You are on page 1of 139

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-----------------------------

ĐỖ ĐÌNH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HIỆU NĂNG


GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN AODV VÀ AOMDV
TRONG MẠNG MANET

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TOÁN HỌC

HÀ NỘI – 2017
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
……..….***…………

ĐỖ ĐÌNH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HIỆU NĂNG


GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN AODV VÀ AOMDV
TRONG MẠNG MANET

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TOÁN HỌC


Chuyên ngành: Cơ sở toán học cho tin học
Mã số: 62 46 01 10

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tam
2. PGS. TS. Nguyễn Gia Hiểu

Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những nội dung,
số liệu và kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa có tác
giả nào công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận án

Đỗ Đình Cường
LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện tại Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Lời đầu tiên, NCS xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Tam và PGS. TS. Nguyễn Gia Hiểu,
những người thầy đã tận tình định hướng nghiên cứu, đào tạo và hướng dẫn
NCS trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này.

NCS xin được cảm ơn Viện Công nghệ Thông tin - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam, đặc biệt là các cán bộ Phòng Tin học Viễn thông
đã nhiệt tình đóng góp ý kiến vào luận án và giúp đỡ NCS trong quá trình
nghiên cứu.

NCS xin được cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ của Học viện Khoa
học và Công nghệ, đặc biệt là PGS. TS. Đặng Văn Đức và TS. Nguyễn Long
Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NCS trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại Học viện trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.

NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô, các nhà
khoa học trong và ngoài Viện đã chân thành góp ý và giúp đỡ cho NCS hoàn
thành luận án này.

Cuối cùng, NCS cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ,
động viên, chia sẻ và giúp NCS có thêm quyết tâm và động lực vượt qua những
khó khăn để quyết tâm hoàn thành luận án này.

Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................... i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG MANET VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH
TUYẾN TRONG MẠNG MANET .................................................................. 7
1.1. Giới thiệu về mạng MANET ................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm mạng MANET ............................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của mạng MANET ......................................................... 9
1.1.3. Ứng dụng của mạng MANET ....................................................... 10
1.1.4. Dung lượng truyền tải của mạng MANET ................................... 12
1.2. Định tuyến trong mạng MANET ......................................................... 14
1.2.1. Những yêu cầu cơ bản của giao thức định tuyến trong mạng
MANET .................................................................................................. 14
1.2.2. Một số chiến lược định tuyến trong mạng MANET ..................... 15
1.2.3. Một số hướng nghiên cứu cải tiến giao thức định tuyến trong mạng
MANET .................................................................................................. 21
1.3. Định tuyến dạng véc tơ khoảng cách, định tuyến đa đường trong mạng
MANET và những nghiên cứu cải tiến ....................................................... 25
1.3.1. Vấn đề giảm tắc nghẽn và đảm bảo QoS trong mạng MANET sử
dụng giao thức định tuyến véc tơ khoảng cách ....................................... 25
1.3.2. Giao thức định tuyến AODV ........................................................ 28
1.3.3. Giao thức định tuyến AOMDV..................................................... 38
1.3.4. Một số nghiên cứu cải tiến giao thức định tuyến AODV và
AOMDV ................................................................................................. 41
1.4. Đánh giá hiệu năng mạng .................................................................... 51
1.5. Mục tiêu và hướng tiếp cận của luận án .............................................. 53
1.6. Kết luận Chương 1 ............................................................................... 54
CHƯƠNG 2. CẢI TIẾN GIAO THỨC AODV NHẰM GIẢM TẮC NGHẼN
TRONG MẠNG MANET .............................................................................. 56
2.1. Đề xuất ý tưởng cải tiến cho giao thức AODV .................................... 56
2.2. Phương pháp ước lượng trễ của liên kết .............................................. 57
2.2.1. Phân tích độ trễ của liên kết theo cơ chế DCF .............................. 57
2.2.2. Ước lượng thời gian trễ theo thời gian phục vụ ............................ 59
2.3. Cải tiến giao thức AODV .................................................................... 65

i
2.3.1. Đề xuất mô hình định tuyến theo hướng tiếp cận xuyên tầng ...... 65
2.3.2. Mô đun đo mức độ sử dụng kênh truyền ...................................... 66
2.3.3. Mô đun ước lượng tỉ lệ lỗi frame của liên kết .............................. 69
2.3.4. Mô đun định tuyến ........................................................................ 74
2.4. Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả........................................................ 77
2.4.1. Các độ đo đánh giá hiệu năng ....................................................... 77
2.4.2. Kịch bản mô phỏng ....................................................................... 77
2.4.3. Các kết quả và đánh giá ................................................................ 79
2.5. Kết luận Chương 2 ............................................................................... 90
CHƯƠNG 3. CẢI TIẾN GIAO THỨC AOMDV NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ CHO MẠNG MANET ................................................... 91
3.1. Đề xuất ý tưởng cải tiến cho giao thức AOMDV ................................ 91
3.2. Xây dựng hàm lượng giá đường theo QoS .......................................... 93
3.2.1. Phân lớp các ứng dụng theo yêu cầu QoS .................................... 93
3.2.2. Phương pháp ra quyết định chọn đường ....................................... 93
3.2.3. Xác định trọng số của các tiêu chuẩn QoS ................................... 96
3.3. Dự đoán chất lượng liên kết tại tầng MAC ........................................ 100
3.4. Cải tiến giao thức AOMDV ............................................................... 100
3.4.1. Xây dựng hàm lượng giá đường ................................................. 100
3.4.2. Đề xuất cơ chế định tuyến QoS cho giao thức QCLR ................ 102
3.5. Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả...................................................... 104
3.5.1. Kịch bản mô phỏng ..................................................................... 104
3.5.2. Các độ đo đánh giá hiệu năng ..................................................... 106
3.5.3. Các kết quả và đánh giá .............................................................. 107
3.6. Kết luận Chương 3 ............................................................................. 114
KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ........ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 119

ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt


ACK Acknowledgement Gói báo nhận
Ad hoc On-Demand Giao thức định tuyến theo yêu
AODV
Distance Vector cầu dạng véc tơ khoảng cách
Ad hoc On-demand Giao thức định tuyến theo yêu
AODV-DM Distance Vector with cầu dạng véc tơ khoảng cách có
Delay Metric độ đo định tuyến thời gian trễ
Giao thức định tuyến đa đường
Ad hoc On-demand
AOMDV theo yêu cầu dạng véc tơ
Multipath Distance Vector
khoảng cách
Giao thức định tuyến chuyển
Cluster-head Gateway
CGSR tiếp giữa các vùng có nút quản
Switch Routing Protocol

CNU Channel Utilization Mức độ sử dụng kênh truyền
Carrier Sense Multiple Cơ chế đa truy cập bằng cách
CSMA/CA Access with Collision cảm nhận kênh truyền với kỹ
Avoidance thuật phòng tránh xung đột
CW Contention Window Cửa sổ tương tranh
Distributed Coordination
DCF Hàm điều phối phân tán
Function
Distributed Inter Frame Khoảng cách phân bố giữa các
DIFS
Space frame
Destination Sequence Giao thức định tuyến dạng véc
DSDV Distance Vector Routing tơ khoảng cách sử dụng số thứ
Protocol tự đích
Dynamic Source Routing Giao thức định tuyến nguồn
DSR
Protocol động
Expected Transmission Đếm số gói nhận được theo kỳ
ETX
Count vọng

iii
FER Frame Error Rate Tỉ lệ lỗi frame
Hierarchical State Routing Giao thức định tuyến theo cơ
HSR
Protocol chế phân cấp
Điều khiển truy cập môi trường
MAC Media Access Control
truyền
Mạng di động không dây kiểu
MANET Mobile Ad hoc Network
không cấu trúc
Đơn vị dữ liệu giao thức tầng
MPDU MAC Protocol Data Unit
MAC
Optimized Link State Giao thức định tuyến tối ưu
OLSR
Routing Protocol theo trạng thái liên kết
Physical Layer
PLCP Giao thức hội tụ tầng Vật lý
Convergence Protocol
PNS Passed Node Set Tập các nút frame đã đi qua
Đơn vị dữ liệu giao thức tầng
PPDU PLCP Protocol Data Unit
PLCP
Đơn vị dữ liệu dịch vụ tầng
PSDU PLCP Service Data Unit
PLCP
Giao thức định tuyến xuyên
QCLR QoS Cross-Layer Routing tầng đảm bảo chất lượng dịch
vụ
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
RMV Routing Metric Value Giá trị độ đo định tuyến
RREP Route Reply Gói trả lời đường
RREQ Route Request Gói truy vấn đường
RRER Route Error Gói báo lỗi đường
Khoảng cách ngắn giữa các
SIFS Short Inter Frame Space
frame
SNS Source Node Set Tập các nút nguồn
ST Slot Time Khe thời gian

iv
Time Division Multiple Đa truy cập trên cơ sở phân
TDMA
Access chia thời gian
Temporally Ordered
Giao thức định tuyến theo thuật
TORA Routing Algorithm
toán đánh số thứ tự tạm thời
Protocol
ZRP Zone Routing Protocol Giao thức định tuyến theo vùng
WSN Wireless Sensor Network Mạng cảm biến không dây

v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Một ví dụ của mạng MANET ........................................................... 8
Hình 1.2. Đường truyền dữ liệu theo chiến lược định tuyến phẳng ............... 17
Hình 1.3. Đường truyền dữ liệu theo chiến lược định tuyến phân cấp ........... 18
Hình 1.4. Truyền dữ liệu theo chiến lược định tuyến nguồn .......................... 19
Hình 1.5. Truyền dữ liệu theo chiến lược định tuyến từng chặng .................. 20
Hình 1.6. Cấu trúc gói RREQ ......................................................................... 31
Hình 1.7. Cấu trúc gói RREP .......................................................................... 33
Hình 1.8. Cấu trúc gói RRER ......................................................................... 35
Hình 1.9. Quá trình truyền yêu cầu tìm đường bằng gói RREQ..................... 36
Hình 1.10. Quá trình truyền trả lời đường bằng gói RREP ............................ 37
Hình 1.11. Ví dụ về định tuyến lặp khi vi phạm quy tắc quảng bá đường ..... 39
Hình 1.12. Ví dụ về định tuyến lặp khi vi phạm quy tắc chấp nhận đường ... 40
Hình 2.1. CSMA/CA ở chế độ cơ bản ............................................................ 57
Hình 2.2. CSMA/CA với kỹ thuật cảm nhận sóng mang ảo........................... 58
Hình 2.3. Kiến trúc tầng con MAC và tầng Vật lý ......................................... 60
Hình 2.4. Cấu trúc của PPDU dài ................................................................... 60
Hình 2.5. Cấu trúc của PPDU ngắn ................................................................ 61
Hình 2.6. Các mô đun của giao thức AODV-DM .......................................... 65
Hình 2.7. Cấu trúc gói tin FER_PROBE ........................................................ 70
Hình 2.8. Mô hình kịch bản mô phỏng ........................................................... 78
Hình 2.9. Thông lượng trung bình của giao thức trong Kịch bản 1................ 80
Hình 2.10. Thông lượng trung bình của giao thức trong Kịch bản 2.............. 82
Hình 2.11. Tỷ lệ truyền gói thành công của giao thức trong Kịch bản 1 ........ 83
Hình 2.12. Tỷ lệ truyền gói thành công của giao thức trong Kịch bản 2 ........ 84
Hình 2.13. Trễ truyền gói trung bình của trong thức trong Kịch bản 1 .......... 86
Hình 2.14. Trễ truyền gói trung bình của giao thức trong Kịch bản 2............ 87
Hình 2.15. Tải định tuyến của giao thức trong Kịch bản 1 ............................. 87
Hình 2.16. Tải định tuyến của giao thức trong Kịch bản 2 ............................. 89

vi
Hình 3.1. Cây AHP cho bài toán chọn đường đa tiêu chuẩn .......................... 96
Hình 3.2. Trễ truyền gói trung bình của giao thức QCLR & AOMDV ........ 108
Hình 3.3. Thông lượng trung bình của giao thức QCLR & AOMDV .......... 109
Hình 3.4. Tỉ lệ truyền thành công của giao thức QCLR & AOMDV ........... 111
Hình 3.5. Tải định tuyến của giao thức QCLR & AOMDV ......................... 112
Hình 3.6. Độ biến thiên trễ truyền gói của giao thức QCLR & AOMDV .... 114

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Phân loại các chiến lược định tuyến của mạng MANET ............... 15
Bảng 2.1. Thông lượng hiệu dụng của liên kết IEEE 802.11b ....................... 63
Bảng 2.2. Giá trị của tham số FER trong các chu kỳ liên tiếp ........................ 73
Bảng 2.3. Thông lượng trung bình của giao thức trong Kịch bản 1 ............... 80
Bảng 2.4. Thông lượng trung bình của giao thức trong Kịch bản 2 ............... 81
Bảng 2.5. Tỷ lệ truyền gói thành công của giao thức trong Kịch bản 1 ......... 83
Bảng 2.6. Tỷ lệ truyền gói thành công của giao thức trong Kịch bản 2 ......... 84
Bảng 2.7. Trễ truyền gói trung bình của giao thức trong Kịch bản 1 ............. 85
Bảng 2.8. Trễ truyền gói trung bình của giao thức trong Kịch bản 2 ............. 86
Bảng 2.9. Tải định tuyến của giao thức trong Kịch bản 1 .............................. 88
Bảng 2.10. Tải định tuyến của giao thức trong Kịch bản 2 ............................ 89
Bảng 3.1. Các ngưỡng QoS theo các lớp lưu lượng ....................................... 93
Bảng 3.2. Lượng hoá độ quan trọng của các tiêu chuẩn QoS Lớp 1 .............. 97
Bảng 3.3. Lượng hoá độ quan trọng của các tiêu chuẩn QoS Lớp 2 .............. 97
Bảng 3.4. Lượng hoá độ quan trọng của các tiêu chuẩn QoS Lớp 3 .............. 98
Bảng 3.5. Quan hệ giữa chỉ số n và RI ........................................................... 99
Bảng 3.6. Trọng số của các tiêu chuẩn QoS theo các lớp lưu lượng ............ 100
Bảng 3.7. Trọng số của các tiêu chuẩn QoS trong hàm lượng giá đường .... 102
Bảng 3.8. Các tham số chung của mô phỏng ................................................ 106
Bảng 3.9. Các tham số riêng của mô phỏng ................................................. 106
Bảng 3.10. Trễ truyền gói trung bình của giao thức QCLR và AOMDV..... 107
Bảng 3.11. Thông lượng trung bình của giao thức QCLR và AOMDV....... 109
Bảng 3.12. Tỉ lệ truyền thành công của giao thức QCLR và AOMDV ........ 110
Bảng 3.13. Tải định tuyến của giao thức QCLR và AOMDV ...................... 112
Bảng 3.14. Độ biến thiên trễ trung bình của giao thức QCLR và AOMDV 113

viii
MỞ ĐẦU

Ngày nay, mạng truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
đời sống, kinh tế, xã hội của con người. Nhu cầu truyền thông trên một hệ thống
mạng đa dữ liệu, tích hợp các loại mạng có dây và không dây khác nhau với hệ
thống mạng lõi Internet, hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện ở tốc độ cao cho
nhiều loại dữ liệu khác nhau, hỗ trợ khả năng di chuyển của các thiết bị di động
thông minh một cách nhanh chóng, thuận lợi, linh hoạt trên phạm vi toàn cầu
đã và đang là xu hướng phát triển của hệ thống mạng truyền thông hiện đại. Mô
hình mạng thế hệ 4 (4G) ra đời nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu này.

Trong mô hình mạng 4G [10], xoay quanh hệ thống mạng lõi Internet,
cùng với mạng viễn thông tế bào, mạng viễn thông vệ tinh, mạng không dây
diện rộng, mạng không dây cục bộ, đã có sự xuất hiện của mạng không dây
kiểu không cấu trúc (MANET). Sự xuất hiện này cho thấy tầm quan trọng của
mạng MANET trong công nghệ mạng truyền thông hiện đại và khả năng ứng
dụng rộng rãi của nó vào nhiều lĩnh vực khác nhau từ hỗ trợ tác chiến trong
quân đội; dự báo và cảnh báo thiên tai, thảm họa; ứng dụng thương mại, gia
đình, văn phòng, giáo dục và giải trí; theo dõi và điều hành giao thông tới các
dịch vụ theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho con người.

Được hình thành bởi các kết nối tạm thời giữa các nút mạng di động
không có sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng mạng cố định, mạng MANET có nhiều
những đặc điểm khác biệt so với mạng không dây và có dây truyền thống [33]
làm nảy sinh nhiều thách thức và các hướng nghiên cứu khác nhau [68]: vấn đề
định tuyến hiệu quả khi topo mạng thay đổi, đảm bảo chất lượng dịch vụ theo
yêu cầu từ chương trình ứng dụng, đảm bảo an ninh mạng, tiết kiệm năng lượng,
khả năng tự tổ chức, chuyển đổi các dịch vụ từ mô hình client-server và đảm
bảo hiệu năng khi kích thước mạng thay đổi. Kết quả nghiên cứu phân loại và
đánh giá về số lượng các nghiên cứu theo các hướng khác nhau đối với mạng
MANET trong thời gian gần đây [81] cho thấy, hướng nghiên cứu về định tuyến

1
trong mạng MANET đứng đầu về số lượng các nghiên cứu đã được công bố.
Như vậy, có thể khẳng định, định tuyến trong mạng MANET đã và đang là một
vấn đề rất cần được quan tâm giải quyết trong những nghiên cứu cải tiến hiệu
năng mạng MANET.

Đã có nhiều cải tiến nghiên cứu được đề xuất nhằm cải tiến các giao thức
định tuyến cho mạng MANET. Có thể phân nhóm các nghiên cứu này theo mục
tiêu của chúng bao gồm: Tăng độ bền vững của đường được chọn [105, 48, 59];
Nâng cao hiệu quả định tuyến [82, 80, 45, 29, 8, 85, 65]; Đảm bảo an ninh trong
định tuyến [42, 107, 97, 104]; Định tuyến hỗ trợ QoS [18, 94, 83, 41]; Định
tuyến với cơ chế tiết kiệm năng lượng [90, 58, 88, 12]. Tuy nhiên, mỗi đề xuất
cải tiến chỉ áp dụng cho một giao thức định tuyến hoặc một nhóm các giao thức
có chung một chiến lược định tuyến nhất định. Các so sánh đánh giá về hiệu
năng của các giao thức đã cải tiến so với các giao thức ban đầu cũng chỉ tập
trung vào một số mô hình toán học và kịch bản mô phỏng nhất định. Vì vậy,
trong từng ngữ cảnh triển khai mạng MANET với các yêu cầu cụ thể, cần lựa
chọn, cải tiến và sử dụng giao thức định tuyến một cách phù hợp.

Đối với các giao thức định tuyến véc tơ khoảng cách sử dụng thuật toán
tìm đường ngắn nhất theo số chặng, các nghiên cứu trong [6, 13, 73, 87] đã chỉ
ra rằng, thuật toán tìm đường ngắn nhất theo số chặng chưa phải là thuật toán
tối ưu dành cho mạng MANET. Đường ngắn nhất có xu hướng đi qua tâm của
mạng gây tắc nghẽn cục bộ ở các nút phân bố gần tâm của mạng. Vì vậy, cần
cải tiến cơ chế tìm đường của các giao thức định tuyến này nhằm giảm tắc
nghẽn gây ra bởi các lưu lượng bị tập trung tại vùng trung tâm của mạng.

AODV [69] là một trong các giao thức định tuyến tiêu biểu trong nhóm
các giao thức định tuyến đơn đường có cơ chế định tuyến kết hợp giữa chiến
lược định tuyến tìm đường theo yêu cầu với các chiến lược định tuyến cập nhật
theo sự kiện, định tuyến phẳng, định tuyến từng chặng và định tuyến phân tán.
Từ khi được giới thiệu lần đầu vào năm 2001 cho tới nay, đã có nhiều đề xuất

2
cải tiến giao thức AODV theo các mục tiêu: Đảm bảo tính sẵn sàng chuyển tiếp
dữ liệu [9, 46, 44, 23], tiết kiệm năng lượng [30, 3, 77], hỗ trợ QoS [19] và đảm
bảo an ninh định tuyến [56, 27, 91, 11]. Trong số các đề xuất cải tiến này, có
nhiều đề xuất đã sử dụng phương pháp khai thác thông tin định tuyến theo cách
tiếp cận xuyên tầng để xây dựng cơ chế định tuyến với độ đo định tuyến mới
thay cho độ đo số chặng của giao thức AODV nhưng không hướng tới mục tiêu
giảm tắc nghẽn gây ra bởi thuật toán tìm đường ngắn nhất theo số chặng đã đề
cập ở trên.

Đối với vấn đề định tuyến QoS, các giao thức định tuyến phải có khả
năng chọn đường phù hợp theo yêu cầu QoS của dữ liệu cần truyền. Tại mỗi
nút mạng, các luồng dữ liệu có yêu cầu QoS khác nhau cần được truyền theo
các con đường khác nhau. Do các giao thức định tuyến đơn đường chỉ hỗ trợ
tìm một đường duy nhất sau tiến trình định tuyến nên không thể chọn được các
đường khác nhau theo các luồng dữ liệu có yêu cầu QoS khác nhau. Do đó, các
giao thức định tuyến đa đường là lựa chọn thích hợp để tích hợp cơ chế định
tuyến QoS.

Các giao thức định tuyến đa đường có khả năng tìm và sử dụng nhiều
đường đồng thời từ một nút nguồn tới một nút đích. Trong thời gian qua, đã có
nhiều giao thức định tuyến đa đường được đề xuất [86]. Đa phần những đề xuất
này được thực hiện trên cơ sở cải tiến hoạt động của các giao thức định tuyến
tìm đường theo yêu cầu. Theo mục tiêu thiết kế, có thể phân loại các giao thức
định tuyến đa đường theo các nhóm: giảm thời gian trễ [20, 34, 37, 51, 52],
tăng độ tin cậy [17, 49, 55, 87, 89, 93, 98, 100], giảm phụ tải cho các gói điều
khiển [5, 47, 60, 62, 96, 101, 106], tiết kiệm năng lượng [28, 50] và định tuyến
lai [92, 95]. Tuy nhiên trong các giao thức đã được đề xuất này, vấn đề định
tuyến theo yêu cầu QoS của các lớp chương trình ứng dụng phân loại theo
chuẩn ITU-T G.1010 [36] vẫn chưa được giải quyết.

3
Với những lý do được phân tích ở trên, luận án này tập trung vào giải
quyết vào hai vấn đề chính: 1) Cải tiến giao thức định tuyến AODV nhằm nâng
cao hiệu năng mạng MANET có các vùng tắc nghẽn; 2) Cải tiến giao thức định
tuyến AOMDV nhằm hỗ trợ cơ chế định tuyến QoS cho mạng MANET.

Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu

Trong khuôn khổ giới hạn điều kiện và thời gian nghiên cứu, luận án này
lựa chọn các giao thức định tuyến trong mạng MANET là đối tượng nghiên cứu
với phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong vấn đề xây dựng các độ đo định
tuyến thích hợp và cải tiến cơ chế định tuyến theo hướng tiếp cận xuyên tầng
của giao thức định tuyến AODV và AOMDV nhằm đảm bảo mục tiêu nghiên
cứu là tăng cường hiệu năng định tuyến của giao thức AODV trong mạng
MANET có các vùng tắc nghẽn và cung cấp khả năng định tuyến theo chất
lượng dịch vụ cho giao thức AOMDV trong mạng MANET.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp kết
hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thử nghiệm để đánh giá kết quả. Trên cơ sở
phân tích, đánh giá hoạt động của một số giao thức định tuyến, luận án sẽ rút
ra những điểm cần cải tiến. Sau đó, sử dụng toán học làm công cụ để ước lượng
và tính các tham số cần thiết cho các thuật toán định tuyến được đề xuất. Luận
án sử dụng phương pháp thử nghiệm bằng mô phỏng để so sánh, đánh giá kết
quả về hiệu năng của các giao thức đã được cải tiến.

Nội dung nghiên cứu và kết quả cần đạt được

Luận án tập trung vào ba nội dung chính sau: 1) Nghiên cứu, phân tích và
đánh giá hoạt động của giao thức định tuyến AODV và AOMDV để tìm ra
những điểm cần cải tiến; 2) Cải tiến giao thức AODV để nâng cao hiệu năng
của mạng MANET có các vùng tắc nghẽn; 3) Cải tiến giao thức AOMDV nhằm
đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ của các ứng dụng trong mạng MANET.

4
Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu này, các kết quả cần đạt được của luận
án bao gồm: 1) Đưa ra được những yêu cầu cần cải tiến đối với giao thức AODV
trong mạng có tắc nghẽn và giao thức AOMDV trong mạng có nhu cầu đảm
bảo chất lượng dịch vụ; 2) Ước lượng được chất lượng liên kết ở tầng MAC
theo hai thông số là tỉ lệ mất gói tin và độ trễ; 3) Xây dựng được độ đo định
tuyến theo độ trễ đầu cuối với giao thức AODV và hàm lượng giá đường theo
yêu cầu QoS với giao thức AOMDV; 4) Xây dựng được mô hình và thuật toán
định tuyến theo cách tiếp cận xuyên tầng cho hai giao thức; 5) Kiểm nghiệm,
đánh giá được hiệu năng của các giao thức sau khi cải tiến là ưu việt hơn so với
các giao thức gốc trên phần mềm mô phỏng NS2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Các đề xuất cải tiến giao thức định tuyến AODV và AOMDV trong mạng
MANET có ý nghĩa khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về mạng MANET nói
chung và hướng nghiên cứu về định tuyến nói riêng. Với những kết quả đã đạt
được về việc nâng cao hiệu năng định tuyến, các đề xuất này có thể được sử
dụng trong các nghiên cứu tiếp theo để cải tiến các giao thức định tuyến khác
trong mạng MANET. Về mặt thực tiễn, những kết quả của luận án có thể được
sử dụng khi triển khai giao thức định tuyến cho các mạng MANET có tần suất
tắc nghẽn cao và cần đảm bảo yêu cầu hỗ trợ QoS cho các chương trình ứng
dụng.

Bố cục của luận án

Luận án được bố cục thành 3 chương.

Chương 1 trình bày tổng quan về mạng MANET, các chiến lược định
tuyến được sử dụng trong các giao thức định tuyến dành cho mạng MANET,
các nghiên cứu cải tiến giao thức định tuyến dùng cho mạng MANET, định
tuyến dạng véc tơ khoảng cách, định tuyến đa đường và những nghiên cứu cải
tiến. Nội dung chính của chương là cơ chế hoạt động của hai giao thức AODV,
AOMDV và các nghiên cứu cải tiến đã đề xuất đối với hai giao thức này; Các

5
lập luận, phân tích để rút ra vấn đề trọng tâm cần cải tiến đối với hai giao thức,
xây dựng các luận điểm chính làm cơ sở cho các nghiên cứu toán học và thử
nghiệm trong các chương tiếp theo.

Chương 2 đề xuất ý tưởng cải tiến giao thức AODV và trình bày về các
vấn đề: phương pháp ước lượng độ trễ của liên kết trên cơ sở nguyên lý hoạt
động của công nghệ IEEE 802.11; những đề xuất cải tiến giao thức AODV theo
mô hình định tuyến xuyên tầng với mô đun đo mức độ sử dụng kênh truyền,
mô đun ước lượng tỉ lệ lỗi frame của liên kết và mô đun định tuyến xuyên tầng;
kiểm nghiệm và đánh giá kết quả của các cải tiến đã đề xuất bằng phương pháp
mô phỏng và đánh giá hiệu năng của hai giao thức AODV-DM và AODV trên
phần mềm NS2.

Chương 3 trình bày ý tưởng cải tiến cho giao thức AOMDV; đề xuất
phương pháp phân lớp các ứng dụng theo yêu cầu chất lượng dịch vụ theo
chuẩn ITU-T G1010 và phương pháp tính trọng số cho các tiêu chuẩn QoS; đề
xuất kỹ thuật dự đoán chất lượng liên kết tại tầng MAC theo hai tham số là trễ
và tỉ lệ mất gói; đề xuất cải tiến giao thức AOMDV theo yêu cầu QoS sử dụng
cách tiếp cận xuyên tầng; kiểm nghiệm và đánh giá kết quả của các cải tiến đã
đề xuất trên cơ sở mô phỏng và so sánh hiệu năng của hai giao thức QCLR và
AOMDV bằng phần mềm NS2.

Cuối cùng là phần kết luận, tóm tắt những đóng góp chính, các hướng
nghiên cứu phát triển tiếp theo của luận án và những vấn đề được tác giả quan
tâm.

6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG MANET VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH
TUYẾN TRONG MẠNG MANET

Trong xu thế phát triển của mạng Internet kết nối vạn vật hiện nay, bên
cạnh các kết quả nghiên cứu đã tương đối hoàn thiện nhằm phát triển hệ thống
mạng lõi, các nghiên cứu phát triển các công nghệ mạng không dây cho phép
kết nối các thiết bị thông minh để triển khai nhiều ứng dụng hữu ích phục vụ
cho cuộc sống của con người ngày càng được chú trọng. Công nghệ mạng
không dây nói chung và mạng MANET nói riêng được ứng dụng ngày càng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như phòng chống thiên tai, thảm họa, hỗ trợ giám
sát giao thông, môi trường, sản xuất, phục vụ quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các
công việc trong lĩnh vực kinh doanh, văn phòng, giáo dục, giải trí …

Với đặc điểm là một hệ thống mạng được triển khai mà không cần sự hỗ
trợ của hạ tầng mạng cố định, một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng
tới hiệu năng mạng MANET là giao thức định tuyến được sử dụng trong mạng.
Vì vậy, định tuyến trong mạng MANET là một vấn đề lớn được quan tâm
nghiên cứu ngay từ ngày đầu công nghệ mạng này ra đời và vẫn đang tiếp tục
được quan tâm nghiên cứu nhằm cải thiện hiệu năng trong các mô hình mạng
MANET cụ thể.

Trong chương này, phần thứ nhất sẽ trình bày một cách tổng quan về mạng
MANET bao gồm khái niệm, các đặc điểm và giới thiệu một số ứng dụng của
mạng MANET. Vấn đề định tuyến mạng MANET được trình bày chi tiết trong
phần thứ hai với nội dung tập trung vào một số chiến lược định tuyến trong
mạng MANET và một số hướng nghiên cứu cải tiến giao thức định tuyến trong
mạng MANET. Phần thứ ba của chương trình bày sâu hơn về đặc điểm và cơ
chế hoạt động của lớp các giao thức định tuyến dạng véc tơ khoảng cách, định
tuyến đa đường trong mạng MANET mà điển hình là hai giao thức AODV,
AOMDV và các nghiên cứu cải tiến đã đề xuất cho hai giao thức này. Phần
cuối cùng trình bày về mục tiêu và hướng tiếp cận của luận án.

7
1.1. Giới thiệu về mạng MANET

1.1.1. Khái niệm mạng MANET

Một mạng MANET (Mobile Ad hoc Network) [68] là một tập các nút
không dây di động có thể trao đổi dữ liệu một cách linh động mà không cần sự
hỗ trợ của trạm cơ sở cố định hoặc mạng có dây. Mỗi nút di động có một phạm
vi truyền giới hạn, do đó chúng cần sự trợ giúp của các nút lân cận để chuyển
tiếp các gói dữ liệu. Hình 1.1 minh họa một ví dụ về một mạng MANET. Trong
ví dụ này, các gói tin từ nút nguồn là một máy tính cần chuyển tới một nút đích
là một điện thoại thông minh không nằm trong phạm vi truyền của nút nguồn.
Vì vậy, cần có sự trợ giúp của các nút trung gian để chuyển tiếp gói tin. Để thực
hiện được công việc này, các nút mạng phải sử dụng giao thức định tuyến phù
hợp.

Hình 1.1. Một ví dụ của mạng MANET

Thuật ngữ “Ad hoc” mô tả một mạng không có cơ sở hạ tầng cố định,


trong đó hình trạng mạng được tạo thành bởi chính các nút mạng. Chế độ “Ad
hoc” của chuẩn IEEE 802.11 [35] hoạt động theo mô hình này, mặc dù nó chỉ
hỗ trợ để thiết lập một mạng đơn chặng. Các mạng di động không dây kiểu
không cấu trúc (MANET) đã mở rộng khái niệm “Ad hoc” đa chặng [68] theo

8
nghĩa: một nút mạng có thể định tuyến và chuyển tiếp một gói tin nó nhận được
từ một nút mạng khác. Nói cách khác, con đường chuyển tiếp gói tin từ nút
nguồn tới nút đích có thể chứa các nút trung gian khác. Các nút trung gian sẽ
đọc thông tin trong phần header của các gói tin và chuyển tiếp chúng tới chặng
kế tiếp trên con đường đã được hình thành.

Các nút trong mạng MANET thông thường sẽ kết nối với nhau trong một
khoảng thời gian để trao đổi thông tin. Trong khi trao đổi thông tin, các nút này
vẫn có thể di chuyển. Do đó, mạng MANET cần đáp ứng được yêu cầu truyền
dữ liệu khi cấu trúc mạng có thể thay đổi liên tục. Các nút mạng phải có cơ chế
tự tổ chức thành một mạng để thiết lập các đường truyền dữ liệu mà không cần
sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong mô hình này, mỗi nút mạng có thể đóng vai trò
là một nút đầu cuối để chạy các chương trình ứng dụng của người sử dụng hoặc
là một bộ định tuyến để chuyển tiếp các gói tin cho các nút mạng khác.

1.1.2. Đặc điểm của mạng MANET

Do MANET là một mạng không dây hoạt động không cần sự hỗ trợ của
hạ tầng mạng cơ sở trên cơ sở truyền thông đa chặng giữa các thiết bị di động
vừa đóng vai trò là thiết bị đầu cuối, vừa đóng vai trò là bộ định tuyến nên mạng
MANET còn có một số đặc điểm nổi bật sau [25]:

- Cấu trúc động: Do tính chất di chuyển ngẫu nhiên của các nút mạng nên
cấu trúc của loại mạng này cũng thường xuyên thay đổi một cách ngẫu
nhiên ở những thời điểm không xác định trước. Trong khi thay đổi, mạng
MANET có thể có thêm hoặc mất đi các kết nối giữa các nút mạng.

- Chất lượng liên kết hạn chế: Các liên kết không dây thường có băng thông
nhỏ hơn so với các liên kết có dây. Ngoài ra, do ảnh hưởng của cơ chế đa
truy cập, vấn đề suy giảm tín hiệu, nhiễu và các yếu tố khác, thông lượng
hiệu dụng của các liên kết không dây thường thấp hơn nhiều so với tốc độ
truyền tối đa theo lý thuyết của môi trường truyền không dây.

- Các nút mạng có tài nguyên hạn chế: Mỗi nút di động trong mạng MANET
có thể là một nút cảm biến, một điện thoại thông minh hoặc một máy tính

9
xách tay. Thông thường các thiết bị này có tài nguyên hạn chế so với các
máy tính trong mạng có dây và không dây truyền thống về tốc độ xử lý,
dung lượng bộ nhớ và năng lượng nguồn pin nuôi sống hoạt động của nút.

- Độ bảo mật thấp ở mức độ vật lý: Mạng không dây di động thường chịu
tác động về mặt vật lý từ các nguồn gây nguy hại về an ninh nhiều hơn so
với mạng có dây. Về khía cạnh vật lý, các vấn đề ảnh hưởng tới an ninh
mạng như nghe lén, giả mạo và tấn công từ chối dịch vụ thường dễ triển
khai trong mạng MANET hơn là trong mạng có dây truyền thống.

Có thể thấy những đặc điểm này là các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hiệu
năng của mạng MANET. Để có thể triển khai được mạng MANET trong thực
tế, thiết kế mạng MANET phải giải quyết được những thách thức sinh ra do
những đặc điểm đã nêu trên của mạng MANET [31, 32, 38, 53, 68, 72, 103].
Những thách thức này gồm các vấn đề kỹ thuật như khả năng truyền dữ liệu và
định tuyến hiệu quả khi kích thước mạng thay đổi; đảm bảo chất lượng dịch vụ
(QoS) cho các chương trình ứng dụng; cơ chế chuyển đổi một số dịch vụ từ mô
hình client-server; tiết kiệm năng lượng pin để kéo dài thời gian hoạt động của
các nút mạng riêng lẻ và của toàn mạng; đảm bảo an ninh mạng; khả năng hợp
tác giữa các nút mạng và khả năng tự tổ chức của mạng.

1.1.3. Ứng dụng của mạng MANET

Ngày nay, mạng MANET có nhiều ứng dụng trong đời sống, kinh tế, xã
hội của con người. Mô hình mạng này phù hợp đối với những tình huống cần
triển khai hệ thống mạng một cách nhanh chóng, linh động và thường xuyên có
sự biến đổi trong cấu trúc mạng. Ngày nay, mạng MANET được ứng dụng
trong rất nhiều lĩnh vực từ các ứng dụng trong thương mại [63] tới các ứng
dụng trong các hoạt động quân sự [39], ứng dụng trong các hoạt động khẩn cấp
[84], ứng dụng trong gia đình, văn phòng và giáo dục [16], mạng giao thông
[66] và mạng cảm biến [4].

