You are on page 1of 16

Bộ môn Hệ thống điện

Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

PHẦN 1

THÍ NGHIỆM

- 1 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

I. MỤC ĐÍCH
Các thiết bị điện nói chung và các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trong mạng hạ áp
nói riêng, trước khi đưa vào vận hành cần phải được thử nghiệm theo các hạng mục
nhất định để đảm bảo sự an toàn và tin cậy trong các trường hợp vận hành.

Sau khi thực hiện bài thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị đóng cắt và bảo vệ điện
áp thấp, sinh viên có khả năng:
1. Xây dựng phương pháp thử nghiệm trong quá trình sản xuất, lắp đặt và vận
hành hệ thống thiết bị cung cấp điện.
2. Kiểm tra đặc tính bảo vệ của các thiết bị đóng cắt hạ áp. So sánh đặc tính này
với đặc tính mẫu để quyết định xem thiết bị có đủ điều kiện sử dụng trong
thực tế hay không.
II. ĐỐI TƢỢNG THỬ NGHIỆM

Trong hệ thống cung cấp điện chúng ta sử dụng rất nhiều các thiết bị nhưng
trong phạm vi bài thí nghiệm này ta chỉ tiến hành thử nghiệm một số thiết bị thông
dụng sau đây:

1. Cầu chì t, s

Cầu chì là loại khí cụ điện bảo


vệ các thiết bị điện khỏi các sự cố quá
tải, ngắn mạch.

Đặc tính Ampe – giây của cầu


chì như minh họa trong hình vẽ 1. Idm I, A
Hình 1. Đặc tính Ampe - giây của dây chảy cầu chì

Trị số dòng điện mà tại đó dây chảy bắt đầu chảy đứt gọi là dòng điện tới hạn
(Ith). Khi biết được vật liệu và kích thước của dây chảy, ta có thể xác định được Ith
bằng cách giải phương trình cân bằng nhiệt lượng được cung cấp và nhiệt lượng tỏa
ra môi trường xung quanh của dây chảy. Để đơn giản việc tính toán, ta thường dùng
công thức kinh nghiệm:

I th  A0d 3 / 2 .

Trong đó A0 là hệ số kinh nghiệm, tùy thuộc vào loại dây chảy, d là đường
kính dây chảy.

Để dây chảy cầu chì không chảy đứt ở dòng điện định mức, ta cần đảm bảo
điều kiện Iđm  Ith. Mặt khác để bảo vệ được thiết bị thì dòng điện tới hạn không
được lớn hơn quá nhiều so với dòng điện định mức, thông thường ta có thể chọn:
- 2 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

Ith/Iđm = 1,6 ÷ 2 đối với đồng.


Ith/Iđm = 1,25 ÷ 1,45 đối với chì.
Ith/Iđm = 1,15 đối với hợp kim chì thiếc.
Dòng điện định mức của cầu chì được lựa chọn sao cho khi chạy liên tục qua
dây chảy, chỗ phát nóng lớn nhất của dây chảy không làm cho kim loại bị oxy hóa
quá mức và biến đổi đặc tính bảo vệ, đồng thời nhiệt phát ra ở bên ngoài cầu chì
cũng không vượt quá trị số ổn định.

2. Aptomat

Aptomat là khí cụ điện dùng để đóng cắt


mạch điện có tải và tự động cắt mạch RI
điện khi có sự cố như quá tải, ngắn
mạch, điện áp thấp, công suất
ngược,…Kết cấu chính của Aptomat
gồm:
1. Tiếp điểm và buồng dập hồ quang RN
2. Lò xo nén
3. Rơ le điện từ RI Hình 2. Sơ đồ nguyên lý của Aptomat
4. Rơ le nhiệt RN
Đặc tính bảo vệ của Aptomat như hình t, s Ikđđt - Dòng điện khởi động điện từ
vẽ 3. Ikđn - Dòng điện khởi động nhiệt

Thông thường Ikđn = Iđm.


Khi dòng điện đi qua aptomat vượt quá
dòng điện khởi động nhiệt thì RN tác
động theo đặc tính của rơ le nhiệt. Khi
dòng điện đi qua aptomat vượt quá giá
trị dòng điện khởi động điện từ thì RI
tác động và thường thời gian tác động Ikđn Ikđđt I, A
này rất nhanh, gần như tức thời.
Hình 3. Đặc tính bảo vệ của Aptomat
3. Khởi động từ

Khởi động từ là khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng, cắt, đảo
chiều quay và bảo vệ quá tải cho các mạch điện động lực, đặc biệt là các mạch điện
có tần suất đóng cắt cao.

