You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

Phạm Đức Thắng

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HỢP LÝ ĐỂ TẬN THU DẦU


TRONG CÁT KẾT MIOXEN HẠ, MỎ BẠCH HỔ

Ngành: Kỹ thuật dầu khí


Mã số: 62520604

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội - 2014
Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Khoan – Khai thác,
Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS. TS. Cao Ngọc Lâm
2. TS. Nguyễn Văn Minh

Phản biện 1: TS. Nguyễn Hữu Trung

Phản biện 2: TS. Nguyễn Anh Đức

Phản biện 3: TS. Trần Văn Tân

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Trường họp tại Trường đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …..giờ …
ngày … tháng… năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất
1

1. Tính cấp thiết của đề tài


Tầng chứa cát kết Mioxen hạ là một trong những thân dầu khai thác
chính của mỏ Bạch Hổ được khai thác từ 6/1986. Hiện tầng chứa đang trong
giai đoạn khai thác cuối cùng suy giảm sản lượng, độ ngập nước tăng cao và
xảy ra hầu hết khắp đối tượng. Việc khai thác chủ yếu bằng phương pháp
thứ cấp bơm ép nước để duy trì áp suất vỉa kết hợp với một số phương pháp
cơ học đến nay không còn đạt hiệu quả như giai đoạn đầu khai thác. Đối
tượng đã khai thác được 6,36 triệu tấn dầu với hệ số thu hồi dầu hiện tại là
15,5%. Tiềm năng gia tăng thu hồi dầu cho tầng Mioxen hạ sau khai thác
bơm ép nước là rất lớn. Lượng dầu dư còn lại trong vỉa là 28,3 triệu tấn
(chiếm 69% trữ lượng dầu tại chỗ).
Để đảm bảo kế hoạch sản lượng khai thác cho toàn mỏ trong những
năm tiếp theo, việc nghiên cứu lựa chọn các phương pháp hợp lý để tận thu
dầu cho tầng chứa cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ là rất cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay. Phương pháp khai thác bằng bơm ép khí nước luân phiên
(WAG) được nghiên cứu, lựa chọn là phương pháp tam cấp hợp lý và có
tiềm năng nhất nhằm tận thu dầu trong tầng cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ.
Biện pháp này không chỉ làm tăng hệ số thu hồi dầu (tăng hiệu suất quét,
đẩy dầu dư) mà còn tận dụng được lượng khí thấp áp (khí tách bậc 2 sau
bình tách 100 m3) hiện đang phải đốt bỏ một phần tại mỏ Bạch Hổ, góp
phần bảo vệ môi trường.
Theo dự báo sản lượng dầu tại mỏ Bạch Hổ sẽ giảm mạnh sau năm
2012. Việc đảm bảo duy trì sản lượng khai thác theo kế hoạch đề ra trong
những năm tới đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn nhưng lại rất cấp thiết
và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khai thác dầu khí ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Nâng cao hệ số thu hồi dầu khi áp dụng bơm ép khí nước luân phiên
(WAG) cho tầng chứa cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ.
3. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích đề ra, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ là:
- Tổng quan về gia tăng thu hồi dầu và phương pháp bơm ép khí nước luân
phiên.
- Thực trạng khai thác và lựa chọn bơm ép khí nước luân phiên cho tầng
chứa cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ.
- Nghiên cứu bằng thí nghiệm và đánh giá hiệu quả bơm ép khí nước luân
phiên cho tầng chứa cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ.
2

- Mô hình thân dầu và mô phỏng khai thác bơm ép WAG cho tầng chứa cát
kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thư mục: tổng hợp và phân tích các tài liệu địa chất, địa vật
lý, khoan khai thác để xây dựng tổng quan nghiên cứu và ứng dụng phương
pháp tam cấp bơm ép khí nước luân phiên (WAG) cho tầng Mioxen hạ, mỏ
Bạch Hổ.
- Phương pháp thí nghiệm: xây dựng mô hình thí nghiệm đẩy dầu bằng bơm
ép khí nước luân phiên trên tổ hợp mẫu lõi của tầng cát kết Mioxen hạ, mỏ
Bạch Hổ để xác định các chỉ số công nghệ và đánh giá hiệu quả thu hồi dầu
của phương pháp bơm ép này.
- Phương pháp mô phỏng số: xây dựng mô hình, mô phỏng khai thác bằng
phần mềm chuyên dụng, tái lặp lịch sử và dự báo khai thác, sơ bộ đánh giá
hiệu quả khai thác cho các giải pháp bơm ép WAG tăng cường thu hồi dầu
cho đối tượng Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Là công trình nghiên cứu ứng dụng cho một đề án đề xuất giải pháp khai
thác hợp lý nhằm tận thu dầu tầng chứa cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ từ
nghiên cứu lý thuyết đến thực nghiệm trong phòng thí nghiệm cho tới mô
phỏng khai thác.
- Luận án đưa ra phương pháp gia tăng thu hồi dầu tối ưu dựa trên các điều
kiện khai thác thực tế và điều kiện vỉa của mỏ. Kết quả nghiên cứu của luận
án sẽ góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm các phương pháp nâng cao
hệ số thu hồi dầu nói chung và tại tầng chứa cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ
nói riêng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án rất cấp thiết và đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn khai thác dầu khí hiện nay là nâng cao hệ số thu hồi dầu nhằm tận thu
tầng Mioxen hạ mỏ Bạch Hổ cũng như các mỏ dầu khác tại Việt Nam trong
giai đoạn suy giảm sản lượng.
- Phương pháp bơm ép khí nước luân phiên đã được áp dụng rất phổ biến
trên thế giới, nhưng ở Việt Nam hiện vẫn trong giai đoạn nghiên cứu ứng
dụng. Do vậy, kết quả nghiên cứu thử nghiệm khả thi sẽ góp phần thúc đẩy
mạnh việc đầu tư nghiên cứu sâu hơn nữa của các công ty dầu khí và làm
tiền đề cho việc triển khai áp dụng vào thực tế ở quy mô lớn.
6. Điểm mới của luận án
3

- Luận án đã tìm được áp suất trộn lẫn tối thiểu giữa khí đồng hành và dầu
vỉa tầng chứa cát kết Mioxen hạ mỏ Bạch Hổ và giải pháp hạ áp suất trộn tối
thiểu bằng cách làm giàu khí đồng hành với khí thấp áp sẵn có tại mỏ để
đảm bảo tính khả thi khi áp dụng kết quả vào thực tế.
- Luận án đã đánh giá được hiệu quả của phương pháp bơm ép khí nước
luân phiên trên mô hình vật lý vỉa và mô phỏng khai thác cho tầng cát kết
Mioxen hạ mỏ Bạch Hổ.
7. Các luận điểm bảo vệ
- Áp suất trộn lẫn tối thiểu (MMP) của dầu vỉa với khí đồng hành của tầng
cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ là 350 bar. MMP sẽ đạt được đúng bằng áp
suất vỉa hiện tại là 255 bar khi trộn lẫn 40% khí thấp áp (khí tách bậc 2 tại
mỏ) với 60% khí đồng hành. Còn khi khí đồng hành được làm giàu bằng
LPG với các tỷ lệ pha trộn khác nhau lần lượt là: 5, 10, 20, 30 và 40% mol
thì MMP có thể giảm xuống tương ứng là 315 bar, 291 bar, 238 bar, 185 bar
và 140 bar.
- Bơm ép WAG trước bơm ép nước có thể thu hồi khoảng 70,5-80,2% lượng
dầu trong mẫu, trong khi bơm ép nước chỉ đạt hiệu quả thu hồi khoảng 55,5-
60,5%. Bơm ép WAG tại thời điểm sau bơm ép nước sẽ tận thu thêm được
từ 15,9-17,8%. Kết quả chạy mô phỏng cho thấy các phương án bơm ép
WAG trên mô hình Mioxen Bắc có hệ số thu hồi dầu tăng thêm từ 2-10% và
độ ngập nước giảm từ 90-45% so với phương pháp bơm ép nước.
8. Cơ sở dữ liệu
Luận án đã được xây dựng trên cơ sở các tài liệu, báo cáo nghiên cứu,
tổng kết về địa chất, địa vật lý, thiết kế khai thác cho tầng chứa cát kết
Mioxen hạ nói riêng và mỏ Bạch Hổ nói chung và một khối lượng lớn các
tài liệu báo cáo, nghiên cứu, phân tích thí nghiệm về mẫu lõi, chất lưu được
lấy từ các giếng khoan tầng Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ của các tác giả; Các
báo cáo tổng kết hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt
Nam của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Các bài báo và các công trình nghiên
cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đăng trên các tạp chí
chuyên ngành.
9. Khối lượng và cấu trúc của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương nội dung nghiên cứu và phần kết
luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố của tác giả và danh mục
tài liệu tham khảo, phụ lục. Toàn bộ nội dung của luận án được trình bày
trong 109 trang, trong đó có 23 biểu bảng, 85 đồ thị, hình vẽ và 91 tài liệu
tham khảo.
4

