You are on page 1of 25

BÁO CÁO THỬ VIỆC

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ PHÒNG THIẾT KẾ ................................. 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY PTSC: ............................................................ 1
1.1.1 Giới thiệu: ............................................................................................................ 1
1.1.2 Cơ cấu tổ chức: .................................................................................................... 1
1.2 CÔNG TY PTSC – M&C: .......................................................................................... 2
1.2.1 Tổng quan về công ty:.......................................................................................... 2
1.2.2 Lĩnh vực hoạt động: ............................................................................................. 3
1.2.3 Cơ cấu tổ chức: .................................................................................................... 3
1.2.4 Các phòng ban: .................................................................................................... 4
1.3 PHÒNG THIẾT KẾ - PTSC M&C: ............................................................................ 5
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ: .......................................................................................... 5
1.3.2 Cơ cấu tổ chức: .................................................................................................... 6
1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của tổ công nghệ: .............................................................. 7
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ TRÊN GIÀN KHAI THÁC DẦU KHÍ ................................... 8
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHAI THÁC DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI: ............... 8
2.2 GIÀN KHAI THÁC DẦU KHÍ: ................................................................................. 8
2.3 HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TRÊN GIÀN KHAI THÁC: .......................................... 9
2.3.1 Giếng khoan khai thác: ...................................................................................... 10
2.3.2 Hệ thống ống góp (manifold/header): ................................................................ 12
2.3.3 Test separator: .................................................................................................... 13
2.3.4 Hệ thống báo cháy và rò rỉ khí: .......................................................................... 13
2.3.5 Hệ thống phụ trợ (utilities): ............................................................................... 13
2.3.6 Hệ thống xử lý nước thải: .................................................................................. 14
2.3.7 Hệ thống vent/flare: ........................................................................................... 14
2.3.8 Khu vực hóa chất và phụ gia: ............................................................................ 15
2.4 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TRÊN GIÀN (BPCS, SIS) ............ 16
CHƯƠNG 3. ĐƯỜNG ỐNG VÀ BÌNH TÁCH TRÊN GIÀN KHAI THÁC DẦU KHÍ ... 17
3.1 ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ: ................................................................................. 17
3.1.1 Các thành phần đường ống: ............................................................................... 17
3.1.2 Các dạng tổn thất qua piping, fittings, valve: .................................................... 19
3.1.3 Các hệ thống ống sơ bộ trên giàn:...................................................................... 19
3.2 SEPARATOR: .......................................................................................................... 19
CHƯƠNG 4.
i

CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ ........................................... 22


Page

4.1 API: ........................................................................................................................... 22

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

4.2 Petronas: .................................................................................................................... 22


4.3 Perry’s Handbook:..................................................................................................... 22
4.4 GPSA Databook: ....................................................................................................... 22
4.5 ASME:....................................................................................................................... 22
CHƯƠNG 5. CÁC CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO TRONG QUÁ TRÌNH THỬ VIỆC ........ 23
5.1 Thực hiện thiết kế Diesel Pump/Tank của dự án Đai Nguyệt. .................................. 23
5.2 Thực hiện Line List và các Calculation Notes của dự án Sao Vàng CPP. ................ 23
5.3 Thực hiện Mark-up P&ID cho bidding dự án Aker Pecan........................................ 23

ii
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ PHÒNG THIẾT KẾ


1.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY PTSC:
1.1.1 Giới thiệu:
 Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Tổng công ty DVKT) là
thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
 Tổng công ty DVKT được thành lập từ tháng 2/1993 trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị là
Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC) và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí (GPTS). Sau
gần 25 năm phát triển, cho đến nay, Tổng công ty DVKT đã có những bước phát triển
vượt bậc và được đánh giá là Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch
vụ kỹ thuật dầu khí, công nghiệp tại Việt Nam và là một thương hiệu lớn trong thị
trường dầu khí, công nghiệp.
 Lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty DVKT là cung cấp các dịch vụ kỹ thuật
cho dầu khí, công nghiệp. Trong đó, có nhiều loại hình dịch vụ chiến lược, mang tính
chất mũi nhọn, đã phát triển và được chuyên nghiệp hóa đạt trình độ quốc tế như: EPCI
công trình biển; EPC công trình công nghiệp; Kho nổi xử lý và xuất dầu thô FSO/FPSO;
Tàu dịch vụ; Khảo sát địa chấn, địa chất và công trình ngầm; Lắp đặt, vận hành và bảo
dưỡng công trình biển; Cảng dịch vụ và Dịch vụ cung cấp nhân lực kỹ thuật, bảo vệ và
vật tư thiết bị dầu khí, dịch vụ khách sạn, văn phòng ….
1.1.2 Cơ cấu tổ chức:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

VĂN BAN TỔ BAN TÀI BAN BAN KẾ BAN BAN KỸ BAN AN


PHÒNG CHỨC CHÍNH THƯƠNG HOẠCH CÔNG THUẬT TOÀN
NHÂN SỰ KẾ TOÁN MẠI ĐẦU TƯ NGHIỆP SẢN CHẤT
XUẤT LƯỢNG

ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY CON CÔNG TY LIÊN DOANH

Hình 1-1 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty PTSC


1Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

- Trụ sở chính Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam:
o Địa chỉ: Lầu 5, Toà nhà PetroVietnamTower, số 1 – 5 Lê Duẩn, Phường Bến
Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
o Điện thoại: 08.3910 2828 Fax: 08.3910 2929
o Email: ptsc.hcm@hcm.vnn.vn
o Website: http://www.ptsc.com.vn
1.2 CÔNG TY PTSC – M&C:
1.2.1 Tổng quan về công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên dịch vụ cơ khí hàng hải PTSC.
- Tên giao dịch quốc tế: PTSC Machenical & Construction Limited Company.
- Trụ sở chính: số 31, đường 30/4, phường 9, TP Vũng Tàu, Việt nam.
- Trụ sở cảng PTSC: 65A, đường 30/4, phường 9, TP Vũng Tàu.