Khởi động từ cơ bản gồm công tắc tơ điện xoay chiều và rơ le nhiệt lắp trong
cùng một hộp.

- 3 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

4. Rơle dòng điện


Rơ le dòng điện kiểu điện từ làm việc theo nguyên lý khi dòng điện đầu vào
tăng quá một giá trị ngưỡng thì sau thời gian xác định nào đó rơ le sẽ phát tín hiệu
thay đổi trạng thái của tiếp điểm phụ đầu ra.
Rơ le dòng điện có thể làm việc theo rất nhiều nguyên lý, một trong những
nguyên lý đó là nguyên lý quá dòng điện có thời gian phụ thuộc. Theo đó, thời gian
tác động của rơ le phụ thuộc vào giá trị dòng điện đầu vào. Giá trị này càng lớn thì
thời gian tác động càng nhỏ.
Rơ le kiểu PT85 được dùng rộng rãi để bảo vệ ngắn mạch và quá tải cho lưới
6 – 10 kV, các biến áp giảm áp 110 kV, 35 kV và các động cơ điện cao áp. Các tiếp
điểm thường mở của rơ le có khả năng đóng cho mạch dòng điện một chiều và xoay
chiều tới 5 A, điện áp tới 220 V. Nếu như mạch điều khiển được cung cấp từ máy
biến dòng thì các tiếp điểm có thể
cho phép nối tắt và tách mạch song
song với dòng điện đạt tới 50 A.
Tiếp điểm nối để báo tín hiệu cho
phép đóng cắt mạch tới 0,2 A đối
với dòng điện một chiều và 1 A
đối với dòng điện xoay chiều.
Rơ le PT85 sử dụng trong bài thí
nghiệm này được cài đặt với
Ikđ = 4 A. Với giá trị tđặt = 3 giây
cho phép ta tính toán ra đặc tính
cắt lý thuyết của rơ le như hình vẽ 4. Hình 4. Đặc tính cắt tính toán của rơ le
PT – 85, với tđặt = 3 giây
III. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THỬ NGHIỆM
1. Sơ đồ thử nghiệm

A1 A2

A4 K RI
A3
U~ V1
BI

CD AT THT CC ATM KĐT

Hình 5. Sơ đồ nguyên lý mạch thử nghiệm các thiết bị


2. Các thiết bị và dụng cụ đo dùng trong sơ đồ
1. Cầu dao CD dùng để đóng cắt đưa nguồn điện vào sơ đồ thí nghiệm.
2. Vôn mét V1 dùng để đo điện áp của lưới điện đầu vào.

- 4 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

3. Ampe mét A1 dùng để đo dòng điện đầu vào của máy biến áp tự ngẫu AT. A1
có thang đo 0  30 A.
4. Máy biến áp tự ngẫu AT 10 - 20A dùng để điều chỉnh trơn điện áp.
5. Ampe mét A2 có thang đo 0  30 A dùng để đo dòng điện đầu vào của máy
biến áp tải.
6. Máy biến áp tải THT dùng để tạo ra nguồn dòng lớn (tới 200 A).
7. Khóa K dùng để đóng mạch thử nghiệm rơle dòng điện RI.
8. Ampe A3 dùng để đo dòng điện đầu vào của rơ le dòng điện (sơ cấp).
9. Ampe A4 dùng để đo dòng điện đầu ra của máy biến áp tải (dòng điện để thử
nghiệm cầu chì (CC), Aptomat (ATM) và khởi động từ (KĐT)).
10. Máy biến dòng BI tạo ra dòng điện nhỏ đưa vào rơ le và các cơ cấu đo
lường, báo hiệu.
3. Trình tự thí nghiệm
Kiểm tra mạch điện để đảm bảo chắc chắn rằng chỉ có tiếp điểm đưa điện
vào các phần tử thử nghiệm ở vị trí đóng còn cầu dao CD và các tiếp điểm khác
phải ở vị trí mở.
Bước 1
Đưa núm điều chỉnh của AT về vị trí 0.
Bước 2
Đóng cầu dao CD đưa điện vào sơ đồ thí nghiệm.
Bước 3
Điều chỉnh nhanh máy biến áp tự ngẫu AT, quan sát các ampe mét A1, A2,
A4 để khống chế không cho AT và THT bị phát nóng quá giới hạn, quan sát A3, A4
để theo dõi giá trị dòng điện đưa vào phần tử thử nghiệm. Tiếp tục điều chỉnh AT
để nâng dòng điện đưa vào phần tử thử nghiệm bằng giá trị đã tính toán từ trước.
Bước 4
Cắt mạch cầu dao CD và giữ nguyên vị trí điều chỉnh của AT để cho mạch
dòng của phần tử nguội tới nhiệt độ của môi trường để không gây sai lệch giá trị thử
nghiệm theo phát nóng.
Bước 5
Đóng cầu dao CD để đưa điện vào mạch thí nghiệm và mạch tín hiệu.
Quan sát và ghi giá trị số đo của A3, A4 và theo dõi mạch tín hiệu cùng đồng
hồ đo thời gian.
Khi phần tử thử nghiệm tác động thì ghi lại giá trị thời gian trên đồng hồ đo.
Bước 6
Mở cầu dao CD, đưa sơ đồ về trạng thái ban đầu.

