You are on page 1of 75

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
*******************

NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH


ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

HÀ NỘI, 2012 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
*******************

NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH


ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

HÀ NỘI, 2012 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
*******************

NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH


ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS. TRẦN NHẬT CHƯƠNG

HÀ NỘI, 2012 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
*******************

NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH


ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS. TRẦN NHẬT CHƯƠNG

HÀ NỘI, 2012 
Lời cảm ơn.

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới GS.TS.
Trần Nhật Chương người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích
lệ và giành nhiều thời gian cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến :
¾ Ban giám hiệu trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
¾ Quý thầy cô giáo Viện Dệt May – Da Giày và Thời Trang Trường
Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
¾ Viện đào tạo sau đại học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
¾ Ban giám hiệu – Trung tâm đào tạo thường xuyên trường CĐ
Công Thương Tp.HCM.
¾ Trung tâm giám định dệt may – Phân viện dệt may tại Tp.HCM
¾ Công ty dệt may Việt Thắng Tp.HCM
¾ Công ty chỉ Phong Phú Tp.HCM
¾ Các bạn đồng nghiệp, tập thể giảng viên khoa Công Nghệ May –
Thiết Kế Thời Trang – Da giày Trường ĐH Công Nghiệp Thực
Phẩm Tp.HCM.
¾ Gia đình và người thân của tôi.
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn của
mình.
Tác giả

‐ i ‐ 
 
Lời cam đoan.

Tôi xin cam đoan luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
GS.TS. Trần Nhật Chương. Tác giả đã thực hiện việc nghiên cứu và tiến hành thực
nghiệm tại Trung tâm giám định dệt may – phân viện dệt may tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này không có sự sao chép từ các luận văn
khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2012


Tác giả

Nguyễn Thanh Bình

‐ ii ‐ 
 
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cảm ơn .............................................................................................................. i
Lời cam đoan .......................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ................................................................................................ vi
Danh mục hình vẽ, đồ thị ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

Chương 1 : CÁC KIỂU MŨI MAY VÀ ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN


1.1.Giới thiệu một số loại mũi may ....................................................................... 3
1.1.1. Mũi may thắt nút ................................................................................. 3
1.1.2. Mũi may móc xích đơn ...................................................................... 5
1.1.3. Mũi may móc xích kép........................................................................ 6
1.1.4. Mũi may vắt sổ .................................................................................... 8
1.1.5. Mũi may chần diễu.............................................................................. 10
1.2. Giới thiệu một số đường liên kết .................................................................... 12
1.2.1. Yêu cầu chung đối với chất lượng đường may ................................... 12
1.2.2. May can ............................................................................................... 13
1.2.3. May cuốn............................................................................................. 14
1.2.4. May lộn ............................................................................................... 14
1.2.5. May viền ............................................................................................. 15

Chương 2 : PHÂN TÍCH ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
2.1. Kiểu mũi may................................................................................................... 16
2.1.1. Họ mũi may 300 .................................................................................. 16
2.1.2. Kiểu mũi may 301 ............................................................................... 16
2.1.3. Qui trình hình thành mũi may 301 ...................................................... 17
2.1.4. Đặc tính mũi may ................................................................................ 17

‐ iii ‐ 
 
2.2. Độ bền chỉ may ................................................................................................ 18
2.2.1. Độ bền kéo đứt của chỉ may................................................................ 20
2.2.2. Tính chất ma sát của chỉ may .............................................................. 21
2.2.3. Sự ổn định nhiệt của chỉ may .............................................................. 22
2.3. Mật độ mũi may .............................................................................................. 23
2.4. Lực căng chỉ ..................................................................................................... 23
2.5. Kiểu đường may .............................................................................................. 24
2.5.1. Những đường may nối kết .................................................................. 25
2.5.2. Những đường may biên....................................................................... 25
2.6. Hiệu suất đường may của vật liệu ................................................................. 25

Chương 3 : PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO


VÀ TÍNH CHẤT CƠ HỌC VẢI DỆT THOI
3.1. Cấu trúc vải dệt thoi ....................................................................................... 27
3.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 27
3.1.2. Đặc trưng cấu trúc ............................................................................... 27
3.1.3. Các kiểu dệt cơ bản ............................................................................. 28
3.2. Các thông số kỹ thuật của vải ........................................................................ 30
3.2.1. Mật độ sợi ........................................................................................... 30
3.2.2. Chi số chứa đầy ................................................................................... 30
3.3. Đặc trưng cơ học của vải ................................................................................ 32
3.3.1. Đặc trưng kéo đứt của vải ................................................................... 32
3.3.2. Độ bền xé băng vải.............................................................................. 33

Chương 4 : LÝ THUYẾT THỰC NGHIỆM


4.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 35
4.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 35
4.2.1. Vải ....................................................................................................... 35
4.2.2. Chỉ May............................................................................................... 36

‐ iv ‐ 
 
4.2.3. Mũi may .............................................................................................. 36
4.2.4. Nghiên cứu về độ bền đường may ...................................................... 36
4.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 37
4.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ............................................... 37
4.3.2. Thiết bị chuẩn bị mẫu.......................................................................... 37
4.3.3. Thiết bị thí nghiệm .............................................................................. 38
4.4. Tiêu chuẩn phương pháp thử......................................................................... 39
4.4.1. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-1 (Phương pháp Strip) ...................... 39
4.4.2. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-2(Phương pháp Grab) ....................... 41

Chương 5 : KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM


5.1. Độ bền đường may theo mật độ mũi may ..................................................... 45
5.1.1. Vải Tacron(polyeste 100%) ................................................................ 45
5.1.2. Vải Cotton VSC MĐC (100% cotton) ................................................ 48
5.1.3. Vải TC-MS (65% polyester + 35% cotton ) ....................................... 52
5.2. Độ bền đường may và độ bền chỉ may .......................................................... 56
5.2.1. Vải Tacron(polyeste 100%) ................................................................ 56
5.2.2. Vải Cotton VSC MĐC (100% cotton) ................................................ 57
5.3.3. Vải TC-MS (65% polyester + 35% cotton ) ....................................... 57
5.3. Độ bền đường may theo các phương pháp Strip và Grap ......................... 57
5.3.1. Độ bền đường may trên vải cotton...................................................... 57
5.3.2. Độ bền đường may trên vải pha TC .................................................... 58

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 59


TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 60
PHỤ ĐÍNH .............................................................................................................. 62

‐ v ‐ 
 
Danh mục các bảng biểu trong luận văn.

Bảng 2-1.Độ bền và độ giãn đứt của một số loại chỉ .................................. 21
Bảng 5-1.Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may - chỉ
Ne 50/2 .......................................................................................................... 45
Bảng 5-2. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/2 .......................................................................................................... 46
Bảng 5-3. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/3 .......................................................................................................... 47
Bảng 5.4. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 50/2 .......................................................................................................... 48
Bảng 5-5. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/2 .......................................................................................................... 50
Bảng 5-6. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/3 .......................................................................................................... 51
Bảng 5-7. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 50/2 .......................................................................................................... 52
Bảng 5-8. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/2 .......................................................................................................... 54
Bảng 5-9. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/3 .......................................................................................................... 55
Bảng 5-10. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may ..... 56
Bảng 5-11. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may ..... 57
Bảng 5-12. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may ..... 57
Bảng 5-13. Độ bền đường may đo theo hai phương pháp ............................ 57
Bảng 5-14 Độ bền đường may đo theo hai phương pháp ............................ 58

‐ vi ‐ 
 
Danh mục các hình vẽ, đồ thị trong luận văn.
Hình 1-1. Kết cấu đường may thắt nút ..................................................................... 3
Hình 1-2. Kết cấu đường may thẳng [ 8 ] ................................................................ 4
Hình 1-3. Kết cấu đường may zíc zắc [ 8 ]............................................................... 4
Hình 1-4. Kết cấu đường may móc xích đơn ........................................................... 5
Hình 1-5. Kết cấu đường may móc xích đơn thẳng ................................................. 5
Hình 1-6. Kết cấu đường may móc xích đơn dấu mũi [ 8 ] ..................................... 5
Hình 1-7. Kết cấu đường may móc xích kép ............................................................ 6
Hình 1-8. Kết cấu đường may móc xích kép một kim [ 8 ]....................................... 7
Hình 1-9. Kết cấu đường may móc xích kép hai kim [ 8 ]........................................ 7
Hình 1-10. Kết cấu đường may vắt sổ...................................................................... 8
Hình 1-11. Kết cấu đường may vắt sổ hai chỉ [ 8 ] .................................................. 8
Hình 1-12. Kết cấu đường may vắt sổ ba chỉ [ 8 ] ................................................... 9
Hình 1-13. Kết cấu đường may vắt sổ bốn chỉ [ 8 ] ................................................. 9
Hình 1-14. Kết cấu đường may vắt sổ năm chỉ [ 8 ] ................................................ 9
Hình 1-15. Kết cấu đường may chần diễu ............................................................... 10
Hình 1-16. Kết cấu đường may chần diễu bốn chỉ [ 8 ] ........................................... 11
Hình 1-17. Kết cấu đường may chần diễu năm chỉ [ 8 ] .......................................... 11
Hình 1-18. Kết cấu đường may chần diễu sáu chỉ [ 8 ] ........................................... 11
Hình 1-19. Kết cấu kiểu đường may can chấp ........................................................ 13
Hình 1-20. Kết cấu kiểu đường may can rẽ ............................................................. 13
Hình 1-21. Kết cấu kiểu đường may cuốn ép ........................................................... 14
Hình 1-22. Kết cấu kiểu đường may cuốn kín .......................................................... 14
Hình 1-23. Kết cấu kiểu đường may lộn một đường ................................................ 14
Hình 1-24. Kết cấu kiểu đường may lộn hai đường ................................................. 15
Hình 1-25. Kết cấu kiểu đường may viền cuốn kín .................................................. 15
Hình 1-26. Kết cấu kiểu đường may viền bọc kín .................................................... 15
Hình 2-1. Kết cấu đường may mũi thắt nút .............................................................. 16
Hình 2-2 : Kết cấu đường may mũi thắt nút thẳng .................................................. 16

‐ vii ‐ 
 
Hình 2-3. Qui trình tạo đường may mũi thắt nút thẳng [ 8 ] ................................... 17
Hình 3-1. Các kiểu dệt cơ bản [ 8 ] ......................................................................... 28
Hình 3-2. Biểu diễn kiểu dệt vân điểm [ 8 ] ............................................................. 28
Hình 3-3. Biểu diễn kiểu dệt vân chéo 1/3 [ 8 ] ....................................................... 29
Hình 3-4. Biểu diễn kiểu dệt vân đoạn 5/2 [ 8 ] ....................................................... 30
Hình 3-5. Sơ đồ máy kéo đứt băng vải [15] .................................................................. 33
Hình 3-6. Mẫu vải được xé trên máy kéo đứt băng vải [15] .......................................... 34
Hình 4-1. Máy may 1 kim Siruba-L818FM1 ............................................................ 37
Hình 4-2. Máy kéo đứt để thử độ bền đường may và độ bền băng vải .................... 38
Hình 4-3. Máy kéo đứt sợi đơn để thử độ bền chỉ .................................................... 39
Hình 4-4. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử .................... 40
Hình 4-5. Mẫu thí nghiệm – diện tích gạch cắt bỏ đi .............................................. 40
Hình 4-6. Mẫu thí nghiệm đã chuẩn bị để thử. ........................................................ 41
Hình 4-7. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử
theo PP Grab.............................................................................................. 42
Hình 4-8. Mẫu thí nghiệm – kẻ một đường thẳng cách mép 38mm ......................... 43
Hình 4-9. (a) (b) Mẫu thí nghiệm đã chuẩn bị để thử. ............................................. 44
Hình 5-1. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Polyester – Chỉ may 50/2. ........................................................................................ 45
Hình 5-2.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Polyester – Chỉ may 40/2. ........................................................................................ 46
Hình 5-3. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Polyester – Chỉ may 40/2................................................................................... 47
Hình 5-4. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.Vải
Polyester – Chỉ may 40/3. ....................................................................................... 47
Hình 5-5: Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Polyester – Chỉ may 40/3................................................................................... 48
Hình 5-6.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Cotton VSC MĐC – Chỉ may 50/2. .......................................................................... 49