10
Đối với các ứng dụng của mạng MANET trong thương mại, những người
dùng có thể chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị di động trong một cuộc họp hay
hội thảo mà không cần sự hỗ trợ của một cơ sở hạ tầng mạng cố định. Các máy
tính của những cá nhân có thể kết nối với nhau để tạo thành một mạng tạm thời
phục vụ cho các ứng dụng truyền thông dữ liệu trong một nhóm những người
dùng mà không cần sự hỗ trợ của các trạm cơ sở. Kết nối Internet từ một thiết
bị của một người dùng cũng có thể được chia sẻ tới các thiết bị của những người
dùng khác.

Ứng dụng mạng MANET trong quân đội là một trong những ý tưởng được
đưa ra ngay từ khi mạng MANET được phát triển. Trong mô hình chiến đấu
của quân đội trên chiến trường không có sự hỗ trợ về hạ tầng mạng cố định,
mỗi người lính hoặc một phương tiện quân sự như xe tăng, máy bay, tàu chiến,
tàu thủy đều có thể được kết nối và trao đổi thông tin tạm thời với nhau hoặc
với trạm chỉ huy một cách linh động thông qua mạng MANET được hình thành
bởi kết nối giữa các thiết bị di động truyền thông không dây được gắn vào các
phương tiện quân sự hay những người lính tham gia vào cuộc chiến.

Tại các vùng bị thiên tai, thảm họa, có thể tất cả các phương tiện và hạ
tầng truyền thông được xây dựng trước đó đều bị phá hủy hoàn toàn. Mỗi chiếc
xe của cảnh sát, cứu hỏa, cứu thương,… có thể được trang bị các thiết bị truyền
nhận không dây để trở thành một thiết bị đầu cuối di động và là một phần của
mạng MANET. Mỗi nhân viên cứu hộ cũng có thể cũng mang theo một thiết bị
đầu cuối di động. Các thiết bị đầu cuối này đều liên kết với nhau, hình thành
nên một mạng MANET tạm thời nhằm trao đổi thông tin. Ngoài ra, các thiết bị
đầu cuối di động không chỉ có chức năng gửi và nhận thông tin mà còn có thể
chuyển tiếp thông tin như vai trò như các bộ định tuyến.

Mỗi thiết bị thông minh trong gia đình, các điện thoại di động thông minh
và máy tính của những người sử dụng trong văn phòng, trong trường học, các
lớp học có thể đóng vai trò như một nút mạng trong một mạng MANET được

11
hình thành tạm thời mà không cần sự hỗ trợ của hạ tầng mạng cố định nhằm
phục vụ cho các việc chia sẻ thông tin, truyền dữ liệu multimedia, quản lý ngôi
nhà thông minh, quản lý lớp học thông minh…

Trong vấn đề quản lý và hỗ trợ giao thông, mỗi phương tiện giao thông
đóng vai trò là một nút mạng di động trong mạng MANET được hình thành
tạm thời trên một khu vực địa lý. Các ứng dụng trong lĩnh vực này bao gồm:
hỗ trợ trao đổi và quản lý các thông tin về tình trạng giao thông, hỗ trợ tìm
đường tránh tắc nghẽn giao thông, theo dõi và quản lý các thiết bị tham gia giao
thông…

Một mạng MANET cũng có thể là một mạng cảm biến. Các nút cảm biến
hợp tác với nhau để cùng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, ví dụ như: giám sát
môi trường, theo dõi môi trường sống, hành vi, dân số của các loài động, thực
vật, dò tìm động chấn, theo dõi tài nguyên, trinh thám trong quân đội...

1.1.4. Dung lượng truyền tải của mạng MANET

Dung lượng truyền tải (throughput capacity) của mạng không dây là một
khái niệm biểu diễn khả năng truyền tải của mạng trong một đơn vị thời gian.
Nó được đo bằng cách lấy trung bình số bit có thể truyền được bởi tất cả các
nút mạng tới đích của chúng trong thời gian một giây.

Những kết quả quan trọng về mối quan hệ giữa dung lượng truyền tải với
số nút mạng của hai mô hình mạng không dây là mô hình Mạng tùy ý và mô
hình Mạng ngẫu nhiên được đưa ra và chứng minh trong [74]. Mô hình Mạng
tùy ý là mô hình không dây trong đó vị trí các nút mạng, các cặp nút nguồn –
đích, tốc độ truyền của các luồng lưu lượng dữ liệu và phạm vi truyền của mỗi
nút trong mạng đều có thể nhận bất cứ giá trị nào. Đối với mô hình Mạng ngẫu
nhiên, vị trí của nút nguồn và đích được xác định một cách ngẫu nhiên nhưng
các nút đều có phạm vi truyền hoặc năng lượng truyền bằng nhau.

12
Xét hai mô hình dành để xem xét việc truyền thành công trong mạng
không dây một chặng là Mô hình Giao thức và Mô hình Vật lý. Vị trí và tên
gọi biểu diễn một nút thứ i trong mạng đều được kí hiệu là Xi.

Trong mô hình Giao thức, một nút Xi được xem là truyền thành công tới
nút Xj qua kênh truyền con thứ m nếu:

𝑋" − 𝑋$ ≥ 1 + 𝛥 𝑋) − 𝑋$ , (1)

với Xk là các nút đang truyền đồng thời trên cùng kênh truyền con
Trong Mô hình Vật lý, giả sử 𝑋" ; 𝑘 ∈ 𝒯 là một tập các nút đang truyền
đồng thời trên cùng một kênh truyền con tại một thời điểm nhất định nào đó.
Gọi Pk là mức năng lượng được chọn bởi nút 𝑋" , 𝑘 ∈ 𝒯. Việc truyền dữ liệu từ
nút 𝑋) , 𝑖 ∈ 𝒯 được xem là nhận thành công tại nút 𝑋$ nếu:
01
5
21 324
08 ≥𝛽, (2)
67 𝑘∈𝒯 5
𝑘≠𝑖 28 324

trong đó b là tỉ số năng lượng tín hiệu trên nhiễu; N là mức năng lượng
nhiễu môi trường; a là hệ số suy hao năng lượng tín hiệu theo khoảng cách.

Với Mô hình Giao thức, một mạng không dây n nút được phân bố ngẫu
nhiên, mỗi nút có khả năng truyền tối đa ở tốc độ W (bps) với khoảng cách
truyền cố định và các cặp nút nguồn-đích được chọn ngẫu nhiên. Dung lượng
truyền tải của mạng được xác định theo (3);

?
𝜆 𝑛 =𝛩 (3)
@ ABC @

Điều này có nghĩa là tồn tại các số thực dương k1, k2 và n0 để với mọi n
? ?
lớn hơn n0, ta có: 𝑘D . ≤ 𝜆 𝑛 ≤ 𝑘J . .
@ FGH @ @ FGH @

- Khi các nút được phân bố trên bề mặt của một hình cầu trong không gian
ba chiều hoặc trên một đĩa phẳng không gian hai chiều, giới hạn về dung lượng
truyền tải của mạng vẫn tuân theo công thức (3). Thậm chí khi các nút được

13
phân bố một cách tối ưu trên một đơn vị diện tích của đĩa phẳng với phạm vi
truyền cũng được chọn lựa một cách tối ưu, một mạng không dây chứa các nút
?
này cũng không thể cung cấp dung lượng truyền tải lớn hơn Θ bps cho
@

mỗi nút mạng trong khoảng cách truyền có giá trị thay đổi theo đơn vị 1m. Trên
thực tế, nếu tính tổng tất cả các bit được vận chuyển, một mạng không dây
trong phạm vi một đơn vị diện tích đĩa phẳng không thể vận chuyển được tổng
số bit lớn hơn Θ 𝑊 𝑛 bps trong khoảng cách có giá trị đơn vị độ dài là 1m.

Đối với Mô hình Vật lý, các cận dưới của hàm thông lượng cũng được xác
định tương tự như đối với Mô hình Giao thức, trong khi các cận trên của của
? ?
hàm thông lượng là Θ cho mô hình Mạng ngẫu nhiên và Θ M cho mô
@
@5

hình Mạng tùy ý.

1.2. Định tuyến trong mạng MANET

1.2.1. Những yêu cầu cơ bản của giao thức định tuyến trong mạng MANET

Như đã được đề cập ở phần trước, mạng MANET có những khác biệt lớn
với mạng truyền thống về tài nguyên các nút mạng và băng thông đường truyền
hạn chế, tỉ lệ lỗi cao khi truyền dữ liệu, cấu trúc mạng thay đổi liên tục. Do đó,
giao thức định tuyến trong mạng MANET nên đảm bảo những yêu cầu sau [10]:

- Tối thiểu hóa tải điều khiển: Việc truyền và nhận các gói tin điều khiển
đều tiêu tốn băng thông mạng, tài nguyên xử lý và năng lượng pin. Giao
thức định tuyến nào giảm được số lượng các gói tin điều khiển thì sẽ tiết
kiệm được những tài nguyên này.

- Tối thiểu hóa tải xử lý: Những thuật toán phức tạp yêu cầu tài nguyên CPU
cao dẫn đến trễ xử lý lớn và tốn pin tại các nút mạng. Giao thức định tuyến
có thuật toán đơn giản sẽ kéo dài được thời gian hoạt động của toàn mạng.

- Hỗ trợ định tuyến đa chặng: Mỗi nút mạng không dây chỉ có khả năng
truyền tín hiệu trong một phạm vi giới hạn nên để thực hiện việc truyền

14
dữ liệu trong mạng, giao thức định tuyến phải có khả năng tìm được các
đường đa chặng giữa các cặp nút nguồn-đích.

- Đáp ứng được với sự thay đổi về cấu trúc mạng: Các kết nối trong mạng
MANET thường xuyên bị phá vỡ nên giao thức định tuyến phải có khả
năng phản ứng nhanh với tải điều khiển nhỏ nhất.

- Ngăn chặn định tuyến lặp: Vấn đề định tuyến lặp xuất hiện khi một nút
chọn chặng kế tiếp là một nút trước của đường tính từ nút nguồn. Hiện
tượng này gây tốn băng thông và giảm hiệu năng mạng. Vì vậy, giao thức
định tuyến phải có khả năng tìm được các đường không bị lặp vòng.
1.2.2. Một số chiến lược định tuyến trong mạng MANET

Có nhiều cách để phân loại các chiến lược định tuyến cho mạng MANET
theo các tiêu chí khác nhau [14] được thể hiện trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Phân loại các chiến lược định tuyến của mạng MANET

Tiêu chí phân loại Loại


Định tuyến tìm đường trước và tìm đường
Thời điểm định tuyến
theo yêu cầu
Phương pháp truyền thông Định tuyến cập nhật định kỳ và cập nhật theo
tin định tuyến sự kiện

Số lượng vùng định tuyến Định tuyến phẳng và định tuyến phân cấp

Thông tin định tuyến trong


Định tuyến nguồn và định tuyến từng chặng
header của gói
Kiểu cập nhật thông tin
Định tuyến tập trung và định tuyến phân tán
định tuyến
Số lượng đường được thành Định tuyến đơn đường và định tuyến đa
lập đường

Định tuyến tìm đường trước và tìm đường theo yêu cầu

Kiểu định tuyến tìm đường trước còn được gọi là “định tuyến kích hoạt
trước” hay “định tuyến điều khiển dạng bảng”. Đối với kiểu định tuyến này,
các con đường tới mọi đích được tìm ra trước khi có nhu cầu truyền dữ liệu tại

15
mọi nút mạng. Trạng thái của các liên kết được lưu trữ và cập nhật định kỳ
trong bảng định tuyến để phục vụ cho thuật toán tìm đường tại mỗi nút mạng.
Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật định tuyến này là khi có yêu cầu truyền dữ liệu,
con đường truyền dữ liệu đã sẵn sàng tại các nút mạng và do đó không có độ
trễ từ khi có yêu cầu truyền dữ liệu tới lúc tìm ra con đường để truyền dữ liệu.
Tuy nhiên các giao thức thuộc nhóm này cũng có nhược điểm là chúng tính
toán và tìm ra những con đường tới mọi đích nên có thể có một số con đường
sẽ không bao giờ được sử dụng và kỹ thuật quảng bá bảng định tuyến định kỳ
sẽ chiếm dụng băng thông mạng nhiều khi trạng thái các liên kết và hình trạng
mạng thay đổi với tốc độ nhanh. Có thể kể đến một số giao thức định tuyến tiêu
biểu thuộc nhóm này là giao thức DSDV [70] và giao thức WRP [61].

Đối với các giao thức định tuyến tìm đường theo yêu cầu, chỉ khi có nhu
cầu sử dụng đường truyền dữ liệu, các nút liên quan mới khởi tạo tiến trình tìm
đường và trao đổi thông tin định tuyến. Phương pháp này có ưu điểm là tiết
kiệm băng thông mạng dành cho tải định tuyến nhưng cũng có nhược điểm là
quá trình tìm kiếm tuyến đường có thể gây ra một độ trễ truyền tin đáng kể.
Một số giao thức tiêu biểu đã được đề xuất thuộc nhóm này là DSR [38],
AODV[69] và TORA [67].

Định tuyến cập nhật định kỳ và cập nhật theo sự kiện

Với các giao thức định tuyến hoạt động trên cơ sở trạng thái liên kết (link
state), để cập nhật kịp thời thông tin về trạng thái của các liên kết và hình trạng
mạng, thông tin định tuyến cần được quảng bá tới các nút mạng. Trên cơ sở
cách thức quảng bá thông tin định tuyến, ta có thể phân loại các chiến lược định
tuyến thành hai nhóm là định tuyến cập nhật định kỳ và định tuyến cập nhật
theo sự kiện. Định tuyến cập nhật định kỳ duy trì độ ổn định của mạng và cho
phép mỗi nút mạng học được thông tin về cấu trúc và trạng thái của toàn mạng.
Tuy nhiên, nếu sử dụng chu kỳ dài để cập nhật thông tin định tuyến, các nút
mạng có thể chứa các thông tin định tuyến đã cũ và không chính xác. Ngược

16
lại, nếu chu kỳ cập nhật thông tin định tuyến là quá ngắn, sẽ có quá nhiều gói
tin định tuyến được sinh ra và quảng bá trong mạng gây ra sự lãng phí về tài
nguyên mạng.

Đối với chiến lược định tuyến theo sự kiện, khi có một sự kiện diễn ra
trong mạng, những nút mạng chịu tác động trực tiếp của các sự kiện này mới
quảng bá các gói tin cập nhật thông tin định tuyến. Vì vậy, thông tin về những
thay đổi của trạng thái mạng sẽ nhanh chóng được cập nhật tới các nút mạng.
Tuy nhiên, khi cấu trúc mạng thay đổi với tốc độ nhanh, sẽ có rất nhiều gói tin
quảng bá cập nhật định tuyến được sinh ra làm lãng phí băng thông mạng và
làm biến động các đường truyền dữ liệu.

Định tuyến phẳng và định tuyến phân cấp

Trong định tuyến phẳng, mọi nút trong mạng đều có cùng cấp độ và chức
năng định tuyến. Chiến lược định tuyến này tương đối đơn giản và hiệu quả đối
với các mạng nhỏ. Các giao thức AODV, DSDV, DSR là những giao thức điển
hình sử dụng chiến lược định tuyến phẳng. Đối với các mạng lớn, vấn đề gặp
phải là lãng phí tài nguyên mạng dành cho việc xử lý và truyền các gói tin
quảng bá thông tin định tuyến. Chiến lược định tuyến phân cấp được đề xuất
nhằm giải quyết vấn đề này. Hình 1.2 minh họa cho các con đường được hình
thành bởi giao thức định tuyến hoạt động theo chiến lược định tuyến phẳng.

Hình 1.2. Đường truyền dữ liệu theo chiến lược định tuyến phẳng

17
Trong chiến lược định tuyến phân cấp, các nút mạng được tổ chức thành
các vùng động. Mỗi vùng lại có thể chia tiếp thành các vùng con theo kiểu cây
phân cấp. Sự phân cấp này nhằm duy trì tính ổn định tương đối của cấu trúc
mạng. Sự di chuyển hoặc thay đổi trạng thái của một nút mạng chỉ tác động
trong phạm vi của vùng quản lý nó. Chỉ có thông tin điều khiển cấp cao mới
được truyền giữa các vùng để giảm tải định tuyến trong mạng. Mỗi nút mạng
sẽ có thông tin đầy đủ về các nút mạng khác trong cùng vùng với nó bằng cách
sử dụng kỹ thuật định tuyến tìm đường trước. Nếu nút đích và nút nguồn của
một yêu cầu truyền dữ liệu thuộc hai vùng khác nhau, kỹ thuật định tuyến liên
vùng theo yêu cầu sẽ được sử dụng. Định tuyến liên vùng thường hoạt động
theo cơ chế định tuyến theo yêu cầu hoặc cơ chế kết hợp giữa định tuyến tìm
đường trước và định tuyến theo yêu cầu. Các giao thức tiêu biểu sử dụng chiến
lược định tuyến phân cấp là HSR [75] và CGSR [22]. Hình 1.3 minh họa cho
các con đường được hình thành bởi giao thức định tuyến hoạt động theo chiến
lược định tuyến phân cấp.

Hình 1.3. Đường truyền dữ liệu theo chiến lược định tuyến phân cấp

Định tuyến với kỹ thuật tính toán tập trung và tính toán phân tán

Trong chiến lược định tuyến với kỹ thuật tính toán tập trung, mọi nút mạng
sẽ duy trì thông tin đầy đủ về toàn bộ cấu trúc mạng để có thể tự thực hiện các
thuật toán tìm đường khi cần thiết. Các giao thức định tuyến sử dụng chiến lược
định tuyến này còn được gọi là các giao thức định tuyến kiểu trạng thái đường

18
liên kết. Giao thức OLSR [24] là một giao thức định tuyến kiểu trạng thái đường
liên kết tiêu biểu.

Trong chiến lược định tuyến với kỹ thuật tính toán phân tán, mọi nút mạng
chỉ duy trì thông tin cục bộ về hình trạng mạng. Khi có nhu cầu tìm đường,
nhiều nút mạng sẽ cùng tham gia vào tiến trình tìm đường. Chiến lược định
tuyến này còn được gọi là định tuyến kiểu véc tơ khoảng cách. AODV và
DSDV là các giao thức định tuyến tiêu biểu sử dụng chiến lược định tuyến này.

Định tuyến nguồn và định tuyến từng chặng

Có một vài giao thức định tuyến đưa thông tin về toàn bộ con đường vào
trong header của các gói tin dữ liệu để các nút trung gian có thể chuyển tiếp
những gói tin này theo các thông tin định tuyến mà nó đọc được trong phần
header. Chiến lược định tuyến này được gọi là định tuyến nguồn. Ưu điểm của
chiến lược định tuyến này là các nút trung gian không cần duy trì thông tin định
tuyến cập nhật để tìm đường cho các gói tin chúng chuyển tiếp vì chính trong
các gói tin dữ liệu đã chứa thông tin phục vụ cho các quyết định định tuyến.
Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này là làm tăng kích thước của các gói
tin dữ liệu, đặc biệt với các con đường dài và trong các mạng có kích thước lớn
dẫn đến việc lãng phí băng thông. Giao thức DSR là một trong những giao thức
định tuyến nguồn tiêu biểu. Hình 1.4 minh họa cơ chế chuyển tiếp gói tin của
giao thức định tuyến nguồn.

Hình 1.4. Truyền dữ liệu theo chiến lược định tuyến nguồn

19
Trong chiến lược định tuyến từng chặng, con đường tới một nút đích được
phân bố trong các “chặng kế tiếp” của các nút thuộc con đường này. Khi một
nút nhận được một gói tin cần truyền tới một đích xác định, nó sẽ chuyển tiếp
gói tin này tới chặng kế tiếp tương ứng trên con đường. Vì mỗi nút mạng không
có thông tin đầy đủ về toàn bộ các liên kết trong mạng nên thuật toán định tuyến
của các giao thức sử dụng chiến lược định tuyến này phải đảm bảo không chọn
các con đường gây ra định tuyến lặp. AODV là một trong những giao thức tiêu
biểu sử dụng chiến lược định tuyến từng chặng. Hình 1.5 minh họa kỹ thuật
chuyển tiếp gói tin của giao thức hoạt động theo chiến lược định tuyến từng
chặng.

Hình 1.5. Truyền dữ liệu theo chiến lược định tuyến từng chặng

Định tuyến đơn đường và định tuyến đa đường

Giao thức định tuyến đơn đường chỉ cài đặt vào bảng định tuyến tối đa là
một đường tối ưu theo độ đo định tuyến sau mỗi tiến trình tìm đường mặc dù
nút mạng có thể nhận được thông tin về nhiều con đường tới cùng một đích
trong cùng một tiến trình tìm đường. Tại mỗi nút mạng, các gói tin được chuyển
tiếp theo đường thích hợp có trong bảng định tuyến. Khi một liên kết trên đường
đó bị lỗi, nút mạng này phải khởi tạo lại tiến trình tìm đường.

Để tiết kiệm tài nguyên hệ thống mạng trong tiến trình tìm đường, giao
thức định tuyến đa đường cho phép tìm và cài đặt nhiều hơn một con đường
không giao nhau tới cùng một đích vào bảng định tuyến của chúng. Tại một
nút, khi có yêu cầu chuyển tiếp dữ liệu tới nút đích, con đường tốt nhất sẽ được

20
sử dụng và những con đường còn lại sẽ đóng vai trò là đường dự phòng. Khi
đường chính bị lỗi, các đường dự phòng sẽ được sử dụng để chuyển tiếp các
gói tin dữ liệu nếu chúng vẫn trong trạng thái còn hoạt động được. Thêm vào
đó, nếu cơ chế cân bằng tải được sử dụng, có thể phân chia dữ liệu cần truyền
thành nhiều luồng được truyền song song trên các con đường.

Trong số các chiến lược định tuyến đã được trình bày ở trên, chiến lược
định tuyến tìm đường trước và định tuyến tìm đường theo yêu cầu được sử dụng
rất rộng rãi [15]. Với các giao thức sử dụng chiến lược định tuyến tìm đường
trước kết hợp với cơ chế điều khiển dạng bảng, đường truyền dữ liệu giữa mọi
cặp nút nguồn, đích trong mạng sẽ được khám phá trước khi có yêu cầu truyền
dữ liệu. Tuy nhiên, do sự thay đổi ngẫu nhiên với tần suất lớn của các nút mạng
trong mạng MANET nên chiến lược định tuyến này chỉ phù hợp với các mô
hình mạng MANET tương đối tĩnh, cấu trúc mạng ít có sự thay đổi. Thêm vào
đó, việc khám phá tất cả các đường đi giữa các cặp nút nguồn-đích bất kỳ trong
mạng là không cần thiết và lãng phí vì có những con đường sẽ không được sử
dụng. Vì vậy, luận án này chỉ tập trung vào các nghiên cứu đối với các giao
thức định tuyến sử dụng chiến lược định tuyến theo yêu cầu.

1.2.3. Một số hướng nghiên cứu cải tiến giao thức định tuyến trong mạng
MANET

Trong thời gian qua, đã có nhiều các giao thức định tuyến được thiết kế
dành cho mạng MANET. Mỗi giao thức định tuyến có thể sử dụng một hoặc
kết hợp một số các chiến lược định tuyến đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên,
do tính chất biến động và thay đổi thường xuyên về cấu trúc của mạng MANET
nên mỗi giao thức định tuyến chỉ thể hiện được những ưu điểm của mình trong
những điều kiện và ngữ cảnh cụ thể của mạng MANET [15]. Nội dung của
phần dưới đây trong luận án này sẽ trình bày một số hướng cải tiến quan trọng
cho một số giao thức định tuyến trong mạng MANET.

21
• Tăng độ bền vững của đường được chọn: do tính di động ngẫu nhiên của
các nút mạng trong mạng MANET nên việc chọn đường có độ bền vững
cao là một trong những kỹ thuật nhằm giảm bớt tải định tuyến và tải xử lý
tại các nút mạng dành cho việc truyền các gói tin điều khiển khi đường đang
sử dụng bị phá vỡ. Thêm vào đó, trễ truyền gói và trễ định tuyến được giảm
thiểu khi không mất thêm thời gian chờ dành cho việc tìm đường thay thế
đường bị lỗi. Việc chọn đường có độ bền vững cao hơn cũng giúp giảm
thiểu xác suất tràn bộ nhớ đệm gói tin dẫn đến làm tăng tỉ lệ mất gói tin khi
đường đang được sử dụng bị phá vỡ. Một số nghiên cứu theo hướng này đã
được đề xuất bao gồm giao thức LBR được cải tiến từ giao thức GBR với
kỹ thuật chọn đường trên cơ sở phát hiện và ước lượng mức độ ảnh hưởng
của nhiễu giữa các nút mạng tới đường truyền dữ liệu [105]; giao thức
LEBR được cải tiến từ giao thức AODV trên cơ sở đề xuất sử dụng mô hình
Semi-Markov Smooth để mô hình hoá sự di chuyển của máy bay trong
mạng MANET hàng không và hàm mật độ xác suất để biểu diễn mối tương
quan về tốc độ tương đối giữa hai nút mạng [48]; giao thức ST_OLSR được
đề xuất trên cơ sở tích hợp cơ chế SND để tính độ bền vững của liên kết và
cơ chế FND để tính độ hướng đích của một nút từ các nút lân cận vào giao
thức OLSR nhằm chọn đường có độ bền vững cao nhất [59].

• Nâng cao hiệu quả định tuyến: Đã có những đề xuất cải tiến các giao thức
định tuyến nhằm nâng cao hiệu quả định tuyến với các kỹ thuật khác nhau
như: sử dụng chuỗi thời gian mờ để dự đoán trọng số độ trễ của đường trong
tiến trình định tuyến [82]; sử dụng mạng nơ ron nhân tạo để dự đoán trễ
truyền tin phục vụ cho tiến trình tìm đường [80]; sử dụng trễ xử lý làm độ
đo định tuyến [45]; sử dụng lượng băng thông còn lại làm độ đo định tuyến
[29]; định tuyến có nhận biết tắc nghẽn trên cơ sở sử dụng giải thuật di
truyền [8]; định tuyến với kỹ thuật điều khiển và phát hiện tắc nghẽn động
trong thời gian hoạt động [85]; giảm kích thước phần header chứa thông tin

22
định tuyến trong các gói tin dữ liệu cho các giao thức định tuyến sử dụng
chiến lược định tuyến nguồn [65]; xây dựng các đường dự phòng và sử
dụng kỹ thuật cân bằng tải trong tiến trình truyền dữ liệu cho các giao thức
định tuyến đa đường nhằm giảm trễ định tuyến và tăng thông lượng truyền
dữ liệu [85].

• Đảm bảo an ninh trong định tuyến: Các giao thức định tuyến truyền
thống trong mạng MANET nguyên thủy chưa được tích hợp các cơ chế đảm
bảo an toàn cho thông tin định tuyến và dữ liệu truyền trong mạng. Vì vậy,
đã có nhiều cải tiến được đề xuất để đảm bảo an ninh định tuyến trong mạng
MANET. Đề xuất trong [42] sử dụng mô hình trò chơi tín hiệu Bayesian
động để phát hiện và ngăn chặn các nút độc hại trong mạng MANET tham
gia vào tiến trình định tuyến; nghiên cứu trong [106] đề xuất một cơ chế
định tuyến tích hợp giữa cơ chế quản lý khóa trên cơ sở kỹ thuật mã hoá
IBC và định tuyến an toàn giữa các nút mạng; Kỹ thuật dự đoán độ tin cậy
của thông tin định tuyến bằng cách sử dụng các logic mờ và cơ chế định
tuyến nguồn có nhận biết độ tin cậy được đề xuất trong [97]; Đề xuất trong
[104] xây dựng thuật toán ước lượng uy tín của các nút mạng tham gia vào
tiến trình định tuyến và thiết lập ngưỡng giá trị uy tín động trong quá trình
hoạt động để loại bỏ các nút mạng có độ uy tín thấp không cho tham gia
vào tiến trình định tuyến.

• Định tuyến hỗ trợ QoS: Để có thể hỗ trợ khả năng tìm đường thoả mãn
yêu cầu QoS từ các chương trình ứng dụng, các giao thức định tuyến cần
được cải tiến để nhận biết các yêu cầu QoS từ tầng Ứng dụng và sử dụng
các độ đo định tuyến thích hợp nhằm chọn đường theo yêu cầu QoS. Theo
hướng nghiên cứu này, đã có nhiều nghiên cứu đề xuất cải tiến các giao
thức định tuyến dành cho mạng MANET. Có thể kể đến nghiên cứu trong
[18] đề xuất cải tiến giao thức AODV với kỹ thuật sử dụng gói HELLO để
ước lượng băng thông còn lại của liên kết và đường end-to-end kết hợp với

23
cơ chế dự đoán và thông báo lỗi của liên kết cho nút nguồn để các ứng dụng
truyền dữ liệu multimedia tại nút nguồn có thể điều chỉnh tốc độ truyền phù
hợp với điều kiện của mạng; đề xuất trong [94] xây dựng cây đa đường
multicast có hỗ trợ QoS để đáp ứng yêu cầu băng thông từ các chương trình
ứng dụng kết hợp với cơ chế tiết kiệm băng thông trên cơ sở lựa chọn các
khe thời gian còn trống của mỗi nút mạng trong cây đa đường multicast; cơ
chế định tuyến QoS sử dụng kỹ thuật điều khiển việc chấp nhận hay từ chối
chuyển tiếp các luồng dữ liệu theo yêu cầu QoS và băng thông còn lại tại
mỗi nút trong tiến trình định tuyến được đề xuất trong [83]; để hỗ trợ truyền
dữ liệu multimedia cho các ứng dụng, đề xuất trong [41] xây dựng cơ chế
định tuyến đa kênh trên các nút mạng có hỗ trợ nhiều giao tiếp mạng với
kỹ thuật nhúng thông tin về tình trạng sử dụng kênh truyền trên mỗi giao
tiếp mạng của từng nút mạng vào các gói tin điều khiển của giao thức OLSR
để hình thành đường logic end-to-end có băng thông còn lại lớn nhất theo
yêu cầu QoS của các ứng dụng.

• Định tuyến với cơ chế tiết kiệm năng lượng: Trong tiến trình định tuyến
của mạng MANET, các nút mạng phải thường xuyên truyền và nhận các
gói tin điều khiển với tần suất lớn. Điều này gây tiêu tốn năng lượng pin
đáng kể tại các nút mạng di động làm giảm thời gian hoạt động của mỗi nút
mạng cũng như của toàn mạng. Đã có nhiều đề xuất cải tiến giao thức định
tuyến truyền thống của mạng MANET nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ năng
lượng pin tại các nút mạng. Các tác giả trong [90] đã đề xuất cơ chế định
tuyến tiết kiệm năng lượng trên cơ sở xây dựng thuật toán ra quyết định
chọn đường theo tiêu chuẩn kép bao gồm mức độ tiêu tốn năng lượng nhỏ
nhất và năng lượng còn lại lớn nhất tại các nút mạng thuộc đường đầu –
cuối. Đề xuất trong [58] cải tiến kỹ thuật định tuyến theo yêu cầu nhằm tích
hợp khả năng định tuyến có nhận biết năng lượng nguồn pin trên cơ sở xây
dựng hàm ước lượng độ thỏa mãn của liên kết theo tỉ lệ nhiễu/tín hiệu, năng
lượng nguồn còn lại và năng lượng truyền tại các nút mạng. Giao thức

24
EESRRP được đề xuất trong [88] sử dụng cơ chế định tuyến tiết kiệm năng
lượng kết hợp với định tuyến an toàn trên cơ sở ước lượng năng lượng còn
lại tại mỗi nút mạng, theo dõi lưu lượng bằng tỉ lệ mất gói, thiết lập ngưỡng
an toàn cho tỉ lệ mất gói tại các nút mạng bình thường và nhận biết nút tấn
công vào mạng khi tỉ lệ mất gói vượt ngưỡng an toàn. Để hạn chế mức độ
tiêu tốn năng lượng và băng thông trong tiến trình quảng bá các gói tin điều
khiển của giao thức định tuyến, đề xuất trong [12] sử dụng kỹ thuật phân
vùng để quảng bá thông tin định tuyến, lựa chọn các nút có năng lượng còn
lại lớn nhất và độ di chuyển ít nhất làm nút “lãnh đạo” của vùng và kỹ thuật
phân phối song song thông tin định tuyến giữa các vùng.

Với một số hướng và kỹ thuật cải tiến những giao thức định tuyến được
trình bày ở trên, có thể thấy rằng, mỗi đề xuất cải tiến chỉ áp dụng cho một giao
thức định tuyến hoặc một nhóm các giao thức có chung chiến lược định tuyến
nhất định. Các so sánh đánh giá về hiệu năng của các giao thức đã cải tiến so
với các giao thức ban đầu cũng chỉ tập trung vào một số mô hình toán học và
kịch bản mô phỏng nhất định đối với mạng MANET. Vì vậy, có thể thấy rằng,
mỗi giao thức định tuyến đã được phát triển cho mạng MANET đều có những
ưu và nhược điểm nhất định khi được ứng dụng vào các mạng MANET hoạt
động trong những điều kiện khác nhau; cần lựa chọn, cải tiến và sử dụng giao
thức định tuyến một cách phù hợp.

1.3. Định tuyến dạng véc tơ khoảng cách, định tuyến đa đường trong mạng
MANET và những nghiên cứu cải tiến

1.3.1. Vấn đề giảm tắc nghẽn và đảm bảo QoS trong mạng MANET sử dụng
giao thức định tuyến véc tơ khoảng cách

Trong một hệ thống mạng có tài nguyên được sử dụng chung bởi các nút
mạng, khi các nút gửi cùng cạnh tranh tài nguyên băng thông của các liên kết,
tài nguyên xử lý và bộ nhớ đệm tại các nút nhận hoặc chuyển tiếp gói tin, có

25
thể xảy ra hiện tượng quá tải dẫn đến hiện tượng mất gói tin và gây ra tắc nghẽn
tại những nút mạng nhận được lưu lượng vượt quá tài nguyên có thể đáp ứng.

Đối với mạng Internet, vấn đề điều khiển tắc nghẽn đã được giải quyết
tương đối tốt bằng giao thức TCP với kỹ thuật thay đổi tốc độ truyền tại nút
nguồn khi phát hiện ra tắc nghẽn hoặc nhận thấy chưa khai thác hết tài nguyên
băng thông của mạng. Phần lớn nguyên nhân của hiện tượng mất gói tin trên
mạng Internet là do hiện tượng tắc nghẽn gây ra [54]. Tuy nhiên, đối với mạng
MANET, do tính chất di động của các nút mạng và kỹ thuật truyền thông đa
chặng qua môi trường truyền không dây được chia sẻ cho các nút mạng nên các
đường truyền dữ liệu thường xuyên bị thay đổi. Sự thay đổi này có thể gây ra
độ trễ lớn khi chuyển tiếp gói tin hoặc dẫn đến hiện tượng mất gói tin. Vì vậy,
trong tình huống đường truyền bị phá vỡ, không thể xem hiện tượng mất gói
tin là dấu hiệu để nhận biết tắc nghẽn cho giao thức TCP trong mạng MANET.

Đã có nhiều nghiên cứu đề xuất các kỹ thuật điều khiển tắc nghẽn dành
cho mạng MANET [54]. Trong đó, chủ yếu tập trung vào cải tiến giao thức
TCP để phù hợp với tính chất động của mạng MANET trên cơ sở kỹ thuật phản
hồi cho giao thức TCP tại nút nguồn vô hiệu hóa cơ chế điều khiển tắc nghẽn
khi xảy ra hiện tượng mất gói ACK hoặc thời gian chờ gói ACK vượt quá
ngưỡng cho phép trong tình huống có lỗi đường xảy ra.

Một cách tiếp cận khác để giảm tắc nghẽn trong mạng MANET là thay
đổi cơ chế chọn đường của các giao thức định tuyến. Đối với các giao thức định
tuyến véc tơ khoảng cách sử dụng thuật toán tìm đường ngắn nhất theo số
chặng, các nghiên cứu trong [6,13,73,87] đã chỉ ra rằng, thuật toán tìm đường
ngắn nhất theo số chặng chưa phải là thuật toán tối ưu dành cho mạng MANET.
Khi có nhiều kết nối truyền dữ liệu trong mạng, nếu các nút nguồn sử dụng
thuật toán này, đường đi của các gói dữ liệu trong mạng có xu hướng đi qua
các nút phân bố gần tâm của mạng nhiều hơn các nút ở biên. Điều này có thể
gây ra hiện tượng tắc nghẽn tại các nút gần tâm của mạng. Khi xảy ra tắc nghẽn,

26
tỉ lệ mất gói và độ trễ của các con đường đầu - cuối chứa các nút bị tắc nghẽn
đều tăng lên và lớn hơn so với các đường không chứa các nút bị tắc nghẽn. Vì
vậy, nếu cơ chế định tuyến của các giao thức định tuyến véc tơ khoảng cách
được xây dựng trên cơ sở thuật toán tìm đường ngắn nhất theo độ trễ đầu - cuối
thì đường được chọn có khả năng phân tán ra khỏi các nút gần tâm của mạng.