- 5 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

IV. NỘI DUNG CÁC BÀI THÍ NGHIỆM


Bài 1. Thử nghiệm cầu chì hạ áp
Dây chảy của cầu chì là loại dây đồng tiết diện 0,95 mm2.

Cầu chì khi đặt mới phải kiểm tra theo các hạng mục sau :
 Sự sạch sẽ bên ngoài, làm sạch và kiểm tra mối tiếp xúc.
 Kiểm tra sự chọn đúng dây chảy.
 Kiểm tra tính chọn lọc của các dây chảy được mắc nối tiếp.
 Lấy đặc tính t = f(I).
Kết quả thử nghiệm đặc tính t = f(I) được ghi vào bảng 1.

Giá trị dòng điện I Thời gian tác động


Thời gian tác động, t
(A) đưa vào thử Lần thử trung bình, t (giây)
(giây)
nghiệm
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3

Bảng 1. Kết quả thử nghiệm dây chảy cầu chì


Bài 2. Thử nghiệm Aptomat
Aptomat đưa vào thử nghiệm có dòng điện định mức là 50 A.
Aptomat được thử nghiệm theo các hạng mục sau :
 Đo điện trở cách điện ở trạng thái nguội cách điện giữa kết cấu vỏ với các
cực không được dưới 10 M và ở nhiệt độ làm việc không được dưới 5M.
 Đặt điện áp xoay chiều nâng cao tới 2 kV trong thời gian 1 phút.
 Khi làm việc nhiệt độ không được vượt quá 80oC.
 Thử nghiệm để cho Aptomat làm việc lâu dài lấy Ithử = 1,1Iđmmc ,trong đó
Iđmmc là dòng điện ngắn mạch của cơ cấu mở chốt.

- 6 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

 Thử nghiệm lấy đặc tính I = f (t)


Kết quả thử nghiệm đặc tính cắt quá tải t = f(I) được ghi vào bảng 2.

Giá trị dòng điện I Thời gian tác động


Thời gian tác động, t
(A) đưa vào thử Lần thử trung bình, t (giây)
(giây)
nghiệm
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3

Bảng 2. Kết quả thử nghiệm đặc tính cắt quá tải của aptomat
Bài 3. Thử nghiệm rơ le nhiệt của khởi động từ
Khởi động từ có dòng điện định mức 20 A.
Lấy đặc tính Ampe - giây của rơ le nhiệt theo bội số quá tải t = f (Iqt/Iđm ).
Kết quả ghi vào bảng 3.
Giá trị dòng điện Iqt Thời gian tác động
Thời gian tác động, t
(A) đưa vào thử Lần thử trung bình, t (giây)
(giây)
nghiệm
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3

