You are on page 1of 6

BÀI 3 : ANĐEHIT - AXIT CACBOXYLIC

I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của ba chất sau:

Chất A, B, C lần lượt là:


A. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH B. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
C. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH. D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
Câu 2: Trước đây người ta hay sử dụng chất này để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên
hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là
A. axeton. B. fomon.
C. axetanđehit (hay anđehit axetic). D. băng phiến.
Câu 3: Axit fomic không phản ứng với chất nào trong các chất sau?
A. C6H5OH. B. Na. C. Mg. D. CuO.
Câu 4: Dung dịch nào sau đây dùng để ngâm xác động vật?
A. HCHO. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. CH3OH.
Câu 5: Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là
A. HCOOH. B. CH3-COOH.
C. HOOC-COOH. D. CH3-CH(OH)-COOH.
Câu 6: Axit acrylic không phản ứng với chất nào sau đây?
A. CaCO3.. B. HCl. C. NaCl. . D. Br2..
Câu 7: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3NH2.
Câu 8: Chất nào không thể điều chế trực tiếp từ CH3CHO?
A. C2H2. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. CH3COONH4.
Câu 9: Khi bị ong đốt, để giảm đau, giảm sưng, kinh nghiệm dân gian thường dùng chất nào sau đây để bôi trực tiếp
lên vết thương?
A. nước vôi. B. nước muối. C. Cồn. D. giấm.
Câu 10: Formalin là dung dịch chứa khoảng 40%
A. fomanđehit. B. anđehit axetic. C. benzanđehit. D. axeton.
Câu 11: Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là
A. etanol. B. etan. C. axetilen. D. etilen.
Câu 12: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn. B. Nước vôi. C. Muối ăn. D. Cồn 70o.
Câu 13: Trong công nghiệp phương pháp hiện đại nhất dùng để điều chế axit axetic đi từ chất nào sau đây?
A. Etanol. B. Anđehit axetic. C. Butan. D. Metanol.
Câu 14: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric… gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm
món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu?
A. Nước vôi trong. B. Giấm ăn. C. Phèn chua. D. Muối ăn.

1
Câu 15: X có công thức phân tử là C3H6O2. X phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3 nhưng không phản ứng
với dung dịch NaOH. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3CH2COOH. D. HOCH2CH2CHO.
Câu 16: Dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với Na và NaOH
A. phenol, etyl axetat, o- crezol. B. axit axetic, phenol, etyl axetat.
C. axit axetic, phenol, o-crezol. D. axit axetic, phenol, ancol etylic.
Câu 17: Cho 4 chất: X (C2H5OH); Y (CH3CHO); Z (HCOOH); G (CH3COOH). Nhiệt độ sôi được sắp xếp theo thứ
tự tăng dần là
A. Y < X < Z < G. B. Z < X < G < Y. C. X < Y< Z < G. D. Y < X < G < Z.
Câu 18: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất C2H5OH, C6H5OH, H2O, HCOOH, CH3COOH
tăng dần theo thứ tự:
A. H2O < C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH < HCOOH.
B. CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH < H2O.
C. C2H5OH < H2O < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH.
D. C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH.
Câu 19: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tao ra CO2. Y tác dụng với dung
dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. Công thức cấu tạo thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là:
A. CH2=CHCOOH, OHC-CH2-CHO. B. CH3CH2COOH, HCOOCH2CH3.
C. HCOOCH=CH2, CH3COOCH3. D. HCOOCH=CH2, CH3CH2COOH.
Câu 20: Anđehit X no, mạch hở có công thức đơn giản là C2H3O. Số đồng phân X là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 21: Công thức chung của axit no, hai chức, mạch hở là
A. CnH2n-2O4 với n nguyên dương, n ≥ 3. B. CnH2nO4 với n nguyên dương, n ≥ 2.
C. CnH2n-2O4 với n nguyên dương, n ≥ 2. D. CnH2n+2O4 với n nguyên dương, n ≥ 2.
Câu 22: Axit cacboxylic X mạch hở, chứa hai liên kết p trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 (dư) sinh ra khí
CO2 có số mol bằng số mol X phản ứng. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
A. CnH2n(COOH)2 (n ³ 0). B. CnH2n+1COOH (n ³ 0).
C. CnH2n -1COOH (n ³ 2). D. CnH2n -2 (COOH)2 (n ³ 2).
Câu 23: Axit acrylic có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na, H2 (xt: Ni,to), dd Br2, dd NH3, dd NaHCO3, CH3OH (xt: H2SO4 đặc).
B. Cu, H2 (xt: Ni,to), dd Cl2, dd NH3, dd NaCl, CH3OH (H2SO4 đặc).
C. Cu, H2, dd Br2, dd NH3, dd Na2SO4, CH3OH (H2SO4 đặc).
D. Na, Cu, dd Br2, dd NH3, dd NaHCO3, CH3OH (H2SO4 đặc).
Câu 24: Điều nào sau đây là chưa chính xác?
A. Công thức tổng quát của một anđehit no, mạch hở bất kỳ là CnH2n+2–2kOk (k: số nhóm –CHO).
B. Một anđehit đơn chức mạch hở bất kỳ, cháy cho số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 phải là một anđehit chưa
no.
C. Bất cứ một anđehit đơn chức nào khi tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 cũng tạo ra số mol Ag
gấp đôi số mol anđehit đã dùng.
D. Một ankanal bất kỳ cháy cho số mol H2O luôn bằng số mol CO2.
Câu 25: Cho anđehit X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (to) thu được muối Y. Biết muối Y vừa
có phản ứng tạo khí với dung dịch NaOH, vừa có phản ứng tạo khí với dung dịch HCl. Công thức của X là
A. CH3CHO. B. HCHO. C. (CHO)2. D. CH2=CH-CHO.
Câu 26: Ba chất hữu cơ có cùng chức có công thức phân tử lần lượt là: CH2O2, C2H4O2, C3H6O2. Cả ba chất này
không đồng thời tác dụng với
A. NaHCO3. B. C2H5OH. C. AgNO3/NH3. D. C2H5ONa.
Câu 27: Hợp chất X no, mạch hở, chứa 2 loại nhóm chức đều có khả năng tác dụng với Na giải phóng H2, X có công
thức phân tử là (C2H3O3)n (n nguyên dương). Phát biểu không đúng về X là

