You are on page 1of 25

http://giadinh.net.

vn/song-khoe/nhung-nguoi-an-rau-chum-ngay-can-biet-dieu-nay-
Những người ăn rau chùm ngây cần biết điều này
Một số cách sử dụng chùm ngây
- Rau sống: Lá chùm ngây có thể trộn ăn sống như rau xà lách.
- Nấu canh: Lá chùm ngây 100g + thịt bò (hoặc lợn) 50g, hoặc lá chùm ngây 100g + Nấm hương 50g nấu canh
ăn.
- Nước sinh tố: Lá chùm ngây 20g + cà phê 2 muỗng + dứa vừa đủ, xay thành sinh tố uống.(Lương y đa khoa
Bùi Đắc Sáng)
https://hellobacsi.com/thao-duoc/cay-chum-ngay/
Cây chùm ngây là thảo dược gì?
Tên gốc: Cây chùm ngây, rau chùm ngây.Tên gọi khác: Ba đậu dại, cây cải ngựa, cây dùi trống, cây dầu bel
Tên khoa học: Moringa oleifera.Tên tiếng Anh: Drumstick tree, Horseradish tree, Bel-oil tree.
Cây chùm ngây chữa bệnh gì?
Chùm ngây là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Ấn Độ. Không chỉ được dùng làm thuốc, lá và quả của loại
thảo dược này còn được dùng như một loại rau xanh, gọi là rau chùm ngây. Bộ phận dùng làm thuốc bao gồm:
lá, hoa, hạt, quả, rễ.
Rau được sử dụng để điều trị tình trạng thiếu máu, viêm khớp và các tình trạng đau khớp khác (thấp khớp), hen
suyễn, hỗ trợ điều trị ung thư, táo bón, đái tháo đường, tiêu chảy, động kinh, đau bụng, loét dạ dày và ruột, co
giật ruột, đau đầu, vấn đề tim mạch, huyết áp cao, sỏi thận, ứ nước, rối loạn tuyến giáp, nhiễm vi khuẩn, nấm,
virus và ký sinh trùng.
Ngoài ra, chùm ngây đôi khi được dùng trực tiếp trên da để diệt vi trùng hoặc làm se da, điều trị áp xe, gàu,
bệnh viêm nướu, rắn cắn, mụn cơm, vết thương…
Dầu từ hạt chùm ngây được sử dụng trong thực phẩm, bào chế nước hoa, các sản phẩm chăm sóc tóc và dầu bôi
trơn máy.
Cơ chế hoạt động: Chùm ngây chứa protein, vitamin và khoáng chất. Với vai trò là một chất chống oxy hóa, cây
giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương.
Thành phần dinh dưỡng của chùm ngây
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá tươi
Năng lượng 64kcal

Carbohydrate 8,28g

Chất xơ 2g

Chất béo 1,4g

Chất đạm 9,4g

Vitamin Lượng % đáp ứng nhu cầu hằng ngày


Vitamin A 378μg 47%

Thiamine
0,25mg 22%
(B1)

Vitamin B2 0,66 mg 55%

Vitamin B3 2,22mg 15%

Vitamin B5 0,125mg 3%

Vitamin B6 1.200mg 92%

Folate (B9) 40μg 10%

Vitamin C 51,7mg 62%

Khoáng chất Lượng % đáp ứng nhu cầu hằng ngày

Canxi 185mg 19%

Sắt 4mg 31%

Magiê 147mg 41%

Mangan 0,36mg 17%

Phốt pho 112mg 16%

Kali 337mg 7%

Natri 9mg 1%

Kẽm 0,6mg 6%

Thành phần
khác

Nước 78,66g

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g vỏ thô


Năng lượng 37kcal
Carbohydrate 8,53g

Chất xơ 3,2g

Chất béo 0,2g

Chất đạm 2,1g

Vitamin Lượng % đáp ứng nhu cầu hằng ngày

Vitamin A 4 μg 1%

Thiamine
0,053mg 5%
(B1)

Vitamin B2 0,074mg 6%

Vitamin B3 0,62mg 4%

Vitamin B5 0,794mg 16%

Vitamin B6 0,2mg 9%

Folate (B9) 44 μg 11%

Vitamin C 141mg 170%

Khoáng chất Lượng % đáp ứng nhu cầu hằng ngày

Canxi 30mg 3%

Sắt 0,36mg 3%

Magiê 45mg 13%

Mangan 0,299mg 12%

Phốt pho 50mg 7%

Kali 461mg 10%

Natri 42mg 3%
Kẽm 0,45mg 5%

Thành phần
khác

Nước 88,2g

Tác dụng của cây chùm ngây


 Nhìn vào hai bảng phân tích giá trị dinh dưỡng ở trên, bạn dễ dàng nhận thấy loại cây này chứa nhiều
chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng lá chùm ngây như một loại rau để chế biến các món ăn bổ dưỡng.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra các lợi ích của cây chùm ngây cụ thể như sau:

1. Ngừa ung thư: Lá cây rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, kẽm và các hoạt chất khác có thể chống lại
các gốc tự do, một số chất có thể gây ung thư và gây tổn thương DNA trong tế bào. Một nghiên cứu của
Sreelatha và cộng sự vào năm 2011 được công bố trên tạp chí Thực phẩm và chất độc hóa học cho biết chiết
xuất từ lá chùm ngây có khả năng ngăn ngừa ung thư phát triển. Loại lá này cũng chứa niazimicin, một hợp
chất ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Một vài nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng lá cây có tác dụng hạ
cholesterol giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa mạnh trong chiết xuất lá có
thể giúp ngăn ngừa tổn thương tim và cũng được chứng minh là giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh.
3. Bảo vệ gan: Một nghiên cứu của Das N, Sikder K và cộng sự vào năm 2012 cho thấy lá chùm ngây có chứa
sillymarin có thể làm tăng chức năng men gan. Nó cũng bảo vệ gan khỏi tổn thương sớm có thể gây ra do
việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo…
4. Giảm lượng đường trong máu: Một nghiên cứu của Gupta R và cộng sự tiến hành năm 2002 được công bố
trên tạp chí Đái tháo đường (Ấn Độ) đã đề cập rằng các chất có trong lá chùm ngây giúp giảm lượng đường
trong máu, cũng như đường và protein trong nước tiểu. Do đó, loại thảo dược này rất tốt với bệnh nhân đái
tháo đường. Ngoài ra, các nhà khoa học tin rằng những tác động này là do các hợp chất thực vật như
isothiocyanates tác động.
5. Giảm huyết áp cao: Lá của thảo dược chứa isothiocyanate và niaziminin, các hợp chất giúp ngăn chặn tình
trạng động mạch bị dày lên, gây ra tình trạng cao huyết áp.
6. Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể: Một nghiên cứu của Yu Yang và
cộng sự vào năm 2012 đã chỉ rõ các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin C và kẽm có trong lá chùm ngây có
thể giúp cải thiện các hoạt động tế bào miễn dịch. Nhờ đó, hệ miễn dịch làm tốt vai trò là rào cản ngăn virus,
vi khuẩn hoặc các gốc tự do đi vào cơ thể.
7. Ngừa thiếu máu: Bạn có biết 100g bột lá khô chứa khoảng 28mg sắt, cao hơn so với lượng sắt trong thịt bò
và các loại thịt động vật khác. Do đó, việc ăn loại rau này rất hữu ích cho các bệnh nhân thiếu máu do thiếu
sắt.
8. Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Với đặc tính giúp lợi tiểu, lá chùm ngây có thể giúp cơ thể bạn phá hủy sỏi thận và
loại bỏ tinh thể hình thành sỏi.
9. Nuôi dưỡng làn da và mái tóc khỏe mạnh: Dầu từ hạt chùm ngây rất hữu ích trong việc bảo vệ tóc chống
lại các gốc tự do, giữ tóc luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Không chỉ chứa sitokinin, một loại hormone có thể giữ
làn da khỏe mạnh, nó còn chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da tránh khỏi vấn đề lão
hóa.
10. Chữa táo bón: Lá có chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan có tác dụng ngăn ngừa và chữa táo bón.
Vì vậy, nếu gặp phải vấn đề này, bạn hãy dùng rau để nấu canh thường xuyên.
11. Tăng cường khả năng hồi phục của cơ thể: Rau chùm ngây là nguồn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu
giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, cơ thể bạn chống lại sự tấn công của các bệnh như cúm, sốt cỏ
khô hoặc dị ứng.
12. Lợi sữa: Một nghiên cứu của Corazon P Estrella, khoa Nhi thuộc Trung tâm y khoa PGH, công bố năm
2000, cho biết chiết xuất từ lá của loại thảo mộc này có thể giúp tăng hoặc thậm chí tăng gấp đôi số lượng
sữa sản xuất ở phụ nữ cho con bú.
13. Giảm viêm: Hầu hết các loại trái cây, rau, thảo mộc và gia vị đều có đặc tính kháng viêm. Song mức độ của
chúng phụ thuộc vào loại và lượng hợp chất chống viêm mà chúng chứa. Các nhà khoa học tin rằng
isothiocyanates có trong lá, vỏ và hạt chùm ngây là các hợp chất chống viêm hiệu quả.
14. Bảo vệ cơ thể chống độc tính của asen: Một nghiên cứu của Afzal Sheikh và cộng sự từ khoa Hóa sinh và
Sinh học Phân tử, Đại học Rajshahi, Bangladesh, công bố trên tạp chí Châu Á Thái Bình Dương về Sinh học
Nhiệt đới, năm 2014, đã báo cáo rằng chiết xuất từ lá của chùm ngây có thể làm giảm tác dụng của asen
trong thực phẩm, nước uống và đất. Asen là một độc chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như chứng
tăng dày sừng, viêm da, bệnh tim mạch, suy thận, đái tháo đường và thậm chí một số loại ung thư.
15. Hỗ trợ sức khỏe não bộ: Lá chùm ngây chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm và các chất chống oxy hóa…
có thể bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương gây ra bởi các hoạt động gốc tự do nào trong cơ thể.
16. Giúp giảm cân: Một nghiên cứu được tiến hành bởi trường Đại học Rugers (Mỹ) đã chứng minh: hoạt
chất isothiocyanate có trong rau có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu chất béo hoặc cholesterol, nhờ đó giúp
giảm cân hiệu quả.

Liều dùng thông thường của chùm ngây là gì?


