You are on page 1of 7

5.1. Kiến trúc mạng LTE: Vẽ sơ đồ khối, chức năng của các phần tử.

Cấu trúc gồm 4 miền chính:


 UE : User Equipment – Thiết bị người sử dụng
- TE : Terminal Equiment
- ME: Mobile Equiment
- USIM : UMTS Subcriber Identify Module
UE là thiết bị mà người sử dụng đầu cuối sử dụng để thông tin,là nền tảng cho các
ứng dụng thông tin (báo hiệu, duy trì và giải phóng các liên kết thông tin..)
 E-UTRAN : Envolved – UTRAN – Utran phát triển : Bao gồm một phần tử duy
nhất: E-nodeB – là trạm gốc vô tuyến, đảm bảo điều khiển tất cả các chức năng liên
quan đến vô tuyến trong phần cố định của hệ thống, quản lí tài nguyên vô tuyến, điều
khiển và đo đạc các mức tín hiệu.
 EPC- Envolved Packet Core ( lõi gói phát triển). Một thay đổi lớn của kiến trúc
4G LTE, đó là miền EPC không còn chuyển mạch kênh . Về chức năng, EPC tương
đương như miền chuyển mạch gói của 3GPP. Nó bao gồm các thành phần sau:
+ PCRF: Policy & Charging Pules Function( Chức năng các quy tắc tính cước và
chính sách).
+ SAE-GW: System Architecture Evolution Gayeway: Cổng phát triển cấu trúc
hệ thống. Bao gồm:
- S-GW : Serving Gateway : Cổng dịch vụ : Đóng vai trò như một neo di
động nội hạt cho các kênh mang số liệu khi UE di động giữa các enodeB.
- PGW : Packet Gateway : Cổng gói : Là một neo cho các phiên => các
mạng số liệu bên ngoài.
+ MME: Mobile Management Entity : Thực thể di động : MME là một node điều khiển
để xử lí quá trình báo hiệu giữa UE và mạng lõi. Nó có các chức năng sau:
- Các thủ tục an ninh.
- Xử lí phiên giữa UE và mạng.
- Quản lý di động khi UE rỗi.
 Phân loại các chức năng chính mà MME hỗ trợ như sau:
- Các chức năng liên quan => quản lý kênh mạng.
- Các chức năng liên quan => kết nối di động.
+ HSS : Home Subcriber Server( chứa số liệu đăng kí thuê bao của người sử dụng )
 Các dịch vụ: Các dịch vụ được khai thác với các mạng ngoài bởi nhà cung cấp mạng
5.2. Đơn vị tài nguyên tần số

Lưới tài nguyên trong LTE có các kích thước thời gian, tần số và không gian. Kích
thước không gian được đo bằng lớp và được truy nhập bởi nhiều anten phát và thu.

- Trong miền tần số, đơn vị tài nguyên nhỏ nhất là phần tử tài nguyên RE (resource
element) gồm 1 sóng mang con trong thời gian 1 ký hiệu OFDM/DFTS-OFDM. Mỗi
sóng mang con có độ rộng bằng tần bình thường 15khz hoặc 7.5khz.
- Trong miền thời gian: các tài nguyên được chia nhỏ theo cấu trúc: đơn vị lớn nhất
của thời gian là khung vô tuyến 10ms, khung vô tuyến lại được chia thành 10 khung
con có độ dài 1ms, mỗi khung con lại chia thành 2 khe thời gian 0.5ms
𝑅𝐵
- Một khối tài nguyên (RB: Resource block) được định nghĩa là 𝑁𝑆𝐶 các sóng mang
𝑈𝐿/𝐷𝐿
con liên tiếp trong miền tần số và 𝑁𝑠𝑦𝑚𝑏 ký hiệu DFTS-OFDM trên đường lên hay
đường xuống.
𝑅𝐵 𝑈𝐿/𝐷𝐿
RB = 𝑁𝑆𝐶 x 𝑁𝑠𝑦𝑚𝑏
- Băng thông : RB tối thiểu trong miền tần số là 6 tương ứng với 6.12=72 sóng mang
con và bang thông truyền dẫn là 1.08Mhz. RBmax = 100 tương ứng 100.12 = 1200
sóng mang con và bang thông truyền dẫn là 18Mhz.
5.3. Các tín hiệu tham chuẩn

