You are on page 1of 46

SVTH: Nguyễn Huy Phúc

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN TẦN POWER FLEX 525 AC ................................................... 3


I. Giới thiệu về biến tần: .................................................................................................................... 3
.................................................................................................................................................................. 3
II. Thông số kỹ thuật: ...................................................................................................................... 3
CHƯƠNG II:CẤU HÌNH PHẦN CỨNG BIẾN TÀN POWER FLEX 525 .......................................... 6
I. Thao tác với biến tần PowerFlex 525: ........................................................................................... 6
1. Tháo rời mô-đun công suất và mô-đun điều khiển: ................................................................. 6
2. Cách kết nối mô-đun công suất và mô-đun điều khiển: .......................................................... 7
3. Truy cập các tín hiệu I/O từ terminal, cổng DSI, cổng Ethernet, terminal công suất: ......... 8
4. Chuẩn bị trước khi khởi động biến tần: ................................................................................. 13
5. Giới thiệu màn hình hiển thị và tổng quan các nhóm thông số: ........................................... 13
6. Ví dụ về cách thao tác và cấu hình cho một thông số: ........................................................... 15
II. Các thông số cơ bản cần phải cấu hình cho biến tần: ............................................................ 16
CHƯƠNG III: CÁC BÀI THỰC HÀNH CẤU HÌNH VÀ ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN POWERFLEX
525 .............................................................................................................................................................. 18
Bài 1: Cấu hình PowerFlex điều khiển qua Ethernet/IP ................................................................... 18
I. Yêu cầu:...................................................................................................................................... 18
II. Tiến hành thí nghiệm: ............................................................................................................... 18
1. Cấu hình Adapter bằng điều chỉnh thông số hệ thống: ..................................................... 18
2. Cài đặt thông số baudrate: ................................................................................................... 19
3. Cài đặt hoạt động khi xuất hiện lỗi: .................................................................................... 19
4. Cấu hình I/O:......................................................................................................................... 20
Bài 2: Sử dụng I/O để điều khiển biến tần thông qua Ethernet/IP .................................................. 27
I. Mục tiêu: .................................................................................................................................... 27
II. Tiến hành thí nghiệm:........................................................................................................... 27
Bài 3: Ghi và đọc thông số từ biến tần ................................................................................................ 31
I. Mô tả: ......................................................................................................................................... 31
II. Tiến hành thí nghiệm:........................................................................................................... 31
1. Sử dụng Controller Tags để đọc một thông số nhất định: ................................................ 31
2. Sử dụng Controller Tags để ghi một thông số nhất định: ................................................. 32

1
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

3. Đọc nhiều thông số bằng lệnh Scattered Read: .................................................................. 34


4. Ghi nhiều thông số bằng lênh Scattered Write : ................................................................ 37
Bài 4: Sử dụng RsLogix cấu hình biến tần điều khiển động cơ nâng cao ........................................ 41
I. Mô tả: ......................................................................................................................................... 41
II. Tiến hành thí nghiệm:........................................................................................................... 41
1. Velocity StepLogic sử dụng đếm thời gian: ........................................................................ 41
2. Sử dụng hàm Timer: ............................................................................................................. 43
3. Sử dụng hàm Counter: ......................................................................................................... 44

2
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN TẦN POWER FLEX 525 AC

I. Giới thiệu về biến tần:

Bộ điều khiển PowerFlex ® 525 AC là một series nằm trong dòng biến tần 520 của Rockwell,
đây là dòng biến tần component thế hệ mới của Allen-Bradley. dòng biến tần Powerflex 520 ra
đời nhằm đáp ứng nền tảng Logix của Rockwell trong những ứng dụng phổ thông đòi hỏi dùng
biến tần.
Bộ điều khiển PowerFlex ® 525 AC có một sự sáng tạo trong thiết kế mô-đun để hỗ trợ nhanh
chóng, dễ dàng cài đặt và cấu hình. Đây là thế hệ kế tiếp của bộ điều khiển nhỏ gọn cung cấp các
chuẩn truyền thông nhúng EtherNet/IP™, chương trình USB, và các tính năng an toàn chuẩn. Bộ
điều khiển PowerFlex 525 cung cấp công suất là 0,4 ... 22 kW (0.5 ... 30 Hp) với các lớp điện áp
toàn cầu là 100 ... 600V, cung cấp một loạt các điều khiển cho động cơ và các tùy chọn lắp linh
hoạt. Bộ lái PowerFlex 525 AC hoạt động ở nhiệt độ cao đến 70°C (158°F), và lý tưởng cho các
ứng dụng như băng tải, quạt, máy bơm, và máy trộn.

Đặc điểm nổi bật của powerflex 525 :
 Thiết kế mô đun giúp tiết kiệm không gian nhờ giảm những một số linh kiện phụ đồng
thời hỗ trợ cài đặt và cấu hình nhanh hơn
 Tích hợp những tính năng an toàn giúp bảo mật tốt hơn và bảo vệ thông tin cá nhân.
 Kết nối Ethernet/IP™ hỗ trợ tích hợp liền mạch vào môi trường Logix và mạng
Ethernet/IP
 Nhiều sự lựa chọn với những phần mềm,công cụ dễ sử dụng giúp đơn giản trong thiết kế,
cấu hình và lập trình.
 Vận hành ở nhiệt độ cao lên tới 50oC. Với hệ thống giảm dòng và modun điều khiển quạt
có thể lên tới 70oC.
 Tiết kiệm không gian với thiết kế gọn nhẹ giúp cài đặt được linh hoạt.
II. Thông số kỹ thuật:
 Cấu hình và lập trình:
- Mô đun giao tiếp HMI đa ngôn ngữ sử dụng LCD

3
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Kết hợp với phần mềm Components Workbench


