You are on page 1of 35

TRUNG TÂM SINH THÁI NÔNG NGHIỆP

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: 04.38765607
Fax: 0.4.38766642
Web: www.cares.org.vn

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật


Sổ tay vườn rau dinh dưỡng

Biên soạn
Nguyễn Xuân Xanh
Nguyễn Ngọc Sơn

Hà Nội, 4/2016
Lời nói đầu
Rau xanh là loại thức ăn cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Ăn đủ các loại rau không chỉ tăng sự hấp dẫn trong bữa ăn mà
còn cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ và cân đối. Tuy nhiên,
đa số các hộ dân còn trồng rau theo thói quen, chưa chú trọng
đến cân bằng dinh dưỡng, đồng thời còn gặp nhiều khó khăn
trong kỹ thuật chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

Cuốn sổ tay này được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của
địa phương, với mong muốn giúp người dân ứng dụng được hiệu
quả trong sản xuất rau tại nông hộ. Tuy nhiên, thực tiễn sản xuất
rau rất đa dạng, sinh động và phức tạp, việc ứng dụng các kỹ
thuật cần linh hoạt để phù hợp với từng điều kiện đất đai, thời
tiết và đặc điểm nông hộ.

Biên soạn cuốn sổ tay này là một hoạt động trong khuôn khổ dự
án “Cải thiện sự đa dạng khẩu phần dinh dưỡng trên cơ sở các
giải pháp hệ thống (nông nghiệp & dinh dưỡng) – Nghiên cứu thí
điểm tại huyện Mai Sơn, Sơn La, Việt Nam” do Trung tâm Sinh
thái nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện
dưới sự tài trợ của tổ chức Đa dạng Sinh học Quốc tế (Bioversity
International).

Nếu có câu hỏi, anh/chị vui lòng liên lạc:

Anh Nguyễn Xuân Xanh


Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
ĐT: 0936534212

ii
MỤC LỤC
1. Thông tin chung ....................................................................... 1
1.1 Thế nào là vườn rau dinh dưỡng gia đình? ........................ 1
1.2 Tại sao phải xây dựng vườn rau dinh dưỡng? ................... 1
1.3 Yêu cầu của vườn rau dinh dưỡng ..................................... 1
2. Kỹ thuật cơ bản........................................................................ 2
2.1 Quy hoạch vườn rau ........................................................... 2
2.2 Đất trồng rau ........................................................................ 3
2.3 Nước tưới ............................................................................ 6
2.4 Phân bón cho rau ................................................................ 7
3. Ươm cây giống ........................................................................ 9
3.1 Chuẩn bị vườn ươm ............................................................ 9
3.2 Lựa chọn hạt giống............................................................ 10
3.3 Xử lý hạt trước khi gieo ..................................................... 10
3.4 Gieo hạt ............................................................................. 11
3.5 Chăm sóc cây giống .......................................................... 11
4. Trồng rau ................................................................................ 11
4.1 Bứng cây giống.................................................................. 11
4.2 Thời điểm trồng ................................................................. 11
4.3 Mật độ trồng....................................................................... 12
4.4 Chăm sóc vườn rau ........................................................... 12
4.5 Phòng trừ sâu bệnh ........................................................... 14
5. Kỹ thuật để giống và bảo quản hạt giống ........................... 16
5.1 Kỹ thuật để giống ............................................................... 16
5.2 Dụng cụ bảo quản hạt giống rau ....................................... 17
6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây rau quả ............... 18
6.1 Kỹ thuật trồng cải mèo....................................................... 18
6.2 Kỹ thuật trồng cà rốt .......................................................... 20
6.3 Kỹ thuật trồng mồng tơi ..................................................... 21
6.4 Kỹ thuật trồng đậu tương .................................................. 23
6.5 Kỹ thuật trồng lạc ............................................................... 25
6.6 Kỹ thuật trồng bí đỏ ........................................................... 27
6.7 Kỹ thuật trồng đu đủ .......................................................... 29
Phụ lục .................................................................................... 32

iii
1. Thông tin chung

1.1 Thế nào là vườn rau dinh dưỡng gia đình?


Vườn rau dinh dưỡng gia đình là một tập hợp nhiều loại cây rau
được trồng xung quanh nhà nhằm mục tiêu đáp ứng được nhu
cầu đa dạng về rau ăn hàng ngày, vừa có tác dụng sử dụng tại
chỗ, vừa có tác dụng hỗ trợ, bổ sung nhau về mặt dinh dưỡng.

Việc đa dạng các loài cây rau không chỉ góp phần nâng cao tính
chủ động và chất lượng dinh dưỡng cho hộ gia đình, mà còn
giảm thiểu những rủi do liên quan sâu bệnh hại, cân bằng dinh
dưỡng đất, và phân bổ công lao động của gia đình trong việc
chăm sóc vườn rau…

1.2 Tại sao phải xây dựng vườn rau dinh dưỡng?
Giao thông đi lại khó khăn, xa chợ trung tâm, và thói quen phụ
thuộc các loại rau có sẵn (từ vườn, hoặc thu hái tự nhiên), là
các rào cản chính trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn của
các gia đình hai xã dự án. Vì vậy, xây dựng được vườn rau dinh
dưỡng gia đình là việc làm quan trọng giúp người dân chủ động
được nguồn rau an toàn, đảm bảo dinh dưỡng và tiết kiệm chi
phí.

1.3 Yêu cầu của vườn rau dinh dưỡng


Một là có cơ cấu các loại rau phù hợp để tận dụng các khoảng
đất trống xung quanh nhà, tạo được nguồn rau sử dụng quanh
năm, và tối ưu hóa lợi thế sinh thái (Ví dụ: hạn chế sâu bệnh
hại, hạn chế mất cân bằng dinh dưỡng đất, điều hòa nhu cầu
lao động cần thiết...).

Hai là, có đủ các thành phần rau nhằm cung cấp đủ các vitamin,
chất khoáng, chất xơ cho bữa ăn của gia đình và mùi vị hấp dẫn
các món ăn. Nếu được thiết kế và quản lý tốt, vườn rau dinh
dưỡng gia đình luôn đảm bảo cho thu hoạch ít nhất 3 loại rau
quả thuộc ba nhóm thực phẩm khác nhau, cần thiết để đảm bảo
chất lượng dinh dưỡng cho các thành viên.

1
Ba là, có đủ lượng rau sử dụng theo nhu cầu của gia đình và
đảm bảo an toàn.

Vườn rau trồng trong vườn nhà cần được chăm sóc chu đáo,
không sử dụng phân tươi, không sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh
độc hại để đảm bảo sản phẩm rau an toàn và đủ lượng cung
cấp cho nhu cầu sử dụng của gia đình.

Vườn rau gia đình cần duy trì thường xuyên 3 nhóm chính
dưới đây:

 Nhóm rau có màu xanh đậm (mồng tơi, rau ngót, cải mèo,
rau muống, bí ngô…) giàu chất sắt và vitamin giúp bổ máu,
sáng mắt và phòng bệnh nhiễm trùng.

 Nhóm rau củ quả chín có ruột màu đỏ hoặc vàng (khoai


lang ruột vàng, cà rốt, đu đủ, bí ngô, dền đỏ…) rất giàu vitamin
A và vitamin C giúp phát triển thông minh, tốt cho tim mạch,
sáng mắt và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng.

 Nhóm các loại hạt, đậu đỗ (đậu cô ve, đậu ván, lạc, đậu
tương...) có nhiều chất sắt, can xi, chất béo và đạm thực vật
giúp cơ thể cao lớn, xương chắc khỏe.

Xem danh mục các cây rau quả và mùa trồng có thể áp dụng
cho gia đình trong phần phụ lục.