Tín hiệu tham chuẩn: là tín hiệu cả phía phát và phía thu đều biết trước, được chèn vào
lưới thời gian phát đi của hệ thống để đồng bộ và ước tính kênh (phục vụ giải điều
chế).
a. Các tín hiệu tham chuẩn đường xuống:
- Cell-Specific: Tín hiệu tham chuẩn đặc thù ô
+ Khác nhau trong các ô lân cận
+ Như nhau cho tất cả các UE trong một ô.
Ý nghĩa: UE có thể sử dụng các tín hiệu tham chuẩn để ước tính kênh cho các cửa anten
mở khác nhau và để giải điều chế nhất quán.
- MS – specific RS:
+ Được sử dụng nhúng trong số liệu cho các MS đặc thù.
+ Được sử dụng cho truyền dẫn được tạo búp đối với từng UE đặc thù.
+ Các RS đặc thù UE được truyền trên các khối tài nguyên ấn định cho số liệu và không
được truyền ở các vị trí dành cho RS đặc thù ô.
- MBSFN – Specific RS:
+ Chỉ được sử dụng cho phát quảng bá đa phương tiện đơn tần.

b. Các tín hiệu tham chuẩn đường lên:


- DRS: tín hiệu tham chuẩn giải điều chế:
+ Được sử dụng để ước tính kênh cho giải điều chế nhất quán, có băng thông bằng băng
thông truyền dẫn đường lên.
+ DRS được ghép theo thời gian với PUSCH và PDCCH, mỗi khe 0.5ms trên PUSCH
có một DRS và mỗi khe 0.5ms trên PUCCH có 2 đến 3 DRS.
+ Băng thông tín hiệu DRS bằng băng thông của tín hiệu PUSCH/PUCCH.

- SRS: tín hiệu tham chuẩn thăm dò:


+ Được thiết kế để cung cấp thông tin về chất lượng kênh đường lên trên băng thông
rộng hơn băng thông tức thời của truyền dẫn kênh PUSCH ngay cả khi UE không có
truyền dẫn trên PUSCH.
+ Thông tin nhận được từ ước tính kênh dựa trên SRS tại eNodeB được sử dụng để tối
ưu hóa lập biểu đường lên.
+ Trong miền tần số, các truyền dẫn SRS phải phủ băng tần cần thiết để lập biểu miền
tần số, có 2 cách:
.. Truyền dẫn SRS với băng tần đủ để thăm dò toàn bộ băng tần cần thiết bằng một
truyền dẫn duy nhất.
.. Truyền dẫn nhiều SRS băng hẹp nhảy tần sao cho chuỗi các truyền dẫn SRS này liên
kết phủ toàn bộ băng thông cần thiết cho thăm dò.
5.4. Tổng kết các kênh

Sơ đồ kênh
Danh sách các kênh logic

Nhóm kênh Kênh logic ứng dụng


CCH BCCH (Broadcast control Kênh đường xuống để phát quảng bá
(Control channel): kênh điều thông tin hệ thống. Từ thông tin này
channel): khiển quảng bá UE biết được: nhà khai thác của ô
kênh điều phục vụ, cấu hình các kênh chung
khiển của ô, cách truy nhập mạng…
PCCH (Paging control Kênh đường xuống để phát quảng bá
channel): kênh điều thông tin tìm gọi.
khiển tìm gọi
CCCH (common control Kênh 2 chiều để phát thông tin điều
channel): kênh điều khiển giữa mạng và các UE
khiển chung
DCCH (Dedicated control Kênh 2 chiều điểm – điểm để phát thông
channel): kênh điều tin điều khiển riêng gữa UE và mạng.
khiển riêng Được thiết lập bởi thiết lập kết nối
của RRC
TCH DTCH (Dedicated traffic Kênh điểm – điểm riêng cho 1 UE để
(Traffic channel): kênh lưu truyền số liệu của người sử dụng
channel): lượng riêng cũng như báo hiệu lớp ứng dụng liên
kênh lưu quan đến luồng số liệu. DTCH có thể
lượng tồn tại cả ở đường lên lẫn đường
xuống
MCCH (Multicast control Kênh đường xuống điểm – đa điểm
channel): kênh điều được sử dụng để phát thông tin điều
khiển đa phương khiển MBMS.
MTCH Kênh đường xuống điểm – đa điểm
được mạng sử dụng để phát lưu
lượng từ mạng đến UE

