You are on page 1of 22

Bộ tài liệu

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC THỰC HÀNH


Dành cho giáo viên
Lưu hành nội bộ - Tháng 09/2018

Thiết kế & Minh họa:


Tố Như - Duyên Phạm
LỜI GIỚI THIỆU
Khoa học mang đến những tác động tích cực và truyền cảm hứng để học sinh
hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Việc tương tác với khoa học sẽ góp phần giúp cho
học sinh phát triển tư duy và bản thân tốt hơn hơn. Học sinh càng được thực hành khoa
học sớm, càng trở nên độc lập và tự tin hơn. Và sự hiểu biết và nhận thức của học sinh
về khoa học càng rõ ràng và đúng đắn sẽ giúp học sinh càng chủ động đưa ra những
quyết định tích cực trong cuộc sống của mình. Hơn nữa, sự phát triển của Việt Nam và
tương lai phụ thuộc rất lớn vào sự đổi mới và phát triển của khoa học và công nghệ.
Học sinh là nguồn lực kế cận đảm trách và thực hiện sự đổi mới này và do đó, học sinh
rất nên được khuyến khích và tạo cơ hội để tiếp cận sớm cũng như thực hành thường
xuyên với khoa học.

Đặt trong bối cảnh trên, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU)
phối hợp cùng Bayer Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An thực hiện dự án
‘Khoa học phiêu lưu ký” dành cho học sinh cấp Tiểu học ở Long An. Dự án mong muốn
mang đến cơ hội cho học sinh tham gia thường xuyên các hoạt động khoa học tại
trường. Bên cạnh đó, dự án cũng hướng đến nâng cao năng lực về phương pháp và kỹ
năng giảng dạy khoa học hiệu quả của giáo viên, qua đó góp phần tăng thêm sự yêu
thích và cảm hứng về khoa học trong học sinh.

Trong khuôn khổ của dự án, chúng tôi đã nhận được sự tham gia và đóng góp
của nhóm các nhà khoa học, giảng viên Đại học cũng như thành viên của nhóm Đại sứ
kết nối khoa học OUCRU xây dựng bộ tài liệu khoa học thực hành ở 3 chủ đề khoa học
cây trồng, khoa học động vật và khoa học con người dành cho Giáo viên. Giáo viên sẽ
sử dụng bộ tài liệu này để tổ chức mô hình Câu lạc bộ khoa học dành cho học sinh tại
các trường dự án.

Dự án chân thành cảm ơn sự đóng góp tích cực của nhóm phát triển bộ tài liệu
này, gồm có:
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Thùy Dương, Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyền Trang, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
- Tiến sĩ Lê Thanh Quang, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
- Tiến sĩ Nguyễn Trần Vỹ, Viện sinh học nhiệt đới
- Anh Vũ Long, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh
- Bác sĩ Lê Phương Dung, Bệnh viện Từ Dũ
- Bác sĩ Phan Triệu Phú, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford
- Tiến sĩ Bác sĩ Lê Thị Quỳnh Nhi, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford
- Chị Lê Ngọc Châu, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford
- Chị Lê Trần Tiên Châu, Thành viên nhóm Đại sứ kết nối khoa học của OUCRU
- Chị Trần Ngọc Vân Anh, Thành viên nhóm Đại sứ kết nối khoa học của OUCRU
- Anh Đoàn Lê Trường Phát, Thành viên nhóm Đại sứ kết nối khoa học của OUCRU
- Chị Đỗ Tường Hân, Thành viên nhóm Đại sứ kết nối khoa học của OUCRU
MỤC LỤC

KHOA HỌC
Chủ đề
CÂY TRỒNG
1. Đất nào thích hợp cho cây trồng? 4
2. Vì sao lá cây biến đổi màu? 5
3. Cây xanh hút nước và chất dinh dưỡng như thế nào? 6
4. Cây tạo oxy như thế nào? 7
5. Quả có bao nhiêu hạt? 8

KHOA HỌC
Chủ đề
ĐỘNG VẬT
6. Vì sao cá có thể ngoi lên lặn xuống nước dễ dàng? 10
7. Các loài vật lấy năng lượng từ đâu để sinh sống và phát triển? 11
8. Các loài động vật khác nhau sẽ trải qua những giai đoạn nào
trong vòng đời? 12
9. Vì sao vịt có thể nổi trên mặt nước? 13

KHOA HỌC
Chủ đề
CON NGƯỜI
10. Thức ăn mà chúng ta ăn đã biến đi đâu? 15
11. Hàng ngày chúng ta ăn bao nhiêu đường? 16
12. Có phải tất cả xương trong cơ thể người đều giống nhau? 17
13. Cà phê, trà, nước ngọt hay đồ ăn làm răng chúng ta đổi màu
như thế nào? 18
14. Vì sao chúng ta nên rửa tay sạch bằng xà phòng? 19
15. Vì sao khi nóng chúng ta thường đổ mồ hôi? 20
Chủ đề

KHOA HỌC
CÂY TRỒNG
Khoa học Phiêu lưu kí

1 Đất nào Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật phát
triển và tạo ra sản phẩm. Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxy
thích hợp cho cho cây và giữ cho cây đứng thẳng. Đất bao gồm các hạt đất có
kích thước khác nhau. Kích thước hạt đất ảnh hưởng đến độ thấm

cây trồng? của đất. Vậy hạt đất có những kích thước nào và loại đất có độ
thấm nào thích hợp cho cây trồng?

Thực hành
Nguyên liệu - 3 mẫu đất cát, đất thịt, đất sét và nước (Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy mẫu đất ở
và dụng cụ: xung quanh nhà hoặc trường học theo 3 mẫu đất trong bộ dụng cụ).
- 3 ống xilanh 20ml (ống tiêm không có đầu kim), 3 chai nhựa 500ml (chai nước suối tái
chế) , 1 muỗng nhỏ, 1 đồng hồ bấm giây, băng keo giấy, kéo, bút dạ.
Các bước
thực hiện:
TN 1: Xác định Bước 1: Cho 400ml nước vào Bước 3: Lắc đều 3 chai và để yên.
kích thước hạt lần lượt 3 chai nước suối. Bấm thời gian và quan sát từ lúc
đất theo thời để yên chai cho đến khi các hạt
Bước 2: Lần lượt cho 1 muỗng đất lắng hoàn toàn xuống đáy.
gian lắng
đất cát, thịt và sét vào 3 chai
nước suối riêng biệt.
Quan sát
hiện tượng: - Ghi nhận thời gian lắng của 3 loại đất. Loại nào lắng nhanh hơn? Vì sao?
- Quan sát độ trong của nước. Vì sao có sự khác biệt?