Một trong những yêu cầu của các hệ thống mạng tích hợp hiện đại là hỗ
trợ truyền thông cho các chương trình ứng dụng với nhiều loại dữ liệu khác
nhau có các yêu cầu QoS khác nhau bao gồm bốn tiêu chuẩn: độ trễ, tỉ lệ mất
gói, độ biến thiên trễ và thông lượng [36]. Đã có nhiều kỹ thuật được đề xuất
nhằm đảm bảo QoS trong các mạng dữ liệu không dây. Chúng được phân chia
thành các nhóm [71]: QoS tại tầng Liên kết dữ liệu, QoS tại tầng Mạng, QoS
đa tầng, định tuyến QoS, kỹ thuật thích ứng động theo lớp, kỹ thuật theo dõi và
điều khiển truyền dữ liệu.

Đối với vấn đề định tuyến QoS, các giao thức định tuyến phải có khả
năng chọn đường phù hợp với yêu cầu QoS của dữ liệu cần truyền. Tại mỗi nút
mạng, các luồng dữ liệu có yêu cầu QoS khác nhau có thể truyền theo các con
đường khác nhau. Do các giao thức định tuyến đơn đường chỉ hỗ trợ tìm một
đường duy nhất sau tiến trình định tuyến nên không thể chọn được các đường
khác nhau theo các luồng dữ liệu có yêu cầu QoS khác nhau. Do đó, giao thức
định tuyến đa đường là lựa chọn thích hợp để phát triển cơ chế định tuyến QoS.

Với những lý do như phân tích ở trên, hướng nghiên cứu của luận án tập
trung vào vấn đề cải tiến giao thức định tuyến AODV là giao thức định tuyến
dạng véc tơ khoảng cách sử dụng số chặng làm độ đo định tuyến để nâng cao
hiệu quả định tuyến trong mạng có tắc nghẽn và cải tiến giao thức định tuyến
đa đường AOMDV để hỗ trợ định tuyến QoS trong mạng MANET. Nội dung
của các phần tiếp theo trong chương này sẽ trình bày về cơ chế hoạt động của
giao thức AODV và giao thức AOMDV cũng như các nghiên cứu đã được đề
xuất để cải tiến các giao thức này.

27
1.3.2. Giao thức định tuyến AODV

1.3.2.1 Giới thiệu về giao thức AODV

AODV [69] là một giao thức định tuyến động, hoạt động theo yêu cầu, đa
chặng và tự khởi động giữa các nút di động trong mạng MANET. Nó cho phép
tìm đường nhanh và không yêu cầu các nút duy trì các con đường tới đích khi
không truyền thông. Giao thức này cũng cho phép các nút hoạt động bình
thường ngay cả khi cấu trúc mạng thay đổi hoặc liên kết bị đứt.

AODV là giao thức có khả năng tránh định tuyến lặp và có tốc độ hội tụ
nhanh khi hình trạng mạng thay đổi. Khi một liên kết bị đứt, AODV sẽ tạo ra
hiệu ứng để báo cho tập các nút liên quan cập nhật thông tin về đường bị lỗi.
Giao thức này sử dụng số thứ tự đích cho mỗi entry trong bảng định tuyến để
biểu diễn “độ mới” của đường. Số thứ tự đích do nút đích tạo ra được đưa vào
các gói tin điều khiển cùng với các thông tin định tuyến khác và được gửi đi
đến nút có yêu cầu tìm đường. Nút yêu cầu sẽ lựa chọn một con đường có số
thứ tự lớn nhất.

Các gói yêu cầu đường (RREQ), trả lời đường (RREP), báo lỗi đường
(RERR) và gói Hello là các gói điều khiển được định nghĩa trong AODV. Khi
một nút cần tìm đường đến đích, nó sẽ quảng bá gói RREQ. Quá trình quảng
bá gói RREQ tạo ra các đường nghịch (reverse route) hướng tới nút nguồn tại
các nút nhận gói. Khi một nút nhận được gói RREQ, nếu nó là nút đích hoặc là
nút trung gian nhưng có thông tin về đường “đủ mới” thoả mãn yêu cầu của nút
nguồn, nó sẽ gửi gói RREP dạng unicast tới nút nguồn để trả lời đường. Quá
trình truyền gói RREP tạo ra các đường thuận (forward route) hướng tới nút
đích tại các nút nhận gói. Gói Hello được sử dụng để theo dõi trạng thái của
liên kết. Khi một liên kết thuộc một con đường bị đứt, gói RERR sẽ được sử
dụng để báo lỗi của con đường này cho các nút láng giềng qua “danh sách con
trỏ trước”.

28
Quản lý số thứ tự là một việc quan trọng trong AODV để tránh định tuyến
lặp. Một nút đích sẽ trở thành nút không đến được khi một liên kết bị đứt hoặc
đang ở trạng thái không hợp lệ. Khi những điều kiện này xảy ra, đường chứa
liên kết này sẽ được coi là mất hiệu lực bằng thao tác gán số thứ tự và đánh dấu
trong bảng định tuyến là đường không hợp lệ.

Những nội dung sau đây sẽ mô tả chi tiết về cơ chế hoạt động của giao
thức AODV.

1.3.2.2 Duy trì các số thứ tự

Số thứ tự được gán cho mỗi đường trong bảng định tuyến là “độ mới” của
đường. Nó được gọi là “số thứ tự đích” vì nó biểu diễn “độ mới” của đường tới
một đích xác định để tránh định tuyến lặp. Nó được cập nhật khi một nút nhận
được thông tin mới hơn từ các gói RREQ, RREP hoặc RERR liên quan đến
đích. Số thứ tự đích được mỗi nút duy trì một cách độc lập. Một nút sẽ tăng số
thứ tự của nó: (1) trước khi gửi gói RREQ; (2) trước khi gửi gói RREP; (3) khi
nhận được thông tin về trạng thái liên kết tới chặng kế tiếp của đường tới đích
bị lỗi.

Để khẳng định rằng thông tin về đường đi tới một đích là mới, một nút chỉ
cập nhật thông tin từ các gói điều khiển của AODV nó nhận được khi số thứ tự
đích của gói lớn hơn số thứ tự đích hiện tại của nó.

1.3.2.3 Bảng định tuyến và các danh sách con trỏ trước

Bảng định tuyến của AODV bao gồm các entry, mỗi entry là biểu diễn
một đường tới một đích, chứa thông tin về địa chỉ IP đích, số thứ tự đích, các
cờ trạng thái, giao tiếp mạng, số chặng, chặng kế tiếp, danh sách con trỏ trước
và thời gian sống của đường.

Khi một nút nhận được gói RREQ, RREP hoặc RRER, nó kiểm tra bảng
định tuyến đã có entry biểu diễn đường tới đích hay chưa. Nếu chưa có, nó sẽ
tạo entry mới. Một entry chỉ được cập nhật nếu số thứ tự đích của nó: (i) cao

29
hơn số thứ tự đích trong bảng định tuyến; (ii) bằng với số thứ tự đích trong
bảng định tuyến nhưng số chặng của đường mới cộng một nhỏ hơn số chặng
hiện tại của entry hiện tại; (iii) chưa được biết đến.

Thời gian hoạt động của mỗi entry được thiết lập từ thông tin trong gói
điều khiển nhận được hoặc được khởi tạo bằng giá trị
ACTIVE_ROUTE_TIMEOUT. Khi entry được sử dụng để chuyển tiếp gói tin,
giá trị trường này được cập nhật bằng thời gian hiện tại cộng với
ACTIVE_ROUTE_TIMEOUT. Nếu thời gian hiện tại lớn hơn giá trị trường
này, entry sẽ được đánh dấu là không hợp lệ.

Mỗi entry trong bảng định tuyến cũng duy trì danh sách các con trỏ trước.
Các nút trong danh sách này sẽ nhận các thông báo về sự kiện liên kết tới chặng
kế tiếp bị đứt. Danh sách các con trỏ trước chứa các địa chỉ các nút láng giềng
của các đường nghịch.

1.3.2.4 Tạo gói yêu cầu tìm đường RREQ

Giao thức AODV sử dụng gói RREQ để gửi yêu cầu tìm đường. Cấu trúc
gói RREQ được biểu diễn trong Hình 1.6.

Một nút sẽ gửi gói RREQ khi cần chuyển tiếp một gói dữ liệu tới một đích
nhưng nó không có entry hợp lệ trong bảng định tuyến. Trường Destination
Sequence Number được thiết lập bằng số thứ tự đích của entry có đích tương
ứng trong bảng định tuyến. Nếu entry này không tồn tại, cờ ‘U’ được thiết lập
là True. Trường Originator Sequence Number được thiết lập giá trị bằng số thứ
tự của nút cộng một. Trường RREQ ID được thiết lập bằng giá trị RREQ ID
của nút cộng một. Mỗi nút duy trì giá trị RREQ ID một cách độc lập. Trường
Hop Count được thiết lập bằng 0. Trường Source IP Address và Destination IP
Address chứa địa chỉ IP tương ứng của nút hiện tại (nguồn) và nút đích.

Trước khi quảng bá gói RREQ, nút nguồn lưu giá trị trường RREQ ID và
Originator IP Address trong khoảng thời gian PATH_DISCOVERY_TIME.

30
Khi một nút nhận lại gói tin chính gói tin này từ các nút láng giềng, gói tin sẽ
không được xử lý và chuyển tiếp. Nếu cờ ‘G’ được thiết lập, khi nút trung gian
gửi gói RREP để trả lời đường, nó sẽ thông tin cho nút đích đường quay trở lại
nút nguồn.

Hình 1.6. Cấu trúc gói RREQ

Số gói RREQ được tạo trong một giây phải nhỏ hơn RREQ_RATELIMIT.
Sau khi gửi gói RREQ, nút nguồn đợi gói RREP trong khoảng thời gian
NET_TRAVERSAL_TIME. Sau khoảng thời gian này, nút nguồn sẽ quảng bá
một gói RREQ khác với số lần gửi lại lớn nhất là RREQ_RETRIES. Để giảm
tắc nghẽn, giá trị của khoảng thời gian đợi gói RREP ở lần truyền lại gói RREQ
thứ n sẽ là (2n x NET_TRAVERSAL_TIME).

Các gói dữ liệu cần chuyển tiếp trong thời gian tìm đường được lưu trữ
vào bộ nhớ đệm kiểu FIFO. Nếu sau RREQ_RETRIES lần gửi lại gói RREQ,
nút nguồn không tìm được đường, dữ liệu trong bộ nhớ đệm sẽ bị xóa và thông
điệp “Destination Unreachable” sẽ được gửi tới chương trình ứng dụng.

1.3.2.5. Điều khiển truyền gói RREQ

Để hạn chế sự quảng bá của gói RREQ, các nút trong giao thức AODV có
thể sử dụng kỹ thuật tìm đường mở rộng dần theo vòng bằng cách thay đổi giá
trị trường TTL trong gói IP chứa gói RREQ. Giá trị trường này được khởi tạo

31
ở lần tìm đường đầu tiên là TTL_START. Nếu nút nguồn không nhận được gói
trả lời đường RREP sau thời gian RING_TRAVERAL_TIME, nó sẽ tăng giá
trị trường TTL lên TTL_INCREMENT đơn vị và gửi lại gói RREQ. Việc này
sẽ tiếp tục cho đến khi TTL trong RREQ đạt đến ngưỡng TTL_THRESHOLD,
ngoại trừ trường hợp TTL=NET_DIAMETER được sử dụng cho mỗi lần thử
truyền lại RREQ. Sau mỗi lần, thời gian chờ để nhận một thông điệp RREP
được thiết lập là RING_TRAVERAL_TIME. Khi muốn thông điệp RREQ đi
qua toàn bộ mạng trong mọi lần thử truyền lại, cần thiết lập cả giá trị
TTL_START và TTL_INCREMENT bằng giá trị NET_DIAMETER.

Nếu trong bảng định tuyến tồn tại một entry tới đích nhưng không còn hợp
lệ, giá trị khởi tạo của trường TTL được thiết lập bằng tổng của số chặng trong
entry và giá trị TTL_INCREMENT.

1.3.2.6. Xử lý và chuyển tiếp các thông điệp RREQ

Khi một nút nhận được một gói RREQ, đầu tiên nó sẽ tạo hoặc cập nhật
entry biểu diễn đường tới nút gửi gói RREQ cho nó. Sau đó, nó sẽ kiểm tra xem
đã được nhận gói này trước đó chưa. Nếu đã nhận, nút này sẽ huỷ bỏ gói. Nếu
chưa nhận, nó sẽ thực hiện các việc sau: (1) tăng giá trị trường Hop Count trong
gói RREQ lên một đơn vị; (2) tìm đường nghịch có đích là Source IP Address
của gói RREQ trong bảng định tuyến của mình. Nếu chưa có thì tạo đường
nghịch mới. Nếu đã có thì cập nhật đường nghịch nếu đường nhận được có số
thứ tự lớn hơn số thứ tự của đường nghịch hiện tại; (3) cập nhật số thứ tự đích
của nút nếu số thứ tự đích của gói RREQ lớn hơn số thứ tự hiện tại của nút; (4)
chuyển tiếp gói RREQ nếu không có đường tới đích hoặc trả lời bằng gói RREP
nếu có đường tới đích. Trong trường hợp gói RREQ cần được chuyển tiếp, giá
trị trường TTL được trừ đi 1 đơn vị và gói này được gửi kiểu broadcast trên tất
cả các giao tiếp mạng của nút. Trong trường hợp trả lời bằng gói RREP, nếu
giá trị cờ ‘G’ trong gói RREQ bằng 1, gói RREQ sẽ tiếp tục được gửi kiểu
unicast đến nút đích.

32
1.3.2.7. Tạo gói trả lời đường RREP

Giao thức AODV sử dụng gói tin RREP để trả lời truy vấn đường. Cấu
trúc gói RREP được biểu diễn trong Hình 1.7.

Một nút tạo gói RREP nếu nó là nút đích hoặc có entry tới đích có số thứ
tự đích lớn hơn hoặc bằng số thứ tự đích gói RREQ nó nhận được.

Khi tạo ra một thông điệp RREP, giá trị trường Destination IP Address và
trường Originator IP Address được sao chép từ thông điệp RREQ. Sau đó, gói
RREP được truyền kiểu unicast theo đường nghịch mà gói RREQ đã đi qua.
Tại mỗi nút trung gian, giá trị trường Hop Count sẽ được tăng 1 đơn vị.

Hình 1.7. Cấu trúc gói RREP

Nếu nút tạo thông điệp RREP không phải là nút đích, nó sẽ thiết lập trường
Destination Sequence Number bằng giá trị tương ứng của entry hiện tại (entry
chứa đường tới nút đích); cập nhật con trỏ trước của các entry biểu diễn đường
thuận tới đích và đường nghịch tới nguồn tương ứng bằng địa chỉ IP của nút
gửi gói RREQ cho nó và địa chỉ IP của chặng kế tiếp thuộc đường tới đích;
thiết lập trường Hop Count bằng giá trị Hop Count của entry hiện tại; thiết lập
trường Lifetime bằng hiệu giữa thời gian timeout và thời gian hiện tại.

1.3.2.8. Nhận và chuyển tiếp gói RREP

Khi một nút nhận gói RREP, nó sẽ tạo một entry chứa đường trỏ tới nút
gửi gói RREP và entry chứa đường thuận tới nút đích nếu những entry này chưa

33
tồn tại. Sau đó, nút này sẽ tăng giá trị trường Hop Count lên một đơn vị. Nếu
đã tồn tại entry chứa đường thuận tới đích, nút hiện tại sẽ cập nhật entry này
nếu: (1) Số thứ tự của entry được đánh dấu là không hợp lệ; (2) Giá trị trường
Destination Sequence Number lớn hơn số thứ tự của nó; (3) Số thứ tự đích
trong gói RREP bằng số thứ tự của nó và giá trị Hop Count của gói RREP nhỏ
hơn giá trị Hop Count của entry hiện tại. Các công việc cập nhật entry đường
thuận bao gồm: Thiết lập trạng thái entry là hợp lệ; Thiết lập trạng thái số thứ
tự đích của entry là hợp lệ; Thiết lập Next Hop của entry là địa chỉ IP của nút
gửi gói RREP tới nó; Thiết lập giá trị trường Hop Count, Lifetime và
Destination Sequence Number của entry tương ứng bằng giá trị Hop Count và
Lifetime và Destination Sequence Number của gói RREP. Nút hiện tại sau đó
có thể sử dụng đường biểu diễn bởi entry này để chuyển tiếp các gói dữ liệu
đến đích.

Nếu nút nhận gói RREP không phải là nút khởi tạo yêu cầu tìm đường, nó
sẽ tìm entry chứa đường nghịch tới nút nguồn để xác định nút tiếp theo nhận
gói RREP được nó chuyển tiếp.

1.3.2.9. Gói Hello

Giao thức AODV sử dụng gói Hello như là một phần của gói RREP để
duy trì trạng thái kết nối. Gói Hello chỉ sử dụng 4 trường của gói RREP. Khi
một nút gửi gói Hello, trường Destination IP chứa địa chỉ IP của nút gửi,
Destination Sequence Number chứa số thứ tự của nút, Hop Count bằng 0 và
Lifetime bằng giá trị (ALLOWED_HELLO_LOSS x HELLO_INTERVAL).
Mỗi nút thuộc một đường đang hoạt động sẽ quảng bá gói Hello trong gói IP
có giá trị trường TTL bằng 1 theo chu kỳ HELLO_INTERVAL. Nếu một nút
đã nhận được một gói HELLO trước đó và nó không nhận được gói Hello tiếp
theo sau (ALLOWED_HELLO_LOSS * HELLO_INTERVAL) giây, nút này
coi liên kết giữa nó với nút gửi gói Hello đã bị đứt và khởi tạo tiến trình báo lỗi
đường bằng gói RRER.

34
1.3.2.10. Gói báo lỗi đường RERR

Khi một nút nhận được thông tin về một đường bị lỗi hoặc một liên kết bị
phá vỡ, nó sẽ: (1) làm mất tính hiệu lực của các đường trong bảng định tuyến
của mình có chặng kế tiếp thuộc đường bị lỗi; (2) xác định danh sách các nút
đích bị ảnh hưởng; (3) xác định các nút láng giềng bị ảnh hưởng; (4) truyền gói
RERR tới các nút láng giềng bị ảnh hưởng. Cấu trúc gói RRER được biểu diễn
trong Hình 1.8.

Gói RREQ có thể được truyền kiểu broadcast nếu có nhiều con trỏ trước
hoặc truyền kiểu unicast nếu chỉ có một con trỏ trước. Số lượng gói RRER tối
đa mà mỗi nút tạo ra được giới hạn là RERR_RATELIMIT. Gói RRER được
tạo ra khi một nút gặp phải một trong các tình huống: (i) liên kết tới chặng kế
tiếp của đường tới đích bị đứt khi đang truyền dữ liệu; (ii) khi nhận được gói
dữ liệu có đích không có có thuộc một entry hợp lệ nào trong bảng định tuyến;
(iii) khi nhận được gói RRER có liên quan tới các đường trong bảng định tuyến.

Hình 1.8. Cấu trúc gói RRER

Trước khi truyền thông điệp RERR, việc cập nhật được thực hiện đối với
các entry chứa đích không đến được trong bảng định tuyến bao gồm: (1) tăng
số thứ tự đích của entry với trường hợp (i) và (ii) hoặc thiết lập số thứ tự đích
bằng giá trị trường Unreachable Destination Sequence Number của gói RRER
trong trường hợp (iii); (2) làm mất tính hiệu lực của entry bằng trạng thái
Invalid; (3) thiết lập giá trị trường Lifetime của entry bằng thời gian hiện tại

35
cộng với giá trị DELETE_PERIOD. Sau khoảng thời gian Lifetime, nếu trạng
thái của entry không thay đổi, entry này sẽ bị xoá khỏi bảng định tuyến.

1.3.2.11. Ví dụ về quá trình yêu cầu và trả lời đường của giao thức AODV

Hình 1.9 minh họa tiến trình yêu cầu tìm đường bằng quá trình quảng bá
gói RREQ. Giả sử ban đầu bảng định tuyến của các nút đều là rỗng; số thứ tự
(SEQ) của các nút từ 1 đến 5 hiện tại tương ứng là: 120, 76, 35, 142, 102; Địa
chỉ IP của các nút từ 1 đến 5 tương ứng là: 1, 2, 3, 4, 5; RREQ ID hiện tại của
Nút 1 là 9; Nút 1 khởi tạo yêu cầu tìm đường tới Nút 4 bằng cách gửi broadcast
gói RREQ với giá trị các trường như sau: RREQ ID = 10 (9+1), Destination IP
= 4, Destination SEQ = 0, Source IP = 1, Hop Count = 0. Gói RREQ từ Nút 1
sẽ tới được Nút 2 và Nút 3. Tại cả 2 nút nhận được gói RREQ này, một entry
mới sẽ được thêm vào bảng định tuyến biểu diễn đường nghịch quay trở lại Nút
1 với giá trị các trường của entry như sau: Destination = 1, Next Hop = 1,
Destination SEQ = 120, Hop Count = 1 (Hop Count của gói RREQ + 1).

Hình 1.9. Quá trình truyền yêu cầu tìm đường bằng gói RREQ

36
Trong gói RREQ được broadcast từ Nút 2 tới Nút 4 và gói RREQ từ Nút
3 tới Nút 5, giá trị trường Hop Count sẽ được cộng thêm 1 đơn vị (bằng 1) và
giá trị các trường khác được giữ nguyên. Khi nhận được gói RREQ này, cả Nút
2 và Nút 4 đều thêm một entry mới biểu diễn đường nghịch quay trở về Nút 1
vào bảng định tuyến của mình. Vì Nút 4 là nút đích nên nó sẽ không tiếp tục
broadcast gói RREQ. Nút 5 tiếp tục broadcast gói RREQ tới Nút 4. Khi Nút 4
nhận được gói RREQ từ Nút 5, do nó đã nhận được gói RREQ có cùng RREQ
ID trước đó nên nó sẽ không xử lý gói RREQ này.

Hình 1.10. Quá trình truyền trả lời đường bằng gói RREP

Quá trình trả lời yêu cầu tìm đường được minh họa trong Hình 1.10. Khi
Nút 4 nhận được gói RREQ có Destination IP trùng với địa chỉ IP của mình, nó
sẽ xây dựng gói RREP để trả lời đường với giá trị các trường như sau: Hop
Count = 0, Originator IP = 1, Destination IP = 4, Destination SEQ = 143 (SEQ
của Nút 4). Gói này sẽ được gửi kiểu unicast tới Nút 2 (lấy từ giá trị Next Hop

37
trong entry có đích là Nút 1 trong bảng định tuyến). Khi Nút 2 nhận được gói
RREQ này, nó sẽ thêm một entry mới biểu diễn đường thuận trỏ tới Nút 4 vào
bảng định tuyến của mình, tăng giá trị trường Hop Count trong gói RREP lên
1 đơn vị (0+1=1) rồi tiếp tục chuyển tiếp gói RREP tới Nút 1 (dựa vào entry
biểu diễn đường nghịch quay trở về Nút 1 trong bảng định tuyến). Khi Nút 1
nhận được gói RREP. Nó sẽ thêm một entry mới biểu diễn đường thuận trỏ tới
Nút 4 với giá trị các trường như sau: Destination = 4, Next Hop = 2, Destination
SEQ = 143, Hop Count = 2.

1.3.3. Giao thức định tuyến AOMDV

Giao thức định tuyến AOMDV [57] được phát triển từ giao thức định
tuyến AODV. Nó kế thừa nhiều đặc tính của giao thức AODV như: định tuyến
theo yêu cầu, đa chặng và sử dụng cơ chế cập nhật theo sự kiện. Sự khác biệt
lớn nhất của hai giao thức này chính là số lượng đường được tìm thấy sau mỗi
tiến trình tìm đường. Trong khi giao thức AODV chỉ tìm duy nhất một đường
thì giao thức AOMDV cho phép tìm nhiều hơn một đường cài đặt vào bảng
định tuyến.

Để lưu trữ nhiều đường tới cùng một đích trong bảng định tuyến tại mỗi
nút, mỗi entry trong bảng định tuyến được bổ sung trường advertised hop count
chứa số chặng đã quảng bá và trường route list chứa danh sách các đường. Mỗi
entry trong một route list gồm ba trường con là: (1) next_hop biểu diễn địa chỉ
chặng kế tiếp sau nút nguồn; (2) last_hop biểu diễn địa chỉ chặng cuối cùng
trước nút đích và (3) hop count chứa số chặng của đường.

Cũng giống như giao thức AODV, trong giao thức AOMDV, một nút chỉ
gửi gói tìm đường RREQ khi có yêu cầu về đường truyền dữ liệu tới một đích
nào đó. Các gói RREQ được truyền kiểu broadcast từ nút nguồn tới nút đích
theo nhiều đường khác nhau sẽ hình thành nên nhiều đường nghịch hướng tới
nút nguồn tại mỗi nút trung gian hoặc tại nút đích. Sau đó, các gói RREP sẽ
được truyền theo các đường nghịch này quay trở lại nút nguồn hình thành lên

38
các đường thuận hướng tới nút đích tại mỗi nút trung gian hoặc nút nguồn. Với
mỗi đích, chỉ có một đường có số chặng nhỏ nhất được sử dụng để chuyển tiếp
dữ liệu, các đường còn lại sẽ đóng vai trò là đường dự phòng và được sử dụng
khi đường chính bị lỗi.

Đặc điểm quan trọng nhất của giao thức AOMDV chính là khả năng tìm
kiếm đồng thời nhiều đường không giao nhau (disjoint) và không lặp tới cùng
một đích. Giao thức AOMDV hỗ trợ cơ chế tìm kiếm và sử dụng cả hai loại
đường không giao nhau là đường không giao nhau theo nút (node disjoint) và
đường không giao nhau theo liên kết (link disjoint). Với một cặp nút nguồn-
đích, hai đường được định nghĩa là không giao nhau theo nút/liên kết nếu không
tồn tại một nút/liên kết trung gian nào thuộc về cả hai đường.

Để đảm bảo cơ chế tránh định tuyến lặp trên các đường không giao nhau,
với cùng một số thứ tự đích, giao thức AOMDV sử dụng hai quy tắc sau: (1)
Quy tắc quảng bá đường: Không quảng bá một đường ngắn hơn những đường
đã quảng bá; (2) Quy tắc chấp nhận đường: Không chấp nhận một đường dài
hơn những đường đã quảng bá.

Hình 1.11. Ví dụ về định tuyến lặp khi vi phạm quy tắc quảng bá đường

Hình 1.11 minh họa một tình huống dẫn tới định tuyến lặp nếu vi phạm
quy tắc (1). Tại nút I có hai con đường cùng đi tới nút D là đường 1 chặng (I-
D) và đường 5 chặng (I-M-N-O-P-D). Giả sử nút I đã quảng bá đường 5 chặng

39
cho nút J và đường 1 chặng cho nút K. Nút K tiếp tục quảng bá đường này cho
nút L (3 chặng) và nút L lại tiếp tục quảng bá đường này cho nút I (4 chặng).
Khi đó nút I có thể hình thành một con đường lặp tới nút D qua nút L. Tình
huống định tuyến lặp này gây ra bởi việc do nút I đã quảng bá một đường ngắn
hơn (2 chặng) trong khi nó có một đường dài hơn (5 chặng) tới nút D.

Hình 1.12 minh họa một tình huống định tuyến lặp khác. Trong tình huống
này, D là nút đích. Nút I đã quảng bá cho nút K đường tới nút D có độ dài 2
chặng. Khi nút K tiếp tục quảng bá đường này cho nút J với độ dài 3 chặng.
Giả sử nút J tiếp tục quảng bá đường này tới nút I (4 chặng). Khi đó nếu nút I
chấp nhận đường tới nút J thì sẽ hình thành con đường lặp (I-J-K-I).

Hình 1.12. Ví dụ về định tuyến lặp khi vi phạm quy tắc chấp nhận đường

Trong mỗi gói tin điều khiển RREQ và RREP cũng như trong mỗi entry
của bảng định tuyến, giao thức AOMDV đều bổ sung trường advertised hop
count để biểu diễn đường dài nhất đã quảng bá.

Kết quả của việc so sánh, đánh giá hiệu năng giữa giao thức AOMDV và
giao thức AODV cho thấy, giao thức AOMDV đạt được hiệu năng tốt hơn giao
thức AODV về tỉ lệ mất gói, tần suất gọi thủ tục tìm đường, thời gian tìm đường,
trễ truyền gói tin trung bình và tải định tuyến.

40
1.3.4. Một số nghiên cứu cải tiến giao thức định tuyến AODV và AOMDV

1.3.4.1. Một số nghiên cứu cải tiến giao thức AODV

Giao thức AODV được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2001. Từ thời điểm
đó cho tới nay, đã có nhiều đề xuất nhằm cải tiến nhằm nâng cao hiệu năng của
giao thức AODV. Các đề xuất cải tiến giao thức AODV có thể chia thành các
nhóm theo mục đích của chúng bao gồm: (1) đảm bảo tính sẵn sàng chuyển tiếp
dữ liệu; (2) tiết kiệm năng lượng và tăng độ bền vững của đường; (3) hỗ trợ
QoS; và (4) đảm bảo an ninh định tuyến.

v Một số nghiên cứu cải tiến giao thức AODV để đảm bảo tính sẵn sàng
chuyển tiếp dữ liệu

Nhằm đảm bảo tính sẵn sàng chuyển tiếp dữ liệu cho giao thức AODV,
đề xuất trong [9] tận dụng tính năng quảng bá của gói RREQ để truyền và lưu
lại thông tin về cấu trúc mạng tại các nút trung gian. Để triển khai ý tưởng này,
các thay đổi sau đã được thực hiện trong giao thức AODV: (1) xây dựng bộ
nhớ đệm đường độc lập với bảng định tuyến để lưu thông tin về các đường tại
mỗi nút mạng. Các đường không được cập nhật sau một ngưỡng thời gian xác
định sẽ bị xoá khỏi bộ nhớ đệm; (2) bổ sung vào gói RREQ địa chỉ và số thứ
tự của các nút trung gian mà gói RREQ đã đi qua; (3) mỗi nút khi nhận được
gói RREQ sẽ đọc các thông tin bổ sung này và lưu vào trong bộ nhớ đệm đường;
(4) Để tránh định tuyến lặp, trường số thứ tự gói được bổ sung vào mỗi gói dữ
liệu. Nút nguồn tăng giá trị số thứ tự gói lên một đơn vị trước khi gửi một gói
dữ liệu đi. Khi một nút nhận lại được một gói dữ liệu mà nó đã chuyển tiếp, nó
hiểu là đã có định tuyến lặp xảy ra và nó sẽ hủy gói dữ liệu, đồng thời xóa
đường gây định tuyến lặp khỏi bảng định tuyến; (5) Khi đường chính (đường
tìm được theo cơ chế tìm đường của giao thức AODV) trong bảng định tuyến
bị lỗi, nút nhận được thông tin báo lỗi đường sẽ tìm kiếm trong bộ nhớ đệm
đường một đường dự phòng để thay cho đường bị lỗi và đồng thời báo cho nút

41
nguồn biết về tình trạng đường chính bị lỗi để nút nguồn có thể khởi tạo yêu
cầu tìm đường mới trong khi vẫn có thể tiếp tục truyền các gói dữ liệu.

Giao thức AODV-BR [46] được cải tiến từ giao thức AODV nhằm bổ
sung các đường dự phòng để sử dụng khi đường chính bị lỗi. Đối với giao thức
AODV, gói trả lời đường được truyền kiểu unicast trên con đường gói RREQ
đã đi tới. Tận dụng tính năng truyền tín hiệu sóng radio kiểu quảng bá, các nút
không phải là đích nhận gói RREP vẫn đọc và xử lý gói RREP để lưu thông tin
về các con đường tới đích với chặng kế tiếp là nút gửi gói RREP vào trong bảng
đường dự phòng. Trong trường hợp một nút nhận được nhiều gói RREP của
cùng một đường tới đích từ các nút trung gian trên đường chính, nó sẽ chọn
đường có số chặng nhỏ nhất để cài đặt vào bảng đường dự phòng. Khi một nút
phát hiện ra liên kết thuộc đường chính bị lỗi, các gói dữ liệu đang cần gửi tới
đích sẽ được truyền kiểu quảng bá với khoảng cách một chặng tới các nút láng
giềng. Header của gói dữ liệu này được thiết lập để báo hiệu cho các nút láng
giềng biết để chúng sử dụng đường dự phòng nhằm chuyển tiếp các gói dữ liệu
tới đích. Các gói dữ liệu có thể đi theo nhiều đường dự phòng khác nhau khi
các nút lân cận có các đường dự phòng khác nhau đi tới cùng một đích. Trong
khi vẫn tiếp tục gửi các gói tin dữ liệu tới các đích qua các đường dự phòng,
nút phát hiện ra liên kết bị lỗi vẫn gửi gói RREQ tới nút nguồn để nút nguồn
có thể khởi tạo tiến trình tìm đường mới.

Giao thức AODV-ABR [44] cải tiến cơ chế xây dựng đường dự phòng của
giao thức AODV-BR [46] bằng kỹ thuật đọc thông tin định tuyến từ cả gói
RREP cũng như các gói dữ liệu. Kỹ thuật xây dựng đường dự phòng từ gói
RREP trong giao thức AODV-ABR tương tự như giao thức AODV-BR. Để có
thể xây dựng được đường dự phòng tại các nút láng giềng, trường số chặng
được bổ sung vào các gói dữ liệu. Khi một nút trên đường chính chuyển tiếp
một gói dữ liệu tới đích, các nút láng giềng không thuộc đường chính nhưng
nằm trong phạm vi truyền của nút hiện tại vẫn đọc và cập nhật thông tin về

42
đường dự phòng tới đích vào bảng đường dự phòng. Mặc dù phương pháp này
làm tăng kích thước phần header của các gói dữ liệu nhưng các đường dự phòng
sẽ được cập nhật thường xuyên trong quá trình chuyển tiếp dữ liệu thay vì việc
chúng chỉ được cập nhật trong tiến trình trả lời đường bằng gói RREP.

Nghiên cứu trong [44] còn đưa ra một cải tiến nữa cho giao thức AODV-
BR bằng cách kết hợp giữa giao thức AODV-ABR với kỹ thuật sửa chữa đường
cục bộ trong một giao thức được đặt tên là AODV-ABL. Khi phát hiện ra một
liên kết trên đường chính bị lỗi, thay vì việc sử dụng kỹ thuật quảng bá gói dữ
liệu với khoảng cách một chặng như trong giao thức AODV-BR, nút hiện tại
sẽ thực hiện tiến trình “bắt tay” với các nút láng giềng chứa đường dự phòng
để sửa chữa đường bị lỗi trong phạm vi cục bộ. Tiến trình này được thực hiện
bằng hai gói BRRQ (Backup Route Request) và BRRP (Backup Route Reply).

Để dự báo thời điểm nhận gói tin tiếp theo, các tác giả trong [23] đã đề
xuất phương pháp nội suy bằng cách sử dụng phương trình Niu-tơn sai phân
bậc ba với các tham số đầu vào là cường độ tín hiệu và thời gian nhận của 4 gói
dữ liệu liên tiếp gần nhất. Mỗi nút sẽ theo dõi và lưu thông tin về cường độ tín
hiệu và thời gian nhận của các gói dữ liệu mà nó nhận được. Khi cường độ tín
hiệu của 4 lần nhận gói liên tiếp gần nhất đều giảm so với cường độ tín hiệu
nhận gói trước đó, nút nhận gói sử dụng phương trình Niu-tơn sai phân bậc ba
để dự đoán thời điểm nhận được gói dữ liệu tiếp theo. Khi thời gian hiện tại lớn
hơn thời điểm dự báo này, gói tin cảnh báo lỗi liên kết sẽ được gửi tới các nút
lân cận thuộc đường truyền dữ liệu hiện tại. Khi một nút nhận được gói cảnh
báo này, cơ chế sửa chữa đường trong phạm vi cục bộ sẽ được kích hoạt để tìm
các con đường dự phòng thay thế cho con đường chính bị lỗi.