‐ viii ‐ 
 
Hình 5-7.Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may
vải cotton VSC MĐC – Chỉ may 50/2 ...................................................................... 49
Hình 5-8. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Cotton VSC MĐC – Chỉ may 40/2. ......................................................................... 50
Hình 5-9. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may 40/2 ..................................................................... 51
Hình 5-9.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Cotton VSC MĐC – Chỉ may 40/3. .......................................................................... 51
Hình 5-10. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may40/3 ...................................................................... 52
Hình 5-11 Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải TC-
MS – Chỉ may 50/2. .................................................................................................. 53
Hình 5-12. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 50/2. ..................................................................................... 53
Hình 5-13.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải TC-
MS – Chỉ may 40/2. .................................................................................................. 54
Hình 5-14. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 40/2. ..................................................................................... 55
Hình 5-15. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
TC-MS – Chỉ may 40/3. ............................................................................................ 55
Hình 5-16 Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 40/3. ..................................................................................... 56

‐ ix ‐ 
 
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, ngành dệt may đóng vai trò quan
trọng trong việc gia công hàng may mặc và góp phần giải quyết việc làm cho người
lao động ổn định xã hội và từng bước nâng cao năng lực sản xuất không đơn thuần
gia công mà sản xuất để xuất khẩu.
Sản phẩm dệt may rất phong phú và đa dạng với nhiều mục đích khác nhau,
do đó công nghệ liên kết các chi tiết sản phẩm cũng đa dạng và đòi hỏi tính thẩm
mỹ, chất lượng liên kết cao, độ bền sản phẩm trong đó độ bền đường may giữ vai
quan trọng trong quá trình liên kết.
Nguyên liệu sản xuất vải, chỉ may từ nhiều loại khác nhau từ thiên nhiên
hoặc nhân tạo, nhưng đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng.
Trong sản phẩm may mặc, yêu cầu về chất lượng đường may hết sức nghiêm
ngặt là một trong những yếu tố hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm như độ bền,
phẳng, tuổi thọ tính phù hợp với nguyên liệu, và các yếu tố công nghệ tác động như
trong quá trình may rất lớn cũng như tác động của nhiều yếu tố như biến dạng kéo,
uốn, ma sát, nhiệt độ ánh sáng… làm ảnh hưởng đến độ bền tuổi thọ. Vậy để đảm
bảo chất lượng đường may đáp ứng tốt các yêu cầu về độ bền đường may, độ co sau
may và trong quá trình sử dụng, độ bền màu, độ mài mòn, bền nhiệt độ, hoá chất
…Muốn vậy, chỉ may phải chọn loại có chất lượng tốt, vải may, mật độ mũi may
phải phù hợp và tuỳ thuộc vào kiểu đường may chính vì lý do trên mà đề tài chọn
chỉ có 3 chi số khác nhau, cố định một kiểu đường may và 4 mật độ mũi may thể
hiện trên 3 loại vải dệt thoi thông dụng 100% cotton, 100% Polyeste, TC.
Để góp phần giải quyết phần nào các yêu cầu về độ bền đường may trong
khuôn khổ luận văn cao học, chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố
chính ảnh hưởng đến độ bền đường may và mối quan hệ giữa các yếu tố”
Mục đích nghiên cứu : luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu về độ bền đường
may.trong đó nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu như mật độ mũi
may, độ bền chỉ may nhằm góp phần tạo ra hiệu quả đường may cao đối với một số
loại vải may mặc.

-1-
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đường may thực hiện trên một số loại vải thông dụng cho may mặc như vải ,
100% cotton , vải 100% polyester, vải pha TC (65% polyester/35% cotton).
Sử dụng chỉ Polyester Spun Yarn có các cỡ Ne 50/2, Ne 40/2, Ne 40/3.
Nguyên liệu vải và chỉ may được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy tín trong
nước và quốc tế, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu :
Nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế các vấn đề có liên quan đến đường
may như các kiểu mũi may, đường may cơ bản, cấu tạo vải và những đặc trưng cơ
học chính.
Phân tích lý thuyết độ bền đường may và những yếu tố ảnh hưởng.
Nghiên cứu thực nghiệm : thực hiện các đường may với mật độ mũi may khác
nhau, các cỡ chỉ khác nhau và vật liệu vải khác nhau.
Thực hiện các phép đo lường độ bền đường may trên những thiết bị thí nghiệm
hiện đại.
Sử dụng phương pháp toán học thống kê trong xử lý kết quả thực nghiệm .
Tính toán kết quả thực nghiệm có sự trợ giúp của phần mềm Excel.

Nội dung của luận văn được trình bày thành năm chương và kết luận.
Chương 1 Các kiểu mũi may và đường may cơ bản.
Chương 2 Phân tích độ bền đường may và các yếu tố ảnh hưởng.
Chương 3 Phân tích đặc trưng cấu tạo và tính chất cơ học vải dệt thoi.
Chương 4 Thực nghiệm khoa học.
Chương 5 Kết quả thực nghiệm.
Kết luận.

-2-
Chương 1
CÁC KIỂU MŨI MAY VÀ ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN
Để gia công sản phẩm may mặc, căn cứ vào từng loại vật liệu, kết cấu, vị trí
đường liên kết, yêu cầu kỹ thuật của công nghệ mà người ta có thể sử dụng các
phương pháp liên kết khác nhau : liên kết hàn, liên kết dán, liên kết may, trong đó
mối liên kết may được sử dụng rộng rãi nhất. Mối liên kết may là liên kết các lớp vật
liệu bằng các đường may. Có nhiều loại đường may khác nhau.
Để đánh giá chất lượng của một sản phẩm may không chỉ dựa vào yếu tố
nguyên vật liệu mà còn phụ thuộc vào chất lượng của đường may, được thể hiện rõ
nhất thông qua độ bền đường may.
Trong quá trình gia công sản phẩm, phải lựa chọn các thông số công nghệ
may thế nào cho phù hợp với chất liệu vải để đạt được độ bền đường may ở mức tốt
nhất.
1.1. Giới thiệu một số loại mũi may
1.1.1.Mũi may thắt nút: Là dạng mũi may được thực hiện bởi chỉ của kim và chỉ
của ổ (thoi) tạo thành các nút thắt, thường liên kết với nhau ở giữa lớp nguyên liệu.
Loại mũi may này được thực hiện trên máy may bằng.
Họ mũi may : 300

Hình 1-1. Kết cấu đường may thắt nút

-3-
Ký hiệu đường may thẳng 301

Hình 1-2. Kết cấu đường may thẳng [ 8 ]


Ký hiệu may thắt nút zíc zắc 304

Hình 1-3. Kết cấu đường may zíc zắc [ 8 ]


+ Đặc tính:
Mũi may thắt nút rất bền chặt.
Hình dạng mũi may của mặt trên và dưới giống nhau, hướng tạo mũi may
thực hiện được cả hai chiều, do đó rất thuận tiện cho quá trình công nghệ.
Bộ tạo mũi của máy may phức tạp chiếm nhiều không gian nên máy cồng
kềnh.
Chỉ dưới bị giới hạn (phải đánh suốt) làm giảm năng suất máy.
Đường may kém đàn hồi, dễ bị đứt khi kéo dãn đường may, do vậy không
thích hợp khi may loại vải có độ co dãn lớn.

-4-
+ Phạm vi ứng dụng:
Dùng cho các loại máy may trên các loại nguyên liệu dệt thoi và vải da
nhưng ít sử dụng cho vải dệt kim và nguyên liệu có độ co dãn lớn.
1.1.2.Mũi may móc xích đơn: Là dạng mũi may được thực hiện bởi chỉ của kim tự
tạo thành những móc xích khóa với nhau ở mặt dưới lớp nguyên liệu may.
Họ mũi may : 100

Hình 1-4. Kết cấu đường may móc xích đơn


Ký hiệu đường may thẳng 101

Hình 1-5. Kết cấu đường may móc xích đơn thẳng
Ký hiệu đường may dấu mũi (mũi may chìm) 103

Hình 1-6. Kết cấu đường may móc xích đơn dấu mũi [ 8 ]

-5-
+ Đặc tính:
Đường may có độ đàn hồi lớn, do vậy thích hợp cho các nguyên liệu có độ co dãn
lớn.
Bộ tạo mũi may đơn giản, chiếm ít không gian nên máy có kết cấu gọn nhẹ.
Độ bền của đường may thấp, mũi may rất dễ bị tuột chỉ.
Hướng đường may chỉ thực hiện được 1 chiều do phụ thuộc vào hướng cò.
+ Phạm vi ứng dụng:
Dùng trong các máy may đường thẳng nhưng ít được dung trong may mặc
vì độ bền của đường may kém.
1.1.3.Mũi may móc xích kép: Là dạng mũi may do chỉ của kim cùng với chỉ của
cò (móc) khóa với nhau thành những móc xích nằm dưới lớp nguyên liệu.
Họ mũi may : 400

Hình 1-7. Kết cấu đường may móc xích kép

-6-
Ký hiệu mũi may thẳng một kim và một móc 401

Hình 1-8. Kết cấu đường may móc xích kép một kim [ 8 ]
Ký hiệu móc xích kép hai kim một móc 406

Hình 1-9. Kết cấu đường may móc xích kép hai kim [ 8 ]

+ Đặc tính:
Mũi may có độ đàn hồi lớn, thích hợp cho việc may các nguyên liệu có độ
đàn hồi lớn.
Bộ tạo mũi của máy đơn giản, chiếm ít không gian, thiết bị đơn giản, gọn
nhẹ.
Chỉ dưới không bị giới hạn.
Mũi may có độ bền ổn định.
Hướng đường may chỉ thực hiện được 1 chiều do phụ thuộc vào hướng cò.
Lượng chỉ tiêu hao lớn.
+ Phạm vi ứng dụng:
Dùng may đường thẳng cho tất cả các loại nguyên liệu, đặc biệt cho may
nhiều đường thẳng song song trên nguyên liệu có độ đàn hồi lớn.

