You are on page 1of 49

Công ty TNHH Công nghệ và Hệ thống (SYTEC)

----***---

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

MICROWAVE FREQUENCY COUNTER –


MF2412C/MF2413C/MF2414C

HÃNG SẢN XUẤT: ANRITSU

1
MỤC LỤC

Phần 1 TỔNG QUAN.......................................................... 4


1.1 Tổng quan..................................................................................................................4
1.2 Các đặc tính nổi bật:..................................................................................................4
1.3 Các phụ kiện chuẩn đi kèm theo thiết bị:..................................................................4
Phần 2 SỬ DỤNG THIẾT BỊ...............................................6
2.1 Các điều kiện môi trường:.........................................................................................6
2.2 Các biện pháp sử dụng an toàn:.................................................................................6
2.2.1 Sử dụng nguồn điện:...........................................................................................6
2.2.2 Điện áp quá tải trên đầu vào Input1:...................................................................6
2.2.3 Điện áp quá tải trên đầu vào Input2:...................................................................7
2.2.4 Điện áp quá tải trên connector đầu vào của tín hiệu tham chiếu 1, 2, 5, 10
MHz:............................................................................................................................7
2.2.5 Điện áp quá tải trên connector đầu vào External Trigger:..................................7
2.3. Kết nối nguồn điện:..................................................................................................7
2.3.1 Các yêu cầu về nguồn điện:................................................................................7
2.3.2 Kết nối dây nguồn:..............................................................................................7
2.3.3 Thay đổi cầu chì:.................................................................................................8
Phần 3. PANEL MẶT TRƯỚC VÀ TỔNG QUAN VỀ
VẬN HÀNH THIẾT BỊ......................................................10
3.1 Bố trí panel mặt trước máy:.....................................................................................10
3.1.1 Panel mặt trước máy.........................................................................................10
3.1.2 Bố trí panel mặt sau máy:.................................................................................15
3.2 Tổng quan về vận hành thiết bị:...............................................................................17
Phần 4 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐO KIỂM CỦA
THIẾT BỊ............................................................................20
4.1 Bật nguồn và thực hiện Self-Test.............................................................................20
4.1.1 Bật nguồn:.........................................................................................................20
4.1.2 Self-check: (tự động kiểm tra)..........................................................................21
4.2 Các mô tả màn hình hiển thị:...................................................................................22
4.2.1 Màn hình hiển thị đo lường:.............................................................................22
4.2.2 Màn hình thiết lập thông số:.............................................................................25
4.2.3 Màn hình hệ thống:...........................................................................................26
4.3 Các tham số thiết lập................................................................................................27
4.3.1 Thay đổi đầu vào:.............................................................................................27
4.3.2 Tốc độ lấy mẫu.................................................................................................28
4.3.3 Độ phân giải tần số:..........................................................................................28
4.3.4 Chế độ đo:.........................................................................................................29
4.3.5 Thu nhận mức biên độ:.....................................................................................30
4.3.6 Thu nhận tần số:................................................................................................30

2
4.3.7 Chế độ đo Burst................................................................................................31
4.3.8 Chức năng cổng (gating)...................................................................................32
4.3.9 Trigger và Gate End..........................................................................................33
4.3.10 Offset..............................................................................................................34
4.3.11 Xử lý thống kê:...............................................................................................34
4.3.12 Chức năng template:.......................................................................................34
4.3.13 Hold (giữ trạng thái).......................................................................................35
4.3.14 Restart (khởi động lại)....................................................................................36
4.3.15 Thông số hệ thống:.........................................................................................36
4.3.16 Chức năng lưu trữ dữ liệu:..............................................................................38
4.4 Các phép đo tần số:..................................................................................................38
4.4.1 Phép đo tần số sóng mang thực hiện qua cổng Input1......................................38
4.4.2 Phép đo tần số tần số sóng mang qua Input1....................................................38
4.4.3 Đo tần số CW qua Input1.................................................................................39
4.4.4 Phép đo sóng cụm (burst) qua Input1...............................................................39
4.4.5 Phép đo sóng cụm (Burst) qua giao diện Input1...............................................40
4.4.6 Phép đo sóng cụm qua Input1...........................................................................40
4.4.7 Phép đo độ rộng sóng cụm và chu kỳ lặp xung qua Input1..............................40
4.4.8 Phép đo sóng burst qua Input1 sử dụng chức năng cổng..................................42
4.4.9 Phép đo tần số qua Input2 (10MHz đến 1GHz)...............................................43
4.4.10 Phép đo tần số qua Input2 (10Hz đến 10MHz)..............................................43
PHẦN 5 CÁC NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ
NGUYÊN LÝ ĐO...............................................................44
5.1 Cấu hình máy đo:.....................................................................................................44
5.2 Phép đo tần số..........................................................................................................44
5.2.1 Phương pháp đo cho hệ thống Input2 (50 Ohm)..............................................44
5.2.2 Phương pháp đo cho hệ thống Input2/1M.....................................................45
5.2.3 Phương pháp đo cho Input1:.............................................................................45
5.3 Phép đo độ rộng cụm/ chu kỳ cụm..........................................................................46
Phần 6 BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN..........................48
6.1 Lau chùi thiết bị:......................................................................................................48
6.2 Các chú ý khi bảo quản:...........................................................................................48
6.2.1 Trước khi bảo quản:..........................................................................................48
6.2.2 Các điều kiện bảo quản:....................................................................................48
6.3 Đóng gói và vận chuyển..........................................................................................49
6.3.1 Đóng gói...........................................................................................................49
6.3.2 Vận chuyển.......................................................................................................49

3
Phần 1 TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan
MF2400C là thiết bị đếm tần số vi ba, có khả năng đo trực tiếp các tần số mà không cần
đến một bộ trộn (mixer) ngoài. Thiết bị cũng có thể đo tần số sóng mang cụm và độ rộng
xung, mà không phụ thuộc vào các thiết bị thông tin vô tuyến di động.
Thiết bị này hoạt động đơn giản. Hoạt động one-step đơn giản trên panel mặt trước cho
phép thay đổi giữa phép đo giữa sóng liên tục và sóng mang cụm. Việc này có thê thực
hiện bằng cách thay đổi trực tiếp từ panel mặt trước, bao gồm độ phân giải tần số đo, thời
gian mở cổng đối với phép đo độ rộng xung, và thời gian trễ.
Dải tần đo và loại connector đầu vào Input 1 thay đổi tùy theo models. Bảng thông số
dưới đây liệt kê các model sản phẩm, dải tần và loại connector tương ứng.

Model Dải tần số Loại Connector cho


cổng Input 1
(Input 1 và Input 2)

MF2412C 10Hz đến 20 GHz N

MF2413C 10 Hz đến 27 GHz SMA

MF2414C 10 Hz đến 40 GHz K

1.2 Các đặc tính nổi bật:


- Đo độ rộng băng tần từ 10Hz đến 20 GHz (MF2412C)
- Tốc độ đo cao sử dụng một module đếm tần nhanh
- Đo burst chính xác cao
- Hiển thị đồ thị
- Chức năng template tích hợp
- Chức năng đo nhanh (dùng để đo tần số đầu vào trong chu kỳ lấy mẫu tối thiểu
10us mà không có thời gian ngừng).
- Giao diện GPIB tiêu chuẩn
1.3 Các phụ kiện chuẩn đi kèm theo thiết bị:
Item Model/Tên Tên sản phẩm Số Ghi chú
lượng

Thân máy MF2412C Microwave Frequency 1 Lựa chọn 1


chính Counter trong 3 model
MF2413C

4
Item Model/Tên Tên sản phẩm Số Ghi chú
lượng

MF2414C

Phụ kiện chuẩn Dây nguồn (2.5m) 1

F0012 Cầu chì (T3.15A) 2

W2897AE Tài liệu hướng dẫn sử dụng 1

5
Phần 2 SỬ DỤNG THIẾT BỊ

Phần này mô tả quá trình chuẩn bị và các biện pháp an toàn cần thực hiện trước khi sử
dụng. Các biện pháp an toàn trong cuốn sách hướng dẫn sử dụng này giúp người sử dụng
để tránh các nguy cơ làm hư hại thiết bị trong quá trình sử dụng và đo lường. Các biện
pháp an toàn được chia thành hai phần: các biện pháp được thực hiện qua quá trình chuẩn
bị và các biện pháp người dùng cần biết trước khi sử dụng thiết bị.
2.1 Các điều kiện môi trường:
Thông thường, thiết bị này hoạt động trong dải nhiệt độ từ 0 đến 50 0C. Tránh sử dụng
thiết bị nếu các điều kiện môi trường vượt khỏi phạm vi đề cập ở đây để tránh làm hư hại
đến thiết bị:
- Độ rung mạnh
- Độ ẩm hoặc bụi cao
- Trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời
- Khí hoặc hóa chất
- Thay đổi nhiệt độ môi trường đáng kể
Khoảng cách từ quạt:
Một chiếc quạt làm mát được lắp đặt tại phần sau của thiết bị có tác dụng ngăn nhiệt độ
bên trong thiết bị tăng cao. Điểm đặt thiết bị cách tường ít nhất là 10cm.
Lưu ý: không sử dụng thiết bị nếu nó được đặt nghiêng (phần cạnh) hoặc đặt dựng đứng
(đặt phần đuôi xuống).
2.2 Các biện pháp sử dụng an toàn:
Phần này mô tả các biện pháp an toàn được áp dụng để tránh sốc điện và hư hại cho thiết
bị.
2.2.1 Sử dụng nguồn điện:
Nối đất thiết bị trước khi bật nguồn. Việc làm này để tránh sốc điện cho máy.
Cũng có thể thực hiện việc kiểm tra mức điện áp. Những nguồn điện áp bất thường, vượt
quá ngưỡng cho phép có thể gây hỏng thiết bị hoặc gây cháy.
2.2.2 Điện áp quá tải trên đầu vào Input1:
Cảnh báo: Connector Input1 không có một mạch bảo vệ quá áp để bảo vệ các mạch điện
khỏi bị quá áp. Giá trị tối đa cho tín hiệu đầu vào là +10dBm. Không sử dụng mức điện
áp đầu vào cao hơn giá trị này.
Phải đảm bảo tín hiệu đầu vào Input1 là loại tín hiệu sóng sine.
Anritsu sẽ không bảo đảm các kết quả đo nếu tín hiệu dạng sóng xung hoặc chữ nhật đưa
vào đầu vào.

