You are on page 1of 26

MGT 603_Entrepreneurship

COURSE TITLE

ENTREPRENEURSHIP

Student :
ID :

COURSE CODE
MGT 603

Instructed by:

1
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Anknowledgement

2
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Mục lục

1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................................................ 6

1.1 Khởi Sự Kinh Doanh ............................................................................................................................. 6

1.2 Sản Phẩm Kinh Doanh Chính .............................................................................................................. 6

1.3 Khái Quát Về Công Ty ......................................................................................................................... 7

1.3.1 Tầm Nhìn .......................................................................................................................................... 8

1.3.2 Sứ Mệnh............................................................................................................................................ 8

1.3.3 Mục Tiêu........................................................................................................................................... 8

1.3.4 Chìa Khóa Thành Công: ................................................................................................................... 8

2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................... 10

2.1 Môi Trường Bên Ngoài ....................................................................................................................... 10

2.1.1 Mô Hình PESTEL .......................................................................................................................... 10

2.1.2 Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter ..................................................................... 12

2.2 Môi trường bên trong.......................................................................................................................... 13

2.3 Phân Tích SWOT ................................................................................................................................ 14

3. CHIẾN LƯỢC VÀ THỰC HIỆN ........................................................................................................ 16

3.1 Chiến Lược Marketing Mix (4Ps) ...................................................................................................... 16

3.1.1 Sản Phẩm ........................................................................................................................................ 16

3.1.2 Giá................................................................................................................................................... 16

3.1.3 Địa Điểm và Kênh Phân Phối ......................................................................................................... 17

3.1.4 Xúc Tiến ......................................................................................................................................... 17

3.2 Kế Hoạch Bán Hàng ............................................................................................................................ 18

3.2.1 Chiến Lược Bán Hàng .................................................................................................................... 18

3.2.2 Dự Bán Doanh Số Bán Hàng .......................................................................................................... 18

3.3 Kế Hoạch Hoạt Động .......................................................................................................................... 19

3
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

3.3.1 Nhân sự ........................................................................................................................................... 19

3.3.2 Hàng Tồn Kho ................................................................................................................................ 19

3.3.3 Nhà Cung Cấp................................................................................................................................. 19

3.3.4 Hệ Thống Thông Tin ...................................................................................................................... 19

3.4 Nguồn Nhân Lực ................................................................................................................................. 19

3.4.1 Tuyển Dụng Và Đào Tạo ................................................................................................................ 19

3.4.2 Mức Lương Đề Nghị ...................................................................................................................... 20

3.5 Cơ Cấu Tổ Chức .................................................................................................................................. 20

3.5.1 Ban Lãnh Đạo ................................................................................................................................. 20

3.5.2 Cơ Cấu Chức Năng ......................................................................................................................... 20

3.6 Kế Hoạch Tài Chính ........................................................................................................................... 21

3.7 Nguy Cơ Tiềm Ẩn ................................................................................................................................ 23

3.8 Phát Triển Bền Vững ......................................................................................................................... 23

4. KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 25

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 26

4
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Danh mục các hình vẽ

Hình 1: Sản phẩm cốt lõi ............................................................................................................................. 16

Hình 2: Cơ cấu chức năng ........................................................................................................................... 20

Hình 3: Doanh thu bán hàng (Sales Revenue) & Giá vốn hàng bán (COGs) ............................................. 22

Hình 4: Tổng chi phí (Total Expenses) ....................................................................................................... 22

Hình 5: Lợi nhuận sau thuế (Net Profit After Tax) ..................................................................................... 23

Danh mục các bảng

Bảng 1: Phân tích SWOT ............................................................................................................................ 15

Bảng 2: Dự bán doanh số bán hàng ............................................................................................................. 19

Bảng 3: Kế hoạch tài chính ......................................................................................................................... 21

5
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

1. Giới Thiệu

1.1 Khởi Sự Kinh Doanh

Trước đây, phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật bị lạm dụng ở nhiều nước trên thế giới. Điều
này dẫn tới rất nhiều hậu quả như: sâu bệnh gia tăng, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp thấp, ô
nhiễm và sự giảm giá.

Nhiều quốc gia đã nhận ra những giới hạn này. Các nước này đã khuyến khích nông dân quay trở lại
với các phương pháp canh tác tự nhiên và hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ, chất bảo quản. Họ bắt đầu sử dụng phân bón hữu cơ để sản xuất thực phẩm hữu cơ.

Việc ăn các thực phẩm hữu cơ là cách duy nhất để tránh các hóa chất độc hại có trong các sản phẩm
thương mại. Lượng dùng bình quân tương đương với khoảng 16 pound thuốc trừ sâu hóa học một
người mỗi năm. Các sản phẩm hữu cơ có nhiều chất dinh dưỡng – vitamin, khoáng chất, emzim và vi
chất hơn là những sản phẩm thương mại vì đất trồng được quản lý và nuôi dưỡng bằng phương pháp
bền vững bởi những tiêu chuẩn khắt khe.

Việc tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ trở thành một xu hướng. Xu hướng này đã diễn ra ở một số quốc
gia trên thế giới, bắt đầu từ Mỹ, Châu Âu và dần dần lan tỏa đến những lục địa khác bởi các lợi ích sức
khỏe của nó. Phân bón hữu cơ giúp giữ độ phì của đất, bảo vệ tài nguyên nước và giảm ô nhiễm môi
trường, gia tăng chất lượng sản phẩm, giá cao và đặc biệt đảm bảo tốt hơn cho sức khỏe của con người

Ở Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đươc khuyến khích phát triển bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn từ vài năm trước. Những người nông dân ở vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam như
Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đang bắt đầu sử
dụng phân bón hữu cơ. Mặt khác, cây trồng dùng phân bón hữu cơ sẽ tạo ra thực phẩm hữu cơ, đây là
xu hướng tiêu dùng của mọi người trên thế giới để bảo vệ sức khỏe của chính họ.

Một trong những cơ hội kinh doanh liên quan đến nông nghiệp mà một doanh nhân có thể bắt đầu một
cách thành công ở bất kỳ phần nào của Việt Nam là kinh doanh phân bón hữu cơ hoặc phân bón hữu
cơ sinh học hoặc cả hai.