- Phần mềm Studio 5000 Logix Designer, Rslogix 5000
 Thiết kế an toàn:
- Phần cứng tích hợp chuẩn an toàn Torque-off
- Được chứng nhận chuẩn SIL 2 / PLd Cat 3
 Giao tiếp:
- Tích hợp cổng Ethernet/IP
- Tùy chọn cổng đôi Ethernet/IP Card
- Tích hợp cổng DSI hỗ trợ kết nối nhiều biến tần, có thể kết nối lên tới 5 biến tần Powerflex
AC trong cùng một nút mạng.
 Thông tin khác:
- PTC input : 1 cổng
- Digital Input: 7 cổng
- Ứng dụng cho tải nặng chịu quá tải 150% trong 60s và 180% trong 3s
- Tích hợp sẵn cổng RS485 (Modbus RTU)
- Các option hỗ trợ: Dual-port EtherNet/IP, DeviceNet, PROFIBUS DP
- 2 cổng Analog Input
- 1 Analog output
- Sản phẩm đạt các chứng chỉ quốc tế: UL, CE, cUL, C-Tick, TVU, ATEX, GOST-R, Semi-
F47, Marine (Lloyds), ACS156, REACH, RoHS, KCC
- Chế đọ điều khiển động cơ: Volts per Hertz • Sensorless Vector Control • Closed Loop
Velocity Vector Control • Permanent Magnet Motor Control
 Dải công suất:
- PowerFlex 525 AC drives: 0.4...22 kW/0.5...30 Hp in
global voltages from 100-600V
 Các loại powerflex 525:

- 200...240VAC, Ngõ vào 1 pha, ngõ ra 3 pha, 50/60 Hz

Công Suất Dòng Điện Frame Mã Hàng (Không Mã Hàng (Có


(KW) (A) Size Filter) Filter)
0.4 2.5 A 25B-A2P5N104 25B-A2P5N114
0.75 4.8 A 25B-A4P8N104 25B-A4P8N114
1.5 8 B 25B-A8P0N104 25B-A8P0N114
2.2 11 B 25B-A011N104 25B-A011N114

- 200...240VAC, Ngõ vào 3 pha, ngõ ra 3 pha, 50/60 Hz

Công Suất Công Suất Dòng Điện Frame Mã Hàng (Không Mã Hàng (Có
Tải Tải Nặng (A) Size Filter) Filter)
Thường (KW)
(KW)
0.4 0.4 2.5 A 25B-B2P5N104 -

4
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

0.75 0.75 4.8 A 25B-B5P0N104 -


1.5 1.5 8 A 25B-B8P0N104 -
2.2 2.2 11 A 25B-B011N104 -
4 4 17.5 B 25B-B017N104 -
5.5 5.5 24 C 25B-B024N104 -
7.5 7.5 32.2 D 25B-B032N104 -
11 11 48.3 E 25B-B048N104 -
15 11 62.1 E 25B-B062N104 -

- 380...480VAC, Ngõ vào 3 pha, ngõ ra 3 pha, 50/60 Hz

Công Suất Công Suất Dòng Điện Frame Mã Hàng (Không Mã Hàng (Có
Tải Tải Nặng (A) Size Filter) Filter)
Thường (KW)
(KW)
0.4 0.4 1.4 A 25B-D1P4N104 25B-D1P4N114
0.75 0.75 2.3 A 25B-D2P3N104 25B-D2P3N114
1.5 1.5 4 A 25B-D4P0N104 25B-D4P0N114
2.2 2.2 6 A 25B-D6P0N104 25B-D6P0N114
4 4 10.5 B 25B-D010N104 25A-D010N114
5.5 5.5 13 C 25B-D013N104 25B-D013N114
7.5 7.5 17 C 25B-D017N104 25B-D017N114
11 11 24 D 25B-D024N104 25B-D024N114
15 11 30 D 25B-D030N104 25B-D030N114
18.5 15 37 E 25B-D037N114 25B-D037N114
22 18.5 43 E 25B-D043N114 25B-D043N114

5
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

CHƯƠNG II:CẤU HÌNH PHẦN CỨNG BIẾN TÀN POWER FLEX 525

I. Thao tác với biến tần PowerFlex 525:


Biến tần bao gồm 2 mô-dun:
 Mô-đun điều khiển
 Mô-đun công suất
1. Tháo rời mô-đun công suất và mô-đun điều khiển:
a. Nhấn và giữ ở cả hai bên mặt của nắp khung, sau đó kéo ra bên ngoài:

b. Nhấn xuống và trượt nắp phía trên ra ngoài để tách mô-đun điều khiển ra khỏi
mô-đun công suất:

6
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

c. Giữ chặt 2 mặt bên và phía trên của mô-đun điều khiển rồi kéo tách ra khỏi mô-
đun công suất

2. Cách kết nối mô-đun công suất và mô-đun điều khiển:


a. Căn chỉnh các đầu nối trên mô-đun điều khiển và mô-đun công suất, sau đó đẩy
chặt mô-đun điều khiển sát vào mô-đun công suất

7
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

b. Đẩy nắp bảo vệ phía trên của mô-đun điều khiển vào phía mô-đun công suất để
khóa chặt 2 mô-đun

c. Tháo rời nắp bảo vệ mô-đun điều khiển


3. Truy cập các tín hiệu I/O từ terminal, cổng DSI, cổng Ethernet, terminal công
suất:
a. Tháo nắp bảo vệ phía trước mô-đun điều khiển
 Bấm và giữ nắp bảo vệ phía trước

8
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

 Trượt nắp theo hướng mũi tên xuống dưới để tách biệt khỏi mô-đun điều
khiển

 Lắp lại nắp phía trước khi kết nối hoàn tất.
b. Tháo thiết bị bảo vệ ra khỏi mô-đun công suất:
Để truy cập vào thiết bị công suất, tấm bảo vệ các terminal công suất phải được
tháo ra.
 Tháo mô-đun điều khiển