Kết quả: Đất cát có kích thước hạt to nhất, lắng nhanh nhất. Đất sét có kích thước hạt nhỏ nhất,
lắng chậm nhất. Do kích thước hạt đất nhỏ, ở ống đong chứa đất sét và đất thịt, lớp nước
phía trên sẽ có các hạt đất lơ lửng khiến nước đục hơn ở ống chứa đất cát.

TN 2: Xác định Bước 1: Lần lượt cho đất cát, thịt, và Bước 4: Đổ nước từ từ vào từng ống xilanh
khả năng thấm đất sét vào 3 ống xilanh riêng biệt. chứa đất cát, đất thịt, và đất sét cho đến khi
nước của đất Bước 2:
gần đầy ống xilanh (mực nước trên 3 ống
Dùng đầu nén của xilanh để bằng nhau) và bắt đầu bấm đồng hồ đo
nén đất trong ống xuống 2/3 ống thời gian thấm của nước qua 3 loại đất.
(lưu ý lượng đất trên cả 3 ống phải
bằng nhau). Bước 5: Giữ thẳng đứng 3 ống xilanh, quan
sát và ghi nhận thời gian khi nước bắt đầu
Bước 3: Cắt 3 đoạn băng keo giấy ghi
nhỏ giọt xuống ở mỗi đầu ống.
tên 3 loại đất và dán lên 3 ống xilanh
chứa đất tương ứng ở trên.
Quan sát
hiện tượng: Nước thấm qua lớp đất nào nhanh nhất? Vì sao?

Kết quả: Đất cát: Thời gian nước thấm qua lớp đất và bắt đầu nhỏ giọt ở đầu xilanh là
nhanh nhất. Đất thịt: Thời gian nước thấm qua lớp đất và bắt đầu nhỏ giọt ở đầu
xilanh ở mức trung bình. Đất sét: Thời gian nước thấm qua lớp đất và bắt đầu nhỏ
giọt ở đầu xilanh là chậm nhất.

Mở rộng
Đất cát: (0,5-2mm), thấm nước nhanh, thoát nước dễ, dễ bị khô hạn, giữ nước và phân bón kém, nghèo mùn và
dưỡng chất, nóng nhanh, lạnh nhanh, khi khô thì rời rạc, khi có nước thì đất bị bí chặt.
Đất thịt: (0,002-0,05mm) đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà
thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất để trồng cây.
Đất sét: (<0,002mm) khó thấm nước, giữ nước tốt, kém thoáng khí, tích luỹ mùn nhiều hơn đất cát, ổn định nhiệt
độ hơn đất cát. Giữ nước, phân tốt, ít bị rửa trôi.
4
Khoa học Phiêu lưu kí

2 Vì sao lá cây Trong các hiện tượng thiên nhiên quanh ta, sự chuyển màu
của lá theo mùa với nhiều sắc độ khác nhau từ xanh,
biến đổi màu? vàng, cam, đỏ có lẽ là sự biến đổi thiên nhiên kỳ diệu nhất.
Vì sao lá có thể thay đổi màu như vậy? Trong lá có những
hợp chất tạo màu nào?

Thực hành
Nguyên liệu
- Thước kẻ 20 cm, 1 cối nghiền.
và dụng cụ:
- Lá cây: 3-5 lá của 2 loại cây (giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị lá cây
nhặt ở sân trường).
- Lọ thủy tinh nhỏ có nắp đậy , giấy lọc
- Muỗng, kéo, cồn y tế 50ml

Các bước
thực hiện: Bước 1: Xé hoặc cắt lá cây vào cối sứ Bước 3: Cắt giấy lọc thành những dải
(lá cây phải cùng một loại cây) giấy (1,5cmx 10cm). Dùng thìa lấy một
ít dung dịch màu xanh thấm lên giấy
lọc khoảng cách là 2cm

1.5cm

10cm
Bước 2: Dùng chày nghiền nhỏ lá cây.
Cho thêm 5 - 7 giọt cồn vào cối sứ tiếp Bước 4: Cho 7- 10ml cồn vào lọ
tục giã đến khí thấy một ít dịch màu xanh thủy tinh
(Chú ý an toàn: cồn là chất dễ cháy,
không để gần lửa, thao tác nơi thông Bước 5: Đặt dải
gió, không để dính lên da, tránh văng giấy vào lọ sao
vào mắt trẻ em). cho một đầu của
giấy nhúng vào
cồn, đầu còn lại
bẻ gập vào miệng
Cồn 900
lọ đậy nắp lọ để
Lá cây nghiền nhỏ cố định giấy.

Quan sát Quan sát và ghi nhận hiện tượng cồn di chuyển lên dải giấy trong 15-20 phút.
hiện tượng:

Kết quả: Sau 15-20 phút các chất màu sẽ di chuyển và tách thành các dải màu trên
giấy khi cồn bay hơi. Quan sát, ghi nhận các dải màu khác nhau: màu xanh,
và có thể màu vàng, đỏ… tùy theo loại lá cây.

Mở rộng
Lá có các màu sắc khác nhau nhờ vào rất nhiều các hợp chất màu có kích thước khác nhau. Diệp lục là hợp
chất màu xanh trong lá hấp thụ ánh sáng mặt trời để tổng hợp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cây trong
quá trình quang hợp. Vào mùa thu, diệp lục phân hủy giúp cho các màu khác như vàng, đỏ hiện ra. Hỗn hợp
màu trong lá được tách thành các dải màu nhờ kỹ thuật sắc ký giấy. Đầu tiên hỗn hợp màu được trích ra nhờ
cồn và nhiệt (từ nước ấm). Giấy giữ các chất màu nhờ sự hấp thụ, mao dẫn giúp các chất màu di chuyển với
tốc độ khác nhau. Kết quả là các chất màu được tách thành các vệt hoặc các dải khác nhau.
Học sinh có thể thử thí nghiệm này với các loại lá cây khác nhau và các loại giấy khác nhau.
5
Khoa học Phiêu lưu kí

3 cây xanh hút Cây xanh hút nước và chất dinh dưỡng từ dưới lòng
đất nhờ vào hiện tượng mao dẫn. Rễ cây cắm sâu

NƯỚC VÀ CHẤT DINH vào lòng đất, các sợi rễ giống như các ống mao dẫn
giúp vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên thân
và từ thân đi khắp bộ phận để nuôi sống cây. Hiện
DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO? tượng mao dẫn là hiện tượng dẫn lên hay hạ xuống
của mực chất lỏng bên trong các ống có bán kính
nhỏ (gọi là ống mao dẫn).
Thực hành
Nguyên liệu TN 1: Lam kính (2 cái) , băng keo trong, đĩa petri (1 cái) , màu
và dụng cụ: thực phẩm.
TN 2: Ly nhựa, nước, màu thực phẩm, dao rọc giấy, hoa
hồng trắng.

