You are on page 1of 63

GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

0
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
Tiết 37 Ngày tháng năm

CHƯƠNG V: NHÓM HALOGEN


Bài 21:KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
a) Học sinh biết:
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các
nguyên tố trong nhóm.
b) Học sinh hiểu:
-Cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất
hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
-Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm halogen.
2) Kĩ năng:
- Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác của các nguyên
tử, dự đoán tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các
nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Giải các dạng bài tập có liên quan.
3) Thái độ:
- Học sinh hứng thú với các nội dung của bài, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây
dựng bài.
- Xây dựng thế giới quan và niềm tin vào khoa học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dạng bảng dài)
- Bảng Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm halogen trang 95/SGK
- Một số ảnh chụp hoặc mẩu vật các nguyên tố nhóm halogen.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi, so sánh
- Kết hợp SGK, các phương tiện trực quan  giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
IV. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Ổn định lớp:
2) Bài mới:
Chúng ta đã từng làm quen với nhóm VIIA khi nghiên cứu về bảng HTTH. Hôm
nay, chúng ta sẽ gặp lại các nguyên tố nhóm Halogen để tìm hiểu sâu hơn về nhóm
nguyên tố lí thú này. Chúng rất gần gũi và cần thiết cho cuộc sống nhưng chúng gồm
những nguyên tố gì, tại sao gọi chúng là nhóm Halogen, chúng có những tính chất gì
nổi bật. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá thông qua bài 21 Khái quát về nhóm
Halogen.

1
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
GHI BẢNG
HỌC SINH
Tên gọi halogen (tiếng Hi Lạp có nghĩa
là tạo ra muối) do nhà hóa học người Đức I.
Shweiger đề nghị đặt năm 1811.
I. Vị Trí Của Nhóm Halogen Trong Bảng
Hoạt động 1 (5’): Tuần Hoàn:
-Gv yêu cầu học sinh quan sát BTH và
SGK xác định:
1) Nhóm Halogen gồm những nguyên tố
nào? - Gồm: Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot
- Hs 1: Nhóm halogen gồm các nguyên tố: (I), Atati (At)
Flo, Clo, Brom, Iot, Atati. - Thuộc nhóm VIIA, ở cuối chu kì
2) Chúng thuộc nhóm nào, ở vị trí nào
trong các chu kì?
- Hs 2: Chúng thuộc nhóm VIIA, chúng
đứng cuối chu kì và ngay trước các nguyên
tố khí hiếm.
II. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo
 Hoạt động 2 (5’): phân tử:
- Gv yêu cầu học sinh: Viết cấu hình - Cấu hình electron:
electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử: 9F: 2s22p5
F, Cl, Br, I. 17Cl: 3s23p5
- Yêu cầu rút ra nhận xét 35Br: 4s24p5
- Hs 1: Nguyên tử của các nguyên tố nhóm 53I: 5s25p5
Halogen đều có 7 e lớp ngoài cùng.
- Cấu hình electron ngoài cùng chung cho
nhóm halogen?  Cấu hình electron chung: ns2np5
- Hs 2: ns2np5

 Hoạt động 3 (10’):


- Gv nêu vấn đề: vì sao các nguyên tử
của nguyên tố halogen không đứng riêng rẽ
mà hai nguyên tử liên kết với nhau tạo thành
phân tử X2?
(Gợi ý: vì có 7e lớp ngoài cùng, còn thiếu
1e để đạt cấu hình e bền như khí hiếm nên ở
trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp
chung một đôi e để tạo ra phân tử có liên
kết CHT không phân cực.)

- Hãy biểu diễn liên kết đó? - Sự tạo thành phân tử X2:

X + X  X X
Hay X-X hoặc X2
- Khuynh hướng đặc trưng?  Khuynh hướng đặc trưng là dễ nhận thêm
1e
X + 1e  X-
ns np5
2
ns2np6 (khí hiếm)
- Tính chất hoá học cơ bản của các  Tính chất hóa học cơ bản của các halogen
Halogen là gì? là tính oxi hoá mạnh.

2
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
III. Sự biến đổi tính chất:
 Hoạt động 4 (23’): 1) Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn
- Gv sử dụng bảng 11/SGK trang 95, chất:
yêu cầu học sinh nhận xét sự biến đổi: Khi đi từ flo đến iot:
1) Tính chất vật lí - Trạng thái tập hợp: khí  lỏng  rắn
2) Bán kính nguyên tử - Màu sắc: đậm dần (lục nhạt  đen tím)
3) Độ âm điện đi từ flo đến iot? - Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: tăng
dần
2) Sự biến đổi độ âm điện:
- Các halogen đều có độ âm điện lớn (3.98
- Gv yêu cầu hs giải thích:  2.66)
+ Vì sao trong các hợp chất, flo chỉ có - Đi từ flo đến iot độ âm điện giảm dần.
số oxi hoá -1, các nguyên tố còn lại, ngoài - Flo có độ âm điện lớn nhất
số oxi hoá -1 còn có các số oxi hoá +1, +3,  Flo chỉ có số oxi hoá -1 trong hợp chất
+5, +7?  Cl, Br, I có số oxi hoá -1, +1, +3, +5, +7
- Hs: Vì flo có độ âm điện lớn nhất chỉ hút e trong hợp chất.
nên chỉ có số oxi hoá -1, các nguyên tố còn
lại có thể tạo thành 1, 3, 5, 7 e độc thân ở
trạng thái bị kích thích nên có thể nhường 1,
3, 5, 7 e nên ngoài số oxi hoá -1 còn có thêm
số oxi hoá +1, +3, +5, +7 3) Sự biến đổi tính chất hoá học của các
- Gv: Dựa vào cấu hình e lớp ngoài cùng đơn chất:
giải thích vì sao các halogen giống nhau về - Các halogen giống nhau về tính chất hoá
tính chất hoá học cũng như thành phần và học cũng như thành phần và tính chất của các
tính chất của các hợp chất do chúng tạo hợp chất do chúng tạo thành.
thành? - Tính chất hoá học cơ bản của halogen: là
- Hs 1: Vì cấu hình electron lớp ngoài cùng tính oxi hóa mạnh.
tương tự nhau. - Từ flo đến iot, tính oxi hoá giảm dần.
+ Dựa vào bán kính nguyên tử, giải
thích vì sao đi từ F đến I, tính oxi hoá giảm
dần?
- Hs 2: Từ F đến I, bán kính nguyên tử tăng
 khả năng hút e giảm tính oxi hoá giảm.
Bài tập củng cố: BT 1, 2, 3 SGK trang 96

4) Dặn dò (2’):
- Làm các bài tập từ 4 đến 8 SGK trang 96
- Đọc trước bài mới Bài 23 Clo

3
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
Tiết 38-39 Ngày tháng năm

Bài 22: CLO


I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên, ứng dụng và phương pháp điều
chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Hiểu được tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh (tác dụng với
kim loại, hiđro,…). Clo còn thể hiện tính khử.
2) Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của clo.
- Quan sát thí nghiệm, các hình ảnh rút ra nhận xét.
- Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Giải các dạng bài tập có liên quan.
3) Thái độ:
-Tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu, giải thích các tính chất hóa học của clo.
- Liện hệ với thực tế các ứng dụng của clo: tính tẩy trùng, tính oxi hóa mạnh,…
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ :
1) Giáo viên:
- Hóa chất: hai bình khí clo (điều chế sẵn), 1 dây sắt, 1 dây đồng (đã được cạo sạch
và quấn thành dạng ruột gà).
- Dụng cụ: 1 bật quẹt, 1 đèn cồn, 1 kẹp sắt.
2) Học sinh:
-Học kiến thức khái quát về nhóm halogen, có sự nghiên cứu trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi, so sánh
- Kết hợp SGK, các phương tiện trực quan và thí nghiệm hóa học  giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức.
IV. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Ồn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ (5’): Mời hai học sinh lên bảng làm bài, còn các học sinh còn lại
làm vào vở bài tập.
 Học sinh 1:
1) Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử sau theo phương pháp thăng bằng e, xác
định vai trò của các chất tham gia phản ứng:
Cl2 + NaOH  NaCl + NaClO + H2O
2) BT5 SGK trang 96
 Học sinh 2:
1) Câu hỏi tương tự trên:
HCl + MnO2  MnCl2 + Cl2 + H2O
o
t

2) BT6 SGK trang 96


3) Bài mới:
Tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về các tính chất của nguyên tố nhóm
Halogen. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu một nguyên tố halogen cụ thể là clo.
Thế clo có những tính chất gì đặc biệt, vì sao nó đóng vai trò quan trọng trong công
nghiệp và cuộc sống? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta hãy cùng nghiên cứu thông
qua bài 22 Clo.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ GHI BẢNG

4
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
HỌC SINH
Clo (tên tiếng Hi Lạp khloros có nghĩa
là vàng lục) do nhà hóa học người Thụy
Điển Karl Wilhelm Scheele tìm ra năm
1774 nhưng ông mắc sai lầm khi cho rằng
nó là một axit có chứa oxi (axit muriatic).
Sau đó trãi qua quá trình nguyên cứu, năm
1810 nhà bác học người Anh Sir Humphry
Davy kết luận rằng Clo chính là một
nguyên tố hóa học. I. Tính chất vật lí:
 Hoạt động 1 (2’):
- Gv: Cho học sinh quan sát lọ đựng khí
clo, kết hợp với SGK cho biết các tính chất
vật lí tiêu biểu của clo?
- Hs: Là chất khí có màu vàng lục, mùi - Khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc
xốc, nặng hơn không khí, rất độc. - Nặng hơn không khí 2,5 lần
- Hs: Tan trong nước tạo thành dd có màu
vàng nhạt và tan trong các dung môi hữu - Tan trong nước tạo thành nước clo có màu
cơ khác như benzen, etanol,… vàng nhạt
II. Tính chất hoá học:
 Hoạt động 2 (8’):
- Gv: Dựa vào bảng HTTH, hãy so sánh độ Độ âm điện: Cl(3,16) < O(3,44) < F(3,98)
âm điện của các nguyên tố O, Cl, F?
- Hs: Cl < O < F
- Gv: Trong hợp chất với F, O thì Cl thể
hiện số oxi hoá bao nhiêu và trong hợp
chất với các nguyên tố khác Cl có số oxi
hoá là bao nhiêu. Giải thích? - Trong hợp chất với F,O thì Cl thể hiện số oxi
- Hs: Vì có độ âm điện bé hơn O và F nên hóa: +1, +3, +5, +7. Còn trong hợp chất với các
trong hợp chất với O và F, Cl sẽ thể hiện số nguyên tố khác Cl thể hiện số oxi hoá -1
oxi hóa dương (+1, +3, +5, +7). Còn với
các trường hợp khác thì Cl có số oxi hóa
-1.
- Gv: Mời học sinh lên bảng viết cấu hình
e của Clo lên bảng. (Z=17)
- Hs: 1s22s22p63s23p5
- Gv: Yêu cầu học sinh dựa vào cấu hình
nguyên tử Cl và tính chất hóa học đặt
trưng của các Halogen, hãy dự đoán tính
chất hóa học của Cl. - Tính chất hóa học cơ bản của Cl là tính oxi
- Hs: Do có 7e lớp ngoài cùng nên nguyên hóa mạnh.
tử Cl dễ nhận them một e để đạt cấu hình
bền nên Cl sẽ có tính oxi hóa mạnh.
- Gv: Chúng ta sẽ cùng đi chứng minh cho
kết luận đó
 Hoạt động 3 (10’):
- Gv: Tiến hành thí nghiệm đốt dây đồng
và dây sắt trong khí clo. (Lưu ý học sinh
quan sát)

- Gv: Yêu cầu học sinh nhận xét hiện 1) Tác dụng với kim loại

5
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
tượng Tổng quát:
- Hs: Đồng và sắt tác dụng mạnh với khí 2M + nCl2  2MCln
clo tạo ra CuCl2 và FeCl3. (n là hoá trị cao nhất của kim loại M)
- Hs: Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ không 0 0 1 1
cao lắm, phản ứng nhanh và tỏa nhiều Na  Cl 2  2 Na Cl
nhiệt. chất khử chất oxi hóa Natri clorua
0 0 2 1
- Gv: Làm thế nào nhận biết sản phẩm tạo o
Cu  Cl 2 
t
Cu Cl 2
thành là CuCl2 và FeCl3? chất khử chất oxi hóa Đồng (II) clorua
- Hs: Sau khi làm thí nghiệm đốt đồng 0 0 o 2 1
trong clo, cho thêm một ít nước cất thì 2Fe  3 Cl 2 
t
2 Fe Cl 3
dung dịch CuCl2 có màu xanh lam là màu chất khử chất oxi hóa Sắt (III) clorua
đặc trưng của ion Cu2+.Còn FeCl3 tạo thành
trong phản ứng tạo thành đám khói màu
nâu đỏ.
- Gv: yêu cầu học sinh lên bảng viết các
phương trình phản ứng xảy ra và xác định
vai trò của clo khi tác dụng với kim loại là
gì? (Lưu ý với các kim loại đa hóa trị và
điều kiện phản ứng)
- Hs: Khi tác dụng với kim loại, clo đóng
vai trò là chất oxi hóa, đưa kim loại lên
trạng thái oxi hóa cao nhất.
 Hoạt động 4 (5’): 2) Tác dụng với Hiđro
- Gv: Ghi phản ứng lên bảng, yêu cầu học H 2 ( k )  Cl 2( k ) 
ás
2HCl ( k ) H

2O
 HCl( dd )
sinh xác định vai trò của clo trong phản Khí hiđro clorua dd axit clohiđric
ứng trên. nCl 2 1
- Nếu   hỗn hợp nổ
- Hs: Khi tác dụng với hiđro, clo cũng thể nH 2 1
hiện tính oxi hóa. Nhưng phản ứng không
xảy ra ở điều kiện thường mà phải cần điều
kiện ánh sang hoặc đun nóng.
- Gv: Nêu nhận xét chung về vai trò của
 Vậy trong phản ứng với kim loại và hiđro
clo khi tác dụng với kim loại và hiđro.
thì clo thể hiện tính oxi hoá mạnh.
- Hs: Clo thể hiện tính oxi hóa mạnh.
 Hoạt động 5 (5’): 3) Tác dụng với nước
- Gv: Viết phương trình phản ứng, yêu cầu
học sinh xác định số oxi hoá của clo, từ đó
suy ra vai trò clo trong phản ứng trên. 0 1 1

- Hs: Clo ở sản phẩm có số oxi hóa -1 và Cl2  H 2O H Cl  H Cl O


+1. Nên trong phản ứng trên clo vừa là Axit clohiđric Axit hipoclorơ
0 1 1
chất khử vừa là chất oxi hóa. Cl2  2 NaOH Na Cl Na Cl O  H 2O
- Gv: Axit hipoclorơ HClO là axit rất yếu nước Gia-ven
(yếu hơn cả axit cacbonic) nhưng có tính
oxi hoá mạnh. Giải thích vì sao phản ứng
clo với nước là thuận nghịch?
- Hs: Do HClO là một chất oxi hóa mạnh. - Clo vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
Nó oxi hóa HCl tạo ra sản phẩm là Cl2 và - HClO, NaClO là chất oxi hoá mạnh nên
H2O. clo ẩm, nước Gia-ven có tính tẩy màu.
Câu hỏi củng cố:
1) Tính chất hóa học của Clo? Cho ví
dụ
2) Vì sao khí clo ẩm có tính tẩy màu còn
khí clo khô thì không?

6
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
III. Trạng thái tự nhiên
 Hoạt động 6 (3’):
- Gv: Nhắc lại thế nào là đồng vị? (Là - Clo có 2 đồng vị bền là 35Cl, 37Cl.
những nguyên tử có cùng số proton nhưng M  35,5
khác nhau về số nơtron, do đó số khối A - Clo phổ biến trong nước biển, trong chất
của chúng khác nhau). Clo có bao nhiêu khoáng Cacnalit KCl.MgCl2.6H2O, dịch vị của
đồng vị bền? dạ dày,…
- Gv: Vì sao trong tự nhiên clo chỉ tồn tại
ở dạng hợp chất và chủ yếu là ở dạng hợp
chất nào?
- Hs: Do có tính oxi hóa mạnh nên clo chỉ
tồn tại ở dạng hợp chất. Clo phổ biến
trong nước biển, trong chất khoáng
Cacnalit, dịch vị của dạ dày,…
IV. Ứng dụng: (SGK trang 99)
 Hoạt động 7 (1’):
- Gv: Có thể yêu cầu học sinh tự tìm hiểu
về các ứng dụng của clo, tổng hợp thành
bài thu hoạch nộp cho giáo viên lấy điểm
cộng.
 Hoạt động 7 (5’): V. Điều chế:
- Gv: Nêu nguyên tắc điều chế khí clo 1) Trong phòng thí nghiệm:
trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu hoc Nguyên tắc: HCl + chất oxi hoá mạnh (MnO2,
viết các phản ứng minh họa KMnO4, KClO3, PbO2…)  Cl2
- Hs: Dùng các chất oxi hóa mạnh như Vd:
MnO2, KMnO4, K2Cr2O7, PbO2,…để oxi o
MnO2  4HCl 
t
MnCl2  Cl 2  2H 2O
hóa HCl tạo thành Cl2. 2KMnO4 + 16HCl  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2
- Gv: Diễn giải quy trình thí nghiệm theo + 8H2O
hình 5.3 trang 100 (Vai trò của các hóa 2) Trong công nghiệp: Điện phân dd bão
chất và dụng cụ) hòa muối ăn trong nước.
- Gv: Nêu phương pháp sản xuất clo trong  2NaOH + Cl2 +H2
2NaCl + 2H2O đpcmn
công nghiệp.
- Hs: Điện phân dd bão hòa muối ăn trong
nước.
(Lưu ý: Nếu không có màng ngăn thì
Cl2 tác dụng với NaOH tạo thành nước
Gia-vel)
Bài tập củng cố:
BT 1-2 SGK trang 101

4) Dặn đò (2’):
- Làm các bài tập từ 3 đến 7 SGK trang 101
- Đọc trước bài 23 Hiđroclorua – axit clohiđric và muối clorua

7
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
Tiết 40 Ngày tháng năm

Bài 23: HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIDRIC


VÀ MUỐI CLORUA
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
a) Học sinh biết:
- Hiđro clorua là chất khí tan nhiều trong nước và có một số tính chất riêng, không
giống với axit clohiđric (không làm đổi màu quỳ tím, không tác dụng với đá vôi).
- Phương pháp điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
b) Học sinh hiểu: Ngoài tính chất chung của axit, axit clohiđric còn có tính chất
riêng là tính khử do nguyên tố clo trong phân tử HCl có số oxi hoá thấp nhất là -1
2) Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm (điều chế hiđro clorua và thử tính tan).
- Viết phương trình phản ứng giữa axit clohiđric với các kim loại hoạt động, oxit
bazơ, bazơ và muối.
- Giải các dạng bài tập có liên quan.
3) Thái độ:
- Học sinh tham gia hoạt động tìm hiểu kiến thức mới và các hoạt động làm bài tập.
- Liên hệ các ứng dụng của axit clohiđric trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ :
1) Giáo viên:
- Hoá chất: NaCl tinh thể , H2SO4 đặc, giấy quỳ tím, nước cất, dung dịch AgNO3,
dung dịch NaCl, dung dịch HCl loãng, dung dịch HCl đặc.
- Dụng cụ: 1 bình cầu, nút cao su có ống vuốt nhọn, 1 đèn cồn, 1 bật lửa, 1 giá ống
nghiệm, 1 cốc thuỷ tinh lớn, thìa thuỷ tinh, ống hút, kẹp gỗ.
2) Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi, so sánh
- Kết hợp SGK, các phương tiện trực quan và thí nghiệm hóa học  giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức.
IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ (5’): Mời hai học sinh lên bảng làm bài, các học sinh còn lại nhận
xét.
 Học sinh 1: BT 5 SGK trang 101
 Học sinh 2: BT 7 SGK trang 101 (ĐS: m KMnO 4  9,48g, VHCl  480ml)
3) Bài mới:
Như chúng ta đã biết clo đóng vai trò rất quan trọng trong công nhiệp và cuộc sống.
Và hợp chất tiêu biểu và có ứng dụng rải nhất chính là HCl và muối của nó. Chúng ta sẽ
tìm hiểu axit clohiđric và muối của nó có những ứng dụng gì, điều chế ra sao qua bài
mới ngày hôm nay.

