You are on page 1of 15

Chàng đánh cá và công chúa Thủy Tề

truyen co tich

Ngày xưa, có nàng Công chúa con Thủy Vương một hôm hóa làm con cá bơi ngược dòng sông để
du ngoạn, chẳng may mắc phải lưới của một người thuyền chài. Cá công chúa bị bắt thả vào gầm
thuyền, phải nhịn đói hơn một hôm vì không có gì ăn. May có con trai người thuyền chài ngồi ăn
bánh đổ cơm xuống, cá Công chúa mới khỏi chết đói. Trông thấy cá xinh đẹp, người con trai chủ
thuyền bắt lên chơi rồi tuột tay thả rơi xuống sông. Công chúa nhờ thế mà được trở về thủy
cung.

Nhưng từ ngày về đến cung điện, công chúa đâm ra tưởng nhớ đến người con trai ở trần gian đã
cứu thoát mình, rồi sinh ốm tương tư. Vua Thủy Tề hỏi duyên cớ, công chúa cứ thật tình thưa lại
đầu đuôi câu chuyện, rồi xin phép vua cha đội lốt làm người ở trên đất để kết duyên với chàng
trai kia.

Bấy giờ người trai đang ở hang Non Nước, thuộc về Ninh Bình ngày nay, sau khi cha mẹ đã mất.
Người trai ngày ngày đi câu cá để sống, một hôm gặp nàng công chúa Thủy Cung tìm đến, rồi đôi
bên lấy nhau. Vợ chồng tuy sống trong cảnh nghèo túng, song hết sức thương yêu nhau.

Chàng và nàng sống giữa hòn đảo Non Nước cách biệt, kéo dài cuộc tình duyên đằm thắm cho
đến một ngày kia, nàng đưa chàng cùng nhau về dưới Thủy Cung.

Trong dân gian ngày nay còn nhắc nhở câu:

Chung quanh những chị em người,

Giữa hòn Non Nước mình tôi với chàng

để nói lên mối tình của nàng công chúa con Thần Nước với anh chàng đánh cá miền Bắc Việt
Nam.

--------------------

Truyện cổ tích Trạng lường cân voi

Giadinh.TV | 27/07/2016 | chuyên mục Truyện cổ tích

Lương Thế Vinh (1441-1496) là nhà toán học, Phật học, nhà thơ nổi tiếng thời Lê Sơ. Ông quê
làng Cao Hương, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Việt Nam).
Lương Thế Vinh vẫn được người đời quen gọi là Trạng Lường. Lí do là vì ngay từ nhỏ, ông đã tỏ
ra rất giỏi trong việc đo lường. Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463 đời vua Lê Thánh Tông.
Khi đến tuổi trưởng thành, có lần Lương Thế Vinh đến một khúc sông, thấy mấy người đang bàn
tính với nhau tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Hôm đó nước sông dâng cao và
chảy xiết, nên không thể bơi qua. Lương Thế Vinh bèn góp ý: “Không cần sang sông làm gì. Các
ông tìm cho tôi mấy cái cọc, tôi sẽ đo giúp.”

Lúc đầu, mấy người nọ tưởng ông nói đùa, không tin. Nhưng chỉ sau một lúc đóng cọc, ngắm
nghía và tính toán, ông đã cho họ biết khúc sông rộng bao nhiêu thước. Thì ra từ thời đó, Lương
Thế Vinh đã biết đến kiến thức về tam giác đồng dạng.

Tương truyền, có lần, đoàn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên
Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những
nổi tiếng về văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi: “Có phải ông là
người làm ra sách Đại thành toán pháp?”

Lương Thế Vinh khiêm tốn, đáp: “Vâng, đúng vậy!”

Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách: “Vậy quan trạng có thể cân
xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?”

“Được chứ!” Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi. Sứ Tàu
phì cười, nói: “Xem ra chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!” “Thì chia nhỏ voi
ra nhiều phần để cân.” Lương Thế Vinh trả lời.