Chương 1
TỔNG QUAN G A T NG T U U P NG P P
B M ÉP K Í N ỚC LUÂN P ÊN
1.1. Các giai đo n khai thác d u
uá trình khai thác dầu tại các mỏ, có thể chia thành ba giai đoạn: giai
đoạn khai thác sơ cấp, giai đoạn khai thác thứ cấp và giai đoạn khai thác tam
cấp. Với mỗi giai đoạn khai thác, công nghệ áp dụng trên mỏ sẽ khác nhau.
1.1.1. Giai đo n khai thác sơ cấp
Khi áp suất vỉa ban đầu lớn hơn áp suất thủy t nh hay khi áp suất vỉa
ban đầu lớn hơn tổng tổn thất áp suất của dòng chảy từ đáy giếng lên bề mặt,
thì dầu sẽ tự phun bằng chính năng lượng tự nhiên của vỉa.
1.1.2. Giai đo n khai thác thứ cấp
uá trình bơm ép nước hay khí nhằm duy trì áp suất vỉa sau giai đoạn
khai thác sơ cấp được gọi là khai thác thứ cấp. Các phương pháp thu hồi dầu
này còn được gọi là gia tăng thu hồi dầu thông thường (Conventional EOR).
1.1.3. Giai đo n khai thác tam cấp -T ng cư ng thu h i d u
Các phương pháp thu hồi tăng cường ngoài mục đích bổ sung năng
lượng vỉa còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu hồi dầu nhờ sự tương
tác các chất lưu được bơm ép (thường không có trong vỉa) với dầu và đá
tầng chứa. Các tương tác này có thể làm giảm sức căng bề mặt giữa các pha,
làm giãn nở dầu, giảm độ nhớt của dầu, giảm khả năng dính ướt của dầu,
tăng hiệu suất quét, giảm hiện tượng phân tỏa dạng ngón bằng cách duy trì
độ linh động và phân dị trọng lực giữa các chất lưu tương tác.
Hiệu suất thu hồi dầu được tính theo công thức sau:
E = E A * E V * ED (1.1)
Trong đó: EA: Hiệu suất quét ngang (Area Sweep Efficiency)
EV: Hiệu suất quét đứng (Vertical Sweep Efficiency)
ED: Hiệu suất đẩy (Displacement Efficiency)
1.2. Phương pháp pháp bơm p khí nước lu n phiên AG
1.2.1. p suất tr n l n tối thiểu MMP
Khi bơm ép khí đẩy dầu xảy ra quá trình trộn lẫn giữa khí và dầu vỉa.
Khả năng trộn lẫn và hiệu suất đẩy dầu phụ thuộc nhiều vào áp suất bơm ép.
Có một điểm tới hạn trên đường quan hệ giữa hệ số thu hồi dầu và áp suất
bơm ép mà tại áp suất này lượng dầu thu hồi cao với áp suất bơm ép tối
5

thiểu. Tại áp suất bơm ép này, dầu đã được thu hồi hầu hết và vì thế có tăng
áp suất bơm ép cao hơn nữa thì lượng dầu thu hồi thêm không đáng kể.
1.2.2. Các cơ chế tr n l n giữa khí và d u
Cơ chế trộn lẫn giữa khí và dầu được phân loại thành 2 cơ chế chính là
trộn lẫn tiếp xúc một lần và trộn lẫn tiếp xúc nhiều lần. Trong đó cơ chế trộn
lẫn tiếp xúc nhiều lần được tách ra thành hai dạng là trộn lẫn với cơ chế
ngưng tụ và trộn lẫn với cơ chế bay hơi.
Các yếu tố ảnh hưởng tới áp suất trộn lẫn tối thiểu là áp suất vỉa, nhiệt
độ vỉa, thành phần dầu vỉa, tỷ trọng dầu vỉa, thành phần khí bơm ép (khí
được làm giàu, khí nghèo và khí thiên nhiên) và loại khí bơm ép (CO2, HC
và N2).
1.2.3. Cơ chế đ d u b ng nước và khí m h nh cấu trúc v a
Đối với tầng chứa cát kết Mioxen hạ tính chất đẩy và bẫy dầu thường
được nghiên cứu trên mô hình kênh rỗng đôi (Double model-More và
Slobod, 1956). Trên mô hình cấu trúc kênh rỗng đôi được mô phỏng bằng 2
kênh rỗng lớn và nhỏ. Mô hình này là mô hình dính ướt nước. uá trình đẩy
dầu xảy ra trên mô hình diễn ra như sau:
Nöôùc
Nöôùc
Daàu Daàu

Khí
Nöôùc Nöôùc
Daàu Daàu

Nöôùc

Khí Nöôùc
Daàu Khí

Đối với bơm ép khí nước luân phiên thì cơ chế quét đẩy dầu xảy ra trên
toàn bộ kênh rỗng nhỏ và lớn bởi sự luân phiên của nước và khí làm tăng
hiệu quả thu hồi dầu so với mô hình chỉ bơm ép nước hoặc khí. Điều này
chứng tỏ hiệu quả của bơm ép nước khí luân phiên trên các dạng mô hình
kênh rỗng đôi. Hay nói cách khác, bơm ép WAG thật sự có hiệu quả trên
các loại vỉa trầm tích. Riêng đối với bơm ép khí trộn lẫn thì quá trình diễn ra
càng thuận lợi hơn khi sức căng bề mặt giữa khí và dầu bằng 0.
Tóm lại, cơ chế đẩy dầu trên mô hình lực mao dẫn chiếm ưu thế như
trên đá trầm tích thì áp dụng bơm ép WAG là có hiệu quả rõ rệt. Đối với
những loại đá chứa có độ thấm nhỏ tức là lực mao dẫn lớn thì hiệu quả của
bơm ép WAG thể hiện càng cao.
1.2.4. T số linh đ ng
6

Khi một chất lưu đẩy một chất lưu khác thì tỷ số linh động (M) được
định ngh a là tỷ số giữa độ linh động của chất lưu đẩy với độ linh động của
chất bị đẩy. Nếu tỷ số này lớn hơn 1, có ngh a là sự đẩy này diễn ra không
như ý muốn thường là kết quả của hiện tượng phân toả dạng ngón. Và đối
với những tỷ số linh động nhỏ hơn hoặc bằng 1 thì quá trình đẩy sẽ diễn ra
như piston đẩy.
 K g Kw 
  
M
Chat  day

g  w    g  w  Swavg
 (1.2)
Chat bi  day o  w   K o K w 
  
 o w  Sowavg

Trong đó:
M : Tỷ số linh động trong bơm ép nước khí luân phiên.
ch t : Độ linh động của nước và khí.
 ch t : Độ linh động của nước và dầu.
Kw, Kg, Ko : Độ thấm hiệu dụng của nước, khí và dầu, mD.
μw, μg, μo : Độ nhớt của nước, khí, dầu, cP.
1.2.5. Các ếu tố ảnh hưởng tới hiệu uả bơm p AG
1.2.5.1. nh hưởng của tốc đ bơm p
Blackwell và nnk, (1960) nhận định rằng tại mặt tiến đẩy dầu khí, hiện
tượng phân tỏa dạng ngón diễn ra khá nghiêm trọng trong khi đó tại bề mặt
tiến đẩy khí nước thì lại diễn ra ổn định. Tuy nhiên dưới tốc độ bơm ép cao
hơn thì càng nhiều dầu bị bẫy do khí dịch chuyển vượt qua mà không quét.
Hiện tượng này xảy ra do khí dịch chuyển quá nhanh so với nước. Với tốc
độ bơm ép chậm hơn thì nước lại dịch chuyển nhanh hơn nút khí, dẫn tới
nước phá v nút khí và làm giảm hiệu quả quét của khí. Với tốc độ bơm ép
tối ưu, khí và nước sẽ dịch chuyển c ng tốc độ và quá trình bao quét dầu
diễn ra đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.5.2. nh hưởng của đ lớn nút bơm p
Độ lớn của nút bơm ép được xác định bằng thể tích bơm ép cho mỗi nút
bơm ép. Thông thường thể tích mỗi nút được tính như là phần trăm thể tích
lỗ rỗng vỉa (PV) hay thể tích chứa dầu vỉa (HCPV). Tổng lượng khí d ng
cho bơm ép được tính bằng tổng thể tích của các nút bơm ép.
Phần lớn các nghiên cứu và các kết quả áp dụng trên mỏ là các nút khí
áp dụng vào khoảng 5% PV. Theo nghiên cứu trên cho thấy rằng tổng nút
7