-7-
1.1.4.Mũi may vắt sổ: Là dạng mũi may được phát triển từ dạng mũi may móc xích
dung chỉ kim liên kết với 0, 1 hoặc 2 chỉ móc tạo thành những móc xích liên kết với
nhau ở mặt trên, dưới và mép nguyên liệu.
Họ mũi may : 500

Hình 1-10. Kết cấu đường may vắt sổ

Ký hiệu đường vắt sổ một kim hai chỉ 503

Hình 1-11. Kết cấu đường may vắt sổ hai chỉ [ 8 ]

-8-
Ký hiệu đường vắt sổ một kim ba chỉ 504

Hình 1-12. Kết cấu đường may vắt sổ ba chỉ [ 8 ]

Ký hiệu đường vắt sổ hai kim bốn chỉ 512

Hình 1-13. Kết cấu đường may vắt sổ bốn chỉ [ 8 ]

Ký hiệu đường vắt sổ hai kim năm chỉ 516 (401+503)

Hình 1-14. Kết cấu đường may vắt sổ năm chỉ [ 8 ]

-9-
+ Đặc tính:
Độ đàn hồi của mũi may lớn, do vậy thích hợp cho các loại nguyên liệu.
Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian.
Chỉ dưới không bị giới hạn.
Có thể sử dụng để bọc mép cắt của sản phẩm.
Hướng đường may chỉ thực hiện được 1 chiều do phụ thuộc vào hướng cò.
Đường may chỉ thực hiện được ở mép cắt của chi tiết sản phẩm.
+ Phạm vi ứng dụng:
Dùng để bọc mép cắt, cuốn mép các chi tiết cắt của sản phẩm cho tất cả các
loại nguyên liệu.
1.1.5.Mũi may chần diễu: Là dạng mũi may được phát triển dựa trên mũi may móc
xích kép nhưng có thêm cơ cấu móc chỉ phụ nằm ở phía trên lớp nguyên liệu để tạo
thành đường chỉ diễu phía trên.
Họ mũi may : 600

Hình 1-15. Kết cấu đường may chần diễu

- 10 -
Ký hiệu mũi chần diễu bốn chỉ 602

Hình 1-16. Kết cấu đường may chần diễu bốn chỉ [ 8 ]
Ký hiệu mũi chần diễu năm chỉ 605

Hình 1-17. Kết cấu đường may chần diễu năm chỉ [ 8 ]
Ký hiệu mũi chần diễu sáu chỉ 607

Hình 1-18. Kết cấu đường may chần diễu sáu chỉ [ 8 ]

- 11 -
+ Đặc tính:
Là dạng mũi may phức tạp, có độ đàn hồi lớn.
Độ bền mũi may ổn định.
Chỉ dưới và chỉ diễu không bị giới hạn.
Lượng chỉ tiêu hao lớn.
Dạng mũi may này có chỉ liên kết ngang so với hướng đương may tạo cho
đường may có độ bền theo cả hướng đường may và hướng vuông góc với đường
may.
+ Phạm vi ứng dụng:
Do đường may có chỉ lien kết theo hướng ngang nên có thể kết nối được các
mảnh vải khi mép cắt của chúng ở cạnh nhau.
Đường may có thể sử dụng làm đường trang trí trên sản phẩm.
Sử dụng nhiều cho vải dệt kim.
Phương pháp liên kết bằng đường may có những ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, đòi hỏi thiết bị đầu tư không cao.
- Cho độ bền đường may thích hợp với nhiều loại sản phẩm.
* Nhược điểm: Tại vị trí đường may do bị kim đâm xuyên làm cho mặt vải bị tổn
thương, làm giảm độ bền vải, nước có thể thấm qua đường may nên không phù hợp
cho các loại vải chống thấm.

1.2.Giới thiệu một số loại đường liên kết


1.2.1.Yêu cầu chung đối với chất lượng đường may
Mỗi kiểu đường may được thực hiện bằng những phương pháp khác nhau
nhưng đều dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá chung về chất lượng:
Tiêu chuẩn êm phẳng: Phải đảm bảo êm phẳng giữa các lớp vải, không bùng,
vênh, vặn và không găng, đảm bảo độ mo lé cần thiết.
Tiêu chuẩn đường may: Thực hiện đúng quy cách, đúng cự ly ở mặt phải và
đúng độ dư đường may cho phép.

- 12 -
Tiêu chuẩn mũi may: Mật độ mũi may, mũi chỉ trên và chỉ dưới phải đẹp,
không sùi chỉ, không bỏ mũi, đảm bảo độ bền chắc.
Tiêu chuẩn đường may: Đường may xong phải giữ đúng dáng và tạo dáng
cho các đường như lượn tròn không gãy khúc, các đường vuông góc phải vuông
thành sắc cạnh. Sử dụng kim chỉ phải phù hợp với tính chất của nguyên liệu để
đường may không làm ảnh hưởng đến mặt vải, không tạo sự nhăn nhúm và không
có xờm xơ của các sợi vải và chỉ.
1.2.2 May can

1.2.2.1. May can chấp

Hình 1-19. Kết cấu kiểu đường may can chấp

1.2.2.2. May can rẽ

Hình 1-20. Kết cấu kiểu đường may can rẽ

- 13 -
1.2.3. May cuốn
1.2.3.1. May cuốn ép

Hình 1-21. Kết cấu kiểu đường may cuốn ép

1.2.3.2. May cuốn kín

Hình 1-22. Kết cấu kiểu đường may cuốn kín

1.2.4. May lộn


1.2.4.1. May lộn một đường

Hình 1-23. Kết cấu kiểu đường may lộn một đường

- 14 -
1.2.4.2. May lộn hai đường

Hình 1-24. Kết cấu kiểu đường may lộn hai đường

1.2.5. May viền


1.2.5.1. May viền cuốn kín

Hình 1-25. Kết cấu kiểu đường may viền cuốn kín

1.2.5.1. May viền bọc kín

Hình 1-26. Kết cấu kiểu đường may viền bọc kín

- 15 -
Chương 2
PHÂN TÍCH ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
2.1 Kiểu mũi may
Mũi may thắt nút rất bền chặt do kết cấu mũi may có hai hệ thống chỉ thắt
với nhau phù hợp với các loại vải có độ co dãn thấp do sự đàn hồi của đường may
không cao và ở loại vải dệt thoi có độ co dãn thấp nên kiểu mũi may thắt nút có thể
đáp ứng được các chỉ tiêu đánh giá độ bền đường may
Mũi may thắt nút : Loại mũi may này được thực hiện trên máy may bằng.
2.1.1. Họ mũi may : 300

Hình 2-1. Kết cấu đường may mũi thắt nút


2.1.2. Kiểu mũi may 301

Hình 2-2 : Kết cấu đường may mũi thắt nút thẳng

- 16 -
2.1.3.Qui trình hình thành mũi may 301

(a) (b) (c)

(d) (e) (f)

Hình 2-3. Qui trình tạo đường may mũi thắt nút thẳng [ 8 ]
(a)Giai đoạn 1: Kim xuyên qua vật liệu
(b)Giai đoạn 2: Kim xuống tận cùng dưới và tạo vòng chỉ
(c)Giai đoạn 3: Vòng chỉ kim mở rộng bởi móc của thuyền
(d)Giai đoạn 4: Vòng chỉ kim tạo vòng xung quanh móc
(e)Giai đoạn 5: Vòng chỉ kim và vòng chỉ dưới xen kẻ nhau
(f)Giai đoạn 6: Vòng chỉ thắt chặt vào vật liệu
2.1.4. Đặc tính của mũi may thắt nút
Dùng cho các loại máy may trên các loại nguyên liệu dệt thoi và vải da nhưng ít
sử dụng cho vải dệt kim và nguyên liệu có độ co dãn lớn.
Liên kết các chi tiết tạo sản phẩm may là một trong những công đoạn cuối
cùng có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm

- 17 -
dệt may. T ừ các chi tiết đơn giản, riêng lẻ với kích thước hai chiều của vật liệu
được chuyển thành kích thước ba chiều của sản phẩm.
Đa số các chi tiết của sản phẩm may được liên kết bằng phương pháp gia công
bằng chỉ trên các máy may. Đường may mũi thoi (301) là dạng mũi may được hình
thành bởi một chỉ của kim và một chỉ thoi tạo thành những thắt nút nằm ở giữa hai
lớp nguyên liệu. Đường may mũi thoi (301) được sử dụng rộng rãi vì có các ưu
điểm sau:
Các mũi may khó tuột.
Độ bền mối ghép nối cao.
Đường may tương đối ổn định.
Tốn ít chỉ nhất.
Có khả năng chịu tác động cơ học và đảm bảo ghép nối được nhiều lớp vải
may.
Có thể ứng dụng để may các vật liệu từ mỏng, trung bình, dày với nhiều
dạng nguyên liệu: vải dệt thoi, vải dệt kim, vải kĩ thuật… dùng để tạo ra nhiều sản
phẩm may thông dụng: quần áo, giày dép, mũ nón…….
Vì vậy, kiểu đường may mũi thoi 301 được chọn để may mẫu nghiên
cứu trong luận văn này [ 23 ]

2.2 Độ bền chỉ may


Khả năng may của chỉ được định nghĩa là khả năng của chỉ không bị đứt
trong điều kiện may tốc độ cao, các mũi may được tạo ra đều đặn và đường
may phẳng đẹp, không bỏ mũi đường may và tạo sức căng đều trên đường may
nhằm đáp ứng yêu cầu về ngoại quan đường may và độ bền đường may. Để
đáp ứng yêu cầu trên, đòi hỏi chỉ phải có được các tính chất cơ, lý, hóa phù hợp.
Đồng thời trong quá trình tạo mũi may, chỉ phải chịu nhiều tác động phức tạp
như: kéo, uốn, xoắn, ma sát, mài mòn, sự dao động thường xuyên về sức căng, sự
gia tăng nhiệt độ của kim may ảnh hưởng đến chỉ. Tất cả những tác động đó ảnh
hưởng rất lớn đến độ bền của chỉ và độ bền liên kết của đường may.

