You are on page 1of 135

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn đều là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị thực tập.
Tác giả luận văn
Lường Thị Huyền Trang

SV: Lường Thị Huyền Trang 1 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nghĩa


1 CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
3 CPSXC Chi phí sản xuất chung
4 BHXH Bảo hiểm xã hội
5 BHYT Bảo hiểm y tế
6 KPCĐ Kinh phí công đoàn
7 TSCĐ Tài sản cố định
8 NVL Nguyên vật liệu
9 GTGT Giá trị gia tăng
10 ĐVT Đơn vị tính
11 PX Phân xưởng
12 KC Kết chuyển
13 PPKKTX Phương pháp kê khai thường xuyên
14 PPKKĐK Phương pháp kiểm kê định kỳ

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU MẪU

Sơ đồ 1.1: Quá trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ đồ 1.2: Quá trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 1.3: Quá trình kế toán chi phí sản xuất chung

SV: Lường Thị Huyền Trang 2 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo
PPKKTX
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo PP KKĐK
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Trường Sơn
Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung với phần mềm kế
toán Cybersoft
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan
CPNVLTT tại phân xưởng gạch mộc
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan
CPNVLTT tại phân xưởng gạch đỏ
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan
CPNCTT tại phân xưởng gạch mộc
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan
CPNCTT tại phân xưởng gạch đỏ
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan CPSXC
tại phân xưởng gạch mộc
Sơ đồ 2.10: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan
CPSXC tại phân xưởng gạch đỏ
Sơ đồ 2.11: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan CPSXC
cho cả 2 phân xưởng.
Sơ đồ 2.12: Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành
Sơ đồ 2.13: Sơ đồ kết chuyển chi phí cuối kỳ tại phân xưởng gạch mộc
Sơ đồ 2.14: Sơ đồ kết chuyển chi phí cuối kỳ tại phân xưởng gạch đỏ

SV: Lường Thị Huyền Trang 3 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, với chính sách mở của của Nhà nước, một mặt tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình,
mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước một thử thách lớn lao, đó là sự cạnh tranh

SV: Lường Thị Huyền Trang 4 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

gay gắt của cơ chế thị trường. Để đứng vững được trên thị trường và hoạt động kinh
doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý tài chính cung cấp
thông tin chính xác để giúp lãnh đạo ra những quyết định đúng đắn trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Trong các công cụ quản lý tài chính thì hoạch toán kế toán là
một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện kiểm tra, xử lý thông tin. Trên thực
tế, ở tất cả các doanh nghiệp, kế toán đã phản ánh tính toán sao cho doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy,
nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt công tác hoạch toán kế toán nhất là kế toán
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì có thể nói các doanh nghiệp hoạt động
trên thị trường một cách liều lĩnh, sẽ không có phương hướng và những quyết định
đưa đến thành công trong kinh doanh.
Là một sinh viên Học Viện Tài Chính, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sau khi đã đi sâu vào khảo sát,
nghiên cứu tình hình thực tế và công tác này ở Công ty cổ phần Trường Sơn, em
chọn đề tài : “ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn “.
Đáp ứng yêu cầu của Học viện cũng như yêu cầu thực tế đối với sinh viên thực
tập, với sự hướng dẫn của Cô giáo Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Hân và sự giúp đỡ của
Công ty cổ phần Trường Sơn em đã hoàn thành luận văn cuối khóa của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 chương sau :

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại
Công ty cổ phần Trường Sơn.

Chương 3: Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian tìm hiểu tại công ty có hạn và khả
năng cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bên cạnh đó đối tượng nghiên cứu lại rất

SV: Lường Thị Huyền Trang 5 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

rộng và phức tạp nên bản luận văn tốt nghiệp của em vẫn không tránh khỏi những
thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo trong bộ
môn kế toán cũng như của cả bộ phận kế toán Công ty cổ phần Trường Sơn để luận
văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !


Thanh Hóa, ngày 04, tháng 04, năm 2014
Sinh viên :
Lường Thị Huyền Trang

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

SV: Lường Thị Huyền Trang 6 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Bản chất, ý nghĩa của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có
đủ ba yếu tố cơ bản là : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá
trình sản xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các loại sản
phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh
doanh tạo ra các chi phí tương ứng.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống,
lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá
trình hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định.
Như vậy bản chất của chi phí sản xuất là :
+ Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất gắn
liền với mục đích kinh doanh.
+ Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao
trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
+ Chi phí sản xuất được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định
trong một khoảng thời gian xác định
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sản
phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí
được chuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành.

1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ kinh tế
chiếm lược. Thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý

SV: Lường Thị Huyền Trang 7 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

kinh tế, quản lý chiếm lược mà trước hết là quản lý chi phí sản xuất và quản lý giá
thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá
trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Quản lý chi phí sản xuất, quản lý giá thành sản phẩm thực chất là quản lý việc sử
dụng lao động, vật tư, tiền vốn một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Như vậy
vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là phải tiết kiệm một cách triệt để để sản xuất ra một
khối lượng sản phẩm lớn hơn, chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn. Tăng cường
chi phí sản xuất là yêu cầu mang tính chỉ đạo thường xuyên, xuyên suốt đòi hỏi các
doanh nghiệp phải thực hiện bằng nhiều biện pháp đồng bộ nhất là trong điều kiện
đổi mới cơ chế quản lý như hiện nay doanh nghiệp nhà nước giao quyền tự chủ về
tài chính, doanh nghiệp thực hiện chế độ tự trang trải đảm bảo có doanh thu và thực
hiện đầy đủ yêu cầu với nhà nước thì yêu cầu quản lý chi phí càng trở nên cần thiết.
Với nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với công tác quản lý chi phí là quản lý chặt
chẽ các chi phí theo định mức. Theo đúng dự toán đã được duyệt và theo đúng mục
đích đã sử dụng.
Còn yêu cầu quản lý giá thành là quản lý mức độ giới hạn chi phí để sản xuất ra
sản phẩm, nghĩa là phải quản lý giá thành kế hoạch đến từng khoản mục. Để thực
hiện yêu cầu đó trước hết phải xác định chi phí nào là những chi phí hợp lý, những
chi phí nào là chi phí bất hợp lý, những chi phí nào được đưa vào giá thành để tránh
tình trạng đưa chi phí bất hợp lý ồ ạt làm cho giá thành sản phẩm quá cao, sản xuất
không tiêu thụ được dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh không còn đủ sức cạnh tranh dẫn đến phá sản.
Để thực hiện những yêu cầu trên thì kế toán đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm cần làm tốt các nội dung sau :
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận sản xuất trong
doanh nghiệp.
- Ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời chi phí sản xuất trong quá trình
sản xuất và tiêu thụ, chỉ ra được những tiết kiệm hay lãng phí trong khâu nào,
gia đoạn nào của sản xuất.
- Tính toán chính xác, kịp thời, đầy đủ giá thành, giá thành đơn vị.
- Xác định kết quả hoạch toán ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp.

SV: Lường Thị Huyền Trang 8 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm
1.1.3.1 . Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ
tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết
với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất là
một yếu tố hết sức quan trọng của doanh nghiệp, là thước đo về hiệu quả sản xuất
kinh doanh, là sự quyết định về giá bán sản phẩm và sự cạnh tranh sản phẩm cùng
chủng loại với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một phần khá quan trọng
không thể thiếu trong công tác kế toán. Từ đó thấy được sự cần thiết của kế toán chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm :
- Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại mặt
hàng giống nhau nên có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã, giá cả. Cho
nên muốn tồn tại và p hát triển các doanh nghiệp phải có những chính sách quản lý
hợp lý nhất là trong tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để xác
định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các
yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối
với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thi công,thiết kế,xây dựng nói
riêng.

- Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất quan trọng vì
chúng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cũng như quyền chủ động
trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính. Chính vì vậy tổ chức kế toán đầy
đủ, chính xác, hợp lý về tập hợp chi phí, giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong
công tác quản lý chi phí, giá thành sản xuất.
Xác định chính xác giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật.Trong nền kinh tế
thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo
phương hướng riêng và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.

SV: Lường Thị Huyền Trang 9 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm còn phải thực hiện đúng theo những quy luật khách quan. Như
vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần không thể thiếu
được đối với các doanh nghiệp khi thực hiện chế độ kế toán, hơn nữa là nó có ý
nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp.
Chính vì vậy việc quản lý chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng
để quyết định để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì thế tổ chức
hoạch toán quản lý chi phí sản xuất để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để
đạt lợi nhuận cao nhất là mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Các doanh nghiệp có thể tồn tại và thực hiện được mục tiêu lợi nhuận hay
không, phụ thuộc vào việc họ có tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành hay
không. Vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn phải
được đề cao và giữ vị trí then chốt trong công tác quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Yêu cầu trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tổ
chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng
đắn. Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm của mình trong
việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp
tập hợp chi phí sản theo các phương pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
- Xác định đối tượng tính giá thành và tổ chức áp dụng phương pháp tính
giá thành phù hợp và khoa học.
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán
phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu
nhận – xử lý – hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.
- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các
bộ phận kế toán liên quan và của bộ phận kế toán chi phí, giá thành sản phẩm.

SV: Lường Thị Huyền Trang 10 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản
phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết giúp nhà quản trị ra được quyết định
nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất
1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế (theo
khoản mục)
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành ba khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp cho quá
trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả, các
khoản trích theo tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục
vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí sản xuất
chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ, Chi
phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền.
1.2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố
chi phí)
Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam khi quản lý và hạch toán chi phí
sản xuất các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo năm yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá
mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền
lương phải trả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền
lương của người lao động.

SV: Lường Thị Huyền Trang 11 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của
tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên
1.2.1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối
tượng tập hợp chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối
tượng tập hợp chi phí
- Chi phí gián tiếp : là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập
hợp chi phí, vì vậy phải tiến hành phân bổ các chi phí cho các đối tượng bằng
phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
1.2.1.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí cơ bản: là những chi phí có liên quan trực tiếp với quy trình công
nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm…
- Chi phí chung: là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất
có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý
doanh nghiệp.
1.2.1.1.5. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng
hoạt động
Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:

SV: Lường Thị Huyền Trang 12 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Chi phí biến đổi ( biến phí ): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có
sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí cố định ( định phí ): là những chi phí mà về tổng số không thay
đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của
định phí và biến phí.
1.2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp
chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Thực chất của việc xác định đối
tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận
sản xuất, giai đoạn công nghệ, …) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt
hàng…).
Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào:
- Mục đích sử dụng của chi phí
- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy
trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm
- Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là:
Từng sản phẩm, Chi tiết sản phẩm, Nhóm sản phẩm, Đơn đặt hàng, Từng phân
xưởng, Giai đoạn công nghệ sản xuất, Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, Toàn
doanh nghiệp.
1.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập
hợp, phân loại, các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng
tập hợp chi phí đã xác định.
Thông thường có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:

SV: Lường Thị Huyền Trang 13 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên
quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên
quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu
chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được.
Theo phương pháp này, phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chung cho
nhiều đối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí. Sau đó lựa chon tiêu chuẩn phân bổ
thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí. Việc phân
bổ được tiến hành theo trình tự:
+ Xác định hệ số phân bổ theo công thức:

Tổng chi phí cần phân bổ


Hệ số phân bổ =
Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ
+ Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:

Chi phí phân bổ cho Đại lượng tiêu chuẩn phân


= x Hệ số phân bổ
đối tượng i bổ của đối tượng i
1.2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài,…sử dụng trực tiếp cho việc sản
xuất, chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ được xác định theo
công thức:
Trị giá Trị giá
Chi phí NVLTT Trị giá Trị giá phế
NVLTT NVLTT
thực tế phát sinh = + - NVLTT còn - liệu thu hồi
còn lại xuất dùng
trong kỳ lại cuối kỳ (nếu có)
đầu kỳ trong kỳ

SV: Lường Thị Huyền Trang 14 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được
tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp
được thì sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ
được sử dụng có thể là: Chi phí định mức, Chi phí kế hoạch, Khối lượng sản phẩm
sản xuất,…

Chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp là: Hóa đơn mua hàng, Phiếu nhập kho, Phiếu đề nghị xuất vật tư, Phiếu xuất
kho,Thẻ kho,…

Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo quyết định 15 áp dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Kết cấu TK 621– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện trên sơ
đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

SV: Lường Thị Huyền Trang 15 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK 152 (611) TK 621 TK 152 (611)


(1) (3a)

(4)
(3b)
TK 133 TK 154(631)
(5)
TK 111, 112,
331

(2)
TK 632
(6)

Chú giải sơ đồ:


(1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
(2): Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm
(3a): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho
(3b): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳ sau, ghi như
nghiệp vụ 1)
(4): Phế liệu thu hồi do sử dụng vật tư
(5): Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT.
(6): Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường.
1.2.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương
chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số
tiền lương của công nhân sản xuất.

SV: Lường Thị Huyền Trang 16 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được
tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp
không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau
đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các
tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là: Chi phí tiền lương định mức, Giờ công
định mức, Khối lượng sản phẩm sản xuất ra,…

Chứng từ kế toán thường sử dụng trong kế toán chi phí nhân công trực tiếp
là: Bảng phân bổ tiền lương, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán
tiền lương,…

Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622– chi phí
nhân công trực tiếp.

- Kết cấu TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện trên sơ đồ
sau:

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp

TK 334 TK 622 TK 154 (631)

(1) (4)

TK 335
TK 632
(2)

(5)
TK 338

(3)

Chú giải sơ đồ:

SV: Lường Thị Huyền Trang 17 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

(1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
(2): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất
(3): Các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ.
(4): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT.
(5): Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
1.2.1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá
trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản
xuất, quản lý chi tiết theo tường yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn
phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi.
- Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi
đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công xuất bình thường thì chi phí
sản xuất chung cố định được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh.

Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chi phí
sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản
phẩm theo mức công suất bình thường.

- Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho
mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Chứng từ thường sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất chung là : Hóa đơn mua
hàng, Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ và trích khấu hao TSCĐ,….

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - chi
phí sản xuất chung.

SV: Lường Thị Huyền Trang 18 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Kết cấu TK 627 – Chi phí sản xuất chung được chi tiết theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung

SV: Lường Thị Huyền Trang 19 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK 334,338 TK 627 TK 154 (631)

(1) (6)

TK 152
TK 632
(2)
(7)

TK 153, 142, 242

(3)

TK 214

(4)

TK 111, 112, 141,331

(5)

SV: Lường Thị Huyền Trang 20 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chú giải sơ đồ:


(1): Chi phí nhân viên (2): Chi phí vật liệu
(3): Chi phí công cụ dụng cụ
(4): Chi phí khấu hao TSCĐ
(5): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
(6): Chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ
(7): Chi phí sản xuất chung dưới mức công suất không được tính vào giá thành sản
phẩm mà tính vào giá vốn hàng bán.
1.2.2. Nội dung giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hoạch toán giá thành sản phẩm được phân
chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo các phương thức sử dụng để phân loại giá
thành.
1.2.2.1.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá
thành
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và
số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.
- Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định
trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng
như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.
1.2.2.1.2 Phân loại giá thành sản xuất theo phạm vi các chi phí cấu thành
Theo cách phân loại này giá thành sản xuất được chia thành hai loại sau:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành.

SV: Lường Thị Huyền Trang 21 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính cho số
sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp phát
sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này.
Ngoài những cách phân loại trên, trong công tác quản trị doanh nghiệp còn
thực hiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn:
- Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ): là loại giá thành mà trong
đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm
biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là loại giá thành
trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành
và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so
với mức hoạt động theo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn).
- Giá thành toàn bộ theo biến phí: là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm
toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh
nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi
phí ngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ.
1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công viêc, lao vụ mà doanh
nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Khi xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất (loại hình sản xuất) : sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc.
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: quy trình công nghệ sản xuất đơn
giản hay phức tạp.
- Đặc điểm sử dụng của sản phẩm, nửa thành phẩm.

SV: Lường Thị Huyền Trang 22 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ hạch toán.


Đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng loại sản phẩm, công
việc, đơn đặt hàng hoàn thành, cũng có thể vừa là thành phẩm vừa là bán thành
phẩm, có thể là từng hạng mục công trình….
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản
xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn
thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở
thành sản phẩm hoàn thành.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán, xác định phần chi phí sản
xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
1.2.2.3.1.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật
liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí
nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản
chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành. Trường hợp doanh nghiệp có quy trình
công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của
giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn
trước chuyển sang (giá thành nửa thành phẩm bước trước chuyển sang).
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:

 Theo phương pháp bình quân:

Dđk + Cv
Dck = x Qdck
Qht + Qdck
Trong đó:
Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
Cv: chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí hoặc chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

SV: Lường Thị Huyền Trang 23 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Qdck: khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ.


Nếu quy trình công nghệ chế biến liên tục có n giai đoạn có thể khái quát tính
chi phí sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức:
+ Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1: như công thức trên.
+ Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn 2 đến giai đoạn n:
Dđki + ZNTPi-1
Dcki = x Qdcki
Qhti + Qdcki
(ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang)

 Theo phương pháp nhập trước xuất trước:

Cv
Dck = x Qdck
Qbht + Qdck
(Qbht: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ).
Nếu quy trình công nghệ chế biến có n giai đoạn có thể khái quát tính chi phí
sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức:
+ Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1: như trên.
+ Chi phí sản xuất giai đoạn 2 đến giai đoạn n:

ZNTPi-1
= x Qdcki
Dcki Qbhti + Qdcki
(ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang).
1.2.2.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
được tính đầy đủ các khoản mục chi phí. Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn
thành của sản phẩm dở dang.
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này khối lượng tương đương bao gồm:
- khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (Qht)

SV: Lường Thị Huyền Trang 24 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x mc)
(mc: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ)
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:

Dđk + C
Dck = x (Qdck x mc)
Qht + Qdck x mc
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Theo phương pháp này khối lượng tương đương gồm:
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ (Qdđk x (1-mđ))
(mđ: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ)
- Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Q bht = Qht –
Qdđk)
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:

C
Dck = x (Qdck x mc)
Qbht + Qdđk x (1 - mđ) + Qdck x mc
Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặc
điểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình
sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bước
trước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%.
1.2.2.3.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ
hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục
chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định
mức, sau đó tổng hợp lại để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
của cả quy trình công nghệ.

Dckn = Qdcki x mc x Đmi


1.2.2.4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.2.2.4.1. Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)

SV: Lường Thị Huyền Trang 25 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Theo phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng khi mới đưa vào sản xuất, kế toán
phải mở một bảng tính giá thành, cuối mỗi tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã
tập hợp ở từng phân xường, từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán để chuyển sang các
bảng tính giá thành. Khi đơn đặt hàng hoàn thành kế toán, tổng hợp chi phí và tính
giá thành theo đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất gắn với những đơn đặt hàng chưa
hoàn thành đều là chi phí sản xuất dở dang.
1.2.2.4.2. Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất
a. Tính giá thành đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn
* Phương pháp tính giá thành giản đơn
Công thức tính giá thành giản đơn:
+ Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C - Dck
+ giá thành đơn vị (z):

Z
z =
Qht
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành.
* Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất,
đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình đó sản xuất hoàn thành.
Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau:
Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A,B,C, sản lượng sản phẩm hoàn
thành tương ứng là QA, QB, Qc và hệ số giá thành tương ứng: HA, HB, Hc.
Bước1: Quy đổi tổng sản phẩm hoàn thành ra tổng sản phẩm chuẩn.
QH = QAHA + QBHB+QCHC
Bước 2: Tính tổng giá thành sản xuất liên sản phẩm hoàn thành.
Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm:

ZA = Dđk + Ctk - Dck x QAHA

SV: Lường Thị Huyền Trang 26 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

QH
QAHA
ZA = Dđk + Ctk - Dck x
QH
* Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ .
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là là toàn bộ quy trình công nghệ, đối
tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành.
Giả sử quy trình sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại: A 1, A2,….An. Trình tự
tính giá thành được thực hiện:
+ Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn quy trình sản xuất, tính giá thành của
cả nhóm sản phẩm đã hoàn thành:
Znhóm = Dđk + Ctk - Dck
+ Bước 2: Xác định tiêu chuẩn để tính tỷ lệ phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn đó có
thể là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch xác định theo sản lượng thực tế.
TAi = Q1Ai x zđi
TAi = Q1Ai x zkh
Trong đó: TAi : tiêu chuẩn phân bổ cho quy cách sản phẩm i
Q1Ai : sản lượng thực tế quy cách sản phẩm i
zđi : giá thành định mức một sản phẩm quy cách sản phẩm i
zkh : giá thành kế hoạch một sản phẩm quy cách sản phẩm i
+ Bước 3 : Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành (t%)

t%  D C  D
đk tk ck
 100%
n

T i 1
Ai

+ Bước 4 : Xác định giá thành từng quy cách trong nhóm sản phẩm
ZAi = t% x TAi
* Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ

SV: Lường Thị Huyền Trang 27 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất,
đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.
Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sản
phẩm phụ:
Zc = Dđk + Ctk - Dck - Cp

Zc
zc =với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ
b. Tính giá thành sản phẩm đối
Qc
sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính
tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết
chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá
thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được
tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.:
Trình tự tính giá thành:
- Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1 để tính giá thành
và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 1:
Z NTP1 = C1+ Dđk1- Dck1
z1 = ZNTP1/ Q1
- Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang và
chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tiếp tổng giá thành và
giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 2
ZNTP2 = ZNTP1 + C2 + Dđk2 – Dck2
z2 = ZNTP2 / Q2
- Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng (gđ n).
Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm ở giai đoạn (n-1) và các chi phi

SV: Lường Thị Huyền Trang 28 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

sản xuất khác ở giai đoạn n để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành
phẩm trong kỳ theo công thức:
ZTp = ZNTP (n-1) + Cn + Dđkn – Dckn
ztp = Ztp / Qtp
Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

Chi phí nguyên vật Giá thành nửa thành Giá thành nửa thành
liệu chính (bỏ vào 1 phẩm gđ 1 chuyển phẩm gđ n-1 chuyển
lần) sang sang

+ + +
Các chi phí sản xuất Các chi phí sản xuất Các chi phí sản xuất
khác của giai đoạn 1 khác của giai đoạn 2 khác của giai đoạn n

Giá thành nửa thành Giá thành nửa thành


phẩm giai đoạn 1 phẩm giai đoạn 2 Giá thành thành
phẩm

* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Căn cứ vào chi phí sản xuất tổng hợp từng giai đoạn, xác định chi phí sản
xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản
mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng
giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm
Trình tự tính toán:
+ Bước 1: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành TP.