8
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
GHI BẢNG
HỌC SINH
I. Hiđro clorua
1) Cấu tạo phân tử:
 Hoạt động 1 (2’): - Hiđro clorua là hợp chất cộng hóa trị,
- Gv: hãy viết CT e, CTCT và giải thích sự phân tử phân cực.
phân cực của phân tử HCl?
- Hs: Nguyên nhân do hiệu độ âm điện của
nguyên tử clo và hiđro: 3.16-2.2=0.96
2) Tính chất:
 Hoạt động 2 (5’):
- Gv: Tiến hành thí nghiệm điều chế khí
hiđro clorua. (Lưu ý học sinh quan sát,
nhận xét màu, mùi, tính tỉ khối của nó so
với không khí) - Chất khí, không màu, mùi xốc
- Hs: Hiđro clorua là chất khí không màu,
mùi xốc, nặng hơn không khí (d ≈ 1,6) - Nặng hơn không khí (d ≈ 1,6)
 Hoạt động 3 (5’):
- Gv: Biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu độ - Khí HCl tan rất nhiều trong nước
tan của hiđro clorua trong nước. (một thể tích nước có thể hòa tan 500 thể tích
- GV yêu cầu HS: quan sát, nêu hiện tượng, khí HCl ở 20oC)
giải thích:
+ Vì sao nước lại phun vào bình?
- Hs 1: Do khí hiđro clorua tan nhiều trong
nước làm giảm mạnh áp suất trong bình. Áp
suất khí quyển đẩy nước vào thế chỗ khí
HCl hòa tan.
+ Vì sao dung dịch thu được làm quỳ
tím hoá đỏ?
- Hs 2: Vì dd thu được là axit nên làm dd
quỳ tím hóa đỏ.
II. Axit clohidrric
 Hoạt động 4 (3’): 1) Tính chất vật lí:
- Cho học sinh quan sát dung dịch axit - Khí hiđro clorua tan trong nước tạo
clohiđric vừa điều chế (loãng) và lọ đựng thành dd axit clohiđric
dung dịch HCl đặc, mở nút để thấy sự “bốc - Chất lỏng, không màu, mùi xốc
khói” - Dung dịch đậm đặc nhất là 37%, “bốc
- Gv: giải thích vì sao có hiện tượng “bốc khói” trong không khí.
khói” trong không khí ẩm?
- Hs: Đó là do khí hiđro clorua tạo với hơi
nước trong không khí tạo thành những hạt
dd nhỏ như sương mù.
2) Tính chất hoá học:
 Hoạt động 5 (7’): a) Tính axit mạnh:
- Gv: Axit có những tính chất chung gì?
(Học sinh nêu các tính chất kèm theo điều
kiện nếu có)
- Hs: Axit có những tính chất như làm quỳ - Axit clohiđric là axit mạnh, có đầy đủ tính
tím hóa đỏ, tác dụng với kim loại đứng chất hóa học của một axit.
trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học,
tác dụng với oxit bazơ, bazơ và muối.

9
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
- Gv: Mời học sinh hoàn thành các phản Vd:
ứng sau đây? 2HCl + Mg  MgCl2 + H2
HCl + Mg  2HCl + FeO  FeCl2 + H2O
HCl + FeO  3HCl + Fe(OH)3  FeCl3 + 3H2O
HCl + Fe(OH)3  2HCl + CaSO3  CaCl2+ SO2 + H2O
HCl + CaSO3  ……+ SO2 +…
 Hoạt động 6 (5’): b) Tính khử:
-Gv: Nhắc lại các số oxi hoá của clo? Từ đó Axit clohiđric có tính khử do trong phân tử
kết luận tính chất của axit HCl. HCl, nguyên tố clo có số oxi hóa thấp nhất là
- Hs 1: Do trong phân tử HCl, nguyên tố -1.
clo có số oxi hóa thấp nhất là -1.
- Gv: Cho học sinh nhắc lại nguyên tắc điều Vd:
4 1 2
chế clo trong phòng thí nghiệm? Nêu ví dụ? o 0
Mn O2  4H C l 
t
Mn Cl2  Cl2  2H 2O
Xác định số oxi hoá của các nguyên tố, chất
Chất oxi chất khử
oxi hoá chất khử? hóa
- Hs 2: Cho HCl tác dụng với các chất oxi
hóa mạnh như MnO2, K2Cr2O7, KMnO4,…
 Hoạt động 7 (5’): III. Muối clorua và nhận biết ion clorua
- Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trả 1) Một số muối clorua:
lời các câu hỏi?
+ Nêu tính tan của muối clorua?
- Hs: Đa số các muối clorua tan nhiều
trong nước, trừ AgCl không tan và ít tan - Đa số các muối clorua tan nhiều trong
như CuCl, PbCl2. nước, trừ AgCl không tan, ít tan: CuCl,
+ Ứng dụng của muối NaCl và một số PbCl2.
muối clorua khác? - Ứng dụng: (SGK trang 105)
- Hs: NaCl làm muối ăn và là nhiên liệu
cho nhiều ngành công nghiệp, KCl dung
làm kali, ZnCl2 dùng làm chất chóang mục
gỗ,…
 Hoạt động 8 (6’): 2) Nhận biết ion clorua
- Gv: Có thể mời một học sinh làm thí - Dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết ion
nghiệm nhận biết ion clorua trong dung clorua
dịch HCl, NaCl. Yêu cầu nhận xét hiện NaCl + AgNO3  NaNO3 + AgCl↓ trắng
tượng, dự đoán và viết phương trình phản HCl + AgNO3  HNO3 + AgCl↓ trắng
ứng chứng tỏ cho lời dự đoán.
(Chú ý học sinh quan sát, có thể sử dụng
phông màu tối để nổi bật hiện tượng)
- Hs: Có kết tủa AgCl màu trắng xuất hiện
- Gv: Kết luận cách nhận biết ion clorua.
- Hs: Vậy người ta dùng AgNO 3 để nhận
biết ion clorua trong dd.

4) Dặn dò (2’):
- Làm các BT từ 1- 7 SGK trang 106.
- Chuẩn bị bài mới Sơ lược các hợp chất có oxi của clo.

10
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
Tiết 41 Ngày tháng năm

Bài 24:SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO


I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
a) Học sinh biết: thành phần hoá học, ứng dụng và nguyên tắc sản xuất một số
hợp chất có oxi của clo.
b) Học sinh hiểu: Tính oxi hoá mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước
Gia-ven, clorua vôi)
2) Kĩ năng:
- Viết được các phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất có
oxi của clo và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi.
- Sử dụng có hiệu quả an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế.
3) Thái độ:
- Học sinh được liên hệ kiến thức đã học vào trong cuộc sống qua đó niềm tin vào
khoa học được xây dựng vững chắc hơn.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên: Các mẩu vật về nước Gia-ven, Clorua vôi, các hình ảnh về quy trình
sản xuất, ứng dụng của nước Gia-ven và Clorua vôi.
2) Học sinh: Học bài cũ và chuyển bị nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi, so sánh
- Kết hợp SGK, các phương tiện trực quan  giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.
IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ (5’):
Mời hai học sinh lên bảng làm bài, các học sinh còn lại nhận xét.
 Học sinh 1:
1) Nêu tính chất hóa học của axit clohidric, viết phản ứng minh họa.
2) BT 6 SGK trang 106
 Học sinh 2:
1) Nêu các phương pháp điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và công nghiệp.
Viết các phản ứng minh họa.
2) Hãy nhận biết 4 dd sau NaCl, BaCl2, NaNO3, BaNO3
3) Bài mới:
Ở bài trước, chúng ta đã biết các hợp chất của clo có rất nhiều ứng dụng rộng rải
trong công nghiệp cũng như trong cuộc sống. Và bài hôm nay chúng ta sẽ được tìm
hiểu hai hợp chất quan trọng nhất. Đó chính là nước Gia-ven và Clorua vôi.

11
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
GHI BẢNG
VIÊN VÀ HỌC SINH
I. NƯỚC GIA-VEN II. CLORUA VÔI
 Hoạt động 1 (10’): 1) Tính chất vật lý, thành phần, cấu
- Gv: Cho hs quan sát lọ tạo:
đựng nước Gia-ven, clorua
vôi. Yêu cầu nêu tính chất vật
lý? - Dung dịch không màu - Chất bột, màu trắng, xốp

- Gv cho học sinh biết thành


phần, cấu tạo và vì sao gọi là
nước Gia-ven (tên một thành
phóa gần thủ đô Pa-ri (Pháp) - CTPT: CaOCl2
mà ở đó lần đầu tiên nhà bác - CTCT: O – Cl+1
học C. Berthollet điều chế Ca2+
được dung dịch hỗn hợp này. Cl-1
- Gv: Dựa vào khái niệm
muối hỗn tạp trong SGK hãy
giải thích vì sao nước Gia- - Là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và - Clorua vôi là một muối
ven gọi là hỗn hợp muối còn NaClO hỗn tạp của kim loại canxi
clorua vôi gọi là muối hỗn với hai gốc axit là clorua
tạp? Cl- và hipoclorit ClO-.
- Hs: Nước Gia-ven chỉ là
hỗn hợp muối NaCl và
NaClO
- Hs: Còn Clorua vôi là muối
hỗn tạp do trên một nguyên
tử canxi gắn hai gốc axit
khác nhau. - NaClO là chất oxi hoá mạnh do trong - Clorua vôi cũng là chất
- Gv: Mời học sinh xác định phân tử clo có số oxi hoá +1 oxi hóa mạnh tương tự
số oxi hóa của clo trong nước Gia-ven.
NaClO và CaOCl2, từ đó dự
đoán tính chất của chúng.
- Hs: Do clo có số oxi hóa
dương +1 nên nước Gia-ven
và Clorua vôi sẽ có tính oxi
hóa mạnh.
 Hoạt động 2 (5’):
-Gv: Trong không khí có hơi 2) Tính chất:
nước và khí CO2, biết rằng Trong không khí: Tác dụng dần với CO2
NaClO là muối của axit yếu, NaClO + CO2 + H2ONaHCO3 + HClO 2CaOCl2 + CO2 + H2O
yếu hơn axit cacbonic, hãy CaCO3 +CaCl2+ 2HClO
cho biết nước Gia-ven và  không để được lâu trong không khí.  không bền trong không
clorua vôi có để lâu trong khí
không khí được không, vì
sao?
- Hs: Chúng sẽ tác dụng dần
với CO2 trong không khí nên
nước Gia-ven và Clorua vôi
không để lâu được trong
không khí.

12
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
 Hoạt động 3 (5’): 3) Điều chế:
- Gv: Yêu cầu học sinh cho a) Phòng thí nghiệm: cho khí clo
biết các phương pháp điều tác dụng với dd NaOH loãng ở nhiệt độ
chế Gia-ven, clorua vôi trong thường. Cho khí clo tác dụng với
công nghiệp và phòng thí Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O vôi sữa ở 30oC
nghiệm. b) Trong công nghiệp: Điện phân
dd muối ăn NaCl (15-20%) trong bình Cl2 + Ca(OH)2 
điện phân không màn ngăn. CaOCl2 + H2O
 2NaOH+Cl2+H2
2NaCl+H2O đpkmn
anôt catôt
Vì không có màng ngăn nên:
Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O
 Hoạt động 4 (15’): 4) Ứng dụng:
-Gv: Dựa vào thành phần cấu - Tẩy trắng - Giống nước Gia-ven
tạo, tính chất của nước Gia- - Khử trùng - Dùng trong công nghiệp
ven, clorua vôi hãy nêu các tinh chế dầu mỏ
ứng dụng? Do Clorua vôi rẻ hơn, hàm
- Hs: Do có tính oxi hóa lượng hipoclorit cao hơn
mạnh nên chúng được dùng nên dùng nhiều hơn
tẩy trùng, tẩy trắng, tinh chế
dầu mỏ,…
- Gv: Trong thực tế, người ta
dùng clorua vôi nhiều hơn
nước Gia-ven, vì sao?
- Hs: Người ta dùng nhiều
CaOCl2 hơn. Vì rẻ hơn, hàm
lượng hipoclorit cao hơn.
(Lưu ý: Việc nghiên cứu
thành phần, cấu tạo, tính
chất cũng như cách điều chế
và ứng dụng của nước Gia-
ven, clorua vôi, ta thấy có
nhiều điểm tương ứng giống
nhau giữa chúng. Do đó khi
nghiên cứu hai hợp chất này
chúng ta cần có sự so sánh
để dễ nhớ.)
Bài tập củng cố:
BT 1-3 SGK trang 108

4) Dặn dò
- Làm các BT 4, 5 SGK trang 108
- Đọc trước bài mới: Bài 25 Flo – Brom - Iot

13
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
Tiết 42-43 Ngày tháng năm

Bài 25: FLO – BROM – IOT


I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
a) Học sinh biết:
- Sơ lược về tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế F 2, Br2, I2 và một số hợp chất của
chúng.
- Sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của flo, brom, iot so với clo.
b) Học sinh hiểu:
- Phương pháp điều chế các đơn chất F2, Br2, I2
- Vì sao tính oxi hóa lại giảm dần khi đi từ F2 đến I2
- Vì sao tính axit tăng theo chiều: HF< HCl< HBr< HI
2) Kĩ năng:
- Viết các phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học của F2, Cl2, Br2, I2
và so sánh khả năng hoạt động hoá học của chúng.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Một số hình vẽ, tranh ảnh về flo, brom, iot và các ứng dụng của chúng.
2) Học sinh:
- Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi, so sánh.
- Kết hợp SGK, các phương tiện trực quan  giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.
IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1) Ổn định lớp
2) Bài mới
Chúng ta đã tìm hiểu về các tính chất vật lí hóa hoạc, ứng dụng và điều chế của
nguyên tố clo cũng như các hợp chất quan trọng của nó. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục
nghiên cứu các nguyên tố halogen còn lại để xem xét chúng có những điểm chung và
khác biệt gì.

14
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
GHI BẢNG
HỌC SINH
I. FLO
Flo (tên La Tinh fluo có nghĩa là
dòng khí) được nhà bác học Henri
Moissan tách ra năm 1886 ở Pháp. Ông
đã tiếp nối nghiên cứu từ những thành
tựu hơn 70 năm trước đó cuả các nhà
khoa học khác. Nhờ công trình tác được
khí flo mà ông đã được trao tặng giải
Nobel năm 1906.
1) Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
 Hoạt động 1 (2’): - Là chất khí, màu lục nhạt, rất độc
- Gv:Dựa vào SGK cho biết tính chất - Trong tự nhiên chỉ tồn tại dạng hợp chất
vật lí và trạng thái tự nhiên của flo? như CaF2, Na3AlF6 (criolit) …
 Hoạt động 2 (15’): 2) Tính chất hóa học:
- Gv: Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ Do có độ âm điện lớn nhất → tính oxi hóa
âm điện của flo, hãy suy ra flo có tính mạnh nhất
chất hóa học cơ bản nào? - Oxi hóa tất cả kim loại tạo ra muối
- Hs: Có tính oxi hóa mạnh nhất florua.
- Gv: Flo có thể oxi hóa các chất nào? - Oxi hóa hầu hết các phi kim trừ N2, O2.
Viết các phản ứng minh họa Vd:
- Hs: Oxi hóa tất cả kim loại và hầu hết 0 0 o 1 1

các phi kim (trừ N2, O2) F2  H 2 -  2 H F


252 C

Lưu ý: - Oxi hoá được nhiều hợp chất


HF là một chất khí độc trước khi Vd: Hơi nước bốc cháy khi tiếp xúc với khí
nhà bác học người Pháp Henri flo:
0 -2 1 0
Moissan tìm ra cách điều chế khí flo F2  H 2 O 
 2 H F  O 2 
một cách an toàn đã có rất nhiều nhà
 Hiđro Florua (HF(k)) hoà tan trong
khoa học bị tàn tật hoặc chết do nhiễm
nước tạo thành dung dịch axit flohiđric.
độc HF.
Tính chất đặc biệt của axit HF là  HF là axit yếu nhưng có thể ăn mòn
thuỷ tinh
ăn mòn thuỷ tinh  dùng để khắc chữ
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
lên thuỷ tinh. Silic tetraflorua
- Gv: từ điều kiện phản ứng với hiđro,
hãy so sánh khả năng oxi hóa của flo
với clo?  Kết luận: so sánh với clo, flo có tính oxi
- Hs: Flo có khả năng phản ứng với hoá mạnh hơn, mạnh nhất trong số các phi
hiđro ngay cả ở điều kiện nhiệt độ rất kim.
thấp và trong bóng tối. Còn clo cần phải
có điều kiện ánh sáng hoặc đun nóng 
khả năng oxi hóa của flo mạnh hơn clo. 3) Ứng dụng, điều chế:
 Hoạt động 3 (5’): a) Ứng dụng: (SGK trang 110)
- Gv: Hãy cho biết các ứng dụng của
flo? b) Sản xuất clo trong cơng nghiệp:
- Hs: Dùng để điều chế các dẫn xuất Điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF
hiđrocacbon, chất dẻo, chất làm lạnh, (ở thể lỏng) với cực dương bằng than chì và
dung làm giàu 235U trong công nghiệp cực âm bằng thép đặc biệt.
hạt nhân, chất chống sâu răng,…
- Gv: Chúng ta sẽ tìm hiểu xem nhà hóa
học Henri Moisan đã nghiên cứu cách
gì để sản xuất flo trong công nghiệp.

