You are on page 1of 4

BÀI TẬP VỀ AMONIAC VÀ MUỐI AMONI

I. Lý thuyết cần nắm:


1. Amoniac (NH3)
- Phân tử NH3 có cấu tạo góc, gồm 3 liên kết N-H phân cực do đó phân tử NH 3 là một phân tử phân cực → NH3 tan
rất tốt trong nước. Mặt khác, trên nguyên tử N còn 1 cặp electron chưa liên kết gây ra tính bazơ của NH3.
- Tính chất hóa học:
a. Tính bazơ yếu: Dung dịch NH3 có tính bazơ yếu do: NH3 + HOH �� ��� +
�NH4 + OH
-

+ Dung dịch NH3, khí NH3 tác dụng được với các dung dịch axit: 2NH3+ H2SO4 → (NH4)2SO4
+ Kết tủa một số ion kim loại: FeCl3 + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3NH4Cl
b. Tạo phức với một số ion kim loại như: Cu2+, Zn2+, Ag+
Ví dụ: CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
Sau đó: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
Do đó khi cho dung dịch NH3 dư tác dụng với các dung dịch muối của Cu 2+, Zn2+, Ag+ thì không thu được các kết
tủa hiđroxit.
c. Tính khử (do N có số oxi hóa -3 thấp nhất)
to
4NH3 + 3O2 �� � 2N2 + 6H2O
o
4NH3 + O2 ��� t , xt:Pt
� 4NO + 6H2O
to
2NH3 + 3CuO �� � 3Cu + N2 + 3H2O
2 Muối amoni
a. Ion amoni có tính axit: NH4+ + H2O �� ��� � NH3 + H3O
+

b. Tác dụng với dung dịch kiềm


NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 + H2O
2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
c. Kém bền nhiệt
- Các muối amoni của gốc axit có tính oxi hóa mạnh: Thì sản phẩm nhiệt phân là N2 hoặc oxit của nitơ
to
NH4NO2 �� � N2 + 2H2O
- Các muối amoni của gốc axit không có tính oxi hóa: Thì sản phẩm là NH3 và axit tương ứng
to
NH4HCO3 �� � NH3 + CO2 + H2O
d. Tính khử (do N trong muối amoni có số oxi hóa -3)
to
2NH4Cl + 4CuO �� � 3Cu + CuCl2 + N2 + 4H2O (ứng dụng để làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn)
Lưu ý: Trong phân tử NH3 và ion NH4+, N có số oxi hóa là -3. Tuy nhiên, trong NH 3 thì N có cộng hóa trị là 3
còn trong NH4+ thì N có cộng hóa trị là 4.
3. Điều chế NH3
Trong CN: Tổng hợp từ N2 và H2 (lưu ý các biện pháp kỹ thuật để tăng hiệu suất phản ứng)
II. Bài tập
1. Bài tập định hướng
Bài 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn khi cho dung dịch NH 3 tác dụng
với các chất sau: HCl, H2SO4, FeCl2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Ag(NO3), ZnCl2
Bài 2: Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn khi cho dung dịch NaOH và
Ba(OH)2 tác dụng với các chất sau: NH4Cl, (NH4)2CO3, NH4HCO3, (NH4)2SO4, (NH4)3PO4
Bài 3: Dẫn một dòng khí NH3 dư qua dung dịch X chứa các ion: Cu2+, Fe2+, Al3+, Zn2+, Fe3+, NO3- thu được kết tủa
X và dung dịch Y. Lọc tách kết tủa X rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z.
Hỏi thành phần của Z gồm các chất nào?
Bài 4: Bằng phuong pháp hóa học hãy nhận biết các chất bột đựng trong các lọ mất nhãn: NH4Cl, (NH4)2SO4,
(NH4)2CO3, NH4NO3.
Bài 5: Chỉ dùng một hoá chất để nhận biết các dd : (NH4)2SO4, NH4NO3, FeSO4 và AlCl3. Nêu cách tiến hành?
Bài 6: Có 4 dd muối riêng biệt : CuCl 2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3 . Nếu thêm dd KOH dư rồi thêm tiếp dd NH 3 dư vào
4dd trên thì số chất kết tủa thu được là bao nhiêu?