khí vào khoảng 40% PV là tối ưu cho lượng khí áp dụng trong bơm ép
WAG.
1.2.5.3. nh hưởng của t số AG t lệ giữa nước và khí
Tỷ số WAG được xác định bằng tỷ số giữa thể tích nút nước với một
thể tích nút khí. Trong một vài nghiên cứu trước đây thì lại đưa ra dạng tỷ số
% của nước so với nút khí. Trong phạm vi nghiên cứu này, tỷ số WAG sẽ
trình bày dưới dạng tỷ số thể tích nước với 1 thể tích khí.
1.2.5. . nh hưởng của đ dính ướt lên hiệu uả thu h i d u
Theo kết quả nghiên cứu trên mô hình cấu trúc vỉa với các độ dính ướt
khác nhau của ohrabi và các đồng nghiệp tại trường đại học Heriot-Watt
công bố vào năm 2001 75 đã cho thấy hiệu quả của bơm ép khí nước luân
phiên cao hơn là bơm ép nước và khí riêng biệt trên mọi mô hình. Trên các
loại mô hình dính ướt như dính ướt nước, dính ướt dầu và hỗn hợp thì hiệu
quả bơm ép trên mô hình dính ướt dầu là cao nhất và hiệu quả bơm ép trên
mô hình dính ướt nước là thấp nhất.
1.2.5.5. nh hưởng của cấu t o v a lên hiệu uả thu h i d u
Theo các nhà địa chất, phần lớn các vỉa dầu đều chìm ngập trong nước
trong quãng thời gian dài qua quá trình lắng đọng trầm tích. Chính vì vậy,
vỉa dầu thường không đồng nhất và có cấu tạo rất phức tạp như không đồng
đều về độ thấm và rỗng theo các hướng khác nhau. Có thể tạm tách làm 2
ảnh hưởng chính là ảnh hưởng của tỷ số Kv/Kh và ảnh hưởng của phân lớp
lên hiệu quả thu hồi dầu.
1.3. Các dự án bơm p khí nước lu n phiên trên thế giới
Các dự án bơm ép khí đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới. Phần
lớn các dự án áp dụng phương pháp bơm ép khí nước luân phiên bằng khí
hydrocarbon (HC). Mỏ Magnus và la được điều hành bởi BP tại biển Bắc
là hai mỏ mới áp dụng bơm ép khí nước luân phiên (WAG) và có những
thành công nhất định 57, 89]. Tại Việt Nam, phương pháp bơm ép WAG
bằng khí HC cũng đã được nghiên cứu và đang tiến hành bơm ép thử
nghiệm tại mỏ Rạng Đông đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan 7,
62]. Dựa vào tính chất dầu tại mỏ, trữ lượng của mỏ, khoảng cách đường
ống dẫn khí và chi phí đầu tư cho mỏ Magnus, Ula và Rạng Đông có thể
nhận định là bơm ép WAG hoàn toàn có thể áp dụng tại tầng Mioxen hạ, mỏ
Bạch Hổ.
1.3.1. M Magnus với dự án bơm p AG
Mỏ Magnus bắt đầu khai thác từ năm 1993 và áp dụng bơm ép nước
duy trì sản lượng là 150 nghìn thùng/ngày đến năm 1995. Độ bão hòa dầu
8

dư sau bơm ép nước 25%, OIIP là 1,5 tỷ thùng. Mỏ đã áp dụng 4 giếng bơm
ép WAG vào năm 2002, áp suất trộn lẫn tối thiểu (MMP) là 345 bar. Đường
ống cung cấp khí dài 400 km từ các mỏ khí phía Tây do BP điều hành. Năm
2010, lượng dầu khai thác thêm được nhờ bơm ép WAG là 11,5 triệu thùng
và đóng góp tới 40% sản lượng thu hồi của toàn mỏ.
1.3.2. M Ula với dự án bơm p AG
Giống như dự án Magnus, hệ thống bơm ép EOR của mỏ la có điều
kiện thuận lợi để áp dụng với các yếu tố về công nghệ mỏ và thương mại.
Mỏ la bắt đầu khai thác từ năm 1986 và bơm ép nước từ năm 1988.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bơm ép WAG có thể thu hồi từ 8-10% OIIP so
với bơm ép nước. Độ bão hòa dầu dư là cao (35-50%), OIIP lớn (1 tỷ thùng)
và áp suất vỉa hiện tại (434 bar) trên áp suất trộn lẫn tối thiểu MMP (345-
379 bar) là điều kiện thuận lợi cho bơm ép WAG. Nguồn khí cho bơm ép
WAG là tại mỏ và bổ sung thêm từ các mỏ Tambar và Blane và năm 2012
có thêm mỏ khí Oselvar. Đàm phán thương mại đã đảm bảo cho việc tiến
hành bơm ép WAG. Năm 2010, lượng dầu khai thác thêm được nhờ bơm ép
WAG là hơn 23 triệu th ng (chiếm khoảng 2,4% OIIP) và đóng góp tới 60-
70% sản lượng thu hồi của toàn mỏ.
1.3.3. ự án bơm p thử nghiệm khí h drocarbon t i m ng Đ ng,
iệt Nam
Mỏ Rạng Đông bắt đầu khai thác từ tháng 8/1998 tại hai đối tượng
chính là đá cát kết tuổi Mioxen và đá móng nứt nẻ. Tính đến năm 2010, mỏ
đã khai thác được khoảng 82 triệu thùng dầu và 80 triệu bộ khối khí từ tầng
chứa Mioxen hạ với hệ số thu hồi dầu cuối cùng là 26,7%. Sản lượng khai
thác trung bình hiện nay tại đối tượng này khoảng 16.000 thùng dầu/ngày và
15 triệu bộ khối khí ngày, độ ngập nước trung bình khoảng 55% 7 . Bơm
ép nước được tiến hành từ năm 2006 và cho đến nay mỏ đang trong giai
đoạn suy giảm sản lượng.
Theo đánh giá ban đầu, hiệu quả của phương pháp bơm ép WAG có thể
làm tăng thêm thu hồi dầu tại đối tượng này khoảng 10 triệu thùng trong giai
đoạn 2011-2020, tương đương với tổng thu hồi đạt khoảng 35%. Phương
pháp bơm ép WAG đã được nghiên cứu thí nghiệm với MMP của khí đồng
hành là khoảng 331 bar.
Tóm lại, phương pháp bơm ép WAG thực hiện các cơ chế chính sau:
- Tăng hiệu suất đẩy dầu nhờ duy trì và phục hồi áp suất vỉa. Cơ chế trộn lẫn
khí với dầu sẽ làm giảm độ nhớt của dầu dẫn đến làm tăng hiệu suất đẩy dầu
hay làm tăng hệ số thu hồi dầu.
9

- Tăng hệ số quét dầu nhờ giảm độ linh động của khí dẫn đến giảm hiện
tượng phân tỏa dạng ngón và phân đới tỷ trọng do đó làm tăng hiệu quả quét
dầu hay làm tăng hệ số thu hồi dầu.
- Cơ chế đẩy dầu bằng phương pháp bơm ép WAG trên mô hình kênh rỗng
đôi chính là ưu điểm nổi bật của phương pháp này so với các phương pháp
tăng cường thu hồi dầu khác. Cơ chế quét đẩy dầu dư trên toàn bộ kênh rỗng
nhỏ và lớn làm tăng hiệu quả thu hồi dầu trong mô hình đá trầm tích so với
chỉ bơm ép nước hoặc khí.
Chương 2
T ỰC T ẠNG K A T C LỰA C N B M ÉP K Í N ỚC
LUÂN P ÊN C T NG C ỨA C T KẾT M X N Ạ, MỎ
BẠC Ổ
2.1. Khái uát chung về m B ch ổ
Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất nằm trên thềm lục địa Việt Nam, thuộc lô
09-1 bồn trũng bể Cửu Long, cách Vũng Tàu khoảng 120 km về phía Đông
Nam. Diện tích bề mặt của mỏ khoảng 120-130 km2 với chiều sâu mực nước
biển là 50 m.
Liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro) trực tiếp quản lý và điều hành các
hoạt động thăm dò khai thác tại mỏ Bạch Hổ. Mỏ Bạch Hổ bắt đầu khai thác
từ tháng 6 năm 1986 từ các tầng sản phẩm Mioxen, Oligoxen và móng
granite. Trữ lượng dầu khí tại chỗ ban đầu của mỏ Bạch Hổ là khoảng 611
triệu tấn 29 , chiếm khoảng 45,6% trữ lượng dầu tất cả các mỏ của Việt
Nam.
2.2. Đ c trưng đ a chất của t ng chứa cát kết Mioxen h
Tầng chứa cát kết Mioxen hạ thuộc điệp Bạch Hổ và phát triển hầu như
trên toàn diện tích của mỏ với chiều sâu thế nằm từ 2759 - 2998m dưới mực
nước biển. Các tầng sản phẩm của phức hệ tính từ trên xuống dưới là các
tầng 23, 24, 25, 26, 27 với mức độ sản phẩm cao của chúng được quan sát
thấy ở vòm Bắc, vòm Trung tâm và khu phía Nam. ố liệu áp suất vỉa ban
đầu của Mioxen hạ ở vòm Trung tâm có giá trị trung bình là 28,8 MPa khi
chuyển đổi về độ sâu tuyệt đối-2810m. Áp suất vỉa ban đầu của thân dầu
Mioxen hạ ở vòm Bắc được chấp nhận là 29,3 MPa. chuyển đổi về độ sâu
tuyệt đối - 2971m. Độ rỗng của tầng sản phẩm thay đổi từ 1,9-33,5%, trung
bình là 17,7%. Độ thấm của tầng sản phẩm thay đổi từ 0,5 mD - 1650 mD,
trung bình là 239 mD.
2.3. Trữ lượng d u khí t i chỗ và trữ lượng thu h i
10