Hình 1-2 Tòa nhà kỹ thuật công ty PTSC M&C


- PTSC M&C là công ty con của PTSC, được thành lập theo Quyết định số 731/QĐ-
HĐQT ngày 15/05/2001 với tên giao dịch: ”Xí nghiệp dịch vụ cơ khí hàng hải”, từ
03/2007 được đổi tên thành Công ty TNHH Dịch vụ Cơ khí Hàng hải, 01/04/2012
đổi tên thành Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải, từ 01/04/2013 cho đến
nay đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch vụ Cơ khí Hàng hải.
- Hệ thống quản lý: ISO 9001-2008, ISO 14001-2004 và OHSAS 18001-2007.
- Là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (vị trí 67 năm 2012).
- Năng lực sản xuất tới 50,000 MT/năm.
- Đã thực hiện thành công hơn 50 dự án trong và ngoài nước, với các khách hàng
2

như: Talisman, Premier Oil Vietnam, Petronas, BP, Cửu Long JOC, Hoàng Long
Page

JOC, Biển Đông POC, Thăng Long JOC, Lam Sơn JOC…

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

1.2.2 Lĩnh vực hoạt động:


- Dịch vụ trong bờ: thực hiện tổng thầu EPC (thiết kế - mua sắm - xây dựng) cho các
dự án xây dựng nhà máy năng lượng, LNG, nhà máy xử lý khí - GPP, cầu cảng và
các sơ sở liên quan khác…
- Dịch vụ ngoài khơi: thực hiện tổng thầu EPCIC (thiết kế - mua sắm - xây dựng -
lắp đặt - chạy thử) cho các công trình ngoài khơi cả ở vùng nước nông và nước sâu
bao gồm các cấu trúc cố định như topsides, jackets, living quarters, subsea
flowlines, CPP… và các cơ sở hạ tầng dưới đáy biển.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức:
- Chủ tịch/Giám đốc: Ông Đồng Xuân Thắng
- Các phó giám đốc:
 Ông Lê Quang Hiếu
 Ông Bùi Hoàng Điệp
 Ông Trần Thiện Lê
 Ông Trần Minh Mạnh
 Ông Nguyễn Dương Lâm
 Ông Nguyễn Anh Dũng

CHỦ SỞ HỮU
TỔNG CÔNG TY
PTSC
BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC


CHỦ TỊCH / GIÁM
ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM
ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG AN PHÒNG


PHÒNG TỔ HÀNH TÀI PHÒNG KỸ PHÁT PHÒNG TOÀN QUẢN
SỨC
KẾ CHỨC CHÍNH CHÌNH - THƯƠNG THUẬT - TRIỂN THIẾT KHỎE LÝ
HOẠCH NHÂN TỔNG KẾ MẠI SẢN KINH KẾ MÔI CHẤT
SỰ HỢP TOÁN XUẤT DOANH TRƯỜNG LƯỢNG

XƯỞNG XƯỞNG XƯỞNG XƯỞNG XƯỞNG ĐỘI


KẾT DỊCH VỤ ĐIỆN – CƠ KHÍ THIẾT BỊ BẢO VỆ
CẤU TỔNG TỰ – LẮP TỔNG
THÉP 1 HỢP ĐỘNG MÁY HỢP

Hình 1-3 Sơ đồ tổ chức công ty PTSC M&C


3
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

1.2.4 Các phòng ban:


1.2.4.1 Phòng kế hoạch: Gồm 2 tổ: tổ kế hoạch, tổ vật tư-kho, tổ đầu tư và tổ mua sắm.
Nhiệm vụ chính của phòng kế hoạch là: dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn; kiểm tra, quyết toán vật tư, thiết bị tiêu hao trong suốt quá trình sản
xuất; theo dõi và thúc đẩy quá trình mua bán vật tư /thiết bị.
1.2.4.2 Phòng tổ chức nhân sự: Gồm 3 tổ là tổ lao động tiền lương, tổ tuyển dụng điều
phối lao động và tổ đào tạo phát triển nhân lực với chức năng điều hành, quản lý nhân
sự và các chế độ tiền lương trong toàn Công ty, phát triển và bảo đảm nguồn nhân lực
cho mọi hoạt động của Công ty và lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự.
1.2.4.3 Phòng tài chính kế toán: Gồm tổ thanh toán, tổ tổng hợp, tổ kế toán dự án và tổ
vật tư-tài sản có nhiệm vụ thanh toán các hợp đồng thương mại, thanh toán tiền lương,
thưởng… theo dõi tình hình quỹ, tài sản, vốn của Công ty và các khoản thanh toán khác.
1.2.4.4 Phòng hành chính tổng hợp: Gồm 4 tổ là tổ hành chính, tổ công nghệ thông tin,
tổ lái xe, tổ tổng hợp có nhiệm vụ mua sắm và quản lý trang thiết bị và dụng cụ văn phòng
của Công ty; thực hiện công tác tạp vụ, hậu cần, tổ chức quản lý bếp ăn của Công ty; tổ
chức hệ thống thông tin liên lạc trong nội bộ Công ty cũng như với các đối tác để đảm
bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; quản lý và điền hành xe ô tô; thực
hiện các công tác đối nội, đối ngoại; quản lý và tiến hành công tác văn thư, lễ tân, quản
lý tài liệu của Công ty và các dự án; thực hiện các quy định về bảo mật, thanh toán chi
phí văn phòng phẩm.
1.2.4.5 Phòng phát triển kinh doanh: gồm tổ dự thầu, tổ kiểm soát chi phí và tổ phát triển
kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức thực hiện tham mưu và thực hiện chỉ đạo của BGĐ. Tổ
chức tiếp thị cho các công tác bán, cho thuê hàng hóa, dịch vụ... Tổ chức và thực hiện
quản lý các hợp đồng kinh tế liên quan đến việc bán và cho thuê hàng hóa/dịch vụ, cho
thuê tài sản. Phối hợp các bộ phận khác thực hiện các công tác liên quan.
1.2.4.6 Phòng thương mại: Gồm tổ kinh tế hợp đồng, tổ dịch vụ hậu cần, tổ quản lý hợp
đồng thầu phụ và tổ theo dõi sau hợp đồng có nhiệm vụ phối hợp tham gia đấu thầu, thực
hiện công tác marketing, phối hợp xây dựng hệ thống đơn giá, các chi phí thực hiện dự
án; mua sắm vật tư, trang thiết bị cho dự án; thu xếp các thủ tục pháp lý liên quan đến
nhập khẩu vật tư thiết bị.
1.2.4.7 Phòng kỹ thuật sản xuất: Gồm 6 tổ là: tổ xây dựng cơ bản, tổ kỹ thuật sản xuất,
tổ định mức sản xuất, tổ thiết kế thi công, tổ chạy thử và hoàn thiện, tổ lắp đặt và vận
chuyển. Với hoạt động chính là tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất.
1.2.4.8 Phòng thiết kế: Gồm tổ công nghệ, tổ điện, tổ điều khiển tự động, tổ cơ khí, tổ
đường ống, tổ kết cấu xây dựng, tổ hệ thống và quản lý thiết kế, tổ đường ống ngầm.
Tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất.
1.2.4.9 Phòng an toàn – sức khỏe – môi trường: Thực hiện công tác quản lý An toàn -
Sức khoẻ - Môi trường (xây dựng và hoàn thiện chính sách phù hợp; tổ chức triển khai,
điều hành, giám sát và quản lý việc thực hiện; làm đầu mối tổ chức các khoá huấn luyện,
4