1.2 Sản Phẩm Kinh Doanh Chính

Phân bón hữu cơ còn được biết đến như phân hỗn hợp hoặc phân chuồng được tạo ra từ chất thải của
con người, động vật hoặc từ sự phân hủy thực vật/ cây trồng. Nó thường được sử dụng trong việc trồng
các sản phẩm hữu cơ. Có nhiều nguồn phân bón hữu cơ; chúng gồm nguồn khoán sản (than bùn) là

6
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

nguồn chủ yếu của phân bón hữu cơ, những nguồn khác là nguồn động vật, thực vật và bùn lắng (chất
rắn sinh học).

Phân bón hữu cơ sinh học bao gồm các vi sinh vật hữu ích (vi khuẩn, nấm). Chúng làm tăng độ phì
của đất. Các vi sinh vật điều chỉnh khí Nito, giảm số lượng các vi sinh vật có hại, phân bón hữu cơ bao
gồm các nguyên liệu thực vật và động vật thối rữa. Phân hữu cơ làm gia tăng khả năng giữ nước của
đất và cải thiện kết cấu đất.

Phân bón hữu cơ sinh học chỉ bao gồm các vi sinh vật sống nhưng phân bón hữu cơ chủ yếu bao gồm
các dạng chuyển hóa của thực vật đi kèm bởi sự phân hủy của vi sinh vật. Chúng có thể được dùng
cùng nhau để làm tăng hiệu quả lên cây trồng. Rất dễ dàng để mua phân bón hữu cơ ở Việt Nam,
nhưng đối với phân bón vi sinh công nghệ cao thì lại rất khó, đặc biệt là phân bón hữu cơ sinh học
được chứng nhận.

Từ “Hữu cơ” là một trong những mục tiêu mà Chính phủ và các doanh nghiệp hướng tới, chẳng hạn:
thực phẩm hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, phân bón hữu cơ, … Nhưng để có các sản phẩm hữu cơ thuần,
nguyên liệu đầu vào là những nguyên liệu hữu cơ bao gồm hạt giống, nước, đất, phân bón, những
người nông dân, các nhà chế biến thực phẩm và các nhà bán lẻ.

Sản phẩm kinh doanh chính được đưa ra thị trường sẽ là phân bón hữu cơ sinh học.

1.3 Khái Quát Về Công Ty

Công ty TNHH Truong Long MeKong Imex, hay còn được gọi là TLM, là một doanh nghiệp tập trung
vào việc xuất khẩu và phân phối phân bón hữu cơ sinh học. Công ty có nguồn gốc từ nước Mỹ.

Trong tương lai gần, TLM sẽ xây dựng hệ thống phân phối thực phẩm hữu cơ từ những khách hàng đã
sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh của công ty.

Một số thông tin cơ bản của Công ty Truong Long MeKong (TLM):

 Trụ sở chính: Tỉnh Vĩnh Long, Miền Nam Việt Nam.


 Điện thoại: + 84 0918537778
 Fax: + 84 070 822599
 Email: truonglongmekong@gmail.com

7
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

1.3.1 Tầm Nhìn

Chúng tôi đã cam kết mang lại cho nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam giá trị nhiều nhất từ việc đổi mới
trong sử dụng phân bón hữu cơ sinh học thay vì sử dụng phân hóa học trong suốt thời gian dài trước
đây.

1.3.2 Sứ Mệnh

Sứ mệnh cỉa chúng tôi là cung cấp các sản phẩm công nghệ tốt nhất và nguồn lực cho người làm vườn
không chỉ mang đến thành công cho họ mà còn mang đến sự sống cho đất đai của họ.

1.3.3 Mục Tiêu

1.3.3.1 Mục Tiêu Tài Chính

 Đạt được tổng doanh thu là 15 tỷ VND vào cuối năm đầu tiên.
 Lợi nhuận 3 tỷ VND vào cuối năm đàu tiên và tăng 20% mỗi năm sau đó

1.3.3.2 Mục Tiêu Hoạt Động

 Năm đầu tiên, mở rộng hệ thống phân phối trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông
Nam Bộ Việt Nam

 Năm thứ hai, mở rộng hệ thống phân phối vào 3 tỉnh Tây Nguyên.

 Từ năm thứ ba, mở rộng ra nước ngoài như Lào, Campuchia và Myanma,…

1.3.3.3 Mục Tiêu Tiếp Thị (Marketing)

 Đạt được 10% thị phần và lợi nhuận hàng năm là 3 tỷ


 Đạt được tăng trưởng doanh thu 50% mỗi năm trong suốt 3 năm đầu và 30% mỗi năm cho
2 năm tiếp theo.
 Xây dựng nhận biết thương hiệu trong năm đầu tiên
 Giới thiệu 2 đến 5 sản phẩm nông nghiệp hữu cơ mới ra thị trường sau 1 năm

1.3.4 Chìa Khóa Thành Công:

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học vào đất có thể làm
thay đổi độ màu mỡ của đất bằng cách làm tăng nồng độ axit trong đất. Điều này dẫn đến một môi
trường độc hại và gây ra cái chết cho cá, các loài động vật và thực vật thủy sinh khác. Nó đóng góp
một cách gián tiếp làm mất cân bằng chuỗi thức ăn của nhiều loài chim và thú trong môi trường. Nito
và các hóa chất khác có trong phân bón cũng có thể ảnh hưởng đến nước ngầm và nước dùng để uống.

8
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Một trong những hậu quả phổ biến của nó là có thể phát triển hội chứng xanh xao ở trẻ nhỏ (em bé
màu xanh). Những nguy cơ đối với sức khỏe của con người như ung thư và các bệnh mãn tính, đặc
biệt là ở trẻ nhỏ.

Hơn nữa, phân bón bao gồm các chất và hóa chất như metan, cacbon dioxit, amoniac và nito, các khí
thải trong đó đã góp phần lớn gia tăng số lượng các loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính trong môi
trường. Điều này lần lượt dẫn đến sự nóng lên toàn cầu và thay đổi thời tiết, gây ra thay đổi khí hậu nà
các nhà khoa học và tổ chức thế giới đang kêu gọi sự giúp đỡ gần đây.