Danh sách các kênh truyền tải


Tên kênh ứng dụng
BCH (Broadcast channel): Khuôn dạng truyền tải cố định và được quy định
kênh quảng bá trước phát quản bá thông tin hệ thống E-UTRAN
trong toàn bộ ô
PCH (Paging channel): kênh Hỗ trợ thu không liên tục cho UE để tiết kiệm
tìm gọi nguồn điện. Phát quảng bá trong toàn bộ ô
MCH (Multicast channel): Phát trên toàn ô, hỗ trợ MBSFN(mạng đa phương
kênh đa phương quảng bá đơn tần) kết hợp với phát MBMS trên
nhiều ô. Hỗ trợ tài nguyên bán cố định
DL_SCH (Downlink shared Để truyền tải thông tin điều khiển và lưu lượng. Hỗ
channel): kênh chia sẻ trợ HARQ. Hỗ trợ thích ứng đường truyền động
đường xuống bằng cách thay đổi sơ đồ điều chế và mã hóa
kênh và thay đổi công suất
RACH (Random access Kênh chung đường lên. Kênh mang thông tin tối
channel): kênh truy nhập thiểu.
ngẫu nhiên
UL-SCH (Uplink shared Kênh đường lên có chức năng giống DL – SCH. Có
channel): kênh chia sẻ thể hỗ trợ tạo búp. Hỗ trợ thích ứng đường truyền
đường lên động bằng cách thay đổi công suất và có khả
năng cả thay đổi sơ đồ điều chế và mã hóa kênh.

Danh sách kênh vật lý


Tên kênh Ứng dụng
PDSCH(Physical downlink Kênh đường xuống. Mang thông tin DL – SCH,
shared): kênh vật lý chia sẻ PCH và báo hiệu lớp cao hơn.
đường xuống
PDCCH (Physical downlink Kênh đường xuống. Thông tin cho UE về ấn định
control channel): kênh vật tài nguyên của PCH và DL – SCH và thông tin
lý điều khiển đường xuống HARQ liên quan đến DL – SCH. Mang thông tin
cho phép lập biểu đường lên
PCFICH (Physical control Kênh đường xuống. Chỉ thị số lượng các ký hiệu
format channel): kênh vật OFDM sử dụng cho PDCCH
lý chỉ thị khuôn dạng điều
khiển
PHICH (physical HARQ Kênh đường xuống. Mang HARQ ACK/NACK để
indicator channel): kênh vật trả lời cho các truyền dẫn đường lên
lý chỉ thị HARQ
PBCH (Physical broadcast Kênh đường xuống. Khối truyền tải BCH được sắp
channel): kênh vật lý quản xếp lên 4 khung con trong khoảng thời gian
bá 40ms. Định thời 40ms được phát hiện mù (không
có báo hiệu chỉ ra định thời 40ms này).
PMCH (Physical multicast Kênh đường xuống mang MCH.
channel): kênh vật lý đa
phương
PRACH (Physical random Kênh đường lên. Mang tiền tố truy cập ngẫu nhiên.
access channel): kênh vật lý
truy cập ngẫu nhiên
PUSCH (Physical uplink Kênh đường lên. Mang UL – SCH.
shared channel): kênh vật
lý chia sẻ đường lên
PUCCH (Physical uplink Kênh đường lên. Mang HARQ ACK/NACK để trả
control channel): kênh vật lời cho các truyền dẫn đường xuống. Mang các
lý điều khiển đường lên. báo cáo CQI.

5.5. Thủ tục HARQ


HARQ trong LTE được xây dựng dựa trên thủ tục HARQ dừng – đợi.
Sau khi gói được phát đi từ eNodeB, UE giải mã nó và cung cấp phản hồi trên kênh
PUCCH. Nếu nhận được NACK (phủ nhận), eNodeB sẽ phát lại.
UE sẽ kết hợp phát lại này với phát gốc thực hiện giải mã turbo. Nếu giải mã thành
công, UE sẽ phát công nhận ACK đến eNodeB. Sau đó eNodeB sẽ phát gói mới cho
quá trình xử lý HARQ.
Do phương pháp hoạt động của dừng – đợi, để đảm bảo luồng số liệu liên tục cần phải
có nhiều quá trình xử lý HARQ, trong LTE số lượng xử lý HARQ cố định bằng 8 cho
cả đường lên + xuống.
Trong LTE, HARP hỗ trợ cả kết hợp mềm kiểu săn bắt (chase) lẫn kết hợp tăng phần
dư IR. Sử dụng kết hợp săn bắt có nghĩa là phát lại có cùng số ký hiệu như phát gốc.
Đối với IR, phát lại có thể có các thông số phối hợp tốc độ khác với phát gốc.

You might also like