You are on page 1of 16

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI THỰC HÀNH MÔN ĐIỆN TỬ


CÔNG SUẤT
ĐỀ TÀI : THIẾT KẾ MẠCH NGHỊCH LƯU

Giảng viên : Nguyễn Đức Việt


Sinh viên : Bùi Văn Tuấn _B15DCDT208
Nguyễn Đình Nghĩa_B15DCDT144
Nguyễn Đắc Phúc_B15DCDT152
Nguyễn Đăng Tuấn_B15DCDT212
Vũ Tân Tiến _B15DCDT192
LỜI NÓI ĐẦU

Điện tử công suất còn có tên gọi là “Kỹ thuật biến đổi điện năng” là một
ngành kỹ thuật điện tử nghiên cứu ứng dụng các phần tử bán dẫn trong các bộ biến
đổi để khống chế biến đổi nguồn năng lượng điện. Các bộ biến đổi điện tử công
suất thế hệ mới ngày càng thể hiện rõ các ưu việt nổi bật như: kích thước gọn nhẹ,
độ tác động nhanh, làm việc ổn định với độ tin cậy cao, giá thành hạ… Trong các
bộ biến đổi điện tử công suất không thể không nhắc đến các bộ biến đổi điện áp
DC/DC, DC/AC. Các bộ biến đổi này ngày càng được ứng dụng rộng rãi đặc biệt
trong lĩnh vực điều khiển động cơ, truyền động điện, tiết kiệm năng lượng, sử dụng
trong sinh hoạt khi mất điện lưới.

Phần I: LINH KIỆN VÀ MÔ TẢ CHỨC NĂNG

2.1 Mạch nguồn

a.Máy biến áp:


Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị
điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch
điện thông qua cảm ứng điện từ.

Chức năng: biến đổi điện áp (dòng điện) từ điện áp đầu vào đưa đến đầu ra
với giá trị yêu cầu.

Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn

- Lõi thép Máy biến áp : Dùng để dẫn từ thông chính của


Máy, được chế tạo từ vật liệu dẫn từ tốt, thường là thép kỹ
thuật điện mỏng ghép lại.
- Dây quấn Máy biến áp: Được chế tạo bằng dây đồng hoặc
nhôm có tiết diện tròn hoặc chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có
bọc cách điện.

Nguyên tắc hoạt động :


Máy biến thế hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lý:

 Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường (từ trường)
 Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng (cảm ứng
điện)
Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1
từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện
thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được
hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh
qua số vòng quấn trên lõi sắt.
Theo định luật cảM ứng điện từ:

e1 = - W1 dfi/dt

e2 = - W2 dfi/dt

W1, W2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp.

Khi Máy biến áp có tải, dưới tác động của sức điện động e2, có dòng điện
thứ cấp I2 cung cấp điện cho tải.

Từ thông fi biến thiên hình sin fi = fiMax sinWt

Ta có:

k = E1/ E2= W1/ W2 , k được gọi là hệ số biến áp.

Bỏ qua điện trở dây quấn và từ thông tản ra ngoài không khí ta có:
U1/ U2 xấp xỉ E1/ E2 = W1/ W2 = k

Bỏ qua Mọi tổn hao trong Máy biến áp, ta có:


𝑾𝟏 𝑼𝟏 𝑰𝟐
K= ≈ ≈
𝑾𝟐 𝑼𝟐 𝑰𝟏

b.Tụ điện:

Tụ điẹn là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn
điện được ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thếtại hai bề mặt, tại các
bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.[1]
Sự tích tụ của điện tích trên hai bề mặt tạo ra khả năng tích trữ năng
lượng điện trường của tụ điện. Khi chênh lệch điện thế trên hai bề mặt là điện thế
xoay chiều, sự tích luỹ điện tích bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của
tụ điện trong mạch điện xoay chiều.
Về mặt lưu trữ năng lượng, tụ điện có phần giống với ắc qui. Mặc dù cách
hoạt động của chúng thì hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng đều cùng lưu trữ năng
lượng điện. Ắc qui có 2 cực, bên trong xảy ra phản ứng hóa học để tạo
ra electron ở cực này và chuyển electron sang cực còn lại. Tụ điện thì đơn giản
hơn, nó không thể tạo ra electron - nó chỉ lưu trữ chúng. Tụ điện có khả năng nạp
và xả rất nhanh. Đây là một ưu thế của nó với ắc qui.
.

c.Transitor 1815:

Ứng dụng của C1815 :


 Điều khiển tần số âm chung cho các mạch ứng dụng khuếch đại.
 Kích điện áp ,
 Đóng mở như công tắc điện tử.