phối hợp với Công đoàn Công ty xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh…).
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

1.2.4.10 Phòng quản lý chất lượng: quản lý chất lượng (làm đầu mối và chịu trách
nhiệm chính trong công tác xây dựng, tổ chức triển khai, kiểm soát, bảo quản, cập nhật,
chỉnh lý các phát sinh trong các quy trình quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000…).
1.2.4.11 Các xưởng, đội:
- Xưởng kết cấu thép: Trực tiếp thi công các phần liên quan đến kết cấu thép tại các
công trình, gồm có: tổ lắp ráp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10; tổ hàn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10; tổ kỹ thuật hàn; tổ kỹ thuật lắp ráp.
- Xưởng dịch vụ tổng hợp: Trực tiếp thực hiện các chức năng chung như: sơn, chống
ăn mòn, vận chuyển thiết bị.
- Xưởng Điện tự động: Trực tiếp thi công các phần liên quan đến các thiết bị điện và
tự động hoá, gồm có: tổ điện 1, 2, 3; tổ điều khiển 1, 2; tổ hoàn thiện và chạy thử;
tổ HVAC; tổ kỹ thuật điện; tổ kỹ thuật điều khiển.
- Xưởng Cơ khí lắp máy: Trực tiếp thi công các phần liên quan đến phần ống, lắp
máy gồm: tổ lắp ráp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12; tổ hàn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9;
tổ kỹ thuật hàn; tổ kỹ thuật lắp máy; tổ kỹ thuật lắp ráp.
- Xưởng Thiết bị tổng hợp: Xưởng được thành lập có nhiệm vụ quản lý các thiết bị
của Công ty về cẩu lắp, hạ thủy... Vận hành và tổ chức các công việc liên quan đến
trang thiết bị Công ty.
- Đội bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ và cố vấn cho ban giám đốc trong việc duy trì an
ninh trật tự trong phạm vi của Công ty.
1.3 PHÒNG THIẾT KẾ - PTSC M&C:
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ:
1.3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ chính:
- Triển khai thiết kế thi công phục vụ cho công tác chế tạo, hạ thủy, hoán cải, sửa
chữa và bảo dưỡng các công trình biển và dầu khí, phương tiện nổi, dân dụng và
công nghiệp.
- Triển khai thiết kế chi tiết cho các cụm thiết bị công nghệ, các dự án phục vụ công
việc chế tạo, sản xuất khác của công ty.
- Thiết kế cơ sở cho các công trình biển và dầu khí, dân dụng và công nghiệp.
- Thực hiện các công tác chuẩn bị, thiết kế đầu bài kỹ thuật phục vụ đầu tư cho Công
ty.
- Đào tạo và tự đào tạo, phát triển năng lực thiết kế của Công ty.
1.3.1.2 Các chức năng khác:
- Khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị, phần mềm, tài sản được Công ty giao, phục vụ
tốt nhất công tác sản xuất, dịch vụ của Công ty.
- Thực hiện công tác chuẩn bị hồ sơ thầu, đấu thầu.
- Phối hợp với các ban dự án, bộ phận khác của Công ty trong việc thực hiện các
5

chức trách được phân công, các công việc khác liên quan đến thiết kế, kỹ thuật.
Page

- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc Công ty phân công.

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

1.3.2 Cơ cấu tổ chức:


- Phòng thiết kế hiện có trên 130 nhân viên, sơ đồ tổ chức như hình dưới:

Trưởng
phòng

Phó Phó Phó Phó

phòng phòng phòng phòng

Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ
Tổ Tổ Tổ
đường kết cấu Hệ đường
công điện điều Cơ khí
ống xây thống ống
nghệ khiển
dựng và ngầm
Tự
động quản lý
thiết kế

Hình 1-4 Cơ cấu tổ chức của Phòng thiết kế


- Ban lãnh đạo phòng thiết kế:
o Trưởng phòng: Ông Trần Hữu Sơn
o Các phó phòng:
 Ông Nguyễn Đăng Khoa
 Ông Bùi Xuân Lộc
 Ông Lê Hoàng Ngọc Báu
 Ông Đỗ Nam Long
- Các tổ chuyên môn: có 8 tổ:
 Tổ công nghệ
 Tổ điện
 Tổ điều khiển tự động
 Tổ cơ khí
6
Page

