You are on page 1of 2

Đỗ Thiên Tân

1) Các loại dưỡng hộ :


 Đánh nhẵn bê tông

Mục tiêu của việc này nhằm tránh sự bốc hơi của hơi nước từ mặt phẳng ngay cả trước khi sử dụng.
Cách này được thông qua chủ yếu trong trường hợp dạng bê tông có mặt phẳng rộng như là các bản sàn
đường. Đây là điều cần thiết vào những lúc thời tiết hanh khô để bảo vệ bê tông khỏi sức nóng, tia mặt
trời và gió. Nó còn bảo vệ mặt phẳng khỏi mưa. Vào thời tiết lạnh, việc mài nhẵn giúp giữ lại nhiệt của
sự hydrat hoá xi măng vì thế ngăn chặn sự đóng băng bê tông trong điều kiệu lạnh giá. Kĩ thuật này có
thể được hình thành bằng việc sử dụng. Phương pháp này chỉ có 1 yêu cầu bị hạn chế.
 Phủ lên mặt phẳng bê tông bằng vải bao bố
Đây là phương thức dưỡng hộ được sử dụng rộng rãi, chuyên biệt cho kết cấu bê tông. Theo cách đó,
mặt phẳng bê tông bị phơi ra sẽ được ngăn chặn khỏi việc bị khô bằng việc phủ lên vải bao bố hay bao
xin măng rỗng. Việc bao phủ các mặt thằng đứng và nghiêng cần được xử lý 1 cách đúng đắn. Chúng
được làm ướt định kì. Khoảng thời gian làm ướt phụ thuộc vào tỉ lệ sự bốc hơi của nước. Nên bảo đảm
rằng mặt phẳng của bê tông không được phép bị khô ngay cả 1 thời gian ngắn trong khoảng thời gian
dưỡng hộ. Sự sắp xếp đăc biệt cho việc giữ bề mặt ướt phải được làm vào buổi tối hay các ngày lễ.
 Tưới nước
Việc tưới nước liên tục lên bề mặt bê tông cung cấp 1 kiểu dưỡng hộ hiệu quả. Nó được sử dụng phần
lớn cho dưỡng hộ các bản sàn. Bê tông nên được đặt hoàn chỉnh trước khi việc tưới bắt đầu. Vòi phun có
thể có được từ hộp nhựa khoét lỗ. Các mặt phẳng đứng và nghiêng có thể được giữ ướt liên tục bằng việc
tưới nước lên đỉnh và cho phép chảy xuống giữa khuôn và bê tông. Với phương pháp này , yêu cầu về
nguồn nước là cao hơn .
 Tạo hồ
Đây là phương pháp tốt nhất cho dưỡng hộ. Nó phù hợp cho việc dưỡng hộ bề mặt phẳng ngang như sàn
, tấm mái , mặt lát đường hay sân bay. Các mặt phẳng ngang của dầm cũng có thể được tạo thành hồ.
Sau khi đặt phần bê tông hoàn chỉnh, phần mặt phẳng bị phơi ra được đắp với vải bao bố ẩm lần đầu.
Sau 24h, vải đắp sẽ được lấy ra và các đoạn kênh nhỏ đất sét hay cát được xây lên ngang qua hay dọc
theo mặt sàn .Theo cách đó, khu vực được chia thành nhiều hình tam giác. Nước sẽ được đổ đầy giữa các
kênh. Việc bơm nước được hoàn thành 2 đến 3 ngày 1 lần, phụ thuộc vào điều kiện khí quyển. Mặc dù
phương pháp này rất hiệu quả, việc yêu cầu nguồn nước rất cao. Các đoạn kênh dễ bị vỡ và nước trào ra.
Sau khi dưỡng hộ, rất khó để dọn phần đất sét.
 Phương pháp màng ngăn
Phương pháp này là việc phủ lên các mặt phẳng bê tông ướt bằng lớp vật liệu chống thấm nước, được
giữ tiếp xúc với mặt phẳng bê tông trong 7 ngày. Màng này sẽ ngăn sự bay hơi nước từ bê tông. Màng có
thể ở dạng rắn hoặc dạng dung dịch . Phương pháp màng ko cần có sự giám sát hằng ngày. Phương pháp
có lợi thế ở những nơi mà không đủ lượng nước cần thiết cho phương pháp làm ướt khác. Phương pháp
dưỡng hộ này không hiệu quả bằng các phương pháp khác bởi tỷ lệ hydrat hoá ít hơn. Hơn nữa, cường
độ của bê tông dưỡng hộ bằng màng ngăn ít hơn cái mà được dưỡng hộ ẩm. Khi màng bị hư hỏng, bê
tông bị ảnh hưởng trầm trọng.
 Phương pháp sử dụng hơi
Dưỡng hộ bằng hơi nước nóng đôi lúc được tính tới. Với phương pháp này, sự phát triển cường độ bê
tông rất nhanh. Nó được sử dụng tốt nhất ở việc tạo bê tông đúc sẵn. Nhiệt đô quá trình bốc hơi nên
được giới hạn cao nhất là 7500C với vì với sự thiếu độ ẩm cần thiết (90%) bê tông có thể bị khô quá sớm.
Nhiệt độ hoàn toàn phải được kiểm soát để tránh sự mất đồng đều. Bê tông nên được ngăn bởi sự làm
khô hoặc lạnh nhanh , 2 lý do làm hình thành vết nứt ở bê tông.