Kiểu chân và kích thước C1815 :


 C1815 có kiểu chân là T092 có nghĩa là kiểu chân cắm.
 C1815 la dòng transistor ngược NPN .

Thông số kỹ thuật C1815 :

 Điện áp cực đại : 50V.


 Dòng cực đại : 150mA.
 Hệ số khuếch đại ~ 25-100.
 Khối lượng : 0.21 g.

d.Diot 1N4007:
Thông số kỹ thuật:

Model: plastic, DO-41


Điện áp làm việc: 50 – 1000V
Dòng điện giới hạn: Imax= 1A
Nhiệt độ hoạt động: -55oC ~ 150oC

Diode 1N4007 là một diode silic chỉnh lưu phổ biến 1A thường được sử dụng
trong các adapter AC cho các thiết bị gia dụng thông thường. Diode 1N4007 chịu
được điện áp tối đa lên đến 1000V. Dòng điện cực đại qua mỗi diode 1N4007 là
1A, nếu dòng cao hơn sẽ gây nóng và cháy diode.
Diode chỉnh lưu 1N4007

Tuy nhiên, Diode 1N4007 là dòng diode có tốc độ chỉnh lưu thấp, hiệu điện
thế đầu ra nhấp nhô. Để giảm sự nhấp nhô của hiệu điện thể đầu ra thì nên gắn
thêm tụ lọc song song với tải.
Khi ráp mạch cần chú ý, tránh dùng nguồn được chỉnh lưu bằng 1N4007
cung cấp cho các thiết bị điện tử sẽ gây nhiễu, méo, sai lệch tín hiệu hoặc hỏng
thiết bị, nguồn có thể dùng chạy motor DC, đèn dây tóc, nạp acquy...

Diode chỉnh lưu

e. Điện trở

-Khái quát : Điện trở là một đại lượng vật lí biểu thị đặc tính cản trở dòng điện của
một điện trở của nó càng nhỏ và ngược lại. Trong kĩ thuật, có một loại linh kiện
điện tử thụ động cũng được gọi là điện trở mà khả năng cản trở dòng điện của nó
đã được xác định (có định lượng rõ ràng).
f. IC DC 4047

Chức năng: tạo sóng vuông hai nửa chu kỳ.

Đây là ic gồm 14 chân đóng gói dạng dip 100T. Điện áp hoạt động trong khoảng từ
3 đến 15 V. Chúng ta cần quan tâm tới chức năng của các chân sau:

Chân 1 đầu vào tụ C

Chân 2 đầu vào điện trở R


Chân 3 đầu vào R-C tạo dao động với tần số định sẵn

Chân 10 đầu ra xung vuông bán chu kỳ dương

Chân 11 đầu ra xung vuông bán chu kỳ âm

Chân 7 cấp nguồn âm


Chân 14 cấp nguồn dươngTần số của xung vuông ra được tính theo công thức:
T= 2,48RC

g. Diode Zener

Với đặc tuyến Vôn ampe như trên ta thấy rằng khi phân cực thuận thì diode zener
hoạt động như một diode thông thường. Khi đặt một điện áp ngược lên diode zener
và nếu điện áp này lớn hơn điện áp VZ của nó thì nó cho phép dòng điện ngược đi
qua, đồng thời ghim lại một hiệu điện thế ổn định bằng Vz giữa hai đầu của nó.
Phần II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

I,Khối nguồn:
Nguồn điện được sử dụng ở đây là nguồn điện một chiều lấy từ bình ắc
quy.Thời gian sử dụng phụ thuộc chủ yếu vào dung lượng lưu trữ của ắc quy .Công
thức tính công suất phát của acquy như sau:
P=u.i ví dụ: acquy 12v 100Ah thì công suất phát :12.100=1200w
Nếu chạy bóng đèn compac 20w sẽ được 60 giờ .