Các bước
thực hiện:
Thí nghiệm 1 Bước 1: Nhỏ màu thực phẩm vào đĩa petri.
Bước 2: Đặt 2 lam kính lên nhau và dùng băng
keo quấn chặt chúng lại.
Bước 3: Dựng lam kính đứng lên tiếp xúc với
màu thực phẩm (lam kính vuông góc với
đĩa petri).
Bước 4: Quan sát hiện tượng nước trong lòng 2
lam kính.

Quan sát: Quan sát nước trong lòng 2 lam kính trong 1 -2 phút.

Kết quả: Thời gian quan sát 1 phút. Màu sẽ dâng lên bên trong lòng 2 lam kính. Khi
ghép 2 lam kính lại, chính giữa chúng tạo thành một khe nhỏ (ống mao
dẫn) làm màu thực phẩm dâng lên.

Bước 1: Rót nước vào ly nhựa, cho vào


Thí nghiệm 2
mỗi ly một màu, thêm nước vào.
Bước 2: Lấy hoa hồng trắng chẻ đôi
thân bằng kéo hoặc dao tầm 10 - 12cm
(chú ý an toàn khi dùng kéo và dao).
Bước 3: Cắm hoa bị chẻ đôi vào 2 ly
nước màu khác nhau.

Quan sát: Quan sát sự đổi màu của cánh hoa trong 15 - 20 phút.

Kết quả: Thời quan ngâm hoa 15 - 20 phút, các cánh hoa sẽ đổi màu , do thân
cây vận chuyển nước màu lên các cánh hoa làm hoa đổi màu nhờ vào
hiện tượng mao dẫn.
Mở rộng
Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng chất lỏng tự dâng lên cao trong vùng khe hẹp hoặc ống nhỏ mà không cần
lực bên ngoài. Nguyên nhân do bản thân trong chất lỏng có lực dính ướt (lực làm cho chất lỏng giữ lại trên bề
mặt các chất) và sức căng bề mặt (lực làm cho diện tích bề mặt chất lỏng nhỏ nhất). Khi lực dính ướt lớn hơn
sức căng bề mặt thì dung dịch được kéo lên trên bề mặt chất lỏng một khoảng. Cây dùng hiện tượng mao dẫn
để dẫn nước từ rễ lên các bộ phận thông qua hệ thống mạch bên trong nó.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh quan sát thêm hiện tượng mao dẫn ở khăn giấy thấm nước, hoặc bấc đèn
dầu thấm dầu ở dưới và đưa lên phía trên qua các lỗ nhỏ trong bấc đèn.
6
Khoa học Phiêu lưu kí

4 Cây tạo oxy Không khí chúng ta thở chứa 21% khí Oxy (O2) . Sau khi thở
chúng ta thải ra khí cacbonic (CO2). Khí CO2 rất cần thiết cho

như thế nào?


cây xanh để phát triển thông qua một quá trình gọi là quang
hợp. Đó là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng năng
lượng ánh sáng mặt trời, nước, khí cacbonic tạo các chất hữu
cơ cần thiết cho cây và nhả khí ôxi cần thiết cho con người. Thí
nghiệm bên dưới đây giúp học sinh tìm hiểu quá trình lá cây tạo
ra khí oxy từ ánh sáng mặt trời.

Thực hành
Nguyên liệu - 2 lá cây nhỏ trong vườn.
và dụng cụ: - 2 ống đong 50ml, 1 nhíp gắp, băng keo giấy, bút dạ, kéo.

Các bước
thực hiện: Bước 1: Lần lượt lấy 2 chiếc lá bỏ vào Bước 2: Cắt 2 miếng băng keo giấy
2 ống đong và đổ đầy nước, sao cho ghi dấu và dán lên 2 ống đong.
chiếc lá ngập trong nước.

Trong nhà

Bước 3: Đặt một ống đong trong Bước 4: Sau 15 phút, di chuyển nhẹ
nhà/bóng râm và một ống đong ngoài nhàng ống đong ngoài trời vào đặt
ánh nắng mặt trời. cạnh ống đong trong nhà.

Quan sát
hiện tượng: Quan sát và ghi lại hiện tượng các bọt khí bám trên các thành lá cây trong hai ống.

Kết
ết quả: - Các bọt khí li ti xuất hiện trên thành ống nghiệm hoặc trên bề mặt lá.
- Lượng bọt khí nhiều hơn ở ly nhựa đặt ngoài nắng.

Mở rộng
Những bọt khí quan sát được là khí oxy do quá trình quang hợp. Lá cây lấy khí cacbonic nhờ năng lượng ánh
sáng mặt trời để tổng hợp các chất cần cho sự phát triển của cây. Oxy là sản phẩm phụ của quá trình này đi
vào không khí. Không khí chúng ta thở chứa 21% khí oxy được tạo ra nhờ cây. Thiếu cây xanh chúng ta sẽ không
có đủ khí oxy để sống.
7
Khoa học Phiêu lưu kí

54 Quả có Rất nhiều cây tạo quả để bảo vệ hạt. Động vật thích ăn các loại
quả ngon ngọt. Có lạ không khi cây lại tạo hạt trong quả ngon ngọt

bao nhiêu
chỉ để bị ăn. Khi động vật ăn quả, phần thịt quả được tiêu hóa
nhưng phần hạt sẽ đi qua hệ tiêu hóa nguyên vẹn và thải theo phân
ra ngoài. Các hạt này sẽ được phát tán và phát triển thành cây mới.
hạt? Cây thật thông minh phải không nào. Vậy các loại quả các bạn
yêu thích tạo hạt như thế nào? Có nhiều hạt không hay chỉ ít hạt?
Loại quả nào tạo nhiều hạt nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua hoạt động
sau đây.

Thực hành
Nguyên liệu - Các loại quả (ít nhất 3 loại), mỗi loại 3 quả. ( Ví dụ: cà chua, ớt
và dụng cụ: chuông, dưa leo, chanh, nho, lựu, chanh dây…).
- Dao nhựa, thớt.
- Khăn giấy (mỗi loại quả 1 khăn), bao tay, sổ ghi.

Các bước
thực hiện: Bước 1: Mỗi học sinh chuẩn bị bảng ghi vào sổ.
Số hạt trung bình/quả
Loại quả Số quả đếm Tổng số hạt
(Hiệu suất tạo hạt)
Chanh dây

Ớt chuông

Nho

Bước 2: Đeo bao tay và chuẩn bị cắt Bước 4: Đếm số hạt thu nhận của từng
các loại quả. loại quả, ghi nhận số liệu vào bảng.
Bước 3: Cẩn thận cắt quả và tách Bước 5: Tính hiệu suất tạo hạt = tổng
hạt của từng quả để riêng trên từng số hạt đếm được/ số quả. Ví dụ đếm
khăn giấy. (Lưu ý cẩn thận trong khi được 20 hạt trong 5 quả nho. Hiệu
dùng dao). suất = 20/5= 4 hạt/quả.
Quan sát:

Tổng số hạt đếm được


HIỆU SUẤT TẠO HẠT
Số quả

Bước 6: Vẽ đồ thị cột (loại quả ở trục ngang và số hạt/quả ở trục dọc) để trình
bày và so sánh số hạt/quả ở các loại quả khác nhau.
Quan sát
hiện tượng: - Quả nào cho nhiều hạt nhất? Quả nào ít hạt nhất?
- Các bạn nhận xét có phải quả càng to thì cho càng nhiều hạt hay không? (Các
bạn có thể dùng thước đo kích thước quả hoặc dùng cân để cân khối lượng quả và
so sánh).