Ở Việt Nam, các sản phẩm nông nghiệp trong nhiều năm vẫn không thể cạnh tranh với những quốc gia
khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia,… Chất lượng của nhiều sản phẩm xuất khẩu không thể
được chấp nhận ở nhiều nước; một trong những nguyên nhân quan trọng nhân là người trồng đã sử
dụng quá nhiều phân bón hóa học dẫn đến việc không đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước nhập
khẩu.

Thực tế, tất cả chúng ta cũng muốn tiêu thụ thực phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe, do đó các bà nội trợ
bắt đầu trồng rau tại nhà. Xu hướng này gia tăng mạnh mẽ ở Việt Nam vì họ lo sợ những người nông
dân dùng phân bón hóa học (in-organic fertilizer) và thuốc diệt cỏ cho thực phẩm thậm chí sau khi thu
hoạch họ còn ngâm chúng trong thuốc bảo quản để làm thực phẩm tươi lâu.

Với những lý do trên, ý tưởng kinh doanh của chúng tôi tập trung vào hành vi khách hàng và ý thức
môi trường. Tôi tin rằng phân bón hữu cơ sẽ dẫn dần thay thế phân bón hóa học. Mọi người nhận ra
rằng việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ cải thiện lợi ích của họ không chỉ cho đất đai của họ mà còn cho
sức khỏe của họ. Xu hướng này không dừng lại ở những khu vườn gia đình; nó cần được nhân rộng
đến những đồng ruộng và nông trại để tạo ra thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và đủ
điều kiện để xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các sản phẩm kinh doanh của chúng tôi không phải là phân bón hữu cơ thông thường, nó
là phân bón hữu cơ sinh học chưa từng được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng tại Việt Nam. Nó đáp
ứng được tất cả các tiêu chuẩn hữu cơ USDA – 100% thân thiện với môi trường và các tiêu chuẩn
OMRI (Viện Đánh Giá Nguyên Liệu Hữu Cơ). Đây là một lợi thế khi kinh doanh sản phẩm này vì nó
phù hợp cho những người nông dân muốn tạo ra những sản phẩm hữu cơ và đạt được chứng nhận
nguyên liệu hữu cơ để xuất khẩu.

9
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

2. Phân Tích Thị Trường

2.1 Môi Trường Bên Ngoài

Trong phần này, mô hình PESTEL được dùng để phân tích những cơ hội và nguy cơ trong các yếu tố
chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường và luật pháp.

2.1.1 Mô Hình PESTEL

Chính trị

Kể từ năm 2000, Việt Nam đã có tiến bộ mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm trồng
trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản) – tốc độ tăng trưởng nông nghiệp nói
chung bình quân 4% một năm. Điều này một phần là do các cải cách bao gồm các tác động liên tục
đến việc phân bổ quyền sử dụng đất cho các cá nhân và kết quả của các biện pháp khuyến khích trên
cơ sở thị trường như mức giá cao hơn cho trồng trọt.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống chứng chỉ chất lượng hiệu quả
cho sản phẩm hữu cơ. Từ đó không có được sự tin tưởng từ người tiêu dùng. Người nông dân phải
chịu thiệt thòi về giá cả khi xuất khẩu qua các thị trường quốc tế. Do đó vấn đề quan trọng là cần có
một cơ quan pháp lý có khả năng đảm bảo chứng nhận chất lượng các sản phẩm hữu cơ.

Chính phủ và các cơ quan chuyên môn đã bắt đầu quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên nhận
thức và quan điểm về nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa thống nhất. Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến
quy trình thực hiện sản xuất nông nghiệp an toàn (GAP). Do đó mối quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ
vẫn còn ở mức khiêm tốn. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có một sự đổi mới trong chính sách hỗ trợ
cho nông nghiệp hữu cơ.

Kinh tế

Tỷ trọng sản lượng đầu ra của nông nghiệp tiếp tục giảm từ khoảng 25% trong năm 2000 xuống
mức thấp hơn 20% trong năm 2013, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp tăng từ 36% lên
hơn 42% trong cùng giai đoạn. Các doanh nghiệp sở hữu nhà nước chiếm khoản 40% GDP. Suy thoái
kinh tế toàn cầu đã làm tổn thương nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam, với tốc độ tăng
trưởng GDP năm 2013 là 5%, tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1999. Tuy vậy, trong năm 2013, kim ngạch
xuất khẩu tăng hơn 12% so với năm trước, nhiều quyết định hành chính đã tạo ra sự thâm hụt cán cân
thương mại. Lúa gạo tiếp tục chiếm ưu thế, chiếm 45% sản lượng nông nghiệp và 60% diện tích đất
canh tác. Cây công nghiệp (ví dụ cà phê, cao su, điều, mía và tiêu) chỉ chiếm khoản 20% sản lượng.

10
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Xã hội

Nông nghiệp là nghề chủ yếu của đa số người dân Việt Nam. Do đó, thị trường nông nghiệp là
rất lớn. Nhiều loại hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp như: phân bón, máy
cày và các loại máy móc nông nghiệp khác, hóa chất gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ và chất kích thích tăng trưởng. Phân bón là một loại sản phẩm chủ yếu dùng cho trồng trọt. Nếu
giá cả phân bón cao, chi phí của sản xuất nông nghiệp cũng chắc chắn cao. Ngày này, những người
nông dân có chi phí sản xuất ngày càng cao. Hơn nữa, khi họ bán sản phẩm, những người thương lái
thường cố gắng hạ giá bán của họ. Điều này khiến cho những người nông dân hiếm khi thu được lợi
nhuận từ việc làm của họ.

Thêm vào đó, chất lượng đất dang xấu đi do việc sử dụng nhiều loại hóa chất không phù hợp với nhu
cầu của từng loại đất, cùng với sự thiếu hiểu biết và thiếu chuyên môn của người dùng. Hơn nữa, một
số hoạt động nông nghiệp gây nguy hiểm đến chất lượng mặt đất như thường xuyên đốt cây và cỏ dại,
và thiếu sự cải tiến cấu trúc của chất lượng đất (bằng cách sử dụng phân bón và các chất hữu cơ khác,
sự phổ biến rộng rãi của phân bón hóa học). Tất cả những hành động trên gây ra sản lượng đầu ra
thấp, đất cứng lại làm hấp thụ ít nước hơn và thiếu trầm trọng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
trồng. Mặc dù người nông dân dùng nhiều loại phân bón cho đồng ruộng của họ nhưng sản lượng
không tăng tương ứng hoặc thậm chí còn giảm đi. Tất cả những hệ quả này gây ra chi phí cao hơn làm
cho thu nhập không đủ trang trải. Nhiều người nông dân thậm chí còn bị lỗ.