9
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

 Tháo nắp bảo vệ các terminal công suất bằng cách trượt chốt khóa xuống
phía dưới để tháo

 Gắn lại thiết bị bảo vệ khi việc kết nối dây hoàn tất

c. Vị trí đấu nối dây động lực:

Ký hiệu Miêu tả
R/L1, S/L2 Ngõ vào kết nối cấp điện áp 1 pha
R/L1, S/L2, T/L3 Vị trí kết nối nguồn 3-pha
U/T1, V/T2, W/T3 Vị trí kết nối đến động cơ
DC+, DC- Vị trí kết nối DC Bus
BR+, BR- Vị trí kết nối điện trở xả
Vị trí nối đất

10
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

d. Vị trí đấu dây tín hiệu điều khiển cho biến tần:

Mô tả các tín hiệu I/O trên mô-đun điều khiển


Số Tín hiệu Mặc định Miêu tả Thông số cấu
hình
R1 Relay 1 N.O Lỗi Tiếp điểm thường mở cho ngõ ra t076
relay
R2 Relay 1 Chân chung cho ngõ ra relay1
Common
R5 Relay 2 Động cơ Chân chung cho ngõ ra relay2 t081
common chạy
R6 Relay 2 N.C Tiếp điểm thường đóng cho ngõ ra
relay
01 Stop Dừng tự Tín hiệu dừng tự do ở tất cả các chế P045
do độ điều khiển
02 Digln TermBlk Chạy Tín hiệu khởi động động cơ/chạy P045, p046
02/Start/Run thuận thuận(chế độ 2-dây) /hoặc tín hiệu P048, p050,
FWD Input A544, t062
11
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

03 Digln TermBlk Chạy Tín hiệu chọn chiều động cơ (chế độ T063
03/Start/Run nghịch 3-dây)/ chạy thuận(chế độ 2-dây)
FWD /hoặc tín hiệu Input
04 Digital Chân chung cho các I/O số (0VDV)
common
05 Digln TermBlk Tần số cài Tín hiệu Input T065
05 đặt
06 Digln TermBlk Tần số cài Thiết lập qua thông số t066[digln T066
05 đặt termblk 06]. Dòng tiêu thụ là 6 mA
07 Digln TermBlk Tín hiệu T067
07 khởi động
2
08 Digln TermBlk Jog thuận T068
08
C1 C1 Được gắn với cổng RJ-45
C2 C2 Chân tín hiệu chung
S1 Safety 1 Ngõ vào an toàn 1. Dòng tiêu thụ là
6mA
S2 Safety 2 Ngõ vào an toàn 2. Dòng tiêu thụ là
6mA
S+ Safety + 24v Nguồn 24V từ biến tần cho mạch an
toàn ( chân 11)
11 +24V DC Tham chiếu đến chân chung tín hiệu
số. Cấp nguồn cho các ngõ vào số.
Dòng tối đa ngõ ra là 100 mA
12 +10V DC Tham chiếu đến chân chung tín hiệu P047, p049
tương tự. Điện áp (0...10V) (ví dụ
dung cho biến trở). Dòng điện ngõ ra
lớn nhất là 15mA
13 +-10V in Not P047, P049,
Active t062, t063,
t065, t066,
t093, A459,
A471
14 Analog Chân chung tín hiệu tương tự
common
15 4-20mA Not Ngõ vào 4-20mA. Trở kháng nội P047, P049,
Active 250Ω t062, t063,
t065, t066,
A459, A471
16 Analog output 0..10VDC Các đầu ra tương tự mặc định là 0- t088, t089
10V. Để đổi thành ngõ ra analog 4-
20mA, thay đổi vị trí Jumper và thiết
lập qua thông số t088

12
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

4. Chuẩn bị trước khi khởi động biến tần:


Liệt kê các nhiệm vụ cần kiểm tra khi khởi động biến tần:
a. Ngắt kết nối và khóa nguồn điện đến máy.
b. Kiển tra rằng nguồn điện cấp phù hợp với biến tần
c. Nếu thay đổi 1 biến tần, kiểm tra mã hang với biến tần hiện tại. Kiểm tra lại tất cả các
cài đặt trên biến tần.
d. Kiểm tra nối đất e. Kiểm tra lại các kết nối I/O.
e. Kiểm tra và đảm bảo tất cả các kết nối đầu vào/ra đã được kết nối đúng với thiết bị
f. Ghi nhận lại thông tin motor, thiết bị hồi tiếp. Kiểm tra các kết nối tới động cơ
g. Kiểm tra điện áp đầu vào cho biến tần.
h. Cấu hình các thông số cơ bản liên quan đến động cơ.
i. Hoàn thành các thủ tục cân chỉnh tự động (autotune) cho biến tần
j. Có thể phục hồi thiết lập đã được sao lưu qua cổng USB khi thay thế biến tần mới
hoặc có thể cấu hình biến tần qua các nút nhấn trên mô-đun điều khiển hoặc sử dụng
phần mềm Connected Compoments Workbench, Studio 5000 để cấu hình qua cổng
Ethernet.

5. Giới thiệu màn hình hiển thị và tổng quan các nhóm thông số:

Danh sách Miêu tả các nhóm thông số


Các hiển thị cơ bản (Basic) hiển thị các trạng thái của biến tần
b
Cấu hình (programming) cơ bản
P

13
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Cấu hình các terminal I/O trên mô-đun điều khiển


t
Cấu hình truyền thông (communication) của biến tần
C
Logic Lập trình hoạt động biến tần
L
Hiển thị nâng cao (Display)
d
Cấu hình nâng cao (Advanced)
A
Cấu hình mạng (Network) khi sử dụng các card mạng mở động
N
Các thay đổi (Modified) so với cài đặt mặc định
M
Lỗi (Fault) và chẩn đoán
f
Chức năng của một số nhóm thông số tùy chỉnh cho từng ứng dụng
GC
 Trạng thái mô-đun qua các đèn báo và thao tác cơ bản
Tín hiệu trên Trạng thái Mô tả
LCD hiển thị
ENET Off Không có kết nối Ethernet.
Steady Biến tần đã kết nối và đang được điều khiển thông qua
Ethernet
Flashing Biến tần đã kết nối nhưng không điều khiển qua Ethernet
LINK Off Không có kết nối đến mạng truyền thông.
Steady Đã kết nối vào mạng nhưng chưa trao đổi dữ liệu
Flashing Đã kết nối vào mạng và đang trao đổi dữ liệu