 Tổ đường ống

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

 Tổ kết cấu xây dựng


 Tổ hệ thống và quản lý thiết kế
 Tổ đường ống ngầm
1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của tổ công nghệ:
1.3.3.1 Đối với dự án thi công:
- Phối hợp với các tổ khác (piping, kết cấu, điện…) thực hiện thiết kế công nghệ trên
giàn.
- Kiểm tra cách đi đường ống trên giàn và cách kết nối.
- Nắm bắt sơ đồ công nghệ trên giàn, thực hiện comment, chỉnh sửa cho phù hợp với
công nghệ và thiết bị.
- Nắm bắt hệ thống điều khiển, an toàn… để phối hợp tốt nhất với các bộ phận khác
phục vụ tốt nhất cho công tác thi công.
1.3.3.2 Đối với dự án thiết kế:
- Sử dụng các phần mềm mô phỏng để phục vụ mô phỏng công nghệ.
- Đưa ra các report liên quan đến công nghệ.
- Đưa ra các process datasheet.
- Sử dụng các bảng tính công nghệ cho: piping, vessel, pump, PSV…
- Đưa ra các bản vẽ công nghệ: PFD, P&ID, UFD, SFD…
- Phân tích những an toàn hệ thống và nhận diện rủi ro trong quá trình vận hành:
HAZOP (HAZard and OPerability study), HAZID (HAZard IDentification).
o HAZOP là một cuộc họp giữa các bên để thảo luận và thiết lập các vấn đề
về an toàn, các hoạt động liên quan đến việc bảo trì, thiết kế và hoạt động
của hệ thống.
o HAZID: nhận diện rủi ro khi vận hành và bảo dưỡng.

7
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ TRÊN GIÀN KHAI THÁC DẦU KHÍ

2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHAI THÁC DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI:
- Dầu khí khai thác từ các giếng khoan bằng các phương pháp khác nhau, sau đó sẽ
được vận chuyển tới giàn xử lý để phân tách thành dầu/khí/nước. Sau khi được xử
lý (phân tách, dehydrate, nén…), dầu khí được vận chuyển vào các cơ sở trong bờ
nhờ hệ thống đường ống dưới biển hay tàu chở dầu, khí còn có thể được sử dụng
làm lift gas và quay lại giếng khoan. Nước được xả ra môi trường hoặc bơm ép lại
mỏ để duy trì áp suất, duy trì lưu lượng khai thác.

Hình 2-1 Tổng quan hệ thống khai thác dầu khí ngoài khơi
- Các thành phần chính của một hệ thống khai thác dầu khí ngoài khơi:
o Giếng khoan (dưới biển/giàn khoan) (subsea well/platform well)
o Giàn khoan khai thác/giàn dịch vụ (well platform/well servicing rig)
o Đường ống dẫn dưới biển (subsea pipeline)
o Giàn xử lý trung tâm (processing platform)
o Đường ống xuất dầu/khí (export pipeline for oil/gas)
o Tàu chứa dầu (tanker for evacuation of oil)
2.2 GIÀN KHAI THÁC DẦU KHÍ:
- Là một cấu trúc lớn được sử dụng làm nơi ở cho người và chứa các thiết bị cần thiết
cho việc khoan/khai thác dầu khí từ các giếng khoan dưới đáy biển.
- Tùy điều kiện (trữ lượng, độ sâu mỏ…) mà giàn khoan có thể được thiết kế cố định
với đáy biển, hay liên kết bằng dây cáp hay là hệ thống nổi.
8
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 2-2 Một số loại giàn khoan và độ sâu khai thác


2.3 HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TRÊN GIÀN KHAI THÁC:

Topside
Jacket

Hình 2-3 Tổng quan các khu vực trên giàn khai thác dầu khí loại Jacket
- Các khu vực công nghệ chính trên giàn khai thác (wellhead platform):
o Đầu giếng khai thác.
o Hệ thống thu gom: production header.
o Hệ thống bơm ép: lift gas manifold, water injection manifold, lift gas well,
and water injection well.
o Hệ thống đo và điều khiển: test manifold và test separator.
9

o Hệ thống fuel gas skid.


Page

o Hệ thống điều khiển van đầu giếng: well control panel (SDP).

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

o Hệ thống ESD, FGS.


o Đường ống dẫn dầu, khí từ giàn khai thác đến giàn xử lý trung tâm và dẫn
lift gas, nước ép từ giàn trung tâm đến giàn đầu giếng.
- Các hệ thống công nghệ này còn bao gồm:
o Hệ thống báo cháy và chữa cháy.
o Khu vực sản xuất nước, xử lý nước thải, chất phụ trợ (utility).
o Khu vực sinh hoạt (living quarters) – có thể có hoặc không
o Hệ thống vent/flare.
o Khu vực hóa chất và các phụ gia.
2.3.1 Giếng khoan khai thác:
2.3.1.1 Phương pháp tự phun:
- Là phương pháp khai thác sơ cấp: dòng lưu chất từ vỉa chảy vào giếng khoan do
chênh lệch áp suất, phương pháp khai thác này thường sử dụng với các giếng sâu
hoặc trong giai đoạn đầu khi áp suất giếng vẫn còn lớn.
- Ưu điểm:
o Chi phí khai thác nhỏ nhất, hiệu quả kinh tế cao
o Thiết bị đơn giản, dễ vận hành, bảo dưỡng
2.3.1.2 Phương pháp khai thác thứ cấp:
- Là phương pháp sử dụng các biện pháp cơ học để duy trì hoặc tăng lưu lượng khai
thác, được sử dụng khi mỏ có áp suất thấp.
- Các phương pháp khai thác thứ cấp:
o Phương pháp gas lift
o Phương pháp bơm điện chìm (ESP)
o Phương pháp bơm cần hút (rod pump)
o Phương pháp bơm piston (plunger lift)
- Phương pháp dùng gas lift: khí nén (lift gas) được đưa vào thân giếng (ống tubing
của giếng khai thác) qua các van gaslift. Lift gas có chức năng trộn lẫn với dòng lưu
chất đi lên trong ống tubing, làm giảm tỷ trọng lưu chất và cột áp thủy tĩnh trong
ống, từ đó giảm áp lực lên đáy giếng và làm tăng lưu lượng khai thác. Phương pháp
này thường sử dụng với các mỏ dầu.
- Phương pháp dùng bơm điện chìm (ESP): một bơm điện chìm (ESP – Electrical
Submersible Pump) loại ly tâm được chèn vào đáy giếng để bơm liên tục lưu chất
lên bề mặt, một đường dây dẫn bám dọc theo ống tubing dẫn điện từ trên giàn xuống
bơm.
10
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 2-4 Giếng khai thác sử dụng gas lift