- 18 -
Có rất nhiều loại chỉ may được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
vật liệu dệt. Ngay cả đối với những sản phẩm không phải từ vật liệu dệt như da,
giày…cũng cần phải sử dụng chỉ may. Đa số chỉ may dùng trong may mặc là chỉ
cotton và chỉ polyester. Chỉ may từ xơ sợi thiên nhiên như lanh, tơ tằm và từ một số
xơ nhân tạo như xơ polyamide, xơ acrylic, xơ polyprolylene xơ viscose cũng được
sử dụng nhưng hạn chế do những nhược điểm vốn có của chúng và vì vậy chúng
phải được thay thế phần lớn bằng chỉ polyester.
Chỉ may có thể sản xuất từ sợi spun, filament dài liên tục, hoặc sợi lõi, mỗi
loại có những tính chất riêng và vì vậy có những ưu điểm riêng khi hình thành
đường may .
Chỉ may phổ thông nhất dùng trong may mặc là chỉ xơ 100% polyester
spun (dạng cắt ngắn). Ưu điểm của chỉ này so với chỉ 100% cotton là với cùng
cỡ chỉ như nhau, chỉ polyester có tải trọng đứt lớn hơn, độ ổn định kích thước,
độ bền mài mòn, chống thối rửa và độ bền giặt cao hơn. Đồng thời, chỉ được tạo ra
từ xơ cắt ngắn có khả năng may tốt do trên bề mặt xơ của chúng có nhiều lông
nhỏ có tác dụng tản nhiệt tốt trong quá trình may.Bằng cách này không những có
thể làm giảm ma sát của kim với chỉ trong quá trình may, mà một phần nhiệt
sinh ra do ma sát của kim và vải có thể được truyền ra ngoài theo luồng không khí
mà chỉ từ xơ ngắn tạo ra.
Chỉ may từ xơ polyester dạng cắt ngắn được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng
may mặc lót và hàng thời trang. Chỉ may từ xơ polyester dạng cắt ngắn có thể
được sản xuất với nhiều cỡ chỉ và độ đàn hồi hơn chỉ sản xuất từ xơ filament dài
liên tục. Chỉ xơ polyester đặc biệt không bị phai màu khi để trong môi trường nhiệt
và ánh sáng. Loại chỉ điển hình được sản xuất từ xơ polyester dạng cắt ngắn được
sản xuất và sử dụng nhiều trong nước là chỉ astra – công ty Coats Phong Phú.[4]
Để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm thì các loại máy may sử dụng
trong sản xuất công nghiệp hầu hết đều là máy có tốc độ cao. Do đó chỉ chịu tác
dụng của ứng suất kéo rất lớn lặp đi lặp lại nhiều lần trước khi tạo thành mũi
may, chịu tác động của nhiệt độ, lực ma sát… và các tác động cơ học khác

- 19 -
làm ảnh hưởng đến độ đứt chỉ cũng như các tính năng gia công của chỉ may làm
giảm chất lượng đường may cả về ngoại quan lẫn độ bền. Vậy muốn đảm bảo
chất lượng đường may chỉ phải được chọn lựa kỹ càng.
Yêu cầu chính của chỉ may là phải có độ bền cơ học cao, có khả năng
chịu nhiệt, có tính chất ma sát đồng nhất, chống mài mòn, chống các biến
dạng khi may.
Độ bền cao làm tăng khả năng chống hiện tượng đứt chỉ trong quá trình may,
giảm thiểu thời gian dừng máy, tái chế sản phẩm và vì vậy nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm.
Chỉ có độ cứng đảm bảo, độ săn hợp lý tạo cho chỉ cân bằng xoắn,
hướng xoắn phù hợp với thiết bị sẽ giúp cho quá trình tạo vòng chỉ kim tốt, không
sinh ra hiện tượng bỏ mũi khi may nên hiệu suất may cao.
Tính chất ma sát của chỉ cũng được quan tâm đặc biệt trong quá trình sản
xuất chỉ sao cho ở tất cả mọi vị trí trên toàn bộ chiều dài chỉ tính chất ma sát
không thay đổi và không được quá cao. Muốn vậy chỉ phải đều và được phủ
lớp bôi trơn chống ma sát. Lực ma sát cao sẽ gây hiện tượng đứt chỉ. Lực ma sát
không đồng nhất sẽ làm cho sức căng chỉ không ổn định, không kiểm soát được
sức căng chỉ khi gia công sản phẩm.
Đối với chỉ may hoá học, khi tốc độ làm việc của máy may cao hơn

3000 v ò n g / phút thì nhiệt sinh ra ở kim có thể lên đến 300oC÷400oC gây ra
hiện tượng mềm xơ của chỉ làm cho độ đứt chỉ tăng vọt, do vậy chỉ cần có độ bền
nhiệt tốt.
Ngoài ra, đối với chỉ nhuộm màu thì yêu cầu độ bền màu của chỉ cao, tránh
hiện tượng dây màu từ chỉ sang vải làm bẩn sản phẩm.

2.2.1. Độ bền kéo đứt của chỉ may


Để có thể chịu đựng được các ứng suất sinh ra trong quá trình may thì chỉ
phải có độ bền kéo đứt và độ giãn đứt thích hợp.

- 20 -
Độ bền đứt của chỉ may góp phần tạo nên độ bền của đường may trong gia
công và sử dụng sản phẩm nhưng nó không hoàn toàn được coi là chỉ tiêu duy
nhất đối với chất lượng đường may. Độ bền đứt của chỉ phụ thuộc vào nguyên
liệu sản xuất, độ săn, góc xoắn, độ mảnh… và một số yếu tố khác của chỉ.
Độ giãn đứt của chỉ là yếu tố quan trọng để đánh giá độ giãn dài của đường
may. Độ giãn đứt và độ đàn hồi của chỉ phụ thuộc vào một số yếu tố như: nguyên
liệu sản xuất, qui trình sản xuất…
Bảng dưới đây cho thấy độ giãn đứt tương đối của một số loại chỉ.

Bảng 2-1.Độ bền và độ giãn đứt của một số loại chỉ


Độ bền Độ giãn đứt
tương đối tương đối
Loại chỉ (cN/tex) (%)
Chỉ bông 100 % 23÷28 5÷8
Chỉ làm từ xơ PET stapen 25÷38 12÷20
Chỉ lõi filament PET bọc PET stapen 30÷43 14÷24
Chỉ làm từ filament 41÷53 15÷30

Độ bền, độ giãn dài, đặc trưng ứng suất - biến dạng trong phạm vi sức căng
khi may cũng như khả năng hồi phục của chỉ là những chỉ tiêu dùng để xác định
tính năng gia công của chỉ may. Sự biến động của các tính chất trên phải được
điều chỉnh trong giới hạn nhỏ để đạt được yêu cầu về chất lượng chỉ may.

2.2.2. Tính chất ma sát của chỉ may


Tính ma sát và tính trượt là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của
chỉ may. Những lực sinh ra đối với chỉ khi may chủ yếu là do lực ma sát giữa chỉ
và các chi tiết của máy may mà đặc biệt là giữa chỉ và kim, giữa chỉ và vải.
Tất cả các loại chỉ, nhất là các loại chỉ sản xuất từ xơ tổng hợp, sau khi hoàn
tất cần phải qua khâu bôi trơn để giảm ma sát đến mức thấp nhất cho phép. Hệ

- 21 -
số ma sát giữa chỉ và thép không gỉ hoặc với các bề mặt dẫn hướng khác phải nhỏ
hơn 0,2. Sự mài mòn của của chỉ có thể giảm đến mức tối thiểu bằng cách chọn
quan hệ giữa chỉ và kim cũng như chiều dài mũi may thích hợp, tốc độ may
đúng. Tuy nhiên, giữa chỉ và vải cũng cần phải tạo độ ma sát tĩnh, vừa đủ để có
thể xiết chặt mũi may và tránh bỏ mũi trên đường may. Chỉ kéo từ xơ ngắn tạo
lực ma sát tốt hơn chỉ filament liên tục. Những đầu xơ nhô ra của chỉ xơ ngắn
làm tăng tính trượt của chỉ. Ở tốc độ may cao, lớp không khí xung quanh chỉ
tạo ra một lớp đệm cũng làm tăng tính trượt của chỉ. Chỉ may tạo dún bằng
phương pháp thổi khí sử dụng trong may rất tốt do cấu trúc của chỉ có các vòng.
Khả năng may của chỉ sẽ giảm đi khi hệ số ma sát của chỉ tăng lên.
2.2.3. Sự ổn định nhiệt của chỉ may [13] [16]
Nhiệt sinh ra trong quá trình may là do ma sát giữa kim với chỉ và vải. Lượng
nhiệt này cao hay thấp tùy thuộc vào tốc độ may, kích thước và cấu tạo bề mặt
kim, mật độ, độ dày và xử lý hoàn tất vải, loại chỉ, độ lớn và bề mặt hoàn tất của
chỉ may. Hiệu ứng sinh nhiệt trên chỉ không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của kim
máy mà còn phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của chỉ với kim, thời gian tiếp
xúc và áp suất thẳng góc trên bề mặt tiếp xúc. Nhiệt gây ra vết cháy trên xơ tự
nhiên như xơ cotton, xơ len… và làm cho xơ tổng hợp bị mềm hoặc bị nóng chảy
dẫn đến đường may kém bền hoặc để lại vết tàn của nhựa chảy trên bề mặt vải. Chỉ
cũng có thể chảy, gây đứt khi may do đó mất thời gian dừng máy, xâu chỉ, tái
chế đường may và trong nhiều trường hợp không thể may tiếp vì xơ nóng chảy
trên chỉ có thể bít đầy lỗ kim.
Ba khu vực chịu ứng suất nhiệt cao nhất trong quá trình hình thành mũi may
là: Phần chỉ đi xuyên qua vải.
Phần vòng chỉ nằm giữa kim và vải.
Điểm tiếp xúc giữa chỉ và lỗ kim khi tạo vòng chỉ kim.
Nhiệt sinh ra ở kim máy nhiều hay ít còn do mức độ phân tán nhiệt. Sự phân
tán này tuỳ thuộc vào tính chất nhiệt bề mặt và bề mặt khối của kim và vải, sự
chuyển động của không khí quanh kim. Để tránh hiện tượng quá nhiệt của kim khi

- 22 -
may có thể tạo hình dáng và xử lý bề mặt kim, thổi không khí vào kim, dùng dầu
bôi trơn (chất làm lạnh kim), giảm tốc độ may hoặc cũng có thể sử dụng chỉ chịu
được nhiệt độ cao.

2.3 Mật độ mũi may


Là yếu tố quan trọng quyết định độ bền đường may.Nếu mật độ mũi may
lớn, tức là khoảng cách các mũi may càng nhỏ thì đường liên kết các chi tiết được
giữ chặt, độ bền đường may tăng. Ngược lại, nếu mật độ mũi may nhỏ, tức là
khoảng cách các mũi may càng lớn, lực liên kết của đường may yếu, đường may
không có khả năng giữ các lớp vải với nhau, độ bền đường may sẽ giảm.
Trong thực tế, mật độ mũi may được điều chỉnh trong khoảng từ 2 – 6,5
mũi/cm, phụ thuộc vào tính chất của từng loại nguyên liệu, vào loại đường may và
ứng dụng của sản phẩm.

2.4 Lực căng chỉ [18]


Liên quan đến cơ cấu cần giật chỉ. Vì cần giật chỉ có nhiệm vụ xiết chặt mũi
may.
Để đảm bảo đường may chắc, đẹp ngoài việc lựa chọn kim và chỉ cho phù
hợp với vải cần phải điều chỉnh độ căng của chỉ trên và dưới cho đều và tần số mũi
may đúng (tần số mũi may là số mũi may trên 1cm đường may).
Sức căng chỉ phù hợp nghĩa là 2 mặt đường may như nhau và nút chỉ nằm
giữa chiều dày nguyên liệu.
Trường hợp chỉ trên căng quá hay chỉ dưới trùng quá. Nút chỉ kết lại ở phía
trên của vải gọi là sùi chỉ trên.
Trường hợp chỉ dưới căng quá hay chỉ trên trùng quá. Nút chỉ kết lại ở phía
dưới vải gọi là sùi chỉ dưới.
Đường chỉ may trùng quá thì vải không được khâu lại chắc chắn, đường may
sẽ không bền chặt.