Bài tập amoniac và muối amoni


Bài 7: Chọn 1 chất thích hợp để phân biệt các chất sau: NH 4Cl , (NH4)2SO4 , NaNO3 , FeCl2 , FeCl3 , Al(NO3)3.
Nêu cách tiến hành?
Bài 8: Lấy dd Cu(NO3)2 thổi từ từ khí NH3 vào dd, lúc đầu thấy tạo kết tủa xanh A 1, sau đó kết tủa tan hết tạo
thành dd A2 có màu xanh nước biển. Thêm khí HCl vào dd A2 thì lại thấy xuất hiện kết tủa xanh A3. Tiếp tục thổi
khí HCl vào kết tủa A3 lại thấy kết tủa tan tạo dd xanh lam A4. Xác định A1, A2, A3, A4. Viết PTHH xảy ra?
Bài 9: Cho 1 ít chất chỉ thị phenolphtalein vào dd NH3 loãng thu được dd A. Màu dd A thay đổi thế nào khi :
a. Đun nóng dd một hồi lâu b. Thêm 1 số mol HCl = số mol NH3 có trong dd A
Bài 10: Cho 2,24 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 16g CuO nung nóng thu được một chất rắn X.
a. Tính khối lượng CuO đã phản ứng? b. Tính thể tích dd HCl 2M đủ để tác dụng với X?
Bài 11: Lấy 2,24 lít N2 và 6,72 lít H2 cho vào bình kín (có xúc tác Fe), sau khi đun nóng để phản ứng xảy ra thì số
mol khí NH3 tạo thành là bao nhiêu? Cho hiệu suất phản ứng là 25%
Bài 12: Một bình kín chứa 2 mol N 2 và 8 mol H2 có áp suất là 400 atm. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng có
25% khí N2 tham gia phản ứng. Áp suất trong bình lúc đó là bao nhiêu?
Bài 13: Đun nóng NH3 trong bình kín (không có không khí) sau một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì thấy
áp suất trong bình tăng 1,5 lần. Tính % NH3 bị phân hủy?
Bài 14: Lấy V lít hỗn hợp khí gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:3) cho vào bình kín (có xúc tác Fe), áp suất trong bình là 1
atm. Sau khi đun nóng để phản ứng xảy ra, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình là 0,8 atm. Hiệu
suất phản ứng tổng hợp NH3 là?
Bài 15: Cho 1 mol N2 và H2 vào bình kín (tỉ lệ mol N2 : H2 = 1:3), có T1=15oC, áp suất P1 atm. Bật tia lửa điện để
phản ứng xảy ra, nhiệt độ lúc này là T2 = 663oC, áp suất P2 = 2,5P1. Tính hiệu suất phản ứng?
Bài 16: Trong một bình kín dung tích 56 lít chứa khí N 2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:4, ở 0 oC và 200 atm cùng một ít
chất xúc tác. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa nhiệt độ về 0oC thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp
suất ban đầu.
a.Tính hiệu suất phản ứng điều chế NH3.
b.Nếu lấy 1/2 lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lít dd NH3 25% (d = 0,907 g/ml)?
c. Nếu lấy 1/2 lượng NH 3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lít dd HNO 3 67% (d = 1,40 g/ml), biết hiệu
suất quá trình điều chế HNO3 là 80%.
Bài 17: Cho dung dịch A có chứa 0,15 mol AlCl3 và 0,15 mol FeCl2 tác dụng với dung dịch NH3 (dư), sau đó lọc
kết tủa rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Tính m?
Bài 18: Cho V mL dung dịch NH3 0,1 M tác dụng với 100 mL dung dịch CuCl 2 0,2M. Sau phản ứng thu được kết
tủa X, lọc tác X rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 1,2 gam chất rắn màu đen. Giả
thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V?
Bài 19: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp hai muối X và Y vào nước thu được dung dịch A chứa: 0,2 mol Cu 2+, x
mol Fe3+, 0,3 mol Cl-, y mol NO3-. Cho m gam dung dịch A tác dụng với dung dịch NH 3 dư thu được 10,7 gam kết
tủa. a. X và Y có thể là các muối nào? b. Tính giá trị của m?
Bài 20: Cho dung dịch chứa amoni nitrat tác dụng vừa đủ với dung dịch kiềm của kim loại hóa trị II thu được 4,48
lít khí ở đktc và dung dịch X chứa 26,1 gam muối.
2. Bài tập trắc nghiệm
Bài 21 (A-07): Có 4 dung dịch muối riêng biệt; CuCl 2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm
tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 22: Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3 x mol/l. Lọc lấy chất kết tủa và cho vào 100 ml
dung dịch NaOH 0,2M thì kết tủa vừa tan hết. Giá trị của x là
A. 1. B. 0,5. C. 0,25. D. 0,75.
Câu 23: Nung m gam hỗn hợp gồm NH 4HCO3 và (NH4)2CO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí
NH3 (đktc) và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 32,2. B. 46,3. C. 41,2. D. 35,5.
Bài tập amoniac và muối amoni
Câu 24: Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được m gam chất rắn X. Giá trị của
m là
A. 29,6. B. 28,0. C. 22,4. D. 24,2.
Câu 25: Cho 100 ml dung dịch X chứa Al(NO3)3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M tác dụng với dung dịch
NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,06. B. 1,56. C. 5,04. D. 2,54.
Câu 29: Hỗn hợp A gồm N 2 và H2 với tỉ lệ mol 1: 3. Tạo phản ứng giữa N 2 và H2 cho ra NH3 với hiệu suất H% thu
được hỗn hợp khí B. Tỉ khối của A so với B là 0,6. Giá trị của H là
A. 70. B. 75. C. 80. D. 85.
Bài 30: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có
bột Fe xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
A. 50%. B. 40%. C. 36%. D. 25%.
+
Bài 31: Khi so sánh NH3 với NH4 , phát biểu không đúng là:
A. Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
B. Trong NH3và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3.
C. NH3có tính bazơ, NH4+ có tính axit.
D. Trong NH3và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.
32. Phát biểu không đúng là
A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.
33. Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào
sau đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch NH3.
C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch H2SO4 loãng.
34. Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng
xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A. 14,12%. B. 87,63%. C. 12,37%. D. 85,88%.
35. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2.
36. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa xanh.
B. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng.
C. Dung dịch Na2CO3 làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
D. Trong các dung dịch: HCl, H2SO4, H2S có cùng nồng độ 0,01M, dung dịch H2S có pH lớn nhất.
37. Khi phun NH3 vào không khí bị nhiễm Cl2 có hiện tượng tạo ra “khói trắng”. Chất này có công thức hoá học là:
A. HCl B. N2 C. NH4Cl D. NH3.
38. Khí NH3 khi tiếp xúc làm hại đường hô hấp, làm ô nhiễm môi trường. Khi điều chế khí NH 3 trong phòng thí
nghiệm, có thể thu NH3 bằng cách nào trong các cách sau:
A. Thu bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình để ngửa.
B. Thu bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình để sấp.
C. Thu bằng phương pháp đẩy nước.
D. Cách nào cũng được.
39. Một lượng lớn ion amoni trong nước rác thải sinh ra khi vứt bỏ vào ao hồ được vi khuẩn oxi hoá thành nitrat và
quá trình đó làm giảm oxi hoà tan trong nước gây ngạt cho sinh vật sống dưới nước. Vì vậy người ta phải xử lí