Liều dùng của chùm ngây có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của
bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Có thể sẽ không an toàn nếu bạn sử dụng với liều
lượng quá mức. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cây chùm ngây có những tác dụng phụ nào?
Chùm ngây có thể an toàn khi uống và sử dụng đúng cách, đúng liều. Lá, quả và hạt có thể an toàn khi dùng
dưới dạng thực phẩm. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn tránh ăn rễ và sử dụng chất chiết xuất của cây mà
không có chỉ định và hướng dẫn liều lượng cụ thể của bác sĩ. Những bộ phận của cây có thể chứa chất độc hại
gây tê liệt và tử vong.
Hiện chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra các tác hại của cây chùm ngây. Tuy nhiên, theo trang web
the-benefits.com, cây chùm ngây có các tác dụng phụ như làm tổn thương gan và thận, tê liệt, gây tiêu chảy nhẹ.
Để tránh những tác dụng phụ, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Chùm ngây đã được sử dụng an toàn với liều 6g mỗi ngày trong vòng 3 tuần.
Vẫn chưa có thông tin chính xác về độ an toàn của chùm ngây với liều được sử dụng trong thuốc. Nếu sử dụng
loại thảo mộc này dưới dạng đã bào chế, bạn nên đọc kỹ thông tin trên nhãn bao bì.
Mức độ an toàn của cây chùm ngây như thế nào?
Nếu đang mang thai, bạn không nên sử dụng rễ, vỏ cây hay hoa chùm ngây. Với phụ nữ mang thai, việc sử
dụng rễ, vỏ cây, hoa có thể gây sẩy thai. Nguyên do là các chất có trong rễ, vỏ cây và hoa có thể khiến tử cung
co bóp. Không có đủ thông tin về sự an toàn khi sử dụng các bộ phận khác của chùm ngây trong thời kỳ mang
thai. Tốt nhất, bạn không nên dùng nó.
Chùm ngây đôi khi được sử dụng để tăng lượng sữa mẹ. Một số nghiên cứu cho thấy nó có thể hỗ trợ việc này,
nhưng không có đủ thông tin để biết liệu thảo dược này có an toàn cho trẻ đang bú sữa mẹ không. Vì vậy, bạn
nên tránh dùng chùm ngây khi đang cho con bú hoặc tham vấn ý kiến của thầy thuốc nếu muốn dùng loại thảo
mộc này.
Cây chùm ngây có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Hãy
tham khảo ý kiến của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
Một số nguy cơ mà chùm ngây có thể gây ra khi dùng cùng các thuốc trị bệnh như:
Levothyroxine: Thuốc được sử dụng để điều trị suy tuyến giáp. Hợp chất trong lá có thể hỗ trợ chức năng tuyến
giáp, nhưng không nên dùng nó kết hợp với thuốc tuyến giáp khác.
Thuốc trị bệnh đái tháo đường: Thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng nhằm hạ đường huyết. Song chùm
ngây cũng có tác dụng tương tự nên bạn không nên sử dụng cùng nhau để tránh mức đường huyết xuống quá
thấp.
Thuốc điều trị bệnh cao huyết áp: Cây chùm ngây còn có hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Do đó, bạn tránh
dùng cùng các loại thuốc làm hạ huyết áp khác.
https://hakufarm.vn/tac-dung-cua-cay-chum-ngay/
Tác dụng của cây chùm ngây và những lưu ý khi sử dụng
Tác dụng của cây chùm ngây và hàm lượng dinh dưỡng cao, đa dạng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và
xác nhận. Chúng giúp hỗ trợ dạ dày, bảo vệ hệ tim mạch, giảm cholesterol, huyết áp cao, béo phì, tăng sức đề
kháng,..
Chùm ngây là gì?
Chùm ngây là cây thân gỗ thuộc Chi Chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ ở Nam Á, có giá trị dinh dưỡng, kinh
tế cao, được khai thác và sử dụng ở nhiều nơi trên Thế Giới. Mặc dù tác dụng của cây chùm ngây mới được các
nhà khoa học hiện đại phát hiện giá trị gần đây, nhưng chúng đã được người Ai Cập, La Mã, Hy Lạp sử dụng từ
thời cổ đại vì đặc tính chữa bệnh.
Một số thông tin cơ bản của cây chùm ngây
Tên tiếng Việt: Chùm ngây, Ba đậu dại.
Tên tiếng Anh: Moringa tree, Horseradish tree (Cây cải ngựa), Drumstick tree (Cây dùi trống), Bel-oil tree (Cây
dầu bel).
Tên khoa học: Moringa oleifera thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae).
Chùm ngây là cây thân mộc cỡ trung bình, thân cây bóng mượt, có khả năng tăng trưởng nhanh. Cây có thể cao
5-6 mét, đường kính 10cm khi 1 tuổi và hàng chục mét khi trưởng thành (3-4 năm tuổi).
Lá cây thuộc loại lá kép dài 30–60 cm, màu xanh mốc, hình lông chim, mỗi lá dài 12–20 mm hình trứng, mọc
đối có 6-9 đôi. Hoa màu trắng kem, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ
và nhiều mặt, nở vào tháng 1 và tháng 2.
Quả dạng nang treo dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, hạt hơi gồ lên, có khía rảnh dọc theo quả. Hạt màu
đen tròn có 3 cạnh, cỡ hạt đậu Hà Lan.
Từ lâu người ta đã phát hiện chùm ngây mọc hoang ở Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, vùng Bảy Núi ở
An Giang, đảo Phú Quốc… và trong vòng vài chục năm trở lại đây đã được nhân giống, trồng và khai thác do
có giá trị kinh tế cao.
Giá trị dinh dưỡng của chùm ngây
Chùm ngây chứa các vitamin (C, A, B1, B2, B3, B5, B6, B9), khoáng chất (Canxi, Sắt, Magiê, Mangan, Phốt
pho, Kali, Natri, Kẽm), chất béo, chất đam,…
Giá trị dinh dưỡng của lá chùm ngây nhiều hơn so với các loại quả, hạt khác gấp nhiều lần, cụ thể như sau:
Protein gấp 2 lần sữa chua.Vitamin C gấp 7 lần cam.Vitamin A hơn 4 lần cà rốt.Vitamin E gấp 3 lần hạnh nhân
Canxi nhiều gấp 4 lần sữa.Kali gấp 3 lần so với chuối.Sắt gấp 3 lần rau chân vịt và quả óc chó.
Những công dụng của cây chùm ngây đối với sức khỏe và đời sống
1. Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng
Chùm ngây là cây có thể dùng tất cả các bộ phận của nó gồm: lá, vỏ cây, quả, hạt và rễ.

Lá chùm ngây:

 Chứa hàm lượng protein cao có thể thay thế thịt, rất tốt cho người ăn chay.
 Chứa các axit amin arginine và histidine thiết yếu cho trẻ sơ sinh, chống suy dinh dưỡng.
 Ở phương tây người ta sử dụng lá để thêm vào salad, làm nước sốt, súp,…
 Lá chùm ngây ở Việt Nam được dùng để nấu canh, sinh tố, trộn gỏi, ăn sống,….
 Phổ biến nhất trên Thế Giới vẫn là dạng bột lá chùm ngây.
 Lá kích thích động vật sản xuất sữa, nâng cao chất lượng thịt.
 Chiết xuất từ lá chùm ngây còn giúp cây trồng tăng trưởng, tăng năng xuất và cải thiện sức đề kháng của
cây.
Hoa chùm ngây được dùng làm rau hoặc pha trà bởi chúng giàu dinh dưỡng và mật.

Quả chùm ngây so với lá ít các vitamin, khoáng chất hơn, nhưng giàu vitamin C hơn. Trong 100 gram quả
chùm ngây tươi chứa 157% nhu cầu vitamin C hàng ngày của một người.

Hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng hoặc dùng chiết xuất dầu chùm ngây bằng công nghệ ép lạnh để
nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Trái chùm ngây non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương
tự măng tây.

Rễ chùm ngây non có thể ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt.

2. Bảo vệ gan
Chùm ngây chứa các chất làm giảm tổn thưởng gan do thuốc chống lao, kích thích quá trình hồi phục gan.

3. Hỗ trợ điều trị rối loạn dạ dày


Chùm ngây có tính kháng acid, kháng histamin, kháng khuẩn nên rất hiệu giúp điều trị các rối loạn ở bụng như:
táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày và viêm đại tràng loét.

4. Chống viêm, kháng khuẩn


Chùm ngây có tính chống viên, kháng khuẩn, kháng nấm nên được ứng dụng vào mục đích bảo quản thực
phẩm.

5. Phòng ngừa ung thư


Tác dụng của cây chùm ngây trong phòng ngừa ung thư là do chứa 46 loại chất chống ô xi hóa, giúp ngăn chặn
sự phát triển của các tế bào ung thư.

6. Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer


Chùm ngây giúp thay đổi các monoamines não như norepinephrine, serotonin và dopamine, giúp bảo vệ, hỗ trợ
điều trị bệnh Alzheimer.

7. Cải thiện sức khoẻ xương


Chùm ngây chứa khoáng chất thiết yếu như canxi và phốt pho có lợi cho việc phòng ngừa loãng xương, xương
chắc khỏe. Đồng thời nhờ tính chất chống viêm, giảm đau giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp, gãy xương.
8. Tăng khả năng miễn dịch
Chùm ngây kích thích hệ thống miễn dịch bằng các tác động tích cực như: tăng tổng số bạch cầu, kháng thể,…
Chùm ngây là loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là người đau yếu,
bệnh tật.

9. Ức chế hệ miễn dịch


Hạt chùm ngây có đặc tính ức chế miễn dịch, phục vụ cho các trường hợp điều trị cấy ghép nội tạng, các bệnh
tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. Chúng giúp ức chế miễn dịch giúp các cơ quan mới được ghép an toàn
trong cơ thể.

10. Bảo vệ hệ tim mạch


Chùm ngây chứa các chất chông ô xi hóa mạnh giúp ngăn ngừa tổn thương cơ tim, duy trì một trái tim khỏe
mạnh.

11. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường


Chùm ngây có tác dụng giảm lượng đường trong máú, nước tiểu, cải thiện rõ rệt nồng độ hemoglobin và tổng
hàm lượng protein ở người tiểu đường.

12. Hỗ trợ điều trị hen


Nhờ tác dụng của cây chùm ngây trong việc chống viêm, chống dị ứng, giảm co thắt giúp giảm các triệu chứng,
hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản, viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, sốc phản vệ.

13. Phòng sỏi thận, sỏi bàng quang


Các chất trong chùm ngây có tác dụng chống mất nước và làm giảm đáng kể oxalat trong nước tiểu. Điều này
giúp chống lại sự hình thành sỏi trong thận, bàng quang.

14. Bảo vệ thận


Chùm ngây có tính chống ô xi hóa cao, hấp thụ, loại bỏ kim loại nặng, chất độc hại giúp giảm tổn thương, bảo
vệ thận.

15. Hồi phục vết thương


Lá chùm ngây giúp vết thương nhanh đóng vảy, giảm sẹo và nhanh lành hơn.