6
Tín hiệu dò nội (bên trong) từ connector Input1 có thể ảnh hưởng đến các kết quả đo của
các thiết bị khác.
Tín hiệu dò (có thể đạt): khoảng -35dBm.
2.2.3 Điện áp quá tải trên đầu vào Input2:
Connector Input2 có một mạch bảo vệ quá áp để bảo vệ điện áp cho các mạch điện. Giá
trị tối đa là 10Vrms đối với trở kháng 1MOhm, và là 2 Vrms khi trở kháng là 50 Ohm.
Không dùng nguồn tín hiệu có điện áp đầu vào cao hơn giá trị này.
Phải đảm bảo tín hiệu đầu vào Connector 2 là tín hiệu sóng sine.
Anritsu sẽ không đảm bảo các kết quả đo chính xác nếu tín hiệu đưa vào là dạng sóng
xung hoặc chữ nhật.
2.2.4 Điện áp quá tải trên connector đầu vào của tín hiệu tham chiếu
1, 2, 5, 10 MHz:
Mức tín hiệu cho Connector đầu vào tham chiếu 1, 2, 5, 10 MHz là từ 1 đến 5 Vp-p.
Sử dụng nguồn điện áp vượt quá 7 Vp-p có thể gây ra hỏng các mạch điện bên trong.
2.2.5 Điện áp quá tải trên connector đầu vào External Trigger:
Connector đầu vào External Trigger có một mạch bảo vệ quá áp để bảo vệ các mạch điện
bên trong khỏi bị quá áp. Giá trị tối đa là 10 Vp-p.
Không sử dụng điện áp đầu vào cao hơn giá trị trên.
2.3. Kết nối nguồn điện:
2.3.1 Các yêu cầu về nguồn điện:
Để thiết bị hoạt động bình thường, quan sát các dải điện áp nguồn mô tả như sau:

Nguồn điện Dải điện áp Tần số

100 Vac system 100 đến 120 V 50 đến 60 Hz

200 Vac system 200 đến 240 V 50 đến 60 Hz

Thay đổi giữa hai hệ thống điện nguồn xoay chiều 100V và 200V được thực hiện tự
động.
Cảnh báo: Sử dụng nguồn điện vượt quá dải điện áp trên có thể dẫn đến shock điện, cháy,
hỏng hoặc sai chức năng.
2.3.2 Kết nối dây nguồn:
Kiểm tra công tắc nguồn chính đã được tắt chưa.
Cắm dây nguồn vào trong ổ điện, và kết nối đầu dây kia vào ổ điện phía sau máy. Phải
đảm bảo và thiết bị được nối đất, luôn sử dụng dây nguồn 3 chân.

7
Cảnh báo: Nếu dây nguồn được kết nối mà thiết bị không được nối đất, có một nguy cơ
về sốc điện xảy ra. Ngoài ra, các thiết bị ngoại vi kết nối với máy đo có thể cũng bị hư
hại.
Khi kết nối với nguồn cung cấp, không kết nối với ổ điện không có dây tiếp đất.
2.3.3 Thay đổi cầu chì:
Thiết bị này được trang bị với 02 cầu chì. Sử dụng chúng khi cầu chì bên trong thiết bị bị
cháy.
Nếu cầu chì hỏng gây ra vấn đề với thiết bị, đảm bảo là xác định được vấn đề trước khi
thay thế cầu chì.

Mức điện áp Chỉ thị của cầu Thông số Tên cầu chì Model/Tên/Số
chì

100V T3.15A 3.15 A, 250V T3.15A250V F0012

230V T3.15A 3.15A, 250V T3.15A250V F0012

Cảnh báo:
- Bảo đảm rằng tắt nguồn điện và tháo dây điện khỏi ổ điện trước khi thực hiện
thay thế cầu chì.
- Trước khi bật nguồn trở lại sau khi đã thay thế cầu chì, kiểm tra chắc chắn thiết bị
đã được nối đất như mô tả ở trên và nguồn điện cấp ở trong dải cho phép.
- Nếu người dùng hết cầu chì thay thế, có thể dùng một cầu chì mới có loại tương
tự và thông số làm việc tương tự như loại cầu chì đang dùng.
- Nếu bạn không sử dụng cầu chì cùng loại và dải điện áp/dòng diện tương tự, bạn
có thể gặp phải những rắc rối như không lắp đặt được, không kết nối được.

8
Sau khi thực hiện xong các biện pháp an toàn như mô tả ở trên, thay thể cầu chì theo các
quy trình sau đây:

Các bước Quy trình thay thế cầu chì

1 Tắt công tắc nguồn điện ở phía sau mặt máy. Xác nhận rằng màn hình
LCD và các đèn LED ở mặt trước máy đã được tắt hết

2 Mở hộc chứa cầu chì như bên dưới.

3 Tháo cầu chì khỏi hộc chứa, và lắp cầu chì mới

4 Đưa hộc chứa cầu chì về vị trí ban đầu.

9
Phần 3. PANEL MẶT TRƯỚC VÀ TỔNG
QUAN VỀ VẬN HÀNH THIẾT BỊ

Phần này mô tả những sắp đặt và chức năng của các phím, công tắc, đèn LEDs,
Connector, và những hiển thị ở mặt trước, và mặt sau của thiết bị. Phần này cung cấp một
cách tổng quan về cách thức vận hành những điều khiển.
3.1 Bố trí panel mặt trước máy:
Hình bên dưới cho thấy mặt trước máy với màn hiển thị, phím, đèn LEDs, Connector.
3.1.1 Panel mặt trước máy

Chức năng của các thành phần trên panel mặt trước:

Số TT Label Mô tả

1 Công tắc nguồn, đèn LED Stby và On


Khi công tắc nguồn ở mặt sau thiết bị
được bật chuyển từ OFF đến ON, thiết bị
sẽ được chuyển sang trạng thái chờ
(standby), khi đó nguồn chỉ cấp cho bộ
dao động nội. Đèn Stby LED hiển thị
màu vàng trong suốt quá trình trạng thái
chờ.

10
Khi thiết bị đang ở chế độ chờ, ấn công
tắc Power để bật thiết bị và cấp nguồn cho
tất cả các mạch điện, cho phép người
dùng sử dụng thiết bị.

2 Connector Input1 và đèn LED Input1


Kết nối tín hiệu cần đo vào connector này
khi đo tần số ≥ 600MHz, đặc biệt là ở tần
số 1GHz hoặc cao hơn.
Dải tần số hiện tại và loại connector thay
đổi tùy thuộc vào models.
Đèn LED Input1 bật sáng khi connector
Input1 có thể được sử dụng.
Để sử dụng Connector Input1, lựa chọn
“Input 1” từ menu Input CH trên màn
hình thiết lập tham số Input.

3 Connector đầu vào Input2 và đèn hiển


thị Input2
Kết nối tín hiệu vào connector này khi đo
tần số trong dải 10Hz đến 1 GHz
Đèn LED Input2 bật sáng khi connector
Input 2 sử dụng. Để sử dụng connector
Input2, chọn “Input2” từ menu Input CH
của màn hình cài đặt

4 Phím HOLD, Phím RESTART, và Hold


LED
Trong khi đo tần số được thực hiện liên
tục, ấn phím HOLD để dừng phép đo và
giữ giá trị hiển thị hiện tại. Trạng thái này
được coi là trạng thái dừng. Trong khi
thiết bị ở trạng thái dừng, ấn phím HOLD
để khôi phục lại phép đo lặp. Đèn LED
Hold sáng khi thiết bị ở trạng thái dừng.
Ấn phím RESTART để khởi động lại
phép đo hoặc quá trình thống kê. Khi thiết
bị ở trạng thái dừng, ấn phím RESTART
thực hiện một phép đo hoặc quá trình

11
thống kê chỉ một lần và đưa thiết bị về lại
trạng thái dừng. Hoạt động này được coi
là một phép đo đơn.

5 Đèn LED thu nhận tần số


Đèn LED này hiển thị khi tần số của tín
hiệu đầu vào Connector Input1 được thu
nhận tự động (Auto) hoặc nhân công
(manually)
Khi “Auto” được lựa chọn, thiết bị đo các
tín hiệu đầu vào qua toàn bộ các băng tần
và sau đo chỉ đo các tần số tín hiệu đạt tới
mức biên độ bắt buộc.
Khi “manual” được chọn, và một tín hiệu
trong khoảng tần số sát với tần số cho
phép, thiết bị đo tần số của tín hiệu đó.
Đèn LED thu nhận tần số sẽ bật sáng khi
“Auto” được lựa chọn là chế đô thu nhận
tần số. Để lựa chọn chế độ đo tần số tự
động, lựa chọn “Auto” từ menu Mode
trên màn hình hiển thị thiết lập thông số
Freq Acq.

6 Phím Meas Mode và đèn LED hiển thị


Phím Meas Mode được dùng để xác định
khi nào đo các sóng cụm (BURST) hoặc
các sóng liên tục (CW)
Khi phép đo sóng cụm được lựa chọn,
thiết bị có thể đo tần số sóng mang, độ
rộng tín hiệu cụm (burst) và chu kỳ lặp
burst.
Khi phép đo sóng liên tục được chọn,
thiết bị đo tần số của loại sóng này.
Đèn LED Meas Mode bật sáng khi phép
đo sóng cụm được chọn.

12
7 Phím Return to Mode và đèn LED hiển
thị Setup.
Để trở lại màn hình đo từ màn hình thiết
lập thông số, ấn phím Return to Mode.
Đèn LED Setup bật sáng khi màn hình
thiết lập thông số được chọn.

