You are on page 1of 8

MỤC LỤC

I. Đặt vấn đề ......................................................................................... 2


II. Các khái niệm .................................................................................. 2
III. Phân loại ........................................................................................... 3
IV. Nguyên nhân - Ảnh hưởng xã hội .................................................. 5
V. Hướng cải thiện ................................................................................. 6
VI. Thay lời kết........................................................................................ 7
VII. Tài liệu tham khảo ............................................................................ 8

1
I. Đặt vấn đề
Johann Gottfried von Herder, nhà thơ và nhà triết học người Đức có câu nói rất
đáng suy ngẫm: “Một dân tộc còn có gì có thể quý giá hơn là ngôn ngữ mà ông
cha để lại?”, không đặt nặng tính chính xác của câu nói nhưng nó cũng cho ta
thấy ngôn ngữ là rất quan trọng. Cùng với giá trị, chuẩn mực, biểu tượng, ngôn
ngữ là một trong bốn yếu tố cấu tạo nên văn hóa của một dân tộc. Ngôn ngữ
của bất kì dân tộc, quốc gia nào cũng có những sự biến chuyển theo thời gian và
có những lỗi trong cách sử dụng. Tại Việt Nam cũng vậy, hiện nay xuất hiện rất
nhiều từ ngữ và kiểu nói mới, đồng thời lỗi chính tả, từ vựng và ngữ pháp cũng
rất phổ biến trong trường học, trên các phương tiện truyền thông đại chúng hay
trong giao tiếp hằng ngày của người dân, đặc biệt ở các thành phố lớn (đa văn
hóa, đa thành phần dân cư). Xem xét lại hiện trạng của tiếng Việt ngày nay với
những thay đổi, tìm hiểu các lỗi trong sử dụng, ảnh hưởng xã hội của nó,
nguyên nhân và gợi ra hướng cải thiện là mục tiêu của bài tiểu luận này.

II. Các khái niệm


Qua phần đặt vấn đề, ta thấy hai điểm chính yếu của bài tiểu luận này là những
THAY ĐỔI của tiếng Việt và các LỖI khi sử dụng chúng. “Thay đổi” ở đây
chính là nói đến phương ngữ xã hội.
Hiện nay chúng ta nghe và thấy rất nhiều về những thay đổi, những từ ngữ, kiểu
nói mới trong tiếng Việt như ngôn ngữ "teen", chèn ngoại ngữ trong câu chữ,
những từ ngữ đang phổ biến như "vãi", "lộ hàng", "sửu nhi", "chém gió", "bá
đạo", "thả thính", "như đúng rồi", "đúng roài", "ghim", "yêu tóa"... Đó thực ra là
những phương ngữ xã hội, những đặc trưng giao tiếp của một nhóm người trong
xã hội, ở đây có thể là người trẻ hay những người sử dụng mạng xã hội.
Phương ngữ xã hội (PNXH) có thể hiểu đơn giản là ngôn ngữ thường dùng của
một nhóm xã hội nhất định. Như vậy nó chỉ khác với ngôn ngữ chung toàn dân
và chính thức về đôi cách phát âm, về từ vựng nghề nghiệp, đó còn là những
tiếng lóng hoặc biệt ngữ của giới sinh viên, vận động viên thể thao,… những ẩn
ngữ của các thương gia, môi giới dịch vụ. PNXH là đặc trưng cho giới, tuổi tác,
tôn giáo, nghề nghiệp hay giai tầng xã hội v.v. Như vậy ngôn ngữ “teen” hay
những từ ngữ mới trong xã hội hiện nay cũng là PNXH và việc đánh giá đúng –
sai trong các phương ngữ xã hội xem ra không nên cứng nhắc mà cần nới lỏng
bởi tính xã hội rất mạnh và linh động của nó và cũng bởi nó khác xa với ngôn

2
ngữ chính thống và học thuật. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là không cần
xem xét lại các vấn đề về phương ngữ xã hội.
Lỗi trong sử dụng tiếng Việt được căn cứ trên ngữ pháp và tiếng Việt chuẩn với
mức độ ổn định nhất định. Mặc dù có nhiều sách về ngữ pháp tiếng Việt khác
nhau nhưng không khó để nhận thấy những điểm chung trong nội dung, ta hoàn
toàn có thể căn cứ trên đó để xác định lỗi. Những điểm chung đó có thể kể như
việc sử dụng từ vựng chính xác, diễn đạt ý chính xác qua câu chữ, việc chấm
câu. Việc đánh giá lỗi tiếng Việt này cần hạn chế đối với PNXH.