16. Điều hòa huyết áp


Chùm ngây giúp điều duy trì mức độ tối ưu của huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa cao huyết
áp, giảm lượng mỡ trong gan, thận và huyết thanh tăng cao.

17. Cải thiện sức khoẻ mắt


Nhờ giàu các chất chống ô xi hóa mà chùm ngây rất có lợi trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt. Chúng cũng ức
chế sự dày lên của màng mao mạch và ngăn ngừa rối loạn chức năng võng mạc.

18. Ngừa thai


Chất chiết xuất từ chùm ngây chứa alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen, có tác dụng ngăn ngừa thụ tinh,
giúp ngừa thai.
19. Bổ máu
Chùm ngây có lợi trong việc điều trị bệnh thiếu máu, bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

20. Chăm sóc da và tóc


Dầu chùm ngây giúp ngăn ngừa lão hóa da, giảm nếp nhăn, vết nâu, bảo vệ da, tóc khỏi các tác động của tia cực
tím, kích thích mọc tóc,…

21. Làm sạch nước:


Hạt chùm ngây được sử dụng trong các hệ thống lọc nước tự nhiên. Hạt của nó hoạt động như một chất kết tụ,
giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm và tảo gây hại.

Những lưu ý khi sử dụng chùm ngây cần phải biết

Chùm ngây giàu dinh dưỡng, chất chống ô xi hóa nhưng nếu sử dụng nhiều, không đúng cách cũng có tác dụng
phụ. Khi sử dụng chùm ngây nên lưu ý các vấn đề sau:

Không dùng cho phụ nữ có thai:Như phần tác dụng của cây chùm ngây đã nhắc đến, vì chứa alpha-sitosterol (có
cấu trúc giống estrogen) gây co cơ trơn, có thể gây sảy thai. Vì thế phụ nữ có thai tuyệt đối không ăn chùm
ngây.

Thu hái và chế biến trong vòng 12 tiếng:Chỉ nên sấy lạnh và chế biến trước 12 tiếng sau khi thu hái để tác dụng
của cây chùm ngây được cao nhất. Với lá tươi nếu không ăn hết phải bọc kín để không làm héo lá, mất giá trị
dinh dưỡng.

Không nấu quá kỹ:Chỉ nên nấu chùm ngây vừa chín tới để bảo toàn các chất dinh dưỡng cao nhất. Vì chùm
ngây có vị ngọt nên khi nấu chỉ cần nêm với một chút muối, hạt nêm.

Không dùng chùm ngây buổi tối:Chùm ngây giàu vitamin C giúp tinh thần hưng phấn, tỉnh táo vì vậy không
nên ăn vào buổi tối.

Nam Nguyên Dược nói:

“Cần lưu ý khi sử dụng chùm ngây làm thuốc, nhất là khi sử dụng rễ chùm ngây. Rễ cây chùm ngây có vị đắng,
hơi cay có tính nóng, có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, tiêu viêm, đặc biệt không dùng cho phụ nữ có thai đặc biệt
phụ nữ trong thời gian sinh đẻ. Nếu sử dụng trong 5 – 7 ngày liên tục có thể gây xảy thai và vô sinh.”– Theo bác
sĩ Nguyễn Văn Nghị – Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai.

https://tuoitre.vn/chua-benh-tu-cay-chum-ngay-1356166.htm

Chữa bệnh từ cây chùm ngây

Chùm ngây có thể mọc cao tới 5 - 6m, rất dễ trồng, dễ sống, chịu hạn giỏi, không kén đất, ít tốn phân. Trồng
khoảng 4 - 5 tháng có thể hái lá, sau 8 tháng cây bắt đầu cho hoa. Hoa chùm ngây màu trắng, có hương thơm.
Quả dài 25-30cm và có hình dáng giống với quả đậu cô ve. Cây có thể nhân giống bằng gieo hạt hoặc giâm
cành.

Theo các nghiên cứu thì lá cây chùm ngây được đánh giá là loại rau sạch, bởi vì lá cây không có độc tố và
không bị nhiễm thuốc trừ sâu. Ngoài ra trong lá còn chứa rất nhiều sinh tố và khoáng chất: vitamin C nhiều hơn
trái cam 7 lần; canxi nhiều hơn 4 lần và protein gấp 2 lần so với sữa; vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt; kali gấp
3 lần chuối.

Chùm ngây còn được xem như loại rau có giá trị dinh dưỡng cao: 100g lá non chùm ngây có 6,35g protein (chất
đạm); 1,7g lipit (chất béo); 8g gluxit (tinh bột); 3,75g chất khoáng, trong đó phospho 50 mg; kali 216 mg; canxi
123 mg; đồng, sắt, caroten... và nhiều hợp chất tự nhiên quý có tác dụng chữa bệnh.

Thân, cành và vỏ rễ của cây chùm ngây còn chứa alcaloid, là chất moringin được ứng dụng chữa chứng đau
nhức và chống viêm. Trong hạt chùm ngây có chứa các acid béo không no.

Hoa chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một
loại trà. Trái non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự
măng tây. Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng. Rễ non của cây ăn sống hoặc làm gia vị, có
mùi hăng nồng của mù tạt.

Tuy nhiên, phần giàu dinh dưỡng nhất vẫn là lá. Lá chùm ngây có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng giải nhiệt, tiêu
độc, nhuận trường và bổ dưỡng. Ngày dùng từ 100 - 150g dạng tươi như rau ăn và 30-50g dạng khô, rất tốt cho
sức khỏe mà còn có thể giúp giảm mỡ trong máu, giảm cholesterol, ổn định huyết áp, bảo vệ gan, giảm suy
nhược cơ thể…

Đề phòng thiếu sinh tố và khoáng chất: mỗi ngày dùng 100g lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml
nước sạch, vắt lấy nước cốt (hoặc xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật ong, trộn đều. Chia uống 3 lần mỗi ngày.

Trong y học cổ truyền còn sử dụng các bộ phận (lá, hoa, quả, vỏ rễ) như một dược liệu để hỗ trợ chữa bệnh. Lá
dùng làm rau ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa và lợi tiểu. Vỏ rễ là một bộ phận được sử dụng nhiều làm thuốc
chữa thấp khớp mãn tính, đau thần kinh ngoại biên và các chứng đau do co thắt.

Hoa có tác dụng chữa ho và quả dùng hỗ trợ điều trị bệnh về gan. Gôm nhựa dùng làm thuốc dùng bôi ngoài trị
hói tóc, trị viêm nhiễm ngoài da. Dầu từ hạt dùng để đắp ngoài để trị phong thấp. Liều dùng trung bình ở người
lớn khoảng từ 50 - 100g mỗi ngày dưới dạng sắc uống.

Chữa bệnh từ cây chùm ngây:

- Chữa cảm sốt, tiểu ít vàng, khát nước, táo bón: vỏ cây chùm ngây 12g, rau má 20g, củ sắn dây 20g. Cho
600ml nước, sắc còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

- Chữa ho viêm họng: dùng hoa chùm ngây 30g, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong, xào chín, ăn ngày 2 – 3
lần, hoặc dùng hoa chùm ngây, hoa sứ và hoa của cây nghệ, mỗi thứ 12g, sắc uống liên tục vài ngày.

- Trị u xơ tiền liệt tuyến: rễ chùm ngây tươi 100g, kết hợp với lá trinh nữ hoàng cung tươi 80g (hoặc rễ chùm
ngây khô 30g, lá trinh nữ hoàng cung khô 20g). Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít. Uống 3 lần trong ngày, uống
liên tục từ 1-2 tháng.

- Ngăn ngừa sỏi oxalate: mỗi ngày dùng 100g rễ chùm ngây tươi (hoặc 30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước,
nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.

- Để phòng các bệnh hay gặp ở người lớn tuổi (thấp khớp, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu): có thể
sử dụng chùm ngây dưới dạng món ăn đơn giản như: nấu canh, xào… hoặc dùng dưới dạng trà, nước sinh tố
uống hàng ngày để phòng bệnh.
Ngoài ra, chùm ngây còn có một số tác dụng bên ngoài như: xay nhuyễn đắp lên da mặt cải thiện làn da (mỗi
lần không quá 10 phút), da sẽ trắng mịn giảm nhăn rõ rệt.

Dùng lá giã nát đắp lên vết thương bị sưng hoặc bị nhọt. Lá chùm ngây trộn với mật ong để đắp lên mắt (hoặc
mụn nhọt) để làm giảm sưng đau. Dùng vỏ của rễ, sắc lấy nước ngậm trị đau nhức răng.

Hạt khô của cây chùm ngây có thể được ứng dụng để làm hoạt chất lọc nước hoặc ép lấy dầu. Chất dầu trong
hạt có phẩm chất tốt, màu vàng tươi sáng với một hương vị dễ chịu được so sánh chất lượng với dầu oliver, để
rất lâu không hỏng và được sử dụng làm dầu.

Tại các vùng ô nhiễm nơi nông thôn, hạt chùm ngây thường được nghiền nát hòa vào nước, để lắng, các chất
cặn bẩn sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Nước sạch này còn được sát khuẩn do tác dụng của chất dầu cay trong hạt, nên
có thể dùng ngay làm nước uống.

Lưu ý: Rễ cây chùm ngây sắc uống có thể gây nguy hiểm đến thai kỳ, gây sẩy thai. Phụ nữ có thai không nên
dùng rễ cây này (theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Raglay).

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai

https://suckhoedoisong.vn/chum-ngay-cay-phong-ung-thu-n114421.html

Chùm ngây, cây phòng ung thư-Viết bởi: BS. NGUYỄN THỊ BẠCH MAI

Suckhoedoisong.vn - Hợp chất zeatin, với năng lực chống lão hóa mạnh mẽ, trong chùm ngây cao gấp vài ngàn
lần so với bất kỳ một loại cây nào khác. Thêm vào đó, chùm ngây cũng có 2 loại hợp chất phòng ung thư và
chặn đứng sự tăng trưởng của khối u, khiến cây được mệnh danh là loại cây phòng ung thư.

Mô tả cây

Chùm ngây hay ba đậu dại Moringa oleifera là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong chi Chùm ngây (danh
pháp khoa học: Moringa) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae).

Cây chùm ngây có nhiều tên gọi khác nhau như: cải ngựa (Horseradish tree, do rễ non của cây có vị của cải
ngựa, mù tạt), cây dùi trống (Drumstick tree, do thân/quả cây giống dùi trống), cây dầu bel (Bel-oil tree, do dầu
ép từ hạt cây được bán với tên gọi bel-oil).

Cây thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi trưởng thành cây có thể mọc cao hàng chục mét. 1 tuổi nếu không cắt
ngọn cây có thể cao tới 5 - 6m và có đường kính 10cm. 3 - 4 năm tuổi là cây ở độ tuổi trưởng thành.