Sứ Tàu lại châm chọc: “Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!” Lương Thế
Vinh không trả lời. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền lớn đang neo tại bờ sông, đợi khi con
voi đã đứng yên thì sai người đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên bờ. Sau đó,
ông ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền chìm xuống ngang mực
nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi trạng cho bắc cân cân hết số đá trong thuyền và bảo với sứ
Minh: “Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!”
Viên sứ Tàu tuy trong bụng đã phục lăn, nhưng bề ngoài vẫn làm vẻ chưa tin, muốn thử tài trạng
thêm, bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho trạng một chiếc thước, nhờ đo
xem tờ giấy dày bao nhiêu. Tình huống đặt ra thật khó xử. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia
trên thước vừa lớn, lại không rõ. Nhưng với trí tuệ linh hoạt, Lương Thế Vinh đã nghĩ ngay được
cách đo. Ông mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số
trang sách và tìm ra đáp số trước con mắt thán phục của sứ bộ nhà Minh.

Sưu tầm

Trò chuyện cùng bé

Lương Thế Vinh đã dùng cách gì để cân voi? Thì ra ông đã vận dụng lực nổi của nước. Lương Thế
Vinh quả là rất thông minh đúng không nào? Lực nổi của nước còn được ứng dụng vào rất nhiều
lĩnh vực trong cuộc sống, ví dụ như làm thuyền bè, làm áo phao nữa đấy các bé ạ.

------------------

Truyện cổ tích: Tấm Cám

Giadinh.TV | 27/07/2016 | chuyên mục Truyện cổ tích

Truyện cổ tích: Tấm Cám

truyen co tich tam cam

Truyện cổ tích: Tấm Cám

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi. Sau đó ít năm,
người cha cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày,
còn Cám được mẹ nuông chiều, chơi dông dài ngày nọ qua ngày kia.

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ và bảo ra đồng bắt tép, ai đầy giỏ
thì được thưởng một cái yếm đỏ. Tấm ra đồng không quản trời nắng, mải miết bắt được đầy
một giỏ vừa tôm vừa tép.
Còn Cám nhởn nhơ hết bờ này, bụi nọ hái hoa, bắt bướm. Trời đã về chiều mà giỏ của Cám vẫn
chưa có gì.

Thấy giỏ của Tấm đầy tép, Cám bảo chị:

Chị Tấm ơi, đầu chị lấm, chị hãy hụp cho sạch, kẻo về mẹ mắng.

Tấm tin là thật, xuống ao, ra tận chỗ sâu tắm rửa. Tắm xong Tấm lên bờ, sờ đến giỏ tép thì chỉ
còn giỏ không, Cám đã trút hết tôm tép của Tấm vào giỏ mình và về trước mất rồi.

Tấm ngồi xuống bờ ruộng, bưng mặt khóc nức nở. Bỗng nhiên Tấm thấy sáng ngời trước mặt…
Bụt hiện lên hỏi:

Sao con khóc?

Tấm kể sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo:

Con thử xem trong giỏ còn gì không?

Tấm nhìn vào giỏ thưa:

Chỉ còn có một con cá bống.

Bụt bảo Tấm:

Con đem cá bống về thả xuống giếng mà nuôi, mỗi bữa đáng ăn ba bát thì con ăn hai bát, còn
một thì đem cho bống. Mỗi lần cho bống ăn thì con nhớ gọi:

“Bống bống, bang bang, Mày ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà
người”
Dứt lời, Bụt biến mất. Tấm theo đúng lời Bụt dặn. Mỗi bữa ăn, Tấm bớt một bát cơm, giấu đi
đem cho bống. Mỗi lần nghe tiếng gọi là bống lại ngoi lên mặt nước, đớp kì hết cơm rôi mới lặn
xuông.

Thấy sau bữa ăn nào Tấm cũng ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, sai Cám đi rình. Một lần kia, sau
bữa ăn, Cám liền ra giếng, nấp sau một bụi cây. Nghe Tấm gọi Bống, Cám nhẩm thuộc về kể lại
cho mẹ nghe.