2. Kỹ thuật cơ bản

2.1 Quy hoạch vườn rau


Quy hoạch vườn rau là bước đầu tiên rất quan trọng. Nếu có đủ
đất thì cần chọn khoảng đất tốt nhất trong vườn theo tiêu chuẩn:
thoáng đãng và thuận tiện chăm sóc, thu hoạch. Phần đất này
cần được rào cẩn thận để tránh gia súc, gia cầm. Vườn này có
thể trồng các loại rau cần được chăm sóc và sử sử dụng thường
xuyên như rau cải, rau muống, mồng tơi, đậu đỗ…

2
Có thể dùng cây sắn để làm phần cơ bản của hàng rào. Nên
chọn các cây sắn thẳng, có độ cao 1,2 mét, chôn cách nhau
20cm để làm cọc rào. Cọc sắn là loại cọc sống, vừa có tác dụng
làm hàng rào, vừa có thể thu hoạch lá làm rau ăn. Loại cọc này
có thể to ra và tồn tại 3 – 4 năm mới phải thay lớp khác. Cũng
có thể dùng các cây khác như chùm ngây, cây cọc rào hoặc
dùng cọc tre sẵn có tại địa phương. Phần phụ trợ là các tấm
phên tre nứa, thân cây đay lưới nilon có tác dụng chắn không
cho gia súc, gia cầm chui qua. Hàng rào cần để một cửa rộng
khoảng 1 mét, có phên chắn để thuận tiện việc đi lại chăm sóc

Trong trường hợp trồng các loại cây leo thì làm giàn. Có thể tận
dụng phần sân trước nhà, phần đường đi hay bờ ao để làm
giàn.

2.2 Đất trồng rau

Chuẩn bị đất trồng rau


Bộ rễ các loại rau nói chung ăn nông ở tầng đất mặt, do vậy tính
chịu úng, chịu hạn kém và lại rất dễ bị sâu bệnh, cho nên đất
trồng rau nhất thiết phải được chuẩn bị cẩn thận. Đất cần được
cuốc lên, làm nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, rắc vôi bột khử trùng để trừ
các nguồn bệnh trong đất và lên luống trước khi trồng.

Lưu ý: Đất trồng rau không nên làm quá nhỏ sẽ làm bí đất, và
kích thích cỏ dại phát triển. Vụ hè mưa nhiều nên làm luống
khum mui rùa, mặt luống hẹp và cao, trái lại, mùa đông xuân
khô hanh, lên làm phẳng và rộng hoặc hơi trũng lòng khay để
giữ nước, giữ phân. Nếu sử dụng cây rau giống, nên tận dụng
luống có sẵn từ vụ trước (thay vì làm đất lại từ đầu), để tránh
tác động không tốt tới cấu trúc đất.

Kích thước luống rau tùy thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của
từng loại rau. Thông thường, với các loại rau ăn lá như cải mèo,
cải ngồng, mồng tơi, cà … làm luống rộng khoảng 1 mét để
thuận tiện chăm sóc.

3
Với những loại rau trồng leo dàn như đậu đũa, đậu cô ve, làm
luống rộng 0,8 – 1 mét trên mặt luống rạch thành hai hàng cách
nhau 0,6 mét để trồng cây theo hàng.

Với cây bầu bí, bộ rễ có khả năng ăn sâu và chịu hạn khá, cây
sinh trưởng mạnh và có khả năng leo giàn nên có thể trồng
thành hốc. Các hốc được đào sâu 30 – 40cm, rộng 40 – 50cm,
bón phân hữu cơ hoai mục. Mỗi hốc có thể trồng 2 – 3 cây,
khoảng cách giữa các hốc từ 2,5 – 3,5m tùy điều kiện đất đai và
mùa vụ trồng, đất tốt, mùa vụ trồng thích hợp thì trồng thưa, đất
xấu, thiếu nước thì trồng dày. Nếu dùng phân chưa hoai mục
thì không bón trực tiếp vào hố trồng cây. Khi đó, đào hố trồng
cây nhỏ hơn và đào hố nhỏ khác cách hố trồng cây 10 - 20 cm,
sâu 15 – 20 cm) bón phân và lấp đất lại.

Các biện pháp cải thiện dinh dưỡng đất


Chất lượng đất (sức khỏe đất) có vai trò quyết định đến sinh
trưởng, năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh
hại của cây trồng. Trong điều kiện địa phương, đất vườn nông
hộ thường gặp một số khó khăn như quỹ đất hẹp, đất cằn cỗi,
độ dốc cao, thiếu nước tưới… Vì vậy để hoạt động trồng trọt
được hiệu quả cần cải thiện dinh dưỡng đất thường xuyên.

Dưới đây trình bày một số kỹ thuật giúp anh/chị có thể cải thiện
dinh dưỡng đất trong điều kiện địa phương.

 Sử dụng lớp bổi. Trong điều kiện địa phương, nguồn phụ
phẩm nông nghiệp như thân lá mía, ngô, đậu đỗ, vỏ quả cà
phê, cỏ ... rất nhiều. Anh/chị nên tận dụng nguồn phụ phẩm
dùng để che phủ đất, tủ gốc cây, che phủ mặt luống trong
quá trình canh tác bằng cách . Việc làm này rất đơn giản
nhưng có ý nghĩa lớn, được ví giống như đắp một tấm chăn
bảo vệ đất và cây trồng với rất nhiều tác dụng như sau:

o Lớp bổi bảo vệ đất khỏi sự xói mòn, rửa trôi khi có mưa
lớn. Giúp cho hạt giống không bị chìm sâu hoặc trôi dạt
do mưa hay nước tưới.

4
o Lớp bổi giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại, bảo vệ cây
trồng khỏi sự phá hoại của một số vật hại như chim, chuột,
ốc sên….
o Lớp bổi giúp giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho
cây trồng phát triển và tiết kiệm nước tưới, đặc biệt là
trong mùa khô.
o Lớp bổi có tác dụng điều hòa nhiệt độ đất, giúp giảm nhiệt
độ trong mùa hè và giữ ấm cho đất vào mùa đông.
o Trong quá trình che phủ đất, lớp bổi hoai mục dần còn có
tác dụng bổ sung thêm dinh dưỡng, chất mùn cho đất,
giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất.

 Bón phân hữu cơ. Phân bón hữu cơ chứa đa dạng các
chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Phân hữu cơ có
tỷ lệ mùn cao, có tác dụng cải tạo đất, giữ nhiệt và khí cho
tầng đất mặt, hấp thu phần lớn phân bón vô cơ để cung cấp
dần cho cây trồng.

Địa phương có nguồn phân hữu cơ dồi dào, anh/chị nên chủ
động bón đủ lượng phân hữu cơ cho đất trong quá trình
canh tác để cải thiện dinh dưỡng đất và tăng năng suất, chất
lượng cây trồng. Nên bón lót phân chuồng đã được ủ hoai
mục vào đất trước khi trồng trọt với lượng 2 – 4kg/m2 tùy
thuộc vào loại cây trồng và lượng phân anh/chị chuẩn bị
được. Cách ủ phân hữu cơ được trình bày ở nội dung sau
của tài liệu này.

 Luân canh cây trồng. Việc trồng trọt một loại cây trồng liên
tục trên một mảnh đất sẽ làm tích lũy nguồn sâu bệnh hại,
gây thiếu hụt dinh dưỡng đất dẫn đến năng suất, chất lượng
cây trồng giảm. Vì vậy, anh/chị cần xây dựng được công
thức luân canh hợp lý, việc này không chỉ giúp bảo vệ, cải
tạo đất mà còn tạo ra được nguồn rau ăn quanh năm. Việc
luân canh nên chú ý đến cây trồng khác họ để hạn chế
nguồn lây lan sâu bệnh hại.

5
Ví dụ về một số công thức luân canh:
 Đậu cô ve (tháng 9 – 12) – Cải thái (tháng 12 – 3) – Rau muống
(tháng 3 - 9)
 Su hào (tháng 9 – 11) – Bắp cải (T 12 – 3) – Đậu cô ve (T 3 -
6) – Cải thái (T 7 – 9)
 Đậu tương (tháng 9 – 12) – Cải thái (tháng 12 – 3) – Mồng tơi
(tháng 3 - 9)
 Bí đỏ (tháng 3 – 10) – Cải thái, bắp cải (tháng 11 – 2)
 Mồng tơi ( tháng 3 – 8) – Đậu đũa (tháng 9 – 12) – Cải mèo
(tháng 1 – 2)

2.3 Nước tưới


Nước tưới có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng,
năng suất và chất lượng rau. Những lưu ý khi tưới rau:

Phải tưới đồng đều trên mặt luống không để chỗ ít chỗ nhiều,
không để đọng nước trên mặt luống. Khi tưới bằng bình hoặc ô
doa thì hạt nước phải nhỏ, đều không làm dập nát lá hoặc cây
rau.