Dđki + Ci
Citp = x Qitp
Qi
Trong đó: Citp: Chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm
D đki: Chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn công nghệ i
Ci: Chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i

SV: Lường Thị Huyền Trang 29 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Qi: Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí
Qitp: Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i:
Qitp = Qtp x Hi
Sơ đồ kết chuyển song song để tính giá thành :

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

CPSX của giai đoạn CPSX của giai đoạn 2 CPSX của giai đoạn n
1 theo khoản mục theo khoản mục theo khoản mục

CPSX của giai đoạn CPSX của giai đoạn CPSX của giai đoạn
1 trong thành phẩm 2 trong thành phẩm n trong thành phẩm

Giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm (theo khoản mục)

+ Bước 2: kết chuyển song song từng khoản mục của các giai đoạn để tổng hợp
chi phí và tính giá thành của thành phẩm.
n

Z TP
  C iTP
i 1

Ztp
ztp =
Qtp

SV: Lường Thị Huyền Trang 30 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Cuối kỳ kế toán, chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế
toán sẽ tiến hành kết chuyển các loại chi phí này để tập hợp chi phí sản xuất chung
toàn doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ mà tài
khoản kế toán sử dụng có sự khác nhau: TK 154 hoặc TK 631.
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo PP
KKTX

TK 152,153 TK 621 TK 154 TK 138,811


Kết chuyển hoặc phân bổ Kết chuyển các khoản làm
chi phí NVLTT giảm giá thành
TK 632
TK lq TK 155

Kết chuyển giá thành sản phẩm


TK 133
sản xuất thực tế nhập kho
TK 622
Kết chuyển hoặc phân

TK334 bổ chi phí NCTT TK 157

Kết chuyển giá thành sản xuất


thực tế sản phẩm gửi bán không
qua kho
TK 627
Cuối kỳ kết chuyển chi phí TK 632
SXC được phân bổ
Giá thành thực tế sản phẩm bán
TK 632 ngay không qua kho

SV: Lường Thị Huyền Trang 31 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo PP KKĐK

TK 154 TK 631

K/c CPSX dở đang đầu kỳ K/c CPSX dở đang cuối kỳ

TK 138, 611
621

Phân bổ, k/c chi phí NVLTT


K/c các khoản làm giảm giá
thành
TK 632
TK 632
CP NVLTT vượt

trên mức bình thường

TK 622

CP NCTT vượt
Giá thành thực tế SP hoàn thành

trên mức bình thường

Phân bổ, k/c chi phí NCTT

TK 627

Phân bổ, k/c chi phí SXC

CPSXC dưới mức công suất không được tính vào Zsp

SV: Lường Thị Huyền Trang 32 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.2.3. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
Hiện nay có 4 hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán sau : Nhật ký chứng từ,
Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái.
Về báo cáo kế toán chi phí sản xuất thì sử dụng báo cáo chi phí sản xuất.
Cả 4 hình thức kế toán trên đều có sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Mỗi tài khoản kế
toán tổng hợp được mở một sổ cái và mỗi tài khoản đó ( TK621, TK622, TK627,
TK154, TK631 ) đều phản ánh chỉ tiêu về chi phí sản xuất. Nó cung cấp các chỉ
tiêu, thông tin để lập báo tài chính về chi phí sản xuất và giá thành... Ngoài ra còn
có các sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất như sổ chi tiết TK621, TK622,
TK154,...
+ Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ : Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài
khoản 621, 622, 627,.. Các sổ và thẻ kế toán chi tiết.
+ Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ bao gồm các sổ : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,
Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154, ...Các sổ và thẻ kế toán chi tiết.
+ Hình thức kế toán nhật ký sổ cái bao gồm các sổ : Nhật ký sổ cái, Các sổ và thẻ
kế toán chi tiết.
+ Hình thức kế toán nhật ký chứng từ bao gồm : Nhật ký chứng từ, Sổ cái tài
khoản 621, 622, 627, 154, Bảng kê, Chứng từ ghi sổ bảng phân bổ.
1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng
dụng công nghệ thông tin.
Để phục vụ cho quá trình tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí
cũng như tính giá thành sản phẩm thì trong quá trình cập nhật dữ liệu người sử
dụng luôn phải cập nhật ngay từ đầu mọi chi phí phát sinh liên quan đến một đối
tượng tính giá thành cụ thể. Những thông tin đó sau này sẽ giúp người sử dụng chỉ
cần thực hiện một số bước theo sự chỉ dẫn, chương trình sẽ thực hiện các công việc
tổng hợp và xử lý, kết chuyển. Người sử dụng chỉ việc xem hoặc in giá thành sản
phẩm từng loại theo yêu cầu. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán :

SV: Lường Thị Huyền Trang 33 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ
phận liên quan và tự máy tính tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ.
Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hóa ngay từ đầu tương ứng với
các đối tượng chịu chi phí.
- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo
từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang
cuối kỳ vào máy.
- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khóa sổ, kết chuyển cuối kỳ
trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.
Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin tiến hành kiểm tra các báo cáo
cần thiết.
Trình tự xử lý khái quát theo sơ đồ :

Bước chuẩn bị : Thu thập, xử lý các tài


liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số
lượng,…- Phần mềm kế toán sử dụng

Dữ liệu đầu vào : Chi phí sản xuất kinh


doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán
điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí-
Lựa chọn phương pháp tính giá xuất
vật tư hang hóa, phân tích tiêu thức
phân bổ chi phí, khấu hao.

Máy tính xử lý thông tin và đưa ra giá


thành sản phẩm

Thông tin đầu ra : Bảng tính giá thành


sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX,
Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm,
Sổ cái,..

SV: Lường Thị Huyền Trang 34 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Những công việc mà người sử dụng cần nắm vững khi làm kế toán máy :
Cài đặt và khởi động chương trình; Xử lý nghiệp vụ; nhập dữ liệu: nhập dữ liệu cố
định, nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo; Xử lý số liệu; Xem/in sổ báo cáo.
Tiền đề để quản lý chi phí và tập hợp chi phí phát sinh theo khoản mục kinh
tế chính là việc xây dựng danh mục khoản mục chi phí thật chi tiết:
- Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp
- Chi phí nhân công
- Chi phí công cụ, dụng cụ
- Bảo hiểm xã hội - 17%
- Bảo hiểm y tế - 3%
- Kinh phí công đoàn – 2%
- Tiền điện
- Tiền nước
- …

1.2.4.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường xuyên phải sử dụng chứng từ xuất vật
liệu. Trong khi nhập dữ liệu vào phiếu xuất, chỉ phải nhập số lượng xuất còn giá trị
xuất phần mềm tự tính theo công thức doanh nghiệp đã đặt ở biến hệ thống.
Nhập dữ liệu: người sử dụng cần khai cáo chính xác các mục mà phần mềm
yêu cầu để phục vụ cho tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: loại chứng từ,
bộ phận, khoản mục, hợp đồng, phân xưởng, đối tượng chi phí,số tiền.
Sổ sách báo cáo: với khoản chi phí nguyên vật liệu yêu cầu kết xuất thông tin
trên các sổ sách, báo cáo như sau:
- Sổ chi tiết và sổ cái TK 621
- Sổ nhật ký chung.

1.2.4.2. Chi phí nhân công trực tiếp


Nhập dữ liệu: người sử dụng cần khai cáo chính xác các mục mà phần mềm
yêu cầu để phục vụ cho tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: ngày công, giờ
công, lương cơ bản lập tức phần mềm sẽ tự động tính toán.
Sổ sách báo cáo: Với khoản chi phí nguyên vật liệu yêu cầu kết xuất thông tin
trên các sổ sách, báo cáo như sau:

SV: Lường Thị Huyền Trang 35 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Bảng tính lương và các khoản trích theo lương


- Bảng phân bổ tiền lương
- Sổ chi tiết và sổ cái TK 622
- Sổ nhật ký chung
1.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung có liên quan trực tiếp
đến các phân hệ nghiệp vụ khác trong chương trình vì vậy việc tập hợp chi phí sản
xuất chung liên quan đến các phần hành kế toán khác chương trình sẽ tự động liên
kết và tập hợp dữ liệu từ các phân hệ khác như : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vật
tư, tài sản cố định, tiền lương…
Khi tập hợp được chi phí sản xuất chung theo địa điểm hoặc đối tượng tính
giá thành thì chương trình cho phép kết chuyển trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp cho
các đối tượng chịu chi phí cụ thể. Với các chi phí sản xuất chung liên quan đến
nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ra trực tiếp cho các đối tượng
chịu chi phí thì cần phân bổ cho đối tượng chịu chi phí trước khi tính giá thành. Do
vậy cần phải xây dựng và cài đặt tiêu thức phân bổ vào cuối tháng khi đã tập hợp
được đầy đủ chi phí phát sinh.
Sau khi xử lý nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất chung có thể xem in
báo cáo:
- Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
- Sổ chi tiết tài khoản 627
- Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung
- Sổ Nhật ký chung, sổ cái
1.2.4.4. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ
Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế 1 chứng từ
để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154, nếu tập hợp chi phí theo
địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng.
Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng
danh mục các khoản chi phí, kết hợp các chi phí vào sổ sách, báo cáo theo khoản mục.
Từ đó, lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo
khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các phát sinh phải chi ra khoản mục chi phí để chương
trình tập hợp.

SV: Lường Thị Huyền Trang 36 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.2.4.5. Tính giá thành sản phẩm


Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ : phần mềm kế toán không thể
tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán
phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn
thành để nhập vào chương trình.
Phương pháp tính giá thành được doanh nghiệp tự xây dựng và cài đặt ngầm
định phù hợp với điều kiện, tổ chức kế toán tại doanh nghiệp.
Thực hiện tính giá thành với phần mềm kế toán như sau:
- Chương trình tự động tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và kết
chuyển/phân bổ các chi phí sản xuất cho các thành phẩm sản xuất hoàn thành.
- Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ ( máy tự động chuyển từ cuối kỳ trước).
- Nhập số lượng từng thứ thành phẩm hoàn thành trong kỳ.
- Nhập giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ do kế toán tính tự tính toán.

SV: Lường Thị Huyền Trang 37 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN
2.1. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần Trường Sơn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Trường Sơn
Tên công ty : Công ty cổ phần Trường Sơn
Ngành nghề sản xuất kinh doanh : Sản xuất và kinh doanh Gạch đất sét nung.
Tên giám đốc : Lê Huy Chiến
Vốn điều lệ : 10.000.000.000 VNĐ
Địa chỉ : Khu kinh tế Nghi Sơn, Trường Lâm, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Điện thoại : 037873378
Fax : 037873378
Mã số thuế : 2801435084
Địa chỉ trang wed : http://gachngoitruongson.com.vn/
Số tài khoản ngân hàng : 102010000870669 Tại ngân hàng Viettinbank chi nhánh
Sầm Sơn
Công ty cổ phần Trường Sơn là công ty chuyên sản xuất kinh doanh gạch đất
sét nung, Công ty ra đời hoạt động từ năm 1995. Tiền thân là Xí nghiệp gạch
Trường Lâm Tĩnh Gia Thanh Hóa trực thuộc công ty xây dựng số 6 Thanh Hóa.
Tháng 2/1999 Xí nghiệp gạch Trường Lâm được đổi tên là Xí nghiệp gạch
Trường Sơn. Cho đến tháng 8/2003, thực hiện chính sách cổ phần hóa của Đảng và
nhà nước, Xí nghiệp gạch Trường Sơn được cổ phần hóa và lấy tên là Công ty cổ
phần Trường Sơn theo quyết định thành lập số 2167 QĐ/UBTH ngày 02/08/2003 do
Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hóa cấp.
Với quy mô sản xuất lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, có đội ngũ chuyên gia,
kỹ sư, công nhân lành nghề đầy kinh nghiệm, mẫu mã và chất lượng đạt tiêu chuẩn
quốc gia. Công ty cổ phần Trường Sơn đã đạt tới đỉnh cao về chất lượng : bền, đẹp,
mẫu mã phong phú đa dạng, hoa văn sắc xảo tinh tế đáp ứng được mọi yêu cầu của
những công trình.

SV: Lường Thị Huyền Trang 38 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Việc thành lập Công ty cổ phần Trường Sơn là việc áp dụng triệt để vốn,
nhân tài vật lực, việc đóng góp cổ phần là việc tạo cho công nhân có tinh thần trách
nhiệm, tăng năng suất lao động, tăng doanh thu và mang lại lợi nhuận cho Công ty.
Để tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường Công ty đã không ngừng cải tiến mẫu
mã và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường.
Về mặt xã hội, do doanh thu ngày càng cao nên thu nhập của người lao động
tăng theo, cải thiện đáng kể đời sống của công nhân viên. Sự đổi mới về máy móc
thiết bị, dây chuyền công nghệ nói riêng đã giúp cho công ty ngày càng đứng vững
trên thị trường, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ
kịp thời và ngày một tăng.
Với sự nỗ lực, trí tuệ và lao động miệt mài, gạch ngói Trường Sơn trở thành
đối tác tin cậy của các nhà sản xuất đầu tư và là nhà cung cấp tin cậy cho các khách
hàng trong và ngoài tỉnh.
Kế hoạch trong thời gian vừa rồi của gạch ngói Trường Sơn là đẩy mạnh
hơn nữa việc sản xuất và cung cấp sản phẩm phục vụ cho việc tái định cư của
chương trình phát triển khu công nghiệp Kinh tế Nghi Sơn đã thực hiện rất thành
công và thắng lợi.

2.1.2. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty
cổ phần Trường Sơn

Công ty cổ phần Trường Sơn sản xuất ra sản phẩm chính là các loại gạch
nung đất sét, quy trình sản xuất kiểu liên tục, sản phẩm hoàn thành qua nhiều giai
đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất sản phẩm nằm khép kín trong phân xưởng, mặt
khác do đặc điểm của sản phẩm là đều lấy từ nguyên vật liệu chính là đất thó nên
quy trình sản xuất ra các loại sản phẩm tương tự nhau.

Sản phẩm Gạch đất sét nung của Công ty có các chỉ tiêu cơ lý hóa hoàn
toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1998, đặc điểm là khả năng chịu nén,
chống thấm nước tốt chắc chắn sẽ đáp ứng yêu cầu là vật liệu xây dựng cho các

SV: Lường Thị Huyền Trang 39 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

công trình ngầm, các bể chứa, tường chịu lực cho các công trình xây dựng dân dụng
và công nghiệp.

Nhà máy áp dụng công nghệ sản xuất gạch đất nung bằng hệ thống máy tạo
hình liên hợp hút chân không vào lò nung tuynel.

Với dây chuyền công nghệ dòng chảy khép kín, công nghệ tyunel có đặc điểm sau :

- Sử dụng nhiều dạng nguyên liệu đặc biệt như đất pha cát, đất đồi,..với công
nghệ kem dẻo cho năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt.

- Chất độc hại ít, chất lượng môi trường xung quanh nhà máy sạch, không bị
ô nhiễm

* Các loại gạch sản xuất là :

- Gạch 2 lỗ to ( kích thước 220*105*60 ) : Gạch TCCS Sim, Gạch A Hồng


TCVN, Gạch TCCS Hồng, Gạch A Sim TCVN dùng xây dựng nhà, biệt thự,
xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp..

- Gạch 2 lỗ nhỏ ( kích thước 190*85*52 ) : Gạch PTC A Sim dung xây nhà,
biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp.

- Gạch 6 lỗ to ( kích thước 220*105*150 ) : Gạch A Hồng, Gạch A Sim dung


xây dựng nhà, biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp

- Gạch 6 lỗ nhỏ ( kích thước 110*105*150 ) : Gạch lỗ một nửa hay còn gọi là
gạch demi sử dụng cùng với gạch 6 lỗ nhằm mục đích chêm khi thi công tường.

- Gạch đặc TC ( kích thước 190*85*52) hay còn gọi là gạch đinh với 2 lỗ
nhỏ, dung xây tường rào, móng, hầm đòi hỏi độ nén cao, cách âm, cách nhiệt,…
hoặc dung trang trí tường thô.

- Gạch đặc PTC (kích thước 190*85*52)

SV: Lường Thị Huyền Trang 40 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của Công ty

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm

Ng©m M¸y M¸y Nhµo Ph¬i


T¹o
ñ n¹p nhµo 2 dÝnh h×nh ®¶o
nguyªn trôc liªn hîp méc
liÖu

Lß sÊy Lß nung chia lµm Xuèng


XÕp 3 giai ®äan :sÊy goßng kiÓm
méc lªn s¶n
phÈm kh«, nung, lµm tra chÊt lîng
goong nguéi s¶n phÈm s¶n phÈm

Quy trình sản xuất gạch được chia làm 2 giai đoạn :

- Khâu chế biến nguyên liệu và tạo hình sản phẩm :

Để tiến hành sản xuất sản phẩm gạch trước hết phải lấy đất thó từ các nới quy
định sau đó đưa nguyên liệu đã pha trộn vào ngâm ủ với nhiệt độ cần thiết, sau khi
nguyên liệu được được ủ tiến hành sản xuất. Trước tiên đưa nguyên liệu đã ngâm ủ
vào máy cấp liệu thông qua hệ thống băng dải kế với máy pha than đưa vào nhào 2
trục, đất và than được đánh tơi, trộn lẫn kết hợp bổ sung thêm nước để đảm bảo độ
ẩm cần thiết từ 18-20%. Sau đó áp qua máy và đưa vào máy tạo hình liên hợp hút
chân không để tạo hình viên gạch của máy tạo hình 1,2,3. Đấy gọi là bán thành
phẩm của các loại gạch ( gạch mộc ).

- Khâu nung đất, lựa chọn sản phẩm

Khâu nung đất lựa chọn sản phẩm : khi viên gạch mộc đảm bảo độ ẩm từ 8-10%
thì đưa vào goòng để vào lò sấy khô. Trong quá trình sấy độ ẩm giới hạn từ 5-6%
nếu gạch mộc quá ẩm thì phải sử dụng buồn xây phụ. Sau khi lấy xong đưa gạch
vào lò nung, lò nung chia làm 3 giai đoạn nối tiếp nhau :

SV: Lường Thị Huyền Trang 41 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1. Tiếp tục sấy

2. Nung

3. Làm mát

Sau khi gạch nung xong, được đưa ra tháo dỡ và đưa sản phẩm xuống nhập kho.
Trong quá trình đưa gạch ra nhập kho, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm kết
hợp phân loại sản phẩm. Nếu viên nào không đủ tiêu chuẩn bộ phận kiểm tra chất
lượng sản phẩm (KCS) không chấp nhận thì phải bán sản phẩm theo khối.