Sáng hôm sau, mẹ Cám nắm sẵn một nắm cơm, gọi Tấm đến, đưa cho Tấm và dặn rằng:

Con ơi, con. Hôm nay con chăn trâu thì chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà làng bắt mất trâu.

Tấm vâng lời dì ghẻ, cho trâu đi ăn thật xa. ở nhà, hai mẹ con Cám đem bát cơm ra giếng, cũng
gọi bống như Tấm đã gọi. Bống nổi lên mặt nước, hai mẹ con Cám vội vàng bắt lấy đem về làm
thịt.

Đen chiều, Tấm dắt trâu về, cũng như mọi lần, ăn xong, Tấm đem cơm cho bống. Tấm đứng trên
bờ giếng gọi mãi mà mặt nước vẫn phang lặng, không thấy bống đâu cả. Một lúc lâu, một cục
máu nổi lên. Tấm bưng mặt khóc oà lên.

Giữa lúc ấy, Bụt hiện lên hỏi Tấm:

Làm sao con khóc?

Tấm kể lại sự tình, Bụt bảo:

Bống của con, người ta ăn thịt mất rồi, con về nhà nhặt lấy xương nó, kiếm lấy bốn cái lọ mà
đựng, rồi đem chôn ở bốn chân giường.

về nhà, Tấm tìm mãi không thấy được cái xương nào. Con gà thấy thế, cất tiếng:
Cục ta cục tác Cho ta nắm thóc, Ta bới xương cho.

Tấm bốc cho gà nắm thóc. Gà vào bếp bới được một lúc thì xương bỗng phơi cả lên mặt tro, Tấm
nhặt bỏ vào bốn cái lọ, đem chôn ở bốn chân giường.

Mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc mỗi ngày một nhiều, còn hai mẹ con mụ thì ăn trắng mặc trơn,
không hề nhúng tay vào một việc gì

Được ít lâu, có tin nhà vua mở hội. Hai mẹ con Cám hí hửng sắm sửa quần lành áo tốt, còn Tấm
vẫn quần áo rách rưới. Đã đến ngày hội, mẹ Cám lấy một đấu gạo trộn với một đấu thóc bảo Tấm
rằng:

Phải nhặt cho xong mớ gạo lẫn thóc này, con mới được đi xem hội.

Dặn xong, mụ tất tả đưa con gái đi ngay.

Ngồi nhặt thóc được một lúc, Tấm thấy tủi thân, oà lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:

Làm sao con khóc?

Tấm thưa:

Hôm nay là ngày hội, dì con đem trộn gạo với thóc bắt con nhặt cho xong mới được đi xem.

Bụt bảo Tấm:

Để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp con.

Đàn chim sẻ bay xuống, kêu ríu rít, nhặt thóc ra đằng thóc, gạo ra đằng gạo. Chỉ trong chớp mắt,
đàn chim đã nhặt xong. Nhưng nhìn đến bộ quần áo rách như xơ mướp của mình, Tấm tủi thân
muốn khóc. Bụt lại hiện lên bảo Tấm:
Con hãy đào bốn cái lọ ở chân giường lên thì sẽ có quần áo mặc.

Tấm đào lên thì thấy có đủ cả quần áo, khăn, giày đẹp đẽ. Một bộ áo mới ba màu quan lục, màu
hoa đào, màu hoàng yến; một cái yếm màu hoa hiên, một cái quần nhiễu điều, rồi nào thắt lưng
hoa đào, khăn nhiễu tam giang. Đen đôi giày văn hài thì thật xinh xắn, chỉ đôi chân bé nhỏ của
Tấm mới đi vừa. Tấm mặc quần áo, lồng chân vào giày, thấy thứ nào cũng vừa như in. Tấm lại lấy
ở một cái lọ ra được một con ngựa bé tí teo. Tấm vừa dắt con ngựa xuống đất thì nó hí lên một
tiếng, rồi lớn lên bằng con ngựa thật, có đủ cả yên cương.