Bài tập amoniac và muối amoni


nguồn gây ô nhiễm đó bằng cách chuyển ion amoni thành amoniac rồi chuyển tiếp thành nitơ không độc thải ra
môi trường. Có thể sử dụng những hóa chất nào để thực hiện việc này?
A. Xút và oxi. C. Nước vôi trong và khí clo.
B. Nước vôi trong và không khí. D. Xođa và khí cacbonic.
40. Dùng chất nào sau đây để trung hòa amoniac bị đổ:
A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Xođa D. Clorua vôi
Các bài tập về hiệu suất tổng hợp NH3
41. Cho hỗn hợp khí N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với H 2 là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dd H 2SO4 đặc dư thì thể tích khí còn lại một
nửa. Thành phần phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là :
A. 25% H2, 25% N2, 50% NH3 C. 25% H2, 50% N2, 25% NH3
B. 50% H2, 25% N2, 25% NH3 D. 30%N2, 20%H2, 50% NH3
42. Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50% thì thể tích H2 cần dùng ở cùng điều kiện là bao nhiêu ?
A. 4 lít B. 6 lít C. 8 lít D. 12 lít
43. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí
được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là
A. 50% B. 30% C. 20% D. 40%
44. Cho 2,5 mol N2 và 7 mol H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có tỉ khối so với H 2 là 6,269. Hiệu suất
phản ứng là:
A. 60% B. 55% C. 40% D. 30%
45. Cho 5 mol hỗn hợp X gồm H2 và N2 vào bình kín phản ứng sau một thời gian thu được 3,68 mol hỗn hợp khí Y.Tính hiệu
suất của phản ứng biết tỉ khối của X so với H2 là 3,6.
A. 22% B. 44% C. 66% D. 88%
46. Hỗn hợp X ( gồm H2 và N2 ) có dX/H2 =3,6. Đun nóng X có xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với
H2 là 4,5. Hiệu suất của phản ứng là
A. 20% B. 30% C. 40% D. 50%
0
47. Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0 C và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH 3, lại đưa bình về
00C. Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là
A. 10 atm B. 8 atm C. 9 atm D. 8,5 atm
48. Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0 0C và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH 3, lại đưa bình về
00C. Nếu áp suất trong bình sau phản ứng là 9 atm thì phần trăm các khí tham gia phản ứng là:
A. N2 : 20% , H2 : 40% B. N2 : 30% , H2 : 20%
C. N2 : 10% , H2 : 30% D. N2 : 20% , H2 : 20%.
49. Một hỗn hợp gồm 8 mol N2 và 14 mol H2 được nạp vào một bình kín có dung tích 4 lít và giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi
phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì áp suất bằng 10/11 áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng là:
A. 17,18% B. 18,18% C. 36,36% D. Đáp án khác
50. Một hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 6,2 được nạp vào một bình kín có dung tích 8 lít và giữ ở nhiệt
độ không đổi. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì áp suất bằng 92/125 áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng là:
A. 46% B. 56% C. 66% D. Đáp án khác

Bài tập amoniac và muối amoni

You might also like