2
A. Trong X có 3 nhóm hiđroxyl.
B. n = 2.
C. Có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện của X.
D. Khi cho Na2CO3 vào dung dịch X dư thì phản ứng xảy ra theo tỉ lệ mol là 1 : 1.
Câu 28: Cho các chất sau: dung dịch KMnO4, O2/Mn2+, H2/Ni, to, AgNO3/NH3. Số chất có khả năng phản ứng được
với CH3CHO là:
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 29: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH; CH3COOH; HCl; C6H5OH. Giá trị pH của
các dung dịch trên cùng nồng độ 0,01M, ở 25oC đo được như sau:
Chất X Y Z T
pH 6,48 3,22 2,00 3,45
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Y tạo kết tủa trắng với nước brom. B. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic.
C. T có thể cho phản ứng tráng gương. D. Z tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3.
Câu 30: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, HCOOCH3, C2H5COOH, HCOOH và giá
trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:
Chất X Y Z T
Nhiệt độ sôi (°C) 100,5 118,0 31,8 144,0
Chất phản ứng với NaHCO3 giải phóng khí và phản ứng với AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa trắng bạc là
A. X. B. Y. C. Z. D. T.

II. BÀI TẬP


● Mức độ vận dụng
Câu 1: Cho 1,2 gam một axit cacboxylic đơn chức X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được 1,64 gam
muối. X là
A. HCOOH. B. CH2 = CHCOOH. C. C6H5COOH. D. CH3COOH.
Câu 2: Cho 3,3 gam anđehit fomic phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư), thu được m gam kim loại Ag. Giá trị
của m là
A. 21,16. B. 47,52. C. 43,20. D. 23,76.
Câu 3: Đun nóng 24 gam axit axetic với 23 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất
của phản ứng este hóa là
A. 44%. B. 75%. C. 55%. D. 60%.
Câu 4: Cho m gam anđehit X tác dụng với AgNO3 dư, trong NH3 đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung
dịch Y và 86,4 gam Ag. Giá trị nhỏ nhất của m là
A. 6. B. 3. C. 12. D. 17,6.
Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit no, đơn chức. Lấy 0,25 mol X cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư,
thu được 86,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 76,1 gam. Công thức của hai anđehit là
A. HCHO và C2H5CHO. B. CH3CHO và C2H5CHO.
C. HCHO và CH3CHO. D. CH3CHO và C3H7CHO.
Câu 6: Cho m gam một axit cacboxylic X tác dụng với NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cũng m
gam axit trên tác dụng với Ca(OH)2 dư, thu được 9,1 gam muối. Tên của X là
A. axit malonic. B. axit axetic. C. axit oxalic. D. axit acrylic.
Câu 7: Chia 11,52 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và ancol etylic thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng
với Na dư, thu được 1,232 lít H2 (đktc). Đun phần hai với H2SO4 đặc, thu được m gam este với hiệu suất 80%. Giá
trị của m là
A. 3,520. B. 4,400. C. 4,224. D. 5,280.
Câu 8: Một hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam X rồi
thêm vào đó 75 ml dung dịch NaOH 0,2M, sau đó phải dùng hết 25 ml dung dịch HCl 0,2M để trung hòa kiềm dư,

