You are on page 1of 107

Chương 3

THỦY VĂN ĐẠI CƯƠNG

§3.1 TỔNG QUAN

Nước có hai thuộc tính cơ bản là gây lợi và gây hại. Nước là nguồn động lực
cho các hoạt động của con người. Song nó cũng gây ra những hiểm hoạ ghê gớm
đối với con người. Những trận mưa lũ lớn có thể gây ra thiệt hại lớn về người và
của, phá huỷ cân bằng sinh thái, phá huỷ các công trình dân sinh kinh tế do con
người tạo ra như cầu, đường, cống, nhà cửa . . .Do đó nghiên cứu nước để phát huy
thuộc tính gây lợi và hạn chế đến mức thấp nhất thuộc tính gây hại để phục vụ sự
phát triển của con người trong mối cân bằng bền vững đã được quan tâm nghiên
cứu từ lâu.
Thuỷ văn học là ngành khoa học nghiên cứu mọi pha khác nhau của nước
trên quả đất. Các thành tựu của thuỷ văn học đã được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều nhiệm vụ khác nhau như thiết kế vận hành các công trình giao thông, thuỷ
lợi, thuỷ điện . . .
Nhiệm vụ của thuỷ văn ứng dụng là giúp nghiên cứu phân tích các vấn đề về
qui luật, tính toán các đặc trưng thuỷ văn, cung cấp các chỉ dẫn trong qui hoạch, sử
dụng, bảo vệ nguồn nước cũng như qui hoạch, thiết kế và bảo vệ các công trình
dân sinh kinh tế của con người.
Trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, nhiệm vụ của ngành thuỷ văn
là nghiên cứu điều tra thu thập phân tích tài liệu và tính toán các đặc trưng thuỷ
văn phục vụ lập dự án, thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng các công trình cầu
đường để công trình được bền vững và bảo vệ môi trường phục vụ toàn diện cho
sự phát triển đất nước.

3.1.1 Tuần hoàn của nước trong thiên nhiên

3.1.1.1 Khái niệm sự tuần hoàn của nước trong thiên nhiên
Nước trên trái đất tồn tại trong một khoảng không gian gọi là thuỷ quyển.
Khoảng không gian này phát triển đến độ cao khoảng 15 Km trong khí quyển và đi
sâu xuống đất khoảng 1 Km trong thạch quyển. Nước vận động trong thuỷ quyển
qua những con đường vô cùng phức tạp cấu tạo thành tuần hoàn thuỷ văn:

128
Nước bốc hơi từ đại dương và lục địa trở thành một bộ phận của khí quyển.
Hơi nước bốc lên cao cho đến khi ngưng kết thành nước và rơi trở lại mặt đất hoặc
đại dương.
Lượng nước rơi trên mặt đất có thể được ngăn giữ bởi cây cối, chảy trên mặt
đất tạo thành dòng chảy trên sườn dốc, thấm xuống đất, chảy trong đất thành dòng
chảy sát mặt và chảy vào các dòng sông thành dòng chảy mặt.
Phần lớn lượng nước bị giữ lại bởi thảm thực vật và dòng chảy mặt sẽ quay
lại khí quyển do bốc hơi. Lượng nước thấm trong đất có thể thẩm sâu xuống lớp
đất bên dưới để cung cấp cho kho nước ngầm. Sau đó lại xuất lộ ra ngơài chảy vào
các sông suối và cuối cùng đổ ra biển hoặc bốc hơi vào khí quyển.
Khái niệm tuần hoàn nước rất đơn giản nhưng thực ra vô cùng phức tạp. Một
chu trình trong đó bao gồm nhiều chu kỳ con rất phức tạp liên hệ với nhau một
cách hữu cơ.
Hiện tượng thuỷ văn là một hệ thống bao gồm tập hợp các thành phần có
quan hệ liên thông với nhau để tạo thành tổng thể.
Tuần hoàn thuỷ văn được miêu tả như là một hệ thống bao gồm 3 hệ thống
con: Nước khí quyển, Nước mặt, Nước ngầm

3.1.1.2 Phương trình cân bằng nước


a. Phương trình cân bằng nước trên trái đất trong khoảng thời gian dài

ZB + ZD = XB + XD

Trong đó:
ZB, ZD Lượng bốc hơi bình quân trên mặt biển và mặt đất
XB + XD Lượng mưa bình quân trên mặt biển và mặt đất
b. Phương trình cân bằng nước đối với lưu vực
129
Xét lưu vực bất kỳ trên mặt đất. Hình trụ thẳng đứng bao xung quanh chu vi
lưu vực tới tầng không thấm nước với thời đoạn Δt, ta có phương trình cân bằng
nước sau:

X + N +Y1 + W1 – (Z’ + Y2 + W2) = V2 – V1


Hay:
X + (N – Z’) + (Y1 – Y2) + (W1 – W2) = ± ΔV
Trong đó:
X: Lượng mưa bình quân trên lưu vực
N: Lượng nước ngưng tụ trên lưu vực
Y1 ,Y2: Lượng dòng chảy mặt đến. đi
W1, W2 : Lượng dòng chảy ngầm đến, đi
V1, V2 : Lượng nước trữ trong lưu vực ở đầu và cuối thời đoạn Δt.
Z’: Lượng bốc hơi.

3.1.2 Đặc điểm hiện tượng thủy văn và phương pháp nghiên cứu

3.1.2.1 Đặc điểm hiện tượng thủy văn


Các hiện tượng thủy văn là kết quả sự tác động của nhiều nhân tố tự nhiên.
Dòng chảy sinh ra trên mặt đất phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu, điều kiện địa
hình, địa chất, thảm phủ thực vật, thổ nhưỡng .. . Mặt khác do sự phát triển của
con người, các hoạt động kinh tế xã hội của con người liên tục xâm phạm đến môi
trường của nước tự nhiên làm thay đổi cân bằng động lực của tuần hoàn thủy văn,
từ đó làm nảy sinh các hiện tượng và quá trình thủy văn mới. Đó là một quá trình
phức tạp, cho đến nay con người vẫn chưa thể hiểu biết đẩy đủ về chúng. Tuy
nhiên trong khi còn thiếu những lý thuyết hoàn chỉnh ta có thể biểu diễn các hiện
tượng thủy văn một cách đơn giản hơn trong hệ thống. Nếu biễu diễn một cách
hình thức quan hệ của dòng chảy sông ngòi với nhân tố tự nhiên, con người tác
động lên nó dưới dạng hàm số :
M = f(X,Y,Z)
Trong đó :
M biểu thị các đặc trưng dòng chảy (Q, H, V . . .)
X là tập hợp các yếu tố khí tượng, khi hậu (mưa, bốc hơi, gió, nhiệt độ, đọ
ẩm . .. .) tham gia vào sự hình thành dòng chảy sông ngòi . Các yếu tố này biến
động lớn theo thời gian, thường được gọi là nhóm biến đổi nhanh. Sự biện đổi của
loại này vừa có tính chu kỳ, vừa có tính ngẫu nhiên. Tính chu kỳ phản ánh qui luật
thay đổi của xu thế bình quân, tính ngẫu nhiên thể hiện ở sự xuất hiện một giá trị
cụ thể tại thời điểm nào đó của chu kỳ và sự lệch của nó so với gia trị bình quân.
Y là tập hợp các đặc trưng mặt đệm (diện tích lưu vực, độ dốc, địa hình, địa
chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật . .. ) tác động lên sự hình thành dòng chảy sông
ngòi. Nhóm các nhân tố mặt đệm biến đổi chậm theo thời gian. Tính qui luật của
nó thể hiện qua sự biến đổi theo không gian tạo thành các vùng miền có điều kiện
mặt đệm đồng nhất về cao độ, vĩ độ .. .Tính ngẫu nhiên thể hiện sự biến đổi bề mặt
đệm ngẫu nhiên không theo qui luật.

130
Z là tập hợp các yếu tố hoạt động kinh tế xã hội của con người. Các hoạt
động có thể tác động trực tiếp lên dòng chảy như : cấp nước, thoát nước. Có thể tác
động gián tiếp đến dòng chảy thông qua các hoạt động làm biến đổi bề mặt đệm và
biến đổi khí hậu. Nhìn chung các hoạt động tác động trực tiếp cấp, thoát nước
thường xảy ra trên địa bàn hẹp, mang tính cục bộ, ít ảnh hưởng đến chế độ dòng
chảy trên hệ thống. Còn tác động gián tiếp có tác động lớn nhưng thông qua hai
nhân tố cơ bản là khí hậu và bề mặt đệm.
Tổ hợp các nhóm nhân tố khí hậu – mặt đệm – hoạt động kinh tế xã hội của
con người tham gia vào quá trình dòng chảy quyết định tính chất của hiện tượng
thủy văn. Hiện tượng thủy văn vừa mang tính ngẫu nhiên vừa mang tính tất nhiên.
a. Tính tất nhiên của hiện tượng thủy văn thể hiện ở các mặt sau :
- Sự thay đổi có chu kỳ của các xu thế bình quân theo thời gian :
Xét trong thời kỳ nhiều năm, sự thay đổi lượng dòng chảy theo thời gian
hình thành các pha nước nhiều (những năm liên tục có dòng chảy dồi dào), pha ít
nước (những năm liên tục dòng chảy ít nước) pha nước trung bình (những năm liên
tục dòng chảy trung bình)
Trong một năm thường hình thành pha nước lớn (vào các tháng mùa lũ) gọi
là dòng chảy mùa lũ. Pha nước kiệt (vào các tháng mùa kiệt) gọi là dòng chảy mùa
kiệt. Mỗi năm đều tồn tại một pha nước lớn và một pha nước kiệt.
Tính qui luật biểu thị mối quan hệ vật lý của các nhân tố ảnh hưởng đến đặc
trưng dòng chảy. Mối quan hệ giữa các đặc trưng dòng chảy và các nhân tố ảnh
hưởng trong nhiều trường hợp có thể biểu diễn bằng mô hình toán (phương trình,
đồ thị).
- Sự biến đổi có qui luật theo không gian do bị chi phối bởi tính địa đới của
các hoạt động khí hậu, khi tượng, tổ hợp với các hình thế mặt đệm tương đối ổn
định của từng khu vực trên lãnh thổ.
Thời kỳ bắt đầu mùa lũ, mùa kiệt phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng
vùng.
Sự biến đổi khí hậu có tính qui luật do đó hiện tượng thuỷ văn là sản phẩm
của khí hậu nên sự biến đổi của hiện tượng thuỷ văn cũng mang tính qui luật.
Đồng thời sự biến đổi của hiện tượng thuỷ văn phụ thuộc vào bề mặt đệm,
bề mặt đệm biến đổi có qui luật theo từng vùng, từng đới địa lý nên hiện tưọng
thuỷ văn cũng biến đổi có qui luật địa đới.
Nhờ đó có thể xây dựng các bản đồ phân vùng, đẳng trị.
b. Tính ngẫu nhiên của hiện tượng thủy văn phụ thuộc chủ yếu vào sự
biến đổi ngẫu nhiên của nhóm các nhân tố khí hậu, hoạt động của con người.
Ta thấy hiện tượng thuỷ văn (cũng như dòng chảy sông ngòi) chịu sự chi
phối của rất nhiều các nhân tố luôn luôn biến đổi trong đó có cả những nhân tố đột
xuất của các yếu tố khí hậu, bề mặt đệm, hoạt động dân sinh kinh tế của con người
. . . . Tác dụng tổng hợp của nhân tố đột xuất muôn hình muôn vẻ mang tính ngẫu
nhiên. Vì vậy dòng chảy cũng mang tính ngẫu nhiên, chế độ dòng chảy năm sau
khác năm trước, giai đoạn sau khác giai đoạn trước.
Do đó: đặc điểm của hiện tượng thủy văn vừa mang tính tất nhiên vừa mang
tính ngẫu nhiên.

131
3.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu và tính toán thủy văn có thể chia làm hai loại :
Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành và phương pháp thống kê xác suất.
a. Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành là phương pháp được
xây dựng dựa trên tính tất định của hiện tượng thủy văn. Có thể phân loại như sau :
*. Phương pháp phân tích căn nguyên : Trên cơ sở phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hình thành các quá trình dòng chảy, người ta thiết lập các mối
quan hệ toán học giữa các đặc trưng thủy văn với các đặc trưng biểu thị nhân tố
ảnh hưởng ; hoặc bằng biểu thức toán học hoặc đồ thị, hoặc mô hình toán, mô hình
mô phỏng hệ thống.
*. Phương pháp tổng hợp địa lý : Hiện tượng thủy văn mang tính địa đới,
tính khu vực và biến đổi nhịp nhàng theo không gian. Bởi vậy, có thể xây dựng các
bản đồ phân vùng, bản đồ đẳng trị các đặc trưng hoặc tham số thủy văn. Bằng các
bản đồ này có thể nội suy hoặc ngoại suy các đặc trưng cần xác định trong tính
toán thủy văn thiết kế.
*. Phương pháp lưu vực tương tự : được sử dụng rộng rãi trong tính toán
thủy văn trong trường hợp không có tài liệu đo đạc thủy văn.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là : Các tham số và đặc trưng thủy
văn của lưu vực không có tài liệu quan trắc được suy ra từ lưu vực khác có tài liệu
thủy văn và có điều kiện hình thành dòng chảy tương tự như lưu vực cần tính toán.
Hai lưu vực gọi là tương tự nếu như các điều kiện về mặt đệm, khí tượng,
khi hậu tương tự nhau và tác động của các nhân tố đó đến tham số hoặc đặc trưng
thủy văn đang xem xét là tương tự nhau.
b. Phương pháp thống kê xác suất
Hiện tượng thủy văn mang tính ngẫu nhiên, do đó có thể coi các đại lượng
thủy văn đặc trưng là các đại lượng ngẫu nhiên và có thể áp dụng lý thuyết thống
kê xác suất để từ đó xác định các đặc trưng thủy văn thiết kế theo một tần suất thiết
kế đã qui định.
Trong thực tế cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp trên. Mục đích
cuối cùng tính toán thủy văn là xác định các đặc trưng thiết kế tương ứng với tần
suất đã qui định. Các đặc trưng đó có thể xác định trực tiếp bằng phương pháp
thông kê xác suất hoặc gián tiếp bằng phương pháp phân tích nguyên nhân hình
thành kết hợp với thống kê xác suất.

§3.2 KHÁI NIỆM VỀ DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI

3.2.1. Khái niệm về sông ngòi và dòng chảy sông ngòi

3.2.1.1. Khái niệm sông và Hệ thống sông

Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu. Hệ thống sông ngòi được hình thành
dưới tác động bào mòn của dòng chảy do nước mưa hoặc tuyết tan cung cấp.
Nước trong những con sông trực tiếp đổ ra biển hoặc đổ vào các hồ lớn
trong nội địa được gọi là sông chính, các sông đổ vào sông chính được gọi là sông
132
nhánh cấp I, các sông đổ vào sông nhánh cấp I gọi là sông nhánh cấp II . . . Các
sông nhánh cùng với sông chính của nó hợp thành hệ thống sông.
Tên của hệ thống sông thường mang tên sông chính ví dụ: Hệ thống sông
Thái Bình, hệ thống sông Hồng, Hệ thống sông Thương . . .

3.2.1.2. Phân đoạn sông và đặc điểm các đoạn sông


Một con sông phát triển đầy đủ thường có thể phân thành các đoạn sau:
a. Nguồn sông:
Là nơi bắt đầu hình thành dòng sông như mạch ngầm, đầm . . .
b. Thượng lưu sông:
Là đoạn có thung lũng hẹp và sâu, đáy sông có cuội sỏi lớn, mũi đá nhấp
nhô, độ dốc đáy và mặt nước lớn về mùa lũ, dòng chảy hung dữ, vận tốc trung bình
lớn.
c. Trung lưu sông
Lòng sông rộng, hai bờ thỉnh thoảng có bãi cát, khuỷu sông đã thành đường
cong, độ dốc bé hơn, khả năng bào mòn giảm dần, sỏi cát có dạng tròn.
d. Hạ lưu sông
Dòng sông bị uốn khúc quanh co, có bãi rộng, độ dốc bé, lưu tốc giảm và
xảy ra tình trạng bồi lắng.
e. Vùng cửa sông
Lòng sông mở rộng đột ngột, có phù xa lắng đọng là nơi đổ và sông khác
hoặc đổ ra biển.

Như vậy:
Ta thấy sông có khúc, có đoạn, có các đặc trưng địa mạo địa hình, địa chất
và điều kiện thuỷ văn thuỷ lực khác nhau. Dẫn tới yêu cầu khi xây dựng các công
trình vượt sông hoặc trên sông tại một vị trí nào đó, cần phải biết và xác định được
công trình vượt sông nào thuộc hệ thống sông nào, vùng nào. Cần nghiên cứu về
qui luật động lực học sông ngòi và chỉnh trị sông . . .để có tính toán khoa học, hợp
lý, kinh tế.

3.2.1.3. Một số khái niệm đặc trưng hình học lưu vực sông
a. Lưu vực sông và tuyến khống chế
Là phần diện tích mặt đất mà trên đó nước sẽ được tập trung chảy vào sông
nhánh và sông chính để chảy về mặt cắt cửa ra phía hạ lưu.
Mặt cắt sông tại đó nước trên lưu vực chảy qua nó gọi là tuyến khống chế
(mặt cắt cửa ra).
b. Đường phân thuỷ của lưu vực (Đường phân lưu)
Đường phân thuỷ của lưu vực là đường nối tất cả các điểm có cao trình cao
nhất của lưu vực và phân cách nó với các lưu vực bên cạnh
Có hai loại phân thuỷ:
Phân thuỷ mặt
Phân thuỷ ngầm
Thường lấy đường phân thuỷ mặt làm đường phân thuỷ của lưu vực.

133
c. Diện tích lưu vực:
(F: Km2) là phần diện tích được bao bọc bởi đường phân lưu
Diện tích lưu vực được xác định bằng máy đo diện tích hoặc lưới ô vuông
trên bản đồ
d. Hình dạng lưu vực
Tuỳ theo từng điều kiện địa hình khu vực mà lưu vực có các hình dạng khác
nhau. Nói chung có thể phân làm các loại sau:
Lưu vực ở vùng núi
Lưu vực thuộc vùng đồi và trung du
Lưu vực thuộc vùng đồng bằng
e. Chiều dài lưu vực (LLV: Km):
Là chiều dài đường gẫy khúc nối từ cửa sông qua các điểm giữa các đoạn
thẳng cắt ngang lưu vực cho đến điểm xa nhất của lưu vực. Người ta thường coi
chiều dài sông chính là chiều dài lưu vực. Chiều dài sông chính L (km) được xác
định theo bản đồ hoặc đo đạc tại chỗ. Khi lưu vực không có dòng chính rõ ràng thì
dòng chảy phải tính theo kiểu dòng chảy sườn dốc lúc đó chiều dài lòng chính lấy
theo khoảng cách từ phân giới lưu vực đến vị trí công trình.
f. Chiều rộng bình quân lưu vực (Km)
Là tỷ số giữa diện tích và chiều dài lưu vực B = F/L (Km)
g. Hệ số hình dạng lưu vực
Hệ số hình dạng (Klv) được xác định bằng tỷ số giữa độ rộng bình quân
lưu vực và độ dài lưu vực. Klv = B/Llv
h. Độ cao bình quân lưu vực Hbq (m)
n

h f i i
H bq  i 1

 n 
  fi  F 
 1 
Trong đó:
hi Cao trình bình quân giữa hai đường đồng mức
fi Diện tích giữa hai đường đồng mứuc
n Số mảnh diện tích
i. Độ dốc bình quân lưu vực
n

l i
I  h 1

F
Trong đó:
li Khoảng cách bình quân giữa hai đường đồng mức gần nhau
Δhi Chênh lệch cao độ giữa hai đường đồng mức.

k. Mật độ lưới sông (D) (Km/Km2)


134
n

L i
D 1
(Km/Km2)
F
Trong đó:
n

 L : Tổng chiều dài của tất cả các sông suối trên lưu vực (Km)
1
i

m. Chiều dài bình quân sườn lưu vực (Km)

1000F
bs 
1,8( L   l i )
Nếu lưu vực một sườn thì:

1000F
bs 
0,9( L   li )
n

L
1
i tổng chiều dài các dòng nhánh tính bằng Km trong đó chỉ tính những
dòng nhánh có độ dài lớn hơn 0,75 chiều rộng bình quân B của lưu vực.

n. Độ dốc trung bình lòng chính Il (‰)


Được xác định theo bình đồ hoặc đo đạc tại chỗ. Tính theo độ dốc trung
bình từ chỗ lòng chính bắt đầu thể hiện rõ đến vị trí công trình.

p. Độ dốc trung bình sườn dốc Is (‰)


Được xác định trên bình đồ hoặc đo đạc tại chỗ theo hướng dốc nhất, lấy
theo trị số trung bình của 4-6 chỗ xác định độ dốc

q. Đặc trưng địa mạo thuỷ văn của dòng sông ФL

1000L
L 
mI 1/ 3
i i F 1 / 4 (H P )1 / 4

Trong đó
L: chiều dài lòng sông chính
mi Hệ số nhám của lòng sông
Ii Độ dốc lòng sông (‰)
HP Lượng mưa ngày ứng với tần suất thiết kế (mm)
φ: Hệ số dòng chảy lũ
.........................................

3.2.2 Dòng chảy sông ngòi

3.2.2.1 Khái niệm dòng chảy

135
“Dòng chảy” trong thuỷ văn được dùng để chỉ khả năng cung cấp nước của
một lưu vực sông nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Do vậy, dòng chảy sông ngòi được coi là lượng nước chảy trong lòng sông
trong một thời đoạn nào đó. Khái niệm dòng chảy thường gắn liền với khoảng thời
gian tính toán lượng dòng chảy: Dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt . . .. .

3.2.2.2. Sự hình thành dòng chảy sông ngòi


Dòng chảy sông ngòi ở nước ta chủ yếu do mưa tạo thành. Khi có mưa. lúc
đầu do độ ẩm của đất nhỏ, lượng nước mưa bị thấm vào đất không sinh dòng chảy.
Sau một khoảng thời gian, cường độ thấm giảm dần. Khi cường độ mưa vượt quá
cường độ thấm, trên mặt đất bắt đầu xuất hiện dòng chảy. Một phần lượng nước
mưa chảy xuống chỗ trũng, một phần do bốc bơi, một phần tiếp tục thấm xuống
đất, phần còn lại chảy tràn trên sườn dốc rồi tập trung vào thành các khe nhỏ. Các
khe nhỏ tiếp tục chảy tập trung vào thành rãnh, sau đó chảy vào suối, sông và tiếp
tục chảy trong lòng sông đến cửa ra của lưu vực. . . .quá trình tích tụ tập trung tiếp
diễn vào hệ thống sông.

Giai đoạn chảy trong sông gọi là quá trình tập trung dòng chảy trong sông.
Nói chung đoạn đường tập trung dòng chảy trong sông lớn hơn chiều dài chảy tràn
trên sườn dốc rất nhiều, nó có thể dài hàng nghìn Km.
Đây là quá trình thủy lực rất phức tạp, nó liên quan mật thiết đến hình dạng
hình học, và cường độ thấm của lòng sông . . . .
Như vậy, sự hình thành dòng chảy có thể được tạo thành và phát triển qua
các quá trình sau:
Quá trình mưa rơi xuống
Quá trình tổn thất do thấm, bốc hơi, đọng lại trên cây cối, nhả cửa, chỗ trũng
trên lưu vực.
Quá trình dòng chảy trên sườn dốc và tiếp tục tổn thất
Quá trình dòng chảy trong sông
Khó có thể phân tách các quá trình này ra được bởi vì các quá trình trên đan
xen và đồng thời xảy ra.
Để mô phỏng qui luật tập trung nước trên lưu vực đến trạm khống chế với
giả thiết sự cấp nước đồng đều trên lưu vực và trên mỗi đơn vị thời gian với cường
độ như nhau bằng công thức căn nguyên dòng chảy:
* Công thức căn nguyên dòng chảy

Q1 = P1f1
Q2 = P1f2 + P2f1
Q3 = P1f3 + P2f2 + P3f1
Q4 = P1f4 + P2f3 + P3f2
Q5 = P1f5 + P2f4 + P3f3
Q6 = P2f5 + P3f4
Q7 = P3f5

136
Trong đó:
Pi: Lượng nước rơi thành phần
fi: Diện tích thành phần
Qi Lưu lượng thành phần

(Tham khảo:
Dưới đây trình bày một số khái niệm liên quan đến sự hình thành dòng chảy.
a. Tổn thất ban đầu: Xảy ra ở giai đoạn đầu của một trận mưa. Mưa rơi
xuống bề mặt lưu vực trong giai đoạn này chưa thể sản sinh dòng chảy. Lượng
mưa bị tổn thất hoàn toàn do điền trũng trên lưu vực, bị giữ trên lá cây, thấm
xuống đất, cường độ mưa giai đoạn này nhỏ hơn cường độ thấm tiềm năng của đất.
b. Quá trình tổn thất do bốc hơi: Hiện tượng bốc hơi xảy ra trong suốt quá
trình hình thành dòng chảy bao gồm: bốc hơi qua lá và bốc hơi lượng nước bị giữ
lại trên lá cây, bốc hơi mặt đất, bốc hơi mặt nước.
c. Quá trình tổn thất do thấm: Xảy ra trong suốt thời gian mưa và cả sau
khi mưa khi trên sườn dốc vẫn còn dòng chảy mặt.Khả năng thấm phụ thuộc loại
đất và độ ẩm của đất. Khi độ ẩm của đất đạt trạng thái bão hòa thì cường độ thấm
đạt giá trị ổn định.
d. Quá trình chảy tràn trên sườn dốc: Hiện tượng chảy tràn trên sườn dốc
chỉ bắt đầu khi đã xuất hiện lượng mưa vượt thấm. Nước mưa chảy thành từng lớp
trên mặt sườn dốc của lưu vực gọi là chảy tràn trên sườn dốc. Thời điểm bắt đầu
xuất hiện chảy tràn trên sườn dốc không đồng đều. Những chỗ mặt đất ít ngấm
nước và những nơi dốc nhiều thì chảy tràn xuất hiện sớm hơn, sau đó cường độ
mưa mỗi lúc một tăng, phạm vi chảy tràn không ngừng phát triển và mở rộng đến
toàn bộ diện tích có mưa trên lưu vực.
Trong quá trình chảy tràn, nước không ngừng bị tổn thất vì ngấm và bốc hơi,
nhưng đồng thời mưa vẫn tiếp tục, bổ sung cho lớp nước tràn. Lớp nước chảy tràn
dày hay mỏng, tốc độ chảy tràn mạnh hay yếu, lâu hay nhanh chủ yếu do tương
quan so sảnh giữa cường độ mưa và cường độ thấm quyết định. Nếu cường độ mưa
lớn hơn nhiều so với cường độ thấm thì độ sâu lớp nước chảy tràn lớn và tốc độ
chảy tràn cững lớn và ngược lại.
e. Sự hình thành dòng chảy ngầm: Nước mưa thấm xuống đất được chia ra
thành các thành phần sau:
- Một phần bị giữ lại ở tầng đất mặt rồi dần dần bốc hơi qua đất hoặc qua
thực vật.
- Tạo thành dòng chảy sát mặt và chảy vào hệ thống sông ngay trong thời
gian có mưa và lũ. Dòng chảy sát mặt sau khi xuất lộ tập trung nhanh vào hệ thống
sông và tham gia vào sự hình thành lũ.
- Một phần nước ngấm sâu xuống tầng đất bão hòa nước làm cho mực nước
ngầm dâng lên. Nước ngầm qua một thời gian dài dần dần thấm ngang qua các lớp
đất chuyển động đến sông hình thành dòng chảy ngầm. Đây là thành phần chủ yếu
của dòng chảy bổ sung cho hệ thống sông trong thời gian mùa kiệt.)

137
3.2.2.3. Một số đặc trưng dòng chảy
Để đánh giá lượng dòng chảy và khả năng cung cấp nước của một lưu vực
thường dùng các đặc trưng biểu thị dòng chảy như sau:
a. Lưu lượng Q (m3/s): Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang nào đó của
sông trong một khoảng thời gian nào đó.
T
1
T 0
Q Q(t )dt

b. Tổng lượng dòng chảy W (m3) là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang
sông trong khoảng thời gian T nào đó
t2
W   Q(t )dt
t1

c. Độ sâu dòng chảy Y (mm) Gọi là lớp dòng chảy: Đém tổng lượng trải
đều trên diện tích lưu vực ta được lớp dòng chảy Y.
W
Y
103 F

d. Moduyn dòng chảy M (m3/s.Km2) Là trị số lưu lượng tính trên một đơn
vị diện tích tham gia vào sự hình thành lưu lượng ở tuyến cửa ra của lưu vực.
Q
M 
F
e. Hệ số dòng chảy φ = Y/X: Được tính bằng tỷ số giữa độ sâu dòng chảy
và lượng mưa tương ứng

3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi

3.2.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, khí tượng


Chế độ thủy văn của một vùng phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu, sau đó là địa
hình, địa chất, thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực
tiếp đến dòng chảy là mưa và bốc hơi. Mưa là nguyên nhân sinh dòng chảy, bốc
hơi làm giảm lượng dòng chảy. Nhưng mưa, bốc hơi lại phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, gió . ..

Ở đây giới thiệu thêm một số khái niệm khí hậu, khí tượng có vai trò quan
trọng tác động đến dòng chảy.
a. Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí biểu thị cho mức độ nóng lạnh của không khí. Nhiệt độ
không khí càng cao thì động năng của các phân tử khí càng lớn, chuyển động của
các phân tử khí cáng nhanh và ngược lại. (0C). Nhiệt độ không khí thay đổi theo
thơi gian và không gian. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm song độ giảm
đó cũng thay đổi theo mùa và vùng.
b. Áp suất khí quyển:
Là trọng lượng của một cột không khí thẳng đứng có tiết diện 1Cm2 , có độ
cao giới hạn trên cùng của khí quyển tại địa điểm quan trắc. (mmHg)
c. Độ ẩm không khí:

138
Là đại lượng chỉ mật độ hơi nước có trong không khí. Độ ẩm không khí
được biểu thị bằng độ ẩm tuyệt đối và tượng đối.
*. Độ ẩm tuyệt đối: (a:g/m3 hoặc g/cm3 ) là lượng hơi nước có trong một
đơn vị thể tích không khí.
*. Độ ẩm tượng đối (R %) là tỷ số giữa áp suất hơi nước thực tế (e) vơpí áp
suất hơi nước bão hoà (E) trong cùng một nhiệt độ
d. Độ thiếu hụt bão hoà (d:mmHg)
Được tính bằng d = E – e. Là đại lượng biểu thị mức độ bão hoà hơi nước
trong không khí.
e. Gió:
Là sự chuyển động của tương đối của không khí so với mặt đất theo chiều
nằm ngang. Hai đặc trưng quan trọng là tốc độ gió và hướng gió:
*. Tốc độ gió: là quãng đường mà phân tử không khí đi được theo phương
nằm ngang trong một đơn vị thời gian. (m/s)
*. Hướng gió: được qui định là lấy phương của đường chân trời mà từ đó
gió thổi tới điểm quan trắc. Gió phân làm 16 hướng chính, ký hiệu bằng các chữ
cái đầu chỉ tên phương hướng: B(bắc), Đ (đông), T (tây), N (nam), ĐB (đông bắc).
...
f. Mây:
Là sản phẩm ngưng kết của hơi nước ơ các độ cao khác nhau trong khí
quyển.
g. Mưa:
Là hiện tượng nước ở thể lỏng hoặc thể rắn từ các tầng khí quyển rơi xuống
bề mặt đất.
Mưa chính là hiện tượng không khí ẩm vì một nguyên nhân nào đó mà lạnh
xuống dưới điểm sương (điểm sương là nhiệt độ lúc hơi nước trong không khí đạt
trạng thái bão hoà). Và nhờ các hạt nhân ngưng kết (bụi) lơ lửng trong không khí
tạo điều kiện cho các phần tử hơi nước quá bão hoà nhanh chóng ngưng kết thành
hạt, các hạt đó không ngừng lớn lên cho đến khi trong lượng của nó vượt quá sức
cản không khí và tốc độ các luồng không khí đi lên mà rơi thành mưa.
*. Phân loại mưa:
Theo tính chất của mưa ngườita phân làm 3 loại mưa: Mưa rào, mưa dầm,
mưa phùn.
Căn cứ vào nguyên nhân người ta phân làm các loại mưa sau:
Mưa đối lưu: Mặt đất bị nung nóng, không khí ẩm bốc lên cao làm thành
luông không khí đối lưu với lớp không khí trên cao gây hiện tượng mất nhiệt, hơi
nước ngưng tụ gây mưa.
Mưa địa hình: Không khí ấm di chuyển gắp núi sẽ bố lên cao, hơi nước gặp
lãnh ngưng kết tạo thành mưa.
Mưa gió xoáy: là loại mưa có kèm theo hiện tượng gió xoáy. Gồm có mưa
gió xoáy Frông lạnh, Frông nón và mưa bão.
*. Lượng mưa: là lớp nước mưa rơi trong một thời đoạn mào đó (mm).
Lượng mưa quan trắc trong một trận mưa gọi là lượng mưa trận. Lượng mưa quan
trắc trong một ngày đêm gọi là lượng mưa ngày. Trong một tháng, một năm gọi là
lượng mưa tháng, mưa năm. . . .
139
*. Cường độ mưa: là lượng mưa rơi trong một đơn vị thời gian (mm/phút
hoặc mm/h)
*. Mưa rào: Mưa rào là loại mưa có cường độ lớn tập trung trong thời gian
ngắn có diện tích mưa không rộng.
*. Chế độ mưa: có thể được hiểu chế độ mưa là sự thay đổi có qui luật của
mưa theo thời gian.
*. Các nhân tố ảnh hưởng tới mưa:
Chế độ mưa bị chi phối bởi chế độ khí hậu và đặc điểm bề mặt đệm. Trong
các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến mưa thì chế độ gió đóng vai trò quan trọng nhất.
Trong các yếu tố mặt đệm thì điều kiện địa hình có ảnh hưởng nhất đối với mưa.
*. Phương pháp tính lượng mưa bình quân lưu vực.
Tài liệu đo mưa ở trạm chỉ cho biết lượng mưa ở một điểm. Trên những lưu
vực nhỏ, trạm quan trắc đặt tại địa điểm thích hợp có thể coi lượng mưa trạm đo
này đại biểu cho lượng mưa bình quân lưu vực. Ở những lưu vực tương đối lớn thì
lượng mưa đo ở các trạm khác nhau thường khác nhau, lúc đó tính lượng mưa bình
quân trên lưu vực có thể dùng một trong một số phương pháp sau:
Phương pháp bình quân số học:
Lượng mưa bình quân lưu vực tính theo công thức:

1 n
X   Xi
n 1
Trong đó: Xi là lượng mưa ở trạm thức i; n: số trạm đo mưa tính toán.
Phương pháp đa giác: Cơ sở của phương pháp này là coi mưa đo được ở
một vị trí nào đó trên lưu vực chỉ đại diện cho lượng mưa của một khu vực quanh
nó. Diện tích của khu vực đó được khống chế bởi các đường trung trực của các
đoạn thẳng nối liền các trạm với nhau.
n

f X i i
X  1
n

f 1
i

Trong đó: Xi là lượng mưa ở trạm đo mưa thứ i


fi : Diện tích khống chế của tram đo mưa thứ i
n: Số trạm đo mưa.
Phương pháp đưòng đẳng trị:

Đường đẳng trị mưa là đường cong nói liền các điểm trên bản đồ có lượng
mưa bằng nhau. Các đường đẳng trị mưa được vẽ trên một lãnh thổ rộng lớn trên
cơ sở tài liệu các trạm đo mưa trên lãnh thổ. Lượng mưa bình quân trên lưu vực
được tính như sau:

140
n
X i  X i 1
f( i
2
)
X  1
n

f
1
i

Trong đó: Xi Gia trị lượng mưa tại đuờng đằng trị mưa thứ i trên lưu vực
tính toán.
fi Diện tích giới hạn bởi hai đường đẳng trị thứ i và i +1 và đuờng phân lưu
của lưu vực tính toán.
h. Bốc hơi:
Là hiện tượng bốc thoát hơi nước từ mặt nước, mặt đất hoặc từ lá cây . . .(Z:
mm)

3.2.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố mặt đệm


Các đặc tính của lưu vực sông bao gồm đặc điểm địa hình, lớp phủ thực vật,
điều kiện địa chất, thổ nhưỡng, độ dốc lưu vực, ao hồ đầm lầy . . .ảnh hưởng trực
tiếp đến sự hình thành dòng chảy sông ngòi gọi chung là yếu tố mặt đệm.
Địa hình gián tiếp ảnh hưởng đến các yếu tố khí hậu, khí tượng như: lượng
mưa, gió, nhiệt động không khí . . .do đó ảnh hưởng đến lượng dòng chảy và chế
độ dòng chảy trên lưu vực. Ngoài ra địa hình còn ảnh hưởng trực tiếp đến vận tốc
dòng chảy, quá trình tập trung dòng chảy trên sườn dốc, đến quá trình xói mòn đất
...
Lớp phủ thực vật là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành
dòng chảy: như tốc độ dòng chảy, lượng nước ngầm .. .
Đặc tính địa chất thổ nhưỡng ảnh hưởng đến khả năng nước thấm xuóng đất
và trữ trên lưu vực . . .
Ao hồ đầm lầy ảnh hưởng đến mức độ điều tiết dòng chảy của lưu vực.