Tầng chứa cát kết Mioxen hạ mỏ Bạch Hổ bao gồm 5 tầng sản phẩm
23, 24, 25, 26 và 27 và được phân định thành các thân dầu riêng biệt. Theo
Báo cáo trữ lượng đã được phê duyệt cho thiết kế công nghệ khai thác và
xây dựng mỏ Bạch Hổ ngày 01/07/2011, tổng trữ lượng địa chất ban đầu của
tầng Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ là 41.093 ngàn tấn. [30]
Theo tính toán thu hồi dầu cho tầng chứa cát kết Mioxen hạ mỏ Bạch
Hổ tại thời điểm 31/12/2012, dầu khai thác cộng dồn là 6,36 triệu tấn, lượng
dầu thu hồi thêm dự kiến là 6,37 triệu tấn với hệ số thu hồi dầu cuối cùng là
31%. Lượng dầu dư còn lại sau khai thác thứ cấp bơm ép nước là 28,35 triệu
tấn, chiếm 69% trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu (OIIP) và đây là tiềm năng rất
lớn cho khai thác tam cấp.
2. . Thực tr ng khai thác t ng chứa cát kết Mioxen h , m B ch ổ
Thân dầu được khai thác từ 6/1986 và hiện đang trong giai đoạn khai
thác thứ cấp và suy giảm sản lượng. Tình trạng ngập nước đã xảy ra hầu
khắp đối tượng, ỏ vòm Bắc là 82,8% và ở vòm Trung tâm là 44,3%. Việc
khai thác bằng bơm ép nước duy trì áp suất vỉa không còn hiệu quả mặc dù
lượng nước bơm ép đã giảm. Tính đến 31/12/2012, tầng Mioxen đã khai
thác 6,36 triệu tấn dầu với hệ số thu hồi hiện tại là 15,5%.
2.5. Các phương pháp t ng cư ng thu h i d u phổ biến ở Việt Nam
Các phương pháp tăng cường thu hồi dầu theo báo cáo của Talber
(1983) [81] đều dựa trên nguyên tắc làm tăng hiệu suất quét hoặc hiệu suất
đẩy hoặc cả hai. Các phương pháp này nhằm làm thay đổi tính chất lý hóa
cơ bản của các chất lưu trong vỉa như: sức căng bề mặt, độ nhớt, tính dính
ướt, tỷ số linh động…Việc áp dụng phương pháp gia tăng thu hồi phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện cụ thể của từng mỏ. Để lựa chọn phương pháp gia
tăng thu hồi dầu thích hợp cần phải dựa vào các tính chất dầu, điều kiện vỉa
và giá thành thu hồi dầu, đặc biệt là hiệu quả kinh tế kỹ thuật để lựa chọn
phương pháp thích hợp.
Từ các số liệu thực tế có thể thấy các mỏ dầu tại Việt Nam phù hợp để
áp dụng các phương pháp bơm ép khí, bơm ép CO , bơm ép polymer và các
2
chất hoạt động bề mặt…Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp gia tăng thu
hồi phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của từng mỏ.
2.6. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp t ng cư ng thu h i d u cho t ng
chứa cát kết Mioxen h , m B ch Hổ
Theo báo cáo của Talber (1983) 81 , căn cứ vào điều kiện vỉa và thực
trạng khai thác tại tầng chứa cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ thấy rằng
phương pháp bơm ép khí là ph hợp nhất và có thể áp dụng phương pháp
11

tăng cường thu hồi dầu bằng bơm ép một trong ba loại khí hydrocarbon,
CO2 và N2. Các phương pháp nhiệt và hóa chất đều không phù hợp do tầng
chứa Mioxen hạ có nhiệt độ vỉa cao (100oC), độ nhớt của dầu và độ thấm
của vỉa dầu thấp, vỉa sâu.
Bảng 2.5. Tính chất vỉa và điều kiện để áp dụng bơm ép khí cho tầng chứa
cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ theo thống kê của Talber
Mioxen h , m Điều kiện áp
STT Tính chất v a
B ch ổ dụng
0
1 Tỷ trọng dầu ( API) 32 > 31
2 Áp suất vỉa (psia) > 2000 > 1030
0
3 Nhiệt độ vỉa ( C) 100 > 32
4 Độ sâu (m) 2700-2900 > 650
5 Độ nhớt (cP) 1-1,7 > 0,1
6 Độ bão hòa dầu (%) > 30 > 25
7 Độ thấm (mD) > 10 >5
2.7. Tiềm n ng gia t ng thu h i d u t i t ng Mioxen h , m B ch ổ
Phương pháp tăng cường thu hồi dầu bằng bơm ép khí nước luân phiên
(WAG) là rất ph với điều kiện vỉa và thực trạng khai thác của tầng Mioxen
hạ, mỏ Bạch Hổ. Theo đánh giá ban đầu, hiệu quả của phương pháp này có
thể làm tăng thêm khoảng 10 triệu tấn dầu thu hồi từ đối tượng này trong
giai đoạn 2011-2020, tương đương với tổng thu hồi đạt khoảng 35%. Đây là
một con số có ý ngh a rất lớn cả về mặt kinh tế và kỹ thuật trong điều kiện
mỏ đang ở giai đoạn suy giảm sản lượng, chuẩn bị kết thúc khai thác.
Việc áp dụng phương pháp bơm ép WAG là hợp lý nhất vì biện pháp
tam cấp này không chỉ làm tăng hệ số thu hồi dầu (tăng hiệu suất quét, đẩy
dầu dư) mà còn tận dụng được lượng khí thấp áp hiện đang phải đốt bỏ một
phần tại mỏ Bạch Hổ và làm giàu cho khí bơm ép.
2.8. T nh h nh khai thác, trữ lượng và tiềm n ng thu gom khí
Phần lớn các mỏ khí được phát hiện trên thềm lục địa Việt Nam lại chủ
yếu nằm trên bồn trũng Nam Côn ơn. Một lượng khí không nhỏ đang được
khai thác tại bể Cửu Long chủ yếu là khí đồng hành. Trữ lượng tại chỗ
lượng khí khai thác tại các mỏ là khoảng 18,8 ngàn tỷ bộ khối.
Tuy nhiên, hiện tại còn một lượng khí đồng hành không nhỏ tại các mỏ
dầu đang đốt bỏ hàng ngày (mỏ Rồng, Đại H ng, Hồng Ngọc, ư Tử Đen).
Nếu khí đồng hành tại các mỏ dầu không có kế hoạch thu gom sớm sẽ rất
lãng phí. Thêm vào đó việc đốt bỏ còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Bên cạnh đó, ngay cả lượng khí thấp áp đang đốt bỏ tại mỏ dầu đang có
12

đường ống thu gom khí rất cần được thu gom. Tại mỏ Bạch Hổ, nơi đang
đưa khí vào bờ, sản lượng khí thấp áp hàng ngày phải đốt bỏ lên tới 22.000
m3 khí ngày vào năm 2013.
Việc xây dựng các đường ống dẫn khí từ các mỏ nhỏ thu gom vào bờ có
thể không mang lại hiệu quả kinh tế do lượng khí này không lớn, nhưng việc
xây dựng các đường ống dẫn khí liên thông giữa các mỏ vừa đảm bảo việc
thu gom khí, tận dụng được lượng khí đốt bỏ hàng ngày, vừa có thể làm
nhiệm vụ cung cấp khí cho các mỏ khi có nhu cầu sử dụng khí cho bơm ép.
Chính việc thu gom này có thể lại mang lại hiệu qủa kinh tế lẫn bảo vệ được
môi trường. Việc sử dụng nguồn khí này cần phải được nghiên cứu cụ thể
hơn và sâu hơn về cả khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh kinh tế.
Tóm lại, dựa trên cở sở phân tích thực trạng khai thác hiện nay, các đặc
trưng của mỏ và tính chất dầu vỉa, phương pháp tăng cường thu hồi dầu
bằng bơm ép khí nước luân phiên (Water Alternate Gas-WAG) được lựa
chọn là phương pháp hợp lý nhất để tận thu dầu cho tầng cát kết Mioxen hạ
mỏ Bạch Hổ. Phương pháp này nhằm giảm giá thành bơm ép, đặc biệt là sử
dụng khí hydrocarbon có tính đến phương án làm giàu khí bằng khí thấp áp
sẵn có tại mỏ, LPG hoặc condensate áp dụng cho đối tượng cát kết Mioxen
hạ, mỏ Bạch Hổ.
Chương 3
NG ÊN CỨU BẰNG T Í NG ỆM Đ N G ỆU QU
B M ÉP KHÍ N ỚC LUÂN P ÊN C T NG C ỨA C T KẾT
M X N Ạ, MỎ BẠC Ổ
3.1. Chu n b thí nghiệm
3.1.1. M u l i
Mẫu lõi được lấy tại tầng chứa cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ và lựa
chọn cho ph hợp với định hướng ban đầu. Các mẫu lõi sau khi khoan cắt
đầu mẫu cho thật ph ng, sao cho khi ghép nhiều mẫu với nhau tạo thành một
mẫu hợp phần hình trụ dài. Mẫu hợp phần (composite core) sẽ là mẫu đại
diện cho vỉa định áp dụng bơm ép.
Sau khi khoan cắt các mẫu được đưa vào chiết rửa bằng Toluene trên
thiết bị sohlex cho đến khi dung môi không đổi màu thì dừng lại. au đó 20
mẫu này được đưa vào chiết rửa bằng dung môi methanol. uá trình chiết
rửa này nhằm hoà tan các muối còn sót lại trong mẫu lõi. Chỉ đến khi thử
nước dung môi bằng muối Nitơrat bạc mà không có kết tủa thì quá trình
chiết rửa dừng lại.
13