8 Các phím số và các phím trực tiếp


Trong chế độ nhập vào số đếm, các giá trị
số đếm từ 0 đến 9 và một dấu chấm (dot)
có thể được nhập vào bằng việc ấn phím
số tương ứng. các phím khác như +/-,
GHz, MHz, kHz và BS cũng được dùng
để nhập vào giá trị số đếm và chúng được
gọi là “các phím số”.
Trong các chế độ khác với chế độ nhập
vào số đếm, các phím kể trên được dùng
để hiển thị màn hình thiết lập tham số
tương ứng với mỗi mục được in trên các
panel. Các phím này được gọi một cách
tương ứng là các “phím trực tiếp”.
Freq: dùng để hiển thị màn hình hiển thị
tham số Freq Acq
Level: dùng để hiển thị màn hình thiết lập
tham số Level Acq
Burst: dùng để hiển thị màn hình tham số
thiết lập Burst
Trig: dùng để hiển thị màn hình tham số
thiết lập Trigger
TD: dùng để hiển thị màn hình tham số
Trigger Delay.
GW: dùng để hiển thị màn hình thiết lập
tham số Gate Width.
Temp: dùng để hiển thị màn hình thiết lập
tham số Template
Ofs: dùng để hiển thị màn hình thiết lập
tham số Offset (bù lệch)
Stat: dùng để hiển thị màn hình thiết lập
tham số thống kê (statistic)

13
Input: dùng để hiển thị màn hình thiết lập
tham số đầu vào
Sys: dùng để hiển thị màn hình thiết lập
tham số hệ thống (Sstem).
Ấn bất kỳ một phím

9 <, >, và phím ENTER


Khi một màn hình đo được hiển thị, ấn
phím >, hoặc < để thay đổi độ phân giải
đo tần số.
Khi một màn hình thiết lập thông số được
hiển thị, ấn phím <, hoặc > để dịch
chuyển con trỏ.
Phím ENTER được dùng để chốt giữa hai
tham số, lựa chọn 1 trong số 3 hoặc hơn
các thông số, hoặc bật/tắt chế độ đầu vào
của menu nhập vào số đếm.

10 Các phím  và V
Khi một màn hình đo được hiển thị, ấn
các phím để thay đổi thời gian tạm dừng
phép đo (Sample Rate).
Khi màn hình thiết lập tham số Level
Acq, ấn các phím  hoặcV để thay đổi giá
trị phân biệt về biên độ nhân công.
Khi màn hình thiết lập tham số Trig Delay
hoặc Gate Width hiển thị, ấn phím  hoặc
V để tăng hoặc giảm giá trị tham số số
đếm.

11 Màn hiển thị LCD 256 x 64 (điểm)


Màn hiển thị được dùng để hiển thị kết
quả đo tần số và các tham số.

12 Đèn LED “Local” và “Remote”


Ấn phím Local để thay đổi trạng thái của
thiết bị từ chế độ điều khiển từ xa sang
chế độ điều khiển tại chỗ. Đèn LED
Remote sáng khi thiết bị ở chế độ remote.

14
13 Phím Preset
Ấn phím Preset để khôi phục lại tất cả
các tham số về giá trị mặc định.

3.1.2 Bố trí panel mặt sau máy:

Hình 3.1 Mặt sau của thân máy

Số TT Label Mô tả

1 Công tắc nguồn điện


Công tắc này dùng để cấp nguồn điện cho
thiết bị. Nguồn được cấp tới bộ dao động
thạch anh khi công tắc được chuyển từ vị
trí Off sang On (ấn xuống). Khi đó, nếu
nút nguồn ở panel mặt trước được bật,
nguồn điện sẽ cấp cho các mạch điện của
thiết bị.

15
Số TT Label Mô tả

2 Ổ cầu chì
Có 1 cầu chì lắp trong. Khi thay thế cầu
chì, phải đảm bảo dùng cầu chì đúng loại
và thông số (T3.15A), để tránh làm hỏng
thiết bị

3 Ổ cắm nguồn AC
Kết nối ổ cắm này với dây nguồn. Đảm
bảo dùng dây nguồn đúng với thông số
quy định cho thiết bị.

4 Cực tiếp đất


Cực điện này được kết nối với vỏ thân
máy.

5 Giao diện GPIB


Kết nối một cáp GPIB vào connector này
và kết nối đầu cáp kia vào trong máy tính
chủ khi thực hiện điều khiển thiết bị từ
một máy tính chủ.
Trước khi kết nối cáp, phải đảm bảo đã tắt
nguồn máy đo và máy tính.

6 Connector đầu vào tín hiệu tham chiếu


và connector đầu ra tín hiệu chuẩn.
Khi vận hành thiết bị sử dụng một nguồn
tín hiệu tham chiếu ngoài, đưa tín hiệu đó
vào connector đầu vào tín hiệu tham
chiếu. Thiết bị hỗ trợ 4 tần số: 1, 2, 5 và
10 MHz.
Tín hiệu tham chiếu được cấp bởi thiết bị
ở đầu ra tín hiệu tham chiếu ngoài.

7 Quạt làm mát:


Tác dụng là thổi hơi nóng ra khỏi thiết bị
để làm mát. Quạt phải được đặt cách các
vật xung quanh thiết bị tối thiểu 10cm.

16
Số TT Label Mô tả

8 Connector đầu vào trigger ngoài:


Dùng để đưa tín hiệu trigger ngoài vào để
thực hiện phép đo tần số trong việc đồng
bộ hóa với thiết thị ngoài. Connector này
được kích hoạt khi nguồn Trigger ngoài
được sử dụng.

9 Connector đầu ra phụ trợ:


Cung cấp đầu ra một tín hiệu từ một thành
phần của thiết bị. Tín hiệu được đưa ra
sau khi đã lựa chọn theo thiết lập thông
số.

3.2 Tổng quan về vận hành thiết bị:


Thiết bị có 2 chế độ chính: chế độ đo và chế độ thiết lập tham số. Và màn hình hiển thị
cũng có 2 chế độ hiển thị tùy theo chế độ hoạt động trên.
Khi thiết bị được bật nguồn, màn hình khởi động hiển thị kết quả self-check trong vài
giây, và màn hình đo được hiển thị tiếp theo.
Màn hình đo và màn hình thiết lập thông số có thể chuyển đổi lẫn nhau bằng cách án một
phím trực tiếp hoặc phím Return to Meas như hình hình minh họa bên dưới.

17
Hình 3.2: màn hình khởi động và màn hình thiết lập thông số đo.

Cấu trúc phân cấp thiết lập thông số:


Ấn một phím trực tiếp để tập thông số hiển thị trên màn hiển thị thiết lập thông số tương
ứng. Trong màn hình này, các thâm số được liệt kê trong cột level 1 có thể được thiết lập.
Nếu một tham số không thể thiết lập từ level 1 thi các tham số Level 2 ddwwocj hiện thị
trên màn hình thiết lập. cho phép bạn thiết lập nhiều thông số.
Chú thích:
Mode (khung): hiển thị một phím
Mode (Dấu ngoặc đơn): hiển thị một mục menu
Auto/Manual (gạch chéo); Hiển thị lựa chọn duy nhất

Phím trực tiếp Level 1 Level 2

Chế độ đo

18
CW/Burst

Thu nhận tần số

Thu nhận mức

Burst

…….

Chức năng của mỗi mỗi phím:


Thiết bị chuyển sang chế độ thiết lập thông số sau khi một phím trực tiếp được ấn. Các
chức năng của mỗi phím trong chế độ thiết lập tham số được mô tả bên dưới.
(1) Các phím độ phân giải: chức năng như các phím con trỏ right/left
(2) Phím Sample Rate:
(3) Các phím Menu: chức năng như các phím số, đơn vị, phím cách (backspace)
Bảng 3.1 Các chức năng của các phím và trình trạng đèn LED trong các màn hình đo và
thiết lập thông số:

Các chức năng LED thiết


lập
Các phím trực
tiếp (Các phím
số đếm)

Màn hình đo Thiết lập độ Thiết lập tốc độ Các phím trực Off
phân giải lấy mẫu tiếp

Màn hình thiết Con trỏ Thay đổi giá trị Các phím trực ON
lập thiết lập tiếp và các
phím số đếm

19
Phần 4 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐO
KIỂM CỦA THIẾT BỊ

4.1 Bật nguồn và thực hiện Self-Test


4.1.1 Bật nguồn:
Thực hiện các bước theo trình tự như sau:
Bước 1:
Đảm bảo chắc chắn là nguồn điện cấp có các thông số đúng (điện áp 100 đến 120V hoặc
200 đến 240V AC, 50 đến 60Hz) và thiết bị được nối đất đúng.
Bước 2: Bật công tác nguồn điện ở phía sau thân máy.
Bước 3: Đợi cho thiết bị được làm ấm (warm-up) và tần số của bộ dao động tinh thể được
ổn định. Thời gian làm ấm yêu cầu cho bộ giao động để đạt được mức ổn định cần thiết
phụ thuộc vào loại tinh thể đang dùng.
Bảng 4.1 Thời gian yêu cầu cần thiết để làm ấm thiết bị

Loại dao động Các đặc tính hoạt động Tốc độ lão hóa
tinh thể

Thời gian làm Rating Thời gian làm Rating


ấm ấm

Bộ tạo dao Tối thiểu 1 giờ ±5 x 10-8 Tối thiểu 24 giờ ±5 x 10-10/ngày
động tinh thể
tiêu chuẩn

Option 003 Tối thiểu 1 giờ ±5 x 10-8 Tối thiểu 72 giờ ±5 x 10-10 /ngày

Bước 4:
Bật công tắc nguồn ở panel mặt trước thiết bị. Lúc này, giá trị thiết lập tại thời điểm gần
nhất mà thiết bị tắt nguồn được lưu vào trong bộ nhớ dự phòng, các giá trị được tải lên và
sử dụng. Nếu không, các giá trị thiết lập ban đầu như mô tả trong bản phụ lục A được áp
dụng.
Cũng có thể bật thiết bị với những giá trị khởi tạo ban đầu, Bật công tắc nguồn trong khi
ấn phím ENTER .
Bước 5:
Bây giờ có thể thực hiện phép đo với thiết bị này.