Khi rau có hoa, không để nước tưới đọng vào trong hoa dễ làm
vỡ hạt phấn gây thối hoa, nhất là đối với các loại rau ăn ngồng
hoa như su lơ, cải ngồng…

Thời điểm tưới, lượng nước tưới cần phải căn cứ vào nhu cầu
của cây rau ở từng giai đoạn, điều kiện đất đai, thời tiết cụ thể.
Ví dụ: giai đoạn cây mới trồng, rau chưa bén rễ hồi xanh, rau
cần được tưới 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm và sự phát
triển của cây. Khi cây đã bén rễ hồi xanh chỉ cần tưới 1 – 2 lần/
ngày tùy thuộc vào độ ẩm đất. Về cơ bản, nếu phân hữu cơ
được sử dụng, số lần tưới sẽ ít đi (vì đất tăng khả năng giữ
nước khi có độ mùn cao).

Trong điều kiện mùa hè nhiệt độ cao, nên tránh tưới rau vào
buổi sáng. Các giọt nước đọng lại trên lá rau, gặp trời nắng có

6
thể gây chết phần lá phía dưới (và nhiều người dân hiểu nhầm
là do bệnh hại). Nên tưới vào buổi tối.

Cây rau quả có hai thời kỳ mẫn cảm với nước là giai đoạn cây
con và giai đoạn ra hoa kết quả. Thời kỳ cây con nếu thiếu nước
có thể làm chết hoặc yếu cây con. Thời kỳ cây ra hoa, kết quả,
nếu cây bị thiếu nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất.

Trong điều kiện khô hạn, thiếu nước có thể tận dụng nước sinh
hoạt (nước vo gạo, nước rửa rau) để tưới rau, chú ý tránh dùng
nước có lẫn hóa chất như xà phòng, nước rửa bát …để tưới.

Trong điều kiện quá khó khăn về nguồn nước trong mùa khô,
có thể tận dụng những khu đất ẩm như đất gần giếng nước, đất
gần gốc chuối, dưới tán cây… trồng rau, kết hớp với việc sử
dụng lớp bổi ủ gốc để giữ độ ẩm đất, trồng những cây có khả
năng chịu hạn tốt như bí ngô, đậu ván, rau ngót, chùm ngây,
rau lang…

2.4 Phân bón cho rau


Rau là cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nhưng
lại cho khối lượng sản phẩm sinh học cao nên cần được bổ
sung phân bón đầy đủ.

Chuẩn bị phân bón


Trong điều kiện địa phương, nguồn phân gia súc, gia cầm, phế
phụ phẩm nông nghiệp như thân lạc, đậu đỗ, rơm rạ nhiều
nhưng phần lớn người dân chưa tận dụng ủ hoai mục mà
thường chỉ bón phân tươi cho rau. Cách làm này không chỉ làm
hạn chế sự sinh trưởng của rau, làm lây lan nguồn bệnh, cỏ dại
mà còn ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vì vậy, anh/chị nên áp dụng cách xử lý phế phụ phẩm nông


nghiệp dưới đây để tạo được nguồn phân bón hữu cơ để bón
cho rau:

7
 Rải lớp phụ phẩm khó phân hủy như rơm rạ, vỏ cà phê, thân
ngô, lạc đậu đỗ… (rộng khoảng 1,5m, cao 30 – 40cm).
 Rải lớp phân trâu, bò, phân dê hay phân gà, vịt lên trên cao
khoảng 30cm.
 Rắc 2 -3 kg vôi bột lên trên
 Tưới nước đủ ẩm
 Tiếp tục làm các bước tương tự để tạo đống ủ cao khoảng
1,2 – 1,5m
 Phủ kín bằng nilon, bạt hoặc trát bùn kín
 Sau 1,5 – 2 tháng có thể sử dụng sản phẩm ủ bón cho cây
trồng.

Lưu ý: trong điều kiện không đủ vật liệu làm phân theo kích
thước hướng dẫn trên, có thể làm ở phạm vi nhỏ hơn, và tiếp
tục bổ sung vật liệu. Tuy nhiên thời gian ủ cần kéo dài hơn.

Cách bón phân cho rau


Thông thường bón phân theo hai cách:

 Bón lót: thường dùng với các loại phân hữu cơ và một số
phân vô cơ chậm tan như lân, vôi, kali. Không nên bón lót
đạm vì thời gian cây non, nhu cầu đạm rất ít.

Bón lót thường thực hiện khi làm đất. Phân bón được rải
đều trên mặt luống rồi trộn đều vào đất trước khi gieo trồng.
Cũng có thể bón lót theo hốc hoặc theo hàng để tiết kiệm
phân bón.

Tùy vào điều kiện đất đai và cây trồng cụ thể mà bón lót
lượng phân hữu cơ thích hợp. Trong điều kiện địa phương,
nguồn phân hữu cơ dồi dào có thể bón lượng 3 – 4kg/1m2.

Lưu ý: Chỉ được bón phân chuồng đã được ủ hoai mục để


hạn chế mầm bệnh, cỏ dại và tránh nóng cho rễ cây. Nếu
phải sử dụng phân tươi thì không được bón trực tiếp vào
gốc cây rau. Đào rãnh giữa 2 hàng rau, bón phân và lấp đất
lại.

8
 Bón thúc: là bón bổ sung vào những lúc cây cần nhiều dinh
dưỡng để tạo sản phẩm hoặc chuyển giai đoạn sinh trưởng.
Thường bón thúc bằng các loại phân dễ tiêu như nước giải,
nước phân chuồng, phân đạm pha loãng để tưới.

Lượng phân bón cần căn cứ vào đặc điểm đất đai, sự sinh
trưởng, phát triển của từng loại cây trồng để ước tính lượng
bón cho phù hợp.

Lưu ý: Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày và
tuyệt đối không được bón trực tiếp phân tươi cho rau. Nếu
bón thúc bằng phân hóa học như đạm, NPK thì cần bón xa
gốc để tránh làm xót cây. Khi bón nên kết hợp vun phủ phân
bón để hạn chế mất phân do rửa trôi hoặc bốc hơi.

3. Ươm cây giống


Cây giống giữ vai trò quyết định đến năng suất rau. Chăm sóc
cây giống gồm các công việc từ chuẩn bị vườn ươm, xử lý hạt
trước khi gieo, chăm sóc và bứng cây đi trồng.

3.1 Chuẩn bị vườn ươm


Trong điều kiện sản xuất rau tại nông hộ, chỉ cần một ô vườn
ươm nhỏ khoảng vài mét vuông có thể đủ trồng. Chọn chỗ đất
tốt, cao, làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, bón vôi khử trùng, bón
phân chuồng hoai mục và trộn đều vào lòng luống.

Nếu vào mùa có mưa lớn, ô ươm cây giống nên làm mái bằng
nilon để che mưa, tránh trôi hạt và dập nát cây con. Ở điều kiện
nhiệt độ thấp, ô ươm cây có thể làm vòm nilon để giữ ấm cho
cây.

Lưu ý: cần dùng nilon màu trắng để giúp cây được tiếp xúc với
ánh sáng trong điều kiện mùa đông.

9
3.2 Lựa chọn hạt giống
Hạt giống mang gieo cần biết nguồn gốc rõ ràng. Nếu giống tự
để hoặc trao đổi với các hộ khác cần nhớ thời gian bảo quản và
tìm hiểu đặc điểm giống. Nếu giống mua thì nên mua ở các cửa
hàng có uy tín, xem hướng dẫn trên bao bì hạt giống và thời
hạn sử dụng của hạt giống.

3.3 Xử lý hạt trước khi gieo


Để kích thích khả năng nảy mầm và hạn chế mầm bệnh hại, hạt
giống cần được xử lý trước khi gieo.

Cách đơn giản nhất là xử lý bằng nước nóng. Anh/chị đong 3


bát nước lạnh đổ vào chậu nhỏ, sau đó đổ 2 bát nước sôi vào
sẽ được chậu nước nóng khoảng 45 – 50oC, cho hạt giống vào
ngâm. Thời gian ngâm tùy thuộc đặc điểm từng loại giống. Loại
có vỏ dày (cà rốt, mùi, cần tỏi..), khả năng hút nước chậm nên
cần ngâm lâu từ 24 – 48 giờ. Loại có vỏ mỏng, hút nước nhanh
hơn (bầu, bí, dưa hấu…) thì chỉ cần ngâm nước 10 – 12 giờ.
Với hạt các loại cải, vỏ mỏng hơn chỉ cần ngâm 3 - 4 giờ.