Các mẫu lõi sau khi chiết rửa xong được cho vào tủ sấy và sấy tại nhiệt
độ 700 trong thời gian tối thiểu là 48 giờ. Mẫu sau khi đã sấy khô được xếp
vào desicator giữ cho mẫu không bị ẩm và để nguội. Độ thấm và rỗng của
20 mẫu lõi này sau đó được đo trên thiết bị CM 300 của Mỹ tại Phòng thí
nghiệm Cơ lý đất đá của Viện Dầu khí Việt Nam.
Trong toàn bộ mẫu này, một số mẫu được lựa chọn cho các thí nghiệm,
một số mẫu còn lại sẽ được làm mẫu dự phòng. Tính chất cơ bản của mẫu
hợp phần d ng trong thí nghiệm như sau: Độ thấm trung bình, Kl: 206 md;
Độ rỗng trung bình: 29,1 %; Bão hoà nước ban đầu: 26,8 %.
3.1.2. M u lưu thể v a
Mẫu dầu và khí được lấy tại giếng khoan 920 giàn M P-9 tại tầng chứa
cát kết Mioxen hạ. Toàn bộ 6 bình khí 20 lít và 3 bình dầu 650cc được lấy
liên tục khi áp suất bình đo ổn định. Điều kiện tại thời điểm lấy mẫu như
sau: Pbình đo = 12 bar; Tbình đo = 500C; % nước = 21.4 %; GOR= 75.5 m3 tấn.
Tại phòng thí nghiệm của Viện Dầu Khí Việt Nam, toàn bộ số bình dầu
và khí được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào phân tích. Mẫu dầu và
mẫu khí đạt yêu cầu được đo thành phần trên máy đo sắc ký khí. Dựa vào
thành phần dầu khí đo được, tỷ suất khí dầu tại bình đo, tỷ suất khí dầu của
dầu bình đo tại phòng thí nghiệm, tỷ trọng dầu, tỷ trọng khí và một số thông
số khác được d ng vào trong các tính toán để tái tạo dầu vỉa. Với hệ số pha
trộn giữa dầu và khí bình tách tính được, dầu vỉa được tái tạo vật lý dựa vào
những điều kiện lấy mẫu. Áp suất điểm bọt là 150 bar ph hợp với tỷ trọng
dầu là 0,76 (tại 350 bar) và 0,87 (tại 0 bar), độ nhớt dầu tại điều kiện vỉa là 2
mPa.s và nhiệt độ vỉa là 105oC.
ố liệu phân tích thành phần của dầu vỉa cho thấy thành phần nặng mức
trên C7+ chiếm 38,6 % mol, thành phần nhẹ chiếm chưa tới 50%, trong đó
C1 chiếm tới 34,5% mol.
3.2. Thí nghiệm t m áp suất tr n l n tối thiểu
Thí nghiệm tìm áp suất trộn lẫn tối thiểu MMP (Minimum Misibility
Pressure) là thí nghiệm đặc biệt quan trọng cho các thí nghiệm bơm ép khí
và tính toán khả năng áp dụng bơm ép khí. Thí nghiệm này nhằm tìm ra một
áp suất trộn lẫn thấp nhất nhưng lại mang lại hiệu suất thu hồi dầu cao. Thí
nghiệm được tiến hành trên thiết bị Misibility Aparatus của hãng Vince
Technology (Pháp) được lắp đặt tại Viện Dầu Khí Việt Nam vào năm 1999.
3.2.1. M tả thiết b thí nghiệm
Thiết bị này d ng một cột cát nhồi dài 40 t (slimtube). Đây là ống thép
không rỉ mềm có đường kính là 1 4 inch chứa cát Ottawa 160-200 mesh.
14

Ống slimtube có chiều dài 40 t nhằm giảm ảnh hưởng của v ng trộn
lẫn lên kết quả đo. Bên cạnh đó, kích c của ống ảnh hưởng tới hiện tượng
phân tỏa dạng ngón vì vậy thiết bị thường làm bằng ống 1 4 inch. Độ rỗng
của ống cát nhồi là từ 30 tới 45% không ảnh hưởng tới kết quả đo nhưng độ
thấm của nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo do độ chênh áp giữa đầu
ống và cuối ống. Với ống slimtube như thiết kế và bơm ép khí từ trên xuống
sẽ đảm bảo cho khí quét hoàn toàn dầu trong ống.
Đầu cuối của ống slimtube được nối với một cửa sổ chịu áp cao để có
thể quan sát quá trình đẩy quét dầu trong ống tại các cấp áp suất khác nhau.
Trong một số trường hợp bơm ép khí có thể quan sát được đới trộn lẫn nhờ
màu sắc của dầu thay đổi. Gắn tiếp sau cửa sổ là bộ điều chỉnh áp suất đầu
ra (Back pressure tranducer-PVC300). Áp suất tại đây chính là cấp áp suất
cần đo cho thí nghiệm chạy trên thiết bị này.
Phần cuối của thiết bị được gắn ngay sau bộ chỉnh áp suất đầu ra đó là
thiết bị đo lượng khí và dầu đẩy ra từ ống slimtube. Khí thoát ra từ dầu và
khí bơm ép thoát ra được đo bằng thiết bị đo thể tích khí (gas meter-
FQT400). Lượng dầu chết thu được đựng trong 1 ống đong (T2) có độ chính
xác đến 0,1 cc. Trong quá trình thí nghiệm, một cân điện tử đọc khối lượng
của ống đong. Như vậy, lượng dầu và khí đẩy ra trong thí nghiệm được
kiểm soát chặt chẽ.
Một máy bơm Gilson dòng không đổi (P1) với áp suất tối đa có thể đạt
tới 400 bar được điều khiển tự động bằng máy tính. Lưu lượng dòng có thể
đạt tối đa là 10cc phút. Bơm này đươc thiết kế bơm dung dịch dầu thủy lực
chịu áp và chịu nhiệt. Dung dịch này được bơm xuống phía dưới piston của
các bình thép đựng dầu (C2), khí (C1) và dung môi để rửa (C3).
3.2.2. Qu tr nh thí nghiệm
Mẫu dầu và khí sau khi nạp vào bình chứa khí C1 và bình chứa dầu C2
được lắp đặt trong buồng đốt để gia nhiệt và đưa về điều kiện vỉa bằng cách
nâng từ từ áp suất đầu vào bởi bơm Gilson P1 đẩy dầu lên đỉnh cột cát nhồi
trong ống slimtube và nâng áp suất đầu ra bằng bơm tay tạo đối áp P2 với
điều kiện áp suất đầu vào luôn nhỏ hơn áp suất đầu ra trong quá trình nâng
áp. Bình chứa khí C1 được cô lập bởi hệ thống van đỉnh của bình chứa khí
(NV200) trong quá trình bơm đẩy dầu. Nâng mỗi cấp áp suất bơm dầu là 20
bar. uá trình nâng áp tiến hành đến khi dầu được bơm từ đỉnh cột cát
xuống dưới với áp suất 190 bar và áp suất đầu ra được đặt ở 200 bar. Dầu
được bơm ép liên tục trong nhiều giờ nhằm đảm bảo dầu được bão hòa hoàn
toàn và không còn sót không khí trong toàn bộ hệ thống. Thí nghiệm bơm ép
15

khí để tìm áp suất trộn lẫn tối thiểu được tiến hành sau khi các thông số ổn
định tại điều kiện nhiệt độ vỉa là 105oC và áp suất bão hòa dầu là 150 bar.
Năm thí nghiệm được thực hiện lần lượt tại 5 cấp áp suất bơm ép khác
nhau là: 200 bar, 280 bar, 310 bar, 360 bar và 380 bar. au khi áp suất bơm
đẩy dầu ổn định tại mỗi cấp, bình dầu C2 được cô lập bởi hệ thống van đỉnh
của bình dầu (NV204). ử dụng bơm Gilson P1 bơm ép khí đồng hành từ
bình khí C1 lên đỉnh cột cát nhồi để đẩy dầu và tìm áp suất trộn lẫn tối thiểu
lần lượt tại mỗi cấp áp suất. Khí quét dầu trong ống slimtube qua cửa sổ
quan sát (LG206) đến đầu ra của bộ điều chỉnh áp suất (Back pressure
tranducer-PVC300). Khi áp suất bơm ép khí lớn hơn áp suất đầu ra của bộ
điều chỉnh áp suất, lượng dầu và khí được thu hồi tại phần cuối của thiết bị
tại mỗi cấp áp suất của thí nghiệm. Chúng ta có thể quan sát quá trình đẩy
quét dầu trong ống slimtube tại các cấp áp suất qua cửa sổ chịu áp cao. Tại
điểm áp suất trộn lẫn tối thiểu, khí sẽ xuyên thủng qua dầu và có thể quan
sát được bởi sự thay đổi màu sắc của dầu. au khi quá trình thí nghiệm kết
thúc, toàn bộ hệ thống được làm sạch bằng bình dung môi C3.
3.2.3. Kết uả thí nghiệm
Kết quả đo tại phòng thí nghiệm được trình bày lần lượt trên các
Hình 3.6a, 3.6b, 3.6c, 3.6d, 3.6e.