Công ty có 2 phân xưởng tương ứng với 2 khâu chính sản xuất là phân xưởng sản
xuất gạch mộc và phân xưởng sản xuất gạch đỏ :

- Phân xưởng 1 bao gồm các tổ : Tổ cấp đất, Tổ vận hành mộc, Tổ chế biến tạo
hình.

- Phân xưởng 2 bao gồm các tổ : Tổ xe nâng, Tổ xếp goòng, Tổ nung hầm sấy,
Tổ xuống goòng.

- Các tổ phục vụ cho cả 2 phân xưởng : Tổ cơ điện, Tổ vệ sinh

SV: Lường Thị Huyền Trang 42 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Đại hội đông cổ

Chủ tịch hội đồng


quản trị

Ban giám đốc


Giám đốc điều hành
Phó giám đốc

Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế toán thống kê

Phân xưởng 1 Phân xưởng 2

* Bộ phận gián tiếp sản xuất :


- Hội đồng quản trị (5 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra) : Chủ tịch Hội đồng
quản trị là người điều hành cao nhất có quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan
đến Công ty là người chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước.

SV: Lường Thị Huyền Trang 43 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Ban giám đốc ( 2 người ) : Là người chỉ huy cao nhất sau Chủ tịch hội đồng quản
trị ( CTHĐQT ) phụ trách chung tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, là người
chịu trách nhiệm trước CTHĐQT và trước khách hàng, đồng thời trước cán bộ công
nhân viên về mọi hoạt động của Công ty. Là người đại diện cho Công ty ký kết mọi
hoạt động kinh doanh khi CTHĐQT ủy nhiệm. Ban giám đốc Công ty gồm có :
Giám đốc và Phó giám đốc.
+ Giám đốc : Có quyền đại diện thành lập, bổ nhiệm của trưởng ca sản xuất,
các bộ phận nghiệp vụ. Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt công ty ký nhận tài sản,
tiền vốn do Công ty bàn giao để quản lý sử dụng vào sản xuất kinh doanh sao cho
đạt được lợi nhuận cao nhất trong sản xuất kinh doanh, kế hoạch phát triển của
Công ty ngắn, trung và dài hạn.
+ Phó giám đốc : Là người được Giám đốc ủy quyền chỉ đạo mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả và
được tiến hành thông suốt liên tục. Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức
hành chính, động viên toàn bộ cán bộ công nhân viên, quản lý hồ sơ, sơ yếu lý lịch,
giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác hành chính, văn thư, con dấu theo chế
độ quy định.
- Phòng kinh doanh ( 4 người ) : Làm công tác tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng
và chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
- Phòng kế toán thống kê ( 5 người ) : Thực hiện công tác kế toán quá trình sản xuất
kinh doanh của công ty theo đúng chế độ hiện hành.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, ban giám đốc và hành khách về tính chính
xác, trung thực của số liệu, tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả,
bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch và báo cáo quyết toán theo định
kỳ, lập báo cáo thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh, đề xuất với ban giám đốc
và CTHĐQT phương án về quản lý sản xuất và quản lý tài chính của Công ty.
- Phòng kế hoạch-kỹ thuật ( 4 người ) : Lập kế hoạch và theo dõi các thiết bị máy
móc, có kế hoạch thay đổi sửa chữa trình ban giám đốc. Cung ứng đầy đủ kịp thời

SV: Lường Thị Huyền Trang 44 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

vật tư cho quy trình sản xuất, hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật các khâu sản xuất để đảm
bảo chất lượng sản phẩm.
* Bộ phận trực tiếp sản xuất : Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất gạch
tập trung theo dây chuyền, khối trực tiếp sản xuất của Công ty được chia làm 11 tổ :
- Tổ cấp đất ( 3 người )
- Tổ cơ điện ( 4 người )
- Tổ xe nâng ( 3 người )
- Tổ chế biến tạo hình ( 37 người )
- Tổ vận hành mộc ( 17 người )
- Tổ lò nung hầm sấy ( 20 người )
- Tổ vệ sinh ( 4 người )
- Nhân công thuê Trại giam Thanh Lâm ( 101 người ) bao gồm các tổ :
+ Tổ tạo hình ( 30 người )
+ Tổ xếp goòng ( 30 người )
+ Tổ xuống goòng ( 22 người )
+ Tổ bốc xe ( 19 người )
2.1.5. Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty
cổ phần Trường Sơn
2.1.5.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại công ty có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận trong công ty thu thập đầy đủ, kịp thời chứng từ
hạch toán ban đầu phục vụ cho công tác hạch toán và điều hành quản lý của công ty.
- Phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời đầy đủ theo đúng chế độ quy định.
- Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo đúng quy định.

SV: Lường Thị Huyền Trang 45 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Trường Sơn

KÕ to¸n trëng

KẾ TOÁN NỘI KẾ TOÁN BÁN KÕ to¸n KÕ to¸n kho Thñ quü


BỘ HÀNG-TIỀN Tæng hîp
LƯƠNG

THỦ KHO

Công ty cổ phần Trường Sơn là một công ty có quy mô không lớn, địa bàn hoạt
động chủ yếu phục vụ trong nội tỉnh Thanh Hóa, và phân phối đi một số tỉnh ngoài
lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình,... Để phù hợp với điều kiện kinh doanh.
Công ty đã vận dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của
công ty được tổ chức tại Phòng kế toán thống kê
- Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán
tài chính, thông tin kinh tế trong toàn công ty. Đồng thời hướng dẫn, thể chế và cụ
thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước và
Công ty. Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hạch toán, lập kế hoạch tài chính, chịu trách
nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán của Công ty.
- Kế toán tổng hợp: Ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo Công ty. Ngoài ra kế toán
tổng hợp còn là người kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ cũng như việc ghi
chép sổ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kế toán bán hàng-tiền lương : Có trách nhiệm theo dõi bán hàng, thống kê bán
hàng, hàng ngày, hàng tháng, tổng hợp nhập, xuất, tồn của hàng hóa, tổng hợp
doanh thu chuyển cho kế toán theo dõi, kiểm tra cân xe và số viên thực tế trước khi

SV: Lường Thị Huyền Trang 46 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

giao hóa đơn cho xe đi, theo dõi, nắm chắc tất cả các chế độ của khách hàng về
chiết khấu, khuyến mại. Đồng thời có trách nhiệm tính chi trả lương cho lao động,
ngoài ra còn trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ), Bảo hiểm y tế ( BHYT ), Kinh phí
công đoàn ( KPCĐ ) cho người lao động theo chế độ quy định
- Kế toán nội bộ : Thu thập kiểm tra từ ban đầu và kèm theo thủ tục thanh toán, toàn
bộ chi phí bằng tiền mặt tiền gửi, theo dõi chặt chẽ hoạt động về số liệu thu chi. Cập
nhật phiếu thu, phiếu chi những khoản thu chi hằng ngày, tất cả những khoản thu chi
bất thường phải thông qua ý kiến của ban giám đốc mới được duyệt chi.
- Kế toán kho: theo dõi lượng nguyên vật liệu, thành phẩm nhập xuất tồn hàng
ngày. Về thành phẩm, nắm chắc số lượng hàng trả về, chất lượng hàng để có phân
loại chính xác; thông báo lượng hàng tồn kho hàng ngày để bộ phận sản xuất lên kế
hoạch sản xuất kịp thời. Về nguyên vật liệu, theo dõi lượng nguyên vật liệu gần hết
để đặt.
- Thủ kho : Nhập xuất thành phẩm theo phiếu xuất kho do kế toán phân hàng lập;
ghi sổ và báo cáo lượng nhập, xuất, tồn kho thành phẩm; theo dõi thành phẩm hư
hỏng, rách vỡ; hàng ngày phải báo cáo với kế toán hàng tồn kho lượng hàng thực tế
trong kho, chấm công số viên bốc vác hàng lên.
Kiểm tra nguyên vật liệu trước khi nhập xem có đảm bảo chất lượng không, đo
độ thủy phần nguyên vật liệu, thông báo cho kế toán hàng tồn kho lượng thực tế để
lên kế hoạch đặt nguyên vật liệu.
- Thủ quỹ: Thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi do kế toán thu chi lập, báo
cáo hoạt động thu chi hàng ngày, tồn quỹ.
2.1.5.2. Đặc điểm về hình thức kế toán và phần mềm kế toán sử dụng tại Công ty
Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ phù hợp với những quy định
mà Bộ tài chính đã ban hành. Hệ thống chứng từ được lập và luân chuyển theo đúng
chế độ quy định. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp được sử dụng theo hình thức kế toán
Nhật ký chung.
Phần mềm kế toán sử dụng là phần mềm Cybersoft, là sản phẩm của Công ty
phần mềm Cybersoft. Được đánh giá là sản phẩm có đầy đủ nhất về các nghiệp vụ

SV: Lường Thị Huyền Trang 47 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

kế toán với các phần hành ( Kế toán tổng hợp, kế toán vốn bằng tiền, kế toán bán
hàng và công nợ phải thu, kế toán mua hàng và công nợ phải trả, kế toán hàng tồn
kho, kế toánc hi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán công cụ dụng cụ, kế toán
tài sản cố định, hệ thống báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo
cổ phần hóa), trở thành phần mềm ứng dụng hiệu quả cao cho nhiều doanh nghiệp.
Phần mềm kế toán Fast Accounting có 8 phân hệ :
1. Kế toán tổng hợp :
- Chức năng : Phân hệ kế toán tổng hợp dùng như một phân hệ cơ sở và độc lập
hoặc liên kết thống nhất với tất cả các phân hệ khác của chương trình.
Tại phân hệ kế toán tổng hợp ta có thể cập nhật các phiếu kế toán tổng quát, các
bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ, các bút toán định kỳ và các bút toán điều
chỉnh. Ngoài ra phân hệ kế toán tổng hợp thực hiện tổng hợp số liệu từ tất cả các
phân hệ khác.
Phân hệ kế toán tổng hợp thực hiện lên sổ sách, báo cáo kế toán, báo cáo thuế.
- Cuối kỳ thực hiện các bút toán phân bổ :
+ Phân bổ tài khoản chi phí sản xuất chung (TK627) vào các tài khoản sản phẩm
dở dang.
+ Phân bổ các tài khoản chi phí nguyên vật liệu và lương nhân công trực tiếp
( TK621, TK622) và các tài khoản dở dang trong trường hợp các chi phí trực
tiếp này không thể chỉ rõ được sản phẩm nào.
2. Kế toán vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng :
- Chức năng :
+ Theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền vay.
+ Theo dõi tiền Việt Nam đồng và ngoại tệ.
+ Theo dõi tiền gửi, tiền vay tại nhiều ngân hàng khác nhau.
+ Theo dõi số dư tức thời tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại từng tài khoản ở các ngân
hàng.
+ Theo dõi thu chi theo khách hàng, hợp đồng, hóa đơn mua bán và theo các khoản
mục chi phí.

SV: Lường Thị Huyền Trang 48 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

3. Kế toán bán hàng :


- Chức năng :
+ Cập nhật các hóa đơn bán hàng, bao gồm các hóa đơn bán hàng hóa và hóa đơn
bán dịch vụ. Cập nhật danh mục giá bán của hàng hóa.
+ Cập nhật các phiếu nhập hàng bán bị trả lại.
+ Theo dõi tổng hợp và chi tiết hàng bán ra.
+ Theo dõi bán hàng theo bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng, theo hợp đồng.
+ Tính thuế GTGT của hàng hóa bán ra.
+ Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách
hàng.
+ Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu liên kết số liệu với kế toán tiền
mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang kế
toán tổng hợp và kế toán hàng tồn kho.
4. Kế toán mua hàng :
- Chức năng :
+ Theo dõi tổng hợp và chi tiết hàng mua theo đơn đặt hàng, nhà cung cấp và hợp
đồng.
+ Tính thuế GTGT hàng mua vào.
+ Theo dõi các khoản phải trả, tình hình trả tiền và tình trạng phải trả cho các nhà
cung cấp.
+ Cập nhật các phiếu nhập mua: chi phí mua hàng, hóa đơn mua hàng.
+ Cập nhật các phiếu xuất trả lại nhà cung cấp.
+ Cập nhật các chứng từ phải thu khác và chứng từ bù trừ công nợ.
+ Theo dõi VNĐ và ngoại tệ.
+ Phân hệ kế toán mua hàng phải liên kết số liệu với phân hệ kế toán tiền mặt, tiền
gửi để có thể lên báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp,
kế toán hàng tồn kho.
5. Kế toán hàng tồn kho :
- Chức năng :

SV: Lường Thị Huyền Trang 49 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

+ Vào các phiếu nhập


+ Vào các phiếu xuất
+ Theo dõi tồn kho tức thời và tồn kho cuối kỳ
+ Tính giá vật tư tồn kho : Giá trung bình, bình quân tức thời, giá nhập trước xuất
trước hoặc giá đích danh.
+ Theo dõi danh điểm vật tư theo cấu trúc cây
+ Theo dõi theo VNĐ
+ Phân hệ kế toán hàng tồn kho liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế
toán công nợ phải trả, kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp, kế toán chi phí
giá thành.
6. Kế toán công cụ, dụng cụ :
- Chức năng :
+ Theo dõi công cụ dụng cụ về giá trị mua, giá trị phân bổ hàng tháng, giá trị còn
lại, theo dõi nhập xuất tồn kho công cụ dụng cụ và nhập xuất tồn công cụ dụng cụ
đang sử dụng.
+ Hoạch toán tự động phân bổ công cụ dụng cụ.
7. Kế toán chủ đầu tư
8. Kế toán giá thành :
- Chức năng : Phân hệ kế toán giá thành có chức năng tập hợp và phân bổ các chi
phí, tính và lên báo cáo về giá thành.
- Số liệu đầu vào để tập hợp chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm được cập
nhật ở các phân hệ sau, cụ thể :
+ Các chi phí nguyên vật liệu, công cụ lao động được cập nhật ở phân hệ kế toán
hàng tồn kho.
+ Các chi phí liên quan đến dịch vụ mua ngoài , chi phí trực tiếp bằng tiền khác
được cập nhật ở phân hệ kế toán mua hàng và phân hệ kế toán vốn bằng tiền.
+ Các bảng phân bổ chi phí như TSCĐ, lương, bảo hiểm,...được cập nhật ở phân hệ
kế toán tổng hợp ở các menu “ Phiếu kế toán “.

SV: Lường Thị Huyền Trang 50 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

+ Các bút phân bổ, kết chuyển chi phí được cập nhật ở phân hệ kế toán tổng hợp ở
menu “ Phiếu kế toán “, “ Bút toán phân bổ tự động “, “ Bút toán kết chuyển tự
động “
Dưới đây là màn hình giao diện của phần mềm kế toán Cybersoft :

Hình 2.1 : Màn hình giao diện chính của phần mềm kế toán Cybersoft
Số liệu được cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của mình, ngoài ra còn
chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ khác và chuyển sang phân hệ kế
toán tổng hợp để lên các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chi phí
và giá thành.Với phần mềm này giúp cho công ty khai thác được thông tin kế toán
và quản trị kinh doanh đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng chương
trình Microsoft Word và Microsoft Excel.
Đối với phần mềm Cybersoft, các chứng từ kế toán đều được xử lý, phân loại
và định khoản kế toán tuỳ theo từng chứng từ trong các phân hệ nghiệp vụ. Kế toán
chỉ cần nhập dữ liệu đầu vào cho máy thật đầy đủ và chính xác, còn thông tin đầu ra
như: Sổ nhật ký chung, Sổ Cái, các sổ chi tiết, các báo cáo kế toán đều do máy tự
xử lý, luân chuyển, tính toán và đưa ra các biểu bảng khi cần in.
Mã hóa các đối tượng :
- Mã hóa sản phẩm :

SV: Lường Thị Huyền Trang 51 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

+ Gạch mộc : GM.01


GM.01.0001 : Gạch mộc TCVN
GM.01.0002 : Gạch mộc PTC
GM.01.0003 : Gạch mộc 6 lỗ
GM.01.0004 : Gạch mộc 6 lỗ ½
GM.01.0005 : Gạch mộc đặc TCVN
+ Gạch đỏ : TP
TP.01.0001 : Gạch 2 lỗ TCVN-Sim
TP.01.0002 : Gạch 2 lỗ TCVN- Hồng
TP.01.0003 : Gạch 2 lỗ TCVN-Hồng 2
TP.02.0001 : Gạch 2 lỗ TCCS-Sim
TP.02.0002 : Gạch 2 lỗ TCCS- Hồng
TP.03.0001 : Gạch 2 lỗ PTC-Sim
TP.03.0001 : Gạch 2 lỗ PTC- Hồng
TP.04.0001 : Gạch 6 lỗ- Sim
TP.04.0002 : Gạch 6 lỗ-Hồng
TP.04.0002 : Gạch 6 lỗ-1/2
TP.05.0002 : Gạch đặc TCVN
- Mã hóa chứng từ :
PT : Phiếu thu
PC : Phiếu chi
BC : Giấy báo có
BN : Giấy báo nợ
PN : Phiếu nhập
PXD : Phiếu xuất
HD : Hóa đơn bán hàng
.........................................
- Mã hóa tài khoản :
+ Mã tài khoản 111 : “ Tiền mặt “

SV: Lường Thị Huyền Trang 52 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mã tài khoản 1111 : “ Tiền Việt Nam”


+ Mã tài khoản 152 : “ Nguyên vật liệu “
Mã tài khoản 1521: “ Nguyên liệu “
Mã tài khoản 1523: “ Nhiên liệu “
+ Mã tài khoản 154 : “ Chi phí SXKDDD “
Mã tài khoản 1541: “ Chi phí SXKDDD phân xưởng gạch mộc “
Mã tài khoản 1542: “ Chi phí SXKDDD phân xưởng gạch đỏ “
+ Mã tài khoản 155: “ Thành phẩm “
Mã tài khoản 1551: “ Gạch mộc “
Mã tài khoản 1552 : “ Gạch đỏ “
+ Mã tài khoản 621 : “ Chi phí NVLTT “
Mã tài khoản 6211: “ Chi phí NVLTT phân xưởng gạch mộc “
Mã tài khoản 6222: “ Chi phí NVLTT phân xưởng gạch đỏ “
+ Mã tài khoản 622: “ Chi phí NCTT “
Mã tài khoản 6221: “ Chi phí NCTT phân xưởng gạch mộc “
Mã tài khoản 6222: “ Chi phí NCTT phân xưởng gạch đỏ “
+ Mã tài khoản 627: “ Chi phí SXC “
Mã tài khoản 6271: “ Chi phí SXC phân xưởng gạch mộc “
Mã tài khoản 6272: “ Chi phí SXC phân xưởng gạch đỏ “
Mã tài khoản 6273: “ Chi phí SXC cả 2 phân xưởng “
........................................................

Việc ghi chép được tiến hành theo trình tự :

SV: Lường Thị Huyền Trang 53 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung với phần mềm
kế toán Cybersoft

Chøng tõ kÕ -Sæ, thÎ kÕ to¸n chi


to¸n tiÕt -Sæ tæng hîp
M¸y tÝnh chi tiÕt -Sæ
nhËt ký chung
-Sæ c¸i

-B¶ng c©n ®èi sè


ph¸t sinh…..
B¶ng tæng hîp B¸o c¸o tµi chÝnh
chøng tõ kÕ
to¸n
Ghi chú :
: Nhập số liêụ hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
: Kiểm tra, đối chiếu
Hàng ngày : Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
nhập vào máy tính với phần mềm kế toán, đồng thời ghi vào sổ tổng hợp chứng từ.
Cuối tháng, cuối năm : In sổ báo cáo cuối tháng, cuối năm và đối chiếu với
các sổ liên quan trong phần mềm.
2.1.5.3. Các chính sách và phương pháp kế toán cơ bản của Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Trường Sơn : Áp dụng chế độ
kế toán theo quyết định số 15/2005/QĐ –BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán : Hình thức nhật ký chung.
- Niên độ kế toán từ 01/01/N-31/12/N, kỳ lập báo cáo là quý, năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là Việt Nam Đồng ( VNĐ )
- Phương pháp tính thuế GTGT : Công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm : Phương pháp tính giá thành phân
bước có tính giá thành nửa thành phẩm.

SV: Lường Thị Huyền Trang 54 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho :


+ Nguyên tắc tính giá trị HTK xuất kho : Theo phương pháp bình quân gia
quyền cả tháng.
+ Nguyên tắc tính giá trị HTK xuất kho : Theo phương pháp bình quân gia
quyền cả tháng.
+ Nguyên tắc hoạch toán HTK : Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kế toán TSCĐ :
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ : Theo nguyên giá và giá trị còn lại.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ : Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu : Áp dụng chuẩn mực kế toán 14.