11

Hình 2-5 Phương pháp sử dụng bơm điện chìm


Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

- Phương pháp sử dụng bơm cần hút (rod pump): sử dụng một bơm cần để hút lưu
chất từ vỉa lên bề mặt, bơm hoạt động theo nguyên lý của bơm thể tích
(reciprocating), phương pháp này thường chỉ sử dụng với các mỏ trên đất liền.

Hình 2-6 Phương pháp sử dụng bơm cần hút


- Phương pháp sử dụng bơm piston (plunger lift): loại này thường được sử dụng trong
các giếng khai thác khí áp thấp với ít condensate/oil/water hoặc các giếng có GLR
(gas liquid ratio) lớn.

Hình 2-7 Phương pháp sử dụng bơm piston


2.3.2 Hệ thống ống góp (manifold/header):
- Lưu chất khai thác từ nhiều giếng khoan được tập trung lại trong ống góp
(production header) rồi được vận chuyển đến khu vực xử lý trên giàn đầu giếng
hoặc chuyển về giàn trung tâm.
Lift gas, nước ép mỏ… được đưa từ giàn trung tâm đến giàn đầu giếng qua đường
12

-
ống dưới biển tới hệ thống manifold, sau đó nó được chia nhỏ ra để vào các giếng
Page

(gas lift well/water injection well).

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

2.3.3 Test separator:


- Là thiết bị tách sơ bộ được trang bị các thiết bị đo để đo lưu lượng dòng. Test
separator có chức năng đo và ước lượng lưu lượng dòng khí/lỏng khai thác để theo
dõi chế độ vận hành của giếng khoan.
- Test separator có thể là loại bình tách 2 pha hoặc 3 pha tùy ứng dụng:
o Bình tách 2 pha: tách sơ bộ lỏng/khí, dòng lỏng/khí đi ra được đo lưu lượng
sau đó nhập lại và được chuyển về giàn trung tâm qua đường ống ngầm dưới
biển. Loại này chủ yếu để đo lưu lượng khai thác và theo dõi chế độ vận
hành giếng.
o Bình tách 3 pha: tách và đo lưu lượng khí/dầu/nước khai thác. Bên cạnh
nhiệm vụ theo dõi hoạt động giếng, nó còn cho ta biết lưu lượng dầu khí
khai thác.
2.3.4 Hệ thống báo cháy và rò rỉ khí:
- Hệ thống báo cháy và rò rỉ khí thông thường không được phân chia theo quy trình
công nghệ mà được chia theo vị trí địa lý. Mỗi vùng cháy (fire zone) cần phải được
thiết kế để có thể tự phát hiện và có đầy đủ các phương tiện cần thiết để chống
cháy/chữa cháy trong vùng đó.
- Hệ thống báo cháy:
o Hệ thống phát hiện rò rỉ khí
o Fusible plug
o Hệ thống phát hiện cháy
o Hệ thống phát hiện khói
o Hệ thống cảm biến nhiệt
- Hệ thống chữa cháy:
o Bơm nước chữa cháy (fire water pump)
o Hệ thống phun nước làm mát tự động (water sprinkler)
o Hóa chất dập lửa (dry chemical)
o Bình chữa cháy CO2
- Hệ thống thoát nạn:
o Thang thoát hiểm
o Lưới
o Phao/bè cứu sinh
o Dây cứu hộ
2.3.5 Hệ thống phụ trợ (utilities):
- Hệ thống sinh năng lượng – thiết bị phát điện tuabin khí
13

- Hệ thống xử lý nước sinh hoạt – hệ thống lọc nước RO (thẩm thấu ngược)
Page

- Khu vực sinh hoạt con người và các yêu cầu kèm theo (giặt ủi, bếp ăn…)

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

- Thiết bị phát điện diesel khẩn cấp


- Hệ thống thông tin liên lạc
- Các chất phụ trợ: instrument air, fuel gas, potable water, nitrogen…
2.3.6 Hệ thống xử lý nước thải:
- Nước thải sinh hoạt (ăn uống, giặt ủi…) được thu gom và xử lý với clo, sau đó xả
xuống biển.

Hình 2-8 Hệ thống xử lý nước thải


2.3.7 Hệ thống vent/flare:
- Hệ thống vent/flare bao gồm: các đường vent/flare, các đường blowdown.
- Mục đích của hệ thống vent/flare là loại bỏ một cách an toàn khí và lỏng sinh ra từ
các hoạt động như:
o Khí xả từ hệ thống ổn định sản phẩm (stabilization).
o Quá trình chạy thử.
o Xả áp từ các thiết bị trong trường hợp khẩn cấp hay thông thường.
o Quá trình xả áp theo kế hoạch từ các đường ống khai thác và ống xuất sản
phẩm dưới biển.
o Các thiết bị hoạt động bằng khí/gas nén.
- Hệ thống vent/flare được phân chia thành: vent/flare áp cao và vent/flare áp thấp.
o Vent/flare áp cao là khí xả từ các thiết bị hoạt động ở áp suất cao.
o Vent/flare áp suất thấp là khí xả từ các bình chứa hoạt động ở áp gần áp khí
quyển.
- Hệ thống vent/flare thường có flare tip và pilot hoặc thiết bị đánh lửa để duy trì
ngọn lửa đốt cháy khí bởi vì dòng khí ra vent/flare có thể là liên tục hay gián đoạn.
14
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 2-9 Hệ thống flare trên giàn khoan