- 23 -
Sự biến đổi sức căng chỉ kim trong 1 chu kỳ tạo mũi may được tập trung tại
5 thời điểm:
Sức căng chỉ kim khi xuyên qua vải.
Sức căng chỉ kim khi được nới rộng vòng chỉ và quay xung quanh chao.
Sức căng chỉ kim khi trượt qua khỏi mũi chao.
Sức căng chỉ kim khi trượt qua khỏi bộ phận giữ chỉ.
Sức căng chỉ kim khi thắt nút mũi may.
Nếu sức căng chỉ kim tăng do ma sát lớn thì độ bền và độ giãn sẽ giảm.
Mức độ ảnh hưởng của sức căng chỉ kim không thay đổi đối với cả sợi dọc
và ngang.
Việc điều chỉnh sức căng là rất cần thiết bởi vì nó ảnh hưởng đến ngoại
quan và độ bền đường may. Nếu sức căng chỉ quá cao, mũi may sẽ quá chặt hậu
quả là đường may bị nhăn và bị đứt chỉ. Nếu sức căng chỉ thấp mũi may sẽ bị
lỏng, các chi tiết của sản phẩm kết nối không chặt chẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
độ bền đường may.
Cần phải điều chỉnh sức căng chỉ phù hợp với từng loại máy may, từng loại chỉ
đang sử dụng và loại nguyên liệu đang may.

2.5 Kiểu đường may


Trong sản xuất quần áo, các đường may có 3 chức năng cơ bản bao gồm : ráp
nối chi tiết, bọc mép chi tiết, trang trí sản phẩm. Các đường may rất phong phú về
hình dạng và cấu trúc. Cấu trúc đường may được xác định bởi sự phân bổ chi tiết,
số đường may, mật độ mũi may…. Dựa vào công dụng và cấu tạo có thể chia đường
may theo ba nhóm.

- 24 -
2.5.1.Những đường may nối kết
Đường may ráp : được xem là đường may thong dụng, đơn giản và tiết kiệm
chỉ nhất. Đường may ráp thường dùng là đường may thắt nút, đường may mũi móc
xích kép.
Đường may chần: là sự biến thể của đường may ráp mép rẽ. Trên hai mép rẽ,
dọc theo đường may ráp có hai đường may song song. Thường hai đường may này
có dạng mũi thắt nút.
Đường may diễu: có hai dạng cơ bản là đường may diễu mép hở và đường
may diễu mép kín. Đường may diễu có cấu trúc phức tạp gồm đường trang trí song
song với đường may ráp. Thường sử dụng mũi thắt nút.
Đường may lộn: thực hiện liên tiếp hai đường may, dung bọc các mép vải và
sử dụng mũi thắt nút.
Đường may cuốn: là đường may có các mép chi tiết lồng vào nhau, là tổ hợp
hai đường may nối tiếp nhau, sử dụng mũi thắt nút hoặc móc xích.
2.5.2.Những đường may biên:
Đường may viền: sử dụng dải dây viền cắt từ nguyên liệu hay các loại dây
dệt sẵn bao gồm các dạng, may viền mép hở, may viền mép kín, may gấp mép, tất
cả đều sử dụng mũi thắt nút.
Những đường trang trí: được thực hiện trên các thiết bị chuyên dung hoặc
thiết bị thông thường có gắn thêm dụng cụ phụ trợ bao gồm các loại đường gấp xếp,
đường nổi, đường li nổi, đường ống nổi thường sử dụng mũi thắt nút.

2.6. Hiệu suất đường may của vật liệu.[13]


Quá trình sản xuất sản phẩm trong công nghiệp may hiện nay được tiến hành
trên các máy may bán tự động và tự động làm việc với tốc độ rất cao. Tốc độ
may cao thì năng suất may và hiệu quả sử dụng thiết bị càng tốt. Khi may với tốc
độ cao, lực đâm xuyên của kim lớn dễ dàng xuyên qua các vải dày, cứng. Khi
tăng tốc độ may thì nhiệt độ của kim cũng tăng lên, khi đó kim bị đốt nóng tới
nhiệt độ rất cao, làm tăng sự cố đứt chỉ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến chất

- 25 -
lượng mối liên kết chỉ may. Mối liên kết của các vòng chỉ may giảm làm độ bền
đường may giảm .
Khảo sát đặc tính kỹ thuật của máy may bằng.
Dạng mũi may : có thể là mũi thắt nút, mũi móc xích, mũi chần diễu.
Số kim : có thể là 1 kim hoặc nhiều kim, đối với dạng mũi thắt nút tối đa chỉ có
2 kim.
Tốc độ quay : Máy may tốc độ thấp < 3500 vòng/phút.
Máy may tốc độ cao > 3500 vòng/phút.

- 26 -
Chương 3
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO
VÀ TÍNH CHẤT CƠ HỌC VẢI DỆT THOI

Vải dệt thoi được sử dụng phổ biến trong sản xuất hàng may mặc, chế tạo
vật liệu dệt chức năng, vải kỹ thuật. Vải dệt thoi có nhiều ưu điểm, về cấu trúc rất
đa dạng, về tính năng đáp ứng nhiều yêu cầu kỹ thuật đặt ra, về chủng loại vải rất
phong phú.

3.1 Cấu trúc vải dệt thoi


3.1.1.Khái niệm : được tạo thành bằng cách dệt hai hệ thống sợi dọc và sợi ngang
theo phương vuông gốc. Vải có độ mềm uốn, có chiều dày nhỏ so với chiều rộng và
chiều dài khác nhau.
3.1.2. Đặc trưng cấu trúc :
Chi số sợi : là đặc trưng cấu tạo gián tiếp xác định kích thước ngang của sợi,
ảnh hưởng đến sự phân bố sợi trong quá trình dệt và cũng đặc trưng cho mức độ
chứa đầy xơ, sợi trong vải.
Kiểu dệt : Đường dệt của sợi trong vải đặc trưng bằng quan hệ tương hỗ giữa
2 hệ thống sợi dọc và sợi ngang đan với nhau tạo nên kiểu dệt.
Rappo : là hình dệt nhỏ nhất được lặp lại ký hiệu bằng R.
Số sợi dọc trong rappo gọi là rappo theo sợi dọc Rd
Số sợi ngang trong rappo gọi là rappo theo sợi ngang Rn
Điểm nổi :
Điểm nổi dọc: vị trí sợi dọc gác lên sợi ngang
Điểm nổi ngang: vị trí sợi ngang gác lên sợi dọc
Bước chuyển (a): khoảng cách tính bằng đơn vị ô từ điểm nổi này sang
điểm nổi khác.

- 27 -
Bước chuyển dọc (ad) :khoảng cách tính bằng đơn vị ô từ điểm nổi dọc của
sợi dọc thứ nhất đến điểm nổi dọc của sợi dọc thứ 2 kế bên.
Bước chuyển ngang (an):khoảng cách tính bằng đơn vị ô từ điểm nổi ngang
của sợi ngang thứ nhất đến điểm nổi ngang của sợi ngang thứ 2 kế bên.
3.1.3. Các kiểu dệt cơ bản
Kiểu dệt vân điểm Kiểu dệt vân chéo Kiểu dệt vân đoạn
Thể hiện
kiểu dệt

Sơ đồ thiết
kế

Hình 3-1. Các kiểu dệt cơ bản [ 8 ]


Kiểu dệt vân điểm: là kiểu dệt đơn giản nhất. Rappo của kiểu dệt này có số
sợi dọc bằng số sợi ngang và bằng 2, còn bước chuyển bằng 1. Do đó có thể viết :
Rd= Rn= 2 , ad=an=1

x
x

Hình 3-2. Biểu diễn kiểu dệt vân điểm [ 8 ]

- 28 -
Kiểu dệt vân chéo : theo kiểu dệt này trên mặt vải có các đường dệt chéo theo
góc khoảng 45o so với đường nằm ngang. Trong rappo của kiểu dệt vân chéo phải
có ít nhất ba sợi dọc và ba sợi ngang, còn bước chuyển bằng một. Do đó , kiểu dệt
vân chéo được đặc trưng bằng :
Rd= Rn ≥ 3
ad=an=±1
X
X
X
X

1 2 3 4
a=-1

4 X
3 X
2 X
1 X

a=1
Hình 3-3. Biểu diễn kiểu dệt vân chéo 1/3 [ 8 ]
Dấu của bước chuyển biểu thị hướng nghiêng của đường chéo dệt. Khi bước
chuyển bằng +1 lúc đó đường dệt chéo nghiêng về phía phải. Khi bước chuyển bằng
-1 lúc đó đường dệt chéo nghiêng về phía trái.
Thông thường các kiểu dệt vân chéo được đặc trưng bằng một phân số, trong
đó tử số biểu thị số điểm nổi dọc, còn mẫu số biểu thị số điểm nổi ngang trên mỗi
sợi dọc hoặc sợi ngang trong giới hạn rappo. Tổng của tử và mẫu số bằng số sợi
theo mỗi hướng trong rappo.
Kiểu dệt vân đoạn: Kiểu dệt vân đọan bao gồm kiểu dệt dọc (láng) và kiểu
dệt ngang (satanh). Theo kiểu dệt này số sợi dọc và số sợi ngang trong rappo phải
lớn hơn hoặc bằng 5 còn bước chuyển phải lớn hơn 1 và nhỏ hơn 4.

- 29 -
Như vậy đặc trưng của kiểu dệt vân đoạn là :
Rd= Rn ≥ 5 ; 1<a< R-1
Kiểu dệt vân đọan thường được kí hiệu bằng một phân số, tử số là số sợi theo
mỗi hướng trong rappo, mẫu số là bước chuyển dọc.

x
x
x
x
x

x
x
x
x
x

Hình 3-4. Biểu diễn kiểu dệt vân đoạn 5/2[ 8 ]

3.2. Các thông số kỹ thuật của vải [ 5 ]


3.2.1. Mật độ sợi : Mật độ vải theo sợi dọc hoặc theo sợi ngang xác định bằng số
sợi dọc hoặc số sợi ngang phân bố trên một đơn vị độ dài bằng 100 mm hoặc 1 inch.
3.2.2. Chỉ số chứa đầy :
Khái niệm : Chỉ số chứa đầy đặc trưng cho mức độ chứa xơ sợi trong vải.
Độ chứa đầy thẳng: thể hiện bao nhiêu phần trăm, của đoạn vải cắt theo
hướng sợi dọc hoặc sợi ngang được chứa đầy sợi

- 30 -
Độ chứa đầy thẳng theo sợi dọc Ed :
dd dd.100
Ed=----100% = -------- = dd Md(%) ( 3-1)
a 100
Md

Độ chứa đầy thẳng theo sợi ngang En :


dn dn.100
Ed=----100%=--------= dn Mn(%) ( 3-2 )
b 100
Mn

Trong đó :
dd ,dn – đường kính của sợi dọc và sợi ngang.
a, b – khoảng cách giữa các trục của sợi dọc và sợi ngang nằm sát cạnh nhau.
Md ,Mn – mật độ vải theo sợi dọc và sợi ngang.
Độ chứa đầy diện tích : được xác định bằng chỉ số giữa diện tích hình chiếu
của phần sợi với diện tích phần nhỏ nhất của vải giới hạn bởi phần sợi nằm sát cạnh
nhau.
Es=Ed+En – 0.01 EdEn (%) ( 3-3 )

Độ chứa đầy thể tích : xác định bằng quan hệ giữa thể tích của sợi trong vải
Vs với toàn bộ thể tích của vải Vv
Vs δvải
Ev=-----.100(%) = -------.100% ( 3-4 )
Vv δs

- 31 -
Độ chứa đầy khối lượng EG : xác định bằng quan hệ giữa khối lượng G của
sợi trong vải với khối lượng lớn nhất Gmax của vải với điều kiện toàn bộ thể tích của
vải chứa đầy vật chất tạo bởi xơ hoặc sợi.