2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn

2.2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty

2.2.1.1. Thực trạng phân loại chi phí sản xuất tại Công ty

Chi phí sản xuất trong Công ty đa dạng gồm nhiều loại chi phí cụ thể khác
nhau. Chúng phát sinh một cách thường xuyên qua các công đoạn khác nhau của
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

Để thuận tiện cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong công ty được chia thành 3 khoản mục:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm nguyên vật liệu chính, nhiên liệu,
phụ tùng,… chiếm khoảng 45% giá thành.

+ Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm lương trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất và các khoản trích theo lương chiếm khoảng 22% giá thành.

+ Chi phí sản xuất chung : Bao gồm chi phí nhân viên nhà xưởng trong đó bao
gồm cả công nhân Tổ cơ điện và Tổ vệ sinh và nhân viên phục vụ, Chi phí vật liệu,
công cụ dụng cụ, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và các
khoản chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng khoảng 33% giá thành.

SV: Lường Thị Huyền Trang 55 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mang đặc trưng của doanh nghiệp sản xuất, sản xuất trên quy trình công nghệ
sản xuất phức tạp, CP NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí bỏ ra để sản
xuất sản phẩm, trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu mua ngoài. Vì vậy, đây được
xác định là trọng tâm quản lý. Bên cạnh đó CP NCTT và CP SXC cũng là khoản
mục chi phí quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm nên rất được công ty quan
tâm nhằm hướng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

2.2.1.2. Thực trạng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty

Công ty có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp trải qua 2 giai đoạn chính,
quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính (Đất sét và Than
cám), kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau do đó : Đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà tập hợp chung
cho cả quá trình sản xuất. Từ những đặc điểm trên, kế toán xác định đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất là quá trình sản xuất tại phân xưởng gạch mộc và tại phân
xưởng gạch đỏ hay nói cách khác là tổng gạch mộc và tổng gạch đỏ sản xuất ra
trong kỳ.

2.2.1.3. Thực trạng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
Hiện nay Công ty cổ phần Trường Sơn thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất theo
hai phương pháp:
Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các chi
phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Phương
pháp này áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến từng phân xưởng riêng
biệt : Phân xưởng gạch mộc và phân xưởng gạch đỏ.
Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng
khi một loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Kế toán không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể. Phương pháp này áp
dụng với những loại chi phí có liên quan đến cả 2 phân xưởng không thể tập hợp
trực tiếp mà phải tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng riêng biệt như : Chi phí
sản xuất chung cho 2 phân xưởng.

SV: Lường Thị Huyền Trang 56 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.1.4. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
2.2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn
trong giá thành sản phẩm nên việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục chi phí
này là căn cứ quan trọng tính giá thành sát thực nhất, việc tiết kiệm hay lãng phí có
ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty. Xuất phát từ đặc điểm của Công ty sản xuất Gạch đất sét nung,
nguyên vật liệu phục vụ bao gồm nhiều loại khác nhau:
- Nguyên vật liệu chính gồm có : Đất sét, Than cám …
- Nhiên liệu : Dầu DO, Dầu máy,…
Trong tất cả các nguyên nhiên liệu trên thì chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
chế tạo sản phẩm bao gồm đất sét và than cám, tuy nhiên do phân làm 2 phân
xưởng nên đối với phân xưởng gạch mộc thì nguyên vật liệu chính là đất sét và
than cám, còn với phân xưởng gạch đỏ nguyên vật liệu chính lại là gạch mộc và
than cám. Đất sét là nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng giá
thành sản phẩm, chúng được bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ, còn
than cám là nguyên vật liệu phụ được sử dụng để nung đốt sản phẩm. Chúng được
bỏ vào dần dần theo 2 giai đoạn chế tạo sản phẩm. Cụ thể : Ở giai đoạn 1 – Giai
đoạn chế biến tạo hình sử dụng khoảng 70%, Ở giai đoạn 2 – Giai đoạn sấy nung sử
dụng khoảng 30%.
* Trình tự hoạch toán chi phí NVL tại công ty:
Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch, số lượng sản xuất, nhu cầu thực tế và định
mức tiêu hao nguyên vật liệu, khi có nhu cầu lĩnh vật tư dùng cho sản xuất sản
phẩm, các tổ sản xuất thuộc các phân xưởng lập Giấy đề nghị xuất vật tư.
Giấy đề nghị này được cán bộ phân xưởng làm thủ tục lĩnh vật tư để phục vụ
sản xuất. Kế toán vật tư lập phiếu xuất kho để thủ kho xuất nguyên vật liệu cho sản
xuất sản phẩm.
Mẫu 2.1: Giấy đề nghị cấp vật tư

SV: Lường Thị Huyền Trang 57 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Công ty CP Trường Sơn


GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ

Kính gửi: Ban giám đốc Nhà máy


Tên tôi là: Lê Hữu Cường
Bộ phận: Thủ kho – vật tư
Lý do cấp: Phục vụ sản xuất
Danh mục vật tư:

TT TÊN HÀNG HÓA ĐVT SỐ LƯỢNG GHI CHÚ

1 Than cám 6A Kg 87,626


2 Dầu DO Lít 1,200
3 Dầu máy Lít 1,500
Ngày 25 tháng 12 năm 2013
GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

Công ty thực hiện hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song.
Có nghĩa là thẻ kho theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho được lập ở cả kho và
phòng kế toán. Hàng tháng, kế toán vật tư xuống đối chiếu với Sổ kho của thủ kho.

Mẫu 2.2: Thẻ kho


Công ty CP Trường Sơn
Trích THẺ KHO
(tháng 12/ 2013)

SV: Lường Thị Huyền Trang 58 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chứng từ Khách Diễn giải Đơn Nhập Xuất


hàng giá
Ngày Số Số Giá trị Số Đơn giá
lượng lượng
….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …… ….
3/12/2013 PN339 Trạm than Mua than 1,320 16,640 21,964,800
Hoằng Lý cám phục
vụ sản xuất
4/12/2013 PN421 Trạm than Mua than 1,320 20,640 27,244,800
Hoằng Lý cám phục
vụ sản xuất
5/12/2013 PN422 Trạm than Mua than 1,300 18,170 23,984,400
Hoằng Lý cám phục
vụ sản xuất
….. … …. …. …. …. …. …. ….
Anh Cường
xuất than
Lê Hữu phục vụ sản 1319.
12/31/2013 PX1 Cường xuất 96 0 0 60301 79,594,908
….. ….. ….. …… ….. …… …… …… …..

Về mặt giá trị, trị giá vốn của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương
pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Vào thời điểm thực xuất, giá ghi trên phiếu xuất kho là
giá tạm tính. Đến cuối tháng phần mềm kế toán tự điều chỉnh lại giá xuất kho theo giá bình
quân gia quyền cả kỳ.

Đơn giá xuất kho Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
=
bình quân Số lượng NVLtồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ

Giá thực tế vật liệu Số lượng vật liệu Đơn giá xuất kho bình
= x
xuất kho xuất kho quân
Số lượng NVL cuối kỳ Số lượng NVL Số lượng NVL Số lượng

SV: Lường Thị Huyền Trang 59 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

xuất trong tháng cho = tồn kho + nhập kho - NVL


nửa thành phẩm, đầu tháng trong tháng tồn
thành phẩm nhập kho
Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất hoặc công tác quản lý các
phân xưởng, kế toán máy nhập đầy đủ các dữ liệu vào Phiếu xuất kho như : Ngày,
Đối tượng, Mã nhập xuất, Số lượng xuất,..
Ví dụ: Tính trị giá nguyên vật liệu chính đất, than cám, gạch mộc xuất kho để
sản xuất trong tháng 12/2013 :
Mẫu 2.3: Bảng tổng hợpNVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
BẢNG TỔNG HỢP NVL TỒN ĐẦU KỲ VÀ NHẬP TRONG KỲ

(31/12/2013)

Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ


STT Mã vật tư ĐVT
Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền

1 VT.01.0001 M3 2,350 25,850,000 5,565 55,650,000


2 VT.01.0002 Kg 145,228 191,780,516 230,310 306,081,990
Tổng Cộng 217,630,516 361,731,990

*Trích số liệu về tình hình sử dụng đất tháng 12/2013 tại Công ty cổ phần
Trường Sơn :
- Số lượng tồn đầu tháng : 2,350 m³, Trị giá tồn cuối tháng : 25,850,000
- Số lượng đất nhập trong tháng : 5,565 m³, Trị giá nhập trong tháng :
55,650,000
- Số lượng tồn cuối tháng : 4,365 m³
Căn cứ vào số liệu trên ta tính được trị giá đất xuất trong tháng là :

25,850,000 + 55,650,000
4,365 x = 44,945,988
2,350 + 5,565
*Trích số liệu về tình hình sử dụng than cám tháng 12/2013 tại Công ty cổ
phần Trường Sơn :

SV: Lường Thị Huyền Trang 60 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Biên bản kiểm kê số tồn đầu tháng: Nguyên liệu than cám
+ Khối lượng tồn đầu tháng: 145,228 tấn
+ Trị giá tồn đầu tháng: 191,780,016
- Tổng hợp số liệu trên các chứng từ nhập kho trong tháng 12:
+ Khối lượng than cám nhập kho: 494,310 tấn
+ Trị giá than cám nhập kho: 632.716.800
- Bảng kê tổng hợp xuất trong tháng 12: 350,980 tấn, Trong đó xuất 234,992 tấn
cho phân xưởng gạch mộc, xuất 91,999 tấn cho phân xưởng gạch đỏ.
Căn cứ vào số liệu trên ta tính được:
- Trị giá tổng than cám xuất trong tháng 12 là:

191.780.016 + 306,081,990
350,980 x = 465,304,728
145,228+ 230,310
- Trị giá than cám xuất cho phân xưởng gạch mộc trong tháng 12 là :

191,780,016 + 306,081,990
234,992 x = 311,535,953
145,228+ 230,310
- Trị giá than cám xuất cho phân xưởng gạch đỏ trong tháng 12 là :

191,780,016 + 306,081,990
91,999 x = 121,965,838
145,228+ 230,310

*Trích số liệu về tình hình sử dụng gạch mộc tháng 12/2013 tại Công ty cổ
phần Trường Sơn :
+ Khối lượng tồn đầu tháng : 673,000 viên
+ Giá trị tồn đầu tháng : 181,168,000
- Tổng hợp số liệu trên các chứng từ nhập kho trong tháng 12:
+ Khối lượng gạch mộc nhập kho : 2,379,346 viên
+ Giá trị gạch mộc nhập kho : 638,854,401

SV: Lường Thị Huyền Trang 61 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Bảng kê tổng hợp xuất trong tháng 12: xuất 2,752,933 viên cho phân xưởng
2 để sản xuất gạch đỏ
Căn cứ vào số liệu ta tính được trị giá gạch mộc xuất kho là :

182,168,000 + 638,854,401
2,752,933 x = 740,486,059
673,000+ 2,379,346

* Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập xuất kho NVL, Bảng kê vật tư xuất dùng kiêm phiếu xuất kho.
- Các bảng kê chi tiết, Bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn NVL, Bảng phân bổ
nguyên vật liệu
Để lập phiếu xuất kho, sau khi mở màn hình nhập liệu, kế toán thực hiện các thao tác :
- Nhập loại phiếu; Mã, Tên khách hàng; Ngày tháng; Người nhận hàng,…
- Nhập mã hàng; Đơn giá; Số lượng xuất của từng mã hàng,..
- Chọn phương pháp tính giá thực tế xuất kho : Kế toán bấm chọn phương
pháp bình quân gia quyền.
Máy tính tự động nhập số thứ tự và nhập số chứng từ căn cứ vào mã từng
loại chứng từ.
Tên hàng, đơn vị tính và mã kho được máy tính tự động nhập dựa trên mã hàng
Chương trình không cho phép người sử dụng cập nhật vào trường “ tiền “, máy
tính tự động cập nhật đơn giá và tính cột thành tiền dựa vào số lượng xuất.
Màn hình nhập liệu phiếu xuất kho than cám 6A :

SV: Lường Thị Huyền Trang 62 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Hình 2.2: Màn hình phiếu xuất kho than cám 6A

Mẫu 2.4: Phiếu xuất kho


CÔNG TY CP TRƯỜNG SƠN - NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL TRƯỜNG SƠN
Mẫusố: 02-VT
(Banhành theo QĐ số 15 ban hành

SV: Lường Thị Huyền Trang 63 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

ngày20/03/20 của Bộ trưởng BTC)


PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 30 tháng 13 năm 2013
Số : 1
-Bộ phận:KHO7 Nợ: 6211
-Người nhận hàng : Giám đốc nhà máy 6212
-Lý do xuất: Xuất than phục vụ sản xuất Có: 1521

STT Mã hàng Tên vật tư ĐVT Mã kho Số lượng Đơn giá Thành tiền
PX
1 VT.01.0002 Than cám 6A kg KHO7 87.626.000 1.319,960 511.650.815 PX1
2 VT.01.0002 Than cám 6A kg KHO7 17.431.000 1.319,960 155.004.223 PX2
3 VT.01.0002 Than cám 6A kg KHO7 3.500.000 1.319,960 4.619.860 PX2
4 VT.01.0002 Than cám 6A kg KHO7 60.301.000 1.319,960 79,504,900 PX1
750.069.860
Cộng:

Tổng số tiền (Viết bằng chữ) : Bảy trăm năm mươi triệu không trăm sáu mươi chín
nghìn tám trăm sáu mươi đồng.
Ngày 30 tháng 06 năm 2012
Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký,họ & tên) (Ký, họ & tên) (Ký, họ & tên) (Ký, họ & tên)

Sau khi khai báo xong, nhấn chuột vào nút lưu trên thanh công cụ, sau đó số liệu sẽ
được tự động nhập vào Sổ cái tài khoản 621 và Sổ chi tiết vật tư hàng hóa.

Để in phiếu xuất kho, kế toán nhấn chuột vào nút in chứng từ.

* Tài khoản sử dụng:


Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản
621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “, tài khoản này được chi tiết cho từng phân
xưởng trong đó :

SV: Lường Thị Huyền Trang 64 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- TK6211 “ Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng gạch mộc “
- TK6212 “ Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng gạch đỏ “
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được tập hợp cho cả quá trình sản xuất
ở từng phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức định mức
tiêu hao.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng các tài khoản liên quan như TK152, trong đó :
+ TK 1521 : “ Vật liệu “
+ TK 1523 : “ Nhiên liệu “
* Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu :
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán CPNVL tại phân xưởng gạch mộc

TK6211 TK152
(2)
TK 152

(1)
TK 1541
(3)

Chú giải sơ đồ:


(1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất gạch mộc.
(2): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho
(3): Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT bán thành phẩm gạch mộc.
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán CPNVL tại phân xưởng gạch đỏ

SV: Lường Thị Huyền Trang 65 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK 152 TK6212 TK152


(1) (4)

TK 1541
TK 1542
(2)
(5)

TK 1551
(3)

Chú giải sơ đồ:


(1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất gạch đỏ.
(2): Gạch mộc sản xuất xong chuyển thẳng sản xuất gạch đỏ.
(3): Xuất kho Gạch mộc trong kho để sản xuất gạch đỏ.
(4): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho
(5): Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT thành phẩm gạch đỏ.
Các số liệu trên chứng từ gốc phiếu nhập xuất kho như trên được tự động kết
chuyển vào các sổ liên quan như sau:

Màn hình Sổ chi tiết TK6211:

SV: Lường Thị Huyền Trang 66 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Hình 2.3 : Màn hình giao diện sổ chi tiết tài khoản 6211

SV: Lường Thị Huyền Trang 67 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mẫu 2.5: Trích sổ chi tiết tài khoản 6211


Công ty cổ phần Trường Sơn
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6211
( Tháng 12/2013 )
TK
Số
Mã Số chứng Diễn giải đối Số phát sinh
Ngày CTGS
từ ứng
Nợ Có
Số dư đầu kì
…. …. …. …. ….. … ….. ….
Anh Cường xuất
đất phục vụ sản
PXD 1 2/12/2013 xuất 1521 15,345,900 0
Anh Cường xuất
than phục vụ sản
PXD 1 2/12/2013 xuất 1521 35,456,764 0
Anh Cường xuất
dầu phục vụ sản
PXD 2 3/12/2013 xuất 1523 5,890,000 0
Anh Hữu xuất
đất phục vụ sản
PXD 2 3/12/2013 xuất 1521 28,789,098 0
Anh Cường xuất
dầu phục vụ sản
PXD 3 4/12/2013 xuất 1523 12,356,700 0
……. …… …… ……… ….. ……. ..……
K/Chuyển CP
NVL sang
PK3 002-12/KC 31/12/2013 CPSXKDDD 1541 0 591,245,723

Màn hình Sổ chi tiết TK 6212:

SV: Lường Thị Huyền Trang 68 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Hình 2.4: Màn hình giao diện sổ chi tiết tài khoản 6212

Mẫu 2.6: Trích sổ chi tiết tài khoản 6212


Công ty cổ phần Trường Sơn

SV: Lường Thị Huyền Trang 69 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6212


( 12/2013 )
TK
Mã Số chứng Số Diễn giải đối Số phát sinh
Ngày
từ CTGS ứng
Nợ Có
Số dư đầu kì
…. …. …. …. ….. … ….. ….
Anh Cường xuất
than phục vụ sản
PXD 1 1/12/2013 xuất 1521 123,650,815 0
Anh Cường xuất
than phục vụ sản
PXD 1 1/12/2013 xuất 1521 55,004,223 0
Anh Cường xuất
dầu phục vụ sản
PXD 1 2/12/2013 xuất 1523 79,594,908 0
Anh Hữu xuất
gạch mộc phục
PXD 809 2/12/2013 vụ xếp goòng 1551 318,621,557 0
Anh Hữu xuất
gạch mộc phục
PXD 809 3/12/2013 vụ xếp goòng 1551 281,512,820 0
……. …… …… ……… ….. ……. ..……
K/Chuyển CP
NVL sang
PK3 002-12/KC 31/12/2014 CPSXKDDD 1542 0 1,293,515,899

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC NM GIÁM ĐỐC CTY

Mẫu 2.7: Trích sổ chi tiết Tài khoản 1551


Công ty cổ phần Trường Sơn
SỔ CHI TIẾT TK1551
( 12/2013 )

SV: Lường Thị Huyền Trang 70 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chøng tõ TK Sè ph¸t sinh


Số
Mã DiÔn gi¶i đối
Số chứng CTGS
Ngày Nî Cã
từ ứng

Dư ®Çu kú
…. …. …. ….. ….. …. ….. …..
NhËp g¹ch
23/12/20 méc th¸ng 154 440,000,8
PN 102 13 12/2013 1 0 29
NhËp g¹ch
23/12/20 méc th¸ng 154 315,308,8
PN 107 13 12/2013 1 0 64
NhËp g¹ch
24/12/20 méc th¸ng 154 265,401,9
PN 278 13 12/2013 1 0 26
…. ….. ….. …. …. ….
XuÊt g¹ch méc 1,293,515,
28/12/20 phôc vô xÕp 621 899
PXD 809 13 goßng 2 0
XuÊt g¹ch méc 451,512,82
29/12/20 phôc vô xÕp 621 0 0
PND 811 13 goßng 2
KC CPSXKDDD

002- 12/31/20 sang bán thành 154 882,601,0 0


PK3 12/KC 13 phẩm gạch mộc 1 31

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC NM GIÁM ĐỐC CTY

Màn hình Sổ chi tiết TK621:

SV: Lường Thị Huyền Trang 71 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Hình 2.5: Màn hình giao diện sổ chi tiết tài khoản 621

Mẫu 2.8: Trích sổ chi tiết tài khoản 621


Công ty cổ phần Trường Sơn
SỔ CHI TIẾT TK 621

SV: Lường Thị Huyền Trang 72 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

( 12/2013 )

TK
Mã Số chứng Số đối Số phát sinh
Diễn giải
Ngày ứng
từ CTGS
Nợ Có
Số dư đầu kì
…. …. …. …. ….. … ….. ….
Anh Cường xuất
than phục vụ sản
PXD 1 1/12/2013 xuất 1521 123,650,815 0
Anh Cường xuất
than phục vụ sản
PXD 1 1/12/2013 xuất 1521 55,004,223 0
Anh Cường xuất
dầu phục vụ sản
PXD 1 2/12/2013 xuất 1523 79,594,908 0
Anh Hữu xuất
gạch mộc phục
PXD 809 2/12/2013 vụ xếp goòng 1551 318,621,557 0
Anh Hữu xuất
gạch mộc phục
PXD 809 3/12/2013 vụ xếp goòng 1551 281,512,820 0
……. …… …….. ……… ….. ……. ..……
K/Chuyển CP NVL
PK3 002-12/KC 31/12/2013 sang CPSXKDDD 1541 0 591,245,723
K/Chuyển CP
NVL sang
PK3 002-12/KC 31/12/2013 CPSXKDDD 1542 0 1,293,515,899

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC NM GIÁM ĐỐC CTY


Mẫu 2.9: Trích sổ cái tài khoản 621
Công ty cổ phần Trường Sơn
Trích SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
( 12/2013 )
Số chứng Ngày Số Diễn giải TK Số phát sinh
Mã từ CTGS đối
ứng

SV: Lường Thị Huyền Trang 73 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Nợ Có
Số dư đầu kì
…. …. …. …. ….. … ….. ….
Anh Cường xuất
than phục vụ sản
PXD 1 1/12/2013 xuất 1521 511,650,815 0
Anh Cường xuất
than phục vụ sản
PXD 1 1/12/2013 xuất 1521 155,004,223 0
Anh Cường xuất
than phục vụ sản
PXD 2 2/12/2013 xuất 1521 79,594,908 0
Anh Hữu xuất
gạch mộc phục vụ
PXD 809 2/12/2013 xếp goòng 1551 318,621,557 0
Anh Hữu xuất
gạch mộc phục vụ
PXD 809 2/12/2013 xếp goòng 1551 455,348,200 0
Anh Hữu xuất
gạch mộc phục vụ
PXD 809 3/12/2013 xếp goòng 1551 281,512,820 0
……. …… ……… ….. ……. ..……
K/Chuyển CP
NVL sang
PK3 002-12/KC 31/12/2013 CPSXKDDD 1541 0 591,245,723
K/Chuyển CP
NVL sang
PK3 002-12/KC 31/12/2013 CPSXKDDD 1542 0 1,293,515,899

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC NM GIÁM ĐỐC CTY

2.2.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi chí nhân công trực tiếp của nhà máy bao gồm toàn bộ tiền lương như :
( Lương cơ bản, các khoản phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn, các khoản khác...) phải trả
cho công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm.

Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho
các quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo
tỷ lệ phần trăm trên tiền lương cơ bản, trong đó một phần do nhà máy chịu tính vào

SV: Lường Thị Huyền Trang 74 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng ( 17% ), phần còn lại (7% ) được trừ vào
lương của người lao động.

Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lương
cơ bản, trong đó một phần do nhà máy chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
tháng (3% ), phần còn lại (1,5% ) được trừ vào lương của người lao động.

Quỹ BHTN được hình thành tương tự, 1% tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh, 1% trừ vào tiền lương của người lao động.
* Trình tự hoạch toán chi phí NCTT tại Công ty :

Đối với cán bộ, nhân viên văn phòng, Công ty hiện đang áp dụng hình thức trả
lương theo thời gian, theo hợp đồng lao động, ngày công tối thiểu là 26 ngày/tháng.
Đây là hình thức tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương của
người lao động.Theo hình thức này tiền lương được tính bằng :

Tiền lương = Lương theo hợp đồng + Lương làm thêm + Tiền ăn + Phụ cấp trách nhiệm

Ví dụ : ( Tháng 12/2013 ) Lê Thị Huyền – kế toán trưởng lương hợp đồng cho 26
ngày công là 4,500,000, làm thêm 2 ngày (225,000/ngày làm thêm), tiền ăn
420,000, tiền phụ cấp trách nhiệm 650,000. Vây tổng lương :

4,500,000 + 2 × 225.000 + 420,000 + 650,000 = 6,020,000

Đối với bộ phận sản xuất, Công ty đang sử dụng hình thức trả lương khoán
theo sản phẩm và lương hợp đồng. Công ty đã xây dựng định mức và đơn giá khoán
sản phẩm cho từng bộ phận sản xuất, từng công việc cụ thể, từng công đoạn sản
xuất. Từ đó tổng hợp lại, xây dựng bảng đơn giá tiền lương, xác định mức tiền
lương bình quân trả cho đơn vị sản phẩm nhập kho.
Công ty cổ phần Trường Sơn có nhiều bộ phận sản xuất trong các phân xưởng.
Trong đó:
- Nhân công trực tiếp phân xưởng 1 bao gồm các tổ: Tổ cấp đất, Tổ chế biến
tạo hình, Tổ vận hành mộc khoán theo sản phẩm gạch mộc.

SV: Lường Thị Huyền Trang 75 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Nhân công trực tiếp phân xưởng 2 bao gồm các tổ: Tổ nung hầm sấy, Tổ xe
nâng, Tổ xếp goòng, Tổ xuống goòng khoán theo sản phẩm gạch đỏ.
Sản phẩm khoán là số lượng sản phẩm đã quy tiêu chuẩn.
- Còn đối với Tổ cơ điện và Tổ vệ sinh thì Công ty cho tập hợp vào Chi phí
sản xuất chung. Tổ cơ điện được tính lương theo hình thức lương khoán theo tổng
số ngày, Tổ vệ sinh tính lương theo hình thức trả lương theo khoán ngày công.
Cuối tháng căn cứ vào số ngày công và số sản phẩm khoán kế toán sẽ tính toán
lập bảng thanh toán lương và chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc duyệt.
* Cách tính lương: Bắt đầu từ 01/8/2013 mức lương của toàn bộ công nhân
nhà máy được tính như sau:
- Đối với phân xưởng chế biến tạo hình, tiền lương trả theo sản phẩm căn cứ vào
số lượng gạch mộc hoàn thành( đã quy ra sản lượng tiêu chuẩn ) trong tháng, số
ngày công và mức giá khoán 1 sản phẩm :
Tiền lương sản phẩm tính cho Số lượng Mức khoán Ngày công
công nhân phân xưởng = gạch mộc × 1 sản ×
chế biến tạo hình hoàn thành phẩm 26
-Đối với phân xưởng nung, hầm sấy tiền lương trả theo sản phẩm căn cứ vào số
lượng gạch đỏ hoàn thành trong tháng, số ngày công và mức khoán 1 sản phẩm :
Tiền lương sản phẩm tính cho Số lượng Mức khoán Ngày công
công nhân phân xưởng = gạch đỏ × 1 sản ×
nung, hầm sấy hoàn thành phẩm 26
- Tiền ăn: Tính cộng vào lương : 7.500đ/buổi
- Các khoản phạt : Công nhân nghỉ việc mà không được sự đồng ý của Ban giám
đốc sẽ bị phạt ngày công nhân hệ số 1,5. Nhưng nghỉ quá 3 ngày mà không xin
phép sẽ xem xét đến việc chấm dứt hợp đồng lao động và chịu mức phạt theo quy
định của Công ty.
Mẫu 2.10: Bảng truy thu tiền phạt
Công ty cổ phần Trường Sơn
BẢNG TRUY THU TIỀN PHẠT

SV: Lường Thị Huyền Trang 76 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

(Tháng 12 năm 2013 )

STT Họ và tên Bộ phận Số tiền Ký nhận Ghi Chú

1 Phạm Văn Hảo Máy xúc 200,000


Cả tổ cơ
2 Mai Xuân Giáp Tổ trưởng tổ cơ khí 400,000 khí
3 Biên
3 Đỗ Đình Minh CN Tổ lò 1,000,000 bản

4 Trịnh Văn Lý CN Tổ lò 200,000

5 Hoàng Thị Thường CN Chở than 100,000

6 Bạch Quang Thành Công nhân 100,000

7 Mai Xuân Luân CN Tổ lò 750,000

CỘNG - 2,750,000

Mẫu 2.11: Bảng quy chế tính lương quy định


Công ty cổ phần Trường Sơn

QUY CHẾ TÍNH LƯƠNG


( Áp dụng từ tháng 8/2013)
*Phân xưởng chế biến tạo hình gạch mộc
STT Chức vụ, công việc Số nhân viên Mức Phụ cấp trách

SV: Lường Thị Huyền Trang 77 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

khoán 1
nhiệm, khác
sản phẩm
1 Quản đốc phân xưởng 01 1,9 650.000
2 Lái máy xúc, tổ trưởng cấp đất 01 1,6 400.000
3 Lái máy ủi 02 1,6
4 Tổ trưởng vận hành máy 01 1,5 400.000
5 Công nhân vận hành máy 02 1,5 200.000
6 Công cấp liệu than 01 1,5 400.000
7 Tổ trưởng dây chuyền gạch mộc 01 1,4 400.000
8 Tổ phó dây chuyền gạch mộc 01 1,4 200.000
9 Công nhân dây chuyền gạch 26 1,4
10 Công nhân xay than 02 1,5 400.000

SV: Lường Thị Huyền Trang 78 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

*Phân xưởng lò nung, hầm sấy :


Phụ cấp
Số nhân Mức khoản
STT Chức vụ, công viêc trách nhệm,
viên 1 sản phẩm
khác
1 Quản đốc phân xưởng 01 1,9 650.000
2 Tổ trưởng tổ xếp goòng 01 1,4 400.000
3 Tổ phó tổ xếp goòng 01 1,4 200.000
4 Công nhân xếp goòng gạch mộc 28 1,4
5 Tổ trưởng lò nung 01 1,4 400.000
6 Ca trưởng lò nung 02 1,4 300.000
7 Công nhân tổ lò nung 06 1,4
8 Tổ trưởng tổ xuống goòng 01 1,4 400.000
9 Tổ phó tổ xuống goòng 01 1,4 200.000
10 Công nhân xuống goòng gạch đỏ 20 1,4
11 Tổ trưởng tổ xe nâng 01 1,6 400.000
12 Công nhân vận hành xe nâng 02 1,6

* Bộ phận cơ điện
STT Chức vụ, công việc Số nhân viên Mức lương Phụ cấp trách
nhệm, khác
1 Tổ trưởng 01 4.500.000 400.000
2 Công nhân cơ điện 03 4.500.000

*Tổ vệ sinh
STT Chức cụ, công việc Số nhân viên Mức khoán Phụ cấp trách
ngày công nhệm, khác
1 Nhân viên vận chuyển than 01 85.000
2 Nhân viên vệ sinh 04 85.000

*Khoán sản phẩm cho công nhân lao động – Trại giam Thanh Lâm
- Tổ gạch mộc : Số nhân công 30, Mức khoán 30đồng/viên gạch mộc, khoán
dọn kênh lò 2 ngày/tháng : 5.400.000, Phụ cấp xay than : 3.000.000/tháng, Đưa
gạch vào kho 17đồng/viên.
- Tổ xếp goòng : Số công nhân 30, Mức khoán 33đồng/viên gạch thành
phẩm. Số tiền công làm them các ngày chủ nhật trong tháng được nhân hệ số 1,1.

SV: Lường Thị Huyền Trang 79 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Tổ xuống goòng : Số công nhân 22, Mức khoán 25đồng/viên gạch thành
phẩm. Số tiền công làm thêm các ngày chủ nhật trong tháng được nhân hệ số 1,1.
Công nhân tại đây không được hưởng phụ cấp tiền ăn và trích lập BHXH
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công của từng phân xưởng sản xuất gửi lên và
hợp đồng lao động của từng người lao động, kế toán tiền lương sẽ tính ra tiền lương
thực tế của từng công nhân sản xuất, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN. Kế
toán lập bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
* Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng thanh
toán lương và bảo hiểm, Nhật ký tổ máy, Sổ bốc gạch lên xuống,…
Toàn bộ quá trình tính toán lập bảng thanh toán lương và phụ cấp, bảng tổng
hợp thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH đều được Kế toán Bán
hàng - Tiền lương thực hiện thủ công bằng Excel.
* Tài khoản kế toán sử dụng:
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 - Chi phí nhân
công trực tiếp, trong đó :
-TK6221 : “ Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng gạch mộc “
-TK6222 : “ Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng gạch đỏ “
Ngoài ra còn sử dụng TK 334 : “ Phải trả người lao động “ Trong đó :
+ TK 3341 : “ Phải trả công nhân viên “
+ TK 3348 : “ Phải trả phạm nhân “
Tài khoản liên quan đến trích lập BH là TK3382, TK3383, TK3384 để theo
dõi BHYT, BHXH và BHTN.

* Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu :


Sơ đồ 2.7: Sơ đồ kế toán CPNCTT tại phân xưởng gạch mộc

SV: Lường Thị Huyền Trang 80 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK 334 TK 6221 TK 1541

(1) (3)

TK 338

(2)

Chú giải sơ đồ:


(1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân Tổ cấp đất, Tổ chế
biến tạo hình , Tổ vận hành mộc, Công nhân trại giam Tổ chế biến tạo hình.
(2): Các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ.
(3): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT sang CPSXKDDD gạch mộc.

Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kế toán CPNCTT tại phân xưởng gạch đỏ:

SV: Lường Thị Huyền Trang 81 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK 334 TK 6222 TK 1542

(1) (3)

TK 338

(2)

Chú giải sơ đồ:


(1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân Tổ nung hầm sấy,
Tổ xe nâng , Công nhân trại giam Tổ xếp goong, Tổ xuống goong.
(2): Các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ.
(3): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT sang CPSXKDDD gạch đỏ.
* Sổ kế toán sử dụng
Bao gồm: Sổ chi tiết TK622, Sổ cái TK622

Mẫu 2.12: Bảng chấm công tổ cấp đất


CÔNG TY CP TRƯỜNG SƠN

SV: Lường Thị Huyền Trang 82 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Bộ phận : Tổ Cấp đất


BẢNG CHẤM CÔNG
(12/2013)

TT Họ và tên Ngày trong tháng Tổng


ngày
1 2 … 10 … 28
công
1 Nguyễn Đình Nghĩa x x … 0 … x 25
2 Phan Văn Tuấn x 0 … x … x 26
3 Nguyễn Thế Anh x x … x … 0 24
... ... ... .
... ... ... .
… CỘNG X 625

Mẫu 2.13: Bảng chấm công tổ xe nâng


CÔNG TY CP TRƯỜNG SƠN
Bộ phận : Tổ Xe nâng
BẢNG CHẤM CÔNG
(12/2013)

TT Họ và tên Ngày trong tháng Tổng


ngày
1 2 … 10 … 28
công
1 Trần Trung Đức x x … x … x 26
2 Lê Văn Huân x x … x … 0 25
3 Nguyễn Mạnh Hải x x … 0 … x 24
... ... ... .
... ... ... .
… CỘNG X 634

SV: Lường Thị Huyền Trang 83 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV: Lường Thị Huyền Trang 84 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mẫu 2.14: Bảng thanh toán lương


BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG

Tháng 12 năm 2013

Tiền lương còn


Lương sản phẩm TL làm thêm ngoài giờ
lại nhận được
BHXH,
Phụ cấp
Ngày BHNT,
TT Bộ phận trách Tổng cộng Tiền ăn
Số SP sx(SP) hoặc công BHTN
Số tiền Số tiền nhiệm Số tiền
mức khoán(VNĐ) (hoặc số
gạch)
12,300,066 1,168,506
1 Tổ cấp đất 2,547,956 11,532,190 10 367,876 400.000 11,727,810
596,250
29,564,099 2,808,589
2 Tổ vận hành mộc 2,547,956 28,335,421 18 578,678 650,000 28,315,510
1.560.000
50,648,909 4,811,646
3 Tổ tạo hình 1 1,327,563 48,995,000 16 853,909 800,000
4.481.250
50,318,513
18,453,571 1,753,089
4 Tổ cơ điện 17,678,571 8 375,000 400,000 17,555,482
855.000
9,596,208 911,640
5 Tổ vệ sinh 85.000 VNĐ 8,840,000 15 356,208 400,000 8,119,568
435,000
38,380,598 3,646,157
6 Tổ nung hầm sấy 2,522,845 36,581,253 7 599,345 1,200,000 39,534,441
4,800,000
13,724,270 1,303,806
7 Tổ xe nâng 2,522,845 12,766,063 12 558,207 400,000
697,500
13,117,964

Trại giam Thanh Lâm : Tổ xếp goòng, Tổ tạo hình, Tổ xuống goòng.

SV: Lường Thị Huyền Trang 85 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

83,253,885
8 Tổ xếp goòng 2,522,845 83,253,885 83,253,885
37,186,020
9 Tổ tạo hình 2 1,239,534 37,186,020 37,186,020
63,071,128
10 Tổ xuống goòng 2,522,845 63,071,128 63,071,128
25,530,000 2,425,350
Nhân viên phân
11 23,630,000 1,100,000 800,000 23,884,650
xưởng
780,000
53,517,300 10,435,873
Nhân viên bán
12 50,453,300 1,864,000 1,200,000 65,567,156
hàng
2,876,000
34,700,000 6,766,500
13 Nhân viên quản lý 32,320,000 1,580,000 800,000 42,648,500
1,900,000
460,926,943
TỔNG CỘNG

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC NM GIÁM ĐỐC CTY

SV: Lường Thị Huyền Trang 86 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mẫu 2.15: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
(tháng 12/2013)

Ghi Có TK TK 334 TK 338

STT TK 3382 TK 3383 TK 3384 Tổng cộng


Lương Cộng
(17%) (1,5%) (1%)

Đối tượng sd
1 TK 622 354,129,866 55,782,077 4,921,935 3,281,290 63,985,302 392,115,168
2 TK 627 50,148,571 8,525,257 752,229 501,486 9,778,972 59,927,543
3 TK 6411 53,517,300 9,097,941 802,759 535,173 9,900,700 63,418,000
4 TK 6421 34,700,000 5,899,000 520,500 347,000 6,766,500 41,466,500
CỘNG 466,495,737 79,304,275 6,997,423 4,664,949 90,431,474 556,927,211

Mẫu 2.16: Trích sổ chi tiết tài khoản 6221


SỔ CHI TIẾT TK6221
(tháng 12/2013)

Mã Số Số CTGS Số tiền
chứng Ngày Diễn giải TK đ/ư
Nợ Có
từ
PK1 69 31/12/2013 Lương tổ cấp đất 3341 11,727,810 0

PK1 69 31/12/2013 Lương tổ chế biến tạo hình 3341 50,318,513 0

PK1 69 31/12/2013 Lương Trại giam Tổ chế biến tạo 3348 37,186,020 0
hình
….. ……. …… …… …. ….. …..

PK3 002- 31/12/2013 Kết chuyển CP NCTT sang 1541 0 132,


12/KC CPSXKDDD phân xưởng gạch
mộc
Màn hình Sổ chi tiết TK 6221 :

SV: Lường Thị Huyền Trang 87 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Hình 2.6: Màn hình giao diện sổ chi tiết tài khoản 6221
Mẫu 2.17: Trích sổ chi tiết tài khoản 6222
Trích SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6222
(tháng 12/2013)

Mã Số Số CTGS Số tiền
chứng Ngày Diễn giải TK đ/ư
Nợ Có
từ
PK1 69 31/12/2013 Lương tổ nung, hầm sây 3341 39,534,441 0

PK1 69 31/12/2013 Lương tổ xe nâng 3341 13,117,964 0

PK1 69 31/12/2013 Lương Trại giam Tổ xếp goong 3348 83,253,885 0

….. ……. …… …… …. ….. …..

PK3 002- 31/12/2013 Kết chuyển CP NCTT sang 1542 0 222,1


12/KC CPSXKDDD phân xưởng gạch
đỏ

SV: Lường Thị Huyền Trang 88 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Màn hình Sổ chi tiết TK6222:

Hình 2.7: Màn hình giao diện sổ chi tiết tài khoản 6222

Mẫu 2.18: Trích sổ chi tiết tài khoản 622


SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622
(tháng 12/2013)

Mã Ngày Số CTGS Diễn giải TK đ/ư Số tiền

SV: Lường Thị Huyền Trang 89 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Số
chứng Nợ Có
từ
PK1 69 31/12/2013 Lương tổ chế biến tạo hình 3341 50,318,51 0
3
PK1 69 31/12/2013 Lương tổ cấp đất 3341 11,727,81
0
PK1 69 31/12/2013 Lương Trại giam Tổ chế biến tạo 3348 37,186,020 0
hình
… …. …. …. ……. ….. ..... …..

PK1 69 31/12/2013 Lương tổ xe nâng 3341 13,117,964 0

PK1 69 31/12/2013 Lương Trại giam Tổ xếp goong 3348 83,253,885 0

….. ……. …… …… …. ….. …..

PK3 002- 31/12/2013 Kết chuyển CP NCTT sang 1541 0 132,28


12/KC CPSXKDDD phân xưởng gạch
mộc
PK3 002- 31/12/2013 Kết chuyển CP NCTT sang 1542 0 222,1
12/KC CPSXKDDD phân xưởng gạch
đỏ

Màn hình Sổ chi tiết TK 622 :

SV: Lường Thị Huyền Trang 90 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Hình 2.8: Màn hình giao diện sổ chi tiết tài khoản 622

Mẫu 2.19: Trích sổ cái tài khoản 622


Trích SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
(tháng 12/2013)

SV: Lường Thị Huyền Trang 91 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mã Số Số CTGS Số tiền
chứng Ngày Diễn giải TK đ/ư
Nợ Có
từ
PK1 69 31/12/2013 Lương tổ chế biến tạo hình 3341 50,318,513 0

PK1 69 31/12/2013 Lương tổ cấp đất 3341 11,727,810

… …. …. …. ……. ….. ..... …..