Do đó TML thành lập công ty để cung cấp phân bón hữu cơ sinh học để phục vụ cho nhu cầu của
người nông dân. Mục đích là để ngăn chặn sự hủy diệt thiên nhiên và cải thiện chất lượng và độ màu
mỡ của đất. Ý tưởng thực hiện cho đất nông nghiệp tương tự như cho việc sau khi phá rừng. Cái gọi là
đất mới vỡ không cần nhiều phân bón, nhưng có thể rất màu mỡ và hiệu quả để trồng trọt. Điều này là
do đất đã tích lũy được rất nhiều thành phần hữu cơ và có các vi sinh vật quan trọng đối với sự phân
hủy các chất hữu cơ và biến chúng trở thành phân bón cho cây trồng. Các chất dinh dưỡng chính và
phụ sản sinh ra từ đó làm tăng năng suất hoa màu và phòng trừ sâu bệnh, mầm bệnh. Kết quả cuối
cùng là tạo ra tính bền vững, chi phí thấp, an toàn và ít gây ô nhiễm trên thế giới hơn.

Công nghệ

Hơn 25 năm sau quá trình đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những nước dẫn đầu trong
xuất khẩu gạo và cà phê. Việt Nam có hơn 70% dân số làm nông nghiệp. Nhưng người nông dân vẫn
phải chịu giá thấp vì chất lượng sản phẩm, thậm chí ngay cả những khi được mùa. Ngành nông nghiệp
cần được hiện đại hóa và áp dụng công nghệ để thêm giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.

11
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Việt Nam đã chi 2,6 nghìn tỷ đồng trong suốt giai đoạn 2005-2011 để nghiên cứu khoa học và
ứng dụng các công nghệ mới nhất trong sản xuất nông nghiệp. Hơn 4.300 nghiên cứu khoa học đã
được thực hiện. Việt Nam đòi hỏi các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao; cung cấp các ưu đãi về
thuế và chính sách đất đai; hỗ trợ nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận internet và
tìm hiểu về các tiến bộ mới trong nông nghiệp.

Pháp luật

Sẽ không có phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước trong việc tiếp cận
các nguồn nguyên liệu và tài nguyên. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có dự án trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong khu vực cực kỳ khó khăn hoặc dự án ứng dụng công nghệ cao
hoặc các mô hình có quy mô lớn sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm hoạt động đầu
tiên và giảm 50% số tiền thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Trong khi đó, các dự án FDI để sản xuất máy móc và thiết bị cho nông-lâm-ngư nghiệp và dự án
sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi 20% trong 10 năm.

Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là một trong những vùng nông nghiệp năng suất cao
nhất trên thế giới. Hiện nay khoảng một phần tư đồng bằng là trồng lúa, làm cho khu vực này trở thành
một trong những vựa lúa gạo hàng đầu trên thế giới.

Đồng bằng sông Cửu Long là một môi trường khó khăn để canh tác, áp lực dân số, sự gia tăng quá
trình axit hóa của đất và những thay đổi trong dòng chảy của sông Cửu Long, các vấn đề môi trường
ngày càng gia tăng. Trong phương thức thay đổi gắn kết khu vực với những dòng hàng hóa và dòng
vốn lớn hơn theo thời gian cũng đã có tác động đến khu vực.

2.1.2 Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter

Nguy cơ thay thế


Bởi vì phân bón hữu cơ sinh học là một công nghệ mới ở Việt Nam nên nguy cơ bị thay thế sẽ xuất
hiện trong vài năm sau.

Mức độ cạnh tranh nội bộ ngành

Họ đã nhận ra rằng phân bón hữu cơ có tiềm năng do đó họ đã thử tất cả các loại sản phẩm được sản
xuất tại các nước tiên tiến để nhập khẩu và tiêu thụ trong nước. Dòng sản phẩm phân bón hữu cơ là

12
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

dòng sản phẩm chính của các công ty mới. Một số công ty được thành lập sản xuất tại Việt Nam.
Chẳng hạn như công ty phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang.

Quyền mặc cả của khách hàng

Các sản phẩm nhập khẩu của chúng tôi có thể đắt hơn so với sản phẩm trong nước vì chi phí sản xuất
nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển và công nghệ cao. Tuy nhiên, người tiêu dùng thông minh đang
dần dần quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn là giá cả.

Quyền mặc cả của nhà cung cấp

Nhà cung cấp sẽ phải hỗ trợ công ty của chúng tôi nhiều hơn để mở rộng thị trường. Họ sẽ phải xây
dựng chính sách tiếp thị để phát triển thương hiệu của mình tại Việt Nam. Do đó, họ phải có một chính
sách giá hợp lý cho chúng tôi ít nhất trong 3 năm

Nguy cơ bị xâm nhập thị trường

Theo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất ở Việt Nam đến trước năm 2020 mà Thủ tướng
Chính phủ vừa phê duyệt, Việt Nam sẽ ưu tiên để phát triển và mở rộng các nhà máy phân bón hữu cơ
với tổng công suất 500.000 tấn mỗi năm và có một số chính sách để xây dựng một ngân sách cho việc
nghiên cứu và phát triển phân bón hữu cơ sinh học.

Khi mà các sản phẩm trong nước được sản xuất bởi các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, đây
sẽ là một nguy cơ mới cho phân bón hữu cơ sinh họ nhập khẩu.

2.2 Môi trường bên trong

Chiến lược

Chiến lược phát triển của Công ty Truong Long Me Kong sẽ tấn công vào thị trường theo chiều rộng,
sau đó sẽ phát triển theo chiều sâu.

Cấu trúc

Công ty của chúng tôi sẽ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn

Hệ thống

Hệ thống công ty bao gồm một trụ sở chính và một chi nhánh tại mỗi tỉnh thành ở Việt Nam.