Thân cây óng chuốt, không có gai. Lá kép dài 30 - 60cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12 - 20mm
hình trứng, mọc đối có 6 - 9 đôi.

Cây trổ hoa vào các tháng 1 - 2. Hoa trắng kem, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá,
có lông tơ, nhiều mật.

Quả dạng nang treo, dài 25 - 40cm, ngang 2cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt
màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan.

Ở Việt Nam, chùm ngây là loài duy nhất của chi Chùm ngây được phát hiện mọc hoang từ lâu đời tại nhiều nơi
như: Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, vùng Bảy Núi ở An Giang, đảo Phú Quốc...
Chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại axít
amin, 46 chất chống oxy hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các
chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.

Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, axít amin và
nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất như zeatin, quercetin, alpha-
sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol.

Lá chùm ngây còn chứa nhiều dưỡng chất hơn cả quả và hoa, tính theo trọng lượng, trong đó vitamin C hơn
cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần cải bó xôi, đạm nhiều gấp đôi sữa chua
và potassium gấp 3 lần trái chuối.

Những nghiên cứu về chùm ngây đa số được thực hiện ở Ấn Độ, Philippines và châu Phi.

Cây được biết đến và sử dụng từ hàng ngàn năm ở các nước có nền văn minh cổ như: Hy Lạp, Ý, Ấn Độ.

Hầu hết các bộ phận như lá, hoa, quả, hạt, rễ, thân của cây chùm ngây đều hữu dụng với con người.

Những công dụng

Phòng bệnh ung thư, thoái hóa điểm vàng và xơ nang: lá của cây chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy
hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Đây là những chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe
con người. Các chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do, từ đó bảo vệ
chúng ta khỏi bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa như thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang.

Phòng ngừa loãng xương: với hàm lượng canxi và magie phong phú, cây chùm ngây trở thành một trong những
loại thực vật có tác dụng tốt cho xương.

Tốt cho da: cây chùm ngây chứa cytokinin (Moringa YSP) - một loại kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế
bào, tăng trưởng, và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.

Rau chùm ngây là nguồn thức ăn tốt cho trẻ sơ sinh và bà mẹ vừa mới sinh con: sự chú ý đến công dụng của
chùm ngây ngày càng tăng lên tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong thực tế, loài cây này đã vượt ra ngoài
khuôn khổ là một loại rau mà được sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước
giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng.

Chống suy dinh dưỡng trẻ em tại các quốc gia đang phát triển: các quốc gia đang phát triển sử dụng chùm ngây
như dược liệu kết hợp chữa bệnh như phòng và trị ung thư, đái tháo đường, thiếu máu, còi xương, tim mạch,
kinh phong, sưng tấy, viêm nhiễm, mỡ máu, đau dạ dày, ngừa thai, ung loét, lão hóa, suy nhược cơ thể, suy
nhược thần kinh, trị chứng bất lực và tăng cường khả năng ham muốn tình dục.

Dùng ngoài: giã nát lá đắp lên vết thương giúp trị sưng và nhọt. Lá cũng có thể trộn với mật ong để đắp lên mắt
trị sưng đỏ.

Dầu được chế từ hạt chùm ngây trị phong thấp.

Hạt chùm ngây giúp trị táo bón, mụn cóc và giun sán. Ngoài ra, hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước. Hạt
có chứa các hợp chất “đa điện giải” tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.
Tại các vùng ô nhiễm nơi nông thôn nghèo châu Á, châu Phi, hạt chùm ngây thường được nghiền nát hòa vào
nước, để lắng, các chất cặn bẩn sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Nước sạch này còn được sát khuẩn do tác dụng của chất
dầu cay trong hạt, nên có thể dùng ngay làm nước uống.

Chú ý: phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì trong rau chùm ngây có alpha - sitosterol gây co cơ trơn tử
cung và làm sảy thai.

Khi nấu canh rau chùm ngây chỉ cần vừa chín tới để bảo tồn tốt nhất dưỡng chất, không cần nhiều rau vì lượng
dinh dưỡng trong rau rất cao, nêm ít gia vị, không cần hoặc cần rất ít mì chính vì rau có vị ngọt đậm tự nhiên.

http://www.khoahocphothong.com.vn/mon-an-nen-thuoc-tu-cay-chum-ngay-48628.html

Món ăn nên thuốc từ cây chùm ngây

Kho dược liệu chùm ngây

Theo đông y, cây chùm ngây có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh, có chứa alcaloid là moringin nên giúp chống
đau nhức, chống viêm; rễ có tính kích thích, lưu chuyển máu, gây trung tiện, giúp dễ tiêu hóa, có lợi cho hệ tim
mạch; cùng với trái, hạt và chất nhựa có tính cách làm giảm đau.

Do vậy trong y học cổ truyền đã sử dụng các bộ phận (lá, hoa, trái, vỏ rễ) như một dược liệu để hỗ trợ chữa
bệnh. Tuy nhiên, phần giàu dinh dưỡng và dược tính nhất vẫn là lá. Lá chùm ngây có vị hơi đắng, tính mát, tác
dụng giải nhiệt, tiêu độc, nhuận trường và bổ dưỡng. Mỗi ngày chỉ cần dùng 100 g lá tươi/người là đủ (hoặc 30
g dạng khô), rất tốt cho sức khỏe mà còn có thể giúp giảm mỡ máu, giảm cholesterol, ổn định huyết áp, bảo vệ
gan, giảm suy nhược cơ thể, kích thích tiêu hóa và lợi tiểu…

Vỏ rễ là một bộ phận được sử dụng nhiều làm thuốc chữa thấp khớp mãn tính, đau thần kinh ngoại biên và các
chứng đau do co thắt. Trái dùng hỗ trợ điều trị bệnh về gan. Chất nhựa dùng làm thuốc bôi ngoài trị hói tóc và
viêm nhiễm ngoài da. Dầu từ hạt dùng đắp ngoài để trị phong thấp. Hoa có tác dụng chữa ho và ngoài ra còn có
cả tính kích thích và kích dục. Liều dùng trung bình ở người lớn khoảng từ 50 - 100 g mỗi ngày dưới dạng sắc
uống.

Còn theo báo cáo của Trung tâm thông tin sinh học quốc gia (Mỹ), chiết xuất từ lá chùm ngây có thể tiêu diệt
93% tế bào ung thư phổi ở người trong vòng 48 giờ, ức chế mạnh mẽ sự lây lan của các tế bào ác tính, không để
chúng di căn và sau 7 ngày thì có thể xóa sổ hoàn toàn tế bào ung thư phổi. Không chỉ vậy, chiết xuất từ lá
chùm ngây còn có thể giết chết tế bào ung thư vú, ung thư da, ung thư buồng trứng, ung thư ruột kết, ung thư
gan… Thông tin này đã làm cho nhiều người hoang mang về giá trị của cây chùm ngây, vì nếu đúng như vậy thì
đây quả là thần dược.

Tuy nhiên, do vì là thảo dược, không sợ tác dụng phụ, nên việc sử dụng chùm ngây làm dược liệu không có gì
phải lo ngại, vì nếu không thì chùm ngây cũng còn là thực phẩm. Trong lá chùm ngây có chứa 46 loại chất
chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A, vốn giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do.
Hợp chất zeatin, với năng lực chống lão hóa mạnh mẽ, trong chùm ngây cao gấp vài ngàn lần so với bất kỳ một
loại cây nào khác.

Thêm vào đó, chùm ngây cũng có hai loại hợp chất phòng ung thư và chặn đứng sự tăng trưởng của khối u,
khiến cây được mệnh danh là loại cây phòng ung thư. Vì vậy, muốn phòng ngừa bệnh ung thư và các bệnh thoái
hóa như thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang, đừng bỏ qua loại thực phẩm cực tốt này.

Sau đây là một số phương thuốc dân gian từ cây chùm ngây:
- Chữa cảm sốt, tiểu ít vàng, khát nước, táo bón: vỏ cây chùm ngây 12 g, rau má 20 g, củ sắn dây 20 g. Cho 600
ml nước, sắc còn 300 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

- Chữa ho, viêm họng: dùng hoa chùm ngây 30 g, rửa sạch, xắt nhỏ, trộn với mật ong, xào chín, ăn ngày 2 - 3
lần, hoặc dùng hoa chùm ngây, hoa sứ và hoa của cây nghệ, mỗi thứ 12 g, sắc uống liên tục vài ngày.

- Giảm acid uric và ngăn ngừa sỏi oxalat (sỏi thận): mỗi ngày dùng 100 g rễ chùm ngây tươi (hoặc 30 g khô)
rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.

- Điều trị chứng tăng cholesterol, tăng mỡ máu, tăng triglycerid máu: liều như trên.

- Để phòng các bệnh hay gặp ở người lớn tuổi (thấp khớp, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu): có thể
sử dụng chùm ngây dưới dạng món ăn đơn giản như: nấu canh, xào… hoặc dùng dưới dạng trà, nước sinh tố
uống hàng ngày để phòng bệnh.

- Ổn định huyết áp, đường huyết, cơ thể và thần kinh suy nhược, bảo vệ gan bị suy do rượu: lấy 100 g lá non giã
nát, trộn với 300 ml nước chín, lọc lấy nước xong trộn thêm 2 muỗng canh mật ong uống ngày 3 lần.

- Chữa yếu sinh lý và u xơ tuyến tiền liệt: lấy 100 g rễ chùm ngây tươi (hoặc 30 g khô), 80 g lá trinh nữ hoàng
cung tươi, khoảng 3 lá (hoặc 20 g khô), nấu với 2 lít nước còn nửa lít, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục từ 2
đến 3 tháng.

- Ngừa thai: lấy 2 nắm rễ tươi (khoảng 150 g) rửa sạch, băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít uống cả ngày.
Đây là phương thuốc bí truyền của đồng bào sắc tộc thiểu số Raglay.

- Ngoài ra, chùm ngây còn có một số tác dụng bên ngoài như xay nhuyễn lá đắp lên da mặt để cải thiện làn da
(mỗi lần không quá 10 phút), da sẽ trắng mịn và giảm nhăn rõ rệt. Hoặc dùng lá giã nát trộn với chút mật ong
đắp lên mắt hay lên vết thương bị sưng hoặc bị nhọt để làm giảm sưng đau. Dùng vỏ của rễ, sắc lấy nước ngậm
trị đau nhức răng. Trong rễ chùm ngây cũng có một số hợp chất phenol, alcaloid có tác dụng hoạt huyết, tiêu
viêm, giảm đau, thường dùng điều trị bệnh viêm nhiễm, máu huyết ứ tắc.