Xem thêm truyện cổ tích khác tại chuyên mục Truyện Cổ Tích

Vui sướng quá, Tấm tắm rửa thật sạch sẽ, rồi thay bộ quần áo mới, cưỡi ngựa đi xem hội. Đen
chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước, Tấm vội xuống ngựa mò mãi mà không thấy.

Một lúc sau, voi của vua đi đến chỗ lội, cứ gầm lên không chịu đi. Vua sai lính hầu thử xuống
nước mò xem, thì nhặt được một chiếc giày. Vua truyền lệnh hễ trong đám đàn bà con gái đi
xem hội, ai ướm vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ.

Đàn bà, con gái trong đám hội chen nhau đến ướm thử chân. Cả hai mẹ con Cám cũng đến ướm,
nhưng không chân ai vừa cả. Đen lượt Tấm xin đến ướm thử, thì vừa như in. Chiếc giày văn hài
mà vua bắt được với chiếc giày Tấm đang xách ở trên tay vừa đúng một đôi.

Cám đứng ngoài xem, thấy một người con gái xinh đẹp trông giống Tấm, liền gọi mẹ bảo rằng:

Mẹ ơi, trông ai như chị Tấm nhà ta!

Mẹ nó bảo:
Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh ném ngoài bờ tre. Chị Tấm nhà mày làm gì có
quần áo đẹp mà đến đây!

Đen khi quân lính đem kiệu đến rước Tấm về cung, hai mẹ con Cám sán đến gần xem, mới biết
đích thực là Tấm. Hai mẹ con đều lấy làm lạ, không biết Tấm đã lấy được quần áo và ngựa ở đâu
mà đẹp thế.

Vào cung vua, Tấm rất sung sướng, nhưng Tấm vẫn nhớ con trâu mà mình thường chăm bón
những ngày sương thu nắng hạ. Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà.

Thấy Tấm bây giờ sung sướng, mụ dì ghẻ rất ghen ghét nhưng ngoài mặt thì niềm nở, vui cười.
Mụ bảo Tấm:

Con trèo lên cây cau, xé lấy một buồng để cúng bố.

Tấm vâng lời, trèo lên cây. Tấm đang mải với tay để xé buồng cau thì mụ dì ghẻ chặt gốc cây.
Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi thì mụ trả lời:

Dì đuổi kiến cho con đấy mà!

Cây cau gãy. Tấm ngã lộn xuống ao chết. Mụ dì ghẻ lột hết quần áo của Tấm mặc vào cho Cám và
đưa con gái mình vào cung, nói dối là Tấm không may bị ngộ cảm chết, nên đưa em vào thay chị.

Tấm hóa thành chim vàng anh và bay vào cung vua. Vua đi đâu chim cũng bay theo. Thấy Cám
thua chị đủ mọi bề, và thấy con chim quấn quýt với mình, vua tưởng nhớ Tấm, bảo chim vàng
anh rằng:

“Vàng ảnh vàng anh, Có phải vợ anh, Chui vào tay áo!”

Vua vừa nói dứt lời, chim vàng anh chui tọt vào tay áo vua.
Một hôm, trong khi Cám giặt áo cho vua, chim vàng anh đậu ở cành cao hót rằng:

Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, Giặt mà không sạch tao vạch mặt ra.

Cám giặt xong, mang áo phơi. Chim lại hót:

Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào, Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao.

Nghe chim hót như vậy, Cám vừa lo sợ vừa tức giận. Vua rất yêu chim, chim ở lồng son, đi đâu
cũng xách đi theo. Thấy thế, Cám càng thêm ghét chim.