3.2.3.3. Ảnh hưởng hoạt động dân sinh kinh tế


Sự ảnh hưởng thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, có tác động tích cực, có
tác động tiêu cực đến dòng chảy sông ngòi (như: xây dựng hồ chứa nước đầu
nguồn, chặt phá rừng đầu nguồn, làm biến đổi môi truờng nước . ..). Có tác động
ảnh hưởng trực tiếp (dẫn dòng, ngăn dòng, cấp nước, thoát nước….), có tác động
ảnh hưởng gián tiếp (biến đổi bề mặt đệm, biến đổi khí hậu .. . ).
Các nhân tố trên có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Nhân tố này chịu tác động
của nhân tố khác và ngược lại. Vì vậy chế độ dòng chảy chịu ảnh hưởng của tổng
hoà các yếu tố ảnh hưởng trên. Nó phụ thuộc vào không gian, thời gian và đặc
trưng nghiên cứu. Qua phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy trong
điều kiện cụ thể có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu tính toán thuỷ văn phù
hợp với yêu cầu thực tế đặt ra.

141
§3.3 CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI VIỆT NAM

3.3.1 Chế độ dòng chảy trong sông vùng không ảnh hưởng triều

3.3.1.1. Khái niệm về chế độ dòng chảy sông ngòi


a. Khái niệm
Trái đất quay quanh trục của nó và vị trí tương đối của nó so với các hình
tinh khác trong vũ trụ thay đổi có qui luật theo thời gian và không gian. Thêm vào
đó là sự hoạt động có qui luật của các hiện tượng thiên văn khác như sự xuất hiện
vết đen mặt trời, sự di chuyển của các sao chổi .. .có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến những hiện tượng tự nhiên trên trái đất. Khí hậu trái đất có sự biến đổi
theo qui luật và phù hợp với các hiện tượng của vũ trụ. Một trong những đặc điểm
quan trọng là sự thay đổi có qui luật của khí hậu theo thời gian mà đặc thù của nó
là tồn tại tính chu kỳ. Những sự biến đổi có tính qui luật của các yếu tố khí hậu kéo
theo sự biến đổi của hiện tượng thủy văn theo thời gian.
Sự biến đổi có qui luật của yếu tố khí hậu theo thời gian gọi là chế độ khí
hậu. Dòng chảy sông ngòi là sản phẩm của khí hậu, bởi vậy những thay đổi theo
thời gian của các đặc trưng dòng chảy sông ngòi cũng mang tính qui luật.
“Sự thay đổi có qui luật của dòng chảy sông ngòi theo thời gian gọi là chế
độ dòng chảy sông ngòi”.
Chế độ dòng chảy sông ngòi được đặc trưng bởi sự thay đổi theo thời gian
của các yếu tố cấu thành bao gồm: Chế độ mực nước, chế độ lưu lượng . . .
Phân tích chế độ dòng chảy là phân tích những đặc tính thay đổi theo thời
gian của các đặc trưng dòng chảy như: Giá trị cực đại, bình quân, cực tiểu, biến đổi
theo thời gian . . .
Chế độ dòng chảy sông ngòi bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố khí hậu. Tuy
nhiên ảnh hưởng của các yếu tố bề mặt đệm và hoạt động của con người cũng có
tác động rất mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dòng chảy sông ngòi.
b. Các pha dòng chảy
Một trong những đặc thù của chế độ dòng chảy sông ngòi là sự tồn tại tính
chu kỳ và do đó hình thành các pha dòng chảy.
Xét trong thời kỳ nhiều năm, sự thay đổi lượng dòng chảy theo thời gian
hình thành các pha nước nhiều (những năm liên tục có dòng chảy dồi dào), pha ít
nước (những năm liên tục dòng chảy ít nước) pha nước trung bình (những năm liên
tục dòng chảy trung bình)
Trong một năm thường hình thành pha nước lớn (vào các tháng mùa lũ) gọi
là dòng chảy mùa lũ. Pha nước kiệt (vào các tháng mùa kiệt) gọi là dòng chảy mùa
kiệt. Mỗi năm đều tồn tại một pha nước lớn và một pha nước kiệt. Bởi vậy thời
đoạn năm thường được chọn làm thời đoạn đặc trưng khi tính toán và phân tích chế
độ dòng chảy sông ngòi.
Trong thời kỳ mưa lũ, dòng chảy sinh ra chủ yếu do dòng chảy mặt, còn thời
kỳ mùa kiệt, nước ngầm là nguồn chính cung cấp cho sông ngòi.
Trong mùa lũ, người ta chú ý phân tích chế độ dòng chảy trong sông ở thời
kỳ có nước lớn, dòng chảy trong sông biến động mạnh mẽ theo thời gian do có
mưa lớn trong thời kỳ đó gây ra gọi là trận lũ.
142
Dòng chảy sinh ra trong thời gian có lũ gọi là dòng chảy lũ
Trong mùa kiệt, tồn tại những thời kỳ mà dòng chảy đạt giá trị thấp nhất gọi
là dòng chảy kiệt
Thời kỳ bắt đầu mùa lũ, mùa kiệt phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng
vùng.

3.3.1.2. Dòng chảy năm


a. Chuẩn dòng chảy năm (Q (m3/s))
Chuẩn dòng chảy (dòng chảy chuẩn) năm là trị số trung bình của đặc trưng
dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm đã tiến tới ổn định, với điều kiện cảnh
quan địa lý, địa chất không thay đổi và không kể đến sự thay đổi qui luật tự nhiên
của dòng chảy do hoạt động dân sinh kinh tế của con người.
Chuẩn dòng chảy năm có thể thể hiện dưới dạng lưu lượng bình quân (Q0
m /s), tổng lượng nước bình quân (W0 m3), modul dòng chảy trung bình năm ( M0
3

l/s.Km2), lớp nước trung bình năm ( Y0 mm) cho toàn bộ diện tích lưu vực.
Do dòng chảy là sản phẩm trực tiếp của khí hậu, nhưng chế độ khí hậu lại có
nguồn gốc từ hoạt động thiên văn (mặt trăng, mặt trời, trái đất . .. ) nên có thể nói
chế độ thủy văn có quan hệ chặt chẽ, chịu ảnh hưởng của các hoạt động thiên văn
và chủ yếu là hoạt đông của mặt trời. Mặt trời cũng có chu kỳ hoạt động, có thời
kỳ hoạt động mạng, có thời kỳ hoạt động yếu và trung bình. Do đó chu kỳ dao
động của dòng chảy trên sông cũng cho thấy các nhóm năm nhiều nước, nhóm năm
nước trung bình, nhóm năm ít nước. Để tiện lựa chọn người ta thường lấy số chẵn
các chu kỳ thay đổi của đặc trưng đang xét, thực tế độ dài chuỗi cần khoảng 40-60
năm.
Chuẩn dòng chảy năm là một đặc trưng ổn định, là cơ sở để khái quát về tài
nguyên nước của một lưu vực hay một vùng lãnh thổ.
Tính ổn định của chuẩn dòng chảy năm được xác định bởi hai điều kiện:
- Như là đại lượng trung bình nhiều năm hầu như không thay đổi nếu ta
thêm vào chuỗi nhiề năm một vài năm quan trắc.
- Nó là hàm chủ yếu của các nhân tố khí hậu.
Ngày nay sự biến đổi của khí hậu do hiệu ứng nhà kính, những đột biến về
khí hậu như: La nila, El Nino và tác động ngày càng gia tăng của con người làm
thay đổi bề mặt lưu vực sẽ làm trị số chuẩn dòng chảy thay đổi.
b. Dòng chảy năm (Q (m3/s))
Dòng chảy năm là lượng dòng chảy sinh ra của lưu vực trong thời đoạn bằng
một năm cùng với sự thay đổi của nó trong năm. Sự thay đổi dòng chảy theo thời
gian trong một năm gọi là phân phối dòng chảy năm.
Lượng nước chảy qua cửa ra của một lưu vực luôn luôn thay đổi theo thời
gian. Sự thay đổi mang tính chu kỳ rõ rệt thể hiện trong từng năm một: Mùa lũ –
mùa kiệt và sự thay đổi trong thời kỳ nhiều năm.
Như vậy việc nghiên cứu dòng chảy năm bao gồm những nội dung chính
sau:
- Xác định lượng dòng chảy bình quân nhiều năm và nghiên cứu sự biến đổi
của dòng chảy từ năm này qua năm khác.
- Nghiên cứu lượng và phân bố dòng chảy trong năm.
143
Mặt khác do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội người ta quan tâm đến trữ
lượng nguồn nước trong một năm. Vì vậy khi nghiên cứu và tính toán dòng chảy
sông ngòi phục vụ cho công tác qui hoạch và thiết kế công trình thường dùng thời
đoạn năm để tính toán.
c. Sự thay đổi dòng chảy trong năm – phân phối dòng chảy năm
Sự Thay đổi dòng chảy trong năm
Dòng chảy trong sông không những thay đổi hàng năm mà còn thay đổi liên
tục theo các thời kỳ trong năm. Quá trình thay đổi dòng chảy trong năm mang tính
chu kỳ rõ rệt, hình thành các pha nước lớn nhỏ xen kẽ lẫn nhau, phụ thuộc vào tính
chất tuần hoàn của các yếu tố khí hậu. Sự thay đổi có tính chu kỳ này được gọi là
sự phân phối dòng chảy trong năm.
Tình hình phân phối dòng chảy trong năm thể hiện qua các đặc trưng cơ bản
như biên độ, thời gian, thời kỳ xuất hiện các lưu lượng tương ứng.
Thời kỳ nước trong sông lớn hơn mức bình thường gọi là mùa lũ, thời kỳ
nước trong sông nhỏ hơn mức bình thường gọi là mùa kiệt. Nước ta nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng ẩm. Phân bố dòng chảy
cũng phân thành hai mùa lũ và mùa kiệt rõ rệt. Người ta phân chia theo tiêu chuẩn
như sau:
Mùa kiệt thường xuất hiện từ tháng XI (hoặc XII) đến tháng IV năm sau.
Lượng dòng chảy chiếm 30-30% cả năm.
Mùa lũ thường xuất hiện từ tháng V- tháng X (hoặc XI), lượng dòng chảy
chiếm 70-80% lượng dòng chảy cả năm.
Phân phối dòng chảy trong năm.
Sự thay đổi lượng dòng chảy trong thời gian một năm rất không đều, để mô
tả sự thay đổi không đều trong tính toán thiết kế thường sử dụng hai loại mô tả:
*. Phân phối dòng chảy theo đường quá trình
Đường quá trình lưu lượng mô tả sự thay đổi dòng chảy theo thứ tự thời
gian, thường được biểu thị dưới dạng đường quá trình lưu lượng bình quân tuần
(10 ngày), tháng hoặc mùa (hoặc tỷ số phần trăm so với toàn năm), cho ta khái
niệm trực quan về sự thay đổi dòng chảy ở các thời kỳ trong năm.
Thời đoạn tính bình quân càng ngắn thì độ chính xác càng cao nhưng khối
lượng tính toán lớn bởi vậy người ta thường lựa chọn thời đoạn tháng để mô tả sự
thay đổi dòng chảy trong năm. Có thể mô tả theo năm lịch hoặc năm thủy văn.
(biểu đồ hình vẽ tr 190 (GTTVCT).
(Năm thủy văn là khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu mùa lũ kéo dài liên tục
cho tới kết thúc mùa kiệt năm sau).

Bảng phân phối dòng chảy năm thời đoạn tháng


Tháng VI VII VIII IX X XI XII I II III IV V Năm

Q(m3/s) 12,8 24,9 19,7 17,5 10,3 4,93 2,35 1,63 1,24 0,99 1,23 2,38

144
*. Phân phối dòng chảy theo đường duy trì lưu lượng
Mô tả phân phối dòng chảy theo dạng đường duy trì lưu lượng bình quân
ngày. Loại này không mô tả sự thay đổi lưu lượng theo thời gian mà chỉ xem xét
thời gian duy trì một lưu lượng nào đó cần xác định.
Đường duy trì lưu lượng bình quân ngày cho ta khái niệm thời gian duy trì
một lưu lượng lớn hoặc bằng một lưu lượng nào đó, đường duy trì mực nước bình
quân ngày thường được sử dụng khi tính toán các công trình cầu cảng, giao thông
thủy…
Đường duy trì lưu lượng là đường cong quan hệ giữa hai đại lượng T i và Qi
trong đó Qi là lưu lượng bình quân ngày tương ứng ở cấp i nào đó; Ti là thời gian
duy trì một lưu lượng lớn hơn hoặc bằng giá trị Qi của cấp đó (Ti = T(Q≥Qi)).
Do vậy đường duy trì lưu lượng được xây dựng theo các bước như sau:
- Thống kê lưu lượng bình quân ngày và tìm giá trị nhỏ nhất (Qmin), giá trị
lớn nhất (Qmax) của chuỗi lưu lượng bình quân ngày. Chọn các cấp lưu lượng Q1.
Q2 . .. . Qm (m là cấp lưu lượng) trong khoảng thay đổi từ Qmin đến Qmax của chuỗi
thống kê (cột 1)
- Đếm số ngày có lưu lượng lớn hơn hoặc bằng các giá trị của mỗi cấp lưu
lượng Qi (Cột 2). Đó chính là thời gian duy trì của mỗi cấp lưu lượng (Ti). Tính tỷ
lệ phân trăm của Ti so với tổng số ngày của chuỗi tài liệu.
- Vẽ đường duy trì lưu lượng (cột 1- cột 2 hoặt cột 3)

Bảng: Tính các giá trị đường duy trì lưu lượng bình quân ngày của một năm

Thứ tự Lưu lượng Qi Thời gian duy trì lưu lượng ≥ Qi


(m3/s)
Số ngày Tỷ lệ % số ngày duy
trì lưu lượng ≥Qi

1 104 11 3,0
2 90 29 8,0
3 73 59 16,0
4 62 91 25,0
5 53 121 33,0
6 39 179 49,0
7 32 242 66,0
8 27 282 77,0
9 25 300 84,0
10 21 365 100,0

145
3.3.1.3. Dòng chảy mùa lũ

Các tháng mùa lũ gồm những tháng liên tục có lưu lượng trung bình tháng
bằng và lớn hơn lưu lượng trung bình năm với tần suất từ 50% trở lên. Những
tháng mùa kiệt là những tháng còn lại.
Ở nước ta lượng nước mùa lũ chiếm 70-80% lượng nước cả năm, tháng có
lượng nước lớn nhất ở sông thuộc Bắc Bộ thường là tháng VII, VIII (lượng nước
chiếm 15-35% lượng nước cả năm). Từ Nghệ An tới Quảng Bình tháng có lượng
mưa lớn nhất là tháng X có thể chiếm tới 50% lượng nước cả năm, các sông Đông,
Tây Trường Sơn tháng có lượng nước lớn nhất là tháng IX, X có thể chiếm 20-
35% lượng nước cả năm. Các sông Nam Bộ có lượng nước lớn nhất là tháng IX, X
chiếm khoảng 30% lượng dàng chảy năm.
a. Dòng chảy lũ
Khi có mưa lớn dòng chảy trong sông có sự thay đổi đột biến so với bình
thường, mực nước, lưu lượng tăng lên nhanh chóng cho đến khi đạt giá trị lớn nhất
sau đó lại giảm nhanh về trạng thái bình thường. Quá trình thay đổi mực nước, lưu
lượng từ trạng thái bình thường cho đến khi đạt giá trị lớn nhất rồi lại trở về trang
thái bình thường là một trận lũ

Các đặc trưng trận lũ


Các đặc trưng trận lũ bao gồm đường quá trình lũ Q ~ t; đỉnh lũ Q max tổng
lượng lũ Wmax ; thời gian lũ T; thời gian lũ lên TL ; thời gian lũ xuống Tx
Đường quá trình lũ là sự thay đổi của lưu lượng theo thời gian của một trận
lũ (Q ~ t) bao gồm nhánh nước lên, nhánh nước xuống. Tương ứng với quá trình
thay đổi lưu lượng là quá trình thay đổi mực nước (H ~ t)
Đỉnh lũ (Qmax) là giá trị lưu lượng lớn nhất của trân lũ.
Cường suất lũ: là sự biến thiên của lưu lượng hoặc mực nước lũ trong một
đơn vị thời gian. Gradien về mực nước (dH/dt) gọi là cường suất mực nước lũ.
Dạng sai phân (∆H/∆t) gọi là cường suất lũ bình quân trong thời đoạn ∆t. Trong
một quá trình lũ, cường suất lũ biến thiên theo thời gian, cường suất lũ lên thường
lớn hơn cường suất lũ xuống.
Thời gian lũ T: là khoảng thời gian kể từ thời điểm bắt đầu có lũ đến khi kết
thúc lũ.
Tổng lượng lũ Wmax là tổng lượng dòng chảy của một trân lũ. Tổng lượng lũ
t2
tiinhs theo công thức Wmax   Qdt
t1

Trong đó Q là lưu lượng tại các thời điểm khác nhau của quá trình lũ.
Lớp dòng chảy lũ Y (mm) là lớp dòng chảy của một trận lũ được tính theo
W
công thức: Y max

103 F
Thời gian lũ lên (TL) là thời gian kể từ khi bắt đầu của lũ đến thời điểm xuất
hiện đỉnh lũ

146
Thời gian lũ xuống (Tx) là khoảng thời gian từ khi xuất hiện đỉnh lữ đến khi
kết thúc lũ.
Sự hình thành dòng chảy lũ
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố mưa - ẩm biến đổi
theo mùa trong năm và mưa là nguồn cung cấp chủ yếu của nước sông. Trong mùa
mưa, những trận mưa trên lưu vực tạo lên lũ trên sông suối. Lũ lớn từ thượng lưu
dồn về hạ lưu, nước lũ có thể tràn bờ sông, bờ đê khi lòng sông không đủ khả năng
thoát nước lữ gây lên ngập lụt ở các vùng trũng ven sông và vùng đồng bằng rộng
lớn ở hạ lưu các dòng sông. Ngoài ra lũ đặc biệt lớn có thể gây vỡ đập, tràn đê, vỡ
đê do đó cũng gây ngập lụt. Trên các sông suối vừa và nhỏ, mưa có cường độ lớn
có thể gây lũ quét với sức tàn phá rát ác liệt. Lũ lụt có thể trở thành thiên tai, gây
thiệt hại nghiêm trọng về người của cải và tác động xấu đến môi trường.
Dưới đây mô tả khái quát quá trình hình thành một trận lũ:
Khi mưa rơi xuống lưu vực, ban đầu nước mưa đọng trên các lá cây, thảm
phủ thực vật, trữ vào trong các khe rỗng và chỗ trũng, một phần nước bốc hơi trở
lại khí quyển, đại bộ phận thấm xuống đất và chưa sinh dòng chảy trên mặt đất,
giai đoạn này là giai đoạn tổn thất hoàn toàn. Nếu mưa vẫn tiếp tục, khi cường độ
mưa vượt quá cường độ tổn thất, tại những nơi này trên mặt đất bắt đầu sinh dòng
chảy mặt. Dưới tác động của trọng lực nước sẽ chảy theo sườn dốc tập trung vào
lòng sông và tập trung về tuyến cửa ra. Trong quá trình tập trung nước, dòng chảy
tiếp tục bị tổn thất thấm và bốc hơi. Một phần dòng chảy ngấm xuống tầng đất sát
mặt sẽ tập trung vào lòng sông ngay trong thời gian có mưa và sau khi lũ rút và bổ
sung vào phần cuối của quá trình lũ. Lượng nước còn lại sẽ vận chuyển xuống tầng
sâu hơn và cung cấp cho các tầng nước ngầm. Như vậy quá trình hình thành một
trận lũ phụ thuộc vào quá trình mưa, quá trình tổn thất và quá trình tập trung nước
về tuyến cửa ra.
Đối với một trận mưa lũ, tổn thất điền trũng thường nhỏ chỉ xảy ra ở giai
đoạn đầu nên tổn thất do thấm là chủ yếu.
Quá trình hình thành lũ trên sông phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là: Qui luật
mưa gây lũ; tổn thất dòng chảy lũ và thời gian tập trung lũ trên lưu vực.
Trong phần này ta không đi sâu nghiên cứu các qui luật trên.

b. Lũ quét
Khái niệm về lũ quét: Theo tổ chức khí tượng Thế giới lũ quét thường xảy
ra bất ngờ trên diện hẹp, dạng lũ nhọn, lũ lên và lũ rút nhanh chỉ trong thời gian
ngắn, cuốn trôi nhiều bùn đá, có sức tàn phá lớn.
Nguyên nhân: Do mưa lớn tập trung với cường độ cao, lưu vực chịu tác
động mạnh mẽ của con người, làm thay đổi điều kiện bề mặt đệm
- Lũ quét gây ra do các công trình ngăn nước trên sông bị vỡ.
Các nguyên nhân chính hình thành lũ quét: Do tổng hợp các yếu tố khí
tượng thủy văn, mặt đệm và hoạt động của con người. Trong đó quan trọng nhất là
mưa và địa hình.
Quá trình hình thành lũ quét:
- Mưa lớn và tập trung với cường độ lớn tạo điều kiện cần cho hình thành lũ
quét theo phương thức vượt thấm.
147
- Lũ được hình thành và chảy tràn trên sườn dốc rồi đổ vào mạng lưới sông
suối.
- Nước lũ gây xói mòn, rửa trôi đất bề mặt, gây trượt lở đất đá và các chất
rắn khác tạo thành dòng chất lỏng – rắn gồm nước lũ, bùn đá và các chất rắn khác.
- Dòng chảy bùn nước và các chất rắn khác hầu như đồng thời từ các sườn
dốc trên lưu vực đổ dồn vào lòng dẫn, các vùng trũng, thung lũng sông dưới dạng
lũ quét rồi thoát một phần vào lòng sông chính. Dòng lũ quét cuốn trôi tàn phá mọi
vật cản trên đường chuyển động tào ra lòng dẫn mới, xói bồi lòng cũ.
- Bùn cát, đất đá và các loại vật rắn khác bị lắng đọng, bồi lấp các vùng
trũng, lòng suối đồng ruộng, các khu dân cư, các vùng kinh tế nằm ở vùng t rũng
ven sông suối trên đường lũ quết qua.
Một số đặc điểm của lũ quét.
Lũ quét khác với lũ thông thường bởi các đặc điểm chính sau:
- Lũ được hình thành theo phương thức vượt thấm là chính thay thế cho cơ
chế dòng chảy bão hòa trước đó. Cho nên dòng chảy mặt tràn lan trên bề mặt lưu
vực, xói mòn rửa trôi mạnh hơn, tập trung nhanh hơn.
- Lũ quét xuất hiện đột ngột, thời gian lũ lên và rút ngắn. Thời gian một trận
lũ chỉ khoảng 1/3 thời gian một trận lũ thông thường.
- Cường suất lũ lên nhanh, xuống nhanh.
- Thời gian tập trung lũ ngắn
- Tốc độ nước rất lớn có sức tàn phá mạnh.
- Đỉnh lũ quét thường cao hơn đỉnh lũ thường
- Hệ số dòng chảy lũ quét cao hơn so với lũ thông thường.
- Lũ cuốn trôi nhiều bùn đá
- Năng lượng của lũ quét rất lớn, tạo thành dòng chảy đục ngầu do nước lũ,
bùn cát, đất đá có sức tàn phá lớn

3.3.1.4 Dòng chảy mùa cạn (mùa kiệt)

Các tháng mùa kiệt gồm những tháng liên tục có lưu lượng trung bình tháng
nhỏ hơn lưu lượng trung bình năm với tần suất từ 50% trở lên.
Mùa kiệt thường xuất hiện từ tháng XI (hoặc XII) đến tháng IV năm sau.
Lượng dòng chảy chiếm 20-30% cả năm. Trong khoảng 3 tháng cuối mùa kiệt
lượng nước chỉ chiếm khoảng 7-8% lượng nước cả năm.
Trong thời kỳ mùa kiệt dòng chảy sông suối cạn dần, kéo dài từ khi mùa lũ
kết thúc đến khi mùa lũ năm sau bắt đầu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy mùa kiệt: Mưa, nước ngầm là nhân tố
chính cung cấp nước cho sông ngòi trong mùa kiệt. Ngoài ra các nhân tố khác như
địa hình, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật cung ảnh hưởng nhất định đến dòng chảy
kiệt.
Các đặc trưng mùa kiệt thường biểu thị bẳng dòng chảy mùa kiệt, dòng chảy
ba tháng liên tục nhỏ nhất, dòng chảy tháng nhỏ nhất, dòng chảy ngày nhỏ nhất. .. .
Dòng chảy mùa kiệt biến động theo thời gian tuần, tháng, năm và nhiều năm
nhưng nhìn chung mức độ biến động không nhiều.