Bảng 3. Kết quả thử nghiệm đặc tính rơ le nhiệt của khởi động từ

- 7 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

Bài 4. Thử nghiệm rơ le dòng điện có đặc tính phụ thuộc


Rơ le cần thử nghiệm được cài đặt ở ngưỡng khởi động là Ikđ = 4 A.
Kiểm tra rơ-le PT-85 gồm các hạng mục :
 Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra phần cơ khí.
Khi rơ le làm việc bình thường, khe hở giữa đĩa quay và mạch từ không
được vượt quá 0,3 mm về mỗi phía. Khi quay tới các góc bất kỳ đĩa quay
không được “kẹt”. Độ rơ cực đại cho phép đối với khung là 1 mm, đối với
đĩa là 0,5 mm và đối với phần ứng cắt nhanh là 0,1 mm – 0,2 mm (theo
hướng nằm ngang). Khe hở của các tiếp điểm thường mở không được nhỏ
hơn 2 mm và tiếp điểm tín hiệu không được nhỏ hơn 1,5 mm.
 Kiểm tra cách điện và đặc tính điện của rơ-le.
Đặc điểm của việc kiểm tra đặc tính rơ-le là :
1. Phần tử cảm ứng phải được kiểm tra khi mắc vào mạch cung cấp từ
điện áp dây, điều chỉnh dòng điện phải dùng biến trở để tránh làm sai
lệch dạng dòng điện.
2. Kiểm tra phần tử điện từ khi giá trị dòng điện lớn được mắc qua máy
biến áp tải, khi đó dạng của dòng điện không có ý nghĩa.
3. Dòng điện và thời gian tác động của rơ-le chỉ được kiểm tra sau khi
đã mở nắp để tránh ảnh hưởng của vỏ tới từ trường rơ-le.
4. Khi xác định dòng tác động cần điều chỉnh tăng dòng điện từ từ, bắt
đầu từ (0,5  0,6)Iđặt .
5. Dòng điện và hệ số trở về cần xác định bằng hai phương pháp :
 Khi giảm dần dòng điện trong rơ-le, đưa cánh tay gạt của
phần tử hình quạt vào thanh gạt cắt nhanh.
 Khi giảm đột ngột dòng điện từ giá trị bằng 5I đặt tới giá trị
dòng trở về để tay gạt về vị trí ban đầu. Khi xác định hệ số
trở về, phần tử điện từ phải ở vị trí tương ứng với vị trí xuất
phát của chức năng cắt nhanh.
6. Đặc tính thời gian của rơ-le được kiểm tra theo các nấc đặt biên trên
thang thời gian và theo từng nấc đặt của dòng điện tác động. Sau mỗi
lần rơ-le tác động, lấy đặc tính thời gian cần để cho rơ-le về vị trí ban
đầu.

- 8 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

7. Các tiếp điểm của rơ-le phải không được rung và không được đánh
lửa với dòng điện từ 105% dòng tác động cho tới giá trị dòng ngắn
mạch phía sơ cấp có thể phản ánh qua rơ-le.
8. Đặt dòng điện tác động cắt nhanh không được nhỏ hơn hai lần dòng
điện đặt Iđặt vì rằng khi đó rơ le có thể tác động nhầm do rung. Nếu như
bảo vệ cắt nhanh không dùng đến cần phải loại trừ và kiểm tra rơ-le
không cho tác động cắt nhanh ứng với giá trị dòng ngắn mạch cực đại
qua rơ-le.
9. Cần phải kiểm tra thời gian trở về của rơ-le không được vượt quá 0,5
giây. Việc kiểm tra này có thể bỏ qua đối với rơ-le dùng để bảo vệ các
phần tử thiết bị điện đặt cuối đường dây (như bảo vệ các động cơ điện,
bảo vệ các máy biến áp có điện áp thứ cấp là 220 V – 380 V).

 Hiệu chỉnh và kiểm tra rơ-le theo nấc đặt làm việc.
Lấy đặc tính t = f(IN/Ikđ). Kết quả ghi vào bảng 4.
Giá trị dòng điện IN Thời gian tác động
Thời gian tác động, t
(A) đưa vào thử Lần thử trung bình, t (giây)
(giây)
nghiệm
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3

Bảng 4. Kết quả thử nghiệm đặc tính của rơ le quá dòng điện

- 9 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

PHẦN 2

HƯỚNG DẪN
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

- 10 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

I. Phương pháp xử lý kết quả thí nghiệm


Ở đây ta sử dụng phương pháp xấp xỉ gần đúng trong kỹ thuật để vẽ đường
cong hàm quan sát y=f(x).

Giả thiết cần tìm biểu thức giải tích đối với hàm quan sát y = f (x) theo các
giá trị cho trước của đối số x, hàm này ta có thể thay bằng đa thức bậc n : Pn(x).

Việc chọn bậc của đa thức phụ thuộc mức chính xác yêu cầu của phép gần
đúng. Điều này có thể được giải thích bằng đồ thị là ta xây dựng một parabol bậc
thứ n đi qua gần sát với các điểm nhận được bằng thử nghiệm. Ở đây ta xây dựng
phương pháp bình phương cực tiểu.

