You are on page 1of 10

MẠCH TỔNG QUY PHÙ-TRẦM-TRÌ-SÁC

-Có 5 loại mạch họ nhà PHÙ: Khẩn, Khổng, Hồng, Trường, Đại.
-Có 7 loại họ nhà TRẦM: Vi, Phục, Hoạt, Hư, Nhược, Tán, Đợi.
-Có 7 mạch hò nhà TRÌ: Tế, Nhu, Hoãn, Sắc, Kết, Đoản, Động.
-Có 4 loại mạch họ nhà SÁC: Huyền, Thực, Xúc, Cách.
(5+7+7+4=23 với 4 mạch PHÙ, TRẦM, TRÌ, SÁC = 27 mạch.
Thực tế lâm sàng và hình tượng cũng như mạch bệnh của từng loại mạch đã chứng tỏ việc quy nạp theo 4 họ mạch nói trên là chính
xác.
-Tất cả các mạch trong họ nhà PHÙ thì ngoài cái tính chất riêng của nó còn có tính chất chung giông như mạch phù, cụ thể là tất cả
các mạch đó đều có tượng mạch nổi lên như mạch PHÙ chủ về các chứng PHONG
Tương tự.
-Tất cả các mạch trong họ nhà TRẦM ngoài tính chất riêng còn có tính chất chung giống như mạch TRẦM đó là tượng mạch chìm
sâu và chủ về các chứng thuộc KHÍ
-Tất cả các mạch trong họ nhà TRÌ ngoài tính chất riêng của nó còn cái chung giống như mạch TRÌ tức là tượng mạch có tốc độ đi
chậm và chủ về những bệnh thuộc HÀN
-Tất cả các mạch trong họ nhà SÁC ngoài tính chất riêng của nó còn có cái chung giống mạch SÁC đó là tượng mạch có tốc độ
nhanh và chủ bệnh thuộc chứng NHIỆT.