148
3.3.2. Chế độ dòng chảy vùng ảnh hưởng triều

3.3.2.1 Một số kiến thức về thủy triều


a. Khái niệm về thủy triều
Thủy triều: là hiện tượng sóng của nước biển dưới tác động của các lực gây
ra bởi mặt trăng, mặt trời và các hành tính khác lên các chất điểm nước trên đại
dương. Dưới tác động của các lực trên, nước trên đại dương dâng lên tạo thành các
sóng nước di chuyển trên đại dương tạo thành sự chuyển động tương đối giữa trái
đất , mawjtb trăng, mặt trời và các hành tính khác. Sự chuyển động của mặt trăng
quang trái đất, của hệ thống mặt trăng – trái đất quanh mặt trời có tính chu kỳ, kéo
theo sự xuất hiện có chu kỳ của sóng nước trên đại dương. Các sóng nước tạo ra do
hiện tượng trên gọi là sóng triều.
Sự di chuyển có tính chu kỳ của sóng triều gây ra hiện tượng lên xuống có
chu kỳ của mực nước biển tại một vị trí quan trắc. Bởi vậy có thể coi thủy triều là
hiện tượng dao động có chu kỳ của mực nước biển tại vị trí quan trắc.
b. Các đặc trưng cơ bản của thủy triều
1) Mực nước triều: là cao trình mực nước biển hoặc sông có ảnh hưởng thủy
triều so với mặt chuẩn tại một vị trí quan trắc nào đó (Z)
2) Quá trình mực nước triều: là đồ thị của quá trình thay đổi mực nước triều
thoe thời gian t (Z(t))
Trên đường quá trình mực nước triều có các pha triều lên, triều xuống, đỉnh
triều, chân triều.
3) Mực nước đỉnh triều, chân triều là mực nước tương ứng với đỉnh và chân
triều.
4) Biên độ triều và chu kỳ triều
Biên độ mực nước triều là chênh lệch mực nước giữa đỉnh triều và chân
triều kế tiếp (Ap).
Chu kỳ triều là khoảng thời gian giữa hai đỉnh triều đặc trưng kế tiếp nhau
(T)
Có nhiều loại chu kỳ khác nhau:
- Trong một ngày đêm có chu kỳ nửa ngày đối với loại bán nhật triều (nghĩa
là trong một ngày đêm có hai lần triều lên và hai lần triều xuống với chu kỳ xấp xỉ
12h25 phút)
- Trong một ngày đêm có chu kỳ ngày nghĩa là có một lần triều lên và một
lần triều xuống trong một ngày)
- Ngoài ra còn tồn tại các chu kỳ: nửa tháng, một tháng, 4 tháng, một năm . ..
5) Triều cường triều kém
Trong một tháng thường có hai thời kỳ triều hoạt động mạnh đó là thời kỳ
triều cường (thời kỳ nước lớn) khi đó biên độ triều lớn, đỉnh triều cao hơn chân
triều thấp hơn những ngày khác. Xen kẽ với hai thời kỳ triều cường, có hai thời kỳ
triều họat động yếu gọi là thời kỳ triều kém (thời kỳ nước ròng), khi đó biên đọ
triều nhỏ, đỉnh triều thấp, chân triều cao hơn so với ngày khác.
(hình tr288-289)

149
c. Phân loại thủy triều
*. Chế độ bán nhật triều đều: là hiện tượng xảy ra trong một ngày mặt trăng
(24 h 50 phút) có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai
lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ gần bằng 12 h 25 phút.
*. Chế độ nhật triều đều: là hiện tượng xảy ra trong một ngày mặt trăng (24
h 50 phút) có một lần triều lên và một lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai
lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ gần bằng 24 h 50 phút.
*. Bán nhật triều không đều: là hiện tượng xảy ra tương tự (a) song đỉnh và
chân triều trong hai lần triều liên tiếp có sự chênh lệch nhau lớn.
*. Nhật triều không đều: là hiện tượng mà trong chu kỳ nửa tháng số ngày
nhật triều không quá 7 ngày, những gnayf còn lại là bán nhật triều.

d. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ thủy triều ngoài biển
*. Ảnh hưởng của các lực gây triều: Mặt trăng, trái đất, mặt trời gây ra lực
tổng hợp và tạo ra sự dạo động triều khác nhau.
*. Ảnh hưởng của địa hình, các nhiều động khí tượng và nhiễu động khác

3.3.2.2 Chế độ thủy văn vùng cửa sông ảnh hưởng triều
a. Khái niệm về vùng sông ảnh hưởng triều
Cửa sông là đoạn sông nối tiếp giữa một dòng sông với biển, với một hồ
chứa nước hoặc một con sông khác. Trong phần này chỉ đề cập đến cửa sông thông
ra biển. Các sông có cửa thông ra biển bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều gọi là
vùng sông ảnh hưởng triều.
Vùng sông ảnh hưởng triều có thể chia làm 3 đoạn sau: (hình tr296)

150
1) Vùng cửa sông và vùng ven biển ngoài sông, đoạn này dòng chảy sông
ngòi có tình thế biển là chủ yếu, dòng chảy trong sông ảnh hưởng rất mạnh triều
biển.
2) Đoạn cửa sông là phần kể từ mép biển đến chỗ phân nhánh (vùng tam
giác châu). Trong đoạn này bao gồm cả tình thế biển và tình thế sông.
3) Đoạn gần cửa sông: là đoạn sông từ chỗ phân nhánh đến chỗ giới hạn ảnh
hưởng triều về mùa nước kiệt. Trong đoạn này tình thế sông trội hơn tình thế biển.
b. Hiện tượng triều truyền vào vùng cửa sông
Thủy triều vào cửa sông, không những bị ảnh hưởng của địa hình lòng sông
cao dần và bờ thu hẹp lại mà còn vì nước sông chảy ra làm cho sóng triều dâng lên
bị mất dần năng lượng. Triều vào càng sâu trong sông càng yếu dần, hiện tượng
triều vùng cửa sông càng phức tạp hơn vùng cửa biển.
Quá trình truyền sóng triều vào trong sông có thể mô tả như sau. Trong thời
gian triều bắt đầu lên, tốc độ nước sông mạnh hơn tốc độ dòng triều cho nên đỉnh
sóng triều không thể tiến ngay vào sông, tuy vậy sức mạnh của nước sông cũng
không đủ sức để đẩy sóng triều ra ngoài biển, kết quả là sóng triều nằm tại nơi tiếp
giáp giữa sông và biển, đồng thời nước sông bị ứ lại phía trước của sóng triều và
dần dần phát triển về phía thượng lưu (hình tr297) trong đó sự thay đổi sóng triều
lúc triều lên là các đường 1,2,7 đỉnh sóng triều S1. S2, S3 vẫn dừng lại tại chỗ tiếp
giáp giữa sông và biển.
Triều tiếp tục lên cao cho đến khi sòng triều có năng lượng đủ lớn để đỉnh
sòng triều mới di chuyển vào sông như S4, S5, S6 .. .
Trong quá trình truyền triều vào sông do ảnh hưởng của địa hình lòng sông,
năng lượng triều bị tiêu hao, biên độ nhỏ dần. Khi triều tiến tương đối sâu vào lòng
sông thì ở cửa sông nước biển bắt đầu rút, do đó sóng triều không thể tiến sâu được
nữa và bắt đầu một thời kỳ nước rút nước trong sông ra biển. Trong quá trình
truyền triều vào sông, biên độ triều sẽ giảm dần, tại nơi biên độ sóng triều bằng
không gọi là giới hạn triều.
c. Đặc điểm chế độ dòng chảy vùng sông ảnh hưởng thủy triều
*. Chế độ mực nước
Sự dao động mực nước trong sông sẽ có dạng tương tự với dạng của triều
ngoài biển khi lưu lượng nước từ nguồn ít thay đổi. Về mùa lũ, dạng của đường
quá trình mực nước bị thay đổi nhiều tùy thuộc vào vị trí quan trắc kể từ của sông.
Nói chung, khi có lũ đỉnh triều và chân triều bị nâng lên, chu kỳ triều trong
sông thay đổi, trong một số trường hợp quá trình mực nước triều không còn dạng
hình “sin” nữa. Điều này có thể nhận thấy trên (hình tr2989)

151
Ngoài ra gió cũng tác động mạnh vào sự thay đổi quá trình mực nước triều
trong sông. Gió thổi từ biển vào làm cho mực nước triều cao thêm còn nếu gió thổi
từ đất liền ra phía biển thì mực nước sẽ bị giảm xuống so với trường hợp lặng gió.
Tác động của các hoạt động kinh tế ở thượng và hạ lưu sông sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến chế độ thủy văn vùng cửa sông, đặc biệt là khi trên thượng nguồn có
xây dựng hồ chứa nước.
*. Sự phân lớp dòng chảy
Do tỷ trọng của nước biến lớn hơn nước ngọt trong sông nên sóng triều di
chuyển vào cửa sông có dạng hình nêm thường gọi là nêm mặn. Khi nêm mặn di
chuyển vào sông sẽ xuất hiện hiện tượng dồn ép dòng chảy ngọt từ nguồn chảy về,
còn khi nêm mặn di chuyển về phía biển (khi triều xuống) nước ngọt sẽ đẩy ngược
lại làm cho nêm mặn di chuyển nhanh hơn về phía biển. Tùy thuộc tương tác giữa
năng lượng triều và dòng chảy ngọt mà nêm mặn sẽ có hình dạng khác nhau.
( Hình tr299)

Khi năng lượng triều không lớn lắm so với dòng chảy ngọt, nêm mặn sẽ
không đủ năng lượng dồn ép hoàn toàn dòng chảy ngọt lên phía thượng lưu. Khi
đó sẽ xuất hiện hiện tượng phân lớp dòng chảy, túc nêm mặn di chuyển phía dưới,
còn nước ngọt bị đẩy lên phía trên nêm mặn và chảy ra biển. Trong trường hợp
này, nêm mặn có dạng hình tam giác, đường phân chia nước mặn nước ngọt xuất
phát từ đáy sông nhưng không kéo dài đến mặt thoáng của nước. Ta gọi hiện tượng
này là hiện tượng phân lớp của dòng chảy vùng cửa sông, loại thủy triều có cấu
trúc như vậy gọi là triều phân lớp. Đắc điểm của triều phân lớp là tồn tại dòng chảy
hai chiều theo phương trục của lòng sông. Hiện tượng dòng chảy hai chiều có thể
xuất hiện cả pha lên và pha xuống của thủy triều. Tuy nhiên lớp nước “ngọt” chảy
phía trên của nêm mặn không còn ngọt nữa mà đã bị nhiễm mặn do hiện tượng
khếch tán và đối lưu của dòng chảy.
Trong trường hợp năng lượng thủy triều rất lớn đủ khả năng dồn ép hoàn
toàn nước ngọt về phía đất liền sẽ không xuất hiện hiện tượng phân lớp dòng chảy,
tức là phía trên của nêm mặn không tồn tại lớp dòng chảy ngọt về phía biển, các
khi triều lên và triều xuống. Ta gọi là triều không phân lớp. Trong trường hợp này
nêm mặn có dạng hình thang. Đường phân chia giữa nêm mặn và nêm ngọt kéo dài
đến mặt thoáng của nước. Ở phía đầu của nêm amwnj do hiện tượng dồn ép có thể
152
xuất hiện khu vực chảy hai chiều, nhưng đoạn này rất hẹp. Hiện tượng này cũng
chỉ xuất hiện ở pha triều lên.
Như vậy đối với loại triều không phân lớp, hầu như không có sự xáo trộn
giữa hai khối nước mặn và ngọt, chúng cùng di chuyển lên phía đất liền (khi triều
lên) hoặc về phía biển (khi triều rút). Trong khi đó đối với loại triều phân lớp thì sự
xáo trộn giữa hai khối nước lớn hơn nhiều và do đó chế độ triều cũng có khác biệt
đối với triều không phân lớp.
Hiện tượng phân lớp của dòng triều thường xảy ra trong thời kỳ có lũ
thượng nguồn, làm cho nước sông khá lớn. Về mùa kiệt có thể xảy ra hiện tượng
phân lớp hoặc không tùy thuộc đoạn sông ảnh hưởng triều và chế độ triều.

d. Dòng triều
Đặc điểm cơ bản của dòng triều vùng sông ảnh hưởng triều là sự tồn tại của
chế độ chảy hai chiều. Nếu qui ước chiều dòng chảy theo hướng từ sông ra biển là
chiều dương thì lưu lượng nước hoặc tốc độ dòng chảy sẽ có giá trị âm khi có nước
chảy theo chiều ngược lại. Do hiện tượng triều phân lớp, có thể cùng một lúc tồn
tại cả hai hướng chảy mặt một mặt cắt sông.
Dòng triều là quá trình trao đổi nước tại một mặt cắt sông ở vùng sông có
ảnh hưởng triều. Dòng triều được đánh giá bởi các đặc trưng sau:
* Lưu lượng triều: là lượng nước đi qua một mặt cắt sông trong khoảng
thời gian một giây (m3/s).
Q = Q+ +Q-
Trong đó
Q+ là thành phần lưu lượng có giá trị dương
Q- là thành phần lưu lượng có giá trị âm ở thời điểm đó.
Nếu Q>0 gọi là dòng triều lên
Nếu Q< 0 gọi là dòng triều xuống
Nếu Q = 0 Gọi là điểm ngưng triều.
* Tốc độ dòng triều
Tốc độ dòng triều được đặc trưng bởi phân bố tốc độ tại một mặt cắt ngang
và giá trị bình quân của nó tại mặt cắt đó.
Tốc độ ở các vị trí khác nhau trên cùng mặt cắt có thể âm hoặc dương
Tốc độ bình quân mặt cắt
V = Q/A
Trong đó Q là lưu lượng; A là diện tích mặt cắt ngang. Tốc độ sẽ cùng dấu
với lưu lượng

153
* Quá trình dòng triều : là sự thay đổi của lưu lượng hoặc tốc độ dòng
triều theo thời gian Q(t) ; V(t)
* Tổng lượng triều là lượng nước chảy qua mặt cắt nào đó tại đoạn sông
ảnh hưởng triều trong một khoảng thời gian nhất định (W). Do tồn tại dòng chảy
hai chiều nên W có thể dương, âm hoặc bằng không.
*. Ảnh hưởng điều tiết của dòng triều
Sự hoạt động có chu kỳ của thủy t riều và dòng triều kéo theo sự điều tiết có
chu kỳ ở đoạn sông có ảnh hưởng triều. Khi triều lên xuất hiện dòng chảy ngược từ
hạ lưu sông, trong khi đó nước nguồn vẫn tiếp tục bổ sung cho khu vực đoạn sông
ảnh hưởng triều. Kết quả là tại đoạn sông này có một lượng nước khá lớn được tích
lại và sẽ được thoát đi sau khi triều rút. Tổng lượng nước trữ lại đồng thời làm tăng
mực nước trên sông. Nếu đoạn sông đang xét không bị nhiễm mặn tì lượng nước
trữ lại sẽ làm tăng khả năng lấy nước. Về mùa lũ sự thay đổi mực nước do ảnh
hưởng triều sẽ làm giảm khả năng tiêu của hệ thống tiêu tự chảy. Tính toán quá
trình thay đổi mực nước va chu kỳ của nó sẽ làm sơ sở cho việc thoát nước hợp lý
trong thời kỳ lũ.

3.3.3. Dòng chảy cát bùn

3.3.3.1. Khái niệm :


Bùn cát trong nước sông là những phần tử rắn bao gồm bùn, sét, cát, đá, sỏi .
.. . chuyển động trong lòng sông.
Dòng nước với bất kỳ qui mô nào đều thực hiện một công mà giá trị của nó
phụ thuộc vào lượng nước chảy, độ cao nước chảy trên đoạn đó. Một phần năng
lượng dòng chảy chi vào việc bào mòn và xói lở trên sườn dốc, bờ và đáy sông,
vận chuyển sản phẩm theo dòng chảy. Sản phẩm vật chất rắn và chất hòa tan mang
theo dòng nước được gọi là dòng chảy rắn.
Có hai loại xói mòn cơ bản là xói sâu và xói ngang. Xói sâu đặc trưng cho
cho vùng thượng lưu và xói ngang đạc trưng cho vùng trung và hạ lưu.
Một lượng phù sa trong sông do sự bào mòn đáy và hai bờ trong quá trình
chuyển động của dòng nước gây nên bởi sự chuyển động rối và di chuyển theo
dòng nước dưới hai dạng: lơ lửng và di đáy gọi là phù sa lơ lửng và phù sa di đáy.
a. Bùn cát lơ lửng: là loại bùn có đường kính rất nhỏ trôi theo dòng nước,
phân bố khắp dòng nước. Do dòng chảy trong sông thiên nhiên thuộc trạng thái
chảy rối nên dưới tác dụng của xoáy chảy rối làm cho bùn cát có thể nổi lơ lửng và
trôi theo dòng nước. Tốc độ chuyển động của biunf cát lơ lửng cơ bản bằng tốc độ
chuyển động của dòng nước.
b. Bùn cát di đáy: là lượng bùn cát chuyển động ở gần đáy sông. Loại này
chuyển động với hình thức di đẩy. Qua nghiên cứu thấy có các loại chuyển động:
Trượt, lăn, nhảy vọt.
Ở đồng bằng phù sa di đáy chiếm khoảng 10% phù sa lơ lửng, miền núi từ
10-20% hoặc hơn nữa. Vì vậy chủ yếu quan tâm đến phù sa lơ lửng.
Dòng chảy rắn (phù sa) gồm 3 thành phần chính: Phù sa lơ lửng, phú sa đáy, chất
hòa tan.

154
3.3.3.2 Đặc trưng cơ bản của dòng chảy cát bùn
a. Đặc trưng cơ bản của bùn cát lơ lửng
*. Độ đục bùn cát: (ρ) (còn gọi là lượng ngậm cát hoặc một độ bùn cát) là
lượng bùn cát lơ lửng có trong 1m3 nước. Đơn vị tính g/m3 hoặc kg/m3
*. Lưu lượng bùn cát (R: g/s hoặc kg/s) là lượng bùn cát chuyển qua mặt
cắt lưu lượng trong một đơn vị thời gian.
b. Đặc trưng cơ bản của bùn cát đáy
*. Suất chuyển cát đáy(gs : g/m.s; kg/m.s): là lượng bùn cát đáy chuyển qua
một đơn vị chiều rộng mặt cắt ngang trong một đơn vị thời gian.
* Lưu lượng bùn cát đáy (Gs : kg/s; T/s) là lượng bùn cát đáy chuyển qua
mặt cắt ngang trong một đơn vị thời gian.

3.3.3.3 Các yếu tố hình thành dòng chảy rắn


Khảo sát qua trình hình thành phù sa sông ngòi chỉ ra rằng, nguồn cung cấp
phù sa chủ yếu của sông ngòi là: vật chất từ bề mặt lưu vực; mạng lưới sông suối
và từ biển đưa vào. Phần lớn vật chất bị bào mòn, lắng đọng và tích tụ tại chỗ
trũng trên lưu vực và chân sườn của suối, một phần hạt mịn tham gia vào lòng
sông dưới dạng bùn cát lơ lửng. Một phần bùn cát khi đã thâm nhập vào sông bị
giữ lại ở các công trình . ..
Các yếu tố chủ yếu hình thành dòng chảy rắn xác định cường độ, qui mô xói
mòn trên bề mặt lưu vực bao gồm: Cường độ và qui mô dòng chảy mặt; Độ dốc
của sườn và đáy sông; Trạng thái bề mặt lưu vực và mức độ thảm thực vật; hoạt
động kinh tế nhân sinh.
Trong số các điều kiện khí hậu thì cường độ mưa đóng vai trò quan trọng
sau đó là chế độ nhiệt và gió, độ ẩm của đất đai.
Cường độ xói mòn bề mặt lưu vực thể hiện rõ nhất vào mùa mưa lũ khi tính
chất của mưa (cường độ, qui mô) quyết định vật chất ban đầu tách ra khỏi bề mặt
lưu vực và sau đó là các yếu tố bề mặt đệm.
Mưa rào -> tác động cơ học vật lý lớn -> vật chất bóc tách khỏi bề mặt lưu
vực nhiều -> lượng xói mòn tăng. Mưa dầm thì ngược lại.
Độ dốc lớn - > vận tốc dòng chảy mạnh -> năng lượng tải vật chất lớn ->
phù xa mang vào sông ngòi nhiều hơn. Độ dốc nhỏ thì ngược lại.
Thảm phủ thực vật dày -> ma sát với bề mặt lưu vực lớn -> lượng vật chất
cuốn khỏi lưu vực giảm và ngược lại.
Kết cấu đất đá bền vững -> xói mòn bề mặt nhỏ ->vật chất ít bị bào mòn ->
phù sa giảm. Khi có hoạt động kinh tế nhân sinh thì cầu trúc đất đá bề mặt bị phá
vỡ -> xói mòn tăng -> phù sa tăng.
Diện tích lưu vực lớn -> vật chất nhiều -> phù sa lớn và ngược lại.

155
§3.4 ĐO ĐẠC THỦY VĂN

Sông ngòi đã gắn bó với con người từ bao đời nay. Nó đem lại nguồn nước
cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nghiệp, giao thông vận tải và nhiều ngành
klinh tế xã hội khác . .. Đồng thời dòng chảy sông ngòi cũng đã gây cho con người
không ít khó khăn như lũ lụt, xói lở, bồi lập . .. Ngày nay cùng với sự phát triển
kinh tế xã hội, nhu cầu dùng nước ngày một tăng cao. Tuy nhiên dòng chảy sông
ngòi biến đổi mạnh mẽ theo không gian, thời gian. Quá trình này vừa mang tính
chất tất nhiên vừa mang tính ngẫu nhiên. Để có cơ sở cho việc lập qui hoạch, dự án
và đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm khai thác tài nguyên nước và hạn
chế các tác hại do dòng sông gây ra trước hết phải biết qui luật biến đổi của dòng
nước, bùn cát .. . trên hệ thống sông. Muốn vậy phải đo đạc, quan sát quá trình thay
đổi của các yếu tố thủy văn tại các vị trí khống chế trên hệ thống sông. Từ đó xác
lập các qui luật thủy văn phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Ví dụ đối với giao
thông vận tải, biết được qui luật có thể tính toán các đặc trưng thiết kế phục vụ
việc thiết kế thi công cầu, đường. Biết được diễn biến lòng sông, dòng sông có thể
vận dụng phát triển giao thông thủy. . . ).
Để định lượng hoặc xác định qui luật thủy văn, người ta thường phải tiến
hành xây dựng mạng lưới các trạm đo đạc các yếu tố thuỷ văn để có thể rút ra được
những kết luận cần thiết từ quan trắc tại hiện trường phục vụ cho mục tiêu nào đó.
Do đó đo đạc và chỉnh biên số liệu thủy văn là một trong những nội dung quan
trọng trong công tác khảo sát phục vụ lập dự án, thiết kế thi công các công trình
xây dựng. Do thời gian có hạn ở đay chỉ giới thiệu phương pháp đo một số đặc
trưng thủy văn.

3.4.1. Mạng lưới trạm đo đạc thuỷ văn


Do yêu cầu phục vụ mà các trạm thuỷ văn có qui mô khác nhau, yếu tố đo
đạc và thời gian hoạt động khác nhau . . .Các trạm thuỷ văn được xây dựng theo
các loại trạm phục vụ mục tiêu khác nhau hình thành một hệ thống (mạng lưới) các
trạm dùng chung và dùng riêng

3.4.1.1 Phân loại:


a. Mạng lưới trạm thuỷ văn cơ bản
Là loại trạm thuỷ văn có mục đích thu thập số liệu phục vụ cho công tác
điều tra cơ bản về nguồn nước. Trạm đặt ở vị trí phải có tính đại biểu tốt về qui
lụât thay đổi của một hay nhiều yếu tố thuỷ văn trong một khu vực nhất định. Thời
gian hoạt động tuơng đối dài.

b. Mạng lưới trạm thuỷ văn dùng riêng


Là loại trạm thu thập số liệu phục vụ cho thiết kế, thi công quản lý một công
trình nào đó hoặc phục vụ cho nghiên cứu một đề tài mà tài liệu ở trạm thuỷ văn cơ
bản chưa đáp ứng được những yêu cầu riêng. Số luợng, vị trí, chế độ đo, yếu tố đo,
thời gian tồn tại của trạm được quyết định bởi cơ quan trực tiếp quản lý.

c. Trạm thuỷ văn thực nghiệm


156
Là loại trạm chuyên nghiên cứu phương pháp đo đạc, áp dụng các thiết bị đo
mới và kiểm nghiệm phương pháp tính toán thuỷ văn . . . Hiện nay loại trạm này
hầu như không còn hoạt động ở VN.

3.4.1.2. Phân cấp trạm thuỷ văn

Dựa vào các yếu tố và chế độ đo đạc người ta chia các trạm thuỷ văn ra làm
3 cấp.
a. Trạm thuỷ văn cấp I
Là trạm được qui định đo nhiều yếu tố thuỷ văn cơ bản như mực nước, lưu
lượng, bùn cát . . .chế độ đo đạc được qui định cụ thể tuỳ thuộc vào sự thay đổi của
các yếu tố thuỷ văn theo thời gian tại từng trạm đo.

b. Trạm thuỷ văn cấp II


Là trạm chủ yếu đo mực nước, còn các yếu tố khác như lưu lượng, bùn cát . .
.chỉ đo theo một số thời đoạn nhất định.

c. Trạm thuỷ văn cấp III


Yếu tố đo đạc chủ yếu là đo mực nước.
Ngoài các yếu tố trên các trạm còn đo các yếu tố khác như nhiệt độ nước,
nhiệt độ không khí, mưa . . .
Căn cứ yêu cầu phục vụ tính toán, địa hình khu vực, tình hình lưới trạm thuỷ
văn đã có để xác định vị trí xây dựng trạm đạt hiệu quả cao.

3.4.2. Đo mực nước

3.4.2.1. Mục đích yêu cầu


a. Khái niệm mực nước
Mực nước là độ cao mặt thoáng của dòng chảy so với một mặt chuẩn cao độ
nào đó. Ký hiệu là H có đơn vị đo là mét (m).

b. Mục đích, yêu cầu:


Thu thập, đo đạc tính toán mực nước nhằm mục đích phục vụ việc tính toán
dòng chảy sông ngòi, tính toán lưu lượng, độ dốc.... Mực nước là một trong những
tài liệu thuỷ văn cơ bản làm căn cứ khoa học để thiết kế xây dựng và quản lý khai
thác các công trình cầu đường, cống, đập, đê, điều . . .Ví dụ nếu xác định mực
nước không đúng có thể gây ra tình trạng ngập đường, làm hư hỏng mặt đường,
nền đường, gây trở ngại cho giao thông . . .
Tuỳ theo tính chất, qui mô và yêu cầu xây dựng công trình mà cần phải thu
thập và tính toán các loại mực nước khác nhau như đường quá trình mực nước,
Hmax, Hmin, Hbq, Hp%...

3.4.2.2. Thiết bị đo mực nước


a. Cọc đo mực nước
157
Cọc được dùng ở các trạm đo có lòng sông thoải (sông đồng bằng), có nhiều
thuyền bè qua lại hoặc dùng trên sông miền núi nơi có nhiều vật trôi trên sông khi
có lũ, biên độ mực nước lớn, lưu tốc lớn. Cọc đo ký hiệu là C.
Cọc có thể làm bằng gỗ tốt, bê tông, sắt. Tiết diện ngang có thể hình vuông
(cạnh 10 - 15 cm) hoặc hình tròn (đường kính 10 – 15 cm). Chiều dài cộc phải đảm
bảo đóng ngập vào lớp đất cứng ít nhất 50cm, đầu cọc nhô khỏi mắt đất tối thiểu
10cm.
Số lượng cọc trên mỗi tuyến đo tuỷ thuộc vào địa hình bờ sông và biên độ
dao động mực nước. Điều kiện cần đảm bảo khi xây dựng hệ thống cọc đo mực
nước:
- Chênh lệch giữa hai đầu cọc kề nhau khoảng 30 – 50 cm. Các cọc không
nên cách nhau quá xa. Đầu cọc trên cao hơn mực nước lớn nhất từ 40 – 50 cm, đầu
cọc dưới phải thấp hơn mực nước thấp nhất từ 40 – 50 cm.
Thứ tự các cọc được đánh số từ cọc cao nhất đến cọc thấp nhất

Hình 2.2

b. Thuỷ chí
Thuỷ chí thường dùng ở nơi lòng sông dốc, ít thuyền bè qua lại, ít vật nổi
trên sông, biên độ mực nước nhỏ, nước không chảy xiết hoặc ở nơi có công trình
tường vách thẳng đứng.
Khi xây dựng hệ thống cột thuỷ chí cần chú ý:
Đỉnh thuỷ chí trên cùng cao hơn Hmax ít nhất 50cm, gốc thuỷ chí cuối cùng
thấp hơn Hmin ít nhất 50cm
Cao trình điểm “0” của thuỷ chí trên phải thấp hơn điểm trên cùng thuỷ chí
kế tiếp ít nhất 50 cm.
Có thể xây dựng cọc xen lẫn thuỷ chí trên cùng tuyến đo.

158
Hình 2.3

c. Máy tự ghi mực nước.


* Căn cứ phương đặt trục trống quấn giấy tự ghi, phân làm 2 loại chính:
- Loại trục ngang: Khi máy hoạt động, trục trống quấn giấy đặt nằm ngang
- Loại trục đứng: Trục trống quấn giấy đặt thẳng đứng.
* Căn cứ phương thức truyền dao động của mực nước tới máy, có thể chia
máy tự ghi thành:
Loại 1: Truyền sự dao động của mực nước bằng phao nổi (Vandai)
Loại 2: Truyền dao động mực nước bằng áp lực khí và điện áp (LPN 8/2)
hoặc TĐN-324-M (VN)
Loại 3: Truyền dao động của mực nước bằng siêu âm như (WLR...)
Giới thiệu một loại máy đo mực nước ở nước ta “Vanđai”: Loại máy này do
Liên xô cũ sản xuất
Các bộ phận chính của máy Vanđai

Hình 2.4

159
Hình 2.5

Gồm các bộ phận chính sau:


Trống quấn giấy tự ghi
Kim tư ghi
Phao
Puli: Các Pu li được gắn vào các trục, các trục này liên hệ với trục
trống quấn giấy. Nhờ đó mà sự dao động của phao được truyền tới và làm quay
trục quân giấy.
Đồng hồ chỉ thời gian
Ngoài ra còn có các bộ phận khác như trục lắp Puli, đối trọng đồng
hồ, dây treo. đối trọng phao . . .
Nguyên lý hoạt động của máy
Phao được thả nổi trên mặt nước, nên dao động mặt nước sẽ được truyền tới
các Puli và truyền tới trống quấn giấy làm trống quay quanh trục của nó. Mặt khác
kim tự dịch chuyển theo thời gian có phương song song trục quấn giấy. Khi kim
chuyển động sẽ vạch đường cong lên giấy. Kết quả cho ta biểu đồ tự ghi quá trình
thay đổi mực nước.

3.4.2.3 Đo đạc mực nước.


a. Chế độ đo mực nước
Chế độ đo phải đảm bảo thu thập được quá trình mực nước. Do đó tuỳ theo
chế độ dòng chảy, chế độ mực nước tại trạm mà chọn chế độ đo cho phù hợp. Nói
chung chế độ đo bằng thuỷ chí qui định như sau:
Đo 1 lần trong mỗi ngày đêm vào lúc 7 h
Đo 2 lần trong mỗi ngày đêm vào lúc 7 h và 19h
Đo 4 lần trong mỗi ngày đêm vào lúc 1, 7,13 19 h,
Đo 8 lần trong mỗi ngày đêm vào lúc 1, 4, 7,10, 13, 16, 19, 21 h
Đo 12 lần trong mỗi ngày đêm vào lúc 1,3,5, 7, 9 . . . . h
Đo 24 lần trong mỗi ngày đêm vào lúc 1,2, 3, 4,5.6. 7 . . . . . h

160
Đối với các trạm không chịu ảnh hưởng của thuỷ triều về mùa cạn có thể áp
dụng chế độ đo 1 lần hoặc 2 lần trong một ngày. Về mùa lũ tuỳ theo cường suất lũ
mà thay đổi chế độ đo cho phù hợp.
Đối với các trạm đo bằng máy tự ghi cần có chế độ đo kiểm tra. . . .

b. Đo mực nước bằng thuỷ chí


Nguyên tắc chung của đo mực nước là xác định từ mực nước tới đầu cọc
hoặc điểm “0”.
H = h + a.
Trong đó:
H: mực nước (cm hoặc m)
h: Cao độ đầu cọc so với mặt chuẩn
a: Số đọc trên thước cầm tay hoặc số đọc trên cọc thuỷ chí.
Chú ý:
Khi đo cần đặt chiều dẹt của thước theo dòng chảy, để mắt gần mặt nước khi
đọc
Thời gian trung bình các lần đo phải đúng với qui định.

c. Đo bằng máy tự ghi:


Đối với trạm có máy đo tự ghi thì ngoài việc thay giấy tự ghi, lên dây cót
cho đồng hồ, kiểm tra nguồn điện . . .cần đo mực nước kiểm tra ở cọc hoặc thuỷ
chí theo chế độ qui định.
Đánh dấu toạ độ điểm đo kiểm tra trên biểu đồ tự ghi.

Tháng Ngày Giờ Số Cao Số đọc Mực Mực Ghi


hiệu độ đầu a (cm) nước nước chú
cọc cọc trên bình
mặt quân
qui ngày
chiếu

d. Quan sát, đo đạc các yếu tố khác.


Trong khi đo mực nước cần quan sát , đo đạc và ghi chép lại các yếu tố liên
quan như: Sóng, gió, lượng mưa, chế độ dòng chảy . . .

3.4.2.4. Tính toán các đặc trưng mực nước.


a. Tính mực nước bình quân
Từ tài liệu thực đo hoặc điều tra tại thực địa có thể tính toán các đặc trưng
thống kê mực nước như mực nước tức thời, mực nước bình quân ngày, mực nước
bình quân tháng, năm hoặc nhiều năm.
Ví dụ:

161
Tính toán mực nước bình quân ngày:
n

H i
H 1

n
Trong đó:
H : Mực nước bình quân ngày
Hi mực nước ở lần đo thứ i
n: Số lần đo mực nước trong ngày

Tính mực nước bình quân tháng:


n

H i
H thang  1

n
Trong đó:
Hi : Mực nước bình quân ngày
n: Số ngày trong tháng

Tính mực nước bình quân năm:


n

H thang
H nam  1

12
b. Tính mực nước thiết kế ứng với lưu lượng thiết kế
Được suy ra từ đường quan hệ (Q - H) hoặc xác định theo phương pháp
thống kê xác suất để xây dựng đường tần suất lý luận từ đó tính mực nước thiết kế.

c. Xác định mực nước thông thuyền, cây trôi . .. cần thu thập thêm tài liệu
của các cơ quan khác như cơ quan đường sông, cơ quan thuỷ văn . . . .

3.4.3 Đo độ sâu dòng chảy

3.4.3.1. Mục đích, yêu cầu


a. Khái niệm
Độ sâu dòng chảy tại một điểm nào đó là khoảng cách theo phương thẳng
đứng từ mặt nước tới đáy sông tại điểm đó.
b. Mục đích yêu cầu
Độ sâu dùng để tính diện tích mặt cắt ướt, từ đó tính lưu lượng nước. lưu
lượng bùn cát và các đặc trưng khác có liên quan tới chiều sâu dòng chảy.
Từ độ sâu dòng chảy có thể xác định cao độ đáy sông, vẽ địa hình đáy sông, mặt
cắt ngang, dọc . . .

3.4.3.2. Thiết bị đo sâu


a. Dụng cụ đo sâu từng điểm.
* Thước sắt và sào.

162
Làm bằng sắt hoặc sào tre, gỗ, chân thước có đế để khi đo thước không bị
ngập sâu trong bùn.
Thước hoặc sào có thể đo nhanh, độ chính xác cao, nhưng ở những nơi có độ
sâu và lưu tốc nhỏ.
* Tời và tải trọng.
Tải trọng đo sâu có tác dụng giữ căng dây cáp và đo đúng vị trí cần đo. Tải
trọng có thể làm bằng gang, sắt . . .thường có hình con cá gọi là “cá sắt”.
Tời là phương tiện nâng, treo, thả các dụng cụ, máy móc đo đạc. Các bộ
phận chính gồm: Bàn tời, cầu tời, trục quấn cáp, tay quay, dây cáp, hộp số, ròng
rọc, phanh . . .
Tời và tải trọng có thể dùng đo sâu trong mọi trường hợp. Thích hợp nhất
khi độ sâu và lưu tốc lớn. Khi α >= 100 thì phải hiệu chỉnh độ sâu đo được.

Hình 2.6

Khi a =< 1 m thì độ sâu hiệu chỉnh theo công thức


h = l – a - 2
Trong đó:
h: Độ sâu hiệu chỉnh
l: Chiều dài dây cáp kể từ dòng dọc đỡ cáp đầu cần tới bụng cá sắt
a: Khoảng cách từ ròng dọc tới mặt nước
 2 : Trị số hiệu chỉnh độ sâu phụ thuộc vào góc lệch α và chiều dài
dây cáp ngập trong nước. (cho sẵn trong bảng)
Khi a>1 m
Khi tác dụng của dòng nước vào tời và cá lớn sẽ làm cho dây cáp lệch khỏi
phương thẳng đứng một góc α. Khi đó cần phải hiệu chỉnh độ sâu đo được.
h  l 2   2  l1  1   2 (*)
Trong đó:
h: độ sâu hiệu chỉnh
l1: Chiều dài dây cáp ngập trong nước không thực tế (độ sâu ảo)
l2: Chiều dài của dây cáp ngập trong nước thực tế: l 2  l1  1
1 : Hệ số điều chỉnh được tính theo công thức
163
 1 
 1  a  1
 cos 
α: Là góc lệch của dây cáp so với phương thẳng đứng.
 2 : Trị số điều chỉnh độ sâu phụ thuộc vào góc lệch α và chiều dài dây cáp
ngập trong nước. (tra bảng)
Để hiệu chỉnh độ sâu tiến hành:
Xác định khoảng cách a
Thả cá sắt chạm mắt nước sau đó thả chạm đáy sông xác định l1
Đo góc lệch α và tính 1 , h.
Độ sâu hiệu chỉnh được tính theo công thức (*)
b. Máy hồi âm đo sâu
Máy hồi âm đo sâu là thiết bị có thể đo được độ sâu từng điểm, hoặc đo sâu
liên tục trên tuyến đo.