Một nguồn dinh dưỡng khổng lồ đầy chất đạm, vitamin và khoáng chất

Theo các nghiên cứu thì lá cây chùm ngây được đánh giá là loại rau sạch, bởi vì lá không có độc tố và không bị
nhiễm thuốc trừ sâu. Ngoài ra, trong lá còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất: vitamin C nhiều hơn trái
cam 7 lần; calci nhiều hơn 4 lần và protein gấp 2 lần so với sữa; vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt; kali gấp 3 lần
chuối.

Là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao: trong 100 g lá chùm ngây non có 0,2 mg vitamin B1; 0,21 mg vitamin B2;
2,25 mg vitamin PP; từ 110 - 220 mg vitamin C; 6,35 g protein; 1,7 g lipid; 8 g glucid; 3,75 g chất khoáng,
trong đó phosphor 50 mg; kali 216 mg; calci 123 mg; đồng, sắt, caroten... và nhiều hợp chất tự nhiên quý có tác
dụng chữa bệnh. Nghiên cứu cho biết, một bà mẹ cho con bú chỉ cần mỗi ngày ăn 100 g lá chùm ngây là có đủ
sữa.

Trong hạt chùm ngây có chứa các acid béo không no.

Hoa chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một
loại trà. Trái non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, nấu xúp như đậu que và cho hương vị gần như măng
tây. Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng. Rễ non của cây ăn sống hoặc làm gia vị, có mùi
hăng nồng của mù tạc.
Đề phòng thiếu sinh tố và khoáng chất: mỗi ngày dùng 100 g lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml
nước sạch, vắt lấy nước cốt (hoặc xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật ong, trộn đều. Chia uống 3 lần mỗi ngày.

Hạt chùm ngây khô được dùng để ép lấy dầu. Chất dầu trong hạt có phẩm chất tốt, màu vàng tươi với một
hương vị dễ chịu được so sánh chất lượng với dầu olive, để rất lâu không hỏng và được sử dụng làm dầu ăn.

Đặc biệt, hạt chùm ngây còn có khả năng lọc nước. Tại các vùng ô nhiễm nơi nông thôn, hạt chùm ngây thường
được nghiền nát hòa vào nước, do có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên nên có tác
dụng như một chất kết tủa làm nước mau lắng và làm trong nước, các chất cặn bẩn sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.
Nước này còn được sát khuẩn do tác dụng của chất dầu cay trong hạt, nên có thể dùng ngay làm nước uống.
Phương pháp lọc nước này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng
rãi tại Ấn Độ.

Vô cùng tốt cho cơ thể

Do rất giàu các acid amin nên lá chùm ngây rất tốt cho cơ bắp, sụn, xương, da và máu. Chúng có chứa đến 18
acid amin, trong đó có 8 acid amin thiết yếu (isoleucin, leucin, lysin, methionin, phenylalanin, threonin,
tryptophan, valin) nên loài cây này là một “kho” protein hoàn hảo và là một loại cây rất hiếm trong thế giới thực
vật.

Trên thực tế, hàm lượng protein của cây chùm ngây nhiều ngang thịt, do đó nó rất có lợi cho những người ăn
chay vì sẽ không lo bị thiếu protein, là chất đặc biệt cần thiết để xây dựng cơ bắp, sụn, xương, da và máu và
trong quy trình sản xuất các enzym và hormon.

Thêm vào đó, calci là dưỡng chất cần thiết để xây dựng xương và răng, còn magnesium lại giúp cơ thể hấp thụ
calci tốt hơn, trong khi đó cây chùm ngây lại có chứa nhiều cả hai dưỡng chất này nên nó đặc biệt tốt trong việc
phòng ngừa bệnh loãng xương và các bệnh về xương khác.

Ngoài ra, chùm ngây còn chứa cytokinin (Moringa YSP) là một loại kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế
bào, tăng trưởng, và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào. Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy Moringa
YSP sản xuất các đặc tính chống lão hóa ở người.

Nên ăn chùm ngây như thế nào?

Ngoài các đặc tính chữa bệnh của thân và rễ, thì lá là thực phẩm chính cho chúng ta. Có thể dùng lá non trộn
dầu giấm như xà lách, có thể xay sinh tố với mật ong, nhưng ngon nhất vẫn là nấu canh. Khi nấu canh, lưu ý khi
rửa phải để nguyên cành, đừng tút lá vì lá chùm ngây rất mỏng sẽ dính vào thau nước rất khó vớt. Nghĩa là
nhúng nguyên cành vào thau nước vài cái cho sạch bụi bặm, vẩy cho ráo rồi mới tút lá. Canh thì phải nấu nước
và gia vị trước, khi sôi thì cho lá chùm ngây vào, đảo đều một vài vòng là tắt bếp nhấc xuống ngay, không được
để cho sôi lại sẽ mất hết dinh dưỡng. Canh chùm ngây hơi giống canh bồ ngót nhưng ngon hơn, béo hơn và có
“vị” hơn.

Nhưng ngon hơn nữa là hấp sơ lá chùm ngây, gia vị muối, đường, ngũ vị, ớt, xong đem phơi một nắng rồi cho
vào lò nướng sấy cho khô, bảo đảm ngon và thơm không thua gì khô bò!

Cũng lưu ý thêm là do rất giàu dưỡng chất các loại, dân gian hay gọi là món này “mát”, nên tốt hơn là không
nên ăn chùm ngây vào buổi chiều vì sẽ phát sinh vấn đề “đụng chạm” đến bộ tiêu hóa.

Chùm ngây rất dễ trồng, chỉ cần cắt cành cắm xuống đất sâu từ 30 - 50 cm là bảo đảm cây sẽ phát triển nhanh
cho chúng ta một loại rau sạch và tràn đầy dinh dưỡng. LY. HỮU THÀNH
http://caythuocquy.info.vn/D%C6%AF%E1%BB%A2C-TINH-C%E1%BB%A6A-CAY-CHUM-NGAY-
1658.html

DƯỢC TÍNH CỦA CÂY CHÙM NGÂY

Về cây Moringa Oleifera vào tháng 10/2007 có một tờ nhật báo đăng bài nói về cây này do một Việt kiều ở Mỹ
mua một số hạt giống đầu tiên gửi về giúp dân trồng xóa đói giảm nghèo nên gây xôn xao dư luận một dạo (có
người còn đặt cho cái tên cây “Thần diệu”, cây “Độ sinh” nghe khá hấp dẫn). Nhưng thật ra, cây thuốc này có ở
nước ta đã lâu. Trước đó, từ năm 1996, TS.Võ Văn Chi soạn Từ điển Cây thuốc Việt Nam đã có đưa vào dưới
tên Chùm ngây - Moringa Oleifera Lam., thuộc họ Chùm ngây- MORINGACEAE. Đây là cây nguyên sản ở Ấn
Độ, được trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Thường trồng ở các tỉnh phía Nam nước ta từ Quảng Nam, Đà Nẵng,
qua các tỉnh Nam Trung bộ đến tận Kiên Giang (Phú Quốc), trong các vườn gia đình làm rau ăn. Người ta thu
hái các bộ phận của cây quanh năm. Dưới đây xin trích giới thiệu tính vị, tác dụng của Chùm ngây theo tài liệu
của TS.Võ Văn Chi.

Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, thường là ba lần lông chim, có 3-9 đôi lá chét hình trứng, mọc đối. Hoa trắng,
có cuống, hơi giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá có lông tơ; lá bắc hình sợi. Quả nang treo, có 3 cạnh, dài
25-30 cm, hơi gồ lên ở chỗ có hạt, khía rãnh dọc. Hạt màu đen, to bằng hạt đậu Hà lan, tròn, có 3 cạnh và 3
cánh màu trắng dạng màng.

Thành phần hóa học: Vỏ rễ chứa gôm và 2 alcaloit là Moringin và Moringinin; Moringin tương đồng với
Benzylanin cũng có trong vỏ thân; trong vỏ thân còn có Beta-sitosterol. Toàn cây chứa một lacton gọi là
Pterygospermin, một chất kháng khuẩn có tác dụng đối với vi khuẩn gram + và gram - và cả vi khuẩn ưa axit.
Hoa chứa base vô định hình. Hạt chứa 33-38% một thứ dầu không màu, vị dịu, lâu hỏng, dùng ăn được và dùng
trong hương liệu để định hương một số hoa.

Tính vị, tác dụng: Rễ có tính kích thích, chuyển máu, gây trung tiện, làm dễ tiêu hóa, trợ tim và bổ tuần hoàn,
làm dịu; có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh và gây sảy thai cũng như vỏ cây. Quả có tác dụng làm giảm đau;
hoa kích thích và kích dục; hạt làm dịu cơn đau. Gôm (nhựa) từ thân cây chảy ra, màu trắng, cũng có tác dụng
làm giảm đau nhẹ.

Công dụng: Nhiều bộ phận của cây như quả, lá non, hoa, các nhánh non đều có thể dùng làm rau ăn nhưng phải
nấu chín. Ở Lào người ta cũng dùng các nhánh non có hoa và quả xanh dùng nấu ăn như rau. Ở Campuchia
người ta dùng lá và quả vào việc nấu món somlo. Lá cây có tính kích thích tiêu hóa và cây có tính lợi tiểu nên
cũng được sử dụng trong điều trị bệnh lậu. Rễ là một bộ phận được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước. Tại Ấn
Độ, rễ được dùng như là chất kích thích trong các cơn đau do bị liệt và sốt từng cơn, dùng trong động kinh, là
chất chuyển máu (hoạt huyết) trong bệnh liệt và thấp khớp mạn tính, như là trợ tim và bổ cho tuần hoàn; cũng
dùng chế dạng rượu thuốc thường dùng trong khi ngất, choáng váng, suy nhược thần kinh, đau co thắt ruột,
icteri và sự đầy hơi. Rễ và vỏ cây cũng dùng gây sảy thai. Vỏ rễ dùng như thuốc chườm nóng làm dịu cơn co
thắt. Ở Campuchia, vỏ cây được dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống như là thuốc chóng lại sức. Ở
Thái lan, vỏ thân được dùng làm thuốc thông hơi (phá khí). Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài
uốn ván và chứng liệt. hạt dùng trị bệnh hoa liễu; dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp. Gôm (nhựa từ
cây chảy ra) dùng chữa đau răng, phối hợp với dầu vừng làm chế phẩm nhỏ tai trị đau tai.