15
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
II. BROM
Brom (tên Hi Lạp bromos có nghĩa
là hôi thối) do nhà hóa học Antoine
Balard khám phá ra ở Montpellier năm
1826. Nhưng mãi đến năm 1860, người
ta mới điều chế được dạng tinh khiết.
Tên Brom do nhà hóa học-vật lí học
Joseph-Louis Gay-Lussac đề nghị do
mùi đặc trưng của nó ở thể khí.
 Hoạt động 4 (5’): 1) Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
- Gv: Dựa vào SGK cho biết các tính - Ở điều kiện thường, brom là chất lỏng,
chất vật lí của brom ? màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc.
- Hs 1: Chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay - Trong tự nhiên tồn tại ở dạng hợp chất:
hơi, hơi brom độc NaBr trong nước biển…
- Hs 2: Brom tan nhiều trong các dung
môi hữu cơ như etanol, benzen, xăng,…
- Gv: Trong tự nhiên, brom tồn tại ở
những dạng nào?
- Hs 3: Brom chủ yếu tồn tại dưới dạng
hợp chất
 Hoạt động 5 (15’): 2) Tính chất hoá học:
-Gv: brom có tính chất hoá học cơ bản Brom có tính oxi hoá kém flo và clo
gì? So sánh tính chất hóa học của brom nhưng vẫn là chất oxi hoá mạnh.
với flo và clo? Cho ví dụ? - Oxi hoá được nhiều kim loại
- Hs 1: Brom cũng có tính oxi hóa Vd:
mạnh nhưng kém flo và clo 0 0 3 1

- Hs 2: Brom chỉ tác dụng được với 2 Al  3 Br 2 


 2 Al Br3
Nhôm bromua
nhiều kim loại, khi tác dụng với hiđro
- Oxi hoá được hiđro ở nhiệt độ cao:
cần nhiệt độ cao hơn và khi phản ứng 0 0 1 1
o
với nước, brom phản ứng rất chậm. H 2  Br 2 
t
2 H Br
Hiđro bromua
Khí hiđro bromua tan trong nước tạo
dung dịch axit bromhiđric → có tính axit
mạnh hơn, dễ bị oxi hoá hơn HCl
- Tác dụng rất chậm với nước:
0 1 1
Br 2  H 2O H Br  H Br O
Axit hipobromơ
 Kết luận: so sánh với clo và flo thì brom
có tính oxi hóa yếu hơn.
 Hoạt động 6: 3) Ứng dụng và điều chế:
- Gv: Yêu cầu học sinh dựa vào SGK a) Ứng dụng: (SGK trang 111)
hãy cho biết các ứng dụng của brom?
- Hs: Brom trong công nghiệp được
dung trong công nghiệp dược phẩm,
công nghiệp dầu mỏ, hóa chất cho nông
nghiệp, phẩm nhuộm,…
- Gv: giới thiệu phương pháp sản xuất b) Sản xuất brom trong công nghiệp
brom trong công nghiệp Trong công nghiệp, brom được sản xuất từ
nước biển. Người ta dung khí clo để oxi hóa
NaBr:

16
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
1 0 1 0

Iot (tên Hi Lạp iodes có nghĩa là 2 Na Br  Cl 2 


 2 Na Cl  Br 2
màu tím). Cũng giống như flo, quá trình III. IOT
tìm ra nguyên tố iot cũng có sự tham
gia rất “rầm rộ” của nhiều nhà hóa học
nổi tiếng thời đó như Gay-Lussac,
S.H.Davy, … Nhưng mãi đến năm
1804, Bernard Courtois mới lần đầu
tiên tách được iot ra ở dạng đơn chất.
 Hoạt động 7:
- Gv: Dựa vào SGK, hãy nêu tính chất
vật lí và trạng thái tự nhiên của iot? 1) Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
- Hs: Là chất rắn tinh thể màu đen tím. - Ở điều kiện thường, iot là chất rắn, tinh
Tan ít trong nước , tan nhiều trong dung thể màu đen tím:
mơi hữu cơ như etanol, benzen, xăng... I2(rắn) thăng hoa I2(hơi)
Và trong tự nhiên chủ yếu tồn tại ở kết tinh

dạng muối iotua. - Trong tự nhiên, chủ yếu tồn tại ở dạng
 Hoạt động 8: hợp chất: muối iotua trong nước biển,…
- Gv: iot có tính chất hóa học cơ bản gì? 2) Tính chất hóa học
Hãy so sánh với flo, clo và brom. Lấy Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo và brom:
ví dụ với nhôm và hiđro. - Oxi hoá được nhiều kim loại nhưng
- Hs: Iot có tính oxi hóa nhưng yếu hơn phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có
nhiều so với flo, clo và brom. Nó chỉ chất xúc tác.
tác dụng với kim loại và hiđro ở điều Vd:
0 0 3 1
kiện có xúc tác và nhiệt độ cao, iot hầu
2 Al  3 I2 H

2O
 2 Al I 3
như không tác dụng với nước… Nhôm iotua
- Gv: có thể thực hiện hoặc trình chiếu - Chỉ oxi hóa được hiđro ở nhiệt độ cao
thí nghiệm nhôm tác dụng với iot. có mặt xúc tác và phản ứng thuận nghịch:
- Gv: nêu rõ sự khác nhau về điều kiện H2 + I2 350-500 C 2HI(k)
o

phản ứng của iot so với flo, clo, brom Pt Hiđro iotua
để nhấn mạnh iot có tính oxi hóa yếu Hiđro iotua tan trong nước tạo ra dung
hơn flo, clo và brom. dịch axit iothiđric → có tính axit mạnh hơn,
dễ bị oxi hóa hơn HCl và HBr.
- Hầu như không tác dụng với nước.
- Có tính oxi hoá kém hơn clo, brom:
0 1 1 0
- Gv: Iot có tính chất đặc trưng là gì? Cl 2  2 Na I 
 2 Na Cl I 2 
- Hs: Tác dụng với hồ tinh bột tạo hợp 0 1 1 0

chất có màu xanh  Hồ tinh bột là chất Br 2  2 Na I 


 2 Na Br  I2 
chỉ thị dùng để nhận biết iot. - Tính chất đặc trưng: tác dụng với hồ
tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh 
chất chỉ thị dùng để nhận biết iot.
 Kết luận: so sánh với clo, flo và brom thì
iot có tính oxi hóa yếu hơn.
 Hoạt động 9: 3) Ứng dụng và điều chế:
- Gv: yêu cầu học sinh đọc những ứng a) Ứng dụng: (SGK trang 113)
dụng của iot trong SGK. b) Sản xuất iot trong công nghiệp:
- Hs: sản xuất dược phẩm: cồn iot, Người ta chiết xuất iot từ trong biển
muối iot phòng bệnh bướu cổ…
- Gv: giới thiệu quy trình sản xuất iot
trong công nghiệp từ rong biển.
4) Dặn dò:

17
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
- Làm các bài tập từ 1-11 SGK trang 113, 114
- Chuẩn bị trước bài mới và bài tập bài Luyện tập: Nhóm Halogen.
Tiết 44-45 Ngày tháng năm

Bài 26: LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN


I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngòai cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của
đơn chất halogen (X2).
- Các nguyên tố halogen có tính oxi hóa mạnh, nguyên nhân của sự biến đổi tính
chất của các đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ flo đến iot.
- Nguyên tắc điều chế các halogen.
- Nguyên nhân của tính sát trùng và tính tẩy màu của nước Gia-ven, clorua vôi và
phương pháp điều chế.
- Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất của HX của các halogen. Cách
nhận biết các ion Cl-, Br-, I-
2) Kĩ năng:
- Dựa vào cấu tạo nguyên tử, bảng HTTH để giải thích tính chất, liên kết hóa học,
các phản ứng oxi hóa-khử của các halogen và một số hợp chất của chúng.
- Giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX
- Giải các bài tập tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Bảng HTTH và một số bài tập liên quan
- Máy chiếu, 12 bảng trong, 12 bút lông
2) Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học và có chuẩn bị bài tập ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm ôn tập các kiến thức đã học
- Kết hợp SGK, các phương tiện trực quan  giúp học sinh hệ thống lại kiến thức
IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ: Lồng vào kiến thức bài mới
3) Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG


GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
A. Kiến thức cần nắm vững
I. Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen
 Hoạt động 1: Củng cố và - Bán kính nguyên tử tăng từ flo đến iot
hệ thống hoá kiến thức về - Lớp ngồi cùng có 7 e
nhóm halogen: - Phân tử gồm hai nguyên tử (X2), liên kết cộng hóa trị
- Gv yêu cầu học sinh trình không cực.
bày:
+ Đặc điểm cấu hình e
Nguyên tố halogen F Cl Br I
lớp ngoài cùng của các
nguyên tử các nguyên tố CH e ngoài cùng 2s22p5 3s23p5 4s24p5 5s25p5
halogen. CTPT F:F Cl:Cl Br:Br I:I
+ Cấu tạo phân tử của các (F2) (Cl2) (Br2) (I2)
halogen.
 Từ đó hình thành dần
bảng 1:
18
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

 Hoạt động 2: II. Tính chất hóa học


- Gv: Yêu cầu học sinh của 1) Halogen là những phi kim có tính oxi hóa mạnh
từng nhóm trả lời các câu - Tính oxi hóa: Oxi hóa dược hầu hết các kim loại, phi kim là
hỏi sau, các nhóm còn lại hợp chất.
nhận xét: - Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
+ Tính chất hoá học của
các halogen. Nguyên tố halogen F Cl Br I
+ Sự biến thiên tính chất
của các halogen khi đi từ Độ âm điện 3,98 3,16 2,96 2,66
flo đến iot. Tính oxi hoá giảm dần
Tính oxi hoá
Từ đó hình thành bảng 2:
- Gv: Trình chiếu các phản
ứng, mời đại diện các nhóm Vd:
viết vào bảng trong và so  Phản ứng với kim loại
sánh với các nhóm khác, 3F2 + 2Fe  2FeF3
rút ra nhận xét. 3Cl2 + 2Fe  t
2FeCl3
o

 Phản ứng với kim loại 3Br2 + 2Fe  t


2FeBr3
o

F2 + Fe  3I2 + 2Fe t o


2FeI3
Cl2 + Fe   Phản ứng với phi kim
Br2 + Fe  F2 + H2  2 HF
I2 + Fe  Cl2 + H2  2HCl
 Phản ứng với phi kim Br2 + H2  t
2HBr
o

F2 + H 2  o
t
Cl2 + H2  I2 + H 2 2HI
Br2 + H2   Phản ứng với hợp chất
I2 + H 2  2F2 + 2H2O  4HF + O2
 Phản ứng với hợp chất Cl2 + H2O HCl + HClO
F2 + 2H2O  Br2 + H2O HBr + HBrO
Cl2 + H2O  I2 + H2O  hầu như không tác dụng
Br2 + H2O 
I2 + H2O  Hal
F2 Cl2 Br2 I2

- Gv: Sau khi nghe học sinh - OXH tất cả - OXH hầu hết - OXH được - OXH được
nhận xét, sửa lỗi và đưa ra kim loại kim loại nhiều kim loại nhiều kim loại
kết luận. nhưng phản
(Trình chiếu bảng 3) Với ứng cần nhiệt
độ cao hoặc có
kim chất xúc tác.
loại
nF2+2M nCl2+2M nBr2+2M nI2+2M
2MFn →2MCln →2MBrn →2MIn
muối florua muối clorua muối bromua muối iotua
- Trong bóng - Cần phải - Cần nhiệt độ - Cần nhiệt độ
tối, nhiệt độ chiếu sáng và cao: cao hơn:
Với thấp (-252oC) phản ứng nổ:
hiđro và nổ mạnh: to to
F2+H2→2HF Cl2+H2→2HCl Br2+H2 I2+H2
HBr 2HI
- Phân huỷ - Ở nhiệt độ - Ở nhiệt độ - Hầu như
Với mãnh liệt H2O thường: thường, chậm không phản
ngay nhiệt độ hơn clo: ứng
nước thường:
2F2+2H2O → Cl2+H2O Br2 + H2O
4HF +O2 HCl+HClO HBr +HBrO

19
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

 Hoạt động 3: III. Tính chất hóa học của hợp chất halogen:
- Gv: Dựa vào SGK, hãy so 1) Axit halogenhidric
sánh tính axit của dãy axit HF HCl HBr HI
sau: HF, HCl, HBr, HI.
HF<HCl<HBr<HI Tính axit tăng dần
- Gv: Đặt vấn đề tại sao HI
lại là axit mạnh nhất trong - Dung dịch HF là axit yếu còn dung dịch HCl, HBr, HI đều
khi iot lại là nguyên tố có là các axit mạnh.
tính oxi hóa yếu nhất nhóm
halogen. (Có thể gợi ý dựa
vào bán kính nguyên tử lớn
của iot)
- Gv: Liên hệ với kiến thức
bài trước, hãy cho biết tính
chất đặc trưng của nước
Gia-ven và Clorua vôi.
- Hs: Do là chất oxi hóa 2) Hợp chất có oxi:
mạnh nên chúng có tính tẩy Nước Gia-ven và clorua vôi có tính tẩy màu vá sát trùng do:
màu và sát trùng. NaClO, CaOCl2 là các chất oxi hóa mạnh.

 Hoạt động 4: IV. Phương pháp điều chế các đơn chất halogen
- Gv: Hãy cho biết các
phương pháp điều chế các
halogen. (Trình chiếu bản F2 Cl2 Br2 I2
4, lưu ý các nguyên tắc
điều chế và điều kiện phản Điện
phân
- Cho HCl(đặc)+ chất oxi hóa mạnh
(MnO2, KMnO4…)
Dùng Cl2 để oxi hóa
NaBr có trong nước
Từ
rong
ứng) hỗn biển biển
hợp - Điên phân dd NaCl có màng ngăn
KF 2NaCl + H2O đpcmn
 Cl2+2NaBrBr2+2NaCl
và NaOH + Cl2 + H2
HF

 Hoạt động 5: V. Phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I-


- Gv: Yêu cầu học sinh cho
biết thuốc thử các ion Thuốc thử: Dùng dung dịch bạc nitrat AgNO3
halogenua. NaF + AgNO3 → không phản ứng
- Hs: dùng AgNO3 NaCl + AgNO3 → AgCl trắng + NaNO3
NaBr + AgNO3 → AgBr vàng nhạt + NaNO3
NaI + AgNO3 → AgI vàng + NaNO3

20
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

 Hoạt động 6: BT ngoài B. Bài tập


-Gv: Mỗi nhóm cử đại diện Bài 1
lên cân bằng các phương a. 2KMnO4 + 16HCl →2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
trình phản ứng sau bằng b. 2HNO3 + 2HCl  t
2NO2 + Cl2 + 2H2O
o

phương pháp thăng bằng e. c. HClO3 + 5HCl → 3Cl2 + 3H2O


(ghi rõ điều kiện). Các d. PbO2 + 4HCl 
t o
PbCl2 + Cl2 + 2H2O
thành viên còn lại có thể bổ e. Mg + 2H2SO4  MgSO4 + SO2 + 2H2O
t o

sung, nhận xét bài làm của


f. K2Cr2O7 +14HCl  2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
o
t

bạn.
a. KMnO4 + HCl 
b. HNO3 + HCl 
c. HClO3 + HCl 
d. PbO2 + HCl 
e. Mg + H2SO4 
f. K2Cr2O7+HCl  Bài 4: - Đáp án B
 Hoạt động 7: BT 4 và 9  Khi phản ứng với nước thì clo, brom đóng 2 vai trò là chất
SGK trang 118, 119 khử và chất oxi hoá nên nó vừa khử vừa oxi hoá nước. Iot thì
- Hs: Thảo luận theo nhóm không phản ứng với nước.
các BT 4 và 9 SGK trang
Câu 9: Vì tránh cho flo vừa tạo ra lại bốc cháy trong nước tạo
118, 119 sau đó đưa ra đáp
thành HF.
án, giáo viên đặt câu hỏi
chất vấn và đưa ra kết luận.
- Gv: BT 4 vì sao câu B, C,
D sai? Rút ra kết luận.
-Gv: Ở BT 9 khi điện phân
muối KF trong hỗn hợp với
HF ở thể lỏng, Tại sao phải
tránh sự có mặt của nước?
(Có thể gợi ý từ phương
trình flo tác dụng với nước)
- Hs: vì flo vừa tạo ra lại
bốc cháy trong nước. Bài 6: Bài giải
 Hoạt động 8: BT 6 SGK a) Giả sử lấy lượng mỗi chất là a gam
trang 119
- Hs: Giải BT 6 theo từng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O (1)
nhóm, trình bày kết quả, a a
giữa các nhóm thảo luận (mol)
87 87
tìm ra đáp số đúng.
- Gv: Nhận xét đánh giá kết 2KMnO4 + 16 HCl → 2KCl + MnCl2 + 5Cl2 +8 H2O
quả làm bài của học sinh,
a 5 a a
sửa chữa, hướng dẫn chung . = (mol)
về phương pháp giải, nhấn 158 2 158 63, 2
mạnh một số điểm lưu ý K2Cr2O7 + 14 HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 +7H2O
khi giải bài:
+ Công thức tính số mol a a
(mol)
của chất dựa vào khối 294 98
lượng.
a a a
+ Tính số mol của một Ta có > >
chất theo phương trình 63, 2 87 98
phản ứng khi biết số mol
21
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
của một chất trong phương
 Vậy dùng KMnO4 điều chế được nhiều clo nhất.
trình.
+ So sánh kết quả về số b) Nếu lấy các chất oxi hóa bằng nhau là n mol thì
mol khí clo thu được trong
Theo (1): n MnO 2  n Cl 2
ba phương pháp với ba
phương trình điều chế. Theo (2): n KMnO  2,5n Cl Suy ra 3n > 2,5n > n
4 2

Theo (3): n K 2 Cr2 O 7  3n Cl 2


 Vậy dùng K2Cr2O7 điều chế được nhiều clo nhất.
 Hoạt động 9: BT 10 Bài 10: Bài giải
SGK trang 119 50.1,0625.8
n AgNO = = 0,025(mol)
- Hs: Xung phong giải bài 3
100.170
lên bảng trình bày. NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3
- Gv: Nhận xét, đánh giá x (mol) x x
bài làm của học sinh.
- Gv: Hướng dẫn chung về NaCl + AgNO3 → AgCl  + AgNO3
phương pháp giải bài tập y (mol) y y
cho học sinh hiểu:
+ Hướng dẫn học sinh Do nồng độ dung dịch bằng nhau và khối lượng là 50g nên
tính số mol của muối. khối lượng hai muối phải bằng nhau.
+ Hướng dẫn học sinh Đặt số mol NaBr, NaCl lần lượt là x và y ta có hệ phương trình:
đặt ẩn số về số mol của x + y = 0,025
NaBr, NaCl. 103x = 58,5y
+ Cho học sinh thiết lập
hệ phương trình toán học. Giải hệ phương trình ta được: x = 0,009 (mol)
+ Hs: Tính nồng độ phần y = 0.016 (mol)
trăm các muối khi đẫ biết
khối lượng chất tan và khối Vậy m NaBr = mNaCl = 103.0,009 = 0,927(g)
lượng dung dịch. 0,927
C%= .100= 1,85(0/0)
50

 Hoạt động 10: BT 11 Bài 11: Bài giải


SGK trang 119 5,85
nNaCl = 58,5 = 0,1(mol)
- Hs: Xung phong lên bảng
trình bày bài giải, các học 34
n AgNO3 = = 0,2 (mol)
sinh nhóm khác nhận xét, 170
bổ sung. a) NaCl + AgNO3 → AgCl  + AgNO3
- Gv: Nhận xét phương 0,1 0,1 0,1 0,1 (mol)
pháp giải, kết quả bài làm,
sửa chữa, bổ sung những m AgNO =143,5.0,1= 14,35(g)
3
chỗ sai và thiếu.
b) Vdd = 300+ 200 = 500 (ml)

0,1
C M ( NaNO3 ) = C M ( AgNO3 ) dư = = 0,2 (M)
0,2

 Hoạt động 11: BT 12 Bài 12: Bài giải


22
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
SGK trang 119 69, 6
n MnO 2 = = 0,8 (mol)
- Hs: Xung phong lên bảng 87
trình bày bài giải, các học nNaOH = 0,5.4 = 2 (mol)
sinh nhóm khác nhận xét, MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2  + H2O
bổ sung. 0,8 0,8 (mol)
- Gv: Nhận xét phương Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO
pháp giải, kết quả bài làm, 0,8 1,6 0,8 1,6 (mol)
sửa chữa, bổ sung những nNaOH dư = 2- 1,6 = 0,4 (mol)
chỗ sai và thiếu. 0, 4
CM(NaOH) = = 0,8 (mol)
0,5
0,8
CM(NaCl) = CM(NaClO) = 0,5 = 1,6 (M)

4 )Củng cố:
- Gv: yêu cầu học sinh xem lại kiến thức đã học, làm thêm nhiều bài tập khác
- Gv: Chuẩn bị thực hành thí nghiệm bài số 3 và kiểm tra 1 tiết

Tiết 46 Ngày tháng năm

23
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2:


Bài 27:
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO

I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Củng cố các kiến thức về clo và hợp chất của clo.
- Biết được mục đích cách tiến hành thí nghiệm:
 Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, tính tẩy màu của clo ẩm: điều chế
axit HCl từ H2SO4 đặc và NaCl rắn
 Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch
2) Kĩ năng
- Đoàn kết, phối hợp nhau trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng xử dụng hoá chất, dụng cụ tiến hành thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan
sát và tiến hành thành công các thí nghiệm.
-Viết tường trình
3) Thái độ
- Nghiêm túc, kỉ luật, có tinh thần say mê nghiên cứu khoa học, tích cực, chủ động
trong các hoạt động học tập do giáo viên đề ra.
II. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên Sinh hoạt trước cho học sinh các nguyên tắc đảm bảo an toàn trong
phòng thí nhiệm.