* Nguyên lý hoạt động


Dựa vào thời gian truyền âm trong nước kể từ lúc phát sóng âm tới lúc sóng
âm gặp đáy sông và phản hồi trở lại máy tính được độ sâu.
Công thức tính độ sâu:
 t   L 
2 2

h   C    d
 2  2
Trong đó:
h: độ sâu tại điểm đo
t : thời gian từ khi phát sóng âm tới khi thu được sóng phản hồi
C: Tốc độ truyền âm trong nước phụ thuộc nhiệt độ và độ mặn trong nước
(nếu nhiệt độ 0-300C; độ mặn từ 0-35 0 00 thì C=1400-1550 m/s)
L: Khoảng cách giữa bộ phận thu và phát sóng âm ở đầu dò.
d: Khoảng cách từ mặt nước xuống đầu dò có thể từ 20-30cm

* Các bộ phận cơ bản của máy đo sâu hồi âm.


Máy chủ: Tạo ra siêu âm với tần số nhất định (50, 150, 200 . .. Hz) khuếch
đại và truyền tới đầu dò khi vận hành. Nhận năng lượng âm phản xạ từ đầu dò. Xác
định thời gian thu phát song âm. Tự động xác định độ sâu và truyền kết quả đến bộ
phận tự ghi hoặc màn hình.
Đầu dò: Sau khi sóng siêu âm được khếch đại truyền tới bộ phận phát của
đầu dò. Ở đây năng lượng sóng siêu âm được phát vào trong nước dưới dạng chùm
tia hình nón. Khi sóng âm gặp đáy sông sẽ phản hồi trở lại bộ phận thu của đầu dò.
và truyền tới máy chủ.
Bộ phận thu phát sóng của đầu dò được lắp đặt gần nhau trên cùng một giá
đỡ. Khi vận hành đầu dò đặt ngập hoàn toàn trong nước.
Bộ phận tự ghi và hiển thị:
Độ sâu đo liên tục trên tuyến hoặc từng điểm sẽ được máy chủ tính toán và
truyền tới bộ phận tự ghi dưới dạng tín hiệu. Kim sẽ tự ghi độ sâu đã đo lên băng
giấy chuyên dùng theo tỷ lệ nhất định.

164
Có loại máy có màn hình hiển thị thông tin. Có loại có thể kết nối với máy
tính và định vị được điểm đo.
Nguồn điện
Máy được cung cấp nguồn điện một chiều điện áp 11 – 15 v khi vận hành

Hình 2.7

c. Một số loại đo sâu hồi âm thường dùng ở nước ta

TT Loại máy Độ Độ sâu đo được Màn Só liệu Thế hệ


rộng (m) hình ra đầu máy
băng hmax hmin CD từ, băng
ghi
1 FE400A 4 180 1,80 Không Băng Đầu
giấyđiện
2 FE600A 6 320 1,80 Không Nt Đầu
3 FE4300 4 640 0,70 Có Nt Trung
4 FE6300 6 640 0,70 Có Nt Trung
5 JmcF-840 8,0 1600 0,50 Có Băng Sau
giấy
nhiệt
6 Balthy-1500 8,5 5000 <0,50 Có Băng Sau
đĩa từ

3.4.3.3 Chế độ đo sâu


Việc qui định chế độ đo sâu phụ thuộc vào tình hình thay đổi lòng sông, yêu
cầu phục vụ của tài liệu và sai số cho phép trong đo đạc. Nói chung càng đo nhiều
thì càng chính xác nhưng càng tốn kém cho nên cần căn cứ vào yêu cầu, mục đích
sử dụng mà qui dịnh chế độ đo cho hợp lý.
Đo sâu phục vụ công tác lập bình đồ đoạn sông nghiên cứu sự diễn biến lòng
sông thì trong một năm có thể chỉ đo một số lần vào những thời kỳ lòng sông có
biến động (trước và sau lũ)
Đo sâu phục vụ qui hoạch hoặc thiết kế công trình thì chế độ đo theo yêu
cầu của công trình định chế độ đo thích hợp.
Đo sâu để tính lưu lượng và bùn cát thì số lần đo nhiều hơn . . .

165
3.4.3.4. Phương pháp đo sâu.
a. Đo sâu theo mặt cắt ngang
* Chọn vị trí mặt cắt ngang.
Số lượng và số điểm đo trên mỗi mặt cắt được quyết định bởi yêu cầu về độ
chính xác của tài liệu. Càng nhiều mặt cắt và điểm đo thì địa hình đáy sông sẽ
được phản ánh càng chính xác. Vị trí mặt cắt và điểm đo thường được chọn ở
những chỗ địa hình có thay đổi đột biến.
* Xác định số điểm đo trên mặt cắt ngang
Căn cứ địa hình và độ rộng sông để bố trí điểm đo. Có thể tham khảo theo
bảng:

Chiều rộng sông (m) <100 100-200 200-500 500-1000


Khoảng cách giữa các 5 5-10 10-20 20-50
điểm đo (m)

* Xác định vị trí điểm đo trên mặt cắt ngang


+ Phương pháp căng dây:
Khi sông có B<200 m ít tàu thuyền qua lại, lưu tốc nhỏ thì có thể dùng dây
có đánh dấu khoảng cách căng qua sông để xác định vị trí đo (hình )

Hình 2.8
+Dùng mia và máy kinh vĩ
Khi mặt sông lặng sóng và lưu tốc nhỏ. Trên tuyến ngang dựng 4 sào tiêu
R1, R2, R3, R4 (hình) đặt máy ở điểm A gần bờ. Cố định hướng ngắm về sào tiêu
R3, Mia được dựng trên thuyền và đọc khoảng cách trực tiếp.

Hình 2.9

+ Dùng máy kinh vĩ và sào tiêu đo góc

166
Trên mặt cắt ngang sông dựng 4 sao tiêu R 1, R2, R3, R4. Từ điểm A trên bờ
lấy đoạn AC vuông góc với R1R2. Đoạn AC gần bằng chiều rộng B. Đặt máy tại C
(Hình). Khi đo sâu tại điểm nào đó đọc góc α tính được khoảng cách AM.
AM  ACtg

+ Dùng hai máy kinh vĩ giao hội


Vị trí điểm đo có thể xác định bằng các tia ngắm do hai máy kinh vĩ đặt trên
bờ không trùng mặt cắt ngang. (Hình)

Hình 2.10

b. Đo sâu theo hướng dọc sông


* Đo theo hướng dòng chảy
Trên đoạn bờ sông cần đo bố trí các điểm khống chế T1, T2, T3, T4, . . .tại các
điểm khống chế đó đặt máy kinh vĩ. Dùng phương pháp giao hội để xác định vị trí
từng điểm đo sâu trên các tuyến theo hướng dòng chảy.
Khoảng cách điểm đo tuỳ theo yêu cầu của tài liệu. Thường từ 1/20- 1/10 B

Hình 2.11

* Đo sâu theo hướng chéo dòng chảy


Trên bờ sông bố trí các tuyến dẫn và đặt máy kinh vĩ như phương pháp đo
theo hướng dòng chảy. Khi đo cho thuyền di chuyển trên các tuyến hợp với hướng
dòng chảy một góc từ 15-300. các tuyến đo chọn cách nhau từ 1/4-1/2 B.

167
Hình 2.12

* Đo sâu theo ô vuông


Đo theo phương pháp giao hội hoặc định vị qua vệ tinh (GPS). Khoảng cách
các tuyến dày hay thưa phụ thuộc yêu cầu tài liệu thông thường mỗi điểm đo cách
nhau khoảng 5- 10 m

Hình 2.13

3.4.3.4 Tính toán tài liệu đo sâu


Chỉnh lý và tính toán tài liệu đo sâu nhằm phát hiện những sai sót trong đo
đạc, ghi chép, tính toán ban đầu để nâng cao độ chính xác của số liệu và hệ thống
dữ liệu dưới dạng gọn, thuận tiện cho việc sử dụng và lưu trữ.

a. Chỉnh lý số liệu đo sâu.


Trước khi chỉnh lý cần thu thập: dữ liệu mực nước, độ sâu, góc lệch dây cáp,
toạ độ điểm đo, lưu tốc dòng nước (nếu có) và các tài liệu có liên quan khác.
Nội dung chỉnh lý bao gồm:
Kiểm tra sự hợp lý của việc bố trí tuyến đo, điểm đo.
Kiểm tra việc ghi chép độ sâu và tài liệu xác định vị trí điểm đo.
Dựa vào tài liệu đo đạc tính độ sâu khi đã hiệu chỉnh
Trường hợp có tài liệu đo sâu cũ cần tiến hành so sánh độ sâu của các lần đo
để phát hiện ra các sai sót trong quá trình đo đạc và tính toán
Dựa vào kết quả đo đạc để thiết lập mặt cắt dọc, ngang, lập bình đồ, tính
toán các đặc trưng mặt cắt.
Thống kê dưới dạng biểu đồ, bản vẽ
Đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu, kiến nghị khi sử dụng tài liệu.

168
b. Tính toán các số liệu đo độ sâu và các đặc trưng mặt cắt.
* Độ sâu điểm đo
Là độ sâu đo tại các điểm sau khi đã hiệu chỉnh (nếu có)
* Mực nước tính toán
Để sử dụng được tại liệu độ sâu trong tính toán thuỷ văn trong việc lập bình
đồ đoạn sông . . cần gắn liền với mực nước nhất định. Mực nước đó gọi là mực
nước tính toán. Được xác định theo 2 trường hợp sau.
+ Khi mực nước trong thời gian đo sâu thay đổi chậm (Hđ- Hc< 10cm)
thì:

Hd  Hc
H tt 
2
+ Khi mực nước trong quá trình đo sâu thay đổi nhanh (Hđ-Hc>10cm)
thì:
H1b1  H 2b2  H 3b3  ...  H n bn
H tt 
B
Trong đó:
Hđ, Hc: Mực nước bắt đầu và kết thúc đo.
bi: Khoảng cách giữa hai điểm thuỷ trực đo sâu kề nhau
B chiều rộng sông ứng với mực nước tính toán.
Hi là mực nước khi đo sâu tại thuỷ trực thứ i

Hình 2.14

169
* Tính các đặc trưng mặt cắt ngang
Diện tích mặt cắt ướt
1 h1  h2 h  hn 1
  h1b0  b1  ......  n 1 bn 1  hn bn
2 2 2 2
Trong đó:
hi: độ sâu tại thuỷ trực thứ i
bi: Khoảng cách giữa hai thuỷ trực đo sâu liền kề thứ i

Hình 2.15

* Độ rộng mặt nước


Độ rộng mặt nước là khoảng cách giữa hai mép nước tại mặt cắt ngang.

* Độ sâu bình quân mặt cắt



h
B

* Chu vi ướt
Là chiều dài đáy sông giới hạn bởi hai mép nước của mặt cắt ngang. Tính
theo công thức:
  b02  h12  b12  (h2  h1 ) 2  .....  bn2  hn2

* Bán kính thuỷ lực:



R

3.4.3.5 Vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và bình đồ sông


Sau khi đo sâu chỉnh lý tài liệu, xác định vị trí, cao độ từng điểm đo. Chấm
các điểm đó trên bản vẽ hoặc bản đồ. Tiến hành vẽ mặt cắt dọc, ngang và bình đồ
theo qui định.

3.4.4 Đo tốc độ dòng chảy

3.4.4.1. Mục đích, yêu cầu


a. Khái niệm lưu tốc (vận tốc)

170
Trong thuỷ lực chúng ta đã học lưu tốc chất điểm và lưu tốc trung bình dòng
chảy. Nhắc lại khái niệm:
Lưu tốc điểm: Phần tử chất lỏng chuyển động được một quãng đường trong
một đơn vị thời gian gọi là vận tốc của phần tử chất lỏng. Vận tốc u của phần tử
chất lỏng gọi là lưu tốc điểm.
Lưu lượng toàn dòng chảy là tổng số các lưu lượng nguyên tố trên mặt cắt
ướt của dòng chảy
Q   dQ   ud
 

Lưu tốc trung bình của toàn dòng chảy tại một mặt cắt là tỷ số lưu lượng
Q đối với diện tích ω của mặt cắt đó ký hiệu bằng v đơn vị m/s.
Q  ud

v 
 
Theo định nghĩa ta có thể thay thế dòng chảy thực tế có sự phân bố vec tơ
vận tốc điểm u không đều trên mặt cắt bằng dòng chảy tưởng tuợng của các vec tơ
vận tốc song song và bằng nhau trên mặt cắt ướt và bằng v sao cho lưu lượng
chuyển qua mặt cắt của dòng chảy đó bằng nhau.
b. Mục đích, yêu cầu:
Vận tốc trung bình mặt cắt được sử dụng trong nghiên cứu tính toán các hiện
tượng thuỷ văn thuỷ lực, để thiết kế các công trình vượt sông và trên sông như:
Cầu, cống, cảng, bên phà . . .

3.4.4.2 Thiết bị đo lưu tốc.


a. Máy đo lưu tốc
* Nguyên lý chung:
Dưới tác dụng của dòng nước, bộ phận cảm ứng của máy quay. Lưu tốc
càng lớn thì máy quay càng nhanh. Nhờ cơ cấu báo vòng quay và bộ phận tín hiệu
ta biết được tổng số vòng quay N của bộ phận cảm ứng trong thời gian đo T. Từ đó
tính được tốc độ vòng quay trung bình n của bộ phận cảm ứng. Từ quan hệ n~v của
mỗi máy ta sẽ có lưu tốc v từ giá trị n.
* Cấu tạo của máy đo lưu tốc.
Máy đo lưu tốc có nhiều loại khác nhau có thể phân làm hai loại trục ngang
và trục đứng.
Giới thiệu loại máy điển hình.
Máy đo lưu tốc cánh quạt Ж-3 và máy cốc quay LS68

171
Hình 2.16

Bộ phận cảm ứng của máy Ж-3 và máy cốc quay gồm hệ thống “phễu” ghép
lại gọi là cốc quay.
Cơ cấu báo vòng quay bao gồm một bánh xe răng. trên bánh xe có một số
điểm tiếp điện gọi là chốt công tắc; Khi làm việc trục máy quay theo bộ phận cảm
ứng, bộ phận cảm ứng quay một vòng thì bánh xe dịch chuyển 1 răng. Số điểm tiếp
điện của máy Ж-3 là 1, của máy LS68 là 4. Do đó số vòng quay 20 hoặc cốc quay
5 vòng thì mạch điện đóng ta sẽ nhận được 1 tín hiệu.
Bộ phận tín hiệu gồm có nguồn, bộ phận báo vòng quay.
* Các thông số của máy đo lưu tốc
Qua thực nghiệm người ta xác định được quan hệ giữa số vòng quay và lưu
tốc theo công thức:
v  a.n  b.n 2  v02
Trong đó:
a, b là các thông số
v0 lưu tốc ban đầu (độ nhạy của máy)
n: Số vòng quay của cánh quạt trong một đơn vị thời gian

172
Hình 2.17

Trong quan hệ v~n tốc độ ban đầu v0 đặc trưng cho từng máy, đó là tốc độ
tối thiểu của dòng nước vừa đủ đảm bảo cho bộ phận cảm ứng bắt đầu quay. v 0
được xác định qua thực nghiệm khi sản xuất máy.
Tốc độ giới hạn dưới vk được xác định theo công thức:
v0
vk  7,1

Trong đó:
  6,9v0  0,06  2,3v0  0,0552  0,00058
Các thông số a,b được xác định theo công thức:
a  K (0,99   )
b  ( K ) 2
K gọi là bước thuỷ lực của bộ phận cảm ứng xác định theo thực nghiệm:
N

v i
K 1
N

n
1
i

* Kiểm định máy đo lưu tốc


Kiểm định nhằm xác định các thông số của máy đo lưu tốc. Công tác kiểm
định thường được tiến hành sau khi sản xuất hoặc sau một thời gian sử dụng theo
qui định hoặc thay thế các chi tiết máy. Do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

173
b. Các loại phao đo lưu tốc
* Phao nổi
Phao nổi được làm bằng các vật liệu có tỷ trọng nhỏ hơn nước như tre, gỗ,
chất dẻo . . .Hình dạng phao có thể là hình trụ, chữ nhật . . .Kích thước vừa đủ nhìn
thấy phao khi đo trên sông.

Hình 2.18
* Phao chìm
Ở những nơi có lưu tốc nhỏ dưới phạm vi sử dụng của máy đo lưu tốc và độ
sâu thuỷ trực h>0,5 m thì có thể dùng phao chìm để đo lưu tốc

Hình 2.19

+ Vật liệu làm phao: Vật liệu nhẹ, ít thấm nước như sáp, chất dẻo, nứa gỗ .
..
+ Hệ số hiệu chỉnh lưu tốc khi đo phao
Phao trôi chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên tốc độ của phao không phản
ánh đúng tốc độ bình quân thuỷ trực nên cần phải có hiệu chỉnh. Có nhiều công
thức. Ví dụ:
Công thức dựa vào hệ số Cedy:
Khi phao trôi rải trên mặt ngang
C
P1 
C  6,0
Khi phao trôi tập trung giữa dòng
C
P2 
1,34C  6,0
Trong đó
C: Hệ số Cedy

174
Hệ số hiệu chỉnh bằng thực nghiệm
Qm Qm
P1  P2 
Qp Q p max
Trong đó:
Qm: Lưu lượng tính từ số liệu lưu tốc đo bằng máy
Qp: Lưu lượng tính từ số liệu đo lưu tốc bằng phao
Qpmax: Lưu lượng tính từ số liệu lưu tốc đo bằng phao trôi giữa dòng
P1: Hệ số khi phao trôi rải trên mặt ngang
P2: Hệ số khi phao trôi giữa dòng.

3.4.4.3 Chế độ đo lưu tốc


Thời gian đo, vị trí đo, số lượng đo lưu tốc phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu
sử dụng số liệu.
a. Số lượng thuỷ trực đo lưu tốc
Số lượng thuỷ trực đo lưu tốc trên mặt cắt ngang phụ thuộc độ rộng của
sông, sự phân bổ lưu tốc trên mặt cắt ngang, yêu cầu số liệu, trạm mới xây dựng
hay đã hoạt động lâu (trạm hoạt động lâu có thể giảm số thuỷ trực).

Độ rộng <50 50-100 100-300 300-1000 >1000


sông (m)
Số đường 6-10 10-15 15-20 20-25 25-30
thuỷ trực

Bảng số đường thuỷ trực đo lưu tốc đầy đủ

Vị trí đường thuỷ trực cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Ở chủ lưu bố trí dày hơn hai bờ và bãi.
Nếu bờ sông dốc đứng thì cách bờ 2-30cm cần có một đường thủy trực.
Chỗ địa hình thay đổi đột biến, ranh giới nước tù và nước chảy cần bố trí
thuỷ trực
Thực tế cố gắng bố trí thuỷ trực cách đều nhau để tiện tính toán. Nên bố trí
thuỷ trực cố định trong quá trình hoạt động của trạm.
Khi đo lưu tốc trên mặt cắt ngang không được đo ít hơn số đường thuỷ trực
cơ bản. Nhưng trong một số trưòng hợp đặc biét có thể đo trên 1-2 thuỷ trực. Các
đường thuỷ trực đó gọi là thuỷ trực đại biểu.

b. Số điểm đo trên một thuỷ trực.


Số điểm đo trên thuỷ trực phụ thuộc vào độ sâu, sự phân bố lưu tốc theo
chiều sâu, yêu cầu của tài liệu . . .
Khi h < 1m Có thể đo 1 điểm ở độ sâu 0,2 m hoặc 0,6 m. Nếu phân bố lưu
tốc phức tạp đo từ 2-3 điểm
Khi h = 1-3m: đo 2-3 điểm (0,2; 0,6, 0,8 h)
Khi h > 3 m Có thể đo từ 3-5 điểm (mặt nước, 0,2; 0,6; 0,8; đáy)
Khi có yêu cầu đặc biệt có thể đo nhiều hơn.

175
3.4.4.4. Phương pháp đo lưu tốc
a. Thời gian đo lưu tốc tại 1 điểm.
Thời gian đo lưu tốc tại một điểm là thời gian ngắn nhất vừa đủ để đo được
lưu tốc dọc bình quân. Thời gian đo phụ thuộc đặc tính dòng chảy. Đối với vùng
không ảnh hưởng thuỷ triều thì T ≤ 100s.

b. Phương pháp đo lưu tốc bằng máy đo lưu tốc


* Đo lưu tốc tại 1 điểm và trên thuỷ trực
Xác định độ sâu thuỷ trực.
Xác định số điểm đo trên thuỷ trực
Đưa máy đo lưu tốc đến điểm cần đo, để máy ổn định mới bắt đầu đo
Ghi chép tín hiệu và thời gian đo phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số thời gian đo đảm bảo theo qui định
Số tín hiệu trong mỗi nhóm nhiều hay ít phụ thuộc lưu tốc. thông thường
thời gian 15-20 s cho mỗi nhóm đối với máy cánh quạt. Và giữa các nhóm số tín
hiệu tại 1 điểm đo bằng nhau.
Việc tính toán lưu tốc bình quân thuỷ trực dựa vào các công thức đã giới
thiệu trên

* Phương pháp đo lưu tốc trên mặt cắt ngang


Khi đo lưu tốc trên mặt cắt ngang thì thực hiện theo các bước sau:
Đo sâu các đường thuỷ trực
Lần lượt đo lưu tốc trên thuỷ trực đo lưu tốc
Đọc mực nước khi bắt đầu và kết thúc đo. Nếu mực nước lên xuống nhanh
thì khi đo tại điểm 0,6 h ở mỗi thuỷ trực cần đọc mực nước tương ứng.
Theo dõi và ghi chép thời tiết

* Tính lưu tốc tại điểm đo và lưu tốc bình quân thuỷ trực
+ Lưu tốc điểm đo:
Lưu tốc điểm đo tính theo phương pháp tra bảng hoặc công thức:
v  an  bn 2  v02
Hoặc công thức: v  an  bn  (a  b )n  Kn
Trong đó:
v: Vận tốc điểm đo
v0: Vận tốc ban đầu (độ nhạy của máy)
n = N/t: số vòng quay của cánh quạt trong một giây
a,b hệ số của từng máy đo đã cho sẵn trong hồ sơ của máy đo
N: Tổng số vòng quay trong thời gian t
t: Thời gian đo tại mỗi điểm tính bằng giây

176
+ Tính lưu tốc bình quân thuỷ trực
Lưu tốc trên thuỷ trực thay đổi theo độ sâu, do đó lưu tốc bình quân thuỷ
trực sẽ bằng tích phân hàm phân bố lưu tốc (v - h) trên độ sâu h. Cơ sở của phương
pháp tính là công thức:
h
1
h 0
Vtt  Vtt dh

Trong đó:
Vtt : Lưu tốc bình quân thủ trực (m/s)
Vtt: Lưu tốc điểm đo
h: Độ sâu thuỷ trực

+ Tính lưu tốc bình quân thuỷ trực theo phương pháp đồ giải
F
Tính theo công thức: Vtt 
h

Hình 2.20

Trong đó: F: Diện tích của vùng giới hạn bởi quan hệ lưu tốc theo độ sâu (V
- h). Giới hạn bởi đáy sông và mặt nước.
Dùng máy đo diện tích hoặc phương pháp gần đúng chia thành các diện tích
nhỏ song song mặt nước.

177
+ Tính lưu tốc bình quân thuỷ trực theo phương pháp phân tích:
Tính toán lưu tốc bình quân thuỷ trực phụ thuộc vào tài liệu của từng
phương pháp đo. Cụ thể:

Phương pháp đo 11 điểm


1 1 1 
Vtt   Vm  V0,1  V0, 2  V0,3  ....  V0,9  Vd 
10  2 2 
Phương pháp đo 5 điểm
Vtt 
1
Vm  3V0,2  3V0,6  2V0,8  Vd 
10
Phương pháp đo 3 điểm
Vtt 
1
V0,2  2V0,6  V0,8 
4
Phưong pháp đo 2 điểm
Vtt 
1
V0,2  V0,8 
2
Phương pháp đo 1 điểm
Vtt  V0,6

c. Xác định hệ số hiệu chỉnh lưu tốc bình quân của thuỷ trực sát bờ (Kb)
* Khái niệm
Gọi Kb là hệ số hiệu chỉnh lưu tốc bình quân của thuỷ trực sát bờ về lưu tốc
bình quân của bộ phận sát bờ.
Vbpb
Kb 
Vtb
Trong đó:
Vbqb: Lưu tốc bình quân của bộ phận diện tích sát bờ
Vtb: Lưu tốc bình quân của thuỷ trực sát bờ

* Xác định bằng thực nghiệm

Hình 2.21
178
Trên diện tích bộ phận sát bờ bố trí thêm một số đường thuỷ trực đo lưu tốc.
Số lượng đường thuỷ trực phụ thuộc địa hình đáy sông, độ rộng của bộ phận sát
bờ, phân bố lưu tốc . . .Tiến hành đo lưu tốc trên đó.
Tính lưu lượng sát bờ theo công thức:
V1  V2 V  Vn 1
Qbp  K b1V1   2  .....  n  n1
2 2
Trong đó: Kb: hệ số được chọn sơ bộ
ωi: Diện tích bộ phận thứ i nằm giữa hai thuỷ trực kề nhau
Vi: Lưu tốc bình quân thuỷ trực thứ i
Vn+1: Lưu tốc bình quân của thuỷ trực cơ bản sát bờ
Vbqb = Qbp/ωbp
ωbp = ω1 + ω2 + . . . .+ ωn+1
Kb = Vbqb/Vn+1

* Xác định bằng kinh nghiệm

Hình 2.22

Khi điều kiện chưa cho phép xác định Kb bằng lý thuyết hoặc thực nghiệm
thì có thể xác định Kb bằng kinh nghiệm như sau:
Nếu khúc sông thẳng, đều mặt cắt ngang sông có hình lòng chảo hoặc chữ
nhật, không có bãi chìm, nổi thì Kb =0,8 – 0,9.
Nếu khúc sông thẳng bộ phận gần bờ có lạch sâu và lưu tốc lớn hơn ngoài
thì Kb = 0,9 – 1,0
Nếu khúc sông cong, lưu tốc gần bờ tăng lên rõ rệt K b =0,9 – 1,0, lưu tốc
giảm thì Kb = 0,6 – 0,8
Nếu gần bờ có nước tù thì Kb = 0,5

179
Có thể căn cứ vào hình dạng đáy sông và phân bố lưu tốc theo chiều rộng để
xác định Kb:
Đường đáy sông và đường phân bố lưu tốc đều là đường thẳng Kb = 2/3
Đuờng đáy sông là đường thẳng, phân bổ lưu tốc là đường cong Kb = ¾
Đường đáy sông và phân bổ lưu tốc đều là đưòng cong Kb = 0,8 – 1,0.

d. Đo lưu tốc bằng phao

Thiết lập tuyến đo phao và tuyến thả phao.


Dùng thiết bị thả phao
Xác định vi trí phao trôi
Ghi chép thời gian phao trôi giữa hai tuyến của mỗi phao
Lưu tốc trung bình từng phao là: Vp = Lp/T.

3.4.4.5 Đo lưu hướng

Khi xây dựng các công trình trên sông, vượt sông hoặc chỉnh trị sông như:
Cầu, cống, cảng nghiên cứu diễn biến lòng sông, nắn dòng gia cố bờ . . . .rất cần
đến bình đồ lưu hướng. Có nhiều phương pháp đo lưu hướng, ở đây ta xét việc lập
bình đồ lưu hướng bằng cách thả phao.
Cao trình mực nước tính toán H1 là trị số trung bình giữa hai cao trình đầu
và cuối đoạn sông quan trắc.
Ht = (Hđ + Hc)/2
Trong đó:
Hđ , Hc Cao độ mực nước lúc bắt đầu đo và lúc kết thúc đo. Hiệu số H đ - Hc
không được vượt quá qui định sau:
+ Với tỷ lệ bình đồ dòng chảy 1:1000 là 0,02m
+ Với tỷ lệ bình đồ dòng chảy 1:2000 là 0,05m
+ Với tỷ lệ bình đồ dòng chảy 1:5000 là 0,10m

Khi hiệu số trên lớn thì phải chọn mực nước tính toán Ht sao cho đảm bảo
độ chính xác khi quan trắc.
Thời đoạn lớn nhất tính bằng giây giữa hai vị trí của phao được cho theo tỷ
lệ bình đồ phao và tốc độ dòng chảy trên mặt.

STT Tỷ lệ bình đồ phao Tốc độ dòng chảy trên mặt (m/s)


≤ 1,0 ≤ 2,0 >2,0
1:1000 60 30 40
1:2000 90 45 30
1:5000 120 60 40

Khi phao trôi từ mặt cắt xuất phát đến mặt cắt thượng lưu, đài quan sát đặt
tại T thuộc mặt cắt thuỷ văn có bố trí máy kinh vĩ bắt đầu đo và ghi: Khoảng thời
gian xác định bằng đồng hồ bấm giây và đo ghi góc đứng α và góc bằng φ. Từ đó
tính được khoảng cách từ vị trí phao đến mặt cắt AB là:
180
li = l.sinφ
Trong đó:
l: Khoảng cách từ máy đến vị trí phao (hình vẽ 2-9)
Xét phao thứ i nằm bất kỳ trên mặt sông (Hình vẽ 2-10) sẽ chênh với phao
nằm trên mặt cắt ngang đo đạc một độ chênh cao là:
ΔH = i.l.sinφ
Trong đó i: Là độ dốc dọc của đường mặt nước
Gọi h là khoảng cách theo chiều cao từ ống kính máy kinh vĩ tới mặt nước
tại vị trí AB và gọi H = h ± ΔH = h ± i.l.sinφ
Xét phao trôi đên vị trí C2 ta có H = l.tanαi hay l = H/tanαi
Ta có: l.tanαi = h ± i.l.sinφi
h
l
tan  i  i. sin  i
Trong đó:
αi : Góc đứng trong máy khi chúc xuống nhìn phao
φi Góc bằng trong máy khi chúc xuống nhìn phao
Dấu (+) ứng với phao ở thượng lưu mặt cắt đo
Dấu (-) ứng với phao mặt ở dưới hạ lưu mặt cắt đo
Như vậy muốn lập bình độ lưu hướng người ta tiến hành các bước sau:
- Căn cứ vào α φ tính được li, l. Biết li, l α và φ sẽ xác định được phao dàn
trên mặt sông
- Tính lưu tốc của từng phao qua mặt cắt đo để xác định được vec tơ lưu tốc
cho từng phao qua mặt cắt đo. Từ đó xác định được hướng chung của dòng chảy.
- Mặt cắt công trình là m/c vuông góc với hướng chung của dòng chảy.

3.4.5 Xác định lưu lượng dòng chảy

3.4.5.1 Mục đích, yêu cầu


a. Khái niệm
Lưu lượng nước Q là tổng lượng nước qua mặt cắt nào đó vuông góc với
hướng nước chảy bình quân trong một đơn vị thời gian.
b. Mục đích yêu cầu
Lưu lượng là yếu tố quan trọng của hiện tượng thuỷ lực, thuỷ văn. Đo đạc
tính toán xác định lưu lượng để cung cấp số liệu phục vụ cho các mục đích kinh tế
kỹ thuật khác nhau phục vụ sản xuất, sinh hoạt của con người cũng như nghiên cứu
diễn biến dòng chảy, tính toán tiêu thoát lũ, cung cấp nguồn nước . . .

181
3.4.5.2 Xác định Lưu lượng khi đo tốc độ bằng máy đo lưu tốc.
Ngưòi ta không ghi nhận được một cách trực tiếp lưu lượng dòng chảy. Cho
nên thường xác định lưu lượng gián tiếp thông qua các yếu tố khác.

a. Phương pháp phân tích

* Xác định mực nước tính toán


Trường hợp mực nước ít thay đổi:
Hd  Hc
H tt 
2
Trường hợp mực nước thay đổi nhiều trong thời gian đo (Hđ-Hc>10cm)
b1V1 H 1  ...  bnVn H n
H tt 
b1V1  ....  bnVn
Trong đó:
V1, . . .Vn lưu tốc bình quân tại thuỷ trực thứ i
H1, . . .Hn Mực nước tương ứng khi đo lưu tốc tại điểm 0,6h thuỷ trực
thứ i
b1, . . .bn Khoảng cách giữa hai thuỷ trực đo lưu tốc kề nhau.

* Xác định độ sâu tính toán và diện tích bộ phận


Trường hợp đo lưu tốc không đồng thời đo độ sâu thì độ sâu tính toán có thể
suy ra từ lần đo sâu gần nhất. theo công thức:
h = hh + ΔH
Trong đó:
h Độ sâu thuỷ trực khi đo lưu tốc để tính lưu lượng
hh: Độ sâu thuỷ trực của lần đo sâu gần nhất
ΔH = HQ – Hh
Với
HQ: Mực nước tính toán lúc đo lưu lượng
Hh: Mực nước tính toán lúc đo sâu.