Đèn báo Trạng thái Mô tả


FAULT Chớp đỏ Chỉ ra biến tần đang bị lỗi

Nút nhấn Tên Mô tả


Lên/Xuống Di chuyển giữa các thông số hoặc nhóm thông số

Thoát Trở về 1 bước trong menu cài đặt. Hủy bỏ thay đổi giá
trị của 1 thông số và thoát khỏi chế độ cài đặt.

Select Tiến thêm một bước trong menu cài đặt. Chọn một chữ
số khi xem giá trị tham số.

14
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Enter Tiến thêm một bước trong thiết lập menu. Lưu thay
đổi giá trị của 1 thông số

Đổi chiều Được cài đặt bởi các thông số P046, P048 và P050
quay [Nguồn khởi động x] và A544 [Tắt tính năng chạy
ngược].
Khởi động Được sử dụng để khởi động biến tần. Được cài đặt bởi
các thông số P046, P048 và P050 [Start source x]
Dừng Được sử dụng để dừng biến tần hoặc để xóa lỗi Được
cài đặt bởi tham số P045 [Stop Mode]
Biến trở Được sử dụng để thay đổi tốc độ của biến tần. Được
cài đặt bởi các thông số P047, P049 và P051 [Tốc độ
tham khảo x].

6. Ví dụ về cách thao tác và cấu hình cho một thông số:


Bước Nút nhấn Hiển thị trên màng hình LCD
1. Nhấn Esc để hiện thị nhóm
thông số cơ bản. Thông số
đang lựa chọn sẽ nhấp nháy

2. Nhấn Esc đển lựa chọn


nhóm thông số. Nhóm thông
số được lựa chọn sẽ nhấp
nháy
3. Nhấn nút Lên/Xuống để
thay
đổi nhóm thông số (b, P, t, C,
L…)
4. Nhấn Enter hoặc Sel để
chọn nhóm. Thông số của
nhóm được chọn sẽ nhấp
nháy
5. Nhấn nút Lên/Xuống để
thay đổi thông số

6. Nhấn Enter để xem giá trị


của thông số hoặc nhấn Esc
để trở về trạng thái trước đó

7. Nhấn Enter hoặc Sel để


thay đổi giá trị thông số. Giá
trị này sẽ nhấp nháy

15
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

8. Nhấn nút Lên/Xuống để


thay đổi giá trị

9. Nhấn Sel để di chuyển đến


các vị trí của giá trị

10.Nhấn Esc để hủy thay đổi


hoặc thoát khỏi chế độ cài
đặt. Nhấn Enter để lưu thay
đổi. Giá trị sẽ ngừng nhấp
nháy

11.Nhấn Esc để trở về danh


sách thông số. Nhấn tiếp Esc
để thoát khỏi chế độ cài đặt

II. Các thông số cơ bản cần phải cấu hình cho biến tần:
Thông số Miêu tả Mặc định
P031[Motor NP Volts] (V) Điện áp danh định của Motor Tùy thuộc
động cơ
P032[Motor NP Hertz] (Hz) Tần số danh định của Motor 60 Hz
P033[Motor OL Current] Dòng điện định mức của motor Tùy thuộc
động cơ
P034[Motor NP FLA] (0.1A) Dòng điện quá tải của motor Tùy thuộc
động cơ
P035[Motor NP Poles] Số cặp cực của motor 4
P036[Motor NP RPM] Tốc độ định mức của motor 1752 rpm
P037[Motor NP power] Công suất định mức của motor Tùy thuộc
(0.01kW) động cơ
P039[Torque Perf mode] Lựa chọn chế độ điều khiển cho motor: 1
0 = “V/Hz”
1 = “SVC”
2 = “Economize”
3 = “Vector”(1)
4 = “PM Control”(1)(2)(3)
P040[autotune] Cho phép motor ở chế độ chuyển động 1
hoặc quay:
0 = “Ready/Idle” (Sẵn sàng/Chờ)
1 = “Static Tune”
2 = “Rotate Tune”
P041[Accel Time1] (0.01 s) Thời gian tăng tốc cho motor 10s
P042[Decel time 1] (0.01 s) Thời gian giảm tốc cho motor 10s
P043[Minimun Freg] (0.01 Hz) Thiết lập tần số thấp nhất cho ngõ ra biến 0.00 Hz
tần

16
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

P044[Maximum Freg] (0.01 Hz) Thiết lập tần số lớn nhất cho ngõ ra biến 60.00 Hz
tần
P046[Start Source],p048,p050 Lựa chọn nguồn điều khiển( có thể thiết P046 = 1
lập nguồn điều khiển biến tần từ nhiều P048 = 2
nguồn khác nhau như từ PLC, từ nút nhấn P050 = 5
trên biến tần hoặc nút nhấn từ bên ngoài)
1 = “Keypad” (Phím nhấn)
2 = “DigIn TrmBlk” (Ngõ vào Digital)
3 = “Serial/DSI” (Ngõ vào Serial port)
4 = “Network Opt” (Cáp mạng)
5 = “Ethernet/IP”(3)
P047[Speed Ref], p049,p051 Lựa chọn lệnh điều khiển tần số P047 = 1
1 = “Drive Pot” P049 = 5
2 = “Keypad Freq” P051 = 15
3 = “Serial/DSI”
4 = “Network Opt”
5 = “0-10V Input”
6 = “4-20mA Input”
7 = “Preset Freq”
8 = “Anlg In Mult”(1)
9 = “MOP”
10 = “Pulse Input”
11 = “PID1 Output”
12 = “PID2 Output”(1)
13 = “Step Logic”(1)
14 = “Encoder”(1)
15 = “Ethernet/IP”(1)
16 = “Positioning”(1
A437[DB Resistor Sel] Cho phép / vô hiệu hóa hãm điện trở xã
bên ngoài và chọn mức độ bảo vệ điện trở.
A410[Preset Thiết lập tần số ngõ ra biến tần khi được
Freg0]….A425 chọn (điều khiển nhiều cấp tốc độ khác
nhau cho ngõ ra biến tần)
T062[Digln Lựa chọn chức năng cho ngõ vào số được
TemBlk]….T068 sử dụ ng( kết nối với nút nhấn từ bên
ngoai)