- So sánh và kết luận loại quả nào trong số quả được chuẩn bị có hiệu suất
Kết quả: tạo hạt nhiều nhất, ít nhất.
- Số hạt không phụ thuộc vào kích thước của quả.

Mở rộng
Quả hay trái cây là cơ quan của thực vật phát triển từ hoa sau khi thụ tinh, bảo vệ và phát tán hạt khi quả chín.
Quả được phân thành 3 loại tùy vào cách chuyển từ hoa thành quả: quả đơn (táo, cà chua, chanh…), quả phức
(mít, sung, dứa), quả tụ (dâu tây, phúc bồn tử).
Ngoài hình thức phát tán hạt nhờ động vật, thực vật còn phát tán hạt nhờ gió, nước hoặc động vật theo những
cách khác. Các bạn có thể quan sát cấu trúc của hạt để hiểu thêm về các hình thức phát tán khác của hạt.
8
Chủ đề

KHOA HỌC
ĐỘNG VẬT
Khoa học Phiêu lưu kí

6 Vì sao cá có thể Dù là một vận động viên thể thao có thể bơi rất giỏi
nhưng chúng ta cũng không thể ngoi lên, lặn xuống
mặt nước một cách dễ dàng nếu như không có các

ngoi lên lặn xuống thiết bị lặn hỗ trợ. Nhưng loài cá thì khác, chúng có
thể ngoi lên, lặn xuống một cách rất dễ theo ý muốn
của chúng. Đó là bởi vì bên trong cơ thể chúng có
nước dễ dàng? một chiếc bong bóng luôn chứa không khí. Với khả
năng điều khiển sự thay đổi áp suất của bong bóng
giúp cá điều chỉnh độ sâu dễ dàng.

Thực hành
Nguyên liệu và dụng cụ: - Keo nến
- 4 chai nước nhựa kích cỡ 1,5l, có nắp - Bút lông dầu, màu tùy ý
- 4 chai nước nhựa kích thước 330ml, có nắp - Chậu nước
- Kéo, súng bắn keo - Giấy xốp màu

Các bước Bước 1: Cắt một ô chữ nhật trên các chai Bước 2: Lần lượt đổ nước vào các chai
thực hiện: nhựa 1,5l (như hình). Đảm bảo lỗ vừa đủ to nhựa nhỏ theo thứ tự: chai 1 đổ đầy, chai 2
để có thể nhét vừa chai nhựa nhỏ vào, đổ một nửa, chai 3 đổ 1/4, chai 4 không đổ
nhưng chai nhựa nhỏ không tuột ra dễ dạng. nước. Đậy chặt nắp các chai này.

1/2 1/4

Bước 3: Gắn các chai nhựa nhỏ vào bên Bước 4: Trang trí chai thành hình con cá
trong chai nhựa lớn (như hình). Cố định chai với các giấy xốp màu. Thả các chai nhựa
nhựa nhỏ bằng súng bắn keo. lớn chứa các chai nhựa nhỏ trong chậu
nước lớn hoặc hồ nước.

Bước 5: Quan sát sự nổi của các chai.

Quan sát Có thể dể dàng nhận thấy trong thí nghiệm trên, với chai chứa nhiều nước
hiện tượng: (ít khí) thì chìm sâu hơn so với chai chứa ít nước hơn.

Kết quả: - Bong bóng cá là cơ quan có mặt ở hầu hết các loài cá có xương, có vai trò giữ
cho cá ở độ sâu mong muốn trong môi trường nước. Không khí được nạp vào
bong bóng theo hai con đường: hoặc là cá nổi lên mặt nước, lấy không khí trực
tiếp qua đường khí quản rất nhỏ ở đầu, hoặc chúng lấy không khí ngay trong
nước qua các tế bào đỏ ở mang.
- Các loài cá điều chỉnh vị trí trong nước chủ yếu nhờ vào việc làm thay đổi áp
suất không khí trong bong bóng (khi muốn nổi lên, nó nạp đầy không khí vào,
muốn lặn xuống, nó lại nhả ra). Đồng thời với việc này, cá cũng sử dụng các
động tác quẫy đuôi rất mạnh, cộng với việc đớp đầy một lượng nước vào miệng
rồi nhả qua hai mang, tạo thành một lực phản lực đẩy nó bơi lên hoặc lặn xuống
rất nhanh chóng.

mở rộng
Với những nguyên lý tương tự như bong bóng cá mà con người đã chế tạo ra tàu ngầm. Đối với một tàu ngầm thông
thường chúng cũng có hai lớp vỏ. Lớp vỏ trong dày hơn nhiều và là lớp vỏ của khoang nhân viên, giữa hai lớp vỏ là
khoang trống có chứa các giàn ép nước. Khi muốn tàu lặn thì có một van phía trên sẽ mở, nước tràn vào khe giữa hai
vỏ làm khối lượng tàu tăng lên, chìm xuống. Các giàn ép phía trong khoang giữa hai vỏ này có nhiệm vụ dồn không khí
vào chiếm chỗ nước để tàu nổi lên.
10
Khoa học Phiêu lưu kí

7 Các loài vật lấy năng Tất cả các loài động vật đều cần có
năng lượng để duy trì các hoạt động
lượng từ đâu để sinh sống sống và phát triển. Vậy chúng lấy
năng lượng từ đâu và những nguồn
và phát triển? năng lượng có liên quan gì với nhau
hay không?

Thực hành
Nguyên liệu và dụng cụ: Các bước thực hiện:

- Ly giấy Bước 1: Dùng ly giấy để vẽ và trang trí


- Giấy màu trang trí bằng giấy màu tạo thành con vật mà
- Hồ dán bạn yêu thích.
- Bút màu
Bước 2: Dùng bút màu ghi ở miệng ly giấy
như trong hình minh họa.

Bước 3: Chia thành 2 nhóm (mỗi nhóm


từ 8-12 học sinh).

Bước 4: Ở mỗi lượt chơi, mỗi nhóm thảo Bước 5: Theo hướng dẫn của giáo viên 2
luận và đưa ra 1 con vật mà mình lựa nhóm tiết lộ con vật mà mình đã chọn.
chọn sẽ đi kiếm ăn. (Lưu ý tránh để nhóm
bên kia biết trước).