182
Diện tích bộ phận là diện tích giới hạn giữa hai đường thuỷ trực đo lưu tốc kề
nhau. Được tính theo công thức:

1 h1  h2
 0  b0 h1  b1
2 2

h2  h3 h  h4
1  b2  3 b3
2 2
...............................
hm 1  hm 1
n  bm 1  bm hm
2 2
Trong đó:
h1,h2 . . . hm: Độ sâu tại thuỷ trực đo sâu 1,2 . . .m
b1, b2 . . .. bm: Khoảng cách các đường thuỷ trực do sâu kề nhau
ωi: Diện tích bộ phận giữa hai thuỷ trực đo lưu tốc kề nhau
n: Số đường thuỷ trực đo lưu tốc
m: Số đường thuỷ trực đo sâu (m>n)
* Công thức tính toán:
V1  V2 V  Vn
Q  K b1V1 0    ....  n1  n1  K b 2Vn n (1)
2 2
Trong đó:
Kb1, Kb2 Hệ số Kb ở hai bộ phận sát bờ
Vi Lưu tốc bình quân tại thuỷ trực đo lưu tốc
ωi Diện tích bộ phận giữa hai thuỷ trực
n Số đường thuỷ trực đo lưu tốc

183
b. Phương pháp đồ giải
Cơ sở của phương pháp là công thức:
B
Q   q.dB
0

Trong đó:
B: Chiều rộng mặtcắt
q: Lưu lượng đơn vị. q = v.h

Các bước tính toán như sau:


- Tính toán mực nước(như trên)
- Tính lưu tốc bình quân thuỷ trực
- Vẽ mặt cắt ngang (theo tài liệu độ sâu)
- Tính lưu lượng đơn bị theo công thức q = v.h
- Vẽ đường phân bố lưu lượng đơn vị theo chiều rộng (q~B)
- Xác định diện tích biểu đồ giới hạn bởi (q~B) và đường mặt nước
bằng máy đo, hoặc máy vi tính hoặc phương pháp đếm ô .. hoặc theo công thức

Q = (qo+ q1)*b1 /2+ (q1 + q2)*b2/2 + . . . .+ (qn+qn+1)*bn/2

Hình 2.26

184
3.4.5.3. Xác định lưu lượng trong trường hợp đo lưu tốc bằng phao
a. Phương pháp phân tích
* Khi phao trôi rải đều trên mặt cắt ngang
Lưu lượng nước được tính theo các bước sau:
- Vẽ đường phân bố thời gian trung bình của phao trôi trên mặt cắt ngang
(t - B) (hình 4-19 )

Hình 2.27

- Căn cứ vào quan hệ (t – B) trung bình loại bỏ những phao trôi sai khác qua
10% so với mức trung bình của nhóm phao.
- Tính lưu tốc trung bình của từng phao theo công thức Vp = Lp/t
- Phân nhóm phao: Những phao có giá trị lưu tốc xấp xỉ nhau và gần nhau
phân vào một nhóm

Hình 2.28

- Tính lưu tốc trung bình của nhóm Vnhóm = Lp / ttb


1 n
Trong đó ttb là thời gian trôi trung bình của nhóm t tb   ti Với n là số
n 1
phao trong nhóm.
1 n
- Tính khoảng cách khởi điểm trung bình của nhóm btb   bi Trong đó bi
n 1
là khoảng cách khởi điểm của phao thứ i trong nhóm.

185
- Tính diện tích bộ phận. Diện tích bộ phận là diện tích chảy giới hạn bởi hai
đường thuỷ trực trùng hoặc gần trùng với vị trí trung bình giữa hai nhóm phao kề
nhau.
Lưu lượng giả định được tính theo công thức:
Q p  V11  V22  .....  Vnn
Trong đó Vi Lưu tốc bình quân của nhoó phao thứ i
ωi Diện tích bộ phận thứ i
Qp Lưu lượng khi đo lưu tốc bằng phao chưa hiệu chỉnh.
Lưu lượng thực được tính theo công thức: Q = QpP1
Với P1 là số hiệu chỉnh lưu lượng khi phao trôi rải đều trên mặt cắt ngang
* Khi phao trôi tập trung vào giữa dòng
Q p  Vm 
Trong đó ω: Diện tích mặt cắt dòng chảy khi đo phao
1 n
Vm Lưu tốc lớn nhất bình quân Vm  Vi
n 1
Lưu lượng qua mặt cắt là Q = Qp P2
Với P2 là hệ số hiệu chỉnh lưu lượng khi phao trôi giữa dòng.

b. Tính lưu lượng nước bằng phương pháp đồ giải


Phương pháp này chỉ dùng cho trường hợp phao trôi rải đều trên mặt cắt
ngang
Trình tự tính toán như sau:
- Vẽ quan hệ (t – B) loại bỏ những phao bất hợp lý
- Tính lưu tốc của từng phao
- Vẽ mặt cắt ngang
- Căn cứ giá trị lưu tốc và vị trí phao trôi qua tuyến chính để phân nhóm.
- Tính lưu tốc bình quân nhóm và khoảng cách khởi điểm bình quân của
nhóm (như phương pháp phân tích)
Vẽ quan hệ lưu tốc phao với chiều rộng (Vp – B) qua các điểm trung bình
xác định quan hệ Vp – B trung bình
Các bước còn lại tiến hành giống như trường hợp tín lưu lượng nước bằng
phương pháp đồ giải khi đo lưu tốc bằng máy đo lưu tốc.
Lưu lượng thực là Q = Qp.P1

3.4.5.4 Điều tra Hmax; Vmax, Qmax theo phương pháp điều tra hình thái.

Công tác điều tra lưu lượng theo phương pháp hình thái thường gắn liền với
việc điều tra Hmax và Vmax và đo vẽ mặt cắt ngang sông tại mặt cắt tính lưu lượng.
-Thu thập bản đồ, bình đồ để nghiên cứu tổng thể, chi tiết đoạn sông thiết kế
hoặc vị trí công trình dự kiến. Tiến hành điều tra các yếu tố thuỷ văn (Hmax .. ).
Muốn xác định Vmax, cần đo đạc trắc ngang sông, tính i của dòng sông, xem
tình trạng để xác định độ nhám n. Từ đó xác dịnh các yếu tố thuỷ văn như R, ω, χ,
C, V, Q . . .
Vận tốc dòng chảy tính theo công thức:

186
2 1
1 3 2
V  C R.i  R i
n
Q=V.ω

3.4.5.4 Xác định Q theo quan hệ biểu đồ Q và H

Hiện nay do điều kiện kỹ thuật và kinh tế hạn chế chưa cho phép đo lưu
lượng nước liên tục hàng giờ như đo mực nước mà chỉ có thể đo được lưu lượng
nước ứng với một số thời điểm trong năm. Nhiều yêu cầu thực tế cho thấy số liệu
đó chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng số liệu vì số lượng quá ít chưa phản ảnh đầy
đủ qui luật thay đổi lưu lượng của sông. Do đó cần phải chỉnh lý tính toán bổ sung
dữ liệu lưu lượng.
Lưu lượng phụ thuộc nhiều yếu tố đặc biệt là phụ thuộc mực nước do đó một
trong những phương pháp xác định lưu lượng thông qua quan hệ Q = f(H). Song
đây là quan hệ phức tạp, đặc biệt đối với sông bị ảnh hưởng của thuỷ triều, của
sông khác, đoạn sông bị ảnh hưởng bởi nước vật, sông có nhiều thực vật phát triển
vì trong những sông như vậy không có sự đồng nhất giữa thay đổi mực nước và
lưu lượng trong sông. Do đó quan hệ Q = f(H) cũng ảnh hưởng. Do thời gian của
môn học giới hạn nên chỉ giới thiệu phưong pháp xác định Q theo quan hệ Q =
f(H) ổn định.

a. Phương pháp xây dựng quan hệ Q = f(H)


* Số liệu cần thiết
- Lưu lượng tức thời của các lần đo trong năm kèm theo các yếu tố thuỷ lực
tương ứng mỗi lần đo (Diện tích, mực nước, độ dốc . . .)
- Số liệu mực nước
- Căn cứ số liệu Q và H tương ứng đã cho dựng quan hệ tương quan Q =
f(H).
- Chọn 3 nhóm điểm tương quan (mỗi nhóm khoảng 3 – 5 điểm gần nhau
ứng với mực nước cao,trung bình, thấp. Xác định toạ độ trung bình H tb – Qtb của
từng nhóm theo phương pháp trung bình cộng toạ độ điểm mỗi nhóm. Với toạ độ
trung bình sơ bộ xác định đường giới hạn trên và giới hạn dưới với khoảng dao
động ± 10% so với Qtb mỗi nhóm.
Nếu các điểm tương quan phân bố thiên lớn, thiên nhỏ không theo qui luật
(có tính ngẫu nhiên) và có ít nhất 95% tổng số điểm tương quan phân bố trong
phạm vi hai đường giới hạn có thể coi quan hệ Q = f(H) ổn định.
Dựa theo dạng phấn bố của băng điểm tương quan toạ độ trung bình của 3
nhóm điểm để vẽ đường cong Q = f(H) trung bình sao cho phù hợp với tính chất
chung của quan hệ Q = f(H) và đạt sai số tưong quan nhỏ nhất. Nếu ứng với giá trị
mực nước nhỏ nhất, lớn nhất chưa có lưu lượng thì có thể kéo dài (ngoại suy)
đường cong Q = f(H)
Sai số tương quan tính theo công thức sai số quân phương tương đối:
n

 (K i  1) 2
 1

n
187
Trong đó:
σ: Sai số quân phương tương đối
n: Tổng số điểm lập tương quan Q = f(H)
Ki = Qđo/Qtính
Qđo: Lưu lượng nước thực đo
Qtính: Lưu lượng đọc trên đường Q = f(H) trung bình tương ứng cùng
mực nước với Qđo
Với σ≤ 0,050: tương quan Q = f(H) chặt chẽ
0,050< σ ≤ 0,150 tương quan Q = f(H) sử dụng được
0,15 <σ tương quan Q = f(H) để tham khảo

b. Tính lưu lượng


Sử dụng quan hệ Q = f(H) trung bình cùng với số liệu mực nước thực đo
tính được lưu lượng tương ứng. Có thể có mấy cách tính sau:

*. Đọc trực tiếp trên biểu đồ:


có H tra biểu đồ xác định được Q tương ứng.

*. Lập bảng tính


Việc tính Q theo mực nước giờ thường có khối lượng lớn và phải đọc trực
tiếp trên biểu đồ Q = f(H) nhiều lần. Quá trình này rất dễ phạm sai số nên trong
thực tế thường lập bảng tương quan Mực nước – Lưu lượng. Sử dụng bảng tính Q
theo H rất thuận lợi.
Trình tự lập bảng theo các bước sau:
Lần lượt đọc Q trên biểu đồ ứng với từng cấp mực nước cách đều 10 cm.
Tính chênh lệch lưu lượng từng cấp mực nước ghi vào cột ΔQ
Trong từng cấp mực nước 10cm coi lưu lượng thay đổi đều, do đó phân phối
chênh lệch lưu lượng ΔQ chia đều cho từng cm.
Cộng tích luỹ lưu lượng tăng theo mực nước từng cm sẽ có bảng tương quan
mực nước lưu lượng.

3.4.5.5. Tính lưu lượng theo phương trình tương quan.


Hiện tượng thuỷ văn là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau. Tính đủ các yếu
tố là điều không thể, đôi khi lại không hợp lý. Ngoài yếu tố tất nhiên còn nhiều yếu
tố ngẫu nhiên khác. Do vậy khi xem xét các đặc trưng thuỷ văn phải dựa vào các
yếu tố chính có đầy đủ ý nghĩa vật lý nêu lên nguyên nhân chính hình thành kết
quả, từ dó xây dựng mối quan hệ hồi qui và tương quan. Tương quan là mối quan
hệ đơn giản nhất của quan hệ thống kê, đó là quan hệ giữa đại lượng gọi là biến đổi
với các gía trị trung bình có điều kiện tương ứng với nó gọi là hàm. Quan hệ này
biểu thị ở dạng phương trình hồi qui tương quan (có thể ở dạng đường thẳng hoặc
đường cong)
Tương quan còn được chia thành tương quan đơn, tương quan kép.
Tương quan tuyến tính giữa hai đại lượng được sử dụng rộng rãi trong thuỷ
văn. Có thể xác định bởi các phương pháp thống kê sau:
Phương pháp bình phương bé nhất
188
Phương pháp momen
Phương pháp thích hợp tối đa.

Bài giảng này giới thiệu phương pháp bình phương bé nhất
Xét quan hệ giữa hai biến x, y là quan hệ tuyến tính theo phương trình
y = a + b.x
Phương pháp bình phương bé nhất là tìm ra các đường quan hệ sao cho tổng
bình phương độ lệch của các điểm so với nó là bé nhất
Hệ số a được xác định theo công thức: a  y  b.x
Hệ số b xác định theo công thức:
y
br
x
Trong đó:
r: Hệ số tương quan xác định theo công thức:
n

 (x i  x )( y i  y )
r 1

 (x i  x ) 2  ( yi  y ) 2

Độ lệch bình phương trung bình tính theo công thức:

n n

 ( xi  x ) 2 (y i  y) 2
x  1
y  1

n 1 n 1
Trong đó:
xi: Giá trị biến 1 quan trắc (mực nước)
x, y : Giá trị trung bình của các biến 1, biến 2.
yi: Giá trị biến 2 tương ứng (lưu lượng tương ứng)
Do đó phương trình hồi qui của y theo x là:
y
y yr (x  x)
x
Nếu r = 1 Đường hồi qui là đường thẳng
r = 0: x và y không có quan hệ tương quan
0<r<1: y và x có quan hệ tương quan tuyến tính
Để đánh giá độ chính xác của phương trình hồi qui có thể dùng độ lệch tiêu
chuẩn (sai số tiêu chuẩn), đó là độ lệch bình phương trung bình giữa các trị số quan
trắc và trị số tính theo phương trình hồi qui.

(y i  Ybq ) 2
 y( x) 
n 1
Trong đó:
yi: Trị số quan trắc
Ybq: Giá trị tính theo đường hồi qui
σy(x): Độ lệch bình phương trung bình của trị số quan trắc.

189
3.4.6 Đo và tính bùn cát

3.4.6.1 Đặc trưng cơ bản của bùn cát


a. Đặc trưng cơ bản của bùn cát lơ lửng
*. Độ đục bùn cát: (ρ) (còn gọi là lượng ngậm cát hoặc một độ bùn cát) là
lượng bùn cát lơ lửng có trong 1m3 nước. Đơn vị tính g/m3 hoặc kg/m3
*. Lưu lượng bùn cát (R: g/s hoặc kg/s) là lượng bùn cát chuyển qua mặt
cắt lưu lượng trong một đơn vị thời gian.
b. Đặc trưng cơ bản của bùn cát đáy
*. Suất chuyển cát đáy(gs : g/m.s; kg/m.s): là lượng bùn cát đáy chuyển qua
một đơn vị chiều rộng mặt cắt ngang trong một đơn vị thời gian.
* Lưu lượng bùn cát đáy (Gs : kg/s; T/s) là lượng bùn cát đáy chuyển qua
mặt cắt ngang trong một đơn vị thời gian.

3.4.6.2 Thiết bị lấy mẫu


Có nhiều thiết bị lấy mẫu, tuy nhiên trong mục này không đi sâu mô tả cấu
tạo, tác dụng của thiết bị. (Chi tiết xem trong giáo trình)
a. Máy lẫy mẫu bùn cát lơ lửng
- Máy kiểu chai
- Máy kiểu ngang
- Máy chân không
- Máy đo lượng ngậm cát và đường kính hạt.
b. Máy lấy mẫu bùn cát đáy
- Máy Đôn
- Máy HELLEY SMITH

3.4.6.2 Đo lượng bùn cát lơ lửng

a. Vị trí lấy mẫu:


Mặt cắt đo bùn cát lơ lửng được bố trí trùng với mặt cắt đo lưu lượng. Số
thủy trực lấy mẫu nhỏ hơn hoặc bằng số thủy trực đo lưu tốc, vị trí trung với thủy
trực đo lưu tốc.

b. Phương pháp lấy mẫu


Việc đo bùn cát lơ lửng thường được tiến hành cùng một lúc với đo sâu và
đo tốc độ. Do đó những phương tiên hỗ trợ đo sâu, đo tốc độ như thuyền, tời, cáp
căng ngang sông, cầu treo .. . .cũng đồng thời là phương tiện hỗ trợ đo bùn cát.
Dụng cụ gồm: Dụng cụ lấy mẫu nước; Dụng cụ lọc bùn cát và sấy khô, dụng cụ
cân chính xác.
*. Đo bùn cát tích điểm.
Trên mỗi thủy trực đã đo tốc độ tại điểm nào thì cũng đo bùn cát tại điểm
đó. Lần lượt dùng phương tiện thích hợp đưa dụng cụ tới điểm đo tiến hành lấy
mẫu nước tại từng điểm đo với dung tích D cm3.
*. Đo bùn cát theo kiểu tích phân
190
Kiểu đo tích phân không lấy mẫu tại từng điểm đo mà trên mỗi thủy trực chỉ
lấy một mẫu nước hỗn hợp bao gồm thành phần nước của mỗi độ sâu từ mặt nước
tới sát đáy sông. Bùn cát trong mẫu nước hỗn hợp được lọc sấy khô và xác định
trọng lượng bằng loại cân chính xác.
*. Lấy mẫu đại biểu: Để giảm bớt số lần lấy mẫu trên mặt cắt ngang ta có
thể chỉ lấy mẫu trên thủy trực đại biểu. Việc lấy mẫu đại biểu có thể dùng một
trong các phương pháp lẫy mẫu ở trên.

c. Xử lý mẫu bùn cát lơ lửng


*. Xử lý mẫu nước là xác định khối lượng bùn cát khô có trong mẫu nước.
Hiện có 2 phương pháp thông dụng: Lọc và sấy khô.
Phương pháp lọc:
- Xác định dung tích mẫu nước
- Để bùn cát lơ lửng lắng
- Lọc xong đưa giấy lọc có chứa bùn cát vào sấy
- Sau khi sấy xong hút ẩm mẫu bùn cát rồi mới cân.
- Khi xác định khối lượng bùn cát cần dùng cân tiểu ly
Phương pháp sấy khô:
- Xác định dung tích mẫu nước
- Để lắng, hút bớt nước trong
- Cho mẫu vào cốc và sấy khô
- Cân xác định khối lượng
*. Xác định lượng ngậm cát
W
 s
.106 (4-1)
V
Trong đó:
ρ là lượng ngậm cát (g/m3)
Ws Khối lượng bùn cát trong mẫu nước đã sấy khô (g)
V thể tích nước mẫu (cm3)

3.4.6.3 Tính lượng bùn cát lơ lửng (PP phân tích)


a. Tính lượng ngậm cát bình quân thủy trực
Lấy mẫu bằng phương pháp tích phân hoặc hỗn hợp dùng công thức (4-1)
Nếu lấy mẫu theo phương pháp tích điểm tính theo các công thức sau:
Đo 5 điểm:
 0V0  3 0, 2V0, 2  3 0,6V0,6  2  0,8V0,8  1,0V1,0
 tt  (5-5)
10Vtt
Đo 3 điểm
 0, 2V0, 2   0,6V0,6   0,8V0,8
 tt 
V0, 2  V0,6  V0,8
Đo 2 điểm:
 0, 2V0, 2   0,8V0,8
 tt 
V0, 2  V0,8
Đo 1 điểm:

191
 tt  C 0,5
Trong đó:
 tt là lượng ngậm cát bình quân thủy trực
ρi lượng ngậm cát tại độ sâu i
Vi lưu tốc tại độ sâu i
C Hệ số có thể xác định qua thực nghiệm.
b. Tính lượng ngậm cát bình quân bộ phận
Đối với những bộ phận diện tích giới hạn bởi hai đường thủy trực thì lượng
ngậm cát bình quân bộ phận bằng độ đục trung bình cộng của độ đục hai thủy trực
đó.
Lượng ngậm cát bình quân bộ phận sát bờ bằng lượng ngậm cát bình quân
của thủy trực sát bờ.

b. Tính lưu lượng bùn cát lơ lửng thực đo toàn mặt cắt ngang
1    2   n 
Rmn   1Q0  1 Q1  ....  n1 Qn1   n Qn 
1000  2 2 
Trong đó:
Rmn lưu lượng bùn cát lơ lửng mặt cắt ngang (kg/s)
ρi Lượng ngậm cát bình quân thủy trực thứ i
Qi lưu lượng bộ phận giữa thủy trực thứ i và i +1

3.4.6.4 Tính lưu lượng bùn cát đáy


Công thức tính theo phương pháp phân tích
g g  gS2 g  g Sn g 
GSmn  0,001 S1 .b0  S1 b1  ....  Sn1 bn1  Sn bn 
 2 2 2 2 
Trong đó: GSmn Lưu lượng bùn cát đáy thực đo (T/s)
gSi Suất chuyển cát đáy tại thủy trực thứ i
bi khoảng cách giữa hai thủy trực lấy mẫu.
Công thức kính nghiệm:
Hiện có nhiểu dụng cụ đo bùn cát đáy nhưng chưa được kiểm định độ chính
xác. Trường hợp không đo được bùn cát đáy có thể tính theo công thức kinh
nghiệm:
Rđáy = K.Rlơ lửng
K hệ số thường lấy bằng 0,2.

192
Chương 4: MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG TÍNH TOÁN THUỶ LỰC,
THUỶ VĂN CÔNG TRÌNH

Căn cứ đặc điểm thuỷ văn, khi nghiên cứu chế độ thuỷ văn và tính toán các
đặc trưng thuỷ văn người ta thường sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân
tích nguyên nhân hình thành và phương pháp thống kê.

1. Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành


Cơ sở của phương pháp này là tính chất tất nhiên của hiện tượng thuỷ văn.
Phương pháp này có thể chia làm nhiều phương pháp sau:
a. Phương pháp phân tích căn nguyên
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các đặc trưng
thuỷ văn, người ta phân tích quan hệ giữa đặc trưng thuỷ văn với các thông số đặc
trưng cho nhân tố ảnh hưởng. Mối quan hệ đó được biểu diễn bằng các quan hệ
toán học hoặc bằng các biểu thức, hoặc bằng các đồ thị và các biểu thức logic, mô
hình toán hoặc mô hình mô phỏng hệ thống.
Khi thiết lập các quan hệ toán học cho lưu vực bất kỳ, cần phải có một số tài
liệu quan trắc. Điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được, do đó cần phải
kết hợp với các phương pháp tổng hợp địa lý hay phương pháp lưu vực tương tự.
b. Phương pháp tổng hợp địa lý
Hiện tượng thuỷ văn mang tính địa đới, tính khu vực và biến đổi nhịp nhàng
theo không gian theo các cảnh quan địa lý. Bởi vậy có thể phân vùng, nội suy,
ngoại suy bằng cách lập bản đồ đẳng trị, các bản đồ phân khu tham số tổng hợp và
sử dụng nó trong tính toán các đặc trưng thuỷ văn.
c. Phương pháp lưu vực tương tự.
Các tham số và các đặc trưng thuỷ văn của lưu vực không có tài liệu quan
trắc được suy ra từ lưu vực khác có tài liệu quan trắc thuỷ văn và có điều kiện hình
thành dòng chảy tương tự như lưu vực cần phải tính toán.

2. Phương pháp thống kê xác suất


Vì hiện tượng thuỷ văn mang tính ngẫu nhiên, do đó có thể coi các đại lượng
đặc trưng là đại lượng ngẫu nhiên. Như vậy, có thể áp dụng lý thuyết thống kê sác
xuất (trình bày phần sau) với chuỗi đại lượng của các đặc trưng thuỷ văn bất kỳ và
từ đó có thể xác định được các đặc trưng thiết kế theo một tần suất đã được qui
định.
Trong thực tế cần kết hợp sử dụng các phương pháp trên. Mục đích cuối
cùng của nghiên cứu, tính toán thuỷ văn là xác định các đặc trưng thuỷ văn thiết kế
theo một tần suất qui định. Các đặc trưng có thể trực tiếp xác định bằng phương
pháp thống kê hoặc xác định gián tiếp bằng các phương pháp nguyên nhân hình
thành.

193
§4.1. Một số khái niệm về thống kê xác suất.

Phương pháp thống kê xác suất được ứng dụng rộng rãi trong thuỷ văn trên
cơ sở coi hiện tượng thuỷ văn là hiện tượng ngẫu nhiên. Người ta chưa thể chứng
minh hiện tượng thuỷ văn là hiện tượng ngẫu nhiên nhưng thấy:
- Hiện tượng thuỷ văn chịu sự chi phối của rất nhiều các nhân tố luôn luôn
biến động. Tác dụng tổng hợp của các nhân tố muôn hình muôn vẻ, mang tính
ngẫu nhiên.
- Hiện tượng thuỷ văn tồn tại một qui luật thống kê theo thời gian và theo
không gian. Thực tế cho thấy qui luật thuỷ văn của nhiều con sông lớn tồn tại một
qui luật thống kê tương đối ổn định. Hầu hết các quá trình thuỷ văn là biến ngẫu
nhiên với giả thiết chúng xảy ra độc lập và do cùng một nguyên nhân hình thành.
Khi xét đến yếu tố thời gian các đặc trưng thuỷ văn sẽ được đặc trưng bằng
các thông số thống kê, các thông số phản ảnh tính chất của tập hợp nghiên cứu.

4.1.1 Một số khái niệm

4.1.1.1. Không gian các biến cố và biến cố:


a. Phép thử: là các thử nghiệm hoặc quan sát được thực hiện với một hiện
tượng ngẫu nhiên nào đó trong cùng một điều kiện nhất định.
b. Biến cố: Kết quả của phép thử ngẫu nhiên gọi là biến cố ngẫu nhiên. Gọi
tắt là biến cố.
c. Biến cố cơ bản (biến cố sơ cấp): là biến cố mà sự xuất hiện của nó không
do sự tổ hợp của biến cố khác hợp thành.
c. Không gian các biến cố: Tập hợp tất cả các biến cố cơ bản có thể xuất
hiện trong một phép thử được gọi là không gian biến cố.

4.1.1.2. Xác suất


Xác suất là số đo khả năng xuất hiện của biến cố nào đó trong một phép thử
ngẫu nhiên. Xác suất lớn thì biến cố đó có khả năng xuất hiện nhiều. Xác suất
thường ký hiệu là P. ( 0  P( A)  1 )
Định nghĩa: Xác suất xuất hiện của một biến cố A nào đó là tỷ số giữa biến
cố cơ bản (trường hợp) thuận lợi cho biến cố A xuất hiện với tổng số biến số cơ
bản của không gian biến cố (hay tổng số biến cố đồng khả năng)
m
P( A) 
n
m: Số biến cố cơ bản thuận lợi cho A
n Tổng số biến số sơ cấp
Ví dụ: Tung đồng tiền ta thấy xác suất xuất hiện mặt sấp hay mặt ngửa là ½
(vì ở đây tổng số biến số sơ cấp là 2, số biến cố thuận lợi cho xuất hiện mặt sấp
hay mặt ngửa đều là 1)
4.1.1.3. Tần suất:

194
Công thức xác suất cổ điển chỉ phù hợp khi các biến cố xuất hiện là đồng
khả năng. Từ tính đồng khả năng nên có thể suy ra được sự xuất hiện của chúng
(biết trước). Nhưng trong tự nhiên, trong thí nghiệm, trong các quan sát hoặc trong
kỹ thuật, nhiều khi ta không thể dự đoán được sự xuất hiện của một biến cố nào đó
bằng các hình thức suy luận trên. Do đó phải có cách khác mới phù hợp đó là
phương pháp thống kê. Thống kê các kết quả quan sát thí nghiệm ta thường dùng
khái niệm tần suất.
Định nghĩa: Tần suất là tỷ số giữa số lần xuất hiện biến cố A với tổng số lần
thí nghiệm.
Lúc này m: Số lần xuất hiện biến cố A
n: Tổng số lần thí nghiệm
Khi số lần thí nghiệm tăng lên vô hạn thì tần suất tiến dần tới xác suất.
m
P( A)  lim
n  n

4.1.1.4. Đại lượng ngẫu nhiên và luật phân bố xác suất


a. Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên
Đại lượng ngẫu nhiên là một đại lượng mà trong một phép thử nó nhận được
một giá trị có thể với xác suất tương ứng của nó.
b. Đại lượng ngẫu nhiên gọi là liên tục nếu nó nhận bất kỳ giá trị trong
khoảng xác định của nó
Đại lượng ngẫu nhiên gọi là rời rạc nếu tất cả các giá trị có thể x1, x2, . . ..
xn là biến cố xung khắc từng đôi một thì biến cố tổng của chúng là biến cố chắc
chắn.
c. Hàm phân bố xác suất F(x) là xác suất để cho đại lượng ngẫu nhiên X
nhận các giá trị lớn hơn hoặc bằng một giá trị x, trong đó x là biến số nhận các giá
trị có thể trên miền xác định của nó.
F(x) = P(X≥x)
d. Hàm mật độ xác suất f(x) là một hàm biểu diễn luật phân bố xác suất của
đại lượng ngẫu nhiên.
Ta có
P( x  X  x  x)
f ( x)  lim
x 0 x

4.1.2 Thống kê toán học ứng dụng trong tính toán thuỷ văn

Lý thuyết xác suất cho phép nghiên cứu về mặt lý thuyết các qui luật chung
nhất của một hiện tượng ngẫu nhiên mà trọng tâm của nó là xác định luật phân bố
xác suất của hiện tượng ngẫu nhiên. Tuy nhiên trong hầu hết các hiện tượng tự
nhiên và xã hội nếu chỉ bằng phương pháp phân tích xác suất thì chúng ta không
thể xác định được qui luật phân bố xác suất của nó. Trong trường hợp như vậy, để
phát hiện qui luật phân bố xác suất của đại lượng ngẫu nhiên cần phải thống kê
những tài liệu quan sát hoặc đo đạc của hiên tượng ngẫu nhiên đó.

195
Phương pháp phân tích để phát hiện các qui luật ngẫu nhiên và xác định luật
phân bố xác suất của nó trên cơ sở những tài liệu thống kê được gọi là phương
pháp thống kê toán học.
Những kết quả thu thập được từ những quan sát và thực nghiệm gồm một số
hữu hạn các số liệu gọi là chuỗi số (liệt thống kê hoặc chuỗi số thống kê)

4.1.2.1. Khái niệm về Tổng thể và mẫu


Các số liệu quan trắc thuỷ văn chỉ là một phần (mẫu) của các giá trị đại
lượng ngẫu nhiên thuỷ văn (tổng thể).
a. Tổng thể:
Là tập hợp tất cả các giá trị có thể mà đại lượng ngẫu nhiên X có thể nhận
được trong một phép thử ngẫu nhiên.
Số lượng tất cả các giá trị đó ta gọi là dung lượng của tổng thể.(N)
b. Mẫu:
Là tập hợp hữu hạn các số liệu thu thập được từ tổng thể. Có thể nói mẫu là
một bộ phận của tổng thể, một phần rất nhỏ của tổng thể mà ta chọn ra hay thông
qua quan sát, đo đạc mà có.
Số lượng các giá trị của mẫu gọi là dung lượng mẫu (n)
c. Phương pháp chọn mẫu thống kê:
Mục đích tìm hàm phân phối của mẫu giống hàm phân phối của tổng thể. Do
đó mẫu phải có yêu cầu:
Đảm bảo tính đồng nhất ( số liệu của mẫu phải được lấy trong cùng một
tổng thể)
Tính ngẫu nhiên, độc lập Các số liệu của mẫu phải được chọn một cách
ngẫu nhiên và độc lập nhau tức là các số liệu không phụ thuộc lẫn nhau.
Tính đại biểu: Mẫu phải đảm bảo một số tính chất đủ đại biểu cho tổng thể.
Dung lượng phải đủ lớn.