III. Phân loại

Xem lại một số tài liệu, tôi thấy cách phân loại về lỗi trong sử dụng tiếng Việt
không hề thống nhất mà mỗi tác giả có cách phân loại khác nhau. Nhìn chung,
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ hay các nhà khoa học xã hội có cách phân loại
chuyên môn, tỉ mỉ và khó hiểu hơn hẳn các nhà báo. Ví dụ một cách phân loại
lỗi đó là lỗi về chính tả, về từ vựng và về ngữ pháp như đã nói trong phần Đặt
vấn đề. Cao Xuân Hạo và một số tác giả khác (2002) trong “Lỗi ngữ pháp và
cách khắc phục”, chia ra lỗi về cấu trúc câu, lỗi về cấu trúc ngữ đoạn, lỗi về
cách dùng từ công cụ và lỗi trong cách chấm câu. Trong mỗi 4 mục đó lại trình
bày rất chi tiết những ý nhỏ hơn. Về các nhà báo thì cách phân loại rất đa dạng
như lỗi viết tắt và viết không đúng chuẩn tiếng Việt, lỗi viết câu không đúng
hoặc không chấm câu, lỗi dùng từ sai, lỗi dùng thừa từ, thiếu từ, sai kết hợp từ,
lỗi chính tả; Dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo, dùng từ không
đúng về ý nghĩa câu, dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ
pháp của từ trong câu; sai cách dùng từ, sai ngữ pháp, sai logic. Các cách phân
loại của các nhà báo thì thiếu căn cứ khoa học và thiếu hệ thống, logic.

Vì vậy trong tiểu luận này tôi sử dụng cách phân loại khác, không khó hiểu và
quá nhiều thuật ngữ chuyên môn như các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và cũng hệ
thống hơn, dễ nhớ hơn. Đó là chia theo các lỗi về từ, về câu và về dấu câu. Một
câu bao gồm (các) từ và dấu câu (như dấu chấm, phẩy, chấm than, chấm hỏi,
v.v.) giúp hoàn thiện câu chữ hơn. Như vậy chỉ cần tưởng tượng ra một câu là ta
đã nhớ được cách phân loại này.
1. Lỗi từ
Ví dụ như cọ xát (đúng là “cọ sát”), thăm quan (tham quan), nữ tiểu thư (tiểu
thư), trí thức (chỉ người) – tri thức (chỉ kiến thức), sáng lạng (xán lạn), bàng

3
quang (bàng quan – thờ ơ, không để ý), yếu điểm (điểm quan trọng) – điểm yếu
(điểm không mạnh), lượng mưa kéo dài (mưa kéo dài), …
2. Lỗi câu
Một bài báo có tựa đề "Triển lãm tranh dân gian Việt Nam dưới góc nhìn người
Pháp". Nội dung bài báo Tít bài trên đã thiếu giới từ của, phải là Triển lãm tranh
dân gian dưới góc nhìn của người Pháp.

Chúng ta cũng thấy không ít người dẫn chương trình (MC) sử dụng câu “Chào
mừng quý khán giả đang đến với chương trình…” khi mở đầu chương trình.
Đây là lỗi về nghĩa của câu, việc khán giả “đến với chương trình” là hành động
diễn ra nhanh, ta quan sát được toàn bộ quá trình đó nên không thể dùng chữ
“đang” như khi thấy lá rơi, trường hợp này trong tiếng Anh cũng không thể
dùng thì tiếp diễn vì hành động đó không diễn ra đủ chậm để có thể chứng kiến.
Chỉ cần “Cháo mừng quý khán giả đến với chương trình…” là được.

Có một bà báo có tít là “Không tăng số người trẻ nghiện thuốc lá mới”. Ý tác
giả là làm sao không để tăng thêm số người mới mà nghiện thuốc lá, nhưng ghi
như vậy dễ hiểu nhầm là số người nghiện loại thuốc lá mới nào đó và câu này đa
nghĩa. Nên sửa lại là “Không tăng thêm số người trẻ nghiện thuốc lá”.