17
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

CHƯƠNG III: CÁC BÀI THỰC HÀNH CẤU HÌNH VÀ ĐIỀU KHIỂN BIẾN
TẦN POWERFLEX 525

Bài 1: Cấu hình PowerFlex điều khiển qua Ethernet/IP

I. Yêu cầu:
- Máy tính có cài đặt phần mềm Studio 5000 hoặc Rslogix 5000
- Biến tần PowerFlex 525 AC
- Cáp Ethernet hoặc Router không dây
- Động cơ 3 pha
II. Tiến hành thí nghiệm:
1. Cấu hình Adapter bằng điều chỉnh thông số hệ thống:
 Có nhiều cách để cấu hình IP address. Subnet mask,.. Ở đây ta sẽ sử dụng phương
pháp thay đổi thống số hệ thống bằng phím nhấn
Bước 1: Vô hiệu hóa tính năng BOOTP
- Điều chỉnh giá trị của C128 [EN Addr Sel] về 1-“Parameters”.

- Khởi động lại hệ thống


Sau khi vô hiệu hóa tính năng BOOTP, ta có thể bắt đầu cấu hình địa chỉ IP, subnet mask và
gatewate address bằng thay đổi thông số hệ thống.
Bước 2: Cài đặt địa chỉ IP
- Kiểm tra lại giá trị của C128 [EN Addr Sel] đã được điều chỉnh về 1-“Parameters”.
- Điều chỉnh giá trị của 4 thông số từ C129 [EN IP Addr Cfg 1] đến C132
[EN IP Addr Cfg 4] để đặt giá trị địa chỉ IP.
Mặc định là 0.0.0.0

- Khởi động lại thiết bị.

18
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Bước 3: Cài đặt Subnet mask


- Kiểm tra lại giá trị của C128 [EN Addr Sel] đã được điều chỉnh về 1-“Parameters”.
- Điều chỉnh giá trị của 4 thông số từ C133 [EN Subnet Cfg 1] đến C136
[EN Subnet Cfg 4] để đặt giá trị Subnet mask.

- Khởi động lại thiết bị.

Bước 4: Cài đặt địa chỉ Gateway

- Kiểm tra lại giá trị của C128 [EN Addr Sel] đã được điều chỉnh về 1-“Parameters”
- Điều chỉnh giá trị của 4 thông số từ C137 [EN Gateway Cfg 1] đến C140 [EN Gateway
Cfg 4] để đặt giá trị địa chỉ Gateway.

- Khởi động lại thiết bị.

2. Cài đặt thông số baudrate:


- Đặt giá trị của C141 [EN Rate Cfg] về giá trị giống với baudrate của mạng đang sử dụng.

- Khởi động lại thiết bị


3. Cài đặt hoạt động khi xuất hiện lỗi:

19
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Mặc định khi có sự cố mất kết nối (đứt hoặc lỏng cáp) hay bộ điều khiển ở chế độ chở (đang
trong chế độ lập trình hoặc có lỗi) thì biến tần sẽ đáp ứng bằng cách báo lỗi nếu như nó đang sử
dụng I/O từ cùng hệ thống. Ta có thể thay đổi cách đáp ứng khác bằng cách thay đổi thông số hệ
thống:
 Thay đổi thông số C143 [EN Comm Flt Actn] và C144 [EN Idle Flt
Actn] để có đáp ứng mong muốn:

4. Cấu hình I/O:


Bước 1: Thêm bộ điều khiển vào cài đặt I/O
a. Mở ứng dụng RSLogix 5000/Logix Designer. Khi màn hình ứng dụng mở ra. Chọn
File>New để hiển thị cửa sổ New Controller.

Ta chọn CompactLogixTM5370 Controller số hiệu 1769-L24ER-QB1B


- Nhấn Finish
b. Cài đặt địa chỉ IP
Bước 1: Cài đặt địa chỉ IP cho Controller

20
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Ở bên trái màn hình sẽ có cột các lựa chọn, ta nhấn chuột phải vào mục Ethernet > New
module

- Chọn Controller phù hợp với Controller đang sử dụng và nhấn Create
- Sau khi tạo ta sẽ thấy thanh ghi tên của controller đang sử dụng xuất hiện trong mục
Ethernet, nhấn đúp vào tên của Controller

- Chọn mục Internet Protocol

21
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Nhấn Ok ta đã cài đặt xong địa chỉ IP cho Controller


Bước 2: Cài đặt địa chỉ IP cho biến tần
- Ở cột bên trái màn hình, click chuột phải vào icon Ethernet và chọn New Module… để
hiển thị của sổ Select Module

22
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Ở của sổ Select Module Type, chọn biến tần và adapter tương ứng từ danh sách. Của sổ New
Module sẽ hiện ra

- Ở cửa sổ New Module, chọn tab General và điển thông tin tương ứng muốn cài đặt cho biến
tần:

- Trong của sổ New Module, mục Module Definition, chọn nút Change để mở cửa sổ Module
Definition và cài đặt thông số cho biến tần