Hóa chất Dụng cụ


- NaCl (rắn) - Ống nghiệm + kẹp ống nghiệm
- HCl đặc - Bình cầu
- H2SO4 đặc - Giá để ống nghiệm.
- KMnO4 - Gía thí nghiệm
- Các dung dịch loãng: NaCl, HNO3, HCl, - Nút cao su có lỗ
AgNO3 - Đèn cồn + bật lửa
- Giấy quỳ tím - Ống thủy tinh dẫn khí
- Nước cất - Ống nhỏ giọt
- Mảnh giấy
(Chú ý: Dụng cụ hoá chất cho học sinh làm theo từng nhóm tổ của lớp học)

2) Học sinh
- Ôn tập những kiến thức có liên quan đến các thí nghiệm trong bài thực hành
- Nghiên cứu trước bài thực hành và học thuộc cách tiến hành thí nghiệm
- Chuẩn bị dụng cụ hoá chất, cách làm từng thí nghiệm và dự đoán hiên tượng xảy
ra, cách giải thích các hiện tượng đó.
III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra chuẩn bị của học sinh (5’)
3) Nội dung thưc hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
24
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
 Hoạt động1 (10’): Điều chế khí clo, tính 1) Điều chế khí clo, tính tẩy màu của khí clo
tẩy màu của khí clo
Thí nghiệm 1: Thí nghiệm 1:
- Nêu mục đích thí nghiêm là điều chế - Học sinh nhắc lại mục đích của thí nghiệm
khí clo và tìm hiểu tính tẩy màu của khí
clo.
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể
KMnO4, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch HCI
đậm đặc. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su
có đính một băng giấy màu ẩm.

- Cho học sinh dự đoán hiện tượng thí - Học sinh dựa vào kiến thức đã học trong bài clo
nghiệm dự đoán hiện tượng thí nghiệm sẽ xảy ra.
- Học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn của
giáo viên.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hiên - Hiện tượng:
tượng thí nghiệm thu được. + Dung dịch KMnO4 bị mất màu
(Lưu ý: màu của băng giấy giấy và màu + Băng giấy ẩm bị mất màu
của của dung dịch KMnO4 trước và sau 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 +5Cl2 +8H2O
phản ứng) Cl2 + H2O HCl + HClO
- Yêu cầu học sinh giải thích và viết - Giải thích:
phương trình phản ứng chứng minh: Do có phản ứng oxi hóa khử xảy ra, ion Mn 7+ bị
khử về Mn2+ nên màu dd KMnO4 sẽ bị mất màu.
Phản ứng sinh ra khí clo, sau đó khí khí clo tiếp
tục tác dụng với nước tạo ra HClO có tính oxi hóa
mạnh nên làm băng giấy mất màu.
 Hoạt động 2 (10’): Điều chế axit 2) Điều chế axit clohidric
clohiđric (HCl)
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm 2:
- Cho học sinh nêu cách tiến hành thí - Học sinh trình bày cách tiến hành thí nghiệm:
nghiệm Cho vào ống nghiệm một ít muối ăn rồi rót dung dịch
H2SO4 đậm đặc vào đủ để thấm ướt lớp muối ăn. Rót
khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm 2 và lắp dụng
cụ như hình vẽ. Đun cẩn thận ống nghiệm 1, tới hiện
tượng sủi bọt thì dừng đun. Sau đó nhúng giấy quỳ
- Sau đó hướng dẫn học sinh làm thí vào ống nghiệm 2.
nghiệm - Nghe hướng dẫn của giáo viên
- Cho học sinh dự đoán hiện tượng thí
nghiệm. - Học sinh dựa vào kiến thức đã học trong bài clo
dự đoán hiện tượng thí nghiệm sẽ xảy ra.

- Cho học sinh làm thí nghiệm theo -Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo
từng nhóm viên.

- Hướng dẫn học sinh quan sát hiện - Hiện tượng:


tượng thí nghiệm + Có hiện tượng sủi bọt khí chứng tỏ phản
(Chú ý: hiện tượng sủi bọt khí trong ứng có chất khí tạo thành.
nước, sự thay đổi màu sắc của quỳ tím) + Qùy tím hóa đỏ  dung dịch có tính axit.
NaCl(r) + H2SO4đ  NaHSO4 + HCl
o
t

- Yêu cầu học sinh giải thích và viết - Giải thích:

25
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
phương trình phản ứng chứng minh. Phản ứng tạo thành khí hiđro clorua nên khi dẫn
(Lưu ý: sản phẩm tạo thành tùy theo nhiệtqua nước có hiện tượng sũi bọt khí.
độ) Mặt khác, khí hiđro clorua tan rất tốt trong nước
tạo thành dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh
nên làm quỳ tím hóa đỏ.
 Hoạt động 3 (10’): Bài tập thực nghiệm 3) Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch:
phân biệt các dung dịch.

Thí nghiệm 3: Thí nghiệm 3:


- Cho học sinh xác định mục đích thí - Học sinh xác định được mục đích, yêu cầu của thí
nghiệm. nghiệm.
- Cho học sinh trình bày cách tiến - Sau khi thảo luận, mỗi nhóm cử đại diện trình bày
hành thí nghiệm. tóm tắt về các bước để phân biệt các dung dịch mất
nhản HCl, NaCl, HNO3.

- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. - Làm thí nghiệm theo từng nhóm:lựa chọn hoá chất
- Cho học sinh làm thí nghiệm đồng và phương pháp phù hợp phân biệt ba hoá chất trong
thời hướng dẫn từng bước thí nghiệm giúp 3 bình mất nhãn.
học sinh làm thí nghiệm đúng.
(Lưu ý: khi phân biệt các lọ hóa chất phải
trích lấy mẩu thử)

4) Dặn dò (5’)
- Nhắc lại một số điểm lưu ý khi tiến hành thí nghiệm.
- Nhận xét chung về tinh thần thái độ của lớp. Vệ sinh nơi thí nghiệm mỗi nhóm.
Yêu cầu lớp cử tổ trực nhật ở lại thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh phòng thí nghiệm.
- Viết tường trình thí nghiệm theo mẩu sau:
Tên bài thực hành:
Họ và tên học sinh trong nhóm: Lớp:
Mục đích thí Cách tiến Hiện Giải thích
STT Tên TN Kết luận
nghiệm hành TN tượng và PTPƯ

- Chuẩn bị nội dung bài mới.

Tiết 47 Ngày tháng năm

26
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

Bài 28: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3:


TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BROM VÀ IOT
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Học sinh biết được mục đích, cách tiến hành của thí nghiệm
- So sánh tính oxi hoá của brom và iot, tác dụng của iot với tinh bột.
2) Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm.
- Quan sát hiện tượng xảy ra, vận dụng kiến thức đã học giải thích và viết phương
trình phản ứng hoá học.
3) Thái độ:
- Đoàn kết, phối hợp nhau trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng xử dụng hoá chất, dụng cụ tiến hành thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan
sát và tiến hành thành công các thí nghiệm.
-Viết tường trình
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:

Hóa chất Dụng cụ


Dung dịch NaBr, NaI, nước iot (hoặc cồn - Ống nghiệm + kẹp ống nghiệm
iot), nước brôm, hồ tinh bột. - 1 giá để ống nghiệm.
- 1 gía thí nghiệm
- 1 đèn cồn + 1 bật lửa
- Bông thấm nước
(Chú ý: Dụng cụ hoá chất cho học sinh làm theo từng nhóm tổ của lớp học)

2) Học sinh:
- Ôn tập những kiến thức có liên quan đến các thí nghiệm trong bài thực hành
- Nghiên cứu trước bài thực hành và học thuộc cách tiến hành thí nghiệm
- Chuẩn bị dụng cụ hoá chất, cách làm từng thí nghiệm và dự đoán hiên tượng xảy
ra, cách giải thích các hiện tượng đó.
III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra chuyển bị của học sinh (5’)
3) Nội dung thực hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 1 (25’): So sánh tính oxi hoá của 1) So sánh tính oxi hoá của clo, brom, iot
clo, brom, iot.
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài thí - Học sinh trả lời các nội dung của phiếu học
nghiệm. tập.
- Cho học sinh trình bày tóm tắt các bước
tiến hành thí nghiệm. Sau đó, chỉnh sửa,
hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đúng yêu
cầu.
- Cho học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra
ở mỗi thí nghiệm.
- Phân công các nhóm thực hiện thí - Tiến hành làm thí nghiệm theo yêu cầu của
nghiệm giáo viên.
(Chú ý: cho học sinh Cl2, Br2 là những chất
độc nên phải rất cẩn thận khi làm thí nghiệm,
27
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
cần làm thí nghiệm với lượng nhỏ)
Thí nghiệm 1:
- Rót vào ống nghiệm khoảng 1ml dung  Thí nghiệm 1:
dịch NaBr, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch nước - Hiện tượng: Dung dịch từ trong suốt
clo mới điều chế được, lắc nhẹ. Quan sát hiện chuyển sang màu vàng.
tượng xảy ra. Giải thích và viết phương trình - Giải thích: Do clo có tính oxi hóa mạnh
phản ứng hoá học. hơn brom nên nó đẩy brom ra khỏi dd muối
NaBr, làm dung dịch có màu vàng
 Thí nghiệm 2: 2NaBr + Cl2  2NaCl + Br2
- Rót vào ống nghiệm khoảng 1ml dung  Thí nghiệm 2:
dịch NaI, nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt - Hiện tượng: Dung dịch từ trong suốt
nước brom, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy chuyển sang màu nâu.
ra, giải thích và viết phương trình phản ứng - Giải thích: Do brom có tính oxi hóa mạnh
hoá học xảy ra. hơn iot nên nó đẩy iot ra khỏi dd muối NaI, làm
(Lưu ý: Có thể nhận biết iot tạo thành bằng hồ dung dịch có màu nâu.
tinh bột) 2NaI + Br2  2NaBr + I2
 Hoạt động 2 (10’): Tác dụng của iot với hồ 2) Tác dụng của iot với hồ tinh bột:
tinh bột
Thí nghiệm 3: Thí nghiệm 3:
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: - Tiến hành làm thí nghiệm theo yêu cầu của
cho vào ống nghiệm khoang 1ml dung dịch hồ giáo viên:
tinh bột. Nhỏ tiếp một giọt nước iot vào ống - Hiện tượng: Hồ tinh bột từ không màu hóa
nghiệm.quan sát hiên tượng xảy ra. Đun nóng xanh khi có mặt iot. Khi đun nóng thì màu xanh
ống nghiệm, sau đó để nguội. Quan sát hiện biến mất
tượng phản ứng hoá học. - Giải thích: Sau khi đun nóng để nguội dd
(Lưu ý: để thấy rõ hiện tượng có thể thực hiện hồ tinh bột thì màu xanh lại xuất hiện nhưng
thêm một ống nghiệm khác như trên để kiểm màu sắc nhạt hơn do có một phần iot bị thăng
chứng độ nhạt màu) hoa trong quá trình đun nóng.
(Chú ý: Giải thích cho học sinh hiểu tại sao
khi đun nóng rồi để nguội màu tím của dung
dịch hồ tinh bột chứa iot có sự biến đổi nhạt
dần: do trong quá trình đun nóng một phần iot
bị thăng hoa)

4) Củng cố (2’)
- Nhắc lại một số điểm lưu ý khi tiến hành thí nghiệm.
- Nhận xét chung về tinh thần thái độ của lớp. Vệ sinh nơi thí nghiệm mỗi nhóm.
Yêu cầu lớp cử tổ trực nhật ở lại thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh phòng thí nghiệm.
- Viết tường trình thí nghiệm theo mẩu sau:
Tên bài thực hành:
Họ và tên học sinh trong nhóm: Lớp:
Mục đích thí Cách tiến Hiện Giải thích Kết
STT Tên TN
nghiệm hành TN tượng và PTPƯ luận

- Chuẩn bị bài mới Oxi-Ozon.

Tiết 49-50 Ngày tháng năm

28
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

CHƯƠNG VI: OXI – LƯU HUỲNH


Bài 26: OXI – OZON
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
a) Học sinh biết:
-Vị trí, cấu hình electron ngoài cùng, tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi
trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
b) Học sinh hiểu:
- Oxi là phi kim điển hình, có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại,
phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ).
- Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. Tầm quan trọng của tầng ozon với sinh
quyển.
- Ứng dụng của oxi.
2) Kĩ năng:
- Làm việc nhóm.
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của oxi.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất và điều chế.
- Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất và điều chế oxi.
3) Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường, tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Hoá chất: O2 (3 bình điều chế sẵn), mẩu than, 1 dây sắt, cồn tuyệt đối, photpho đỏ.
- Dụng cụ: 1 kẹp sắt, 1 bật quẹt, 1 đèn cồn,
- Bảng tuần hoàn.
2) Học sinh: ôn tập kiến thức về bài oxi ở lớp 8
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi, so sánh
- Kết hợp SGK, các phương tiện trực quan  giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.
IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung kiến thức bài mới.
3) Bài mới:
Trăm năm trong cỏi người ta,
Muốn sống thì phải thở ra hít vào.
Trăm năm trong cỏi đồng bào,
Muốn sống cũng phải hít vào thở ra.
Chúng ta có thể nhịn ăn một tuần, nhịn uống trong hai ngày nhưng không thể nào
nhịn thở quá vài phút. Mọi người đều biết ta hít vào khí oxi, thải ra khí CO 2 nhưng khí
oxi có những tính chất gì, tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng
ta như thế?... Vậy chúng ta hãy trả lời cho câu hỏi đó thông qua bài Oxi – ozon ngày
hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC GHI BẢNG

29
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
SINH
Oxi được đồng thời: nhà hóa học Carl
Wilhelm Scheele người Thụy Điển (khám phá
năm 1773, công bố năm 1777) và nhà học thuyết
và khoa học Joseph Priestley (khám phá
01/08/1774, công bố năm 1775) độc lập tìm ra.
Tên gọi oxi (tên La Tinh chính thức là
oxigenium, vay từ hai từ Hi Lạp oxus có nghĩa là
“tạo ra axit” và geinomai có nghĩa là “sinh ra”)
được Antoine Lavoisier đặt năm 1779 thay thế
cho các tên trước đó như không khí tinh khiết,
không khí dễ thở, không khí mất nhiên tố, không
khí lửa, không khí sống,…Ngoài ra, các thí
nghiệm của ông với oxi đã giúp loại trừ thuyết
phlogiston về sự cháy và ăn mòn phổ biến vào
thời đó.
A. OXI
 Hoạt động 1 (2’): Tìm hiểu vị trí cấu tạo I. Vị trí và cấu tạo:
nguyên tố oxi trong bảng tuần hoàn - Vị trí : ô 8, chu kì 2, nhóm VIA
- Gv: Yêu cầu học sinh từ BTH xác định vị trí
của nguyên tố oxi, viết cấu hình electron của - Cấu hình e : 1s22s22p4
nguyên tử, công thức e, CTCT của phân tử O2. - CTE :
- Gv: cho các học khác nhận xét và sửa nếu sai. O O
- CTCT : O=O

- CTPT : O2
 Hoạt động 2 (5’): Tìm hiểu tính chất vật lí II. Tính chất vật lí:
của oxi.
- Gv: dựa vào thực tế cho biết tính chất vật lí của
oxi?
- Hs: Oxi là chất khí không màu, không mùi,
không vị, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
- Gv: dựa vào đâu em biết oxi nặng hơn không
khí và ít tan trong nước?
- Hs 1: d O 2 / kk  1,1 >1 nên oxi hơi nặng hơn
không khí. - Chất khí không màu, không mùi, không vị,
- Hs 2: Trong tự nhiên cá phải ngoi lên mặt nước nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
để thở, trong các bể nuôi cá người ta phải bơm
oxi vào.
- Gv: chúng ta đã biết khí clo cũng ít tan trong
nước nhưng khí hiđroclorua lại tan rất nhiều
trong nước, hãy giải thích tại sao?
- Hs: Vì phân tử Cl2 và O2 đều không phân cực
nên ít tan trong nước là dung môi phân cực, còn
HCl là phân tử phân cực nên dễ tan hơn.
- Gv thông báo kiến thức về oxi lỏng và đặt vấn
đề: Vậy trong thực tế oxi lỏng xuất hiện ở đâu? - Oxi hóa lỏng ở -183oC, dưới áp suất khí
- Hs: Trong các bình thở của thợ lặn, bình oxi quyển. Oxi lỏng có màu xanh da trời.
trong bệnh viện. Người ta nén ở thể lỏng để chứa
được nhiều oxi hơn.
 Hoạt động 3 (15’ ): Nghiên cứu và minh hoạ III. Tính chất hoá học:
tính chất hoá học của ozon bằng thí nghiệm - Do có độ âm điện lớn (3,44) nên trong

30
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
- Gv: dựa vào CHE và độ âm điện của oxi phản ứng, oxi dễ dàng nhận thêm 2e.
(3,44), hãy dự đoán tính chất hoá học của oxi? - Oxi là phi kim điển hình có tính oxi
- Hs: Tính oxi hóa mạnh hóa mạnh.

- Gv: Để chứng minh tính oxi hoá mạnh của oxi,


chúng ta hãy cùng quan sát các thí nghiệm sau.
- Gv thực hiện các thí nghiệm biểu diễn: đốt Mg,
C, P (cho bông tẩm xút vào trước) trong oxi, đốt
cồn tuyệt đối trong không khí.
(Lưu ý học sinh quan sát và nhận xét)
- Gv: Yêu cầu học sinh sau khi quan sát thí
nghiệm, hãy hoàn thành các phản ứng sau, xác 1) Tác dụng với kim loại:
định số oxi hoá biến đổi của các nguyên tố trong - Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại
phản ứng. Đó là loại phản ứng gì? (trừ Au, Pt…)
1) Tác dụng với kim loại: Vd:
0 0
to
1 2
4Na + O 2 �� � 2Na 2 O
Mg + O2 
0 0 +4 2
to
2Mg + O 2 �� � 2Mg O
2) Tác dụng với phi kim:
P + O2 
2) Tác dụng với phi kim:
C + O2  - Oxi tác dụng với hầu hết các phi kim
(trừ các nguyên tố nhóm Halogen do có độ
3) Tác dụng với hợp chất: âm điện tương đương)
C2H5OH + O2  0 0 o 5 2
Vd: t
4 P + 5O 2 �� � 2P2 O5
- Hs: Đó là những phản ứng oxi hóa-khử 0 0
to
+4 2

- Gv: Từ những phản ứng trên, hãy rút ra kết C + O 2 �� � C O2


luận về vai trò của của oxi trong các phản ứng
với các kim loại, phi kim, các hợp chất? 3) Tác dụng với hợp chất:
- Hs: Oxi thể hiện tính oxi hóa mạnh, trong các - Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ
hợp chất thường có số oxi hóa -2. và hữu cơ
+2 0 o +4 2
Vd: t
2 C O + O 2 �� � C O2

2 0 o +4 2 -2
t
C 2 H 5OH + 3O 2 �� � 2 C O 2 + 3H 2 O

Kết luận: Những phản ứng mà oxi tham gia


đều là phản ứng oxi hoá-khử, trong đó oxi là
chất oxi hoá.
0 2
Bài tập củng cố: O 2  4e ��
�2O
1) Hoàn thành các phản ứng (nếu có):
Na + O2 
CO + O2
Cl2 + O2 
Fe +O2 
C6H6 + O2 
2) So sánh khả năng phản ứng của clo và
oxi?