4.1.2.2. Hàm tần suất luỹ tích và hàm mật độ tần suất.
Với mẫu dung lượng n, nếu coi mẫu đó như đại lượng ngẫu nhiên rời rạc, có
thể tính giá trị hàm phân bố xác suất theo công thức:
P(xi) = P(X≥xi)
Các giá trị của hàm phân bố xác suất tính từ mẫu được luỹ tích dần theo
hướng giảm của x, nên trong thông kê gọi là hàm tần suất luỹ tích. Đồ thị của nó
trong thuỷ văn thường gọi là “Đường tần suất”. Giá trị của tần suất luỹ tích ký hiệu
là P được hiểu là P(X≥xi) gọi tắt là “Tần suất”. Tần suất p được hiểu là tần suất để
cho đại lượng ngẫu nhiên X nhận các giá trị lớn hơn xi với xi là giá trị của mẫu.
Hàm mật độ xác suất trong thống kê gọi là hàm mật độ tần suất. tính theo
công thức:
P( xi )  P( xi  x)
p( x)  lim
x  x

4.1.2.3. Các đặc trưng thống kê


Trong thực tế đối với nhiều hiện tượng ngẫu nhiên không thể xác định được
các đặc trưng biểu thị hàm phân bố xác suất như kỳ vọng toán, phương sai . . .)
196
theo định nghĩa mà chỉ có thể xác định được từ mẫu. Các đặc trưng thống kê
thường được sử dụng làm tham số của các hàm phân bố xác suất nên thường gọi là
tham số thống kê.
Khi xác định tham số thống kê cần thừa nhận hai giả thiết:
- Đại lượng ngẫu nhiên liên tục nhưng các giá trị của mẫu chỉ là tập hợp hữu
hạn các giá trị rời rạc của tổng thể. Do đó có thể áp dụng các công thức định nghĩa
đối với đại lượng ngẫu nhiên rời rạc.
- Các giá trị thu được từ mẫu với dung lượng bằng n được coi là biến cố
xung khắc từng đôi một, tổng xác suất các biến cố có giá trị bằng 1. Xác xuất xuất
hiện các giá trị tuân theo qui luật phân bố đều từ là p = 1/n
Đối với hiện tượng thuỷ văn các đặc trưng thống kê của mẫu được tính như
sau:

 (K
n n

 xi i  1) 2  (K i  1) 3
x 1
Cv  Cs  1

n n 1 (n  3)C v3
xi
Với K i 
x
1 n
Khoảng lệch quân phương  x   ( xi  x ) 2
n 1 1

Với sai số lấy mẫu tuyệt đối:


x
Đối với trị số bình quân:  x 
n
Cv
Đối với hệ số phân tán Cv  Cv  1  Cv 2
2n
6
Đối với hệ số thiên lệch Cs  Cs  (1  6Cv 2  5Cv 4
n

4.1.2.4 Đường tần suất

Khi áp dụng phương pháp thống kê toán học trong thuỷ văn cần phải giải
quyết những vấn đề cơ bản sau:
Phương pháp tính xác suất đối với mẫu thống kê các đại lượng ngẫu nhiên
của hiện tượng thuỷ văn
Lựa chọn luật phân bố xác suất phù hợp hiện tượng thuỷ văn
Cách xác định các tham số thống kê và vẽ đường tần suất
Phân tích tương quan khi mẫu thống kê có dung lượng không lớn

a. Tần suất kinh nghiệm và đường tần suất thực nghiệm


* Khái niệm tần suất kinh nghiệm
Một mẫu có dung lượng n thoả mãn x1>x2>. . . .>xm với m thay đổi từ 1-n.
Xác suất để cho đại lượng ngẫu nhiên X nhận giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị nào
đó tính theo công thức:

197
P(X≥xi ) = m/n
Trong đó: m là số lần xuất hiện giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị x i ; n là tổng
số các giá trị có thể có của đại lượng ngẫu nhiên. Thực tế xác suất này không thể
tính được vì không bao giờ có thể có được số lần thực hiện phép thử vô cùng lớn.
Chỉ có thể có mẫu của tổng thể. Do đó để ước lượng xác suất xuất hiện của biến cố
X≥xi với dung lượng mẫu n là:
m
P( X  xi )  lim
n  n
Vì P được tính toán từ mẫu thống kê nên gọi là tần suất kinh nghiệm. Như
vậy, tần suất kinh nghiệm chính là xác suất để đại lượng ngẫu nhiên X nhận giá trị
lớn hơn hoặc bằng x. nhưng không xác định được từ tỏng thể mà được xác định từ
mẫu.
Trong thực tế thuỷ văn tài liệu đo đạc thuỷ văn không dài, không thoả mãn
điều kiện trên, do vậy những công thức thực nghiệm được xác lập xuất phát từ việc
coi n hữu hạn là 100%
P = (m/n). 100%
Nghiên cứu chỉ ra nên sử dụng công thức thực nghiệm sau:
Theo Hazen:
m  0,5
Pm 
n
Theo K-M:
m
Pm 
n 1
Theo Tregođaev:
m  0,3
Pm 
n  0,4
Theo Blokhin:
m  0,3
Pm 
n  0,2

* Đường tần suất kinh nghiệm


Là đường cong biểu thị quan hệ giữa tần suất P và giá trị x i tương ứng. Với
mỗi giá trị xi xác đinh được Pi tương ứng. Chấmquan hệ Pi – xi lến giấy tần suất tạo
thành một băng điểm có xu thể của một đường cong của hàm phân bố tần suất. Vẽ
đường cong trơn qua trung tâm băng điểm đó, ta gọi đường đó là đường tần suất
kinh nghiệm.
Cách vẽ đường tần suất kinh nghiệm như sau:
- Sắp xếp giá trị của mẫu theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, đánh số thứ tự
- Tính tần suất P tương ứng theo một trong các công thức trên.
- Chấm quan hệ P – xi (gọi là điểm kinh nghiệm) tương ứng lên toạ độ của
lưới xác suất.
- Vẽ đường cong trơn đi qua trung tâm các điểm kinh nghiệm. Đó chính là
đường tần suất kinh nghiệm.

b. Đường tần suất lý luận


198
* Khái niệm
Đường tần suất kinh nghiệm chỉ phản ánh được qui luật phân bố xác suất
của hiện tượng thuỷ văn trong phạm vi các giá trị thực nghiệm. Những với số liệu
thuỷ văn không lớn nên việc xác định tần suất xuất hiện các giá trị ở khu vực có
giá trị lớn và nhỏ của đại lượng ngẫu nhiên là không thực hiện được. Những giá trị
này chỉ có thể xác định bằng cách kéo dài đường tần suất kinh nghiệm. Vì vậy để
có cơ sở ngoại suy đường tần suất người ta phải sử dụng hàm phân bố xác suất lý
thuyết. Đồ thị của đường phân bố xác suất lý thuyết gọi là đường tần suất lý luận.
Hiện chưa thể kết luận hiện tượng thuỷ văn phù hợp với mô hình phân phối
xác suất nào. Qua thực tế nghiên cứu và thực tiễn cho thấy có một số mô hình xác
suất lý luận có một số điểm phù hợp với tính chất vật lý của hiện tượng thuỷ văn.
Ví dụ:

* Phân phối Pearson III


* Đường tần suất lý luận Kristky-Menken
c. Ảnh hưởng của các tham số thống kê đến đường tần suất
Tài liệu dùng nghiên cứu và tìm qui luật gọi là mẫu, mẫu thường không dài
do đó nảy sinh sai số giữa mẫu và tổng thể. Nếu sai số nằm trong phạm vi cho
phép thì mẫu có thể đại diện cho tổng thể.
Nhìn chung sai số mẫu do 3 nguyên nhân:
Sai số do mẫu nhỏ hơn tổng thể
Sai số ngẫu nhiên của mẫu
Đồ thị hàm phân bố mật độ của tổng thể là đường cong trơn liên tục còn của
mẫu là đường bậc thang không liên tục song được nối trơn.
Xét ảnh hưởng của các tham số thống kê đến đường tần suất là cơ sở để
phân tích sự phù hợp khi vẽ đường tần suất lý luận.
* Ảnh hưởng của trị số trung bình: Trị số trung bình ảnh hưởng đến vị trí
của đường tần suất so với trục hoành. Với cùng một đại lượng ngẫu nhiên, nếu Cv
= const; Cs = Const, đường tần suất nào có giá trị bình quân lớn hơn sẽ ở vị trí cao
hơn so với trục hoành.
* Ảnh hưởng của hệ số phân tán Cv.
Hệ số phân tán Cv biểu thị mức độ phân tán của đại lwonjg ngẫu nhiên so
với trị số bình quân. Khi hệ số Cv càng lớn thì các trị số đại lượng ngẫu nhiên càng
tập trung nhiều hơn ở gần trị số bình quân. Hệ số Cv ảnh hưởng đến độ dốc của
đường tần suất. Hệ số Cv càng lớn thì độ dốc càng lớn. Khi Cv = 0 thì đường tần
suất nằm ngang
* Ảnh hưởng của hệ số thiên lệch Cs
Hệ số Cs biểu thị mức độ lệch của đường mật độ tần suất so với trị trung
bình. Nếu Cs > 0 thì trị số đông nhỏ hơn giá trị bình quân, nếu Cs <0 trị số đông
lớn hơn giá trị bình quân. Nếu Cs = 0 Trị số đông trùng với giá trị bình quân. Trên
đường tần suất Nếu Cs>0 đường cong quay bề lõm lên trên và ngược lại.

199
§4.2 Xác định đặc trưng thuỷ văn thiết kế
Đặc trưng thuỷ văn bao gồm nhiều yếu tố như: Lưu lượng, mực nước, tổng
lượng, phân phối dòng chảy, lượng mưa . . .Nhưng do thời lượng môn học có hạn
phần này chỉ giới thiệu phương pháp xác định lưu lượng đỉnh lũ thiết kế.

4.2.1 Một số lưu ý chung

Khi tiến hành công tác tính toán xác định các đặc trưng thuỷ văn thiết kế cần
phải lưu ý kiểm tra thực hiện một số nội dung sau:

4.2.1.1 Tuân thủ các văn bản qui phạm pháp luật
Cần phải nghiên cứu tuân thủ các qui phạm chuyên ngành và phải tuân thủ
các qui định hiện hành khác của nhà nước đã ban hành.

4.2.1.2. Sử dụng nguồn tài liệu hiện có: Khai thác, sử dụng triệt để các
nguồn tài liệu hiện có như:
Tài liệu quan trắc của các trạm khí tượng, thuỷ văn do Tổng cục Khí tượng
Thuỷ văn ban hành
Tài liệu thuỷ văn tại các trạm dùng riêng
Tài liệu khảo sát, điều tra tại khu vực dự án
Tài liệu tổng hợp đặc điểm thuỷ văn từng địa phưong, lưu vực.
Tài liệu của các công trình khác có liên quan.

4.2.1.3. Kiểm tra phân tích tài liệu gốc:


Tính chất đầy đủ và mức độ tin cập của tài liệu
Sự phù hợp giữa tài liệu quan trắc được và chế độ lưu lượng, mực nước tự
nhiên.
Nguyên nhân gây nên các mực nước cao.
Số lần đo và phương pháp đo lưu lượng trong thời gian nước lớn.
Cách đo đạc và tính toán dòng chảy qua bãi sông nhánh ở tuyến công trình.
Cách xét ảnh hưởng của cây cỏ mọc trong sông, sự biến dạng lòng sông
Kiểm tra hệ cao độ của các số liệu
Sự phù hợp giữa mực nước, lưu lượng lớn nhất, nhỏ nhất dọc sông
Mức độ chính xác của ngoại suy đường cong lưu lượng ở phần nước cao,
nước thấp
Sự cân bằng lượng nước bình quân từng năm, từng mùa dọc sông. Những tài
liệu quan trắc không đáng tin cậy, nếu không hiệu chỉnh đuợc cần loại khỏi tài liệu
tính toán.

4.2.1.4. Điều kiện chọn lưu vực tương tự


Khi sử dụng tài liệu sông tương tự cần hiệu chỉnh sự chênh lệch về diện tích,
luợng mưa và bốc hơi giữa lưu vực tính toán và lưu vực tương tự.

200
Khi lựa chọn lưu vực tương tự cần đảm bảo các điều kiện sau.
Sự tương tự về điều kiện khí hậu
Tính đồng bộ về sự dao động dòng chảy theo thời gian (có quan hệ tương
quan trong thời kỳ đo đạc song song)
Tính đồng nhất về điều kiện hình thành dòng chảy, địa chất thổ nhưỡng địa
chất thuỷ văn, tỷ lệ rừng, đầm lầy, hồ ao và điều kiện canh tác trên lưu vực
Không có các yếu tố làm thay đổi điều kiện tự nhiên của dòng chảy.
Tỷ lệ giữa các diện tích không được vượt quá 5 lần. Chênh lệch về độ cao
bình quân lưu vực không quá 300m.

4.2.1.5 Tần suất thiết kế cầu cống:


Cầu và cống là công trình vĩnh cửu có thời gian phục vụ trên 100 năm. Để
đảm bảo cầu và cống làm việc bình thường trong suất thời gian khai thác cần thiết
kế cầu, cống và các công trình tại cầu theo một tần suất lũ được qui định tuỳ theo
tầm quan trọng của công trình.
Tại Việt Nam tần suất lũ thiết kế được qui định như sau:
Tần suất lũ tính toán dùng cho đường ô tô (TCVN4054-98)
Tên công trình Cấp đường
Cao tốc và cấp Cấp 100 và 80 Cấp < 60 Km/h
>100Km/h Km/h
Nền đường kè Theo tần suất cầu cống
Cầu lớn và trung 1:100 1:100 1:100
Cầu nhỏ, cống 1:100 1:50 1:25
rãnh 1:25 1:25 1:25

Tần suất lũ tính toán dùng cho đường sắt (Qui phạm thiết kế kỹ thuật
đường sắt khổ 1000mm - Bộ GTVT-76)
Tên công trình Cấp đường
Đường sắt chủ yếu Đường sắt thứ yếu
Nền đường 1:100 1:50
Cầu và cống 1:100 1:50
Cầu rất lớn 1:300 (kiểm tra) 1:100 (kiểm tra)

4.2.2 Xác định lưu lượng đỉnh lũ thiết kế khi có đủ tài liệu.

Trường hợp có đủ tài liệu quan trắc có thể dựa vào những số liệu đã quan
trắc được và áp dụng phương pháp thống kê xác suất để xác định đặc trưng thuỷ
văn thiết kế.

201
Bài toán cơ bản của thống kê thuỷ văn
Bài toán thống kê thuỷ văn thường bao gồm các bước sau:
a. Thu thập số liệu đo đạc và thí nghiệm thuỷ văn phù hợp với yêu cầu của
một bài toán thống kê (yêu cầu của một mẫu)
b. Sắp xếp số liệu tính toán các đặc trưng thông kê.
c. Chọn một mô hình xác suất phù hợp và kiểm tra sự phù hợp giữa mô hình
và số liệu quan sát.
d. Sử dụng mô hình đó để tính các đặc trưng thiết kế. (Qp).

Để giải bài toán, trong nghiên cứu tính toán thuỷ văn thường sử dụng một số
phương pháp sau:

4.2.2.1. Phương pháp momen


Cơ sở phương pháp: Các đặc trưng thống kê được tính từ chuỗi số liệu thực
đo Q1, Q2 . . .Qn bằng các đặc trưng thống kê tương ứng của tổng thể.

n n

 K  1  K  1
2 3
n i i
1
Q  Qi
n 1
Cv  1

n 1
Cs  1

n  3C v 3

Sau đó ta giả thiết một mô hình xác suất thường dùng nào đó.
Kiểm tra sự phù hợp giữa mô hình xác suất giả thiết với chuỗi số liệu thực
đo theo phương pháp thống kê. Nếu đạt yêu cầu ta có thể sử dụng mô hình đó để
tính toán Qp.
Phương pháp momen cho kết quả tính toán khách quan song nếu gặp trưòng
hợp có điểm đột xuất không xử lý được và thường cho kết quả thiên nhỏ khi tính
các đặc trưng thông kê.

4.2.2.2. Phương pháp thích hợp


Phương pháp thích hợp cho rằng có thể thay đổi các số đặc trưng thống kê
trong giới hạn nhất định sao cho mô hình xác suất lý luận phù hợp nhất với chuỗi
số liệu thực đo.
Cách giải:
a. Tính lưu lượng đỉnh lũ thiết kế (Qp) theo phương pháp thống kê với
mô hình phân phối Pearson III (PIII)

Bước 1. Sắp xếp số liệu theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Thống kê số lần xuất
hiện của các giá trị Qi.
Bước 2: Tính tần suất kinh nghiệm theo công thức:
m m  0,3
P hoặc P 
n 1 n  0,4
Trong đó: m: Số thứ tự liệt số liệu sắp xếp từ lớn đến nhỏ
n: Số năm quan trắc
Bước 3: Vẽ các điểm tần suất kinh nghiệm (Qi – P) lên giấy tần suất.

202
Bước 4. Tính các tham số thống kê :
n

Q i
Qtb  1

n
Trong đó: Qi lưu lượng lớn nhất thứ i
n: Tổng số năm quan trắc
n

 Q  Qtb 
2
i
1
 n 1
Cv   δ: Sai số quân phương
Qtb Qtb
Đặt Ki = Qi/Qtb
Nếu n < 30 năm, áp dụng công thức:
n

 K  1
2
i
Cv  1

n 1
Khi n > 30 năm áp dụng công thức:
n

 K  1
2
i
Cv  1

n
Tính Cs:
n

 K i  1
3

Cs  1

n  3C v 3
2Cv
Bước 5. So sánh xem Cs có thoả mãn bất đẳng thúc kép 2Cv  Cs 
1  K min
Trong đó Kmin = Qmin/Qtb
Nếu không thoả mãn thì phải bỏ giá trị Cs do tính ra để chọn Cs từ giá trị Cv
để đưa vào tính Φ
Bước 6: Dựa vào hệ số Cv, Cs để tra Φi của đường tần suất PIII
Bước 7: Xác định lưu lượng thiết kế tần suất P theo công thức:
QP% = Qtb.Kp = Qtb(1 + ΦCv)
Bước 8: Kiểm tra sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận và các điểm tần
suất kinh nghiệm bằng cách chấm quan hệ Qp ~ P tính được lên giấy tần suất, nối
các điểm đó lại thấy đường tần suất kinh nghiệm phù hợp với đường tần xuất lý
luận là được.
Nếu không phù hợp thì thay đổi các giá trị Q, Cv, Cs để làm sao đạt kết quả
phù hợp nhất.
b. Tính lưu lượng đỉnh lũ thiết kế theo phương pháp thống kê xác suất
với hàm phân phối Kritsky-Menken:
Các bước tính toán như sau:
- Thực hiện từ bước 1 - bước 4 giống như trên
- Từ Cv, Cs tính được, lập tỷ số Cs/Cv
- Căn cứ Cv và tỷ số Cs/Cv xem phụ lục tra ra Kp ứng với tần suất P%
203
- Xác định lưu lượng thiết kế tần suất P% theo công thức
Qp = QtbKp
- Thực hiện bước 8 giống như trên.

Ví dụ: Tính Q bình quân năm ứng với P=75% và 90% của một trạm thuỷ
văn. Số liệu thực đo đã cho.

Bảng: Tính tần suất lưu lượng bình quân năm

Qi Qi Qi m
STT Năm Ki  Ki -1 ( K i  1) 2 ( K i  1) 3 P
(m3/s) (m3/s) Q n 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 1950 570 592 1,49 0,49 0,240 0,118 4,8
2 1951 503 570 1,44 0,44 0,194 0,085 9,5
3 1952 513 503 1,27 0,27 0,073 0,020 14,2
4 1953 485 496 1,25 0,25 0,062 0,016 19,0
5 1954 460 485 1,22 0,22 0,048 0,011 23,8
6 1955 592 463 1,17 0,17 0,029 0,005 28,6
7 1956 215 460 1,16 0,16 0,026 0,004 33,3
8 1957 346 446 1,13 0,13 0,017 0,002 38,1
9 1958 333 445 1,12 0,12 0,014 0,002 42,9
10 1959 411 411 1,04 0,04 0,002 0,000 47,6
11 1960 263 399 1,01 0,01 0,000 0,000 52,4
12 1961 446 346 0,88 -0,12 0,016 -0,002 57,1
13 1962 445 342 0,86 -0,14 0,018 -0,003 61,9
14 1963 342 333 0,84 -0,16 0,025 -0,004 66,7
15 1964 274 313 0,79 -0,21 0,044 -0,009 71,4
16 1965 496 396 0,77 -0,23 0,051 -0,012 76,2
17 1966 399 274 0,69 -0,31 0,095 -0,029 80,0
18 1967 463 273 0,69 -0,31 0,095 -0,030 85,7
19 1968 273 263 0,66 -0,34 0,112 -0,038 90,5
20 1969 306 215 0,54 -0,46 0,209 -0,095 95,2
Tổng 7935 20,02 0,02 1,371 0,041

B1: Sắp xếp số liệu từ lớn đến nhỏ (cột 4)


m
B2: Tính tần suất kinh nghiệm theo công thức P  (cột 9)
n 1
B3: Chấm quan hệ Qi – P lên giấy tần suất. Được các điểm tần suất kinh
nghiệm.
B4: Giả thiết Q , Cv, Cs (trên cơ sở phương pháp nào đó). Thí dụ trên cơ sở
phương pháp Momen ta có:
Q i
7935
Q   396,8
n 20

204
Qi
Tính Các giá trị K i  (cột 5)
Q
Ki -1 (cột 6) (Ki – 1)2 (cột 7) (Ki – 1)3 (cột 8)

Tính Cv, Cs theo công thức Momen ta có: Cv = 0,27; Cs = 0,12


B5: Giả thiết mô hình xác suất (F(x)) Ví dụ theo mô hình PIII
B6: Tính Xp theo công thức PIII với các p khác nhau (Bảng 2).
B7: Kiểm tra sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận với các điểm tần suất
kiinh nghiệm bằng cách chấm quan hệ Qp – P (hoặc Kp – P) lên cùng một giấy tần
suất với điểm tần suất kinh nghiệm.
Nếu đường tần suất lý luận phù hợp với điểm tần suất kinh nghiệm là được.
Nếu không phù hợp thì thay đổi các thông số Q , Cv, Cs thích hợp để đạt được kết
quả tốt nhất. (tức đường tần suất lý luận nằm giữa băng điểm tần suất kinh nghiệm)

Ví dụ trên đã lấy Cv=0,30 Cs = 2Cv tra bảng được các toạ độ của đường tần
suất lý luận
Tính các đặc trưng thiết kế Qp% (75%, 90%)
Bảng 2 Toạ độ đường tần suất lý luận Cv= 0,030 Cs = 2Cv
P% 0,1 1 2 5 10 25 50 75 90 95 99
Kp 2,19 1,83 1,64 1,54 1,40 1,28 0,97 0,79 0,64 0,56 0,41
Qp 313 254

Bản vẽ đường tần suất lưu lượng bình quân năm

4.2.2.3. Phương pháp 3 điểm


Giống như phương pháp thích hợp, phương pháp 3 điểm cũng lấy sự phù
hợp của đường tần suất lý luận với điểm tần suất kinh nghiệm làm chuẩn mực.
Dựa vào tài liệu thuỷ văn, lựa chọn gíá trị thuỷ văn, lập bảng thống kê tính
toán Qp thực nghiệm, vẽ đường tần suất thực nghiệm.
Song khác nhau ở chỗ tính các giá trị Q, Cv, Cs tính được theo 3 điểm chọn
trước.
Cách tính như sau:
1. Sắp xếp số liệu, lập bảng tính tần suất kinh nghiệm
2. Vẽ đường tần suất kinh nghiệm (lập bảng tính tần suất kinh nghiệm, vẽ
tương quan lên giấy tần suất vẽ đường tần suất qua băng điểm kinh nghiệm).
3. Chọn 3 điểm (Q1, P1); (Q2,P2); (Q3, P3) trên đường đó. Trong đó P2 =50%;
P1 và P3 đối xứng qua P2.
4. Tính S và Cs
Q1  Q3  2Q2 1  3  2 2
S 
Q1  Q3 1  3
Vì Φ là hàm số của P và Cs nên S cũng là hàm số của P và Cs nhưng P1. P2,
P3 đã biết trước nên S =f(Cs). Vì vậy khi có S ta suy ra Cs theo phụ lục.
5. Tra Φ50%, Φ1 - Φ3 theo Cs (theo phụ lục)

205
Q1  Q3
Tính δ theo công thức 
1   3
Tính Q và Cv
Q  Q50%   50%

Cv 
Q
Tính Qp theo công thức Q p  (Cv  1)Q
6. Lập bảng tính tung độ đường tần suất lý luận (P-x) theo các tham số số kê
Q , Cv, Cs.
7. Tính giá trị Qp vẽ đường tần suất lý luận (Qp,P) trên giấy tần suất. Đường
tần suất lý luận phù hợp với đường kinh nghiệm thì đạt yêu cầu. Đường tần suất lý
luận phải qua 3 điểm đã chọn.
Phương pháp 3 điểm chí áp dụng cho dạng phấn bố PIII
Ví dụ:
Cho bộ số liệu trên, lập bảng sắp xếp và tính toán vẽ đường tần suất kinh
nghiệm., lấy Q trên đó được
Q5 = 611 ; Q50 = 385 Q95 = 222

Thay 3 điểm đã chọn để tính S:


611  222  2.385
Tính S S  0,162
611  222
Từ S tra bảng ta có Cs=0,60.
Từ Cs tra bảng tìm được
Φ50 = - 0,1
Φ5 - Φ95 = 3,259
δ = 119,4
Qbq = 396,9 m3/s
Cv = 0,3
Tính Qp theo công thức Q p  (Cv  1)Q  K p Q

P% 0,1 1 2 5 10 25 50 75 90 95 99
Kp 2,19 1,83 1,64 1,54 1,40 1,18 0,97 0,79 0,64 0,56 0,44
Qp 896 726 651 611 556 468 385 314 254 222 175

Vẽ đường tần suất lý luận. Nếu đường tần suất lý luận phù hợp với đường tần suát
kinh nghiệm là được.

4.2.3. Tính toán các đặc trưng thiết kế khi tài liệu quan trắc ngắn (theo
phương pháp kéo dài số liệu quan trắc.
Khi liệt tài liệu ngắn và không đủ tính đại biểu để xác định lưu lượng đỉnh lũ
thiết kế cần tiến hành kéo dài tài liệu. Việc kéo dài được thực hiện nhờ phân tích
quan hệ tương quan hay các mô hình toán. Quan hệ tương quan gồm có tương quan
tuyến tính và tương quan phi tuyến.
206
Phương pháp tương quan tuyến tính được thực hiện như sau:
- Chọn lưu vực sông tương tự (như điều kiện ở trên)
- Tính các đặc trưng Q , Qtt (tt: tương tự)
- Tính hệ số tương quan
n

 (Q i  Q )(Qtti  Qtt )
r 1
 0,8
 (Q i Q) 2
 (Qtti  Qtt ) 2

- Tính sai số tiêu chuẩn:

 (Q i  Q )2  (Q tti  Qtt ) 2
Q   Qtt 
n 1 n 1
- Phương trình hồi qui:
Q
QQ  r (Qtt  Qtt )
 Qtt
Dựa vào phương trình trên chuỗi số liệu được kéo dài theo số liệu của lưu
vực tương tự. Sau đó dùng chuỗi số liệu này tính toán lưu lượng đỉnh lũ giống như
trường hợp có đủ số liệu.
Bên cạnh đó có thể dùng phương pháp đồ giải để tìm tương quan tuyến tính.
m
y  a.x  b a  tan    cos 
n
Trong đó m: số điểm ở góc phần tư thứ nhất và thứ 3. n: tổng số điểm quan hệ

Xử lý khi Số năm quan trắc ít và có số liệu quan trắc lũ đặc biết lớn
nằm ngoài chuỗi đo liên tục.
Để tăng độ chính xác tính Qtb, Cv, Qp% cần phải tìm cách sử dụng số liệu đặc
biệt lớn đó. Phương pháp giải quyết là giả thiết lũ của những năm gián đoạn (từ
năm có lũ đặc biệt lớn tới năm đầu tiên của thời gian quan trắc liên tục) có trị số
bằng Qtb. Từ giả thiết đó ta có:
N 1 n
QN 
n 1
 Qi
Qtb 
N
1  N 1 n 
Cv    K  1 2
  ( K i  1) 2 
N 1 
N
n 1 
Trong đó:
KN = QN/Qtb;
QN là lũ đặc biệt lớn
N: số năm có lũ đặc biệt lớn tới lần quan trắc cuối cùng.
Công thức trên cũng áp dụng cho trường hợp nếu trong chuỗi lũ thống kê có
con lũ đặc biệt đã biết chu kỳ xuất hiện N năm.

4.2.4 Tính đặc trưng thuỷ văn thiết kế khi thiếu tài liệu
4.2.4.1. Tính lưu lượng thiết kế theo phương pháp hình thái thuỷ văn
207
Phương pháp hình thái thuỷ văn được áp dụng khi biết mực nước tính toán,
mặt cắt ngang sông, độ dốc dòng chảy và hệ số nhám lòng sông. Nội dung của
phương pháp này như sau:
- Chọn mặt cắt lưu lượng:
Mặt cắt ngang chọn ở đoạn sông thẳng, không ảnh hưỏng của nước dềnh từ
các sông khác, của thuỷ triều, của đập nước. Mặt cắt chọn ở những nơi có bãi sông
hẹp hoặc không có bãi, tốt nhất mặt cắt có dạng hình lòng chảo, hướng nước chảy
thuận lợi, vuông góc với hưóng nước chảy. Mặt cắt lưu lượng nên chọn trùng với
mặt cắt sông tại vị trí công trình thoát nước nếu như đáp ứng được các yêu cầu
trên. Trường hợp mặt cắt ngang không đảm bảo các yêu cầu trên thì có thể chọn
mặt cắt lưu lượng ở thuợng lưu và hạ lưu cầu. Thông thường chọn 3 mặt cắt và lấy
các trị số trung bình để tính toán.
- Xác định độ dốc dọc sông:
Độ dốc dọc sông về nguyên tắc xác định theo tài liệu thực đo mực nước
đồng thời tại mặt cắt thượng lưu, mặt cắt tính lưu lượng, mặt cắt hạ lưu về mùa lũ.
Hoặc có thể sử dụng độ dốc mặt nước qua điều tra.
- Các định vận tốc dòng chảy và lưu lượng:
Vận tốc dòng chảy được xác định theo công thức:
2 1
1 87
V  h 3i 2 Hoặc V  hi
n 
1
h
và lưu lượng xác định theo công thức Cêdi
Q  chu Cchu hchu i  bai Cbai hbai i
Trong đó:
V: Vận tốc trung bình dòng chảy (m/s)
h (m) Chiều sâu trung bình dòng chảy
γ, n: Hệ số nhám theo Badanh và Maninh (tra bảng)
i: Độ dốc mặt nước.
ωchủ, ωbãi tiết diện dòng chảy của dòng chủ và các dòng bãi
hchủ, hbãi Độ sâu trung bình của dòng chủ và bãi sông. hi = ωi/Bi
1
1
C: Hệ số Cedy tính theo công thức Maning C  h 6
n
87
Hoặc theo Badanh C 

1
h
Khi áp dụng phương pháp trên cần lưu ý là:
Nếu sông có chiều rộng nhỏ hơn 10 lần độ sâu trung bình thì trong công
thức tính toán lưu lượng phải đổi “h” bằng R=ω/χ.
Công thức Cedi chỉ đúng với dòng chảy ổn định nên không thể dùng nó
trong các trường hợp bị ảnh hưởng bởi nước dềnh, ảnh hưởng thuỷ triều.
Để xác định lưu lượng thiết kế cần điều tra được 3 mực nước lũ lịch sử, trên
cơ sở 3 mực nước lũ lịch sử đó bằng phương pháp hình thái thuỷ văn xác định

208
được 3 lưu lượng tương ứng. Lưu lượng thiết kế ứng với tần suất p% được xác
định theo công thức:
K p%
Q p %  Qi %
Ki%
Trong đó:
Qi% Lưu lượng ứng với mực nước lịch sử có tần suất i%
Kp%, Ki% Hệ số phụ thuộc vào sự biến động Cv và Cs ứng với tần suất p% và
i% xác định theo phụ lục. Trị số Cv, Cs đuợc xác định từ điều kiện phải thoả mãn
đẳng thức sau:
K i % Qi %

K j% Q j%
Trong đẳng thức trên vế phải đã được xác định, vế trái được xác định bằng
cách giả thiết trị số Cv và tỷ số Cs/Cv và theo phụ lục tra Ki% và Kj%

Ví dụ:
Biết Q1908 = 420m3/s Q1961 = 286m3/s Q1928 = 250m3/s xác định Qi%

Giải
Từ năm 1908 đến 1961 trong khoảng 54 năm xuất hiện 3 lần lưu lượng lớn
hơn 250m3/s. Vì vậy, tần suất xuất hiện lũ năm 1928 là 3/54 = 5,5%; Năm1961 là
2/54 = 3,7%
Năm 1908 không tìm được chính xác tần suất lũ vì cho tới năm điều tra 1961
chưa có lũ nào vượt nó.
K1%
Tính Q1% theo công thức Q1%  Qi %
K i%
Trong đó Qi% đã biết;
K1%; Ki% phụ thuộc vào Cv, Cs vì vậy cần phải biết Cv, Cs.
Q3,7% K 3,7%
Dựa vào công thức Qi% = Qtb.Ki% ta có quan hệ 
Q5,5% K 5,5%
Q3,7%
Trong đẳng thức trên tỷ số =1,144 đã biết. Lựa chọn Cv, Cs theo phụ
Q5,5%
lục 1a (Giáo trình thiết kế đường ô tô tập 3- NXB Giáo dục -6-2007) bằng tỷ số lưu
Q3,7%
lượng ở trên. Giả sử Cv = 1,2; Cs = 2 Cv ta tìm đựoc K3,7% = 3,8 và K5,5%
Q5,5%
= 3,32
K 3 , 7%
Tỷ số =3,8/3,32 = 1,145
K 5 , 5%
Q3,7%
So sánh với tỷ số =1,144 ta thấy chúng gần bằng nhau vậy chọn Cv =
Q5,5%
1,2 và Cs = 2Cv để tìm K1%. trong phụ lục 1a K1%=5,5
Tính Q1%
5,5
Q1%  250x  414,17 m3/s
3,32

209
Trường hợp Biết Qtb và lưu lượng có tần suất nào đó.

Ví dụ: Biết Qtb = 23,4 m3/s; Q5% = 80m3/s. Xác định Q1%?
Các điều kiện đầu bài như trên

Giải
Biết Q1% = K1%. Qtb.
Vì vậy nếu giả thiết Cv, Cs như thế nào để K1% bằng tỷ số đã được xác định
Q1%/Qtb thì trị số Cv, Cs giả định đó sẽ là trị số tính toán Q1%.
Ta có
Q5% 80
  3,41
Qtb 23,4
Giả thiết Cv =1,2 Cs = 2Cv tra phụ lục 1a ứng với tần suất 5% ta có K 5% =
3,45 ≈ 3,41. Nghĩa là giả định Cv, Cs đúng.
Dựa vào phụ lục 1a, ta tìm được K1% = 5,5 theo công thức ta có Q1% =
K1%.Qtb = 5,5.23,4 = 129 m3/s.
Ghi chú: Hiện nay trên hệ thống sông miền bắc đã phân vùng xác định được
hệ số Cv, Cs

4.2.4.2 Tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế từ mưa rào

Trong những trường hợp không có tài liêu đo đạc thuỷ văn nhưng lại có
nhiều tài liệu đo mưa . . . có thể xác định lưu lượng đỉnh lũ thiết kế từ mưa rào.
Ở Việt Nam người ta đã tiến hành tính toán và phân khu mưa rào cho toàn
quốc nên có thể áp dụng công thức loại này trên toàn lãnh thổ.
Để thiết lập công thức tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế cho đơn giản,
thuận tiện người ta thường có 7 giả thiết:
- Mưa rơi đồng đều trên toàn lưu vực
- Cường độ mưa không thay đổi trong suốt trận mưa và bằng cường độ trung
bình của các thời đoạn mưa.
- Đất bão hoà nước từ những trận mưa trước
- Cường độ thấm coi như đồng đều trên toàn bộ lưu vực và bằng cường độ
trung bình của các đo đạc riêng rẽ trên toàn lưu vực
- Lớp nước mặt bị trở ngại bởi rừng cây, núi đá và các chường ngại vật khác
coi như không đáng kể
- Lưu vực hình thành do hai mặt phẳng nghiêng và lòng sông là giao tuyến
của hai mặt phẳng nghiêng đó
- Độ dốc thuỷ lực coi như đồng đều trên suốt chiều dài lòng sông, suối và
bằng độ dốc trung bình của đáy các lòng sông suối đó.

a – Công thức cường độ giới hạn theo tiêu chuẩn tính toán các đặc
trưng dòng chảy lũ Bộ GTVT Việt Nam 1995

210
Tiêu chuẩn này để tính Qmaxp khi không có tài liệu đo lưu lượng trên sông
phục vụ cho việc thiết kế các công trình thoát nước trên đường ô tô và đường sắt ở
những sông suối không bị ảnh hưởng thuỷ triều. Qui trình này dựa chủ yếu vào qui
trình của Viện thiết kế giao thông vận tải Việt Nam
Công thức này sử dụng cho lưu vực có diện tích F ≤ 100Km2
Người ta giải thiết lũ lên và xuống theo dạng hình tam giác
Dạng công thức:
Q p  Ap . .H x .F.
Trong đó:
Qp Lưu luợng đỉnh lũ ứng với tần suất thiết kế p%.
p: Là tần suất của lưu lượng đỉnh lũ cũng chính là tần suất lượng mưa
ngàythiết kế của môđul đỉnh lũ thiết kế đã được tính sẵn và lập thành bảng.
Hp: Lượng mưa ngày (mm) ứng với tần suất thiết kế P%, xác định theo tài
liệu của các trạm đo mưa, hoặc gần đúng theo phụ lục.
α: Hệ số dòng chảy lấy trong Phụ lục tuỳ thuộc loại đất cấu tạo lưu vực,
lượng mưa ngày thiết kế Hp% và diện tích lưu vực.
Ap: Môdul dòng chảy đỉnh lũ ứng với tần suất thiết kế. Xác định theo phụ
lục phụ thuộc vào Φls và τsd.
F: Diện tích lưu vực (Km2) Xác định theo bản đồ.