Một hôm Cám về nhà chơi, đem chuyện kể với mẹ, mẹ nó bảo: “Bóp chết con chim đi, đem
nướng cho mèo ăn, rồi chôn lông chim cho mất tích”.

về cung vua, Cám rình lúc vắng người, bóp chết chim vàng anh nướng cho mèo ăn, còn lông
chim đem chôn sâu ngoài vườn đúng như mẹ nó dặn. Chẳng bao lâu, ở chỗ chôn lông chim mọc
lên một cây xoan đào thật đẹp, cây lớn rất mau, cành lá sum sê.

Vua thấy cây xoan đào đẹp, liền mắc võng vào cây nằm nghỉ. Cứ mỗi khi nằm dưới bóng mát cây
xoan đào, vua như thấy hình ảnh Tấm hiện ra trước mắt, nên lại càng quấn quýt với cây, không
thiết gì đến Cám. Cám không nói ra, nhưng trong lòng ghen lồng lộn.

Nhân một ngày gió bão, vua lại đi vắng, Cám chặt cây đi, lấy gỗ xoan đào đóng khung cửi. Mỗi
khi Cám ngồi dệt vải, con ác bằng gỗ trên khung cửi kêu:
“Cót ca, cót két Lấy tranh chồng chị, Chị khoét mắt ra”.

Nghe con ác kêu, Cám sởn cả tóc gáy, vội ném thoi đi không dám dệt nữa.

Cám về nói với mẹ, mẹ nó bảo đốt khung cửi đi và đem tro đổ rõ xa. Cám đốt khung cửi đi, rồi
đem tro đổ tận bên đường thật xa cung vua.

ở đống tro bên đường, chẳng bao lâu mọc lên một cây thị lớn, cành lá sum sê. Cây thị ra nhiều
hoa, nhưng chỉ đậu một quả thật to ở một cành cao tít.

Gần đó, có một bà cụ bán hàng nước, tính tình hiền hậu. Mỗi khi đi qua gốc thị, bà lại ngẩng đầu
lên nhìn quả thị, tấm tắc khen: “Sao mà thị đẹp thế”. Một hôm bà ngẩng lên nhìn, thấy quả thị
đã chín vàng, bà tần ngần đứng dưới gốc cây giơ bị ra hứng, rồi lẩm bẩm:

Thị ơi, thị hỡi, Thị rụng bị bà, Thị thơm bà ngửi, Chứ bà không ăn.

Bà cụ dứt lời thì quả thị rụng ngay vào giữa bị. Bà cụ đem thị về nâng niu trên tay. Đêm ngủ, bà
để thị ở đầu giường, ngày nào đi chợ bà cũng dặn thị:

Thị ở coi nhà, Đe bà đi chợ, Mua quà thị ăn.

Bà cụ vừa đi khỏi nhà, thì một cô gái bé tí từ trong quả thị chui ra, và chỉ phút chốc, cô gái trở
thành cô Tấm xinh đẹp. Tấm quét dọn nhà cửa sạch sẽ, làm cơm canh để phần bà cụ. Lần nào đi
chợ về, bà cũng thấy mọi thứ đều ngăn nắp, có sẵn cơm dẻo, canh ngọt để phần.

Một hôm, bà giả vờ đi chợ, rồi rón rén trở về nấp ở cửa ngoài. Tấm lại ở trong quả thị chui ra
như mọi lần, thu dọn trong nhà. Nhìn thấy một người con gái xinh đẹp lại hay làm như thế, bà cụ
vui sướng quá, chạy ngay vào ôm chầm lấy Tấm và xé tan vỏ thị đi. Từ đó Tấm ở với bà lão bán
hàng. Hai người yêu thương nhau như mẹ con, người ngoài không ai biết, tưởng Tấm là con gái
bà cụ mới ở xa về. Bao nhiêu công việc gói bánh, têm trầu, Tấm đều làm hết, chỉ riêng việc bán
hàng mời khách là Tấm để bà cụ.

Một hôm, vua đi qua, thấy quán nước sạch sẽ ghé vào ngồi nghỉ. Bàn cụ rót nước, đưa trầu vua
ăn. Thấy trầu têm cánh phượng rất khéo, giống hệt như miếng trầu của vợ mình têm khi xưa,
vua liền hỏi bà cụ:

Trầu này ai têm?