Bước 6: Quan sát 2 con vật có nằm trong Bước 7: Trò chơi kết thúc sau
chuỗi thức ăn của nhau hay không. Nếu 6 lượt chơi, mỗi nhóm xem lại
có thì con nào là thức ăn sẽ bị chồng lên hiện mình còn bao nhiêu
trên bởi con vật còn lại. con vật. Và gọi lại tên các
con vật nằm trong chuỗi
thức ăn của mình.

Quan sát Nhóm quan sát lại các chồng ly giấy của nhóm mình để thấy được các chuỗi thức ăn.
hiện tượng:

Kết quả: Mạng lưới thức ăn là sự đan xen hay tương tác giữa nhiều chuỗi thức ăn. Do vậy
mỗi sinh vật trong mạng lưới đều đóng vai trò quan trọng như nhau và ảnh hưởng
qua lại với nhau và trên toàn mạng lưới thức ăn.

Sư tử Cáo Gà Giun

mở rộng
Các thành viên trong mạng lưới thức ăn có liên hệ mật thiết qua dòng năng lượng. Nếu sinh vật sản xuất (cây xanh)
chứa nhiều chất độc hại thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thành viên có liên quan trong mạng lưới thức ăn.
11
Khoa học hiêu lưu kí

8 Các loài động vật


hác nhau s trải ua
Thế giới động vật vô cùng phong phú và đa
dạng. Các loài động vật khác nhau sẽ có
những cách thức phát triển khác nhau, từ lúc
nh ng giai đoạn nào mới sinh ra đến khi trưởng thành. Vậy có những
kiểu phát triển nào? Các loài động vật sẽ phải
trong v ng đ i? trải qua những gia đoạn nào để trưởng thành?

Thực hành
Nguyên liệu và dụng cụ: Các bước thực hiện:
- 8 bộ thẻ Vòng đời của 6 loài động vật, cụ thể như dưới:
• 2 bộ thẻ về muỗi, mỗi bộ gồm 4 thẻ: trứng, lăng quăng Bước 1: Hình thành nhóm chơi, mỗi nhóm
(ấu trùng 1), ấu trùng pupa, muỗi trưởng thành. gồm 2 đến 4 người chơi. Giáo viên có thể
• 2 bộ thẻ về ếch, mỗi bộ gồm 6 thẻ: trứng ếch, nòng chơi cùng với học sinh hoặc làm trọng tài.
nọc, nòng nọc hai chân, nòng nọc 4 chân, ếch có đuôi,
ếch trưởng thành rụng đuôi. Bước 2: GV dùng tờ hướng dẫn để giải
• 2 bộ thẻ về chim, mỗi bộ gồm 4 thẻ: trứng chim, chim
thích cho học sinh về các giai đoạn trong
con trong tổ, chim non chưa bay, chim trưởng thành.
• 2 bộ thẻ về khỉ, mỗi bộ gồm 4 thẻ: mới đẻ màu cam, vòng đời của các loài động vật.
màu cam, màu xám, trưởng thành.
-Tờ hướng dẫn nêu thông tin về quá trình sinh trưởng Bước 3: Gộp 8 bộ thẻ với nhau và xào kỹ,
của các loài nêu với hình ảnh minh họa. chia mỗi người chơi 3 thẻ.

Bước 4: Mỗi người chơi lần lượt bốc thêm 1 thẻ/lượt, cho đến khi có người cầm đủ một
bộ thẻ hoàn chỉnh vòng đời của mộ loài động vật bất kì thì người đó đặt toàn bộ thẻ
xuống và hô thắng. Lưu ý, người chơi cần sắp xếp đúng trình tự của vòng đời để được
công nhận là thắng cuộc.

Trứng Lăng Quăng u trùng Pupa Muỗi trưởng thành

uan sát ọc sinh d dàng nhận thấy các loài động vật khác nhau có nh ng giai đoạn
hiện tượng: phát triển khác nhau, thể hiện qua các th .

Kết quả:
Trò chơi sẽ giúp cho học sinh nhớ được các giai đoạn phát triển của muỗi, ếch,
chim, thú qua các hình ảnh minh họa cụ thể và sự vui nhộn.

mở rộng
- Có nhiều loài động vật có chu trình phát triển phức tạp hơn như san hô, tôm sú… Chúng trải qua nhiều giai đoạn lột
xác, biến thái để trưởng thành. Thế giới động vật chứa đựng muôn vàn điều kỳ diệu.
- Với cùng bộ thẻ trên học sinh có thể thay đổi và sáng tạo kiểu chơi mới, ví dụ như trò chơi thử trí nhớ: Sắp xếp ngẫu
nhiên 36 thẻ lên một mặt phẳng (mặt hình úp xuống). Sau đó, mỗi người chơi lần lượt lật 2 thẻ bất kì, nếu 2 thẻ giống
nhau thì người chơi được giữ 2 thẻ đó. Người chơi lật được 2 thẻ giống nhau được quyền lật tiếp tục. Nếu 2 thẻ lật lên
không giống nhau thì phải úp hai thẻ lại và chuyển lượt chơi sang người tiếp theo. Người chơi cần ghi nhớ vị trí của các
thẻ để có thể giành được nhiều cặp thẻ giống nhau. Cuối cùng, khi hết thẻ thì người giữ được nhiều cặp thẻ giống nhau
nhất sẽ chiến thắng. Đây là trò mà học sinh có thể chơi dưới sự hướng dẫn của thầy cô.
12
Khoa học hiêu lưu kí

9 Vì sao v t có thể Thường ngày, chúng ta dễ dàng thấy loài vịt bơi lội

nổi trên mặt nước?


trên mặt nước rất dễ dàng, chúng cũng rất hay rỉa
lông và cánh của mình. Vậy việc rỉa lông đó có
liên quan gì đến việc giúp vịt có thể nổi trên mặt
nước hay không?

Thực hành

Nguyên liệu và dụng cụ: Các bước thực hiện:

- 1 cây sáp Bước 1: Lấy 2 miếng bông gòn ra, bôi sáp
- 2 miếng bông gòn bên ngoài một miếng và miếng còn lại
- 1 ly nước không bôi.

Bước 2: Thả 2 miếng bông gòn vào ly


nước cùng lúc và quan sát hiện tượng.

uan sát - ông gòn khi mới thả xuống mặt nước các m s thấy chúng nổi, nhưng rất nhanh
hiện tượng: sau đó khi đ thấm nước g n như ngay lập tức chúng s b chìm.
- ối với bông gòn có bôi lớp sáp bên ngoài thì nước không thấm được vào lớp bông
bên trong nên nó v n có thể nổi được.

