặt chẽ hơn ,
chịu môi trường tốt hơn, nhưng nhựa sẽ dòn hơn

- Ảnh hưởng của PG/EG và EG/DEG : PG và DEG làm tăng độ dẻo, bền uốn
của nhựa, còn EG có tác dụng làm tăng độ cứng , bền nến, giảm thời gian của nhựa

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 22


Trang
Đồ án kỹ sư

- Ảnh hưởng của hàm lượng styren : khi tăng hàm lượng styren lên thì thời
gian kéo dài, nhựa đóng rắn chặt chẽ hơn nên độ bền sẽ giảm đi, độ co rút tăng , khả
năng hút ẩm giảm đi.

- Ảnh hưởng của chất xúc tác, xúc tiến : khi sử dụng hàm lượng tăng lên thì
thời gian đóng rắn rút ngắn quá trình đóng rắn nhanh thường tỏa nhiệt lớn và dẫn đến
cấu trúc mạch không đồng nhất, phân tử thấp, do đó tính năng cơ lý giảm.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vật liệu Composite

2.2.1. Ảnh hưởng tỉ lệ sợi/vật liệu của các dạng vải khác nhau

Các độ bền cơ lý bền uốn, bền nén, bền kéo, bền va đập đều tăng lên gần như
tuyến tính trong khoảng khảo sát khi tỉ lệ sợi tăng, điều đó có thể giải thích rằng khi
tỉ lệ tăng có nghĩa số phần tử chịu ứng suất tập trung tăng lên do đó sự phân tán lực
tại mỗi phần tử sẽ giảm đi rất nhiều, nên khả năng chịu lực của vật liệu sẽ lớn hơn.

2.2.2. Ảnh hưởng của loại vải

Đến sự phân bố lực tán dụng. Độ bền kéo, modul đàn hồi, bền va đập có
phương lực tác dụng vuông góc với bề mặt vật liệu do đó độ chụ ứng suất tập trung
của vải sẽ cao hơn rất nhiều. Độ bền nén và bền uốn có phương lực tác dụng song
song với bề mặt nằm ngang của vật liệu (song song với bề mặt vải) nên khả năng chịu
lực đa hướng sẽ tốt hơn vải, vì vậy độ bền nến và độ bền uốn cũng phải cao hơn, khi
tăng tỉ lệ vải thì độ bền nén và độ bền uốn của vải cũng sẽ giảm đi.

2.2.3. Ảnh hưởng của cách sắp xếp vải

Ở cùng 1 tỉ lệ sợi thì khi tăng số lớp vải thô lên thì các giá trị độ bền kéo,
modul đàn hồi sẽ tăng lên. Do đặc tính vải thô có khả năng chịu kéo tốt (vì chỉ phân
bố theo 2 hướng) nên khả năng bền kéo tăng lên. Do sự sắp xếp xen kẽ cho nên ứng
suất kéo sinh ra không tập trung trên bề mặt cắt ngang của 1 lớp mà của nhiều lớp, vì
vậy modul đàn hồi tăng lên.

Còn độ bền nén và độ bền uốn nhờ sự sắp xếp đa hướng mà các giá trụ này
cao hơn hẳn khi ta dùng vải thô không. Riêng đối với độ bền va đập thì vai trò của

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 23


Trang
Đồ án kỹ sư

vải lại giúp cho khả năng chịu lực va đập cao hơn, do đó giá trị độ bền va đập cũng
cao hơn khi dùng Mat không.

2.2.4. Ảnh hưởng của sự phân bố của vải thô

Các lớp vải có thể xếp song song hay có thể xoay một góc nào đó. Theo lý
thuyết phần tử hữu hạn phân tích tính chất của vật liệu composite nhiều lớp thì trạng
thái ứng suất và biến dạng sinh ra trong từng lớp là trạng thái ứng suất phẳng.

Phần lớn các chi tiết về kết cấu chịu tải trọng phức tạp, có sự thay đổi từ điểm
này sang điểm khác, mà sự định hướng của sợi trong vải trong mỗi lớp không thể
thay đổi được, lực tác dụng lên lớp vật liệu sẽ là cực đại khi sự định hướng theo chiều
dọc sợi. Do đó để khả năng định hướng của vải được tốt hơn, ta phân bố hướng sợi
trong khoảng 0 – 900, với lực tác dụng : hướng thử kéo là đơn hướng, hướng thử nén
theo chiều dọc sợi, hướng thử uốn là trên bề mặt phẳng.

Tuy nhiên khi lượng độn tăng lên nhiều quá thì ngoài việc làm tăng độ chịu
nén thì nó sẽ làm giảm độ bền va đập, bởi vì như chúng ta đã biết khả năng chịu lực
va đập trên từng điểm sẽ kém hơn trên từng sợi. Đặc biệt là lực va đập tác dụng đột
ngột cho nên vận tốc truyền ứng suất va đạp đóng vai trò quan trọng, trong khi đó tốc
độ truyền ứng suất ở sợi cũng sẽ nhanh hơn độn rất nhiều. Do đó độ bền va đập sẽ
giảm xuống.

2.3. Tính toán số liệu

2.3.1 Chỉ số axit

Chỉ số axit đặc trưng cho nhóm cacboxyl - COOH có trong nhựa. Chỉ số axit
được tính bằng số miligam KOH cần thiết cho một gam nhựa để trung hoà hết nhóm
cacboxyl. Cơ sở của phương pháp: trung hoà bằng – dung dịch kiềm cho đến khi màu
của chất chỉ thị thay đổi.

