You are on page 1of 4

Câu 1: Trình bày các công nghệ của các thế hệ di động 2G/3G/4G:

 Thế hệ 2G:
Kỹ thuật chuyển mạch kênh (circuit switching):
Trong chuyển mạch kênh hai trạm muốn trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập một
“ kênh” (circuit) cố định, kênh kết nối này được duy trì và dành riêng cho hai trạm cho tới khi cuộc truyền
tin kết thúc. Thông tin cuộc gọi là trong suốt.

 Thế hệ 2,5G:
TDMA ( Time-division multiple access): là phương pháp phân chia theo thời gian. Mỗi user sử dụng chung
một sóng mang, và trục thời gian được phân chia ra nhiều khoảng nhỏ gọi là slot.
FDMA ( Frequency-division multiple access): là phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số, chia
băng thông ra thành những băng thông con nhỏ hơn và có những khoảng bảo vệ. Mỗi user sẽ sử dụng hoàn
toàn một băng thông.

 Thế hệ 2,75G:
CDMA (Code-division multiple access): là phương pháp đa truy nhập phân chia theo mã, các user cùng
chia sẽ cùng một dải tần. Các thuê bao được tách biệt với nhau bằng mã giả ngẫu nhiên. Mã ngẩu nhiên
mang tính chất giả ngẫu nhiên nhưng có thể tái tạo ở đầu thu.

 Thế hệ 3G:
Kỹ thuật chuyển mạch gói (packet switching):
Trong chuyển mạch gói mỗi bản tin được chia thành các gói tin (packet), có khuôn dạng được quy định
trước. Trong mỗi gói cũng có chứa thông tin điều khiển: địa chỉ trạm nguồn, địa chỉ trạm đích và số thứ tự
của gói tin,… Các thông tin điều khiển được tối thiểu, chứa các thông tin mà mạng yêu cầu để có thể định
tuyến được cho các gói tin qua mạng và đưa nó tới đích. Tại mỗi node trên tuyến gói tin được nhận, nhớ và
sau đó thì chuyển tiếp cho tới chạm đích. Vì kỹ thuật chuyển mạch gói trong quá trình truyền tin có thể
được định tuyến động để truyền tin. Điều khó khăn nhất đối với chuyển mạch gói là việc tập hợp các gói
tin để tạo bản tin bản đầu đặc biệt là khi mà các gói tin được truyền theo nhiều con đường khác nhau tới
trạm đích. Chính vì lý do trên mà các gói tin cần phải được đánh dấu số thứ tự, điều này có tác dụng, chống
lặp, sửa sai và có thể truyền lại khi hiên tượng mất gói xảy ra.

 Thế hệ 4G:
OFDM (Orthogonal frequency-devision multiplexing): đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao được
xây dựng trên cơ sở nguyên lý ghép kênh phân chia theo tần số trực giao. Mỗi user sử dụng được cấp phát
một số sóng mang con (kênh tần số) trong tổng số sóng mang con khả dụng của hệ thống. Nhờ sử dụng các
sóng mang con trực giao với nhau nên mật độ phổ công suất của các kênh sóng mang con này có thể chồng
lấn lên nhau mà không gây nhiễu cho nhau.

MIMO (Multiple In, Multiple Out): là cách sử dụng nhiều ăng-ten để phát và thu nhận tín hiệu của kết nối
không dây. Nhờ đó giúp các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, laptop có thể tiếp nhận sóng wifi dễ
dàng hơn và khai thác hết công suất của Router Wifi. Hãy nói cách khác thì MIMO là một phần của công
nghệ giao tiếp không dây tùy vào số lượng ăng-ten thu phát nên cho tốc độ kết nối tương ứng.