Chúng tôi cũng xin trích thêm một số thông tin nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm sử dụng Chùm ngây chữa
bệnh theo bài viết của Lương y Nguyễn Công Đức ở khoa YHCT Đại học Y dược TP.HCM:

Nghiên cứu khoa học về Chùm ngây

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về lá Chùm ngây non ở miền Nam nước ta, trong 100 g còn tươi có 6,35
g chất đạm, 1,7 g chất béo, 8 g bột đường, 1,9 g chất xơ, 3,75 g chất khoáng (trong đó phốtpho 50 mg, kali 216
mg, canxi 122 mg, magne 123 mg, đồng 0,1 mg, sắt 16 mg, caroten 6.250 UI), các vitamin B1 0,2 mg, B2 0,21
mg, PP 2,25 mg và C 110 - 220 mg. Như vậy lá Chùm ngây non là loại rau giàu dưỡng chất.

Đa số các nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ, Philippines và châu Phi... Cây đã được biết đến và dùng hơn
nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Hiện nay đang có chương trình khuyến
khích trồng Chùm ngây ở 80 quốc gia trên toàn thế giới.

Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, axit amin và
nhiều hợp chất phenol. Cây Chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin,
quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic axít và kaempferol.

Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa còn tươi của cây Chùm ngây có chứa: vitamin C nhiều hơn trái cam 7
lần, canxi nhiều hơn 4 lần và protein gấp 2 lần so với sữa, vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt, kali gấp 3 lần
chuối.

Cách sử dụng

- Các món canh: nấu canh với tôm, tép, cá trê, thịt nạc... hoặc nấu canh chay với bí ngô, bắp non bào nhỏ và đậu
phộng sống giã nát. Sau khi nêm nếm cho vừa ăn, dùng lá Chùm ngây non rửa sạch xắt nhỏ bỏ vào nồi canh khi
nước đang sôi trộn đều rồi nhấc xuống ngay không để sôi thêm.

- Trộn dầu giấm: Lá Chùm ngây non và đọt non vừa đủ dùng, rửa sạch, trộn với dầu giấm, ít muối, tiêu, đường.
Món sống này không còn mùi hăng của lá. Có thể thêm vào ít cà chua và hành tây.

Kinh nghiệm chữa bệnh bằng Chùm ngây

Thuốc ngừa thai của dân tộc Raglay: cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm
nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống
nước sắc rễ Chùm ngây thì không có con.

Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerit. Làm giảm axxit uric, ngăn ngừa sỏi oxalat: mỗi ngày dùng
100g rễ tươi (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống cả ngày.

Giúp ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược: mỗi ngày dùng 150 g lá Chùm ngây non rửa
sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch, vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật
ong, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày.

Trị u xơ tiền liệt tuyến: rễ Chùm ngây tươi 100 g + lá Trinh nữ hoàng cung tươi 80 g (hoặc rễ Chùm ngây khô
30 g + lá Trinh nữ hoàng cung khô 20 g). Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít. Uống 3 lần trong ngày.

Lắng nước: dùng 2 trái Chùm ngây tươi đã có hột già. Lấy hột giã nát quấy đều 5 phút với 3 lít nước. Để lắng 2
giờ thì có nước trong dùng được.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng cây Chùm ngây.

https://adiva.com.vn

Cây chùm ngây: Dược liệu quý dưỡng trắng da, chống lão hóa

Cách dùng đơn giản:


Dùng lá tươi: Giã nhuyễn 20g lá, để không hoặc trộn với dầu lấy từ hạt Moringa (hạt chùm ngây) thoa đắp 2
lần, mỗi lần 7 phút/ ngày, làm như vậy trong 1 tuần sẽ cho làn da căng mịn và sáng bóng.

Dùng bột khô: Hoặc các bạn cũng có thể trộn bột chùm ngây với mật ong hoặc lòng trắng trứng gà, thêm 1-2
giọt chanh để đắp lên da mặt, da cháy nắng. Không để quá 10 phút. Sau đó, rửa sạch bằng nước ấm. Mặt nạ này
có tác dụng làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa.

/botchumngay.vn

4 CÁCH LÀM MẶT NẠ BỘT CHÙM NGÂY DƯỠNG DA HIỆU QUẢ NHẤT

1.Mặt nạ bột chùm ngây với sữa chua và mật ong trị mụn hết thâm:

1 muỗng canh bột chùm ngây nguyên chất.1-2 muỗng sữa chua không đường.1 muỗng cà phê mật ong.Trộn các
nguyên liệu trên tạo thành 1 hỗn hợp sền sệt.Rửa mặt sạch với nước ấm và quét hỗn hợp trên đều khắp mặt.Thư
giãn 15-20p rửa sạch lại với nước ấm.Các chị nên đắp đều đặn 3 lần/tuần, trong vòng 3 tuần sẽ thấy làn da cải
thiện rõ ràng đấy ạ.

2.Mặt nạ bột chùm ngây và bột cam thảo sáng da mờ nám.

1 muỗng canh bột chùm ngây nguyên chất.1 muỗng canh bột cam thảo.2 muỗng sữa tươi không đường.Trộn
đều hỗn hợp có thể cho vào ngăn mát vài phút để mát lạnh hơn khi đắp mặt.Rửa mặt và thoa đều hỗn hợp lên
mặt.Nghỉ ngơi nghe nhạc thư giãn 15-20p rồi rửa sạch với nước ấm.Với khả năng làm sáng da của cam thảo và
nguồn vitamin cao có trong bột chùm ngây, chắc chắn mang lại cho bạn làn da trắng sáng như mong đợi.

3.Mặt nạ bột chùm ngây và lòng trắng trứng gà se khít lỗ chân lông.

1 muỗng canh bột chùm ngây nguyên chất.1 quả trứng tách lòng đỏ sử dụng lòng trắng để làm hỗn hợp.1 phần
nhỏ nước cốt chanh.Trộn đều hỗn hợp cho quánh lại.Rửa mặt và bôi đều lên mặt.Thư giãn trong vòng 15-20p và
rửa lại với nước sạch.Sau 5 tuần bạn sẽ nhận thấy rõ rệt trên là da của mình, lỗ chân lông khép lại da căng hồng
trắng mịn.

4.Mặt nạ bột chùm ngây và viên Vitamin E dưỡng ẩm mùa hanh khô.

1 muỗng canh bột chùm ngây.1 viên vitamin.1-2 muỗng sữa chua không đường hoặc sữa tươi không
đường.Trộn đều hỗn hợp trên và cho vào ngăn mát tầm 5p lấy ra.Thoa đều hỗn hợp trên mặt và cổ.Thư giãn 15-
20p và rửa sạch bằng nước ấm.

http://chumngayduoclieu.com

Mẹo làm đẹp với chùm ngây đơn giản mà cho hiệu quả cao

1.Se khít lỗ chân lông và trắng da:Với cách này, bạn chỉ cần bỏ ra 5p là đã có “sản phẩm” dùng cho 1 tháng.Xay
nhuyễn lá chùm ngây với ít nước , chế vô khay đá trữ đông, mỗi ngày lấy ra 1 viên thoa da mặt.*Cách thoa:
dùng khăn sô mỏng cho viên đá chùm ngây vào rồi giữ khăn bọc đá thoa lên da mặt mỗi vùng chỉ tối đa 2 giây
sau đó di chuyển sang vùng da khác, sau đó hết 1 vòng thì quay trở lại, tuyệt đối không thoa quá lâu 1 vùng để
tránh hiện tượng phỏng lạnh ( da sẽ bị đỏ rộp lên nếu quá lạnh). Làm hằng ngày, mỗi ngày chỉ cần làm 1 lần
trong 5 phút. Sau khi lăn đá chùm ngây xong, lỗ chân lông se nhỏ lại hẳn, mà da lại sáng ra trông thấy.Sau mỗi
lần thực hiện, các bạn nhớ rửa lại mặt với nước lạnh và vỗ da nhẹ nhàng.
http://caychumngayvn.com/ban-co-biet-cay-chum-ngay-ky-voi-gi-khong/

CÂY CHÙM NGÂY KỴ VỚI GÌ?


Nghe các chị đồng nghiệp rỉ tai nhau rằng cho con ăn rau chùm ngây sẽ rất tốt cho sức khỏe, chị Trần Thảo
Phương (28 tuổi, Hà Đông – Hà Nội) liền mua về cho con ăn liên tục cả tuần để “bổ sung dưỡng chất”. Thậm
chí, chị còn mua mấy cây về trồng trong vườn nhà.
Chị Phương kể: “Mình thấy rau chùm ngây rất tốt, lại còn có thể chế biến thành nhiều món ăn. Thấy con từ bữa
được ăn rau chùm ngây, cu cậu ăn ngon miệng hơn, cho nên ngày nào mình cũng cho con ăn. Tuy nhiên không
hiểu vì sao mà dạo gần đây cháu lại biếng ăn hơn trước, còn thường xuyên kêu bị đầy bụng”.
“Mình đang rất hoang mang không biết lý do tại sao, hay là cây chùm ngây kỵ với gì mà mình không biết?” –
chị Phương lo lắng kể.
Trả lời câu hỏi: Cây chùm ngây kỵ với gì, BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp (Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM) cho biết,
tuy cây chùm ngây không kỵ với gì nhưng nếu dùng quá nhiều chùm ngây sẽ không tốt cho sức khỏe. Lý do là
bởi bất cứ loại thực phẩm nào khi đưa vào thực đơn bữa ăn hàng ngày cũng cần cân nhắc về số lượng và chất
lượng. Để cân bằng dinh dưỡng cho bé, các phụ huynh nên ăn đa dạng thực phẩm, không nên ăn quá nhiều một
loại trong thời gian dài sẽ không tốt. Rau chùm ngây cũng vậy. Hơn nữa, rau chùm ngây có rất nhiều dưỡng
chất, lượng canxi, vitamin nhiều. Nếu ăn quá nhiều loại rau này có thể dẫn đến thừa chất, gây hậu quả xấu tới
sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ có cơ thể chưa hoàn thiện.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam) cho biết, các bộ
phận của cây chùm ngây như lá, quả, hoa, hạt, rễ thân,… đều có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con
người. Chẳng hạn, trong 100g lá chùm ngây tươi chứa tới 185mg canxi, 4mg sắt, 337mg kali, 378mg vitamin A,
C, B1, B5,… và nhiều dưỡng chất khác.
Đây là loại cây có khả năng chịu hạn tốt, có khả năng thích nghi cao với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, chúng ta
có thể dễ dàng trồng cây chùm ngây ngay trong vườn nhà. Khi thấy cây chùm ngây nhiều giá trị dinh dưỡng, lại
dễ trồng dễ kiếm, nhiều người đã dùng rau chùm ngây liên tục trong thời gian dài mà không cần quan tâm cây
chùm ngây kỵ với gì, ăn nhiều chùm ngây có tốt hay không.
Lương y Bùi Đắc Sáng nhấn mạnh rằng khi ăn rau chùm ngây, chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

– Không nên ăn quá nhiều rau chùm ngây trong thời gian dài bởi vì loại rau này chứa hàm lượng vitamin C,
canxi và các dưỡng chất khá cao, dùng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

– Người bị mắc chứng mất ngủ không nên dùng rau chùm ngây vào buổi tối để tránh bị trằn trọc, mất ngủ.