Bà cụ đáp:

Con gái già têm.

Vua ngỏ ý muốn gặp người con gái. Bà cụ gọi Tấm ra, vua nhận ngay ra vợ mình.

Vua kể rõ sự tình với bà cụ và xin đón Tấm về cung. Tấm lạy chào bà cụ, trả ơn bà cụ rất hậu và
trở về cùng với vua. Từ đó Tấm được sung sướng mãi, còn hai mẹ con Cám bị vua đuổi ra khỏi
cung.

---------------

Cậu bé vẽ trứng

Giadinh.TV | 27/07/2016 | chuyên mục Truyện cổ tích

Leonardo da Vinci (1452 – 1519) là một danh họa nổi tiếng thế giới. Từ nhỏ, cậu bé Leonardo da
Vinci đã rất yêu thích hội họa, vì cậu vẽ rất giỏi nên thường được mọi người gọi là “họa sĩ nhí”.

Năm Leonardo 14 tuổi, cha cậu quyết định đưa cậu đến Florence để theo học họa sĩ đồng thời là
điêu khắc gia rất nổi tiếng là Verocchio. Thầy giáo Verocchio là một người rất có trách nhiệm, lần
đầu tiên gặp Leonardo, thầy giáo đã nói: “Hãy cho ta xem những bức tranh của con nào.”
Leonardo vội vàng lấy những bức tranh mà cậu ưng ý nhất từ trong cặp ra và dùng hai tay đưa
lên cho thầy giáo xem. Verocchio xem kỹ từng bức tranh và nói với Leonardo: “Vẽ tranh phải học
từ những điều cơ bản nhất.” Ngày đầu tiên đi học, thầy giáo đã áp dụng một phương pháp rất
đặc biệt, thầy không yêu cầu Leonardo sao chép theo những bức tranh của người khác, cũng
không dạy cậu lý thuyết hội họa, chỉ đưa cho cậu một quả trứng gà và yêu cầu cậu bé vẽ quả
trứng đó.
Lúc đầu, Leonardo rất chăm chỉ vẽ trứng gà, cậu vẽ hết trang này sang trang khác. Nhưng một
thời gian sau, cậu đã thấy vô cùng chán nản. Thế nhưng thầy giáo vẫn bắt cậu vẽ trứng gà, đến
một hôm, Leonardo thật sự không muốn vẽ thêm nữa, bèn hỏi thầy giáo: “Thưa thầy, tại sao
thầy lại muốn con vẽ trứng gà ạ?” Thầy giáo vốn rất hiểu nỗi lòng của Leonardo, bèn nhẹ nhàng
hỏi cậu: “Sao thế, con không muốn vẽ trứng gà nữa à?”

Leonar do thành thật trả lời: “Ngày nào cũng vẽ trứng gà, có tác dụng gì chứ ạ?” Thầy giáo chỉ
vào những quả trứng gà tr ên bàn và nói: “Con hãy quan sát thật kỹ, những quả trứng này, có
quả to, quả nhỏ, có quả nhọn hơn, lại có quả tròn hơn, trong hàng nghìn, hàng vạn quả trứng
cũng không thể nào tìm thấy hai quả giống hệt nhau. Cùng một quả trứng nhưng nếu nhìn từ
những góc độ khác nhau thì sẽ thấy không giống nhau. Anh sáng nhiều một chút hay ít một chút
đều khiến màu sắc của chúng thay đổi. Vẽ trứng không hề dễ dàng! Học vẽ mà không chịu khổ
luyện thỉ sao có thể thành tài?” Cậu bé Leonardo thông minh đã hiểu vì sao thầy giáo lại bắt cậu
vẽ trứng gà, vậy là cậu lại kiên trì vẽ tiếp.