Đặc trưng thuỷ văn, địa mạo lòng sông Φls xác định theo công thức
1000L
 ls 
mls J (FH p % )1 / 4
1/ 3
ls

τsd tra theo phụ lục khi biết Φsd và vùng mưa với
Đặc trưng địa mạo sườn dốc (Φsd ) lưu vực tính theo công thức
(bsd ) 0,6
 sd 
msd J sd0,3 ( p % ) 0, 4

1000F
bsd 
1,8( L   l )
Trong đó:
Φls; Φsd Hệ số địa mạo lòng sông. sườn dốc
L Chiều dài sông chính đo trên bản đồ
l: Chiều dài các nhánh suối
mls Hệ số nhám của lòng sông (tra phụ lục)
Jls:, Jsd: Độ dốc bình quân lòng sông, sườn dốc
τsd Thời gian tập trung dòng chảy trên sườn dốc lưu vực.
Vùng mưa tra trên bản đồ phân khu vực mưa rào.
δ: Hệ số triết giảm lưu lượng do Hồ ao, đầm lầy xác định theo phụ lục
1

1  cf a

fa = (diện tích ao hồ đầm lầy)/F


c = 0,1 Đối với vùng mưa luc dài gnày
211
c = 0,2 Đối với vùng mưa luc ngắn ngày

b. Công thức Nguyễn Xuân Trục (GS.TS trường Đại học Xây dựng).

Công thức này thích hợp cho lưu vực có diện tích F<100Km2 và đặc biệt tốt
cho lưu vực nhỏ có F = 1 – 30Km2, phù hợp với tính toán đường bộ và cầu đường
bộ ở Việt Nam. Ngoài ra nó còn là cơ sở để tính toán bố trí các cống cầu tạo trên
chiều dài đưòng bộ và tính toán tiêu thoát nước.
Công thức có dạng sau:
Qmax p %  16,67a p % F
 H p
Với a p % 
tc
16,67 
Qmax p %  H p F
tc
Trong đó:
16,67 
Trị số tra bảng toạ độ đường cong mưa của các phân vùng mưa Việt
tc
Nam.
Qmaxp Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất ứng với tần suất thiết kế p
ap (mm/phút) Cường độ mưa ứng với tần suất thiết kế p
ψτ Tọa độ đường cong triết giảm mưa (tra trong phụ lục)
Hp (mm) Lượng mưa ngày ứng với tần suất thiết kếp (tra bảng)
F (Km2) Diện tích lưu vực xác định trên bản đồ địa hình
α: Hệ số dòng chảy lũ tra bảng theo cấp đất của khu vực, Hp F
δ: Hệ số điều tiết ao hồ đầm lầy
φ: Hệ số triết giảm lưu lượng theo độ lớn nhỏ của lưu vực tra theo bảng
tc Thời gian mưa thiết kế ứng với thời gian tập trung nước.

c – Công thức triết giảm cường độ mưa (theo tiêu chuẩn tính toán các
đặc trưng dòng chảy lũ của Bộ GTVT Viết Nam năm 1995)
Công thức này được sử dụng cho lưu vực vừa có diện tích F>100 Km2
n
 100 
Qnaxp %  q100    p F
 F 
Trong đó
q100 l/sKm2 Môduyn đỉnh lũ ứng với tần suất 10% (qui về lưu vực có diện
tích 100Km2) tra bảng
F: Diện tích lưu vực tính toán
λp : Hệ số chuyển đổi từ tần suất 10% ra các tần suất khác ( tra bảng)
δ: Hệ số điều tiết do các ao hồ đầm lầy trên lưu vực
  1  0,8 lg(1  0,1 f hd )
fhd = (diện tích ao hồ đầm lầy trên lưu vực)/F
n
 100 
  Gọi là hệ số triết giảm môduyn đỉnh lũ theo diện tích với n tra bảng
 F 

212
d. Xác định Qp theo SÔKÔLÔPSKY

SÔKÔLÔPSKY đưa ra công thức tính toán Lưu lượng lớn nhất cho tới nay
vẫn được dùng rộng rãi trong tính toán thuỷ văn. Công thức này được sử dụng cho
lưu vực có diện tích F = 100 – 3000 Km2.
Công thức được xây dựng trên cơ sở sau:
-Công thức chỉ xét đến các yếu tố chủ đạo ảnh hưởng chủ yếu đến dòng chảy
lũ trong phạm vi độ chính xác thực dụng và các yếu tố đó có thể xác định một cách
dễ dàng.
- Coi tần suất mưa là tần suất lũ
- Không những xét lưu lượng đỉnh lũ mà còn phải xét cả quá trình lũ, lượng
lũ, thời gian lũ.
- Tổn thất được tính bằng hệ số dòng chảy tổng lượng
- Theo tài liệu thực nghiệm có thể đơn giản hoá đường quá trình lũ thành hai
đường cong Parabol gặp nhau tại đỉnh.
Lưu lượng cực đại được xác định theo công thức SÔKÔLÔPSKY:
0,278( H T  H 0 )F
Q f T  Q0 (***)
tn
Trong đó:
HT: Lượng mưa thời đoạn tính toán thiết kế với thời gian tập trung dòng
chảy (mm) (tra bảng)
α: Hệ số dòng chảy (tra bảng)
F: Diện tích lưu vực (Km2)
δT: Hệ số kinh nghiệm tổng hợp xét ảnh hưởng của hồ, ao đầm lầy và rừng
tn: Thời gian lũ lên tính bằng giờ xác định theo công thức
H0: Lớp nước mưa bị tổn thất ban đầu để làm ướt đất không sinh dòng chảy
(mm) (tra bảng)
f: Hệ số hình dạng lũ (tra bảng)
Q0: Lưu lượng nước do nước ngầm, lấy bằng lưu lượng trung bình mùa cạn
(Qtb ) nhiều năm đối với lưu vực lớn và bỏ qua đối với lưu vực nhỏ.
HT trong công thức xác định ứng với thời gian mưa tính toán T qui định theo
phụ lục và tần suất tính toán P%
HT =ψHp: ψ và Hp tra phụ lục
Hệ số δT xác định theo công thức:
 T  1,0  0,6 lg(1  f a  0,2 f l  f r )
Trong đó:
fa, fl, fr: Tỷ lệ diện tích ao hồ đầm lầy và rừng tính theo phần trăm
Thời gian tn được tính theo công thức:
KnL
tn 
3,6v n
Trong đó:
Kn: Hệ số lấy bằng 1 đối với mưa rào ngắn, bằng 1,3-1,6 đối với mưa có
thời đoạn lớn hơn ngày đêm.
L: Chiều dài suối tính từ đầu nguồn đến mặt cắt tính toán (Km)

213
vn: Tốc độ trung bình của suối trong thời gian lũ lên, lấy bằng 0,7 tốc độ
nước chảy tại mặt cắt sông tính toán.
Thời gian tính toán mưa T xác định phụ thuộc vào tn và tốt nhất theo tài liệu
thực tế.

Tgiờ 1 2 4 6 8 10 12 14 16 20
tn 1,0 1,6 3 4,1 5,2 6,2 7,2 8,4 9,2 11,2
Tgiờ 22 24 28 32 36 40 44 48 72 120
tn 12,1 12,8 14,7 16,5 18 18,5 20,8 22,0 29,2 45

Đối với lưu vực vừa và lớn cần xét triết giảm lượng mưa theo diện tích. công
thức (***) trị số HT được thay bằng HT = HT(1+KTFm). KT và m phụ thuộc vào T:
T≤ 1440 phut thì KT = 0,001 và m = 0,80
T> 1440 phút thì KT = 0,002 và m = 0,60
Bằng cách giả thiết Q có thể tính tn theo công thức
1,7 L
tn 
I Q1 / 4
1/ 3

I: Độ dốc lòng suối từ đầu nguồn tới mặt cắt tính toán ‰
L: Chiều dài suối Km
Q: Lưu lượng m3/s
Trị số lưu lượng tính toán xác định theo công thức (***) theo cách chọn dần.
Giả thiết Q và tính tn để có sai số lưu lượng nhỏ hơn 25%.
Hệ số dòng chảy α và H0 có thể xác định theo bảng tính sẵn.

§4.3 TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY NĂM THIẾT KẾ

Dòng chảy năm thiết kế là đặc trưng quan trọng cần phải xác định khi qui
hoạch, thiết kế công trình thủy, giao thông thủy. Dòng chảy năm thiết kế là căn cứ
để hoạch định phương án qui hoạch, qui mô kích thước của công trình.

4.3.1. Khái niệm chung

4.3.1.1 Khái niệm về tần suất đảm bảo cấp nước và tần suất thiết kế
Dòng chảy năm thay đổi từ năm này qua năm khác và mang tính ngẫu nhiên.
Do đó khi thiết kế các tuyến giao thông thủy cần đảm bảo yêu cầu sử dụng nước ở
mức độ nhất định. Mức đảm bảo cấp nước thường biểu thị qua tần suất đảm bảo
cấp nước.tức là:
Pdb = P(qcấp ≥q)
Trong đó
Pdb là tần suất đảm bảo cấp nước
q: yêu cầu cấp nước; qcấp là quá trình lưu lượng mà công trình có thể cấp
được.
Tần suất bảo đảm cấp nước là tần suất để lưu lượng có thể cấp được qcấp lớn
hơn hoặc bằng lưu lượng nước dùng q.

214
Người ta cho rằng khả năng cấp nước của công trình đối với yêu cầu dùng
nước của một năm nào đó phụ thuộc vào lượng nước đến công trình của năm đó.
Bởi vậy, dòng chảy năm thiết kế là dòng chảy năm có tần suất lấy bằng tần suất
đảm bảo cấp nước: P = Pdb . P gọi là tần suất thiết kế.

4.3.1.2 Dòng chảy năm thiết kế và các đặc trưng hiển thị
Dòng chảy năm thiết kế là dòng chảy năm tương ứng với tần suất thiết kế P.
Các đặc trưng lượng dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm tương ứng với
tần suất thiết kế P gọi là đặc trưng dòng chảy năm thiết kế. Biểu thị bằng 4 đại
lượng cơ bản:
QP (m3/s) Lưu lượng bình quân năm ứng với tần suất thiết kế P
WP (m3) Tổng lượng dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế P
YP (mm) Lớp dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế P
Mp (l/s.km2) Modul dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế P

4.3.2 Xác định dòng chảy năm thiết kế


Vì dòng chảy năm thiết kế là dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế nên nó
được xác định theo phương pháp thống kê: QP = kPQ0
Trong đó: kP là hệ số modul ứng với tần suất P phụ thuộc vào Cv. Cs và tần
suất P được xác định theo bảng tính tần suất. Như vậy muốn tính toán lượng dòng
chảy năm thiết kế cần phải xác định được 3 tham số thống kê: Q0 Cv, Cs. Theo
điều kiện tài liệu quan trắc thủy văn tại tuyến công trình người ta chia ra làm 3
trường hợp tính toán sau:
- Có nhiều tài liệu đo đạc thủy văn: là trường hợp tại tuyến công trình có tài
liệu quan trắc lưu lượng nước có số năm quan trắc đủ dài, đủ để vẽ đường tần suất
lượng dòng chảy năm.
- Có ít tài liệu đo đạc thủy văn: là trường hợp tại tuyến công trình có tài liệu
quan trắc lưu lượng nước nhưng số năm quan trắc không dài, không đủ để vẽ
đường tần suất lượng dòng chảy năm.
- Không có tài liệu đo đạc thủy văn, là trường hợp tại tuyến công trình hoàn
toàn không có số liệu đo đạc lượng dòng chảy.
Với mỗi trường hợp khác nhau sẽ có những phương pháp tính toán khác
nhau.
(các phương pháp này đã được trình bày trong học phần TL-TV trình độ cao
đẳng – SV xem lại).

4.3.3 Phân phối dòng chảy năm thiết kế

Phân phối dòng chảy năm thiết kế là phân phối dòng chảy năm có lượng
dòng chảy tương ứng với tần suất thiết kế. Nói cách khác, với lượng dòng chảy
năm thiết kế WP cần phải xác định sự phân phối tổng lượng đó theo thời gian trong
năm.

4.3.3.1 Xác định phân phối dòng chảy năm thiết kế khi có nhiều tài liệu
quan trắc
215
Có nhiều phương pháp tính. Ỏ đây chỉ giới thiệu 01 phương pháp.
Phương pháp năm điển hình
Phương pháp năm điển hình dựa trên cơ sở giả thiết rằng phân phối dòng
chảy năm thiết kế có dạng phân phối tương tự dạng phân phối của năm. Cụ thể: Có
lượng dòng chảy xấp xỉ lượng dòng chảy năm thiết kế. Vì vậy, theo phương pháp
này người ta chọn ra một năm điển hình có phân phối bất lợi để thu phóng thành
phân phối dòng chảy năm thiết kế. Phân phối thường được xác định theo thời đoạn
tháng của năm thủy văn.
Có thể tiến hành thu phóng cùng tỷ số hoặc hai tỷ số. Ở đây chỉ giới thiệu
phương pháp thu phóng cùng tỷ số
Phương pháp thu phóng cùng tỷ số:
Các bước thực hiện như sau:
* Chọn năm điển hình: Năm điển hình chọn theo nguyên tắc sau:
- Năm điển hình là năm có tài liệu tin cậy, có lượng dòng chảy năm xấp xỉ
lượng dòng chảy năm thiết kế
- Năm điển hình có phân phối bất lợi.
QP W
* Tính hệ số thu phóng theo công thức: k P   P

Qdh W dh

* Xác định quá trình phân phối dòng chảy năm thiết kế:
QiP = kP.Qidh
Trong đó:
kP Hệ số thu phóng
Qp , Qdh tương ứng là lưu lượng bình quân năm của năm thiết kế và năm
điển hình.
QiP , Qidh tương ứng là lưu lượng bình quân tháng thứ I của năm thiết kế và
năm điển hình.
Phân phối dòng chảy năm thiết kế có tổng lượng dòng chảy năm bằng tổng
lượng dòng chảy năm thiết kế.

4.3.3.2 Phân phối dòng chảy năm thiết kế khi không có tài liệu đo đạc.
Khi không có tài liệu quan trắc về lưu lượng phân phối dòng chảy năm được
xác định bằng cách mượn dạng phân phối của lưu vực tương tự. Các bước tính
toán như sau:
Bước 1: Chọn lưu vực tương tự là lưu vực có điều kiên khí hậu và mặt đệm
tương tự lưu vực cần tính toán và có đủ tài liệu quan trắc lưu lượng.
Bước 2: Xác định phân phối dòng chảy năm thiết kế của lưu vực tương tự
bằng một trong những phương pháp đã trình bày ở trên.
Ví dụ Mượn tổng lượng dòng chảy của lưu vực tương tự: Tổng lượng dòng
chảy WP được xác định bằng cách mượn trị số tổng lượng dòng chảy của lưu vực
tương tự:
WP = k.WaP
Trong đó:
WP Tổng lượng dòng chảy của lưu vực nghiên cứu
WaP Tổng lượng dòng chảy lưu vực tương tự

216
k: Hệ số hiệu chỉnh. k có thể xác định theo nhiều phương pháp khác nhau.
Ví dụ
n
F 
k    với F và Fa tương ứng là diện tích lưu vực nghiên cứu và lưu vực
 Fa 
tương tự; n hệ số mũ có thể chọn n = 0,2 – 0,25
Xác định hệ số phân tán Cv thướng áp dụng công thức kinh nghiệm. Ví dụ
công thức Sokolopsky có dạng:
Cv = a – 0,063lg(F+1)
Trong đó F: diện tích lưu vực; a: thông số đặc trưng cho ảnh hưởng của điều
kiện địa lý khí hậu lưu vực. thường lấy của lưu vực tương tự
Cs =mCv. m được lấy ở lưu vực tương tự.
Bước 3: Tính tỷ số phân phối dòng chảy năm thiết kế của lưu vực tương tự
γ i:

W tt

 i   iP

W
tt
P 
Với WiPtt W
tương ứng là tổng lượng dòng chảy tháng thứ I và dòng
tt
P

chảy năm thiết kế của lưu vực tương tự


Bước 4: Xác định phân phối dòng chảy năm thiết kế của lưu vực tính toán
theo công thức
WiP = γi.WP
WiP WP tương ứng là tổng lượng dòng chảy tháng thứ I và tổng lượng dòng
chảy năm thiết kế của lưu vực cần tính toán.

4.3.4 Tính toán dòng chảy lũ thiết kế

4.3.4.1 Xác định dòng chảy lũ thiết kế khi có nhiều tài liệu thực đo
a. Xác định đỉnh lũ thiết kế QmaxP
Khi ứng dụng phương pháp thống kê phải chú ý những đặc điểm chính của
đặc trưng lũ cụ thể như sau:
- Sự phức tạp về nguyên nhân hình thành, chủ yếu là do mưa lũ
- Tần suất thiết kế lũ được tính theo tần suất năm, theo cách hiểu đó mỗi
năm ta chọn một trân lũ lớn nhất cho liệt thống kê. Tuy nhiên trong một năm có thể
có nhiều trận lũ lớn, trong đó có những trận lũ của năm này có thể lớn hơn nhiều
trận lũ lớn nhất của các năm khác nên vấn đề chọn mẫu cần được xem xét.
- Hệ số phân tán dòng chảy lũ lớn hơn hệ số phân tán dòng chảy năm.
- Tồn tại những trận lũ đặc biệt lớn, những trận lũ này có chu kỳ xuất hiện là
N khá dài. Số năm quan trắc nhỏ hơn nhiều so với chu kỳ xuất hiện của lũ đặc biệt
lớn . Bởi vậynếu xác định tần suất kinh nghiệm của lũ đặc biệt lớn theo chuỗi tài
liệu thực đo n sẽ cho sai số lớn của đường tần suất lý luận.
Vì vậy khi áp dụng các phương pháp thống kê tính toán lũ cần phải giải
quyết những vấn đề sau:
- Chọn mẫu thống kê
- Xử lý lũ đặc biệt lớn
217
- Chọn hàm phân bố xác suất
- Hệ số an toàn

b. Xác định quá trình lũ thiết kế


Quá trình lũ thiết kế là quá trình thay đổi lưu lượng theo thời gian của trận lũ
có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế.
Quá trình lũ hình thành trên lưu vực phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau
như cường độ mưa, sự phân bố mưa theo thời gian và không gian, đặc điểm địa
hình làm cho lũ biến đổi rất phức tạp. Để xác định quá trình lũ thiết kế hiện nay
thường chọn một trận lũ lớn đã xảy ra trong thực tế gọi là lũ điển hình, tiến hành
thu phóng quá trình lũ điển hình thành quá trình lũ thiết kế.
Lũ điển hình được chọn theo nguyên tắc sau:
Lũ điển hình có lưu lượng xấp xỉ với đỉnh lũ thiết kế hoặc những trận lũ lớn
nhất đã xảy ra trong thực tế.
Có dạng lũ bất lợi đối với công trình, là trận lũ mà khi thiết kế công trình
chống lũ sẽ có qui mô công trình lớn hơn so với dạng lũ khác có cùng giá trị Q max .
Việc chọn dạng lũ bất lợi còn tùy thuộc vào loại công trình.
Có nhiều cách thu phóng khác nhau từ lũ điển hình thành lũ thiết kế. Ở đây
chỉ giới thiệu 01 phương pháp thường dùng:
Phương pháp cùng tỷ số
Theo phương pháp này tất cả tung độ của quá trình lũ thiết kế được xác định
bằng cách nhân tung độ của lũ điển hình với cùng một hệ số (gọi là hệ số thu
phóng)
QP(t) = K. Qdh(t)
Trong đó: K là hệ số đỉnh lũ hoặc hệ số lưu lượng lũ được xác định theo
công thức sau:
Q max P
K = kQ =
Qmax dh
Trong đó:
kQ là hệ số đỉnh lũ
QmaxP và Qmaxdh tương ứng là đỉnh lũ thiết kế và lũ điển hình.
(Hình Tr262)

Thu phóng theo phương pháp cùng tỷ số cho quá trình lũ thiết kế thời gian lũ
bằng thời gian lũ điển hình. Nếu thu phóng theo hệ số k Q thì đỉnh lũ sau khi thu
phóng sẽ có giá trị bằng đỉnh lũ thiết kế nhưng tổng lượng lũ sau khi thu phóng
chưa chắc đã bằng tổng lượng lũ thiết kế

218
Thu phóng theo hệ số đỉnh lũ sẽ thích hợp đối với các loại công trình không
có dung tích điều tiết lũ (đập dâng, cống thoát nước qua đường . .. . )

4.3.4.2 Xác định dòng chảy lũ thiết kế khi không có tài liệu thực đo

Các trạm thủy văn thường chỉ xây dựng ở một số vị trí nhất định trên hệ
thống sông vì chi phí và vận hành trạm quan trắc rất tốn kém. Vì vậy hầu hết các
công trình cầu đường qua sông ở những vị trí không có trạm quan trắc thủy văn.
Bởi vậy, các phương pháp tính toán dòng chảy lũ thiết kế khi không có tài liệu
quan trắc thủy văn là nội dung rất quan trọng trong tính toán thủy văn thiết kế.
Hiện nay các phương pháp tính toán lũ thiết kế trong trường hợp không có
tài liệu thực đo thường phát triển theo 2 hướng chính:
1. Phương pháp mô hình toán: là phương pháp sử dụng mô hình toán thủy
văn, thủy lực để tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế. Sử dụng mô hình toán có
thể xác định cả quá trình lũ thiết kế mà không phải tính riêng các đặc trưng lũ.
2. Các công thức tính lũ thiết kế: Công thức lý luận, công thức kinh
nghiệm, công thức bán kinh nghiệm.

a. Tính đỉnh lũ thiết kế.


Công thức tính cường độ giới hạn

QmaxP = K.ατ.aτP.F
Trong đó:
QmaxP có đơn vị là (m3/s) là lưu lượng lũ thiết kế với tần suất P ;
F: Diện tích lưu vực (Km2)
aτP là cường độ mưa bình quân lớn nhất thời đoạn tương ứng với tần suất
thiết kế P (gọi tắt là cường độ mưa thiết kế) với thời đoạn tính toán bằng thời gian
tập trung dòng chảy trên lưu vực là τ;
ατ là hệ số dòng chảy đỉnh lũ trong thời gian tập trung dòng chảy trên lưu
vực là τ. Đối với vùng mưa nhiều , những trân mưa lớn được hình thành khi trên bề
mặt lưu vực đã bão hòa độ ẩm. Do vậy α thường lấy bằng hệ số dòng chảy trận lũ
Y/X.
K Hệ số đổi đơn vị K = 16,67 nếu cường độ mưa thiết kế tính bằng mm/phút

K= 0,278 nếu cường độ mưa thiết kế tính bằng mm/giờ.
Xuất phát từ công thức cơ bản trên, nhiều tác giả đã đề xuất các công thức
tính đỉnh lũ có dạng khác nhau. Trong qui phạm ngành giao thông vận tải đã qui
định tính lũ (dã học ở phần Cao đẳng) Ví dụ:
Công thức cường độ giới hạn:
Q p  Ap . .H x .F.
Trong đó:
Qp Lưu luợng đỉnh lũ ứng với tần suất thiết kế p%.
p: Là tần suất của lưu lượng đỉnh lũ cũng chính là tần suất lượng mưa
ngàythiết kế của môđul đỉnh lũ thiết kế đã được tính sẵn và lập thành bảng.
219
Hp: Lượng mưa ngày (mm) ứng với tần suất thiết kế P%, xác định theo tài
liệu của các trạm đo mưa, hoặc gần đúng theo phụ lục.
α: Hệ số dòng chảy lấy trong Phụ lục tuỳ thuộc loại đất cấu tạo lưu vực,
lượng mưa ngày thiết kế Hp% và diện tích lưu vực.
Ap: Môdul dòng chảy đỉnh lũ ứng với tần suất thiết kế. Xác định theo phụ
lục phụ thuộc vào Φls và τsd.
F: Diện tích lưu vực (Km2) Xác định theo bản đồ.
δ: Hệ số triết giảm lưu lượng do Hồ ao, đầm lầy xác định theo phụ lục

Tổng lượng lũ thiết kế tính theo công thức:

WmaxP = 103α.HPF
Trong đó:
α Hệ số dòng chảy lũ
HP Lượng mưa gây ra trận lữ thiết kế ứng với tần suất P
F Diện tích lưu vực

b. Xác định quá trình lũ thiết kế Q(t)~t


Trong trường hợp không có tài liệu đo lũ, đường quá trình lũ được xác định
theo một trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp mô hình toán thủy văn
- Phương pháp khái quát hóa đường quá trình lũ theo dạng toán học nào đó.
Ở đây giới thiệu phương pháp thứ hai:
1. Đường quá trình lũ dạng tam giác
Đối với lưu vực nhỏ lũ lên nhanh xuống nhanh nên nhánh lên và xuống của
đường quá trình lũ coi như các đoạn thẳng và do đó đường quá trình lũ được khái
quát theo dạng hình tam giác (hình Tr285)

Từ QmaxP và WmaxP đã biết ta tính được thời gian trận lũ:


Tlũ = (2WmaxP)/QmaxP
Ta có Tlũ = Tl + Tx = Tl (1+ Tx/Tl) = Tl (1+ γ)
Hệ số γ phụ thuộc diện tích lưu vực và các nhân tố điều tiết của lưu vực. γ =
(2,5-3,5)
Có thể có các dạng đường hình thang, hình Parabol

220
§ 4.4 Một số ứng dụng tính toán thuỷ lực, thuỷ văn cầu đường

4.4.1 Tính toán lưu lượng đỉnh lũ trong thiết kế cầu qua sông lớn và vừa.
Căn cứ vào thực trạng số liệu quan trắc thuỷ văn, căn cứ vào tần suất thiết kế
công trình có thể áp dụng các phương pháp tính toán lưu lượng đỉnh lũ trong thiết
kế đã trình bày trong § 3.2.
Ngoài ra cần phải tính mực nước thiết kế, quá trình lũ thiết kế, tính toán thuỷ
lực . . . . để phục vụ thiết kế cầu. Song do thời gian nên không thể trình bày các
phương pháp tính toán các đặctừng thuỷ văn khác ở đây.

4.4.2 Xác định khẩu độ cầu thông thường

4.4.2.1 Yêu cầu cơ bản khi định các phương án khẩu độ cầu.
Công trình cầu qua sông phải được thiết kế thoả mãn yêu cầu về kinh tế, kỹ
thuật, địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường . . .. Để định được phương án khẩu
độ cầu hợp lý cần xem xét rất nhiều vấn đề. Dưới đây chỉ tóm tắt một số điểm cần
lưu ý:
- Bảo đảm an toàn cho giao thông trên cầu và bản thân cầu khi xảy ra lũ thiết
kế.
- Tránh do làm cầu mà nước sông dâng quá lớn phía thượng lưu cầu, gây
ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống của con người và độ an toàn của công trình
khác.
- Đảm bảo thuyền bè qua lại trên sông bình thường ở mức cho phép
- Khẩu độ cầu không nên làm nhỏ hơn chiều rộng lòng chủ để tránh phải đắp
và xử lý nền đường đầu cầu trong phạm vi lòng chủ, tránh gây nên biến đổi lớn về
chế độ thuỷ lực, thuỷ văn và môi trưòng khu vực cầu
- Đối với sông có nhiều bãi rộng và lạch sâu, nên dùng sơ đồ nhiều cầu thay
cho sơ đồ một cầu để tránh nước dâng quá cao, nền đường phải làm việc trong điều
kiện bất lợi
- Nên bố trì cầu vuông góc với dòng chảy
- Nên bố trí cầu ở đoạn sông hẹp. Lòng sông thẳng đều, ổn định, mặt cắt
ngang sông gọn để với một diện tích thoát nước cần thiết, khẩu độ cầu có chiều dài
ngắn nhất trong điều kiện địa chất hai bờ ổn định nhất.
- Cần xét diễn biến lòng sông chủ động đề xuất giải pháp xây dựng công
trình hướng dòng, công trình bảo vệ bờ nếu cần thiết.

4.4.2.2 Yêu cầu khẩu độ cầu


Về mặt thuỷ văn thuỷ lực, trị số khẩu độ cầu đề xuất phải thoả mãn những
điều kiện cơ bản:
- Cần phải thoát hết được lũ thiết kế với độ dềnh nước cho phép có thể ở
phía thượng lưu cầu.
- Yêu cầu chi phí xây dựng công trình hướng dòng, công trình gia cố bảo vệ
mố, trụ cầu, bảo vệ bờ sông, mái đê . . .là ít nhất.

4.4.2.3 Tài liệu ban đầu để xác định khẩu độ cầu


221
- Tài liệu địa hình: Bình đồ, mặt cắt dọc tim cầu các phương án.
- Tài liệu thuỷ văn, thuỷ lực, lưu lượng lũ thiết kế và mực nước tương ứng . .
.
- Tài liệu địa chất: Bình đồ vị trí lỗ khoan, các chỉ tiêu cơ lý các lớp đất dưới
đáy sông.

4.4.2.4 Công thức xác định khẩu độ cầu


Công thức xác định diện tích thoát nước cần thiết dưới cầu có dạng:
Q
c 
PVch
Trong đó:
ωc Diện tích cần thiết thoát nước dưới cầu trước khi xói ứng với mực nước
tính toán. (M2)
Q: Lưu lượng tính toán ứng với tần suất thiết kế
µ: Hệ số thu hẹp dòng chảy do mố và trụ cầu, xác định theo phụ lục 4-1
trang 111 Sổ tay tính toán thuỷ lực thuỷ văn cầu đường
P: Hệ số xói cho phép lớn nhất (theo phụ lục)
Vch Tốc độ trung bình dòng chảy ở lòng sông lúc tự nhiên ứng với lũ thiết
kế, Xác định theo công thức kinh nghiệm.
Trường hợp cầu hợp với hướng nước chảy của lòng sông một góc chéo α thì
chiều dài thoát nước cần thiết theo phương chéo Lch cần được hiệu chỉnh cho góc
chéo đó:
Lch = Lc/cosα

4.4.2.5 Tính toán thuỷ văn thuỷ lực qua cầu nhỏ

Ký hiệu
* Chế độ dòng chảy dưới cầu
hδ: Chiều sâu nước chảy lúc tự nhiên
hk Chiều sâu nước chảy dưới cầu
Nếu hδ ≤ 1,3 hk nước chảy theo chế độ tự do
Nếu hδ > 1,3 hk nước chảy theo chế độ chảy ngập
Nếu độ dốc dưới chân cầu lớn hơn độ dốc phân giới ik tính như dốc nước.