Lưu ý:
 Với hạt đậu đỗ, vỏ rất mỏng nếu ngâm nước, hạt hút nước
rất nhanh làm nứt vở vỏ hạt dễ làm hạt bị trẩm. Vì vậy, không
xử lý ngâm nước với hạt đậu đỗ. Khi gieo hạt cũng chú ý
không được tưới ngay. Nếu đất khô, phải để cho hạt hút ẩm
dần và 2 – 3 ngày sau mới được tưới nước để tránh làm nứt
vỡ hạt.

 Với hạt cà rốt, vỏ hạt có lông cứng rất khó thấm nước, trong
hạt có chứa loại tinh dầu ngăn cản nước thấm vào phôi nên
cà rốt rất khó nảy mầm. Vì vậy hạt giống trước khi gieo cần
vò kỹ hạt để cho gãy hết lông, sau đó trộn hạt với mùn hoặc
cát theo tỉ lệ 1:1 bỏ vào chậu nước cho ẩm, đảo đều rồi đạy
lại, sau 8 – 10 tiếng lại tưới ẩm lần nữa. Hai ngày, hai đêm
sau thì đem gieo hạt sẽ mọc đều.

10
3.4 Gieo hạt
Hạt rau rất nhỏ, để gieo cho đều nên trộn với tro bếp hoặc cát
khô, chia làm 2 – 3 phần để gieo đi gieo lại mới đều.

Hạt gieo xong cần dùng vồ đập nhẹ đều mặt luống để cho hạt
chìm xuống và tiếp xúc với đất cho thuận lợi quá trình này mầm.
Sau công việc này, phủ một lớp rơm rạ, trấu hay lớp bổi khác
lên mặt luống để khi tưới, hạt nước không nhấn chìm hạt giống
xuống đất làm hạt khó nảy mầm hoặc làm trôi hạt giống.

3.5 Chăm sóc cây giống


Sau khi gieo cần chú ý giữ ẩm đều để hạt nhanh mọc. Khi tưới
phải dùng ô doa có hương sen lỗ nhỏ để tránh làm dập nát cây
giống.

Khi cây giống đã mọc cần gỡ bỏ lớp bổi che phủ ra khỏi mặt
luống một cách khéo léo để cây giống mọc được thẳng và đứng
cây.

Chú ý tỉa bỏ những cây xấu, cây yếu mọc ở chỗ quá dày để cây
giống mọc được tốt và đồng đều.

4. Trồng rau

4.1 Bứng cây giống


Khi cây giống được 3 – 4 lá thật, bứng cẩn thận tránh để dập
nát để đưa ra vườn trồng. Loại bỏ các cây còi cọc hoặc có dấu
hiệu nhiễm bệnh.

Lưu ý: Cần bứng cây cùng với đất để đảm bảo rễ cây không bị
tổn thương (giúp cây phát triển nhanh sau trồng, hạn chế bệnh
xâm nhập).

4.2 Thời điểm trồng


Khi trồng rau chú ý chọn thời điểm trồng thích hợp để thuận lợi
cho cây nhanh bén rễ, hồi xanh. Chú ý xem dự báo thời tiết và
quan sát thời tiết trước khi trồng. Về mùa hè, nên chọn trồng

11
vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trồng vào những ngày
nắng nóng hay ngày có mưa lớn. Về mùa đông, không nên trồng
vào những ngày nhiệt độ xuống quá thấp hay dự báo có gió
mùa, sương muối…

4.3 Mật độ trồng


Tùy đặc điểm sinh trưởng của từng loại rau mà trồng với mật độ
thích hợp với nguyên tắc: đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày.
Cây trồng trên luống đảm bảo đều tiếp nhận được lượng ánh
sáng, dinh dưỡng như nhau để phát triển đồng đều. Ví dụ cùng
là đậu cô ve, nếu trồng vụ xuân gieo trên hàng cây cách cây 15
– 20cm, vụ hè gieo cách nhau 20 – 25cm, vụ thu thì gieo dày
hơn, cách nhau từ 12 – 15cm.

Mật độ khoảng cách trồng của một số loại rau như sau:
Loại rau Khoảng cách giữa hàng và cây
(cm)
Đậu đũa, đậu cô ve 55 - 60 x 15 - 25
Bắp cải 60 - 70 x 50 - 60
Cải thái, cải bẹ 40 - 50 x 25 - 35
Su lơ 55 - 60 x 45 - 50
Cà rốt 20 x 8 -12
Rau ngót 40 - 45 x 20 - 25

Trong các điều kiện khác nhau như việc trồng xen, trồng gối hay
trồng tận dụng trên các khoảng đất trống ta có thể điều chỉnh
mật độ cho phù hợp.

4.4 Chăm sóc vườn rau

Làm cỏ, vui xới


Nên tiến hành vào những ngày khô ráo. Sau những trận mưa
rào, khi đất còn ướt tuyệt đối không được xới xáo gốc vì sẽ làm
đứt rễ, chột cây hoặc gây rụng hoa, rụng quả, đồng thời sâu
bệnh hại dễ xâm nhập vào vết thương ở rễ, phá hoại cây.

12
Tùy loại cây mà xới nông sâu khác nhau. Ví dụ: củ cải, cà rốt,
đậu tương cần xới nông, vun nhẹ. Nhưng với khoai tây, lạc cần
xới sâu, vun cao để củ phát triển.

Điều tiết sinh trưởng của cây rau, gồm:


 Giặm cây, giặm hạt: tiến hành sau khi các hạt gieo chính
đã mọc đều được từ 3 - 5 ngày, còn các loại cây cấy thì nên
giặm sau khi cây trồng đã bén rễ hồi xanh từ 5 – 10 ngày.

 Tỉa bỏ cây thừa, cây xấu: tiến hành vào những ngày đẹp
trời, đất tơi. Việc này quan trọng giúp cây sinh trưởng đồng
đều, hạn chế sâu bệnh hại. Việc này có ý nghĩa lớn với các
cây trồng gieo thẳng như một số loại cải, cà rốt.

Ví dụ: Cà rốt cần tiến hành tỉa 2 lần. Lần 1 khi cây cao 5 –
8cm, loại bỏ cây xấu. Lần 2 khi cây cao 12 – 15 cm, tỉa định
cây để cây nọ cách cây kia khoảng 10 – 12cm, hàng nọ cách
hàng kia 20 cm.

 Bắt tua, cắm dàn: Đối với một số cây thân leo như bầu bí,
đậu đũa, đậu cô ve… Khi cây có tua cuốn cần phải bắc dàn
hoặc cắm dóc cho cây cây leo.

Ví dụ: Với đậu cô ve, đậu đũa, trước khi cắm dóc phải xới
đều mặt luống và vun vào gốc. Khi đậu leo được 2/3 dóc thì
tỉa bớt lá chân đã già, lá bị bệnh.

 Chống rét, chống nóng, chống hạn, chống úng: Để


chống rét, nên bón phân chuồng ủ nửa hoai và phủ lớp bổi
vào gốc, tưới rửa sương sau mỗi lần có sương giá.

Chống nóng bằng cách luôn tưới đủ nước để cây tự làm mát
(qua quá trình thoát hơi nước) và giữ được đủ lượng nước
cần thiết trong cây. Có thể phủ các lớp bổi như rơm rạ, thân

13
ngô, lạc, đậu đỗ… vào gốc để giảm nhiệt độ và giữ ẩm cho
cây.

Ngăn ngừa úng bằng cách lên luống mai rùa, lên luống cao,
xẻ rảnh ở đầu luống để nhanh tiêu thoát nước…

4.5 Phòng trừ sâu bệnh


Rau là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh hại khác nhau. Khi cần
thiết, anh/chị nông dân có thể ra các cửa hàng thuốc bảo vệ
thực vật tại địa phương để được tư vấn kỹ thuật và mua được
những loại thuốc thích hợp để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Tuy
nhiên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học nếu không
được sử dụng đúng lúc, đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
con người và hiệu quả phòng trừ.

Sâu hại rau


Vườn rau gia đình thường bị các loại sâu hại chính như sâu xám
phá hoại cây con, sâu đục quả, sâu xanh ăn lá, rệp, sâu khoang,
bọ nhảy…

Ở mật độ ít, anh/chị có thể bắt bằng tay lúc sáng sớm hoặc
chiều mát. Ngắt bỏ những ổ trứng sâu đem thiêu hủy.