Đỗ Tịnh Phong

Kinh nghiệm Lão Danh y Triệu Thiệu Cầm : Đặc sắc về Chẩn mạch
Mạch chẩn là một trong những phương pháp chẩn đoán đặc sắc nhất của Trung y. Triệu lão coi trọng nhất ở Mạch chẩn, cũng có
nhiều nghiên cứu nhất. Triệu lão tổ tông 3 đời làm ngự y Hoàng cung, tinh ở Mạch chẩn, là môn học gia truyền, Cha ông là Văn Khôi
Công có để lại cuốn " Mạch học", luận tường tận tinh vi của Mạch pháp.
Triệu lão 60 năm nghiệm chứng lâm sàng, đem Mạch pháp chỉnh lý thành << Văn Khôi mạch pháp>>, truyền lại cho hậu thế. Nó có
những kiến giải độc đáo, khác ở người hậu thế đã nói, có mấy điểm dưới đây
Từ góc độ của cơ chế Bệnh phân loại tượng mạch, đề xuất Bát cương chẩn mạch.
Phương pháp phân loại mạch tượng truyền thống tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng đại đa số đều mất ở giản lược. như phân làm 2
loại âm dương, hoặc phân làm Thất biểu, Bát lý, Cửu đạo. Triệu Thị đề xuất bát cương chẩn mạch lấy cơ chế bệnh chủ yếu của
tượng mạch chính lấy làm căn cứ tiến hành phân loại, nội dung dưới đây :
Biểu mạch : Phù
Lý mạch : Trầm, Lao
Hàn mạch : Trì, Hoãn, Kết, Khẩn
Nhiệt mạch : Sác, Động, Tật, Xúc
Hư mạch : Nhược, Vi, Tán, Cách, Đoản, Đại.
Thực mạch : Thực, Trường, Hoạt
Khí mạch : Hồng, Nhu
Huyết mạch : Tế, Huyền, Sáp, Khổng.
Phương pháp phân loại tượng mạch này lấy từ tích lũy kinh nghiệm lâm sàng phong phú làm cơ sở, tính ưu việt của nó là lợi dụng từ
tượng mạch phân tích cơ chế bệnh, tượng mạch khi rõ, cơ chế bệnh của nó nắm rõ trong lòng. Như mạch hồng hoạt mà sác, thì cho
biết chứng nhiệt thực khí phận, mạch Hồng vốn chủ khí, hoạt là thực tà, sác là chủ nhiệt. Từ cái này có thể thấy đề xuất của bát
cương chẩn mạch, có ý nghĩa chỉ đạo lâm sàng nhất định.
Đề xuất tứ bộ chẩn pháp Phù, Trung, Án, trầm
Chẩn mạch truyền thống chỉ nói 3 bộ chẩn pháp là Phù, Trung, Trầm. Triệu lão thì căn cứ kinh nghiệm và gia truyền đề xuất chẩn
mạch phải xem 4 bộ Phù, Trung, Ấn, Trầm. nhẹ tay thấy được là bộ Phù, gia chút lực là trung bộ, lại gia thêm chút lực là án bộ, nặng
tay đến xương là trầm bộ.
Trong chẩn đoán ôn bệnh: phù, trung, án, trầm và vinh, vệ, khí, huyết của bệnh biến tương ứng lần lượt; ở Thương hàn, phù chủ
biểu, tức là Thái dương bệnh, Trung bộ chủ về Dương minh, thiếu dương, án trầm chỉ tam âm; ở Tạp bệnh, Phù trung phản ánh biến
hóa của công năng, án trầm bộ phản ánh tình trạng của thực chất.
Nếu bệnh biểu hiện là mệt mỏi vô lực, chẩn mạch Phù, Trung bộ là nhu nhuyễn, là tượng của khí hư, nếu án bộ trầm thấy mạch
huyền tế hoạt sác thì cho thấy đó là Can nhiệt nội uất, ngoại là Thấp tà cản trở, tất cả đều không thể dùng thấy khí hư mà dùng thuốc
bố khí. Triệu lão cho rằng, chẩn mạch trên lâm sàng phải coi trọng án bộ trầm, phàm chẩn mạch án bộ trầm có lực, đa phần là tà
thực, không thể bổ lãng phí. lấy đó là yếu quyết.
Nhấn mạnh sát tương khiêm mạch
Trên lâm sàng thấy, 1 bệnh 1 mạch là đặc thù ít gặp, tuyệt đại đa số là có vài mạch tương khiêm cùng xuất hiện, ở đây nó làm tăng
chỗ khó của chẩn mạch. sỏ dĩ " tại tâm dịch liễu, chỉ hạ nán minh" đại ý chủ yếu từ phức hợp chẩn mạch dẫn đến. Mạch truyền thống
có 27 loại, lại phải phân biệt tứ bộ phù, trung, án, trầm của thốn, quan, xích. từ tập hợp như vậy tính ra hơn trăm nghìn loại tượng
mạch phức hợp, rất may mạch tượng bệnh chính có tính quy luật nhất định, phù, trung, án, trầm cũng có chính, thốn quan xích thì
phân thuộc ngũ tạng lục phủ, đây là nghiên cứu tính phức tạp tượng mạch cung cấp bằng chứng cho lý luận trên.
Triệu lão tổng kết kinh nghiệm chẩn mạch phong phú, trong cuốn " Mạch học Văn Khôi" đã đề xuất hơn 800 loại tượng mạch tương
kiêm, lần lượt phân tính cơ chế bệnh lý dẫn đến, mặc định pháp điều trị, là tấm gương cung cấp luận bệnh chẩn mạch trên lâm sàng.
Tuy nói mức độ nghiên cứu khó như vậy, người kinh nghiệm chẩn mạch không phong phú khó nhìn thấy được cái kỳ diệu của nó,
nhưng cuối cùng nghiên cứu Mạch học cũng lộ ra 1 con đường. Huống hồ muốn nói phức tạp thì phức tạp, tương kiêm phức hợp
mạch không thể không không hiểu tường tận, muốn nó đơn giản thì đơn giản, nhưng cần án bộ trầm định làm gốc của nó, thì có thể
nói phức tạp làm giản đơn vậy.
Bản dịch : Ths, Bs Tôn Mạnh Cường
30 công thức thuốc y học dân tộc
1. TOA CĂN BẢN có Muồng trâu
Vỏ Quít, củ Gừng, Sả kiếm chẳng lâu
Rau má, Rễ tranh, Cỏ mực
Hiệp cùng Cam thảo, Ké, Cỏ mần trầu
2. CẢM HÀN CẢM NHIỆT đều dùng
Bạc hà, Kinh giới hợp cùng Tía tô
Cúc tần, Cam thảo thêm vô
Cúc hoa, Gừng sống hoặc khô mà dùng