PK1 69 31/12/2013 Lương tổ xe nâng 3341 13,117,964 0

PK1 69 31/12/2013 Lương Trại giam Tổ xếp goong 3348 83,253,885 0

….. ……. …… …… …. ….. …..

PK3 002- 31/12/2013 Kết chuyển CP NCTT sang 1541 0 132,2


12/KC CPSXKDDD phân xưởng gạch
mộc
PK3 002- 31/12/2013 Kết chuyển CP NCTT sang 1542 0 222,1
12/KC CPSXKDDD phân xưởng gạch
đỏ

2.2.1.4.2. Kế toán chi phí sản xuất chung


Để tiến hành sản xuất, ngoài chi phí NVLTT, chi phí NCTT, công ty còn phải
bỏ ra các khoản chi phí mang tính chất phục vụ và quản lý chung cho toàn phân
xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá
thành sản phẩm nên phải tập hợp chung cho toàn công ty rồi mới phân bổ cho đơn
đặt hàng theo tiêu thức thích hợp.

Chi phí sản xuất chung ở Công ty cổ phần Trường Sơn được chiếm tỷ trọng
33% trong tổng giá thành sản phẩm và được tập hợp theo từng yếu tố chi phí chung
cho từng dây chuyền công nghệ sản xuất các loại sản phẩm (dựa vào công thức sản
xuất mỗi loại sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung của công ty được chia làm 5 bộ phận: Chi phí nhân
viên phân xưởng; Chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cho phân xưởng; Chi
phí khấu hao TSCĐ; Chi phí sửa chữa MMTB ; Chi phí khác

SV: Lường Thị Huyền Trang 92 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Trong đó, các chi phí liên quan đến từng phân xưởng thì được tập hợp và
phân bổ theo phương pháp trực tiếp như chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật
liệu xuất dùng cho từng phân xưởng, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí bằng tiền
liên quan trực tiếp đến phân xưởng.

Các chi phí được tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp là các chi
phí như chi phí nhân công Tổ cơ điện và Tổ vệ sinh, Chi phí vật liệu, Chi phí sửa
chữa MMTB, Chi phí bằng tiền khác như tiền điện,..Các chi phí này được phân bổ
cho 2 phân xưởng gạch mộc và gạch đỏ theo tỉ lệ 60/40.

- Tài khoản kế toán sử dụng:


+ Để kế toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 – chi phí sản xuất
chung. TK 627 được mở 3 tài khoản cấp II

 TK 6271: Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng gạch mộc.

 TK6272: Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng gạch đỏ.

 TK6273 : Chi phí sản xuất chung cho 2 phân xưởng bao gồm: Chi phí
điện sản xuất, Chi phí vật liệu công cụ, Chi phí sửa chữa MMTB và chi phí bằng
tiền khác.
+ TK 627 sử dụng để tập hợp Chi phí sản xuất chung cho tất cả các phân
xưởng. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK khác liên quan như TK 334, 338,
1521, 214, 111,…
- Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
Bảng tính lương và bảo hiểm, Bảng tính và khấu hao TSCĐ, các chứng từ gốc liên
quan như Hóa đơn GTGT, phiếu chi,…
a. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung cho phân xưởng gạch mộc
Chi phí sản xuất chung cho phân xưởng 1 bao gồm các chi phí như : Chi phí
nhân viên phân xưởng, Chi phí khấu hao MMTB, và chi phí bằng tiền khác.

- Chi phí nhân viên phân xưởng là các khoản tiền phải trả cho quản đốc phân
xưởng, bảo vệ, thủ kho.

SV: Lường Thị Huyền Trang 93 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Nhân viên phân xưởng được áp dụng hình thức trả lương theo hợp đồng lao
động, ngày công quy định là 26 ngày/tháng. Đây là hình thức trả lương theo thời
gian làm việc, cấp bậc và thang lương của người lao động.

Ví dụ : ( Tháng 12/2013) Mai Văn Quý- Thủ kho ngoại lương theho hợp đồng cho
26 ngày công là 4.000.000 Đồng, làm them 1 ngày công (200.000đồng/ngày công
làm thêm), tiền ăn 972,000 đồng. Vậy tổng lương là :

4.000.000 + 200.000 + 972.000 = 5.172.000 Đồng


Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán bán hàng-tiền lương
tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH chi tiết cho từng phân xưởng. Cuối
tháng, kế toán chi phí dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH từng tháng tiến
hành tập hợp CPSXC tháng 12 năm 2013 của toàn bộ nhân viên các phân xưởng.

Trình tự tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng tương tự như bộ phận sản xuất
trực tiếp. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, định mức lương khoán, cấp bậc
công việc, kế toán tính ra tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên
nhà máy.

Chứng từ sử dụng chủ yếu : Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương,…

Mẫu 2.20: Bảng chấm công bộ phẩn bảo vệ, thủ kho, phục vụ sản xuất
CÔNG TY CP TRƯỜNG SƠN
Bộ phận : Bảo vệ, thủ kho, phục vụ sản xuất phân xưởng Gạch mộc
BẢNG CHẤM CÔNG
(12/2013)

SV: Lường Thị Huyền Trang 94 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TT Họ và tên Ngày trong tháng Tổng


ngày
1 2 … 10 … 28
công
1 Cao Văn Hải x x … 0 … x 25
2 Lê Đức Quảng x x … x … x 26
3 Nguyễn Bá Duy x x … x … 0 24
... ... ... .
… CỘNG X 215

- Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh số trích khấu hao của TSCĐ dùng cho
phân xưởng sản xuất gạch mộc. Chi phí này được thu hồi đúng mức có vai trò quan
trọng trong tái đầu tư TSCĐ, máy móc, nhà xưởng góp phần nâng cao năng lực sản
xuất mà vẫn đảm bảo tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Công ty thực hiện khấu hao TSCĐ theo quyết định 106/2003/QĐ-BTC ngày
12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.Công ty áp dụng phương pháp khấu hao
theo đường thẳng. Công thức xác định số trích khấu hao của tài sản cố định:

Mức trích khấu hao trung bình hàng Nguyên giá của TSCĐ
năm của TSCĐ = Thời gian sử dụng
Mức trích khấu hao trung bình hàng Số khấu hao phải trích cả năm
=
tháng của TSCĐ 12
Căn cứ vào các chứng từ như biên bản giao nhận TSCĐ, Bảng phân bổ TSCĐ,
Bảng trích khấu hao TSCĐ. Việc tính toán, phân bổ khấu hao TSCĐ cho các bộ
phận được tập hợp vào cuối tháng do kế toán tổng hợp thực hiện.
Ví dụ : Nguyên giá của Máy chế biến tạo hình 1 là 6.165.108.529 VNĐ, Thời
gian sử dụng là 10 năm. Vậy :
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của Máy chế biến tạo hình 1 là :

SV: Lường Thị Huyền Trang 95 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

6.165.108.529
= 10 616.510.852,9

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng :


616.510.852,9
12
= 51.375.904

Màn hình Bảng trích khấu hao TSCĐ :

SV: Lường Thị Huyền Trang 96 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Hình 2.9: Màn hình giao diện bảng trích khấu hao TSCĐ

Số Giá trị
năm TK 6272 TK
Tên TSCĐ TK 6271 TK 6
sử Nguyên gía Số phân bổ 641
dụng
…. …. …. …. ….. ….. …. …..
Máy đầm cóc 8 20.000.000 208.333 208.333
Máy lu tĩnh điện 8 252.648.533 2.631.756 2.631.756
Máy chế biến tạo
10 6.165.108.529 51,375,904 51,375,904
hình 1
…. … …. …. … … … ….
Máy tính 4 75.000.000 1.562.500 1.562.5
Máy tiện quả cân 8 25.000.000 260.417 260.417
… ….. ….. …. ….. ….. …..

151.048.25 107,919,01 3.395.


Tổng cộng 271.458.225 9.094.96
4 1 999
Mẫu 2.21: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ ( tháng 12/2013)

- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng bao gồm các nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ xuất trực tiếp cho phân xưởng gạch mộc.

Chi phí nguyên liệu dùng cho phân xưởng bao gồm dầu máy, nhớt,…Các chi phí
này được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cả tháng tương tự như
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

SV: Lường Thị Huyền Trang 97 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chi phí công cụ dùng cho sản xuất bao gồm: chổi quét dọn phân xưởng, bóng
đèn, dây điện lắp dùng cho phân xưởng, quần áo bảo hộ lao động, găng tay, kìm,
kéo…

Các công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất có thể được phân bổ một lần hoặc
nhiều lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Cuối tháng, kế toán căn cứ giá thực tế công
cụ dụng cụ xuất dùng ở bảng phân bổ số VL-CCDC nhập số liệu vào số cái tài
khoản 627 và các bảng, sổ chi tiết liên quan để xác định giá thành.

Chứng từ sử dụng chủ yếu là phiếu xuất kho,…

Mẫu 2.22: Phiếu xuất kho dầu máy

CÔNG TY CP TRƯỜNG SƠN - NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL TRƯỜNG SƠN


Mẫusố: 02-VT
(Banhành theo QĐ số 15ban hành ngày20/03/2006
của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 30 tháng 13 năm 2013
Số : 2
-Bộ phận:KHO5 Nợ: 6271
-Người nhận hàng : Giám đốc nhà máy 6272
-Diễn giải: Xuất dầu máy phục vụ sản xuất Có: 1521

STT Mã hàng Tên vật tư ĐVT Mã kho Số lượng Đơn giá Thành tiền
PX
1 VT.03.0002 Dầu máy lít KHO5 50 23,210 1.160.500 PX1
2 VT.03.0002 Dầu máy lít KHO5 35,5 23,210 823.955 PX2
1.984.455
Cộng:

Tổng số tiền (Viết bằng chữ) : Một triệu chín trăm tám mươi tư nghìn bốn trăm năm
lăm đồng
Ngày 30 tháng 06 năm 2012
Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký,họ & tên) (Ký, họ & tên) (Ký, họ & tên) (Ký, họ & tên)

SV: Lường Thị Huyền Trang 98 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Các chi phí bằng tiền khác như chi phí đi lại, chi phí vận chuyển, mua máy
phát, mua dầu máy,…

Chứng từ sử dụng chủ yếu là Phiếu chi, hóa đơn GTGT…

Mẫu 2.23: Phiếu chi

CÔNG TY CP TRƯỜNG SƠN Mẫu 02-TT


Xã Trường Lâm-Huyện Tĩnh gia-Tỉnh Thanh hóa (Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC)
PHIẾU CHI
Ngày 12/12/2013
Người nhận tiền : Công ty Xăng dầu Trường Lâm
Địa chỉ : Xã Trường Lâm-Huyện HÓATĩnh Gia-Thanh Hóa
ĐƠN
Về khoản : Trả tiền mua DầuGIÁmáyTRỊ GIA TĂNG Mẫu số : 01GTKT3/001
Số tiền : 52.780.000 ĐồngLiên 2 : Đơn vị mua hàng Ký hiệu :AA/11P
Bằng chữ : Năm mươi haiNgày
triệu26bẩy trăm
tháng 12 tám
nămmươi
2013 ngàn đồng
Sốchẵn
: 0001675
Kèm theo : 1 chứng từ gốc
Đơn vị bán hàng : CÔNG TY XĂNG DẦU TRƯỜNG LÂM
Mã số thuế
Giám đốc : 2800778113
Kế toán Trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
Địa chỉ :
(Ký, họ tên) (Ký,Xã Trường
họ tên)Lâm- Huyện
(Ký,Tĩnh Gia- Thanh(Ký,
họ tên) Hóa họ tên) (Ký, họ tên)
Điện thoại :………………………….Fax :……………………..
Số tài khoản :……………………………………………………...
Mẫu 2.24: Hóa đơn mua hàng
Họ tên người mua hàng : Lê Đức Quý
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN
Mã số thuế : 28 01435084
h : Khu kinh tế Nghi Sơn, xã Trường Lầm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ
Hình thức thanh toán : Tiền mặt
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4×5
1 Dầu máy DO lít 22 23.210 510.620

Cộng tiền hàng: 510.620


Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 51.062
Tổng cộng tiền thanh toán : 561.682
Số tiền viết bằng chữ : Năm trăm sáu mươi mốt nghìn sáu trăm tám mươi hai đồng chẵn.
Người
SV:mua hàngThị Huyền Trang
Lường Người bán99 hàng Thủ trưởng
Lớp : đơn vị
CQ48/21.18
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Tài khoản kế toán sử dụng :


TK 6271: Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng gạch mộc
*Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu :
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ kế toán CPSXC tại phân xưởng gạch mộc

SV: Lường Thị Huyền Trang 100 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK 334 TK6271 TK1541


(1) (5)

TK 152,153
(2)

214
(3)

TK 133
TK 111, 112,
331

(4)

SV: Lường Thị Huyền Trang 101 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chú giải sơ đồ:


(1) : Tính lương cho quản đốc, bảo vệ, thủ kho phân xưởng gạch mộc.
(2) : Xuất vật tư cho sản xuất tại phân xưởng gạch mộc
(3) : Trích khấu hao TSCĐ phân xưởng gạch mộc.
(4) : Các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
(5) : Cuối kỳ kết chuyển sang CPSXKDDD của phân xưởng gạch mộc.
Màn hình Sổ chi tiết TK6271 :

Hình 2.10: Màn hình giao diện sổ chi tiết 6271

SV: Lường Thị Huyền Trang 102 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mẫu 2.25: Trích sổ chi tiết tài khoản 6271


Công ty cổ phần Trường Sơn
SỔ CHI TIẾT TK6271
(tháng 12/2013 )

Mã Số Số tiền
chứng Ngày Số CTGS Diễn giải TK đ/ư
Nợ Có
từ
….. …. ….. ….. ……. ….. …… …

PC1 531 05/12/2013 Anh Cường thanh toán tiền thuê 1111 604,000
taxi đi mua dầu
… …. …. …. ……. ….. ..... …..

PXD 429 05/12/2013 Xuất vật tư sửa máy chế biến tạo 1531 533.333 0
hình
PXD 471 05/12/2013 Xuất dầu cho máy ủi D50 1523 3.208.251 0

….. ……. …… …… …. ….. …..

PK3 002- 31/12/2013 Kết chuyển CPSXC sang 1542 0 299,2


12/KC CPSXKDDD phân xưởng gạch
mộc

b. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung cho phân xưởng gạch đỏ
Tương tự với phân xưởng gạch mộc, chi phí sản xuất chung tập hợp cho phân
xưởng gạch đỏ cũng bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao
MMTB, chi phí vật tư và chi phí bằng tiền khác.
Hoạch toán tương tự như đã hoạch toán tại phân xưởng gạch mộc.
* Tài khoản kế toán sử dụng :
TK 6272: Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng gạch đỏ.

SV: Lường Thị Huyền Trang 103 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

*Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu :


Sơ đồ 2.10: Sơ đồ kế toán CPSXC tại phân xưởng gạch mộc

TK 334 TK6272 TK1542


(1) (5)

TK 152,153
(2)

214
(3)

TK 133
TK 111, 112,
331

(4)

Chú giải sơ đồ:


(1) : Tính lương cho quản đốc, bảo vệ, thủ kho phân xưởng gạch đỏ.
(2) : Xuất vật tư cho sản xuất tại phân xưởng gạch đỏ
(3) : Trích khấu hao TSCĐ phân xưởng gạch đỏ.
(4) : Các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

SV: Lường Thị Huyền Trang 104 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

(5) : Cuối kỳ kết chuyển sang CPSXKDDD của phân xưởng gạch đỏ.
c. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung cho cả 2 phân xưởng.
Chi phí chung cho 2 phân xưởng bao gồm các chi phí như Chi phí công nhân tổ
điện và tổ vệ sinh, Chi phí sữa chữa MMTB, và chi phí bằng tiền khác. Các chi phí
này được tập trung cho cả 2 phân xưởng, sau đó phân bổ cho phân xưởng gạch
mộc/phân xưởng gạch đỏ theo tỷ lệ 60%/40%.
- Chi phí nhân công : Công nhân Tổ cơ điện được áp dụng hình thức tính lương
theo hợp đồng với số ngày công tùy theo chứ vụ được quy định khác nhau, Công nhân
Tổ vệ sinh được áp dụng hình thức tính lương khoán theo ngày công 85,000/ngày. Chi
phí sản xuất chung bao gồm lương công nhân 2 tổ và các khoản trích theo lương như
BHXH, BHNT, BHTN.
Mẫu 2.26: Bảng thanh toán tiền lương tổ cơ điện
ĐƠN VỊ : NHÀ MÁY GẠCH TRƯỜNG
SƠN BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠ
BỘ PHẬN : TỔ CƠ ĐIỆN THÁNG 12 NĂM 2013

TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP


CÁC K
LƯƠNG VƯỢT TỔNG TIỀN
CHỨC LƯƠNG KHOÁN CÁC KHOẢN PHỤ
STT HỌ VÀ TÊN ĐỊNH MỨC LƯƠNG
VỤ NGÀY TRONG THÁNG CẤP
CÔNG NGÀY CÔNG THÁNG
KHOÁN CÔNG
NGÀY TIỀN TIỀN TIỀN T/NHIỆM TẠM
VƯỢT
CÔNG LƯƠNG ĐM LƯƠNG ĂN KHÁC ỨNG

Tổ 31. 400.000
1 Mai Xuân Giáp trưởng 28 0 4.500.000 232.500 5.132.500

Công 29.
2 Đỗ Thế Nam nhân 28 0 4.500.000 217.500 4.717.500

Bùi Xuân Công 26.


3 Nguyên nhân 28 0 4.178.571 195.000 4.373.571

Nguyễn Tiến Công 28.


4 Sỹ nhân 28 0 4.500.000 210.000 4.710.000

TỔNG CỘNG 114 17.678.571 - - 855.000 400.000 18.933.571 -

SV: Lường Thị Huyền Trang 105 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị : Bao gồm các khoản thuê người sửa, mua
vật tư, mua phụ tùng thay thế… Kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan đến chi sửa
chữa máy móc thiết bị (Hoá đơn...) định khoản rồi nhập dữ liệu vào máy. Máy tự
động ghi vào sổ Nhật ký chung ,sổ cái TK 627. Đây là khoản mục chi phí chiếm
tương đối chi phí SXC do máy móc thiết bị của Công ty nhiều.
- Chi phí bằng tiền khác: Đây là khoản chi phí bằng tiền phục vụ cho việc sản xuất
ở 2 phân xưởng :

Chi phí này được xác định bằng phương pháp đích danh, giá trị được xác định
bằng giá trị trong hóa đơn GTGT, hóa đơn tiền điện,…

+ Chi phí điện sản xuất : Chi phí điện phát sinh của 2 phân xưởng được tập hợp và
phân bổ theo tỉ lệ quy định. Chi phí này tương đối cao do đặc điểm sản xuất của
Công ty.
+ Chi chi phí bồi dưỡng ca đêm, chi phí sửa chữa máy móc,tiếp khách, chi phí vận
chuyển đất, than,....

Căn cứ vào phiếu chi, kế toán tập hợp chi phí bằng tiền khác vào chi phí sản
xuất chung.

* Chứng từ sử dụng : Bảng thanh toán lương, phiếu chi, Phiếu xuất,…

* Tài khoản sử dụng :

TK 6273: Chi phí chung cho 2 phân xưởng.


*Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu :
Sơ đồ 2.11: Sơ đồ kế toán CPSXC cho 2 phân xưởng

SV: Lường Thị Huyền Trang 106 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK 334 TK6273 TK1541


(1) (3)

TK 1542
(4)
TK 133

TK 111, 112,
331

(2)

Chú giải sơ đồ:


(1) : Tính lương cho Tổ cơ điện, Tổ vệ sinh.
(2) : Các chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền phát sinh như sửa chữa
máy móc thiết bị, Tiền điện sản xuất, Chi phí bằng tiền khác
(3) : Cuối kỳ phân bổ kết chuyển sang CPSXKDDD của phân xưởng gạch mộc.
(4) : Cuối kỳ phân bổ kết chuyển sang CPSXKDDD của phân xưởng gạch đỏ.