20
4.1.2 Self-check: (tự động kiểm tra)
Khi thiết bị được bật lên, màn hình self-check được hiển thị và một quá trình tự kiểm tra
bắt đầu.
Nếu quá trình tự kiểm tra được thực hiện thành công, màn hình thông báo self-check
được hiển thị trong vòng 01 giây. Màn hình đo lường sau đó được hiển thị và quá trình đo
bắt đầu theo các tham số được thiết lập trước đó.
Nếu quá trình self-check đơn giản tìm ra một lỗi nào đó của thiết bị, FAIL được hiển thị
cho điểm lỗi đó và sau đó thiết bị dừng hoạt động.
Chúng ta có thể tiến hành thực hiện một phép tự kiểm tra chi tiết bằng cách bật công tắc
nguồn ở panel mặt trước trong khi ấn phím Return to Meas. Màn hình trong quá trình tự
kiểm tra chi tiết sẽ giống với màn hình trong quá trình kiểm tra đơn giản.
Nếu quá trình self-check tìm ra một lỗi nào đó bên trong thiết bị, thông báo “FAIL” được
hiển thị cho điểm lỗi đó và thiết bị sẽ ngưng hoạt động.

21
4.2 Các mô tả màn hình hiển thị:
Thiết bị có ba màn hinh chính: một màn hình hiển thị đo lường, một màn hình thiết lập
thông số và một màn hình hệ thống. Màn hình hiển thi đo lường bao gồm hai màn hình:
một màn hình đo lường thông thường và một màn hình hiển thị tạm thời. Màn hình thiết
lập bao gồm một màn hình menu và một màn hình giám sát cụm (burst).
4.2.1 Màn hình hiển thị đo lường:
Khi quá bật nguồn và self-check hoàn thành xong theo cách thông thường, thiết bị sẽ
chuyển về trạng thái đo và màn hình đo lường được hiển thị. Thiết bị này có hai kiểu màn
màn đo: màn hình đo thông thường và màn hình template.
Màn hình đo thông thường:

Màn hình hiển thị Chức năng

Phần hiển thị chính Hiển thị các kết quả đo đếm tần số

Hiển thị đơn vị: Hiển thị các đơn vị cho một tập 3 số đơn vị đếm tần trên màn
hình hiển thị chính

Hiển thị phụ: Hiển thị nội dung thay đổi, tùy thuộc vào chức năng gì đang
dùng như kết quả xử lý thống kê, giá trị lệch tần số, độ rộng
xung trong quá trình đo burst, và chu kỳ lặp.

Hiển thị trạng thái: Hiển thị trạng thái đo lường.

Bảng hiển thị trạng thái đo:

Hiển thị Mô tả

Gate  
Khi “ ” được hiển thị cạnh chữ Gate, tần số của tín hiệu đầu vào


đang được đo đếm. Phép đo kết thúc thì “ ” cũng không còn
hiển thị nữa.

UNCAL Được hiển thị khi đặc tính kỹ thuật của thiết bị không thể được

22
đảm bảo vì tín hiệu đầu vào duy trì mức biên độ yêu cầu để đạt
tới độ phân giải cần thiết không được cung cấp liên tục.
Uncal cũng hiển thị việc đo lường không thực hiện được.

Hiển thị mức đầu vào và thiết lập mức biên đọ của thiết bị

Phần hiển thị mức bao gồm hiển thị đầu vào cho thấy tín hiệu đưa vào như thế nào và
mức hiển thị công suất là bao nhiêu.
Các hạng mục trong màn hiển thị đầu vào:

Mục hiển thị Mô tả

Auto Biểu thị là Input1 được lựa chọn và chế độ thu nhận mức được
đặt ở trạng thái Auto, hoặc Input2 được lựa chọn và trở kháng
được đặt ở mức 50 Ohm.

L0 đến L7 Biểu thị là giá trị phân biệt mức biên độ được thiết lập từ một
(L0) đến L7 khi Input1 được chọn và chế độ thu nhận mức được
thiết lập là Manual

ATTon Biểu thị là mức suy hao 20 dB được đặt ở chế độ ON khi Input2
được dùng và trở kháng đầu vào đặt ở giá trị 1 MOhms

No Display Biểu thị là Input2 được chọn dùng và trở kháng đầu vào được đặt
ở mức 1 MOhm

Bảng - Chỉ thị về mức tín hiệu đo

Mục hiển thị Mô tả

Chỉ thị là mức tín hiệu đầu vào quá cao. Phép đo không thể
thực hiện được bình thường cho đến khi mức đầu vào được
giảm xuống.

Chỉ thị là mức tín hiệu đầu vào phù hợp

Chỉ thị là mức tín hiệu đầu vào có thể đo được.

23
Chỉ thị là mức tín hiệu đầu vào quá thấp
Phép đo có thể không thực hiện được cho đến khi mức tín
hiệu đầu vào được tăng lên.

Màn hình template:


Màn hình tạm thời biểu thị quan sát được khi nào các kết quả đo tần số rơi trong khoảng
thiết lập. Màn hình này cho phép thực hiện một quyết định trong quá trình điều chỉnh mà
không tính toán giá trị tần số.

Mục Phần hiển thị Mô tả

(1) Hiển thị tần số Hiển thị giá trị tần số đo được

(2) Bộ chỉ thị vị trí tần số Hiển thị vị trí của tần số đo được nằm trong dải
tần số thiết lập trước đó với giới hạn tần số
ngưỡng trên và tần số ngưỡng dưới. Nếu tần số
đo được vượt quá dải hiển thị trên màn LCD, bộ
chỉ thị vị trí tần số bị giữ ở góc dưới phía bên
phải.

(3) Vị trí giới hạn tần số dải Hiển thị giới hạn tần số dải dưới trên màn LCD
dưới

(4) Giới hạn tần số dưới Hiển thị giá trị giới hạn tần số biên dưới

(5) Vị trí giới hạn tần số biên Hiienr thị giới hạn tần số biên trên trên màn
trên LCD

(6) Giới hạn tần số biên trên Hiển thị giá trị giới hạn tần số biên trên

(7) Vị trí tần số trung tâm Hiển thị giá trị tần số trung tâm

24
(8) Kết quả đánh giá Kết quả đo được đánh giá xem giá trị đo có nằm
trong dải tần số thiết lập hay không.
Nếu trong dải đo” hiển thị “Go”
Nếu vượt ngoài dải đo: hiển thị “No-Go”

(9) Bộ chỉ thị chiều dịch Khi giá trị tần số đo được vượt ngoài dải hiển
chuyển thị của màn LCD, giá trị tần số được so sánh
với giá trị đo được trước đó để phát hiện ra tần
số đang tăng hay đang giảm và hướng thay đổi
được hiển thị tại đây.

Bộ chỉ thị Mô tả

Biểu thị là giá trị tần số đo được đang dịch chuyển về bên trái
(hướng tần số giảm)

Biểu thị giá trị tần số đo được đang dịch chuyển về bên phải
(hướng tần số tăng)

Biểu thị giá trị trị tần số đo được là không đổi.

4.2.2 Màn hình thiết lập thông số:


Khi một phím trực tiếp được ấn khi thiết bị đang ở trong chế độ đo lường, thiết bị sẽ
chuyển sang chế độ trạng thái thiết lập thông số. Có 2 kiểu màn hình thiết lập.
(1) Màn hình Menu:
Màn hình menu hiển thị một danh sách các mục menu tương ứng với phím trực tiếp được
nhấn. sử dụng các phím <, > để lựa chọn tham số và thiết lập giá trị, nhập liệu số.

(1) Tần số Hiển thị kết quả đo tần số

(2) Setting display Hiển thị số đếm, chẳng hạn như tần số. Vùng này cũng
được sử dụng như một vùng hiển thị tương ứng, với số liệu
được nhập từ bàn phím

(3) Menu Menu này hiển thị đến 4 lựa chọn chức năng đồng thời.

25
Chuyển đổi giữa các Menu: dùng các phím dịch chuyển <, > để thay đổi
Nhập thông số: bằng các phím số trên bàn phím
Xác nhận thông số nhập liệu hoặc thay đổi: nhấn phím Enter.

(2) Màn hình giám sát Burst (Burst Monitor)


Giá trị trễ trigger (trigger delay) và khoảng thời gian mở cổng (gate width) có thể được

thiết lập trên màn hình. Ấn các phím hoặc để hiển thị màn hình giám sát
burst. Giá trị có thể được thiết lập trong khi giám sát nguồn tín hiệu.
Các thông tin hiển thị:

(1) Tần số sóng mang Hiển thị tần số sóng mang đo được qua cổng
đo đã chọn.

(2) Con trỏ trễ trigger Cho thấy vị trí của trễ trigger. Con trỏ dịch
chuyển sang trái hoặc sang phải tùy thuộc
vào giá trị trễ trigger.

(3) Tín hiệu đo nội Hiển thị tín hiệu burst đo được

(4) Trễ trigger Hiển thị trễ trigger

(5) Gate Hiển thị giá trị khoảng mở cổng bằng một
đường vạch đậm.

(6) Con trỏ độ rộng cổng Biểu thị độ rộng cổng mở.

(7) Độ rộng cổng Hiển thị độ rộng cổng.

Sử dụng các phím con trỏ, phím mũi tên <, > và các phím số để thiết lập.
4.2.3 Màn hình hệ thống:
Màn hình hệ thống hiển thị kết quả tự động kiểm tra của máy (self-check). Màn hình hệ
thống kết quả self-check chi tiết được hiển thị sau khi phím SYS được nhấn và [Config]
và [System] được lựa chọn từ menu.

26
4.3 Các tham số thiết lập
Phần này mô tả các tham số và các phương pháp thiết lập chúng. Khi việc thiết lập các
tham số được thay đổi bằng việc dùng các phím panel, phép đo tần số hoặc quá trình
thống kế được khởi động lại và một phép đo mới được thực hiện.
4.3.1 Thay đổi đầu vào:
Connector và trở kháng đầu vào đối với tín hiệu được đo có thể lựa chọn được, và thiết
lập mức suy hao đầu vào có thể được cấu hình trong màn hình như sau. Màn hình này
hiển thị sau khi ấn phím Input.