Hai thuật toán cải tiến giao thức AODV với tên gọi là MAR-AODV [1]
và MAR2-AODV [2] trên cơ sở sử dụng công nghệ tác tử cho kết quả tốt hơn
thuật toán định tuyến được sử dụng giao thức AODV. Trong các đề xuất cải
tiến này, công nghệ tác tử được sử dụng để thu nhận thông tin và tính toán giá

43
trị trọng số về tình trạng nút theo tình trạng tắc nghẽn làm cơ sở để xây dựng
hàm tính toán trọng số WSD dựa vào tham số mức độ tắc nghẽn CP (thuật toán
MAR-AODV) và kết hợp với tham số về số nút láng giềng của nút đang xét
trong hàm trọng số WSD (thuật toán MAR2-AODV). Kết quả mô phỏng cho
thấy hiệu năng của các giao thức áp dụng thuật toán được đề xuất tốt hơn hiệu
năng của giao thức AODV trong trường hợp mật độ lưu lượng trung bình trong
khoảng từ 40% đến 80%.

v Nghiên cứu cải tiến giao thức AODV để tiết kiệm năng lượng và tăng
độ bền vững của đường.

Giao thức LEA_AODV [30] được cải tiến từ giao thức AODV với ý tưởng
chọn đường gồm các nút có năng lượng còn lại lớn nhất và không quảng bá gói
RREQ nếu năng lượng còn lại không lớn hơn ngưỡng cho phép. Một nút trung
gian khi nhận được gói RREQ sẽ kiểm tra xem năng lượng còn lại của nó có
lớn hơn hoặc bằng năng lượng còn lại trung bình của các nút láng giềng. Nếu
điều kiện này không thỏa mãn, nút này sẽ không quảng bá và hủy gói RREQ.
Nếu điều kiện này thỏa mãn, nó sẽ tính và cập nhật lại ngưỡng năng lượng trên
cơ sở kích thước bộ nhớ đệm chuyển tiếp gói dữ liệu của nó để chọn các nút
tiếp theo nhận gói RREQ. Những nút có năng lượng lớn hơn ngưỡng sẽ nhận
được gói RREQ. Khi gói RREQ tới được nút đích hoặc một nút trung gian có
đã có đường tới nút đích, đường được hình thành là đường chứa các nút có năng
lượng lớn nhất. Vì vậy, thời gian hoạt động của các nút và của toàn mạng sẽ
được cải thiện.

Nghiên cứu trong [3] cải tiến giao thức AODV với ba đề xuất chính: (1)
Thay đổi năng lượng truyền trên cơ sở cường độ tín hiệu (RSS) nhận được từ
gói tin HELLO của các nút láng giềng một chặng. Giá trị RSS trung bình của
tất cả các nút láng giềng được sử dụng để chia các giá trị RSS nhận được thành
hai tập là tập Min_RSS (các giá trị RSS nhỏ hơn RSS trung bình) và tập
Max_RSS (các giá trị RSS lớn hơn RSS trung bình). Giá trị trung bình của mỗi

44
tập RSS được tính tương ứng là A_Min_RSS biểu diễn cho vùng truyền thông
rộng và A_Max_RSS biểu diễn cho vùng truyền thông hẹp. Nhằm tiết kiệm
năng lượng, mỗi nút mạng sử dụng giá trị A_Max_RSS để thiết lập năng lượng
truyền của mình; (2) Thay đổi cơ chế khám phá đường trên cơ sở thông tin RSS
từ các nút láng giềng. Khi các nút truyền hoặc chuyển tiếp gói RREQ, nó sẽ
thiết lập mức năng lượng truyền trong vùng truyền thông hẹp và chọn nút có
giá trị RSS lớn nhất để truyền gói RREQ kiểu unicast. Khi một nút nhận được
gói RREQ, nó chỉ thực hiện chuyển tiếp gói nếu giá trị RSS nhận được lớn hơn
ngưỡng A_Min_RSS. Nút đích hoặc nút trung gian có thông tin về đường đi
tới nút đích khi nhận được gói RREQ sẽ thực hiện cơ chế trả lời đường tương
tự như giao thức AODV. Đường đi được hình thành từ nút nguồn tới nút đích
qua gói RREQ là đường chứa các nút có giá trị RSS lớn nhất. Đây chính là
đường đi qua các nút gần nhất hoặc các nút có năng lượng còn lại lớn nhất; (3)
Xây dựng cơ chế tìm đường trước khi xảy ra lỗi liên kết. Mỗi nút thuộc đường
chính định kỳ cập nhật các giá trị RSS trung bình trên cơ sở giá trị RSS nhận
được từ các gói HELLO định kỳ nhận được từ các nút lân cận. Khi một nút
phát hiện ra giá trị RSS nhận được từ gói HELLO của nút lân cận nhỏ hơn hoặc
bằng ngưỡng A_Min_RSS, nó coi đây là dấu hiệu của một nút sắp dịch chuyển
ra khỏi vùng truyền thông hẹp có RSS cao và kích hoạt lại tiến trình tìm đường
tới đích để đảm bảo tính sẵn sàng chuyển tiếp dữ liệu khi đường chính bị lỗi.

Giao thức PHAODV [77] cũng là một giao thức được phát triển từ giao
thức AODV trên cơ sở cải tiến cơ chế định tuyến và kỹ thuật điều khiển năng
lượng. Để phục vụ triển khai được ý tưởng cải tiến, việc ước lượng giá trị hai
tham số liên quan là Bộ đếm truyền gói thành công (DC) đo độ ổn định của mỗi
nút mạng trong tiến trình thiết lập đường và Độ cân bằng tải (LB) đo tải lưu
lượng tại mỗi nút mạng đã được thực hiện. Ngoài ra, có bốn tham số đối với
mỗi con đường cũng được tính toán và bổ sung vào gói RREQ và RREP bao
gồm: DC_Route là tổng giá trị DC của các nút mạng thuộc một con đường dùng
để biểu diễn độ truyền gói thành công của đường; LB_Route là tổng các giá trị

45
LB của các nút mạng thuộc một con đường dùng để biểu diễn của đo độ cân
bằng tải của đường; PC_Route biểu diễn giá trị năng lượng của con đường,
được tính theo hàm của hai tham số là giá trị truyền qua các liên kết (TC) và
trạng thái của các nút thuộc con đường (BR); Conv_Route biểu diễn giá trị của
độ biến đổi của đường, được đo bằng tổng giá trị độ biến đổi của các nút mạng
thuộc con đường. Có hai cải tiến quan trọng trong giao thức PHAODV là kỹ
thuật quản lý năng lượng tại các nút mạng và tiến trình định tuyến. Đối với kỹ
thuật quản lý năng lượng tại các nút mạng, có hai ngưỡng năng lượng được
thiết lập là ngưỡng năng lượng dùng để quyết định mức độ tham gia của các
nút mạng vào tiến trình định tuyến (25% năng lượng ban đầu của mỗi nút) và
ngưỡng năng lượng dùng để làm mất hiệu lực đường đang được sử dụng (tiêu
thụ 15% năng lượng còn lại của mỗi nút). Một nút trung gian chỉ tham gia vào
tiến trình định tuyến nếu năng lượng còn lại của nó lớn hơn 25% so với năng
lượng ban đầu. Một con đường được coi là mất hiệu lực khi một nút mạng trên
con đường đó tiêu thụ quá 15% năng lượng còn lại. Đối với tiến trình định
tuyến, khi một nút mạng nhận được gói RREQ hoặc RREP, nó sẽ cập nhật các
giá trị của các trường DC_Route, LB_Route, PC_Route và Conv_Route bằng
cách cộng giá trị hiện tại trong gói RREQ với giá trị tham số tương ứng tại nút
đó. Khi một nút nhận được gói RREP, giá trị tổng hợp của đường (W) được
tính bằng hàm tổng hợp của bốn tham số có trong gói RREP. Khi nhận được
nhiều hơn một đường tới cùng một đích, nút hiện tại sẽ chọn đường có giá trị
W nhỏ nhất để cài đặt vào bảng định tuyến.

v Một số nghiên cứu cải tiến giao thức AODV hỗ trợ QoS

Nghiên cứu trong [19] đề xuất cải tiến giao thức AODV thành giao thức
được đặt tên là AQA-AODV nhằm hỗ trợ khả năng định tuyến trên cơ sở nhận
biết yêu cầu QoS kết hợp với cơ chế phản hồi thích hợp. So với giao thức
AODV, giao thức AQA-AODV đã được triển khai ba ý tưởng cải tiến như sau:
(1) Đề xuất kỹ thuật ước lượng băng thông còn lại tại mỗi nút thuộc một con

46
đường đầu-cuối. Kỹ thuật ước lượng này được thực hiện trên cơ sở sử dụng gói
HELLO của giao thức AODV và xây dựng thêm gói HelloAck để đo thời gian
truyền gói HELLO giữa hai nút. Băng thông còn lại của mỗi nút tại một thời
điểm được tính bằng hàm có trọng số giữa băng thông còn lại của nút đó lần
ước lượng gần nhất và băng thông còn lại tại của nút đó tại thời điểm hiện tại.
Trọng số 0,8 được sử dụng cho giá trị băng thông còn lại ở thời điểm hiện tại;
(2) Đề xuất kỹ thuật ước lượng băng thông yêu cầu (BWconsumed) của đường
đầu-cuối được tính bằng tích giữa bộ đếm xung đột lớn nhất (CCmax) của đường
và tốc độ dữ liệu sinh ra từ nút nguồn (reqBW). Giá trị CCmax được tính trên
cơ sở các giá trị CC tại mỗi nút thuộc con đường. Giá trị CC biểu diễn mức độ
xung đột do ảnh hưởng của nhiễu trong luồng (intra_flow) tác động tới các nút
thuộc con đường; (3) Đề xuất kỹ thuật thay đổi tốc độ truyền tại nút nguồn trên
cơ sở thông tin về băng thông yêu cầu của đường và băng thông còn lại tại các
nút. Khi nút đích nhận được một gói RREQ, nó sẽ tính giá trị bộ đếm xung đột
lớn nhất và băng thông yêu cầu của đường mà gói RREQ đã đi qua, sau đó so
sánh giá trị băng thông yêu cầu của đường với giá trị băng thông còn lại của
nó. Nút đích sẽ báo cho nút nguồn tăng tốc độ truyền dữ liệu nếu băng thông
yêu cầu của đường nhỏ hơn băng thông còn lại của nút đích. Ngược lại, nút
đích sẽ thông báo cho nút nguồn điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu bằng với giá
trị băng thông còn lại chia cho bộ đếm xung đột lớn nhất.

v Một số nghiên cứu cải tiến giao thức AODV để đảm bảo an ninh định
tuyến

Đối với các nghiên cứu cải tiến giao thức AODV theo mục tiêu đảm bảo
an ninh định tuyến, đã có nhiều ý tưởng được đề xuất. Giao thức SAODV [56]
đã được phát triển với mục đích chống lại kiểu tấn công “lỗ đen”. Đây là kiểu
tấn công mà các nút độc hại trong mạng sử dụng để giả mạo các nút trung gian
có thông tin về đường đi tới đích và gửi thông tin về đường giả mạo cho nút
nguồn để biến chúng thành các nút trung gian trên con đường tới đích. Khi các

47
gói tin dữ liệu đi tới các nút “lỗ đen”, chúng có thể hủy bỏ gói tin hoặc khai
thác các thông tin trong các gói tin. Để chống lại kiểu tấn công này, giao thức
SAODV sử dụng các gói đã được mã hoá SRREQ và SRREP thay cho các gói
RREQ và RREP của giao thức AODV. Khi nút nguồn nhận được nhiều hơn
một gói SRREP, nó sẽ chọn đường ngắn nhất làm đường an toàn để chuyển tiếp
dữ liệu tới đích. Một thủ tục tương tự được đề xuất trong [27] để bảo mật các
con đường bằng cách yêu cầu nút trung gian sinh ra gói RREQ gửi kèm thông
tin về chặng kế tiếp trên con đường đi tới đích tính từ nút này (nút A*) vào gói
RREP. Nút nguồn khi nhận gói RREP sẽ gửi một gói yêu cầu bổ sung (FRq)
tới nút A* để kiểm tra xem có tồn tại đường thật đi từ nó tới nút A* hay không.
Nút A* phải trả lời lại bằng gói trả lời bổ sung (FRp). Nếu nút A* không thực
hiện được yêu cầu xác thực này, nút hiện tại sẽ gửi cảnh báo cho toàn mạng
biết để cách ly nút độc hại. Nhược điểm của các phương pháp này là tăng số
lượng các gói tin điều khiển và tiêu thụ nhiều hơn tài nguyên năng lượng và
thời gian xử lý của các nút để xử lý tiến trình mã hoá và giải mã.

Các tác giả của [91] đã đề xuất sử dụng mạng xương sống được hình thành
bởi một nhóm các nút xương sống (BBN) cho phép cấp phát địa chỉ IP hạn chế
(RIP) cho các nút mới tới. Khi một nút muốn tạo một đường truyền tới một nút
đích, đầu tiên nó phải yêu cầu nút BBN gần nhất cấp phát một RIP chưa được
sử dụng. Sau đó, nó sẽ quảng bá gói RREQ chứa cả địa chỉ đích và giá trị RIP
được cấp phát. Vì các địa chỉ RIP chỉ được cấp phát với số lượng hạn chế và
các nút không phải là nút BBN không hiểu được giá trị này nên khi nút đang
yêu cầu đường nhận được một gói RREP chứa thông tin định tuyến cho địa chỉ
RIP này, nó hiểu rằng có một “lỗ đen” trên đường nhận được. Sau đó, nút này
bắt đầu gửi các gói dữ liệu giả tới đích và các nút láng giềng sẽ bắt đầu chuyển
sang chế độ đặc biệt để theo dõi các gói tin bị mất và xác định nút độc hại trong
mạng. Hạn chế của phương pháp này là yêu cầu việc xác thực diễn ra tại một
nút bên ngoài con đường và kỹ thuật này không phải lúc nào cũng thực hiện
được. Bên cạnh đó, phương pháp này còn yêu cầu các nút phải gửi các gói dữ

48
liệu giả và chuyển vào chế độ đặc biệt để theo dõi tỉ lệ mất gói tin. Điều này
làm giảm hiệu năng của toàn mạng.

Một cách tiếp cận khác được đề xuất trong [11] là sử dụng khái niệm độ
nhất quán theo vòng để xác định và phát hiện các đường giả mạo. Ý tưởng
chính của phương pháp này là cho phép mỗi nút khám phá các nút lân cận trong
bán kính k chặng. Các nút nằm trong phạm vi này có thể được xem như nằm
trong một vòng tròn có tâm là nút hiện tại với bán kính bằng k chặng có trách
nhiệm theo dõi các gói tin độc hại đi từ nút ở tâm ra khỏi vòng tròn này. Thêm
vào đó, các gói trả lời đường cần phải được cấp phép về tính hợp lệ từ các nút
nằm trong vòng tròn mới có thể đi vào được nút nằm trong vòng tròn.

1.3.4.2. Một số nghiên cứu cải tiến giao thức AOMDV

Đã có một số cải tiến giao thức AOMDV được đề xuất.

Giao thức BSAOMDV [21] được cải tiến từ giao thức AOMDV trên cơ
sở sử dụng cách khai thác thông tin định tuyến xuyên tầng để ước lượng độ bền
vững và độ nhạy cảm với trễ của các con đường. Gói tin RREQ được bổ sung
thêm trường biểu diễn giá trị cường độ tín hiệu và thời gian trễ khi truyền gói
tính từ nút phát sinh gói. Cường độ tín hiệu được ước lượng theo mô hình
TwoRayGround và thời gian trễ được cập nhật theo từng chặng gói tin RREQ
đi qua. Tại mỗi nút trung gian nhận và chuyển tiếp gói RREQ và RREP, nếu
cường độ tín hiệu và thời gian trễ khi truyền gói tin tính từ nút sinh ra gói lớn
hơn ngưỡng xác định trước, gói tin sẽ được chuyển tiếp. Ngược lại, nút trung
gian sẽ hủy bỏ gói tin. Các giá trị này sau đó được sử dụng để chọn đường theo
yêu cầu QoS của các luồng dữ liệu. Đánh giá hiệu năng của hai giao thức được
thực hiện trên NS2 cho thấy giao thức BSAOMDV có tỉ lệ truyền gói thành
công và thông lượng cao hơn giao thức AOMDV.

Đề xuất trong [79] cải tiến giao thức AOMDV nhằm mục tiêu tăng thông
lượng chuyển tiếp dữ liệu. Ý tưởng chính của giao thức E-AOMDV được đề
xuất là lấy thông tin về năng lượng pin còn lại của các nút mạng, kết hợp với

49
các con đường tìm được theo cơ chế của giao thức AOMDV và kỹ thuật cân
bằng tải khi truyền dữ liệu. Theo chu kỳ, mỗi nút mạng sẽ gửi thông tin về phần
trăm năng lượng pin còn lại cho các nút lân cận. Khi có yêu cầu truyền dữ liệu,
nút mạng sẽ tìm trong bảng định tuyến của mình tối đa là ba đường ngắn nhất
theo số chặng. Sau đó, áp dụng cơ chế cân bằng tải để truyền dữ liệu song song
trên các con đường này. Tỉ lệ về tải dữ liệu giữa các con đường được tính bằng
tỉ lệ phần trăm năng lượng pin còn lại giữa các nút đóng vai trò là chặng kế tiếp
của các con đường đó. Kết quả đánh giá hiệu năng qua mô phỏng cho thấy
trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định (100s), giao thức E-AODV có
thông lượng cao hơn, tỉ lệ mất gói UDP thấp hơn, số gói UDP nhận được cao
hơn so với giao thức AOMDV.

Các ý tưởng nhằm tiết kiệm năng lượng và kéo dài thời gian sống của các
con đường được chọn được đề xuất trong [99] sử dụng chiến lược có tên là
CMMBCR để cải tiến cơ chế định tuyến của giao thức AOMDV. Hai đề xuất
được đưa ra ở đây là: (1) Khoảng thời gian ngừng làm việc của mỗi nút mạng
được phân chia theo ba trạng thái khác nhau. Khi nút mạng có thời gian ngừng
làm việc vượt qua ngưỡng, nó sẽ được chuyển sang trạng thái ngủ để tiết kiệm
năng lượng pin; (2) Thay đổi cơ chế chọn đường chính của AOMDV theo thông
tin về năng lượng còn lại nhỏ nhất của mỗi con đường. Năng lượng còn lại nhỏ
nhất của mỗi con đường được định nghĩa là năng lượng pin còn lại của nút
mạng có năng lượng pin nhỏ nhất trên con đường đó. Tại mỗi một nút mạng,
khi có yêu cầu chuyển tiếp dữ liệu, nếu năng lượng pin còn lại của nó lớn hơn
ngưỡng (10% của năng lượng pin ban đầu), nút mạng này sẽ chọn đường có
năng lượng truyền cần thiết (tổng năng lượng truyền tại mỗi nút mạng thuộc
con đường) nhỏ nhất làm đường chính để truyền dữ liệu. Ngược lại, nếu năng
lượng pin còn lại của nút nhỏ hơn ngưỡng, nút này sẽ chọn đường có năng pin
còn lại lớn nhất để truyền dữ liệu. Kết quả mô phỏng trên NS2 cho thấy giao
thức AOMDV sử dụng chiến lược tiết kiệm năng lượng được đề xuất có tỉ lệ
truyền gói thành công cao hơn và độ tiêu hao năng lượng nhỏ hơn so với giao

50
thức AOMDV nguyên thủy nhưng thời gian tìm đường và độ trễ đầu cuối của
giao thức được cải tiến lại cao hơn so với giao thức AOMDV.

Một cách tiếp cận mới để cải tiến độ bền vững của các con đường tìm
được bởi giao thức AOMDV được đề xuất trong [102] trên cơ sở hai phương
pháp: (1) Mỗi nút trung gian khi nhận được từ gói RREP thứ hai trở đi xuất
phát từ cùng một nút đích sẽ ghi bổ sung con đường tới nút đích vào bảng định
tuyến thay vì chỉ chấp nhận một gói RREP như giao thức AOMDV. Vì vậy, số
lượng đường thuận hướng tới đích tìm được của giao thức được đề xuất sẽ tăng
lên so với giao thức AOMDV. Số lượng đường tìm được được giới hạn là ba
đường; (2) Lấy thông tin về tỉ lệ lỗi bit của các liên kết phục vụ cho việc chọn
đường trong tiến trình định tuyến. Tỉ lệ lỗi bit của con đường đầu cuối được
tính bằng tổng tỉ lệ lỗi bit của các liên kết thành phần. Giao thức được đề xuất
chọn đường có tỉ lệ lỗi bit thấp nhất là đường chính để truyền dữ liệu. Các con
đường còn lại được sắp xếp theo chiều tăng dần của tỉ lệ lỗi bit để làm các
đường dự phòng khi đường chính bị lỗi. Kết quả của cải tiến đã được kiểm
nghiệm với các điều kiện thực tế cho thấy giao thức AOMDV được cải tiến có
hiệu năng tốt hơn so với giao thức AOMDV về độ trễ đầu cuối, tỷ lệ truyền gói
thành công và tải định tuyến.

1.4. Đánh giá hiệu năng mạng

Hiệu năng mạng là một trong những nhân tố chính xác định hiệu suất
tổng của một hệ thống, được xác định bởi sự kết hợp của các yếu tố bao gồm
khả năng sẵn sàng, thông lượng và thời gian đáp ứng. Đối với mạng máy tính,
ngoài các yếu tố trên, hiệu năng còn bao gồm các yếu tố khác như thời gian trễ,
độ tin cậy, tỉ suất lỗi, hiệu suất của ứng dụng... Trong phần này, luận án đề cập
đến các độ đo đánh giá hiệu năng và các phương pháp đánh giá hiệu năng.

Các độ đo đánh giá hiệu năng

Có hai nhóm độ đo đánh giá hiệu năng mạng là nhóm các độ đo hướng
hệ thống và nhóm các độ đo hướng người dùng.

51
Trong nhóm độ đo hướng hệ thống, có hai độ đo tiêu biểu là thông lượng
(throughput) và độ trễ (delay). Thông lượng là lượng dữ liệu trung bình được
truyền thành công qua mạng trong một đơn vị thời gian và thường được đo
bằng số bit truyền được trong một giây. Độ trễ là thời gian trung bình để trạm
đích nhận thành công một gói dữ liệu từ trạm truyền.

Trong nhóm độ đo hướng người dùng, người ta thường sử dụng hai độ


đo là thời gian đáp ứng và thời gian phản ứng của hệ thống. Thời gian đáp ứng
là khoảng thời gian hệ thống thực hiện xong một yêu cầu của người dùng tính
từ lúc yêu cầu được gửi tới hệ thống. Thời gian phản ứng của hệ thống là khoảng
thời gian tính từ khi yêu cầu được gửi tới hệ thống cho đến khi hệ thống bắt
đầu phục vụ yêu cầu đó.

Các phương pháp đánh giá hiệu năng mạng

Việc đánh giá hiệu năng mạng nhằm mục đích so sánh giữa các thiết kế
để tìm ra thiết kế tốt nhất. Có ba phương pháp phổ biến thường được sử dụng
để đánh giá hiệu năng mạng [40] là đánh giá bằng kỹ thuật đo lường, đánh giá
bằng mô hình giải tích và đánh giá bằng mô hình mô phỏng. Các phương pháp
đánh giá hiệu năng mạng này có thể được sử dụng để đánh giá hiệu năng của
các giao thức định tuyến trong mạng MANET.

- Đánh giá bằng kỹ thuật đo lường: phương pháp này có thể được thực
hiện trong một mạng test-bed. Nó yêu cầu các thiết bị thật, các chương trình và
thời gian để chạy các thí nghiệm. Phương pháp này chỉ được áp dụng hệ thống
mạng thực đã tồn tại và được phép truy cập để đánh giá. Hiệu năng mạng được
đánh giá theo phương pháp này tương đối chính xác với hoạt động của hệ thống
thực tế. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là mạng test-bed thường
khó cấu hình và khó có khả năng chia sẻ cho những người nghiên cứu, chi phí
cao và yêu cầu người nghiên cứu phải có khả năng thống kê, phân tích các kết
quả thu được sau các thí nghiệm.

52
- Đánh giá bằng mô hình phân tích: Phương pháp này sử dụng các mô
hình và khái niệm toán học để mô tả các tham số hiệu năng, các yếu tố ảnh
hưởng tới hiệu năng và mối tác động giữa chúng. Ưu điểm của phương pháp
này là chi phí và thời gian thử nghiệm thấp, kết quả dễ dự đoán hơn so với
phương pháp đo lường và mô phỏng. Tuy nhiên, kết quả của phương pháp này
có thể không chính xác với thực tế vì nó thường sử dụng nhiều giả định toán
học để giải bài toán của mô hình và có thể bỏ qua các yếu tố động của mạng.

- Đánh giá bằng mô phỏng: Khi không có điều kiện để triển khai phương
pháp đo lường trên hệ thống thực hoặc mô hình toán học sau khi đã rút gọn vẫn
không giải được, phương pháp đánh giá bằng mô phỏng thường được sử dụng.
Đây là một phương pháp được các nhà nghiên cứu về mạng và truyền thông sử
dụng rất rộng rãi. Ưu điểm của phương pháp này là có thể nghiên cứu hoạt
động, đánh giá hiệu năng của các hệ thống mạng đã hoặc chưa tồn tại trong
thực tế. Khi bộ mô phỏng đã được xây dựng, người nghiên cứu có thể chạy các
thử nghiệm với chi phí thấp với độ chính xác theo yêu cầu. Tuy nhiên, phương
pháp này yêu cầu thời gian để xây dựng và kiểm nghiệm tính chính xác của bộ
mô phỏng.

Trong ba phương pháp trên, luận án này sử dụng phương pháp đánh giá
bằng mô phỏng để đánh giá hiệu năng cho các cải tiến được đề xuất đối với
một số giao thức định tuyến trong mạng MANET trên cơ sở sử dụng bộ mô
phỏng NS2. Đây là một bộ mô phỏng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên
cứu về mạng và truyền thông nói chung cũng như trong các nghiên cứu về các
mạng MANET nói riêng.

1.5. Mục tiêu và hướng tiếp cận của luận án

Trong số các cải tiến cho giao thức AODV đã trình bày trong các phần
trước của chương, vẫn chưa có các đề xuất cải tiến giao thức AODV theo mục
tiêu giảm tắc nghẽn trên cơ sở sử dụng trễ đầu-cuối được tính toán theo “thời
gian phục vụ” của cơ chế truy cập môi trường truyền IEEE 802.11 CSMA/CA

53
làm độ đo định tuyến. Do giao thức AODV sử dụng số chặng làm độ đo định
tuyến và chọn con đường có số chặng nhỏ nhất để cài đặt vào bảng định tuyến
nên các luồng dữ liệu trong mạng MANET sử dụng giao thức AODV có xu
hướng đi qua tâm của mạng [6, 13, 73, 87]. Vì vậy, có thể xảy ra hiện tượng
tắc nghẽn tại các nút gần tâm của mạng làm suy giảm hiệu năng mạng. Vấn đề
được đặt ra ở đây là cần tìm một độ đo định tuyến thích hợp cho giao thức
AODV nhằm giảm thiểu việc định tuyến qua các vùng tắc nghẽn trong mạng
trong khi vẫn đảm bảo được khả năng chống định tuyến lặp bằng kỹ thuật sử
dụng độ đo số chặng và số thứ tự đích của giao thức AODV.

Đối với một số đề xuất cải tiến giao thức AOMDV đã trình bày, có những
cải tiến không hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mạng. Với
những cải tiến có hướng tới mục tiêu này, việc phân lớp các lưu lượng của tầng
Ứng dụng theo yêu cầu QoS vẫn chưa được thực hiện; các thông tin được khai
thác từ tầng MAC để phục vụ cho cơ chế định tuyến vẫn chưa thực sự phù hợp
với các tiêu chuẩn QoS như độ trễ, tỉ lệ mất gói, độ biến đổi trễ và băng thông.
Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế định tuyến theo yêu cầu QoS từ các ứng
dụng trên cơ sở dự đoán chất lượng các liên kết tại tầng MAC được ước lượng
theo các tiêu chuẩn QoS là một hướng nghiên cứu cần thực hiện.

Trên cơ sở các phân tích trên, luận án tiếp cận và tập trung vào mục tiêu
nâng cao hiệu năng cho mạng MANET có các vùng tắc nghẽn và cung cấp khả
năng đảm bảo chất lượng dịch vụ cho các ứng dụng trong mạng MANET.

Để đạt được mục tiêu này, các nội dung nghiên cứu tiếp theo của luận án
được xác định là: (1) Cải tiến giao thức AODV để nâng cao hiệu năng của mạng
MANET có các vùng tắc nghẽn và (2) Cải tiến giao thức AOMDV nhằm nâng
cao hiệu năng của mạng MANET có yêu cầu QoS từ chương trình ứng dụng.

1.6. Kết luận Chương 1

Mạng MANET có những khác biệt rõ ràng so với mạng không dây truyền
thống và đã có nhiều ứng dụng trong đời sống, kinh tế, xã hội của con người.

54
Giao thức định tuyến trong mạng MANET cần đảm bảo được những yêu cầu
về tối thiếu hoá tải điều khiển và tải xử lý, hỗ trợ định tuyến đa chặng, đáp ứng
thay đổi về cấu trúc mạng và ngăn định tuyến lặp.

Đã có nhiều cải tiến nghiên cứu được đề xuất nhằm cải tiến các giao thức
định tuyến cho mạng MANET. Mỗi đề xuất cải tiến chỉ áp dụng cho một giao
thức định tuyến hoặc một nhóm các giao thức có chung chiến lược định tuyến
nhất định. Trong từng ngữ cảnh triển khai mạng MANET với các yêu cầu cụ
thể, cần lựa chọn, cải tiến và sử dụng giao thức định tuyến một cách phù hợp.

AODV là giao thức định tuyến theo yêu cầu. Các luồng dữ liệu được định
tuyến bởi AODV có xu hướng đi qua tâm của mạng . Vì vậy, có thể xảy ra hiện
tượng tắc nghẽn tại trung tâm mạng. Đã có nhiều đề xuất cải tiến giao thức
AODV. Tuy nhiên, vẫn chưa có các đề xuất để lấy thông tin về độ trễ của liên
kết được ước lượng theo khái niệm “thời gian phục vụ” của CSMA/CA theo
cách tiếp cận xuyên tầng làm cơ sở cho cơ chế định tuyến hướng tới mục tiêu
giảm tắc nghẽn trong mạng MANET.

AOMDV là giao thức định tuyến đa đường được phát triển từ giao thức
AODV. Đã có những đề xuất cải tiến giao thức AOMDV theo cách tiếp cận
xuyên tầng nhằm hỗ trợ yêu cầu QoS của dữ liệu. Tuy nhiên, trong những cải
tiến này, việc phân lớp các lưu lượng dữ liệu của tầng Ứng dụng theo yêu cầu
QoS theo chuẩn ITU-T G.1010 vẫn chưa được thực hiện. Điều này dẫn đến sự
hỗ trợ của thuật toán định tuyến theo yêu cầu QoS chưa thực sự hiệu quả.

Với những lý do trên, những nội dung nghiên cứu tiếp theo của luận án
được xác định là: (1) Cải tiến giao thức định tuyến AODV nhằm nâng cao hiệu
năng mạng MANET có các vùng tắc nghẽn và (2) Cải tiến giao thức định tuyến
AOMDV nhằm hỗ trợ cơ chế định tuyến theo QoS cho mạng MANET.

Một phần nội dung của chương này được công bố trong công trình [A1].

55
CHƯƠNG 2. CẢI TIẾN GIAO THỨC AODV NHẰM GIẢM TẮC
NGHẼN TRONG MẠNG MANET

Như đã đề cập trong Mục 1.5 thuộc Chương 1, một trong các mục tiêu
của luận án là cải tiến nhằm nâng cao hiệu năng của giao thức AODV trong
mạng MANET xảy ra hiện tượng tắc nghẽn. Nội dung của Chương 2 tập trung
trình bày về ý tưởng cải tiến cho giao thức AODV trên cơ sở sử dụng kỹ thuật
ước lượng trễ của liên kết theo khái niệm “thời gian phục vụ” trong phương
pháp truy cập môi trường truyền CSMA/CA của chuẩn IEEE 802.11 và mô
hình định tuyến theo hướng tiếp cận xuyên tầng. Mô hình định tuyến theo
hướng tiếp cận xuyên tầng đề xuất trong chương này được trình bày một cách
chi tiết với mô đun đo mức độ sử dụng kênh truyền, mô đun ước lượng tỉ lệ lỗi
frame của liên kết và mô đun định tuyến. Các kiểm nghiệm, so sánh về hiệu
năng của giao thức AODV-DM được đề xuất so với giao thức AODV trong mô
hình mạng MANET có xảy ra tắc nghẽn và mô hình mạng ngẫu nhiên bằng
phương pháp mô phỏng trên hệ mô phỏng NS2 được trình bày trong phần cuối
của chương.

2.1. Đề xuất ý tưởng cải tiến cho giao thức AODV

Trong hai cơ chế truy cập môi trường truyền DCF và PCF của chuẩn IEEE
802.11, cơ chế DCF với phương pháp truy cập môi trường truyền CSMA/CA
[35] được sử dụng trong đề xuất của luận án nhằm xác định trễ của một đường
đầu-cuối. Các yếu tố gây ra trễ trong “thời gian phục vụ” tại tầng MAC được
xác định bao gồm thời gian chờ truy cập lại (back-off time), thời gian truyền
(transmission time) và thời gian tạm dừng (deferring time). Giá trị trễ này sau
đó sẽ được truyền ngược lên tầng Mạng để tính trễ đầu cuối của các con đường
tìm được. Kỹ thuật thay thế độ đo định tuyến số chặng bằng độ trễ cũng được
đề xuất trong cơ chế hoạt động của giao thức AODV-DM được cải tiến từ giao
thức AODV nhằm đảm bảo giao thức này tìm được đường đi không lặp có trễ
đầu-cuối nhỏ nhất giữa một cặp nút nguồn-đích trong mạng MANET.

56
2.2. Phương pháp ước lượng trễ của liên kết

2.2.1. Phân tích độ trễ của liên kết theo cơ chế DCF

Trong hệ thống mạng không dây sử dụng chuẩn IEEE 802.11 tại tầng Liên
kết dữ liệu và tầng Vật lý, phương pháp truy cập môi trường truyền của mỗi
nút mạng sử dụng cơ chế DCF sẽ tuân theo hoạt động của phương pháp truy
cập môi trường truyền CSMA/CA. Trong đó, các nút mạng đều bình đẳng với
nhau trong việc truy cập vào môi trường truyền dùng chung. Thời gian truy cập
môi trường truyền được phân chia theo đơn vị “khe thời gian” (ST).

Hình 2.1. CSMA/CA ở chế độ cơ bản

Với cơ chế DCF hoạt động ở chế độ cơ bản (không sử dụng kỹ thuật
RTS/CTS) được biểu diễn trong Hình 2.1, trước khi một nút muốn truyền một
frame qua môi trường truyền, nó phải thực hiện việc cảm nhận kênh truyền.
Nếu kênh truyền rỗi trong khoảng thời gian tối thiểu là DIFS (Distributed Inter
Frame Space), nút mạng này sẽ bắt đầu truyền frame đi. Ngược lại, nút này sẽ
chuyển sang trạng thái chờ truy cập lại (back-off stage) và thiết lập giá trị của
bộ đếm back-off bằng một giá trị ngẫu nhiên nằm trong khoảng từ 0 đến độ lớn
hiện tại của Cửa sổ tương tranh (CW). Sau mỗi khoảng thời gian ST, nếu kênh
truyền vẫn rỗi, giá trị của bộ đếm này sẽ được giảm đi một đơn vị. Khi bộ đếm
back-off có giá trị bằng 0, nút này sẽ bắt đầu truyền frame. Sau khi nhận được
frame được một khoảng thời gian bằng với giá trị SIFS (Short Inter Frame
Space), nút nhận được frame sẽ gửi gói ACK báo hiệu cho nút gửi rằng nó đã

57
nhận thành công frame. Nếu nút gửi nhận được gói ACK, nó xem như quá trình
truyền frame đã thành công. Ngược lại, nút này sẽ nhân đôi giá trị CW hiện tại
của nó và thực hiện lại tiến trình trên để truyền lại frame.

Hình 2.2. CSMA/CA với kỹ thuật cảm nhận sóng mang ảo.

Với cơ chế DCF sử dụng kỹ thuật cảm nhận sóng mang ảo (RTS/CTS)
được biểu diễn trong Hình 2.2, sau khi giành được quyền truy cập kênh truyền,
trước khi bắt đầu truyền tin, trạm phải gửi đi một gói tin điều khiển RTS
(Request To Send) tới trạm nhận để thông báo về việc truyền tin sắp tới. Phía
nhận sẽ trả lời lại gói tin RTS bằng gói tin CTS để cho biết đã sẵn sàng nhận
tin. Cả RTS và CTS đều chứa độ dài dự kiến của việc truyền tin (thời gian
truyền gói tin và ACK). Tất cả các trạm khi nhận được RTS hoặc CTS sẽ thiết
lập chỉ số cảm nhận sóng mang ảo của nó hay còn gọi là NAV bằng khoảng
thời gian dự kiến truyền tin. Thông tin này sẽ được sử dụng cùng với cảm nhận
vật lý kênh truyền khi cảm nhận kênh truyền.