 Hoạt động 4 (3’): Tìm hiểu các ứng dụng của IV. Ứng dụng: (SGK trang 125)
oxi trong cuộc sống
31
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
- Gv: oxi có những ứng dụng gì trong đời sống
cũng như trong công nghiệp?
- Hs: Oxi có vai trò quyết định đối với đời sống
sinh vật và rất cần thiết trong các ngành công
nghiệp.
- Giáo viên bổ sung: Oxi duy trì sự sống nên rất
cần thiết cho đời sống. Nhưng oxi duy trì sự
cháy nên khi dập tắt lửa người ta thường dùng
cát, chăn, mền ướt…để phủ lên nhằm giảm oxi.
 Hoạt động 5 (5’): Tìm hiểu các phương pháp V. Điều chế:
điều chế của oxi trong phòng thí nghiệm, trong 1) Trong phòng thí nghiệm:
tự nhiên và trong công nghiệp. Thường dùng các hợp chất giàu oxi, ít bền
- Gv: Trong phòng thí nghiệm, hoá chất nào với nhiệt như KMnO4(r), KClO3(r),…
được dùng để điều chế oxi? Chúng có gì đặc 2KMnO 4 �� to
� K 2 MnO 4  MnO 2  O 2 �
biệt? o
2KClO3 MnO
2

,t
 2KCl  3O 2 
- Hs: Trong phòng thí nghiệm thường dùng các
hợp chất giàu oxi, ít bền với nhiệt như KMnO4(r),
KClO3(r),…
- Gv: Giới thiệu mô hình điều chế oxi trong
phòng thí nghiệm (hình 6.2 SGK trang 126). Vì
sao người ta có thể dùng phương pháp dời chỗ
nước để điều chế oxi mà không thể áp dụng để
điều chế khí hiđro clorua? Ưu điểm của phương
pháp dời chỗ nước so với dời chỗ không khí là
gì?
- Hs: Dựa vào tính chất vật lí: ít tan trong nước
và nặng hơn không khí nên có thể thu trực tiếp
vào bình, thử oxi đã đầy chưa bằng cách đưa que
đóm vào miệng bình, nếu đầy nó sẽ bùng cháy.

- Gv: Trong công nghiệp, những nguyên liệu nào 2) Trong công nghiệp:
được dùng để sản xuất oxi? Trình bày phương a) Từ không khí: chưng cất phân
pháp sản xuất. đoạn không khí lỏng.
- Hs: Trong công nghiệp, người ta thường điện b) Từ nước: dùng phương pháp điện
phân nước hoặc chưng cất phân đoạn không khí phân nước có hòa tan H2SO4 hoặc NaOH,…
lỏng. 2 H 2 O 
đp
2H 2   O 2 

- Gv: Trong tự nhiên, oxi được hình thành như 3) Trong thiên nhiên: Trong quá trình
thế nào? Ý nghĩa của quá trình đó? quang hợp của cây xanh.
- Hs: Trong tự nhiên, oxi được hình thành thông 6CO2 + 6H2O 
DL
C6H12O6 + 6O2 ↑
qua quá trình quang hợp của cây xanh. Nó có ý
nghĩa làm giảm CO2 trong không khí, chống ô
nhiễm môi trường. Do đó, cần phải có ý thức
trồng và bảo vệ cây xanh vì đó cũng là bảo vệ
cuộc sống của chính chúng ta.

32
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
Tầng ozon là sự tập trung các phân tử ozon B. OZON
ở tầng bình lưu (từ 10 km trở lên đến 50 km cách
mặt đất). Khoảng 90% lượng ozon trong khí
quyển của chúng ta tập trung ở tầng bình lưu.
Tầng ozon rất quan trọng đối với sự sống trên
Trái đất vì nó hấp thụ phần lớn tia cực tím của
bức xạ mặt trời, không cho các tia này đến được
Trái đất. Nếu tầng ozon bị suy giảm, bức xạ UV
sẽ đến Trái đất nhiều hơn và làm tăng bệnh ung
thư da, đục nhân mắt (cataract), làm giảm sản
lượng lương thực, ảnh hưởng đến hệ sinh thái
biển.

 Hoạt động 6 (7’):Tìm hiểu tính chất vật lí và I. Tính chất:


hoá học của ozon dựa trên các kiến thức về oxi 1) Tính chất vật lí:
- Gv cung cấp cho hs khái niệm về thù hình (Thù - Ozon ở trạng thái khí, màu xanh nhạt,
hình là các dạng cấu tạo khác nhau của cùng có mùi đặc trưng, hóa lỏng ở -112oC.
một nguyên tố, ví dụ như graphit và kim - Ozon tan trong nước nhiều hơn oxi
cương…) khoảng 15 lần.
- Gv: yêu cầu học sinh dựa vào SGK hãy nêu
một số tính chất vật lí đặc trưng của ozon.
- Hs: Ozon là một dạng thù hình của oxi, khí
ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, tan trong
nước nhiều hơn oxi.

- Gv: Khí oxi và khí ozon có tính chất hoá học 2) Tính chất hóa học:
nào giống nhau? - Ozon có tính oxi hóa mạnh và mạnh
- Hs: Tính oxi hoá mạnh. hơn oxi: Ozon oxi hóa được hầu hết các kim
- Gv: Hãy so sánh tính oxi hoá của O3 với O2. loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim và nhiều hợp
Viết phương trình phản ứng minh họa. chất vơ cơ, hữu cơ.
- Hs: Ozon có khả năng oxi hóa bạc và dd KI - Ở điều kiện thường, oxi không oxi hóa
nhưng oxi thì không  Ozon có tính oxi hóa được bạc nhưng ozon oxi hóa được bạc:
mạnh hơn oxi. Ag + O2  không phản ứng
0 0 +1 -2
Ag + O3 � Ag 2 O + O 2 �
- Gv bổ sung kiến thức: Để nhận biết ozon dùng
dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột hoặc lẫn quỳ - Nhận biết ozon: dùng dd KI có lẫn hồ
tím. tinh bột  dd hóa xanh đen.
-1 0 -2 0
2KI + O3 + H 2 O � 2K O H + O 2 + I 2

II. Ozon trong tự nhiên:


 Hoạt động 7 (5’): Tìm hiểu về ozon trong tự
- Ozon được tạo ra trong khí quyển khi
nhiên
có sự phóng điện.
- Gv: Cho học sinh tìm hiểu trạng thái thiên
- Trên mặt đất, ozon được tạo do sự oxi
nhiên trong SGK.
hóa một số chất hữu cơ.
- Gv: Yêu cầu học sinh phát biểu các nội dung -Tầng ozon cách mặt đất 20 - 30 km. Nó
tìm hiểu được. được hình thành do tia tử ngoại của mặt trời
- Gv: Giải thích qua trình hình thành và phân chuyển hóa oxi thành ozon:
hủy của ozon ở trên tầng cao khí quyển.
UV
3O2 2O3
III. Ứng dụng: (SGK trang 127)

33
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
 Hoạt động 8 (2’): Tìm hiểu các ứng dụng của
ozon
- Gv: Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức trong
đời sống và nghiên cứu SGK, rút ra kết luận về
tầm quan trọng của ozon và tầng ozon trong tự
nhiên cũng như trong đời sống, sản xuất.
- Hs 1: Tầng ozon bảo vệ con người và sinh vật
trên mặt đất khỏi tác hại của các tia tử ngoại.
- Hs 2: Trong công nghiệp dùng để tẩy trắng tinh
bột, dầu ăn,…
- Hs 3: Trong y học dùng để chữa sâu răng, sát
trùng nước…

Câu hỏi củng cố:


1) Hãy so sánh tính chất hoá học của oxi và
ozon và minh hoạ bằng phản ứng hoá học.
2) Vì sao tại các nơi kinh doanh dịch vụ
photocopy thì việc thông thoáng khí lại rất quan
trọng?

4) Dặn dò:
- Làm các BT 1-6 SGK trang 127, 128
- Chuẩn bị bài mới Bài 30 Lưu Huỳnh
IV. NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Tiết 51 Ngày tháng năm

34
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

Bài 30: LƯU HUỲNH


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1) Về kiến thức
a) Học sinh biết
- Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron của nguyên tử.
- Hai dạng thù hình của lưu huỳnh: cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của lưu huỳnh
biến đổi theo nhiệt độ.
- Tính chất hoá học cơ bản của lưu huỳnh: vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Trong các hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hoá là -2, +4, +6.
b) Học sinh hiểu
- Vì sao cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.
- Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
2) Kĩ năng
- Quan sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh và viết phương
trình phản ứng của lưu huỳnh tác dụng với một số chất (Fe, H2, Hg, O2, F2, KClO3,…)
3) Thái độ
- Tích cực tham gia vào các hoạt động của giờ giảng, có tinh thần say mê nghiên
cứu khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên
- Máy chiếu
- Phông chiếu
- Bảng, bút lông
- Tờ bài học
2) Học sinh
- Có chuẩn bị bài ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi, so sánh
- Phương pháp gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề
- Hoạt động nhóm theo phương pháp nghiên cứu sử dụng các phương tiện trực
quan, thí nghiệm hóa học và kết hợp SGK giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ (3’)
Giáo viên kiểm tra bài cũ học sinh bằng 5 câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

3) Bài mới:

Lưu huỳnh (tên Hi Lạp sunfur xuất phát từ tiếng Ả Rập sufra có nghĩa là màu
vàng). Nó là một trong những nguyên tố phi kim được phát hiện vào thời kì cổ đại. Từ
thế kỉ thứ 8 trước Công Nguyên đã có những ghi chép về “Lưu huỳnh chống dịch hại”.
Từ thế kỉ thứ 3 sau Công Nguyên, lưu huỳnh đã được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc
để chế tạo thuốc nổ, ngoài ra các đạo sĩ bấy giờ cũng dùng nó để luyện đan và luyện
kim. Đến những năm 70, lưu huỳnh mới được A. Lavoisier chứng minh là một nguyên
tố.

35
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC HỌC
NỘI DUNG
HỌC SINH
 Hoạt động 1 (2’): Tìm hiểu vị trí trong bảng tuần I. Sơ lược về về nguyên tố lưu huỳnh
hoàn và CHE của lưu huỳnh - Kí hiệu nguyên tử : S
- Gv: Dùng BTH để xác định vị trí của lưu huỳnh và - Cấu hình electron : 1s22s22p63s23p4
viết CHE của nguyên tử S? - Vị trí : ô 16, nhóm VIA, chu kì 3
- Hs trả lời và ghi nhận vào câu hỏi số 1 trong phiếu
học tập.
 Hoạt động 2 (2’): Tìm hiểu hai dạng thù hình của II. Tính chất vật lí
lưu huỳnh 1) Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
- Gv: Trình chiếu cho học sinh quan sát hai dạng thù (SGK trang 129)
hình của lưu huỳnh và yêu cầu học sinh hoàn thành
phiếu học tập số 1.
- Gv: Lưu huỳnh cũng có hai dạng thù hình, nhưng
khá phức tạp hơn so với Oxi, đó là lưu huỳnh tà
phương (Sα), lưu huỳnh đơn tà (S β). Chúng có thể
biến đổi qua lại với nhau tuỳ theo điều kiện nhiệt độ.
Tuy cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí khác
nhau nhưng tính chất hoá học của chúng giống nhau.
- Gv đặt vấn đề: Dựa vào các hằng số vật lý của lưu
Sα và Sβ, hãy cho biết ở nhiệt độ thường thì lưu
huỳnh chủ yếu tồn tại ở dạng nào?
- Hs:…
- Gv gợi ý: Dựa vào nhiệt độ bền thì ở nhiệt độ
thường thì chủ yếu lưu huỳnh tồn tại dưới dạng Sα.
 Hoạt động 3 (8’): Quan sát và nhận xét sự biến 2) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí
đổi tính chất vật lí của lưu huỳnh theo nhiệt độ
- Gv: Biểu diễn thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ
đến tính chất vật lí của lưu huỳnh. Nhiệt
(Lưu ý học sinh quan sát sự thay đổi trạng thái, màu toC độ 187<to<44
119<to<187 to>445
S thườn 5
sắc) g
- Gv: Yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng. S8,S6,S4
Cấu tạo Vòng
- Hs:… S8 Sn S2(1400oC)
phân tử S8
- Gv chỉnh sửa và kết luận: Sau một thời gian đun S (1700oC)
nóng, lưu huỳnh từ chất rắn màu vàng biến thành chất Quánh Hơi lưu
Trạng Rắn,
Lỏng, vàng nhớt, huỳnh, nâu
lỏng màu vàng. Nếu tiếp tục đun, chất lỏng đó sẽ đặc thái vàng
nâu đen
quánh lại và có màu nâu. (Học sinh tự ghi nhận vào
phiếu học tập số 2)
- Gv: Giải thích nguyên nhân của sự biến đổi các tính
chất đó, tóm tắt thành sơ đồ
S8 ,S6 ,S4

Sα 119o C o
187 C o
445 C

S8 ��� � S8 ��� � Sn ��� S2 (1400o C)
��
Sβ �
S (1700o C)

(chất rắn, (chất lỏng, (quánh nhớt, (Hơi lưu huỳnh)
màu vàng) màu vàng) màu nâu)
(Lưu ý: Thực tế, lưu huỳnh tồn tại dưới dạng phân tử
mạch vòng S8, nhưng trong phản ứng để đơn giản chỉ
ghi dưới dạng S.)

36
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
- Gv đặt vấn đề:
1) Tại sao các vòng S8 của lưu huỳnh khi bị đứt
mạch có thể nối lại với nhau tạo thành mạch Sn dài?
2) Tại sao ở khoảng nhiệt độ 187 oC lưu huỳnh
lỏng lại trở nên quánh nhớt?
 Hoạt động 4 (15’): Nghiên cứu tính chất hóa học III. Tính chất hoá học
của lưu huỳnh
- Gv trình diễn thang oxi hóa của lưu huỳnh và hướng
dẫn học sinh nhận xét tính chất hóa học của lưu
huỳnh
2
- Gv: Cho học sinh quan sát thí nghiệm lưu huỳnh tác 1) Thể hiện tính oxi hóa ( S ��
�S )
0

dụng với natri và hiđro. a) Tác dụng với kim loại


(Lưu ý học sinh quan sát nhận xét và hoàn thành
phiếu học tập số 3) 0 0 1 -2
Vd:
o
- Hs nhận xét:… S  Na ��
t
� Na 2 S
- Gv lưu ý: 0 0 o 2 -2

+ Đối với các kim loại đa hóa trị, do tính oxi hóa S  Zn ��
t
� Zn S
0 0 2 -2
yếu nên chỉ đưa kim loại lên trạng thái oxi hóa thấp. S  Fe ��
t
� FeS
o

+ Lưu huỳnh chỉ có khả năng phản ứng với các


kim loại ở nhiệt độ cao trừ thủy ngân tác dụng ngay 0 0 +n -2
Tổng quát:
o
t
điều kiện thường: nS +2 M �� � M 2 Sn
Hg + S  HgS (với n là hóa trị của kim loại)
Ứng dụng phản ứng trên để thu gom thủy ngân trong Lưu ý: Lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ngay ở nhiệt
phòng thí nghiệm. độ thường  ứng dụng để thu thủy ngân trong phòng thí
- Gv đặt vấn đề: Tại sao lưu huỳnh tác dụng với thủy nghiệm.
ngân ngay ở nhiệt độ thường trong khi các kim loại 0 0 o 2 -2

hoạt động hơn như nhôm và sắt lại cần đun nóng mới Hg  S �� t
� Hg S
xảy ta phản ứng? b) Tác dụng với hiđro
0 0 o 1 -2
S  H 2 ��
t
� H2 S
- Gv trình diễn thí nghiệm lưu huỳnh tác dụng với oxi
và KClO3.
0 4 6
(Lưu ý học sinh quan sát nhận xét và hoàn thành 2) Thể hiện tính khử ( S ��
� S, S )
phiếu học tập số 4)
a) Tác dụng với phi kim có độ âm điện lớn hơn
- Hs nhận xét;… 0 0 4 -2
Vd:
o
S  O 2 ��
t
� S O2
0 0 o 6 -1
- Gv đặt vấn đề: Tại sao lưu huỳnh tác dụng với oxi S  3F2 ��
t
� S F6
chỉ tạo SO2 trong đó S có số oxi hóa +4 trong khi tác
dụng với flo lại cho SF6 với trạng thái oxi hóa của lưu b) Tác dụng với các hợp chất oxi hóa
huỳnh là lớn nhất +6? Vd:
0 5 o 4 -2 -1

- Gv giải thích vì sao lưu huỳnh lại có nhiều số oxi 3S  2K Cl O3 ��


t
� 3 S O2  2K Cl
6 4
hóa -2, +4, +6 trong các hợp chất nhưng oxi chỉ đặc 0 o
S  2H 2 S O 4 ��
t
� 3 S O2  2H 2O
trưng số oxi hóa -2.
Do lưu huỳnh có thêm phân lớp d trống nên khi
bị kích thích các e có thể chuyển sang phân lớp d
trống để tạo thành 4 e độc thân hoặc 6 e độc thân do
đó S ngoài số oxi hoá -2 (trong hợp chất với kim loại
và hiđro) còn có thêm số oxi hoá +4, +6 (trong hợp
chất có độ âm điện lớn hơn) khác với oxi chỉ có số
oxi hóa -2.

37
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
 Hoạt động 5 (3’): Tìm hiểu về ứng dụng sản xuất IV. Ứng dụng (SGK trang 131)
lưu huỳnh.
- Gv: Lưu huỳnh có những ứng dụng gì trong thực tế
cuộc sống?
- Hs: Chủ yếu dùng để sản xuất H 2SO4, ngoài ra còn
dùng để lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng, diêm,
thuốc nhuộm,…

 Hoạt động 6 (3’): Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
và sản xuất lưu huỳnh. (SGK trang 131)
- Gv mô tả các phương pháp sản xuất lưu huỳnh
(phương pháp Frash và sản xuất lưu huỳnh từ hợp
chất)
(Học sinh tự ghi nhận kiến thức)

 Hoạt động 7 (6’): Giáo viên hệ thống hóa kiến


thức và củng cố bài học

4) Dặn dò:
- BT 1-4 SGK/ trang 172
- Chuẩn bị bài mới “Hiđro sunfua”

VI. NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

38
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

Bài 30: LƯU HUỲNH


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1) Về kiến thức
a) Học sinh biết
- Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron của nguyên tử.
- Hai dạng thù hình của lưu huỳnh; cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh
biến đổi theo nhiệt độ.
- Tính chất hoá học cơ bản của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Trong các hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hoá là -2, +4, +6.
b) Học sinh hiểu
- Vì sao cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.
- Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
2) Kĩ năng
- Quan sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh và viết phương
trình phản ứng của các phản ứng lưu huỳnh tác dụng với một số đơn chất (Fe, H2, Hg,
O2, F2)
3) Thái độ
- Tích cự tham gia vào các hoạt động của giờ giảng, có tinh thần say mê nghiên cứu
khoa học
II. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên
a) Hóa chất
- Lưu huỳnh bột, nước, dây đồng được chà sạch và quấn thành hình loxo, oxi (được
điều chế sẳn)
b) Dụng cụ
- Ống nghiệm, 1 đèn cồn, 1 giá ống nghiệm, 1 bật lửa, cốc 100ml
- Bảng tuần hoàn.
- Tranh mô tả cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của lưu huỳnh tà phương và lưu
huỳnh đơn tà.
2) Học sinh: Có chuẩn bị bài ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi, so sánh
- Kết hợp SGK, các phương tiện trực quan và thí nghiệm hóa học  giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ (5’)
Cho các học sinh khác nhận xét bài làm của bạn và cho điểm cả phần nhận xét
 Học sinh 1: BT 3 SGK trang 127 (4pt)
 Học sinh 2: Viết các phương trình phản ứng điều chế oxi trong:
a) PTN (2pt)
b) Công nghiệp (1pt)
c) Tự nhiên (1pt)
3) Bài mới:
Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về một nguyên tố mới, cùng nhóm VIA
với nguyên tố oxi. Đó chính là lưu huỳnh. Thế nguyên tố này có những tính chất gì? Có
những ứng dụng như thế trong cuộc sống và sản xuất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông
qua bài mới Lưu Huỳnh.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG

39
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
Lưu huỳnh (tên Hi Lạp sunfur có nghĩa là lưu
huỳnh). Nó là một trong những nguyên tố phi kim
được phát hiện vào thời kì cổ đại. Từ thế kỉ thứ 8
trước Công Nguyên đã có những ghi chép về “Lưu
huỳnh chống dịch hại”. Từ thế kỉ thứ 3 sau Công
Nguyên, lưu huỳnh đã được sử dụng phổ biến ở
Trung Quốc để chế tạo thuốc nổ, ngoài ra các đạo sĩ
bấy giờ cũng dùng nó để luyện đan và luyện kim.
Đến những năm 70 của thế kỉ 18, lưu huỳnh mới
được A. Lavoisier chứng minh là một nguyên tố.
 Hoạt động 1(5’): Tìm hiểu vị trí trong bảng tuần I. Vị trí , cấu hình electron nguyên tử
hoàn và CHE của Lưu huỳnh - Vị trí: ô 16, nhóm VIA, chu kì 3
- Gv: Dùng BTH để xác định vị trí của lưu huỳnh và - Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
viết CHE của nguyên tử S?  có 6e ngoài cùng
- Hs trả lời và ghi nhận vào câu hỏi số 1 trong phiếu
học tập.
 Hoạt động 2 (2’): Tìm hiểu hai dạng thù hình II. Tính chất vật lí
của Lưu huỳnh 1) Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
- Gv: Nhắc lại định nghĩa thù hình (Thù hình là các (SGK trang 129)
dạng cấu tạo khác nhau của cùng một nguyên tố) và
hai dạng thù hình của oxi.
- Gv: Cho học sinh xem tranh hai dạng thù hình của
lưu huỳnh và tham khảo SGK.
- Gv: Lưu huỳnh cũng có hai dạng thù hình, nhưng
khá phức tạp hơn so với Oxi, đó là lưu huỳnh tà
phương (Sα), lưu huỳnh đơn tà (Sβ). Chúng có thể
biến đổi qua lại với nhau tuỳ theo điều kiện nhiệt độ.
Tuy cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí khác
nhau nhưng tính chất hoá học của chúng giống nhau.
- Gv đặt vấn đề: Dựa vào các hằng số vật lí của lưu
Sα và Sβ, hãy cho biết ở nhiệt độ thường thì lưu
huỳnh chủ yếu tồn tại ở dạng nào?
- Hs:…
- Gv gợi ý: Dựa vào nhiệt độ bền thì ở nhiệt độ
thường thì chủ yếu lưu huỳnh tồn tại dưới dạng Sα.
 Hoạt động 3 (5’): Quan sát và nhận xét sự biến 2) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí
đổi tính chất vật lí của Lưu huỳnh theo nhiệt độ
- Gv: Biểu diễn thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ
đến tính chất vật lí của lưu huỳnh. Nhiệt
(Lưu ý học sinh quan sát sự thay đổi trạng thái, màu toC độ 187<to<44
119<to<187 to>445
S thườn 5
sắc) g
- Gv: Yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng. S8,S6,S4
Cấu tạo Vòng
- Hs:… S8 Sn S2(1400oC)
phân tử S8
- Gv chỉnh sửa và kết luận: Sau một thời gian đun S (1700oC)
nóng, lưu huỳnh từ chất rắn màu vàng biến thành Quánh Hơi lưu
Trạng Rắn,
Lỏng, vàng nhớt, huỳnh, nâu
chất lỏng màu vàng. Nếu tiếp tục đun, chất lỏng đó thái vàng
nâu đen
sẽ đặc quánh lại và có màu nâu. (Học sinh tự ghi
nhận câu 2 vào phiếu học tập)

- Gv: Giải thích nguyên nhân của sự biến đổi các


tính chất đó, tóm tắt thành sơ đồ

40
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

S 8 , S6 , S 4
S 119oC 187oC 445oC  o
S8  S8  Sn S2(1400 C)
S  o
S (1700 C)
(chất rắn, (chất lỏng, (quánh nhớt, (Hơi lưu huỳnh)
màu vàng) màu vàng) màu nâu)
(Lưu ý: Thực tế, lưu huỳnh tồn tại dưới dạng phân
tử mạch vòng S8, nhưng trong phản ứng để đơn giản
chỉ ghi dưới dạng S.)
 Hoạt động 4 (15’): Nghiên cứu tính chất hóa học III. Tính chất hoá học
của lưu huỳnh - Trong các hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hoá là:
- Gv: Biểu diển thí nghiệm cho lưu huỳnh phản ứng -2, +4, +6
với đồng và oxi.  Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử
(Lưu ý học sinh quan sát nhận xét)
- Hs nhận xét hiện tượng đồng cháy trong hơi lưu
huỳnh tạo ra CuS có màu đen và lưu huỳnh cháy
trong oxi tạo ra khí sunfuarơ có mùi sốc. 1) Tác dụng với kim loại và hiđro
- Gv: Yêu cầu học sinh hoàn thành câu 3 trong phiếu 0 0 o 2 2
S  Cu 
t
Cu S
học tập. 0 0 2 2
o
1) Tác dụng với kim loại và hiđro S  Fe 
t
Fe S
H2 + S  0 0 o 1 2

Cu + S  S  H 2 
t
H2 S 
Fe + S   S thể hiện tính oxi hoá
0 2
2) Tác dụng với phi kim có độ âm điện lớn hơn S  2e 
 S
S + O2  2) Tác dụng với phi kim có độ âm điện lớn hơn
S + F2  0 0 4 2
to
- Gv: Nhận xét và yêu cầu học sinh rút ra kết luận về S O 2  S O 2 
tính chất hóa học của lưu huỳnh. 0 0 6 1
- Hs: Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử S 3 F2 
to
S F6
 S thể hiện tính khử:
0 4
S  S  4e
0 6
S
 S  6e
- Gv giải thích vì sao lưu huỳnh lại có nhiều số oxi
hóa -2, +4, +6 trong các hợp chất nhưng oxi chỉ đặc
trưng số oxi hóa -2.
Do lưu huỳnh có thêm phân lớp d trống nên khi
bị kích thích các e có thể chuyển sang phân lớp d
trống để tạo thành 4 e độc thân hoặc 6 e độc thân
do đó S ngoài số oxi hoá -2 (trong hợp chất với kim
loại và hiđro) còn có thêm số oxi hoá +4, +6 (trong
hợp chất có độ âm điện lớn hơn) khác với oxi chỉ có
số oxi hóa -2.
- Gv có thể lưu ý rằng lưu huỳnh có khả năng phản
ứng với các kim loại ở nhiệt độ cao trừ thủy ngân
tác dụng ngay điều kiện thường:
41
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
Hg + S  HgS
Ứng dụng phản ứng trên để thu gom thủy ngân
trong phòng thí nghiệm.
 Hoạt động 5 (5’): Tìm hiểu về ứng dụng, trạng IV. Ứng dụng, trạng thái tự nhên và sản xuất
thái tự nhên và sản xuất lưu huỳnh. (SGK trang 131)
- Gv: Lưu huỳnh có những ứng dụng gì trong thực tế
cuộc sống?
- Hs: Chủ yếu dùng để sản xuất H 2SO4, ngoài ra còn
dùng để lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng,
diêm, thuốc nhuộm,…
- Gv: Trong tự nhiên, lưu huỳnh tồn tại dưới những
dạng nào?
- Hs: Ngoài dạng đơn chất, lưu huỳnh còn tồn tại
dưới dạng hợp chất như các muối sunfat, muối
sunfit,…
(Học sinh tự ghi nhận vào phiếu học tập)

Câu hỏi và bài tập củng cố


1) Giải thích vì sao S có các số oxi hoá -2, +4,
+6 trong các hợp chất?
2) Lấy 2 ví dụ phản ứng trong đó S đóng vai trò
chất oxi hoá và 2 ví dụ phản ứng trong đó S đóng
vai trò chất khử?
3) So sánh tính chất hóa học của lưu huỳnh và
oxi.
4) Dặn dò:
- BT 1-5 SGK/ trang 132
- Chuẩn bị bài mới

V. NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

42
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 30: LƯU HUỲNH
Câu 1: Dựa vào BTH hãy xác định những thông tin sau
…..

….. S Số thứ tự:............................................................................................


CHE:...................................................................................................
 Nhận xét:.......................................................................................
Câu 2:
a) Các dạng thù hình của lưu huỳnh?..................................................................
Ở nhiệt độ thường thì lưu huỳnh chủ yếu tồn tại ở dạng thù hình nào?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
b) Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh

toC
Nhiệt độ thường 119<to<187 187<to<445 to>445
S

Cấu tạo
phân tử

Trạng thái

Câu 3: Tính chất hóa học của lưu huỳnh.


Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Rút
ra nhận xét về số oxi hóa của lưu huỳnh trong các trường hợp?
a) Tác dụng với kim loại và hiđro
H2 + S .........................................................

Cu + S ........................................................

Fe + S .........................................................

Nhận xét:.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
b) Tác dụng với phi kim có độ âm điện lớn hơn
S + O2 .........................................................

S + F2 ..........................................................

Nhận xét:.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
Câu 4: Lưu huỳnh
- Trạng thái tự nhên........................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

43
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
- Ứng dụng.....................................................................................................................
.......................................................................................................................................
- Sản xuất.......................................................................................................................
Câu hỏi và bài tập củng cố

1) Giải thích vì sao S có các số oxi hoá -2, +4, +6 trong các hợp chất?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2) Lấy 2 ví dụ phản ứng trong đó S đóng vai trò chất oxi hoá và 2 ví dụ phản ứng
trong đó S đóng vai trò chất khử?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3) So sánh tính chất hóa học của lưu huỳnh và oxi.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

44
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

Tiết 52 Ngày tháng năm

Bài 31: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4:


TÍNH CHẤT CỦA OXI - LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh:
 Oxi và lưu huỳnh đều là những đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh.
 Ngoài tính oxi hóa, lưu huỳnh còn có tính khử.
 Lưu huỳnh có thể biến đổi trạng thái theo nhiệt độ.
2) Kĩ năng:
- Rèn luyện các thao tác làm thí nghiệm và quan sát, giải thích các hiện tượng thí
nghiệm.
- Viết phương trình hóa học xảy ra, thực hiện thí nghiệm an tòan, chính xác khoa
học.
3) Thái độ:
- Đoàn kết, phối hợp nhau trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng xử dụng hoá chất, dụng cụ tiến hành thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan
sát và tiến hành thành công các thí nghiệm.
-Viết tường trình
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:

Hóa chất Dụng cụ


- O2 điều chế sẳn (2 bình) - Ống nghiệm + 1 kẹp ống nghiệm
- Than gỗ - 1 arlen miệng rộng 100 ml chứa O2
- S (dạng bột) - 1 giá ống nghiệm
- Fe (dạng bột và 1 dây thép) - 1 môi đốt hóa chất
- 1 đèn cồn + 1 bật lửa
(Chú ý: Dụng cụ hoá chất cho học sinh làm theo từng nhóm tổ của lớp học)

45
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
2) Học sinh:
- Ôn tập những kiến thức có liên quan đến các thí nghiệm trong bài thực hành
- Nghiên cứu trước bài thực hành và học thuộc cách tiến hành thí nghiệm
- Chuẩn bị dụng cụ hoá chất, cách làm từng thí nghiệm và dự đoán hiên tượng xảy
ra, cách giải thích các hiện tượng đó.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ồn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ (10’): Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị thực hành và kiến thức
bài cũ.
3) Nội dung thực hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 1 (10’): I. Tính oxi hóa của oxi:
 Thí nghiệm 1:  Thí nghiệm 1:
- Gv: Yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn trình  Đốt nóng mảnh dây thép có mẩu than
tự tiến hành thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa nhỏ ở đầu làm mồi bằng đèn cồn đến nóng đỏ
của oxi. rồi đưa nhanh vào bình chứa khí oxi.
(Lưu ý phải cho một ít nước vào bình chứa trước
khi đốt sắt để tránh vỡ bình chứa) Học sinh tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng
- Gv: Cho học sinh tiến hành thí nghiệm. dẫn của giáo viên.
- Gv: Sau khi tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học  Sắt tác dụng mãnh liệt trong khí oxi
sinh trình bày hiện tượng quan sát được. kèm theo tiếng nổ, tạo ra các hạt nhỏ nóng
- Gv giải thích hoặc hướng dẫn học sinh giải chảy Fe3O4 bắn tung téo ra xung quanh như
thích: dây sắt sau khi đốt có hiện tượng co thành pháo hoa.
giọt tròn ở đầu do hiện tượng sức căng bề mặt.
 Hoạt động 2 (10’): II. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh
theo nhiệt độ:
 Thí nghiệm 2:  Thí nghiệm 2:
- Gv hướng dẫn học sinh tiến trình thí nghiệm:
Đun nóng liên tục lưu huỳnh trong ống nghiệm
trên ngọn lửa đèn cồn.
(Lưu ý: Dùng kẹp giữ ống nghiệm để tránh bỏng,
miệng ống nghiệm về phía không có người để
tránh hít phải hơi S độc.) Học sinh tiến hành thí nghiệm và giải
- Gv: Yêu cầu học sinh quan sát được sự biến đổi thích, nhận xét hiện tượng quan sát được dựa
trạng thái, màu sắc của S: trên kiến thức đã học và sự hướng dẫn của giáo
Rắn t lỏng t
o o quánh nhớt t hơi
o viên. Viết phương trình phản ứng minh họa.
vàng vàng nâu đỏ da cam
linh động
 Hoạt động 3 (7’):
 Thí nghiệm 3:
- Gv hướng dẫn tiến trình thí nghiệm: Cho một III. Tính oxi hóa của lưu huỳnh:
hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh vào ống nghiệm.
Đun nóng ống nghiệm với ngọn lửa đèn cồn.
Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Gv: Yêu cầu học sinh quan sát được hỗn hợp  Thí nghiệm3:
bột Fe và S có màu xám nhạt. Khi đun phản ứng Học sinh tiến hành thí nghiệm và giải
xảy ra mảnh liệt tỏa nhiều nhiệt làm đỏ rực hỗn thích, nhận xét hiện tượng quan sát được dựa
hợp tạo thành hợp chất FeS màu xám đen. trên kiến thức đã học và sự hướng dẫn của giáo
 Hoạt động 4 (5’): viên. Viết phương trình phản ứng minh họa.
 Thí nghiệm 1:
- Gv có thể hướng dẫn tiến trình thí nghiệm hoặc IV. Tính khử của lưu huỳnh:

46
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
yêu cầu học sinh nêu ngắn ngọn: Cho một ít S  Thí nghiệm 1:
vào môi sắt đốt cháy lưu huỳnh dưới ngọn lửa
đèn cồn đến khi S chảy ra sau đó cho vào bình Học sinh tiến hành thí nghiệm và giải
chứa oxi. thích, nhận xét hiện tượng quan sát được dựa
- Gv: Yêu cầu học sinh quan sát được S cháy trên kiến thức đã học và sự hướng dẫn của giáo
trong O2 mãnh liệt hơn ngòai không khí cho ngọn viên. Viết phương trình phản ứng minh họa.
lửa sáng xanh tạo thành khói trắng SO 2 mùi hắc
(có lẫn SO3).

4) Dặn dò (3’):
- Nhắc lại một số điểm lưu ý khi tiến hành thí nghiệm.
- Nhận xét chung về tinh thần thái độ của lớp. Vệ sinh nơi thí nghiệm mỗi nhóm.
Yêu cầu lớp cử tổ trực nhật ở lại thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh phòng thí nghiệm.
- Viết tường trình thí nghiệm theo mẩu sau:
Tên bài thực hành:
Họ và tên học sinh trong nhóm: Lớp:
Mục đích thí Cách tiến Hiện Giải thích
STT Tên TN Kết luận
nghiệm hành TN tượng và PTPƯ

- Chuẩn bị nội dung bài mới.


Tiết 53-54 Ngày tháng năm

Bài 32: HIĐRO SUNFUA, LƯU HUỲNH ĐIOXIT,


LƯU HUỲNH TRIOXIT
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức
a) Học sinh biết:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế H2S,
SO2, SO3.
b) Học sinh hiểu:
- Tính chất hoá học của H 2S (tính khử mạnh và tính axit yếu), SO 2 (vừa có tính oxi
hoá vừa có tính khử), tính oxit axit của SO3.
2) Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3.
- Viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất của H2S, SO2, SO3.
- Nhận biết H2S, SO2.
3) Thái độ:
- Học sinh hứng thú các kiến thức của bài học, tích cực tham gia phát biểu xây dựng
bài, nghiêm túc trong hoạt động học tập.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
a) Hoá chất: FeS, dung dịch HCl
b) Dụng cụ:
- 1 ống nghiệm, 1 nút cao su có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn xuyên qua, 1 bật lửa,
1 bình cầu, 1 giá thí nghiệm, 1 bình tia.
- Phim về thí nghiệm tẩy màu cánh hoa hồng, H2S +SO2
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi, so sánh
- Kết hợp SGK, các phương tiện trực quan  giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.

47
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ: Lồng vào kiến thức bài mới
3) Bài mới:
Ở tiết học trước, chúng ta đã được nghiên cứu tính chất của lưu huỳnh. Và hôm nay,
chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một số hợp chất của lưu huỳnh như H 2S, SO2, SO3.
Chúng có những tính chất gì đặc biệt, cũng như ứng dụng ra sao trong cuộc sống và sản
xuất, thầy và các em sẽ cùng nghiên cứu thông qua bài mới ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC


GHI BẢNG
SINH
A. Hiđro sunfua (H2S)
I. Tính chất vật lí:
 Hoạt động 1 (5’): - Chất khí, không màu, mùi trứng thối và
- Gv: Liên hệ đến kiến thức thực tế (trứng ung), rất độc, hơi nặng hơn không khí (d  1,17), ít
hãy trình bày các tính chất vật lí của hiđro tan trong nước.
sunfua?
- Hs: H2S là chất khí không màu, mùi trứng thối
và rất độc, nặng hơn không khí, ít tan trong
nước.
II. Tính chất hoá học:
 Hoạt động 2 (10’): 1) Tính axit yếu:
- Gv hướng dẫn học sinh cách gọi tên của H 2S ở H 2S( k ) H 
2 O
 H 2S(dd)
trạng thái khí và dd axit dựa vào cách gọi tên Khí hiđro sunfua axit sunfuhiđric
của HCl. - Axit sunfuahiđric là axit rất yếu (yếu hơn
- Gv: Axit sunfuahiđric là axit 2 lần axit, vậy axit cacbonic)
phản ứng với kiềm có thể tạo ra những loại muối - Là axit 2 lần axit, tùy vào tỉ lệ số mol khi
nào? tác dụng với dd bazơ mà cho sản phẩm khác
- Gv: Mời học sinh lên bảng viết phương trình nhau.
phản ứng với minh họa với NaOH. Vd:
- Gv: Dựa vào phương trình phản ứng với  K  n NaOH n H S  1  muối axit
2
NaOH, yêu cầu học sinh đưa ra kết luận trường H2S + NaOH  NaHS + H2O
hợp nào sẽ tạo muối trung hoà, trường hợp nào Natri hiđrosunfua
tạo thành muối axit? 
 K n NaOH n H S  2  muối trung hòa
 
2
- Hs: K n n 1  muối axit
NaOH H 2S
H2S + 2NaOH  Na2S + 2H2O
K  n NaOH n H S  2  muối trung hòa
2
Natri sunfua
1< K < 2  vừa tạo thành muối axit, vừa  Nếu 1< K < 2  vừa tạo thành muối
tạo thành muối trung hòa. axit, vừa tạo thành muối trung hòa.
III. Tính khử mạnh:

48
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
 Hoạt động 3(10’): H2S có tính khử mạnh, khi tham gia phản
2
- Gv: Vì sao H2S có tính khử mạnh? ứng, tuỳ theo điều kiện phản ứng mà S có
- Hs: Do S trong H2S có số oxi hoá -2, thấp nhất. 0 4 6
- Gv: Khi tham gia phản ứng, tuỳ theo điều kiện thể tăng lên S , S , S .
2 0 4 6
phản ứng mà S có thể tăng lên S , S , S . Vd:
- Thiếu oxi:
- Gv: Biểu diễn thí nghiệm đốt cháy H2S khi 2 0 2 0
thiếu O2 và đủ O2. 2H 2 S  O 2 
 2H 2 O  2 S
(Lưu ý học sinh quan sát thí nghiệm và nhận xét - Đủ oxi:
hiện tượng) 2 0 2 4
to
- Gv: Yêu cầu học sinh cho biết hiện tượng và 2H 2 S  3O2  2H 2 O  2 S O 2
viết các phương trình phản ứng xảy ra?
- Hs 1: H2S cháy trong điều kiện thiếu oxi tạo
thành S tự do bám trên đáy bình tròn.
- Hs 2: H2S cháy trong điều kiện giàu oxi cho
ngọn lửa màu xanh nhạt, tạo thành khí SO2.
- Gv liên hệ: Vì sao không thể bảo quản dd H2S
lâu hoặc khí H2S không thể tồn tại lâu do bị O2
trong không khí oxi hoá tạo thành S, làm cho dd
từ không màu trở nên vẩn đục màu vàng.