(1) Menu F1: chọn kênh đầu vào.


Lựa chọn connector cho đầu vào tín hiệu với tần số cần đo.
Input1: 600 MHz đến 20 GHz (MF2412C)
Input2: 10Hz đến 1 GHz
(2) Menu F2: Impd2
Lựa chọn trở kháng đầu vào cho Input2. Trở kháng có thể chuyển đổi từ 50 Ohm sang 1
MOhm cho Input2, trong khi trở kháng đầu vào Input1 là cố định 50 Ohm.
50 Ohm: 1MHz đến 1 GHz
1 MOhm: 10 Hz đến 10MHz
(3) Menu F3: ATT2
Đưa (on) hay không đưa (off) mức suy hao chèn thêm 20dB trong hệ thống Input2 1-
MOhm.

27
4.3.2 Tốc độ lấy mẫu
Tốc độ lấy mẫu được xem tới một thời gian ngừng đo tính từ thời điểm kết thúc một phép
đo đến khi bắt đầu một phép đo tiếp theo. Có thể thiết lập từ 1ms đến 10 giây.
Thay đổi tốc độ lấy mẫu bằng cách dùng các phím mũi tên lên, xuống. Ấn phím mũi tên
Λ để đặt thời gian dài, ấn phím mũi tên V để đặt thời gian ngắn.
Lưu ý:
- Nếu phép đo thu nhận tần số tự động được thiết lập cho Input1, tốc độ lấy mẫu nhỏ nhất
là 10ms.
- Nếu chế độ thu nhận tần số là Auto trong chế độ đo burst, thời gian ngừng sẽ dài hơn
tốc độ lấy mẫu thiết lập, tùy thuộc vào độ rộng xung và chu kỳ của tín hiệu điều chế
xung.
4.3.3 Độ phân giải tần số:
Số lượng của các số hiển thị kết quả đo tần số có thể thiết lập bằng các phím < và >. Dải
thiết lập tần số thay đổi tùy thuộc vào độ sai lệch giữa kênh đầu và trở kháng đầu vào
được chọn trước đó, và độ phân giải đo có thể thiết lập cũng thay đổi tương ứng.
Bảng hiển thị tần số và độ phân giải: (xem trang sau)
Connector đầu vào: Input1 (50 Ohm)

28
Khi đo tần số sóng mang của một tín hiệu cụm (burst), độ rộng xung của tín hiệu cụm xác
định độ phân giải tần số lớn nhất có thể đo được. Khi độ phân giải tần số thiết lập cao
hơn độ phân giải tần số lớn nhất có thể đo được, biểu tượng UNCAL được xuất hiện trên
màn hình và sau đo pháp đo tần số được thực hiện tại độ phân giải tần số lớn nhất có thể.
Ví dụ: khi đô phân giải tần số đặt là 1 kHz và kết quả đo được chỉ có thể đạt được độ
phân giải đến 10kHz, màn hình hiển thị như sau:

4.3.4 Chế độ đo:


Để chọn đo các sóng burst (cụm) hoặc sóng liên tục (CW) hay không, nhấn phím Meas
Mode. Để đo sóng cụm, nhấn phím Meas Mode, khi đó đèn LED Burst bật sáng. Để đo
sóng liên tục (CW), nhấn phím Meas Mode, khi đó đèn LED Burst tắt.
Trong phép đo sóng cụm, tần số sóng mang, độ rộng xung, và chu kỳ lặp xung có thể đo
được.

29
Connector Input2 không thể dùng để đo sóng cụm được. Phải lưu ý là luôn lựa chọn phép
đo sóng liên tục khi dùng Input2.
4.3.5 Thu nhận mức biên độ:
Thu nhận mức biên độ chỉ có thể thực hiện với cổng Input1. Để thiết lập giá trị biên độ
tối ưu (mức thu nhận) tùy theo tín hiệu đầu vào, người dùng có thể chọn trong chế độ
Auto hoặc Manual. Khi chọn chế độ Manual cho thu nhận mức, thiết lập giá trị biên độ
đánh giá do người dùng đặt từ mức suy hao lớn nhất 0 (L0, suy hao 42 dB) đến mức suy
hao nhỏ nhất 7 (L7, mức suy hao 0 dB) theo các bước giảm 6dB.
Ấn phím Level để hiển thị màn hình thiết lập thu nhận mức như hình dưới đây. Giá trị
đánh giá biên độ nhân công có thể được thiết lập, bằng cách dùng các phím mũi tên lên,
xuống.

4.3.6 Thu nhận tần số:


Thu nhận tần số chỉ có thể thực hiện được với cổng Input1. Có thể thiết lập việc thu nhận
giá trị tần số trong các chế độ Auto hoặc Manual. Nếu chọn chế độ Manual cho việc nhu
nhận tần số, người dùng có thể thiết lập giá trị tần số theo các bước 1 MHz.
Dải tần số có thể thiết lập: MF2412C: 600 MHz đến 20 GHz
Ấn phím Freq để hiển thị màng hình thiết lập thu nhận tần số, thiết lập các thông số cần
thiết.
Menu Mode:
- Chọn Auto: tần số đầu vào được tự động thu nhận và đo lường
- Chọn Manual: tần số thu được bằng việc bổ xung thêm dung sai đầu vào đối với
giá trị tần số được đo.
Menu Last Measure:
Thiết lập kết quả đo tần số giống như giá trị tần số thiết lập nhân công
Menu Set Fre:
Lựa chọn menu này để thiết lập giá trị tần số nhân công
Chọn [Set Freq] và ấn phím Enter. Menu Manual Freq được kích hoạt và giá trị tần số
nhân công có thể được nhập vào từ bàn phím số.
Ấn các phím Enter, <, > hoặc Return to Meas để thoát khỏi chế độ nhập số giá trị số.
Menu Count:
Thiết lập phương pháp đếm là Fast (nhanh) hoặc Normal (bình thường)

30
Khi Fast được chọn, ấn phím Enter. Khi đó, thiết bị thực hiện đếm tần bằng phương thức
nghịch đảo.
Khi Normal được chọn, thiết bị thực hiện đếm tần theo phương thức đếm trực tiếp. Tuy
nhiên, nếu Meas Mode được thiết lập là Burst, thiết bị đếm theo phương thức Fast ngay
cả khi thiết lập Mode là Normal.
4.3.7 Chế độ đo Burst
Chế độ đo Burst chỉ có thể thực hiện khi Meas Mode đặt là Burst. Lựa chọn tần số sóng
mang, độ rộng burst, hoăc chu kỳ lặp burst cho mục tiêu đo lường burst. Ngoài ra, thiết
lập để thực hiện phép đo độ rộng burst và đo chu kỳ burst (phân cực dương) với Burst
On (phân cực dương) hoặc Burst Off (phân cực âm) và thiết lập sóng burst để đo tương
ứng với độ rộng burst.
Bảng minh họa dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa burst đo và phân cực đo burst.

Ấn phím Burst để hiển thị màn hình chế độ đo burst. Để thiết lập các thông số:
Menu F1: Mode
Dùng để thiết lập để một trong những thông số: tần số sóng mang, độ rộng burst hoặc chu
kỳ lặp burst. Ấn phím Enter để vào menu, lựa chọn các phép đo sử dụng các phím mũi
tên, sau đấy nhấn phím Enter để xác nhận.
Màn hình chế độ đo burst được hiển thị như bên dưới.

Menu: Polarity (phân cực)


Thiết lập phân cực cho đo lường burst.

31
Khi thiết lập phân cực dương, ấn phím Enter với menu Polarity để thay đổi phân cực là
dương hay âm. Khi Polarity là dương, ấn phím Enter với Menu Polarity để chuyển phân
cực dương thành âm và ngược lại.
Menu: Width (độ rộng)
Lựa chọn Wide hoặc Narrow tùy theo độ rộng của sóng burst được ít.
Bảng thông số dưới đây cho thấy độ rộng burst đo được với các dung sai đầu vào đối với
mỗi thiết lập.

Thiết lập Narrow chỉ có hiệu lực khi giá trị tần số nhập nhân công bằng hoặc lớn hơn
1GHz. Nếu giá trị tần số nhân công nhỏ hơn 1GHz, phép đo sẽ được thực hiện ở chế độ
Wide.
4.3.8 Chức năng cổng (gating)
Chức năng cổng đo một tần số trong một khoảng thời điểm giữa của tín hiệu đo được đưa
vào máy đo. Dựa vào tín hiệu trigger, nó quy định khoảng thời gian cho phép đo tần số
tùy theo các tham số thiết lập cụ thể như trễ trigger, độ rộng cổng và điểm cuối cổng.
Lưu ý là tín hiệu cần đo tại mức biên độ quy định phải có trong khoảng thời gian đo.
Chức năng này cho phép đo tần số tại một vị trí cụ thể của một tín hiệu burst.
Độ rộng trễ trigger và độ rộng cổng có thể được thiết lập trong khi kiểm tra tín hiệu burst
ở trạng thái bật/ tắt hiển thị trên màn hình.
Khoảng trễ trigger có thể được đặt từ 0 ns đến 100 ms. Mối quan hệ giữa độ trế trigger và
độ phân giải thiết lập như bảng mô tả dưới đây.