Các giá trị được chia sẻ

Mục tiêu: Các giá trị được chia sẻ sẽ chiếm khoản 10% trong 5 năm đầu.

13
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Phong cách

Phong cách của công ty là: Thân thiện với môi trường, giản dị và cổ điển.

Nhân viên

Nhân viên của chúng tôi là đội ngũ trẻ, có trình độ từ cử nhân trở lên

Kỹ năng

Các kỹ năng thuyết trình và kiến thức về các sản phẩm nông nghiệp được yêu cầu

2.3 Phân Tích SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

 Lòng trung thành  Không đầu tư vào


của khách hàng gia tăng nghiên cứu và phát triển
từng ngày
 Cần đầu tư nhiều
 Các sản phẩm tốt và vốn
có chất lượng
 Nông dân chưa quen
 Lực lượng lao động với việc sử dụng phân bón
có tay nghề hữu cơ

Cơ hội Cơ hội – Điểm mạnh Cơ hội – Nguy cơ

 Các cơ sở vật chất Với thế mạnh của công ty Trong sự hợp tác với một
thủy lợi mạnh mẽ đã trở như đầu vào lao động, số đại lý có uy tín lớn
thành một tiềm năng rất công nghệ, đầu ra ổn định, trong khu vực
lớn cho việc phát triển …; những lợi thế về chất
nông nghiệp bền vững lượng của tổ chức phân
và do đó đòi hỏi các sản bón tốt hơn so với các loại
phẩm phân bón chất phân bón trên thị trường,
lượng tốt cùng với việc thị trường
bắt đầu chấp nhận các sản
 Tiếp thị quốc tế đến
phẩm, công ty đã quyết
các nước ASEAN sẽ có

14
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

ích trong việc thiết lập định mở rộng sang thị


mối quan hệ lâu dài và trường khác.
thị trường khả thi cho
sự tăng trưởng trong
tương lai.

 Xu hướng của tương


lai

Nguy cơ Điểm mạnh – Nguy cơ Điểm yếu – Nguy cơ

 Các quy định về môi Lựa chọn các nhà phân Tăng cường các hoạt động
trường đang ảnh hưởng phối địa phương, sự hiểu tiếp thị vào thị trường và
nghiêm trọng tất cả các biết làm thế nào để phân giao tiếp với người sử
công ty phân bón bao phối tại địa phương, lựa dụng phân bón đúng cách,
gồm cả Tập đoàn phân chọn địa điểm dự trữ có hiệu quả, năng suất cao
bón Gujarat Narmada cơ sở hạ tầng tương đối với mục đích tạo một ấn
(GNFC) tốt. tượng tốt trong mắt người
tiêu dùng, tạo ra một sự
 Sự gia tăng cạnh
thân mật, đồng hành cùng
tranh từ các đối thủ trong
với người dân địa phương
nước và quốc tế.
thông qua các hoạt động
truyền thống.

Bảng 1: Phân tích SWOT

15
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

3. Chiến lược và thực hiện

3.1 Chiến Lược Marketing Mix (4Ps)

3.1.1 Sản Phẩm

Hình 1: Sản phẩm cốt lõi

Mức độ sản phẩm cốt lõi

Lợi ích cốt lõi mà sản phẩm của TML là mang đến cho người nông dân đất đai màu mỡ, thực phẩm
lành mạnh và con người khỏe mạnh.

Mức độ sản phẩm hiện thực

Mức độ sản phẩm hiện thực là sản phẩm vật chất mà khách hàng đã mua. Nó bao gồm nguồn gốc, chất
lượng, công nghệ, bao bì và các đặc điểm.

Cấp độ sản phẩm bổ sung

Các thành phần vô hình của sản phẩm với các yếu tố trang trọng và cốt lõi được gọi là cấp độ bổ sung
của sản phẩm. TML xác định rằng khi kinh doanh sản phẩm này, chúng tôi phải áp dụng các phương
pháp tư vấn và giao hàng tận nơi. TLM sẽ có những chính sách cho việc trả lại hàng lỗi và chấp nhận
cho nợ. Hơn nữa, TML cũng phải thiết lập các nhóm tư vấn về nông nghiệp nói chung và dịch vụ hậu
mãi

3.1.2 Giá

TML tiến hành chính sách giá cả phù hợp với quy định về giá của chính phủ. Bên cạnh đó, công ty còn
xây dựng khung của giá cả và các điều khoản thanh toán, thưởng / phạt hợp lý cho các nhà phân phối.

16
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

3.1.3 Địa Điểm và Kênh Phân Phối

Ban đầu, TML sẽ thiết lập văn phòng trụ sở chính tại Vĩnh Long và tìm kiếm một nhà phân phối cho
mỗi tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Phân bón hữu cơ sinh học đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về việc vận chuyển và bảo quản. Ví dụ, phân
phối qua quá nhiều trung gian sẽ gây ra việc sử dụng bất hợp pháp các quyền sáng chế, dẫn đến các tác
động gây ảnh hưởng xấu đối với nhà sản xuất.

Một cách để phân phối các sản phẩm là bán hàng trực tiếp. Chúng tôi gửi các sản phẩm hoặc dịch vụ
trực tiếp đến nơi cần thiết. Giải thích và chứng minh tính hiệu quả và đặc tính của sản phẩm nếu cần
thiết. Làm cho người tiêu dùng tin tưởng thông qua các dịch vụ đặc biệt dành cho họ.

Một cách khác là xây dựng hệ thống phân phối cấp 1 và cấp 2. Tại mỗi tỉnh, lựa chọn từ 2 đến 3 nhà
phân phối cấp 1 và 10 đến 15 nhà phân phối cấp 2 để phân phối sản phẩm của mình và tăng cường các
hoạt động tiếp thị và truyền thông để hỗ trợ bán hàng.

3.1.4 Xúc Tiến

Có rất nhiều những người nông dân cần phân bón hữu cơ cho cây trồng của họ, trách nhiệm của chúng
tôi là cung cấp nguồn và đưa ra thị trường sản phẩm phân bón hữu cơ đến với họ. Chúng tôi có thể tận
dụng các tạp chí nông nghiệp, các tạp chí có liên quan và thực hiện triển lãm để quảng bá cho sản
phẩm phân bón hữu cơ của mình.