 Hoạt động 4 ( 5’): IV. Trạng thái tự nhiên và điều chế


- Gv: Trong tự nhiên H2S có ở đâu? 1) Trạng thái tự nhiên: (SGK trang 135)
- Hs: Suối nước nóng, khí núi lửa và xác chết 2) Điều chế:
động vật thối rữa,… Trong phòng thí nghiệm:
- Gv: Dựa vào SGK, hãy trình bày phương pháp FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S
điều chế H2S trong phòng thí nghiệm?
- Hs: Trong phòng thí nghiệm, H2S được điều
chế bằng cách cho FeS tác dụng với HCl.
B. Lưu huỳnh đioxit (SO2)
I. Tính chất vật lí:
 Hoạt động 5 (5’): Lưu huỳnh đioxit SO2 (khí sunfuarơ) là
- Gv: Yêu cầu học sinh dựa vào SGK phát biểu chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không
những tính chất vật lí của SO2? khí. (d  2,2)
- Hs 1: Là chất khí không màu, mùi hắc, nặng
hơn không khí.
- Hs 2: Là chất khí độc, tan nhiều trong nước.
II. Tính chất hoá học:
 Hoạt động 6 (10’): 1) Lưu huỳnh đioxit là oxit axit
- Gv: SO2 là một oxit axit, khi hòa tan vào nước SO2 + H2O H2SO3
nó tạo thành dung dịch axit yếu kém bền H2SO3. axit sunfurơ
- Gv: Tương tự như H2S, H2SO3 cũng là một axit - Axit sunfurơ là axit yếu (mạnh hơn axit
2 lần axit. Hãy cho biết các loại muối gì sẽ được H2S, H2CO3), kém bền.
tạo thành khi phản ứng với dd NaOH? - Là axit 2 lần axit, tùy vào tỉ lệ số mol khi tác
- Hs: K  n NaOH n SO 2  1  muối axit dụng với dd bazơ mà cho sản phẩm khác nhau.
Vd:
K  n NaOH n SO  2  muối trung hòa
2
 K  n NaOH n SO  1  muối axit
2
1< K < 2  vừa tạo thành muối axit, vừa SO2 + NaOH  NaHSO3
tạo thành muối trung hòa. Natri hiđrosunfit
- Gv: Chỉnh sửa bổ sung.
 K  n NaOH n SO  2  muối trung hòa
- Gv liên hệ: SO2 là một trong những chất khí 2

gây ra hiện tượng mưa axit phá hủy các công SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O
Natri sunfit
trình, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài
49
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
thực vật,…  Nếu 1< K < 2  vừa tạo thành muối
axit, vừa tạo thành muối trung hòa.

 Hoạt động 7 (9’): 2) Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất


- Gv: Vì sao SO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi oxi hoá.
hoá? a) Là chất khử:
- Hs: Do S trong SO2 có số oxi hoá trung gian là Vd:
4 6 1
+4, có thể tăng lên +6 hoặc giảm xuống 0 hoặc 0
S O2  Br 2  2H 2O   H 2 S O4  2H Br
-2.
- Gv: Mời học sinh lên bảng xác định vai trò của b) Là chất oxi hoá:
SO2, cân bằng các phản ứng bằng phương pháp Vd:
4 2 0
thăng bằng e: S O 2  2H 2 S  3S  H 2O
SO2 + Br2 + H2O  H2SO4 + HBr
SO2 + H2S  S + H2O
- Gv: Tương tự như khí Clo ẩm thì khí SO 2 cũng
có tính tẩy màu rất mạnh. Sau đây, chúng ta sẽ
xem hai đoạn phim minh họa sau.
- Gv: Trình chiếu thí nghiệm tẩy màu cánh hoa
hồng và phản ứng SO2 + H2S.

III. Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit


 Hoạt động 8 (5’): 1) Ứng dụng:( SGK trang 136)
- Gv: Hãy cho biết một số ứng dụng của SO2.
- Hs: Dùng để điều chế H2SO4, chất tẩy trắng,
chống nấm mốc,… 2) Điều chế:
- Gv: Trong phòng thí nghiệm và trong công a) Trong phòng thí nghiệm: đun nóng
nghiệp, người ta điều chế SO2 từ những nguyên dd H2SO4 với muối Na2SO3.
liệu nào? Hãy viết các phương trình phản ứng Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + SO2+ H2O
o
t

minh họa b) Trong công nghiệp: Đốt S hoặc


- Hs: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế quặng pirit sắt (FeS2)
SO2 từ Na2SO3 và H2SO4. Trong công nghiệp, S + O2  SO2
o
t

người ta đi từ quặng pirit sắt (FeS2) hoặc từ S. 4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 + 8SO2
t o

 Hoạt động 9 (10’): C. Lưu huỳnh trioxit (SO3)


- Gv: Hãy nêu tính chất vật lí của SO3? I. Tính chất
o
- Hs: Là chất lỏng không màu (tnc=17 C), tan vô 1) Tính chất vật lí:
hạn trong nước và axit sunfuaric. Là chất lỏng không màu (tnc=17oC), tan vô
hạn trong nước và axit sunfuaric.
- Gv: SO3 là oxit axit, vậy nó có thể phản ứng 2) Tính chất hoá học:
với những chất nào? Hãy viết phương trình phản - SO3 là một oxit axit mạnh, phản ứng
ứng minh họa. mạnh với nước tạo ra axit sunfuaric.
- Hs: SO3 có khả năng phản ứng rất mạnh với SO3 + H2O  H2SO4
nước, các bazơ, oxit bazơ. - SO3 tác dụng với dung dịch bazơ, oxit
- Gv: cho học sinh viết phản ứng dưới sự gợi ý bazơ tạo ra muối sunfat.
của giáo viên. Vd: với NaOH, CaO,… 2NaOH + SO3  Na2SO4 + H2O
CaO + SO3  CaSO4
- Gv: Thông các ứng dụng và phương pháp điều II. Ứng dụng và sản xuất: (SGK trang 137)
chế SO3: SO3 dùng để sản xuất axit sunfuaric và
được điều chế bằng cách oxi hóa SO2.
Câu hỏi củng cố:
1) Vì sao trong không khí có nhiều nguồn
phóng thải ra khí H2S nhưng lại không có sự
50
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
tích rụ khí đó trong không khí?
TL: Do bị O2 của không khí oxi hóa đến S:
2H2S + O2  2S + 2H2O
2) Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu trong
không khí bị xám đen?
TL: Do Ag tác dụng với H2S và O2 trong không
khí tạo ra Ag2S màu đen
4Ag + 2H2S + O2  2Ag2S + 2H2O

4) Củng cố (5’):
- Nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm của bài.
- Làm bài tập 1-10 SGK trang 138, 139.
- Đọc trước bài mới Axit sunfuaric – Muối sunfat.

Tiết 55-56 Ngày tháng năm

Bài 33: AXIT SUNFURIC - MUỐI SUNFAT


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1) Kiến thức
a) Học sinh biết
- Tính chất vật lí, ứng dụng và phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết axit sunfuaric và ion sunfat.
b) Học sinh hiểu: Tính chất hóa học của H2SO4
 Dung dịch H2SO4 loãng là một axit mạnh (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng
với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn…)
 Dung dịch H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại,
nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
2) Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất của H2SO4.
- Viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất của H2SO4.
- Nhận biết ion sunfat và giải các bài tập liên quan.
3) Thái độ
- Nghiêm túc, tích cực tham gia các hoạt động học tập, chú ý quan sát, dự đoán,
nhận xét các thí nghiệm do giáo viên thực hiện.
II. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên
a) Hoá chất: H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, kim loại Cu (hoặc Fe), S (hoặc mẩu
than), dd BaCl2, dd Na2SO4, quỳ tím.
b) Dụng cụ
- 1 giá ống nghiệm, 1 đèn cồn, 1 giá thí nghiệm, 1 đũa thuỷ tinh, bông tẩm thuốc
tím, 1 bật lửa, 1 tờ giấy trắng.
- Sơ đồ sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
2) Học sinh
- Học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài mới.
- Ôn tập lại bài Tính chất hóa học của axit đã học ở lớp 9.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi, so sánh
51
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
- Hoạt động nhóm, kết hợp SGK, các phương tiện trực quan  giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức.
IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ (7’)
Cho học sinh làm bài kiểm tra chung toàn lớp, sau đó thu bài khoảng 5 học sinh để
chấm điểm.
1) Bổ túc và cân bằng phương trình hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng
electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa?
SO2 + Br2 + H2O  HBr + H2SO4
S + H2SO4 đặc  SO2 + H2O
o
t

2) BT10 SGK trang 139 (ĐS: m NaHSO 3  15,6g, m Na 2SO 3  6,3g )


3) Bài mới
Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một hợp chất khác của lưu huỳnh, đó chính là
axit sunfuaric. Nó có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống cũng như sản xuất Nó được ví
như “máu” của nền công nghiệp quốc dân… Thế tại sao axit sunfuaric lại đóng vai trò
quan trọng như thế? Chúng ta sẽ trả lời cho câu hỏi đó thông qua bài mới ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG
A. Axit sunfuric
 Hoạt động 1 (3’ ): Tìm hiểu tính chất vật lí của I. Tính chất vật lí
H2SO4 - Là chất lỏng, không màu, sánh như dầu, không
- Gv: Cho học sinh quan sát lọ đựng H2SO4 đặc, từ đó bay hơi, nặng gần gấp đôi nước.
rút ra nhận xét tính chất vật lí của H2SO4? - H2SO4 vô hạn trong nước và tỏa ra rất nhiều
- Hs: Là chất lỏng, không màu, sánh như dầu, không nhiệt.
bay hơi, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước.
- Gv: Yêu cầu học sinh cho biết cách pha loãng
H2SO4 đặc (đã được học ở lớp 9)?
- Hs: Do H2SO4 đặc tan trong nước tỏa nhiều nhiệt
nên khi pha loãng H2SO4 đặc phải rót từ từ axit vào
nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không
được làm ngược lại (tránh hiện tượng nước sôi đột
ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh
gây nguy hiểm).
II. Tính chất hoá học:
 Hoạt động 2 (7’): Nhắc lại tính chất hóa học của 1) Tính chất của dd H2SO4 loãng
dd H2SO4 loãng. - Đổi màu chất chỉ thị: Làm quỳ tím hóa đỏ
- Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm: Tính chất hóa - Tác dụng với các kim loại đứng trước Hiđro
học của dd H2SO4 loãng dựa trên kiến thức đã học ở trong dãy hoạt động hóa học  muối + H2.
lớp 9 và viết phương tình phản ứng minh hoạ. Fe + H2SO4 loãng  FeSO4 + H2
(Giáo viên mời đại diện một nhóm bất kì lên trình - Tác dụng với bazơ và oxit bazơ  muối + H2O.
bày; các nhóm còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét và CuO + H2SO4 loãng  CuSO4 + H2O
bổ sung) 2NaOH + H2SO4 loãng  Na2SO4 + 2H2O
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn theo cơ chế
phản ứng trao đổi.
FeS + H2SO4 loãng  FeSO4 + H2S
- Gv: Yêu cầu học sinh rút ra tính chất hóa học của Na2CO3 + H2SO4 loãng  Na2SO4 + CO2 + H2O
H2SO4 loãng.
 Dung dịch H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của
- Hs: Dung dịch H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của
một axit mạnh.
một axit mạnh.
 Hoạt động 3 (13’): Nghiên cứu tính chất oxi hóa 2) Tính chất của H2SO4 đặc
mạnh của dd H2SO4 đặc. a) Tính oxi hoá mạnh: H2SO4 đặc, nóng là chất
oxi hóa rất mạnh.
52
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
- Gv: Sau đây ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tính chất của dd
H2SO4 đặc. Thầy mời cả lớp quan sát thí nghiệm sau.
- Gv: Tiến hành thí nghiệm H 2SO4 đặc nóng tác dụng
với kim loại Cu.
(Lưu ý học sinh chú ý quan sát, nhận xét)
- Gv: Yêu cầu học sinh cho biết những hiện tượng
quan sát được ở thí nghiệm trên, dự đoán sản phẩm
tạo thành, viết các phương trình phản ứng xảy ra, nêu
vai trò của H2SO4  rút ra nhận xét.
- Hs 1: Cu bị hòa tan trong H2SO4 đặc nóng , sản
phẩm tạo thành là muối đồng (II) (dd màu xanh lam)
và khí SO2 (làm mất màu bông tẩm thuốc tím).
- Hs 2: Trong các phản ứng trên, H 2SO4 đóng vai trò
là chất oxi hóa. H2SO4 đặc nóng có khả năng phản
ứng với Cu là kim loại đứng sau H trong dãy hoạt
động hóa học.
- Gv: So sánh với khả năng phản ứng của dd H 2SO4
loãng chỉ phản ứng với các kim loại trước H trong
dãy hoạt động hóa học  dd H2SO4 đặc nóng có tính  Tác dụng với kim loại: H 2SO4 đặc nóng tác
oxi hóa mạnh. dụng với hầu hết kim loại (trừ Pt và Au).
- Gv: Yêu cầu học sinh cho biết H 2SO4 đặc nóng có 4
S O2 
khả năng tác dụng với những kim loại gì? Sản phẩm 0
6
tạo thành là gì? M + H 2 S O 4đ 
t
M2(SO4)n
o
+ S + H2O
- Hs: Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Pt, Au. 2
H2 S 
Sản phẩm là muối sunfat, khí SO2 và nước.
Chú ý: (Với n là hóa trị cao nhất của kim loại M)
Với kim loại đa hóa trị thì khi tác dụng với H 2SO4 Vd:
đặc nóng sẽ đạt hóa trị cao nhất. 6 0 o 2 4
2H 2 S O 4đ  Cu 
t
Cu SO 4  S O 2  2H 2O
SO2 không phải là sản phẩm khử duy nhất thì tùy
c.o c.k
vào điều kiện phản ứng thì có thể tạo các sản phẩm 6 0 3 4
o
khử khác như H2S, S. 6H 2 S O 4 đ  2 Fe 
t
Fe2 (SO 4 )3  3 S O 2  6H 2 O
Fe, Al,… không tác dụng với H2SO4 đặc nguội. c.o c.k
- Gv liên hệ: Lợi dụng tính chất đặc biệt trên nên Chú ý:
trong thực tế người ta dùng bình thép để vận chuyển H2SO4 đặc, nguội không phản ứng với Al, Fe,…
H2SO4 đặc nguội.  Tác dụng với nhiều phi kim (C, S, P…) và
- Gv: Do có tính oxi hóa mạnh nên H 2SO4 đặc nóng nhiều hợp chất.
có thể tác dụng với nhiều phi kim và nhiều hợp chất. Vd:
- Gv: Tiến hành thí nghiệm S tác dụng với dd H 2SO4 6 0 o 4
đặc nóng để minh họa. 2H 2 S O4đ  S 
t
3 S O 2  2H 2O
(Lưu ý học sinh chú ý quan sát, nhận xét) c.o c.k
- Gv: Cho học sinh dự đoán sản phẩm tạo thành và 6 2 o 4

yêu cầu học sinh cân bằng các phản ứng trên bảng 3H 2 S O 4 đ  H 2 S 
t
4 S O 2  4H 2O
theo phương pháp thăng bằng electron. c.o c.k
- Hs: S bị H2SO4 đặc nóng hòa tan, có khí SO 2 tạo
thành (làm mất màu bông tẩm thuốc tím).
 Hoạt động 4 (7’): Nghiên cứu tính háo nước của b) Tính háo nước: H2SO4 đặc hấp thụ nước rất
dd H2SO4 đặc. mạnh, than hóa nhiều hợp chất hữu cơ như gluxit,…
- Gv: Yêu cầu học sinh cho biết một tính chất khác Vd:
của dd H2SO4 đặc đã được tìm hiểu ở lớp 9. C12H22O11 HSO
 12C + 11H2O 2 4đ

- Hs: Đó là tính háo nước. saccarozơ


- Gv: Bên cạnh tính oxi hóa rất mạnh, H 2SO4 đặc còn 2H2SO4đ + C  CO2 + 2SO2 + 2H2O
có một tính chất đặc biệt khác là tính háo nước (than

53
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
hoá các hợp chất gluxit ví dụ glucozơ, saccarozơ, tinh
bột, xenlulozơ,…)
- Gv: Tiến hành thí nghiệm đường sacarozơ tác dụng
với dd H2SO4 đặc (hoặc viết chữ bất kì bằng dd
H2SO4 loãng rồi hơ tờ giấy lên ngọn lửa đèn cồn).
(Lưu ý học sinh chú ý quan sát nhận xét)
- Hs: Đường bị hóa đen, có sủi bọt khí đẩy C trào ra
khỏi cốc.
- Gv hướng dẫn học sinh giải thích các hiện tượng ở
thí nghiệm trên.
- Hs: Do tính háo nước nên H2SO4 đặc đã hút nước
của đường sacarozơ tạo thành C có màu đen, trong
quá trình đó một phần C bị oxi hoá bởi H2SO4 đặc tạo
thành SO2 và CO2 nên đẩy cacbon ra khỏi cốc. (Hình
6.7 SGK trang 141)
- Gv liên hệ: Do tính háo nước nên H2SO4 đặc được
dùng trong phòng thí nghiệm như chất hút ẩm.
Chú ý: thận trọng khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc.
Câu hỏi củng cố: So sánh tính chất hóa học của dd
H2SO4 đặc và dd H2SO4 loãng. Viết các phương trình
phản ứng minh họa.
 Hoạt động 5 (3’): Tìm hiểu ứng dụng của H2SO4 III. Ứng dụng: (SGK trang 141)
- Gv: Có thể yêu cầu học sinh về tự tìm hiểu các ứng
dụng của H2SO4 trong cuộc sống, viết thành bài thu
hoạch và nộp lấy điểm cộng.
 Hoạt động 6 (15’): Tìm hiểu quy trình sản xuất IV. Sản xuất axit sunfuric:
của H2SO4 trong công nghiệp.
- Gv: Dựa vào sơ đồ tổng hợp H 2SO4 trong công
nghiệp giải thích các công đoạn sản xuất: H2SO4 được
sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp 1) Sản xuất SO2:
xúc, gồm 3 công đoạn chính là sản xuất SO2, sản xuất Đốt S hoặc quặng pirit sắt FeS2,…
SO3 và hấp thụ SO3 bằng H2SO4. S + O2  SO2
o
t

- Gv: Dựa vào kiến thức bài cũ, yêu cầu học sinh nêu 4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 + 8SO2
o
t

các phương pháp sản xuất SO2 trong công nghiệp, 2) Sản xuất SO3:
viết các phương trình phản ứng minh họa. 450-500 C o

- Hs: Đốt S hoặc quặng pirit sắt. 2SO2 + O2 2SO3


VO
- Gv: Từ SO2, làm thế nào để điều chế SO 3, hãy viết 3) Hấp thụ SO3 bằng H2SO4: dùng H2SO4 đặc
2 5

phương trình phản ứng? (98%) để hấp thụ SO3 tạo thành oleum.
- Hs: Oxi hóa SO2 bằng O2, xúc tác V2O5 ở 450- H2SO4 + nSO3  H2SO4. nSO3
500oC. oleum
- Gv: Sau đó dùng H2SO4 đặc (98%) để hấp thụ SO3 H2SO4.nSO3 + nH2O  (n+1)H2SO4
tạo thành oleum. Hoà tan oleum với lượng nước thích Tóm tắt:
hợp sẽ thu được H2SO4 đặc. S
- Gv: Tóm tắt lại quy trình sản xuất H 2SO4 dưới dạng SO2  SO3 H2SO4.nSO3  H2SO4
sơ đồ. FeS2
B. Muối sunfat – Nhận biết ion sunfat
 Hoạt động 7 (15’): Tìm hiểu chung về muối I. Muối sunfat
sunfat và cách nhận biết ion sunfat Có 2 loại:
- Gv: H2SO4 cũng là một axit hai lần axit. Liên hệ 2
- Muối trung hoà (muối sunfat) chứa ion SO 4 :
tương tự H2SO3 và H2S, vậy H2SO4 khi phản ứng với
phần lớn đều tan trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4,…
bazơ có thể tạo thành bao nhiêu loại muối? Hãy viết
Vd:

54
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
phương trình phản ứng H2SO4 tác dụng với NaOH. H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + 2H2O
- Hs: Có thể tạo thành hai loại muối : muối axit và Natri sunfat

muối trung hoà tùy theo điều kiện phản ứng. - Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa ion HSO 4 .
Vd:
H2SO4 + NaOH  NaHSO4 + H2O
Natri hiđrosunfat

II. Nhận biết ion sunfat


- Gv: làm thí nghiệm BaCl2 tác dụng Na2SO4 và Dùng dung dịch chứa muối Bari như BaCl2,
H2SO4. Ba(NO3)2,…hoặc dd Ba(OH)2  BaSO4 trắng, không
(Giáo viên có thể sử dụng phông màu sậm, lưu ý học tan trong axit.
sinh quan sát dung dịch trước và sau phản ứng) Vd:
- Gv: yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng và viết BaCl2 + H2SO4  BaSO4 ↓ trắng + 2HCl
các phản ứng xảy ra. BaCl2 + Na2SO4  BaSO4 ↓ trắng + 2NaCl
- Hs: Xuất hiện kết tủa trắng BaSO4.
 Rút ra kết luận thuốc thử để nhận biết muối sunfat.
 Hoạt động 8 (13’):
- Gv: Cho học sinh làm các BT 4 và 6 SGK trang 143
vào vở bài tập để củng cố kiến thức bài học (có thể
cho học sinh xung phong lấy điểm cộng).
(ĐS BT 6 SGK trang 143: VH 2O  390ml )
4) Củng cố (2’)
- Tổng kết lại kiến thức của bài
- Làm BT 1, 2, 4, 5 SGK trang 143
- Ôn tập phần lý thuyết chương Oxi - Lưu huỳnh và chuẩn bị phần luyện tập trong
SGK trang 146, 147.