* Trình tự tính toán thuỷ lực cầu nhỏ


- Xác định tốc độ và chiều sâu nước chảy trong suối lúc tự nhiên. Giá thiết
các chiều sâu nước chảy 1, 2, 3,4 ,. . .m ứng với mỗi chiều sâu đó tính toán Q theo
công thức Sêdi- Maninh. Vẽ quan hệ hδ ~ Q tương ứng. Dựa vào quan hệ hδ ~ Q
ứng với Qc thiết kế xác định chiều sâu thiết kế hδ và vδ
- Chọn phương án xử lý dòng suối: Tuỳ theo địa hình cụ thể và khẩu độ cầu
chọn phương án xử lý lòng suối dưới cầu
- Xác định chiều sâu phân giới hk từ điều kiện :
 2 k3 Qc2

Bk g
Bk , ωk Chiều rộng và tiết diện lòng suối ứng với chiều sâu phân giới
222
ε: Hệ số thu hẹp
ε = 0,9 Mố cầu có mô đất ¼ nón
ε = 0,8 Mố cầu không có mô đất ¼ nón
- Xác định khẩu độ cầu và chiều sâu nước dâng trước cầu. Sau khi xac địh h δ
và hk so sánh 1,3 hk với hδ Nếu:
- Nếu hδ ≤ 1,3 hk khẩu độ cầu Lc tính theo công thức:
gQc
Lc  Bk  chiều sâu nước dâng trước cầu H ≈ 1,6 hk
 . .vk3
Nếu hδ > 1,3 hk khẩu độ cầu Lc tính theo công thức:

Qc
Lc  btb 
 .h .vc
Chiều sâu nước dâng trước cầu
vc2 v02
H  h  
2 g 2 2 g 2
Trong đó:
Vc Tôc độ nước chảy dưới cầu lấy bằng tốc độ cho phép của vật liệu
gia cố
btb Khẩu độ cầu ứng với chiều sâu nước nhảy hδ/2
ψ Hệ số vận tốc (0,8 – 0,9)
Căn cứ vào khẩu độ cầu vừa xác định, chọn chiều dài cầu định hình gần nhất
là tính lại H, vc
Chiều cao nền đường tối thiểu
Hnền = H + 0,5m; Hnền = H + háo đuờng
Chiều cao cầu tối thiểu
Hcầu = 0,88 H + t + K
Trong đó:
t: Tĩnh không dưới cầu
K Chiều cao dầm cầu
0,88 H chiều sâu nước chảy dưới cầu.

4.4.2.6 Tĩnh không dưới cầu

a. Tĩnh không hay khổ giới hạn ầm cầu là đường giới hạn tối thiểu của khoảng
không gian dưới dầm cầu tính theo hướng vuông góc với dòng chảy trong sông,
đảm bảo cho thuyenf bè đi lại không bị va chạm vào các chi tiết kết cấu của cầu.
Các kích thước tối thiểu của khổ giới hạn gầm cầu được qui định trong cấp sông
trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5664-92.

223
Bảng tổng hợp phân cấp đường thủy nội địa
Cấp Kích thước luồng lạch (m) Kích thước công trình (m)
sông Sông thiên Kênh đào Bán Cầu Tĩnh
nhiên kính không
Chiều Chiều Chiều Chiều cong Khẩu độ Tĩnh dây điện
sâu rộng sâu rộng Sông Kênh không chưa kể
nước đáy nước đáy phần an
toàn từ
trường
I >3,0 >90 >4,0 >50 >700 80 50 10 12
II 2,0- 70-90 3,0- 40-50 500- 60 40 9 11
3,0 4,0 700
III 1,5- 50-70 2,5- 30-40 300- 50 30 7 9
2,0 3,0 500
IV 1,2- 30-50 2,0- 20-30 200- 40 25 6 8
1,5 2,5 300
V 1,0- 20-30 1,2- 10-20 100- 25 20 3,5 8
1,2 2,0 200
VI <1,0 10-20 <1,2 10 60-150 15 10 2,5 8

b. Xác định mực nước thông thuyền


Mực nước thông thuyền theo TCVN 5664-92 là mực nước cao có tần suất 5% là
mực nước cao nhất cho phép thuyền bè có thể qua lại an toàn dưới cầu. Mực nước
này dùng để xác định kích thước công trình bắc qua. Trường hợp đặc biệt có thể
dùng mức nước cáo có tần suất 10% do cấp có thẩm quyền quyết định.
Mực nước thông thuyền được xác định tương tự mực nước đỉnh lũ thiết kế

4.4.3 Tính toán thuỷ văn thuỷ lực qua cống

4.4.3.1 Chế độ làm việc của cống:


Không áp nếu H ≤ hcv đối với miệng cống loại thường và 1,4 h cv đối với
miệng cống theo dạng dòng chảy
Trong đó H: Chiều cao cột nước dâng trước cống
hcv Chiều cao cống ở cửa vào
Bán áp: Nếu H> 1,2 hcv
Có áp nếu H>1,4 hcv
4.4.3.2. Tính toán khả năng thoát nước của cống khi độ dốc cống i c nhỏ
hơn độ dốc phân giới ik
Khả năng thoát nước của cống tuỷ thuộc vào chế độ làm việc của nó, được
xác định theo công thức sau:
Chế độ không áp:
Qc  cc 2 g ( H  hc )
Trong đó:

224
Φc Hệ số vận tốc khi cống làm việc ở chế độ không áp thường lấy bằng 0,82-
0,85 cho tất cả các loại miệng cống
ωc tiết diện nước chảy tại chỗ bị thu hẹp trong cống
hc chiều sâu nước chảy trong cống chỗ bị thu hẹp
hc = 0,9hk = 0,73vc2/g φ = 0,85
hk Độ sâu phân giới
Vì H và hc có quan hệ (theo phương tình Becnuly)
vc2
H  hc 
2 g c2
Thay các giá trị vào ta có :
Qc  0,85 c gH
Chế độ bán áp:
φ = 0,85 hc = 0,6hcv ωc = 0,6ωcv
Qc  0,51cv 2 g ( H  0,6hcv )
cv: cửa vào

Chế độ có áp:
Qc   ad 2 g ( H  hd )
ωd: tiết diện nước chảy của cống, hd chiều cao cơ bản của cống (d:
khẩu độ cống)

4.4.3.3 Trình tự tính toán cống


Sau khi chọn loại cấu tạo cống, căn cứ vào lưu lượng tính toán cho một số
phương án khẩu độ và xác định chiều sâu nước dâng H và vận tốc nước chảy v.
Dựa vào H và v mà định cao độ nền đường, định các biện pháp gia cố
thượng hạ lưu cống rồi tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật để chọn phương án thích
hợp.

§4.5 Phân tích xói

4.5.1 Phân biệt ba loại xói có thể gây nguy hiểm cho cầu vượt sông
Đối với cầu vượt sông, xói toàn diện dưới cầu thường bao gồm ba loại cơ
bản:
- Xói tự nhiên: Do sự biến dạng (xói và bồi) tự nhiên của lòng sông, không
phụ thuộc vào sự có mặt của công trình trên sông mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như chế độ thủy văn, điều kiện địa chất, sự khai thác nguồn nước .. . .
- Xói chung: Do dòng chảy trên sông bị cầu thu hẹp.
- Xói cục bộ: Do trụ và mố cầu cản dòng nước, xảy ra ở sát chân công trình,
hố xói có dạng hẹp và sâu.
Nếu ba loại xói này xảy ra đồng thời tại một nơi, thí dụ tại chân trụ cầu thì
ảnh hưởng của xói theo nguyên lý cộng tác dụng: là tổng số học của ba loại xói
thành phần. Chiều sâu dòng nước sau khi xói cục bộ tại trụ là:
Hxtr = hxtn + ∆hxch + ∆hxcb
Trong đó:
225
Hxtr = chiều sâu dòng nước tại trụ sau xói cục bộ tính từ mực nước thiết kế
(m);
- hxtn Chiều sâu dòng nước tại trụ sau xói tự nhiên (đã xét tới khả năng biến
dạng tự nhiên của lòng sông) tính từ mực nước thiết kế m
- ∆hxch chiều sâu xói chung do cầu thu hẹp dòng chảy (m)
- ∆hxcb chiều sâu hố xói cụ bộ tại chân trụ (m)

4.5.2 Nguyên nhân gây xói


a. Xói tự nhiên
Các yếu tố gay ra sự thay đổi lâu dài cao độ lòng sông có thể là đê, hồ chứa,
sự thay đổi địa hình trong quá trình sử dụng đất trên lưu vực ( đô thị hóa, phá rừng
.. . ) việc kênh hoặc cứng hóa đoạn cong sự thay đổi cao độ lòng sông ở hạ lưu, sự
hạ thấp dần ở lòng sông, sự lệch hướng dòng chảy ở nới phân lưu, nhập lưu đối với
đoạn sông, sự bào mòn tự nhiên hệ thống sông, sự chuyển động, sự chuyển động
của đoạn cong, vị trí czauf làm ảnh hưởng tới hình dạng sông.
b. Xói chung:
Xói chung ở lòng dẫn tự nhiên hoặc ở khu vực có cầu có liên quan tới sự
chuyển động của vật liệu đáy và bờ sông trên toàn bộ hoặc phần lớn beebf rộng
sông là kết quả gia tăng của tốc độ dòng chảy và ứng suất tiếp ở đáy sông.
Sự thu hẹp dòng chảy do nền đường dẫn đầu cầu choán vào bãi hoặc lòng
chính là nguyên nhân chủ yếu nhất của xói chung.
Có hai dạng xói chung và xói cục bộ là xói nước trong và xói nước đục.
Xói nước trong xảy ra khi không có chuyển động của bùn cát đáy trong dòng
chảy thượng lưu cầu hoặc vật liệu đáy được vận chuyển từ thượng lưu về ở dạng lơ
lửng ít hơn khả năng mang bùn cát của dòng chảy.
Xói nước đục xay ra khi có vận chuyển vật liệu đáy tự đoạn sông thượng lưu
về khu vực đầu cầu.
Phương trình xác định xói chung ở dòng nước đục
6
y 2  Q2  7  W
k1

   2

y1  Q1   W 1 
y x  y2  y0

Trong đó
yx chiều sâu xói trung bình (m).
y1 chiều sâu trung bình ở lòng dẫn phía thượng lưu (m)
y2 chiều sâu trung bình ở đoạn thu hẹp (m)
y0 chiều sâu hiện tại ở đoạn thu hẹp trước khi xói (m)
Q1 Lưu lượng thượng lưu lòng dẫn có vận chuyển bùn cát (m3/s).
Q2 Lưu lượng ở đoạn lòng dẫn bị thu hẹp (m3/s).
W1 Bề rộng đáy lòng dẫn đoạn thượng lưu (m)
W2 Bề rộng đáy lòng dẫn ở đoạn bị thu hẹp có trừ đi bề rộng các trụ (m).
k1 (0,59-0,69) số mũ được xác định qua phương thức vận chuyển bùn cát
Phương trình xác định xói chung ở dòng nước trong đoạn sông bị t hu
hẹp

226
Với xói chung ở dòng nước trong, tiết diện của mặt cắt thu hẹp được tăng
lên cho đến khi đạt giới hạn mà ở đó tốc độ của dòng chảy hoặc ứng suất tiếp đáy
là tương đương với tốc độ giới hạn hoặc ứng suất tiếp đáy tới hạn của kích thước
hạt nào đó của bùn cát đáy. Vì bề rộng của đoạn thu hẹp bị khống chế nên chiều
sâu cần phải tăng lên cho đến khi đạt các điều kiện tới hạn.
3
 0,025Q 2 7
y 2   2 / 3 

 Dm W
2

y x  y2  y0
Trong đó:
yx chiều sâu xói trung bình (m).
y2 chiều sâu trung bình ở đoạn thu hẹp sau xói chung (m)
y0 chiều sâu hiện tại ở đoạn thu hẹp trước khi xói (m)
Q Lưu lượng dòng chảy qua đoạn thu hẹp
Dm đường kính của hạt vật liệu đáy nhỏ nhất trong bùn cát đáy không bị
cuốn đi ở đoạn thu hẹp (Dm = 1,25 D50)
W bề rộng đáy đoạn thu hẹp đã trừ đi chiều rộng trụ (m)
Sử dụng công thức tính xói chung
Xói chung có thể dự báo nhờ sử dụng hai phương trình tính xói nước trong
và nước đục. Dù trong bất kỳ trường hợp nào thì điều kiện cần thiết cũng là xác
định xem dòng chảy ở lòng chủ hoặc dòng chảy ở trên phân bãi thượng lưu cầu
(đoạn dòng chảy tiến vào cầu) có mang vật liệu đáy (nước đục) hay không (nước
trong). Sau đó áp dụng phương trình thích hợp có các biến số được xác định tùy
thuộc vào bộ phận có xói chung.
Để xác định xem dòng chảy từ thượng lưu về cầu có mang vật liệu đáy hay
không phải tính toán tốc độ tới hạn Vc để làm hạt có đường kính D50 khởi động và
so sánh nó với tốc độ trung bình V của dòng chảy ở thượng lưu khẩu độ cầu. Nếu
Vc > V sẽ có xói nước trong; nếu Vc < V sẽ có xói nước đục. Công thức xác định
tốc độ tới hạn có dạng:
Vc  6,19 y1 / 6 D50
1/ 3

c. Xói cục bộ
Cơ chế cơ bản gây ra xói cục bộ ở trụ hoặc mố cầu là sự hình thành các xoáy
( xoáy nước có hình móng ngựa còn gọi là xoáy móng ngựa) ở omngs của chúng
xoáy móng ngựa được tạo nên do dòng nước phía thượng lưu xô vào mặt cản làm
tăng dòng chảy quanh mũi trụ hoặc mố. Hoạt động của xoáy di chuyển vật liệu đáy
quanh mố, trụ. Mức mang bùn cát ra khỏi vùng móng lớn hơn mực mang bùn cát
đến, kết quả là hố xói được hình thành. Khi chiều sâu xói tăng lên, cường độ của
xoáy móng ngựa giảm đi làm giảm mực vận chuyển bùn cát.
Đối với mố cầu, xói cục bộ xảy ra ở chấn mố khi mố choán vào dòng nước.
Sự thu hẹp dòng chảy tạo thành các xoáy nước theo phương ngang bắt đầu từ điểm
cuối thượng lưu của mố chạy dọc thân đế mố, và một xoáy nước theo phương
thẳng đứng làm khuấy động ở điểm cuối hạ lưu mố.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều sâu xói cục bộ ở trụ và mố cầu có thể
tóm tắt:
227
- Tốc độ dòng chảy đến: Tốc độ nước chảy càng lớn, chiều sâu xói cục bộ
càng lớn.
- Chiều sâu dòng chảy: Tăng một giá trị có thể chiều sâu xói đến hai lần.
- Bề rộng trụ càng lớn, chiều sâu xói cục bộ càng lớn.
- Chiều dài của trụ nếu phương dọc trụ xiên với phương dòng chảy: gấp đôi
chiều dài trụ có thể tằng chiều sâu xói cục bộ từ 30% đến 60% tùy thuộc vào góc
xiên.
- Đặc trưng vật liệu đáy: là dính hoặc không dính có ảnh hưởng tới thời gian
đạt tới chiều sâu xói lớn, nhưng chiều sâu xói sau một thời gian dài đều có trị số
tương đương nhau. Đáy sông là catd có thờ gian đạt xói lớn nhất có thể chỉ sau vài
giờ do chỉ một trân lũ gây ra, tỏng khi đó, với đáy sông là vật liệu dính, để đạt xói
lớn nhất phải mật thời gian lâu hơn, thậm chí phải sau nhiều năm sau nhiều trận lũ
lớn.
- Hình dạng mố trụ: Có thể làm tăng chiều sâu xói len tới 20%.
- Tình trạng đáy sông: Xói ở đáy sông có hình dạng bằng phẳng có chiều sâu
xói nhỏ hơn ở đáy sông có các sóng cát từ 10-30%.
- Vật cản (cây trôi, be. Rác .. . .)
Phương trình tính xói cục bộ ở trụ cầu thông thường Richardson (1990-
Hoa kỳ)
y xcb  2,0K1 K 2 K 3 K 4 a 0,65 y10,35 Fr10, 43
Trong đó
yxcb chiều sâu xói cục bộ (m)
y1 chiều sâu dòng chảy ngay trước trụ (m)
Fr1 hệ số Froude ngay trước trụ Fr1 = V1/(gy1)0,5
K1 hệ số hiệu chỉnh cho hình dạng mũ trụ (tra phụ lục)
K2 Hệ số điều chỉnh đối với góc chéo của dòng chảy so với chiều dài toàn bộ
trụ. (tra phụ lục)
K3 Hệ số hiệu chỉnh đối với tính trạng đáy sông (tra phụ lục)
K4 Hệ số hiệu chỉnh để giảm bớt chiều sâu hố xói cục bộ đối với trường hợp
đáy sông có vật liệu thô đường kính D50 ≥ 60mm có khả năng thô hóa đáy hố xói.
(tra phụ lục)
a: Bề rộng trụ (m)

Phương trình tính xói cục bộ ở mố cầu (Froehlich)


y x  2,27K1 K 2 ( L' ) 0, 43 y a0,57 Fr 0,61  y a
Trong đó:
yx chiều sâu xói (m)
K1 Hệ số xét hình dạng mố (tra phụ lục)
K2 Hệ số xét đến phương của nền đắp với phương dòng chảy (tra phụ lục)
L’ chiều dài mố (nền đắp) nhô ra giao với dòng chảy.
Fr Hệ số Froude của dòng chảy tiến vào thượng lưu mố Fr = Vc/(gya)0,5

228
Vc = Qc/Ac (m/s)
Ac diện tích dòng chảy của mặt ngang thượng lưu cầu mà nền đắp nhô ra
(m2)
Qc Lưu lượng dòng chảy bị chặn bởi mố và đường dẫn vào cầu (m3/s)
ya chiều sâu trung bình của dòng chảy trên bãi (m)

§4.6 KHẢO SÁT THỦY VĂN PHỤC VỤ THIẾT KẾ ĐƯỜNG


VÀ CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC MẶT

4.6.1 Khảo sát thủy văn trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư

4.6.1.1 Đối với tuyến đường


(nghiên cứu tiền khả thi)
- Thu thập các tài liệu sẵn có về địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn, tình
hình ngập lụt, chế độ dòng chảy sông suối của vùng thiết kế đường.
- Làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan về các công trình đê
đập thủy lợi, thủy điện đang sử dụng và theo qui hoạch tương lai, sự ảnh hưởng
của các công trình này đến chế độ thủy văn dọc tuyến và công trình thoát nước trên
đường, các yêu cầu của thủy lợi đối với việc xây dựng cầu và đường cần lưu ý.
- Nghiên cứu, xử lý các tài liệu, số liệu thu thập được tại các cơ quan địa
phương, các cơ quan hữu quan trong và ngoài ngành giao thông vân jtair và đối
chiếu với yêu cầu khảo sát trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi để xác định nội
dung công tác khảo sát điều tra thủy văn còn thiếu, đặc biệt là các số liệu mực
nước cao nhất của vùng bị ngập.
- Trên bản đồ sắn có, lập đường phân lưu.
- Tổ chức khảo sát t hực địa, đánh giá, đối chiếu số liệu thu thập được qua
sách vở, tài liệu lưu trữ, các tài liệu do các cơ quan hữu quan cấp.
- Lập hồ sơ khảo sát thủy văn dọc tuyến.
- Thuyết minh điều kiện tự nhien của khu vực
- Các số liệu tài liệu thụ thập ngoài thực địa.
- Bản đồ phân lưu

4.6.1.2 Đối với công trình thoát nước nhỏ (cầu, cống, kênh rãnh . . .)
- Trên bản đồ có vẽ phương án tuyến đánh dầu vị trí các công trinh thoát
nước, khoanh lưu vực tập trung nước cho mỗi công trình
- Xác định trên bản đồ chiều dài suối chính, suối nhánh, độ dốc…
- Đối với mỗi lưu vực phải tiến hành khảo sát điều tra đặc trưng hình thái
thủy văn.
- Đối với sông suối có điều kiện thủy văn phức tạp nếu có yêu cầu của cơ
quan tư vấn thiết kế thì cần tổ chức điều tra thủy văn: mực nước cao nhất, xói lở,
bồi lắng ..
- Lập hồ sơ khảo sát thủy văn công trình thoát nước nhỏ.

229
+ thuyết minh điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi và thủy văn, phương pháp
điều tra khảo sát và số liệu thủy văn.
+ Các văn bản làm việc, các tài liệu, số liệu thu thập được về sông, suối,
dòng chảy.
+ Các tài liệu quan trắc được ngoài thực địa
+ Các bản đồ khoanh vùng tập trung nước khu vực công trình
+ Bản vẽ mặt cắt ngang suối
+ Các bản tổng hợp kết quả điều tra thực địa.

4.6.2 Khảo sát thủy văn trong giai đoạn lập dự án đầu tư

4.6.2.1 Đối với tuyến đường


- Nghiên cứu hồ sơ thủy văn, địa hình, địa chất dọc tuyến đã thu thập chỉnh
lý trong giại đoạn nghiên cứu tiền khả thi của các phương án đã được chấp thuận
tiếp tục nghiên cuwustrong giai đoạn nghiên cứu khả thi; đánh giá mức độ chính
xác và mức độ tỷ mỷ các số liệu, tài liệu đã điều tra được so với yêu cầu khảo sát
trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và lập kế haochj khảo sát bổ sung hoàn chỉnh
các tài liệu thủy văn cần thiết.
- Làm việc với các địa phương và các cơ quan hữu quan để kiểm tra và
chuẩn hóa lại các số liệu, tài liệu đã thu thập được trong giai đoạn nghiên cứu tiền
khả thi và bổ sung các số liệu còn thiếu thoe nhiệm vụ và nội dung được đặt ra
trong giai đoạn nghiên cứu khả thi.
- Đối với mỗi phương án tuyến, chia chiều dài tuyến thành những đoạn đặc
trưng về chế độ thủy văn, địa chất có liên quan tới việc qui định cao độ khống chế,
chiều cao đắp nền đường tối thiểu và cấu tạo mặt cắt ngang đường. Đối với các
đoạn tuyến có vấn đề thủy văn như đoạn tuyến đi ven sông, ven hồ, ven biển, đoạn
tuyến bị ảnh hưởng của các công tình thủy lợi, thủy điện, qua vùng trũng caabf tổ
chức các đợt khảo sát thực địa với sự thamgia của địa phương và cơ quan chức
năng.
- Nội dung điều tra thủy văn ở các đoạn tuyến có yêu cầu khống chế cao độ
nền đường để đảm bảo nền đường không bị ngập và chế độ thủy nhiết ổn định là:
+ Điều tra mực nước cao nhất, năm xuất hiện, số ngày xuất hiện, nguyên
nhân . ..
+ Điều tra mực nước bình thường, số ngày nước đọng thường xuyên.
- Công tác tổ chức điều tra mực nước qui định như sau:
+ Số điểm cần tổ chức điều tra.
+ Mỗi cụm mực nước cần điều tra qua nhiều nguồn, nhiều người.
+ Biên bản điều tra mực nước phải lập theo mẫu qui định và có chữ ký của
người đi điều tra, người cung cấp số liệu và xác nhạn của địa phương.
+ Cao độ mực nước phải đo bằng t hiết bị phù hợp và cùng hệ tọa độ với hệ
đo đạc của thuyến đường thiết kế.
- Trên bản đồ thiết kế các phương án tuyến vẽ đường ranh giới các lưu vực
tụ nước, ranh giới vùng bị ngập, vùng có chế độ thủy văn đặc biệt.
- Lập hồ sơ khảo sát thủy văn dọc tuyến:

230
+ Lập báo cáo thuyết minh về điều kiện địa hình, địa chất, thực vật, khí
tượng, thủy văn, các công trình thủy lợi, thủy điện hiện tại và dự kiến trong qui
hoạch tương lai ảnh hưởng đến cao độ khống chế nền đường và sự làm việc của
các công trình thoát nước. Cung cấp các số liệu không chế về thủy văn đối với cao
độ thiết kế nền đường như mực nước cao nhất; thường xuyên ngập, thời gian ngập
. ..
+ Bản đồ phương án tuyến có vẽ đường phân lưu, ranh giới các vùng bị ngập
..
+ Trên trắc dọc của đường vẽ đường mực nước điều tra và đánh dấu vị trí
cụm nước điều tra.
+ Các tài liệu, số liệu thu thập được qua sách vở, tài liệu lưu trữ, các tài liệu
do các cơ quan địa phương và cơ quan hữu quan cung cấp; các văn bản làm việc
với cơ quan hữu quan
+ Các biên bản điều tra mực nước trong nhân dân.
+ Các sổ đo đạc

4.6.2.2 Đối với công trình thoát nước nhỏ


- Theo các phương án tuyến đã được chấp thuận trong giai đoạn báo cáo đầu
tư, kiểm tra lại và bổ sung các vị trí sẽ bố trí các công trình thoát nước cầu cống
nhỏ. Trên bản vẽ bình đồ và trắc dọc tuyến đánh dấu các vị trí công trình thoát
nước và dựa vào bản đồ địa hình khoanh khu vực tụ nước cho mỗi công trình một
cách chính xác và ký hiệu các khu vực.
- Xác định trên bản đồ có vẽ phương án tuyến và vị trí công trình thoát nước
các đặc trưng thủy văn và địa hình của suối chính, suối nhánh, sườn dốc lưu vực
theo phương pháp và nhwungx qui định đã giới thiệu ở trên.
- Tiến hành đối chiếu các kết quả khoanh lưu vực tụ nước, kết quả xác định
các đặc trưng của lưu vực, của suối xác định trên bản đồ với tính hình thực tế trên
thực địa để sửa chữa những sai sót và bổ sung phần thiếu không có trên abnr đồ.
Nếu cần thiết có thể điều tra, đo đạc bổ ngoài thực địa.
- Đối với lưu vực tính toán lưu lượng thiết kế công trình thoát nước nhỏ cần
tiến hành khảo sát thực địa các đặc trưng địa mạo của lòng suối và bề mặt sườn
dốc:
+ Đối với suối chính: Đặc trưng địa mạo khảo sát từ nơi hình thành đến vị trí
công trình thoát nước, đánh giá đặc trưng trung bình của suối, xác định hệ số
nhám. Tính lưu lượng theo qui chuẩn hiện hành. Khi khảo sát điều tra các đặc
trưng dòng chảy cần thuyết minh các đặc trưng sau và lập báo cáo tổng hợp.
1. Chiều rộng suối về mùa lũ, mùa cạn tại vị trí công trình thoát nước.
2. Sông đồng bằng hay miền núi
3. Sông có bãi hay không, lòng sông sạch hay có nhiều cỏ, đá .. .
4. Đường kính hạt cấu tạo lòng và bãi sông.
5. Về mùa lũ nước trong hay đục, mức độ bùn cát trên sông.
6. Chế độ dòng chảy
+ Đối với sườn dốc lưu vực: Đặc trưng địa mạo được khảo sát trên toàn bộ
bề mặt sườn dốc để xác định hệ số nhám. Khi khảo sát cần th uyết minh các đặc
trưng sau:
231
1. Tình hình lớp thảm phủ thực vật
2. Cấu tạo và đặc điểm bề mặt lưu vực
3. Tỷ lệ diện tích công trình chiếm trên lưu vực
4. Diện tích hồ ao đầm lầy, sự phân bố của chúng
5. Cấu tạo đất phủ lưu vực
- Điều tra mực nước: Lữ lịch sử ( 03), mực nước lũ trung bình, mực nước
mùa kiệt trung bình. Chế độ lũ ( thời gian lũ về, lũ rút, tốc độ, diễn biến xói bồi,
vật trôi .. . )
- Đo vẽ mặt cắt ngang của suối tại khu vực công trình
- Khảo thủy văn ở những công trình có chế độ thủy văn đặc biệt: cần phải
khảo sát điều tra như trường hợp thông thường, ngoài ra bổ sung thêm chế độ thủy
văn đặc biệt:
+ Sông chịu ảnh hưởng nước dềnh: xác định mực nước dềnh cao nhất, tốc độ
nước dâng và nước rút trong một giờ hay một ngày. Xác định phạm vi ảnh hưởng
của nước dềnh trên abnr đồ về phía thượng lưu công trình.
+ Các công tình nằm ở thượng hoặc hạ lưu đập nước: Xác định từ vị trí đập
đến công trình, các thong tin về đập, tình hình bồi xói dòng sông trước và sau khi
xây đập, ảnh hưởng của nó đến công trình cầu đường.
+ Các công trình thoát nước cắt qua kênh mương thủy lợi: Thu thập đập đủ
cá thông tin về kênh thủy lợi. Khảo sát đo vẽ bổ sung nếu thiếu tài liệu.
- Lập hồ sơ khảo sát thủy văn:
Báo cáo thuyết minh về tính hình khảo sát thủy văn cung cấp đầy đủ các số
liệu phục vụ tính toán lưu lượng, khẩu độ công trình thoát nước.
Các văn bản làm việc với tổ chức cá nhân có liên quan về tài liệu, số liệu
thủy văn, công trình đê điều, đập, kênh mương, công trình thu, thoát nước đang sử
dụng hoặc trong qui hoạch tại khu vực có ảnh hưởng đến tuyến đường.
+ Các số liệu đo đạc khảo sát thủy văn bổ sung tại thực địa
+ Bản đồ khoanh khu vực tập trung nước về các công trình thoát nước,
phạm vi ảnh hưởng của nước dềnh, ao hồ, đầm lầy, thủy triều, đập nước . .. .
+ Bản vẽ các mặt cắt có chỉ mực nước điều tra
+ Các bản tổng hợp điều tra mực nước dọc tuyến và tại công trình thoát
nước . ..

4.6.3 Khảo sát thủy văn giai đoạn thiết kế kỹ thuật

4.6.3.1 Đối với tuyến đường


- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế của phương án tuyến đã lựa chọn ( trắc dọc, bình
đồ, công trình thoát nước … ), các tài liệu số liệu khảo sát, đánh giá mức độ tỉ mỉ
chính xác của tài liệu đối chiếu với yêu cầu khảo sát trong giai đoạn thiết kế kỹ
thuật để lập kế hoạch khảo sát bổ sung hoàn thiện các số liệu cần thiết
- Dựa vào kế hoạch khảo sát được lập trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật làm
việc với tổ chức cá nhân có liên quan để kiểm tra, khảo sát bổ sung số liệu theo yêu
cầu
- Nội dung chủ yếu là đo đạc, thu thập tài liệu thủy văn có liên quan tới qui định độ
cao khống chế của đường đỏ trên trắc dọc, độ dốc mái ta luy đường, biện pháp gia
232
cố chống xói, trượt của phương án tuyến đã chọn như mực nước cao nhất, thường
xuyên, thời gian nước đọng . ..

4.6.3.2 Đối với công trình thoát nước nhỏ


- Theo phương án tuyến đã được chọn trong giai đoạn dự án đầu tư, dựa theo
bình đồ, trắc dọc đường có bố trí các công trình thoát nước dọc tuyến (vị trí, khẩu
độ), bổ sung các công trình thoát nước ở những chỗ trũng trên trắc dọc đã được xác
định.
- Dựa trên bản đồ đã có vị trí tuyến và vị trí công trình thoát nước xác định
đường phân thủy và khoanh diện tích lưu vực tụ nước đối với mỗi công trình thoát
nước xác định chiều dài, độ dốc, diện tích sông, suối ao hồ .. .
- Đối chiếu kết quả trên bản đồ và thực địa sửa chữa bổ sung phần còn thiếu
- Đo vẽ địa hình tại các công trình thoát nước nhỏ (bình đồ, mặt cắt ngang,
mặt cắt dọc), khảo sát thủy văn ở những công trình thoát nước có chế độ thủy văn
đặc biệt.
- Lập hồ sơ khảo sát thủy văn: Thuyết minh hiện trạng và tính hình khảo sát,
bản vẽ, bản tổng hợp số liệu, các sổ đo, phụ lục, các văn bản làm việc với tổ chức
cá nhân có liên quan . . .

4.6.4 Khảo sát thủy văn trong giai đoạn lập bản vẽ thi công

- Khảo sát bổ sung số liệu tài liệu thủy văn, địa hình còn thiếu hoặc chưa rõ
- Nếu có thay đổi về khí hậu thủy văn, địa hình lòng sông . .. thì phải bổ
sung tài liệu khảo sát, đo đạc, điều tra những đặc trưng mới về thủy văn . ..
- Làm việc với tổ chức cá nhân có liên quan thống nhất lần cuối các số liệu
đã được cung cấp
- Lập hồ sơ khảo sát thủy văn: Thuyết minh bổ sung, bản vẽ, số liệu tài liệu,
sổ đo, biên bản làm việc bổ sung . . .

4.6.5 Phương pháp điều tra mực nước


- Thu thập số liệu quan trắc của các trạm đo chuyên ngành hoặc riêng biệt
- Điều tra quan nhân dân
- Dựa vào các dầu vết lũ lịch sử trên thực địa
- Dựa vào địa thế
- Theo lưu lượng đã biết
- Theo tài liệu mực nước của trạm đo lân cận

233

You might also like