Giả thiết có hàm thực nghiệm:


xi x1 x2 x3 ... xn-1 xn
yi y1 y2 y3 ... yn-1 yn
Bảng 5. Dạng hàm thực nghiệm

Để đơn giản ta thay hàm thực nghiệm bằng đa thức gần đúng bậc hai

y = a + bx + cx2 (1)

Tiến hành tính các hệ số a, b và c nghĩa là với các giá trị này, đồ thị của đa
thức sẽ đi gần sát với các điểm (xi, yi) trong đó i  1, n . Ký hiệu i là độ lệch của giá
trị yi so với giá trị bảng và khi đặt vào phương trình (1) lần lượt từng cặp giá trị
bảng (xi, yi), ta viết được phương trình độ lệch:
  a  bx 1  cx12  y 2

 2  a  bx 2  cx 2  y 2
2

 3  a  bx 3  cx 3  y 3
2
(2)
....................................

 n  a  bx n  cx n  y n
2

Trong hệ phương trình này ta coi các số a, b, c là các biến chưa biết còn các
giá trị x1, x2, x3, ..., xn là các hệ số đã cho.

Như vậy, giá trị tốt nhất của các số a, b và c có được khi tổng bình phương độ lệch
i là nhỏ nhất, nghĩa là :
n
 i          ...   2n  min f (a , b, c)
2

i 1

hoặc:

- 11 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

n
 (a  bx i  cxi2  yi ) 2 (a  bx 1  cx12  y1 ) 2  (a  bx 2  cx 22  y 2 ) 2  ...  (3)
i 1
 (a  bx n  cx  y n )  min f (a, b, c)
2
n
2

Để cho hàm f(a, b, c) có giá trị nhỏ nhất, các đạo hàm riêng theo a, b và c
f f f
phải triệt tiêu, nghĩa là:  0;  0;  0.
a b c
Lấy đạo hàm riêng của phương trình (3), ta nhận được hệ phương trình đối với các
hệ số a, b và c chưa biết :

(a  bx1  cx12  y1 )  (a  bx 2  cx22  y 2 )  ...  (a  bx n  cx2n  y n ) 0


(a  bx1  cx12  y1 ) x1  (a  bx 2  cx22  y 2 ) x 2  ...  (a  bx n  cx2n  y n ) x n  0 (4)
(a  bx1  cx12  y1 ) x12  (a  bx 2  cx22  y 2 ) x 22  ...  (a  bx n  cx2n  y n ) x 2n  0
 n n n
  i  i  yi
 
2
an b x c x
 n i1 n i1 n i1 n

a  x i  b x i  c x i   x i y i
2 3
(5)
 in1 i 1 i 1 i 1
a x 2  b x 3  c x 4  n x 2 y
n n

  i  i  i  i i
 i1 i 1 i 1 i 1

Hệ phương trình (5) dễ dàng giải được bằng phương pháp đại số.

II. Mẫu bảng xử lý kết quả thí nghiệm


1. Thử nghiệm dây chảy cầu chì

Giá trị dòng


Dòng tới hạn, Thời gian tác động
điện I (A) đưa t = f(I)
Ith (A) trung bình, t (giây)
vào thử nghiệm

…………….. ……………………………

Bảng 6. Mẫu bảng xử lý kết quả thử nghiệm dây chảy cầu chì

- 12 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

2. Thử nghiệm aptomat

Giá trị dòng


Dòng điện định Thời gian tác động
điện I (A) đưa t = f(I)
mức, Iđm (A) trung bình, t (giây)
vào thử nghiệm

…………….. ……………………………

Bảng 7. Mẫu bảng xử lý kết quả thử nghiệm aptomat


3. Thử nghiệm rơ le nhiệt của khởi động từ

Dòng Thời gian


Dòng điện
điện quá tác động
định mức, Iđm Tỷ số Iqt/Iđm t = f(Iqt/Iđm)
tải, Iqt trung bình, t
(A)
(A) (giây)

…………….. ……………………………

Bảng 8. Xử lý kết quả thử nghiệm rơ le nhiệt của khởi động từ


4. Thử nghiệm rơ le quá dòng điện

Thời gian
Dòng điện Dòng
tác động
khởi động, điện IN Tỷ số IN/Ikđ t = f(IN/Ikđ)
trung bình, t
Ikđ (A) (A)
(giây)

…………….. ……………………………

Bảng 9. Xử lý kết quả thử nghiệm rơ le quá dòng điện


Các đường cong đặc tính có được sau khi xử lý kết quả thực nghiệm được
biểu diễn trên các hình vẽ tương ứng

II. Nhận xét

- 13 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

- 14 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

- 15 -
Bộ môn Hệ thống điện
Phòng thí nghiệm Hệ thống cung cấp điện C1 – 119

- 16 -

You might also like