Thông điệp tiếp thị: Chúng tôi cần nhấn mạnh vào tác động tích cực của các sản phẩm trong tất cả các
tài liệu tiếp thị: những lợi thế mà phân bón hữu cơ mang đến cho các trang trại và cho việc tái chế các
chất thải nếu thải ra bất hợp pháp có thể gây ô nhiễm đất và biển

Chứng minh (bằng cách biểu diễn) để nông dân có thể trải nghiệm và xem kết quả bằng mắt: Kết quả
Biểu diễn / Biểu diễn chéo cụ thể / Biểu diễn theo nhóm. Các kết quả phải được ghi lại và điều chỉnh
hoặc điều chỉnh được thực hiện trong thực tế. Khi các thử nghiệm này tập trung vào dưa chuột, cũng
cần được thực hiện cho cà chua, ớt và các loại rau khác.

Chuẩn bị tài liệu: Các tài liệu được phân bố ở những nơi công cộng và trong các triển lãm. Các tài liệu
cung cấp các giới thiệu cơ bản của sản phẩm, tiếp theo là lợi ích của nó và các trường hợp sử dụng sản
phẩm. Quan trọng nhất, tập tài liệu cũng phải cho thấy làm thế nào một người nông dân có thể kiếm

17
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

được lợi nhuận nhiều hơn từ việc sử dụng sản phẩm. Các tài liệu cũng sẽ được sử dụng khi công ty
tiến hành một cuộc trình diễn tại trang trại.

Các áp phích: Một loại phương tiện truyền thông nơi công cộng mà công ty có thể nghĩ đến là các biển
quảng cáo áp phích hoặc nhựa vinyl. Chúng tôi đặt các bảng quảng cáo tại các địa điểm sau: sảnh lớn
của các cửa hàng trong địa phương, trên đường vào chợ, vào các đền thờ và các trang trại sử dụng sản
phẩm.

Quan hệ công chúng: Công ty nên sử dụng quan hệ công chúng để xây dựng mối quan hệ tốt với người
nông dân cũng như với các bên liên quan khác. Chúng tôi có thể làm điều đó bằng hai hoạt động
chính: Các sự kiện dùng thử và PR.

 Dùng thử: chúng tôi sẽ cung cấp sản phẩm cho một số khách hàng để thử nghiệm. Chúng tôi sẽ
lựa chọn một số các trang trại thực hiện cho việc trình diễn sản phẩm. Sau khi nhìn thấy sản
phẩm có hiệu quả trong nông trại của họ, chúng tôi sẽ tổ chức các sự kiện PR.
 Các sự kiện PR hầu như được tự thực hiện bởi các công ty. Những sự kiện này bao gồm: hội
thảo để giảng giải cho nông dân, tài trợ giải thưởng cho các hoạt động xã hội khác nhau, lợi ích
khi sử dụng sản phẩm như: tốt cho đồng ruộng, đất đai, sức khỏe của họ, đặc biệt góp phần bảo
vệ môi trường

3.2 Kế Hoạch Bán Hàng

3.2.1 Chiến Lược Bán Hàng

TLM nên chọn diện tích nhỏ trong mỗi tỉnh để thực hiện một số mô hình canh tác. Sau một mùa canh
tác, khách hàng sẽ thấy hiệu quả của sản phẩm. Chúng tôi sẽ xây dựng chính sách hoa hồng cho những
người sử dụng các sản phẩm thay vì chi tiêu nhiều hơn vào các hoạt động tiếp thị khác và quảng cáo.

Sau đó, TLM sẽ xem xét xem chúng tôi có thể thiết lập một ban thu mua sản phẩm nông nghiệp để giải
quyết các sản phẩm của nông dân. Chúng tôi có thể xây dựng các chuỗi cung ứng từ việc bán phân bón
hữu cơ để mua sản phẩm của họ và xuất khẩu sang các nước khác.

3.2.2 Dự Bán Doanh Số Bán Hàng

2016 2017 2018 2019 2020

Doanh số (VND) 15,000 22,500 33,750 43,875 57,037

50% 50% 30% 30%


Tốc độ tăng

18
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

trưởng doanh số

Bảng 2: Dự bán doanh số bán hàng

3.3 Kế Hoạch Hoạt Động

3.3.1 Nhân sự

TLM có một trụ sở chính, một nhà máy đóng gói hàng hóa, lưu kho và một cửa hàng. Trong những
năm đầu tiên, để tiết kiệm chi phí, TLM sẽ sử dụng một phần diện tích trụ sở chính cho phòng trưng
bày và bán hàng. Nó hoạt động từ 7:30 đến 17:00. Có hai nhóm đại diện bán hàng ở đây và làm việc từ
thứ hai đến thứ bảy.
Bên cạnh đó, TLM là một doanh nghiệp nhỏ, quảng cáo truyền miệng là cách tốt hơn và miễn phí.
Phát triển nhận diện thương hiệu, phục vụ khách hàng một cách hiệu quả, lịch sự và trực tiếp với hình
ảnh thương hiệu của chúng tôi sẽ tạo ra sực công nhận tích cực và đáng tin cậy cho thương hiệu của
chúng tôi.

3.3.2 Hàng Tồn Kho

Nhìn chung các loại phân bón hữu cơ sinh học được đóng gói với một thời hạn sử dụng tốt nhất trong
nhiều năm, tuy nhiên nó đòi hỏi nhà kho rộng rãi và các sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ bình
thường từ 5 đến 30 độ C.

3.3.3 Nhà Cung Cấp

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, uy tín của công ty và các lợi thế kinh doanh, TLM sẽ lựa chọn các
nhà cung cấp ở một số quốc gia có công nghệ hiện đại trong về nông nghiệp như Mỹ, Nhật Bản, Israel
và các nước châu Âu.

3.3.4 Hệ Thống Thông Tin

Công ty TLM rất quan tâm về vai trò của hệ thống thông tin để cải thiện hiệu suất của đội ngũ nhân
viên bán hàng, nhân viên văn phòng, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và nâng cao hiệu quả trong
giao tiếp giữa các bộ phận kỹ thuật, bộ phận bán hàng, trưng bày, phân phối, lưu kho cho đến bộ phận
hậu cần và Hội đồng quản trị.

