You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG SINH CUỐI KÌ II

Câu 1: Khái niệm HST, các thành phần chủ yếu của HST; khái niệm về lưới thức ăn, sắp xếp các
sinh vật vào từng thành phần của HST
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái,
các sinh vật luôn luôn tác động lần nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường
tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau :
+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, không khí, á/s
+ Sinh vật sản xuất là thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm...
- Lưới t/ăn bao gồm các chuỗi t/ăn có nhiều mắt xích chung.
Câu 2: Phân biệt tài nguyên tái sinh, k tái sinh, năng lượng vĩnh cửu. Cho VD, đất, nc, rừng thuộc
dạng tài nguyên nào? Vì sao?
- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên có thể tái sinh nếu sử dụng và khai thác
hợp lí (đất, nc, rừng, biển, sinh vật,…)
- Tài nguyên k tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian khai thác, sử dụng sẽ
bị cạn kiệt (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên…)
- Năng lượng vĩnh cửu là nguồn năng lượng sạch, khi sd k gây ô nhiễm mt (năng
lượng mặt trời, gió, thủy triều, nhiệt từ lòng đất, suối nc nóng)
- Đất, nc, rừng thuộc tài nguyên tái sinh vì nó có thể tái sinh
Câu 3: Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng gì đến tài nguyên đất, nước?
- Rừng chứa chất dinh dưỡng, khoáng, mùn, ảnh hưởng độ phì nhiêu của đất, rừng làm tăng khả
năng thấm, giữ nước của đất, bảo vệ đất chống xói mòn.
- Rừng góp phần giữ ổn định nguồn cấp nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán cũng như lũ lụt; giúp cân
bằng dòng chảy cố định cho các hệ sinh thái và các trung tâm đô thị.
Câu 4: Khái niệm về BĐKH, nguyên nhân gây BĐKH, nêu 1 số biểu hiện gây BĐKH
- Là sự thay đổi của khí hậu tự nhiên theo thời gian, BĐKH làm thay đổi thành
phần hóa học của bầu khí quyển toàn cầu
- Nguyên nhân:
+ Do tự nhiên: thay đổi cường độ sáng của MT, hoạt động núi lửa, thay đổi dòng chảy đại dương,
thay đổi chuyển động của TĐ,…
+ Do con người: gia tăng các hđ của con người thải ra khí nhà kính, hđ khai thác quá mức các HST
làm giảm khả năng hấp thụ khí nhà kính trong bầu khí quyển của các HST đó
- Biểu hiện: nước biển dâng, nhiệt độ tăng,…
Câu 5: Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng tới đ/s sx của con người ntn? Đề xuất 1 số giải pháp nhằm
giảm bớt khí nhà kính và giảm nhẹ BĐKH
- Ảnh hưởng:
+ Diện tích đất nông nghiệp, rừng ngập mặn bị thu hẹp.
+ Diện tích nuôi trồng thủy sản bị ả/h, các loài đv nc ngọt sẽ bị tiêu diệt do k thích nghi đc với mt
+ Giảm S đất nông, lâm nghiệp -> KT bị thu hẹp, đặc biệt là KT người nghèo, ả/h đến chất lượng c/s
- Biện pháp:
+ Hạn chế sd nguyên liệu hóa thạch, tìm kiếm năng lượng thay thế
+ Sd hiệu quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng điện, than, xăng
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng
+ Chuyển đổi mô hình sx, phù hợp với đk, KH, đất đai và vùng sinh thái mới
+ Cải tạo và nâng cấp hạ tầng
+ Kế hoạch hóa gđ
+ Sd các phương tiện GT công cộng
+ Đầu tư công nghệ sạch, áp dụng sx sạch
+ Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học và thích ứng BĐKH
+ Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về BĐKH cho cộng đồng, đặc biệt là vùng
cao, xa dễ bị ả/h

You might also like