G Vsδs
EG=----- 100(%) = --------100%
Gmax VTγ
δs δsδT δT
EG=----- Ev = --------100% = -----100% ( 3-5 )
γ γδs γ
γ khối lượng riêng của vật chất tạo nên xơ hoặc sợi (mg/mm3).

3.3. Đặc trưng độ bền cơ học của vải.


Đặc trưng độ bền cơ học của vải là đặc trưng cơ bản thể hiện sức đề kháng
của vải khi chịu tác động ngoại lực lên vải theo các hướng hoặc theo hướng dọc của
tấm vải, hoặc theo hướng ngang của tấm vải. Ngoài ra lực tác động còn có thể xẩy
ra trên một diện tích nhất định làm cho sợi dọc và sợi ngang cùng đồng thời chịu lực
trực tiếp.
Tuỳ theo hướng tác động lực và cách tác dụng của lực lên vải, phân biệt độ
bền kéo đứt băng vải theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang của vải, độ bền xé, độ
bền nổ, độ bền chọc thủng vải.
Khi vải chịu tác động của lực, xẩy ra sự biến dang của vải, vải bị giãn cho đến
khi bị đứt hoặc bị thủng trong các thí nghiệm phá huỷ vật liệu.
3.3.1 Độ bền kéo đứt băng vải.
Mẫu vải để thử nghiệm độ bền kéo đứt thường có kích thước 200 X 50 mm
Hai đầu của miếng vải được lắp vào hai hàm kẹp trên và dưới và được giữ
chặt. Khi lực đặt lên băng vải, các sợi theo chiều lực tác dụng chịu kéo và giãn ra,
đóng góp vào độ bền băng vải. Ngoài ra còn có lực ma sát giữa các sợi, lực nén ép
của hai hệ sợi cũng góp phần tạo ra độ bền băng vải.

- 32 -
Độ bền kéo của sợi, mật độ sợi, kiểu dệt là những yếu tố chính ảnh hưởng độ
bền kéo băng vải.
3.3.2 Độ bền xé băng vải.
Xé rách là hiện tượng có thể xẩy ra đối với trang phuc, quần áo trong quá
trình mặc. Vì vậy thí nghiệm độ bền xé rách vải cho biết khả năng kháng lại lực xe
vải là cần thiết. Thực hiện đo độ bền xé rách vải trên cùng máy thí nghiệm độ bền
băng vải.
Mẫu vải thử xé thường có kích thước hình chữ nhật. Để thí nghiệm xé, mẫu
vải được cắt mồi một đoạn dài ở giữa mẫu thử theo chiều dọc mẫu.
Hai đầu rẻo vải được kẹp vào hai hàm kẹp trên và dưới của máy kéo đứt. Khi
bắt đầu xé, hàm kẹp dưới hoặc hàm kẹp trên kéo rẻo vải và làm rách mẫu vải tại chỗ
có đường cắt mồi.
Ngoài thiết bị đo độ bền kéo đứt băng vải, để thực hiện thí nghiệm độ bền xé
vải có thể sử dụng thiết bị con lắc Elmendorf.

Hình 3-5. Sơ đồ máy kéo đứt băng vải [15]

- 33 -
Mẫu vải được lắp vào hai kẹp trên di động lên trên khi thử với mức độ giãn
không đổi. Hàm kẹp dưới cố định.
Kích thước mẫu, tốc độ kẹp, tải trọng sức căng ban đầu lên mẫu được quy định
trong các phương pháp thử tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế.
Trên cùng máy kéo đứt băng vải (phương pháp thử mẫu băng vải) có thể thử
một dạng mẫu khác bằng cách sử dụng bộ gá mẫu khác. Phương pháp này gọi là
phương pháp thử Grab.

Hình 3-6. Mẫu vải được xé trên máy kéo đứt băng vải [15]

Kẹp trên giữ một phần mẫu và xé rách vải theo hướng lên trên. Kẹp dưới giữ
chặt phần dưới của mẫu .Thực chất lực xé rách vải là lực tiếp tục làm rách miếng vải
đã cắt một đoạn mồi sẵn mà không phải lực xé rách ngay từ đầu.

- 34 -
Chương 4
THỰC NGHIỆM KHOA HỌC

4.1 Mục đích nghiên cứu


Đánh giá độ bền đường may của một số loại vải thông dụng cho may mặc
theo hai phương pháp khác nhau : Strip và Grab. Nghiên cứu một số yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến độ bền đường may để nâng cao hiệu suất đường may.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu độ bền đường may trên ba loại vải có chất liệu sợi nhân
tạo, sợi thiên nhiên và sợi pha. Đây là những loại vải thông dụng cho may mặc, có
cấu trúc là vân điểm và có khối lượng trung bình.
4.2.1 Vải
Gồm 3 loại vải: Tacron (polyeste 100%), Cotton USC MĐC (100% cotton) ,
TC-MS (65% polyester + 35% cotton ), là các loại vải có kiểu dệt vân điểm
4.2.1.1. Thông số cơ bản của vải Tacron(polyester 100%) :
Mật độ dọc (sợi/10cm) : 110
Mật độ ngang (sợi/10cm) : 88
Khối lượng (g/m2) : 123,4
4.2.1.2. Thông số cơ bản của vải Cotton VSC MĐC (100% cotton):
Mật độ dọc (sợi/10cm) : 520
Mật độ ngang (sợi/10cm) : 292
Khối lượng (g/m2) : 125.3
4.2.1.3. Thông số cơ bản của vải TC-MS (65% polyester + 35% cotton ):
Mật độ dọc (sợi/10cm) : 530
Mật độ ngang (sợi/10cm) : 300
Khối lượng (g/m2) : 127

- 35 -
4.2.2 Chỉ may:
Trong luận văn sử dụng chỉ Phong Phú, chỉ Coats/Astra, staple spun
polyester để nghiên cứu, gồm 3 loại chỉ có chi số như sau : 40/2, 40/3, 50/2.
4.2.2.1. Thông số cơ bản của chỉ may chi số 40/2 :
Độ bền đứt (cN) : 880.6
CV độ bền (%) : 8.3
Độ dãn (%) : 14
4.2.2.2. Thông số cơ bản của chỉ may chi số 40/3 :
Độ bền đứt (cN) : 1632.0
CV độ bền (%) : 4.6
Độ dãn (%) : 16
4.2.2.3. Thông số cơ bản của chỉ may chi số 50/2 :
Độ bền đứt (cN) : 856.6
CV độ bền (%) : 5.7
Độ dãn (%) : 14.6
Các mẫu chỉ được thử nghiệm và thuần hóa tối thiểu là 8 giờ trong điều kiện
độ ẩm 65 ± 2% và nhiệt độ 20 ± 20C.
4.2.3 Mũi may:
Mũi may sử dụng trong nghiên cứu là mũi thắt nút 301, hiện nay trong ngành
may mặc đối với các loại vải mỏng có khối lượng từ 105-130g/m2, thường sử dụng
các mật độ mũi may 4,5,6 mũi/cm, thì mũi may thắt nút 301 phù hợp với tiêu chuẩn
lựa chọn này. Trong luận văn sử dụng mật độ là 3,4,5,6 mũi/cm để thí nghiệm .
4.2.4 Nghiên cứu về độ bền đường may:
Từ những yếu tố nguyên liệu, chỉ, vải, mật độ mũi may, kiểu đường may,
luận văn nghiên cứu xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố trên với độ bền đường
may và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến độ bền đường may.

- 36 -
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Thực nghiệm kéo đứt băng vải có đường may trên máy kéo đứt vải theo
phương pháp thử tiêu chuẩn.
4.3.1 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Thực nghiệm trên đối tượng : vải, chỉ, mũi may. Thực hiện nhiều thử nghiệm
trên các đối tượng để tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố.
Xác định độ bền đường may trên 3 loại vải với 3 loại chi số chỉ khác nhau
trên cùng một kiểu đường may với 4 loại mật độ mũi may khác nhau.
Thiết bị chuẩn bị mẫu và thử nghiệm
4.3.2. Thiết bị chuẩn bị mẫu

Hình 4-1. Máy may 1 kim Siruba-L818FM1

Các thông số kỹ thuật:


Loại máy : Siruba- L818FM1 máy 1 kim tốc độ cao, mũi thắt nút.
Tốc độ may : tối đa 5000 vòng/phút
Độ dài mũi may : tối đa 5mm
Hành trình trụ kim : 30,7 mm
Kiểu kim : DB*1#11 #14
Độ nâng chân vịt(gạt tay) : 5,5 mm
Độ nâng chân vịt(gạt gối) : 13 mm
Kích thước máy : 600x178x280 mm
Kích thước bàn : 1067x546x735 mm

- 37 -
4.3.3. Thiết bị thí nghiệm
Máy kéo đứt thử độ bền đường may và độ bền băng vải

Hình 4-2. Máy kéo đứt để thử độ bền đường may và độ bền băng vải

Máy kéo đứt để thử độ bền đường may và độ bền băng vải
Tên máy : Testometric M350, CRE
Phạm vi đo : 4N - 5000N
Thang đo : 0,4N – 250N

- 38 -
Máy kéo đứt sợi đơn để thử độ bền chỉ

Hình 4-3. Máy kéo đứt sợi đơn để thử độ bền chỉ
Tên máy : Uster Tensorapid 4 là thiết bị đo dung trong phòng thí nghiệm dệt
để thử nghiệm độ bền của sợi, theo nguyên lý mức độ giãn không đổi ký hiệu CRE
(Constant Rate of Elongation).

4.4. Tiêu chuẩn phương pháp thử


4.4.1. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-1 .Xác định lực lớn nhất làm đứt đường
may theo phương pháp băng vải.
Mục đích của việc xác định độ bền đường may trên máy kéo đứt băng vải
nhằm đánh giá sức chịu đựng của đường may trên vải khi tác động lực thẳng góc
với đường may trên vải. Nó giúp cho nhà sản xuất may mặc đánh giá được hiệu suất
đường may khi biết được độ bền kéo đứt băng vải.
Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho vải dệt thoi, không áp dụng cho vải
đàn hồi, vải địa,vải không dệt,vải tráng phủ, vải thủy tinh, vải dệt từ sợi cacbon
hoặc vải dệt từ sợi dệt polyolefin.

- 39 -
Mẫu vải có đường may để thử có thể được lấy từ các sản phẩm may mặc
hoặc chuẩn bị từ mẫu vải bên ngoài rồi tạo ra đường may trên đó.
Đường may sử dụng là đường may thẳng, không dùng đường may vòng.
Thiết bị kéo đứt băng vải là loại máy có tốc đọ kéo giãn băng vải với hệ số
kéo giãn không đổi.
Chuẩn bị mẫu thử có đường may (đơn vị sử dụng trong hình vẽ là mm).
Từ mẫu lớn của phòng Thí nghiệm, cắt ra ít nhất 05 mẫu thử có chiều rộng
100 mm như hình vẽ 4-4.