Kết uả bơm p trên Slimtube t i áp Kết uả bơm p trên Slimtube t i áp


suất 380 bar suất 360 bar
35000 1.0 35000 1.0

30000 30000
0.8 0.8
Thể tích d u thu h i, pv

25000
Thể tích khí thu h i, cc

Thể tích khi thu h i, cc

25000
Thể tích d u thu h i, P

0.6 0.6
20000 20000

15000 15000
0.4 0.4
10000
10000
0.2
0.2
5000
5000

0 0.0
0 0.0
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
Thể tích khí bơm p, P
Thể tích khí bơm p , P
Thể tích khí thu hồi Thể tích dầu thu hồi
Thể tích khí thu hồi Thể tích dầu thu hồi

Hình 3.6 (a) Hình 3.6 (b)


Kết uả bơm p trên Slimtube t i áp Kết uả bơm p trên Slimtube t i áp suất Kết uả bơm p trên Slimtube t i áp
suất 310 bar 280 bar suất 200 bar
35000 1
35000 1 35000 1

30000
30000 30000
0.8
0.8 0.8
25000
Thể tích khí thu h i, cc
Thể tích khí thu h i, cc

25000 25000
Thể tích d u thu h i, P
Thể tích khí thu h i, cc

Thể tích d u thu h i, P


Thể tích d u thu h i, P

0.6 0.6 0.6


20000 20000 20000

15000 15000 15000


0.4 0.4 0.4

10000 10000 10000

0.2 0.2 0.2


5000 5000
5000

0 0
0 0 0 0
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
Thể tích khí bơm p, P
Thể tích khí bơm p, P Thể tích khí bơm p, P
Thể tích khí thu hồi Thể tích dầu thu hồi Thể tích khí thu hồi Thể tích dầu thu hồi Thể tích khí thu hồi Thể tích dầu thu hồi

Hình 3.6 (c) Hình 3.6 (d) Hình 3.6 (e)

nh 3.6. Kết uả đo hiệu uả bơm p khí với các áp suất bơm p


16

Kết quả đo tìm áp suất trộn lẫn tối thiểu với 5 cấp áp suất bơm ép được
biểu diễn trên Hình 3.7.
1.0

380
360
0.9

Hệ số thu hồi dầu, pđv


310
0.8

280

0.7 MMP=350 bar


0.6
200

0.5

0.4
200 250 300 350 400
Áp suất bơm ép, bar

nh 3.7. Mối uan hệ giữa hệ số thu h i d u và áp suất bơm p


Kết quả thí nghiệm cho thấy áp suất bơm ép 350 bar là áp suất trộn lẫn
tối thiểu của bơm ép khí đồng hành với chính dầu của vỉa này. Tại điểm áp
suất trộn lẫn, dầu thu hồi đạt hiệu quả trên 90%, nếu tiếp tục tăng áp suất
bơm ép trên áp suất này thì hiệu quả thu hồi dầu tăng không đáng kể.
Tuy nhiên, áp suất trộn lẫn tối thiểu này cao hơn áp suất nứt v thủy lực
vỉa của tầng chứa Mioxen (320 bar) khoảng 30 bar (độ sâu của vỉa là 2800
m). Do đó, để có thể áp dụng thành công bơm ép khí đối với tầng chứa
Mioxen hạ mỏ Bạch Hổ cần phải giảm áp suất trộn lẫn tối thiểu xuống áp
suất vỉa hiện tại bằng cách pha trộn làm giàu khí đồng hành với khí gas hóa
lỏng (LPG) hoặc khí HC khác nhằm hạ hàm lượng methane (C1) xuống.
3.3. Thí nghiệm h MMP b ng t lệ pha tr n khí hợp lý
Dựa trên kết quả mô phỏng, tác giả đã tiến hành thí nghiệm để hạ áp
suất trộn lẫn tối thiểu xuống. Thí nghiệm được thực hiện tương tự như thí
nghiệm tìm áp suất trộn lẫn tối thiểu ở trên với khí đồng hành. Thành phần
khí bơm ép được pha trộn 60% khí đồng hành với 40% khí thấp áp và khí
đồng hành được làm giàu bằng LPG với các tỷ lệ pha trộn khác nhau lần
lượt là: 5, 10, 20, 30 và 40% mol. Thí nghiệm được tiến hành lần lượt tại các
cấp áp suất bơm ép khác nhau là: 200 bar, 220 bar, 241 bar, 280 bar, 310
bar, 360 bar và 380 bar.
Kết quả đo thí nghiệm hạ áp suất trộn lẫn tối thiểu với các cấp áp suất
bơm ép được biểu diễn trên Hình 3.8, Hình 3.9 và Hình 3.10.
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi trộn lẫn giữa 60% khí đồng hành với
40% khí thấp áp thì áp suất trộn lẫn tối thiểu đã hạ xuống 255 bar, thấp hơn
95 bar so với khi chưa pha trộn khí thấp áp (350 bar) và thấp hơn 25 bar so
với áp suất vỉa ban đầu là 280 bar. Nếu khí đồng hành được làm giàu bằng
17

LPG với các tỷ lệ pha trộn khác nhau lần lượt là: 5, 10, 20, 30 và 40% mol
thì MMP có thể giảm xuống tương ứng là 315 bar, 291 bar, 238 bar, 185 bar
và 140 bar. Tại áp suất bơm ép trộn lẫn lượng dầu thu hồi được cao nhất và
đều đạt từ 70% trở lên.
1.0

0.9
Hệ số thu hồi dầu, pđv

360 380
0.8
280 310

0.7 241

0.6 220

0.5
200
MMP=255 bar
0.4
200 250 300 350 400
Áp suất bơm ép, bar

nh 3.8. p suất tr n l n tối thiểu MMP khi sử dụng khí đ ng hành


tr n với 0% khí thấp áp
1.0
40% LPG
10% LPG
0.9
20% LPG 5% LPG
Hệ số thu hồi dầu, pđv

30% LPG
0.8

0.7

0.6

0.5

0.4
200 250 300 350 400
Áp suất (bar)

nh 3. . p suất tr n l n tối thiểu MMP khi sử dụng khí đ ng hành


làm giàu b ng các t lệ % LPG khác nhau
400
Áp suất trộn lẫn tối thiểu-MMP, bar

350 350
315
300 291
250
238
200
185
150 140
100

50
0 10 20 30 40 50
Tỷ lệ pha trộn LPG, %

nh 3.10. Quan hệ giữa áp suất tr n l n tối thiểu và t lệ pha tr n


LPG với khí đ ng hành
18

3.4. Thí nghiệm bơm p AG trên m u l i


Thí nghiệm bơm ép khảo sát đánh giá hiệu quả bơm ép WAG được thực
hiện trên thiết bị đo thấm pha của hãng Vince Technology đã được lắp đặt
tại Viện Dầu Khí Việt Nam vào năm 1999. Toàn bộ hệ thống được điều
khiển bằng máy tính. Các thông số về áp suất, lưu lượng bơm ép, nhiệt độ,
độ chênh áp, lượng khí, dầu và nước thu được trong quá trình bơm ép đều
được tự động ghi lại theo thời gian.
3.4.1. M tả thiết b thí nghiệm
Để áp dụng thành công phương pháp bơm ép WAG này, thiết bị được
cải tiến thiết kế lại dựa trên nền của thiết bị sẵn có. Van 3 chiều là van rất
quan trọng trong thí nghiệm này vì nó sẽ đảm bảo việc chuyển từ bơm ép
khí sang bơm ép nước và ngược lại một cách nhanh chóng. Do hệ thống
thiết bị sẵn có tại Viện Dầu Khí Việt Nam không c ng hệ, một bộ lọc thuỷ
ngân được lắp đặt nhằm loại trừ hàm lượng thuỷ ngân trong lúc bơm nạp
mẫu dầu tránh ảnh hưởng đến máy móc và kết quả đo.
Không giống như hệ thống đo áp suất trộn lẫn tối thiểu, thiết bị này
được thiết kế d ng 2 bơm cao áp, áp suất bơm có thể đạt tới 700 bar. Với
lưu lượng dòng từ vài cc giờ cho đến vài nghìn cc giờ. Ngoài ra, các bộ
phận khác khá giống so với thiết bị đo áp suất trộn lẫn tối thiểu như bộ điều
khiển áp suất đầu ra, bình chứa mẫu dầu khí, thiết bị đo lượng dầu, nước và
khí thu được.
3.4.2. Qu tr nh thí nghiệm
Các mẫu lõi sau khi sấy khô, chiết rửa và đo xong các tính chất rỗng
thấm của đá, toàn bộ số mẫu này được bão hoà nước vỉa. ố mẫu này sau
khi bão hoà nước được lắp lần lượt vào buồng giữ mẫu. Toàn bộ hệ thống
được đặt trong buồng đốt để gia nhiệt và đưa về điều kiện vỉa bằng cách
nâng từ từ áp suất nén hông và áp suất đầu ra. Nâng mỗi cấp áp suất bơm là
20 bar. uá trình nâng áp tiến hành đến khi nước được bơm với áp suất 350
bar từ dưới lên và áp suất nén hông được đặt ở 380 bar. uá trình thí
nghiệm bơm ép được tiến hành sau khi các thông số ổn định tại điều kiện
nhiệt độ vỉa là 105oC. Nước được bơm ép liên tục trong nhiều giờ nhằm đảm
bảo mẫu được bão hòa hoàn toàn và không còn sót không khí trong mẫu.
Dầu được bơm vào ngay sau khi quá trình bơm nước hoàn thành, khi áp
suất đầu vào và đầu ra ổn định. Dầu được bơm vào đẩy nước ra từ trên
xuống nhằm mục đích d ng dầu đẩy nước được hoàn toàn. Dầu cũng được
bơm đẩy nước cho đến khi áp suất đầu vào và đầu ra không đổi. uy trình
này áp dụng cho các thí nghiệm bơm ép khí nước luân phiên cho cả các thí
19