Câu 2: Mô tả đường đi của một cuộc gọi nội và ngoại của mô hình
GSM:

 Đường đi của cuộc gọi nội mô hình GSM:

Đầu tiên MS1 bắt đầu cuộc gọi bằng việc gửi bản tin channel-request trên kênh RACH( Random access
channel). Khi nhận bản tin channel-request từ MS, BTS sẽ gửi cho BSC một bản tin channel-required thông
qua TRAU. TRAU sẽ thực hiện mã hóa bản tin của BTS gửi đến cho BSC. BSC thực hiện gửi thông báo
yêu cầu truy nhập đến MSC. MSC sẽ phân tích số bị gọi và hỏi HLR về địa chỉ đích của MS2. HLR sẽ gửi
địa chỉ của VLR nơi MS2 đăng ký tạm thời. MSC biết được vị trí của MS2 và nó gửi bản tin tìm gọi đến
tất cả các BSC đang quản lý vùng định vị này. BSC phân phát bản tin tìm gọi đến các BTS thông qua
TRAU. TRAU thực hiện giải mã bản tin của BSC gửi đến cho BTS. Các BTS thực hiện tìm gọi MS2. Sau
khi nhận được bản tin tìm gọi, MS2 gửi yêu cầu kênh báo hiệu. BSC ra lệnh cho BTS kích hoạt kênh TCH
(Traffic channel) rỗi. Khi thuê bao di động nhấc máy, MS2 gửi đi bản tin kết nối, mạng hoàn thành đường
nối và gửi bản tin công nhận kết nối đến MS1.

 Đường đi của cuộc gọi ngoại mô hình GSM:

MS1 bắt đầu cuộc gọi, tổng đài sau khi phân tích số thoại sẽ biết rằng đây là cuộc gọi ngoại mạng. Cuộc
gọi được định tuyến đến GMSC gần nhất. Bằng việc phân tích số bị gọi, GMSC tìm ra HLR nơi MS2 đăng
ký. GMSC hỏi HLR thông tin để có thể định tuyến đến MSC, VLR đang quản lý MS2. HLR tìm ra địa chỉ
của VLR, nơi MS2 đăng ký tạm thời. HLR giao tiếp với VLR để nhận được số thuê bao của MS1. Đây là
một số thoại thông thường của tổng đài MSC. HLR chuyển số lưu động đến GMSC, GMSC tái định tuyến
cuộc gọi đến MSC tương ứng. GMSC gửi bản tin nhận được từ mạng PSTN đến MSC. MSC biết được vị
trí của MS2 và nó gửi bản tin tìm gọi đến tất cả các BSC đang quản lý vùng định vị này. BSC phân phát
bản tin tìm gọi đến các BTS. Các BTS thực hiện tìm gọi MS2. Sau khi nhận được bản tin tìm gọi, MS2 gửi
yêu cầu kênh báo hiệu. BSC ra lệnh cho BTS kích hoạt kênh TCH (Traffic channel) rỗi. Khi thuê bao di
động nhấc máy, MS2 gửi đi bản tin kết nối, mạng hoàn thành đường nối và gửi bản tin công nhận kết nối
đến MS1.

Câu 3: Mô tả đường đi của một cuộc gọi trên hệ thống 4G:

Thiết bị UE gửi gói thoại đến eNodeB (eNodeB tiếp nhận dữ liệu,…), eNodeB chuyển tiếp gói thoại đó
đến MME, MME nhận luồng báo hiệu và yêu cầu HSS truy vấn xem UE đích có ở cùng nhà mạng với UE
gửi hay không. Sau đó HSS sẽ gửi thông tin của UE đích về lại MME, từ đây MME sẽ chia gói thoại thành
nhiều gói tin nhỏ.
- Nếu như cùng nhà mạng thì MME sẽ chuyển các gói tin nhỏ qua các cổng S-GW (giao diện S5),
sau đó chuyển tiếp các gói tin tới eNodeB đích, sắp xếp lại các gói tin và chuyển gói thoại đến UE
đích.
- Nếu như khác nhà mạng thì MME sẽ chuyển các gói tin nhỏ qua cổng S-GW và P-GW (giao diện
S8) để điều hướng ra ngoài. P-GW sẽ gửi các gói đến P-GW nhận và HSS sẽ truy vấn xem thông
tin của UE đích có ở nhà mạng này không? Nếu có thì MME xác nhận luồng báo hiệu và các gói
tin được gửi đến eNodeB đích, sắp xếp lại các gói tin và chuyển gói thoại đến UE đích.

You might also like