Khi mật độ sâu hại cao, có thể sử dụng một số thuốc sinh học
tự chế để phun phòng trừ.

Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số cách giúp anh/chị có thể
tận dụng các vật liệu có sẵn tại địa phương để tạo những loại
thuốc thảo mộc vừa có tác dụng phòng trừ một số loại sâu trên,
vừa đảm bảo được vệ sinh an toàn thực, vệ sinh môi trường.

 Hạt củ đậu: lấy 1 nắm hạt củ đậu giã nhỏ ngâm với 15 bát
nước trong 3 - 4 giờ, sau đó lọc lấy nước cho vào bình phun
để phòng trừ rệp, bọ nhảy, bọ cánh cứng, nhện đỏ hại rau,
bầu bí.

14
 Lá xoan: lấy một nắm lá cây xoan đun với 2 lít nước, để sôi
khoảng 10 phút. Chắt lấy nước pha loãng với 5 - 6 lần nước
lã để phun trừ rệp, sâu xanh hại rau.

 Dung dịch gừng, ớt, tỏi: lấy một nắm ớt, hai nắm tỏi, hai
củ gừng to bằng bàn tay giã nát với nhau cho ngâm với 1 lít
rượu trắng, cho thêm 1 bát nhỏ rỉ mật (nếu có) ngâm ít nhất
10 ngày là có dung dịch rượu có thể sử dụng để phun phòng
trừ sâu xanh, sâu xám hại rau. Khi phát hiện vườn rau có
sâu, chắt 1 chén dung dịch ngâm pha với khoảng 3 – 4 lít
nước phun đều cho rau vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
để phòng trừ sâu xanh, sâu tơ, sâu xám hại trên cây rau.

 Ngoài ra, có thể sử dụng vôi bột, bồ hóng rắc lên ruộng cũng
có tác dụng trừ sâu xám, sâu xanh ăn lá hiệu quả.

Bệnh chính hại rau


Các bệnh chính hại trên rau là bệnh lở cổ rễ, bệnh thối nhũn cây
con, bệnh sương mai… Để hạn chế việc sử dụng thuốc độc hại
trừ sâu bệnh, anh/chị nên áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng
hợp:

 Vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột.
Lượng bón khoảng 1kg/10m2.

 Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, cây khỏe sẽ làm tăng khả
năng chống chịu bệnh.

 Bố trí luân canh cây trồng hợp lý để tránh lây lan nguồn bệnh
từ vụ này sang vụ tiếp theo.

 Lựa chọn giống có khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Xử
lý hạt giống trước khi trồng.

 Bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục hoàn toàn để tránh


lây nguồn bệnh từ phân bón.

15
 Sắp xếp thời vụ trồng hợp lý để thuận lợi cho sự phát triển
của cây trồng.

 Khi phát hiện có cây bệnh, cần nhổ bỏ đi tiêu hủy để tránh
lây lan, đồng thời bón vôi khử trùng vào khu đất có cây bệnh.
Cần chú ý tiêu thoát nước kịp thời trong mùa mưa, tránh để
ruộng rau ngập úng rất dễ phát sinh nguồn bệnh.

5. Kỹ thuật để giống và bảo quản hạt giống

5.1 Kỹ thuật để giống

Lựa chọn cây hoăc quả để giống


Cây hoặc quả để giống cần được đánh giá, chọn lọc cẩn thận
nhằm duy trì các đặc tính tốt của giống. Việc lựa chọn cây để
giống cần chú ý một số điểm sau:

 Thể hiện các đặc điểm hình thái và đặc tính quý của giống.
 Sinh trưởng, phát triển tốt.
 Không bị sâu bệnh hại

Việc lựa chọn cây, quả giống cần được theo dõi, đánh giá từ
giai đoạn cây con, trưởng thành đến lúc ra hoa đậu quả.

Bảo quản hạt giống


Sau khi thu hoạch xong phải phơi cho khô ráo, để nguội rồi mới
cho vào các dụng cụ bảo quản.

Hạt giống rau quả được bảo quản tốt phải đạt các yêu cầu: có
độ thuần cao, tỷ lệ nảy mầm cao, sức nảy mầm mạnh, có khả
năng giữ sức nảy mầm lâu.

Yêu cầu bảo quản các loại hạt giống rau là:

 Kín: Dụng cụ bảo quản phải có nắp đậy cẩn thận

16
 Khô: Hạt giống phải được phơi khô, làm sạch trước khi cất
giữ, nơi bảo quản phải cao ráo, khô để hạt giống không hút
ẩm, giữ được sức nảy mầm.

 Mát: nhiệt độ khi bảo mát là tốt nhất. Khi nhiệt độ cao, hạt
hô hấp mạnh làm ảnh hưởng xấu đến phẩm chất sau này.

Lưu ý: không được phơi hạt giống dưới trời nắng và rải trực
tiếp trên sân gạch hay xi măng, mà phải phơi dưới nắng nhẹ,
trên những nong nia và kê cao để khỏi bị hấp hơi từ sân lên.
Hạt sau khi phơi khô phải để cho thật nguội mới cho vào
dụng cụ bảo quản.

5.2 Dụng cụ bảo quản hạt giống rau


Dụng cụ bảo quản có tác dụng làm cho hạt giữ được tử lệ mọc
mầm cao hay thấp, làm cho hạt giữ được sức sống lâu hay
không.

Trong điều kiện địa phương, dụng cụ bảo quản thường dùng là
chum, vại, lọ nhựa… Phía dưới các dụng cụ bảo quản cần xếp
một lớp hút ẩm (tro bếp, vôi củ) dày khoảng 3 – 5 cm, sau đó lót
lên vài lớp lá chuối khô đã phơi kỹ, để cho vật liệu này nguội
hoàn toàn rồi mới cho hạt giống vào.

Hạt giống nên được để trong các túi nhỏ, có gắn nhãn ghi tên
giống, thời điểm để giống, trọng lượng giống… để khi lấy sử
dụng không bị nhầm lẫn và biết được nguồn gốc, xuất xứ của
giống.

Sau khi cho hạt vào xong, lại xếp lên một lớp lá chuối khô (dày
2 -3cm), đạy chặt nắp rồi để nơi mát, khô ráo. Cách làm này bảo
quản hạt giống được tốt, có thể duy trì được sức nảy mầm của
hạt cải, mồng tơi, bầu bí, đậu đỗ từ 2 – 3 năm.

17
6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây rau quả

6.1 Kỹ thuật trồng cải mèo

Thời vụ
Rau cải có thể gieo trồng quanh năm nhưng thời vụ thích hợp
nhất là vụ thu đông (gieo tháng 8 – 11), cải cho năng suất, chất
lượng tốt và ít sâu bệnh. Nếu cải trồng vụ xuân hè (gieo tháng
2 – 4), cải dễ bị sâu bệnh và bị mưa lớn gây hại, chất lượng
kém. Trong điều kiện đa dạng nguồn rau, nên trồng cải chính vụ
để đạt được năng suất và chất lượng tốt nhất.

Chuẩn bị giống
Cần chuẩn bị hạt giống cẩn thận trước khi gieo trồng. Hạt mua
về hoặc anh/chị tự để giống cần kiểm tra loại bỏ hạt ẩm mốc,
gieo thử để đánh giá tỷ lệ nảy mầm để có thể điều chỉnh mật độ
thích hợp.

Xử lý hạt giống trước gieo bằng cách ngâm trong nước ấm 3-


4 giờ, vớt ra để ráo nước, ủ ấm một đêm rồi đem gieo. Tác
dụng hạt sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn gieo hạt khô.

Chuẩn bị đất
Đất gieo cải cần làm nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, bón lót phân chuồng
hoai mục và xử lý vôi bột khử trùng.

Hạt cải mèo nhỏ, muốn gieo cho đều nên chia hạt nhiều phần
và trộn với cát, đất bột, hoặc vôi bột để dễ điều chỉnh mật độ hạt
gieo. Tưới đẫm luống trước khi gieo, sau khi gieo phủ hạt bằng
lớp tro/ trấu mỏng và rắc vôi bột để trừ kiến, các sâu hại khác
(sâu non, bọ nhẩy, dế kiến, sên nhớt, ốc nhí). Trên mặt luống
phủ lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm. Khi cây mọc được 7 ngày thì
tỉa bỏ những cây sâu bệnh, sau đó tỉa cây để khoảng cách 3-4
cm.