Thời gian trễ để truyền thành công một frame qua một liên kết được đề
xuất trong luận án này chính là thời gian phục vụ của nút nguồn trên liên kết
đó khi nút này muốn truyền một frame qua liên kết đó. Khi tầng MAC của một
nút mạng hoạt động theo cơ chế DCF trên cơ sở phương pháp truy cập môi
trường truyền CSMA/CA, thời gian phục vụ được định nghĩa là thời gian để
truyền thành công một frame hoặc huỷ bỏ frame khi số lần truyền lại vượt quá

58
ngưỡng cho phép tại tầng MAC. Thời gian phục vụ này bao gồm thời gian tạm
dừng bộ đếm back-off khi kênh truyền bận (deferring time), thời gian chờ truy
cập lại (back-off time) và thời gian truyền (transmission time) để truyền hết
một frame qua liên kết.

Thời gian trễ để truyền thành công một frame qua một liên kết là một trong
các tham số quan trọng quyết định đến khả năng chuyển tải dữ liệu của liên kết
đó cho các luồng dữ liệu từ tầng Mạng chuyển xuống. Rõ ràng là tại các vùng
mạng bị tắc nghẽn, thời gian trễ của các liên kết sẽ lớn hơn so với các liên kết
tại các vùng không bị tắc nghẽn khác. Vì vậy thời gian trễ để truyền một gói tin
qua một con đường đầu cuối sẽ tăng lên nếu con đường này có các liên kết nằm
trong vùng tắc nghẽn. Nếu giao thức định tuyến AODV được cải tiến để có khả
năng chọn được con đường không lặp có độ trễ đầu cuối nhỏ nhất thì có nghĩa
là giao thức này đã có khả năng tránh được việc định tuyến dữ liệu qua các liên
kết nằm trong vùng tắc nghẽn.

2.2.2. Ước lượng thời gian trễ theo thời gian phục vụ

Gọi Ts, Td, Tb, và Tt tương ứng là thời gian phục vụ, thời gian tạm dừng,
thời gian back-off và thời gian truyền của tiến trình truyền một frame qua một
liên kết, giá trị của Ts được xác định theo công thức (4)

𝑇O = 𝑇P + 𝑇Q + 𝑇R (4)
Gọi Rn là số lần truyền frame và Ps là xác suất truyền thành công frame
qua một liên kết, mối quan hệ giữa chúng được xác định bằng công thức (5)

𝑅@ = 1 𝑃O (5)
Để xác định thời gian truyền frame, cần xem xét quá trình truyền đơn vị
dữ liệu theo giao thức (PDU) tại tầng Vật lý. Theo [35], kiến trúc của tầng MAC
và tầng Vật lý được thể hiện trong Hình 2.3.

59
Hình 2.3. Kiến trúc tầng con MAC và tầng Vật lý

Theo kiến trúc này, tầng MAC sẽ truyền thông với tầng PLCP qua một
điểm truy cập dịch vụ (SAP). Khi nhận frame dữ liệu từ tầng MAC (MPDU
hoặc PSDU) gửi xuống, để tối thiểu hóa sự phụ thuộc của tầng MAC đối với
tầng PMD, tầng PLCP sẽ xây dựng PDU của mình gọi là PPDU để phù hợp với
việc truyền MPDU qua các môi trường truyền vật lý khác nhau. Có hai loại
PPDU là PPDU dài và PPDU ngắn. Cấu trúc của PPDU dài và PPDU ngắn
được thể hiện tương ứng trong Hình 2.4 và Hình 2.5.

Hình 2.4. Cấu trúc của PPDU dài

Có thể thấy rằng, cấu trúc của PPDU gồm 3 phần chính: PCLP Preamble,
PLCP Header và MPDU là frame được tạo thành từ tầng MAC. Đối với thủ tục
truyền PPDU của chuẩn 802.11b, phần PLCP Preamble luôn được truyền với
tốc độ 1 Mbps; phần PLCP Header được truyền với tốc độ 1 Mbps đối với
PPDU dài và 2 Mbps đối với PPDU ngắn. Tốc độ truyền phần PLCP Preamble

60
và PLCP Header được gọi là tốc độ truyền cơ bản. Phần PSDU được truyền với
tốc độ truyền dữ liệu (5,5 hoặc 11 Mbps).

Hình 2.5. Cấu trúc của PPDU ngắn

Các gói tin điều khiển như RTS, CTS và ACK luôn được truyền với tốc
độ dữ liệu.

Theo phương pháp truy cập đường truyền CSMA/CA được biểu diễn trong
Hình 2.1 và Hình 2.2 kết hợp với thủ tục truyền PPDU được trình bày ở trên,
thời gian truyền thành công một frame qua một liên kết khi DCF hoạt động ở
chế độ CSMA/CA cơ bản (𝑇RQO ) và chế độ CSMA/CA có cảm nhận sóng mang
ảo (𝑇R@WX ) được xác định tương ứng bằng công thức (6) và (7)
𝑃𝑃O + 𝑃𝐻O 𝐹𝐷O 𝐴𝐶𝐾O
𝑇RQO = 𝑅@ 𝑆𝐼𝐹𝑆 + + + + 𝐷𝐼𝐹𝑆 (6)
𝐵^ 𝐷^ 𝐷^

𝑃𝑃O + 𝑃𝐻O 𝐶𝑇𝑆O 𝐹𝐷O 𝑅𝑇𝑆O 𝐴𝐶𝐾O (7)


𝑇R@WX = 𝑅@ 3 ∙ 𝑆𝐼𝐹𝑆 + + + + + + 𝐷𝐼𝐹𝑆
𝐵^ 𝐷^ 𝐷^ 𝐷^ 𝐷^

Trong đó SIFS và DIFS là các khoảng thời gian được định nghĩa trong cơ
chế DCF hoạt động trên cơ sở nguyên lý CSMA/CA; PPs là kích thước phần
PLCP Preamble; PHs là kích thước phần PLCP Header; CTSs và RTSs tương
ứng là kích thước gói CTS và RTS; FDs là kích thước frame tại tầng MAC
(PSDU); Br là tốc độ truyền cơ bản và Dr là tốc độ truyền dữ liệu của tầng Vật
lý; ACKs là kích thước gói ACK.

61
Từ (5) và (6), ta có công thức (8)
1 𝑃𝑃O + 𝑃𝐻O 𝐹𝐷O 𝐴𝐶𝐾O
𝑇RQO = 𝑆𝐼𝐹𝑆 + + + + 𝐷𝐼𝐹𝑆 (8)
𝑃O 𝐵^ 𝐷^ 𝐷^

Từ (5) và (7), ta có công thức (9)


1 𝑃𝑃O + 𝑃𝐻O 𝐶𝑇𝑆O 𝐹𝐷O 𝑅𝑇𝑆O 𝐴𝐶𝐾O (9)
𝑇R@WX = 3 ∙ 𝑆𝐼𝐹𝑆 + + + + + + 𝐷𝐼𝐹𝑆
𝑃O 𝐵^ 𝐷^ 𝐷^ 𝐷^ 𝐷^

Theo [7], khi thay đổi tốc độ truyền của liên kết IEEE 802.11b, thời gian
truyền phần phụ tải tầng MAC và các gói điều khiển gần như không thay đổi
và thông lượng hiệu dụng của liên kết luôn nhỏ hơn so với tốc độ hoạt động
của liên kết và được xác định theo thời gian truyền phần dữ liệu của frame. Vì
vậy, kỹ thuật ước lượng thời gian truyền frame thành công một frame qua một
liên kết được sử dụng trong luận án này được đề xuất là sử dụng thông lượng
hiệu dụng của liên kết và bỏ qua một số yếu tố thời gian truyền cố định khác
như thời gian truyền phần phụ tải tầng MAC và thời gian truyền các gói điều
khiển tương tự như cách tiếp cận trong [64]. Khi đó thời gian truyền thành công
frame có thể được ước lượng bằng công thức (10) như sau:
1 𝐹𝐷O (10)
𝑇R =
𝑃O 𝑇ℎ𝑟𝑢h

Trong đó, Thrue là thông lượng hiệu dụng của liên kết được đo theo tốc
độ hoạt động của liên kết sử dụng phương pháp truy cập môi trường truyền
CSMA/CA cơ bản và CSMA/CA với kỹ thuật RTS/CTS. Các giá trị của thông
lượng hiệu dụng này được đo trong [64] khi sử dụng các gói dữ liệu UDP kích
thước 1500 bytes, tốc độ truyền cơ bản 1 Mbps, tốc độ hoạt động của liên kết
(tốc độ dữ liệu) thay đổi và được tổng kết trong Bảng 2.1.

Khi một nút đang ở trong trạng thái chờ truy cập lại, nếu kênh truyền rỗi
trong một khoảng thời gian ST, giá trị của bộ đếm back-off sẽ được giảm đi
một đơn vị. Giá trị này được thiết lập ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến giá trị
kích thước cửa sổ tương tranh (CW) của trạng thái back-off hiện tại. Khi một
nút đã truyền hết một frame mà không nhận được gói ACK sau khoảng thời

62
gian SIFS, nó coi như việc truyền frame đã thất bại và bắt đầu tiến trình thử
truyền lại frame ở một trạng thái back-off mới với giá trị CW tăng gấp đôi. Như
vậy, thời gian back-off là tổng thời gian của tất cả các lần truyền lại được tính
trên cơ sở xác suất truyền frame thành công, kết hợp với giá trị CW trung bình
của các trạng thái back-off và giá trị ST của công nghệ IEEE 802.11.

Bảng 2.1. Thông lượng hiệu dụng của liên kết IEEE 802.11b

Tốc độ hoạt động Thông lượng hiệu dụng của liên


của liên kết kết (Mbps)
(Mbps) Có RTS/CTS Không RTS/CTS

1.0 0.89 0.94

2.0 1.64 1.8

5.5 3.52 4.34

11.0 5.17 7.15

Giả sử CWmin là giá trị CW ban đầu, tại trạng thái back-off thứ i, giá trị
của CW (CWi) được tính theo CWmin theo công thức (11);

𝐶𝑊) = 2) ∙ 𝐶𝑊j)@ (11)


Tại trạng thái back-off thứ i, do giá trị của bộ đếm back-off được thiết lập
ngẫu nhiên theo phân phối đồng nhất trong khoảng [0, CWi-1] nên giá trị này
được ước lượng bằng giá trị trung bình (CWi/2). Vì vậy thời gian để bộ đếm
back-off giảm về giá trị 0 sẽ là (Tslot.CWi/2) với Tslot là khe thời gian ST.

Xác suất để trạng thái back-off đầu tiên xảy là là Ps. Một frame được
truyền lại i lần nghĩa là nút truyền đang ở trạng thái back-off thứ i. Vì vậy xác
suất để trạng thái back-off thứ i xảy ra là (Ps.(1-Ps)i).

Nếu coi mỗi lần xảy ra một trạng thái back-off là một sự kiện thì xác suất
xảy ra sự kiện sau phụ thuộc vào xác suất xảy ra sự kiện trước. Gọi n là số trạng
thái back-off, giá trị của thời gian back-off Tb được tính theo (12);

63
@mD ) @mD
)
𝐶𝑊$ ) (12)
𝑇Q = 𝑇OABR 𝑃O 1 − 𝑃O 𝑃O 1 − 𝑃O
2

)kl $kl )kl

Đặt Fs = 1 - Ps là xác suất truyền lỗi frame và biến đổi tương đương công thức
(12), ta được công thức (13); biến đổi tương đương công thức (10), ta được
công thức (14);
𝐶𝑊j)@ 2(1 − 𝐹O ) 1 − 2𝐹O @ (13)
𝑇Q = 𝑇OABR −1
2 2 1 − 𝐹O − 1 1 − 𝐹O @

1 𝐹𝐷O
𝑇R = (14)
1 − 𝐹O 𝑇ℎ𝑟𝑢h

Gọi CNU là tỉ lệ sử dụng kênh truyền được đo tại nút phát của liên kết
trong một đơn vị thời gian thì tỉ lệ không sử dụng kênh truyền sẽ là (1-CNU).
Rõ ràng là thời gian tạm dừng (Td) của nút này được tính khi kênh truyền bận.
Thời gian truyền (Tt) và thời gian back-off (Tb) của nút này được tính khi kênh
truyền rỗi. Vì vậy, tỉ số giữa thời gian tạm dừng và thời gian truyền cộng thời
gian back-off chính là tỉ số giữa CNU và (1-CNU) được biểu diễn theo (15);
𝑇P 𝐶𝑁𝑈 (15)
=
𝑇Q + 𝑇R 1 − 𝐶𝑁𝑈

Từ công thức (15), thời gian tạm dừng Td có thể được tính thông qua thời
gian truyền Tt và thời gian back-off Tb được biểu diễn trong (16);
𝐶𝑁𝑈 (16)
𝑇P = 𝑇 + 𝑇R
1 − 𝐶𝑁𝑈 Q

Từ các công thức (4) và (16), ta có công thức (17);


𝐶𝑁𝑈 𝑇Q + 𝑇R (17)
𝑇O = 𝑇Q + 𝑇R + 𝑇Q + 𝑇R =
1 − 𝐶𝑁𝑈 1 − 𝐶𝑁𝑈

Từ các công thức (13), (14) và (17), ta có công thức ước lượng giá trị của
thời gian phục vụ Ts theo (18);
𝐶𝑊j)@ 2(1 − 𝐹O ) 1 − 2𝐹O @ 𝐹𝐷O 1
𝑇O = 𝑇OABR @ −1 + (18)
2 2(1 − 𝐹O ) − 1 1 − 𝐹O 𝑇ℎ𝑟𝑢h (1 − 𝐹O ) 1 − 𝐶𝑁𝑈

64
Trong công thức (18), giá trị của các tham số CWmin, Tslot, FDs được xác
định theo từng công nghệ IEEE 802.11 được triển khai ở tầng MAC và tầng
Vật lý; giá trị Ps được tính theo giá trị Fs; giá trị Thrue được xác định trong
Bảng 2.1. Như vậy, rõ ràng là để ước lượng được thời gian phục vụ Ts, có hai
tham số chính cần phải được ước lượng hoặc được đo là tỉ lệ sử dụng kênh
truyền CNU và xác suất truyền lỗi frame Fs (tỉ lệ lỗi frame). Các kỹ thuật ước
lượng và đo giá trị của hai tham số này sẽ được trình bày chi tiết trong Mục 2.3
của chương này.

2.3. Cải tiến giao thức AODV

2.3.1. Đề xuất mô hình định tuyến theo hướng tiếp cận xuyên tầng

Hình 2.6. Các mô đun của giao thức AODV-DM

Trong luận án này, mô hình định tuyến theo hướng tiếp cận xuyên tầng
cho giao thức AODV (Hình 2.6) được đề xuất để tính độ trễ đầu cuối của các
con đường tìm được theo khái niệm “thời gian phục vụ” và cải tiến tiến trình
tìm đường để chọn đường có trễ đầu-cuối nhỏ nhất thay vì đường có số chặng
ngắn nhất. Trong mô hình này, thay vì chỉ hoạt động tại tầng Mạng như trong
giao thức AODV, cơ chế định tuyến của giao thức AODV-DM hoạt động ở cả
hai tầng Mạng và Liên kết dữ liệu. Thông tin về mức độ sử dụng kênh truyền

65
của các liên kết được lấy từ mô đun Channel Utilization Measurement hoạt
động ở tầng Liên kết dữ liệu và thông tin về tỉ lệ lỗi frame của các liên kết được
lấy từ mô đun Frame Error Rate Estimation hoạt động ở tầng Mạng. Hai thông
tin này được xem như là tham số đầu vào cung cấp mô đun Routing Mechanism
hoạt động ở tầng Mạng để thực hiện các công việc trong tiến trình định tuyến.

Các cải tiến đối với giao thức AODV được triển khai trong giao thức mới
được đặt tên là AODV-DM. Giao thức này thừa kế gần như toàn bộ cơ chế hoạt
động của giao thức AODV, ngoài ra nó được bổ sung thêm hai mô đun mới là
Channel Utilization Measurement để đo mức độ sử dụng kênh truyền và mô
đun Frame Error Rate Estimation để tính tỉ lệ lỗi frame. Trong công thức (18),
đây là các tham số cần ước lượng để tính được thời gian phục vụ của một liên
kết. Việc tính trễ đầu cuối của một con đường và phương pháp sử dụng độ đo
định tuyến là độ trễ đầu cuối thay cho độ đo số chặng của giao thức AODV-
DM được thực hiện thông qua cơ chế gửi và nhận các gói tin RREQ và RREP
của mô đun Routing Mechanism. Chi tiết về hoạt động của các mô đun này
được trình bày trong các mục tiếp theo của chương này.

2.3.2. Mô đun đo mức độ sử dụng kênh truyền

Tại một nút mạng, để đo được mức độ sử dụng kênh truyền ở tầng Liên
kết dữ liệu trong NS2, nút cần truyền dữ liệu qua liên kết sẽ sử dụng hàm cảm
nhận trạng thái kênh truyền và một bộ đếm số lần kênh truyền bận trên tổng số
lần kênh truyền rỗi sẽ được sử dụng. Sau 0.9ms, hàm cảm nhận trạng thái kênh
truyền sẽ được gọi để cập nhật bộ đếm số lần kênh truyền bận nếu trạng thái
của kênh truyền là bận. Sau 4.5s, giá trị của biến biểu diễn mức độ sử dụng
kênh truyền CNU sẽ được cập nhật bằng cách chia bộ đếm số lần kênh truyền
bận cho tổng số lần cảm nhận kênh truyền. Chu kỳ 0.9 ms được chọn để cập
nhật bộ đếm số lần kênh truyền bận nhằm đảm bảo nhỏ hơn thời gian truyền
một frame có kích thước 1500 bytes qua một kênh truyền IEEE 802.11b có tốc

66
độ 11 Mbps. Chu kỳ cập nhật giá trị CNU được chọn trên cơ sở đồng bộ với
chu kỳ cập nhật giá trị tỉ lệ lỗi frame tại tầng Mạng.

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phương pháp đo tỉ lệ sử dụng kênh truyền như
trên, khi kênh truyền đang được sử dụng hoặc bị tác động để phục vụ cho việc
truyền các luồng dữ liệu nhận nút mạng hiện tại là nút trung gian trên con đường
đầu cuối tại tầng Mạng, trạng thái của kênh truyền vẫn được tính là bận. Tải
của luồng dữ liệu đi qua nút mạng này càng lớn, giá trị CNU càng lớn. Rõ ràng
đây là một hiệu ứng không mong muốn khi tính giá trị CNU. Giá trị này cần
được ước lượng bằng kỹ thuật nhằm loại trừ trạng thái kênh truyền bận khi một
nút đang phục vụ cho việc truyền các frame thuộc luồng dữ liệu theo con đường
đầu cuối tại tầng Mạng nhận nút hiện tại là nút trung gian.

Gọi PNS (Passed Node Set) là tập các nút mà frame đã đi qua và SNS
(Source Node Set) là tập các nút đã truyền frame đi qua nút hiện tại. Một frame
sẽ thuộc luồng dữ liệu đi qua nút mạng hiện tại nếu nó thoả mãn một trong hai
điều kiện sau:

i. Địa chỉ nút mạng hiện tại thuộc tập PNS

ii. Địa chỉ nguồn của frame nhận được thuộc tập SNS.

Trong một chu kỳ tính giá trị CNU, tại mỗi lần cập nhật giá trị bộ đếm
số lần kênh truyền bận, giá trị của bộ đếm này sẽ được tăng lên một đơn vị nếu
trạng thái của kênh truyền là bận và cả hai điều kiện (i) và (ii) đều không thỏa
mãn. Để triển khai ý tưởng tính giá trị CNU của kênh truyền, hai điều chỉnh sau
đã được thực hiện trong NS2:
1. Bổ sung thêm trường PNS vào phần header của mỗi gói tin dữ liệu để
chứa địa chỉ của các nút mà gói tin đã đi qua.
2. Bổ sung danh sách SNS tại mỗi nút để lưu trữ tập các nút đã truyền
frame đi qua nút hiện tại.

67
Một nút mạng khi nhận được một frame tại tầng Liên kết dữ liệu phải thực
hiện công việc mở gói dữ liệu trước khi chuyển frame lên tầng trên và đóng gói
dữ liệu khi nhận được gói tin từ tầng trên xuống. Vì vậy, trường PNS được đưa
vào phần header của gói IP để đảm bảo tính đơn giản khi thao tác trong quá
trình xử lý gói tin cần chuyển tiếp. Một nút mạng sẽ cảm nhận được trạng thái
kênh truyền bận khi một nút mạng khác đang truyền dữ liệu nếu khoảng cách
từ nó đến nút đang truyền nằm trong phạm vi cảm nhận kênh truyền của nó. Do
đó, chỉ xét phạm vi ảnh hưởng tới trạng thái bận của kênh truyền tới các nút
nằm trong bán kính 2 chặng từ nút hiện tại. Vì vậy, trường PNS chỉ cần chứa
tối đa là 3 địa chỉ của các nút mạng gần nhất mà frame đã đi qua. Thuật toán
2.1 được sử dụng để ước lượng giá trị CNU của kênh truyền tại một nút mạng.
Thuật toán 2.1. Ước lượng CNU của kênh truyền tại một nút mạng tại tầng MAC
Đầu vào: Chu kỳ ước lượng CNU, chu kỳ cảm nhận kênh truyền
Đầu ra: Giá trị CNU của kênh truyền
Hoạt động của thuật toán:
Bước 1: Gửi frame tại tầng MAC
Kiểm tra địa chỉ nút gửi frame có thuộc trường PNS hay không. Nếu không có
thì chèn địa chỉ này vào đầu trường PNS.
Bước 2: Nhận frame tại tầng MAC
Bước 2.1: Kiểm tra địa chỉ nút hiện tại có phải là địa chỉ đích của frame nhận
được hay không. Nếu có thì chuyển sang Bước 2.2. Nếu không có thì chuyển
sang Bước 2.3.
Bước 2.2: Cập nhật danh sách SNS của nút hiện tại.
Duyệt qua từng địa chỉ trong trường PNS. Nếu địa chỉ đang duyệt chưa có
trong danh sách SNS của nút thì bổ sung vào danh sách SNS.
Bước 2.3: Cập nhật giá trị biến belong_flow
Thiết lập biến belong_flow = true nếu địa chỉ nút hiện tại thuộc trường PNS
của frame hoặc địa chỉ nguồn của frame thuộc danh sách SNS của nút.
Bước 2.4: Thiết lập biến belong_flow = false tại cuối thủ tục nhận frame.
Bước 3: Cập nhật bộ đếm busy_counter sau mỗi chu kỳ cảm nhận kênh truyền
Bước 3.1: Cập nhật bộ đếm kênh truyền bận nếu biến belong_flow bằng false
và kênh truyền hiện tại đang ở trạng thái bận
busy_counter = busy_counter + 1
Bước 3.2: Cập nhật bộ đếm số lần cảm nhận:
total_counter = total_counter + 1

68
Bước 4: Cập nhật giá trị CNU sau mỗi chu kỳ ước lượng CNU
CNU = busy_counter / total_counter;
Gửi gói Link_Quality chứa giá trị CNU lên tầng Routing;
busy_counter = 0;
total_counter = 0;

2.3.3. Mô đun ước lượng tỉ lệ lỗi frame của liên kết

Theo công thức (18), để ước lượng trễ thời gian phục vụ của liên kết, một
trong các tham số cần ước lượng là Fs (tỉ lệ lỗi frame). Trong luận án này,
phương pháp “đếm số lần truyền kỳ vọng” (ETX - Expected Transmission
Count) [26] được đề xuất sử dụng để ước lượng giá trị FER cho một liên kết tại
tại tầng MAC. Ý tưởng cơ bản của phương pháp này là như sau:

Xét một liên kết giữa hai nút mạng A và B. Trong một chu kỳ ước lượng
ETX, gọi tỉ lệ truyền frame thành công từ nút A tới nút B là df và tỉ lệ truyền
frame thành công từ nút B tới nút A là dr. Giá trị FER của liên kết được tính
bằng công thức (19);
𝐹𝐸𝑅 = 1 − 𝑑s ∙ 𝑑^ (19)

Để ước lượng được giá trị df và dr, các gói mẫu được truyền định kỳ từ
nút A sang nút B và ngược lại. Mỗi khi nhận được một gói mẫu, giá trị của bộ
đếm gói mẫu đối với nút lân cận sẽ được tăng lên 1 đơn vị. Sau một chu kỳ ước
lượng FER có độ lớn bằng n gói mẫu được gửi đi và kỳ vọng sẽ nhận được,
mỗi nút sẽ gửi thông tin về số gói mẫu nó nhận được tới nút phía bên kia của
liên kết. Giả sử một trong một chu kỳ, một nút A nhận được i gói mẫu và nút
này nhận được thông tin từ nút B là có j gói mẫu nút B nhận được từ nó, giá trị
FER của liên kết từ nút A tới nút B sẽ được tính bằng công thức (20);

𝑖 𝑗
𝐹𝐸𝑅 = 1 − ∙ (20)
𝑛 𝑛
Phương pháp này được sử dụng trong [16] để ước lượng giá trị FER cho
liên kết tại tầng MAC. Gói mẫu được sử dụng ở đây là gói HELLO của giao
thức OLSR. Tuy nhiên, đối với giao thức AODV, khi cơ chế báo lỗi liên kết

69
trực tiếp từ tầng MAC lên tầng Mạng bị vô hiệu hóa, gói HELLO sẽ được sử
dụng để xác định trạng thái của liên kết có còn hoạt động hay không. Nếu sau
khoảng thời gian có độ dài bằng số gói tin HELLO được cho phép bị mất nhân
với chu kỳ gói HELLO, một nút không nhận được gói HELLO từ một nút láng
giềng, nó sẽ coi như liên kết giữa nó và nút láng giềng bị phá vỡ. Khi đó nó sẽ
sử dụng thủ tục ROUTE_ERROR để báo lỗi đường và kích hoạt lại thủ tục
ROUTE_REQUEST. Chu kỳ gửi gói HELLO mặc định của AODV là 1 giây,
vì vậy nếu sử dụng gói HELLO trong AODV làm gói mẫu để ước lượng FER
của liên kết với chu kỳ ước lượng là 10 gói HELLO thì cứ sau 10 giây, giá trị
FER của một liên kết mới được cập nhật một lần. Như đã phân tích trước đó,
FER là một trong những tham số chính cần ước lượng để ước lượng được thời
gian phục vụ của liên kết. Vì vậy, chu kỳ để ước lượng thời gian phục vụ của
liên kết cũng phải lớn hơn hoặc bằng 10 giây nếu giao thức được cải tiến từ
AODV sử dụng gói HELLO làm gói mẫu. Để giảm độ lớn của chu kỳ ước
lượng thời gian phục vụ của liên kết, có thể giảm chu kỳ gửi gói HELLO. Tuy
nhiên, kỹ thuật này làm giảm thời gian sống hợp lệ của liên kết. Do đó, số lần
gọi thủ tục ROUTE_ERROR và ROUTE_REQUEST sẽ tăng lên dẫn tới việc
lãng phí băng thông mạng cho các gói tin điều khiển.

Trong giao thức AODV-DM, thay vì việc sử dụng gói HELLO như trong
[16], gói mẫu mới có tên là FER_PROBE (Hình 2.7) đã được sử dụng để tính
giá trị FER của liên kết và mang thông tin về giá trị CNU của liên kết đã đo
được ở tầng MAC từ nút gửi tới nút nhận của liên kết.

Hình 2.7. Cấu trúc gói tin FER_PROBE

Ý nghĩa của các trường trong cấu trúc của gói FER_PROBE như sau:
Trường TYPE biểu diễn thông tin về kiểu của gói. Trường LINKS chứa danh
sách các liên kết từ nút hiện tại kết nối tới các nút láng giềng của nó. Mỗi một

70
liên kết bao gồm hai trường con là NB_ID chứa địa chỉ nút láng giềng và
n_RECV chứa số lượng gói FER_PROBE mà nút hiện tại đã nhận được từ nút
láng giềng trong chu kỳ ước lượng giá trị FER gần nhất. Trường nNB chứa số
lượng liên kết đang hoạt động từ nút hiện tại tới các nút láng giềng. Trường
WND_ID chứa giá trị chu kỳ ước lượng FER hiện tại. Trường CNU chứa giá
trị CNU của kênh truyền được cảm nhận bởi nút hiện tại.

Thuật toán 2.2 minh họa phương pháp sử dụng gói FER_PROBE để tính
và cập nhật các giá trị FER, CNU và thời gian phục vụ của liên kết.
Thuật toán 2.2. Cập nhật trễ thời gian phục vụ của liên kết
Đầu vào: Chu kỳ gửi gói FER_PROBE
Đầu ra: Trễ Thời gian phục vụ của liên kết
Hoạt động của thuật toán:
Bước 1: Gửi gói FER_PROBE khi thời gian hiện tại > thời gian gửi gói + chu kỳ gửi
gói
Bước 1.1: Cập nhật chu kỳ ước lượng FER: WND_ID += 1.
Bước 1.2: Duyệt danh sách các các entry trong bảng Neighbor Table. Với mỗi
entry, thêm một phần tử mới vào trường links của gói FER_PROBE (nb_ID =
nb_ID của entry; n_recv = r_last_recv của entry).
Bước 1.3: Thiết lập trường nNB của FER_PROBE = số entry trong bảng
Neighbor_Table của nút hiện tại.
Bước 1.4: Thiết lập trường CNU của FER_PROBE = CNU của nút gửi
FER_PROBE.
Bước 1.5: Cập nhật thời gian gửi gói = Thời gian hiện tại.
Bước 2: Nhận và xử lý gói FER_PROBE
Bước 2.1: Tìm entry trong bảng Neighbor Table có nb_ID = địa chỉ IP nút gửi
gói FER_PROBE.
- Nếu không tìm thấy thì thêm một entry mới vào bảng Neighbor Table với
(Neighbor ID = địa chỉ IP nút gửi gói FER_PROBE; r_recv = 1; r_last_recv =
0; f_last_recv = 0; CNU = CNU của gói FER_PROBE).
Bước 2.2: So sánh WND_ID của gói FER_PROBE và WND_ID của nút.
- Nếu WND_ID của gói FER_PROBE > WND_ID của nút thì cập nhật
(WND_ID của nút = WND_ID của gói FER_PROBE; r_last_recv = r_recv;
r_recv = 1) và chuyển sang Bước 3.
- Cập nhật r_recv của entry (r_recv+=1).
- Cập nhật CNU của entry = CNU của gói FER_RPOBE.

71
- Tìm phần tử trong trường links của FER_PROBE có nb_ID = địa chỉ nút hiện
tại. Nếu tìm thấy thì cập nhật f_last_recv của entry = n_recv của phần tử tìm
thấy.
Bước 3: Cập nhật các giá trị FER và service_time của liên kết
df = f_last_recv / fer_probe_wnd_size;
dr = r_last_recv / fer_probe_wnd_size;
fer = 1 – df * dr;
nb_fer = 0.7 * fer + 0.3 *nb_fer;
Tính service_time theo công thức (18);
nb_service_time = 0.7 * service_time + 0.3 * nb_service_time;

Trước khi một nút gửi gói FER_PROBE, nó sẽ đọc thông tin trong Bảng
láng giềng (Neighbor Table) của nó để ghi vào trường LINKS và nNB. Giá trị
trường WND_ID được cập nhật theo chu kỳ ước lượng FER hiện tại và giá trị
trường CNU được cập nhật theo giá trị CNU của nút hiện tại được đo từ tầng
MAC. Khi một nút nhận được một gói FER_PROBE, nó sẽ kiểm tra xem địa
chỉ IP nguồn của gói đã có trong Bảng láng giềng của nó hay chưa. Nếu chưa
có, nó sẽ thêm một điểm truy cập mới trong Bảng láng giềng của mình. Sau đó,
nút này sẽ tìm phần tử trong trường LINKS có NB_ID trùng với địa chỉ của
mình và lưu thông tin về số lượng gói FER_PROBE nó đã nhận được từ nút
láng giềng trong chu kỳ ước lượng FER gần nhất vào trường n_RECV của phần
tử này. Nếu chu kỳ ước lượng FER hiện tại của nút lớn hơn giá trị trường
WND_ID của gói, nút này sẽ thực hiện việc cập nhật Bảng láng giềng cho giá
trị FER và CNU của liên kết tương ứng với nút gửi gói FER_PROBE mà nó
vừa nhận được. Sau đó nó sẽ tính giá trị thời gian phục vụ của liên kết tương
ứng theo công thức (18) và lưu thông tin vào vào Bảng láng giềng.

Khi triển khai giao thức AODV-DM trên NS2, chu kỳ gửi gói mẫu
FER_PROBE được chọn bằng 0,5 giây và chu kỳ cập nhật giá trị FER là 5 giây
(10 gói FER_PROBE). Vì vậy chu kỳ cập nhật CNU được chọn là 4,5 giây để
đảm bảo giá trị CNU sẽ được cập nhật trước mỗi chu kỳ cập nhật FER. Đối với
những tham số được đo theo chu kỳ, nếu do một yếu tố nào đó, giá trị của tham
số này đột ngột thay đổi từ giá trị nhỏ nhất (0) tới giá trị lớn nhất (1) hoặc ngược

72
lại trong một chu kỳ mà ta sử dụng giá trị đo được trực tiếp để tính toán độ đo
định tuyến thì những thay đổi bất thường này sẽ làm ảnh hưởng tới độ ổn định
của chiến lược chọn đường của giao thức định tuyến. Để giảm thiểu sự thay đổi
đột ngột các giá trị FER và CNU đối với các liên kết thay đổi bất thường, một
tham số có giá trị thay đổi từ giá trị nhỏ nhất tới giá trị lớn nhất phải giữ nguyên
giá trị trong 3 chu kỳ liên tiếp thì giá trị được ước lượng của tham số mới thay
đổi theo giá trị mới với sai số khoảng 3%. Điều này có nghĩa là khi một liên kết
đang hoạt động ở tình trạng tốt nhất với tỉ lệ lỗi frame FER bằng 0. Nếu liên
kết này bị lỗi (FER =1) thì phải sau 3 chu kỳ đo liên tiếp, giá trị của tham số
FER được dùng làm đầu vào để tính độ đo định tuyến mới xấp xỉ bằng 1 với
sai số 3%). Với lý do này, trọng số 0,7 và 0,3 được đề xuất sử dụng tương ứng
đối với giá trị của FER và CNU hiện tại và giá trị gần nhất trong quá khứ. Công
thức cập nhật giá trị FER và CNU được biểu diễn trong (21) và (22);

𝐹𝐸𝑅 = 0,7 ∙ 𝑛𝑒𝑤_𝐹𝐸𝑅 + 0,3 ∙ 𝐹𝐸𝑅 (21)


𝐶𝑁𝑈 = 0,7 ∙ 𝑛𝑒𝑤_𝐶𝑁𝑈 + 0,3 ∙ 𝐶𝑁𝑈 (22)
Bảng 2.2. Giá trị của tham số FER trong các chu kỳ liên tiếp
FER đo trong FER sau khi
Chu kỳ FER hiện tại Sai số
chu kỳ cập nhật
1 0 1 0,7 0,3
2 0,7 1 0,91 0,09
3 0,91 1 0,973 0,027
Bảng 2.2 minh họa một ví dụ về sự thay đổi từ giá trị nhỏ nhất tới giá trị
lớn nhất của tham số FER trong các chu kỳ liên tiếp với cặp trọng số cho hiện
tại và quá khứ (0,7 và 0,3). Trong đó cột sai số là hiệu giữa giá trị FER đo trong
chu kỳ với giá trị FER sau khi cập nhật. Có thể thấy rằng, sau 3 chu kỳ liên tiếp
khi FER của một liên kết thay đổi từ giá trị 0 đến 1, giá trị thực tế của FER
được sử dụng mới thay đổi gần đến giá trị FER đo được với sai số nhỏ hơn 3%.

73
2.3.4. Mô đun định tuyến

Giao thức AODV-DM được xây dựng trên cơ sở giao thức AODV. Vì
vậy, cơ chế định tuyến của AODV-DM phải đảm bảo kế thừa quy tắc tránh
định tuyến lặp của AODV và thay thế độ đo định tuyến từ số chặng thành độ
trễ. Trong luận án này, phương pháp tính độ trễ đầu-cuối của đường được đề
xuất là tổng thời gian phục vụ của các liên kết thành phần trên đường. Theo
công thức (18), trễ thời gian phục vụ của một liên kết phụ thuộc chính vào hai
tham số CNU và FER của liên kết đó. Vì vậy, con đường nào có các liên kết đi
qua các vùng tắc nghẽn, trễ đầu-cuối của con đường đó sẽ càng lớn. Do đó, việc
lựa chọn con đường có tổng trễ thời gian phục vụ nhỏ nhất sẽ đảm bảo cho giao
thức AODV-DM định tuyến các gói tin dữ liệu tránh khỏi các vùng tắc nghẽn
trong mạng.