Kết quả: - Đuôi vịt có tuyến mỡ gọi là tuyến mỡ đuôi. Phần ngực của loài vịt cũng có một
lớp cutin mỏng - dạng bột chứa dầu mỡ.
- Khi quan sát, ta thấy vịt thường xuyên tự rỉa lông của mình là do khi dùng mỏ
quệt vào tuyến mỡ để chà lên bộ lông làm cho bộ lông trông luôn bóng, mượt.
Đồng thời, do bộ lông được lớp mỡ này bao phủ nên khi xuống nước, bộ lông
của chúng không bị ướt. Lông vịt cũng có đặc tính là rất nhẹ, chúng khiến thân
vịt không bị chìm.

mở rộng
Ở gà, lông của chúng cũng có lớp mỡ này bao phủ nhưng ít hơn rất nhiều so với loài vịt. Do đó khi gà xuống nước chúng
có thể nổi được trong một thời gian ngắn nhưng không thể ở lâu dưới nước được. Do các đặc tính về môi trường sống
mà lông của gà dễ thấm nước hơn rất nhiều so với loài vịt, bên cạnh đó chân của chúng cũng không có lớp màng như
chân vịt nên việc bơi lội dưới nước cũng khó khăn hơn.
13
Chủ đề

KHOA HỌC
CON NGƯỜI
Khoa học hiêu lưu kí

10 Th c ăn mà Hằng ngày chúng ta ăn thức ăn vào trong bụng. Nếu thức

chúng ta ăn đ ăn cứ ở mãi trong bụng thì bụng chúng ta sẽ ngày càng to


lên và một lúc nào đó sẽ bể mất. Vậy thức ăn đã đi đâu?

biến đi đâu?
Đó thật ra là quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.

Thực hành
Nguyên liệu -1 trái cam, 1 chai nước lọc, 2 chiếc - 1 chiếc vớ da nữ dài
bánh quy, 1 trái chuối - 1 kéo, giây thun
và dụng cụ:
- 2 tô lớn, 1 túi ip - 1 ly giấy
- 1 ống nhựa mềm và 1 nút bất bịt ống

Các bước Bước 1: Cho bánh quy, chuối, nước cam, và Bước 6: Sau khi một lượng dung dịch đã
thực hiện: nước lọc vào túi ip. Sau đó dùng tay bóp chảy vào tô, dùng tay nén phần hỗn hợp
nhuyễn hỗn hợp này. thức ăn còn lại về phía đầu nhỏ cho hỗn
hợp thức ăn được nén di chuyển sang ống
nhựa mềm.
Bước 7: Đặt 1 tô còn lại ở cuối ống nhựa
Bước 2: Dùng kéo cắt đầu ngón cái của vớ mềm. Rút nút bất bịt ống và Dùng tay bóp
1 lỗ tròn nhỏ đường kính 2 cm (hình minh họa). vào ống nhựa mềm để từ từ lượng hỗn hợp
thức ăn còn lại được đẩy ra khỏi ống và
quan sát.

Bước 3: Cho ống nhựa mềm luồn vào trong


lỗ cắt ở vớ và buộc chặt lại chỗ nối bằng
giây thun.
Bước 4: Cắt đáy ly giấy sau đó lồng vào bên
trong đầu lớn còn lại của vớ. Cố định lại
bằng giây thun.
Bước 5: Đặt 1 tô lớn bên dưới vớ. Đổ hỗn hợp
ở túi ip đã chuẩn bị ở bước 1 vào vớ thông
qua ly giấy ở đầu vớ và quan sát

uan sát rong thí nghiệm trên chúng ta v a minh họa lại các bước chính trong quá trình tiêu hóa
hiện tượng: thức ăn của cơ thể người. úi ip minh họa cho dạ dày, vớ da minh họa cho đoạn ruột
non và đoạn ống nhựa mềm minh họa cho đoạn ruột già. hông qua thí nghiệm nh
chúng ta quan sát r quá trình tiêu quá và hấp th thức ăn c ng như là bài thải chất cặn
b của cơ thể.

Kết quả: Thức ăn khi đưa vào cơ thể sẽ đến dạ dày. Ở đây dạ dày sẽ co bóp và đồng thời
tiết ra dịch để nhào trộn và tiện cho việc tiêu hoá và hấp thu một phần chất
dinh dưỡng vào cơ thể. Sau đó thức ăn sẽ đi đến ruột non. Ở đây các chất dinh
dưỡng sẽ được hấp thu qua thành ruột và vào cơ thể. Chất cặn bã còn lại sẽ di
chuyển qua ruột già các thành phần khác và thải ra ngoài qua hậu môn. Đó
chính là phân.

mở rộng
Có nhiều bạn nghĩ rằng là nếu lỡ nuốt kẹo cao su thì kẹo cao su sẽ ở lại trong dạ dày rất lâu. Điều đó hoàn toàn không
đúng, cơ thể chúng ta không tiêu hoá kẹo cao su. Trong một số trường hợp thì nếu ch n may nuốt phải một lượng lớn kẹo
cao su thì có thể gây táo bón hoặc dẫn tới tắc nghẽn đường ruột.
15
Khoa học hiêu lưu kí

11 Hàng ngày Đường là một loại thực phẩm rất cần cho việc cung cấp
năng lượng hoạt động hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên

chúng ta ăn
ăn quá nhiều đường sẽ gây nên hàng loạt các vấn đề
nguy hiểm về sức khỏe đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường…. Vậy hàng ngày
bao nhiêu đư ng? chúng ta đã ăn bao nhiêu đường bạn có biết không?

Thực hành
- 2 tờ giấy khổ A0 với tiêu đề - 2 chiếc cân
Nguyên liệu
Có bao nhiêu đường trong - Băng keo
và dụng cụ: - Vỏ lon/chai các loại đồ
đồ uống của chúng ta?”
- Các túi ip nhỏ uống ngọt và nước suối
- 2 hũ đường

Các bước rước khi thực hiện hoạt động, giáo viên
thực hiện: dặn dò mỗi học sinh mang th o v
chai lon của một loại đồ uống các m Ngh trước hi uống
yêu thích.

tớ thật Bước 1: Chia các em thành 2 nhóm.


ào
ng t ng
Bước 2: Phát cho mỗi nhóm 1 chiếc cân, 1
hũ đường, túi nylon, băng keo.

Bước 3: Hướng dẫn các em đọc nhãn dán


trên đồ uống để tìm ra lượng đường trong
mỗi đồ uống.
Bước 4: Hướng dẫn các em dùng đường
trong hũ và cân để lấy được lượng đường
tương ứng và bỏ vào túi nylon

Bước 5: Dán các túi ip có đường lên bảng.

uan sát - Quan sát và so sánh lượng đường khác nhau các loại đồ uống khác nhau.
hiện tượng: - Nh ng loại đồ uống nào có nhiều đường?
- Nh ng loại đồ uống nào có ít đường? hông có đường?