2.3.8 Khu vực hóa chất và phụ gia:
Nhiều hóa chất được sử dụng trên giàn với các mục đích khác nhau:
- Chất ức chế tạo cặn (scale inhibitor): hạn chế sự kết tụ của các muối ít tan khi nhiệt
độ, áp suất thay đổi. Chất ức chế kết tủa thường được đưa vào wellhead và các thiết
bị khai thác.
- Chất phá nhũ (emulsion breaker): phá vỡ nhũ tương dầu – nước, tăng cường khả
năng phân tách và làm giảm độ nhớt của hỗn hợp, thường đưa vào lưu chất trước
thiết bị tách.
- Chất chống tạo bọt (antifoam): tăng cường sự phân tách pha lỏng – khí, hạn chế các
giọt lỏng kéo theo trong pha khí. Thường được đưa vào dòng lưu chất trước khi đi
vào thiết bị tách.
- Chất điện ly (polyelectrolyte): được đưa vào trước cyclone, giúp giảm sức căng bề
mặt và độ phân cực của nước, làm các giọt dầu kết tụ lại với nhau.
- Methanol hoặc MEG – Monoethylene Glycol: hấp thụ và làm giảm nồng độ nước
trong dầu/khí, ngăn ngừa sự hình thành hydrate và giảm thiểu ăn mòn.
- TEG – Triethylene Glycol: Làm khô khí, ngăn ngừa hydrate.
- Hypochlorite: được đưa vào nước biển để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và
tảo trong các thiết bị trao đổi nhiệt.
- Chất diệt khuẩn (Biocide): ức chế hoạt động của các vi sinh vật trong hệ thống khai
thác dầu như vi khuẩn, nấm hoặc tảo. Thường sử dụng trong các bồn chứa diesel,
nước (ép mỏ, dằn tàu) …
- Chất ức chế ăn mòn (Corrosion Inhibitor): tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt thiết
bị/đường ống cần bảo vệ để tránh tiếp xúc với các chất ăn mòn.
- Chất tăng cường dòng chảy (Drag Reducer): giảm sự khác biệt giữa vận tốc dòng
chảy sát thành ống và giữa ống, giúp dòng chảy mượt hơn, giảm sự xáo trộn.
15
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

2.4 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TRÊN GIÀN (BPCS, SIS)
Các mối nguy hiểm: Các tiêu chuẩn thiết kế được đưa ra để phòng ngừa và giảm thiểu tác hại
của các mối nguy hiểm tác động lên hệ thống. Theo cấp độ, các mối nguy hại được phân chia
thành: không đáng kể, mức độ vừa phải, và mức độ nghiêm trọng.
Mối nguy hiểm được phòng ngừa theo các mức độ: các thiết kế an toàn, hệ thống BPCS và
cuối cùng là hệ thống shutdown.
Hệ thống BPCS (basic process control system): thực hiện chức năng kiểm soát và kiểm tra
hoạt động của giàn. BPCS nhận thông tin từ hệ thống cảm biến (sensor) và đưa ra các thông
báo dựa theo các chức năng an toàn được định sẵn.
Thông thường BPCS thực hiện các chức năng sau:
o Kiểm soát quy trình trong điều kiện vận hành đã được đặt trước, tối ưu hóa hoạt động
của giàn và giữ tất cả các biến quy trình trong giới hạn an toàn.
o Cung cấp giao diện người điều khiển để theo dõi và điều khiển thông qua bảng điều
khiển người vận hành (Human Machine Interface)
o Cảnh báo
o Tạo dữ liệu hoạt động
Hệ thống SIS
Hệ thống SIS có tác dụng đưa hệ thống trở về trạng thái an toàn, khi các giá trị cài đặt trước
bị vi phạm.
Hệ thống SIS bao gồm các chức năng an toàn (safety functions), cùng với các cảm biến
(sensor), hệ thống xử lí logic (logic solver) và hệ thống thực hiện (actuator).

16
Page

Sơ đồ phân biệt hệ thống SIS (đỏ) và BPCS (xanh)

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Các thành phần chính của hệ thống:


o Các cảm biến, truyền tín hiệu PT (pressure transmitter), TT (temperature transmitter)
o Đường Imput dữ liệu từ các cảm biến
o Hệ thống xử lí logic CPU
o Actuator (valve, switching devices)

CHƯƠNG 3. ĐƯỜNG ỐNG VÀ BÌNH TÁCH TRÊN GIÀN KHAI THÁC


DẦU KHÍ

3.1 ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ:


3.1.1 Các thành phần đường ống:
- Hệ thống đường ống là một tập hợp các thành phần khác nhau được liên kết lại với
nhau bằng các phương pháp, phương tiện thích hợp và có nhiệm vụ vận chuyển lưu
chất (lỏng, khí, hỗn hợp…) từ nơi này đến nơi khác.
- Các thành phần thường gặp trong hệ thống đường ống: ống dẫn, fittings, bích nối,
van, mối hàn…
3.1.1.1 Ống dẫn (pipe):
- Là ống hình trụ được làm từ các loại vật liệu khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng,
kích thước và bề dày được quy chuẩn (DN, NPS, Schedule No).
- Các loại vật liệu thường sử dụng:
o Carbon steel (CS): vật liệu thường dùng ở dòng chảy bình thường, đường
ống từ giếng khai thác lên… CS-PIPING (B31.3) cho đường ống trên giàn,
CS-PIPELINE (B31.8) cho đường ống ngầm.
o 316LSS (Stainless Steel 316 Low Carbon).
o Stainless steel (SS): vật liệu chống ăn mòn: ăn mòn chua (H2S), ăn mòn ngọt
(CO2). SS chịu được áp lực lớn.
o Duplex stainless steel: khi lưu chất trong ống ăn mòn rất mạnh.
o CPVC: dùng cho đường ống nước.
o GRE: dùng cho đường ống nước.
o Cu/Ni (90/10)
- Ống dẫn có thể là ống liền khối (seamless) hoặc ống hàn (welded), ống liền khối
thường được dùng trong các ứng dụng ở áp suất cao. Ống có thể được hàn theo
nhiều phương pháp như: EFW, ERW, forged and bored…
17
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