32
Độ rộng cổng có thể thiết lập từ 100 ns đến 100ms.
Ấn phím TD để hiển thị màn hình giám sát burst đối với thiết lập trễ trigger. Giá trị trễ
trigger có thể thiết lập bằng các phím mũi tên , và V. Ấn phím  để tăng giá trị trễ
trigger, ấn phím V để giảm giá trị trễ trigger.
Để nhập một giá trị số bằng bàn phím, nhấp phím Enter tại thời điểm này. “trig Delay”
được bật sáng, và một giá trị số có thể nhập vào. Sau khi nhập vào một giá trị, ấn phím
Enter để hiển thị Trig Delay.
Sử dụng phím <, > hiển thị Gate Width (gạch chân), cho phép thiết lập độ rộng cổng.
Ấn phím GW, hiển thị màn hình giám sát burst để thiết lập độ rộng cổng. Sử dụng các
phím mũi tên Lên, Xuống để thiết lập độ rộng cổng. Ấn phím mũi tên Lên để tăng độ
rộng cổng, ấn phím mũi tên Xuống để giảm độ rộng cổng.
Chuyển đổi chế độ giá trị đầu vào số học dùng các phím <, > tương tự như như thiết lập
trễ trigger.
4.3.9 Trigger và Gate End
Chức năng này lựa chọn tín hiệu trigger, xác định bởi thời điểm bắt đầu đo tần số, lựa
chọn phân cực trigger và thiết lập giá trị cuối cổng (gate end)
Ấn phím Trig để hiển thị màn hình thiết lập trigger.
Menu Mode:
Sử dụng phím con trỏ, phím Enter để lựa chọn Trigger từ internal trigger (Int), external
trigger (Ext), và Line trigger (Line).
Menu: Slope:
Thiết lập phân cực (sườn tăng/sườn giảm) để đo tín hiệu trigger ngoài và line trigger.

33
Menu Gate End:
Thiết lập khi nào sử dụng độ rộng cổng để kết thúc phép đo tần số sóng mang.
Khi Gate End được đặt là On, tần số sóng mang được đo bằng cổng trong độ rộng đã
được thiết lập. Khi Gate End được đặt là Off, tần số sóng mang được đo với cổng nằm
trong độ rộng thiết lập cho đến khi sóng burst chuyển thành “Off”.
4.3.10 Offset
Chức năng này sử dụng giá trị tần số lệch được đặt trước, thực hiện các tính toán sau để
đo tần số và hiển thi kết quả.
+Offset: Bù thêm giá trị lệch vào giá trị tần số đo được
-Offset: Trừ đi giá trị lệch với giá trị tần số đo được.
ppm: đạt được độ sai số từ giá trị tần số đo được và giá trị hiển thị theo đơn vị
phần một triệu.
Ấn phím OFs để hiển thị màn hình thiết lập tham số offset như hình dưới đây. Sử dụng
các phím con trỏ <, > và Enter để thay đổi Menu và thay đổi thiết lập.

4.3.11 Xử lý thống kê:


Chức năng này tín toán các giá trị chính, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất từ kết quả đo tần
số, và sau đó hiển thị các giá trị tính toán. Để tính toán các giá trị trên hoặc thực hiện các
phép tính khác, người dùng có thể thực hiện trong màn hình thiết lập chế độ xử lý thống
kê.
Quá trình thống kê yêu cầu thu thập rất nhiều dữ liệu cần để tính toán.
Ấn phím Stat để hiển thị màn hình thiết lập tham số xử lý thống kê. Thiết lập các tham số
cần thiết theo hướng dẫn.

4.3.12 Chức năng template:


Chức năng này hiển thị tần số của tín hiệu đang được đo, kiểm tra xem liệu tần số được
đo có nằm trong dải giới hạn trên và giới hạn dưới của tần số, và hiển thị kết quả đánh giá
là Go/No-Go. Kết quả đánh giá có thể được đưa ra đầu ra từ Aux terminal trong mức
TTL. Ngoài ra, bộ chỉ thị có thể được hiện thị như hình minh họa bên dưới.

34
Ấn phím Temp để hiển thị màn hình hiển thị kết quả đánh giá.
Ấn phím Return to Meas trong khi chức năng template đang hoạt động để hiển thị kết
quả như hình bên dưới.

a) Menu Template:
Kích hoạt (On) hoặt tắt (Off) chức năng này.
b) Menu Upper Limit
Dùng menu này để thiết lập giới hạn tần số trên bằng cách sử dụng các phím số từ panel
mặt trước.
c) Menu Lower Limit
Dùng menu này để thiết lập giới hạn tần số dưới bằng cách sử dụng các phím số từ panel
mặt trước của thiết bị.
d) Menu Indicate
Dùng để hiển thị (on) hoặc ẩn (hide) hiển thị bộ hiển thị chiều dịch chuyển khi giá trị tần
số đo được bị chạy ra ngoài dải hiển thị của màn LCD. Thiết lập On để hiển thị bộ chỉ thị.
4.3.13 Hold (giữ trạng thái)
Chức năng này dừng hoạt động phép đo tần số và duy trì hiển thị của giá trị đo cuối cùng.
Ấn phím Hold, đèn LED sẽ bật sáng, báo hiệu là thiết bị đang ở trạng thái giữ. Khi ấn
phím Restart hoặc các tham số được đặt từ các phím panel ở thời điểm này, phép đo được
thực hiện một lần và sau đó thiết bị sẽ trở về trạng thái Hold lần nữa. Ngoài ra, khi quá
trình thống kê hoạt động, kết quả của quá trình thống kê đầu tiên được tín toán và sau đó
thiết bị trở về trạng thái giữ.
Nếu phím Hold được ấn ở trạng thái giữ, đèn LED tắt và thiết bị quay về trạng thái đo
bình thường.

35
4.3.14 Restart (khởi động lại)
Ấn phím Restart để khởi động lại phép đo tần số từ đầu. Khi phím Restart được nhấn ở
trạng thái giữ (hold), phép đo hoặc quá trình thống kê được thực hiện ngay lập tức và sau
đó thiết bị trở lại trạng thái giữ.
4.3.15 Thông số hệ thống:
Chức năng này thực hiện rất nhiều tác vụ như lưu kết quả, gọi ra tham số, lựa chọn tín
hiệu tham chiếu, lựa chọn tín hiệu cho đầu ra AUX output, thiết lập cổng GPIB và kiểm
tra kết quả self-check.
10 tham số từ 0 đến 9 có thể lưu được.
Các tín hiệu tham chiếu ngoài có thể đưa vào là 1MHz, 2 MHz, 5 MHz và 10 MHz.
Ấn phím Sys để hiển thị màn hình hiển thị hệ thống như sau:

a) Menu Recall
Thiết lập các tham số đã lưu vào thiết bị. Lựa chọn menu, dùng các phím <, > và sau đó
nhấn phím Enter để hiển thị màn hình lựa chọn số gọi ra. Ở màn hình này, số các tham
số được lưu sẽ sáng lên. Sử dụng bàn phím số để nhập số đã được gọi ra, sau đo nhấn
phím Enter để thiết lập các tham số đã lưu tương ứng cho thiết bị.
b) Menu Save
Lưu các tham số đã được thực hiện.
Lựa chọn menu này bằng các phím <, > và sau đó nhấn phím Enter để hiển thị màn hình
lựa chọn số lưu. Những tham số nào đã được lưu thì được kích sáng. Sử dụng bàn phím
số để nhập vào số cần lưu, sau đó nhấn phím Enter để lưu các tham số đã được thao tác.

c) Menu GPIB
Lựa chọn menu này bằng các phím mũi tên <, >, và sau đó nhấn phím Enter để hiển thị
màn hình thiết lập GPIB.
Khi ấn phím Enter vào lúc này, địa chỉ được kích hoạt, và một địa chỉ GPIB có thể được
nhập vào từ bàn phím số.
Địa chỉ GPIB có thể được thiết lập từ 0 đến 30.

36
d) Menu Config
Lựa chọn menu này bằng các phím <, > và ấn phím Enter để hiển thị màn hình thiết lập
cấu hình (Config).

- Menu Fre Ref: Lựa chọn tín hiệu tham chiếu được thay đổi bằng phím Enter
[Int]: chỉ có tín hiệu tham chiếu trong được dùng cho máy đếm tần
[Auto]: tín hiệu tham chiếu được chuyển tự động thành tín hiệu tham chiếu ngoài nếu
tín hiệu tham chiếu được đưa vào đầu vào mở rộng
- Menu Aux
Dùng để lựa chọn một nguồn tín hiệu cho đầu ra của connector AUX. Dùng các phím
mũi tên <, > và ấn phím Enter để hiển thị màn hình lựa chọn tín hiệu AUX. Lựa chọn
Off, Go, End, Lvl, Gate, Rest hoặc Acq bằng các phím <, > và nhấn phím Enter để
xác nhận việc chọn.
- Menu Display
Thiết lập độ sáng tối của màn hình LCD.
Lựa chọn menu này bằng các phím <, > và ấn phím Enter để hiển thi màn hình thay
đổi độ sáng tối.

- Menu System
Lựa chọn menu này sử dụng các phím <, > và nhấn phím Enter để hiển thị kết quả Self-
check đã được thực hiện tại lúc bật nguồn, với định dạng như hình minh họa bên dưới.

37
4.3.16 Chức năng lưu trữ dữ liệu:
Chức năng này chỉ có hiệu lực khi thiết bị được điều khiển qua giao diện GPIB.
Khi lệnh khởi tạo lưu trữ dữ liệu được thực hiện, 100 dữ liệu đo tần số được lưu vào bộ
nhớ trong. Khi mẩu dữ liệu thứ 101 được lưu, dữ liệu đầu tiên sẽ không có giá trị hiệu
lực.

