You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - HÓA HỌC 11

A. PHẦN I – TRẮC NGHIỆM.


Câu 1: Hòa tan 0,04 gam NaOH vào nước để được 1 lít dung dịch. pH của dung dịch axit này là
A. 11. B. 3. C. 4. D. 12.
Câu 2: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO 4, HCl là
A. BaCl2. B. (NH4)2CO3. C. NH4Cl. D. BaCO3.
Câu 3: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong cùng 1 dung dịch?
A. HCl và AgNO3. B. KCl và NaNO3. C. NaHCO3 và NaOH. D. KOH và HCl.
Câu 4: Dung dịch Ba(OH)2 0,0005M và dung dịch HNO3 0,0001M có pH lần lượt là
A. 11 và 4. B. 4 và 3. C. 4 và 11. D. 3 và 4.
Câu 5: Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản
ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 6: Các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Ca2+ ; Cl- ; Fe2+ ; Na+ ; NO3-. B. Cu2+ ; Cl- ; Na+ ; OH- ; NO3-.
2+ + + - -
C. Fe ; NH4 ; K ;OH ;NO3 . D. NH4+ ; CO32- ; HCO3- ; OH- ; Al3+.
Câu 7: Dung dịch A gồm 5 ion: Mg2+; Ba2+; Ca2+; 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào
dung dịch A đến khi lượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch K2CO3 cho vào là
A. 150 ml. B. 250 ml. C. 300 ml. D. 200 ml.
Câu 8: Dãy các chất nào cho dưới đây gồm toàn các chất điện li mạnh:
A. H2S, H2SO4, Fe(OH)3, CH3COOH, H3PO4. B. NaOH, H2SO4, KCl, CuCl2, CH3COOH.
C. H2SiO3, H3PO4, H2SO4, KOH, LiOH. D. HCl, HI, CuSO4, Ba(OH)2, AgNO3.
Câu 9: Thuốc thử cần dùng để phân biệt dung dịch HCl và dd H2SO4 là
A. Quỳ tím. B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch phenolphtalein. D. Dung dịch BaCl2.
+ -
Câu 10: Phương trình ion thu gọn H + OH  H2O biễu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây?
A. 2HCl + Cu(OH)2  CuCl2 + H2O. B. HCl + NaOH  NaCl + H2O.
C. NaOH + NaHCO3  Na2CO3 + H2O. D. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl.
Câu 11: Một dd X chứa 0,2 mol Al3+; a mol SO42-; 0,25 mol Mg2+; và 0,5 mol Cl-. Cô cạn dd X thu được m gam muối
khan. Hỏi m có giá trị bao nhiêu?
A. 43,55 gam. B. 25,57 gam. C. 57,95 gam. D. 86,75 gam.
Câu 12: Tính chất hóa học của NH3 là
A. tính bazơ yếu, tính oxi hóa. B. tính bazơ mạnh, tính khử.
C. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa. D. tính khử, tính bazơ yếu.
o
Câu 13: Ở 3000 C (hoặc có tia lửa điện) N2 hóa hợp với O2 theo phương trình phản ứng nào sau đây?
A. 4N2 + O2  2N2O. B. N2 + 2O2  2NO2. C. 4N2 + 3O2  2N2O. D. N2 + O2  2NO.
Câu 14: Công thức hóa học của magie photphua là
A. Mg3P2. B. Mg2P2O7. C. Mg2P3. D. Mg3(PO4)2.
Câu 15: Thêm 8,4 gam KOH vào dung dịch chứa 9,8 gam H 3PO4 thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được
bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 15,50 gam. B. 13,95 gam. C. 16,64 gam. D. 15,80 gam.
Câu 16: Khi nhiệt phân muối amoni nitrit thu được?
A. NO. B. N2. C. N2O. D. NO2.
Câu 17: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là
A. Cu(NO2)2, NO2, O2. B. CuO, NO2, O2. C. Cu(NO2)2, NO2. D. Cu, NO2, O2.
Câu 18: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
A. Fe2O3, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2. C. FeO, NO2, O2. D. Fe, NO2, O2.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm bột Zn và CuO trong 28 ml dung dịch HNO 3 (vừa đủ) thu được
2,688 lít (đktc) khí màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất). Nồng độ mol/l dung dịch HNO3 đã dùng là
A. 1M. B. 10M. C. 5M. D. 8M.