Nhờ trải qua quá trình luyện tập nghiêm túc và chăm chỉ, cộng thêm tài năng nghệ thuật thiên
bẩm và lòng kiên trì khắc phục khó khăn đã giúp Leonardo trở thành danh họa nổi tiếng khắp
thế giới.

Sưu tầm

Trò chuyện cùng bé

Leonardo đã trở thành họa sĩ như thế nào? Đó là, ông bắt đầu học từ cách vẽ trứng gà. Trải qua
rất nhiều khó khăn và gian khổ, Leonardo cuối cùng đã trở thành một họa sĩ nổi tiếng thế giới.
Khi bắt đầu học bất cứ lĩnh vực nào, chúng ta cũng phải kiên trì luyện tập nhiều lần, không sợ
khó khăn giống như Leonardo da Vinci thì mới có thể thành công.

----------------------

Thỏ con nhận được hoa hướng dương

Giadinh.TV | 27/07/2016 | chuyên mục Truyện cổ tích

Hôm nay, trường mầm non Mặt Trời mở một cuộc thi nho nhỏ. Cô giáo Cò trắng sẽ đưa ra một
câu hỏi, bạn nhỏ nào trả lời đúng nhất sẽ được thưởng một bông hoa hướng dương.

Cô giáo Cò trắng hỏi: “Mỗi buổi sáng, sau khi rửa mặt xong thì chúng ta sẽ làm gì với nước rửa
mặt?” Chuột con ngồi bàn đầu tiên vội vàng lên tiếng: “Buổi sáng con không bao giờ rửa mặt ạ!”
Các bạn nghe thấy thế liền 0 lên cười ha ha. Cô giáo Cò trắng nói: “Chuột con không biết giữ vệ
sinh thân thể, con chưa được nhận hoa hướng dương rồi.” Tiếp đó, cô giáo liền mời Khỉ con trả
lời. Khỉ con gãi gãi đầu và ưả lời: “Rửa mặt xong thì chúng ta sẽ đổ nước xuống dưới cống ạ.”
“Khỉ con chưa biết tận dụng nước rửa mặt còn thừa nên cũng chưa được nhận hoa hướng
dương.” Cô giáo Cò nói.

Người thứ ba trả lời chính là Nai con. Nai con chớp chóp đôi mắt to tròn và nói: “Con sẽ dùng
nước đó để tưới mát cho vườn rau trước nhà. Trong vườn trồng rất nhiều cà chua và bí đỏ ạ!”
“Các loài cây rất sợ nước rửa mặt của chúng ta, vì trong nước rửa mặt có lẫn bọt xà phòng nên
sẽ gây hại cho cây.” Cô giáo lại tiếp tục nói.

Các bạn đồng thanh nói: “Nai con không biết bảo vệ cây cối, không được nhận hoa hướng
dương!” Vậy cuối cùng, ai có thể nhận được hoa hướng dương của cô giáo Cò đây?

Lúc đó, Thỏ con mới giơ tay xin phát biểu ý kiến! Thỏ con nói: “Buổi sáng, sau khi rửa mặt xong,
con giữ lại nước rửa mặt để rửa tay sau khi đi vệ sinh, cuối cùng là đổ vào bồn cầu ạ.” Cô giáo Cò
nghe thấy câu trả lời của Thỏ con thì gật đầu, vỗ tay khen ngợi. Cô giáo nói: “ Thỏ con chính là
bạn nhỏ vừa sạch sẽ, vừa biết tiết kiệm, do đó, rất xứng đáng nhận được hoa hướng dương!” Từ
đó, các bạn nhỏ khác đều học theo tấm gương của Thỏ con: Trân trọng từng giọt nước!

Sưu tầm

Trò chuyện cùng bé

Các bé có biết nước rửa mặt có thể dùng làm gì không? Nước vo gạo có thể dùng để làm gì nhỉ?
Các bé hãy nói thử xem, chúng ta cùng làm những “nhân viên bảo vệ môi trường tí hon” nhé!