SV: Lường Thị Huyền Trang 107 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Màn hình Sổ chi tiết TK 627:

Hình 2.11: Màn hình giao diện sổ chi tiết tài khoản 627

SV: Lường Thị Huyền Trang 108 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mẫu 2.27: Trích sổ cái tài khoản 627


Công ty cổ phần Trường Sơn
SỔ CÁI TK627
(tháng 12/2013 )

Mã Số Số CTGS Số tiền
chứng Ngày Diễn giải TK đ/ư
Nợ Có
từ
….. …. ….. ….. ……. ….. …… …

PXD 636 31/12/2013 Xuất vật tư phục vụ sản xuất 1531 604,000

… …. …. …. ……. ….. ..... …..

PXD 638 31/12/2013 Anh Thái- xuất dầu cho 2 xe nâng 1523 533.333 0

PK1 72 31/12/2013 Tiền cước vận chuyển than 1111 3.208.251 0

….. ……. …… …… …. ….. …..

PK3 002- 31/12/2013 Kết chuyển CP SXC sang 1541 351,532,3 0


12/KC CPSXKDDD 60
PK3 002- 31/12/2013 Kết chuyển CP SXC sang 1542 307,318,0 0
12/KC CPSXKDDD 00

2.2.2. Thực trạng kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty
2.2.2.1. Thực trạng phân loại giá thành sản phẩm tại Công ty
Hiện tại Công ty phân loại và tính toán giá thành theo phạm vi cấu thành của giá
thành
Theo cách phân loại này giá thành sản xuất tại Công ty được chia thành hai loại sau:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá
trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành.

SV: Lường Thị Huyền Trang 109 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính
cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp
phát sinh trong tháng tính cho số sản phẩm này.
2.2.2.2. Thực trạng đối tượng tính giá thành tại Công ty
Công ty cổ phần Trường Sơn là một doanh nghiệp sản xuất có quy trình công
nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, sản phẩm sản xuất ra thường xuyên liên tục
với khối lượng lớn, với cơ cấu sản phẩm đa dạng, sản phẩm trải qua hai giai đoạn
chế biến. Kết quả sản xuất của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn
sau. Vì vậy đối tượng tính giá thành ở Công ty được xác định là từng loại bán thành
phẩm và thành phẩm. Đơn vị tính giá thành là viên đó là đơn vị phù hợp với đặc
điểm sản xuất của Công ty.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện
cụ thể ở Công ty, tính giá thành được xác định là cuối mỗi tháng, nghĩa là kỳ tính
giá thành được xác định theo tháng.
2.2.2.3. Thực trạng đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty
Công ty xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng quy đổi tương
đương. Sản phẩm dở dang ở Công ty là gạch mộc đang phơi trong nhà kính, gạch
mộc tồn trong lò nung... Dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang
để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành tương đương. Hiện nay,
Công ty đang xác định mức độ hoàn thành của gạch mộc dở dang bình quân là 60% ,
của gạch đỏ dở dang bình quân là 65%.
Cuối kỳ sau khi có sản phẩm hoàn thành nhập kho kế toán kiểm kê số lượng
sản phẩm chưa hoàn thành và áp dụng công thức tính giá trị sản phẩm dở dang cuối
kỳ để đánh giá sản phẩm làm dở phục vụ cho việc tính giá thành.
Công thức xác định:

GTSP Chi phí dở dang ĐK + Chi phí phát sinh trong kỳ Sản phẩm
= x
dở dang quy đổi
cuối kỳ SP dở dang đầu kỳ + SP sản xuất trong kỳ

Trong đó: Sản phẩm quy đổi = Sản phẩm dở dang x Mức độ hoàn thành

SV: Lường Thị Huyền Trang 110 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.2.4. Thực trạng phương pháp tính giá thành tại Công ty

Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo kiểu chế biến liên tục
qua nhiều giai đoạn phức tạp, nên thủ kho không thể cân đo đong đếm chính xác số
lượng than, đất xuất dùng hàng ngày cho các ca sản xuất mà chỉ theo dõi sản lượng
gạch mộc, gạch đỏ thực tế sản xuất. Đến cuối kỳ báo cáo ( tháng ), căn cứ vào kết
quả sản xuất trên báo cáo thống kê, Hệ số quy tiêu chuẩn được quy định tại Công ty,
Tổng chi phí để xác định giá thành từng loại sản phẩm.
Để tính giá thành, kế toán sử dụng phương pháp phân bước có tính trị giá bán
thành phẩm. Đến kỳ tính giá thành, căn cứ vào đối tượng tính giá thành, Kế toán
trưởng tiến hành tập hợp chi phí tính giá thành cho các sản phẩm gạch mộc và các
sản phẩm gạch đỏ thông qua giá thành đơn vị và hệ số quy tiêu chuẩn của Công ty:

Theo phương pháp này đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ
quy trình công nghệ sản xuất từng phân xưởng, đối tượng tính giá thành là từng loại
sản phẩm do quy trình đó sản xuất hoàn thành.
Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính
tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết
chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá
thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được
tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.:
Trình tự tính giá thành:
- Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1 để tính giá thành
và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 1:
Z NTP1 = C1+ Dđk1- Dck1
z1 = ZNTP1/ Q1
- Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang và
chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tiếp tổng giá thành và
giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 2
ZNTP2 = ZNTP1 + C2 + Dđk2 – Dck2

SV: Lường Thị Huyền Trang 111 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

z2 = ZNTP2 / Q2
- Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng (gđ n).
Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm ở giai đoạn (n-1) và các chi phi
sản xuất khác ở giai đoạn n để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành
phẩm trong kỳ theo công thức:
ZTp = ZNTP (n-1) + Cn + Dđkn – Dckn
ztp = Ztp / Qtp
Sơ đồ 2.12 : Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành
Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Chi phí nguyên vật Giá thành nửa thành


liệu chính (bỏ vào 1 phẩm gđ 1 chuyển
lần) sang

+ +
Các chi phí sản xuất Các chi phí sản xuất
khác của giai đoạn 1 khác của giai đoạn 2

Giá thành nửa thành Giá thành nửa thành


phẩm giai đoạn 1 phẩm giai đoạn 2

-Với thành phẩm gạch đỏ : Lấy gạch mộc trong kho làm chi phí nguyên vật
liệu chính, giá trị gạch mộc xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia
quyền cả tháng. Sau đó cũng dùng phương pháp hệ số để xác định giá thành của
từng sản phẩm hoàn thành dựa vào hệ số quy tiêu chuẩn đã quy định.

Hệ số quy tiêu chuẩn của Công ty quy định được căn cứ vào định mức sử
dụng nguyên vật liệu sản xuất gạch và sử dụng khuôn tạo hình gạch theo tiêu chuẩn

SV: Lường Thị Huyền Trang 112 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

hiện tại đang sử dụng tại Công ty, đồng thời căn cứ số liệu cân đo trọng lượng các
sản phẩm gạch đỏ trên goòng vừa ra lò.

Mẫu 2.28: Bảng hệ số quy tiêu chuẩn sản phẩm gạch

Hệ số quy tiêu chuẩn các sản phẩm gạch quy định chi tiêt như sau :

STT Tên sản phẩm hàng hóa ĐVT Hệ số quy tiêu chuẩn
1 Gạch 2 lỗ - TCVN Viên 1.00
2 Gạch 2 lỗ - TCCS Viên 0.85
3 Gạch 2 lỗ - PTC Viên 0.65
4 Gạch 6 lỗ Viên 1.95
5 Gạch 6 lỗ 1/2 Viên 1.00
6 Gặch đặc – TCVN Viên 1.25

Ví dụ : Tính giá thành Gạch mộc 2 lỗ TCVN, Gạch đỏ 2 lỗ TCVN Sim tháng
12/2013 tại Công ty :

- Tổng gạch mộc hoàn thành là 2,547,956 viên, trong đó có 1.932.090 viên gạch
mộc 2 lỗ TCVN. Tổng chi phí NVLTT, NCTT, CPSXC được tập hợp và phân bổ
cho phân xưởng gạch mộc là 882,601,031 đồng

Giá thành đơn vị của 1 viên gạch mộc là:

882,601,031

z= = 327.539 đồng

2,547,956

Vậy giá thành 1 viên gạch mộc 2 lỗ TCVN là :

Giá thành đơn vị 1 viên gạch mộc 2 lỗ TCVN × hệ số quy tiêu chuẩn:

327.539 × 1 = 327.539 đồng

Số lượng gạch mộc 2 lỗ TCVN × hệ số quy tiêu chuẩn × giá thành đơn vị 1 viên
gạch mộc :

1,932,090 × 1 × 327.539 = 632,834,827 đồng

SV: Lường Thị Huyền Trang 113 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Tổng gạch đỏ hoàn thành là 2,560,577 viên, trong đó có 1,573,090 viên gạch 2 lỗ
TCVN Sim. Tổng chi phí NVLTT, NCTT, CPSXC được tập hợp và phân bổ cho
phân xưởng gạch đỏ là 1,501,032,262 đồng.

Giá thành đơn vị 1 viên gạch đỏ là :

1,501,032,262

z= = 586.209 đồng

2,560,577

Vậy giá thành 1 viên gạch 2 lỗ TCVN Sim là :

Giá thành đơn vị 1 viên gạch đỏ × hệ số quy tiêu chuẩn :

586.209 × 1 = 586.209 đồng

Tổng gía thành sản xuất gạch 2 lỗ TCVN trong kỳ :

Số lượng gạch đỏ 2 lỗ TCVN Sim × hệ số quy tiêu chuẩn × Giá thành đơn vị 1 viên
gạch đỏ :

1,573,090 × 1 × 586.209 = 922,159,516 đồng

2.2.2.5. Thực trạng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành tại Công ty
Sau khi tập hợp phân bổ chi phí, cuối tháng kế toán tổng hợp kết chuyển toàn
bộ CPSX toàn phân xưởng gạch mộc vào bên nợ TK1541, toàn bộ CPSX toàn phân
xưởng gạch đỏ vào bên nợ TK1542 và ghi sổ cái TK 154 - Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang. Trên cơ sở đó, kế toán tiến hành tính giá thành, sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ toàn Công ty.
Sơ đồ 2.13: Sơ đồ kết chuyển chi phí cuối kỳ tại phân xưởng gạch mộc

SV: Lường Thị Huyền Trang 114 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK 6211 TK 1541 TK 1542

Kết chuyển và phân bổ Chuyển trực tiếp qua phân


CPNVLTT xưởng gạch đỏ không qua
kho

TK 6221
TK 1551
Kết chuyển và phân bổ
CPNCTT
Kết chuyển giá thành gạch
mộc thực tế nhập kho

TK6271, 6273

Kết chuyển và phân bổ


CPSXC

SV: Lường Thị Huyền Trang 115 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mẫu 2.29: Trích sổ chi tiết tài khoản 1541


SỔ CHI TIẾT TK1541
( tháng 12/2013)

Mã Số Số CTGS Số tiền
chứng Ngày Diễn giải TK đ/ư
Nợ Có
từ
….. …. ….. ….. ……. ….. …… …

PK 002- 31/12/2013 K/ChuyÓn CP NVL sang 6211 404,077,624 0


12/KC CPSXKDDD
PK 002- 31/12/2013 …. K/ChuyÓn NC sang 6221 202,224,917 0
12/KC CPSXKDDD
… …. ….. ….. ……. ….. ..... …

-Cộng SPS 957,834,901

Sơ đồ 2.14: Sơ đồ kết chuyển chi phí cuối kỳ tại phân xưởng gạch đỏ

SV: Lường Thị Huyền Trang 116 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK 6212 TK 1542 TK 157

Kết chuyển và phân bổ Kết chuyển giá thành sản


CPNVLTT phẩm sản xuất gạch đỏ
gửi bán không qua kho

TK 6222
TK 1552
Kết chuyển và phân bổ
CPNCTT
Kết chuyển giá thành
gạch đỏ thực tế nhập kho

TK6272, 6273 TK 632

Giá thành thực tế gạch đỏ


Kết chuyển và phân bổ
bán ngay không qua kho
CPSXC

Mẫu 2.30: Trích sổ chi tiết tài khoản 1542


SỔ CHI TIẾT TK1542
( tháng 12/2013)

Mã Số Số CTGS Số tiền
chứng Ngày Diễn giải TK đ/ư
Nợ Có
từ
….. …. ….. ….. ……. ….. …… …
PK 002- 31/12/2013 K/ChuyÓn CP NVL sang 6211 1,033,013,511 0
12/KC CPSXKDDD
PK 002- 31/12/2013 …. K/ChuyÓn NC sang 6221 258,570,331 0
12/KC CPSXKDDD
… …. ….. ….. ……. ….. ..... …

-Cộng SPS 1,598,901,842

Mẫu 2.31: Báo cáo giá thành bán thành phẩm gạch mộc
BÁO CÁO GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM GẠCH MỘC

SV: Lường Thị Huyền Trang 117 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

I. SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT

HỆ SỐ SỐ LƯỢNG GẠCH
STT TÊN GẠCH MỘC ĐVT SỐ LƯỢNG
QUY ĐỔI QUY TIÊU CHUẨN

1 Gạch 2 lỗ TCVN viên 1,932,090 1 1,932,090


2 Gạch 2 lỗ PTC viên 274,248 0.65 446,827
3 Gạch 6 lỗ viên 229,142 1,95 178,261
4 Gạch 6 lỗ 1/2 viên 12,506 1 12,506
5 Gạch đặc TC viên 99,970 1.25 124,963
Cộng 2,547,956 2,694,647

II. GIÁ THÀNH SẢN XUẤT


STT Khoản mục Dở dang Tiêu hao trong kỳ Dư cuối Tổng giá Giá thành
giá thành đầu kì kỳ thành đơn vị
ĐVT SL ĐƠN TỔNG
GIÁ CỘNG
1 2 3 4 5 6 7 8 9=3+7-8 9=8/SLTC
I CPNVLTT 47,589,230 356,488,394 32,635,990 371,441,634 137.844
1 Than cám 6b kg 234,992 1,325.7 311,528,894
2 Đất m³ 4,365 10,300 44,959,500
II CPNCTT 47,234,500 154,990,417 13,362,980 188,861,937 70.088
1 Tổ cấp đất 14,698,579
2 Tổ vận hành 35,329,098
mộc
3 Tổ chế biến 104,962,740
tạo hình
III CPSXC 52,270,600 299,261,760 29,234,900 322,297,460 119.607
1 Chi phí nhân 25,450,000
viên phân
xưởng
2 Chi phí khấu 115,456,900
hao MMTB
3 Chi phí sản 158,354,860
xuất chung
được phân bổ
IV TỔNG 882,601,031 327.539

III. BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH

SV: Lường Thị Huyền Trang 118 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

GIÁ
THÀNH
SỐ LƯỢNG QUY TỔNG GIÁ
STT TÊN GẠCH MỘC ĐVT ĐƠN VỊ
TIÊU CHUẨN THÀNH
TỪNG
LOẠI NTP
327.539
1 Gạch 2 lỗ TCVN viên 1,932,090 632,834,827
212.900
2 Gạch 2 lỗ PTC viên 446,827 146,353,269
638.701
3 Gạch 6 lỗ viên 178,261 58,387,430
327.539
4 Gạch 6 lỗ 1/2 viên 12,506 4,096,203
409.424
5 Gạch đặc TC viên 124,963 40,930,256
Cộng 2,547,956 882,601,031

Mẫu 2.32: Báo cáo giá thành thành phẩm gạch đỏ

BÁO CÁO GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM GẠCH ĐỎ

I. BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH ĐỎ

TÊN GẠCH THÀNH HỆ SỐ SỐ LƯỢNG GẠCH


STT ĐVT SỐ LƯỢNG
PHẨM QUY ĐỔI QUY TIÊU CHUẨN
1 Gạch 2 lỗ TCVN Sim viên 1,573,090 1 1,573,090
2 Gạch 2 lỗ TCVN hồng viên 178,540 1 178,540
3 Gạch 2 lỗ PTC Sim viên 870,350 0.65 565,728
4 Gạch 2 lỗ PTC Hồng viên 6,000 0.65 3,900
5 Gạch 6 lỗ Sim viên 93,048 1.95 181,444
6 Gạch 6 lỗ Hồng viên 4,600 1.95 8,970
7 Gạch 6 lỗ 1/2 viên 20,900 1 20,900
8 Gạch đặc TC viên 22,405 1.25 28,006
Cộng 2,768,933 2,560,577

SV: Lường Thị Huyền Trang 119 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

II. GIÁ THÀNH SẢN XUẤT


ST Khoản mục Dở dang Tiêu hao trong kỳ Dư cuối kỳ Tổng giá Giá thành
T giá thành đầu kì ĐVT SL ĐƠN TỔNG thành đơn vị
GIÁ CỘNG
1 2 3 4 5 6 7 8 9=3+7-8 9=8/SLTC
I CPNVLTT 52,678,080 980,335,431 27,890,200 1,005,123,311 392.538
1 Gạch mộc viên 2,599,238 330,240 858.372.357
2 Than cám kg 91,999 1,325.7 121,963,074
6b
II CPNCTT 49,980,000 208,590,331 21,090,600 237,479,731 92.745
1 Tổ xếp 83,253,885
goòng
2 Tổ xe nâng 16,400,503
3 Tổ nung 45,864,815
hầm sấy
4 Tổ xuống 63,071,128
goòng
III CPSXC 82,897,000 224,421,000 48,888,780 258,429,220 100.926
1 Chi phí 20,630,000
nhân viên
phân xưởng
2 Chi phí 98,476,00
khấu hao
MMTB
3 Chi phí sản 105,334,100
xuất chung
được phân
bổ
IV TỔNG 1,501,032,262 586.209

III. BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH


STT TÊN GẠCH MỘC ĐVT SỐ LƯỢNG QUY TỔNG GIÁ GIÁ
TIÊU CHUẨN THÀNH THÀNH
ĐƠN VỊ

SV: Lường Thị Huyền Trang 120 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TỪNG
LOẠI SP
586.209
1 Gạch 2 lỗ TCVN Sim viên 1,573,090 922,159,516
586.209
2 Gạch 2 lỗ TCVN hồng viên 178,540 104,661,755
381.036
3 Gạch 2 lỗ PTC Sim viên 565,728 331,634,845
381.036
4 Gạch 2 lỗ PTC Hồng viên 3,900 2,286,215
1,143.108
5 Gạch 6 lỗ Sim viên 181,444 106,364,106
1,143.108
6 Gạch 6 lỗ Hồng viên 8,970 5,258,295
586,209
7 Gạch 6 lỗ 1/2 viên 20,900 12,251,768
732.761
8 Gạch đặc TC viên 28,006 16,417,369
CỘNG 2,560,577 1,501,032,262

CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN

SV: Lường Thị Huyền Trang 121 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

III.1. Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
tại Công ty.
III.1.1. Những ưu điểm
Đi vào hoạt động gần 20 năm, Công ty cổ phần Trường Sơn có quy mô
tương đối và hoạt động trong ngành sản xuất gạch đất sét nung. Trong điều kiện
kinh tế hiện nay, Công ty gặp phải nhưng khó khăn cạnh tranh nhất định để tồn tại
và phát triển. Song vượt lên trên những trở ngại Công ty đã và đang dần thích nghi
được với thị trường và kinh doanh có lãi.
Thực tế hiện nay công tác quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và công tác
kế toán nói riêng của nhà máy phần nào đã được củng cố hoàn thiện phù hợp với
yêu cầu đặt ra của Công ty. Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý tương đối đơn
giản nhưng lại chặt chẽ, đảm bảo sự hoạt động ổn định và phát triển.
Bộ máy kế toán của Công ty về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hoạch toán
sản phẩm kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Bộ máy kế toán phản ánh tất cả các
mặt của Công ty như : Tình hình sử dụng nguyên vật liệu, tiền vốn, thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin quan trọng phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh
doanh. Các bộ phận kế toán có sự kết hợp chặt chẽ hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt
công tác kế toán.
Trong thời gian được tham gia thực tập, tiếp cận với nghiệp vụ kế toán thực tế
Công ty cổ phần Trường Sơn, đi sâu nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Trường Sơn, em xin mạnh dạn đưa ra những đánh
giá của bản thân về bộ máy kế toán và phương pháp hoạch toán kế toán như sau:
- Về bộ máy kế toán :
Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Trường Sơn được tổ chức theo mô
hình tập trung. Qua thực tế cho thấy, mô hình này đã thể hiện được những ưu điểm
và sự phù hợp của nó với đặc điểm hoạt động của Công ty.
Trước hết, mô hình đó đã tạo ra sự thống nhất, tập trung chặt chẽ trong bộ máy
kế toán từ trưởng phòng kế toán đến các kế toán viên, thủ quỹ. Thêm vào đó là trình
độ của các kế toán viên, hiện nay 100% nhân viên kế toán trong Công ty đã được đào
tạo qua các trường cao đẳng, đại học chính quy và tại chức nên nghiệp vụ khá vững
chắc. Các nhân viên trong bộ máy kế toán nói riêng và toàn thể cán bộ công nhân viên