4.4 Các phép đo tần số:


4.4.1 Phép đo tần số sóng mang thực hiện qua cổng Input1.
(Phép đo thực hiện với thu nhập tần số = Auto, thu nhận mức = Auto)
Dải tần số có thể được đo qua Input1: 600MHz đến 20 GHz
(1) Kết nối tín hiệu vào: Kết nối tín hiệu cần đo vào cổng Input1 trên panel đằng
trước.
Chú ý: không đưa tín hiệu có mức biên độ +10dBm hoặc cao hơn vào Input1.
(2) Thiết lập:
- Ấn phím Preset để khởi tạo lại thiết bị
Input1, đo CW, thu nhập tần số tự động, và thu nhận mức tự động được thiết lập
bằng phím Preset
- Thiết lập độ phân giải tần số bằng các phím mũi tên <, >
- Thiết lập tốc độ lấy mẫu bằng các phím  và V.
4.4.2 Phép đo tần số tần số sóng mang qua Input1
(Phép đo thực hiện với thu nhập tần số = Manual, thu nhận mức = Auto)
Khi tần số của tín hiệu đầu vào được đo, phép đo thu nhận tần số nhân công có thể thực
hiện được bằng việc thiết lập chế độ thu nhận tần số về chế độ Manual và thiết lập một
giá trị tần số nhân công.
Các bước thực hiện:
1- Kết nối tín hiệu đầu vào:
Kết nối tín hiệu cần đo vào Input1 trên panel mặt trước.
2- Thiết lập tham số
a) Ấn phím Preset để khởi tạo lại thiết bị
b) Thiết lập chế độ thu nhận tần số thành Manual: Ấn phím Freq để hiển thị màn
hình thiết lập thu nhận tần số, lựa chọn Menu F1 (Mode) bằng cách dùng các
phím <, > và nhấn phím Enter để thiết lập chế độ thành Manual.
c) Thiết lập giá trị tần số bằng tay: Lựa chọn menu Set Freq, sau đó nhấn phím
Enter. Manual Freq được bật sáng, và một tần số thiết lập bằng tay có thể thực
hiện được.

38
Thiết bị này đo giá trị tần số thiết lập bằng tay nằm trong dung sai đầu vào. Nếu
tín hiệu được đo không nằm trong khoảng dung sai đầu vào, nó không thực hiện
chuẩn xác được.
Trong dải tần số từ 600 MHz đến 1GHz, giá trị tần số thiết lập nhân công 30
MHz có giá trị đối với tín hiệu đo.
Trong dải tần số từ 1GHz trở lên, giá trị tần số nhân công là  40 MHz.
d) Ấn phím Return to Meas để hiển thị màn hình đo thông thường
e) Thiết lập độ phân giải tần số bằng các phím mũi tên <, >
f) Thiết lập tỷ số lấy mẫu bằng các phím mũi tên lên, xuống.
4.4.3 Đo tần số CW qua Input1
(Phép đo với thu nhận tần số = Auto, thu nhận mức = Manual)
Phép đo thu nhận mức nhân công có thể thực hiện được bằng cách thiết lập chế độ thu
nhận mức là Manual.
Khi thực hiện phép đo CW với chế độ nhu nhận tần số là Manual, và mức chế đô thu
nhận mức là Manul, tham khảo phần 4.4.2 và làm theo các bước sau đây.
1) Kết nối tín hiệu cần đo vào Input1
2) Thiết lập chế độ và tham số:
a) Ấn phím Preset thể khởi tạo lại thiết bị.
b) Thiết lập chế độ thu nhận mức là Manual: Ấn phím Level để hiển thị màn hình
thiết lập thu nhận mức, lựa chọn menu Mode là Manual, ấn phím Enter để xác
nhận.
c) Chọn giá trị sai khác biên độ nhân công bằng các phím mũi tên , V
d) Ấn phím Return to Meas để hiển thị màn hình đo thông thường. Nếu mức hiển
thị lên là không tối ưu, ấn phím Level và lựa chọn giá trị sai lệch biên độ nhân
công một lần nữa đển mức tối ưu được hiển thị.
e) Thiết lập độ phân giải tần số bằn các phím mũi tên <, >.
4.4.4 Phép đo sóng cụm (burst) qua Input1.
(Phép đo với Frequency Acquisition = Auto, Level Acquisition = Auto)
Trong chế độ đo cụm, các thông số tần số sóng mang, độ rộng xung, chu kỳ lặp xung của
tín hiệu điều chế có thể đo được.
Quy trình thực hiện:
1) Kết nối tín hiệu cần đo vào Input1
2) Thiết lập:
a) Ấn phím Preset thể khởi tạo lại thiết bị.

39
b) Thiết lập chế độ đo burst: Ấn phím Meas Mode, kiểm tra đèn Burst LED
có bật sáng hay không.
c) Thiết lập độ phân giải tần số bằng các phím mũi tên
d) Thiết lập tỷ lệ lấy mẫu bằng các phím mũi tên , V.

Mối quan hệ giữa độ rộng xung và độ phân giải tần số tối đa.
4.4.5 Phép đo sóng cụm (Burst) qua giao diện Input1
(Phép đo với frequency acquisition = Manual, level Acquistion = Auto)
Trong chế độ đo cụm, có thể thực hiện đo các thông số như tần số sóng mang, độ rộng
xung, và chu kỳ lặp xung của các tín hiệu điều chế.
Quy trình thực hiện:
1) Kết nối tín hiệu cần đo vào Input1
2) Thiết lập
a) Ấn phím Preset thể khởi tạo lại thiết bị.
b) Thiết lập chế độ đo burst: Ấn phím Meas Mode, kiểm tra đèn
Burst LED có bật sáng hay không.
c) Thiết lập giá trị tần số nhân công. Lưu ý rằng dung sai đầu vào
khác nhau giữa phép đo sóng burst và phép đo sóng CW.
d) Thiết lập độ phân giải tần số và tỷ lệ lấy mẫu
4.4.6 Phép đo sóng cụm qua Input1
(Đo lường với frequency acquisition = Manual, level acquisition = Manual)
Quy trình cũng tương tự như mục 4.4.5.

40
4.4.7 Phép đo độ rộng sóng cụm và chu kỳ lặp xung qua Input1.
Khi sử dụng connector Input1 trong chế độ đo cụm, hoặc độ rộng xung hoặc chu kỳ lặp
xung được đo cùng với tần số sóng mang.

Quy trình thực hiện:


1) Kết nối tín hiệu cần đo vào connector Input1
2) Thiết lập:
a) Ấn phím Preset để khởi tạo lại thiết bị.
b) Thiết lập chế độ đo cụm. Ấn phím Meas Mode. Kiểm tra xem đèn Burst
Led có bật sáng hay chưa.
c) Lựa chọn chế độ thu nhận tần số. Sau qúa trình khởi tạo, thiết bị đặt ở chế
độ Auto.
d) Lựa chọn chế độ thu nhận mức.
e) Thiết lập độ rộng xung và chu kỳ lặp xung
Ấn phím Burst để hiển thị màn hình lựa chọn chế độ đo cụm. Lựa chọn menu Mode bằng
các phím mũi tên, ấn phím Enter để xác nhận lựa chọn. Lựa chọn một trong những chế
độ sau:
Freq: dùng để đo tần số
Width: dùng để đo độ rộng xung
Period: dùng để đo kỳ lặp xung.
f) Lựa chọn phép đo phân cực: dùng các phím mũi tên <, > để chuyển các
lựa chọn. Chọn phân cực dương hoặc phân cực âm, sau đó ấn phím Enter.
g) Lựa chọn độ rộng burst, Wide hoặc Narrow: lựa chọn menu Width, ấn
phím Enter để chọn giữa Wide hoặc Narrow. Hãy đặt là Narrow nếu độ

41
rộng xung burst là 1s hoặc nhỏ hơn. Nếu không, độ rộng xung có thể
không được đo chính xác.
h) Ấn phím Return to Meas để hiển thị màn hình đo.
i) Thiết lập độ phân giải tần số và tốc độ lấy mẫu.

4.4.8 Phép đo sóng burst qua Input1 sử dụng chức năng cổng.
Vị trí tại một điểm cụ thể nào đó cử một tín hiệu cụm có thể đo được bằng phương pháp
sử dụng chức năng cổng.

1) Kết nối tín hiệu đầu vào Input1.


2) Thiết lập
a) Ấn phím Preset để khởi tạo lại thiết bị
b) Thiết lập chế độ đo burst: ấn phím Meas Mode, kiểm tra xem đèn Burst LED bật
sáng hay không.
c) Thiết lập chế độ thu nhận tần số: sau khởi tạo lại, thiết bị ở chế độ Auto.
d) Lực chọn chế độ thu nhận mức. Xem thêm phần 4.4.3.

42
e) Thiết lập trễ trigger: Ấn phím TD để hiển thị màn hình giám sát burst dành cho
thiết lập trễ trigger. Khi Trigger Delay (gạch chân) được hiển thị trên phía trái bên
dưới của màn hình, ấn phím Enter. “trigger delay” được bật sáng, và giá trị số có
thể thay đổi bằng các phím mũi tên lên, xuống. Sau khi nhập 1 giá trị, ấn phím
Enter để hiển thị Trigger Delay (bỏ gạch chân) lần nữa.
f) Lựa chọn phân cực: lựa chọn menu Polarity để chọn phân cực âm hoặc dương.
Khi phân cực âm được chọn cho phép đo độ rộng xung, độ rộng xung trong
khoảng thời gian burst-off được đo. Khi phân cực âm được chọn cho phép đo chu
kỳ lặp xung, chu kỳ giữa các biên tăng được đo.
g) Thiết lập độ rộng cổng: ấn phím GW để hiển thị màn hình giám sát burst cho thiết
lập độ rộng cổng.
h) Ấn phím Return to Meas để hiển thị màn hình đo.
i) Thiết lập độ phân giải tần số bằng các phím <, >.
j) Thiết lập tốc độ lấy mẫu.

4.4.9 Phép đo tần số qua Input2 (10MHz đến 1GHz)


Để đo tần số từ 10MHz đến 1GHz, lựa chọn Input2 connector và trở kháng 50 Ohm.
1) Kết nối tín hiệu cần đo vào Input2 ở panel mặt trước máy. Lưu ý: không đưa tín
hiệu có mức 2Vrms (với trở kháng 50OHm)/10Vrms (với trở kháng 1MOhm)
hoặc cao hơn vào Input2.
2) Thiết lập.
a) Ấn phím Preset
b) Thiết lập kênh đầu vào cho Input2: Ấn phím Input để hiển thị màn hình chuyển
Input, và lựa chọn menu này bằng các phím <, >. Lúc này, Input1 hoặc Input2 chó
thể chuyển đổi được bằng cách ấn phím Enter, chọn Input2.
c) Ấn phím Return to Meas để hiển thị màn hình đo.
d) Lựa chọn độ phân giải tần số và tốc độ lấy mẫu bằng các phím mũi tên.