3. Lỗi dấu câu


Chấm hỏi trong câu trần thuật
* Anh cần biết rõ rằng anh là ai? – Thay dấu chấm hỏi bằng dấu chấm, bởi “anh
là ai” không đứng một mình mà cụm từ hỏi này đi theo sau những từ chỉ sự
tường thuật, vế đứng trước này là mệnh đề chính và dấu câu phụ thuộc vào
mệnh đề đó. Câu này không phải là câu hỏi mà là câu trần thuật.
Chấm lửng và vân vân

* Họ đem theo thịt muối, bánh mì, cá hộp... để ăn trưa. –> Họ đem theo thịt
muối, bánh mì, cá hộp v.v. để ăn trưa. Chấm lửng ("...") không thể dùng thay
cho "v.v." (vân vân). "Vân vân" có nghĩa chính xác là "và những thứ khác cùng
loại", "và những người khác", "và những con khác", v.v. Trong khi đó, chấm
lửng có nghĩa là câu chưa nói hết, hoặc cho biết có một quãng im lặng, hoặc
người nói đang phân vân không biết có nên nói tiếp hay không, hoặc người nói
đang chọn từ ngữ.

4
Chấm câu sau “rằng” và “là”
* Trong lời khai của bị cáo có nói rằng: lúc ấy bị cáo không trông thấy nạn nhân
đi qua. – Bỏ hai chấm sau “rằng”.
* Một là: tắt thuốc lá. – Bỏ dấu hai chấm sau “là”.

Ngoặc đơn, vạch dài và ngang nối.


Ngoặc đơn là một cách chú thích để làm rõ nghĩa thêm một từ, chữ hay câu. Nó
là một phần hoàn toàn độc lập đối với câu, không có chức năng cú pháp gì trong
câu chứa đựng nó.
Vạch dài “–“ cũng có chức năng tương tự như ngoặc đơn, nhưng thường dùng
hơn khi điều cần chú thích là một câu trọn vẹn tương đối dài.
Vạch dài “–“ khác với nganh nối “-“, một bên có công dụng chia tách một câu
ra khỏi hai câu đứng hai bên, một bên có công dụng nối liền hai từ đứng cạnh
nhau thành một từ ghép.

VD:
Ngang nối: Cà-phê
Vạch dài: Khoan đã! – Nó nói thế - nhưng tôi cứ cắm đầu đi thẳng.

III. Nguyên nhân - ảnh hưởng xã hội


GS. Nguyễn Văn Khang đã từng nhận định: “Cần bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề.
Ngôn ngữ âu cũng là tấm gương phản chiếu xã hội hay là chiếc “nhiệt kế” đặc
biệt của xã hội Việt Nam và đang phản ánh sự đổi thay của xã hội Việt Nam và
theo đó, tiếng Việt cũng đang có những thay đổi dưới tác động của xã hội Việt
Nam... Khi nào còn tồn tại cư dân mạng, còn tồn tại nhóm xã hội của giới trẻ,
thì còn ngôn ngữ đó.” Ý kiến này mặc dù có hơi nặng nề với “ngôn ngữ mạng”,
với PNXH nhưng điểm rất hay là nhận ra tình trạng ngôn ngữ phản ánh tình
trạng xã hội và cũng là kết quả của các định chế/ hệ thống xã hội, chứ không
phải đổ lỗi cho con người, cho giới trẻ hay từ đâu xuất hiện.

Nhiều tác giả cho rằng nguyên nhân của các lỗi trong sử dụng tiếng Việt hiện
nay là do hiểu biết tiếng Việt hạn chế, thói quen sử dụng dễ dãi và do chính các
phóng viên, nhà báo (truyền thông đại chúng) cũng mắc lỗi ngôn ngữ khi viết
bài. Như thế các bản tin được phân phát khắp nơi và người đọc sẽ nhập tâm
những câu chữ trong đó và học sẽ bắt chước sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.

5
Khi trong xã hội chẳng có cơ quan ban ngành nào để ý đến ngữ pháp tiếng Việt,
truyền thông về việc sử dụng đúng chuẩn tiếng Việt, thường xuyên chỉnh đốn
báo chí, các nghiên cứu về ngôn ngữ bị bỏ lơ, khi mà mọi người không ai giữ
gìn tiếng Việt thì người ta sẽ tự hiểu rằng điều đó không cần quan tâm. Cái gì
được khuyến khích, được đề cao trong xã hội, cái đó sẽ dễ dàng được mọi người
bắt chước và thực hành. Chính việc không tách bạch giữa phương ngữ xã hội và
ngôn ngữ chuẩn (của các bộ, ban ngành…) mà người ta ứng dụng vào cả bài
kiểm tra hay những hoàn cảnh cần phải “đúng” và “chuẩn”.