3.4 Nguồn Nhân Lực

3.4.1 Tuyển Dụng Và Đào Tạo

 Nguồn: quảng cáo tuyển dụng trên báo chí, tuyển dụng nhân viên năm cuối các trường đại học
 Phương pháp lựa chọn: Phỏng vấn, thử việc 2 tháng

19
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

 Không đòi hỏi kinh nghiệm đối với đội ngũ bán hàng, 2 năm kinh nghiệm cho đội ngũ kỹ thuật.
 Yêu cầu bằng cấp phù hợp với từng vị trí cụ thể.
 Biết ngoại ngữ là một lợi thế

Nhân viên bán hàng sẽ được đào tạo mỗi tháng một lần bởi giám đốc bán hàng và 2 lần một năm tại
trung tâm Kỹ Thuật Nông Nghiệp để nâng cao kiến thức nông nghiệp và khả năng thuyết phục khách
hàng.

3.4.2 Mức Lương Đề Nghị

TLM sẽ trả lương cho nhân viên trên cơ sở Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI). Chỉ số đánh
giá thực hiện công việc là một giá trị đo lường được thể hiện mức độ hiệu quả một công ty đang đạt
được những mục tiêu kinh doanh chính. Công ty TLM sử dụng KPI ở nhiều cấp độ để đánh giá sự
thành công của người lao động tại các mục tiêu đạt được. Ở cấp độ cao KPI có thể tập trung vào hiệu
suất tổng thể của doanh nghiệp, trong ở khi cấp độ thấp KPI có thể tập trung vào các hiệu quả trong
các bộ phận như bán hàng, tiếp thị hoặc một trung tâm cuộc gọi.

3.5 Cơ Cấu Tổ Chức

3.5.1 Ban Lãnh Đạo

Ban lãnh đạo của công ty bao gồm: Chủ tịch & giám đốc điều hành và các thành viên khác của ban
lãnh đạo

3.5.2 Cơ Cấu Chức Năng

Hình 2: Cơ cấu chức năng

20
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

3.6 Kế Hoạch Tài Chính

Căn cứ vào kế hoạch bán hàng hàng năm, chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, công
ty sẽ xây dựng dòng tiền ngắn hạn và dài hạn để kiểm soát dòng tiền. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực
tài chính từ khách hàng, nhà cung cấp toàn bộ nguyên liệu đầu.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho các chiến lược phát triển, ngoài việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, lợi
nhuận và trích khấu hao hàng năm, công ty cũng thực hiện tư nhân hóa dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu
năm 2015, do đó công ty sẽ xem xét các hình thức huy động vốn từ các nguồn như: phát hành thêm cổ
phiếu; tăng phần vốn góp và vốn vay.

Vốn chủ sở hữu 57%

Vốn vay 43%

Lãi vay 10%

Thời gian vay (Trả gốc và lãi theo dư nợ giảm


dần) 5 năm

Đời sống hữu ích của tài sản (Phương pháp


khấu hao đường thẳng) 5 năm

Tỷ lệ lạm phát 7%

Số ngày nợ nhà cung cấp và số ngày cho khách


hàng nợ 0 ngày

% Giá vốn hàng bán/Doanh thu bán hàng 60%-65%

% Chi phí quản lý và bán hàng/ Doanh thu bán


hàng 14%

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp 22%

Tỉ lệ chiết khấu 15%

Bảng 3: Kế hoạch tài chính

21
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Sale Revenue & COGs (VND)

60,000,000,000

50,000,000,000

40,000,000,000
Sales Revenue
30,000,000,000
COGs
20,000,000,000

10,000,000,000

0
2016 2017 2018 2019 2020

Hình 3: Doanh thu bán hàng (Sales Revenue) & Giá vốn hàng bán (COGs)

Total Expenses in VND

3,000,000,000

2,500,000,000

2,000,000,000

1,500,000,000 Total Expenses

1,000,000,000

500,000,000

0
2016 2017 2018 2019 2020

Hình 4: Tổng chi phí (Total Expenses)

22
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Net Profit After Tax (VND)

9,000,000,000
8,000,000,000
7,000,000,000
2016
6,000,000,000
2017
5,000,000,000
2018
4,000,000,000
2019
3,000,000,000
2020
2,000,000,000
1,000,000,000
0
Net Profit After Tax

Hình 5: Lợi nhuận sau thuế (Net Profit After Tax)

3.7 Nguy Cơ Tiềm Ẩn

Khi nhập hàng để bán, rủi ro đầu tiên là sự biến động tỷ giá hối đoái. Để khắc phục loại rủi ro này,
phòng tài chính của công ty sẽ tư vấn mua hợp đồng kỳ hạn tỷ giá hối đoái. nhưng trong trường hợp tỷ
giá mà các công ty có thể chấp nhận được và không ảnh hưởng đến giá bán hàng, họ không cần phải
mua hợp đồng tỷ giá hối đoái.
Rủi ro thứ hai là sự độc quyền. Thử suy nghĩ về doanh nghiệp của bạn khi sản phẩm nhập khẩu chưa
có mặt ở nước bạn, bạn là người đầu tiên, bạn đầu tư tất cả các quỹ, khai thác thị trường và xây dựng
thương hiệu sản phẩm, liệu bạn có chấp nhận việc nhà cung cấp đồng ý bán và cho phép một công ty
khác bán các sản phẩm tương tự như công ty của bạn?
Các nhà cung cấp, khi bổ nhiệm một nhà phân phối hoặc đại diện bán hàng, thường sẽ có yêu cầu về
doanh số tối thiểu, nó cũng là một rủi ro, nhưng có thể kiểm soát.

Để đảm bảo kế hoạch kinh doanh được thực hiện, công ty nhận diện các rủi ro và các biện pháp đối
mặt với rủi ro. Như đối với các rủi ro vận chuyển, giá cho thuê lưu trữ: để tránh việc lưu trữ không tốt
và chi phí vận chuyển tăng vọt, công ty đã chủ động ký hợp đồng với giá thực hiện xác định.