Khi cây được 4-5 lá thật thì có thể nhổ đem trồng. Không nên
trồng muộn khi cây con đã trên 6 lá, cây sẽ chột, ra hoa sớm...

18
Chăm sóc
 Tưới nước giữ ẩm thường xuyên để cây phát triển và hạn
chế sự phát triển sâu non bọ nhẩy sống ở phần gốc cây
dưới đất. Nhưng nếu thấy bệnh phát triển nên hạn chế tưới
nước.

 Bón phân tùy theo tình hình sinh trưởng của cây. Nên bón
phân chuồng ủ hoai mục bằng cách rắc lên mặt luống kết
hợp tỉa cây, nhặt cỏ và tưới nước.

 Phòng trừ sâu bệnh. Nên áp dụng kỹ thuật phòng trừ sâu
bệnh tổng hợp cho rau cải với các lưu ý sau:

o Gieo trồng với mật độ vừa phải, không nên trồng quá
dầy nhất là trong mùa mưa dễ tạo thuận lợi cho các bệnh
phát triển. Trong mùa mưa có thể che lưới thấp để tránh
dập nát, tổn thương đến bộ lá.

o Thường xuyên thăm vườn, nếu thấy xuất hiện các sâu
bệnh hại như trứng sâu ăn tạp, sâu tơ, bệnh thối nhũn
... có thể dùng tay bắt giết nhổ bỏ cây bệnh để hạn chế
sự lây lan. Các cây, lá bệnh khi nhổ bỏ không vứt ở
ruộng và bờ mà cần gom đốt hoặc đào hố chôn, có rắc
vôi khử trùng.

o Không nên trồng liên tục nhiều vụ cùng họ cải trên cùng
một chân đất. Nên luân canh bắt buộc với các cây khác
họ như: xà lách, rau dền, mồng tơi hoặc rau gia vị…

Để giống rau cải


Thời vụ để giống cải thích hợp là vụ Đông Xuân. Thường chọn
những cây gieo ở vụ Đông Xuân sớm để làm giống vì thời điểm
này, thời tiết ấm dần, rất thích hợp cho sự nở hoa và thụ phấn
của cải. Cải để giống phải trồng thưa hơn. Khi cây cải phát
ngồng thì phải cắm cọc, làm giàn, giá để đỡ cây, buộc cây cho
gió khỏi làm đổ ngã, rụng nụ, rụng hoa. Khi quả trên ngồng hoa

19
đã đậu được trên 70 – 80% thì phải bấm bớt những cành hoa
cuối và nhánh quả phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi quả, nuôi
hạt ở cành chính.

Khi quả chuyển từ màu xanh đậm sang màu xanh vàng thì thu
hoạch, không để quả chín hẳn trên cây. Dùng dao sắc cắt cả
ngồng hoa, buộc thành từng túm nhỏ, hong vài ba hôm rồi mới
đem phơi cho tới khi quả giác khô thì đem vò lấy hạt, sau đó
làm sạch đưa vào bảo quản.

6.2 Kỹ thuật trồng cà rốt

Thời vụ gieo trồng


Cà rốt là cây ưa điều kiện thời tiết mát mẻ. Trong điều kiện địa
phương có thể gieo trồng cà rốt từ tháng 8 đến tháng 1 năm
sau.

Chuẩn bị hạt giống


Đối với giống địa phương, chọn lọc các hạt đồng đều về màu
sắc, kích thước, loại bỏ những hạt ẩm mốc. Với giống mua
ngoài chợ cần kiểm tra thời hạn sử dụng, đọc hướng dẫn ghi
trên bao bì trước khi gieo trồng.

Hạt trước khi gieo cần cho hạt vào túi vải vò cho gãy hết lông
cứng sau đó trộn với đất bột tỉ lê 1/1 và giữ ẩm 2-3 ngày thì rồi
đem gieo để rút ngắn thời gian nảy mầm và tăng độ đồng đều.

Chuẩn bị đất
Đất trồng cà rốt nên chọn đất tơi xốp, tầng canh tác dày, thoát
nước tốt. Làm đất nhỏ, lên luống rộng khoảng 80-90cm, cao
khoảng 20-25cm để thuận tiện chăm sóc.

Gieo trồng, chăm sóc


Hạt sau khi ủ đem gieo đều trên mặt ruộng, phủ một lớp rơm,
rạ mỏng trên mặt luống nhằm hạn chế đất bị đóng váng, hạn
chế cỏ dại và giữ cho cây không bị đổ khi còn nhỏ. Khi mới gieo

20
cần tưới mỗi ngày 1 lần, khi cây mọc đều chỉ cần giữ ẩm bằng
cách 2-3 ngày tưới 1 lần.

Khi cây cao 4-5cm tiến hành tỉa bớt những cây xấu, những cây
mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm
là vừa, không để 2 cây cùng 1 gốc

Khi cây cao 7-10cm ta tỉa định cây lần cuối kết hợp làm cỏ, bón
thúc phân chuồng hoai mục và xới vun.

Căn cứ vào thời tiết, chất đất, sinh trưởng cây trồng để quyết
định lượng bón cho phù hợp. Chú ý nếu bón quá tốt, bón thừa
đạm sẽ tốt lá mà không xuống củ; khắc phục bằng cách hạn chế
tưới, cắt bớt lá già, lá gốc, lá sâu bệnh.

Để giống cà rốt
Cà rốt trồng tháng 11, cho ra hoa kết hạt vào tháng 3, tháng 5
có thể thu hái hạt làm giống. Quả cà rốt chín không đều. Ngồng
hoa nào chín trước thì thu trước. Khi các lá dài chụm lại và quả
chuyển từ màu xanh sang hơi vàng thì thu hái. Chỉ thu hái
những ngồng hoa chính lấy hạt làm giống. Hạt hái về cho nào
nong nia phơi 4 -5 nắng, vò kỹ lấy hạt, làm sạch và chọn những
hạt tốt làm giống.

Hạt được đựng trong chai nhựa, nắp kín, bọc vải tránh ánh
sáng, đặt nơi khô, mát để làm giống cho vụ sau.

6.3 Kỹ thuật trồng mồng tơi

Thời vụ
Chủ yếu trong vụ xuân (tháng 2 – 5) và thu hoạch suốt vụ hè
thu (5 -9).

Chuẩn bị giống
Địa phương hiện có 3 loại giống mồng tơi: mồng tơi trắng (phiến
lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt); mồng tơi tía
(phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ); mồng tơi lá to nhập

21
từ Trung Quốc (lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập, ít
nhớt và cho năng suất cao). Nên chọn trồng giống mồng tơi
Trung Quốc, vừa năng suất, vừa đảm bảo yếu tố về dinh
dưỡng.

Gieo xong phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ
cho hạt nhanh nẩy mầm và không bị mất, trôi hạt. Tưới nước để
giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt nẩy mầm.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc


Mồng tơi là cây dễ trồng, hạt có sức nảy mầm tốt. Có thể làm
đất lên luống trồng theo hàng, gieo vãi hoặc hoặc chọc lỗ gieo
hạt. Cây con cũng có thể tỉa cấy khi có 2 -3 lá thật. khoảng cách
các cây nên khoảng 20 – 25cm.

Mồng tơi là cây dễ tính, thích hợp với phân chuồng hoai mục.
Tùy tình hình sinh trưởng của cây mà có lượng phân bón cho
phù hợp. Lượng bón có thể từ 1 – 2 xẻng/m2 sau mỗi lần thu
hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh


Mồng tơi ít bị sâu bệnh. Bệnh thường gặp là đốm mắt cua (trên
lá xuất hiện vết đốm tròn viền màu nâu đỏ). Bệnh này không
gây hại nhiều nên khi trồng quy mô hộ gia đình không cần tác
động biện pháp hóa học. Trong quá trình trồng thường xuyên
kiểm tra nếu thấy sâu thì bắt bằng phương pháp thủ công, phát
hiện bệnh (cây bị thối nhũn) thì nhổ bỏ cây bệnh.

Thu hoạch
Người dân địa phương thường có thói quen để mồng tơi mọc
tự nhiên, cho leo lên bờ rào và thu hoạch bằng cách hái lá sử
dụng cho bữa ăn hàng ngày. Cách thu hoạch này thường mất
thêm thời gian, năng suất thấp và chất lượng hạn chế do mồng
tơi tiêu hao nhiều dinh dưỡng cho việc leo dàn.