Hình 4-4. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử
1- Đường cắt
2- Đường may
3- Chiều dài mẫu trước khi may
Trên mỗi mẫu thử, cắt bỏ đi 4 phần có gạch chéo trên hình vẽ 4-5.

Hình 4-5. Mẫu thí nghiệm – diện tích gạch cắt bỏ đi

- 40 -
Mẫu thử cuối cùng có hình dạng như hình vẽ 4-6.

Hình 4-6. Mẫu thí nghiệm đã chuẩn bị để thử.

Nhiệt độ và ẩm độ trong phòng thí nghiệm để điều hòa mẫu và tiến hành thí
nghiệm tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 1748 : 2007, ÍO 139 : 2005
Môi trường chuẩn phải có nhiệt độ 200C và độ ẩm tương đối 65,0%
Môi trường thay thế chuẩn phải có nhiệt độ 230C và độ ẩm tương đối 50,0%
Điều kiện thiết bị thí nghiệm: máy kéo đứt băng vải
Khoảng cách giữa hai ngàm kẹp mẫu 200 mm ± 1mm
Máy kéo đứt có tốc độ 100 mm/ph
4.4.2. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-2. Xác định lực lơn nhất làm đứt đường
may theo phương pháp Grab.
Mục đích của việc xác định độ bền đường may trên máy kéo đứt băng vải
Grab nhằm đánh giá sức chịu đựng của đường may trên vải khi tác động lực thẳng
góc với đường may trên vải. Nó giúp cho nhà sản xuất may mặc đánh giá được hiệu
suất đường may khi biết được độ bền kéo đứt băng vải theo phương pháp Grab sát
với thực tế hơn.
Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho vải dệt thoi, không áp dụng cho vải
đàn hồi, vải địa,vải không dệt,vải tráng phủ, vải thủy tinh, vải dệt từ sợi cacbon
hoặc vải dệt từ sợi dệt polyolefin.
Mẫu vải có đường may để thử có thể được lấy từ các sản phẩm may mặc
hoặc chuẩn bị từ mẫu vải bên ngoài rồi tạo ra đường may trên đó.

- 41 -
Đường may sử dụng là đường may thẳng, không dùng đường may vòng.
Thiết bị kéo đứt băng vải là loại máy có tốc đọ kéo giãn băng vải với hệ số
kéo giãn không đổi.
Chuẩn bị mẫu thử có đường may.
Từ mẫu lớn của phòng Thí nghiệm, cắt ra ít nhất 05 mẫu thử có chiều rộng
100 mm như hình vẽ 4-7.

Hình 4-7. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử theo PP Grab
1- Đường cắt
2- Đường may
3- Chiều dài mẫu trước khi may

Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:


Trên mỗi một mẫu thí nghiệm, kẻ một đường thẳng dài cách mép mẫu 38
mm suốt chiều dài của mẫu thí nghiệm, như hình vẽ chỉ dẫn.

- 42 -
Hình 4-8. Mẫu thí nghiệm – kẻ một đường thẳng cách mép 38mm
Phương pháp tiến hành :
- Đặt khoảng cách giữa hai hàm kẹp mẫu 100 mm ± 1mm
- Đặt chế độ kéo giãn không đổi 50 mm/ph
- Lắp mẫu thí nghiệm vào các hàm kẹp : lắp mẫu vào đúng trung tâm của hàm kẹp.
Đường trung tâm của mẫu khớp với đường trung tâm của các hàm kẹp. Đường kẻ
dọc theo chiều dài của mẫu đã chuẩn bị trùng với một cạnh của hàm kẹp. Lực kéo
mẫu thẳng góc với đường may vào đúng giữa của khoảng cách giữa hai hàm kẹp.

(a)

- 43 -
(b)
Hình 4-9. (a) (b) Mẫu thí nghiệm đã chuẩn bị để thử.
Nhiệt độ và ẩm độ trong phòng thí nghiệm để điều hòa mẫu và tiến hành thí
nghiệm tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 1748 : 2007, ISO 139 : 2005
Môi trường chuẩn phải có nhiệt độ 200 C và độ ẩm tương đối 65,0%
Môi trường thay thế chuẩn phải có nhiệt độ 230C và độ ẩm tương đối 50,0%

- 44 -
Chương 5
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

5.1. Độ bền đường may theo mật độ mũi may


5.1.1. Vải Tacron(polyester 100%)
5.1.1.1. Chỉ may Ne 50/2
Bảng 5-1.Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may
- chỉ may Ne 50/2
3 4 5 6
50/2 176.2 197.7 242.3 288.8

Hình 5-1. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Polyester – Chỉ may 50/2.

Độ bền đường may tăng dần theo số mũi may tăng lên từ 3 đến 6 mũi/1cm.
Tăng số mũi may từ 3 đến 4, từ 4 đến 5, từ 5 đến 6. Độ bền mũi may tăng tương
ứng 1.12, 1.22, 1.19 lần. Để đảm bảo độ bền đường may, chọn mật độ 5 mũi, chỉ
Ne 50/2 là hợp lý.

- 45 -
5.1.1.2. Chỉ may Ne 40/2
Bảng 5-2. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may
chỉ may Ne 40/2

3 4 5 6
40/2 196.4 230.1 242.6 268.9

Hình 5-2.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Polyester – Chỉ may 40/2.

Khi sử dụng chỉ bền hơn, chỉ Ne 40/2, may trên cùng loại vải Polyester độ
bền đường may tăng lên theo mật độ mũi may nhưng mức tăng tương ứng với 3
mũi, 4 mũi, 5 mũi 6 mũi không cao, cụ thể từ 3 lên 4 mũi-1.17 lần, từ 4 mũi lên 5
mũi, 1.05 lần, từ 5 lên 6 mũi là 1.10 lần.Như vậy trên cùng một loại vải, khi tăng độ
bền chỉ, không phải ở mật độ mũi may nào độ bền đường may cũng tăng lên tương
ứng.

- 46 -
Hình 5-3. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Polyester – Chỉ may 40/2.
Trong phạm vi mật độ mũi may từ 3 đến 6,đối với chỉ bền hơn, quy luật quan
hệ giữa độ bền đường may và mật độ mũi may là tuyến tính với hệ số tin cậy rất
cao. R2 = 0.9724.
5.1.1.3. Chỉ may Ne 40/3
Bảng 5-3. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may
chỉ may Ne 40/3
3 4 5 6
40/3 296.5 289.3 212 266.6

Hình 5-4. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Polyester – Chỉ may 40/3.

- 47 -
Khi sử dụng chỉ bền hơn hẳn Ne40/3, độ bền đường may lại giảm theo số
mũi may tăng lên, giảm nhiều nhất tại mật độ mũi may 5, sau đó tăng lên ở mật độ 6
nhưng độ bền đường may cũng giảm so với số mũi may 3 và 4.

Hình 5-5: Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Polyester – Chỉ may 40/3.
Xu hướng độ bền đường may với chỉ Ne40/3 giảm dần theo mật độ mũi may
tăng lên cho thấy quan hệ tuyến tính ngược giữa độ bền đường may và mật độ mũi
may. Tuy nhiên hệ số tin cậy thấp biểu thị chất lượng phương trình chưa cao và quy
luật thay đổi độ bền đường may theo số mũi may không tuyến tính.

5.1.2. Vải Cotton VSC MĐC (100% cotton)


5.1.2.1. Chỉ may Ne 50/2
Bảng 5.4. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may
chỉ may Ne 50/2
3 4 5 6
50/2 152.4 207.2 298.3 206.1

- 48 -
Hình 5-6.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may 50/2.
Độ bền đường may tăng dần theo số mũi may tăng lên từ 3 đến 5 mũi/1cm.
Tăng số mũi may từ 3 đến 4, từ 4 đến 5, độ bền đường may tăng tương ứng 1.36,
1.44 lần. Nhưng từ 5 đến 6 mũi giảm 1.45 lần. Để đảm bảo độ bền đường may,
chọn mật độ 5 mũi, chỉ Ne 50/2 là hợp lý.

Hình 5-7.Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may
vải cotton VSC MĐC – Chỉ may 50/2

- 49 -
Trong phạm vi mật độ mũi may từ 3 đến 5, độ bền đường may và mật độ mũi
may có quan hệ tuyến tính theo phương trình bậc nhất với hệ số tin cậy rất cao.
5.1.2.2. Chỉ may Ne 40/2
Bảng 5-5. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may
chỉ may Ne 40/2
3 4 5 6
40/2 180.6 200.4 216.2 198.2

Hình 5-8. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may 40/2.

Khi sử dụng chỉ bền hơn, chỉ Ne 40/2, may trên cùng loại vải cotton độ bền
đường may tăng lên theo mật độ mũi may nhưng mức tăng tương ứng với 3 mũi, 4
mũi, 5 mũi , 6 mũi lại giảm, cụ thể từ 3 lên 4 mũi-1.11 lần, từ 4 mũi lên 5 mũi, 1.08
lần, từ 5 lên 6 mũi giảm 1.09 lần.Như vậy trên cùng một loại vải, khi tăng độ bền
chỉ, không phải ở mật độ mũi may nào độ bền đường may cũng tăng lên tương ứng.

- 50 -
Hình 5-9. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may 40/2
Trong phạm vi mật độ mũi may từ 3 đến 5,đối với chỉ bền hơn, quy luật quan
hệ giữa độ bền đường may và mật độ mũi may là tuyến tính với hệ số tin cậy rất
cao.
5.1.2.3. Chỉ may Ne 40/3
Bảng 5-6. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may
chỉ may Ne 40/3
3 4 5 6
40/3 212.9 243.3 199.5 193.2

Hình 5-9.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may 40/3.

- 51 -
Khi sử dụng chỉ bền hơn hẳn Ne40/3, độ bền đường may tăng lên ở mũi 4
sau đó lại giảm ở mũi may 5, 6. Như vậy chọn mũi may 4 có độ bền hơn.

Hình 5-10. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may40/3

Xu hướng độ bền đường may với chỉ Ne40/3 giảm dần theo mật độ mũi may
tăng lên cho thấy quan hệ tuyến tính ngược giữa độ bền đường may và mật độ mũi
may. Tuy nhiên hệ số tin cậy thấp biểu thị chất lượng phương trình chưa cao.và quy
luật tuyến tính là không chắc chắn.

5.1.3. Vải TC-MS (65% polyester + 35% cotton )


5.1.3.1. Chỉ may Ne 50/2

Bảng 5-7. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may
chỉ may Ne 50/2

3 4 5 6
50/2 180.3 210.8 273.8 394

- 52 -
Hình 5-11 Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 50/2.
Độ bền đường may tăng dần theo số mũi may tăng lên từ 3 đến 6 mũi/1cm.
Tăng số mũi may từ 3 đến 4, từ 4 đến 5, từ 5 đến 6. Độ bền mũi may tăng tương
ứng 1.1, 1.17,130, 1.44 lần.. Để đảm bảo độ bền đường may, chọn mật độ 6 mũi,
chỉ Ne 50/2 là hợp lý.