---------------------

Ngựa con qua sông

Giadinh.TV | 27/07/2016 | chuyên mục Truyện cổ tích

ngua con qua song

Ngựa con qua sông

Trong chuồng ngựa nọ có hai mẹ con nhà ngựa sinh sống. Một hôm, Ngựa mẹ nói với Ngựa con:
“Con yêu của mẹ đã khôn lớn rồi, con có thể giúp mẹ làm một việc không?” Ngựa con nhảy cẫng
lên nói: “Sao lại không được ạ? Con sẽ giúp mẹ làm bất cứ việc gì.” Ngựa mẹ vui mừng nói: “Tốt
lắm, vậy con hãy mang túi đại mạch này đến xưởng xay bột nhé.”

Thế là Ngựa con đặt túi đại mạch lên lưng, phi như bay đến xưởng xay bột. Chú cứ chạy như vậy
cho đến khi gặp một con sông chắn trước mặt. Nước sông chảy cuồn cuộn, Ngựa con dừng lại và
nghĩ: “Không biết mình có qua sông được không? Neu có mẹ bên cạnh thì thật tốt biết mấy!”
Đúng lúc đó có một bác Bò già đi ngang qua, Ngựa con chạy tới hỏi: “Bác Bò ơi, bác nói xem cháu
có thể vượt qua con sông này không ạ?” Bác Bò già nói: “Nước sông nông lắm, chỉ đến gót chân
thôi cháu ạ, có thể vượt qua một cách dễ dàng.”

Khi Ngựa con chuẩn bị vượt qua sông thì một chú Sóc chạy tới nói với nó: “Ngựa con! Đừng đi
qua đó, nước sông sâu lắm, bạn sẽ bị nhấn chìm đấy!” Ngựa con ngạc nhiên hỏi:

“Thật vậy sao?” Chú Sóc nghiêm mặt nói: “Tất nhiên rồi! Hôm qua, một người bạn của tôi bị ngã
xuống sông và bị chết chìm đấy!” Ngựa con vội vàng lùi lại, không biết phải làm thế nào bây giờ.
Nó thở dài: “Ôi! Hay là mình chạy về nhà hỏi mẹ xem sao!”

Ngựa mẹ nhìn thấy Ngựa con cõng túi lúa đại mạch quay trở về thì ngạc nhiên hỏi: “Tại sao con
lại quay về?” Ngựa con ấp úng nói: “Có một con sông chắn ngang đường đi, con… không lội qua
được.” Ngựa mẹ liền nói: “Chẳng phải con sông đó rất nông hay sao?” Ngựa con nói: “Vâng, bác
Bò cũng nói như vậy ạ, nhưng mà bạn Sóc lại nói nước sông rất sâu, sâu đến mức một người bạn
của cậu ấy đã từng bị chết chìm.” Ngựa mẹ nhẹ nhàng nói với con: “Con ạ, nếu chỉ nghe theo lời
người khác mà bản thân mình không chịu động não, không chịu trải nghiệm thì sẽ không bao giờ
làm được việc gì cả. Con hãy thử đi qua sông xem sao, rồi con sẽ biết thực hư như thế nào.”

Ngựa con lại chạy đến bên bờ sông, thử lội qua sông, hóa ra nước sông không nông như lời bác
Bò già nói, cũng không sâu như lời Sóc nói. Thế là ngựa con vượt qua sông một cách dễ dàng và
mang được túi đại mạch đến xưởng xay bột.

Hết

Trò chuyện cùng bé

Cuối cùng Ngựa con đã nghe theo lời của ai? Tại sao bác Bò nói nước sông rất nông còn bạn Sóc
lại nói nước rất sâu? Đó là vì chiều cao của Bò và Sóc không giống nhau, nên cách nhìn nhận sự
việc cũng khác nhau. Câu chuyện này nhắn nhủ chúng ta một điều rằng, đôi khi không thể chỉ
nghe theo lời người khác nói mà bản thân mình phải thử làm thì mới hiểu rõ mọi chuyện.

You might also like