II, Khối tạo tần số 50Hz


Nhiệm vụ của khối tạo ra sóng dao động đưa vào khối công suất với tần
sốđiện công nghiệp. Sóng ở đây thường là hai dạng chính là hình sin hoặcvuông
.Thường thì khối công suất trở kháng đầu vào rất nhỏ nên trên thực tế chúng ta cần
một khối khuyếch đại đệm nhiệm vụ ổn định khối phát xung dao động giảm trở
kháng đầu vào cho tầng công suất.

III, Khối công suất


Từ dạng sóng nhận được từ khối phát khối công suất sẽ khuyếch đại đưa
đếnbiến áp tạo điện áp xoay chiều. Thường thì khối này sử dụng các linh kiệncông
suất như thysistor transistor chịu dòng lớn như D718, 2N3055….yêu cầu cho khối
này hoạt động tốt cần có hệ thống tản nhiệt làm mát
IV,Biến áp nghịch lưu

Đây là thành phần chính quyết định tới công suất phát của mạch. Biến áp
được sử dụng là biến áp nghịch lưu có tỷ số vòng dây của cuộn thứ cấp lớnhơn rất
nhiều cuộn sơ cấp.Công suất của mạch được tính như sau:Pmax=U.I
Với I là dòng điện biến áp chịu đượcU là hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ cấp
220V dòng điện 40A
Ví dụ một biến áp nghịch lưu 12V .Công suất tối đa của mạch sẽ
là:12.40=480W chạy được một ti vi 2 quạt và 3 bóng típ 40W

Sơ đồ nguyên lí
Mạch in PCB

Dánh sách linh kiện

1. D718 : 4 Chiếc
2. con 2 KF301 2P : 1 chiếc
3. Con 2 KF301 3P : 1 Chiếc
4. 74HC00 DIP : 1 Chiếc
5. Đế 14P : 1 Chiếc
6. 470uF/16V : 1 Chiếc
7. 47UF/16V : 1 Chiếc
8. Tụ gốm 104 : 1 túi
9. LM7805 : 1 chiếc
10. 1.2K : 1 túi
11. LM358 DIP : 1 chiếc
12. Đế 8 : 1 Chiếc
13. Trở 100R : 1 túi
14. D880 Cắm : 2 chiếc
15. 1N4007 cắm : 4 chiếc
16. Trở 200K : 1 túi
17. 1N4148 cắm : 4 chiếc
18. 2A473J : 2 chiếc

Phần IV: SẢN PHẨM HOÀN THIỆN

Phần V: ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

 Mạch đơn giản dễ lắp, nguyên lý không có gì phức tạp


 Khó khăn: phải tìm hiều và tự học
 Tính ứng dụng cao
 Chi phí tương đối rẻ

Phần VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO

BÀI GIẢNG BÀI THỰC HÀNH MÔN THỰC HÀNH CƠ SỞ, Ths. Nguyễn Đức
Minh, Ths. Nguyễn Đức Việt

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông đã đưa môn học Điện Tử Công Suất vào trong chương trình giản
dạy. Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy
đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quí báu cho em trong suốt thời
gian học tập kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của thầy ,
chúng em đã tiếp thu được thêm nhiều kiến thức bổ ích, học tạp được tinh thần làm
việc hiệu quả, nghiêm túc. Đây thực sự là những điều rất cần thiết cho quá trình
học tập và công tác sau này của em.
Bộ môn Điện tử công suất là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và gắn liền với
nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên vì thời gian học tập trên lớp không
nhiều, mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về môn học
này của em vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, bài báo cáo của chúng em khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ chưa chuẩn xác, kính mong thày xem xét
và góp ý giúp bài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thày!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018

You might also like