Kết quả: Nước lọc không chứa đường. Các loại nước ngọt chứa hàm lượng đường rất
cao, cao hơn mức khuyến cáo của một số tổ chức y tế trên thế giới (Hiệp hội Tim
mạch Hoa Kỳ đề xuất rằng trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 18 không nên tiêu thụ
nhiều hơn 6 muỗng cà phê, tương đương 25gram, lượng đường bổ sung mỗi
ngày). Ví dụ, chỉ 1 chai nước tăng lực Sting 330 ml đã chứa 62.4 gam đường, 1
chai nước tăng lực Sumurai 390 ml chứa tới 78 gam đường, cả 2 đều vượt quá
mức lượng đường khuyến cáo.

mở rộng
Ngày nay, việc tiêu thụ nhiều nước ngọt có gas cũng như thức ăn nhanh làm t lệ béo phì, tiểu đường tăng cao. Chất béo
và đường không hẳn là xấu, não và các mô cơ trong cơ thể vẫn cần chất béo và đường để cung cấp năng lượng cho
các hoạt động nhưng chúng ta nên sử dụng đầy đủ các loại thực phẩm nhưng theo liều lượng cho phép. Hãy giảm sự
tiêu thụ các loại đồ uống ngọt và thay thế bằng nước lọc, nước đun sôi để nguội.
16
Khoa học hiêu lưu kí

12 Có phải tất cả Bộ xương người bao gồm tất cả các xương riêng lẻ

xư ng trong hoặc nối liền với nhau được hỗ trợ và bổ sung bởi
dây chằng, sụn, gân và cơ. Nó đóng vai trò như một

c thể ngư i đ u cái khung làm chỗ bám giữ cho các cơ, nâng đỡ
cho các cơ quan nội tạng và bảo vệ các cơ quan

giống nhau?
như tim, phổi, não. Đây là một trong những lý do
khiến khối lượng bộ xương người thường chiếm 12
đến 20% tổng khối lượng cơ thể người.

Thực hành

Nguyên liệu - Mì nhiều loại


và dụng cụ: - Đất sét kỹ thuật
- Bìa cứng A3 hoặc A2
- Kéo
- Bút viết
- Băng keo 2 mặt

Các bước Bước 1: Quan sát mẫu cấu trúc bộ xương


thực hiện: của người
Bước 2: Sử dụng các loại mì để minh họa
và ráp lại thành mô hình bộ xương người và
dán chúng lên giấy bìa cứng bằng băng
keo 2 mặt
Bước 3: Dùng bút viết ghi chú lại tên các
loại xương chính trên cấu trúc bộ xương mà
em vừa tạo ra.

uan sát ương trên cơ thể người có nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có nh ng hình dạng và
hiện tượng: chức năng khác nhau.

Kết quả: Vậy là một bức tranh sinh động về cấu trúc bộ xương của con người đã được
tạo nên một cách trực quan rồi đấy.

mở rộng
Xương là một cơ quan thuộc hệ vận động đảm nhận các vai trò trong việc tạo hình cơ thể, tạo các khoang chứa
cơ quan nội tạng, hỗ trợ quá trình vận động, là nơi sản sinh của các tế bào máu.... Về mặt cấu tạo, xương chủ yếu
được tạo thành từ khoáng chất (đa phần là canxi) và tế bào xương. Xương có những cấu tạo và chức năng thật
đặc biệt phải không ?
17
Khoa học hiêu lưu kí

13 Cà phê trà nước Răng của chúng ta có màu trắng hoặc trắng ngà.
Nếu chúng ta sử dụng nhiều cà phê, trà, nước ngọt

ng t hay làm răng (có màu) thì theo thời gian sẽ khiến cho răng
chúng ta bị ố vàng và đổi màu.

chúng ta đổi màu


Trong thí nghiệm này, chúng ta sẽ sử dụng vỏ trứng
để khám phá: uống cà phê, trà hay nước ngọt làm
răng chúng ta đổi màu như thế nào.
như thế nào?
Thực hành
Các bước thực hiện:
Nguyên liệu - 4 Vỏ trứng
Bước 1: Cho 1 quả trứng vào mỗi ly.
và dụng cụ: - 4 ly nhựa
- 4 loại đồ uống: cà phê, trà,
nước ngọt và nước lọc
- Băng keo giấy và bút dạ
- Giấy bọc thực phẩm

Bước 2: Rót đầy cà phê, trà, nước ngọt và


nước lọc vào 4 ly nhựa. Ghi nhãn tên loại đồ
uống và ngày thực hiện mẫu dán vào ly
tương ứng.

Bước 3: Dùng giấy bọc thực phẩm bịt kín


các ly nhựa.

Cà phê rà Nước Nước Bước 4: Sau 5-7 ngày, đổ hết các loại nước
ngọt lọc
ra ngoài và quan sát sự đổi màu của trứng ở
các ly.

T ng buổi sinh h ạt:


- Giáo viên trưng bày mẫu của vỏ trứng đã đổi màu để học sinh có thể quan sát hiện
tượng ngay trong buổi sinh hoạt.
- Giáo viên cần thực hiện thí nghiệm 5-7 ngày trước buổi sinh hoạt và để kết quả thí
nghiệm để học sinh quan sát được trong buổi sinh hoạt.

uan sát ọc sinh quan sát và ghi nhận sự thay đổi màu của v trứng loại đồ uống trên thông
hiện tượng: qua m u của giáo viên. Ghi chú lại màu sắc của các loại v trứng.
Các m u của học sinh có thể mang về nhà để tự quan sát.

Kết quả: Thông qua thí nghiệm nhỏ trên ta có thể quan sát được việc uống các thức uống
có màu và không chải răng sẽ khiến cho răng bị đổi màu và ố vàng. Uống nước
lọc không làm thay đổi đến màu răng.

mở rộng
Ngoài việc làm răng chúng ta bị ố vàng và đổi màu, thì nước ngọt có thể làm hình thành mảng bám và sâu răng, đặc
biệt nếu học sinh không chải răng hoặc đánh răng không đúng cách. Hãy hạn chế uống cà phê, trà hay các loại nước
ngọt và chải răng đúng giờ, đúng cách để bảo vệ răng.

Giáo viên có thể chi u thêm clip hướng d n chải răng đúng cách dành cho học sinh.
18
Khoa học hiêu lưu kí

14 Vì sao chúng Da là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể,
chiếm 16% trọng lượng cơ thể và diện tích da của 1 người
ta nên r a tay sạch lớn lên đến 1,6 m2. Da nói chung hay bàn tay nói riêng là nơi
cư trú của nhiều loại vi khuẩn, cả những vi khuẩn gây hại và

b ng xà ph ng? vi khuẩn có lợi. Việc rửa tay thường xuyên với xà phòng sẽ
phần nào giúp đẩy lùi những vi khuẩn có hại làm tổ trên tay
chúng ta.