3. HO do phong nhiệt, phong hàn


Tỳ hư, Phế nhiệt lại càng thêm lo
Mã đề, Hậu phác thầy cho
Muồng trâu, Dâu lá, Gừng to thành bài

4. HEN HÀN, HEN NHIỆT đều dùng


Mạch môn, Tô tử đi cùng Phèn phi
Sài đất, Ý dĩ nữa chi
Lại còn nhục Quế thuốc gì hay hơn

5. BỔ PHẾ THẬN có Mạch môn


Thiên môn, Sinh địa, Hoài sơn, Tang bì
Tang diệp. Chỉ xác nữa chi
Bổ thủy, nhuận phế nhớ ghi mà dùng
6. HẠ HUYẾT ÁP có Rễ nhàu
Táo nhân, Trạch tả đi sau Mã đề
Hoa hòe, Cỏ xước đem về
Hợp cùng Thục địa còn chê gì nào?

7. BỔ CAN THẬN có Thục, Quy


Hoài sơn, Trạch tả và gì kể ra
Sài hồ, Thảo quyết nhớ qua
Thủ ô thêm nữa hẳn là không quên

8. AN THẦN thì có Lạc tiên


Vông, Sen, Thảo quyết(1) đi liền trong đơn
(Nếu do hư nhược gây nên
Quy tỳ thang ấy nhớ tên mà dùng)

9. BỔ TÂM THẬN có Thục, Quy


Hoài sơn, Trạch tả Gia bì, Trọng, Sen(2)
Ngưu tất, Liên nhục nghe quen
“Thủy hỏa ký tế” nhờ men thuốc này

10. TIÊU CHÀY: Lá ổi, Trần bì


Hoàng đằng, Hậu phát và gì nữa đây?
Tô mộc chỉ thống nhớ ngay
Năm vị thuốc ấy thầy bày từ lâu

11. NHUẬN TRƯỜNG có lá Muồng trâu


Lá me, vỏ Đại hợp nhau mà dùng
(Khí hư: Tứ quân phương chung
Âm hư: Lục vị phải dùng tư âm)

12. NHUẬN GAN MẬT có Nhân trần


Trâm bầu phối hợp vô ngần giản đơn
(Sỏi mật lo lắng nhiều hơn
Thì lấy Cỏ chỉ sao lên mà dùng)

13. VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG


Can khí phạm Vị, hưn hàn Tỳ dương
Mã đề, Nghệ với Thủy xương(3)
Cúc tần, Hương phụ thành phương thuốc này

14. KÍCH THÍCH TIÊU HÓA Trần bì


Thương truật, Hậu phác, Thảo(4) thì cùng phương
(Tỳ hư: Tứ quân phải tường
Gia thêm: Trần, Hạ, Sa, Hương(5) mà dùng)

15. ĐIỀU HÒA CAN TỲ có chi?


Sài hồ, Chỉ xác, Trần bì, Mộc hương
Sa, Hoài(6), Hương phụ phải tường
Nhân trần, Liên, Hạ(7) khẩn truong mà dùng

16. BỔ TÂM TỲ có Quy, Sâm(8)


Hoài son, Hậu phác, Dâu tằm, Lạc tiên
Sa nhân, Liên nhục bạn hiền
Ăn ngon, ngủ tốt là tiên ấy mà

17. LỢI TIỂU thì có Rễ tranh


Dứa dại, Râu bắp cùng anh Mã đề
(Tế sinh thận khí hay ghê
Trị bệnh phù thủng nặng nề tay chân)