SV: Lường Thị Huyền Trang 122 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

trong Công ty đều có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ phần hành kế
toán được giao và có sự hỗ trợ cho các bộ phận kế toán khác.
Công ty không bố trí nhân viên kế toán mà bố trí nhân viên kinh tế tại các
phân xưởng không làm ảnh hưởng tới chất lượng cung cấp thông tin cho phòng kế
toán thống kê, trong khi đó vẫn đảm bảo tính gọn nhẹ và hiệu quả của bộ máy kế
toán. Điều này giúp ích cho việc giảm chi phí doanh nghiệp.
- Về tổ chức hệ thống chứng từ :
Hệ thống chứng từ sổ sách mà Công ty đang sử dụng tương đối đầy đủ, đúng
với chế độ kế toán và các bản pháp lý liên quan, phù hợp với tình hình thực tế của
Công ty.
Việc luân chuyển hệ thống chứng từ kế toán được thực hiện một cách khoa
học, chặt chẽ đáp ứng nhu cầu thông tin và tạo ra mối quan hệ mật thiết với nhau
giữa các bộ phận trong toàn hệ thống kế toán. Quy trình luân chuyển chứng từ và
kiểm soát nội bộ tương đối chặt chẽ và tính giá thành được nhanh chóng và hiệu
quả.
- Về hệ thống tài khoản :
Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được mở theo đúng chế độ kế toán. Đồng
thời mở nhiều tài khoản chi tiết theo dõi từng đối tượng cụ thể. Qua đó đánh giá
phân loại và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được rõ ràng và dễ quản lý.
- Về hình thức kế toán và phần mềm :
Việc áp dụng hình thức kế toán tập trung và hình thức sổ Nhật ký chung là
phù hợp với điều kiện sản xuất và trang bị tính toán. Đặc biệt Công ty đã đưa
chương trình kế toán máy Cybersoft vào sử dụng đã đáp ứng khá đầy đủ các yêu
cầu kịp thời, chính xác của thông tin kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh,
đồng thời giảm khối lượng ghi chép, hạn chế tới mức thấp nhất việc ghi chép trùng
lặp, tiết kiệm lao động kế toán. Phần mềm kế toán Cybersoft phù hợp với yêu cầu tổ
chức, quản lý, đặc điểm kinh doanh giúp thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kế toán
một cách chính xác đầy đủ và kịp thời, hiệu quả mà vẫn đảm tiết kiệm chi phí.
- Về phương pháp kế toán :
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hoạch toán hang tồn
kho nên rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty ( việc nhập, xuất hàng hóa
nhiều ), áp dụng phương pháp này cho phép Phòng kế toán thống kê theo dõi và
nắm bắt được tình hình nhập, xuất vật tư, hàng hóa của Công ty được thường xuyên

SV: Lường Thị Huyền Trang 123 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

phục vụ tốt cho công tác kế toán và giúp cho Ban lãnh đạo biết rõ tình hình sản xuất
kinh doanh của Công ty.
- Về tổ chức sổ sách, báo cáo :
Hiện nay, tất cả các công đoạn của quá trình hoạch toán đều được thực hiện
trên máy thông qua phần mềm kế toán Cybersoft. Do vậy Công ty đã thiết kế được
một hệ thống báo cáo quản trị cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các chỉ tiêu
kinh tế, kỹ thuật giúp cho lãnh đạo Công ty có biện pháp tích cực chỉ đạo quá trình
sản xuất -
- Về tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :
Mọi chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất gạch đất sét nung nói chung
được tập hợp đầy đủ cho đối tượng hoạch toán chi phí toàn Công ty. Công ty tổ
chức tính giá thành đơn vị cho cả gạch mộc và gạch đỏ nhập kho, việc tính giá
thành theo phương pháp này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý và người
quan tâm. Doanh nghiệp không chỉ biết tổng giá thành gạch đỏ mà còn biết giá
thành bộ phận cấu thành là gạch mộc. Phương pháp này đáp ứng yêu cầu hoạch
toán nội bộ của Công ty cũng như hoạch toán giá vốn của các bán thành phẩm, góp
phần xác định kết quả kinh doanh. Các nội dung của giá thành gạch mộc và gạch đỏ
sẽ là nguồn thông tin giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình sản xuất, sử dụng các
nguồn lực và huy động chúng, đưa ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật để đạt yêu cầu
quản trị, đưa ra các thông tin chính xác về thực trạng sản xuất của mình.

+ Về nguyên vật liệu : Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là sản xuất và kinh
doanh gạch đất sét nung, các chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng tương đối trong
tổng giá thành sản xuất, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát được nên Công ty đã
xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng quy trình sản xuất gạch mộc
và gạch đỏ cũng như định mức tiêu hao cho từng loại nguyên vật liệu sản xuất cho
từng sản phẩm. Điều đó đã đơn giản hóa việc theo dõi chi tiết từng loại nguyên vật
liệu đối với từng phân xưởng gạch mộc và gạch đỏ cũng như tình hình sử dụng
nguyên vật liệu. Từ đó góp phần thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu
quả sản xuất.
Nguyên vật liệu được nhân viên phân xưởng đề nghị cấp, phòng kế toán phụ

SV: Lường Thị Huyền Trang 124 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

trách mua và phải qua duyệt của Phòng Kĩ thuật. Sự quản lý chặt chẽ như vậy giúp
cho việc quản lý vật tư được chính xác, đảm bảo việc sử dụng nguyên vật liệu được
phù hợp với dự toán định mức tiêu hao, đồng thời giảm chi phí quản lý vật tư tại
Công ty và tránh được tình trạng tồn đọng vật tư gây ứ đọng vốn, giảm tình trạng hư
hỏng nguyên vật liệu do các điều kiện về bảo quản gây ra.
+ Về chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty sử dụng một lượng lớn lao động thuê ngoài tại địa phương, bao gồm cả
lao động tại Trại giam Thanh Lâm nằm lân cận, với đặc điểm hoạt động sản xuất
gạch là không cần lao động trình độ cao, lao động chủ yếu làm công việc vận
chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển bán thành phẩm vào máy móc thiết bị. Điều
này giúp Công ty tiết kiệm một khoản chi phí do thuê được nhân công rẻ hơn so với
nhân công thị trường hiện tại. Ngoài ra, việc trả lương theo hình thức sản phẩm
hoàn thành cũng giúp cho ý thức nâng cao số lượng sản phẩm hoàn thành của công
nhân cao hơn, hạn chế số lượng gạch bị vỡ bị hỏng.
Ngoài lương khoán theo sản phẩm căn cứ theo hợp đồng cho công nhân sản
xuất và số lượng bán thành phẩm và thành phẩm người lao động làm, Công ty còn
có các khoản trợ cấp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thai sản, ốm đau,…Điều này
thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo đối với đời sống của toàn thể công nhân viên
trong công ty nói chung, công nhân trực tiếp nói riêng, giúp họ thêm gắn bó lâu dài
với Công ty.
+ Về chi phí sản xuất chung:
Công việc trích và phân bổ khấu hao TSCĐ được thực hiện đúng quy định
của chế độ kế toán. TSCĐ được trích đúng nguyên tắc, theo kỳ trích khấu hao là
tháng. Việc phân bổ khấu hao chính xác từng đối tượng chịu chi phí, giúp cho việc
xác định giá thành chuẩn xác hơn. Chi phí này được thu hồi đúng mức có vai trò
quan trọng trong tái đầu tư TSCĐ, máy móc, nhà xưởng góp phần nâng cao năng
lực sản xuất mà vẫn đảm bảo tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
III.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm gạch đất sét nung tại Công ty vẫn còn tồn tại những khâu, bước

SV: Lường Thị Huyền Trang 125 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

chưa thật phù hợp với chế độ chung cũng như chưa thực sự khoa học, chính xác và
hợp lý. Những vấn đề này đòi hỏi kế toán phải phân tích cụ thể hơn và đưa ra
phương hướng, biện pháp nhằm tiếp tục củng cố và hoàn thiện:

* Thứ nhất: Về quản lý nguyên vật liệu trực tiếp


Do đặc điểm của ngành, nguyên vật liệu của công ty thường phải sử dụng
với số lượng lớn trong 1 công đoạn sản xuất. Vì vậy, công tác quản lý nguyên vật
liệu có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Hiện nay, công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phầnTrường Sơn
chưa được hoàn thiện. Nhiên liệu chỉ được mua vào khi có giấy đề nghị cấp vật tư
của nhân viên phân xưởng, việc này làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản
xuất. Việc chậm trễ ký duyệt giấy cấp vật tư làm cho nhu cầu nhiên liệu cho sản
xuất không được giải quyết kịp thời, từ đó việc gấp gáp mua nhiên liệu làm phát
sinh thêm các chi phí không đáng có như chi phí vận chuyển, chi phí đi lại nhiều
lần, bị ép giá….Do đó, để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhằm giảm chi phí thì
Công ty phải căn cứ vào định mức tiêu hao sản xuất mà xây dựng kế hoạch, dự trữ 1
lượng nhiên liệu nhất định cho sản xuất được diễn ra bình thường, tránh tình trạng
bị ép giá, phát sinh các chi phí khác.
Muốn vậy, công ty phải nghiên cứu sử dụng vốn hợp lý, xây dựng kế hoạch
dự trữ nguyên vật liệu phù hợp, nắm bắt nguồn hàng với giá cả thu mua hợp lý sẽ
làm giảm đáng kể giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, làm giảm chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm.Công ty cũng nên tăng dự trữ một số loại vật liệu khác
có giá cả thường xuyên biến động. Riêng đối với các loại vật liệu có giá cả ổn định,
mua từ các nhà cung cấp có quan hệ lâu dài thì không cần phải dự trữ nhiều để tránh
tình trạng ứ đọng vốn.
* Thứ hai: Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty trả lương cho công nhân sản xuất theo hình thức trả lương theo sản phẩm
kích thích được người lao động nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Tuy nhiên,
cũng vì vậy mà người lao động có thể làm không cẩn thận làm ẩu dẫn đến ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, có thể ảnh hưởng đến doanh số bán ra. Nếu doanh

SV: Lường Thị Huyền Trang 126 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

số tiêu thụ của Công ty không ổn định làm cho lượng hàng sản xuất ra không đều,
có thể ảnh hưởng đến đồng lương của người lao động. Ngoài ra, việc nghỉ phép của
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm giữa các kỳ là không đều nhau, thế nhưng
Công ty lại không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép, điều này dễ làm cho
giá thành có sự biến động không hợp lý.

* Thứ ba: Về hạch toán chi phí sản xuất chung


Về việc phân bổ các chi phí chung cho 2 phân xưởng chưa thực sự rõ ràng làm
cho việc tính toán giá thành sản phẩm tại các phân xưởng gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra việc phân bổ chi phí cho 2 phân xưởng theo tỷ lệ quy định tại Công ty
mang tính ước lượng nên tính chính xác phân bổ chi phí đúng đối tượng chỉ mang
tính chất tương đối.
*Thứ tư: Về cách xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Trên thực tế, công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ còn gặp nhiều hạn
chế. Kế toán chưa chú trọng đến việc đánh giá số lượng và chi phí sản phẩm dở
dang. Đánh giá sản phẩm dở theo tỉ lệ hoàn thành tương đương chưa mang lại chính
xác cao trong hoạch toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm.

*Thứ năm: Về tổ chức theo dõi và hạch toán khoản chi phí thiệt hại trong
sản xuất
Trong qúa trình sản xuất ra sản phẩm ở Công ty có sản xuất sản phẩm hỏng, số
lượng này không phải là nhỏ, Công ty nên tiến hành theo dõi để từ đó có biện pháp
quản lý nhằm hạn chế đa chi phí về sản phẩm hỏng.
III.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện khó khăn như hiện nay,bộ phận kế
toán cần phải có phương pháp hạch toán chi phí và giá thành hợp lý, hiệu quả,
thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình tiêu hao vật tư, tài sản, vốn, lao động,
tránh lãng phí vật tư, thực hành tiết kiệm trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.

SV: Lường Thị Huyền Trang 127 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Trong thời gian thực tập tại bộ phận kế toán của Công ty cổ phần Trường
Sơn em nhận thấy: Về cơ bản, công tác kế toán tại công ty đã tuân thủ đúng mọi chế
độ và quy định của pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực kế toán và tình hình thực
tế của công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty. Tuy khối lượng công việc
lớn, nhưng với tinh thần trách nhiệm và khả năng thích ứng cao, nắm vững chuyên
môn, các nhân viên phòng kế toán của công ty đã hoàn thành nhiệm vụ một cách
xuất sắc, thông tin kế toán được cung cấp đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, trong quá
trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn tồn tại những vướng
mắc mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp cho công ty hoạt động một cách có
hiệu quả hơn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn, em xin mạnh
dạn có một số ý kiến như sau:
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Kế toán phải theo dõi thường xuyên, liên tục khối lượng nguyên vật liệu
xuất dùng. Tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu khi sản xuất đồng thời tình trạng
vật tư dùng không hết dư thừa, chưa được quản lý chặt chẽ, còn gây lãng phí tại các
phân xưởng. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí vật tư, giảm hao hụt trong bảo quản,
trong sản xuất, trong vận chuyển và nắm bắt giá thị trường để đối chiếu, kiểm tra
hoá đơn vật tư, công ty nên thiết lập một hệ thống các nhà cung cấp ổn định.
Trong điều kiện có thể, công ty sử dụng một cách hợp lý vật liệu thay thế do địa
phương sản xuất, khai thác vật liệu tại khu vực gần Công ty như việc khai thác đất
sét tại các dãy núi gần Công ty, tận dụng phế thải, phế liệu để giảm chi phí hạ giá
thành sản phẩm.
Giảm hao phí đến mức thấp nhất trong công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản
vật tư, tránh tình trạng vật tư bị mất mát hoặc xuống cấp.
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Công ty cũng nên khuyến khích áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật
trong quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, có chế độ thưởng phạt kịp
thời để nâng cao cường độ và năng suất lao động, từ đó hạ giá thành sản phẩm. Đối

SV: Lường Thị Huyền Trang 128 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

với tiền lương trực tiếp, phải xây dựng một định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, chính
xác, đảm bảo tính đúng, tính đủ sức lao động mà người công nhân bỏ ra.
Hiện nay, Công ty cổ phần Trường Sơn không thực hiện trích trước tiền
lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo nguyên tắc phù hợp giữa
chi phí sản xuất và kết quả sản xuất, cách làm này chỉ phù hợp với những công ty có
thể bố trí lao động nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Tác động đến chênh
lệch giá cả giữa các kỳ cao, không đồng đều.
Nhằm ổn định chi phí sản xuất kinh doanh cũng như thu nhập giữa các kỳ kế toán,
kế toán nên tiến hành trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

Mức trích trước tiền lương Tiền lương chính thực hiện Tỷ lệ
nghỉ phép trong tháng theo = phải trả cho công nhân trực x trích
kế hoạch của công nhân tiếp sản xuất trong tháng trước
trực tiếp sản xuất

Khi thực hiện trích trước kế toán hạch toán theo định khoản:
Nợ TK 622
Có TK 335
Khi khoản tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh:
Nợ TK 335
Có TK 334
Ngoài ra, công ty nên thực hiện việc trích BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN theo
đúng chế độ kế toán. Theo đó kế toán phải trích các khoản trích theo lương của
công nhân sản xuất trực tiếp vào chi phí sản xuất chung chứ không trích vào chi phí
nhân công trực tiếp.
- Đối với chi phí sản xuất chung :
Các khoản chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều loại và đôi khi không có
chứng từ gốc để xác minh. Vì vậy, Công ty cần có quy chế cụ thể nhằm hạn chế các
khoản chi phí này.
Cần theo dõi chặt chẽ hơn việc xuất, mua vật tư, công cụ dụng cụ cho phân
xưởng nào, bộ phận nào tránh tình trạng nhầm lẫn, không rõ ràng giữa các phân
xưởng.
Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 phân xưởng cần phải căn cứ vào thực
tế sử dụng, thực tế xuất dùng hơn việc sử dụng tỷ lệ quy định chưa có căn cứ chuẩn

SV: Lường Thị Huyền Trang 129 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

xác.
- Đối với công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

Công ty cần chú ý: Phương pháp đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ. Hiện nay,
Công Ty đang xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương
đương. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, các chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp phải xác định theo số thực tế xuất dùng.

Đối với 2 loại chi phí bỏ ngay từ đầu quy trình công nghệ đó là chi phí nguyên
liệu và chi phí nhiên liệu thì công thức xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:

Chi phí dở dangĐK + Chi phí phát sinh trong kỳ Số lượng SPDD
= x
không quy đổi
Số lượng TP + Số lượng S DD không quy đổi

Các loại chi phí chế biến khác như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung thì xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức sau:

Chi phí dở dangĐK + Chi phí phát sinh trong kỳ Số lượng SPDD
= x
quy đổi
Số lượng TP + Số lượng SP dở dang quy đổi

Trong đó: Sản phẩm quy đổi = Sản phẩm dở dang x Mức độ hoàn thành

KẾT LUẬN

Chúng ta đã biết rằng ở bất kỳ lĩnh vực nào thi vấn đề hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trong với Doanh nghiệp. Doanh
nghiệp cần tìm giải pháp tối ưu để hạ giá thành, duy trì sự tồn tại và phát triển.
Qua thời gian thự tập tại Công ty cổ phần Trường Sơn, được sự giúp đỡ
của các cô, chú, anh chị trong công ty đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng
Thống kê - Kế toán và Cô giáo-Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Hân hướng dẫn, đến nay em
đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình.

SV: Lường Thị Huyền Trang 130 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Qua quá trình nghiên cứu đề tài Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm em đã phần nào nắm bắt được một số kiến thức cơ bản về thực tế công tác kế
toán ở trong công ty, trong đề tài này em đã trình bày tất cả hiểu biết của mình về
trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Tuynel.
Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn, cùng với sự hạn chế về
thời gian cũng như nhận thức của bản thân nên còn rất nhiều thiếu sót. kính mong
nhận được sự chỉ bảo của cô chú, anh chị trong phòng kế toán để em hoàn thiện hơn
nữa kiến thức của mình làm nền tảng cho công tác kế toán của em sau này.
Hy vọng rằng bằng sự nỗ lực của mình, trong tương lai không xa, Công ty
cổ phần Trường Sơn sẽ phát triển vượt bậc với quy mô và hoạt động cao hơn, góp
phần đưa nền kinh tế Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo
Công Ty, các cô, chú, anh chị phòng Thống Kê – Kế Toán, Cô Trần Thị Ngọc Hân
đã giúp em hoàn thành Luận văn của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS,.TS. Ngô Thế Chi; TS.Trương Thị Thủy (đồng chủ biên)
(2010),”Giáo trình kế toán tài chính”, Nhà xuất bản tài chính.

2. PGS,.TS. Đoàn Xuân Tiên (chủ biên) (2009),”Giáo trình Kế toán quản
trị doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính năm.

3. “Chế độ kế toán doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê (2008).

4. 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (2001-2006) ,Nhà xuất bản Tài chính
(2009)

SV: Lường Thị Huyền Trang 131 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

5. TS. Lê Văn Liên; PGS,.TS. Đoàn Xuân Tiên; Th.S. Nguyễn Thị Hồng
Vân (đồng chủ biên) (2009),” Giáo trình Nguyên lý kế toán”,Nhà xuất
bản tài chính

6. Các tài liệu của Công ty cổ phần Trường sơn

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Họ và tên người hướng dẫn khoa học :.......................................................................


Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Lường Thị Huyền Trang
Khóa: 48 Lớp: CQ48/21.18
Đề tài: "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công
ty cổ phần Trường Sơn".
Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2. Về chất lượng, nội dung của luận văn

SV: Lường Thị Huyền Trang 132 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
3. Về chất lượng, nội dung nhật ký thực tập
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

SV: Lường Thị Huyền Trang 133 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2014


Người nhận xét
(ký tên, đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên người phản biện :........................................................................................


Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Lường Thị Huyền Trang
Khóa: CQ 48; Lớp: 21.18
Đề tài: "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công
ty cổ phần Trường Sơn".
Nội dung nhận xét:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

SV: Lường Thị Huyền Trang 134 Lớp : CQ48/21.18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Điểm:

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2014


Người nhận xét
(ký tên, đóng dấu)

SV: Lường Thị Huyền Trang 135 Lớp : CQ48/21.18

You might also like