3
thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y đến khối lượng không đổi, thu được 1,0425 gam muối khan. Phần trăm
số mol của axit có khối lượng phân tử bé hơn trong hỗn hợp trên là
A. 43,39%. B. 50%. C. 46,61%. D. 40%.
Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH, thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch Ca(OH)2, thu được b
gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là
A. 3m = 11b-10a. B. 9m = 20a-11b. C. 3m = 22b-19a. D. 8m = 19a-1b.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit đơn chức, không no (có một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon), mạch
hở cần V lít (đktc) khí oxi. Sau phản ứng thu được 6,72 lít ( đktc) khí CO2 và a gam nước. Giá trị của V và a lần lượt
là:
A. 8,96 và 1,8. B. 6,72 và 3,6. C. 6,72 và 1,8.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,92 gam X tác
dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung
dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là
A. anđehit axetic. B. anđehit butiric. C. anđehit propionic. D. anđehit acrylic.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm anđehit fomic, anđehit oxalic, axit axetic, etylen glicol, glixerol. Lấy 4,52 gam X đốt cháy
hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H2SO4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy
bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,76. B. 17,73. C. 23,64. D. 19,70.
Câu 13: Khi đun nóng 25,8 gam hỗn hợp ancol etylic và axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được 14,08 gam
este. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp ban đầu đó thu được 23,4 gam nước. Hiệu suất của phản ứng este hóa

A. 70%. B. 80%. C. 75%. D. 85%.
Câu 14: Thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần dùng để phản ứng hết với dung dịch chứa 0,1 mol CH3COOH và 0,1
mol C6H5OH (phenol) là
A. 100 ml. B. 400 ml. C. 300 ml. D. 200 ml.
Câu 15: Cho 9,2 gam axit fomic phản ứng với NaOH dư. Khối lượng muối khan thu được là
A. 13,6 gam. B. 6,8 gam. C. 9,2 gam. D. 10,2 gam.
Câu 16: Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm ancol etylic, axit fomic và etylen glicol tác dụng với kim loại Na (dư), thu được
0,3 mol khí H2. Khối lượng của etylen glicol trong hỗn hợp là
A. 6,2 gam. B. 15,4 gam. C. 12,4 gam. D. 9,2 gam.

● Mức độ vận dụng cao


Câu 17: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức
trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào
dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là
A. 1,24. B. 2,98. C. 1,22. D. 1,50.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm 2 anđehit no, mạch hở có khối lượng phân tử bằng nhau, trong phân tử chứa không quá 2
nhóm chức. Cho 10,44 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 52,92 gam
Ag. Biết thể tích hơi của 10,44 gam X nhỏ hơn thể tích của 4,8 gam oxi đo cùng đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp
suất. Một anđehit trong X có công thức là
A. C3H6O. B. C4H8O. C. C5H10O. D. CH2O.
Câu 19: Oxi hoá 46,08 gam ancol đơn chức (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành ba phần bằng
nhau:
- Phần 1 tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch KOH 1,0 M.
- Phần 2 tác dụng với Na dư thu được 7,168 lít H2 (đktc).
- Phần 3 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag.
Biết hiệu suất phản ứng oxi hoá ancol là 75%.

4
Giá trị của m là
A. 86,4. B. 77,76. C. 120,96. D. 43,20.
Câu 20: Oxi hóa 4,16 gam ancol đơn chức X bằng O2 (xúc tác thích hợp), thu được 7,36 gam hỗn hợp sản phẩm Y
gồm ancol dư, anđehit, axit và nước. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 2,464 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho Y tác
dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 dư đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m