3.8 Phát Triển Bền Vững

Giá trị cốt lõi

23
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Để tạo ra một công ty lớn mạnh, sau đây là những giá trị cốt lõi mà chúng tôi thách thức mỗi nhân viên
của công ty thực hiện được

 Cung cấp sự cải tạo đất hữu cơ với chất lượng cao nhất để cải thiện đất và sức sống của cây
trồng. Chúng tôi khẳng định chất lượng thông qua kiểm nghiệm độc lập và thực hiện những
cuộc thử nghiệm hỗ trợ.

 Khiến cho khách hàng thỏa mãn và hài lòng. Chúng tôi ở đây vì nền nông nghiệp Việt Nam.
Chúng tôi sử dụng các biện pháp tư vấn, giải quyết vấn đề, giá trị minh bạch và giáo dục. Cải
thiện sức khỏe đất là nền tảng để sản xuất nông nghiệp bền vững và nuôi sống thế giới - và
chúng tôi cùng nhau thực hiện điều này.

 Hỗ trợ nhân viên của chúng tôi. TLM phấn đấu để duy trì một môi trường tôn trọng, trung thực
và công bằng trong sự hợp tác và sáng tạo ở tất cả các hoạt động kinh doanh của chúng tôi.
Chúng tôi ghi nhận và tặng thưởng cho những cá nhân xuất sắc. Chúng tôi hiện đang thúc đẩy
phát triển chuyên môn và thành tích thông qua đào tạo và giáo dục, và chúng tôi chia sẻ sự
thành công tài chính với tất cả các nhân viên của chúng tôi.

 Tạo sự giàu có thông qua lợi nhuận và sự tăng trưởng. TLM nhận thấy rằng lợi nhuận tạo ra
các nguồn lực tài chính cần thiết để hỗ trợ cải thiện sản phẩm và dịch vụ một cách liên tục.
Chúng tôi quản trị công ty phù hợp với thực tiễn kinh doanh và những phân tích tài chính
nghiêm ngặt, và chúng tôi giám sát việc tăng trưởng một cách thận trọng và khôn ngoan.

 Quan tâm đến cộng đồng và môi trường. TLM mang đến biện pháp bền vững cho nông nghiệp,
làm vườn, trồng nho, cây cảnh và vườn nhà bằng cách cung cấp những nguyên liệu hữu cơ làm
tăng độ phì của đất. Chúng tôi cam kết giáo dục người dân về lợi ích của thực hành bền vững.
Chúng tôi tạo giá trị cho cộng đồng bằng cách trả cho nhân viên của chúng tôi một mức lương
phù hợp và bằng cách quyên góp một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận của chúng tôi để làm từ thiện.

 Tạo mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với các nhà cung cấp. TLM lựa chọn những nhà cung
cấp cam kết chia sẻ cùng chúng tôi để phát triển bền vững, vẹn và công bằng. Chúng tôi hợp
tác hướng tới những mục tiêu riêng, trong khi theo đuổi một mục tiêu chung là giảm thiểu các
tác động xấu đến môi trường.

Hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Trách nhiệm của một tổ chức do tác động của các quyết định và hoạt động về xã hội và môi trường của
tổ chức đó, thông qua hành vi minh bạch và đạo đức, góp phần cho sự phát triển bền vững, bao gồm cả

24
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

sức khỏe và phúc lợi của xã hội, kỳ vọng của các bên liên quan, phù hợp với pháp luật hiện hành và
phù hợp với chuẩn mực quốc tế về hành vi và được tích hợp và thực hành trong các mối quan hệ của
một tổ chức. Tiêu chuẩn của chúng tôi khá cao và mục tiêu là bán các sản phẩm chất lượng cao nhất
mà chúng tôi có thể thực hiện. Chúng tôi xác định chất lượng bằng cách đánh giá các thành phần, độ
tươi của rau quả sau khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học. Đất có giá trị dinh dưỡng và sự xuất hiện
của tất cả các sản phẩm mà chúng tôi mang lại.
Hiểu được giá trị trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, TLM sẽ thường xuyên thực hiện các hoạt động
xã hội phù hợp với lĩnh vực kinh doanh trong nông nghiệp, chẳng hạn như chương trình trồng cây
chuyên nghiệp, xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ sinh viên hoàn cảnh khó khăn bắt đầu kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, ...

4. Kết Luận

Chúng tôi đang ở đây để cung cấp các loại phân bón công nghệ tốt nhất cho nông dân để cải thiện toàn
bộ hệ sinh thái và chúng tôi muốn phục vụ xã hội một cách tốt nhất bằng cách chăm sóc sức khỏe của
mọi người bằng các sản phẩm tự nhiên.

Chúng tôi tin tưởng vào sản phẩm bền vững. Chúng tôi cũng tin rằng nhân loại không có đủ khả năng
để bỏ qua những rủi ro tiềm ẩn gắn liền với phân bón có nguồn gốc từ các loại khí hóa học và tự nhiên.
Chúng tôi phấn đấu để trở thành một phần của một ngành công nghiệp phân bón - như là một nhà cung
cấp và tiếp thị các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ cho một tương lai khỏe mạnh.

25
ID_Name_MGT 603_Final Assignment
MGT 603_Entrepreneurship

Nguồn tài liệu tham khảo

Dam Ca Mau. (n.d.). Retrieved March 25, 2016, from http://www.pvcfc.com.vn/:


http://www.pvcfc.com.vn/

E-learning for argiculture and fisheries. (n.d.). Retrieved March 25, 2016, from e-extension.gov.ph:
http://e-extension.gov.ph/elearning/mod/resource/view.php?id=1237

Food Business News. (n.d.). Retrieved March 25, 2016, from www.foodbusinessnews.net:
http://www.foodbusinessnews.net/articles/news_home/Business_News/2016/03/Four_trends_drivi
ng_growth_in.aspx?ID={A97BA0C1-E1AA-408E-AF06-297C080DC834}&cck=1

Nha May Dam Phu My. (n.d.). Retrieved March 25, 2016, from www.dpm.vn: http://www.dpm.vn/cong-
ty-thanh-vien/nha-may-dam-phu-my

Organic Fertilizer. (n.d.). Retrieved March 25, 2016, from en.wikipedia.org:


https://en.wikipedia.org/wiki/Organic_fertilizer

26
ID_Name_MGT 603_Final Assignment

You might also like