3.1.1.2 Các mối nối (pipe fittings):


- Dùng để nối hai hay nhiều ống có hướng khác nhau (bend, tee…) hay nối các ống
có kích cỡ khác nhau (reducer, expander…).
- Có các loại fittings thường gặp như: Elbows/Bends, Tees/Branches,
Reducers/Expanders, Couplings, Olets…
- Pipe fittings được phân thành: reducing fittings, full bore fittings
o Full bore fittings: kích thước đầu vào và đầu ra bằng nhau, được sử dụng
trong các ứng dụng cần trở lực thấp như đường suction của bơm hoặc trong
các đường ống cần pigging.
o Reducing fittings: kích thước đầu vào và đầu ra khác nhau, dùng để nối các
ống có kích thước khác nhau.
- Reducing fittings có thể được bố trí theo kiểu đồng tâm (concentric) hay lệch tâm
(eccentric) với ống:
o Kiểu đồng tâm: thường được sử dụng với các dòng slurry, duy trì chiều của
dòng chảy, tránh sự tích tụ chất rắn. Các đường ống thẳng đứng cũng thường
sử dụng kiểu đồng tâm.
o Kiểu lệch tâm: thường sử dụng trên đường ống suction của bơm để tránh sự
tích tụ khí. Các đường ống dẫn khí thường sử dụng kiểu lệch tâm để dầu hay
nước tích tụ lại và tháo ra ở low point.

Hình 3-1 Reducer đồng tâm (trái) và lệch tâm (phải)


3.1.1.3 Bích nối (flange joint):
- Bích nối (flange):
Là các bộ phận của flange joint, dùng để kết nối các bộ
- Lông đền (gasket): phận khác nhau của đường ống hoặc thiết bị, đồng thời
- Bulông (bolting): cho phép chúng có thể dễ dàng được tháo rời để sửa chữa
- Đai ốc (nut): và bảo trì.

- Có nhiều loại flange face khác nhau tùy theo ứng dụng:
o FF (flat face) flange: thường sử dụng để nối các thiết bị làm bằng gang hoặc
van. Dùng cho class 150# ASME.
o RF (raised face) flange: là loại sử dụng phổ biến nhất, dùng cho class từ
150# ASME  600# ASME.
o RTJ (ring type joint) flange: sử dụng với class > 600# ASME hoặc nhiệt độ
> 800 oF (427 oC).
18
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 3-2 Các loại flange face: 1-FF, 2-RF, 3-RTJ


3.1.2 Các dạng tổn thất qua piping, fittings, valve:
- Có 2 dạng tổn thất chính qua đường ống: tổn thất do ma sát và tổn thất do cột áp
suất thủy tĩnh (do chênh lệch cao độ).
- Với fittings, tổn thất áp chủ yếu gây ra do sự thay đổi hướng và tiết diện ngang của
dòng chảy, sự thay đổi này làm tăng tốc dòng chảy và làm tổn thất năng lượng, tổn
thất do ma sát chỉ chiếm phần nhỏ.
- Với van, tổn thất áp chủ yếu do sự thay đổi tiết diện ngang của ống do sự đóng/mở
van.
- Có 3 phương pháp được sử dụng để tính tổn thất áp trong quá trình thiết kế đường
ống là: pp chiều dài tương đương (equivalent length – Le/D), pp hệ số tổn thất
(resistance/loss factor K) và pp hệ số van (Cv). Phương pháp hệ số van chỉ sử dụng
để tính tổn thất áp suất qua van.
3.1.3 Các hệ thống ống sơ bộ trên giàn:
- Đường ống công nghệ dùng để chuyên chở các lưu chất trong dòng công nghệ chính.
Nó bao gồm các đường như dòng chảy công nghệ, khí công nghệ, bơm ép nước,
bơm hóa phẩm…Trên các đường công nghệ thường có các thiết bị cảm biến nhiệt
độ, áp suất, van điều khiển, van an toàn, van cách ly…
- Đường ống thải vận chuyển lưu chất đến hệ thống xử lý/chứa chất thải, bao gồm
các đường thải hở, thải kín.
- Đường ống xả khí dùng để dẫn khí thoát ra từ các thiết bị đến các cụm đuốc và xả
khí để cuối cùng xả ra nơi an toàn, thường bao gồm các đường xả áp suất khí quyển,
đường xả thấp áp, đường xả cao áp.
- Đường ống cứu hỏa được dùng để vận chuyển nước cứu hỏa trong trường hợp
cháy/nổ xảy ra. Đường ống có thể được lắp đặt cố định trên giàn hoặc được nối từ
thiết bị cung cấp nước riêng biệt tùy theo đặc điểm của mỗi giàn.

3.2 SEPARATOR:
- Được sử dụng để tách khí/dầu/nước hoặc khí/lỏng.
- Thiết bị tách 3 pha khí/dầu/nước thường được sử dụng: boot type separator và weir
type separator. Boot type separator được sử dụng khi hàm lượng của heavy liquid
19

trong dòng nguyên liệu khá nhỏ, trong khi weir type separator được sử dụng trong
các ứng dụng có hàm lượng heavy liquid lớn.
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 3-3 Thiết bị tách 3 pha nằm ngang weir type