PNXH sẽ không vấn đề gì nếu người sử dụng nó biết áp dụng đúng lúc, đúng
hoàn cảnh. Bởi không thể khi nào người ta cũng sử dụng ngôn ngữ chuẩn trong
mọi tình huống. Việc áp dụng ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ giải trí vào các mối
quan hệ gia đình, học tập và làm việc mới là vấn đề nguy hiểm. Về vĩ mô nó sẽ
làm giảm sút lòng tin trong xã hội (bởi các nhóm khác không hiểu được) và làm
con người ta vong thân (không còn là chính mình, sống theo lực hút của các giá
trị bên ngoài) trong khi hai yếu tố này là “cái nền” rất quan trọng tại bất kì xã
hội nào.

IV. Hướng cải thiện

Nhà nước cần chú trọng đến vấn đề ngôn ngữ - văn hóa, phải có một cái nhìn
đúng đắn và các chính sách tập trung vào việc nâng cao tầm quan trọng của
tiếng Việt trong xã hội nhưng không được đặt nặng kết quả hình thức mà phải là
hành động lâu dài. Cần tham khảo thường xuyên ý kiến của các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ, các nghiên cứu khoa học phải đi trước các chính sách.

Các ban ngành trong xã hội cần góp tay xây dựng môi trường đề cao ngôn ngữ
chuẩn, có chế tài cho những trường hợp vi phạm nhưng không được gây cảm
giác áp đặt.

Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng cần cẩn thận trong câu chữ
của mình. Phải làm gương và đưa tin lâu dài, chiến lược vì sự thay đổi bên trong
não trạng người dân, không phải bằng cách cưỡng chế. Thiết kế các chương
trình có chất lượng cho mọi người tham gia học hỏi về ngôn ngữ.

6
V. Thay lời kết

Hà Quang Minh từng tâm sự khi nói về bài thơ Thương ca tiếng Việt như sau:
"Yêu nước thì trước hết phải giữ tiếng nói của mình. Còn tiếng Việt thì còn
người Việt. Còn người Việt thì còn nước Việt". Quả vậy, ngôn ngữ là thứ quá
gần gũi với con người và là đặc trưng cho nền văn hóa dân tộc. Thế nên cần
phải làm sao cho người Việt hiểu được ranh giới giữa phương ngữ xã hội và
ngôn ngữ chuẩn và thực hành, để “hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau” (lưu
truyền lích sử - văn hóa dân tộc). Đây sẽ là một điều kiện tốt giúp đất nước ta
phát triển bền vững dù khó nhìn thấy một cách hữu hình.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Sách
1. Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang,
Trần Thị Tuyết Mai (2002), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, NXB Khoa
học xã hội.
2. Nguyễn Ngọc Lâm (2006), Tài liệu hướng dẫn học tập Khoa học giao
tiếp, ĐH Mở bán công TP.HCM.
3. Trần Thị Ngọc Lang (chủ biên) (2005), Một số vấn đề về phương ngữ xã
hội, NXB Khoa học xã hội.

B. Báo mạng
4. Câu sai và câu mơ hồ,
http://www.coviet.vn/diendan/showthread.php?t=36879
5. Không tăng số người trẻ nghiện thuốc lá mới,
http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/22190102-khong-tang-so-
nguoi-tre-nghien-thuoc-la-moi.html
6. Một số lỗi thường gặp khi dùng từ tiếng Việt, http://huc.edu.vn/mot-so-
loi-thuong-gap-khi-dung-tu-tieng-viet-1534-vi.htm
7. Một số lỗi tiếng Việt trên các báo điện tử hiện nay,
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Mot-so-loi-tieng-Viet-tren-cac-bao-dien-tu-
hien-nay-post159302.gd
8. Ngáo đá, lộ hàng, chảnh chó... sáng tạo hay méo mó tiếng Việt?,
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170422/ngao-da-lo-hang-chanh-
cho-sang-tao-hay-meo-mo-tieng-viet/1302744.html
9. Ngôn ngữ tuổi teen,
http://www.vjol.info/index.php/NNDS/article/viewFile/15732/14143
10.Người Việt không hiểu... tiếng Việt: Đặt lại vấn đề dạy ngữ pháp,
http://thanhnien.vn/giao-duc/nguoi-viet-khong-hieu-tieng-viet-dat-lai-
van-de-day-ngu-phap-615765.html
11."Tiếng Việt" - Lời quê hương hay lời sắt son, http://depplus.vn/tin-tuc/12-
01-2014/tieng-viet-loi-que-huong-hay-loi-sat-son/11/9461/
12.Triển lãm tranh dân gian Việt Nam dưới góc nhìn người Pháp,
http://vietbao.vn/Van-hoa/Trien-lam-tranh-dan-gian-Viet-Nam-duoi-goc-
nhin-nguoi-Phap/410658615/181/

You might also like