– Tuyệt đối không ăn rau chùm ngây khi chị em đang mang bầu: Trong thành phần của loại rau này có chứa
chất alpha – sitosterol làm co giãn tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai. Chính vì thế, để giữ an toàn cho thai
nhi trong bụng, chị em hãy tránh xa rau chùm ngây trong bữa ăn hàng ngày nhé.
– Không nên cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều rau chùm ngây: Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 3 bữa, mỗi bữa
khoảng 20-39gr là hợp lý.
– Bạn có thể bảo quản rau chùm ngây trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên bạn phải bọc thật kín để tránh tình
trạng bay hơi khiến lá héo khô và mất chất dinh dưỡng.

– Tương tự như nhiều loại rau khác, khi chế biến mọi người không nên nấu quá kỹ, chỉ nên nấu chín tới vì việc
nấu quá lâu dễ làm mất hương vị và chất dinh dưỡng của rau chùm ngây. Ngoài ra, rau chùm ngây vốn đã ngọt
sẵn cho nên các bạn không cần cho quá nhiều bột ngọt hay đường làm mất đi độ ngọt tự nhiên của rau.
TÁC DỤNG CỦA CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CHÙM NGÂY
Nếu như bạn thực hiện đúng những điều lưu ý như trên thì cây chùm ngây sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức
khỏe của bạn và người thân. Ngoài việc có giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn được xem là một loại dược
liệu quý trong Đông y. Các bộ phận của cây chứa rất nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất
đạm, vitamin, Beta – carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…. Cụ thể:
Rễ cây chùm ngây

– Rễ cây chùm cây có khả năng giúp chống lại các cơn co giật, chống sưng và lợi tiểu.
Rễ chùm ngây giúp loại bỏ sỏi thận loại Oxalate.

– Vỏ rễ cây chùm ngây sắc lấy nước uống giúp hỗ trợ điều trị đau răng, đau tai rất tốt…

– Rễ chùm ngây tươi của cây non còn dùng để hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp, nóng sốt, sưng gan và lá lách…
Lá cây chùm ngây

– Lá cây chùm ngây đem giã nát lá đắp lên vết thương giúp bạn khỏi bị viêm sưng và mụn nhọt. Lá chùm ngây
cũng có thể trộn với mật ong để đắp lên mắt, hỗ trợ điều trị sưng đỏ mắt.

Hạt cây chùm ngây

– Dầu được chiết xuất từ hạt cây chùm ngây giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp.

– Hạt chùm ngây còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh giun sán, táo bón và mụn cóc.

– Ngoài ra, hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước rất tốt. Bởi vì trong hạt chùm ngây có chứa các hợp chất
“đa điện giải” tự nhiên dùng làm chất kết tủa giúp trong nước.

http://giadinh.net.vn/song-khoe

Những người ăn rau chùm ngây cần biết điều này

Cây “phòng ngừa ung thư”


Nghe nhiều cha mẹ rỉ tai nhau cho con ăn rau chùm ngây tốt cho sức khỏe, kích thích ăn uống, chị Nguyễn Thị
Thảo (ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) liền mua về cho con ăn liên tục trong thời gian dài. Một tuần chị cho cu
Tít, con trai chị ăn 4 ngày rau chùm ngây để “bổ sung dưỡng chất”. Thậm chí, để tiện sử dụng, chị còn mua mấy
cây về trồng ở nhà. Chị chia sẻ: “Rau chùm ngây rất tốt mà mình có thể chế biến làm nhiều món cho con ăn.
Thấy con từ bữa ăn rau chùm ngây, ăn uống ngon miệng hơn nên mình duy trì ăn cả tuần. Nhưng không hiểu
sao gần đây, cháu lại kêu đầy bụng, biếng ăn hơn trước”.
Theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, so với một số thực phẩm khác thì hàm lượng
dinh dưỡng của chùm ngây cao hơn nhiều. Lá cây chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể chế biến thành
những món ăn giống như các loại rau khác như rau ngót.
Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào khi đưa vào thực đơn bữa cơm cũng cần cân nhắc về số lượng và chất
lượng. Để cân bằng dinh dưỡng, mọi người nên ăn đa dạng thực phẩm, không nên ăn quá nhiều một loại trong
thời gian dài sẽ không có lợi. Rau chùm ngây cũng vậy. Hơn nữa, chùm ngây là cây có nhiều dưỡng chất, hàm
lượng vitamin, canxi… ăn quá nhiều rau chùm ngây có thể dẫn đến thừa canxi, vitamin C gây những hậu quả
xấu cho sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ cơ thể chưa hoàn thiện.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam) cho biết, hầu hết
các bộ phận như hoa, lá, quả, hạt, rễ thân của cây chùm ngây đều hữu dụng với con người. Chẳng hạn, trong
100gr lá chùm ngây tươi cung cấp 64kcal; 8,28 cacbonhydrat; 2g chất xơ thực phẩm; 14g chất béo; 9,4g protein;
78,6g nước; 185 mg canxi; 4 mg sắt; 337 mg kali, 378microgram vitamin A cùng các vitamin B1, B2, B3, B5,
B6, B9, C… và nhiều dưỡng chất khác.
Lá chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hoa và quả (tính theo trọng lượng), trong đó vitamin C (hơn
cam 7 lần), vitamin A (hơn cà rốt 4 lần), canxi (gấp 4 lần sữa), sắt (gấp 4 lần bó xôi), đạm (nhiều gấp đôi sữa
chua) và Potasium (gấp 3 lần quả chuối chín).
“Chùm ngây có thể sử dụng để điều trị được nhiều bệnh như thiếu máu, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh,
còi xương, tiểu đường, tim mạch, kinh phong, viêm nhiễm, sưng tấy, mỡ máu, đau dạ dày, bệnh can tỳ vị, đau
khớp, sài uốn ván, yếu liệt, hoa liễu, ngừa thai, ung cục, u xơ tuyền liệt tuyến, bất lực... Đặc biệt, trong chùm
ngây có hợp chất Zeatin, với năng lực chống lão hóa mạnh mẽ, cao gấp vài ngàn lần so với bất kỳ loại cây nào
khác. Trong chùm ngây còn có 2 loại hợp chất phòng chống ung thư và có thể chặn đứng sự tăng trưởng của
khối u, khiến cây này được mệnh danh là “cây phòng ung thư”, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho hay.
Dễ gây sẩy thai
Mặc dù chùm ngây có nhiều giá trị tốt như phân tích ở trên nhưng theo Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, không
phải ai ăn cũng tốt và ăn càng nhiều càng tốt như mọi người nghĩ. Phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có
tính hoạt huyết, hóa ứ.
Trong chùm ngây có alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi có thai,
hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-
sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Bởi vậy, phụ nữ có thai giai đoạn đầu
tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và mẹ. Còn sau sinh, ăn rau chùm ngây lại rất
tốt. Lá cây kích thích tiêu hóa, là nguồn thức ăn tốt cho bà mẹ mới sinh và trẻ sơ sinh.
Các chuyên gia cũng khuyên, trẻ nhỏ càng không nên lạm dụng chùm ngây. Một tuần chỉ nên dùng 3 bữa rau
chùm ngây, mỗi bữa từ 20 – 30gr là hợp lý.
Trẻ qua từng giai đoạn phát triển, từng lứa tuổi thì nhu cầu về các chất dinh dưỡng chỉ ở một mức độ nhất định.
Để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ cần chế biến món ăn phù hợp với bé, đảm bảo bữa ăn luôn đầy đủ 4
nhóm thực phẩm là chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm...), chất béo (dầu, mỡ), chất bột đường (bột, gạo), vitamin và
khoáng chất (rau xanh, củ). Khi bữa ăn thừa hoặc thiếu một trong 4 nhóm này sẽ đều làm trẻ ăn không ngon
miệng, khó tiêu, đầy bụng. Nếu tình trạng mất cân đối diễn ra kéo dài còn gây ra những bệnh lý nghiêm trọng
khác về mặt sức khỏe.
Giống như nhiều loại rau khác, khi chế biến mọi người không nên nấu quá kỹ, chỉ nên nấu chín tới vì dễ làm
mất hương vị và chất dinh dưỡng trong lá rau chùm ngây. Ngoài ra, rau đã có độ ngọt nên không cần cho quá
nhiều bột ngọt hay đường làm mất đi độ ngọt tự nhiên của rau.
Mọi người nên sử dụng lá chùm ngây tươi, tốt nhất là vừa tuốt ra khỏi cây. Nếu bảo quản tủ lạnh không nên để
lâu và phải bọc kín để tránh bay hơi nước khiến lá héo già, mất chất dinh dưỡng. Nếu nhiều lá không dùng hết
ngay thì nên phơi khô trong bóng râm, nơi thoáng gió. Lá chùm ngây phơi khô, tán bột có thể để được rất lâu
mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo, bột dinh dưỡng trẻ em, bột bánh, pha nước
uống.
Một số cách sử dụng chùm ngây

- Rau sống: Lá chùm ngây có thể trộn ăn sống như rau xà lách.

- Nấu canh: Lá chùm ngây 100g + thịt bò (hoặc lợn) 50g, hoặc lá chùm ngây 100g + Nấm hương 50g nấu canh
ăn.

- Nước sinh tố: Lá chùm ngây 20g + cà phê 2 muỗng + dứa vừa đủ, xay thành sinh tố uống.

(Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng)

Phương Thuận
https://www.tamminhduong.vn/thuc-hu-chuyen-cay-chum-ngay-gay-vo-sinh-n859.html
THỰC HƯ CHUYỆN CÂY CHÙM NGÂY GÂY VÔ SINH

Cây chùm ngây gây vô sinh là sự thật?


Trước khi lý giải thực hư chuyện cây chùm ngây gây vô sinh, chúng ta cùng tìm hiểu qua về cây chùm
ngây và những tác dụng của nó mang lại.