nghiệm bơm ép WAG trước bơm ép nước và bơm ép WAG sau bơm ép
nước. Hệ số thu hồi dầu được đánh giá cho từng phương pháp.
Thí nghiệm bơm ép khí nước luân phiên trước bơm ép nước và sau bơm
ép nước đều áp dụng các thông số bơm ép nước khí luân phiên như nhau.
Theo yêu cầu về kỹ thuật bơm ép WAG, để giảm sự ảnh hưởng của phân dị
trọng lực trong bơm ép khí, khí và nước sẽ được bơm theo hướng từ trên cao
xuống thấp. Các thông số áp dụng như sau:
Kích c một nút khí: 0,05 IHCPV (Thể tích dầu ban dầu).
Tỷ số WAG: 1:1 (1 thể tích khí bơm : 1 thể tích nước)
Tổng lượng khí bơm ép : 0,4 IHCPV.
Tổng số nút khí :8
Tổng số nút nước :8
Tốc độ bơm ép : 16,2 cc giờ
Góc nghiêng vỉa : 450
au khi hoàn thành bão hoà dầu cho mẫu hợp phần, thí nghiệm bơm ép
nước khí luân phiên trước bơm ép nước được tiến hành. Đầu tiên, khí được
bơm ép từ trên đỉnh của mẫu hợp phần xuống. Cứ sau 1 khoảng thời gian
vừa đủ bơm ép hết 5% IHCPV thì van 3 chiều được quay từ vị trí bơm ép
khí sang bơm ép nước. Tương tự như vậy với bơm ép nước, sau khi bơm ép
đủ 5% IHCPV với c ng thời gian bơm ép khí, van 3 chiều lại được quay lại
chuyển ngay về bơm ép khí. uá trình này được lặp đi lặp lại cho đến hết
lượng khí cần bơm ép (0,4 IHCPV) thì tiếp tục bơm ép nước cho đến khi
toàn bộ thể tích bơm ép đạt 1,5 IHCPV thì dừng lại.
3.4.3. Kết uả thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm bơm ép WAG trước bơm ép nước và thí nghiệm
bơm ép WAG sau bơm ép nước thể hiện trên Hình 3.10 và Hình 3.11.
1

0.8
ệ số thu h i d u, pđv

0.6

0.4

0.2

0
0 0.5 1 1.5
Tổng thể tích bơm p, P

Thể tích d u thu h i Thể tích khí thu h i Thể tích nước thu h i

nh 3.10. Mối uan hệ giữa hệ số thu h i d u và tổng thể tích bơm p


trong bơm p AG trước bơm p nước
20

1
0.9
0.8

ệ số thu h i d u, pđv
0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
0 0.5 1 1.5
Tổng thể tích bơm p, P
Thể tích nước thu hồi Thể tích dầu thu hồi Thể tích khí thu hồi

nh 3.11. Mối uan hệ giữa hệ số thu h i d u và tổng thể tích bơm p


trong bơm p AG sau bơm p nước
Kết quả thu được từ các thí nghiệm cho thấy rằng hiệu suất thu hồi dầu
bằng phương pháp bơm ép WAG trước bơm ép nước có thể đạt tới 70,5-
80,2% trong khi đó bơm ép nước chỉ đạt là 55,5-60,5%. Bơm ép WAG tại
thời điểm sau bơm ép nước có thể tận thu thêm được 15,9-17,8%. Điều này
chứng tỏ hiệu suất thu hồi dầu của phương pháp bơm ép WAG rất cao.
Chương 4
MÔ HÌNH THÂN DẦU MÔ P ỎNG K A T C B M ÉP KHÍ
N ỚC LUÂN P ÊN C T NG C ỨA C T KẾT M X N Ạ,
MỎ BẠC Ổ
4.1. M h nh đ a chất - thu đ ng của t ng chứa cát kết Mioxen h
Tầng chứa Mioxen hạ là thân dầu dạng cát kết và được chia thành 2 khu
vực riêng biệt là khu phía Bắc có vòm Bắc và khu phía Nam gồm vòm
Trung tâm và vòm Nam, giữa 2 khu vực này không có sự liên thông thuỷ
lực, vì vậy đã xây dựng hai mô hình số thuỷ động tương ứng cho mỗi vòm.
Mô hình điạ chất của các thân dầu Mioxen hạ được xây dựng trên bản đồ
cấu tạo nóc và đáy của thân dầu, bản đồ các thông số cơ bản địa chất–vật lý
của mỗi tầng như: độ rỗng và độ bão hoà dầu ph hợp với trữ lượng được
cập nhật đến ngày 01.09.2012 30 . Việc tính toán các chỉ số công nghệ khai
thác của đối tượng được thực hiện trên tổ hợp phần mềm Eclipse của công
ty Schlumberger. [71,72,73]
Mô hình thuỷ động của vòm Trung Tâm và vòm Nam có số lượng các ô
lưới là 99×282×52, kích thước trung bình ô lưới theo chiều X, Y, Z tương
ứng là 100×100×2m. Tổng số ô lưới của mô hình là 1.451.736, trong đó số ô
lưới tham gia vào tính toán là 162.587 ô lưới.
Mô hình số thuỷ động của vòm Bắc có số lượng các ô lưới là
99×282×52, kích thước trung bình ô lưới theo chiều X, Y, Z tương ứng là
21

100×100×2m. Tổng số ô lưới của mô hình là 1.451.736, trong đó số ô lưới


tham gia vào tính toán là 67.966 ô lưới.
Các th ng số đ u vào trong m h nh:
Các đường thấm pha tương đối của dầu-nước và dầu-khí, sử dụng để
tính toán các chỉ số trên mô hình thuỷ động được xác định theo kết quả
nghiên cứu mẫu lõi của tầng chứa cát kết Mioxen hạ. Trên mô hình thuỷ
động tác giả đã sử dụng 13 đường cong thấm pha để thực hiện các tính toán
cho các v ng. ử dụng các giá trị áp suất mao dẫn từ các kết quả thí nghiệm
của 13 v ng dao động trong khoảng 0,5921 đến 0,6322 MPa.
Các tính chất dầu vỉa và đá chứa tầng cát kết Mioxen hạ đã được cập
nhật và đưa vào mô hình.
4.2. Biện luận các điều kiện của m h nh thủ đ ng
Mô hình hoá các đối tượng khai thác được thực hiện với việc cho trước
những điều kiện ở giếng khoan và ở biên của các đối tượng. Các thông số
của giếng đưa vào mô hình bao gồm vị trí của giếng trong mỏ, khoảng bắn
vỉa, ngày đưa giếng vào hoạt động, lịch sử hoạt động của giếng, đặc trưng
cho sản phẩm của giếng, hệ số khai thác, nhiệm vụ thiết kế của giếng v.v.
4.3. Phục h i l ch sử khai thác
Để phục hồi trạng thái năng lượng toàn thân dầu trên mô hình, tác giả
đã tiến hành nghiên cứu chế độ hoạt động của các v ng riêng rẽ và toàn thân
dầu. Hệ số nén của đá ở thân dầu Mioxen hạ được xác định trong phòng thí
nghiệm và dao động trong khoảng từ 1,9 đến 2,9.10-4MPa-1. Trong quá trình
phục hồi lịch sử khai thác giá trị hệ số nén của đá được lấy là 2,0.10-4MPa-1
đối với vòm Trung tâm và Nam và 2,9.10-4Mpa-1 đối với vòm Bắc cho kết
quả tính toán áp suất vỉa ph hợp với thực tế hơn trong giai đoạn đầu khai
thác các thân dầu.
Kết quả phục hồi lịch sử mô hình khai thác cho thấy 85% các giếng đã
được phục hồi tốt và đáp ứng được các tiêu chí đề ra trong yêu cầu kỹ thuật
đối với việc xây dựng mô hình khai thác.
Mặc d trong mô hình còn có những giếng phục hồi lịch sử chưa được
tốt nhưng theo đánh giá mô hình được xây dựng có thể chấp nhận được để
tính toán dự báo khai thác cho giai đoạn sau.
4. . Lựa chọn đối tượng và các phương án bơm p AG
Dựa vào tình trạng khai thác hiện tại đến hết năm 2012, ta thấy sự khác
biệt rõ rệt giữa khu vực vòm Bắc và khu vực vòm Trung tâm, vòm Nam.
Khu vực vòm Bắc đã khai thác được 4030 ngàn tấn dầu chiếm tới 63%
lượng dầu khai thác của toàn bộ tầng cát kết Mioxen hạ (6363 ngàn tấn), hệ
22