1
Câu 20: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm:
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh. C. không đổi màu. D. mất màu.
Câu 21: Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành màu
A. trắng sữa. B. đen sẫm. C. vàng. D. nâu.
Câu 22: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất
A. H3PO4, KH2PO4. B. K3PO4, K2HPO4. C. K3PO4, KOH. D. K2HPO4, KH2PO4.
Câu 23: Hòa tan 32 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO 3 1M (dư), thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối
lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là
A. 6,4 gam. B. 3,2 gam. C. 12,8 gam. D. 5,6 gam.
Câu 24: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:
A. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2. B. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + CO2.
C. SiO2 + Mg → 2MgO + Si. D. SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O.
Câu 25: Trong phòng thí nghiệm khí CO2 được điều chế bằng cách
A. Nung đá vôi (CaCO3). B. Cho CaCO3 tác dụng HCl.
C. Cho C tác dụng O2. D. Nung bột nở (NH4HCO3).
Câu 26: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá
trị của m là
A. 29,55. B. 19,70. C. 9,85. D. 39,40.
Câu 27: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH) 2
0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,182. B. 3,940. C. 1,970. D. 2,364.
Câu 28: Khử hoàn toàn 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí CO thấy thoát ra 2,2 gam CO2. Khối lượng kim loại
thu được là
A. 2,6 gam. B. 1,2 gam. C. 2,4 gam. D. 1,6 gam.
Câu 29: Sục từ từ CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa trắng tạo thành. B. không có kết tủa.
C. có kết tủa trắng sau đó tan. D. CO2 không tan thoát ra ngoài.
Câu 30: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp rắn: MgO, CuO, Al2O3, Fe3O4 khi đun nóng thì chất rắn còn lại trong bình là
A. MgO, Cu, Fe, Al2O3. B. MgO, CuO, Fe3O4. C. MgO, Al, Cu, Fe. D. Mg, Cu, Al, Fe.
Câu 31: Để phân biệt khí CO và khí CO2 thì thuốc thử nên dùng là
A. Nước brom. B. Dung dịch phenolphtalein.
C. Giấy quỳ tím ẩm. D. Dung dịch Ca(OH)2.
Câu 32: Cho a gam hỗn hợp Si và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy giải phóng 11,2 lít H 2 (đktc). Nếu
cũng cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của a là
A. 13,7. B. 11,0. C. 10,9. D. 8,2.
+ 2-
Câu 33: Phương trình ion rút gọn: 2H + SiO3  H2SiO3 ứng với phản ứng của các chất nào sau đây?
A. Axit clohiđric và canxi silicat. B. Axit clohiđric và natri silicat.
C. Axit cacbonic và natri silicat. D. Axit cacboxilic và canxi silicat.
Câu 34: Phản ứng dùng để sản xuất silic trong công nghiệp là
A. SiO2 + 2C �� to to
� Si + 2CO. B. SiO2 + 2Mg �� � Si + 2MgO.
o o
C. SiCl4 + 2Zn �� t
� 2ZnCl2 + Si. D. SiH4 �� t
� Si + 2H2.
Câu 35: Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon. Kim cương rất cứng trong khi than chì thì
mềm. Điều này là do:
A. Kim cương có liên kết cộng hoá trị bền, than chì thì không có liên kết cộng hóa trị.
B. Kim cương và than chì có tính chất hóa học khác nhau.
C. Kim cương có cấu trúc tinh thể dạng tứ diện đều, than chì có cấu trúc lớp.
D. Kim cương có trong tự nhiên còn than chì không có trong tự nhiên.

2
Câu 36: Kết luận nào sau đây đúng ?
A. Nhiều chất khác nhau có công thức đơn giản nhất giống nhau.
B. Các chất khác nhau có thể khác nhau về công thức đơn giản nhất nhưng sẽ có công thức phân tử giống nhau.
C. Các chất có cùng công thức đơn giản nhất sẽ có cùng công thức phân tử.
D. Các chất đồng phân của nhau sẽ có công thức đơn giản nhất khác nhau.
Câu 37: Đồng phân là hiện tượng
A. các hợp chất có tính chất hóa học tương tự nhau nhưng phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH 2.
B. các hợp chất có chứa cùng một loại nhóm chức.
C. các hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
D. các hợp chất có công thức cấu tạo khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
Câu 38: Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ ?
A. Không bền ở nhiệt độ cao.
B. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
C. Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Khả năng phản ứng hóa học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Công thức phân tử cũng cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
B. Công thức đơn giản nhất cho biết số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. Nhiều hợp chất có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử.
D. Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.
Câu 40: Hai chất CH3COOH và CH2=CHCH2COOH giống nhau về
A. loại nhóm chức. B. công thức cấu tạo. C. công thức phân tử. D. loại liên kết hóa học.
Câu 41: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều
nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng
A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối.
Câu 42: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
B. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết ion.
C. Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng công thức phân tử là đồng phân của nhau.
D. Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.

Câu 43: Cho các phát biểu sau:


(a) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
(b) Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
(c) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(d) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một hợp chất hữu cơ chỉ thu được CO 2 và H2O. Dẫn sản phẩm cháy qua bình 1
đựng CuSO4 khan, bình 2 đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng 1 bình tăng 3,6 gam, ở bình 2 có 20 gam kết tủa.
Công thức đơn giản nhất của chất hữu cơ là

A. CH2. B. C2H4O. C. CH2O. D. C3H8O.


Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam hiđrocacbon A. Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào nước vôi trong được 20g kết tủa
và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại có 6 gam kết tủa nữa. A có công thức phân tử là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H4. D. C7H12.

Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 g CO 2; 1,215g H2O và 168ml N2 (đktc). Tỉ
khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là
A. C7H9N. B. C6H7N. C. C5H5N. D. C6H9N.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH) 2 (dư)
tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH) 2 ban đầu.
Công thức phân tử của X là
A. C3H6. B. C2H6. C. C3H8. D. C3H4.

3
B. PHẦN II – TỰ LUẬN.
Câu 1: Viết PT phân tử và PT ion rút gọn của các cặp phản ứng có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
a. Na2CO3 + HCl. b. (NH4)2SO4 + NaOH. c. Na3PO4 + CaCl2.
d. HNO3 + Ba(OH)2. e. CH3COOH + NaOH. f. NaHCO3 + HCl.
g. H2SO4 + BaCl2. h. Cu + HNO3 (l). i. H2S + CuCl2.
k. KHSO4 + KOH. m. dd AlCl3 + dd NaOH (dư). n. dd Na2CO3 + dd BaCl2.
Câu 2: Hòa tan 22,4 gam hỗn hợp X (gồm Fe và CuO) bằng V lít dung dịch HNO3 1M dư thu được dung dịch Y và
2,24 lít NO (đktc). Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa.
a. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X ?
b. Tính thể tích (V) của dung dịch HNO3 đã tham gia phản ứng ?
c. Nhiệt phân hoàn toàn m gam kết tủa trên tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng ?
Câu 3: Cho 1,93 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng với V ml dung dịch HNO 3 2M thu được 0,448 lít khí (đktc)
không màu hóa nâu đỏ trong không khí. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và thể tích dung
dịch HNO3 đã dùng.
Câu 4: Cho 17,7 gam hỗn hợp ZnO và Cu vào dung dịch HNO 3 loãng vừa đủ, thu được dung dịch X và 2,24 lít khí NO
(sản phẩm khử duy nhất ở đktc).
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Cô cạn toàn bộ dung dịch X rồi đem nhiệt phân. Tính khối lượng chất rắn Y thu được. (Giả thiết phản ứng xảy ra
hoàn toàn).

Câu 5: Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng V lít dung dịch HNO 3 vừa đủ thu được dung dịch B và
0,896 lít hỗn hợp khí ( đktc ) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19.
a. Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A?
b. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng?
c. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H 2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí
NO (đktc) thoát ra. Tính V?
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 18,4 g hỗn hợp hai kim loại là Fe và Cu bằng 200ml dung dịch HNO 3 loãng, vừa đủ thì thu
được 11,2 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm NO và NO2, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 21,4.
a. Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
b. Tính CM của dung dịch HNO3 đã phản ứng?
Câu 7: Cho 9,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Sau phản ứng thu được dung dịch
X và 6,72 lít (đktc) khí không màu hóa nâu ngoài không khí. Cô cạn dung dịch X được m gam muối khan.
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?
b. Tính giá trị m?
Câu 8: Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm Fe và CuO tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nóng dư. Sau phản ứng thu được
dung dịch X và 6,72 lít khí màu nâu (đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b. Tính khối lượng muối trong dung dịch X thu được sau phản ứng.
c. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng?
Câu 9: Cho 12,9 gam hỗn hợp X gồm Al 2O3 và Al tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư. Sau phản ứng thu được
dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) khí không màu hóa nâu ngoài không khí.
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b. Tính khối lượng muối nitrat trong dung dịch Y.
c. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng?
d. Cho từ từ V lít NaOH 1M vào dung dịch Y sau phản ứng thu được 15,6 gam kết tủa, tìm V?
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 17,6 gam hợp chất hữu cơ A thu 35,2 gam CO 2 và 14,4 gam H2O. Xác định công thức
phân tử của A, biết tỉ khối hơi của A so với hiđro bằng 44.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam hợp chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 10,08 lít O 2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ còn
CO2 và H2O theo tỉ lệ 11 : 6 về khối lượng.
a. Xác định công thức đơn giản nhất của chất X.
b. Xác định công thức phân tử của X biết rằng tỉ khối hơi của X đối với C 2H6 là 2. Viết công thức cấu tạo của X.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 11,6 gam chất hữu cơ (A) thu được 13,44 lít khí CO 2 (ở đktc) và 10,8 gam H 2O. Biết tỉ
khối hơi của (A) so với O2 bằng 1,8125. Tìm công thức phân tử của (A)
Câu 13: Oxi hóa hoàn toàn 9,25 gam một hợp chất hữu cơ A bằng một lượng khí oxi vừa đủ thu được hỗn hợp sản
phẩm khí và hơi. Dẫn toàn bộ hỗn hợp cháy qua bình 1 đựng CaCl 2 khan, bình 2 đựng Ca(OH) 2 lấy dư thấy khối lượng

4
bình 1 tăng 11,25 gam và khối lượng bình 2 tăng 22 gam. Biết trong cùng điều kiện, 11,1 gam chất A chiếm thể tích
bằng thể tích của 4,8 gam khí oxi. Xác định CTPT của A.

You might also like