Để đảm bảo quy tắc sử dụng số thứ tự đích và số chặng để tránh định tuyến
lặp và tích hợp độ đo định tuyến được đề xuất vào giao thức AODV-DM, một
số thay đổi sau trong gói tin dữ liệu và một số gói tin điều khiển phục vụ hoạt
động của giao thức AODV đã được thực hiện:

- Bổ sung trường RQ_DELAY vào gói RREQ

- Bổ sung trường RP_DELAY vào gói RREP


- Bổ sung trường PATH_DELAY vào entry trong Bảng định tuyến
- Bổ sung trường SERVICE_TIME vào entry trong Bảng láng giềng.
Trường RQ_DELAY và RP_DELAY là các trường chứa giá trị tổng trễ
thời gian phục vụ tương ứng của đường nghịch (reverse route) và đường thuận
(forward route) được hình thành trong quá trình hoạt động của thủ tục
ROUTE_REQUEST và ROUTE_REPLY của giao thức AODV-DM. Trường
PATH_DELAY chứa tổng trễ thời gian phục vụ của con đường được biểu diễn
bởi entry. Trường SERVICE_TIME chứa giá trị thời gian phục vụ của liên kết
từ nút láng giềng tới nút hiện tại.

74
Thuật toán 2.3 mô tả cơ chế tìm đường của giao thức AODV-DM.
Thuật toán 2.3. Cơ chế tìm đường của giao thức AODV-DM
Đầu vào: <địa chỉ nút nguồn>, <địa chỉ nút đích>
Đầu ra: đường đi tới nút đích được cài đặt vào bảng định tuyến
Hoạt động của thuật toán:
Bước 1: Gửi gói yêu cầu tìm đường RREQ tại nút có địa chỉ IP = <địa chỉ nút nguồn>
với RQ_DELAY = 0, hop_count = 0, Destination_Address = <địa chỉ nút đích>,
Broadcast_ID = Broadcast_ID +1
Bước 2: Nhận và xử lý gói RREQ
Bước 2.1: Đọc Broadcast_ID của gói RREQ để kiểm tra trong bộ nhớ
Broadcast_ID xem đã nhận gói RREQ trước đó hay chưa. Nếu đã nhận thì bỏ
qua, nếu chưa nhận thì thêm Broadcast_ID vào bộ nhớ Broadcast_ID.
Bước 2.2: Cập nhật giá trị RQ_DELAY và hop_count trong gói RREQ
- Tìm entry trong bảng Neighbor Table có địa chỉ IP = địa chỉ IP nút gửi gói
FER_PROBE.
- Nếu không tìm thấy: thêm entry mới vào bảng Neighbor Table với Neighbor
ID = địa chỉ IP nút gửi gói RREQ và LINK_DELAY = MAX_LINK_DELAY.
- Nếu tìm thấy thì đọc giá trị LINK_DELAY của entry tìm được.
- Cập nhật RQ_DELAY = RQ_DELAY + LINK_DELAY.
- Cập nhật hop_count = hop_count + 1.
Bước 2.3: Cập nhật đường nghịch (reverse path)
- Tìm entry trong bảng định tuyến có địa chỉ IP đích = <địa chỉ nút nguồn>
- Nếu không tìm thấy thì bổ sung entry mới (IP đích = <địa chỉ nút nguồn>;
hop count = hop count gói RREQ; PATH_DELAY = RQ_DELAY; next_hop =
<địa chỉ IP nút gửi/chuyển tiếp gói RREQ>) vào bảng định tuyến.
- Nếu tìm thấy thì cập nhật entry (next hop = <địa chỉ IP nút nguồn gửi/chuyển
tiếp gói RREQ>) khi một trong các điều kiện sau thoả mãn: (1) Số thứ tự đích
của gói RREQ lớn hơn số thứ tự đích của entry; (2) Số thứ tự đích của gói
RREQ bằng số thứ tự đích của entry, hop_count của entry lớn hơn hoặc bằng
hop_count của gói RREQ và PATH_DELAY của entry lớn hơn RQ_DELAY
của gói RREQ.
Bước 2.4: Tạo gói trả lời đường nếu có thông tin về đường tới đích
- Tìm entry trong bảng định tuyến có địa chỉ IP đích = <địa chỉ nút đích>.
- Nếu tìm thấy thì tạo gói RREP để trả lời đường (hop_count = hop_count của
entry + 1; RP_DELAY = PATH_DELAY + RQ_DELAY) và hủy gói RREQ.
Bước 2.5: Tạo gói trả lời đường nếu nút hiện tại là nút đích
- Kiểm tra địa chỉ IP nút hiện tại có bằng <địa chỉ IP nút đích> hay không?
- Nếu địa chỉ IP của nút hiện tại = <địa chỉ IP nút đích> thì tạo gói RREP để
trả lời đường (hop_count = 0; RP_DELAY = 0) và hủy gói RREQ.
Bước 2.6: Chuyển tiếp gói RREQ kiểu broadcast.

75
Bước 3: Nhận và xử lý gói RREP
Bước 3.1: Cập nhật giá trị RQ_DELAY và hop_count trong gói RREP
- Tìm entry trong bảng Neighbor Table có địa chỉ IP = địa chỉ IP nút gửi/chuyển
tiếp gói RREP.
- Nếu không tìm thấy: thêm entry mới vào Neighbor Table với Neighbor_ID =
địa chỉ IP nút gửi/chuyển tiếp gói RREP và LINK_DELAY =
MAX_LINK_DELAY.
- Nếu tìm thấy thì đọc giá trị LINK_DELAY của entry tìm được.
- Cập nhật RP_DELAY = RP_DELAY + LINK_DELAY.
- Cập nhật hop_count = hop_count + 1.
Bước 3.2: Cập nhật đường thuận (forward path)
- Tìm entry trong bảng định tuyến có địa chỉ IP đích = <địa chỉ nút đích>
- Nếu không tìm thấy thì bổ sung entry mới (IP đích = <địa chỉ nút đích>; hop
count = hop count gói RREP; PATH_DELAY = RP_DELAY; next_hop = <địa
chỉ IP nút gửi/chuyển tiếp gói RREP>) vào bảng định tuyến
- Nếu tìm thấy thì cập nhật entry (next hop = <địa chỉ IP nút nguồn gửi/chuyển
tiếp gói RREP>) khi một trong các điều kiện sau thoả mãn: (1) Số thứ tự đích
của gói RREP lớn hơn số thứ tự đích của entry; (2) Số thứ tự đích của gói
RREP bằng số thứ tự đích của entry, hop_count của entry >= hop_count của
gói RREP và PATH_DELAY của entry lớn hơn RP_DELAY của gói RREP.
Bước 3.3: Chuyển tiếp/ huỷ bỏ gói RREP
- Nếu địa chỉ IP nút hiện tại = <địa chỉ IP nút nguồn> thì huỷ bỏ gói RREP.
- Nếu địa chỉ IP nút hiện tại khác <địa chỉ IP nút nguồn> thì tìm entry trong
bảng định tuyến có địa chỉ đích bằng <địa chỉ IP nút nguồn> và chuyển tiếp
gói RREP kiểu unicast tới nút có địa chỉ = next_hop của entry tìm được.

Để đảm bảo kế thừa quy tắc tránh định tuyến lặp của giao thức AODV, độ
đo số chặng của đường vẫn được giữ lại trong giao thức AODV-DM. Đối với
giao thức AODV, một đường chỉ được cập nhật khi số thứ tự đích của đường
mới lớn hơn giá trị tương ứng của đường hiện tại hoặc giá trị này bằng nhau
nhưng số chặng của đường mới nhỏ hơn số chặng của đường hiện tại. Đối với
giao thức AODV-DM, trong tiến trình tìm và trả lời đường, một đường cũng
được cập nhật khi một nút nhận thấy được một đường có số thứ tự đích lớn
hơn. Trường hợp nút hiện tại nhận được một đường có số thứ tự đích bằng giá
trị tương ứng của đường hiện tại, nó chỉ cập nhật đường hiện tại nếu đường mới
có số chặng bằng với số chặng của đường hiện tại và thời gian trễ của của đường
mới nhỏ hơn giá trị tương ứng của đường hiện tại.

76
2.4. Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả

Để kiểm nghiệm và đánh giá hiệu năng của giao thức AODV-DM so với
giao thức AODV, luận án này sử dụng hai kịch bản mô phỏng. Kịch bản thứ
nhất hướng tới mục tiêu đánh giá hiệu năng của hai giao thức trên mô hình
mạng MANET có vùng tắc nghẽn cục bộ, đường đi từ nút nguồn tới nút đích
có một chặng trung gian thay đổi vị trí liên tục và đường đi ngắn nhất theo số
chặng nếu được chọn có xu hướng đi qua vùng tắc nghẽn. Kịch bản thứ hai
nhằm đánh giá hiệu năng của hai giao thức trên mô hình mạng MANET có các
nút di chuyển ngẫu nhiên, số lượng nguồn phát lưu lượng dữ liệu lớn và các
cặp nguồn-đích được lựa chọn ngẫu nhiên.

2.4.1. Các độ đo đánh giá hiệu năng

Có 4 độ đo được sử dụng để đánh giá hiệu năng, bao gồm:

- Thông lượng trung bình (Average Throughput): Lượng dữ liệu nhận


được tại nút đích tại tầng Ứng dụng trong một đơn vị thời gian. Đơn vị
tính là bps.

- Tỷ lệ truyền gói thành công (Packet Delivery Ratio): Tỷ lệ phần trăm


số gói tin nhận được tại nút đích trên tổng số gói tin gửi đi tại nút nguồn.

- Trễ truyền gói trung bình (Average Packet Delay): Là thời gian được
tính từ thời điểm bắt đầu truyền gói tin từ nút nguồn tới thời điểm nhận
được gói tin tại nút đích. Đơn vị tính là mili giây.
- Tải định tuyến (Routing Overhead): Tỷ lệ phần trăm số gói tin điều
khiển của giao thức định tuyến trên tổng số gói tin được sinh ra.
2.4.2. Kịch bản mô phỏng

* Kịch bản mô phỏng 1

Kịch bản mô phỏng thứ nhất được minh họa trong Hình 2.8, trong đó, tô-
pô mạng gồm 81 nút phân bố trong không gian vuông dạng ma trận có kích
thước 350m x 350m. Khoảng cách giữa các hàng và các cột của các nút là 40
mét. Công nghệ ở tầng Liên kết dữ liệu và tầng Vật lý được sử dụng trong mô

77
phỏng là IEEE 802.11b với mô hình truyền TwoRayGround, tốc độ truyền tối
đa là 11 Mbps, khoảng cách truyền dữ liệu tối đa là 50 mét và khoảng cách cảm
nhận kênh truyền tối đa là 110 mét.

Hình 2.8. Mô hình kịch bản mô phỏng

Có hai luồng dữ liệu CBR được sử dụng trong mô phỏng với cặp nút
nguồn-đích là 0-16 và 24-8. Đây là hai luồng dữ liệu truyền giữa hai nút phân
bố ở hai góc đối diện nhau trong ma trận. Tốc độ các luồng dữ liệu thay đổi từ
50kbps tới 100 kbps, 150 kbps, 200 kbps và 250 kbps. Để mô phỏng các luồng
gây nhiễu, có 4 luồng CBR ở tâm của ma trận được sử dụng với nút nguồn là
nút 80 và các nút đích là 73, 75, 77 và 79. Tốc độ của các luồng gây nhiễu cũng
được thay đổi từ 0.1 Mpbs tới 0.2 Mpbs, 0.4 Mpbs, 0.6 Mbps, 0.8 Mpbs và 1.0
Mpbs để kiểm nghiệm tác động của nó tới hiệu năng của hai giao thức cần đánh
giá. Các nút mạng phân bố ở vòng thứ hai tính từ biên của ma trận (từ nút 32
tới nút 55) di chuyển liên tục theo vòng ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ di
chuyển 5 m/s. Sau một khoảng thời gian di chuyển, các nút này sẽ phá vỡ liên
kết của chúng với các nút ở biên trong đó có các nút nguồn và nút đích của hai
luồng dữ liệu để khởi tạo tiến trình tìm đường mới. Cơ chế báo liên kết hỏng
trực tiếp từ tầng Liên kết dữ liệu lên tầng Mạng trong giao thức AODV được
vô hiệu hoá để sử dụng tính năng của gói tin HELLO trong việc xác định một
liên kết đã bị hỏng hay còn hoạt động. Quá trình mô phỏng diễn ra trong 1000

78
giây, trong đó, các luồng gây nhiễu được khởi động tại giây thứ 2, các luồng
dữ liệu được khởi động tại giây thứ 8, các nút trong vòng di chuyển bắt đầu di
chuyển tại giây thứ 10. Với mỗi bộ tham số mô phỏng bao gồm tốc độ luồng
dữ liệu và tốc độ luồng gây nhiễu, NS2 được chạy 10 lần với các giá trị khởi
tạo khác nhau cho bộ sinh số ngẫu nhiên cho mỗi giao thức cần đánh giá. Giá
trị các độ đo hiệu năng được tính trung bình cho 10 lần chạy mô phỏng.

* Kịch bản mô phỏng 2

Tô-pô mạng ban đầu trong kịch bản mô phỏng thứ hai được khởi tạo bằng
tô-pô mạng với các nút phân bố theo ma trận vuông có kích thước 12x12 (144
nút). Khoảng cách theo hàng hoặc cột giữa hai nút liên tiếp là 40 mét. Không
gian mô phỏng có diện tích 520 x 520 (m2). Thời gian mô phỏng là 1000 giây.
Số lượng nút di chuyển, danh sách nút di chuyển được thiết lập ngẫu nhiên đối
với tất cả các nút và thời điểm bắt đầu di chuyển của mỗi nút được thiết lập
ngẫu nhiên trong khoảng từ giây thứ 10 đến giây thứ 50. Tốc độ di chuyển của
các nút trong danh sách các nút di chuyển là 10 m/s. Với các luồng dữ liệu, các
nút nguồn và đích được thiết lập ngẫu nhiên trong các tập các nút tương ứng là
0-71 và 72-143. Thời gian bắt đầu phát lưu lượng được thiết lập ngẫu nhiên
trong khoảng từ giây thứ 8 đến giây thứ 108. Tốc độ của mỗi luồng dữ liệu
được thay đổi từ 10 kpbs tới 90 kbps. Các độ đo đánh giá hiệu năng của mỗi
giao thức được tính trung bình trên cơ sở kết quả 10 lần chạy mô phỏng với
mỗi giá trị của tốc độ dữ liệu. Giá trị của seed sử dụng trong bộ sinh số ngẫu
nhiên được thay đổi ở mỗi lần chạy mô phỏng.

2.4.3. Các kết quả và đánh giá

2.4.2.1.Thông lượng trung bình

* Kết quả của kịch bản mô phỏng 1

Thông lượng trung bình được đo tại các nút đích với các luồng dữ liệu
hoạt động ở tốc độ 50 kbps và 200 kpbs và thay đổi tốc độ truyền của các luồng

79
gây nhiễu từ 0.1 tới 0.2, 0.4, 0.6, 0.8 và 1.0 Mpbs. Kết quả của thông lượng
trung bình được đưa ra trong Bảng 2.3 và được biểu diễn trong Hình 2.9.

Bảng 2.3. Thông lượng trung bình của giao thức trong Kịch bản 1
Tốc độ luồng Thông lượng trung bình
Tốc độ dữ (kbps)
gây nhiễu
liệu (kbps)
(Mbps) AODV-DM AODV
50 0,1 41,3 29,1
50 0,2 45,6 32,4
50 0,4 46,9 37,4
50 0,6 46,7 40,2
50 0,8 47,6 35,9
50 1,0 47,4 37,5
Thông lượng trung bình tại
45,9 35,4
tốc độ dữ liệu 50 kbps
250 0,1 104,0 88,1
250 0,2 112,0 87,5
250 0,4 148,4 81,3
250 0,6 134,0 95,0
250 0,8 137,4 97,0
250 1,0 125,5 100,1
Thông lượng trung bình tại
126,9 91,5
tốc độ dữ liệu 200 kbps

Hình 2.9. Thông lượng trung bình của giao thức trong Kịch bản 1

80
Kết quả trong Bảng 2.3 cho thấy với kịch bản 1, giao thức AODV-DM đạt
được thông lượng lớn hơn so với giao thức AODV tại cả hai tốc độ truyền của
các luồng dữ liệu. Thông lượng trung bình của giao thức AODV-DM cao hơn
so với giao thức AODV tại tốc độ luồng dữ liệu 50 kbps và 200 kbps tương ứng
là xấp xỉ 23% và 28%.

Do giao thức AODV chọn đường có số chặng nhỏ nhất nên các con đường
có xu hướng đi qua tâm của mạng chính là vùng bị tắc nghẽn bởi các luồng gây
nhiễu. Giao thức AODV-DM ưu tiên chọn đường có trễ đầu cuối nhỏ nhất mà
độ đo này được thiết lập trên cơ sở trễ thời gian phục vụ của liên kết nên con
đường được chọn sẽ tránh được các vùng tắc nghẽn ở tâm của mạng. Điều này
dẫn đến thông lượng trung bình tại nút đích của giao thức AODV-DM cao hơn
so với giao thức AODV.

* Kết quả của kịch bản mô phỏng 2

Kết quả về thông lượng trung bình đo tại nút đích của hai giao thức
AODV và AODV-DM được đưa ra trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thông lượng trung bình của giao thức trong Kịch bản 2
Thông lượng trung bình (kbps)
Tốc độ dữ liệu (kbps)
AODV-DM AODV
10 5,24 4,80
20 9,79 9,12
30 13,45 12,46
40 15,88 14,07
50 15,67 14,23
60 16,03 14,46
70 16,21 14,92
80 16,39 15,26
90 16,24 15,73
Trung bình 13,88 12,78

81
Đồ thị minh họa sự biến đổi của thông lượng trung bình tại các nút nhận
theo tốc độ dữ liệu được biểu diễn trong Hình 2.10.

Hình 2.10. Thông lượng trung bình của giao thức trong Kịch bản 2

Kết quả mô phỏng này cho thấy với mô hình mô phỏng ngẫu nhiên không
sử dụng các luồng gây nhiễu, giao thức AODV-DM vẫn đạt được thông lượng
trung bình lớn hơn so với giao thức AODV.

2.4.2.2.Tỷ lệ truyền gói thành công


* Kết quả của kịch bản mô phỏng 1
Tỷ lệ truyền gói thành công được đo với lưu lượng dữ liệu là 200 kbps và
tốc độ của các luồng gây nhiễu được thay đổi từ 0,1 Mpbs tới 1,0 Mbps. Kết
quả về tỷ lệ truyền gói thành công của hai giao thức được đưa ra trong Bảng
2.5 và đồ thị biểu diễn mối tương quan về sự biến đổi của tỷ lệ truyền gói thành
công theo tốc độ luồng gây nhiễu được biểu diễn trong Hình 2.11.

Kết quả mô phỏng này cho thấy, tại cả 6 tốc độ của các luồng gây nhiễu
sử dụng trong mô phỏng, tỷ lệ truyền gói thành công của giao thức AODV-DM
đều cao hơn so với giao thức AODV. Tính trung bình, thông số này của giao
thức AODV-DM đạt được cao hơn 28% so với giao thức AODV. Điều này có
thể giải thích được bằng việc giao thức AODV-DM chọn các con đường định

82
tuyến không đi qua tâm của các luồng gây nhiễu (vùng tắc nghẽn) nên ảnh
hưởng của các luồng gây nhiễu tác động ít hơn vào giao thức AODV-DM so
với giao thức AODV.

Bảng 2.5. Tỷ lệ truyền gói thành công của giao thức trong Kịch bản 1
Tốc độ luồng Tỷ lệ truyền gói thành công (%)
gây nhiễu
(Mbps) AODV-DM AODV
0,1 51,8 43,9
0,2 55,9 43,4
0,4 73,9 40,4
0,6 66,8 47,3
0,8 68,6 48,3
1,0 62,6 49,7
Trung bình 63,3 45,5

Hình 2.11. Tỷ lệ truyền gói thành công của giao thức trong Kịch bản 1

* Kết quả của kịch bản mô phỏng 2


Kết quả của tỷ lệ truyền gói tin thành công được đưa ra trong Bảng 2.6.
Đồ thị biểu diễn tỷ lệ mối tương quan giữa tỷ lệ truyền gói thành công của hai
giao thức theo tốc độ dữ liệu được đưa ra trong Hình 2.12.

83
Bảng 2.6. Tỷ lệ truyền gói thành công của giao thức trong Kịch bản 2
Tỷ lệ truyền gói thành công (%)
Tốc độ dữ liệu (kbps)
AODV-DM AODV
10 50,17 46,25
20 46,87 43,88
30 42,93 39,98
40 38,01 33,91
50 30,02 27,44
60 25,60 23,26
70 22,19 20,55
80 19,63 18,41
90 17,29 16,88
Trung bình 32,52 30,06

Kết quả trong Bảng 2.6 và Hình 2.12 cho thấy với mô hình mô phỏng ngẫu
nhiên không sử dụng các luồng gây nhiễu, giao thức AODV-DM vẫn đạt được
tỷ lệ truyền gói thành công lớn hơn so với giao thức AODV.

Hình 2.12. Tỷ lệ truyền gói thành công của giao thức trong Kịch bản 2

2.4.2.3.Trễ truyền gói trung bình


* Kết quả của kịch bản mô phỏng 1
Tốc độ các luồng dữ liệu được cố định là 50 kbps và 100 kbps trong khi
tốc độ của các luồng gây nhiễu biến đổi từ 0.1Mbps tới 1.0 Mbps.

84
Kết quả của trễ truyền gói trung bình của mô phỏng được đưa ra trong
Bảng 2.7 và được biểu diễn bằng đồ thị trong Hình 2.13 cho thấy thời gian trễ
truyền gói trung bình của giao thức AODV-DM thấp hơn so với giao thức
AODV trong cả hai tốc độ luồng dữ liệu. Khi sử dụng giao thức AODV-DM
thay thế cho giao thức AODV, thời gian trễ truyền gói tin trung bình giảm được
xấp xỉ 16% với tốc độ luồng dữ liệu 50 kbps. Độ giảm này còn đạt tới mức xấp
xỉ 34% đối với tốc độ luồng dữ liệu 100 kbps. Điều này có thể giải thích bằng
cơ chế chọn đường của hai giao thức.

Bảng 2.7. Trễ truyền gói trung bình của giao thức trong Kịch bản 1
Tốc độ luồng Trễ truyền gói trung
Tốc độ dữ bình (ms)
gây nhiễu
liệu (kbps)
(Mbps) AODV-DM AODV
50 0,1 28.2 29.2
50 0,2 27.8 32.7
50 0,4 25.4 30.8
50 0,6 26.3 31.7
50 0,8 24.7 31.9
50 1,0 23.5 28.3
Trễ truyền gói trung bình tại
26,0 30,8
tốc độ dữ liệu 50 kbps
100 0,1 34.7 40.6
100 0,2 39.0 53.0
100 0,4 35.0 56.8
100 0,6 29.2 39.0
100 0,8 25.5 42.4
100 1,0 26.0 55.6
Trễ truyền gói trung bình tại
31,6 47,9
tốc độ dữ liệu 100 kbps

85
Hình 2.13. Trễ truyền gói trung bình của trong thức trong Kịch bản 1

* Kết quả của kịch bản mô phỏng 2


Kết quả của trễ truyền gói trung bình được đưa ra trong Bảng 2.8.

Bảng 2.8. Trễ truyền gói trung bình của giao thức trong Kịch bản 2
Trễ truyền gói trung bình (ms)
Tốc độ dữ liệu (kbps)
AODV-DM AODV
10 428,24 462,95
20 398,12 477,26
30 394,34 438,36
40 505,86 509,50
50 687,85 667,55
60 768,32 730,33
70 773,25 828,30
80 824,74 807,51
90 807,11 859,90
Trung bình 620,87 642,41

Đồ thị biểu diễn sự biến đổi trễ truyền gói trung bình của hai giao thức
theo tốc độ dữ liệu được đưa ra trong Hình 2.14.

86
Hình 2.14. Trễ truyền gói trung bình của giao thức trong Kịch bản 2

Kết quả trong Bảng 2.8 và Hình 2.14 cho thấy với mô hình mô phỏng ngẫu
nhiên không sử dụng các luồng gây nhiễu, giao thức AODV-DM vẫn đạt được
trễ truyền gói tin trung bình nhỏ hơn so với giao thức AODV.

2.4.2.4.Tải định tuyến


* Kết quả của kịch bản mô phỏng 1
Tải định tuyến của hai giao thức được đo khi các luồng dữ liệu được thiết
lập ở tốc độ là 100 kbps và 150 kbps. Với mỗi tốc độ dữ liệu, tốc độ của các
luồng gây nhiễu thay đổi từ 0.1 Mbps tới 1.0 Mbps. Kết quả mô phỏng được
đưa ra trong Bảng 2.9 và được minh họa bằng đồ thị trong Hình 2.15.

Hình 2.15. Tải định tuyến của giao thức trong Kịch bản 1

87
Bảng 2.9. Tải định tuyến của giao thức trong Kịch bản 1
Tốc độ luồng Tải định tuyến (%)
Tốc độ dữ
gây nhiễu
liệu (kbps) AODV-DM AODV
(Mbps)
50 0,1 24.8 42.3
50 0,2 17.3 35.4
50 0,4 15.7 38.0
50 0,6 9.8 26.1
50 0,8 7.4 24.1
50 1,0 7.7 31.5
Tải định tuyến tại tốc độ dữ
13,8 32,9
liệu 100 kbps
100 0,1 32.2 36.1
100 0,2 24.2 40.4
100 0,4 22.3 36.0
100 0,6 14.5 30.8
100 0,8 13.9 28.1
100 1,0 11.9 32.6
Tải định tuyến tại tốc độ dữ
19,8 34,0
liệu 150 kbps

Đối với cả 6 tốc độ của các luồng gây nhiễu và 2 tốc độ dữ liệu, tải định
tuyến của giao thức AODV-DM đều nhỏ hơn so với giao thức AODV. Độ giảm
của tải định tuyến trung bình khi sử dụng giao thức AODV-DM thay thế cho
giao thức AODV là xấp xỉ 58% với tốc độ dữ liệu 100 kbps và xấp xỉ 42% với
tốc độ dữ liệu 150 kbps. Kết quả này được giải thích bằng việc chọn đường của
giao thức AODV-DM với xu hướng đi ra biên trong khi giao thức AODV lại
có các con đường có xu hướng đi qua tâm của mạng làm số lượng các nút di
chuyển thuộc đường truyền dữ liệu của giao thức AODV-DM nhỏ hơn so với
giao thức AODV. Điều này dẫn tới số lượng liên kết bị phá vỡ trên đường được
chọn nhỏ hơn và kết quả là số lần gọi thủ tục tìm đường mới của giao thức
AODV-DM ít hơn so với giao thức AODV.

88
* Kết quả của kịch bản mô phỏng 2
Kết quả của trễ truyền gói trung bình đo tại được đưa ra trong Bảng 2.10
và đồ thị biểu diễn sự biến đổi tải định tuyến của hai giao thức theo tốc độ dữ
liệu được đưa ra trong Hình 2.16.

Kết quả trong Bảng 2.10 và Hình 2.16 cho thấy với mô hình mô phỏng
ngẫu nhiên không sử dụng các luồng gây nhiễu, giao thức AODV-DM có tải
định tuyến nhỏ hơn so với giao thức AODV.

Bảng 2.10. Tải định tuyến của giao thức trong Kịch bản 2
Tải định tuyến (%)
Tốc độ dữ liệu (kbps)
AODV-DM AODV
10 72,32 74,97
20 63,20 66,64
30 56,84 61,36
40 54,39 59,13
50 51,50 55,40
60 47,77 51,38
70 44,40 47,91
80 40,92 44,03
90 37,90 41,28
Trung bình 52,14 55,79

Hình 2.16. Tải định tuyến của giao thức trong Kịch bản 2

89
2.5. Kết luận Chương 2

Nội dung Chương 2 đề xuất các cải tiến đối với giao thức AODV trong
mạng MANET đa chặng có các vùng tắc nghẽn trên cơ sở thay đổi cơ chế chọn
đường của giao thức AODV theo số chặng thành cơ chế chọn đường theo trễ
đầu-cuối. Phương pháp khai thác thông tin định tuyến xuyên tầng để lấy thông
tin về độ trễ của các liên kết tại tầng MAC đã được sử dụng làm cơ sở để tính
trễ đầu-cuối của đường tại tầng Mạng. Độ trễ của mỗi liên kết tại tầng MAC
được ước lượng theo mức độ sử dụng kênh truyền của nút nguồn và tỷ lệ lỗi
frame của liên kết. Kỹ thuật đo giá trị của mức độ sử dụng kênh truyền của một
nút mạng và ước lượng tỷ lệ lỗi của liên kết cũng đã được đề xuất trong chương
này. Việc bổ sung, điều chỉnh về cấu trúc gói tin, cơ chế định tuyến trên giao
thức AODV đã được đề xuất để phát triển thành giao thức AODV-DM.

Kết quả của việc đánh giá hiệu năng của hai giao thức cho thấy, với kịch
bản mô phỏng có các luồng gây nhiễu tạo tắc nghẽn cục bộ, giao thức AODV-
DM đạt được hiệu năng cao hơn một cách rõ ràng so với giao thức AODV về
thông lượng (cao hơn xấp xỉ 24%), tỷ lệ truyền gói thành công (cao hơn xấp xỉ
28%), độ trễ truyền gói trung bình (thấp hơn xấp xỉ 20%) và tải định tuyến (thấp
hơn xấp xỉ 50%). Với kịch bản mô phỏng ngẫu nhiên không có các luồng gây
nhiễu tạo vùng tắc nghẽn, kết quả mô phỏng cho thấy, độ chênh lệch về các giá
trị đo hiệu năng của giao thức AODV-DM so với giao thức AODV tuy không
đạt được như kịch bản 1 nhưng giao thức AODV-DM vẫn có hiệu năng cao
hơn giao thức AODV ở các độ đo hiệu năng được đánh giá.

Mặc dù giao thức AODV đã được cải tiến theo hướng chọn đường đi tránh
khỏi các vùng tắc nghẽn trong mạng MANET nhưng để hỗ trợ tốt hơn cho việc
truyền dữ liệu của các chương trình ứng dụng, giao thức này cần tiếp tục cải
tiến để cung cấp khả năng định tuyến ưu tiên theo yêu cầu QoS từ tầng Ứng
dụng. Đây là định hướng nghiên cứu được trình bày trong chương tiếp theo.

Các kết quả chính của Chương này được công bố trong công trình [A4].

90
CHƯƠNG 3. CẢI TIẾN GIAO THỨC AOMDV NHẰM ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO MẠNG MANET

AOMDV là một giao thức định tuyến đa đường được phát triển từ giao
thức AODV nhằm nâng cao hiệu quả định tuyến với cơ chế cho phép tìm nhiều
đường đi giữa một cặp nút nguồn-đích. Như đã trình bày trong Mục 1.5, mục
tiêu thứ hai của luận án là cải tiến giao thức AOMDV nhằm đảm bảo khả năng
định tuyến có hỗ trợ yêu cầu QoS của các chương trình ứng dụng trong mạng
MANET. Nội dung của chương được bắt đầu với ý tưởng cải tiến giao thức
AOMDV. Sau đó là cơ sở của phương pháp xây dựng hàm lượng giá đường
theo yêu cầu QoS và kỹ thuật dự đoán chất lượng liên kết tại tầng MAC. Phần
tiếp theo của chương sẽ trình bày chi tiết về các đề xuất xây dựng hàm lượng
giá đường và các cải tiến được thực hiện trong giao thức AOMDV để phát triển
thành giao thức QCLR. Việc kiểm nghiệm và đánh giá kết quả về hiệu năng
của giao thức QCLR và giao thức AOMDV sử dụng hệ mô phỏng NS2 sẽ được
trình bày trong phần cuối của chương.

3.1. Đề xuất ý tưởng cải tiến cho giao thức AOMDV

Đối với giao thức AOMDV, sau mỗi tiến trình tìm đường, có thể tìm được
nhiều đường đến cùng một đích. Đường được lựa chọn để chuyển tiếp dữ liệu
là đường có số chặng nhỏ nhất. Các đường còn lại đóng vai trò là đường dự
phòng.

Như đã phân tích về nhược điểm phương pháp chọn đường của giao thức
AOMDV trong Chương 1, cơ chế chọn đường này có thể gây ra tắc nghẽn khi
các con đường ngắn nhất về số chặng được chọn có xu hướng đi qua tâm của
mạng và rõ ràng là không hỗ trợ khả năng chọn đường có chất lượng phù hợp
với yêu cầu QoS của các luồng dữ liệu cần chuyển tiếp. Một số cải tiến giao
thức AOMDV đã đề xuất cơ chế chọn đường đảm bảo QoS nhưng chưa thực
hiện việc phân lớp các lưu lượng theo yêu cầu về QoS của các ứng dụng phổ
biến trong thực tế. Vì vậy, đường được chọn để chuyển tiếp dữ liệu vẫn là

91
đường tĩnh tốt nhất theo một hoặc một số tiêu chuẩn QoS nào đó chứ không
thay đổi một cách linh động cho từng lớp lưu lượng có yêu cầu QoS khác nhau.

Ý tưởng cải tiến giao thức AOMDV được đề xuất là xây dựng một cơ chế
định tuyến động theo từng lớp chương trình ứng dụng có yêu cầu QoS khác
nhau trên cơ sở xây dựng một hàm lượng giá đường theo từng lớp lưu lượng
QoS với bộ thông số đầu vào bao gồm: ngưỡng chấp nhận được của các tiêu
chuẩn QoS, trọng số của các tiêu chuẩn QoS và các thông số về chất lượng
đường đầu cuối theo tiêu chuẩn QoS. Đây là một hàm lượng giá đường động vì
với cùng giá trị các thông số của chất lượng đường đầu cuối, giá trị của hàm sẽ
thay đổi theo từng lớp lưu lượng QoS cho phép ưu tiên chọn đường có thông
số chất lượng phù hợp với yêu cầu QoS từ các lớp lưu lượng ở tầng Ứng dụng.

Để triển khai ý tưởng này, cần thực hiện các công việc sau:

1. Phân lớp các ứng dụng theo yêu cầu QoS.

2. Tính trọng số cho các tiêu chuẩn QoS trong hàm lượng giá đường.

3. Ước lượng các thông số về chất lượng của liên kết tại tầng MAC theo
các tiêu chuẩn QoS.

4. Tính giá trị của đường đầu cuối theo các thông số về chất lượng của
liên kết.

5. Xây dựng hàm lượng giá đường để xác định độ ưu tiên của các đường
có cùng đích cho từng lớp lưu lượng QoS.

6. Xây dựng cơ chế định tuyến cho từng lớp lưu lượng QoS theo giá trị
của đường đã được ước lượng.

Những phần tiếp theo của chương này sẽ trình bày chi tiết về cách thực
hiện các công việc này và các kết quả đánh giá hiệu năng của giao thức QCLR
là giao thức được cải tiến từ giao thức AOMDV.

92
3.2. Xây dựng hàm lượng giá đường theo QoS

3.2.1. Phân lớp các ứng dụng theo yêu cầu QoS

Trong luận án này, chuẩn ITU-G1010 [36] được sử dụng làm cơ sở để


phân lớp các ứng dụng theo yêu cầu QoS của chúng. Theo đó, các ứng dụng có
thể chia thành 3 lớp như sau theo yêu cầu đối với các độ đo QoS.

- Lớp 1: Các ứng dụng chấp nhận lỗi nhưng nhạy cảm với trễ dữ liệu. Ứng
dụng tiêu biểu thuộc lớp này là ứng dụng hội thoại audio và video.

- Lớp 2: Các ứng dụng chấp nhận lỗi và trễ dữ liệu. Ứng dụng tiêu biểu thuộc
lớp này là truyền streaming audio và video một chiều chất lượng cao.

- Lớp 3: Các ứng dụng cho phép có độ trễ nhưng không chấp nhận lỗi dữ liệu.
Ứng dụng tiêu biểu thuộc lớp này là ứng dụng hỗ trợ các dịch vụ giao dịch
có độ ưu tiên cao như thương mại điện tử, ATM.