Với cách trồng và thu hoạch mới sau đây có thể giúp anh/chị
thu hoạch được năng suất và chất lượng rau tốt hơn bằng cách:

22
Gieo rau thành luống như trình bày ở trên. Sau trồng khoảng 40
ngày thì thu hoạch, dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất 5-10cm.
Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa.

Để giống mồng tơi


Người dân địa phương chưa có thói quen để giống mồng tơi.
Mồng tơi tại các hộ được duy trì qua hạt của các dàn rụng xuống
và mọc tự nhiên tại vườn. Điều này hạn chế đến tính chủ động
trong diện tích trồng, vị trí trồng và năng suất, chất lượng mồng
tơi.

Anh/chị nên chủ động để giống mồng tơi bằng cách: Đến
khoảng tháng 8, tháng 9, chọn những cây sinh trưởng tốt trong
khu ruộng, ngừng thu hái để cho cành nhánh ra quả, tháng 10-
11 hái quả chín đen, rửa sạch thịt quả, phơi khô khoảng 3 – 4
nắng, cất hạt trong chai nhựa kín để giống.

6.4 Kỹ thuật trồng đậu tương

Thời vụ gieo trồng


Đậu tương có thể trồng 3 vụ: vụ xuân (15/2 – 10/3), vụ hè (15/5
– 30/6) và vụ thu đông (25/8 – 5/10).

Tùy điều kiện đất đai, khả năng tưới tiêu và cơ cấu mùa vụ
anh/chị có thể lựa chọn thời vụ trồng thích hợp.

Chuẩn bị hạt giống


Một số giống có năng suất cao và thích hợp với khí hậu địa
phương như DT 2008, DT 2001, VX.93, M.103, DT.93, DT.84,
DT.95. Thời gian sinh trưởng khoảng 80-100 ngày tùy giống và
thời vụ gieo trồng.

Trước khi gieo cần kiểm tra tỉ lệ này mầm, chọn những hạt đồng
đều, loại bỏ những hạt bị sâu bệnh, mốc, mọt.

23
Chuẩn bị đất
Đậu tương có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp
đất giàu mùn, thịt nhẹ, tiêu thoát tốt. Trong điều kiện địa phương
có thể trồng đậu tương sau ngô vụ hè, đất chuyển từ trồng sắn
và cây trồng khác sang đậu tương, trồng xen với cây lâu năm,
đất mía khi chưa khép tán.

Nên chế dùng thuốc trừ cỏ mà làm cỏ bằng tay. Nên làm lúc đất
có độ ẩm vừa phải, không làm cỏ lúc đất quá ướt, cỏ dại sẽ
không chết.
Khi dọn nương, không đốt tàn dư cây trồng từ vụ trước như thân
ngô, mía, cỏ dại mà nên giữ lại làm lớp bổi che phủ bề mặt
nương sau khi gieo hạt để giữ độ ẩm đất, hạn chế xói mòn và
cỏ dại.

Tùy đặc điểm đất đai, điều kiện địa hình, lao động có thể gieo
đậu bằng cách rạch hàng, cuốc hốc và chọc lỗ bỏ hạt. Đất dốc
nên hạn chế tác động vào bề mặt đất để hạn chế xói mòn đất.

Bón lót phân chuồng hoai mục, supelân xuống rãnh hoặc hốc,
hố, lấp đất nhẹ rồi gieo hạt bên cạnh, độ sâu lấp hạt khoảng 1
– 2cm.

Gieo hạt
Mật độ gieo hạt tùy thuộc vào giống, thời vụ và đất đai. Đất tốt,
thuận tưới tiêu trồng thưa hơn. Mật đô chung khoảng 35 -
40cây/m2 (hàng cách hàng khoảng 35 - 40cm, cây cách cây
khoảng 6 – 10 cm).

Chăm sóc
Sau gieo 7 -10 ngày, kiểm tra trồng dặm vào những hốc khuyết
để đảm bảo mật độ.

Khi cây được 2 – 3 lá kép, tiến hành nhổ cỏ và tỉa định cây.

Đậu tương không chịu được úng, ngập nước nên cần chủ động
tiêu nước nhanh khi có mưa lớn. Chú ý thời gian cây đậu tương

24
ra hoa, nếu đất quá ẩm sẽ làm tăng khả năng rụng nụ, hoa và
quả non.

Thu hoạch và bảo quản


Khi 2/3 số quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu xám lá
chuyển màu vàng thì chọn thời tiết nắng ráo để thu hoạch, cắt
cả cây về đem ủ 2 ngày rồi đem ra rũ cho hết lá, tiếp tục ủ thêm
2 -3 ngày cho quả chín hoàn toàn, hạt vàng không nứt. Đem
đậu tương ra phơi nắng, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, hạt xanh
hạt vỡ rồi phơi tới khi khô giòn (cắn không dính răng) thì đưa
vào bảo bảo quản.

Lưu ý: không phơi hạt trên sân gạch hoặc sân xi măng, không
phơi quá giòn lằm giảm chất lượng hạt giống thương phẩm hoặc
mất sức nảy mầm hạt giống.

Hạt sau khi phơi khô, để nguội khoảng 2 -3 giờ cho vào bảo
quản. Không bảo quản lúc hạt còn nóng, hạt dễ bốc hơi làm mất
sức nảy mầm.

Để giống đậu tương


Chọn những cây tốt, đúng giống, nhiều quả, quả đều, ít sâu
bệnh để thu hoạch làm giống. Sau khi phơi khô, làm sạch hạt,
tiến hành sàng, phân loại để chọn những hạt to, mẩy, đều,
không sâu bệnh để bảo quản làm giống. Cách bảo quản tương
tự như trình bày phần trên.

6.5 Kỹ thuật trồng lạc

Thời vụ
Có thể trồng lạc vào 3 thời vụ: Vụ xuân gieo 25/1 - 30/2; Vụ hè
thu gieo 1/6- 15/6; Vụ thu đông gieo 25/8 - 25/9.

Chuẩn bị giống
Chọn hạt lạc không quá già, không quá non, không bị sâu bệnh
ngâm trong nước từ 10 - 12 giờ. Ở vụ Xuân, nếu trời rét thì dùng
nước ấm ngâm khoảng 12 giờ, sau đó ủ cho nứt mầm rồi đem

25
gieo, không để mầm nhú dài. Chú ý nếu đất gieo lạc khô thì
không xử lý.

Chuẩn bị đất trồng


Lạc thích hợp đất thoát nước nhanh và dễ tưới nước, có màu
sáng, tơi xốp. Chuẩn bị đất như đậu tương.

Bón lót phân chuồng, supe lân, vôi bột vào hàng hoặc hố, lấp
đất nhẹ trước khi gieo hạt. Lượng bón tùy điều kiện đất đai,
trung bình khoảng 1 tạ phân chuồng, 5 kg supe lân và 10kg vôi
bột cho khoảng 100 – 150m2.

Gieo hạt
Khoảng cách hàng 25-30 cm, khoảng cách hốc 18 -20 cm, gieo
2 hạt/ hốc hoặc hốc cách hốc 10-12 cm gieo 1 hạt/hốc, đảm bảo
mật độ 35 cây/m2.

Chăm sóc
Khi cây có 3-4 lá thật nhổ sạch cỏ ở gốc làm thoáng gốc để lạc
phân cành thuận lợi, khi cây có 7-8 lá thật cuốc sâu hơn lần 1
tạo đất tơi xốp sạch cỏ, lần 3 khi lạc ra hoa 7-10 ngày làm cỏ
kết hợp vun gốc.

Phòng trừ sâu, bệnh


Phun thuốc trừ sâu khi cần thiết, chú ý sâu sám và sâu chích
hút ở giai đoạn cây con (vụ xuân) và sâu ăn lá, ăn hoa ở giai
đoạn ra hoa.

Để giống lạc
 Chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch.

 Lạc giống đảm bảo cây lá vàng, vỏ quả cứng, ít quả lép.

 Sau khi thu hoạch rãi ra thành hàng để loại bỏ những cây
khác dạng và cây có củ bị bệnh, những củ rơi rụng không
nên giữu làm giống.

26
 Vặt củ ra phơi dưới sân gạch hoăc trong nia (không phơi
trên sân bê tông nhiệt độ quá cao ảnh hưởng chất lượng hạt
giống).