23
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Nếu không biết thông số của động cơ, ta có thể nhấn vào nút Match Drive để hệ thống tự
xác định thông số
- Sau đó nhấn Create Database để tạo cơ sở dữ liệu cho I/O Configue
- Nhấn Ok để xác nhận thay đổi
- Tiếp tục ở cửa sổ New Module, ta chọn tab Connection

24
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Sau đó nhấn OK để xác nhận


- Để kiểm tra cấu hình I/O đã được tạo trên máy tính hay chưa ta chọn ở cột bên trái màn hình
mục Controller Tags

- Phía bên phải màn hình sẽ xuất hiện các tags của hệ thống và của bộ điều khiển
+ Ta tìm mục PowerFlex_525_Drive:I chứa các Controller Input Tags

+ Ta tìm mục PowerFlex_525_Drive:O chứa các Controller Onput Tags

25
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Bước 3: Lưu cài đặt vào controller


- Ở màn hình chính, chọn tab Communications>Download. Của sổ Download dialog xuất
hiện

- Nhấn Download để tải những cài đặt vào controller. Trước khi nhấn, đảm bảo controller đã
được chuyển sang chế độ Program Mode bằng cách gạt cần ở controller. Khi việc tải xuống
hoàn tất thành công, RsLogix 5000 sẽ chuyển sang chế độ Online Mode và ô I/O Not
Responding ở góc trái trên của màn hình sẽ chớp nháy xanh.
- Nếu controller ở chế độ Run Mode trước khi nhấn Download ứng dụng Rslogix5000 sẽ
nhắc phải thay đổi chế độ cho controller sang Program Mode trước khi thực hiện.
- Chọn File>Save.

Vậy là ta đã hoàn tất việc cấu hình I/O cho biến tần và controller.

26
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Bài 2: Sử dụng I/O để điều khiển biến tần thông qua Ethernet/IP

I. Mục tiêu:
Các chương trình I/O cho phép :
• Nhận thông tin trạng thái logic từ biến tần.
• Gửi một Command Logic để điều khiển biến tần (ví dụ, start, stop).
• Gửi một Tham chiếu đến biến tần và nhận Thông tin phản hồi từ biến tần.
• Gửi / nhận dữ liệu Datalink đến / từ biến tần.
Ta tạo các Tag cục bộ cho biến tần ở phần mềm để điều khiển bằng ngôn ngữ Ladder.

II. Tiến hành thí nghiệm:


Bước 1:
- Ở cột bên trái màn hình chính, ta chọn mục Controller *name > Controller Tags, nhấn
chuột phải và chọn New Tag…

27
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Ta tạo các tag có miêu tả như sau:


Name Data type Name Data type
Status_Ready BOOL Command_Stop BOOL
Status_Active BOOL Command_Start BOOL
Status_Forward BOOL Command_Jog BOOL
Status_Reverse BOOL Command_Clear_Faults BOOL
Status_Faulted BOOL Command_Forward_Reverse BOOL
Status_AtSpeed BOOL

- Kết quả:

Bước 2:
- Ở cột bên trái màn hình chính, ta chọn mục Task>MainTask>MainProgram, click chuột
phải chọn mục New Routine

- Điền tên cho routine mới này là IOExample và nhấn OK


- Ta sẽ thấy một mục mới tên IOExample được tạo ra, nhấn đúp vào mục này và của sổ lập
trình ngôn ngữ ladder sẽ hiện ra phía bên phải
- Ta bắt đầu lập trình theo dạng sau:

28
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Nhấn biểu tượng tam giác và tìm mục PowerFlex_525_Drive:I.Ready

- Tương tự ta tạo ladder program như hình dưới :

- Tiếp tục

29
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Như vậy, ví dụ để điều khiển bắt đầu động cơ, ta chỉ cần set Tag Command_Start lên 1

- Để set tốc độ động cơ, ta tìm tag PowerFlex_525_Drive:I.Output.Freq và thay đổi thông số

- Ví dụ ở đây ta set giá trị là 2000 thì tốc độ động cơ sẽ là 20 Hz


Như vậy ta đã ứng dụng thành công việc thay đổi các thông số I/O để điều khiển biến tần
thông qua Ethernet/IP

30
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Bài 3: Ghi và đọc thông số từ biến tần

I. Mô tả:
Bài thí nghiệm này sẽ hướng dẫn cách sử dụng những gói tin trực tiếp để cấu hình và giám
sát biến tần PowerFlex 525 cũng như bộ điều khiển thông qua Ethernet/IP
Gói tin trực tiếp được sử dụng để truyền dữ liệu mà không cần cập nhật liên tục. Với gói tin
trực tiếp, chúng ta có thể cấu hình và giám sát thông số thiết bị thông qua mạng.
II. Tiến hành thí nghiệm:
1. Sử dụng Controller Tags để đọc một thông số nhất định:
- Ta sử dụng lệnh Get Attribute Single để đọc một thông số đơn. Lệnh đọc này có thể đọc giá
trị của một thông số dạng 16 bit , ví dụ như b003 [Output Current] của biến tần Power
Flex 525.
- Tạo Controller Tags như sau:

- Ta tạo chương trình ladder theo dạng sau:

- Nhấn vào biểu tượng … trên ô MSG để điều chỉnh cấu hình cho lệnh Singe_Read_Message

31
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Ta có thể dựa vào bảng sau để điền thông số vào configuration

2. Sử dụng Controller Tags để ghi một thông số nhất định:

32
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Tương tự với đọc một thông số, ghi một thông số cũng có những thao tác giống với phần 1.
- Ta sử dụng lệnh Set Attribute Single để đọc một thông số đơn. Lệnh đọc này có thể đọc giá
trị của một thông số dạng 16 bit , ví dụ như P041 [Accel Time 1] của biến tần Power Flex
525.
- Tạo Controller Tags như sau:

- Ta tạo chương trình ladder theo dạng sau:

- Nhấn vào biểu tượng … trên ô MSG để điều chỉnh cấu hình cho lệnh Singe_Read_Message

- Ta có thể dựa vào bảng sau để điền thông số vào configuration

33
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

3. Đọc nhiều thông số bằng lệnh Scattered Read:


Lệnh Scattered Read được sử dụng để đọc giá trị của nhiều thông số khác nhau một lúc. Ở thí
nghiệm này, ta sẽ đọc giá trị của 5 thông số dạng 16-bit sau :
• b001[Output Freq]
• b003 [Output Current]
• b004 [Output Voltage]
• b005 [DC Bus Voltage]
• b017 [Output Power]

- Trong Controller Tags, ta tạo 2 tag có dạng như sau:

- Trong chương trình chính ta tạo ladder có dạng sau:

- Ta tiếp tục tạo 2 tag có tên Scattered_Read_Request và Scattered_Read_Response

34
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Ở ô MSG trong Main Routine, ta nhấn vào biếu tượng để cấu hình lệnh:

35
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Thông số của configuration :

- Sau khi tạo chương trình ladder và download xuống controller, ta Go Online và vào mục
Controller Tags, tìm tag Scattered_Read_Request, thay đổi các thông số như sau

Tương ứng với việc yêu cầu đọc các thông số b001, b003, b004, b005, b017
- Tiếp theo ta chọn tag Scattered_Read_Response để xem giá trị các thông số vừa yêu cầu

36
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Giá trị các thông số đọc được:

4. Ghi nhiều thông số bằng lênh Scattered Write :


Lệnh Scattered Write được sử dụng để ghi giá trị của nhiều thông số khác nhau một lúc. Ở thí
nghiệm này, ta sẽ đọc giá trị của 5 thông số dạng 16-bit sau :

- Trong Controller Tags, ta tạo 2 tag có dạng như sau:

- Trong chương trình chính ta tạo ladder có dạng sau:

- Ta tiếp tục tạo 2 tag có tên Scattered_Write_Request và Scattered_Write_Response

37
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Ở ô MSG trong Main Routine, ta nhấn vào biếu tượng để cấu hình lệnh Write:

38
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Thông số của configuration :

- Sau khi tạo chương trình ladder và download xuống controller, ta Go Online và vào mục
Controller Tags, tìm tag Scattered_Write_Request, thay đổi các thông số như sau

Tương ứng với việc yêu cầu ghi giá trị các thông số A442, A443, A415, A416, A417
- Tiếp theo ta chọn tag Scattered_Write_Response để xem việc ghi giá trị các thông số có
thành công không

39
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Error Code = 0 tương ứng với việc ghi giá trị các thông số thành công

Giá trị các thông số ghi được:

40
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Bài 4: Sử dụng RsLogix cấu hình biến tần điều khiển động cơ nâng cao

I. Mô tả:
Ở bài thí nghiệm này ta sẽ thực hiện điều khiển động cơ với 4 ứng dụng điều khiển logic tích
hợp sẵn trong biến tần:
• Velocity StepLogic™ Function (Điều khiển vận tốc theo bước)
Động cơ sẽ thay đổi vận tốc theo 8 mức đã được lập trình logic sẵn. Ở mỗi bước sẽ được
chuyển sang bước tiếp theo dựa vào người lập trình (ví dụ dựa theo tín hiệu digital ở ngõ vào
digital “Logic In 1” và “Logic In 2”). Có thể sử dụng timer để điều khiển thời gian thực hiện
các bước. Ngõ ra digital cũng có thể được điều khiển dựa theo từng bước.

• Basic Logic Function (Hàm logic cơ bản)


Có 2 ngõ vào digital có thể được lập trình là “Logic In 1” và “Logic In 2”. Ngõ ra digital
có thể được lập trình để đổi trạng thái dựa trên điều kiện ngõ vào của 1 hoặc 2 digital inputs
bằng các hàm logic cơ bản như AND, OR, NOR. Hàm logic cơ bản có thể được sử dụng
chung với Steplogic hoặc không.
• Timer Function
Một ngõ vào digital có thể được lập trình như một tính hiệu “Timer Start”. Một ngõ ra
digial có thể được lập trình như một tín hiệu “Timer Out” theo một thời gian nhất định được
định trước. Khi timer đạt giá trị đã được định trước thì trạng thái ngõ ra sẽ thay đổi. Timer có
thể được reset bằng ngõ vào digital lập trình với tín hiệu “Reset Timer”.

• Counter Function
Một ngõ vào digital có thể được lập trình như một tính hiệu “Counter In”. Một ngõ ra
digial có thể được lập trình như một tín hiệu “Counter Out” với mức ngõ ra được lập trình
theo số tín hiệu đếm được được định trước. Khi counter đạt giá trị đã được định trước thì
trạng thái ngõ ra sẽ thay đổi. Counter có thể được reset bằng ngõ vào digital lập trình với tín
hiệu “Reset Counter
II. Tiến hành thí nghiệm:
1. Velocity StepLogic sử dụng đếm thời gian:
Để kích hoạt chức năng này ta phải đặt giá trị của 3 thông số P047, P049 or P051[Speed
Referencex] thành 13 “Step Logic”. 3 thông số này dùng để kích hoạt mức logic, vận tốc và
thời gian cho mỗi bước.
• Các bước Logic được xác định bởi các thông số L180...L187 [Stp Logic x].
• Giá trị vận tốc được đặt ở các thông số A410...A417 [Preset Freq 0...7].
• Thời gian thực hiện mỗi bước được đặt ở các thông số L190...L197 [Stp Logic Time x].