Theo chuẩn này, ngưỡng giá trị yêu cầu của các tham số QoS được phân
thành 3 lớp thể hiện chi tiết trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các ngưỡng QoS theo các lớp lưu lượng
Ngưỡng giá trị
Tiêu chuẩn QoS
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
Trễ (delay) 0.15 s 10 s 4s
Biến thiên trễ (jitter) 0.001 s 0.001 s
Tỉ lệ mất gói (packet loss ratio) 0.03 0.01 0
Tốc độ dữ liệu (data rate) 4 kbps 16 kbps 20 kpbs

3.2.2. Phương pháp ra quyết định chọn đường

Như đã đề cập trong phần đề xuất ý tưởng cải tiến giao thức AOMDV,
cơ chế định tuyến phải thỏa mãn theo các yêu cầu về ngưỡng chấp nhận được
của các tiêu chuẩn QoS đối với các chương trình ứng dụng có dữ liệu cần truyền
qua mạng MANET. Theo chuẩn ITU-G1010 [36], các ứng dụng được phân loại

93
theo yêu cầu QoS trên cơ sở 4 tiêu chuẩn QoS bao gồm: độ trễ (delay), độ biến
thiên trễ (jitter), tỉ lệ mất gói (packet loss rate) và băng thông (bandwidth).

Như vậy, bài toán đặt ra ở đây là bài toán chọn đường đa tiêu chuẩn.
Trong số các đường tìm được, đường nào sẽ là đường tốt nhất theo tiêu chuẩn
QoS gồm có ngưỡng yêu cầu tối thiểu của độ trễ, độ biến thiên gói, tỉ lệ mất
gói và băng thông đối với từng chương trình ứng dụng?

Để giải quyết bài toán này, phương pháp Tổng có trọng số (SAW –
Simple Additive Weighting) [78] được đề xuất sử dụng. Phương pháp này được
sử dụng để xếp thứ hạng cho một tập các con đường trên cơ sở một tập các tiêu
chuẩn cho trước theo ngữ cảnh. Các tiêu chuẩn này chính là các tham số QoS.
Thứ hạng của mỗi con đường được định nghĩa là tổng có trọng số của các tiêu
chuẩn theo ngữ cảnh. Ngữ cảnh được xác định ở đây là lớp QoS của chương
trình ứng dụng cần truyền dữ liệu qua mạng. Phương pháp phân lớp các chương
trình ứng dụng theo yêu cầu QoS được trình bày chi tiết trong Mục 3.2.1.

Giả sử có n con đường cần xếp thứ hạng ưu tiên theo từng ngữ cảnh trên
cơ sở một tập gồm m tiêu chuẩn cho trước. Tập các ngữ cảnh gồm m ngữ cảnh
cho trước. Ma trận ngữ cảnh thứ i là một ma trận có kích thước mxn mỗi dòng
biểu diễn một con đường và mỗi cột biểu diễn giá trị của tham số của các con
đường tương ứng với các tiêu chuẩn. Rõ ràng là nếu hình thành được một véc
tơ trọng số có kích thước m phần tử với mỗi phần tử là trọng số xác định độ
quan trọng của một tiêu chuẩn để xếp hạng ưu tiên cho các con đường thì tích
của ma trận ngữ cảnh với véc tơ trọng số sẽ chính là tổng có trọng số của giá
trị các tham số tương ứng với các tiêu chuẩn của một con đường.

Gọi Mi là ma trận ngữ cảnh của lớp QoS thứ i. Ma trận này được biểu
diễn như sau:

𝑣𝑑D 𝑣𝑗D 𝑣𝑙DA 𝑣𝑏D


𝑀) = ⋯ ⋯ ⋯ ⋯ (23)
𝑣𝑑@ 𝑣𝑗@ 𝑣𝑙@ 𝑣𝑏@

94
Trong đó, vdk, vjk, vlk và vbk là các giá trị tương ứng của độ trễ, độ biến
thiên trễ, tỉ lệ mất gói và băng thông còn lại của đường thứ k; n là số lượng
đường.

Theo [78], các các tiêu chuẩn ngữ cảnh được phân thành hai nhóm: (1).
Nhóm tiêu chuẩn tiêu cực: Gồm các tiêu chuẩn có giá trị càng nhỏ càng tốt.
Các tiêu chuẩn QoS thuộc nhóm này gồm có độ trễ, độ biến thiên trễ và tỉ lệ
mất gói; (2). Nhóm tiêu chuẩn tích cực: Gồm các tiêu chuẩn có giá trị càng lớn
càng tốt. Băng thông còn lại là tiêu chuẩn QoS thuộc nhóm này.

Gọi 𝑣𝑥" là giá trị chuẩn hoá của tiêu chuẩn x của đường thứ k. Giá trị
chuẩn hoá này được xác định như sau:
𝑣𝑥"
, 𝑛ế𝑢 𝑥 𝑙à 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑐ự𝑐
𝑣𝑥 (24)
𝑣𝑥" = 𝑣𝑥
, 𝑛ế𝑢 𝑥 𝑙à 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ự𝑐
𝑣𝑥"

trong đó, 𝑣𝑥 là ngưỡng của tiêu chuẩn QoS x đối với lớp QoS thứ i. Nó là
ngưỡng lớn nhất với tiêu chuẩn tích cực và là ngưỡng nhỏ nhất với tiêu chuẩn
tiêu cực.

Từ công thức (23) và (24), ta có ma trận ngữ cảnh chuẩn hoá của lớp QoS
thứ i được biểu diễn trong công thức (25);

𝑣𝑑D 𝑣𝚥D 𝑣𝑙D 𝑣𝑏D


𝑀𝑁) = ⋯ ⋯ ⋯ ⋯ (25)
𝑣𝑑@ 𝑣𝚥@ 𝑣𝑙@ 𝑣𝑏@

Véc tơ trọng số của các tiêu chuẩn thuộc lớp QoS thứ i được định nghĩa
trong công thức (26);

𝑊𝐷)
𝑊𝐽)
𝑊) = (26)
𝑊𝐿)
𝑊𝐵)

95
trong đó, WDi, WJi, WLi và WBi là trọng số tương ứng của độ trễ, độ biến
thiên trễ, tỉ lệ mất gói và băng thông còn lại của lớp QoS thứ i.

Hàm lượng giá đường theo lớp QoS thứ i cho đường thứ k được định nghĩa
trong công thức (27);
𝑃𝑉)," = 𝑀𝑁)," ∙ 𝑊) = 𝑣𝑑" ∙ 𝑊𝐷) + 𝑣𝚥" ∙ 𝑊𝐽) + 𝑣𝑙" ∙ 𝑊𝐿) + 𝑣𝑏" ∙ 𝑊𝐵) (27)

Từ công thức (24) và (27), ta có công thức lượng giá đường (28);
𝑇𝐷) 𝑇𝐽) 𝑇𝐿) 𝐵"
𝑃𝑉)," = . 𝑊𝐷) + . 𝑊𝐽) + . 𝑊𝐿) + . 𝑊𝐵) (28)
𝐷" 𝐽" 𝐿" 𝑇𝐵)

Trong đó, TDi, TJi, TLi và TBi là các ngưỡng yêu cầu tương ứng của độ
trễ, độ biến thiên trễ, tỉ lệ mất gói và băng thông còn lại theo lớp QoS thứ i; Dk,
Jk, Lk và Bk là các giá trị tương ứng của độ trễ, độ biến thiên trễ, tỉ lệ mất gói và
băng thông còn lại của con đường thứ k;

Phần tiếp theo sẽ trình bày về phương pháp xác định trọng số cho các
tham số QoS theo từng lớp.

3.2.3. Xác định trọng số của các tiêu chuẩn QoS

Để xác định trọng số cho các tiêu chuẩn QoS, phương pháp Phân tích thứ
bậc AHP [76] được đề xuất sử dụng. Đây là một phương pháp phân tích định
lượng, dùng để sắp xếp các phương án ra quyết định và chọn phương án thỏa
mãn tập các tiêu chuẩn cho trước. Khi áp dụng AHP vào bài toán chọn đường
theo các tiêu chuẩn QoS, cây phân cấp được biểu diễn như Hình 3.1.

Mục tiêu
Chọn đường tốt nhất

Độ trễ Độ biến thiên trễ Tỉ lệ mất gói Tốc độ dữ liệu

Hình 3.1. Cây AHP cho bài toán chọn đường đa tiêu chuẩn

96
Theo phương pháp AHP, đối với từng lớp ứng dụng có yêu cầu QoS khác
nhau (ngưỡng tiêu chuẩn QoS khác nhau), cần thiết lập ma trận so sánh theo
cặp cho từng lớp lưu lượng dữ liệu, sau đó tính véc tơ ưu tiên. Giá trị của các
thành phần trong véc tơ ưu tiên chính là trọng số của các tham số QoS theo lớp
lưu lượng dữ liệu.

Để xây dựng ma trận so sánh theo cặp cho từng lớp lưu lượng theo yêu
cầu QoS, cần lượng hoá mối quan hệ theo độ quan trọng giữa các giá trị được
lấy theo từng cặp từ các tiêu chuẩn: (độ trễ, độ biến thiên trễ, tỉ lệ mất gói và
tốc độ dữ liệu). Trên cơ sở đặc tính của từng lớp ứng dụng [36], cách lượng hoá
mối quan hệ về độ quan trọng [76] và giá trị các ngưỡng tiêu chuẩn QoS trong
Bảng 3.1, mối quan hệ về độ quan trọng giữa các cặp tiêu chuẩn theo từng lớp
QoS được biểu diễn tương ứng trong các trong Bảng 3.2, Bảng 3.3 và Bảng 3.4

Bảng 3.2. Lượng hoá độ quan trọng của các tiêu chuẩn QoS Lớp 1
Cặp tiêu chuẩn QoS Mô tả Giá trị
Độ trễ - Độ biến thiên trễ Hơi quan trọng 2
Độ trễ - Tỉ lệ mất gói Rất quan trọng 6
Độ trễ - Tốc độ dữ liệu Cực kỳ quan trọng 8
Độ biến thiên trễ - Tỉ lệ mất gói Tương đối quan trọng 4
Độ biến thiên trễ - Tốc độ dữ liệu Rất quan trọng 6
Tỉ lệ mất gói - Tốc độ dữ liệu Tương đối quan trọng 3

Bảng 3.3. Lượng hoá độ quan trọng của các tiêu chuẩn QoS Lớp 2
Cặp tiêu chuẩn QoS Mô tả Giá trị
Tỉ lệ mất gói – Độ trễ Rất quan trọng 5
Tỉ lệ mất gói – Độ biến thiên trễ Tương đối quan trọng 4
Tỉ lệ mất gói – Tốc độ dữ liệu Rất quan trọng 6
Độ biến thiên trễ - Độ trễ Tương đối quan trọng 3
Độ biến thiên trễ - Tốc độ dữ liệu Hơi quan trọng 2
Tốc độ dữ liệu – Độ trễ Hơi quan trọng 2

97
Bảng 3.4. Lượng hoá độ quan trọng của các tiêu chuẩn QoS Lớp 3
Cặp tiêu chuẩn QoS Mô tả Giá trị
Tỉ lệ mất gói – Độ trễ Rất quan trọng 6
Tỉ lệ mất gói – Độ biến thiên trễ Cực kỳ quan trọng 9
Tỉ lệ mất gói – Tốc độ dữ liệu Tương đối quan trọng 4
Tốc độ dữ liệu – Độ trễ Tương đối quan trọng 3
Tốc độ dữ liệu – Độ biến thiên trễ Rất quan trọng 5
Độ trễ - Độ biến thiên trễ Tương đối quan trọng 3
Từ Bảng 3.2, ma trận so sánh theo cặp cho Lớp 1 CM1 được hình thành
với thứ tự các cột từ trái qua phải và các dòng từ trên xuống dưới là: độ trễ, độ
biến thiên trễ, tỉ lệ mất gói, tốc độ dữ liệu.

1 2 6 8
1/2 1 4 6
𝐶𝑀D =
1/6 1/4 1 3
1/8 1/6 1/3 1

Theo [17], khi xây dựng ma trận so sánh theo cặp, để đảm bảo độ tin cậy
và hội tụ của ma trận được thành lập làm cơ sở cho véc tơ trọng số được thành
lập từ ma trận, độ nhất quán (CR) của ma trận phải có giá trị nhỏ hơn 0,1.

Với một ma trận so sánh theo cặp CM có kích thước nxn, phương pháp
tính véc tơ trọng số được đề xuất trong [43] được tóm tắt như sau:

Bước 1: Thành lập ma trận biến đổi từ ma trận so sánh theo cặp bằng cách lấy
từng phần tử chia cho tổng theo cột tương ứng chứa phần tử đó.

Bước 2: Tính véc tơ hạng [RV]. Mỗi phần tử của [RV] là căn bậc n của tích n
phần tử theo hàng của ma trận biến đổi.

Bước 3: Tính véc tơ trọng số [WV] = [CM] x [RV]

Bước 4: Tính véc tơ nhất quán [CV] = [WV] / [RV]

Bước 5: Tính hệ số l và chỉ số nhất quán CI (Consistency Index)

98
@
1
𝜆= 𝐶𝑉)
𝑛
)kD
𝐶𝐼 = 𝜆 − 𝑛 / 𝑛 − 1
Bước 6: Tính độ nhất quán CR
CR = CI / RI
Với RI là chỉ số được xác định theo bảng quan hệ chỉ số được xác định theo Bảng 3.5

Bảng 3.5. Quan hệ giữa chỉ số n và RI

n 3 4 5 6 7 8 9 10

RI 0,052 0,882 1,109 1,248 1,342 1,406 1,450 1,510

Trường hợp n = 2, ta luôn có CI = 0 => CR = 0

Từ ma trận CM1, áp dụng phương pháp tính véc tơ trọng số được mô tả ở


trên, ta tính được véc tơ trọng số W1 và độ nhất quán CR1 cho Lớp 1 như sau:

0,533
0,317
𝑊D = và CR1= 0,026
0,101
0,049
Thực hiện tương tự với Lớp 2 và Lớp 3, ta có các kết quả sau:

1 1/3 1/5 1/2 0,078


3 1 1/4 2 0,202
𝐶𝑀J = => 𝑊J = và CR2=0,044
5 4 1 6 0,604
2 1/2 1/6 1 0.116

1 3 1/6 1/3 0,104


1/3 1 1/9 1/5 0,048
𝐶𝑀’ = => 𝑊’ = và CR3= 0,049
6 9 1 4 0,623
3 5 1/4 1 0,226

Các giá trị CR1, CR2 và CR3 của 3 ma trận tương ứng đều thỏa mãn điều
kiện nhỏ hơn 0,1. Do đó, các ma trận CM1, CM2, CM3 và các véc tơ trọng số
W1, W2 và W3 đảm bảo đạt yêu cầu [17].

Các kết quả tính véc tơ trọng số của 3 lớp được tổng hợp trong Bảng 3.6.

99
Bảng 3.6. Trọng số của các tiêu chuẩn QoS theo các lớp lưu lượng
Tiêu chuẩn QoS Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
Độ trễ (delay) 0,533 0,078 0,104
Độ xáo trộn gói (jitter) 0,317 0,202 0,048
Tỉ lệ mất gói (packet loss ratio) 0,101 0,604 0,623
Tốc độ dữ liệu (data rate) 0,049 0,116 0,226

3.3. Dự đoán chất lượng liên kết tại tầng MAC

Trong luận án này, hai tiêu chuẩn QoS là độ trễ và tỉ lệ mất gói được sử
dụng để xác định độ ưu tiên của giao thức định tuyến dành cho các lớp lưu
lượng của tầng Ứng dụng. Vì vậy, để xây dựng hàm lượng giá cho độ đo định
tuyến và cơ chế định tuyến phù hợp với yêu cầu QoS của tầng Ứng dụng, cần
ước lượng giá trị độ trễ và tỉ lệ mất gói liên kết tại tầng MAC.

Phương pháp ước lượng trễ và tỉ lệ mất gói của liên kết đã được trình bày
tương ứng trong mục 2.2.2 và 2.3.3 thuộc Chương 2 trong luận án này.

Để dự đoán chất lượng liên kết theo thời gian hoạt động, sau mỗi chu kỳ
ước lượng, giá trị của độ trễ và tỉ lệ mất gói của liên kết sẽ được cập nhật theo
hàm có trọng số của giá trị hiện tại và giá trị trong quá khứ nhằm giảm sự tác
động của các liên kết thay đổi bất thường tới giá trị chất lượng liên kết được dự
đoán theo thời gian. Cụ thể là, khi cập nhật giá trị độ trễ và tỉ lệ mất gói của
liên kết, trọng số 0,3 được sử dụng cho giá trị trong quá khứ và trọng số 0,7
được sử dụng cho giá trị mới được ước lượng.

3.4. Cải tiến giao thức AOMDV

3.4.1. Xây dựng hàm lượng giá đường

Như đã đề cập đến trong phần Mở đầu của luận án này, giao thức định
tuyến đa đường AOMDV được lựa chọn để cải tiến thành giao thức QCLR trên
cơ sở xây dựng một độ đo định tuyến phù hợp với yêu cầu QoS của các lớp lưu
lượng thuộc tầng Ứng dụng.

100
Giả sử con đường p gồm 2 liên kết l1 và l2 có độ trễ và tỉ lệ mất gói tương
ứng là (d1, d2) và (fer1, fer2). Rõ ràng, độ trễ của con đường p chính là tổng độ
trễ của 2 liên kết (d1+d2) và tỉ lệ mất gói của con đường p chính là hiệu của
100% và tích tỉ lệ truyền gói thành công trên hai liên kết ((1-fer1).(1-fer2)). Vì
vậy độ trễ của một con đường đầu cuối được đề xuất là tổng độ trễ của các liên
kết thuộc con đường. Tỉ lệ mất gói của một con đường đầu cuối là hiệu của 1
và tích của tỉ lệ truyền gói thành công của các liên kết thuộc con đường. Công
thức (29) được sử dụng để tính tỷ lệ mất gói và công thức (30) được sử dụng
để tính độ trễ của một con đường đầu cuối.

𝐿^ = 1 − (1 − 𝐹𝐸𝑅A ) (29)
A∈^

𝐷^ = 𝑇𝑆A (30)
A∈^

Trong đó, Lr và Dr tương ứng là tỉ lệ mất gói và độ trễ của con đường r,
FERl và TSl tương ứng là là tỉ lệ mất gói và trễ dịch vụ của liên kết l thuộc
đường r.

Từ Bảng 3.5, có thể thấy rằng, độ trễ có tầm quan trọng lớn nhất đối với
các lưu lượng dữ liệu thuộc Lớp 1 và tỉ lệ mất gói có tầm ảnh hưởng lớn nhất
tới các lưu lượng dữ liệu thuộc Lớp 2 và 3 (trọng số lớn nhất). Vì vậy, trong
triển khai xây dựng hàm lượng giá đường cho giao thức QCLR, luận án này chỉ
quan tâm vào hai tiêu chuẩn QoS là độ trễ và tỉ lệ mất gói. Độ đo định tuyến
của giao thức QCLR sẽ được xây dựng trên cơ sở hàm lượng giá đường theo
giá trị của độ trễ và tỉ lệ mất gói của các liên kết thành phần trên một con đường
đầu-cuối từ nút nguồn tới nút đích. Từ công thức (28), luận án này đề xuất sử
dụng hàm lượng giá đường RMV theo công thức (31);

𝑇𝐷) 𝑇𝐿) (31)


𝑅𝑀𝑉),^ = 𝑊𝐷) + 𝑊𝐿)
𝐷^ 𝐿^
Trong đó, 𝑅𝑀𝑉),^ là giá trị của đường r thuộc lớp QoS thứ i; 𝐿^ và 𝐷^
tương ứng là tỉ lệ mất gói và độ trễ của con đường r được xác định tương ứng

101
theo công thức (29) và (30); 𝑇𝐿) và 𝑇𝐷) tương ứng là ngưỡng của tỉ lệ mất gói
và độ trễ của lớp thứ i với giá trị được xác định theo Bảng 3.1, 𝑊𝐷) và 𝑊𝐿)
tương ứng là trọng số độ trễ và tỉ lệ mất gói của lớp QoS thứ i.

Bảng 3.7. Trọng số của các tiêu chuẩn QoS trong hàm lượng giá đường

Tiêu chuẩn QoS Lớp 1 (i=1) Lớp 2 (i=2) Lớp 3 (i=3)

Độ trễ (WDi) 0,53 0,40 0,38

Tỉ lệ mất gói (WLi) 0,47 0,60 0,62

Do tổng giá trị các thành phần của véc tơ trọng số của hàm lượng giá
đường luôn bằng 1 nên khi chỉ sử dụng 2 tiêu chuẩn thay vì cả 4 tiêu chuẩn
QoS, khi chọn tiêu chuẩn thứ nhất là tiêu chuẩn có trọng số lớn nhất thì trọng
số thứ hai sẽ là phần bù của trọng số thứ nhất trong tổng giá trị các trọng số.
Theo đề xuất này, giá trị của các trọng số QoS của mỗi lớp sử dụng khi triển
khai giao thức QCLR được tổng kết trong Bảng 3.7.

3.4.2. Đề xuất cơ chế định tuyến QoS cho giao thức QCLR

Giao thức định tuyến QCLR được đề xuất trên cơ sở cải tiến giao thức
AOMDV với sự tích hợp độ đo định tuyến mới được lượng giá bằng hàm RMV
trong công thức (31). Giao thức QCLR kế thừa các cơ chế định tuyến cơ bản
từ giao thức AOMDV như cơ chế tìm đường, cơ chế trả lời đường, cơ chế bảo
trì đường và cơ chế báo lỗi đường. Sự kế thừa này đảm bảo hoạt động của một
giao thức định tuyến đa đường trong giao thức QCLR. Tuy nhiên, để đạt được
khả năng hỗ trợ định tuyến theo yêu cầu QoS từ tầng Ứng dụng, các điều chỉnh
sau đã thực hiện trong giao thức QCLR khi so sánh với giao thức gốc AOMDV:

1. Bổ sung hai trường: PKT_DELAY và PKT_PLR vào các gói RREQ và


RREP. Hai trường này được dùng để lưu giá trị tương ứng của độ trễ và
tỉ lệ mất gói của đường nghịch (gói RREQ) và đường thuận (gói RREP).
2. Bổ sung ba trường: PATH_DELAY, PATH_PLR và PATH_STABILITY
vào mỗi con đường trong danh sách đường của mỗi điểm truy cập trong

102
bảng định tuyến. Các trường này chứa các giá trị tương ứng của độ trễ,
tỉ lệ mất gói và độ bền của mỗi con đường tìm được. Độ bền của đường
định tuyến được ước lượng trên cơ sở thời gian một đường tồn tại sau
những lần cập nhật bảng định tuyến.
3. Bổ sung hai trường: LINK_DELAY and LINK_PLR vào mỗi điểm truy
cập trong bảng láng giềng của mỗi nút. Các trường này chứa giá trị
tương ứng của độ trễ và tỉ lệ mất gói của liên kết giữa nút hiện tại với
nút tương ứng trong bảng láng giềng của nó.
4. Thay thế độ đo định tuyến số chặng trong tiến trình tìm đường áp dụng
cho các lớp lưu lượng QoS khác nhau bằng độ đo định tuyến được lượng
giá bằng hàm RMV trong công thức (31).
Hoạt động của giao thức QCLR được mô tả như sau:

- Khi một nút nhận được một gói RREQ hoặc RREP, nó sẽ tạo một đường
mới hoặc cập nhật danh sách đường của entry có địa chỉ đích là địa chỉ
nút nguồn (đối với đường nghịch) hoặc địa chỉ nút đích (đối với đường
thuận). Sau đó, nút này sẽ đọc giá trị của các trường LINK_DELAY và
LINK_PLR từ entry tương ứng với nút đã gửi gói RREQ hoặc RREP
cho nó trong bảng láng giềng của mình và cập nhật lại giá trị của các
trường PATH_DELAY và PATH_PLR của đường tương ứng trong danh
sách đường thuộc entry theo công thức (32) và (33).
𝑃𝐴𝑇𝐻_𝐷𝐸𝐿𝐴𝑌 = 𝐿𝐼𝑁𝐾_𝐷𝐸𝐿𝐴𝑌 + 𝑃𝐾𝑇_𝐷𝐸𝐿𝐴𝑌 (32)
𝑃𝐴𝑇𝐻_𝑃𝐿𝑅 = 1 − (1 − 𝐿𝐼𝑁𝐾_𝑃𝐿𝑅 ) ∙ (1 − 𝑃𝐾𝑇_𝑃𝐿𝑅) (33)

- Nếu một nút cần phải chuyển tiếp gói RREQ hoặc RREP, nó sẽ cập nhật
giá trị của các trường PKT_DELAY và PKT_PLR của gói bằng giá trị
tương ứng của PATH_DELAY và PATH_PLR của đường tương ứng
trong entry.

- Khi một nút cập nhật bảng định tuyến của mình, giá trị của trường
PATH_STABILITY của các đường hiện có trong bảng định tuyến sẽ
được tăng thêm một đơn vị. Giá trị ban đầu của trường này được khởi
tạo bằng 1 khi một con đường được thêm mới danh sách đường của một
điểm truy cập trong bảng định tuyến.

103
- Khi nhận được nhiều gói RREP được gửi từ cùng một nút đích qua các
con đường khác nhau, nút nhận sẽ sắp xếp các con đường này theo thứ
tự tăng dần của độ đo định tuyến được lượng giá bằng hàm RMV trong
công thức (31).
- Sau tiến trình tìm đường và thực hiện các thủ tục ở trên, với mỗi đích,
chỉ có tối đa là 3 đường có giá trị của độ đo định tuyến lớn nhất sẽ được
cài đặt vào entry tương ứng với đích trong bảng định tuyến. Đường có
giá trị RMV lớn nhất sẽ được chọn làm đường chính và hai đường còn
lại sẽ đóng vai trò các đường dự phòng. Các đường dự phòng chỉ được
sử dụng khi đường chính bị lỗi hoặc bị xoá khỏi bảng định tuyến.

- Nếu tồn tại hai con đường có cùng giá trị RMV, đường nào có giá trị
PATH_STABILITY lớn hơn sẽ được chọn làm đường chính để chuyển
tiếp dữ liệu.

- Nếu tồn tại hai con đường có cùng cả giá trị RMV và
PATH_STABILITY, đường có giá trị của các tham số thành phần trong
độ đo định tuyến phù hợp hơn với lớp lưu lượng cần chuyển tiếp sẽ
được chọn làm đường chính. Nếu lưu lượng dữ liệu hiện tại cần chuyển
tiếp thuộc Lớp 1 hoặc Lớp 2, đường có giá trị PATH_DELAY nhỏ hơn
sẽ được chọn. Nếu lưu lượng dữ liệu cần chuyển tiếp thuộc Lớp 3,
đường có PATH_PLR nhỏ hơn sẽ được chọn.
3.5. Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả

3.5.1. Kịch bản mô phỏng

Phần mềm mô phỏng NS2 được sử dụng để đánh giá hiệu năng của giao
thức được đề xuất QCLR so với giao thức AOMDV. Các tham số và mô hình
mô phỏng được lựa chọn trên cơ sở làm nổi bật cơ chế định tuyến QoS cho các
lớp lưu lượng dữ liệu khác nhau. Mô phỏng được thực hiện trên một không
gian vuông với kích thước mỗi cạnh là 2000 mét. Kích thước mạng được thay
đổi từ 16 nút đến 25 nút, 36 nút và 49 nút. Số lượng luồng truyền dữ liệu tối đa
được xác định là 50% của kích thước mạng. Tải lưu lượng được định nghĩa là
tỷ lệ phần trăm giữa số luồng dữ liệu sử dụng trong mô phỏng chia cho số lượng

104
luồng dữ liệu tối đa. Với mỗi kích thước mạng, tải lưu lượng dữ liệu được thay
đổi từ 20% tới 40%, 60% và 80%. Công nghệ IEEE 802.11b được sử dụng cho
hoạt động của các nút ở tầng MAC và tầng Vật lý với khoảng cách truyền tối
đa của mỗi nút là 250 mét, tốc độ truyền tối đa của mỗi nút qua kênh truyền là
11 Mbps và mô hình truyền tín hiệu là Shadowing. Cấu trúc mạng với vị trí
khởi tạo ban đầu của các nút được thiết lập dưới dạng ma trận để đảm bảo tồn
tại các con đường kết nối giữa các cặp nút bất kỳ trong mạng. Khoảng cách ban
đầu giữa hai nút trong ma trận là 200 mét. Các nút trong mạng được thành 2
nhóm có số lượng nút xấp xỉ bằng nhau. Nhóm thứ nhất từ nút 1 tới nút [n/2]
được sử dụng để chọn ngẫu nhiên các nút nguồn và nhóm thứ hai từ nút thứ
[n/2] +1 tới nút thứ n được sử dụng để chọn ngẫu nhiên nút đích với n là số
lượng nút trong tô-pô mô phỏng. Trong quá trình mô phỏng, tất cả các nút đều
di chuyển một cách ngẫu nhiên với vận tốc 10 m/s. Thời gian mô phỏng là 1000
giây và mỗi nút nguồn sẽ khởi tạo tiến trình truyền lưu lượng của mình ở giây
thứ 5. Mô hình sinh lưu lượng được lựa chọn là mô hình sinh lưu lượng với tốc
độ cố định (CBR) với giao thức ở tầng Chuyển vận là UDP. Hiệu năng của hai
giao thức sẽ được đánh giá cho các lưu lượng dữ liệu Lớp 1 và Lớp 2 tương
ứng với các luồng lưu lượng CBR hoạt động ở tốc độ 64 kbps và 200 kbps. Mỗi
mô phỏng được thực hiện lặp lại 10 lần với sự thay đổi ngẫu nhiên về cách lựa
chọn các cặp nút nguồn-đích.

Chi tiết về các tham số chung và tham số riêng sử dụng trong mô phỏng
được tổng kết tương ứng trong Bảng 3.8 và Bảng 3.9.

105
Bảng 3.8. Các tham số chung của mô phỏng
Tham số Giá trị
Kích thước mạng (16, 25, 36, 49) nút
Topo mạng ban đầu Ma trận vuông
Khoảng cách ban đầu giữa các nút 200m
Diện tích mô phỏng 2000m x 2000m
Khoảng cách truyền tối đa 250m
Tải lưu lượng (20%, 40%, 60%, 80%)
Công nghệ tầng PHY/MAC 802.11b
Mô hình truyền Shadowing
Mô hình di chuyển Random way point
Vận tốc di chuyển trung bình 10 m/s
Thời gian mô phỏng 1000 giây
Thời điểm sinh lưu lượng Giây thứ 5

Bảng 3.9. Các tham số riêng của mô phỏng


Tham số Lớp 1 Lớp 2
Mô hình sinh lưu lượng CBR CBR
Giao thức tầng Chuyển vận UDP UDP
Tốc độ lưu lượng dữ liệu 64 kbps 200 kbps
Trọng số (WD; WL) (0,53; 0,47) (0,40; 0,60)

3.5.2. Các độ đo đánh giá hiệu năng

Hiệu năng của giao thức QCLR và AOMDV được đánh giá theo các độ
đo hiệu năng sau:

- Độ trễ truyền gói tin trung bình: Thời gian trung bình để truyền một gói
tin từ nút nguồn tới nút đích. Đơn vị tính là mili giây (ms).
- Thông lượng trung bình: Tổng lượng dữ liệu các nút đích nhận được
trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính là kilo-bit / giây (kpbs).

- Tải định tuyến: Tỉ lệ số gói tin điều khiển trên tổng số gói tin đã gửi đi.

106
- Tỉ lệ truyền gói thành công: Tỉ lệ phần trăm tổng số gói tin nhận được
tại các nút đích trên tổng số gói tin đã gửi đi tại các nút nguồn.

- Độ biến thiên trễ truyền gói: Độ chênh lệch về giá trị trễ truyền từ nguồn
tới đích giữa hai gói tin liên tiếp nhận được ở nút đích. Đơn vị tính là
mili-giây (ms).

3.5.3. Các kết quả và đánh giá

3.5.3.1. Độ trễ truyền gói tin trung bình

Độ trễ gói tin trung bình được đo trong kịch bản sử dụng các luồng lưu
lượng dữ liệu thuộc Lớp 1 và Lớp 2, kích thước mạng là 36 nút và tải lưu lượng
được thay đổi từ 10% tới 90%. Kết quả của mô phỏng này được đưa ra trong
Bảng 3.10 và được biểu diễn bằng đồ thị trong Hình 3.2.

Bảng 3.10. Trễ truyền gói trung bình của giao thức QCLR và AOMDV
Trễ truyền gói trung Trễ truyền gói trung
Tải lưu bình lưu lượng Lớp 1 bình lưu lượng Lớp 2
lượng (%) (ms) (ms)
QCLR AOMDV QCLR AOMDV
10 19,87 23,41 40,72 52,16
20 36,04 52,48 74,98 90,45
30 38,62 65,15 99,63 125,07
40 43,98 72,73 112,37 175,94
50 44,39 75,32 142,81 198,54
60 44,55 83,49 167,38 234,64
70 51,27 90,66 209,75 297,19
80 67,38 104,94 266,80 332,18
90 87,48 116,32 312,64 359,29
Trung bình 48,18 76,06 158,56 207,27

107
Hình 3.2. Trễ truyền gói trung bình của giao thức QCLR & AOMDV

Số liệu trong Bảng 3.9 và đồ thị trong Hình 3.2 cho thấy: độ trễ truyền
gói trung bình của giao thức QCLR nhỏ hơn so với giao thức AOMDV đối với
cả hai lớp lưu lượng dữ liệu. Độ giảm trung bình của trễ truyền gói với lưu
lượng Lớp 1, lưu lượng Lớp 2 và trung bình của cả hai lớp tương ứng là xấp xỉ
37%, 24% và 31%. Mặc dù giao thức QCLR cần nhiều thời gian hơn để xử lý
các gói tin điều khiển tại mỗi nút so với giao thức AOMDV nhưng do độ đo
định tuyến của giao thức QCLR có chứa tham số thành phần là trễ thời gian
phục vụ nên giao thức này sẽ ưu tiên chọn các con đường có tổng trễ theo thời
gian phục vụ nhỏ nhất. Vì vậy, thời gian trễ khi các nút mạng sử dụng giao thức
QCLR để chuyển tiếp gói tin sẽ nhỏ hơn so với giao thức AOMDV.

3.5.3.2. Thông lượng trung bình

Kiểm nghiệm thứ hai sử dụng lưu lượng dữ liệu Lớp 2 với hai tải lưu lượng
là 20% và 80%. Với mỗi tải lưu lượng, kích thước mạng được thay đổi từ 16
tới 25, 36 và 49 nút. Kết quả mô phỏng được đưa ra trong Bảng 3.11 và đồ thị
biểu diễn sự biến đổi của thông lượng trung bình theo kích thước mạng được
biểu diễn trong Hình 3.3.

108
Bảng 3.11. Thông lượng trung bình của giao thức QCLR và AOMDV
Thông lượng trung Thông lượng trung
bình với tải lưu lượng bình với tải lưu
Số nút 20% (kpbs) lượng 80% (kpbs)
QCLR AOMDV QCLR AOMDV
16 183,49 130,85 162,53 115,94
25 125,93 87,94 93,93 64,93
36 106,40 63,66 85,94 41,04
49 60,66 50,11 37,33 17,04
Trung bình 119,12 83,14 94,93 59,74

Kết quả này cho thấy giao thức QCLR đạt được thông lượng trung bình
với tải lưu lượng 20%, 80% và trung bình hai tải lưu lượng so với giao thức
AOMDV tương ứng là xấp xỉ 30%, 37% và 34%. Khi kích thước mạng tăng
lên, thông lượng của cả hai giao thức đều giảm nhưng thông lượng của giao
thức QCLR vẫn cao hơn so với thông lượng của giao thức AOMDV.

Hình 3.3. Thông lượng trung bình của giao thức QCLR & AOMDV

109
Kết quả này phản ánh sự khác biệt của độ đo định tuyến và cơ chế định
tuyến giữa hai giao thức. Do giao thức QCLR chọn đường theo cơ chế ưu tiên
đường có tỉ lệ lỗi gói tin và độ trễ nhỏ trong khi giao thức AOMDV chọn đường
theo cơ chế ưu tiên đường ngắn nhất về số chặng nên lượng dữ liệu chuyển tiếp
đến các nút đích theo các con đường của giao thức QCLR sẽ lớn hơn so với
giao thức AOMDV.

3.5.3.3. Tỉ lệ truyền gói thành công

Kết quả mô phỏng về tỉ lệ truyền gói thành công của hai giao thức QCLR
và AOMDV được đưa ra trong Bảng 3.12 và đồ thị biểu diễn sự biến đổi của tỉ
lệ truyền gói thành công theo tải lưu lượng được biểu diễn trong Hình 3.4.
Trong kịch bản mô phỏng này, kích thước mạng được cố định là 36 nút trong
khi tải lưu lượng được thay đổi từ 20% tới 40%, 60 % và 80% đối với cả lưu
lượng thuộc Lớp 1 và Lớp 2.