55
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

Tiết 57-58 Ngày tháng năm

Bài 34: LUYỆN TẬP: OXI VÀ LƯU HUỲNH


I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh, trong đó oxi
có tính oxi hóa mạnh hơn lưu huỳnh.
- Hai dạng thù hình của nguyên tố oxi là: O2 và O3
- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với
những tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.
- Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất lưu huỳnh phụ thuộc vào trạng thái oxi hóa
của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất.
- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của lưu huỳnh và
các hợp chất của nó.
2) Kĩ năng:
- Viết cấu hình electron nguyên tử của oxi, lưu huỳnh.
- Dẫn ra các phản ứng chứng minh cho những tính chất các hợp chất của các đon
chất oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh.
- Giải các BT định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh.
3) Thái độ:
- Có ý thức hoạt động nhóm nghiêm túc, tích cực tham gia hoạt động học tập.
II. CHUẨN BỊ :
1) Giáo viên: Chuẩn bị một số bài tập liên quan đến oxi, lưu huỳnh.
2) Học sinh: Ôn tập kiến thức của chương, chuẩn bị các bài tập đã được giao.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm ôn tập các kiến thức đã học
- Kết hợp SGK, các phương tiện trực quan  giúp học sinh hệ thống lại kiến thức
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung kiến thức bài mới
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
NỘI DUNG
SINH
A. Kiến thức cần nắm vững:
 Hoạt động 1 (5’): I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh:

56
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
- Gv: Yêu cầu học sinh viết CHE nguyên tử
của các nguyên tố O, S và nhận xét? Nguyên tố
O S
- Hs: Nguyên tử O, S đều có 6 e lớp ngoài Tính chất
1s22s22p4 1s22s22p63s23p4
cùng. Nhưng S có 3 lớp e nên bán kính CHE
Độ âm điện 3,44 2,58
nguyên tử S sẽ lớn hơn nguyên tử O. Tính oxi hóa Tính oxi hóa
- Gv: Yêu cầu học sinh so sánh độ âm điện của Tính chất hóa học mạnh Tính khử
O và S, từ đó đưa ra nhận xét về khà năng
phản ứng của chúng. Vd:
- Hs: Do S < O  O có tính oxi hóa mạnh 0 0 4 2
to
hơn S. O 2  C  C O2 
- Gv: Dựa vào CHE, độ âm điện, yêu cầu học 0 0 4 2
to
sinh kết luận tính chất hóa học của O và S. O 2  S  S O2 
0 0 1 2
- Hs: Có 6 e lớp ngoài cùng và độ âm điện lớn o
H 2  S  t
H2 S 
nên tính chất hóa học đặc trưng của O, S là 0 0 2 2
tính oxi hóa. Ngoài ra, S có phân lớp 3d trống
o
Fe  S  t
Fe S
có thể chuyển các e lên trạng thái kích thích
nên S còn có thêm tính khử.
 Hoạt động 2 (5’): II. Tính chất cc hợp chất của oxi, lưu huỳnh:
- Gv: Yêu cầu học sinh kể tên, các hợp chất
của S đã được học (trừ các muối sunfua, Trạng -2 +4 +6
sunfat, sunfit). thái oxi
- Hs: H2S, SO2, SO3, H2SO4 hóa
- Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm: H2S SO2 SO3,
1) Xác định số oxi hóa của nguyên tố S Hợp chất H2SO4
trong các hợp chất đó. Tính tính khử tính khử tính oxi
2) Tính chất hóa học cơ bản của các hợp chất tính oxi hóa hóa
chất đó, giải thích? Viết phương trình phản Vd:
ứng ? 1) Hiđro sunfua (H2S): Có tính khử
2
- Hs: H 2 S là chất khử mạnh do S có số oxi 2H2S + O2 → 2S + 2H2O
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
hóa -2 thấp nhất.
4
2H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
- Hs: S O 2 vừa có tính khử vừa có tính oxi 2) Lưu huỳnh đioxit (SO2): Vừa có tính oxi hóa
hóa do S có số oxi hóa trung gian +4. vừa có tính khử.
6 6 SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
- Hs: S O3 , H 2 S O 4 là chất oxi hóa mạnh do SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
S có số oxi hóa +6 cao nhất. 3) Lưu huỳnh trioxit (SO3) và axit sunfuric
- Gv: cho các nhóm khác nhận xét, chỉnh sửa (H2SO4): Tính oxi hóa mạnh
bổ sung. 6H2SO4đ + 2Fe  Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
o
t

2H2SO4đ + S  3SO2 + 2H2O


o
t

2H2SO4đ + 2HI → I2 + SO2 + 2H2O


 Hoạt động 3 (10’): BT 5-6 SGK trang 147 B. Bài tập:
- Gv cho học sinh thảo luận làm BT 5-6 SGK Bài 5: Bài giải
trang 147. Sau đó đại diện từng nhóm trình Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết khí
bày đáp án, các nhóm khác nhận xét. oxi, còn lại hai bình H2S và SO2. Cho quỳ tím khô
- Gv : Nhận xét đánh giá , bổ sung những kiến vào hai bình còn lại, bình khí nào làm quỳ tím mất
thức sai và thiếu. màu là SO2. Còn lại là H2S.
(Lưu ý có thể có nhiều phương pháp khác Bài 6: Bài giải
nhau) Dùng Ba(OH)2
Chất thử
HCl H2SO3 H2SO4
Thuốc thử
Ba(OH)2 BaSO3trắng BaSO4trắng
HCl vừa nhận biết SO2mùi xốc

57
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
, kết tủa bị
hòa tan
Ba(OH)2 + H2SO4  BaSO4trắng + 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO3  BaSO3trắng + 2H2O
BaSO3 + 2HCl  BaCl2 + H2O + SO2
 Hoạt động 4 (5’): BT 7 SGK trang 147 Bài 7: Bài giải
- Gv: Hướng dẫn dựa vào tính chất của các a. Khí H2S và SO2 không tồn tại cùng một bình
hợp chất SO2, H2S đưa ra câu trả lời. chứa vì H2S là chất khử mạnh khi chúng tiếp xúc
- Gv: Cho các nhóm khác nhận xét câu trả lời nhau sẽ gây ra phản ứng:
cuả bạn. Sau đó đánh giá kết quả, đưa ra kết 3H2S+ SO2 → 3S + 2H2O
luận. b. Khí O2 và Cl2 có thể tồn tại trong một bình
vì oxi không tác dụng trực tiếp với Cl2.
c. Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình
vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử
mạnh.
Cl2 + 2HI  2HCl + I2
 Hoạt động 3 (7’): BT 8 SGK trang 147 Bài 8 Bài giải
- Gv: Cho học sinh thảo luận BT 8. Yêu cầu Gọi x, y lần lượt là số mol của Zn và Fe trong
phân tích, tóm tắt đề trước khi giải. hỗn hợp. Do S nên Zn, Fe tác dụng hết theo
phương trình:
- Gv: Tóm tắt hoặc có thể mời học sinh tóm Zn + S → ZnS
tắt. x x (mol)
Fe + S → FeS
Fe FeS y y (mol)
3,72g S H2SO  1,344 lít khí
4 loãng
ZnS +H2SO4 → ZnSO4 + H2S
Zn ZnS (đktc) x x
FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S
a) Viết các phương trình phản ứng. y y
b) mFe, mZn=? 1,344
n H 2S   0,06 (mol)
22,4
Ta có phương trình :
65x +56 y = 3,72 x = 0,04 (mol)

x + y = 0,06 y = 0,02 (mol)
Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu:
mZn = 65.0,04 = 2,6(g)
mFe = 56.0.02 = 1,12(g)
 Hoạt động 4 (10’): Bài giải
Cho 10,7 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe, Al Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Mg, Fe, Al.
vào H2SO4 loãng thu được 7,84 lít khí (đktc). 24x + 56y + 27z = 10,7 (I)
Mặt khác cũng 10,7 gam hỗn hợp trên phản Phản ứng với H2SO4 loãng
ứng với H2SO4 đặc, nóng thu được 8,96 lít khí Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
(đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong x x
hỗn hợp đầu? Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Gv: Cho học sinh thảo luận, yêu cầu phân y y
tích, tóm tắt đề trước khi giải. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 +3H2
- Gv: Tóm tắt hoặc có thể mời học sinh tóm z 3/2z
tắt. 3 7,84
Ta có x + y + z = = 0.35 (mol) (II)
2 22,4
Phản ứng với H2SO4 đặc nóng:
+ H2SO4 loãng  7,84 lít khí
Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + H2O
(đktc)
58
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
10,7 g hh A x x
(Mg, Fe, Al) 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 +3SO2 + 6H2O
+ H2SO4 đặc  8,96 lít khí y 3/2y
(đktc) 2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 +3SO2 + 6H2O
mMg, mFe, mAl=? z 3/2z
3 3 8,96
x+ y+ z = 22,4 = 0,4 (mol) (III)
2 2
Từ (I), (II), (III) suy ra:
x = 0,1 (mol); y = 0,1 (mol); z = 0,1 (mol)
 mMg = 2,4 (g); mFe= 5,6 (g); mAl = 2,7 (g)

4) Củng cố (2’):
- Ôn tập các kiến thức đã học, xem lại các bài tập đã giải chuẩn bị thi HK II
- BTVN: làm BT luyện tập trong SBT trang 54, 55.

Tiết 59 Ngày tháng năm

Bài 35:BÀI THỰC HÀNH SỐ 5:


TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của các hợp chất của lưu huỳnh
như:
 Tính khử của hiđro sunfua
 Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit
 Tính oxi hoá mạnh của axit sunfuric
2) Kĩ năng:
- Rèn luyện các thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
- Đặc biệt yêu cầu thực hiện thí nghiệm an toàn với những hoá chất độc, dễ gây
nguy hiểm như: SO2, H2S, H2SO4 đặc.
3) Thái độ:
- Đoàn kết, phối hợp nhau trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng xử dụng hoá chất, dụng cụ tiến hành thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan
sát và tiến hành thành công các thí nghiệm.
-Viết tường trình
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:

Hóa chất Dụng cụ


- FeS (rắn) - Ống nghiệm + 1 kẹp ống nghiệm
- Dung dịch HCl loãng, H2SO4 đặc - 1 giá ống nghiệm
- Cu (dạng miếng) - 1 nút cao su có ống vuốt nhọn
- Dung dịch SO2 điều chế sẳn. - 1 giá sắt
- 1 đèn cồn + 1 bật lửa
- 1 ống dẫn khí.
- Bông tẩm KMnO4, bông tẩm NaOH
(Chú ý: Dụng cụ hoá chất cho học sinh làm theo từng nhóm tổ của lớp học)

2) Học sinh:
- Ôn tập những kiến thức có liên quan đến các thí nghiệm trong bài thực hành
- Nghiên cứu trước bài thực hành và học thuộc cách tiến hành thí nghiệm

59
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
- Chuẩn bị dụng cụ hoá chất, cách làm từng thí nghiệm và dự đoán hiên tượng xảy
ra, cách giải thích các hiện tượng đó.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ (5’):
 Học sinh 1: Nhắc lại các hợp chất đã học của lưu huỳnh? Nêu tính chất đặc
trưng của H2S, SO2?Vì sao?
 Học sinh 2: Nêu tính chất hoá học đặc trưng của H2SO4 loãng và đặc?
3) Nội dung thực hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 1 (10’):
- Gv: Nêu những yêu cầu của buổi thực hành: Học sinh lắng nghe và có thể ghi chú nếu
Cẩn thận, an toàn khi làm thí nghiệm với các cần thiết.
hoá chất độc và dễ gây nguy hiểm như H2S,
SO2, H2SO4.
- Gv hướng dẫn một số thao tác, làm mẫu cho
học sinh quan sát dụng cụ được lắp ráp để thực
hiện thí nghiệm tính khử của H2S, SO2 .
I. Điều chế và chứng minh tính khử của
 Hoạt động 2 (15’): Kết hợp với thí nghiệm (1) hiđro sunfua:
Điều chế và chứng minh tính khử của H2S và thí
nghiệm (4) Tính oxi hóa của SO2.
 Thí nghiệm 1:  Thí nghiệm 1:
- Gv hướng dẫn học sinh tiến trình thực hiện thí
nghiệm:
1) Chuẩn bị trước:
Cho một đầu ống dẫn khí vào mốt ống
nghiệm chứa dd SO2 (Lưu ý đầu ống dẫn phải
nằm trong lòng dd). Nút kín miệng ống nghiệm
bằng bông tẩm NaOH.
(Ống nghiệm 1)
2) Tiến hành:
Điều chế H2S từ FeS và HCl loãng (theo mô
hình 6.8 SGK trang 148). Sau đó châm lửa đốt
khí H2S tạo thành từ đầu vuốt nhọn.
(Ống nghiệm 2)
Sau khi đốt khí và quan sát hiện tượng, dập Học sinh tiến hành thí nghiệm và giải thích,
tắt ngọn lửa và thay nút cao su có ống vuốt bằng nhận xét hiện tượng quan sát được dựa trên
nút cao su có ống dẫn khí đã chuẩn bị ở trên. kiến thức đã học và sự hướng dẫn của giáo
Quan sát hiện tượng, viết các phương trình phản viên. Viết phương trình phản ứng minh họa.
ứng, xác định vai trò các chất trong phản ứng.  Hiện tượng: Khí H2S thoát ra từ ống
(Lưu ý: nghiệm 2 cháy cho ngọn lửa màu xanh nhạt,
Tuân theo các nguyên tắc an toàn thí tạo thành khí SO2 có mùi xốc.
nghiệm. Phản ứng điều chế H2S:
H2S là khí không màu, mùi trứng thối, rất 2HCl + FeS  FeCl2 + H2S
độc nên chỉ dùng lượng hoá chất nhỏ (lượng Phản ứng đốt cháy H2S:

60
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:
FeS bằng hạt ngô), dụng cụ thí nghiệm thật kín, 2H2S + 3O2  2H2O + 2SO2
o
t

khí không thoát ra để đảm bảo an toàn.) Ở ống nghiệm 1: dd trong ống nghiệm sau
khi sục khí SO2 vào bị vẩn đục, màu vàng do
H2S là chất khử mạnh hơn, SO2 thể hiện tính
oxi hoá đã oxi hoá H2S thành S:
SO2 + 2H2S  3S↓ + 2H2O

II. Tính khử của lưu huỳnh đioxit và tính oxi


 Hoạt động 3 (15’): Kết hợp thí nghiệm (3) hóa của axit sunfuaric đặc:
Tính khử của SO2 với thí nghiệm (5) Tính oxi
hóa của H2SO4 đặc.
 Thí nghiệm 2:  Thí nghiệm 2:
- Gv hướng dẫn học sinh tiến trình thực hiện thí
nghiệm:
1) Chuẩn bị trước:
Lấy 2 ống nghiệm dựng dd nước brom (một
ống làm thí nghiệm và một ống đối chứng)
Cho một đầu ống dẫn khí vào mốt ống
nghiệm chứa dd nước brom (Lưu ý đầu ống dẫn
phải nằm trong lòng dd). Nút kín miệng ống
nghiệm bằng bông tẩm KMnO4.
(Ống nghiệm 3)
2) Tiến hành:
Cho một ít H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Sau Học sinh tiến hành thí nghiệm và giải thích,
đó bỏ thêm một vài miếng Cu nhanh chóng cắm nhận xét hiện tượng quan sát được dựa trên
chặt nút cao su có ống dẫn khí đã được chuẩn bị kiến thức đã học và sự hướng dẫn của giáo
như trên vào và đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa viên. Viết phương trình phản ứng minh họa.
H2SO4 đ và Cu.  Hiện tượng: Dung dịch trong ống
(Ống nghiệm 4) nghiệm 4 sau khi đun nóng có hiện tượng sủi
- Gv: Yêu cầu học sinh quan hiện tượng, so bọt, dd từ không màu chuyển thành màu xanh
sánh với ống nghiệm dd brom đối chứng, viết lam:
các phương trình phản ứng, xác định vai trò các Cu + 2H2SO4đ 
o
t
CuSO4 + 2SO2 + 2H2O
chất trong phản ứng. Màu của dd ở ống nghiệm 3 sau khi sục khí
(Lưu ý: SO2 vào thì nhạt hơn so với ống nghiệm dd
Khí SO2 không màu, mùi hắc, rất độc nên brom đối chứng và bông tẩm KMnO 4 cũng bị
làm thí nghiệm cẩn thận, lắp dụng cụ kín, dùng mất màu.
lượng hoá chất nhỏ. SO2 + Br2 + H2O  2HBr + H2SO4
H2SO4 đặc có thể gây bỏng nặng nên khi
tiến hành thí nghiệm phải tuyệt đối tuân thủ các
nguyên tắc an toàn như dùng kẹp ống nghiệm,
có bao tay và khẩu trang phòng độc,…
Có thể nhỏ thêm vài giọt nước sau khi phản
ứng kết thúc để thấy rõ màu xanh của dd ở ống
nghiệm 4.)

61
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CB GV:

4) Dặn dò (5’):
- Nhắc lại một số điểm lưu ý khi tiến hành thí nghiệm.
- Nhận xét chung về tinh thần thái độ của lớp. Vệ sinh nơi thí nghiệm mỗi nhóm.
Yêu cầu lớp cử tổ trực nhật ở lại thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh phòng thí nghiệm.
- Viết tường trình thí nghiệm theo mẩu sau:
Tên bài thực hành:
Họ và tên học sinh trong nhóm: Lớp:
Mục đích thí Cách tiến Hiện Giải thích Kết
STT Tên TN
nghiệm hành TN tượng và PTPƯ luận

- Ôn tập chương oxi-lưu huỳnh, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

62

You might also like