41
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

- Ta có thể thao tác bằng tay sử dụng màng hình LCD và nút nhấn điều khiển hoặc có thể sử
dụng phần mêm Rslogix để thay đổi thông số thông qua Ethernet/IP
- Ở thí nghiệm này, ta sẽ kết hợp với bài trước bằng cách sử dụng Ethernet/IP để cấu hinh hệ
thống.
Bước 1: Tạo một routine mới với các chức năng Scattered Read và Scattered Write
như sau:

Thực hiện tương tự Bài thí nghiệm 3.3 và 3.4 để tạo các tags thay đổi thông số
- Sử dụng lệnh Scattered Write Message đẻ thay đổi thông số P047, P049 or P051
- Ở đây ta thay đổi P047

Bước 2: Thay đổi các thông số cho mỗi bước


Ta sử dụng lệnh Scattered_Write_Request để thay đổi các thông số theo bảng sau:

Thông số Giá trị Thông số Giá trị Thông số Giá trị


L180 10F1 A410 3000 L190 100
L181 10F1 A411 1000 L191 100
L182 00F1 A412 1000 L192 100
L183 00F1 A413 3000 L193 100
L184 00F1 A414 2000 L194 100
L185 00F1 A415 6000 L195 100
L186 00F1 A416 1000 L196 100
L187 10F1 A417 3000 L197 100

42
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

Như vậy ta sẽ tạo ra động cơ hoạt động như sau

Lưu ý:
 Chuỗi hoạt động bắt đầu với 1 lệnh “start”.
 Thông thường một chuỗi sẽ bắt đầu với Step 0 và chuyển sang bước tiếp theo khi thời
gian cài đặt cho mỗi bước chạy hết.
 Step 7 sẽ chuyển về lại Step 0.
 Chuỗi sẽ lặp lại cho đến khi có lệnh “Stop” hoặc xảy ra lỗi.

2. Sử dụng hàm Timer:


Ngõ vào digital và các ngõ ra digital điều khiển hàm timer được cấu hình bởi các thông
số t062...t063, t065...t068 [DigIn TermBlk xx] đặt giá trị 19 “Timer Start”
và 21 “Reset Timer”.
Ngõ ra digital được định nghĩa một mức thời gian nào đó và thay đổi trạng thái khi đạt
mức đó. Thông số giá trị mức đó được đặt ở t077 [Relay Out1 Level], t082[Relay Out2
Level], t070 [Opto Out1 Level] và t073 [Opto Out2 Level], các thông số trên được đặt giá
trị thời gian mong muốn với đơn vị giây.
Các thông số t076 [Relay Out1 Sel], t081 [Relay Out2 Sel], t069 [Opto Out1 Sel]
và t072 [Opto Out2 Sel] được đặt giá trị 25 “Timer Out” và sẽ khiến ngõ ra đổi trạng thái
khi giá trị mức thời gian đặt đước chạm mốc.
 Ở bài thí nghiệm này, ta sẽ thay đổi các thông số sao cho động cơ vận hành như sau:
 Động cơ khởi động và tăng dần vận tốc tới 30 Hz
 Sau khi vận tốc 30 Hz được duy trì trong 20s, một tín hiệu analog 4-20mA sẽ trở
thành một tín hiệu điều khiển cho bộ điều khiển vận tốc

43
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

 Hàm timer được sử dụng để điều khiển động cơ ở một vận tốc xác định trước là 30
Hz với thời gian chạy là 20s để ghi đè lên tín hiệu điều khiển analog
 Các thông số sẽ được điều chỉnh như sau:
– P047 [Speed Reference1] = 6 “4-20mA Input”
– P049 [Speed Reference2] = 7 “Preset Freq”
– t062 [DigIn TermBlk 02] = 1 “Speed Ref 2”
– t063 [DigIn TermBlk 03] = 19 “Timer Start”
– t076 [Relay Out1 Sel] = 25 “Timer Out”
– t077 [Relay Out1 Level] = 20.0 Secs
– A411 [Preset Freq 1] = 30.0 Hz
3. Sử dụng hàm Counter:
Các ngõ vào digital và ngõ ra digital điều khiển hàm counter được cấu hình bằng các
thông số t062...t063, t065...t068 [DigIn TermBlk xx] đặt giá trị 20 “Counter In” và 22
“Reset Counter”.
Các ngõ ra digital được định sẵn một giá trị mức và sẽ được kích lên khi giá trị đạt mức.
Thông số quyết định giá trị là t077 [Relay Out1 Level], t082[Relay Out2
Level], t070 [Opto Out1 Level] và t073 [Opto Out2 Level].
Thông số t076 [Relay Out1 Sel], t081 [Relay Out2 Sel], t069 [Opto Out1 Sel]
và t072 [Opto Out2 Sel] được đặt giá trị là 26 “Counter Out” có tác dụng làm ngõ ra đổi
trạng thái khi đạt mức.
 Ở bài thí nghiệm này, ta sẽ giả sử có một dây chuyền các kiện hàng và một cảm biến xác
định có kiện hàng :
 Một cảm biến sẽ được sử dụng để đếm các kiện hàng trên băng tải
 Một bộ đếm giữ các kiện hàng cho đến khi đủ 5
 Một máy vận chuyển 5 kiện hàng đến khu vực cần thiết
 Khi máy vận chuyển xong sẽ chạm công tắc hành trình làm reset counter.
 Các thông số được cài đặt như sau:
– t065 [DigIn TermBlk 05] = 20 “Counter In”
– t066 [DigIn TermBlk 06] = 22 “Reset Countr”
– t076 [Relay Out1 Sel] = 26 “Counter Out”
– t077 [Relay Out1 Level] = 5.0 Counts

44
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

 Quá trình vận hành động cơ được mô tả qua hình sau:

Kết thức bài thí nghiệm số 4


END

Reference:
1.520-UM001I-EN-E PowerFlex 520-Series Adjustable Frequency AC Drive User
Manual
2. 520COM-UM001B-EN-E PowerFlex 525 Embedded EtherNet/IP Adapter User
Manual

45
SVTH: Nguyễn Huy Phúc

46

You might also like