18. TIỂU ĐƯỜNG bệnh của Tam tiêu


Khổ qua, Đa lá dùng nhiều mới hay
(Hoặc bài Lục vị thầy bày
Gia: Căn, Kỳ, Phấn(9) lâu ngày mới yên)

19. PHONG THẤP: Thổ phục, Thiên niên(10)


Thủ ô, Mắc cỡ, Quế(11) liền bên nhau
Cỏ xước, Lá lốt nhớ mau
Sinh địa, Sài đất hợp nhau mà dùng

20. ĐAU BỤNG KINH ắt phải cần


Hương phụ, Ích mẫu, Ngải(12) phân lượng tùy
(Ô, Hương(13) thuốc tán dùng khi
Kinh nguyệt trồi sụt, nhớ ghi mà dùng)

21. KHÍ HƯ: 5 thể gây ra


Tỳ hư, Thấp nhiệt, Đàm và Thận, Can
Ô(14), Quao, Sài đất mọc hoang
Thổ, Kim(15), Hương phụ dễ dàng tìm thôi

22. LỤC VỊ là thuốc bổ âm


Âm hư hỏa động lưu tâm mà dùng
Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù
Đơn bì, Linh, Tả(16) “3 phù, 3 công”
23. BÁT VỊ là thuốc bổ dương
Dương hư tự hãn phải tường, phải thông
Bài Lục vị đã nằm lòng
Gia thêm Quế, Phụ(17) mới mong bệnh lành

24. Bổ khí thì có TỨ QUÂN


Sâm, Linh, Truật, Thảo(18) vang lừng từ lâu
Bổ khí phải nhớ cho sâu
Tỳ hư, Phế kém luận mau mà dùng

25. Bổ huyết có TỨ VẬT thang


Khung, Quy, Thục, Thược(19) rõ ràng xưa nay
Huyết hư: xây xẩm mặt mày
Kém ăn kém ngủ, móng tay nhạt màu

26. QUY TỲ bổ huyết dưỡng tâm


Sâm, Kỳ, Quy, Truật(20), Phục thần, Mộc hương
Nhãn nhục, Viễn chí cùng phương
Táo nhân, Cam thảo vẫn thường đi chung

27. TIÊU ĐỘC – chữa bệnh ngoài da


Cúc tần, Thổ phục, Ngân hoa đứng đầu
Sài đất, Cỏ mực theo sau
Công tà, tả nhiệt thật mau nhiệm mầu

28. RẮN CẮN thì nhớ Trầu, Cau


Nhớ Vôi, nhớ Quế mau mau mà dùng
(Nhanh làm “ga-rô” một vùng
Rút hết nọc độc rồi dùng phương trên)

29. CẦM MÁU: Tô mộc, Nghệ vàng


Cỏ mực, Hương phụ mọc hoang rất nhiều
Ô dước, Trắc bá bấy nhiêu
Sao đen hai vị(21) ứ thời mới hay

30. SỐT RÉT thì có Thường sơn


Thần thông, Hậu phác, Gừng khô thuốc thần
(Củng cố thì có Bát trân(22),
Tùy theo chứng bệnh mà phân ít nhiều).

(1) Lá Vông, lá Sen, Thảo quyết minh

(2) Ngũ gia bì, Đỗ trong,, lá Sen

(3) Thủy xương bồ

(4) Camthảo

(5) Trần bì, Bán hạ, Sa nhân, Mộc hương

(6) Sa nhân, Hoài sơn

(7) Liên nhục, Bán hạ

(8) Đương quy, Đảng sâm

(9) Cát căn, Hoàng kỳ, Thiên hoa phấn

(10) Thiên niên kiện

(11) Quế chi

(12) Ngài cứu

(13) Ô dước, Hương phụ

(14) Ô rô

(15) Thổ phục linh, Kim ngân hoa


(16) Phục linh, Trạch tả

(17) Quế nhục, Phụ tử (chế)

(18) Đảng sâm, Phục linh, Bạch truật, Cam thảo

(19) Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược

(20) Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật

(21) Cỏ mực, Trắc bá diệp (sao đen)

(22) Bát trân tức Tứ quân + Tứ vật.

You might also like