Hình 5-12. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 50/2.

- 53 -
Trong phạm vi mật độ mũi may từ 3 đến 6, độ bền đường may và mật độ mũi
may có quan hệ tuyến tính theo phương trình bậc nhất với hệ số tin cậy rất cao.
5.1.3.2. Chỉ may Ne 40/2
Bảng 5-8. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may
chỉ may Ne 40/2
3 4 5 6
40/2 204 271.5 265 313.5

Hình 5-13.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 40/2.

Khi sử dụng chỉ bền hơn, chỉ Ne 40/2, may trên cùng loại vải TC độ bền
đường may tăng lên theo mật độ mũi may nhưng mức tăng tương ứng với 3 mũi, 4
mũi, 5 mũi giảm , 6 mũi lại tăng, cụ thể từ 3 lên 4 mũi-1.17 lần, từ 4 mũi lên 5 mũi
giảm 1.08 lần, từ 5 lên 6 mũi tăng 1.10 lần và từ 4 đến 6 mũi tăng 1.15 lần .Như vậy
trên cùng một loại vải, khi tăng độ bền chỉ, không phải ở mật độ mũi may nào độ
bền đường may cũng tăng lên tương ứng.

- 54 -
Hình 5-14. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 40/2.
Trong phạm vi mật độ mũi may từ 3 đến 6,đối với chỉ bền hơn, quy luật quan
hệ giữa độ bền đường may và mật độ mũi may là tuyến tính với hệ số tin cậy cao.
5.1.3.3. Chỉ may Ne 40/3
Bảng 5-9. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may
chỉ may Ne 40/3
3 4 5 6
40/3 318.6 289.5 357.6 348.8

Hình 5-15. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 40/3.

- 55 -
Khi sử dụng chỉ bền hơn hẳn Ne40/3, độ bền đường may giảm ở mũi 4
nhưng tăng lên ở mũi 5 sau đó lại giảm ở mũi may 6. Như vậy chọn mũi may 5 có
độ bền hơn.

Hình 5-16 Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 40/3.
Xu hướng độ bền đường may với chỉ Ne40/3 tăng giảm dần theo mật độ mũi
may tăng lên cho thấy không có quan hệ tuyến tính giữa độ bền đường may và mật
độ mũi may. Tuy nhiên hệ số tin cậy thấp biểu thị chất lượng phương trình chưa
cao.

5.2. Độ bền đường may và độ bền chỉ may


5.2.1. Vải 100% COTTON - VSC
Bảng 5-10. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may(N)

Độ bền đường may 3 mũi/cm 4 mũi/cm


Chỉ Ne 50/2 152.4 207.2
Chỉ Ne 40/2 180.6 200.4
Chỉ Ne 40/3 212.9 243.3

Độ bền đường may thay đổi theo độ bền chỉ may và mật độ mũi may

- 56 -
5.2.2. Vải 100% POLYESTER-Tacron

Bảng 5-11. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may (N)

Độ bền đường may 3 mũi/cm 4 mũi/cm


Chỉ Ne 50/2 176.2 197.7
Chỉ Ne 40/2 196.4 230.1
Chỉ Ne 40/3 296.5 289.3

Độ bền đường may thay đổi theo độ bền chỉ may và mật độ mũi may

5.2.3. Vải TC-MS (65% polyester + 35% cotton )

Bảng 5-12. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may(N)

Độ bền đường may 3 mũi/cm 4 mũi/cm


Chỉ Ne 50/2 180.3 210.8
Chỉ Ne 40/2 204.0 271.5
Chỉ Ne 40/3 318.6 289.5

Độ bền đường may thay đổi theo độ bền chỉ may và mật độ mũi may

5.3. Độ bền đường may theo các phương pháp Strip và Grap với 5 mũi/cm- chỉ
Ne 50/2.
5.3.1 Độ bền đường may trên vải cotton
Bảng 5-13. Độ bền đường may đo theo hai phương pháp(N)
STRIP 199.86 210.67 229.13 224.15 242.02
194.52 177.24 224.76 224.97 237.91

GRAB 177.97 165.23 157.19 170.89 173.73


178.34 192.31 152.3 179.32 164.52
Trắc nghiệm t : Hai mẫu có phương sai khác nhau
STRIP GRAB
Mean 216.523 171.18
Variance 422.5564 138.7362
Observations 10 10
Hypothesized Mean
Difference 0

- 57 -
Df 14
t Stat 6.052233
P(T<=t) one-tail 1.49E-05
t Critical one-tail 1.76131
P(T<=t) two-tail 2.98E-05
t Critical two-tail 2.144787

Chấp nhận giả thuyết Ho : giá trị độ bền đường may theo hai phương pháp
không khác nhau.
Bác bỏ giả thuyết Ho : giá trị độ bền đường may theo hai phương pháp khác
nhau.
t stat = 6.052233 > t (0.05) = 1.8331 Bác bỏ giả thuyết Ho
Độ bền đường may đo theo hai phương pháp khác nhau thật sự.
Độ bền đường may theo phương pháp STRIP có giá trị cao hơn.

5.3.2 Độ bền đường may trên vải pha TC


Bảng 5-14 Độ bền đường may đo theo hai phương pháp(N)
STRIP 290.36 284.61 298.4 271.02 284.4
210.9 284.58 238.27 324.91 259.3

GRAB 229.82 195.23 201.89 198.37 249.36


233.11 246.16 196.5 222.44 198.87
Trắc nghiệm t : Hai mẫu có phương sai khác nhau
STRIP GRAB
Mean 274.675 217.175
Variance 1029.574 460.9906
Observations 10 10
Hypothesized Mean
Difference 0
Df 16
t Stat 4.709692
P(T<=t) one-tail 0.000118
t Critical one-tail 1.745884
P(T<=t) two-tail 0.000236
t Critical two-tail 2.119905

t stat = 4.709682 > t(0.05) = 1.8331 Bác bỏ giả thuyết Ho


Giá trị độ bền đường may đo theo hai phương pháp khác nhau thật sự.
Giá trị độ bền đường may đo theo phương pháp STRIP có giá trị cao hơn.

- 58 -
KẾT LUẬN
1. Độ bền đường may có quan hệ tuyến tính với mật độ mũi may đối với các mẫu
thử nghiệm với các hệ số tin cậy khá cao:
- Vải Tacron (polyeste 100%) hệ số tin cậy R2 = 0.9724
- Cotton VSC MĐC (100% cotton) hệ số tin cậy R2 = 0.9958
- TC-MS (65% polyester + 35% cotton ) hệ số tin cậy R2 = 0.9239

2. Độ bền đường may tăng theo số mũi may, nhưng đạt giá trị độ bền cao nhất ở
mật độ mũi may :
* Vải Tacron (polyeste 100%)
Chỉ may Ne 50/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 6 mũi/cm là 288.8 N
Chỉ may Ne 40/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 6 mũi/cm là 268.9 N
Chỉ may Ne 40/3 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 3 mũi/cm là 296.5 N
* Cotton VSC MĐC (100% cotton)
Chỉ may Ne 50/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 5 mũi/cm là 288.3 N
Chỉ may Ne 40/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 5 mũi/cm là 216.2 N
Chỉ may Ne 40/3 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 4 mũi/cm là 243.3 N
* TC-MS (65% polyester + 35% cotton )
Chỉ may Ne 50/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 6 mũi/cm là 394 N
Chỉ may Ne 40/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 6 mũi/cm là 313.5 N
Chỉ may Ne 40/3 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 5 mũi/cm là 357.6 N

3. Độ bền đường may theo độ bền chỉ có quan hệ thuận nhưng chỉ ở một số mũi
may nhất định tại mật độ mũi may: 3 mũi/cm và 4 mũi/cm

4. Độ bền đường may có giá trị khác nhau khi đo theo hai phương pháp Grab,
Strip . Độ bền đường may theo phương pháp Strip cao hơnđối với các mẫu vải
100% Cotton và TC (65%polyester/35% Cotton) ■

- 59 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT :

1- Đặng văn Giáp (1997), Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình
MS-EXCEL, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội.

2- Nguyễn văn Lân (2004), Vật liệu dệt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP
Hò chí minh.

3- Nguyễn văn Lân (2005), Thiết kế công nghệ dệt thoi-Thiết kế mặt hàng,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia , TP Hồ chí Minh.

4- Tập đoàn COATS TOOTAL Phong Phú (1990), Công nghệ chỉ may &
Đường may.

5- Nguyễn trung Thu (1990), Vật liệu dệt, Trường Đại học Bách khoa Hà nội

TIẾNG ANH :

6- Sabit Adamur, Ph.D. (2001), Handbook of weaving, Technomic


Publishing Company.Inc, Lancaster Pensylvania 17604 USA

7- Billie J Collier, Phyllis G Tortora (2001) Understanding Textiles Sixth


Edition, Prentice Hall-Upper Saddle River, New Jersey USA.

8- H Eberle, H Hermelling, M Hornberger, R Kilgus, D Menzer, W Ring


(2002), Clothing Technology, Verlag Europa-Lehrmittel, Haan-Gruiten
,Germany.

9-Qinguo Fan (2005), Chemical Testing of Textiles,Woodhead Publishing


Limited, Cambridge England.

10- Jinlian Hu (2010), Fabric Testing, Woodhead Publishing Limited, G


Cambridge England.

11- Y E EL Mogahzy (2009) , Engineering Textiles, Woodhead Publishing


Limited, Cambridge England.

- 60 -
12- Carr & Latham”s ( 2005 ) Technology of clothing manufacture,
Blackwell Publishing.

13- Pradip V Melita, Satish K Bhardwaj (1998), Managing Quality in the


Apparel Industry, New Age International (P) Ltd Publishers, New Delhi.

14- Phillip J Wakelyn, Noelic R Bertoniere (2006), Cotton Fiber Chemistry


and Technology, CRC Press Taylor & Francis Group..

15- BP Saville (2000), Physical testing of textiles, Woodhead Publishing


Limited, Cambridge England.

16- Sara J Kadolph (1998) Quality Assurance for Textiles and Apparel.
Fairchild Publications, Newyork.

17- Debi Prasad Gon, Palash Paul, Kuldeep Singh & Ramkishan (2011)
How to improve seam strength of single jersey knitted fabric, Textile Asia,
Dec 2010/January 2011,pp. 28-35.

18- Dr.Ing. Peter Ehrler (1998) Sewing: Interplay of yarn, machine and
needle,
ITB Nonwovens.Industrial Textiles 3/1998 pp.22-24

19- ITS-Charts : Sewing threads for industrial textiles (1998,1999),ITB


Nonwovens.Industrial Textiles 3/98,1/99 pp.Part 1 18-19, Part2 26-27.

21- ASTM D 204-02 Standard Test Methods for Sewing Threads.

22- S Gordon and Ylhsiel (2007), Cotton Science and technology, Woodhead
Publishing Limited, Cambridge England.

23- International Standard ISO 13935-1 Textiles - Seam Tensile properties


of fabric and made –up textile articles- Part 1 : Dêtrmination of maximum
force to seam rupture using the strip method .

- 61 -
PHỤ ĐÍNH

- 62 -

You might also like