Phương pháp bảo quản lạc giống


Lạc giống khô, sạch đóng gói trong bao tải có túi nilon hoặc
chum vại có lót lớp vôi dưới đáy và bịt chặt bằng nilon trên đầu
chum. Cũng có thể cho lạc vào chum rồi phủ lên trên 1 ít lá xoan,
sau đó buộc nilon. Trong quá trình bảo quản không được mở
nilon đến tận khi chuẩn bị gieo vì hạt lạc rất dễ mất sức nảy
mầm.

Lưu ý: Lạc giống không nên giữ quá 1 năm, sử dụng chuyển
vụ là tốt nhất

6.6 Kỹ thuật trồng bí đỏ

Thời vụ
Bí đỏ có thể trồng được quanh năm, tùy theo điều kiện đất và
nước từng nơi mà người trồng có thể bố trí trong mùa khô hay
mùa mưa.

Mùa khô gieo tháng 11 đến tháng 1 dương lịch, thu tháng 3,
tháng 4 dương lịch. Mùa mưa gieo tháng 5, tháng 6 thu tháng
8, tháng 9 dương lịch.

Lưu ý: thời vụ gieo sao cho khi cây bí ra hoa không gặp các đợt
rét đậm để tăng khả năng thụ phấn và đậu quả. thu hoạch

Chuẩn bị hạt giống


Chọn các giống bí đỏ có chất lượng để trồng: giống bí nếp địa
phương, giống bí đầu nhọn, bí cô tiên… Các giống này có đặc
điểm quả nhỏ, chất lượng ngon, phù hợp nhu cầu làm thức ăn
gia đình như luộc, xào, nấu canh hay làm chè.

Trước khi ngâm hạt nên phơi hạt nơi có nắng nhẹ trong khoảng
2 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nảy mầm tốt.

27
Ngâm hạt giống trong nước ấm trong khoảng 4 – 5 giờ (khi hạt
chìm hoàn toàn trong nước). Vớt hạt ra rửa sạch nhớt, để ráo,
dùng khăn sạch vắt ráo nước cho hạt vào. Để hạt nơi ấm (28 –
30oC) và không có ánh sáng.

Sau khoảng 24 giờ hạt nứt nanh thì có thể mang đi gieo. Không
nên để mầm ra quá dài sẽ ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của
cây và khó khăn trong quá trình gieo hạt.

Chuẩn bị đất
Trên ruộng bí đỏ được gieo vào hốc. Các hốc được cuốc cách
nhau khoảng 2 – 3 mét, hốc cuốc sâu, rộng khoảng 30 – 40cm.
Mỗi hốc được bón lót khoảng 5 – 6 xẻng phân chuồng hoai mục,
một nắm lân xanh. Trộn đều phân với đất, rắc một hai nắm vôi
bột để khử trùng.

Gieo hạt
Sau khi chuẩn bị hố trồng được 3 - 4 ngày thì gieo hạt, mỗi hốc
gieo 4 – 5 hạt, vùi đất sâu khoảng hai đốt ngón tay, xong phủ
một lớp bổi bên trên rồi tưới nước giữ ẩm.

Chăm sóc
Sau khi cây xuất hiện lá thứ 3 - 4 thì tỉa định cây, mỗi hốc chỉ
giữ lại 1 – 2 cây khỏe mạnh nhất.

Khi bí đỏ bò dài khoảng 1 m thì lấy đất chặn lên các đốt dây để
thúc đầy bí mọc thêm rễ phụ, làm tăng khả năng hút chất dinh
dưỡng và giữ cho cây khỏi bị gió lay làm dập thân và gây hại
cho hoa, quả.

Khi dây bí phát triển cần bấm ngọn làm rau ăn, chỉ để lại mỗi
cây 2 – 4 nhánh, vặt bỏ các nhánh nhỏ, lá già để ruộng bí thông
thoáng, tăng thêm khả năng thụ phấn và đậu quả.

28
Thu hoạch
Trong thời gian quả bí phát triển, tùy theo yêu cầu mà có thể hái
quả ở các mức độ khác nhau. Nếu cây đậu quả nhiều thì tỉa bớt
khi còn non để trập trung dinh dưỡng nuôi quả còn lại. Quả non
có thể dùng làm rau nấu canh.

Nếu muốn bảo quản trong thời gian dài nên thu khi trái thật già
vỏ cứng có màu vàng, có lớp sừng, có phấn, cuống vàng và
cứng (khoảng 3 - 4 tháng sau khi trồng) tùy theo giống, dùng
dao cắt cả cuống đem về bôi vôi vào mặt cắt giữ nơi thoáng
mát.

Để giống bí đỏ
Chọn quả già, đều quả, nằm trên dây chính, chỉ lấy quả ở đoạn
giữa (Quả bí lấy ở đoạn giữa là vì thời điểm này, cây bí sinh
trưởng phát triển mạnh nhất nên thường cho chất lượng hạt
giống tốt nhất). Khi thu quả cần bổ ra lấy hạt, rửa sạch, phơi khô
đưa vào bảo quản. Cách làm này sẽ thu giữ được chất lượng
hạt giống tốt nhất, tạo tiền đề cho cây sinh trưởng, phát triển
sau này.

Người dân Mai Sơn thường chưa chủ động để giống theo
phương pháp này mà thường dự trữ quả bí, khi nào có nhu cầu
sử dụng mới bổ lấy hạt làm giống. Chất lượng hạt giống lấy theo
cách này thường kém, tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống
kém do trong quá trình tồn tại ở quả, hạt giống vẫn hô hấp tiêu
hao năng lượng.

6.7 Kỹ thuật trồng đu đủ

Thời vụ
Đu đủ có thể trồng quanh năm. Thế nhưng để hạn chế sâu bệnh
thì anh/chị nên trồng đu đủ vào khoảng tháng 4- 5. Hoặc là ở
những vùng tưới tiêu được vào cuối mùa mưa, tháng 10 và
tháng 11.

29
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Trong khu vườn, chọn những ô đất cao, không bị ngập úng,
nhiều ánh sáng để trồng đu đủ. Có thể trồng cạnh các hàng rào
vườn rau để tận dụng không gian.

Đào hố trồng sâu, rộng khoảng 0,5 m, cách nhau khoảng 2m.
Trộn đều phân hữu cơ phải ủ hoai, vôi bột vào đất trước khi
trồng vài ngày.

Trồng cây con có chiều cao khoảng 10 – 20 cm. Nên đặt thân
nằm nghiêng xuôi theo chiều gió mạnh để hạn chế bộ rễ ăn sâu.
Sau khi trồng nên cắm que, quây nilon xung quanh để bảo vệ
cây khỏi côn trùng và vật nuôi phá hoại.

Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây để bón phân hữu cơ, vôi
bổ sung ở các thời điểm thời điểm 1 tháng, 3 tháng sau trồng
và thời kỳ cây cho quả.

Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần


cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt
cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ. Dùng rơm hoặc cỏ
khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ
thích hợp cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Đu đủ thường bị nhiều loại sâu bệnh hại như đốm vòng, khảm,
vi rút.

Nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây để hạn chế tác
hại của sâu bệnh:

 Chọn cây giống khỏe;


 Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh
đem tiêu hủy.
 Hạn chế bón nhiều phân đạm, bón thêm kali và vôi.
 Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới
cho siêu vi trùng xâm nhập.

30
 Tiêu thoát nước kịp thời vào mùa mưa, tránh để gốc bị úng
nước.

Để giống đu đủ
Đối với các giống thuần địa phương: Chọn quả chín, cắt bỏ phần
đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào
nước, chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt,
đem phơi khô trong bóng dâm, sau cho vào lọ nhựa, nắp kín để
làm giống cho vụ sau.

Lưu ý: không nên để giống từ cây lai và cây bị bệnh.

31
Phụ lục

Tháng trồng (khuyến cáo) & thu hoạch


Tên cây
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhóm rau lá xanh đậm
Cải ngọt
Cải bẹ
Cải làn
Cải xanh
Mồng tơi
Rau dền
Rau đay
Xà lách
Cải Thái/Mèo
Rau sắng
Rau muống
Nhóm rau củ quả giàu Vitamin A
Đu đủ
Gấc
Hồng
Cà rốt
Dưa hấu
Bí đỏ

Đào
Quả trứng gà
Nhóm đậu và hạt
Đậu cô ve
Lạc
Đậu khế
Đậu tương
Vừng
Đậu nho nhe
Đậu ván
Đậu đen
Đậu xanh
Đậu đũa

32

You might also like