2) Tại sao bê tông phải ngâm trong nước ?


 Phẩm chất của bê tông chỉ đạt được khi nó ninh kết trong môi trường ẩm và không có sự va chạm.Vì thế,
bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ. Bê tông dù đã se mặt, thậm chí ngoại hình có vẻ
đông cứng nhưng bên trong quá trình thủy hóa vẫn tiếp tục để đạt được cường độ bê tông tối đa. Trong
môi trường quá khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh, không còn đủ lượng nước thiết yếu cho khi thủy
hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt nẻ.

3) Internal curing (IC)


 Khái niệm ( được định nghĩa bởI ACI ) : quá trình mà sự hydrat hoá xi măng vẫn tiếp tục bởi sự sẵn có
của các phần tử nước bên trong không phải phần của dung dịch trộn. IC sử dụng cốt liệu bê tông loại nhẹ
gồm các loại đá phiến (đá phiến sét, tấm đá phiến) đã được làm ướt trước và nở phồng, đất sét và được
cho là cách thức đơn giản và thực tiễn cho việc đưa thêm nước dưỡng hộ đến khắp hỗn hợp bê tông. Nó
được hoàn thành bởi sự thay thế 1 ít cát trong hỗn hợp bằng 1 lượng tương đương cốt liệu trên. IC giúp
bê tông nhận thấy tiềm năng tối đa ở cách thức đơn giản , tiết kiệm, bền vững. IC làm gia tăng sự hydrat
hoá, giảm thiểu sự nứt gãy sớm, giảm sự xâm nhập của muối clorua và sự uốn, tăng cường độ bền ,
những tính chất mà kéo dài tuổi thọ bê tông.

4) Tiêu chuẩn dưỡng hộ bê tông ở nước ngoài khác Việt Nam


 Về nhiệt độ: nước ta là nước gần xích đạo, nhiệt độ trung bình cả nước từ 24-30oC nên lấy nhiệt độ trung
bình là 28oC. Còn ở các nước có 4 mùa, đặt biệt các nước có mùa đông thì nhiệt độ có thể dưới 0oC nên
lấy nhiệt độ thấp nhất trong điều kiện đo là 20oC. (điều kiện đo nhiệt độ là từ 20-30oC).
 Về độ ẩm: nước ta có khí hậu gió mùa nóng ẩm nhiều nhất trong năm nên độ ẩm khá lớn, trái ngược
hoàn toàn với các nước có mùa đông lạnh kèm theo độ ẩm không khí hanh khô quanh năm như nước
Anh, Đức, các nước Bắc Mỹ.

You might also like