4.4.10 Phép đo tần số qua Input2 (10Hz đến 10MHz)


Để đo tần số từ 10Hz đến 10MHz, lựa chọn Input2 connector và trở kháng 1MOhm.
1) Kết nối tín hiệu cần đo vào Input2.
2) Thiết lập.
a) Ấn phím Preset
b) Chọn kênh vào cho Input2. Ấn phím Input để hiển thị màn hình chuyển Input, và
lựa chọn menu này bằng các phím <, >. Lúc này, Input1 hoặc Input2 có thể chuyển
đổi được bằng cách ấn phím Enter, chọn Input2.

43
c) Thiết lập trở kháng đầu vào là 1MOhm. Lựa chọn menu này bằng phím <, >. Chọn
1MOhm, ấn phím Enter.
d) Ấn phím Return to Meas để hiển thị màn hình đo.
f) Lựa chọn độ phân giải tần số và tốc độ lấy mẫu bằng các phím mũi tên.

PHẦN 5 CÁC NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ NGUYÊN LÝ


ĐO
5.1 Cấu hình máy đo:

5.2 Phép đo tần số


Tần số là số lần dao động trên mỗi đơn vị thời gian. Đếm trực tiếp – nguyên lý hoạt động
cơ bản nhất của phép đo tần số - mở một cổng giữa một đơn vị thời gian chính xác được
tạo bởi một mạch tạo tín hiệu chuẩn, cho tín hiệu truyền qua, đếm tín hiệu bằng một
mạch đếm và hiển thi kết quả.

44
5.2.1 Phương pháp đo cho hệ thống Input2 (50 Ohm)
Hệ thống 50 Ohm (đo tần số trong dải từ 10MHz đến 1GHz): tín hiệu đầu vào Input2 của
thiết bị được đo bằng phương pháp đếm trực tiếp.
Tín hiệu cần đo vào Input2 chạy qua mạch chuyển mạch trở kháng đầu vào 50 Ohm/1
MOhm và được đưa vào các mạch AMP và SCHMITT. Để tránh phép đếm sai do nhiễu,
biên độ AMP được điều khiển sao cho mức đầu vào của mạch SCHMITT duy trì mức tín
hiệu đầu vào không đổi.
Mạch SCHMITT chuyển dạng sóng của tín hiệu đã được khuếch đại thành một xung và
gửi nó tới mạch đếm.
Mạch đếm tần sử dụng bộ tạo tín hiệu chuẩn để tạo một tín hiệu tiêu chuẩn, mở cổng chỉ
kéo dài đến khi thời gian mở cổng của thời gian tín hiệu đếm (1 giây tại độ phân giải 1Hz
và 1ms tại độ phân giải 1 kHz) để đạt được độ phân giải cần thiết và sau đó đếm số xung.
Số xung này được gửi đến CPU để hiển thị nó như tần số đo được.
Xung đầu vào có độ sai số đếm 1 cho số các xung bởi vì tín hiệu không được đồng bộ
hoá với cổng. Sai số này là 1 số đếm. Như vậy, độ chính xác phép đo cuối cùng là:
Độ chính xác phép đo = 1 số đếm  độ chính xác cơ sở thời gian x tần số đo.

5.2.2 Phương pháp đo cho hệ thống Input2/1M


Tín hiệu đầu vào hệ thống 1M (tần số đo từ 10Hz đến 10MHz) đưa vào Input2 được đo
bằng phương pháp đảo.
Tín hiệu đo, đã được chuyển thành một dạng xung, được chia trong dải từ ½ đến 1/10 9
bằng mạch đếm. Tỷ lệ chia này được quyết định bởi việc tính toán giá trị tối ưu trên CPU
từ tính tương quan giữa độ phân giải tần số cần thiết và tần số.
Mạch đếm mở cổng cho số thời gian yêu cầu để chia tín hiệu đo bằng tỷ lệ phân chia, đo
thời gian cổng, và sau đó sử dụng CPU để tín tần số của tín hiệu đo từ thời gian cổng T
và tỷ lệ chia N.
Trong phương pháp đảo, giá trị sai số đếm sẽ thay đổi tuỳ theo mức nhiễu đưa vào tín
hiệu vào bởi vì thời gian cổng được quyết định bởi tín hiệu đầu vào. Chúng sẽ được thêm
vào như là lỗi trigger và được ghi nhận là lỗi phép đo.

45
Độ chính xác phép đo sẽ là:
Độ chính xác phép đo = 1 số đếm  độ chính xác cơ sở thời gian x tần số đo. lỗi
trigger.
5.2.3 Phương pháp đo cho Input1:
Khi đo tín hiệu đầu vào tại Input1 connector, tín hiệu trước hết được chuyển thành tín
hiệu IF sử dụng phương pháp chuyển đổi tạo phách giảm. Kết quả đếm hoặc sử dụng
phương pháp đếm trực tiếp (khi chế độ đếm là Normal) hoặc sử dụng phương pháp đảo
(khi chế độ đo là Fast) và sau đó được hiển thị.
Tín hiệu đo kết nối vào connector Input1 sẽ được trộn với hài bậc N trong bộ trộn hài để
đạt được tín hiệu IF.

Tín hiệu IF được khuếch đại bởi IF AMP, và được đếm ở mạch đếm.
nếu Fx là tần số của tín hiệu đo, F1 là tần số nội, và F2 là tần số của tín hiệu IF được
đếm, chúng ta có cách tính như sau:
Fx =NxF1  F2.
Khi chế độ đếm là Normal, lỗi phép đo giống như phương pháp đếm trực tiếp, và khi chế
độ đếm là Fast, lỗi phép đo giống phương pháp đảo.
5.3 Phép đo độ rộng cụm/ chu kỳ cụm
Tín hiệu đo đầu vào từ Input1 được nhận bởi mạch BURST DET để tạo ra một tín hiệu
xung. Tín hiệu xung này được xem như thời gian cổng, và số xung đồng hồ của đồng hồ
đếm nội được đếm.
Số các xung đồng hồ (clock) được dùng để đạt thời gian cổng bằng việc tính toán trên
CPU, và sau đó được hiển thị là độ rộng burst.
Ở chu kỳ burst, thời điểm từ lúc bắt đầu của một cụm đến thời điểm của lúc bắt đầu một
cụm tiếp theo được xem như thời gian cổng và hoạt động tương tự sẽ diễn ra.

46
Cổng được tạo ra bởi tín hiệu đo, và phương pháp đếm sử dụng mạch đếm cũng tương tự
như đối với phương pháp thuận nghịch. Lỗi phép đo cũng tương tự. Lưu ý rằng lỗi do thu
là được thêm mới cho phép đo độ rộng xung và chu kỳ xung. Sai số này sẽ là 20ns khi
sử dụng thiết bị này để đo một tín hiệu burst tại một tỷ lệ On/Off 40 dB và 0 cross.

47
Phần 6 BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN
Phần này mô tả cách bảo quản thiết bị và lưu cất, đóng gói và vận chuyển thiết bị.
6.1 Lau chùi thiết bị:
Phải đảm bảo tắt nguồn thiết bị và rút nguồn trước khi lau sạch thiết bị.
Để lau chùi sạch vỏ của thiết bị, làm như sau:
- Lau thiết bị với một miếng giẻ mềm và khô
- Khi thiết bị bẩn, có thể là bạn đã sử dụng thiết bị trong môi trường có nhiều bụi,
hoặc do thiết bị được lưu cất trong một thời gian dài, chúng ta phải sử dụng nước
làm sạch được pha loãng cho vào một miếng giẻ mềm và sử dụng miếng giẻ đó để
lau thiết bị. Ngay lập tức lau thiết bị kho với một miếng giẻ mềm và khô.
- Nếu bạn nhận thấy ốc hay các linh kiện khác bị lỏng, sử dụng dụng cụ thích hợp
để lắp chặt lại.
CHÚ Ý:
Chắc chắn là tắt nguồn thiết bị trước khi làm sạch.
Không sử dụng benzene, chất để pha loãng, rượu hay các chất hoá học mạnh khác để làm
sạch cabinet. Không tuân theo các chú ý này có thể làm hỏng hoặc làm mất màu thiết bị.
6.2 Các chú ý khi bảo quản:
6.2.1 Trước khi bảo quản:
- Làm sạch các bụi bẩn, dấu vân tay hoặc vết bẩn trên thiết bị
- Tránh lưu cất ở những nơi sau:
+ Những nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hoặc có nhiều bụi.
+ Những nơi có độ ẩm cao
+ Những nơi gần khí gây nổi hoặc những nơi mà thiết bị có thể bị oxi hoá
+ Những nơi có nhiệt độ và độ ẩm như sau:
Nhiệt độ:  700C, ≤-300C
Độ ẩm: 80%
6.2.2 Các điều kiện bảo quản:
Bên cạnh các điều kiện nói trên, phải quan sát các điều kiện môi trường sau đây khi lưu
cất thiết bị trong thời gian dài.
- Nhiệt độ: 0 tới 300C
- Độ ẩm: 40 tới 70%
- Những nơi có nhiệt độ và độ ẩm ít thay đổi hàng ngày

48
6.3 Đóng gói và vận chuyển
6.3.1 Đóng gói
Sử dụng các vật liệu đóng gói và hộp nguyên bản của hãng. Nếu không có, sử dụng các
vật liệu sau:
- Bọc thiết bị trong túi ni lông
- Lấy một hộp các tông hoặc hộp nhôm đủ lớn để chèn các vật liệu chống shock
- Chèn vào các cạnh của hộp những vật liệu chống shock để đảm bảo thiết bị không
bị dịch chuyển trong hộp.
- Để ngăn không cho hộp không bị mở nắp trong quá trình vận chuyển, dán kín hộp
bằng các loại băng dính hoặc đai nhựa.
6.3.2 Vận chuyển
Vận chuyển sao cho tránh va đập càng nhiều càng tốt và thực hiện đầy đủ các khuyến
nghị nêu trên.

49

You might also like