Cách tiến hành: Cân khoảng 0,5 gam mẫu trên cân phân tích với độ chính xác
0,01 mg rồi cho vào bình nón nút nhám. Hoà tan mẫu bằng 10ml axeton, cho thêm 2
đến 3 giọt chỉ thị phenolphtalein. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch KOH 0,1N vào bình

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 24


Trang
Đồ án kỹ sư

lắc đều cho đến khi xuất hiện màu hồng không mất đi trong 30s. Tiến hành chuẩn độ
song song với một mẫu trống. Chỉ số axit được tính theo công thức:

Trong đó:

CA: Chỉ số axit của mẫu, mg KOH/1g mẫu

V1,V2: Thể tích dung dịch KOH để định phân tích và mẫu trống, ml

k: Hệ số hiệu chỉnh dung dịch KOH 0,1N

g: Khối lượng của mẫu phân tích

5,6: Số mg KOH có trong 1ml dung dịch KOH 0,1N

2.3.2. Xác định độ nhớt của nhựa nền

Độ nhớt của nhựa được xác định theo tiêu chuẩn DIN 53018 trên nhớt kế
BROOKFIEL dạng RVT.

Độ nhớt đo được khi cho một xylanh hoặc đĩa (hay một trục có gắn đĩa) quay
trong mẫu làm xuất hiện mômen xoắn cần thiết để thắng trở lực nhớt.

2.3.3. Xác định hàm lượng gel

Phần gel là phần tạo thành mạng lưới không gian không bị trích ly bởi axêton
trong dụng cụ soclet với thời gian 1620 giờ.

Cách xác định: Pha trộn nhựa và chất đóng rắn theo tỉ lệ tính toán. Sau đó đưa
lên giấy lọc đẫ được trích ly bằng axeton trong dụng cụ soclet 23 giờ và sấy khô
một lượng nhỏ 0,1 0,2 gam hỗn hợp nhựa. Để sau một khoảng thời gian xác định ở
nhiệt độ nghiên cứu, đem cân mẫu và tiến hành trích ly trong thiết bị solet từ 16 đến
20 giờ. Sau đó lấy mẫu, sấy khô đến khối lượng không đổi, cho vào bình hút ẩm để
nguội và cân lại.

Hàm lượng phần gel được tính theo công thức :

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 25


Trang
Đồ án kỹ sư

Trong đó:
X: Hàm lượng phần gel, g
go: Khối lượng giấy lọc, g
g1: Khối lượng (mẫu + giấy lọc) sau khi trích ly, g

2.3.4. Độ bền kéo

Độ bền kéo được xác định theo tiêu chuẩn ISO - 527 - 1993 (E) trên máy
LLOYD - LR50K của Anh. Tốc độ kéo 2mm/phút, nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75%.

Độ bền kéo được tính theo công thức :

Trong đó:

σk: Độ bền kéo của mẫu, Mpa

F: Lực tác dụng, N

A: Tiết diện ngang của mẫu, mm2

2.3.5. Độ bền va đập

Độ bền va đập Charpy được xác định trên máy Radmana ITR-2000 theo tiêu
chuẩn ISO 179-1993, nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75%.

Độ bền va đập Charpy được xác định theo công thức:

Trong đó:
W: năng lượng phá hủy, J
h: độ dày của mẫu, mm
b: chiều rộng của mẫu, mm

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 26


Trang
Đồ án kỹ sư

PHẦN 3 : ỨNG DỤNG VẬT LIỆU POLYME COMPOSITE


3.1. Chế tạo tàu thuyền

Ở nước ra, gỗ để chế tạo tàu thuyền, đặc biệt là gỗ Sao hiện nay rất khan hiếm.
Việc sử dụng vật liệu composite chế tạo tàu thuyền sẽ góp phần đáng kể bảo vệ rừng,
bảo vệ môi trường, ngoài ra vật liệu này rất bền, chịu nắng, chịu mưa , bức xạ , chịu
mặn, nhẹ, dễ tạo dáng và gia công đơn giản…

3.2. Chế tạo một số sản phẩm gia dụng

Do đặc điểm dễ tạo dáng, độ bóng cao, độ mỹ thuật cao cho nên chúng ta sử
dụng vật liệu này để chế tạo một số vật liệu gia dụng như :

- Chế tạo bồn tắm tại khách sạn

- Chế tạo bàn ghế

- Bể nuôi tôm ,…

Các sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật và mang độ mỹ thuật cao. Với sự tiến bộ
kỹ thuật và yêu cầu sử dụng ngày càng cao, vật liệu composite sẽ được ứng dụng
ngày càng rộng rãi và đi sâu vào các lĩnh vực kỹ thuật và cuộc sống, thay thế dần cho
các vật liệu truyền thống như gỗ, sắt, thép nhờ các ưu điểm nổi bật của nó.

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 27


Trang
Đồ án kỹ sư

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] J A Brydson, “Plastics Materials”, 7th Edition, Butterworth-Heinemann (1999)

[2] Maurizio Fiorini, Laura Sisti, Martino Colonna, “Report on Plastic Materials for
Extrusion”

[3] Derek Hull, “An Introduction to composite material cambridge University press”,
New York, (1981)

[4] Bartosz Tylkowski, Karolina Wieszczycka, Renata Jastrzab, “Polymer


Engineering”, Polymer additives (2017)

[5] N.G. Mcrum, “Principles of Polyme Engineering”, p.239-256 (1999).

[6] J.P.Pascault, “Polymer materiaux composites”

SVTH: Trần Thị Hậu Trang 28


Trang

You might also like