Bảng 3.12. Tỉ lệ truyền thành công của giao thức QCLR và AOMDV
Tỉ lệ truyền thành Tỉ lệ truyền thành
Tải lưu công lưu lượng Lớp 1 công lưu lượng Lớp 2
lượng (%) (%) (%)
QCLR AOMDV QCLR AOMDV
20 93,74 85,02 70,08 62,94
40 90,39 80,73 64,30 55,38
60 88,91 78,13 32,83 15,89
80 85,84 76,95 25,94 9,10
Trung bình 89,72 80,21 48,29 35,83

110
Hình 3.4. Tỉ lệ truyền thành công của giao thức QCLR & AOMDV

Kết quả mô phỏng cho thấy giao thức QCLR có tỉ lệ truyền gói tin thành
công cao hơn so với giao thức AOMDV đối với cả hai lớp lưu lượng. Độ chênh
lệch về thông số hiệu năng này đối với lưu lượng Lớp 1, Lớp 2 và trung bình 2
lớp tương ứng xấp xỉ là 11%, 26% và 19%. Tỉ lệ truyền thành công của cả hai
giao thức chênh lệch không lớn đối với lưu lượng dữ liệu thuộc Lớp 1 khi tải
lưu lượng biến đổi. Đối với lưu lượng Lớp 2, tỉ lệ truyền thành công của cả hai
giao thức đều giảm xuống nhưng giá trị của tham số hiệu năng này mà giao
thức QCLR đạt được vẫn cao hơn so với giao thức AOMDV. Đây là kết quả
của việc giao thức QCLR ưu tiên chọn đường có độ bền cao hơn, tỉ lệ lỗi gói
tin nhỏ hơn và độ trễ nhỏ hơn trong khi giao thức AOMDV ưu tiên chọn đường
có số chặng nhỏ hơn.

3.5.3.4. Tải định tuyến

Tải định tuyến được đo khi cố định tải lưu lượng ở mức 80% trong khi
kích thước mạng biến đổi từ 16 nút đến 25 nút, 36 nút và 49 nút. Lưu lượng dữ
liệu thuộc Lớp 1 được sử dụng để đo và so sánh tải định tuyến của giao thức
QCLR và giao thức AOMDV. Kết quả này được đưa ra trong Bảng 3.13 và
được biểu diễn bằng đồ thị trong Hình 3.5.

111
Bảng 3.13. Tải định tuyến của giao thức QCLR và AOMDV

Kích thước Tải định tuyến (%)


mạng (số nút) QCLR AOMDV
16 7,33 9,38
25 20,57 24,35
36 24,40 30,29
49 27,30 36,47
Trung bình 19,90 25,12

Hình 3.5. Tải định tuyến của giao thức QCLR & AOMDV

Kết quả mô phỏng cho thấy, tải định tuyến trung bình của giao thức QCLR
nhỏ hơn xấp xỉ 21% so với giao thức AOMDV. Kết quả này cho thấy giao thức
QCLR có hiệu năng về tải định tuyến tốt hơn so với giao thức AOMDV. Nói
cách khác, trong cùng một điều kiện về các tham số của mạng, giao thức QCLR
sinh ra các gói tin điều khiển ít hơn giao thức AOMDV khi vận hành cơ chế
định tuyến của mình. Điều này được giải thích bằng việc giao thức QCLR có
sử dụng tham số độ bền của các con đường trong cơ chế chọn đường của nó.
Vì vậy, con đường do giao thức này chọn có độ bền vững cao hơn khi cấu trúc
mạng biến đổi dẫn để số lần gọi thủ tục tìm đường của giao thức QCLR ít hơn.

112
3.5.3.5. Độ biến thiên trễ truyền gói tin

Độ biến thiên trễ truyền gói tin được tính từ kết quả của mô phỏng với số
nút mạng bằng 16; các luồng dữ liệu Lớp 1 với tải lưu lượng là 30% được sử
dụng. Thời gian mô phỏng được chia thành 15 đoạn bằng nhau với kích thước
mỗi đoạn xấp xỉ 66 giây. Giá trị độ biến thiên trễ được tính trung bình trong
mỗi đoạn và được đưa ra trong Bảng 3.14. Sự tương quan giữa giá trị của độ
biến thiên trễ theo các đoạn thời gian mô phỏng được minh họa trong Hình 3.6.

Bảng 3.14. Độ biến thiên trễ trung bình của giao thức QCLR và AOMDV

Thời gian mô Độ biến thiên trễ trung bình (ms)


phỏng (s) QCLR AOMDV
0 - 66 9.807 3,658
67 - 133 79,076 52,091
134 - 200 49,786 69,198
201 - 266 76,584 83,873
267 - 333 66,005 67,773
334 - 400 33,942 28,121
401 - 466 79,667 80,304
467 - 533 57,459 50,202
534 - 600 49,480 40,817
601 - 666 66,012 56,786
667 - 733 56,390 105,255
734 - 800 52,302 52,851
801 - 866 71,097 62,160
867 - 933 44,565 30,892
934 - 1000 45,535 56,438
Trung bình 55,847 56,028
Độ lệch tiêu chuẩn 18,712 24,759

Kết quả mô phỏng cho thấy, các giá trị của độ biến thiên trễ truyền gói của
giao thức QCLR có giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn nhỏ hơn so với giao

113
thức AOMDV. Mặc dù không sử dụng tường minh tham số QoS là độ biến
thiên trễ trong công thức ước lượng giá để xác định độ ưu tiên của các con
đường theo các lớp lưu lượng nhưng việc tham số độ trễ của đường được ước
lượng theo mức độ sử dụng kênh truyền và tỷ lệ mất gói của các liên kết thành
phần giúp cho giao thức QCLR chọn được đường truyền dữ liệu chứa các liên
kết thành phần có chất lượng cao hơn. Điều này làm cho đường được chọn có
độ ổn định cao hơn. Vì vậy độ biến thiên trễ của các gói tin khi truyền trên các
con đường được giao thức QCLR chọn sẽ nhỏ hơn so với giao thức AOMDV.

Hình 3.6. Độ biến thiên trễ truyền gói của giao thức QCLR & AOMDV

3.6. Kết luận Chương 3

Nội dung trọng tâm của Chương 3 tập trung vào vấn đề cải tiến hiệu năng
của giao thức định tuyến AOMDV trong mạng MANET. Cải tiến này được
thực hiện trên cơ sở phân loại các lưu lượng dữ liệu từ tầng Ứng dụng thành
các lớp theo các yêu cầu QoS và xây dựng độ đo định tuyến động phù hợp với
từng lớp lưu lượng cần chuyển tiếp. Để xây dựng được độ đo định tuyến này,
phương pháp tiếp cận theo hướng xuyên tầng để thu thập thông tin về chất
lượng các liên kết tại tầng Liên kết dữ liệu đã được sử dụng. Các thông tin về
chất lượng liên kết được thu thập bao gồm tỉ lệ mất gói tin và độ trễ theo thời
gian phục vụ. Bằng cách sử dụng các cặp trọng số khác nhau cho từng lớp lưu

114
lượng dữ liệu, hàm lượng giá đường đã được đề xuất nhằm ước lượng giá trị
của đường phù hợp với yêu cầu QoS của dữ liệu cần chuyển tiếp từ tầng Ứng
dụng. Để kiểm nghiệm các kết quả của các đề xuất cải tiến, giao thức AOMDV
đã được lựa chọn để cải tiến thành giao thức QCLR. Kết quả mô phỏng hoạt
động của hai giao thức này trên phần mềm mô phỏng NS2 cho thấy giao thức
QCLR đạt được hiệu năng tốt hơn về độ trễ gói tin trung bình (thấp hơn xấp xỉ
32%), tỉ lệ truyền gói thành công (cao hơn xấp xỉ 19%), thông lượng trung bình
(cao hơn xấp xỉ 34%), tải định tuyến (thấp hơn 21%) và độ biến thiên trễ nhỏ
hơn so với giao thức AOMDV.

Tuy nhiên, trong số bốn tiêu chuẩn QoS, nghiên cứu trong Chương này
chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là tỉ lệ mất gói và độ trễ. Do đó, độ đo định
tuyến được xây dựng trong giao thức QCLR còn chưa thay đổi động theo yêu
cầu QoS về biến thiên trễ và tốc độ dữ liệu của các chương trình ứng dụng.
Ngoài ra, cần đánh giá về chi phí xử lý và mức độ tiêu hao năng lượng tại các
nút mạng của giao thức này so với giao thức gốc. Đây chính là các hướng
nghiên cứu tiếp theo của luận án này.

Các kết quả chính của chương này được công bố trong các công trình [A2],
[A3] và [A5].

115
KẾT LUẬN

Những tính chất khác biệt lớn của mạng MANET so với các mạng truyền
thống dẫn đến việc có nhiều yêu cầu cần giải quyết để nâng cao hiệu năng cho
công nghệ mạng này. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của
mạng MANET là các giao thức định tuyến. Vì vậy, việc cải tiến các giao thức
định tuyến nhằm nâng cao hiệu năng mạng MANET là một hướng nghiên cứu
có tính thời sự.

AODV và AOMDV là hai giao thức tiêu biểu cho nhóm các giao thức
định tuyến đơn đường và đa đường sử dụng thuật toán tìm đường ngắn nhất
kiểu véc tơ khoảng cách theo số chặng. Tuy nhiên, thuật toán tìm đường này
cùng với cơ chế định tuyến tại tầng Mạng làm cho các giao thức này thường
gây ra các vùng tắc nghẽn trong mạng và không có khả năng hỗ trợ cho các yêu
cầu chất lượng dịch vụ đối với các chương trình ứng dụng. Một số cải tiến đối
với hai giao thức này được đề xuất trong thời gian vừa qua cũng chưa giải quyết
được vấn đề này.

Đề tài “Nghiên cứu cải tiến hiệu năng giao thức AODV và AOMDV
trong mạng MANET” đã thực hiện nghiên cứu tổng quan về vấn đề định tuyến
trong mạng MANET. Trong số rất nhiều các giao thức định tuyến đã được đề
xuất cho mạng MANET, luận án tập trung vào vấn đề cải tiến hiệu năng của
giao thức AODV trong các mạng có các vùng tắc nghẽn và cải tiến hiệu năng
của giao thức AOMDV trong các mạng có yêu cầu hỗ trợ chất lượng dịch vụ
cho các chương trình ứng dụng. Trong thiết kế các giao thức được cải tiến từ
giao thức AODV và giao thức AOMDV, cách tiếp cận xuyên tầng đã được sử
dụng một cách hiệu quả nhằm cung cấp thêm thông tin cho các thuật toán định
tuyến thông số về chất lượng các liên kết từ tầng thấp hơn và yêu cầu QoS từ
tầng cao hơn.

116
Những kết quả và đóng góp chính của luận án bao gồm:

1. Đề xuất mô hình ước lượng trễ của liên kết tại tầng MAC IEEE 802.11
trên cơ sở “thời gian phục vụ” của CSMA/CA; đề xuất kỹ thuật ước
lượng tỷ lệ mất gói sử dụng mô hình ETX.
2. Cải tiến giao thức AODV bằng cơ chế định tuyến theo hướng tiếp cận
xuyên tầng để chọn đường không lặp có trễ đầu-cuối nhỏ nhất để tránh
định tuyến qua các vùng tắc nghẽn trong mạng.
3. Đề xuất mô hình ra quyết định chọn đường tốt nhất theo các tiêu chuẩn
QoS trên cơ sở phương pháp SAW, kỹ thuật phân loại các lớp ứng
dụng theo yêu cầu QoS và mô hình ứng dụng phương pháp phân tích
thứ bậc AHP để xác định trọng số cho các tiêu chuẩn QoS, trên cơ sở
đó xây dựng hàm lượng giá đường.
4. Cải tiến giao thức AOMDV bằng cơ chế định tuyến theo hướng tiếp
cận xuyên tầng trên cơ sở dự đoán chất lượng các liên kết tại tầng
MAC, phối hợp với kỹ thuật phân lớp lưu lượng dữ liệu của tầng Ứng
dụng để xây dựng cơ chế định tuyến động với độ ưu tiên chọn đường
thay đổi động theo từng lớp lưu lượng có yêu cầu QoS khác nhau.

Kiến nghị và hướng phát triển:

Với những kết quả đã đạt được thông qua việc triển khai các đề xuất cải
tiến trên phần mềm mô phỏng NS2, có thể kết luận rằng, mạng MANET sử
dụng giao thức định tuyến được cải tiến đã đạt được hiệu năng cao hơn. Tuy
nhiên, trong số bốn tiêu chuẩn QoS, giao thức QCLR trong luận án này chỉ sử
dụng hai tiêu chuẩn chính là tỷ lệ mất gói và độ trễ. Do đó, độ đo định tuyến
của giao thức được xây dựng còn chưa thay đổi động theo yêu cầu QoS về độ
biến thiên trễ và tốc độ dữ liệu của các chương trình ứng dụng. Ngoài ra, do
giao thức đã cải tiến có yêu cầu tính toán cao hơn nên cũng cần đánh giá về
mức độ tiêu hao năng lượng của giao thức được cải tiến. Đây chính là các hướng
nghiên cứu cần được quan tâm trong thời gian tới.

117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

[A1] Đỗ Đình Cường, Nguyễn Anh Chuyên (2013), “Đánh giá một số giao thức
định tuyến đa đường nhằm giảm thời gian trễ trong mạng MANET”, Tạp
chí Khoa học Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 102(02), pp.51-58.
[A2] Đỗ Đình Cường (2013), “Cải tiến hiệu năng giao thức định tuyến đa
đường trong mạng Ad hoc theo cách khai thác thông tin định tuyến liên
tầng”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 113(13), pp.
53-59.
[A3] Do Dinh Cuong, Nguyen Van Tam, Ngo Hai Anh (2016), “A Cross-Layer
Multi-Path Protocol for Satisfaction Application QoS in Ad hoc
Networks”, Proceedings of International Conference on Information and
Convergence Technology for Smart Society (ICICTS 2016 – January
2016, HCM city, Vietnam), 2(1) pp. 38-42.
[A4] Do Dinh Cuong, Nguyen Van Tam, Nguyen Gia Hieu (2016), “Improving
AODV Protocol to avoid Congested Areas in Mobile Ad hoc Networks”,
Indian Journal of Science and Technology, 9(38), DOI:
10.17485/ijst/2016/v9i38/97552.
[A5] Do Dinh Cuong, Nguyen Van Tam, Nguyen Gia Hieu (2016), “Improving
Multipath Routing Protocols Performance in Mobile Ad Hoc Networks
based on QoS Cross-Layer Routing”, Indian Journal of Science and
Technology, 9(19), DOI: 10.17485/ijst/2016/v9i19/92304.

118
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
[1] Cung Trọng Cường, Võ Thanh Tú, Nguyễn Thúc Hải (2012), “Một giải pháp
nâng cao hiệu quả của giao thức định tuyến AODV sử dụng tác tử di động”, Kỷ
yếu hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ 15, Hà Nội, 12.2012, pp.
180-184
[2] Cung Trọng Cường, Nguyễn Thúc Hải, Võ Thanh Tú (2014), “Một thuật toán
cải tiến sử dụng tác tử di động nâng cao hiệu quả giao thức định tuyến AODV”,
Chuyên san Các Công trình Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng Công nghệ
Thông tin và Truyền thông, tạp chí Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Kỳ
3, Số 11(31), Tập V-1, 2014, pp.51-58

TIẾNG ANH
[3] Ahmed A., Kumaran T., Syed S, Subburam S. (2014), “Cross-Layer Design
Approach for Power Control in Mobile Ad Hoc Networks”, Egyptian
Informatics Journal, vol.16, pp. 1-7.
[4] Akyildiz I., Su W., Sankaraubramaniam Y., Cayirci E (2002), “A Survey on
sensor networks”, IEEE Communications Magazine, 40(8), pp. 102-14.
[5] An H., Zhong L., Lu X., Peng W. (2005), “A cluster-based multipath dynamic
source routing in MANET”, Proceedings of the IEEE international conference
on wireless and mobile computing, networking and communications (WIMOB),
vol. 3, pp. 369-76.
[6] Anurag K., Manjunath D., Kuri J. (2004), Communication networking: an
analytical approach, Morgan Kaufmann Publishers, Massachusetts-USA,
pp.715-20.
[7] Awerbuch B., Holmer D., Rubens H. (2006), “The medium time metric: high
throughput route selection in multi-rate ad hoc wireless networks”, Mobile
Networks and Applications, 11(2), pp. 253-66.
[8] Baboo S., Narasimhan B. (2013), “Genetic Algorithm Based Congestion
Aware Routing Protocol (GA-CARP) for Mobile Ad Hoc Networks”, Procedia
Technology, Vol. 4, pp. 177-81.
[9] Barua G., Agarwal M. (2002), “Caching of Routes in Ad hoc On-Demand
Distance Vector (AODV) Routing for Mobile Ad hoc Networks”, ICCC 2002
- Proceedings of the 15th International Conference on Computer
Communication, pp. 768-87.

119
[10] Basagni S., Conti M., Giordano S., Stojmenovic I. (2004), Mobile Ad hoc
Networking, IEEE Press, USA.
[11] Basile C., Kalbarczyk Z., Iyer R. (2007), “Inner-circle consistency for wireless
ad hoc networks”, IEEE Transaction Mobile Computing, vol.6, pp.39-55.
[12] Basurra S., Vos M., Padget J., Ji Y., Lewis T., Armour S. (2015), “Energy
efficient zone based routing protocol for MANETs”, Ad Hoc Networks, Vol.
25, pp. 16-37.
[13] Bertsekas D., Gallager R. (1996), Data Networks (2nd Edition), Prentice Hall,
New Jersey – USA, pp.162-70.
[14] Biradar R., Patil V. (2006), “Classification and Comparison of routing
Techniques in Wireless Ad-hoc Networks”, Proceedings of International
Symposium on Ad-hoc Ubiquitous Computing (ISHUC’06), pp. 7-12.
[15] Boukerche A., Turgut B., Aydin N., Ahmad M., Boloni L., Turgut D. (2011),
“Routing protocols in ad hoc networks: A survey”, Computer Networks, Vol.
55, pp. 3032-80.
[16] Buttyan L, Hubaux J. (2003), “Stimulating cooperation in self-organizing
mobile ad hoc networks”, Mobile Networks and Applications, 8(5), pp. 579-92.
[17] Carthy P., Grigoras D. (2005), “Multipath associativity based routing”,
Proceedings of the second annual conference on wireless on-demand network
systems and services (WONS), pp. 60-9.
[18] Castellanos W., Guerri J., Arce P. (2016), “A QoS-aware routing protocol with
adaptive feedback scheme for video streaming for mobile networks”, Computer
Communications, Vol. 77, pp. 10-25.
[19] Castellanos W., Guerri J., Arce P. (2016), “A QoS-aware routing protocol with
adaptive feedback scheme for video streaming for mobile networks”, Computer
Communications, vol. 77, pp. 10-25.
[20] Cha M., Lee D. (2005), “Split-n-save multiplexing in wireless ad hoc routing”,
Proceedings of the 24th annual joint conference of the IEEE computer and
communications societies (INFOCOM).
[21] Chandra V., Kumar K. (2015), “QoS Improvement in AOMDV through
Backup and Stable Path Routing”, Fifth International Conference on
Communication Systems and Network Technologies, pp. 4-6.
[22] Chiang C., Wu H., Liu W., Gerla M. (1997), “Routing in clustered multihop
mobile wireless networks with fading channel”, Proceeding of IEEE Singapore
International Conference on Networks, pp. 197–212.

120
[23] Chib R., Sandhu A. (2016), “Enhancing Routing Performance of AODV
Protocol using 3rd Ordered Newton’s Difference Equation”, Indian Journal of
Science and Technology, 9(15), doi.10.17485/ijst/2016/v9i15/ 88029.
[24] Clausen T., Jacquet P. (2003), “Optimized Link State Routing Protocol
(OLSR)”, RFC 3626, Available at: https://www.ietf.org/rfc/rfc3626.txt.
[25] Corson S., Macker J. (1999), “Mobile Ad hoc Networking (MANET): Routing
Protocol Performance Issues and Evaluation Considerations”, RFC 2501,
Available at: https://tools.ietf.org/html/rfc2501.
[26] Couto D., Aguayo D., Bicket J., Morris R. (2003), “A high-throughput path
metric for multi-hop wireless routing”, Proceedings of the 9th Annual
International Conference on Mobile Computing and Networking, pp.134-46.
[27] Deng H., Li W., Agrawal D. (2002), “Routing security in wireless ad hoc
networks, IEEE Communication Magazine, vol. 40, pp.70-5.
[28] Dulman S., Wu J., Havinga P. (2003), “An energy efficient multipath routing
algorithm for wireless sensor networks”, Proceedings of the 6th international
symposium on autonomous decentralized systems with an emphasis on
advanced distributed transportation systems.
[29] Farooq M., Kunzb T., Sreenana C., Browna K. (2016), “Evaluation of available
bandwidth as a routing metric for delay-sensitive IEEE 802.15.4-based ad-hoc
networks”, Ad Hoc Networks, Vol. 37, pp. 526-42.
[30] Gabri M., Chunlin L., Zhiyong Y., Hasan A., Xiaoqing Z. (2012), “Improved
the Energy of Ad Hoc On-Demand Distance Vector Routing Protocol”,
Proceeding of the International Conference on Future Computer Supported
Education, pp. 355-61.
[31] Grube I., Li H. (2004), “Cellular Ad hoc network interoperation for coverage
extension”, Proceedings of the IEEE 6th Circuits and Systems Symposium, vol.
2, pp. 513-16.
[32] Gupta P., Kumar P. (2000), “The capacity of wireless networks”, IEEE
Transactions on Information Theory, 46(2), pp. 288-94.
[33] Hoebeke J., Moerman I., Dhoedt B., Demeester P. (2004), “An Overview of
Mobile Ad Hoc Networks: Applications and Challenges”, Journal of the
Communications Network, 3(3), pp. 60-66.
[34] Huang X., Fang Y. (2005), “End-to-end delay differentiation by prioritized
multipath routing in wireless sensor networks”, Military communications
conference (MILCOM 2005), vol. 2, pp. 1277–83.

121
[35] IEEE Computer Society (2012), “Part 11: Wireless LAN Medium Access
Control (MAC) and Physical Layer (PHY) Specifications”, ANSI/IEEE
Standard 802.11.
[36] ITU-T Recommendation G.1010, “End-user multimedia QoS categories”,
Available at: http://www.itu.int/rec/T-REC-G.1010-200111-I.
[37] Jing F., Bhuvaneswaran R., Katayama Y., Takahashi N. (2005), “A multipath
on-demand routing with path selection probabilities for mobile ad hoc
networks”, Proceedings of the international conference on wireless
communications, networking and mobile computing, vol. 2, pp. 1145–8.
[38] Johnson D., Hu Y., Maltz D. (2007), “The Dynamic Source Routing Protocol
(DSR) for Mobile Ad Hoc Networks for IPv4”, RFC 4728, Available at:
https://www.ietf.org/rfc/rfc4728.txt.
[39] Jormakka J., Jormakka H., Vare J. (2008), “A Lightweight Management
System for a Military Ad Hoc Network”, Information Networking, Springer,
pp. 533-43.
[40] Kadhum M. (2010), “Network Performance and NS2”, Available at:
http://www.internetworks.my/netapps2010/documents/ns2_tutorial.pdf.
[41] Kajioka S., Wakamiya N., Satoh H., Monden K., Hayashi M., Matsui S.,
Murata M. (2011), “A QoS-aware routing mechanism for multi-channel multi-
interface ad-hoc networks”, Ad Hoc Networks, 9(5), pp. 911-27.
[42] Kaliappan M., Paramasivan B. (2015), “Enhancing secure routing in Mobile
Ad Hoc Networks using a Dynamic Bayesian Signalling Game model”,
Computers & Electrical Engineering, Vol. 41, pp. 301-13.
[43] Kunz J. (2010), “The Analytic Hierarchy Process (AHP)”, Eagle City Hall
Location Option Task Force, February/March, 2010.
[44] Lai W., Hsiao S., Lin Y. (2006), “Adaptive backup routing for ad-hoc
networks”, Computer Communications, vol. 30, pp. 453-64.
[45] Lee B., San M., Lim T., Yeo C., Seet B. (2006), “Processing delay as a new
metric for on-demand mobile ad hoc network routing path selection”,
International conference on wireless communications, networking and mobile
computing, pp. 1–4.
[46] Lee S., Gerla M. (2000), “AODV-BR: backup routing in ad hoc networks”,
IEEE Wireless Communications and Networking Conference, vol. 3, pp.1311-
16.

122
[47] Lee S., Gerla M. (2000), “Split multipath routing with maximally disjoint paths
in ad hoc networks”, Technical Report, Computer Science Department,
University of California.
[48] Lei L., Wang D, Zhou L., Chen X., Cai S. (2014), “Link availability estimation
based reliable routing for aeronautical ad hoc networks”, Ad hoc Networks, Vol.
20, pp. 53-63.
[49] Li X., Cuthbert L. (2004), “Stable node-disjoint multipath routing with low
overhead in mobile ad hoc networks”, Proceedings of the IEEE computer
society’s 12th annual international symposium on modeling, analysis, and
simulation of computer and telecommunications systems (MASCOTS 2004),
pp. 184–91.
[50] Liang Q., Ren Q. (2005), “Energy and mobility aware geographical multipath
routing for wireless sensor networks”, Proceedings of the IEEE wireless
communications and networking conference, vol. 3, pp. 1867–71.
[51] Liang Y., Midkiff S. (2005), “Multipath Fresnel zone routing for wireless ad
hoc networks”, Proceedings of the IEEE wireless communications and
networking conference, vol. 4, pp. 1958–63.
[52] Lim H., Xu K., Gerla M. (2003), “TCP performance over multipath routing in
mobile ad hoc networks”, IEEE international conference on communication
(ICC), vol. 2 , pp. 1064–8.
[53] Lima L., Calsavara A. (2008), “A Paradigm Shift in the Design of Mobile
Applications”, Conference on Advanced Information Networking and
Applications Workshops, 25(28), pp. 1631-35.
[54] Lochert C., Scheuermann B., Mauve M. (2007), “A Survey on Congestion
Control for Mobile Ad-Hoc Networks”, Wireless Communications and Mobile
Computing, 7(5), pp. 655-76.
[55] Lou W. (2005), “An efficient N-to-1 multipath routing protocol in wireless
sensor networks”, Proceedings of the IEEE international conference on mobile
adhoc and sensor systems conference, pp. 665-72.
[56] Lu S., Li L., Lam K., Jia L. (2009), “SAODV: a MANET routing protocol that
can withstand black hole attack”, Proceedings of the international conference
on computational, intelligence and security (CIS), vol.2, pp.421-5.
[57] Marinal M., Das S. (2006), “Ad hoc on-demand multipath distance vector
routing”, Wireless Communications and Mobile Computing, 6 (1), pp. 969-88.
[58] Min C., Kim S. (2007), “On-demand utility-based power control routing for
energy-aware optimization in mobile ad hoc networks”, Journal of Network
and Computer Applications, 30(2), pp. 706-27.

123
[59] Moussaouia A., Semchedineb F., Boukerrama A. (2014), “A link-state QoS
routing protocol based on link stability for Mobile Ad hoc Networks”, Journal
of Network and Computer Applications, Vol. 39, pp. 117-25.
[60] Mueller S., Ghosal D. (2005), “Analysis of a distributed algorithm to determine
multiple routes with path diversity in ad hoc networks”, Proceedings of 3rd
international symposium on modeling and optimization in mobile, ad hoc, and
wireless networks, pp. 277–85.
[61] Murthy S., Garcia-Luna-Aceves J. (1996), “An efficient routing protocol for
wireless networks”, Journal of Mobile Networks and Application, 1(2), pp.
183-97.
[62] Nasipuri A., Das S. (1999), “On-demand multipath routing for mobile ad hoc
networks”, Proceedings of the 8th international conference on computer
communications and networks, pp. 64-70.
[63] Natchetoi Y., Wu H., Zheng Y. (2008), “Service-Oriented Mobile Applications
for Ad hoc Networks”, IEEE International Conference on Services Computing,
vol. 2, pp. 405-12.
[64] Nguyen LT., Beuran R, Shinoda Y. (2011), “An interference and load aware
routing metric for Wireless Mesh Networks”, International Journal of Ad Hoc
and Ubiquitous Computing, 7(1), pp. 25-37.
[65] Omar M., Hedjaz S., Rebouh S., Aouchar K., Abbache B., Tar A. (2015), “On-
demand source routing with reduced packets protocol in mobile ad-hoc
networks”, International Journal of Electronics and Communications, 69(10),
pp. 1429-36.
[66] Ostermaier B., Dotzer F., Strassberger M. (2007), “Enhancing the Security of
Local Danger Warnings in VANETs - A Simulative Analysis of Voting
Schemes”, The Second International Conference on Availability, Reliability
and Security, pp. 422-31.
[67] Park V., Corson S. (2001), “Temporally-Ordered Routing Algorithm (TORA)
Version 1 Functional Specification”, IETF Internet Draft, Available at:
https://tools.ietf.org/id/draft-ietf-manet-tora-spec-04.txt.
[68] Perkins C. (2001), Ad Hoc Networking, Addison-Wesley, USA.
[69] Perkins C., Belding-Royer E., Das S. (2003), “Ad hoc On-Demand Distance
Vector (AODV) Routing”, RFC 3561, Available at: https://www.ietf.org/rfc-
/rfc3561.txt.
[70] Perkins C., Bhagwat P. (1994), “Highly Dynamic Destination-Sequenced
Distance-Vector (DSDV) Routing for mobile computers”, Proceeding of ACM
SIGCOMM Symposium on Communications Conference, pp. 234-44.

124
[71] Petcher A., “QoS in Wireless Data Networks”, Available at:
http://www.cs.wustl.edu/~jain/cse574-06/ftp/wireless_qos/#6
[72] Petrioli C., Rao R., Redi J. (2001), “Guest Editorial: Energy conserving
protocols”, Mobile Networks and Applications, 6(3), pp. 207-9.
[73] Pham P., Perrau S. (2003), “Performance analysis of reactive shortest path and
multipath routing mechanism with load balance”, Twenty-Second Annual Joint
Conference of the IEEE Computer and Communications, vol.1 , pp. 251-59.
[74] Piyush Gupta, Kumar P.R. (2000), “The Capacity of Wireless Networks”, IEEE
Transactions on Information Theory, vol.64, No.2, pp. 388-404.
[75] Ramanathan R., Steenstrup M. (1998), “Hierarchically-Organized, Multihop
Mobile Wireless Networks for Quality-of-Service Support”, Journal of Mobile
Networks and Applications, 3(1), pp. 101-19.
[76] Saaty T. (2008), “Decision making with the analytic hierarchy process”, Int. J.
Services Sciences, 1(1), pp. 83-98.
[77] Safa H., Karam M., Moussa B. (2014), “PHAODV: Power aware
heterogeneous routing protocol for MANETs”, Journal of Network and
Computer Applications, vol. 46, pp. 60-71.
[78] Savitha K., Chandrasekar C. (2011), “Vertical Handover decision schemes
using SAW and WPM for Network selection in Heterogeneous Wireless
Networks”, Global Journal of Computer Science and Technology, 11(9), pp.
19-24.
[79] Sharma B., Chugh S., Jain V. (2014), “Energy Efficient Load Balancing
Approach to Improve AOMDV Routing in MANET”, Fourth International
Conference on Communication Systems and Network Technologies, pp. 187-
92.
[80] Singh J., Dutta P., Pal A. (2012), “Delay prediction in mobile ad hoc network
using artificial neural network”, International Conference on Computer
Communication Control and Information Technology, pp. 201-6.
[81] Singh S., Singh D. (2012), “A study on Recent Research Trends in MANET”,
International Journal of Research and Reviews in Computer Science, 3(3), pp.
1654-8.
[82] Singha J., Duttab P., Chakrabartic A. (2014), “Weighted delay prediction in
mobile ad hoc network using fuzzy time series”, Egyptian Informatics Journal,
15(2), pp. 105-14.
[83] Su S., Su Y. (2011), “Single phase admission control for QoS-routing protocol
in ad hoc networks”, Ad Hoc Networks, 9(7), pp. 1359-69.

125
[84] Subbarao M. (2000), “Mobile Ad Hoc Data Networks for Emergency
Preparedness Telecommunications - Dynamic Power - Conscious Routing
Concepts”, Interim Project Report National Communications Systems, USA.
[85] T. Senthilkumarana T., Sankaranarayanan V. (2013), “Dynamic congestion
detection and control routing in ad hoc networks”, Journal of King Saud
University - Computer and Information Sciences, 25(1), pp. 25-34.
[86] Tarique M., Tepe K., Adibi S., Erfani S. (2009), “Survey of multipath routing
protocols for mobile ad hoc networks”, Journal of Network and Computer
Applications, 32(6), pp. 1125-43.
[87] Tsirigos A., Haas Z., Tabrizi S. (2001), “Multipath routing in mobile ad hoc
networks or how to route in the presence of frequent topology changes”,
Proceedings of the military communications conference, vol. 2, pp. 878–83.
[88] Vadivel R., Bhaskaran V. (2012), “Energy Efficient With Secured Reliable
Routing Protocol (EESRRP) For Mobile Ad-Hoc Networks”, Procedia
Technology, Vol. 4, pp. 703-7.
[89] Valera A., Seah W., Rao S. (2003), “Cooperative packet caching and shortest
multipath routing in mobile ad hoc networks”, Proceedings of the 22nd annual
joint conference of the IEEE computer and communications societies
(INFOCOM), vol. 1, pp. 260–9.
[90] Vazifehdan J., Prasad R., Onur E., Niemegeers I. (2011), “Energy-aware
routing algorithms for wireless ad hoc networks with heterogeneous power
supplies”, Computer Networks, 55(15), pp. 3256-74.
[91] Vishnu K., Paul A. (2010), “Detection and removal of cooperative black/gray
hole attack in mobile ad hoc networks”, International Journal Computer
Applications, 1(22), pp. 38-42.
[92] Wang L, Zhang L, Shu Y. (2000), “Multipath source routing in wireless ad hoc
networks”, Canadian conference on electrical and computer engineering, vol.
1, pp. 479–83.
[93] Wang L., Jang S., Lee T. (2005), “Redundant source routing for real-time
services in ad hoc networks”, Proceedings of IEEE international conference on
mobile ad hoc and sensor systems conference, pp.80-7.
[94] Wang N., Lee C. (2012), “A multi-path QoS multicast routing protocol with
slot assignment for mobile ad hoc networks”, Information Sciences, Vol. 208,
pp. 1-13.
[95] Wei W., Zakhor A. (2004), “Robust multipath source routing protocol
(RMPSR) for video communication over wireless ad hoc networks”, IEEE
international conference on multimedia and expo, vol. 2, pp. 1379–82.

126
[96] Wisitpongphan N., Tonguz O. (2003), “Disjoint multipath source routing in ad
hoc networks: transport capacity”, Proceedings of the IEEE 58th vehicular
technology conference (VTC), vol. 4, pp. 2207-11.
[97] Xia H., Jia Z., Li X., Ju L., Shab E. (2013), “Trust prediction and trust-based
source routing in mobile ad hoc networks”, Ad Hoc Networks, 11(7), pp. 2096-
114.
[98] Xue Y., Nahrstedt K. (2003), “Fault tolerant routing in mobile ad hoc
networks”, Proceedings of the IEEE wireless communications and networking
conference (WCNC), vol. 2, pp. 1174-9.
[99] Yang Y., Wang X. (2011), “Improvement and Analysis of Multipath Routing
Protocol AOMDV Based on CMMBCR”, The 7th International Conference on
Wireless Communications: Networking and Mobile Computing (WiCOM), pp.
1-4.
[100] Yao Z., Jiang J., Fan P., Cao Z., Li V. (2003), “A neighbor table based
multipath routing in ad hoc networks”, 57th IEEE semiannual vehicular
technology conference, vol.3, pp. 1739-43.
[101] Ye Z., Krishnamurthy S., Tripathi S. (2003), “A framework for reliable
routing in mobile ad hoc networks”, Proceedings of the 22nd annual joint
conference of the IEEE computer and communications societies (INFOCOM),
vol. 1, pp. 270–80.
[102] Yelemou T. (2013), “New approach to improve the robustness of AOMDV
protocol”, The 10th International Multi-Conference on Systems, Signals &
Devices (SSD), pp. 1-6.
[103] Yoo Y., Agrawal D. (2006), “Why it pays to be selfish in MANETs”, IEEE
Wireless Communications, 13(6), pp. 87-97.
[104] Yu Y., Guo L., Wang X., Liu C. (2010), “Routing security scheme based on
reputation evaluation in hierarchical ad hoc networks”, Computer Networks,
54(9), pp. 1460-9.
[105] Zadin A., Fevens T. (2016), “Neighborhood-based interference minimization
for stable position-based routing in mobile ad hoc networks”, Future
Generation Computer Systems, Vol. 64, pp. 88-97.
[106] Zeng K., Ren K., Lou W. (2005), “Geographic on-demand disjoint multipath
routing in wireless ad hoc networks”, Military Communications Conference
(MILCOM), pp. 1–7.
[107] Zhao S., Kent R., Aggarwal A. (2013), “A key management and secure
routing integrated framework for Mobile Ad-hoc Networks”, Ad Hoc
Networks, 11(3), pp. 1046-61.

127

You might also like