A. 8,64. B. 56,16. C. 28,08. D. 19.44.
Câu 21: Chia 20,8 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 108 gam Ag.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ).
Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y bằng
50%.
Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng
A. 40%. B. 60%. C. 30%. D. 50%.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm 2 ancol CH3OH, C2H5OH có cùng số mol và 2 axit C2H5COOH và HOOC[CH2]4COOH.
Đốt cháy hoàn toàn 1,86 gam X cần dùng vừa đủ 10,08 lít không khí (đktc, 20% O2 và 80% N2 theo thể tích) thu
được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối
lượng dung dịch giảm m gam. m gần nhất với giá trị
A. 2,75. B. 4,25. C. 2,25. D. 3,75.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 26,72 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó
số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung
dịch chứa 0,76 mol Ba(OH)2, thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 26,72
gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch
thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần giá trị nào nhất ?
A. 30,1. B. 35,6. C. 24,7. D. 28,9.
Câu 24: Hỗn hợp E gồm X là một axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh và Y là một ancol hai chức
mạch hở (trong đó số mol X nhỏ hơn số mol Y). Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp E thu được 5,5 gam CO2 và
2,34 gam H2O. Mặt khác, khi cho cùng một lượng E trên phản ứng với Na dư thì thu được 784 ml khí H2 (đktc). Z
được tạo thành khi este hoá hỗn hợp E, biết Z có cấu tạo mạch hở và có một nhóm chức este. Số đồng phân cấu tạo
có thể có của Z là
A. 6. B. 8. C. 7. D. 9.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon
trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 51,24 gam X, thu được 101,64 gam CO2. Đun nóng 51,24 gam X với xúc tác
H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa bằng 60%). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 25,5. B. 28,5. C. 41,8. D. 47,6.
Câu 26: Hỗn hợp M gồm CH3CH2OH, CH2=CHCH2OH, CH3COOH, CH2=CHCOOH, HCOOCH3. Đốt cháy hoàn
toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Mặt khác, cho m gam M trên
tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x%. Giá trị của x là
A. 68,40. B. 17,10. C. 34,20. D. 8,55.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 17,6 gam hợp chất hữu cơ X mạch hở, cần dùng vừa đủ 16,8 lít O2 (đktc), thu được CO2
và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 6. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, X phản
ứng hết với lượng dư dung dịch NaOH chỉ sinh ra một muối của axit no, mạch hở và một ancol có công thức phân
tử C3H7OH. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 8. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 28: Hỗn hợp X gồm C2H5OH, HCHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOC2H3, CH2OHCH(OH)CHO và
CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dung vừa đủ 12,04 lít O2 (đktc), thu được CO2 và 9 gam
H2O. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CH3COOC2H3 trong X là
A. 15,58%. B. 12,46%. C. 31,16%. D. 24,92%.
Câu 29: Ba chất hữu cơ bền X, Y, Z chứa C, H, O có phân tử khối lập thành một cấp số cộng. Khi đốt cháy một
lượng với tỉ lệ bất kỳ của X, Y, Z đều thu được khối lượng CO2 gấp 44/9 lần khối lượng H2O. X và Y tác dụng với
Na với tỉ lệ mol tương ứng là 1:1 và 1:2. Cho 0,12 mol hỗn hợp cùng số mol của X, Y, Z tác dụng với lượng dư dung

5
dịch AgNO3 trong NH3, sau các phản ứng hoàn toàn đều tạo ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất T trong dung dịch.
Khối lượng của T có thể là
A. 18,44 gam. B. 14,88 gam. C. 16,66 gam. D. 8,76 gam.
Câu 30: Hỗn hợp A gồm hai hợp chất hữu cơ X và Y mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon; thành phần
chỉ gồm C, H và O (MX > MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol A, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch gồm 0,3
mol Ba(OH)2 và 0,1 mol KOH, sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 0,34 mol A vào dung
dịch chứa 0,35 mol KOH đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch không còn bazơ. Tỉ khối của X so với Y nhận
giá trị nào dưới đây?
A. 1,438. B. 2,813. C. 2,045. D. 1,956.

CÂU CHUYỆN VỀ CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi
thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau.
Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn.
Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì mạnh dạn hỏi người thợ làm bút rằng nó và
anh em của nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.
Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:
Có 5 điều con và các anh em của con nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu con nhớ và làm được thì con sẽ
trở thành cây bút chì tốt nhất.
Thứ nhất: Con có thể làm được những điều kỳ diệu nhất nếu con nằm trong bàn tay một người nào đó và
giúp họ làm việc.
Thứ hai: Con sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải trải qua như thế con mới trở nên tốt hơn và
có thể tiếp tục cuộc sống của mình.
Thứ ba: Nếu con viết sai một lỗi, con hãy nhớ sửa lại.
Thứ tư: Điều quan trọng nhất đối với con và những người dùng con không phải là nước sơn bên ngoài con
mà là những gì bên trong con đấy.
Và cuối cùng, trong bất cứ trường hợp nào, con cũng phải tiếp tục viết.
Đó là cuộc sống của con. Cho dù con gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng,
viết để để lại những dấu ấn của mình.
(SƯU TẦM)

You might also like