Chùm ngây là một loại thảo dược được dùng nhiều trong Đông y. Loại cây này nổi tiếng với tác dụng có
thể ngăn ngừa được các tế bào ung thư trong cơ thể, hơn nữa đối với những người mắc bệnh về xương
khớp nó cũng mang lại tác dụng tuyệt vời. Đối với phụ nữ, nó là một loại cây có thể chế biến thành sản
phẩm làm đẹp da bởi trong cây chùm ngây có chứa chất chống oxy hóa cao, chống lão hóa da.
Trước những công dụng tuyệt vời của chùm ngây thì có tin đồn rằng cây chùm ngây gây vô sinh. Thực tế
chùm ngây là một loại cây được nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số vùng Raglay dùng làm thuốc ngừa thai, nó
cũng có tác dụng tương tự như thuốc tránh thai. Để ngừa thai, những người phụ nữ dân tộc này sử dụng
rễ cây chùm ngây sắc với nước uống sẽ tránh được việc có thai ngoài ý muốn.
Chính vì thế mới có tin đồn cây chùm ngây gây vô sinh nhưng thực chất nó dùng để ngừa thai. Vì thế
những phụ nữ chưa muốn có con có thể dùng cây chùm ngây để ngăn sự hình thành thai nhi. Một lưu ý
rằng những phụ nữ đang mang bầu không được sử dụng cây chùm ngây nếu không sẽ dẫn tới hậu quả
gây sảy thai hoặc gây đẻ non rất nguy hiểm.
Lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây
Chùm ngây là loại cây nhiều công dụng tuy nhiên không nên quá lạm dụng loại cây này bởi trong chùm
ngây chứa nhiều vitamin C và canxi có thể khiến cơ thể quá tải về chất và gây tác dụng ngược lại với sức
khỏe. Ngoài ra cây chùm ngây có thể khiến người dùng bị mất ngủ vì thế tránh sử dụng vào buổi tối.
Như vậy, người đọc có thể yên tâm rằng, cây chùm ngây gây vô sinh chỉ là một tin đồn không đúng sự
thật. Thực tế, cây chùm ngây có tác dụng chỉ là ngừa thai tương tự thuốc tránh thai chứ không hề có
chuyện cây chùm ngây gây vô sinh như mọi người vẫn đồn nhau. Với công dụng này, những người phụ
nữ đang mang thai hoặc đang có ý định sinh con không nên sử dụng loại cây này, với phụ nữ mang thai
có thể gây sảy thai hoặc đẻ non rất nguy hiểm, còn đối với phụ nữ muốn sinh con sẽ không thể thụ thai
trong thời gian sử dụng cây chùm ngây.
Trên đời không có gì là hoàn hảo và tuyệt đối, với mỗi loại cây thuốc cũng vậy, cũng có những mặt lợi,
mặt cần lưu ý. Nếu biết rõ những lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây thì bạn vẫn có thể tận dụng được tối
đa công dụng mà nó mang lại.
https://luongythuhang.com/cay-chum-ngay-gay-vo-sinh-hiem-muon/

CÂY CHÙM NGÂY GÂY VÔ SINH CÓ THẬT KHÔNG?


Rễ chùm ngây là loại được phụ nữ Raglai sử dụng với mục đích là để tránh thai, và thực
sự nó đã mang lại hiệu quả cho họ. Chính vì thế mà, nhiều người cho rằng việc sử dụng
cây chùm ngây sẽ khiến cho nữ giới bị vô sinh.

Mặc dù sử dụng chùm ngây có tác dụng tránh thai rất tốt nhưng không phải vì thế mà
khẳng định rằng chùm ngây sẽ gây vô sinh, hoàn toàn không phải sự thật.

Tuy nhiên, khi sử dụng chùm ngây người dùng cần chú ý sử dụng đúng cách, không
được lạm dụng sử dụng quá nhiều để tránh gây ra những tác hại không mong muốn.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CHÙM NGÂY


Khi sử dụng chùm ngây người dùng cần chú ý một số điều sau đây:

Đối với phụ nữ đang mang thai: Khi có thai tuyệt đối không được sử dụng chùm ngây kể
cả uống nước hay ăn rau. Nếu bạn cố tình sử dụng chùm ngây sẽ có thể khiến mình bị
sảy thai vì khi ăn chùm ngây sẽ khiến cho tử cung không thể co bóp (nếu sảy thai quá
nhiều lần cũng có thể dẫn đến vô sinh và đây cũng có thể là lý do nhiều người cho rằng
ăn rau chùm ngây bị vô sinh).

Không lạm dụng sử dụng quá nhiều: Chùm ngây có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên
nhiều người cho rằng ăn càng nhiều càng tốt. Nhưng không, ăn quá nhiều sẽ khiến cho
cơ thể người dùng bị thừa chất và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Dù là người lớn thì bạn cũng chỉ nên sử dụng tối đa 100g chùm ngây mỗi ngày và tuyệt
đối không được dùng liên tục 5-6 ngày.

Không nên ăn vào buổi tối: Việc sử dụng chùm ngây vào buổi tối sẽ khiến cho hệ thần
kinh bị kích thích và hưng phấn vượt mức quy định sẽ khiến người dùng bị mất ngủ.

Qua bài viết này bạn đọc đã biết được sự thật về cây chùm ngây gây vô sinh. Chùm ngây
là loại cây rất tốt và không gây vô sinh. Người dùng cần chú ý sử dụng đúng cách để
không ảnh hưởng tới sức khỏe.
https://luongythuhang.com/an-nha-dam-co-bi-vo-sinh-khong/

NHA ĐAM CÓ HOẠT CHẤT GÌ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ RA SAO?


Nha đam hay còn gọi là cây lô hội, long tu từ lâu đã được biết tới với tác dụng làm đẹp và
là thuốc chữa được khá nhiều bệnh. Một số hoạt chất có tác dụng tốt trong nha đam là:

 Nha đam có chứa polysaccharid: Những thành phần aldopentose, glucose,


xylose, rhamnose, cellulose, galactose, acemannan và arabinose có trong nha
đam sẽ giúp cho hệ miễn dịch của người dùng trở nên tốt và khỏe hơn sẽ giúp
cho khả năng kháng virus gây hại được tốt hơn.
 Nha đam có chứa các axit béo chưa bão hòa và prostalandin: Những hoạt chất
này giúp giải dị ứng, tiêu sưng, làm lành vết thương rất tốt.
 Nha đam có chứa nhiều men tiêu hóa rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa, nó
không gây hại tới sức khỏe sinh sản của người sử dụng.
 Nha đam cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như là: Vitamin B1, B5, B12, A,
C, E,… hay các khoáng tố vi lượng như là Fe, Ca, P, Mg, Na, K,…
 Antharaglycoside có trong nha đam giúp chống táo bón, giải độc, nhuận tràng,…
Công dụng của nha đam:

 Thanh nhiệt, giải độc cơ thể


 Hỗ trợ tiêu hóa
 Chăm sóc da
 Trị bệnh ngoài da
 Tăng cường đề kháng
 Chống thâm, mỏi mắt
 Tác dụng kháng khuẩn
 Phòng ngừa sỏi niệu, viêm loét dạ dày
 …
Có nhiều tác dụng tốt như vậy thì liệu thông tin nha đam gây ra tình trạng vô sinh có phải
sự thật, ăn (uống) nước nha đam có bị vô sinh? Cùng tìm câu trả lời qua nội dung dưới
đây.

ĂN (UỐNG) NHA ĐAM CÓ BỊ VÔ SINH?


Dù có nhiều thông tin cho rằng ăn nha đam sẽ gây vô sinh nhưng vẫn chưa có cơ sở nào
hay nghiên cứu nào chỉ ra rằng điều này là thật. Ngay cả các nhà nghiên cứu khoa học,
các chuyên gia trong ngành cũng chưa đưa ra được bất cứ kết quả nghiên cứu nào cho
thấy nha đam gây vô sinh.

Việc này có thể cho thấy được rằng ăn nha đam và vô sinh không có mối liên hệ nào cả.
Và đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc ăn nha đam hay uống nha đam có bị vô sinh
không của bao người.

Nha đam không gây vô sinh nhưng nó cũng có tác động đôi chút tới sức khỏe sinh sản
của cả nam và nữ như sau:

Đối với nam giới: Nhiều thông tin cho rằng việc sử dụng quá nhiều nha đam có thể sẽ gây
ức chế và khiến cho việc sản sinh hormone testosterone bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc
này vẫn chưa được làm rõ và chứng minh nên việc nam giới bị vô sinh chưa chắc đã là
do nha đam.

Với nữ giới: Vì trong nha đam có chứa phytoestrogen có cấu tạo gần giống với estrogen
sẽ giúp cho nữ giới có thể cân bằng và điều hòa thụ thể estrogen. Và cũng chưa có
nghiên cứu nào chỉ ra được phytoestrogen có trong nha đam sẽ khiến cho estrogen bị rối
loạn và mất cân bằng, ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản của nữ giới cả.

Qua đây ta cũng thấy được vấn đề nha đam gây vô sinh là không có cơ sở. Nhưng dù
không gây vô sinh thì cũng không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều nha đam. Nếu dùng
quá nhiều thì nha đam cũng gây ra 1 số tác dụng xấu đối với sức khỏe. Cụ thể các tác
dụng không tốt nếu lạm dụng sử dụng nha đam như thế nào thì hãy theo dõi nội dung
dưới đây để có câu trả lời.

MỘT SỐ TÁC DỤNG PHỤ MÀ NHA ĐAM GÂY RA


Khi lạm dụng sử dụng quá nhiều nha đam hoặc sử dụng không đúng cách, thì người
dùng có thể đối mặt với 1 số tác hại sau đây:

 Gây dị ứng da: Việc sử dụng quá lâu gel nha đam có thể sẽ gây ra 1 số dị ứng
như là bị viêm, nổi mề đay và đỏ mi mắt,…;
 Khiến người dùng bị hạ đường huyết: Bệnh nhân bị tiểu đường cần cẩn thận khi
sử dụng nha đam vì nó có thể khiến đường huyết bị hạ;
 Có thể sẽ khiến chị em bị sảy thai, con sinh ra bị dị tật: Phụ nữ khi có thai thì cần
tránh sử dụng nha đam nhất là nhựa và gel nha đam. Nó sẽ khiến cho các cơn
co thắt tử cung xảy ra với tần suất nhiều hơn dễ gây sảy thai hoặc con khi sinh ra
bị dị tật;
 Uống nước nha đam có bị vô sinh không? Dù không gây vô sinh nhưng nếu chị
em sau sinh mà sử dụng có thể sẽ khiến tình trạng băng huyết chảy máu sau
sinh nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, sau khi sinh chị em cần tránh sử dụng nha đam;
 Độc với gan: Sử dụng nha đam quá nhiều sẽ khiến cho quá trình giải độc gan bị
yếu đi và gây tổn thương cho gan;
 Gây khó chịu dạ dày: Người bệnh có bệnh liên quan đến dạ dày thì tốt nhất
không nên dùng nha đam bởi nhựa nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy
bụng và đau bụng;
 Khiến tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Vậy là thắc mắc Ăn nha đam bị vô sinh đã có câu trả lời, dù vẫn chưa có cơ sở nào
chứng minh được nha đam gây vô sinh nhưng bạn đọc cũng cần chú ý sử dụng nha đam
đúng cách và không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều.

You might also like