Water boot

Hình 3-4 Thiết bị tách 3 pha boot type


- Gồm có 4 khu vực chính:
o Inlet section: thiết bị va đập đầu vào (inlet deflector) giúp tách 2 pha
khí/lỏng trong dòng nguyên liệu đồng thời đảm bảo sự phân bố dòng chảy
dọc theo thiết bị.
o Khu vực tách: khí/dầu/nước được tách ra khỏi nhau nhờ trọng lực, thời gian
lưu là thông số quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tách. Vách ngăn (weir)
là một tấm chắn nằm ngang có tác dụng phân tách pha dầu/nước, dầu có tỷ
trọng nhẹ hơn nổi lên trên, tràn qua tấm ngăn qua ngăn bên phải, sau đó
được bơm ra, nước ở phía dưới ngăn bên trái.
o Demister pad: loại bỏ các giọt lỏng kéo theo trong pha khí.
o Vortex breaker: thiết bị chống xoáy, ngăn ngừa sự tạo bọt trong dòng chất
lỏng đi ra.
o Ngoài ra, bình tách còn có các thiết bị khác cũng như trong bồn/bể chứa:
20

nozzle, instrument, manway, utility, drain, PSV…


Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

- Các mức chất lỏng trong bình tách: thời gian lưu của chất lỏng giữa các mức phải
đảm bảo các yêu cầu về chất lượng tách giữa pha khí/lỏng hoặc lỏng/lỏng và đáp
ứng khả năng vận hành:
o LSHH (Level Switch High High): mức cao nhất.
o HAL (High Alarm Level): Mức cảnh báo cao
o LAL (Low Alarm Level): Mức cảnh báo thấp
o LSLL (Level Switch Low Low): mức thấp nhất.
o T/L (Tangent Line): mép bình tách
- Cách xác định các mức điều khiển LL, L, H, HH đối với Separator:
o Nozzle cho LG cách đáy (bình tách ngang) hoặc T/L ít nhất 0.15m;
o LSLL cách lowest LG nozzle ít nhất 0.1m;
o LAL cách LSLL ít nhất 0.1m hoặc phải đủ để duy trì lượng liquid cho
operator can thiệp/xử lý (1-2 phút nếu xử lý từ control room), tùy điều kiện
nào lớn hơn;
o LAH cách LAL ít nhất 0.35m hoặc phải đủ để duy trì lượng liquid cho 3
phút vận hành với lưu lượng cao nhất, tùy điều kiện nào lớn hơn. Ngoài ra
thể tích giữa LAH và LAL phải đảm bảo đủ để chứa slug (nếu có);
o LSHH cách LAH ít nhất 0.1m hoặc phải đủ để duy trì lượng liquid cho
operator can thiệp/xử lý (1-2 phút nếu xử lý từ control room), tùy điều kiện
nào lớn hơn. Nếu chất lỏng trong bình tách dễ tạo bọt thì khoảng cách giữa
LSHH và LAH phải được cộng them 0.25m.
- Bình tách hoạt động dựa trên nhiều nguyên lý khác nhau:
o Khác biệt tỷ trọng
o Va đập
o Thay đổi hướng, vận tốc dòng chảy
o Lực ly tâm
- Trong công nghiệp dầu khí, thiết bị tách có thể được phân thành nhiều loại tùy thuộc
vào ứng dụng của nó như: test separator, production separator, low-temp
separator…
21
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

CHƯƠNG 4. CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ


4.1 API:

- API là bộ tiêu chuẩn được phát triển bởi viện dầu khí Mỹ (American Petroleum
Institute – API) và được sử dụng phổ biến trên thế giới.
- Những lĩnh vực cơ bản của công nghiệp dầu khí được đề cập trong các tiêu chuẩn
của API bao gồm: khai thác và sản xuất, lọc dầu, an toàn và phòng cháy, phân tích
đo lường dầu mỏ, vận chuyển hàng hải. Tiêu chuẩn API còn liên quan đến các lĩnh
vực: khoan khai thác ngoài khơi, kết cấu, đường ống, các vấn đề sức khỏe và môi
trường, van và thiết bị chứa…
- Một tiêu chuẩn API bao gồm: manuals, standards, specifications, recommended
practices, bulletins, guidelines, technical reports.
4.2 Petronas:

- Là tiêu chuẩn kỹ thuật của tập đoàn dầu khí Petronas – Malaysia được sử dụng để
hướng dẫn kỹ thuật tham khảo cho các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật Petronas.
- Trong các dự án của mình, Petronas thường yêu cầu vendor và các nhà thầu phải
tuân theo tiêu chuẩn Petronas bên cạnh các tiêu chuẩn quốc tế khác (API, ASME…).
4.3 Perry’s Handbook:

- Perry’s Chemical Engineer’s Handbook được xuất bản lần đầu năm 1934 và phiên
bản mới nhất bản tái bản lần thứ 8 – 11/2007.
- Đây là một cuốn sách tập hợp gần như đầy đủ các kiến thức về kỹ thuật hóa học cho
các kỹ sư công nghệ hóa cũng như nhiều kỹ sư và nhà khoa học lĩnh vực khác.
- Các chủ đề trong cuốn sách đi từ các tính chất vật lý của hóa chất/vật liệu đến các
cơ sở toán học, nhiệt động học, quá trình truyền nhiệt, truyền chất, các thiết bị phản
ứng hóa học đến các chủ đề về kinh tế, ước lượng chi phí, an toàn công nghệ và các
chủ đề khác.
4.4 GPSA Databook:

- GPSA – Gas Processors Suppliers Association.


- Tập hợp các tiêu chuẩn và kiến thức của hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị xử lý
khí.
4.5 ASME:
- ASME (American Society of Mechanical Engineering – Liên đoàn kỹ sư cơ khí
Hoa Kỳ) là nhà phát triển các quy tắc và tiêu chuẩn đầu ngành kết hợp kỹ thuật
khoa học và ứng dụng kỹ thuật cơ khí. Các tiêu chuẩn ASME B31 và ASME B16
được áp dụng để thiết kế các đường ống thép.
22
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên


BÁO CÁO THỬ VIỆC

CHƯƠNG 5. CÁC CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO TRONG QUÁ TRÌNH THỬ VIỆC

5.1 Thực hiện thiết kế Diesel Pump/Tank của dự án Đai Nguyệt.


5.2 Thực hiện Line List và các Calculation Notes của dự án Sao Vàng CPP.
5.3 Cập nhật P&ID của dự án Sao Vàng CPP.
5.4 Thực hiện Mark-up P&ID cho bidding dự án Aker Pecan.

23
Page

Nhân viên Thiết kế Công nghệ Bùi Khôi Nguyên

You might also like