Thực hành
Nguyên liệu
- 1 đèn pin loại nhỏ, 2 lọ hồ (keo), 1 cái tô, xà phòng rửa tay, khẩu trang.
và dụng cụ:
- Giấy kính màu xanh (2 miếng), màu tím (1 miếng).
- Dây thun, găng tay, bột huỳnh quang màu vàng hoặc cam.

Các bước Bước 1: Làm đ n UV Dùng 1 miếng giấy Bước 3: R a tay b ng nước Cho 1 nhóm
thực hiện: kính màu xanh bọc xung quanh miệng đèn học sinh rửa tay bằng nước không có xà
pin, tiếp tục bọc miếng giấy kính màu xanh phòng sau đó soi dưới đèn UV để quan sát.
thứ 2 lên lớp giấy kính ban đầu. Sau đó
dùng miếng giấy kính màu tím bọc lên 2 lớp
vừa rồi, cuối cùng cố định bằng cách cột Bước 4: R a tay b ng à h ng Cho 1
thun quanh đầu đèn pin. nhóm học sinh khác rửa bàn tay có đeo
găng với xà phòng và nước, sau đó kiểm tra
lần nữa với đèn UV để kiểm tra độ sạch của
tay sau khi rửa.

Bước 2: ha h n hợ màu hu nh quang B t hu nh quang H


Đeo găng tay và khẩu trang, sau đó đổ hết
tất cả hồ trong chai vào tô rồi cho bột dạ
quang (2 muỗng cà phê) vào khuấy đều.
Chia học sinh thành 2 nhóm và dể học sinh
dùng tay (có đeo găng tay) chạm vào hỗn
hợp huỳnh quang (lượng vừa đủ). Sau đó Đeo găng tay
dùng đèn UV (ánh sáng xanh tím) chiếu vào để trộn hỗn hợp
bàn tay để quan sát.

uan sát thí nghiệm trên, chất hu nh quang minh họa cho các chất b n và vi khu n mà hàng
hiện tượng: ngày chúng ta chạm phải. au khi r a tay b ng nước chúng ta không nhìn thấy b ng
mắt thường nhưng khi soi b ng đ n V thấy có ánh sáng phản chiểu màu xanh hoặc
trắng điều đó chứng minh một lượng chất b n, vi khu n v n còn bám trên tay chúng
ta. hi r a tay b ng nước và xà phòng giúp giảm đáng kể lượng chất b n và vi khu n
trên tay tuy nhiên n u r a không đúng cách vi khu n và chất b n c ng s v n còn lưu
trú một vài kh k trên bàn tay.

Kết quả: Việc sử dụng giấy kính trên đèn pin nhằm tạo ra ánh sáng mô phỏng tia UV (còn gọi
là ‘ ánh sáng đen - blacklight ). nh sáng này trên thực tế có thể kiểm tra được sự
trú ngụ của vi khuẩn trên hầu hết mọi bề mặt. Tuy nhiên phải sử dụng phương pháp
mô phỏng vì ánh sáng UV thật rất có hại cho mắt, thậm chí còn có tác hại lâu dài.
Dù chúng ta có rửa tay sạch như thế nào vẫn có thể còn một lượng ít vi khuẩn sót
lại trên da nên vẫn có thể quan sát được bằng blacklight. Vì vậy việc rửa tay đúng
cách là rất quan trọng trong việc tiêu diêt vi khuẩn có hại.

Mở rộng
Ngày nay, sự ra đời của gel rửa tay đã giúp việc vệ sinh tay trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng gel rửa tay
có thể khiến cho da tay bị khô, đồng thời làm mất đi 1 số lượng đáng kể vi khuẩn có lợi lưu trú trên da. Do đó cũng làm
giảm đi khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
19
Khoa học hiêu lưu kí

15 Vì sao hi nóng Hàng ngày chúng ta có thể thấy rằng khi hoạt

chúng ta thư ng đổ
động mạnh hoặc trời nắng nóng thì cơ thể
chúng ta tiết ra nhiều mô hôi hơn. Tại sao lại như
vậy? Và mồ hôi có liên quan gì đến nhiệt độ môi
mồ h i? trường bên ngoài?

Thực hành
Nguyên liệu và dụng cụ: Các bước thực hiện:
- 2 miếng bông gòn.
Bước 1: Lấy 2
- 1 lọ cồn y tế.
nhiệt kế và quan
- 2 chiếc nhiệt kế. sát nhiệt độ đang
Thang đo
nhiệt độ
chỉ trên nhiệt kế.

Bước 2: Để 2 nhiệt kế thẳng đứng ở môi trường tự nhiên khoản 2 phút để 2


nhiệt kế chỉ về cùng chung 1 vạch nhiệt độ như nhau.

Bước 3: Đặt 2 miếng bông gòn bao phủ bên ngoài 2 đầu của nhiệt kế.
Bước 4: Nhỏ 5 giọt cồn y tế vào 1 bên cho thấm đều.
Bước 5: Dùng miệng thổi hoặc dùng tờ giấy quạt vào 2 miếng bông gòn
trong 1 phút.
Bước 6: Quan sát sự thay đổi nhiệt độ trên 2 nhiệt kế.

Nhiệt kế

Cồn 900
Bông không
nhỏ cồn

uan sát Quan sát nhiệt độ trên 2 nhiệt k s thấy r ng, nhiệt độ phía bên bông gòn có
hiện tượng: nh dung d ch cồn s thấp hơn bên còn lại.

Kết quả: Trên thực tế đổ mồ hôi là một quá trình điều tiết tự nhiên của cơ thể con người để
phản ứng lại nhiệt độ thay đổi bên ngoài. Khi trời nóng hoặc bạn vận động mạnh,
tuyến mồ hôi tiết ra nhằm làm giảm nhiệt độ cơ thể qua quá trình bốc hơi nước.
Trong thí nghiệm trên khi ta nhỏ dung dịch cồn vào bông gòn và thổi nhằm đẩy
nhanh quá trình bốc hơi. Trên thực tế thì một người ngồi trước quạt, khi có mồ hôi
cũng mát hơn khi không có quạt đúng không nào. Đó là do quạt thổi vào người
làm mồ hôi bốc hơi nhanh hơn.

Mở rộng
Mồ hôi cũng giúp cấp nước cho da, giúp duy trì cân bằng độ ẩm cho da, việc đổ nhiều mồ hôi cũng khiến cho cơ thể
mất đi một lượng nước. Do đó hiện tượng thường đi kèm với việc đổ mồ hôi làm ta sẽ cảm thấy khát nước.

20
Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford Công ty TNHH Bayer Việt Nam
Phòng Kết nối Khoa học với Công chúng Phòng Truyền thông

Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Địa chỉ: 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận
Thành phồ Hồ Chí Minh Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: khoahoctruonghoc@oucru.org Email: giang.pham@bayer.com
Website: www.oucru.org Website: www.bayer.vn
10

You might also like