số thu hồi dầu hiện tại là 25% và độ ngập nước trên 82,8% 30 . Do đó, khu
vực vòm Bắc cần tập trung ưu tiên các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu
nhiều hơn so với vòm Trung tâm và Nam. Trong phạm vi luận án này, vòm
Bắc đã được lựa chọn làm khu vực nghiên cứu bơm ép khí nước luân phiên
(WAG) bằng mô hình thành phần Eclipse-300 nhằm tận thu tối đa lượng dầu
dư còn lại dưới vỉa (69%).
au khi tiến hành phục hồi lịch sử khai thác cho đối tượng cát kết
Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ bằng mô hình Black Oil (Eclipse-100) như trên,
các tính chất PVT của dầu vỉa như thành phần dầu, khí vỉa, độ nhớt, hệ số
thể tích, GOR,…được đưa vào phần mềm mô hình thành phần PVTi để tạo
ra tính chất PVT mới của dầu vỉa trước khi đưa vào mô hình thành phần và
chạy phục hồi lịch sử lại cho mô hình thành phần Mioxen Bắc.
Kết quả phục hồi lịch sử mô hình thành phần cho tầng Mioxen Bắc cho
thấy mô hình đã đảm bảo đủ tin cậy để tiến hành nghiên cứu và đánh giá
hiệu quả các phương án bơm ép WAG trên mô hình. Trong quá trình bơm
ép, khí bơm ép sẽ hòa tan trong dầu và làm giảm độ nhớt, ứng suất căng bề
mặt, độ bão hòa dầu dư và làm tăng độ nở, làm cho mật độ dầu ở xung
quanh giếng bơm ép thay đổi. ự thay đổi độ bão hòa dầu xung quanh giếng
bơm ép được dự đoán, tính toán bằng mô hình đa thành phần Eclipse-300
của chlumberger.
4.5. Kết quả mô ph ng, dự báo khai thác
Theo dự báo kết quả chạy mô phỏng từ nay đến cuối đời mỏ (2030), các
phương án bơm ép WAG cho mô hình tầng Mioxen Bắc đã chứng tỏ được
hiệu quả thu hồi dầu cao hơn h n so với bơm ép nước, hệ số thu hồi dầu
tăng thêm từ 2-10% và độ ngập nước giảm từ 90-45% so với phương pháp
thứ cấp bơm ép nước.
Phương án bơm ép khí nghèo với lưu lượng 15 triệu bộ khối ngày và
phương án bơm ép khí làm giàu từ 5-10% với lưu lượng 10 triệu bộ
khối/ngày cho hiệu quả thu hồi dầu cao nhất với sản lượng đạt tương ứng là
7.102.638 tấn và 7.100.580 tấn, hệ số thu hồi dầu là 45%.
Sản lượng khai thác, sm3

Thời gian, năm

Hình 4.25. ự báo sản lượng khai thác các phương án đến n m 2030
23

Độ ngập nước, %

Thời gian, năm

Hình 4.26. ự báo đ ngập nước của các phương án bơm p


Phương án bơm ép khí được làm giàu với lưu lượng 10 triệu bộ
khối/ngày có hiệu quả thu hồi dầu cao hơn 3% so với phương án bơm ép khí
nghèo với c ng lưu lượng 10 triệu bộ khối/ngày.

KẾT LUẬN K ẾN NG Ị
1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, các kết quả thí nghiệm, các kết quả
đánh giá dựa trên mô hình mô phỏng mỏ của luận án “Nghiên cứu các giải
pháp hợp lý để tận thu d u trong cát kết Mioxen h , m B ch ổ”, tác
giả đã rút ra một số kết luận quan trọng sau:
1. Áp suất trộn lẫn tối thiểu (MMP) của dầu vỉa với khí đồng hành
của tầng cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ là 350 bar. Để giảm áp
suất trộn lẫn tối thiểu có thể trộn lẫn khí đồng hành với LPG, khí
thấp áp hay condensate. MMP sẽ đạt được đúng bằng áp suất vỉa
hiện tại là 255 bar khi trộn lẫn 40% khí thấp áp (khí tách bậc 2 tại
mỏ) với 60% khí đồng hành. Nếu khí đồng hành được làm giàu
bằng LPG với các tỷ lệ pha trộn lần lượt là: 5, 10, 20, 30 và 40%
mol thì MMP có thể giảm xuống tương ứng là 315 bar, 291 bar,
238 bar, 185 bar và 140 bar.
2. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng bơm ép WAG trước bơm ép
nước có thể thu hồi khoảng 70,5-80,2% lượng dầu trong mẫu, trong
khi đó bơm ép nước chỉ đạt hiệu quả thu hồi khoảng 55,5-60,5%.
Bơm ép WAG tại thời điểm sau bơm ép nước sẽ tận thu thêm được
từ 15,9-17,8%.
3. Hệ thống thiết bị và sơ đồ công nghệ khai thác hiện nay của mỏ
Bạch Hổ ph hợp với công nghệ bơm ép WAG. Việc đảm bảo
nguồn khí và condensate cho bơm ép là hoàn toàn khả thi vì khả
năng tự cung cấp khí của toàn mỏ Bạch Hổ và hệ thống tuyến ống
24

khí sẵn có nối với các mỏ lân cận khác như mỏ ư Tử Đen, ư Tử
Trắng, Rồng, Rạng Đông, Cá Ngừ Vàng…
4. Theo dự báo kết quả chạy mô phỏng từ nay đến cuối đời mỏ
(2030), các phương án bơm ép WAG cho mô hình Mioxen Bắc đã
chứng tỏ được hiệu quả thu hồi dầu cao hơn h n so với bơm ép
nước. Hệ số thu hồi dầu bằng phương pháp bơm ép WAG tăng
thêm từ 2-10% và độ ngập nước giảm từ 90-45% so với phương
pháp bơm ép nước trong giai đoạn khái thác thứ cấp.
2. K ẾN NG Ị
Với những kết quả nghiên cứu như đã trình bày ở trên, để áp dụng thành
công phương án bơm ép khí nước luân phiên tại tầng Mioxen hạ, mỏ Bạch
Hổ tác giả xin kiến nghị như sau:
1. Để có thể triển khai áp dụng phương pháp bơm ép WAG rộng rãi
trên toàn mỏ thì cần thiết phải tiến hành bơm ép thử nghiệm tại mỏ
trên quy mô nhỏ (pilot test) để đánh giá chính xác hiệu quả của giải
pháp và tránh được các rủi ro cả về mặt kinh tế và kỹ thuật.
2. Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, lưu lượng bơm ép, tỷ lệ pha trộn
condensate để làm giàu khí, cách thức kiểm soát và điều chỉnh chế
độ bơm ép nhằm tối ưu hóa chu kỳ bơm ép WAG.
3. Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà thầu, các Công ty
dầu khí nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đầu tư nghiên cứu
và triển khai bơm ép thử nghiệm hoặc có các quy định cụ thể đối
với các Hợp đồng Dầu khí để các nhà thầu, Công ty dầu khí có
trách nhiệm nghiên cứu tăng cường và tận thu nguồn tài nguyên
quý giá này.
4. Nếu việc nghiên cứu bơm ép WAG thử nghiệm tại tầng chứa cát
kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ thành công, kết quả nghiên cứu có thể
chia sẻ áp dụng cho các đối tượng, mỏ có đặc điểm và điều kiện
tương tự
Trên cơ sở thực trạng công nghệ thiết bị khai thác và tính chất vỉa, chất
lưu của tầng chứa cát kết Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ thì việc áp dụng phương
pháp bơm ép WAG nhằm nâng cao thu hồi dầu là giải pháp ph hợp và khả
thi nhất trong giai đoạn hiện nay.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Hữu Trung, Phạm Đức Thắng, Hồ Anh Phong (2003), Bọc
cách nhiệt ống dẫn dầu dưới biển cho mỏ Bạch Hổ bằng Polyurethan,
Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa hoc-Công nghệ, Viện Dầu khí 25
năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội, tr. 671-676.
2. Pham Duc Thang and Pham Huy Giao (2005), A study on Polymer
injection as a possible EOR method for the fractured basement of the
White Tiger field, southern offshore of Vietnam, Proceedings of the
International Workshop Hanoi Geoengineering 2005, Vietnam National
University Publishing House, Hanoi, Vietnam, pp. 340-350.
3. Phạm Đức Thắng, Nguyễn Hữu Trung (2008), Các giải pháp khai thác
tận thu đối tượng cát kết Mioxen hạ, Oligoxen mỏ Bạch Hổ, Tuyển tập
báo cáo Hội nghị Khoa học-Công nghệ, Viện Dầu Khí Việt Nam 30
năm Phát triển và Hội nhập, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội, tr. 634-642.
4. Phạm Đức Thắng, Nguyễn Văn Minh, Trần Đình Kiên (2010), Phân
tích đặc trưng khai thác tầng Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ, Tạp chí khoa
học Đại học Mỏ- Địa Chất, Hà Nội, số 31, 7/2010, tr. 12-22.
5. Phạm Đức Thắng, Nguyễn Văn Minh, Hoàng Linh Lan (2011), Đặc
trưng năng lượng vỉa và khai thác đối tượng Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ,
Tạp chí Dầu khí, Số 8-2011, Tr. 35-44.
6. Pham Duc Thang, Nguyen Van Minh, Cao Ngoc Lam, Tran Dinh Kien
(2012), A study on model and production forecast for Miocene
formation, Bach Ho field, International Conference Petroleum
Technology and Human Resources - 2012, Hanoi University of Mining
and Geology, Ha Noi, pp. 57-58.
7. Phạm Đức Thắng, Nguyễn Văn Minh, Trần Đình Kiên, Cao Ngọc Lâm,
Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Linh Lan (2013),
Nghiên cứu giải pháp gia tăng thu hồi dầu bằng bơm ép khí nước luân
phiên (WAG) cho Mioxen hạ, Bạch Hổ, Tạp chí khoa học Đại học Mỏ-
Địa Chất, Hà Nội, số 42, tháng 4/2013, tr 14-21.
8. Phạm Đức Thắng, Nguyễn Văn Minh, Trần Đình Kiên, Cao Ngọc Lâm,
Nguyễn Thế Vinh, Hoàng Linh Lan (2013), Xây dựng mô hình mô
phỏng cho đối tượng Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ và các dự báo khai thác,
Tạp chí khoa học Đại học Mỏ- Địa Chất, Hà Nội, số 43, tr 14-21, 2013.

You might also like